Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 47

CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp


Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy

MỤC LỤC

CHƯƠNG III:....................................................................................................................2
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY...............................................................................2
3.1 Khái quát chung..................................................................................................2
3.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên của tỉnh, huyện và khu vực dự án.............3
3.2.1 Tỉnh Ninh Thuận................................................................................................3
3.2.2 Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước...................................................................5
3.3 Lựa chọn địa điểm dự án....................................................................................6
3.3.1 Tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời tỉnh Ninh Thuận.........................7
3.3.2 Đánh giá khả năng phát triển năng lượng mặt trời tại khu vực dự án..........8
3.4 Mô tả địa điểm dự án..........................................................................................9
3.4.1 Vị trí và mặt bằng nhà máy...............................................................................9
3.4.2 Mô tả địa điểm...................................................................................................10
3.4.3 Điều kiện khí tượng..........................................................................................10
3.4.4 Điều kiện địa hình.............................................................................................14
3.4.5 Điều kiện địa chất..............................................................................................25
3.4.6 Điều kiện về giao thông.....................................................................................41
3.4.7 Nguồn cung cấp nước.......................................................................................43
3.4.8 Nguồn cung cấp điện.........................................................................................43
3.4.9 Hệ thống thông tin............................................................................................44
3.5 Đánh giá về tiềm năng phát triển mặt trời tại khu vực dự án......................44
3.6 Kết luận về địa điểm dự án..............................................................................45
3.6.1 Điều kiện về tự nhiên........................................................................................45
3.6.2 Điều kiện địa hình địa điểm.............................................................................45
3.6.3 Điều kiện địa chất công trình...........................................................................46
3.6.4 Điều kiện giao thông vận tải của địa điểm......................................................47
3.6.5 Điều kiện đấu nối lưới điện Quốc gia..............................................................47
3.6.6 Kết luận...............................................................................................................47

Viện Năng lượng Trang 3-1/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy

CHƯƠNG III:

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY


3.1 Khái quát chung
Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I – 50MWp được quy hoạch
xây dựng trên địa bàn xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận,
với công suất thiết kế 50MWp. Địa điểm xây dựng Nhà máy điện mặt trời
Sinenergy Ninh Thuận I nằm ở phía Tây Nam và cách Thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm khoảng 15km.
Vị trí địa lý của Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I:
 Tọa độ địa lý :
11°31'.57" đến 11°33'.09" Vĩ độ Bắc
108° 51’.27" đến 108° 52'.30" Kinh độ Đông, cụ thể như sau:
Tọa độ
Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 108015’.
Mốc múi chiếu 30 VN 2000
X Y
S1 1277987,02 567221,24
S2 1277016,22 566645,01
S3 1276742,99 567154,11
S4 1277002,72 567304,08
S5 1277687,47 567631,77

 Phía Bắc, giáp dự án điện mặt trời Phước Thái;


 Phía Đông Bắc giáp hồ thủy lợi Tà Ranh;
 Phía Đông Nam giáp hồ thủy lợi Bầu Zôn;
 Phía Tây giáp núi.
Khu vực dự án chỉ sản xuất nhờ nước trời, sản xuất nông nghiệp không hiệu
quả, hiện nay phần lớn diện tích đất không sản xuất, rất lãng phí về nguồn lực
đất đai. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao đất, đền bù và giải phóng mặt
bằng phục vụ cho việc thi công xây dựng nhà máy.

Viện Năng lượng Trang 3-2/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
3.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên của tỉnh, huyện và khu vực dự án
3.2.1 Tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên 3.358
km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Tp. Phan Rang-
Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của
tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp.
Nha Trang 105 km và cách Tp. Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu
phát triển kinh tế-xã hội với các tỉnh, thành phố lân cận. Tỉnh Ninh Thuận có
vị trí:
- Phía Bắc: giáp tỉnh Khánh Hòa
- Phía Nam: giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Đông: giáp Biển Đông
- Phía Tây: giáp tỉnh Lâm Đồng
 Vị trí địa lý: Tọa độ địa lý ở phần đất liền là:

Từ: 11018'14" đến 12009'15" vĩ độ Bắc.


Từ: 108009'08" đến 109014'25" độ kinh Đông.
Ninh Thuận có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải, có đường
bờ biển dài 105 km ở phía Đông với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có
trên 500 loài cá, tôm. Do thuộc vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn nên
Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp.
 Địa hình: Địa hình tỉnh Ninh Thuận có đặc điểm thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Toàn bộ diện tích của tỉnh được chia thành 3 vùng hình thái cơ
bản: (i) Vùng núi cao chiếm 63,2%, (ii) Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm
14,4%, (iii) Vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4%, diện tích tự nhiên toàn
tỉnh.
 Điều kiện giao thông vận tải và hạ tầng khu vực: Thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm là nơi giao nhau của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A,
đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 27. Tỉnh Ninh Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ
27 và tuyến đường đường tỉnh khác như tỉnh lộ 702, 703,708 đều đạt tiêu
chuẩn cấp IV, các tuyến đường huyện và liên xã được nâng cấp và đảm bảo
giao thông cơ giới thuận tiện quanh năm. Từ Quốc lộ 1A qua đường Quốc lộ
27 nối vào Tỉnh lộ 708 đoạn chạy qua địa bàn xã Phước Vinh, huyện Ninh

Viện Năng lượng Trang 3-3/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Phước, cách địa điểm xây dựng dự án khoảng 5km về phía Đông Bắc. Tỉnh lộ
708 là tuyến đường liên kết vùng nối các huyện, xã của tỉnh Ninh Thuận với
các tuyến đường chính của quốc gia như Quốc lộ 1A; 27.
Về hàng không: Tỉnh có Sân bay quân sự Thành Sơn với 2 đường băng và
chiều dài đường băng là 3200m/3200m.
Về đường sắt: Ga Tháp Chàm nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam cách địa
điểm xây dựng khoảng 12km.
Hệ thống cảng biển: Gồm 3 cảng cá trong đó có cảng Đông Hải với cầu tàu dài
265m, cảng Cà Ná dài 200m, cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120m và Bến cá
Mỹ Tân, là nơi trú đậu cho 2.000 tàu thuyền đánh cá trong tỉnh và các tỉnh vào
trú bão an toàn, có khả năng tiếp nhận tàu có qui mô công suất đến 500CV.
Cảng hàng hóa Dốc Hầm – Cà Ná là một trong cảng biển miền Trung được
quy hoạch phát triển thành cảng nước sâu, qui mô công suất hàng hóa qua
cảng 15 triệu tấn/năm.
 Khí hậu và thủy văn: Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình
với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần
đến trên 1.100mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức
xạ lớn 160 Kcal/cm2. Tổng lượng nhiệt hàng năm 9.500 – 10.000 0C. Thời tiết
có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 9 năm sau.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả
nước.
 Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km 2, trong đó đất dùng vào
sản xuất nông nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng
thủy sản 1.825 ha; đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở
3.820 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử
dụng.
 Các nguồn tài nguyên khác như:
- Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc, Titan tại khu vực ven
biển với trữ lượng nhiều triệu tấn.
- Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét
gốm…

Viện Năng lượng Trang 3-4/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng
khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m 3; đá vôi san hô
tập trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá
xây dựng.
- Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải,
huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên
đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại,
trữ lượng bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra,
thăm dò và khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du
lịch kết hợp tắm ngâm chữa bệnh.
 Dân số: Dân số trung bình năm 2016 có 571.000 nghìn người, mật độ dân
số trung bình 170 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng
bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm
76,5%, dân tộc Chăm chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là
các dân tộc khác.
3.2.2 Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước
Phước Hữu là 1 xã của huyện Ninh Phước. Phía Bắc giáp với xã Phước Thái;
phía Tây giáp với xã Phước Hà, huyện Thuận Nam; phía Tây Nam giáp với xã
Nhị Hà, huyện Thuận Nam; phía Đông Bắc giáp với xã Phước Hậu; phía Đông
giáp thị trấn Phước Dân; phía Đông Nam giáp với xã Phước Nam, huyện
Thuận Nam; phía Nam giáp với xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam.
Xã Phước Hữu có 7 thôn: thôn Hữu Đức, thôn Mông Đức, thôn Nhuận Đức,
thôn Tân Đức, thôn Thành Đức, thôn La Chữ và thôn Hậu Sanh, trong đó thôn
Mông Đức và thôn Nhuận Đức được chia tách từ thôn Mông Nhuận cũ.
Hiện nay nhân dân đang thực hiện hiệu quả các mô hình liên kết 4 nhà trong
chuyển đổi, luân canh và sản xuất giống cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong nông nghiệp, năng suất lúa bình quân mỗi vụ đạt từ 55 đến 60
tạ/ha.
Điển hình có hộ dân ở các thôn Tân Đức, Hữu Đức đạt được 70 đến 80
tạ/ha. Đồng bào Chăm không còn bị đói, bình quân thu nhập đầu người
khoảng 6,5 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo trong toàn xã cơ bản đã được
xóa
Bên cạnh đó, các công trình như điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt
hợp vệ sinh, đều đã được đưa đến tận các ngõ, hẻm cho đồng bào sử dụng

Viện Năng lượng Trang 3-5/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Đến với vùng đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn xã Phước Hữu, huyện Ninh
Phước trong những ngày diễn ra lễ hội Katê (lễ hội lớn nhất của đồng bào
Chăm theo đạo Bàlamôn), các địa phương đang đổi mới từng ngày.
Nhiều công trình phục vụ dân sinh đã được đầu tư xây dựng; những ngôi nhà
xây mới khang trang của người dân đã góp phần tô điểm cho bộ mặt nông thôn
ngày càng rực sáng.
Địa hình ở đây bậc thềm và đồi gò bán sơn địa, gò cát, đồi đá phân bố ở khu
vực chân núi, độ cao thấp nhất từ: 21.0m – 252.0m, là trên đỉnh núi phía Tây.
Hiện trạng chủ yếu là các rẫy trồng cây và trồng hoa màu theo thời vụ, và các
rẫy cây lâu năm hiện đang trồng như cây điều, dừa, mãn cầu và cây hoa màu
ngắn ngày, phát triển nông-lâm kết hợp kiểu trang trại trồng cỏ chăn nuôi gia
súc trâu ,bò, heo, dê cừu....và đào ao nuôi trồng thuỷ sản, được sự hướng dẫn
về kỹ thuật chuyên môn, từ nguồn vốn tự có và vốn trợ giúp khác, nhân dân xã
Phước Hữu, xã Phước Thái đã phát triển chăn nuôi khá tốt, kết hợp trồng rừng
chống xói mòn.
3.3 Lựa chọn địa điểm dự án
Tỉnh Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, nắng nóng gay gắt nhất Việt Nam.
Theo bản đồ bức xạ mặt trời của Việt Nam, Ninh Thuận là khu vực có nguồn
bức xạ dồi dào, khoảng 1.800 kWh/m 2/năm. Mặt khác, sự chênh lệch về bức
xạ mặt trời giữa các mùa trong năm không cao, đây là điều kiện rất thuận lợi
cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời.
Theo kết quả báo cáo Bản đồ bức xạ mặt trời Việt Nam do Tổng cục Năng
lượng - Bộ Công Thương hợp tác cùng 3 Viện nghiên cứu của Tây Ban Nha
thực hiện và các báo cáo của WB và các tổ chức quốc tế, Ninh Thuận là khu
vực được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời cao nhất nước với lượng
bức xạ mặt trời trung bình năm là vào khoảng 5,4 kWh/m 2/ngày. Thời gian từ
tháng 2 đến tháng 4 có giá trị tổng xạ mặt trời trung bình ngày cao nhất từ 6 -
6,4 kWh/m2/ngày, tổng xạ mặt trời trung bình ngày vào tháng 1 và từ tháng 5
đến tháng 9 có giá trị khá cao từ 5,2 - 5,6 kWh/m 2/ngày. Các tháng cuối năm
và vào mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 có giá trị tổng xạ mặt trời trung
bình ngày thấp hơn từ 4,4 - 4,8 kWh/m2/ngày.
Riêng trong năm 2017, tổng số giờ nắng ở Ninh Thuận là: 3022 giờ, cao
hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ.

