Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 147

Bản quyền: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)

Địa chỉ: Phòng 203, tòa nhà Lakeview D10, Giảng Võ, Ba
Đình, Hà Nội
Điện thoại: +8424 6273 7933 - Fax: +8424 6273 7936
Email: research@isee.org.vn
Website: www.isee.org.vn/vi

Văn phòng tổ chức ChildFund Australia tại Việt Nam


Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Vinafor, 127 Lò Đúc, Hai Bà Trưng,
Hà Nội
Điện thoại: +8424 3944 6449 - Fax: +8424 3944 6453
Email: info@childfund.org.vn
Website: www.childfund.org.vn

Tổ chức Plan International Việt Nam


Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Quốc tế Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc
Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 3 8220 661 - Fax: 04 3 8223 004
Email: vietnam.co@plan-international.org
Website: www.plan-international.org/vietnam

Tổ chức World Vision Việt Nam


Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà HEAC, 14 - 16 Hàm Long, Hoàn
Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +84 4 3943 9920 - Fax: +84 4 3943 9921
Website: www.wvi.org/vietnam

Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm phục vụ
hoạt động giáo dục hoặc vì các mục đích phi thương mại
khác mà không cần xin phép đơn vị giữ bản quyền. Tuy
nhiên cần ghi rõ nguồn tài liệu khi sao chép hay trích dẫn.
LỜI CẢM ƠN
Đây là nghiên cứu do Viện iSEE chủ trì, với sự hợp tác hỗ trợ
về kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức ChildFund Australia, tổ chức
Plan International Việt Nam và tổ chức World Vision International
Việt Nam.
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tham gia của người dân, cán
bộ địa phương và các cộng tác viên phiên dịch tại các địa bàn nghiên
cứu tại 4 tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Hòa Bình và Điện Biên. Nghiên cứu
này đã không thể thực hiện được nếu không có những sự giúp đỡ tận
tình, những thông tin và chia sẻ quý báu của họ.
Trong suốt quá trình chuẩn bị và nghiên cứu tại thực địa, nhóm
nghiên cứu đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình trong việc kết nối với
chính quyền địa phương, cung cấp thông tin và số liệu về địa bàn của
các cán bộ các tổ chức ChildFund, Plan International Việt Nam và
World Vision International Việt Nam. Xin cảm ơn anh Nguyễn Văn
Thắng (văn phòng tổ chức World Vision tại Yên Bái), anh Võ Thiện
Minh (Plan International Việt Nam – văn phòng vùng dự án Quảng
Trị), chị Hà Thị Đào (văn phòng tổ chức ChildFund tại Hòa Bình), và
anh Cao Quang Tân (văn phòng tổ chức World Vision tại Điện Biên)
là những người đã hỗ trợ và trực tiếp đi cùng nhóm nghiên cứu vào
tận thôn, bản.
Trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu này, chúng tôi
đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp tại Viện
iSEE và ba tổ chức đối tác kể trên, cũng như những góp ý hữu ích của
chị Nghiêm Kim Hoa, chuyên gia về nhân quyền. Chúng tôi xin tri ân
tất cả những giúp đỡ quý báu đó. Những ý kiến được trình bày trong
báo cáo là của nhóm nghiên cứu và không nhất thiết phản ánh quan
điểm của các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ cho việc thực hiện nghiên
cứu này.
Nhóm nghiên cứu
Hà Nội, 2017
MỤC LỤC

TỪ VIẾT TẮT 6
MỤC LỤC HỘP (BOX) 6
MỤC LỤC BẢNG 6
TÓM TẮT 7
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 10
1.1 Lý do tiến hành nghiên cứu 10
1.2 Khái niệm “kết hôn trẻ em” 12
1.3 Cách tiếp cận nghiên cứu 14
1.3.1 Những nghiên cứu về kết hôn trẻ em từ góc nhìn 14
nhân quyền
1.3.2 Tiếp cận nhân học với vấn đề kết hôn trẻ em 15
1.4 Giới hạn phạm vi và địa bàn nghiên cứu 19
1.5 Phương pháp nghiên cứu 25
1.6 Đạo đức nghiên cứu 29
1.7 Khó khăn và hạn chế của nghiên cứu 30
CHƯƠNG 2. THỰC TẾ KẾT HÔN TRẺ EM TẠI CÁC ĐỊA BÀN 32
NGHIÊN CỨU
2.1 Câu chuyện từ địa bàn nghiên cứu 32
2.2 Thực hành dẫn đến hôn nhân 37
2.2.1 Tìm kiếm bạn đời 37
2.2.2 Quyết định hôn nhân: tính chủ thể của trẻ em 48
2.2.3. Ăn hỏi và hôn lễ 53
2.3 Trải nghiệm hôn nhân của các cặp kết hôn trẻ em 59
2.4 Hệ quả của kết hôn trẻ em 70
CHƯƠNG 3. KẾT HÔN TRẺ EM: NHỮNG NGUYÊN NHÂN 74
KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI
3.1 Làm ăn là “lẽ sống”: lập gia đình vì an toàn sinh kế 74
3.2 Yêu là cưới: hôn nhân như một sự trông đợi thực 78
hành vai trò giới
3.3 Lập gia đình mới trưởng thành: Ý nghĩa biểu tượng 82
của hôn nhân
3.4 Thể diện và danh dự: kết hôn vì sự an toàn cá nhân và 86
gia đình
3.5 “Không học thì lấy cho rồi”: những thách thức từ giáo 91
dục và việc làm
3.6 Xe máy, điện thoại và facebook: những thách thức từ 102
công nghệ và hiện đại hóa
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 111
4.1 Kết hôn trẻ em từ cái nhìn lịch sử 111
4.2 Nghịch lý của kết hôn trẻ em: sự lựa chọn và bất 115
Bình đẳng?
4.3 Chính sách cấm “tảo hôn”: tình thế tiến thoái lưỡng nan 120
KẾT LUẬN 130
KHUYẾN NGHỊ 134
Tài liệu tham khảo 138
TỪ VIẾT TẮT

CRC: Công ước Quyền trẻ em (Convention of the rights of the child)
DTTS: Dân tộc thiểu số
ĐKKS: Đăng kí khai sinh
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
INGOs: Các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam
iSEE: Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
SKSS: Sức khỏe sinh sản
VNGOs: Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam

