Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 1. Năm 2006 diện tích và dân số của Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm bao nhiêu phần trăm so
với cả nước
A. 30,5% và 14,2% B. 30,6% và 14,4% C. 29,5% và 15,5% D. 28,5% và 15,8%
2
Câu 2. Năm 2014 diện tích Trung du và miền núi Bắc Bộ là 101.056,7 km , dân số là 13892,4 nghìn
người.Mật độ dân số của vùng khoảng
A. 127 người/km2 B. 172 người/km 2 C 137 người/km2 D. 157 người/km2
Câu 3. Tỉnh duy nhất giáp biển ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. Lạng Sơn B. Cao Bằng C. Quảng Ninh D.. Bắc Giang
Câu 5. Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh để hỗ trợ Trung du miền núi Bắc Bộ trong việc phát triển
kinh tế là
A. Vốn đầu tư và công nghệ hiện đại C. Lương thực thực phẩm và lao động
B. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật D. Chính sách công nghiệp hóa
Câu 6. Các tỉnh không có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc là
A. Quảng Ninh, Lạng Sơn C. Cao Bằng, Bắc Kạn
B. Hòa Bình, Sơn La D. Hà Giang, Lào Cai
Câu 7. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ là
A. đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ.
B. lượng nước trên mặt và nước ngầm phân bố không đều.
C. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
D. đất dốc, dễ bị xói mòn trong mùa khô, thủy lợi khó khăn.
Câu 8. Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư xã hội ở vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ là
A. là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.
B. là vùng thưa dân nhất nước ta, căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
C. là vùng ít dân, thành phần dân tộc đa dạng, nhiều kinh nghiệm sản xuất công, nông nghiệp.
D. là vùng ít dân, mật độ dân số thấp, phân bố không đồng đều giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 9. Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. Cơ sở hạ tầng lạc hậu C. Địa hình núi, cao nguyên bị chia cắt mạnh
B. Khí hậu phân hóa phức tạp D. Nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc
Câu 10. Thế mạnh lớn nhất của Trung du miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
A. khoáng sản và thủy điện C. khí hậu và sông ngòi
B. dân cư và nguồn lao động D. đất trồng và rừng
Câu 11. Đặc điểm không phải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. địa hình hiểm trở, độ chia cắt lớn
B. khí hậu có một mùa đông lạnh nhất nước ta
C. đất feralit phát triển trên nền đá vôi và đá phiến
D. tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng lớn nhất nước ta
Câu 12. Trung du và miền núi Bắc Bộ không thích hợp với việc trồng cây hàng năm chủ yếu do:
A. về mùa đông có rét đậm, rét hại, sương muối
B. cây hàng năm có hiệu quả kinh tế thấp
C. địa hình dốc, đất rất dễ bị xói mòn, thủy lợi khó khăn
D. nông dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm
Câu 13. Khó khăn lớn nhất về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người ở các tỉnh phía Bắc
B. Vùng thưa dân, hạ tầng cơ sở yếu kém
C. Thiếu vốn đầu tư
D. Các cơ sở công nghiệp cũ, công nghệ lạc hậu
Câu 14: Thế mạnh về khai thác chế biến khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở
A. Có nhiều mỏ khoáng sản có giá trị kinh tế cao và đang được khai thác.
B. Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn nhất cả nước.
C. Khu gang thép Thái Nguyên, và nhà máy supe photphat Lâm Thao sử dụng nguyên liệu trong vùng.
D. Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào khai thác và chế biến khoáng sản.
Câu 15. Điều kiện quan trọng nhất để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất nước ta
là do:
A. Thị trường tiêu thụ chè rất lớn.
B. Chủ yếu là đất feralit phát triển trên nền đá phiến, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
C. Tập trung nhiều xí nghiệp liên hiệp sản xuất và chế biến chè.
D. Được Nhà nước quan tâm đầu tư và có các chương trình hợp tác quốc tế.
Câu 17. Căn cứ Atlat trang 26, trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng (năm
2007) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Hạ Long B. Bắc Ninh C. Cẩm Phả D. Thái Nguyên
Câu 18. Căn cứ Atlat trang 26, các trung tâm công nghiệp có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng của vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Hạ Long, Cẩm Phả C. Cẩm Phả, Bắc Ninh
B. Cẩm Phả, Thái Nguyên D. Bắc Ninh, Hạ Long

Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng
Câu 1. Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của hệ thống sông
A. Hệ thống sông Tiền và sông Hậu C. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
B. Hệ thống sông Hồng và sông Đà D. Hệ thống sông Đồng Nai
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng khi giải thích nguyên nhân ĐBSH có mật độ dân số cao
nhất cả nước là
A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời C. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp
B. Nền nông nghiệp lúa nước cần sử dụng D. Có mạng lưới dịch vụ y tế giáo dục phát
nhiều lao động triển nhất cả nước
Câu 3. Sức ép lớn nhất đối với sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng là
A. thời tiết biến động thất thường. C. đô thị hóa với tốc độ nhanh.
B. bình quân đất nông nghiệp trên đầu người D. giá lương thực thế giới biến động khó
thấp và ngày càng giảm. lường.
Câu 4. Nhận định đúng về ĐBSH là
A. vùng có diện tích nhỏ nhất và có thế mạnh sản xuất lương thực thực phẩm
B. vùng có hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển nhất
C. vùng có thu nhập bình quân theo đầu người cao nhất
D. vùng có sản lượng lúa cao nhất cả nước
Câu 5. Ranh giới vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay được xác định dựa theo tiêu chí
A. Ranh giới đất phù sa của lưu vực sông Hồng
B. Ranh giới đất phù sa của cả lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình
C. Ranh giới tự nhiên, hình tam giác có đỉnh là Việt Trì và đáy là Hải Phòng - Ninh Bình
D. Ranh giới hành chính
Câu 6. Đất nông nghiệp ở một số nơi của Đồng bằng sông Hồng bị giảm độ phì nhiêu là do
A. canh tác không đúng kĩ thuật.
B. quá trình sản xuất thâm canh không đi đôi với việc bồi hoàn chất dinh dưỡng cho đất.
C. phần lớn diện tích đất nằm trong đê, là đất phù sa không được bồi hàng năm.
D. thiếu phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ.
Câu 7. Chọn ý đúng nhất phán ánh đặc điểm nổi bật của dân cư Đồng bằng sông Hồng:
A. Cơ cấu dân số trẻ nhất so với các vùng khác
B. Dân số đông nhất cả nước; nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn kĩ thuật
C. Lao động có trình độ cao nhất cả nước
D. Lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn
Câu 8. Hướng chuyển cư của Đồng bằng sông Hồng trong nhiều năm gần đây là đến vùng
A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Tây Nguyên
Câu 9. Biểu hiện chứng tỏ áp lực dân số đang đè nặng lên việc sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng
sông Hồng là
A. Bình quân lương thực trên đầu người thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long
B. Tập trung nhiều đô thị lớn và trung tâm công nghiệp lớn
C. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và ngày càng giảm
D. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm
Câu 10. Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước chủ yếu là do có
A. đất đai màu mỡ. C. trình độ thâm canh cao.
B. cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển. D. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Câu 11. Nhận xét phản ánh không chính xác hiện trạng sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng
sông Hồng là
A. lúa chiếm ưu thế tuyệt đối về sản lượng so với cả nước
B. trình độ thâm canh lúa cao nhất cả nước
C. vùng có diện tích rau vụ đông lớn nhất cả nước
D. bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức bình quân cả nước
Câu 12. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa quan trọng, vì
việc này nhằm
A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách và phát huy các thế mạnh của
vùng.
B. giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn.
C. đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. đẩy mạnh đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Câu 15. Sử dụng Atlat trang 26, hãy cho biết các tỉnh, thành phố không thuộc vùng Đồng bằng sông
Hồng là
A. Hà Nam, Nam Định, Thái Bình C. Phú Thọ, Quảng Ninh , Hòa Bình
B. Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên D. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương
Câu 16. Sử dụng Atlat trang 26, hãy cho biết Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng
A. Bắc Trung Bộ C. Trung du Miền núi Bắc Bộ

B. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Vịnh Bắc Bộ

Câu 19. Cho bảng số liệu :


Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1990 -2014 (%)

Năm 1990 2000 2005 2014


Nông-lâm-ngư nghiệp 45,6 23,4 16,8 9,6
Công nghiệp –xây dựng 22,7 32,7 39,3 46,4
Dịch vụ 31,7 43,9 43,9 44,4
Dạng biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng là
A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ cột chồng

Câu 22. Cho bảng số liệu:


Diện tích gieo trồng lúa năm 2005 và 2014 (nghìn ha)

Vùng 2005 2014


Đồng bằng sông Hồng 1186,1 1122,7
Đồng bằng sông Cửu Long 3826,3 4249,5
Nhận xét không đúng về diện tích gieo trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long năm 2005 và 2014 là
A. Diện tích gieo trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng.
B. Diện tích gieo trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng giảm.
C. Diện tích gieo trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long gấp hơn 3 lần so với ở Đồng bằng sông Hồng.
D. Diện tích gieo trồng lúa ở cả 2 vùng đồng bằng đều tăng.
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ
Câu 1. Vùng Bắc Trung Bộ gồm có
A. 4 tỉnh B. 5 tỉnh C. 6 tỉnh D. 7 tỉnh
Câu 2. Tỉnh không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là
A. Thanh Hóa. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Trị. D. Quảng Ngãi.
Câu 3. Độ che phủ rừng hiện nay ở Bắc Trung Bộ chỉ đứng sau vùng
A. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 4. Nhận xét không đúng về vị trí của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Giáp với Biển Đông. C. Giáp với Campuchia.
B. Kề với Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Kề với Đồng bằng sông Hồng.
Câu 5. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi
A. Tam Đảo. B. Hoàng Liên Sơn. C. Bạch Mã. D. Hoành Sơn.
Câu 6. Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
A. trồng cây lương thực. C. chăn nuôi đại gia súc.
B. chăn nuôi gia cầm. D. trồng cây công nghiệp.
Câu 8. Phát biểu không đúng về vai trò của rừng ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. Bảo vệ môi trồng sống của sinh vật. C. Điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của lũ.
B. Làm suy giảm nguồn gen động vật quí . D. Ngăn không cho cát bay vào làng mạc.
Câu 11. Mục đích chính của việc trồng rừng ở ven biển Bắc Trung Bộ là gì?
A. Hạn chế ngập lụt. C. Điều hòa nguồn nước.
B. Hạn chế lũ quét. D. Chắn gió, bão, chắn cát bay.
Câu 12. Nguyên nhân phát triển giao thông vận tải tạo thay đổi lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội
của vùng là do
A. Mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
B. Hạn chế các thiên tai, khai thác tốt nguồn tài nguyên.
C. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ mức nước ngầm.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Câu 13. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong khai thác thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
A. Không khai thác các ngư trường ven bờ. C. Khai thác và bảo vệ hợp lí nguồn thủy sản.
B. Tăng cường khai thác các ngư trường D. Tăng cường khai thác các ngư trường xa
ven bờ. bờ.
Câu 14. Dựa vào Atlat trang 27, vùng Bắc Trung Bộ không có khu kinh tế ven biển là
A. Nghi Sơn. C. Đông Bắc Nghệ An.
B. Đông Nam Nghệ An. D. Hòn La.
Câu 15. Dựa vào Atlat trang 27, hãy cho biết, năm 2007 vùng Bắc Trung Bộ có các cửa khẩu quốc tế là
A. A Đớt, Lao Bảo. C. Cha Lo, Cầu Treo.