Viện Năng lượng Trang 3-6/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy

Hình 3.1. Bản đồ tiềm năng bức xạ mặt trời tại khu vực tỉnh Ninh Thuận
3.3.1 Tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời tỉnh Ninh Thuận
Theo số liệu thu thập của Trung tâm kỹ thuật môi trường tỉnh Ninh Thuận, số
liệu về năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận như sau:
Bảng 3.1: Trung bình nhiều năm số giờ nắng tháng và năm tại trạm khí tượng Phan Rang (từ
năm 2001 – 2015) (giờ)
Thán VII
g I II III IV V VI VII I IX X XI XII Năm
Phan
243 261 271 280 261 237 235 241 201 200 201 211 2.843
Rang

Bảng 3.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại trạm khí tượng Phan
Rang (từ năm 2001 – 2015) (oC)
Thán VII
g I II III IV V VI VII I IX X XI XII Năm
Phan 24, 25, 26, 28, 28, 29, 28, 27, 27, 26, 25,
28,5 27,2
Rang 7 4 6 1 9 0 6 8 1 4 4
Báo cáo sử dụng số liệu theo trạm khí tượng đặt tại Nhà máy điện hạt nhân
Ninh Thuận 1 với số liệu đo bức xạ trong 3 năm, từ năm 2014 đến 2016; số

Viện Năng lượng Trang 3-7/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
liệu của đo đạc từ vệ tinh của NASA từ năm 1983-2005 và Meteonorm 7.2 từ
năm 1991 đến 2010.
Bảng 3.3: Bức xạ tổng cộng tháng và năm tại trạm NM Điện hạt nhân Ninh Thuận 1
Đơn vị: kWh/m2
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Năm
2014 149 158 179 187 196 156 159 179 167 155 140 106 1931
2015 145 160 190 191 195 164 171 194 172 166 130 139 2018
2016 158 166 190 187 178 164 187 182 155 126 133 82 1907

Bảng 3.4: Bức xạ tổng cộng tháng và năm theo NASA


Đơn vị: kWh/m2
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Bức
167 167 191 180 164 145 148 141 137 139 136 145 1860
xạ

Bảng 3.5: Bức xạ tổng cộng tháng và năm theo Meteonorm


Đơn vị: kWh/m2
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Bức
144 152 176 176 191 178 191 189 160 141 110 109 1917
xạ
Nhận xét: Bức xạ mặt trời tại khu vực dự án theo số liệu từ 3 nguồn nói
trên tương đối giống nhau, chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên số liệu đo
đạc từ trạm NM Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 chỉ đo trong 3 năm và đặt cách
khu vực dự án khoảng 30km. Số liệu của NASA đo từ năm 1983-2005, số liệu
của Meteonorm là dài nhất (từ năm 1991-2010) và đã tính toán số liệu tại đúng
vị trí dự án. Do đó, kiến nghị chọn số liệu của Meteonorm để tính toán thiết kế
cho dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I. Bức xạ
mặt trời tổng cộng hàng năm khoảng 1917 kWh/m 2, tương đương
5,4kWh/m2.ngày.
3.3.2 Đánh giá khả năng phát triển năng lượng mặt trời tại khu vực dự án
Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận nằm trong khu vực bức xạ trung bình
trong năm khá cao (5,4 kWh/m2/ngày). Đây chính là điều kiện tiên quyết để
phát triển các dự án nhà máy điện mặt trời trong khu vực. Bên cạnh đó, khu

Viện Năng lượng Trang 3-8/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
vực dự án vốn là đất trồng nông nghiệp có giá trị sản xuất thấp. Do đó, tận
dụng đầu tư sản xuất năng lượng sạch sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế
cho khu đất, đồng thời đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế chung của
địa phương.
Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I -50MWp được xác định tại
khu vực xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Dựa trên bản đồ
bức xạ mặt trời của tỉnh Ninh Thuận, địa điểm đề xuất cho dự án nhà máy điện
mặt trời (NMĐMT) Sinenergy Ninh Thuận I nằm trong vùng có nguồn bức xạ
mặt trời tốt, khoảng 5,4 kWh/m2.ngày.

Hình 3.2. Bản đồ tiềm năng bức xạ mặt trời tại khu vực dự án
(nguồn: http://globalsolaratlas.info)
3.4 Mô tả địa điểm dự án
3.4.1 Vị trí và mặt bằng nhà máy
Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I được quy hoạch xây dựng trên
địa bàn xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, với công suất
thiết kế 50MWp.
Địa điểm xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I nằm ở phía
Tây Nam và cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 15km.
Vị trí địa lý của Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I như sau:
 Vị trí Nhà máy điện mặt trời nằm trong khu vực có tọa độ là:

Viện Năng lượng Trang 3-9/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
11°32'35" độ vĩ Bắc; 108°52'10" độ kinh Đông.
 Phía Đông giáp hồ Tà Ranh.
 Phía Tây giáp các xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.
 Phía Nam giáp xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.
3.4.2 Mô tả địa điểm
Khu đất được đề xuất cho việc xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy
Ninh Thuận I có diện tích khoảng 60 ha.
Vị trí khu đất xây dựng khu vực nhà máy chính được đặt chủ yếu trên địa bàn
xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
3.4.3 Điều kiện khí tượng
3.4.3.1. Đặc điểm khí tượng
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, khu vực Dự án nằm cách
thành phố Phan Rang –Tháp Chàm khoảng 15km về phía Tây Tây Bắc. Ninh
Thuận là một vùng khô hạn nhất nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và lượng bốc hơi mạnh. Trong năm
có hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 9 ÷ 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước
đến tháng 8 năm sau.
Gió: Ninh Thuận có chế độ gió quanh năm và gió thịnh hành cả ngày lẫn đêm.
Do ảnh hưởng của các dãy núi bao quanh, từ tháng 10 đến tháng 2, ngoài gió
Đông Bắc thổi về ban ngày, thường xuất hiện gió thung lũng về ban đêm với
hướng gió Tây Bắc. Từ tháng 3 trở đi, về ban ngày gió Đông Nam dần thay
thế cho gió Đông Bắc, về ban đêm gió thung lũng vẫn chế ngự theo hướng
Tây Bắc.
Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): về bão, ATNĐ đổ bộ vào Ninh Thuận là rất
hiếm gặp (tần suất khoảng 4%), do đó lượng mưa có được sau bão là không
đáng kể.
Bức xạ: trên lãnh thổ Ninh Thuận hàng năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai lần
cách nhau khá xa: Lần thứ nhất vào tháng 4 và lần thứ hai vào tháng 8. Theo
kết quả tính toán thực nghiệm, lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng rất lớn, trung
bình hàng năm tại Nha Hố trên 230Kcal/cm 2, tháng ít nhất cũng đạt trên 14
Kcal/cm2.
Nắng: Ninh Thuận nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài,
hơn nữa mùa khô lại kéo dài 8 ÷ 9 tháng, trời thường quang mây cho nên trung
bình hàng năm có tới 2800 ÷ 2900 giờ nắng. Nếu coi mùa nắng là gồm những

Viện Năng lượng Trang 3-10/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
tháng liên tiếp có số giờ nắng vượt quá 100 giờ thì mùa nắng ở Ninh Thuận là
cả năm, tháng nắng nhiều nhất là tháng 3, trung bình một ngày có trên 10 giờ
nắng. Tháng nắng ít nhất là tháng 7 trung bình một ngày cũng có trên 8 giờ
nắng.
Nhiệt độ: lượng bức xạ dồi dào đem lại một nền nhiệt độ cao, phân bố khá đều
giữa các tháng đã góp phần quan trọng quyết định tính chất nhiệt đới của khí
hậu Ninh Thuận. Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm, hầu hết vùng
đồng bằng ven biển và các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trung bình
năm trên 260C và tổng nhiệt năm trên 94000C.
Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình năm của Ninh Thuận rất thấp, từ 70% đến
75%. Khu vực đồng bằng Phan Rang - Phước Dân có độ ẩm tương đối trung
bình năm là 71%, thấp nhất trong tỉnh và cả nước.
Mưa: mưa ít, mùa khô kéo dài, mùa mưa ngắn và lệch sang Đông là đặc điểm
chung cho cả khu vực tỉnh Ninh Thuận. Lượng mưa bình quân năm chỉ trên
700 mm/năm (Nha Hố: 744 mm, Phan Rang: 723 mm, Quán Thẻ: 737 mm, Cà
Ná: 814 mm và Nhị Hà: 835 mm, vv). Ngoài ra, mùa mưa ở đây rất ngắn, có
nhiều năm không có mùa mưa. Chế độ mưa biến động khá mạnh, biến suất
mưa năm nhỏ hơn biến suất mưa tháng.
Bốc hơi: lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng tại Ninh Thuận ở mức khá cao,
trị số trung bình nhiều năm khoảng 1.800÷1.900 mm/năm, cao nhất cả nước.
3.4.3.2. Đặc điểm thủy văn
Mật độ mạng lưới sông tại Ninh Thuận tương đối thấp, trong phạm vi 0,10÷
0,15 km/km2. Sông suối trong tỉnh hầu hết chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam cuối cùng đổ ra biển Đông. Hệ thống sông suối là nguồn nước chủ yếu
phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân sinh. Tuy nhiên, do địa hình
ngắn, dốc, thảm thực vật rừng nghèo nàn, lượng mưa ít. Do đó hàng năm mùa
cạn thường kéo dài 8÷9 tháng hiện tượng thiếu hụt nước, tắt dòng xảy ra
thường xuyên.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sông Cái Phan Rang là hệ thống sông chính,
sông chính bắt nguồn từ sườn phía Đông của dãy núi Gia Rích (1.923 m), giáp
giới tỉnh Lâm Đồng, khởi nguồn sông chảy theo hướng Bắc - Nam, khi cách
cửa biển 35 km đổi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển Đông tại
Vịnh Phan Rang. Sông Cái Phan Rang có tổng diện tích lưu vực 3.000 km 2,
trong đó 2.550 km2 thuộc địa giới tỉnh Ninh Thuận, chiếm 85% diện tích lưu
vực sông. Chiều dài sông 119 km, chiều dài lưu vực 95 km, độ rộng bình quân
lưu vực 31,6 km, độ dốc bình quân lưu vực 17,70/00.

Viện Năng lượng Trang 3-11/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Mặt cắt dọc sông Cái Phan rang có dạng bậc thềm, ở thượng nguồn sông
chảy ven theo các sườn núi cao trên 1.500 m, lòng sông đầy đá tảng, độ dốc
lòng sông lớn, sườn dốc và ngắn. Vùng trung lưu từ Tân Sơn đến Tân Mỹ lưu
vực sông mở rộng, lòng sông nhiều đá tảng, cây cối có chỗ mọc ngay ở các bãi
giữa sông như một sự pha trộn giữa kiểu sông miền núi và sông đồng bằng.
Vùng đồi thấp và đồng bằng Phan Rang đoạn từ Tân Mỹ đến Đồng Mé
lòng sông nhiều đá lởm chởm, từ Đồng Mé chảy ra biển lòng sông tích tụ
nhiều bãi cát, có nơi bãi cát rộng 300 ÷ 400m như ở Phước Thiện, Đạo Long,
vv.
Sông Cái Phan Rang có một hệ thống sông nhánh phân bố theo dạng chùm
rễ cây, đây là một trong những nguyên nhân làm cho lũ tập trung nhanh,
cường suất lũ lớn bao gồm các sông: sông Sắt, sông Trà Cổ, sông Ông, sông
Dầu, sông Than, sông Quao và sông Lu.
 Dòng chảy mùa lũ
Đặc điểm lũ Ninh Thuận: các sông ở Ninh Thuận đều có 2 thời kỳ lũ, lũ
tiểu mãn và lũ chính vụ. Có năm lũ tiểu mãn lại là lũ lớn nhất trong năm. Lũ
chính vụ chỉ kéo dài từ 3÷4 tháng, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12, chủ yếu
tập trung vào hai tháng 10 và 11.
Qua các tài liệu quan trắc và điều tra trên sông Cái Phan Rang, sông Lu đã
xảy ra nhiều trận lũ lớn, trong đó trận lũ năm 1964, năm 2003 và năm 2010 là
các năm có những trận lũ điển hình gây ngập lụt nghiêm trọng, thiệt hại to lớn
về người và tài sản.
 Dòng chảy mùa cạn
Đặc trưng dòng chảy mùa cạn: Theo tài liệu điều tra kiệt thì Qmin thường
xuất hiện vào tháng 4, nhiều sông suối bị tắt dòng vào thời gian này.
Những vùng sông có diện tích lưu vực: Flv ≤ 100 km2 thì Mmin< 1,0l/s.km2.
Trên sông Cái Phan Rang, trị số khảo sát mô đun dòng chảy nhỏ nhất khoảng
5,6l/s.km2.
 Mức độ khô hạn
Ở khu vực miền núi: tại khu vực trạm thủy văn Tân Mỹ – huyện Ninh Sơn,
khô hạn xảy ra ở hầu hết các năm, với mức độ từ hơi khô đến khô hạn chiếm
tần suất lên đến 90%, trong đó khô hạn chiếm tần suất đến 40%; năm có ẩm
ướt chỉ chiếm tần suất khoảng 10%. Còn tại khu vực trạm đo mưa sông Pha,
tần suất xảy ra năm hơi khô chiếm 72%, tần suất xảy ra năm ẩm ướt chỉ chiếm
28%.

Viện Năng lượng Trang 3-12/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Ở khu vực đồng bằng: trong toàn khu vực các trạm có đo mưa, trong tất cả các
năm đều là năm khô hạn; không có năm nào và nơi nào xảy ra ẩm ướt. Khô
hạn năm, xét từ mức khô đến rất khô thì tần suất xảy ra hạn hán cao nhất là tại
Quán Thẻ là 82,6%; kế tiếp tại Phan Rang là 78,6%; tại Ba Tháp là 77,8%; tại
Nha Hố là 72,4% và tại Nhị Hà là 67,7%.
Qua số liệu thống kê, tại Ninh Thuận đã xảy ra hạn hán nghiêm trọng vào
một số năm đáng kể như sau: năm 1988, 1993, 1998, liên tiếp từ năm 2001
đến 2005 và các năm 2014, 2015, 2016. Hàng năm, từ tháng 1 đến tháng 4 đều
xảy ra khô hạn nặng, gây ra rất nhiều tổn thất cho sản xuất nông nghiệp, gây
nhiều khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và tác động xấu đến sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
 Đặc điểm nước ngầm
Theo số liệu của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, nước ngầm tại
Ninh Thuận có trữ lượng thấp, trữ lượng khai thác nước dưới đất được đánh
giá theo các cấp như sau:
Cấp A = 7.381m3/ngày;
Cấp B = 18.147m3/ngày;
Cấp C1 = 278.386m3/ngày;
Cấp C2 = 3.785.082m3/ngày.
Hiện tại, có khoảng 60% lượng nước sử dụng cho sinh hoạt nông thôn và
10% nước sinh hoạt đô thị được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Có khoảng
50 công trình cấp nước tập trung khai thác nguồn nước dưới đất, với lưu lượng
khoảng 10.000 m3/ngày và hàng nghìn giếng khai thác nhỏ lẻ quy mô hộ gia
đình.
Tuy nhiên, khả năng khai thác và chất lượng nước dưới đất tại mỗi khu vực
có khác nhau. Vùng 1: khu vực có khả năng khai thác ổn định cả 2 mùa gồm
các phường: Đô Vinh, Bảo An, Phước Mỹ, Đạo Long, Mỹ Hưng, Kinh Dinh,
Tấn Tài, Phủ Hà-TP. Phan Rang-Tháp Chàm và TT. Tân Dân; xã Phước Thái,
Phước Hải và Phước Hữu - huyện Ninh Phước. Tổng diện tích phân bố khoảng
92 km2. Vùng 2: khu vực có khả năng khai thác ổn định cả 2 mùa gồm: xã Tân
Hải, Xuân Hải, Hộ Hải và Phương Hải - huyện Ninh Hải. Diện phân bố
khoảng 58 km2. Khu vực có khả năng khai thác cả 2 mùa, mùa khô bị xâm
nhập mặn ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, diện tích khoảng 11km 2. Vùng còn
lại: chủ yếu khai thác trong mùa mưa, mùa khô, mực nước suy giảm không có
khả năng khai thác.