MỤC LỤC HỘP (BOX)

Hộp 1: Tục đi sim của thanh niên Vân Kiều 41


Hộp 2: Kéo vợ không đồng thuận 46
Hộp 3: “Kéo vợ đồng thuận” hiện nay của người Mông 47
Hộp 4: Thực hành hôn nhân của người Vân Kiều 58
(Đa Krông)
Hộp 5: Quan niệm về người vợ/chồng tốt 60
Hộp 6: Cảm nhận của các em gái sau khi kết hôn 66
Hộp 7: Quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn nhân 88
Hộp 8: Ưu tiên con trai đi học ở Phình Giàng, Điện Biên 97
Hộp 9: Điện thoại và internet giúp tìm người yêu 108

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1: Số nữ học sinh THCS và THPT tại thời điểm 31/12 95


phân theo địa phương
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

TÓM TẮT
Kết hôn trẻ em là một thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước, đặc biệt ở địa bàn của người dân tộc thiểu số,
mà cụ thể trong nghiên cứu này là ở các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Điện
Biên và Quảng Trị. Phần lớn các cặp kết hôn trẻ em đều bỏ học từ
khá sớm; thường là chỉ học hết cấp 2. Trẻ em không thấy động lực
tiếp tục đi học vì cơ hội công việc sau khi đi học không rõ ràng và nỗi
sợ nếu dành nhiều thời gian đi học sẽ ít cơ hội lập gia đình. Phần lớn
người dân đều nắm rõ qui định của pháp luật và nhập tâm diễn ngôn
về “tảo hôn” như một hành vi vi phạm nhưng vẫn hoặc chấp nhận
hình phạt để tiếp tục quyết định kết hôn hoặc “lờ” đi không quan
tâm. Những hình phạt có tính răn đe của chính quyền địa phương chỉ
có hiệu quả hạn chế việc tổ chức đám cưới cho các cặp dưới tuổi kết
hôn, còn không thể kiểm soát thực hành sống chung của các cặp trẻ
em, hoặc các cặp mà người nam đủ tuổi, còn người nữ vẫn đang ở độ
tuổi trẻ em.
Khác với diễn ngôn cho rằng trẻ em kết hôn do người lớn ép
buộc hay xúi giục, trẻ em ở các địa bàn nghiên cứu là chủ thể quyết
định việc kết hôn của mình. Tuy nhiên, quyết định kết hôn của các
em lại bị chi phối bởi sự giới hạn lựa chọn và bất bình đẳng giới.
Quyết định kết hôn của các em gái chịu nhiều áp lực xã hội (tránh
quá lứa lỡ thì) và áp lực từ phía bạn trai. Sau khi kết hôn, các em gái
thường nuối tiếc nhiều hơn so với trẻ em trai vì nguy cơ các em
phải đối mặt với nhiều rủi ro: phải nghỉ học giữa chừng, những áp
lực về sinh đẻ, chăm sóc con cái, quan hệ với gia đình chồng, bất
bình đẳng giới trong gia đình, bạo hành, v.v… Hầu hết các em gái
cưới chồng đều tự đặt mình ra ngoài các sinh hoạt nhóm đồng đẳng
nên các em thường thiếu thông tin hoặc bị hạn chế về kỹ năng, mất
cơ hội phát triển…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc duy trì thực hành kết hôn
trẻ em. Đời sống kinh tế nông nghiệp (với việc coi “làm ăn” là lẽ
sống) và những qui chuẩn văn hóa tộc người là những nguyên nhân
gốc rễ. Do sống trong điều kiện đòi hỏi đứa trẻ tham gia vào việc
đóng góp sức lực, kinh tế cho gia đình, trẻ em DTTS được xem là
trưởng thành khá sớm so với độ tuổi qui định kết hôn trong luật
7
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

pháp. Bối cảnh “làm ăn” lao động để sinh tồn, đã chi phối mọi nhận
thức và thực hành tình yêu và hôn nhân. Nam nữ đến tuổi trưởng
thành được trông đợi không hưởng thụ mà phải tập trung vào lao
động sinh sống. Mặt khác, trong bối cảnh của những qui chuẩn văn
hóa phụ hệ, việc lập gia đình có ý nghĩa biểu tượng, thay đổi vị thế xã
hội và ý nghĩa cho cuộc đời trẻ em. Cách tư duy rằng hôn nhân là
đích đến tất yếu và cần thiết của tình yêu đã trở thành ý niệm được
duy trì và củng cố trong các tộc người, thông qua quá trình cá nhân
tiếp nhận giáo dục từ gia đình và cộng đồng. Các em trai được trông
đợi trở thành người trụ cột, có trách nhiệm trong gia đình, các em
gái được trông đợi trở thành vợ và mẹ. Vì coi trọng việc “làm ăn” nên
tất cả các hoạt động trong đời sống hầu như đều phục vụ mục đích
sinh tồn. Học hành nếu không đáp ứng cho mục tiêu đó cũng trở
thành thứ yếu.
Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên nhất là không phải các phong
tục truyền thống mà chính sự du nhập các làn sóng văn hóa “hiện
đại” là nguyên nhân tác động, ảnh hưởng đến hiện trạng kết hôn trẻ
em của các nhóm dân tộc thiểu số thời gian gần đây. Sự tiếp cận của
trẻ em với các phương tiện liên lạc hiện đại như internet, Facebook,
Zalo, cơ sở hạ tầng được đầu tư thuận lợi cho giao thông, việc giáo
dục học tập nội trú, sự gia tăng của các phương tiện cá nhân (xe
máy), sự phổ biến của tivi, cũng như sự giản đơn hóa các nghi thức
kết hôn so với truyền thống khiến áp lực về tài chính khi kết hôn
giảm xuống v.v..., trong bối cảnh mà trẻ em dân tộc thiểu số vẫn khó
tiếp cận với giáo dục ở trình độ trung học phổ thông, thiếu thông tin
về sức khoẻ sinh sản, ít cơ hội việc làm v.v... lại khiến cho tình trạng
kết hôn sớm quay lại và dường như phổ biến hơn giai đoạn trước.
Đây là những nghịch lý cho thấy vấn đề kết hôn sớm không thể
được xem như là di sản của “truyền thống” và văn hóa phụ hệ nghiệt
ngã với phụ nữ, mà cần phải được nhìn nhận tổng thể, trong mối
quan hệ đa chiều giữa các thành tố, mà trong đó cộng đồng tộc người
đang là chủ thể trải nghiệm tất cả những sự biến đổi nhanh chóng từ
những tác động bên ngoài, trong khi những gốc rễ nền tảng cho sự
phát triển cân bằng và bền vững của tộc người (như đất đai, sinh kế
bền vững, đa dạng lựa chọn…) lại đang bị lung lay. Từ góc độ của
người dân, kết hôn trẻ em trở thành một phương thức đối phó với