B. Lao Bảo, Cha Lo. D. Nậm Cắn, Na Mèo.

Câu 17. Dựa vào Atlat trang 27, hãy cho biết sông Bến Hải đổ ra biển qua cửa
A. Cửa Hội B. Cửa Tùng C. Cửa Việt D. Cửa Thuận An
Câu 18. Căn cứ vào Atlat trang 27, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Huế có các ngành nào sau đây?
A. Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may. C. Chế biến nông sản, dệt, may, điện tử.
B. Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất ô tô. D. Luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí.
Câu 19. Dựa vào Atlat trang 27, các cảng biển ở Bắc Trung Bộ được sắp xếp theo thứ tự từ bắc vào
nam là
A. Cửa Lò, Vũng Áng, Nhật Lệ, Cửa Gianh, Thuận An, Chân Mây.
B. Cửa Lò, Vũng Áng, Nhật Lệ, Thuận An, Cửa Gianh, Chân Mây.
C. Cửa Lò, Vũng Áng, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Thuận An, Chân Mây.
D. Cửa Lò, Vũng Áng, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Chân Mây, Thuận An.
Câu 20. Dựa vào Atlat trang 27, hãy cho biết mỏ Cổ Định là mỏ khoáng sản nào sau đây?
A. Vàng. B. Mangan C. Crôm. D. Thiếc.
Câu 21. Dựa vào Atlat trang 27, hãy cho biết vùng Bắc Trung Bộ có các tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
B. Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.
C. Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng.
D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng.
Câu 22. Cho bảng số liệu sau:
Dân số và diện tích các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ năm 2015

Tỉnh Thanh Nghệ Hà Tĩnh Quảng Quảng Thừa Thiên -


Hóa An Bình Trị Huế
Dân số (nghìn người) 3514 3064 1261 873 620 1140
Diện tích (km2) 11129 16490 5998 8065 4739 5033
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng?
A. Mật độ dân số Thừa Thiên - Huế cao nhất. C. Dân số Quảng Bình thấp hơn Quảng Trị.
B. Nghệ An có diện tích lớn nhất. D. Mật độ dân số Hà Tĩnh cao hơn Thanh Hóa.
Câu 23. Cho biểu đồ sau:
Cơ cấu sản lượng thủy sản vùng Bắc Trung Bộ năm 2010 và năm 2014 phân theo tỉnh (%)
Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét đúng nhất về cơ cấu sản lượng thuỷ sản vùng Bắc Trung
Bộ trong 2 năm 2010 - 2014
A. Hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An chiếm gần 60% sản lượng thuỷ sản của vùng.
B. Tỉnh Quảng Trị có tỉ trọng đứng thứ 5 của vùng.
C. Tỉnh Hà Tĩnh có tỉ trọng trong cơ cấu thuỷ sản của vùng tăng.
D. Tỉnh Quảng Bình có tỉ trọng trong cơ cấu thuỷ sản của vùng giảm.
Câu 24. Cho biểu đồ