Viện Năng lượng Trang 3-13/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
3.4.4 Điều kiện địa hình
3.4.4.1. Đặc điểm chung nền địa hình khu vực
Ninh Thuận là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ so với các tỉnh thành khác
trong cả nước (3.358,0km2). Địa hình khá phức tạp gồm: địa hình vùng núi,
vùng đồng bằng bán sơn địa, vùng đồng bằng ven biển và địa hình cồn cát ven
biển. Địa hình có đặc điểm chung là dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông và được mô tả theo 3 dạng địa hình như sau.
- Địa hình núi chiếm 63,2%, phân bố ở phía Bắc, phía Tây và phía Tây Nam
xung quanh vị trí Dự án (độ cao từ 800÷ trên 1000 m), rộng 20÷30 km kéo dài
từ Bắc vào Nam. Địa hình có độ dốc sườn lớn (40÷60 0), thực vật phát triển
thưa thớt. Địa hình bị phân cắt bởi sông Cái Phan Rang và các hệ thống suối
nhánh, suối nhỏ khác chảy theo hướng từ Tây Bắc- Đông Nam.
- Địa hình đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Bắc,
phía Tây Nam và bao trùm toàn bộvị trí Dự án, đặc trưng là bề mặt địa hình
không bằng phẳng cao độ từ một vài mét đến 100m, được hình thành từ vỏ
phong hoá các đá mác ma xâm nhập và các đai mạch của chúng. Địa hình
những khu vực trũng thấp được thành tạo từ các trầm tích Đệ tứ nguồn gốc
sông - biển, biển. Do điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận ít mưa, nên kiểu địa
hình gò đồi thường bị khô hạn, đất cằn, dẫn đến hoang hóa. Thực vật chủ yếu
là cây gai, cây bụi.
- Địa hình đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân
bố chủ yếu ở phía Đông Bắc, phía Đông và Đông Nam khu vực Dự án. Bao
gồm vùng đồng bằng thấp cao độ từ 1÷2m, rộng từ 10÷ 500m, kéo dài không
lên tục từ Bắc vào Nam. Địa hình nghiêng thoải về phía biển. Trên bề mặt
đồng bằng có một số ngọn núi và đồi sót ở độ cao 400÷100 m. Vùng đồng
bằng ven biển thường bị ngập khi thủy triều cao. Địa hình đồng bằng là nơi
sinh sống, là đất canh tác chính của tỉnh Ninh Thuận. Một số địa hình đồi cát,
cồn cát được hình thành do gió phát triển rải rác ở các khu vực Nam Cương,
Mũi Dinh, vv, thuộc vùng ven biển phía Nam cách TP. Phan Rang-Tháp Chàm
từ 7÷23km. Địa hình cồn cát có thành phần chủ yếu là cát, sét nguồn gốc biển
lẫn mảnh vỏ sò. Địa hình các cồn cát ven biển thường có bề mặt không đối
xứng, sườn phía biển thường phẳng sườn phía đối diện dốc và ngắn.
3.4.4.2. Kết quả công tác khảo sát địa hình tại khu vực Dự án
1. Khu vực nhà máy
 Khối lượng công tác khảo sát địa hình

Viện Năng lượng Trang 3-14/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Khối lượng khảo sát địa hình được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 8226.
2009. Công tác khảo sát được thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của nhiệm vụ và
phương án khảo sát địa hình đã được phê duyệt. Khối lượng công tác khảo sát
địa hình thể hiện trong bảng 3.3.
Khối lượng công tác khảo sát địa hình thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Khối lượng công tác khảo sát địa hình
Đơn Khối
TT Hạng mục công việc Cấp địa hình
vị lượng
Bản đồ địa hình trên cạn tỷ lệ 1/1000,
1 III ha 60
đường đồng mức 1,0m
2 Thuỷ chuẩn kỹ thuật III km 04
3 Thuỷ chuẩn hạng IV III km 04
4 Đường chuyền hạng IV III Điểm 04

5 Đường chuyền cấp I III Điểm 07

6 Đường chuyền cấp II III Điểm 10

 Khai thác và sử dụng tài liệu nhà nước có sẵn trên khu vực

Trên gần khu vực đo vẽ có 2 mốc địa chính cơ sở hạng III nhà nước 914434,
914409. Báo cáo sử dụng các điểm lưới cơ sở này để dẫn tọa độ cho các điểm
lưới đường chuyền hạng IV, đường chuyền cấp 1, cấp 2 trong khu vực khảo
sát. Tư liệu bản đồ: Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, hệ tọa độ VN-2000 kinh
tuyến trục 1080 15’, múi chiếu 30.
Các điểm địa chính cơ sở và tài liệu được mua tại Trung tâm Công nghệ thông
tin Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Ninh Thuận, hoặc Trung tâm Thông tin dữ
liệu Đo đạc và Bản đồ phía Nam cung cấp. Tọa độ các điểm địa chính cơ sở
gốc xem trong bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.4. Bảng thống kê mốc cao tọa độ gốc hạng III nhà nước
STT Tên điểm X(m) Y(m) H(m) Ghi chú

1 914434 1276831.575 566217.849 37.891 Hệ VN-2000 kinh


tuyến trục 108o 15’ múi
2 914409 1276592.637 568799.178 chiếu 3o.
 Thiết bị khảo sát

Viện Năng lượng Trang 3-15/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Máy móc thiết bị được dùng để khảo sát địa hình gồm có:
- Máy định vị vệ tinh 2 tần GPS RTK 2 tần số V30 (hãng sản xuất Hi-Target,
xuất xứ Trung Quốc). Độ chính xác (đo tĩnh, tĩnh nhanh): Mặt bằng:
±(2.5+1×10-6D)mm; Độ cao: ±(5+1×10-6D)mm. Độ chính xác định vị RTK:
Mặt bằng: ±(10+1×10-6D)mm; Độ cao: ±(20+1×10-6D)mm.
- Máy toàn đạc điện tử Topcon, GTS-235 (hãng sản xuất: Nhật Bản). Độ chính
xác đo góc: 2C=1”/5”. Độ chính xác đo cạnh: ±(2mm+2ppmxD)
- Máy thuỷ chuẩn Sokia, AT-G6, mia thương số(hãng sản xuất: Nhật Bản) sai
số 1 km đường đo 2mm/km.
- Máy tính xách tay: HP 14-AC025TU (hãng sản suất: HP-COMPAQ); Thông
số kỹ thuật CPU: Intel Core i5 Broadwell; RAM/HDD: 4GB/500GB; Màn
hình: 15.6 inch LED; Card màn hình: Intel HD Gaphics; Hệ điều hành: Free
DOS.
Các thiết bị trên đều được kiểm nghiệm, hiệu chỉnh đảm bảo các tính năng
hoạt động tốt và các chỉ tiêu kỹ thuật đều nằm trong giới hạn cho phép trước
khi được đưa vào sử dụng.
 Phần mềm hỗ trợ
Các phần mềmchuyên ngành có bản quyền dùng để hỗ trợ xử lý, tính toán bình
sai, vẽ bình đồ và biên tập được sử dụng gồm:
- Bình sai tính toán: Dùng phần mềm ProNet 2.0 và Hhmaps 2013 của Việt
Nam.
- Vẽ bình đồ, đường đồng mức: Dùng phần mềm TOPO 5.0 của công ty Hài
Hòa.
- Xử lý tổng hợp: Dùng phần mềm MicroStation SE.
- Tính toán bình sai GPS: Dùng phần mềm GPSurvey 2.90 của Việt Nam.
 Phương pháp khảo sát
Khống chế mặt bằng: Khống chế mặt bằng được xây dựng 3 cấp:
- Lưới đường chuyền hạng 4được đo bằng máy GPS định vị vệ tinh 02 tần
số GNSS RTK V30.
- Lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2 được đo bằng máy toàn đạc điện tử GTS
235N.

Viện Năng lượng Trang 3-16/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Khốngchế độ cao thủy chuẩn hạng IV và thuỷ chuẩn kỹ thuật: Được đo bằng
phương pháp thủy chuẩn hình học (đo chênh cao bằng chỉ giữa), sử dụng các
loại máy thủy chuẩn Sokia, AT-G6 và mia thương số vạch khắc đến 1cm.
Đo vẽ bình đồ: Phần trên cạn dùng phương pháp toàn đạc và sử dụng các máy
toàn đạc điện tử để đovà các phần mềm chuyên ngành để xử lý và biên tập.
Trong quá trình đo sẽ thực hiện những công việc chính như sau:
- Khống chế mặt bằng, xây dựng điểm đường chuyền hạng 4, cấp 1, cấp 2.
- Khống chế độ cao thủy chuẩn hạng IV, thủy chuẩn kỹ thuật.
- Đo vẽ bình đồ địa hình tỷ lệ 1/1.000 trên cạn đồng mức 1m.
- Xác định các địa vật trên công trình hiện hữu.
 Xây dựng điểm đường chuyền
Lưới đường chuyền hạng IV: Lưới được thiết lập nhằm mục đích chính là đo
nối hệ thống tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ cao độ Hòn Dấu – Hải Phòng vào
khu vực công trình nhằm phục vụ công tác đo đạc bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1000
và làm cơ sở phục vụ phát triển lưới đường chuyền cấp 1 cấp 2. Các điểm
được chọn tại vị trí có nền địa chất vững chắc đảm bảo ổn định và sử dụng lâu
dài. Điểm được đo bằng công nghệ GPS nên các điểm được chọn cách đường
điện cao thế và các cột thu phát sóng vô tuyến truyền hình > 200m để tránh
nhiễu tín hiệu điện từ. Các điểm được chọn thành từng cặp điểm để thuận tiện
cho việc đo vẽ và làm các công tác trắc địa sau này.
Công tác đúc mốc: Các điểm đường chuyền hạng 4 được xây dựng mốc có
núm sứ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8224: 2009). Kích thước mốc: mặt
mốc (30x30)cm, mặt núm sứ theo quy định của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
Việt Nam.
Công tác đo ngắm: Mốc đường chuyền hạng IV được đo bằng công nghệ GPS
nối với mốc cao tọa độ gốc hạng IIInhà nước số hiệu 914434 và 914409 theo
đồ hình tam giác hoặc tứ giác. Tại vị trí đo các điểm đường chuyền đảm bảo
thị trường của vệ tinh thu tín hiệu 150 0 góc cao của vệ tinh 15 0. Số lượng vệ
tinh đo tối thiểu thu được 5 vệ tinh khỏe, thời gian đo trùng giờ cho một ca đo
> 1h. Khi đo máy thu GPS được định tâm quang học với sai số định tâm
<1mm. Đo GPS theo phương pháp đo tĩnh sử dụng bộ 4 máy thu, trong đó 2
máy đặt cố định tại các điểm tọa độ gốc, 2 máy còn lại là các máy di động đặt
tại các điểm đường chuyền. Đối với các vị trí điểm đo bị che khuất do cây cối
đều được phát quang đảm bảo đủ thị trường đo tín hiệu vệ tinh. Trong quá

Viện Năng lượng Trang 3-17/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
trình đo máy thu phải hoạt động bình thường, sau mỗi ngày đo các số liệu
được trút ngay vào máy tính và xử lý sơ bộ cặp cạnh. Quy trình đo GPS và Xử
lý số liệu GPS trong trắc địa công trình tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam:
TCVN 9401: 2012.
 Xây dựng lưới đường chuyền
Lưới đường chuyền hạng IV: Lưới đường chuyền được xây dựng theo quy
phạm trong tiêu chuẩn Việt nam TCVN 8224-2009: Kỹ thuật đo lưới đường
chuyền. Theo đó lưới khống chế cơ sở mặt bằng địa hình từ lưới hạng IV, giải
tích 1, giải tích 2, đường chuyền cấp 1, cấp 2 của công trình phải được đo nối
với lưới khống chế quốc gia (hạng 0, II, III) có trong khu vực để phục vụ công
tác đo vẽ địa hình. Chi tiết số liệu theo quy phạm đo lưới đường chuyền xem
trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Quy phạm - Kỹ thuật đo lưới đường chuyền
Chỉ tiêu HạngIV Cấp 1 Cấp 2
Chiều dài giới hạn của tuyến (km)
Đường chuyền đơn 10 5 3
Giữa điểm gốc và điểm nút 7 3 2
Giữa các điểm nút 5 3 2
Chu vi vòng khép 30 15 9
Chiều dài cạnh đường chuyền (km)
Cạnh dài nhất 2 0.8 0.35
Cạnh ngắn nhất 0,25 0,12 0,2
Cạnh trung bình 0,5 0,3 0,2
Góc nhỏ nhất
Số cạnh trong tuyến không vượt quá 15 15 15
Sai số tương đối của cạnh không vượt quá ≥ 300 ≥ 250 ≥ 250
Sai số trung phương đo góc (theo sai số cho
phép) không vượt quá 2”5 5” 5”

Sai số khép góc đường chuyền 5” 10” 10”


( n - số đỉnh đường chuyền )

Sử dụng máy toàn đạc điện tử GTS 235N có độ đo cạnh chính xác
±(2mm+2ppmxD), (D là chiều dài cạnh được tính bằng km) để đo đạc. Đo góc
sai số 2C=1”/5” đo kết hợp theo 2 chiều thuận nghịch độc lập, nhằm mục đích
tăng dày điểm khống chế phục vụ các công tác khảo sát như đo vẽ bình đồ,
mặt cắt các loại.