8
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

các biến động xã hội này, trở thành “chiến lược” đem lại cảm thức về
an toàn sinh kế, kiểm soát tình dục và đạo đức trẻ em. Nói cách khác,
trong bối cảnh vẫn còn nghèo đói và ít cơ hội lựa chọn, sự gia tăng
kết hôn trẻ em những năm gần đây có thể xem như một sự phản ứng
có tính chiến lược của cộng đồng tộc người trước sự mất an toàn
sinh kế và sự rủi ro trong đời sống xã hội.
Do kết hôn trẻ em phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội rộng
lớn (như nghèo đói, thiếu cơ hội tiếp cận giáo dục, cơ hội việc làm,
thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và chịu tác động từ mạng lưới
xã hội xung quanh cũng như những chuẩn mực xã hội về hôn
nhân),… giải pháp để giảm thiểu việc kết hôn trẻ em không chỉ nằm ở
các quy định hình phạt bao gồm phạt tiền, cấm đăng ký kết hôn,
không đăng ký khai sinh cho con có bố hoặc mẹ chưa đủ tuổi và
tuyên truyền về hệ quả của kết hôn trẻ em…, mà cần nhiều hơn
những giải pháp mang tính tổng thể để trẻ em DTTS có nhiều cơ hội
lựa chọn.

9
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU


1.1 Lý do tiến hành nghiên cứu
Kết hôn trẻ em bị coi là một vấn nạn xã hội và nghiêm cấm theo
qui định của pháp luật, từ Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên của
Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959, cho đến các lần sửa
đổi của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam vào các năm 2000 và
2014. Luật Trẻ em năm 2016 cũng nghiêm cấm kết hôn trẻ em và các
hoạt động liên quan tới việc tổ chức và hỗ trợ kết hôn trẻ em. Tuy
nhiên, cùng với thời gian, đây vẫn được xem là một thực trạng khó
giải quyết. Kết quả từ Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
Việt Nam 2014 (MICS) cho thấy tỷ lệ nữ giới (ở độ tuổi 20-49) kết
hôn trước 18 tuổi là 11,2%, nữ giới đang trong độ tuổi từ 15-19 đã
kết hôn là 10,3% (Tổng cục Thống kê và UNICEF 2015).
Tỷ lệ kết hôn trẻ em đặc biệt phổ biến trong các tộc người thiểu
số. H i thảo th c tr ng và giải pháp về tảo hôn và hôn nhân c n huy t
th ng trong đ ng bào dân t c thi u s ngày 02/07/2013 cho ket qua
trong 3 nam 2007-2009, hiện tượng tảo hôn tập trung cao ở vùng
mien núi, đặc biệt các tộc người ở mien núi phía Bac: dân toc Mông
chiem 33%, dân toc Thái chiem 23,1%, dân toc Mường chiem 15,8%
ty le các cap vơ chong. Khảo sát của Ủy ban Dân tộc vào năm 2015
cho thấy trong 53 cộng đồng thiểu số ở Việt Nam, trung bình cứ 4
cuộc hôn nhân thì có một cặp là tảo hôn (26.6%), có tới 40 trong số
53 dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn trên 20%, đặc biệt có 6 tộc người
thiểu số có tỷ lệ này lên tới 50% - 60%, đó là người Mông, Xinh Mun,
La Ha, Gia Rai, Raglay, và Bru - Vân Kiều (Nguyễn Thị Tư 2016).
Thậm chí, phân tích số liệu điều tra những năm gần đây cho thấy
khác với định kiến về việc tảo hôn thường dành cho trẻ em gái, trong
các tộc người thiểu số, tỷ lệ kết hôn ở trẻ em trai thường cao hơn tỷ
lệ này ở trẻ em gái và theo thời gian có xu hướng tăng nhanh (Vũ
Mạnh Lợi và Nguyễn Hữu Minh, UNFPA & UNICEF 2016).
Trước thực trạng này, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
đã ban hành Mô hình can thiệp giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết
triển khai từ năm 2009 tại 20 xã thuộc 10 huyện trong 5 tỉnh. Năm
2015 Chính phủ phê duyệt đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn
10
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

trong đồng bào dân tộc thiểu số” giai đoạn 2015-2025 do Ủy ban
Dân tộc đề xuất. Gần đây nhất, ngày 25/10/2016, H i thảo Qu c gia
về Tảo hôn ở Việt Nam do Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc tổ chức
càng cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này trong bối cảnh hiện
nay. Tìm hiểu về nguyên nhân của kết hôn trẻ em, nhiều báo cáo
khẳng định nguyên nhân bắt nguồn từ “sức ỳ” của phong tục tập
quán truyền thống (UBDT 2014, Vũ Mạnh Lợi/UNICEF 2016), bất
bình đẳng giới, động cơ kinh tế, sự thiếu hiểu biết của người dân, sự
thiếu hụt các dịch vụ tư vấn pháp lý về hôn nhân và gia đình, sự yếu
kém của quản lý nhà nước về hôn nhân. Đặc điểm tách biệt về địa
bàn cư trú, giao thông và giao tiếp khó khăn cũng là những yếu tố
khiến cho vấn đề kết hôn trẻ em tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng của
đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực tế này đặt ra nhiều trăn trở trong bối cảnh Việt Nam hậu
Đổi Mới được đánh giá là tương đối khởi sắc. Một mặt, kết quả tổng
sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam bình quân đạt 6,4% trong
mười năm đầu của thế kỷ XXI, và là một trong những nước có GDP
tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới (Ngân hàng Thế giới 2016).
Mặt khác, ba thập kỷ từ sau Đổi Mới chứng kiến sự hình thành và
phát triển mạnh mẽ của xã hội dân sự với sự thành lập của các tổ
chức phi chính phủ Việt Nam (VNGOs), đồng thời có sự hỗ trợ tài
chính từ các quỹ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài (INGOs) trong
nhiều mảng như giáo dục, phát triển, vận động chính sách v.v...1 Bên
cạnh đó, với việc du nhập những tư tưởng mới về dân chủ, nhân
quyền, làn sóng tuyên truyền các giá trị và nâng cao nhận thức xã hội
về Quyền con người, sự tham gia của người dân vào đời sống chính
trị, v.v..., vấn đề kết hôn trẻ em càng nổi lên như một vấn đề tồn tại
dai dẳng cần được giải quyết. Vậy đâu mới thực sự là nguyên nhân
của thực hành kết hôn trẻ em trong các cộng đồng tộc người thiểu
số? Tại sao đây lại là một vấn đề khó giải quyết? Liệu chúng ta có thể
làm gì để giảm thiểu nó, hoặc thay đổi cách nhìn về hiện tượng này?

