BaiGiang_Kham_GoiCangChan

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

MODULE CƠ XƯƠNG KHƠP

THĂM KHÁM CHỨC NĂNG KHỚP GỐI CẲNG CHÂN

MỤC TIÊU
1. Sờ được các mốc xương và xác định các hõm quanh xương bánh chè
2. Nhận biết và thực hiện vẽ đo trục đùi cẳng chân
3. Nhận biết 4 khoang cẳng chân, đo vòng chi ở cẳng chân
4. Khám mạch máu thần kinh đi qua vùng gối cẳng chân
5. Thực hiện và đo biên độ vận động của khớp gối và nhận biết một số bất thường
6. Thực hiện và giải thích các nghiệm pháp khám dây chằng sụn chêm:
Lachman, ngăn kéo trước, ngăn kéo sau, dạng khép, Apley, Mc Murray

NỘI DUNG BÀI GIẢNG


1. Giới thiệu
Khớp gối là một khớp có tầm vận động lớn và tương đối phức tạp. Do vậy chấn
thương vùng gối dễ gây ra nhiều tổn thương tại gối và những biến chứng ở vùng
cẳng chân. Việc thăm khám lâm sàng toàn diện khớp gối và cẳng chân là rất quan
trọng trong việc chẩn đoán và điều trị những tổn thương vùng này.
2. Thăm khám
2.1. Xác định các mốc xương và các hõm quanh xương bánh chè

Đối với khớp gối bình thường: xương bánh chè hiện rõ, các hõm quanh xương
bánh chè hiện rõ
Khi có tràn dịch hay tràn máu khớp gối sẽ không thấy xương bánh chè hiện
rõ và mất các hõm quanh xương bánh chè
Các mốc giải phẫu vùng gối cần thăm khám:
- Xương bánh chè
- Lồi củ chày
1
MODULE CƠ XƯƠNG KHƠP

- Mâm chày trong, mâm chày ngoài


- Chỏm xương mác
- Lồi cầu trong, lồi cầu ngoài
- Gân bánh chè
- Gân tứ đầu, các gân chân ngỗng
- Khe khớp gối
- Các hõm quanh xương bánh chè
Khi thăm khám cần sờ ấn xác định các mốc xương vùng gối, đánh giá mối
tương quan giữa các mốc xương, đánh giá sự toàn vẹn và vị trí đau.
Nghiệm pháp giúp phát hiện tràn dịch khớp gối là bập bềnh xương bánh chè:
- Nguyên tắc thăm khám là dồn dịch từ các túi cùng quanh xương bánh
chè về giữa gối
- Nghiệm pháp dương tính khi ép xương bánh chè ra sau sẽ thấy cảm
giác chạm vào xương đùi, khi thả ra xương bánh chè sẽ bật ra trước
trở lại
2.2. Khám trục đùi cẳng chân

Bình thường nhìn thẳng trục đùi và cẳng chân tạo thành một góc mở ra ngoài
170 độ

2
MODULE CƠ XƯƠNG KHƠP

Đường Mikulicz là đường thẳng qua 3 điểm: tâm chỏm xương đùi, điểm giữa
xương bánh chè, điểm giữa khớp cổ chân
- Là trục tì đứng của chi dưới
- Trục chịu lực, trục cơ học
2.3. Khám mô mềm và các cơ cẳng chân
Thăm khám mô mềm cẳng chân cần chú ý:
- Quan sát toàn bộ chu vi cẳng chân
- Vị trí sưng bầm gợi ý chỗ tổn thương
- Đo vòng chi: đánh dấu điểm sưng hoặc teo nhất, đo vòng chi tại điểm
này, so sánh với chân lành