Viện Năng lượng Trang 3-18/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Qui trình đo đạc được tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 8224:
2009. Góc của lưới được đo 3 vòng đo, cạnh được đo 2 lần thuận đảo đo đi và
đo về. Điểm ngắm dùng bảng ngắm đặt trên giá ba chân. Định tâm máy và
bảng ngắm dùng dọi quang học sai số không lớn hơn 1mm. Các mốc đường
chuyền 2 được đúc bê tông, tâm mốc bằng sứ hoặc sắt, đảm bảo ổn định lâu
dài.
Sau khi có số liệu đo đạc, kết quả tính toán bình sai độ chính xác của lưới nằm
trong yêu cầu quy phạm, đạt tiêu chuẩn lưới đường chuyền tam giác hạng IV
và đường chuyền cấp 1. Mạng lưới đường chuyền hoàn toàn thỏa mãn các yêu
cầu theo tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm hiện hành.
 Đo thủy chuẩn hạng IV
Thủy chuẩn hạng IV được đo từ mốc hạng III nhà nước số hiệu 914434 dẫn
cao độ vào các mốc đường chuyền hạng IVbằng máy thủy chuẩn Sokia AT-G6
(Nhật sản suất), đotheo hai chiều thuận, nghịch. Độ chính xác cho 2 lần đo: ±
2.0mm/1km vòng đo khép kín về mốc, tuân theo quy phạm TCVN 8225: 2009
lưới độ cao. Chi tiết các chỉ tiêu kỹ thuật được trình bày trong bảng bảng 3.5.
Bảng 3.5: Bảng chỉ tiêu kỹ thuật đo thủy chuẩn hạng 4
TT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Giới hạn cho phép
1 Chiều cao tia ngắm trên mia
- Cao nhất (max) 2,700
- Thấp nhất (min) 0,300
2 Chiều dài tia ngắm m D ≤ 100m
3 Sai số khép f h giới hạn m  20L
4 Chênh lệch mia trước và mia sau m 5
5 SSTP đo độ cao kỹ thuật trên 1km m  0,010

Đọc số trên mặt mia đen (3 dây), trên mặt mia đỏ (1 dây). Khoảng cách đọc
cách từ máy đến mia 100m, chênh khoảng cách mỗi trạm  5m, chênh
khoảng cách toàn tuyến  10m.
Sau khi đo đạc và tính toán bình sai, kết quả đánh giá độ chính xác các chỉ tiêu
kỹ thuật của lưới đạt chỉ tiêu lưới thủy chuẩn hạng IV.
 Đo thủy chuẩn kỹ thuật
Lưới thủy chuẩn kỹ thuật được thành lập phục vụ cho công việc đo vẽ bình đồ,
đo vẽ chi tiết các hạng mục công trình, các tỷ lệ nhỏ. Thủy chuẩn kỹ thuật
được bố trí thành những vòng đo khép tuyến phù hợp, độ chính xác cho 2 lần

Viện Năng lượng Trang 3-19/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
đo: ± 2.0mm/1km vòng đo khép về mốc, tuân theo quy phạm TCVN 8225:
2009 - Lưới độ cao. Chi tiết các chỉ tiêu kỹ thuật được trình bày trong bảng
bảng 3.6.
Bảng 3.6: Bảng chỉ tiêu kỹ thuật đo thủy chuẩn kỹ thuật
TT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Giới hạn cho phép
1 Chiều cao tia ngắm trên mia
- Cao nhất (max) 2,700
- Thấp nhất (min) 0,300
2 Chiều dài tia ngắm m D ≤ 150m
3 Sai số khép f h giới hạn m  50L
4 Chênh lệch mia trước và mia sau m 5
5 SSTP đo độ cao kỹ thuật trên 1km m  0,017

Kết quả đo lưới thủy chuẩn kỹ thuật được tính toán kiểm tra bình sai chặt chẽ,
độ chính xác các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được thoả mãn các yêu cầu theo quy
phạm hiện hành.
 Đo vẽ bình đồ địa hình tổng thể tỷ lệ 1:1000
Đo vẽ bản đồ địa hình trên cạn tỷ lệ:1/1000 (h=1m) toàn bộ khu vực dự án.
Khối lượng đo vẽ bản đồ địa hình trên cạn tỷ lệ:1/1000 (h=1m), xem bảng 3.6:
Khối lượng công tác khảo sát địa hình. Khi độ rộng B của phạm vi đo vẽ ≥
200m đo bình đồ tỷ lệ 1/1000, 1/2000 với độ dốc  ≥ 100 và đồng mức (h=
1,0m và 2,0m) mật độ điểm mia trung bình từ 20÷ 30m/1điểm.
Toàn bộ khu vực khảo sát đo đạc công trình Dự án điện mặt trời được đo vẽ
bằng phương pháp toàn đạc điện tử TOPCON 235N và 239N, thời gian đo
tinh, đo liên tục 1,2s /0,7s lưu trong bộ nhớ 24.000 điểm, được trút vào máy vi
tính thành các file dạng: GT6; ASC; TXT, để thuận lợi cho việc xử lý số liệu
và lưu trữ lâu dài.
Độ chính xác giữa số liệu đo và vẽ kênh rạch, sông, suối, các vị tríxây cầu qua
kênh, mép nhà khu dân cư, ranh thửa, mép đường, ranh giới các dự án đã
có,phải đẩm bảo độ xác thực cao. Tất cả các điểm mia được xử lý trên phần
mền Microstionse và bình sai trên máy vi tính chạy trên phần mền TOPO 5.0
của công ty Hài Hòa.
Kết quả đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/1000, thể hiện đầy đủ độ chính xác, đảm bảo tính
toán cho quá trình thiết kế, phân mảnh bản đồ đánh số theo qui định và in trên
máy in HP500.

Viện Năng lượng Trang 3-20/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
 Công tác kiểm tra
Công tác kiểm tra được thực hiện theo từng công đoạn, đảm bảo yêu cầu mới
cho phép chuyển qua các công đoạn tiếp theo.
Công việc kiểm tra tại thực địa gồm kiểm tra khống chế: Kiểm tra việc chôn
mốc khống chế ở ngoài thực địa, kiểm tra lưới khống chế mặt bằng và độ cao
đạt yêu cầu theo các cấp hạng tương ứng.Chất lượng đảm bảo yêu cầu quy
trình, quy phạm của nhà nước về khảo sát xây dựng các công trình, theo Tiêu
chuẩn ngành TCXD 309:2004 công tác trắc địa theo quyết định số 04/2005/
QĐ-XD ngày 10/01/2005.
Công tác nội nghiệp, ngoại nghiệp được tuân thủ đúng các quy trình, quy
phạm đo đạc hiện hành.Chất lượng khảo sát địa hình đạt yêu cầu phục vụ công
tác thiết kế và được sử dụng ở các giai đoạn kế tiếp.
2. Khu vực tuyến đường dây 110 kV
 Khối lượng khảo sát
Khối lượng khảo sát tuyến đường dây 110 kV xây dựng mới được trình bày
trong bảng 3.7 dưới đây.
Bảng 3.7: Khối lượng công tác khảo sát địa hình
Cấp
Đơn Khối
TT Hạng mục công việc địa
vị lượng
hình
Đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình tỷ lệ
1 1/500, đường đồng mức 0,5m: B=50 x III ha 20
4.000 = 20ha
2 Đường chuyền hạng 4 III điểm 2
3 Đường chuyền cấp 1 III điểm 4
4 Đường chuyền cấp 2 III điểm 6
5 Đo trắc dọc tuyến đường dây III km 3,975
6 Đo thủy chuẩn kỹ thuật III km 4
 Đo vẽ trắc họa tuyến đường dây:
- Việc xác định trắc dọc tuyến ở thực địa, theo toạ độ chủ đầu tư yêu cầu
tuyến đường dây tọa độ: Điểm đầu K0: X= 1274565.920; Y= 568202.720; Tại
góc ao, địa hình ruộng bậc thang từ 0,2 đến 0,5m, Điểm cong (S1)
X=1274836.020; Y=568550.470 tại chân ao hai bên ruộng lúa; Điểm cong
(S2) X= 1275668.510; Y=568917.190 tại mép đường đất bên phải ruộng bỏ

Viện Năng lượng Trang 3-21/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
hoang, bên trái có ao độ sâu từ 1,0m đến 1,2m so với mặt đất; Điểm cong (S3)
X= 1276746.330; Y= 568763.270 tại bãi cây rậm, phía trước có suối cạn độ
sâu từ 1,0m đến 1,3m so với mặt đất. Điểm cong (S4) X= 1276819.970; Y=
568477.670 tại sườn núi đá, cây rậm rạp khó khăn đi lại. Điểm cong (S5) X=
1276762.850; Y= 567741.020 tại chân ao cạn địa hình đáy ao so với mặt đất
từ 1,5 đến 1,7m; Điểm cuối X= 1276994.050; Y= 567299.080, trắc dọc được
xác định tim tuyến ngoài thực địa, sau đó ta đo tuyến thủy chuẩn vào cọc từ
các mốc khống chế đường chuyền cấp 2.
- Phương pháp đo độ dài theo phương pháp phối hợp qua các điểm, chiều dài
tuyến kiểm tra bằng thước thép, giao hội 3 điểm địa vật, sai số cao độ đạt fh
 0,005m D . đây là công tác hết sức quan trọng trong việc khảo sát tuyến,
có quyết định đến chiều dài tuyến cũng như khối lượng của công trình. Tổng
chiều dài tuyến từ điểm đầu đến điểm cuối của tuyến đường dây 110kV là
3.975,64m.
- Phương pháp đo độ dài phụ thuộc vào tỷ lệ đo và địa hình trên tuyến cắt
dọc, theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8223 : 2009
 Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, đồng mức 0,5m
- Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, đồng mức 0,5mtheo tiêu chuẩn TCVN
8226 : 2009 thành phần, khối lượng khảo sát địa hình, mật độ điểm mia trung
bình từ 5,0m đến 15,0m/1 điểm.
- Phạm vi đo tuyến đường dây B=50m điểm đầu từ hạ lưu hồ Bầu Zôn, điểm
cuối thượng nguồn hồ Tà Ranh, đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc điện tử
TOPCON 239N, thời gian đo tinh, đo liên tục 1,2s /0,7s lưu trong bộ nhớ
24.000 điểm, được download vào máy vi tính thành các file dạng. GT6. TXT,
XYZ.
- Đảm bảo độ chính xác giữa số liệu đo vẽ kênh rạch, sông, suối, các vị trí sạt
lở, hố sâu lòng chảo trên tuyến, mép nhà rẫy, ranh thửa, đường đất, đường
mòn. tất cả các điểm mia được xử lý trên phần mền Microstionse và bình sai
trên máy vi tính chạy trên phần mền TDT Solution 7.1
- Kết quả đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/500 đồng mức 0,5m thể hiện đầy đủ độ chính
xác, đảm bảo tính toán cho quá trình thiết kế.
- Các loại bình đồ địa hình trong các giai đoạn thiết kế của dự án công trình
thủy lợi, thủy điện có tỷ lệ từ 1/10.000 ÷ 1/200. Quy định phụ lục D, theo tiêu
chuẩn TCVN 8478:2010

Viện Năng lượng Trang 3-22/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
- Sai số giới hạn vị trí của lưới khống chế đo vẽ sau khi bình sai so với điểm
lưới cơ sở gần nhất không vượt quá 0,2 mm ở vùng quang đãng, 0,3 mm ở
vùng rậm rạp theo tỷ lệ bình độ. Ví dụ nếu tỷ lệ bình đồ 1/2000, sai số cho
phép 0,2 x 2.000 = 400 mm = 0,4 m.
3. Sản phẩm giao nộp
Danh sách sản phẩm giao nộp được trình bày trong bảng 3.8 dưới đây:
Bảng 3.8: Danh sách sản phẩm giao nộp
TT Danh mục Số hiệu bản vẽ

A Thuyết minh khảo sát


1 Thuyết minh Khảo sát địa hình Tập A4
2 Nhật ký thi công khảo sát Tập A4
B Bản vẽ bình đồ
1 Bình đồ khu tỷ lệ 1/1000, bản vẽ in khổ A0 N0 11D –DA-Đ MT - BĐ

Báo cáo khảo sát và bản vẽ rõ ràng sạch đẹp, đảm bảo yêu cầu mỹ thuật và lưu
trên đĩa CD để giữ lâu dài.
(Chi tiết xem trong Báo cáo khảo sát địa hình Nhà máy điện mặt trời Phước
Hữu phân lô SL-II)
3.4.4.3. Đặc điểm địa hình vị trí Dự án
 Khu vực nhà máy

Mặt bằng khu đất Dự án Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I nằm
trên vùng đất gò đồi, gò đá tảng và đá cục, phần địa hình thấp là rẫy trồng
điều, hoa màu và ao hồ. Cao độ địa hình biến đổi từ +26,69m đến +42,07m,
trung bình khoảng +34m. Đặc điểm chung của địa hình là khu vực trung tâm
tạo thành một dải đồi hẹp kéo dài dạng tuyến theo phương Đông Bắc - Tây
Nam. Khu vực phía Nam trung tâm Dự án là đồi đỉnh tròn cao nhất có cao độ
+42,07m.Toàn bộ mặt bằng khu đất có xu hướng dốc thoải từ Tây Nam đến
Đông Bắc và từ khu vực trung tâm dốc thoải về hai hướng Tây Bắc và Đông
Nam với độ dốc sườn trung bình từ 3÷50.
Ở phía Tây Bắc Nam phía Đông và phía Nam Tây Nam khu trung tâm Dự án
bề mặt địa hình bị phân cắt bởi hệ thống các con suối nhỏ chảy theo hướng từ
Tây Nam đến Đông Bắc sau đó chảy về hướng Đông đến hồ Tà Ranh (đây là
nơi địa hình có cao độ thấp nhất +26,69m). Ngoài ra ở khu vực này còn có 1
con đường đất chạy theo hướng từ Tây Nam đến Đông Bắc với chiều dài