1 Sau những năm đầu Đổi Mới, hàng loạt các tổ chức VNGO bắt đầu du nhập và hoạt động
mạnh mẽ ở Việt Nam. Đến năm 1992, nhà nước ra quyết định cho phép thành lập các tổ
chức phi chính phủ Việt Nam (VNNGOs). Nguồn vốn hỗ trợ cho các hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ Việt Nam chủ yếu vẫn đến từ viện trợ của các INGOs.

11
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Để trả lời cho các câu hỏi trên, Viện iSEE cùng với các tổ chức
phi chính phủ đang hoạt động về quyền trẻ em tại Việt Nam bao gồm
ChildFund Australia, Plan International Việt Nam và World Vision
International Việt Nam tổ chức tiến hành nghiên cứu này nhằm đưa
thêm một góc nhìn nhân học về nguyên nhân thực hành kết hôn trẻ
em. Nghiên cứu mong muốn tiếp cận vấn đề thực trạng kết hôn trẻ
em ở Việt Nam dưới lăng kính mới, từ đó có thể xây dựng những
chương trình can thiệp phù hợp, hiệu quả hơn.

1.2 Khái niệm “kết hôn trẻ em”


Lâu nay ở nước ta, hiện tượng kết hôn trước độ tuổi qui định
của luật pháp được dùng bằng thuật ngữ “tảo hôn” (theo âm Hán
Việt, “tảo” là sớm, “tảo hôn” là kết hôn sớm). Trong nghiên cứu này,
chúng tôi sử dụng khái niệm “kết hôn trẻ em”, nhằm tập trung
nghiên cứu hiện tượng kết hôn ở lứa tuổi trẻ em. Tuy nhiên “trẻ em”
lại là một khái niệm được sử dụng không thống nhất trong các văn
bản pháp luật đã ban hành ở Việt Nam, cũng như không đồng nhất
với quan điểm quốc tế.
Lu t Trẻ em ban hành năm 2016 quy định: “Trẻ em là người
dưới 16 tuổi”. Các luật và dưới luật khác có những quy định về độ
tuổi mà công dân có thể làm hoặc không làm, hoặc chịu trách nhiệm
dân sự và hình sự… khác nhau. Luật Thanh niên năm 2005 qui định
thanh niên là “công dân Việt nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”. Bộ Luật
Dân sự quy định người từ 18 tuổi trở lên là tuổi thành niên và phải
chịu trách nhiêm độc lập (dưới 18 tuổi là tuổi chưa thành niên). Luật
Lao động ban hành năm 2012 quy định về người lao động là người
từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, còn Luật Xử lý vi phạm
hành chính 2012 coi đối tượng “từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử
phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ
16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành
chính”. Mặc dù không có hàm ý trực tiếp xác định khi nào thì một
người là “trẻ em”, nhưng những quy định này cho thấy quan niệm về
những độ tuổi khác nhau mà ở độ tuổi đó trẻ em được coi là có khả
năng đưa ra quyết định hoặc tham gia vào các hoạt động nào đó.

12
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Trong khi đó, qui định độ tuổi “trẻ em” của Liên Hợp Quốc là
dưới 18 tuổi. Điều 1 Công ước của Liên Hợp qu c về Quyền trẻ em
(United Nations Convention on the rights of the child - CRC) quy định:
Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới
18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định
tuổi thành niên sớm hơn. Tại Điều 2 trong Công ước số 182 - Công
ước Nghiêm cấm và hành đ ng khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao
đ ng trẻ em t i tệ nhất năm 1999 có quy định: Trong Công ước này,
thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi.
Như vậy, mặc dù Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ
hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em (vào
ngày 20/02/1990), cũng như Việt Nam nằm trong số ít quốc gia trên
thế giới đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thế
nhưng cho đến nay, Việt Nam lại là nước còn lại duy nhất trong khối
ASEAN; một trong 4 nước ở châu Á và một trong 11 nước trên thế
giới chưa nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên 18 tuổi.2
Ở khía cạnh hôn nhân, văn bản pháp luật ở Việt Nam còn có sự
phân biệt giới về độ tuổi. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 qui
định tuổi được phép kết hôn của nam là đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi.
Như vậy, dù đã hết độ tuổi “trẻ em” theo các bộ luật khác, nam và nữ
dưới ngưỡng tuổi này đều không được phép kết hôn. Trong khi đó,
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác hoạt động trong
lĩnh vực bảo vệ trẻ em và quyền trẻ em định nghĩa “kết hôn trẻ em”
là một cuộc hôn nhân chính thức hoặc không chính thức trước tuổi
18. Hầu như ở các nước phát triển, độ tuổi kết hôn tối thiểu nằm ở
khoảng từ 18 tuổi trở lên.3
Như vậy, trong nghiên cứu này, để thống nhất với qui ước quốc
tế (theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989 mà Việt Nam đã phê
chuẩn) chúng tôi sử dụng khái niệm “kết hôn trẻ em” để chỉ hiện
tượng kết hôn của những người ở độ tuổi dưới 18, bao gồm cả nam

2
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID
=1510
3 Có một số nước đang phát triển có quy định tuổi kết hôn hợp pháp dưới 18 tuổi, ví dụ như ở
một số ở Châu Phi như Mali, Niger, Cộng hòa dân chủ Congo, tuổi kết hôn hợp pháp ở nữ là 15
tuổi. Nhìn chung, theo luật pháp của các nước, độ tuổi kết hôn hợp pháp ở nữ thường thấp hơn
nam.