Diện tích rừng vùng Bắc Trung Bộ năm 2014


Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét đúng nhất về hiện trạng rừng của vùng Bắc Trung Bộ
trong năm 2014?
A. Diện tích rừng tập trung chủ yếu ở Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình.
B. Tổng diện tích rừng tỉnh Quảng Trị thấp nhất vùng.
C. Diện tích rừng tự nhiên tỉnh Nghệ An cao nhất vùng.
D. Diện tích rừng trồng tỉnh Thanh Hóa nhiều nhất vùng.
Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 1. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa lần lượt thuộc các tỉnh và thành phố
A. Đà Nẵng, Quảng Nam. C. Khánh Hòa, Đà Nẵng.
B. Đà Nẵng, Khánh Hòa. D. Quảng Nam, Đà Nẵng.
Câu 2. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có tỉnh
A. Quảng Bình. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Bình Thuận.
Câu 3. Nước mắm ngon nổi tiếng cả nước của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là ở
A. Phan Rang. B. Phan Thiết. C. Cát Hải D. Vĩnh Hảo.
Câu 4. Bãi biển Mỹ Khê thuộc
A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Bình Định.
Câu 5. Bãi biển không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Sa Huỳnh. B. Cà Ná. C. Mũi Né. D. Thiên Cầm.
Câu 7. Vùng có nhiều địa điểm xây dựng cảng nước sâu nhất ở nước ta là
A. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 8. Dự án các tuyến đường ngang ở Duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng
cường quan hệ với các khu vực
A. Tây Nguyên, Nam Lào. C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ, Nam Lào.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng về dự án phát triển các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên
với các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Mở rộng vùng hậu phương của các cảng. C. Tăng cường vận chuyển hàng hóa.
B. Tăng cường quan hệ liên vùng. D. Thu hẹp vùng hậu phương của các cảng.
Câu 14. Phương hướng giải quyết vấn đề thiếu nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng của vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ là
A. sử dụng điện lưới quốc gia, xây dựng nhà máy nhiệt điện.
B. sử dụng điện lưới quốc gia, xây dựng nhà máy thủy điện.
C. xây dựng nhà máy điện nguyên tử và nhiệt điện qui mô trung bình.
D. xây dựng nhà máy nhiệt điện qui mô lớn, thủy điện qui mô trung bình.
Câu 15. Dựa vào Atlat trang 28, hãy cho biết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có các tỉnh nào sau
đây?
A. Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.
B. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.
D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat trang 28, hãy cho biết ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có các trung tâm
công nghiệp nào sau đây đạt giá trị từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng (năm 2007)?
A. Đà Nẵng, Qui Nhơn. C. Đà Nẵng, Nha Trang.
B. Nha Trang, Phan Thiết. D. Nha Trang, Qui Nhơn.
Câu 17. Dựa vào Atlat trang 28, hãy cho biết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có khu kinh tế ven
biển nào sau đây?
A. Vũng Áng. B. Chu Lai. C. Dung Quất. D. Nhơn Hội
Câu 18. Căn cứ vào Atlat trang 28, các nhà máy thủy điện ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được sắp
xếp theo thứ tự từ bắc vào nam là
A. A Vương, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Hàm Thuận – Đa Mi, Đa Nhim.
B. Hàm Thuận - Đa Mi, Đa Nhim, Sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương.
C. A Vương, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Đa Nhim, Hàm Thuận – Đa Mi.
D. Hàm Thuận - Đa Mi, Đa Nhim, Sông Hinh, A Vương, Vĩnh Sơn.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat trang 28, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Phan Thiết gồm có các ngành
nào?
A. Cơ khí, chế biến nông sản. C. Chế biến nông sản, đóng tàu.
B. Cơ khí, đóng tàu. D. Đóng tàu, điện tử.
Câu 20. Dựa vào Atlat trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ trâu được nuôi chủ yếu ở
tỉnh
A. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận. C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên.

B. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. D. Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Câu 21. Cho biểu đồ dưới đây.


Nhận xét đúng nhất về quan hệ giữa sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và diện tích mặt nước nuôi trồng ở
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2014 là
A. sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
B. sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tẳng tỉ lệ thuận với diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
C. diện tích nuôi trồng thuỷ sản và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đều tăng liên tục.
D. diện tích nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2014

Câu 22. Cho biểu đồ sau:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản một số tỉnh


Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2014
Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sao đây là đúng?
A. Sản lượng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ngãi tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng cao nhất.
B. Sản lượng thuỷ sản của tỉnh Phú Yên giảm liên tục.
C. Sản lượng thuỷ sản của TP Đà Nẵng tăng liên tục.
D. Sản lượng thuỷ sản của tỉnh Khánh Hoà tăng giảm thất thường.

You might also like