Viện Năng lượng Trang 3-23/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
khoảng 1.200m, địa hình ở phía Tây Nam và phía Bắc Tây Bắc bị chia cắt bởi
5 ao với tổng diện tích khoảng 5.100 m 2 và phía Đông Đông Bắc khu trung
tâm Dự án bề mặt địa hình bị chia cắt bởi 2 ao nuôi cá có tổng diện tích
khoảng 2.018m2.
Hiện trạng trên mặt bằng khu đất còn tồn tại 6 ngôi nhà tạm nằm rải rác ở phía
Bắc và phía Tây Bắc khu đất Dự án.
Khu đất của Dự án chủ yếu là đất trống một số diện tích nhỏ là ruộng và
nương rẫy bỏ hoang hóa, đất lẫn nhiều sỏi đá nên thực vật chủ yếu là cây bụi,
cây xương rồng và một số cây mọc độc lập. Nhìn chung, địa hình khu vực Dự
án là các gò đồi thấp đỉnh tròn cao độ trung bình +34m, sườn dốc thoải thuận
lợi cho công tác san lấp mặt bằng, rất phù hợp để xây dựng Nhà máy điện mặt
trời.
 Khu vực tuyến đường dây 110 kV
Tuyến đường dây 110 kV xây dựng mới có tổng chiều dài 3.975,64m nằm
trong địa phận xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Từ điểm
đầu tuyến đến điểm cuối tuyến gồm 6 tuyến ngắn cắt qua nhiều ao, đường đất,
kênh mương, bãi hoang và đồi cây bụi rậm rạp. Địa hình tim tuyến ngoài thực
địa từ điểm đầu KO đến điểm cong S1 chiều dài tuyến 440,32m. Điểm KO
nằm ở ruộng bậc thang có cao độ 25,39m tim tuyến cắt qua ruộng lúa, cắt qua
1 lần đường đất, ba ao đến điểm S1 nằm ở góc ao có cao độ 19m. Từ điểm
cong S1 đến điểm S2 chiều dài tuyến 937,63m tim tuyến cắt qua 1 lần đường
đất, ba ao đến điểm S2 nằm ở ruộng bỏ hoang bên phải mép đường đất cao độ
22,43m. Từ điểm S2 đến điểm S3 chiều dài tuyến 1.065,12m, tim tuyến cắt
qua ruộng hoang đi qua 3 mép ao, cắt qua 1 kênh thủy lợi và 7 lần đường đất
sau đo đi qua bãi đá và gò đồi cây bụi có cao độ 37,35m đến điểm S3 tại bãi
cây rậm, có cao độ 24,48m. Từ điểm S3 đến điểm S4, chiều dài tuyến
294,94m, tim tuyến cắt qua bãi cây rậm và 2 lần mương nước thủy lợi sau đó
đi qua sườn đồi đến điểm S4 tại sườn đồi đá và cây bụi rậm rạp, cao độ 40,1m.
Từ điểm cong S4 đến điểm cong S5 chiều dài tuyến 738,86m, tim tuyến cắt
qua 4 lần đường đất, ba ao và 1 kênh thủy lợi, địa hình thấp dần đến điểm S5
tại đáy ao cạn có cao độ 28,83m (địa hình đáy ao thấp so với mặt đất từ
1,5÷1,7m). Từ điểm cong S5 đến điểm cuối tuyến CT, tim tuyến cắt qua ao
cạn, bãi cây bụi và mương thủy lợi và đường mòn, địa hình cao dần cao độ tim
tuyến cao nhất đạt 32,8m sau đó địa hình thấp dần đến điểm cuối tuyến CT tại
bãi hoang cây bụi rậm rạp, có cao độ 28,11m.

Viện Năng lượng Trang 3-24/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Nhìn chung địa hình tuyến đường dây 110 kV xây dựng mới có tổng chiều dài
tuyến ngắn (3.975,64m), độ cao địa hình thay đổi không lớn từ 19÷40,1m. Tim
tuyến đi qua đất ruộng, bãi hoang cắt qua nhiều lần đường đất, đây là yếu tố
rất thuận lợi cho quá trình xây dựng đường dây sau này.
 Đặc điểm địa mạo
Địa hình địa mạo khu vực Dự án hiện nay được hình thành chủ yếu từ kết quả
của các quá trình hoạt động địa chất nội và ngoại sinh. Các thành tạo địa chất
trước Kainozoi tham gia vào cấu trúc nền móng địa hình của vùng. Các thành
tạo trầm tích Kainozoi có tuổi từ Neogen đến Đệ tứ đa dạng về nguồn gốc
được lấp đầy các cấu trúc sụt võng để tạo thành các đồng bằng ở phía Đông vị
trí Dự án như hiện nay. Mặt bằng khu đất của Dự án thuộc dạng địa hình đồng
bằng đồi bóc mòn-tích tụ, được hình thành do quá trình bóc mòn xâm thực giật
lùi sườn trên các sườn đá gốc granit. Các quá trình địa mạo tham gia vào quá
trình hoang mạc hóa gồm: phong hóa cơ học, hóa học, bóc mòn và xâm thực
khe rãnh. Kết quả của các quá trình này tạo thành nên địa hình hoang mạc đất
cằn, khô hạn và hoang hóa đá. Một số địa hình ven lòng suối, gần các đập thuỷ
lợi do được tích đọng các vật chất từ các quá trình bào mòn, xói mòn đã hình
thành nên địa hình trũng hẹp gần nguồn nước nên đất ở đây có thể canh tác
nông nghiệp được.
Nhìn chung, quang cảnh và địa hình khu vực mặt bằng này phù hợp để quy
hoạch và xây dựng các nhà máy điện mặt trời.
3.4.5 Điều kiện địa chất
3.4.5.1. Đặc điểm địa chất chung
Căn cứ vào tờ Bản đồ Địa chất-Khoáng sản Việt Nam tờ Đà Lạt –Cam
Ranh(C-49-I & C-49-II) tỷ lệ 1:200.000 lưu trữ ở Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam, khu vực Dự án có đặc điểm địa chất chính như sau.
 Trầm tích Đệ tứ
- Trầm tích Holoxen thượng, trầm tích sông (aQ IV3): Phân bố ở phía Đông
Bắc và cách trung tâm Dự án từ 7,5÷8 km, tạo thành dải hẹp bao quanh lòng
sông Kinh Dinh (sông Cái-Phan Rang) chiếm diện tích khoảng 2,5 km 2. Thành
phần gồm cát, cuội, sỏi, bột, sét. Bề dày 1÷10m, (xem hình 3.3).
- Trầm tích Holoxen trung- thượng, trầm tích sông-biển (amQ IV2-3): Phân bố
ở phía Đông Bắccách trung tâm Dự án từ 5 km, tạo thành hai dải bao quanh

Viện Năng lượng Trang 3-25/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
lòng sông Quao (ở khu vực Phước Thuận) chiếm diện tích khoảng 14 km 2.
Thành phần gồm cát, bột, sét. Bề dày 1÷5m.
- Trầm tích Holoxen trung, trầm tích sông-biển (amQ IV2): Phân bố ở phía
Đông Bắc, phía Đông và Đông Nam cách trung tâm Dự án từ 5÷ 6 km, tạo
thành hai dải hẹp bao quanh lòng sông Lu và sông Quao chiếm diện tích
khoảng 18 km2. Thành phần gồm cát, bột, sét. Bề dày 2÷10m.
- Trầm tích Pleistoxen thượng phần trên, trầm tích biển (mQIII3): Phân bố từ
phía Đông Bắc đến phía Đông Nam và một dải hẹp bên trái bờ sông Lu cách
trung tâm Dự án từ 3 ÷ 7km, chiếm diện tích khoảng 20km². Thành phần chủ
yếu gồm cát-sạn kết vôi, đá vôi san hô cát, bột, sét. Bề dày 4÷10 m.
- Trầm tích Pleistoxen trung- thượng, trầm tích biển (mQII-III): Gồm hai dải
phân bố trải rộng từ phía Đông Bắc đến Đông Nam và một diện tích nhỏ ở góc
Đông namcách trung tâm Dự án khoảng 2,3÷ 6,6 km, chiếm diện tích khoảng
21 km². Thành phần chủ yếu gồm cát, cuội, sỏi, bột, sét. Bề dày 2÷10 m.
- Hệ tầng Phan Thiết (mQIIpth): Lộ ra ở phía Đông Nam cách vị trí Dự án
khoảng 8,2 km, chiếm diện tích khoảng 2,6 km². Thành phần chủ yếu gồm cát
thạch anh màu đỏ, nâu vàng. Bề dày 20÷70 m.
 Mác ma xâm nhập
- Phức hệ Cù Mông (νπcm): Phân bố rải rác ở phía Tây Bắc và phía Nam
Tây Nam cách vị trí Dự án từ 2,5÷9,5 km, bao gồm các đai mạch nhỏ rộng
1÷10m kéo dài từ vài chục mét đến 2,0 km, thành phần gồm gabrodiabas,
diabas,gabrodiorit porphyr. Các đai mạch này xuyên cắt qua các đá granitoid
của phức hệ Cà Ná- pha 2 và phức hệ Định Quán pha 2 theo phương Đông
Bắc–Tây Nam,(xem hình 3.3).
- Phức hệ Cà Ná- Pha 2 (γK2cn2): Phân bố ở phía Tây Tây Nam cách vị trí
Dự án khoảng 2,7km, gồm một khốivới diện tích khoảng 22,5 km 2 thành phần
gồm các đá granit alaskit, granitbiotit-muscovit hạt nhỏ sáng màu.
- Phức hệ Đèo Cả-Pha đá mạch (π-pK2đc): Phân bố tập trung với mật độ dầy
ở cả ba phíaTây Bắc, Tây Nam và phía Đông Nam cách vị trí Dự án chỗ gần
nhất khoảng 50m chỗ xa nhất khoảng 8,8 km. Các thành tạo này thường tạo
thành mạch nhỏ kéo dài theo phương Đông Bắc- Tây Nam dài hàng trăm mét
đến 11,7km. Thành phần thạch học gồm granit porphyr, granosyenit porphyr,
granit áplit, granit pegmatit, pegmatoid.

Viện Năng lượng Trang 3-26/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
- Phức hệ Định Quán- Pha 2 (γδ J3 đq2): Phân bố rộng khắp ở nửa phía Tây
khu vực nghiên cứu bao trùm toàn bộ mặt bằng Dự án với diện tích khoảng
71,29 km2 gồm các đá granodiorit biotit horblend hạt vừa đôi khi dạng
porphyr.

Hình 3.3: Bình đồ địa chấtkhu vực vị trí Nhà máy


điện mặt trời Singenergy Ninh Thuận I
3.4.5.2. Đặc điểm kiến tạo
Theo tài liệu Bản đồ Địa chất-Khoáng sản Việt Nam tờ Đà Lạt-Cam Ranh tỷ
lệ 1:200.000 thì trongkhu vực bán kính 15km xung quanh vị trí Dự án có phân
bố một đứt gẫy phương Đông Bắc-Tây Nam dài 10,5 km (chỉ xét trong khu
vực nghiên cứu này). Đứt gãy cắt qua các đá granitoid của cả 2 phức hệ Định

Viện Năng lượng Trang 3-27/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Quán- pha2, Cà Ná-pha2. Đứt gẫy này có mặt trượt thẳng đứng có tính chất
trượt bằng phải. Quy mô đứt gẫy nhỏ thuộc bậc V (đứt gãy nội khối), hoạt
động của đứt gãy ít gây tác động đến Dự án.
3.4.5.3. Đặc điểm động đất
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9386:2012 tại phụ lục F quy định: phân cấp
phân loại công trình xây dựng (Ban hành kèm theo Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ) thì Dự án Nhà máy điện
mặt trời Singenergy Ninh Thuận I công suất 50MWp thuộc mã số II-9, thuộc
công trình cấp II.
Căn cứ vào Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9386:2012 tại phụ lục H quy định:
phân vùng gia tốc nền theo địa danh hành chính, vị trí Dự án thuộc huyện
Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có giá trị đỉnh gia tốc nền là 0,0222m/s2 tương
ứng với động đất cấp V (thang MSK-64).
3.4.5.4. Đặc điểm địa chất công trình
1. Khu vực nhà máy
 Phân chia các lớp địa chất công trình
a. Khu vực lắp đặt các tấm pin mặt trời
Khu vực bố trí các tấm pin mặt trời đã thực hiện khoan khảo sát địa chất 14 hố
khoan ký hiệu từ HK-1 đến HK-14. Kết quả phân chia địa tầng từ trên xuống
đến độ sâu 10,0m gồm 5 lớp địa chất công trình như sau:
- Lớp 1: Á cát hạt mịn đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng á sét lẫn dăm sạn, đá tảng
lăn, rễ cỏ cây, xác thực vật. Đất màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, nâu xám, ít
ẩm, trạng thái xốp, chặt vừa. Đá tảng lăn có đường kính từ 0,3 ÷ 1,5m chiếm
5-15%. Giá trị đặc trưng SPT N30 = 21. Lớp này xuất lộ ngay trên bề mặt tự
nhiên trên toàn bộ diện tích dự kiến xây dựng. Chiều dày của lớp dao động từ
0,5 ÷ 4,0m.
- Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Dăm sạn
chiếm 30-45% có nguồn gốc từ đá granit và pha đá mạch, đôi chỗ lẫn đá tảng
phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT
N30 = 36. Lớp này gặp ở hầu hết các hố khoan khảo sát trên các hạng mục của
công trình, lớp nằm ngay phía dưới lớp 1, chiều dày lớp dao động từ 1,5
÷10,0m.