13
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

và nữ. Do các cặp nam nữ thường không được phép đăng ký kết hôn
chính thức về mặt luật pháp khi dưới độ tuổi qui định, nên khái niệm
“kết hôn” trong nghiên cứu này bao gồm cả hôn nhân chính thức (có
đăng ký kết hôn) và hôn nhân phi chính thức, hôn nhân thực tế hoặc
theo luật tục nghĩa là khi các cặp chung sống hoặc có sắp xếp cuộc
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

1.3 Cách tiếp cận nghiên cứu


1.3.1 Những nghiên cứu về kết hôn trẻ em từ góc
nhìn nhân quyền
Vấn đề kết hôn trẻ em trong những năm gần đây được quan
tâm nhiều nhất từ góc nhìn nhân quyền. Điều này được nhận thấy rõ
ràng trong các diễn ngôn chính sách, cũng như bởi các tổ chức INGOs
và tổ chức xã hội dân sự nói chung. UNICEF khẳng định rằng “hôn
nhân trẻ em là một minh chứng cho sự bất bình đẳng giới, phản ảnh
các chuẩn mực xã hội được duy trì để phân biệt đối xử trẻ em gái”
(Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc 2013:2). Tổ chức Plan International
Việt Nam cũng khẳng định “hôn nhân trẻ em vi phạm quyền con
người của trẻ… Kết hôn sớm từ chối trẻ em gái quyền để đưa ra các
quyết định quan trọng về sức khỏe tình dục và phúc lợi” (2016).
World Vision cũng củng cố cách tiếp cận dựa trên quyền, “kết hôn
sớm và kết hôn ép buộc là một sự lạm dụng cơ bản của quyền con
người… Kết hôn sớm làm tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển và
phúc lợi của trẻ em gái, thông qua sự hạn chế về mặt giáo dục và cơ
hội việc làm, cô lập xã hội, bạo lực gia đình và cưỡng bức” (2016).
Những nghiên cứu từ góc độ y tế, sinh sản, nhân quyền, luật
pháp… trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến
những hệ lụy của thực hành này. Hàng loạt các luận văn cử nhân và
thạc sĩ chọn đề tài tảo hôn, trong đó có cả những học viên là người
dân tộc thiểu số, đều đả phá tảo hôn như là những “hủ tục nguy hại”,
“ảnh hưởng nòi giống”, làm chậm phát triển kinh tế (Tráng Thị Giàng
2010, Hồ Nữ Thục Trinh 2014, Nguyễn Thanh Vân Hằng 2015).
Những hệ lụy về sức khỏe và xã hội của kết hôn sớm thường được đề
cập đến trong các nghiên cứu bao gồm: xâm phạm quyền trẻ em, các
em mất cơ hội được tiếp cận với giáo dục và cơ hội việc làm, không
14
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

có nguồn thu nhập cá nhân độc lập, mất cơ hội phát triển bản thân,
mang thai sớm, nguy cơ tử vong và bệnh tật cao cho mẹ và bé, và tỉ lệ
nghèo cao (Nguyễn Thị Tư 2016; Đỗ Thị Quỳnh Hương 2016;
Nguyễn Thị Hương và các đồng nghiệp 2011; Jones và cộng sự, ODI
2013, Nguyễn Trần Lâm 2008, Bộ Tư Pháp 2013). Chính vì thế, cách
tiếp cận chung với vấn đề kết hôn trẻ em thường hướng đến mục
đích tìm ra giải pháp can thiệp. Cho nên, các giải pháp, kiến nghị đưa
ra từ những nghiên cứu, khảo sát này đều tập trung vào giáo dục,
kinh tế, và xóa bỏ các thực hành văn hóa được cho là “không phát
triển”. Các dự án can thiệp của các INGOs, trong đó có World Vision
đều nhấn mạnh vào giáo dục với châm ngôn “Giáo dục là yếu tố quan
trọng trong việc ngăn ngừa kết hôn trẻ em” hay “Hãy giáo dục một
bé gái và thay đổi cả thế giới của em ấy” (World Vision 2016). Cũng
vì thế mặc dù các nghiên cứu đều khá giống nhau ở việc đã chỉ ra
những nguyên nhân cơ bản (bao gồm phong tục truyền thống của
người thiếu số, thiếu kiến thức, trình độ dân trí thấp, muốn có con
trai trong gia đình đông con cái, bất bình đẳng giới trong giá trị và
thực hành, gia đình nghèo và kết hôn là một hình thức trao đổi kinh
tế giữa hai gia đình, sự thiếu giám sát chặt chẽ của chính quyền địa
phương v.v...) (Vũ Mạnh Lợi và Nguyễn Hữu Minh 2016; Đỗ Thị
Quỳnh Hương 2016; Nguyễn Thị Tư 2016, Plan International
Australia 2014; UNFPA và Plan International 2017; Myers 2013),
nhưng khá hiếm những trích dẫn và phân tích các trường hợp cụ thể
trong những bối cảnh cụ thể, để từ đó có những hiểu biết sâu sắc về
nguyên nhân tại sao bất chấp những nỗ lực can thiệp của nhiều cơ
quan, ban ngành trong những năm vừa qua, hiện tượng kết hôn trẻ
em vẫn còn rất phổ biến. Nói cách khác, cần thêm những nghiên cứu
định tính đi sâu tìm hiểu vấn đề kết hôn trẻ em với tiếng nói của
những người trong cuộc. Cách tiếp cận nhân học, do đó, sẽ giúp bổ
sung thêm một góc nhìn về vấn đề này.