Các cơ ở cẳng chân nằm trong 4 khoang kín không giãn nở khi chấn thương
làm tăng áp lực trong khoang kín, chèn ép các mạch máu nhỏ nuôi cơ, thiếu
máu cơ dẫn đến chèn ép khoang. Hậu quả của chèn ép khoang hoại tử cơ dẫn
đến mất chân.
2.4. Khám mạch máu thần kinh đi qua vùng gối cẳng chân
Theo bậc thang giải phẫu:
- Động mạch khoeo ở trong nhất, sâu nhất
- Thần kinh chày ở ngoài nhất, nông nhất
- Tĩnh mạch khoeo ở giữa
Động mạch khoeo có nhiều nhánh thông nối tuy
nhiên các nhánh này không đủ nuôi chi khi động
mạch khoeo tổn thương
Động mạch khoeo nằm sát xương vì vậy có nguy cơ
tổn thương khi có chấn thương vùng gối, đặc biệt khi
có trật khớp gối, gãy mâm chày

3
MODULE CƠ XƯƠNG KHƠP

Thần kinh vùng cẳng chân bao gồm thần kinh mác chung và thần kinh chày.
Thần kinh mác chung chia thành thần kinh mác nông và mác sâu
TK Mác nông:
- Chi phối vận động cho cơ khu cẳng chân ngoài.
- Chi phối cảm giác cho da mặt ngoài cẳng chân, mu chân, mặt mu các
ngón chân trừ nửa ngoài mặt mu ngón út và kẽ giữa ngón 2 và ngón
cái.
TK Mác sâu:
- Cho các nhánh bên vận động cho các cơ cẳng chân trước
- Cảm giác cho mặt mu nửa ngoài ngón cái và nửa trong ngón 2
TK Chày
- TK chày chạy giữa hai lớp nông và lớp sâu khu cẳng chân sau
- TK chày cho các nhánh bên vận động cho các cơ cẳng chân sau
2.5. Đo biên độ vận động khớp gối

Khớp gối có 1 cặp vận động là gấp và duỗi:


- Gấp có thể đến 1200 đến 1500
-
Duỗi có thể đến 50 đến 100
2.6. Các nghiệm pháp khám dây chằng sụn chêm
Khớp gối có 4 dây chằng( chéo trước, chéo sau, bên trong, bên ngoài ) và 2
sụn chêm( trong, ngoài )
Đánh giá chức năng của dây chằng và sụn chêm:
- Chức năng của 4 dây chằng là giữ vững khớp gối
- Chức năng của 2 sụn chêm là tham gia giữ vững khớp gối và hấp thu
lực tác động lên đầu xương.
Nghiệm pháp khám dây chằng chéo trước: ngăn kéo trước và Lachman
- Nguyên tắc: dây chằng chéo trước giúp giữ mâm chày không di
chuyển ra trước so với lồi cầu đùi
- Nghiệm pháp dương tính: khi mâm chày di chuyển ra trước so với lồi
cầu đùi
4
MODULE CƠ XƯƠNG KHƠP

Nghiệm pháp khám dây chằng chéo sau: ngăn kéo sau
- Nguyên tắc: dây chằng chéo sau giúp giữ mâm chày không di chuyển
ra sau so với lồi cầu đùi
- Nghiệm pháp dương tính: khi mâm chày di chuyển ra sau so với lồi
cầu đùi
Nghiệm pháp khám dây chằng bên trong: dạng
- Nguyên tắc: dây chằng bên trong giúp giữ không cho gối vẹo ngoài
- Nghiệm pháp dương tính: khi gối bị vẹo ngoài
Nghiệm pháp khám dây chằng bên ngoài: khép
- Nguyên tắc: dây chằng bên ngoài giúp không cho gối vẹo trong
- Nghiệm pháp dương tính: khi gối bị vẹo trong
Nghiệm pháp khám sụn chêm, bao khớp: McMurray, Apley
- Nguyên tắc: sụn chêm có vai trò hấp thu lực truyền từ đầu xương đùi
xuống xương chày
- Nghiệm pháp dương tính: khi bệnh nhân thấy đau hay cảm nhận tiếng
lụp cụp tại khe khớp gối

You might also like