Viện Năng lượng Trang 3-28/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
- Lớp 3: Cát hạt trung đến thô lẫn nhiều dăm sạn, thành phần dăm sạn chiếm
20-30%. Đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng, nguồn gốc phong hóa từ đá
granit, đôi chỗ lẫn đá tảng phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, mức độ gắn
kết yếu, trạng thái chặt đến rất chặt. Giá trị đặc trưng SPT N 30 = 35 Lớp này
gặp ở các hố khoan HK-5, HK-6, HK-9 và HK-14, lớp nằm dưới lớp 2, chiều
dày dao động từ 2,0÷ 4,0m.
- Lớp 4: Đá granit phong hóa mạnh thành đất dăm sạn, hòn cục lẫn đất á sét
màu xám nâu, nâu vàng, ít ẩm, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT N 30> 50.
Dăm sạn, hòn cục chiếm 50-60%. Lớp này nằm dưới lớp 3, gặp ở các hố
khoan HK-8, HK-9, HK-10, HK-14 và HK-16. Chiều dày dao động từ
0,5÷2,7m.
- Lớp 5: Đá granit hạt vừa đến thô màu xám trắng, xám xanh, đốm đen, nứt
nẻ mạnh đến ít nứt nẻ, rất cứng chắc. Lớp phân bố khắp khu vực dự án, gặp
hầu hết ở các hố khoan khảo sát với chiều dày > 10m (các hố khoan khảo sát
đến độ sâu 10m chưa kết thúc lớp này).
b. Khu vực sân phân phối và trạm biến áp (TBA)
Khu vực sân phân phối và TBA đã thực hiện khoan khảo sát địa chất 02 hố
khoan số hiệu HK-15 và HK-16. Kết quả phân chia địa chất công trình từ trên
xuống đến độ sâu 8,0m gồm các lớp sau:
- Lớp 1: Á cát hạt mịn đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng á sét lẫn dăm sạn, đá tảng
lăn, rễ cỏ cây, xác thực vật. Đất màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, nâu
xám, ít ẩm, trạng thái xốp, chặt vừa. Đá tảng lăn có đường kính từ 0,3 ÷
1,5m chiếm 5-15%. Giá trị đặc trưng SPT N 30 = 21. Lớp này nằm ngay trên
bề mặt tự nhiên và phân bố khắp khu vực TBA. Chiều dày của lớp dao
động từ 0,5 ÷ 2,0m.
- Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Dăm sạn
chiếm 30-45% có nguồn gốc từ đá granit và pha đá mạch, đôi chỗ lẫn đá
tảng phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, trạng thái cứng. Giá trị đặc
trưng SPT N30 = 36. Lớp này chỉ gặp ở hố khoan HK-15, lớp nằm ngay
phía dưới lớp 1, chiều dày lớp dao động từ 3,0 ÷ 3,2m.
- Lớp 4: Đá granit phong hóa mạnh thành đất dăm sạn, hòn cục lẫn đất á sét
màu xám nâu, nâu vàng, ít ẩm, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT N 30
>50. Dăm sạn, hòn cục chiếm 50-60%. Lớp này nằm dưới lớp 3, gặp ở hố
khoan HK-16, chiều dày lớp dao động từ 2,0÷2,5m.

Viện Năng lượng Trang 3-29/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
- Lớp 5: Đá granit hạt vừa đến thô màu xám trắng, xám xanh, đốm đen, nứt
nẻ mạnh đến ít nứt nẻ, rất cứng chắc. Lớp phân bố khắp khu vực sân phân
phối và TBA, chiều dày lớp > 10m, (các hố khoan khảo sát đến độ sâu 10m
chưa kết thức lớp này).
2. Khu vực tuyến đường dây 110 kV đấu nối
Khu vực tuyến đường dây 110 kV đấu nối đã thực hiện khoan khảo sát địa
chất 02 hố khoan số hiệu LK-1 và LK-2. Kết quả phân chia địa chất công trình
từ trên xuống đến độ sâu 8,0m gồm các lớp được mô tả như sau:
- Lớp 1: Á cát hạt mịn đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng á sét lẫn dăm sạn, đá tảng
lăn, rễ cỏ cây, xác thực vật. Đất màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, nâu xám, ít
ẩm, trạng thái xốp, chặt vừa. Đá tảng lăn có đường kính từ 0,3 ÷ 1,5m chiếm
5-15%. Giá trị đặc trưng SPT N30 = 21. Lớp này nằm ngay trên bề mặt tự
nhiên và phân bố dọc tuyến đường dây 110 kV đấu nối. Chiều dày lớp dao
động từ 1,5÷5,0m.
- Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Dăm sạn
chiếm 30-45% có nguồn gốc từ đá granit và pha đá mạch, đôi chỗ lẫn đá tảng
phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT
N30 = 36. Lớp nằm ngay phía dưới lớp 1, chiều dày lớp dao động khoảng
3,0÷10m. Tại hố khoan LK-2 đến độ sâu 8,0m chưa xuyên qua lớp này.
- Lớp 5: Đá granit hạt vừa đến thô màu xám trắng, xám xanh, đốm đen, nứt
nẻ mạnh đến ít nứt nẻ, rất cứng chắc. Lớp này phân bố dọc tuyến đường dây
gặp tại hố khoan LK-1. Chiều dày lớp dao động từ 5,5 ÷10m.
 Giá trị một số chỉ tiêu cơ lý của đất theo kết quả SPT như sau:
- Lớp 1: Lớp á cát hạt mịn lẫn dăm sạn, đá tảng lăn. Giá trị modul biến dạng
E được tính toán theo thí nghiệm SPT (giá trị N30) theo công thức:
E = a + c(N30 +6) = 40 + 3,5*(21+6) = 100,5 kG/cm2

Góc ma sát trong: 30,8 (độ)


Trong đó: a là hệ số tra bảng phụ thuộc vào N30; c là hệ số tra bảng phụ thuộc
vào loại đất.
- Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Giá trị mô
dun biến dạng:
E = a + c(N30 +6) = 40 + 3*(36+6) = 132 kG/cm2

Viện Năng lượng Trang 3-30/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
- Lớp 3: Cát hạt trung đến thô lẫn dăm sạn. Giá trị mô dun biến dạng:
E = a + c(N30 +6) = 40 + 7*(35+6) = 293 kG/cm2

Góc ma sát trong: 35,4 (độ)


Bảng 3.9. Tổng hợp các chỉ tiêu theo kết quả thí nghiệm SPT
Tên các chỉ tiêu Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Góc ma sát trong (độ) 31 35
Mô đun biến dạng E (kg/cm2) 100 130 290
 Kiến nghị chỉ tiêu tính toán
Từ kết quả thí nghiệm trong phòng, kết hợp công tác mô tả hiện trường, tham
khảo chỉ tiêu kiến nghị của một số công trình có điều kiện địa chất tương tự,
giá trị tính toán các chỉ tiêu cơ lý đất được kiến nghị trong bảng 3.10 và bảng
kiến nghị giá trị tính toán các chỉ tiêu cơ lý đá nền đưa ra trong bảng 3.11 như
sau:
Bảng 3.10: Bảng kiến nghị tính toán các chỉ tiêu cơ lý đất các lớp
Tên các chỉ tiêu Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4(*)
Độ ẩm tự nhiên W % 12,4 15,6 12,6 8,54
Dung trọng tự nhiên tn (g/cm3) 2,05 2,02 2,68
Dung trọng thể tích khô k (g/cm3) 1,79 1,75 2,10
Dung trọng khô xốp nhất (g/cm3) 1,53
Dung trọng khô chặt nhất (g/cm3) 1,73
Tỷ trọng  (g/cm3) 2,66 2,67 2,68 2,69
Giới hạn chảy WL (%) 19 25,4
Giới hạn dẻo Wp (%) 13,5 17,0
Chỉ số dẻo Ip (%) 5,5 8,4
Độ sệt B 0,36 -0,12
Độ bão hòa G (%) 79 79,1
Độ rỗng n (%) 34 34,3
Hệ số rỗng tự nhiên 0 (%) 0,506 0,522
Góc ma sát trong 0tn(độ) 24 20 35
Lực dính kết tự nhiên Ctn (kg/cm2) 0,119 0,203
Hệ số nén lún tự nhiên a1-2 (cm2/kg) 0,025 0,023
Mô dun tổng biến dạng E (kg/cm2) 160 195 290
Sức chịu tải qui ước R0 (kg/cm2) 1,3 1,4 1,7
Góc nghỉ khi khô (khô) 31

Viện Năng lượng Trang 3-31/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Tên các chỉ tiêu Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4(*)
Góc nghỉ khi ướt (ướt) 29
Hệ số rỗng nhỏ nhất emin 0,756
Hệ số rỗng lớn nhất emax 0,546
Mô dun biến dạng E*103(kg/ 0,6
cm2)kG/cm2)
Ghi chú: Lớp 4(*): Chỉ tiêu kiến nghị được lấy theo kinh nghiệm và có thảm
khảo từ các công trình có điều kiện địa chất tương tự.
Bảng 3.11: Bảng kiến nghị chỉ tiêu cơ lý tính toán của đá nền lớp 5
Cường độ kháng nén mẫu
Dung trọng
Tỷ trọng đá
Khô gió
Lớp  (kG/cm2) Hệ số mềm hóa
k
(g/cm3) Khô gió Bão hòa
(g/cm3)
(kG/cm2) (kG/cm2)
Lớp 5 2,63 2,65 1000 940 0,94

 Phân cấp đất đá cho công tác khai đào


Công tác phân cấp đất đá khai đào theo công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/
8/2007 về việc Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây
dựng (xem bảng 3.12).
Bảng 3.12: Bảng phân cấp đất đá cho công tác khai đào
Cấp đất đá
Loại đất đá Ghi chú
Đào cơ giới Đào thủ công
Lớp 1 Đất cấp III: 100% Đất cấp III (nhóm 7): 100%
Đất cấp IV: 95% Đất cấp IV (nhóm 8): 95%
Lớp 2
Đá cấp IV: 5% Đá cấp IV: 5%
Lớp 3 Đất cấp III: 100% Đất cấp III (nhóm 7): 100%
Đất cấp IV: 35% Đất cấp IV (nhóm 9): 35%
Lớp 4
Đá cấp IV: 65% Đá cấp IV: 65%
Lớp 5 Đá cấp I: 80%, đá cấp II: 20%
Kết quả đo điện trở suất của đất
Công tác khảo sát đo điện trở suất của đất được thực hiện tại khu vực nghiên
cứu nhằm xác định điện trở suất của các lớp đất phục vụ công tác thiết kế hệ
thống tiếp địa. Điểm đo điện trở suất được bố trí trùng với vị trí các hố khoan
ở cả khu vực nhà máy và khu vực đường dây đấu nối 110kV. Tổng số điểm đo
10 điểm.
Phương pháp đo sử dụng theo phương pháp WENNER với bộ thiết bị 4 cực đo
đối xứng. Các cọc thu MN và các cọc phát AB được đặt theo đường thẳng với

Viện Năng lượng Trang 3-32/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
một khoảng cách nhất định (a) và cách đều nhau cụ thể như sơ đồ ở hình 3.4
dưới đây.
P

a a a
A M O N B

Hình 3.4: Sơ đồ nối dây trong phương pháp đo sâu điện đối xứng
Trong đó:
P - Nguồn phát dòng một chiều (V) cung cấp điện áp phát; A, B là 02 đầu điện
cực phát vào môi trường đất đá; M, N là hai đầu điện cực thu; 0 là vị trí quy
ước ghi các giá trị đo tại thực địa, tương ứng với tên điểm đo.
Thiết bị đo: Máy đo CA 6470N và các thiết bị đồng bộ.
Công tác đo điện trở suất của đất được thực hiện bằng phương pháp đo sâu
điện trong khuôn viên nhà máy, trạm biến áp và đường dây 110kV đấu nối
nhằm xác định điện trở suất của đất phục vụ công tác thiết kế tiếp địa. Vị trí
của từng điểm đo theo phương án thi công được thực hiện trên từng hạng mục
và được chủ trì bộ môn quyết định theo đặc điểm địa hình địa mạo ngoài thực
địa khảo sát. Số liệu đo điện trở suất của đất tại từng vị trí được thể hiện trong
bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13: Kết quả đo điện trở suất

Viện Năng lượng Trang 3-33/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
KẾT QUẢ TÍNH
Điện TOÁN
Số trở Chia lớp tự động bằng
K.cách K.cách
đọc suất phần mềm IPI2win(IP)
cực thu cực Thời Mùa
STT Vị trí đo trên biểu Chiều
MN phát tiết đo Giá chiều
máy kiến sâu
(m) AB (m) trị dày
R(W) của đất đáy
ĐTS lớp
(Wm) lớp
(Ωm) (m)
(m)
I. Khu vực nhà máy và các tấm pin
3 9.0 0.3 5.65 2.0 1.5 1.5
Mùa
1 HK1 5 15.0 0.28 8.79 Nắng 271 8.5 <10
nắng
10 30.0 0.28 17.58
3 9.0 0.59 20.56 15.3 1.5 1.5
Mùa
2 HK2 5 15.0 1.74 30.57 Nắng 127 8.5 <10
nắng
10 30.0 0.64 50.07
3 9.0 2.58 153.10 90.8 1.5 1.5
Mùa
3 HK3 5 15.0 6.15 193.00 Nắng 293 8.5 <10
nắng
10 30.0 1.68 242.40
3 9.0 0.44 8.29 10.2 1.5 1.5
Râm Mùa
4 HK4 5 15.0 0.41 12.87 767 8.5 <10
mát nắng
10 30.0 0.41 25.75
3 9.0 1.73 32.59 26.4 1.5 1.5
Mùa
5 HK5 5 15.0 1.06 33.28 Nắng 95 8.5 <10
nắng
10 30.0 1.02 64.06
3 9.0 2.12 39.94 17.2 1.5 1.5
Mùa
6 HK10 5 15.0 1.74 54.64 Nắng 155 8.5 <10
nắng
10 30.0 1.36 85.41
II. Khu vực trạm biến áp
3 9.0 2.36 44.46 18.8 1.5 1.5
Mùa
7 HK14 5 15.0 1.96 61.54 Nắng 195 8.5 <10
nắng
10 30.0 1.58 99.22
3 9.0 2.69 50.68 25.4 1.9 1.9
Mùa
8 HK15 5 15.0 1.98 62.17 Nắng 197 8.1 <10
nắng
10 30.0 1.69 106.13
III. Tuyến đường dây 110 kV đấu nối
1 LK1(ĐZ) 2 6.0 11.2 140.67 Nắng Mùa 74.2 1.4 1.4
4 12.0 7.5 188.40 nắng 599 8.6 <10
6 18.0 6.8 256.22