1.3.2 Tiếp cận nhân học với vấn đề kết hôn trẻ em
Nhân học như một ngành khoa học độc lập nghiên cứu về con
người xuất hiện từ thế kỷ XIX, là một nỗ lực để tìm hiểu và giải thích
sự khác biệt của các xã hội và văn hóa tộc người. Sang thế kỷ XX
ngành Nhân học chứng kiến sự thiết chế hóa của ngành (với sự hình

15
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

thành ngành nhân học văn hóa ở Mỹ, nhân học xã hội ở Anh, và dân
tộc học ở Pháp), và đặc biệt là sự phát triển của thuyết Tương đ i
văn hóa (cultural relativism). Thuyết Tương đ i văn hóa đả phá quan
điểm phổ biến trước đó của thuyết Ti n hóa văn hóa (cultural
evolutionism - coi mọi nền văn hóa đều phát triển theo một đường
tuyến tính từ thấp đến cao), bởi theo quan điểm tương đối văn hóa,
các nền văn hóa không thể so sánh cao thấp trong một thang giá trị
chung. Mỗi nền văn hóa đều có giá trị riêng trong những bối cảnh
lịch sử và địa lý đặc thù. Chính vì thế muốn đánh giá văn hóa khác,
phải hiểu được giá trị tiêu chuẩn của nền văn hóa đó, cũng như
không bị lệ thuộc bởi những giá trị, tiêu chuẩn của nền văn hóa của
chính mình.
Với quan điểm “tương đối văn hóa” này, ngành Nhân học văn
hóa - xã hội khẳng định rằng hiện thực xã hội được sáng tạo ra đầu
tiên và trước hết bởi những mối quan hệ giữa con người và các nhóm
xã hội mà họ thuộc về, và những thực hành văn hóa luôn có ý nghĩa
nội tại và có giá trị với cuộc sống của họ (ví dụ đối với nhà nhân học,
những ý niệm về nhân quyền sẽ không có ý nghĩa nếu nó không được
nghiên cứu qua những con người cụ thể, mối quan hệ của họ với
những người khác và với thế giới rộng lớn xung quanh). Qua đó,
ngành Nhân học văn hóa xã hội có tham vọng hiểu được xã hội và văn
hóa của con người thông qua những nghiên cứu chi tiết cụ thể về đời
sống địa phương, từ đó có những diễn giải, so sánh và khái quát.
Cách tiếp cận nhân học đối với quyền con người bắt đầu từ
giữa những năm 80 của thế kỷ XX, nhưng dường như thoạt đầu
ngành Nhân học không thể đồng hành với Nhân quyền bởi cuộc
tranh luận cơ bản quanh câu hỏi: nhân quyền là mang tính phổ quát
(universalism) hay tính tương đối (relativism)? Quan điểm tương
đ i văn hóa trong Nhân học, vì đề cao việc tôn trọng sự đa dạng,
dường như đồng nghĩa với việc phủ nhận những giá trị toàn cầu của
nhân quyền (Goodale 2006). Những tranh luận này diễn ra sôi nổi
nhất vào khoảng những năm 1990. Các nhà nhân học nhấn mạnh
quan điểm những tộc người khác nhau sẽ có những quan niệm về
quyền khác nhau, và phê phán Tuyên ngôn phổ quát về Nhân quyền
đã áp đặt những quyền và tự do giống nhau cho những hệ tư tưởng,
văn hóa và chính trị khác biệt. Những ý niệm trong tuyên ngôn nhân
16
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

quyền vốn dựa trên một khung pháp lý phổ quát lấy châu Âu làm
trung tâm, vì thế mang tính dân tộc vị chủng và do đó, dường như
không thích hợp để áp dụng một cách phổ quát trên toàn cầu. Trái
lại, các nhà lý luận theo thuyết nhân quyền phổ quát cho rằng nhân
quyền là những giá trị cơ bản cho tất cả con người, bởi chúng nằm ở
trong bản chất tự nhiên của con người và không thể tranh cãi (xem
Preis 1996, Messer 1993, Turner 1997, Perry 1998, Hatch 1997).
Tuy nhiên, nhiều nhà nhân học khác, đặc biệt là từ những năm
2000, đã nhìn thấy ở nhân học và nhân quyền những khía cạnh bổ
sung cho nhau chứ không mâu thuẫn với nhau, tương tự như tính
phổ quát của các quyền con người và tính tương đối của các thực
hành văn hóa (Turner 1997, Cowan và cộng sự 2001, Goodale 2006).
Để nhân học có tiếng nói chung với nhân quyền, theo Goodale
(2006), vấn đề nhân quyền cần được nghiên cứu thực địa dân tộc
học và được khái niệm hóa như là một trong các ý tưởng Bình
thường khác trong các thực hành xã hội. Các nghiên cứu thực địa về
vấn đề nhân quyền cho thấy ý tưởng về quyền con người luôn được
thể hiện trong phạm trù lớn hơn về lý thuyết đạo đức, và nhân học
liên quan đến nhân quyền được mô tả như là “lý thuyết đạo đức là
một thực hành xã hội. Việc mô tả ý tưởng nhân quyền như là một “lý
thuyết đạo đức” (ethical theory) được thể hiện thông qua thực hành
xã hội (social practice), theo Goodale (2006:26), không có nghĩa là
phủ nhận những cách tiếp cận khác, mà quan trọng hơn, nhân học
một mặt giúp cụ thể hóa những ý tưởng trừu tượng về nhân quyền,
mặt khác còn phát triển thêm những tri thức lịch sử và văn hóa cụ
thể về ý tưởng nhân quyền.
Bên cạnh đó, nhiều luật gia và nhà nghiên cứu về nhân quyền
có quan điểm tương đồng với các nhà nhân học, tiêu biểu trong số đó
là Abdullahi Ahmed An-Na’im trong tác phẩm “Human Rights in
Cross-Cultural Perspectives: Quest for Consensus” (1992). An-Na’im
gợi ý một cách tiếp cận xuyên văn hóa thông qua đối thoại để đạt
được tính chính danh toàn cầu về văn hóa của nhân quyền, thông
qua những hiểu biết về các hoàn cảnh cụ thể và các thực hành văn
hóa cụ thể, và đặc biệt là tôn trọng lựa chọn của các cá nhân trong
những hoàn cảnh đó.