Viện Năng lượng Trang 3-34/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
KẾT QUẢ TÍNH
Điện TOÁN
Số trở Chia lớp tự động bằng
K.cách K.cách
đọc suất phần mềm IPI2win(IP)
cực thu cực Thời Mùa
STT Vị trí đo trên biểu Chiều
MN phát tiết đo Giá chiều
máy kiến sâu
(m) AB (m) trị dày
R(W) của đất đáy
ĐTS lớp
(Wm) lớp
(Ωm) (m)
(m)
8 24.0 6.3 316.51
10 30.0 6.1 383.08
2 6.0 10.2 128.11 46.5 1.0 1.0
4 12.0 8.2 205.98 1297 9.0 <10
Mùa
2 LK2(ĐZ) 6 18.0 7.8 293.90 Nắng
nắng
8 24.0 7.7 386.85
10 30.0 7.40 464.72

Ghi chú: Kết quả đo điển trở suất sẽ có sự biến thiên theo điều kiện tự nhiên,
vì vậy khi thi công cần đo kiểm tra để có giải pháp thi công phù hợp.
3.4.5.5. Đặc điểm địa chất thủy văn
Nước mặt
Trong quá trình khảo sát thực địa đã lấy 03 mẫu nước mặt tại các vị trí: Gần
khu vực HK-1 ở độ sâu 1,0m; Mẫu nước hồ gần khu vực hố khoan HK – 13 ở
độ sâu 3,0m; Mẫu nước suối ở độ sâu 4,0m. Kết quả phân tích mẫu nước có
thành phần hoá học và tên gọi của nước dưới đất theo công thức Cuốc - Lốp
như sau:

Nước thuộc loại Clorua Bicabonat Kali Natri. Theo tiêu chuẩn TCVN 3994-85
nước ở trong khu vực nghiên cứu không có tính ăn mòn bê tông theo chỉ tiêu
CO2 và độ cứng tổng.
Nước ngầm
Nước ngầm thường vận động và chứa trong các khe nứt của đá gốc phức hệ
Định Quán và pha đá mạch. Nguồn nước ngầm và nước mặt có quan hệ khá
chặt chẽ với nhau.

Viện Năng lượng Trang 3-35/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Tại thời điểm khảo sát vào tháng 3/2018 cho thấy mực nước ngầm thường
nằm sâu, hố khoan sâu đến 10m nhưng không gặp nước ngầm.
3.4.5.6. Hiện tượng địa chất động lực công trình
Hiện tượng sụt lún
Công tác khảo sát địa chất công trình Khu vực nghiên cứu cho thấy đến độ sâu
10,0m các lớp địa chất có khả năng chịu tải trung bình đến tốt. Địa hình khu
vực dự án tương đối bằng phẳng, chưa thấy có hiện tượng sạt trượt, sụt lún xảy
ra.
Hiện tượng đá lăn
Đây là hiện tượng xảy ra đối với những khu vực thi công ở sườn núi hoặc chân
núi, do có bề mặt địa hình dốc nên khi thi công cần chú ý đến những tảng lăn
nằm ở khu vực trên cao và sườn dốc vì nó có thể sẽ gây nguy hiểm cho người
và máy móc thi công, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
3.4.5.7. Đánh giá điều kiện địa chất công trình
Khu vực lắp đặt các tấm pin mặt trời
Tại khu vực lắp đặt pin mặt trời đã tiến hành khoan khảo sát 14 hố khoan (các
hố khoan có số hiệu từ HK-1 đến HK-14) cho thấy, trong phạm vi diện tích và
chiều sâu nghiên cứu đến 10m, địa tầng địa chất gồm 5 lớp đất, đá như sau:
- Lớp 1: Á cát hạt mịn đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng á sét lẫn dăm sạn, đá tảng
lăn, rễ cỏ cây, xác thực vật. Đất màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, nâu xám, ít
ẩm, trạng thái xốp, chặt vừa. Đá tảng lăn có đường kính từ 0,3 ÷ 1,5m chiếm
5-15%. Giá trị đặc trưng SPT N30 = 21. Lớp này nằm ngay trên bề mặt tự
nhiên và phân bố khắp khu vực TBA. Chiều dày của lớp dao động từ
0,5÷2,0m.
- Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Dăm sạn
chiếm 30-45% có nguồn gốc từ đá granit và pha đá mạch, đôi chỗ lẫn đá tảng
phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT
N30 = 36. Lớp này chỉ gặp ở hố khoan HK-15, lớp nằm ngay phía dưới lớp 1,
chiều dày lớp dao động từ 3,0 ÷ 3,2m.
- Lớp 4: Đá granit phong hóa mạnh thành đất dăm sạn, hòn cục lẫn đất á sét
màu xám nâu, nâu vàng, ít ẩm, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT N 30 > 50.
Dăm sạn, hòn cục chiếm 50-60%. Lớp này nằm dưới lớp 3, gặp ở hố khoan
HK-16, chiều dày lớp dao động từ 2,0÷2,5m.

Viện Năng lượng Trang 3-36/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
- Lớp 5: Đá granit hạt vừa đến thô màu xám trắng, xám xanh, đốm đen, nứt
nẻ mạnh đến ít nứt nẻ, rất cứng chắc. Lớp phân bố khắp khu vực sân phân phối
và TBA, chiều dày lớp > 10m, (các hố khoan khảo sát đến độ sâu 10m chưa
kết thức lớp này).
Giá trị điện trở suất của đất đá ở khu vực lắp đặt các tấm pin thay đổi từ: 2,0 ÷
767 (Ωm).
 Khu vực sân phân phối và trạm biến áp
Khu vực sân phân phối và TBA đã thực hiện khoan khảo sát địa chất 02 hố
khoan số hiệu HK-15 và HK-16. Kết quả phân chia địa chất công trình từ trên
xuống đến độ sâu 8,0m gồm 4 lớp sau:
- Lớp 1: Á cát hạt mịn đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng á sét lẫn dăm sạn, đá tảng
lăn, rễ cỏ cây, xác thực vật. Đất màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, nâu xám, ít
ẩm, trạng thái xốp, chặt vừa. Đá tảng lăn có đường kính từ 0,3 ÷ 1,5m chiếm
5-15%. Giá trị đặc trưng SPT N30 = 21. Lớp này nằm ngay trên bề mặt tự
nhiên và phân bố khắp khu vực TBA. Chiều dày của lớp dao động từ 0,5
÷2,0m.
- Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Dăm sạn
chiếm 30-45% có nguồn gốc từ đá granit và pha đá mạch, đôi chỗ lẫn đá tảng
phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT
N30 = 36. Lớp này chỉ gặp ở hố khoan HK-15, lớp nằm ngay phía dưới lớp 1,
chiều dày lớp dao động từ 3,0÷3,2m.
- Lớp 4: Đá granit phong hóa mạnh thành đất dăm sạn, hòn cục lẫn đất á sét
màu xám nâu, nâu vàng, ít ẩm, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT N 30 > 50.
Dăm sạn, hòn cục chiếm 50-60%. Lớp này nằm dưới lớp 3, gặp ở hố khoan
HK-16, chiều dày lớp dao động từ 2,0÷2,5m.
- Lớp 5: Đá granit hạt vừa đến thô màu xám trắng, xám xanh, đốm đen, nứt
nẻ mạnh đến ít nứt nẻ, rất cứng chắc. Lớp phân bố khắp khu vực sân phân phối
và TBA, chiều dày lớp > 10m, (các hố khoan khảo sát đến độ sâu 10m chưa
kết thức lớp này).
Giá trị điện trở suất của đất đá ở khu vực sân phân phối và TBA thay đổi từ:
18,8÷197 (Ωm)
 Khu vực tuyến đường dây đấu nối 110kV

Viện Năng lượng Trang 3-37/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Khu vực tuyến đường dây 110kV đấu nối đã thực hiện khoan khảo sát địa chất
02 hố khoan số hiệu LK-1 và LK-2. Kết quả phân chia địa chất công trình từ
trên xuống đến độ sâu 8,0m gồm 3 lớp như sau:
- Lớp 1: Á cát hạt mịn đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng á sét lẫn dăm sạn, đá tảng
lăn, rễ cỏ cây, xác thực vật. Đất màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, nâu xám, ít
ẩm, trạng thái xốp, chặt vừa. Đá tảng lăn có đường kính từ 0,3 ÷ 1,5m chiếm
5-15%. Giá trị đặc trưng SPT N30 = 21. Lớp này nằm ngay trên bề mặt tự
nhiên và phân bố dọc tuyến đường dây 110kV đấu nối. Chiều dày lớp dao
động từ 1,5÷5,0m.
- Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Dăm sạn
chiếm 30-45% có nguồn gốc từ đá granit và pha đá mạch, đôi chỗ lẫn đá tảng
phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT
N30 = 36. Lớp nằm ngay phía dưới lớp 1, chiều dày lớp dao động khoảng
3,0÷10m. Tại hố khoan LK-2 đến độ sâu 8,0m chưa xuyên qua lớp này.
- Lớp 5: Đá granit hạt vừa đến thô màu xám trắng, xám xanh, đốm đen, nứt
nẻ mạnh đến ít nứt nẻ, rất cứng chắc. Lớp này phân bố dọc tuyến đường dây
gặp tại hố khoan LK-1. Chiều dày lớp dao động từ 5,5 ÷10m.
Giá trị điện trở suất của đất đá ở khu vực đường dây đấu nối 110kV thay đổi
từ: 46,5 ÷ 1.297 (Ωm).
3.4.5.8. Kết luận về điều kiện địa chất công trình
1. Khu vực nhà máy
Đặc điểm địa hình địa mạo
- Kết quả khảo sát cho thấy khu vực dự án có bề mặt địa hình tương đối bằng
phẳng, cao độ ít thay đổi, bề mặt tự nhiên ít bị phân cắt, thuộc kiểu địa hình
xâm thực bóc mòn, đất đá cấu tạo nên kiểu địa hình này chủ yếu từ các đá
thuộc phức hệ Phức hệ Định Quán (γδJ3 đq2). Địa hình khá thuận lợi để bố trí
và xây dựng công trình.
- Địa hình dạng dải kéo dài theo phương á kinh tuyến được thành tạo từ các
đá granit áplit hạt nhỏ thuộc pha đá mạch của phức hệ Đèo Cả. Địa hình này
thường tạo thành các vách đá cao hoặc bãi đá đổ lở gây trở ngại cho công tác
san gạt mặt bằng.
 Đặc điểm địa chất công trình

Viện Năng lượng Trang 3-38/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Khu vực bố trí các tấm pin mặt trời, khu vực sân phân phối và trạm biến áp đã
thực hiện khoan khảo sát địa chất 16 hố khoan ký hiệu từ HK-1 đến HK-16.
Điều kiện địa chất khu vực dự án không quá phức tạp, theo mặt cắt từ trên
xuống độ sâu 10,0m gồm 5 lớp như sau:
- Lớp 1: Á cát hạt mịn đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng á sét lẫn dăm sạn, đá tảng
lăn, rễ cỏ cây, xác thực vật. Đất màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, nâu xám, ít
ẩm, trạng thái xốp, chặt vừa. Đá tảng lăn có đường kính từ 0,3 ÷ 1,5m chiếm
5-15%. Giá trị đặc trưng SPT N30 = 21. Lớp này xuất lộ ngay trên bề mặt tự
nhiên trên toàn bộ diện tích dự kiến xây dựng. Chiều dày của lớp dao động từ
0,5 - 4,0m.
- Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Dăm sạn
chiếm 30-45% có nguồn gốc từ đá granit và pha đá mạch, đôi chỗ lẫn đá tảng
phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT
N30 = 36. Lớp này gặp ở hầu hết các hố khoan khảo sát trên các hạng mục của
công trình, lớp nằm ngay phía dưới lớp 1, chiều dày lớp dao động từ 1,5 đến
hơn 10,0m.
- Lớp 3: Cát hạt trung đến thô lẫn nhiều dăm sạn, thành phần dăm sạn chiếm
20-30%. Đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng, nguồn gốc phong hóa từ đá
granit, đôi chỗ lẫn đá tảng phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, mức độ gắn
kết yếu, trạng thái chặt đến rất chặt. Giá trị đặc trưng SPT N 30 = 35Lớp này
gặp ở các hố khoan HK-5, HK-6, HK-9 và HK-14, lớp nằm dưới lớp 2, chiều
dày dao động từ 2,0- 4,0m.
- Lớp 4: Đá granit phong hóa mạnh thành đất dăm sạn, hòn cục lẫn đất á sét
màu xám nâu, nâu vàng, ít ẩm, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT N 30>
50.Dăm sạn, hòn cục chiếm 50-60%. Lớp này nằm dưới lớp 3, gặp ở các hố
khoan HK-8, HK-9, HK-10, HK-14 và HK-16. Chiều dày dao động từ 0,5-
2,7m.
- Lớp 5: Đá granit hạt vừa đến thô màu xám trắng, xám xanh, đốm đen, nứt
nẻ mạnh đến ít nứt nẻ, rất cứng chắc. Lớp phân bố khắp khu vực dự án, gặp
hầu hết ở các hố khoan khảo sát với chiều dày > 10m (các hố khoan khảo sát
đến độ sâu 10m chưa kết thúc lớp này).
Giá trị điện trở suất của đất đá ở khu vực lắp đặt các tấm pin thay đổi từ: 2,0 ÷
767 (Ωm). Giá trị điện trở suất của đất đá ở khu vực sân phân phối và TBA
thay đổi từ: 18,8 ÷ 197 (Ωm).
 Đặc điểm địa chất thuỷ văn

Viện Năng lượng Trang 3-39/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
Tại thời điểm khảo sát là mùa nắng hạn, khoan khảo sát địa chất công trình
đến chiều sâu 10m chưa gặp nước ngầm. Về cơ bản mực nước ngầm trong khu
vực nằm sâu. Nguồn cung cấp là nước mưa, miền thoát nước là sông suối
quanh khu vực nghiên cứu. Quá trình khảo sát có lấy 03 mẫu nước mặt trong
khu vực dự án, kết quả phân tích mẫu nước trong phòng cho thấy nước không
có tính ăn mòn đối với bê tông theo tiêu chuẩn CO2 và độ cứng tổng.
 Kiến nghị
Theo các kết quả khảo sát nêu trên, theo quy mô và tải trọng công trình, kiến
nghị một số điểm như sau:
- Về điều kiện địa chất nền, các lớp đất có mặt trong khu vực dự án có các
chỉ tiêu cơ lý và sức chịu tải trung bình đến tốt, thích hợp làm lớp chịu tải cho
các giải pháp móng công trình.
- Hiện tượng đá lăn dễ xẩy ra trong quá trình mở móng đối ở vị trí gần các
vách đá.
- Kiến nghị khu vực dự án nằm trong vùng động đất cấp V theo thang
MSK64, có đỉnh gia tốc nền a = 0,0222g.
- Vật liệu xây dựng cho công trình như cát, đá, xi măng có thể mua tại các
đại lý vật liệu xây dựng tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, cách công
trình khoảng 25÷30km.
- Nguồn nước phục vụ xây dựng, sinh hoạt, rửa tấm pin và phòng cháy chữa
cháy có thể xem xét sử dụng nguồn nước mặt có trong khu vực. Kiến nghị sử
dụng đường ống dẫn nước từ nguồn nước mặt ở hồ thủy lợi Tà Ranh, cách khu
vực dự án khoảng 50÷100m về phía Đông Nam.
2. Khu vực tuyến đường dây 110kV
Đặc điểm địa chất công trình
Khu vực tuyến đường dây 110kV đấu nối đã thực hiện khoan khảo sát địa chất
02 hố khoan số hiệu LK-1 và LK-2. Kết quả phân chia địa chất công trình từ
trên xuống đến độ sâu 8,0m gồm 3 lớp như sau:
- Lớp 1: Á cát hạt mịn đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng á sét lẫn dăm sạn, đá tảng
lăn, rễ cỏ cây, xác thực vật. Đất màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, nâu xám, ít
ẩm, trạng thái xốp, chặt vừa. Đá tảng lăn có đường kính từ 0,3 ÷ 1,5m chiếm
5-15%. Giá trị đặc trưng SPT N30 = 21. Lớp này nằm ngay trên bề mặt tự

Viện Năng lượng Trang 3-40/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
nhiên và phân bố dọc tuyến đường dây 110kV đấu nối. Chiều dày lớp dao
động từ 1,5÷5,0m.
- Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Dăm sạn
chiếm 30-45% có nguồn gốc từ đá granit và pha đá mạch, đôi chỗ lẫn đá tảng
phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, trạng thái cứng. Giá trị đặc trưng SPT
N30 = 36. Lớp nằm ngay phía dưới lớp 1, chiều dày lớp dao động khoảng
3,0÷10m. Tại hố khoan LK-2 đến độ sâu 8,0m chưa xuyên qua lớp này.
- Lớp 5: Đá granit hạt vừa đến thô màu xám trắng, xám xanh, đốm đen, nứt
nẻ mạnh đến ít nứt nẻ, rất cứng chắc. Lớp này phân bố dọc tuyến đường dây
gặp tại hố khoan LK-1. Chiều dày lớp dao động từ 5,5 ÷ 10m.
Giá trị điện trở suất của đất đá ở khu vực đường dây đấu nối 110kV thay đổi
từ: 46,5 ÷ 1.297 (Ωm)
Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Tại thời điểm khảo sát là mùa nắng hạn, khoan khảo sát địa chất công trình
đến chiều sâu 0,8 m chưa gặp nước ngầm. Quá trình khảo sát có lấy 03 mẫu
nước mặt trong khu vực dự án, kết quả phân tích mẫu nước trong phòng cho
thấy nước không có tính ăn mòn đối với bê tông theo tiêu chuẩn CO2 và độ
cứng tổng.
Nhìn chung, tuyến đường dây 110kV có chiều dài toàn tuyến ngắn (3,975 km),
tim tuyến đi trên khu vực địa hình có độ chênh cao thấp, chủ yếu là bãi hoang,
số ít là đồi cây bụi và ruộng lúa, tuyến đi gần đường đất thuận lợi cho quá
trình xây dựng tuyến. Điều kiện tự nhiên của địa điểm không có yếu tố bất lợi
về cơ bản địa hình phù hợp để xây dựng tuyến đường dây 110kV.
3.4.6 Điều kiện về giao thông
Khu vực dự án có đường giao thông tương đối thuận lợi, nằm cách đường
quốc lộ 1A khoảng 6km, cách TP Phan Rang – Tháp Chàm về phía Tây Nam
khoảng 20km.

Viện Năng lượng Trang 3-41/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy

Hình 3.5 – Hình ảnh đường vào vị trí nhà máy ĐMT Sinenergy Ninh Thuận I

Viện Năng lượng Trang 3-42/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
3.4.7 Nguồn cung cấp nước
Nguồn nước phục vụ xây dựng, sinh hoạt, rửa tấm pin và phòng cháy chữa
cháy có thể xem xét sử dụng nguồn nước mặt có trong khu vực. Nguồn nước
mặt ở hồ thủy lợi Tà Ranh, cách khu vực dự án khoảng 50-100m về phía Đông
Nam. Tuy nhiên, để xác định chính xác trữ lượng nước ngầm và nước mặt cần
phải tiến hành khảo sát, tính toán chi tiết (quan trắc nước ngầm, tính toán cân
bằng nước và nhu cầu dùng nước của nhà máy…).
3.4.8 Nguồn cung cấp điện
Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220kV, 110kV với
nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160 MW. Ngoài
ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thủy điện Sông Pha công
suất 7,5MW (5x1,5MW), nhà máy thủy điện Sông Ông công suất 8,1 MW
(3x2,7MW).
Trên địa bàn huyện Ninh Phước có các trạm và tuyến đường dây truyền tải
điện, cấp điện cho các địa bàn xã huyện, thị trấn tại địa phương như trạm
110kV Ninh Phước công suất 2x25 MVA-110/22kV, nhận điện từ tuyến
đường dây 110kV mạch đơn Ninh Thuận – Ninh Phước và Ninh Phước – Phú
Lạc. Tại địa điểm xây dựng trên địa bàn xã Phước Hữu có các TBA phân phối
22/0,4kV và tuyến đường dây 22 kV có thể đảm bảo cung cấp điện phục vụ
cho dự án.

Viện Năng lượng Trang 3-43/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy

Hình 3.6 – Đường dây 22kV cấp điện thi công dự án.
3.4.9 Hệ thống thông tin
Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được đầu tư hiện đại hóa, đảm
bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế; đảm bảo cung cấp các dịch vụ với
chi phí phù hợp và đậ tin cậy cao như: mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao,
hạ tầng mạng lưới băng thông rộng (MAN) cho Thành phố theo mô hình “một
hệ thống, đa dịch vụ”.
3.5 Đánh giá về tiềm năng phát triển mặt trời tại khu vực dự án
Theo nguồn số liệu Atlas năng lượng mặt trời toàn cầu (của Ngân hàng Thế
giới) được thực hiện bởi Solargid thì tổng lượng bức xạ mặt trời theo bề mặt
nằm ngang tại khu vực vị trí dự án vào khoảng 2.005,9 kWh/m2 năm; Trực xạ

Viện Năng lượng Trang 3-44/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
khoảng 1.234 kWh/m2 năm; Tổng xạ trên mặt phẳng nghiêng 80 tại vị trí dự án
là: 1.929,8 kWh/m2 năm.
Bảng 3.14. Bức xạ mặt trời theo tháng tại vị trí dự án
(theo nguồn Meteonorm 7)
Tổng xạ nằm ngang Tổng xạ khuyếch tán ngang Sản lượng
Tháng
(kWh/m2) (kWh/m2) (MWh)
1 148,2 65,40 6603
2 170,0 55,40 7410
3 193,3 68,80 8123
4 198,7 69,90 8040
5 195,4 68,50 7745
6 173,0 72,00 6790
7 171,8 77,20 6773
8 184,7 75,30 7429
9 156,6 70,80 6505
10 153,5 68,80 6592
11 124,9 59,40 5543
12 135,8 67,00 6129
Cả năm 2005,9 818,49 83683
Với các bộ số liệu về năng lượng mặt trời thu thập được thì vị trí dự án có tiềm
năng năng lượng mặt trời khá tốt để có thể xây dựng nhà máy điện mặt trời sử
dụng công nghệ pin quang điện (PV) nối lưới với mục đích thương mại.
3.6 Kết luận về địa điểm dự án
3.6.1 Điều kiện về tự nhiên
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên của địa điểm nhìn chung là tốt, không có nhiều
yếu tố bất lợi. Địa điểm về cơ bản phù hợp cho việc xây dựng nhà máy điện mặt
trời.
3.6.2 Điều kiện địa hình địa điểm
 Kết quả khảo sát cho thấy khu vực dự án có bề mặt địa hình tương đối bằng
phẳng, cao độ ít thay đổi, bề mặt tự nhiên ít bị phân cắt...
 Nhìn chung, mặt bằng khu đất Dự án nằn trên đất đang canh tác nông nghiệp
có bề mặt địa hình tương đối bằng thuận lợi để xây dựng nhà máy điện mặt
trời. Tuy nhiên do cao độ mặt bằng thấp (<1m) nên khối lượng đất san lấp lớn.

Viện Năng lượng Trang 3-45/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
3.6.3 Điều kiện địa chất công trình
 Điều kiện địa chất khu vực dự án không quá phức tạp, theo mặt cắt từ trên
xuống gồm các lớp địa chất:
Lớp 1: Cát, á cát hạt mịn đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng á sét lẫn dăm sạn, đá tảng
lăn, rễ cỏ cây, xác thực vật. Đất màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, nâu xám, ít
ẩm, trạng thái xốp, chặt vừa. Đá tảng lăn có đường kính từ 0,3 ÷ 1,5m chiếm
5-15%. Lớp này xuất lộ ngay trên bề mặt tự nhiên trên toàn bộ diện tích dự
kiến xây dựng. Chiều dày của lớp dao động trong khoảng 0,5 - 4,0m.
Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. Dăm sạn
chiếm 30-45% có nguồn gốc từ đá granit và pha đá mạch, đôi chỗ lẫn đá tảng
phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, trạng thái cứng. Lớp này gặp ở hầu hết
các hố khoan khảo sát trên các hạng mục của công trình, lớp xuất lộ ngay phía
dưới lớp 1, chiều dày lớp dao động từ 1,5 đến hơn 10,0m.
Lớp 3: Cát hạt trung đến thô lẫn nhiều dăm sạn, thành phần dăm sạn chiếm 20-
30%. Đất màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng, nguồn gốc phong hóa từ đá
granit, đôi chỗ lẫn đá tảng phong hóa sót. Đất ít ẩm đến ẩm vừa, mức độ gắn
kết yếu, trạng thái chặt đến rất chặt. Lớp này gặp ở các hố khoan HK-5, HK-6,
HK-9 và HK-14, lớp xuất lộ ngay phía dưới lớp 2, chiều dày dao động từ 2,0-
4,0m.
Lớp 4: Đá granit phong hóa mạnh thành đất dăm sạn, hòn cục lẫn đất á sét
màu xám nâu, nâu vàng, ít ẩm, trạng thái cứng. Dăm sạn, hòn cục chiếm 50-
60%. Lớp này nằm dưới lớp 3, gặp ở các hố khoan HK-8, HK-9, HK-10, HK-
14 và HK-16. Chiều dày dao động từ 0,5-2,7m.
Lớp 5: Đá granit hạt vừa đến thô màu xám trắng, xám xanh, đốm đen, nứt nẻ
mạnh đến ít nứt nẻ, rất cứng chắc. Lớp này gặp hầu hết ở các hố khoan trên
các hạng mục của dự án. Chiều dày lớp > 10m.
Các lớp này có chỉ tiêu cơ lý trung bình đến tốt.
 Kết quả khảo sát cho thấy mực nước ngầm phân bố khá sâu trong các lỗ
rỗng khe nứt của đá gốc. Kết quả phân tích các mẫu nước mặt có trong khu
vực cho thấy nước không có tính ăn mòn đối với bê tông tiêu chuẩn.
 Nguồn nước phục vụ xây dựng, sinh hoạt, rửa tấm pin và phòng cháy chữa
cháy có thể xem xét sử dụng nguồn nước mặt có trong khu vực. Nguồn nước
mặt ở hồ thủy lợi Tà Ranh, cách khu vực dự án khoảng 50-100m về phía Đông
Nam. Tuy nhiên, để xác định chính xác trữ lượng nước ngầm và nước mặt cần

Viện Năng lượng Trang 3-46/47


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp
Thuyết minh Nghiên cứu khả thi
Chương 3: Địa điểm xây dựng nhà máy
phải tiến hành khảo sát, tính toán chi tiết (quan trắc nước ngầm, tính toán cân
bằng nước và nhu cầu dùng nước của nhà máy…).
3.6.4 Điều kiện giao thông vận tải của địa điểm
Nhìn chung mặt bằng Dự án nằm trong vùng Quy hoạch phát triển năng lượng
điện mặt trời, có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giao thông vận tải đường
bộ tương đối là thuận lợi.
3.6.5 Điều kiện đấu nối lưới điện Quốc gia
Việc đấu nối lưới với hệ thống điện Quốc gia rất thuận tiện và dễ dàng thông
qua trạm cắt 110kV Ninh Phước và đường dây đấu nối.
3.6.6 Kết luận
Địa điểm xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I hội tụ
nhiều yếu tố thuận lợi về nguồn cung cấp năng lượng, điều kiện tự nhiên, mặt
bằng cũng như phù hợp với quy hoạch, định hướng của phát triển của tỉnh để
xây dựng một cơ sở công nghiệp phát điện phù hợp với chủ trương phát triển
năng lượng sạch và của Chính phủ.

Viện Năng lượng Trang 3-47/47

You might also like