17
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Tiếp cận vấn đề “kết hôn trẻ em” từ góc độ Nhân học là một
thách thức. So với “tảo hôn” là một khái niệm tương đối trung tính,
bản thân “kết hôn trẻ em” đã là một khái niệm mang hàm ý nhân
quyền. Về mặt chuẩn mực, kết hôn trẻ em bị xem là một vi phạm
quyền trẻ em. Nói cách khác, theo Công ước về Quyền Trẻ em (CRC)
và Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW), trẻ em cần được bảo vệ khỏi việc kết hôn trước tuổi thành
niên để tránh khỏi một loạt các vi phạm quyền khác như quyền học
tập, quyền có sức khỏe và sức khỏe sinh sản tốt nhất, quyền được vì
lợi ích tốt nhất của mình, quyền không bị xâm hại về thể chất và tinh
thần, bao gồm không bị bóc lột về tình dục, quyền không bị tách khỏi
cha mẹ, quyền tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá thông tin và ý tưởng,
và quyền được bảo vệ khỏi các thực hành truyền thống có hại. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, khái niệm “kết hôn trẻ em” không được sử dụng
trực tiếp mà có hai phạm trù riêng: “trẻ em” (theo Lu t Trẻ em năm
2016 là dưới 16 tuổi) và hành vi kết hôn sớm - “tảo hôn” (dưới 20
tuổi cho nam giới và dưới 18 tuổi cho nữ giới). Lu t Trẻ em năm
2016 nghiêm cấm hành vi “Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em
tảo hôn”. Như vậy, có một khoảng rủi ro với những trường hợp từ
16-18 tuổi khi kết hôn vì mặc nhiên các em không được coi là trẻ em
và vì vậy không được bảo vệ khỏi việc kết hôn sớm bằng cách cung
cấp các dịch vụ xã hội phù hợp. Thậm chí các em có thể phải chịu
trách nhiệm dân sự hoặc thậm chí hình sự về hành vi này.4
Nghiên cứu này không hướng đến mục đích thảo luận sự vi
phạm quyền trẻ em từ thực trạng kết hôn trẻ em, một mặt vì đã có
nhiều báo cáo nhấn mạnh vào khía cạnh này, mặt khác vì lăng kính
“nạn nhân” (victim) đối với trẻ em có thể sẽ giới hạn cách hiểu của
chúng ta về tính chủ thể, những nguyên nhân và bối cảnh cụ thể của
các thực hành hôn nhân. Trong nghiên cứu này, thay vì đưa ra những
phân tích từ cái nhìn bên ngoài dựa vào các chuẩn mực quốc tế,
chúng tôi muốn sử dụng cách tiếp cận Nhân học với việc đặt trọng
tâm vào văn hóa bản địa và “tiếng nói” của người trong cuộc. Với
cách tiếp cận này, nghiên cứu không chỉ đề ra mục tiêu nhìn nhận
thực trạng kết hôn trẻ em ở cấp độ vi mô mà còn hy vọng khám phá -
từ cái nhìn trong cuộc của các chủ thể văn hóa - vai trò của trẻ em

4 Cảm ơn chị Nghiêm Kim Hoa đã giúp đưa ra những phân tích này.

18
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

trong những quyết định hôn nhân, ý nghĩa của hôn nhân đối với các
tộc người thiểu số, cũng như tại sao bất chấp những qui định của
luật pháp và sự nhập tâm diễn ngôn tiêu cực về “tảo hôn”, thực hành
kết hôn trẻ em vẫn tồn tại khá phổ biến. Nói cách khác, bên cạnh
những định khuôn của diễn ngôn về quyền, lăng kính nhân học có
thể mở ra thêm một góc nhìn về kết hôn trẻ em trong các cộng đồng
tộc người thiểu số ở Việt Nam.

1.4 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu


Nghiên cứu này không thể và không có tham vọng tìm hiểu đầy
đủ và thấu đáo thực trạng kết hôn trẻ em dân tộc thiểu số, cũng như
không phải là một nghiên cứu đại diện, bao quát được mọi khía cạnh
đa dạng, phức tạp, nhiều chiều cạnh, của hiện tượng kết hôn trẻ em
nói chung. Đây là một nghiên cứu từ góc tiếp cận nhân học về thực tế
kết hôn trẻ em ở bốn trường hợp cụ thể của bốn cộng đồng tộc
người, từ đó có cái nhìn so sánh và rút ra một số bàn luận về hiện
trạng này.
Địa bàn tiến hành nghiên cứu được tổ chức ChildFund
Australia, tổ chức Plan International Việt Nam và tổ chức World
Vision International Việt Nam giới thiệu, bao gồm cộng đồng của
người Mông xã Phình Giàng huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên),
người Mông ở xã Suối Giàng huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái); người
Mường ở xã Phú Cường huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) và người Vân
Kiều tại xã Đa Krông, huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị). Mỗi địa
phương được khảo sát đều có những đặc điểm kinh tế xã hội riêng:

Xã Phình Giàng (Điện Biên)


Xã Phình Giàng có tổng diện tích tự nhiên trên 10 ngàn ha, nằm
phía tây của huyện Điện Biên Đông, cách trung tâm huyện 40km.
Trước ngày 7 tháng 10 năm 1995, vùng đất này là một phần của
huyện Điện Biên5, sau đó được tách ra theo Nghị định 59/CP. Xã

5 Phía bắc huyện Điện Biên Đông giáp với huyện Mường Áng, phía tây giáp huyện Điện Biên
và thành phố Điện Biên Phủ (Tây Bắc), phía nam và phía đông giáp với huyện Sông Mã (tỉnh
Sơn La). Huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn Điện Biên Đông và 13
xã: Chiềng Sơ, Háng Lìa, Keo Lôm, Luận Giới, Mường Luân, Na Son, Nong U, Phì Nhừ, Phình
19
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Phình Giàng có 12 thôn bản, với hơn 600 hộ gia đình và 3.678 nhân
khẩu. Trong xã có hai nhóm dân tộc chính là dân tộc Mông (chiếm
khoảng 70% dân số) và dân tộc Khơ Mú (chiếm khoảng 30% dân số).
Trên địa bàn xã có 5 thôn có người dân theo đạo Cơ đốc.
Ở Điện Biên, Xã Phình Giàng nằm trong danh sách 2.275 xã đặc
biệt khó khăn theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ra ngày 1 tháng 2
năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, cũng là xã khó khăn nhất trên
địa bàn huyện Điện Biên Đông. Tại 12 thôn bản, chỉ có 82 hộ mới
thoát khỏi diện nghèo, số hộ nghèo là 444 hộ và cận nghèo là 74 hộ.
Người dân tại đây chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi để tự cung tự cấp,
trong đó canh tác nương rẫy chiếm tỉ trọng cao, với phần lớn diện
tích trồng lúa nương và một số ít diện tích còn lại trồng ngô (47 ha)
và một số loại cây lương thực khác như khoai, sắn (tổng diện tích
82 ha). Các loại mô hình trồng cây ăn quả như xoài, chuối, nhãn, vải
hay cây lấy gỗ đều từng được thử nghiệm nhưng đều không thể
phát triển thành công do yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng.6 Bởi vậy
cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực tại đây, có hai loại là lúa nương và
lúa ruộng nước. Lúa nương trồng một năm một vụ, còn lúa ruộng
nước có thể trồng hai vụ. Tuy nhiên diện tích canh tác lúa ruộng
nước trong bản tương đối ít (102 ha), chủ yếu là lúa nương (727
ha). Việc trồng lúa cơ bản đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp lương
thực của các hộ gia đình trong thôn. Các hộ có diện tích đất canh tác
lớn thậm chí có thể tăng thu nhập thông qua việc bán thóc cho
thương lái bên ngoài. Chăn nuôi nhỏ lẻ ở quy mô hộ gia đình với
các loại gia súc như: trâu, bò, lợn, dê và các loại gia cầm: gà, vịt.
Nuôi trồng thủy sản ở quy mô nhỏ, tổng diện tích mặt nước phát
triển để nuôi thả cá vào khoảng 20 ha.
Bản mà chúng tôi đến nghiên cứu (ở đây tạm gọi là bản Phù
Lán) được cán bộ địa phương mô tả là bản có điều kiện kinh tế khó
khăn và có nhiều hộ nghèo nhất trong xã Phình Giàng, đây cũng là

Giàng, Pú Hồng, Pú Nhi, Tìa Dình, Xa Dung. Điện Biên Đông là nơi cư trú của 6 nhóm cộng
đồng dân tộc: Mông, Thái, Lào, Khơ Mú, Sinh Mun và Kinh. Dân tộc Mông ở đây được chia
thành 5 ngành: Mông trắng (Môngz Đơư), Mông Hoa (Môngz Lênhs), Mông đỏ (Môngz Si),
Mông Đen (Môngz Đuz), Mông Xanh (Môngz Dua).
6Báo cáo Tình hình Kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng năm 2016 (số 25/BC-UBND) của
UBND xã Phình Giàng

20
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

một trong những bản xa trung tâm xã nhất. Để đến được bản Phù
Lán không hề đơn giản. Xe ô tô chỉ có thể tới được một điểm nơi con
đường trải nhựa và cầu dẫn nước đang được xây dựng từ nguồn
ngân sách chính phủ hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn. Từ đó
chúng tôi phải lội bộ vượt qua một con suối, băng qua khu làng của
người Dao nằm ở vùng mặt phẳng thoải dưới chân núi ở ven suối, rồi
từ đó di chuyển tiếp bằng xe máy tiếp. Con đường dẫn vào Phù Lán
là đường đất đá, nhỏ hẹp trải qua những sườn núi cheo leo, băng qua
những bãi ruộng bậc thang trồng lúa rộng lớn. Trong điều kiện thời
tiết thuận lợi mà chúng tôi vẫn phải mất tới gần một tiếng rưỡi đồng
hồ từ trung tâm xã để vào được Phù Lán. So với những lời mô tả của
cán bộ địa phương về một địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, chủ
yếu trồng lúa để tự cung tự cấp thì dường như điều kiện sống của
người dân Phù Lán không quá thiếu thốn. Dân bản chủ yếu trồng lúa
nương và chăn nuôi trâu bò, lợn gà. Đường vào bản khó nên ít giao
thương, nhưng việc canh tác nông nghiệp cũng cung cấp đủ nhu cầu
của các hộ gia đình nên người dân cũng hầu như không phải đi làm
thuê để kiếm thêm thu nhập. Địa thế của bản khá cao ráo và bằng
phẳng, không có suối ở gần và phải làm một hế thống ống dẫn nước
từ khe núi về để sử dụng. Nhờ có sự hỗ trợ của một dự án của tổ
chức phi chính phủ mà một con đường nội thôn bằng bê tông đang
bước đầu được thực hiện. Trong bản đã có điện sử dụng, sóng điện
thoại cũng phủ sóng vào đến nơi. Cả bản có 89 hộ dân với 450 nhân
khẩu, với khoảng một nửa số hộ sống tương đối tập trung quanh khu
vực trung tâm của bản. Trung tâm xã có một điểm trường tiểu học và
một điểm trường mầm non. Những ngôi nhà ở khu vực trung tâm
tương đối khang trang và kiên cố, có diện tích trung bình khoảng
40m2, phần nhiều là nhà xây sát đất dựng bằng cột, ván gỗ và lợp
mái prô xi măng.

Xã Suối Giàng (Yên Bái)


Xã Suối Giàng thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách thị xã
Nghĩa Lộ khoảng 25 km. Xã Suối Giàng gồm các thôn: Giàng A, Giàng
B, Pang Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Giàng Cao, Bản Mới, Suối Lóp,
Can Kỷ. Xã Suối Giàng (trong tiếng Mông có nghĩa là suối của trời) có
diện tích trên 6.000 ha, 662 hộ với 3.344 nhân khẩu. Phần lớn (98%)

21
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

dân số của xã là người Mông (nhóm Mông Si). Thôn mà chúng tôi
tiến hành nghiên cứu có 147 hộ, 768 nhân khẩu; trong đó, chỉ có hai
hộ người Kinh, còn lại là người Mông.
Xã Suối Giàng (Yên Bái) nằm ở độ cao trên 1.300-1.800 m so
với mực nước biển, đường núi đi lại hiểm trở. Mặc dù tỷ lệ hộ theo
chuẩn nghèo đa chiều là 75,54% năm 2015, theo chuẩn nghèo cũ là
39% năm 2014, nhưng người dân ở đây có nghề trồng chè để sinh
sống. Suối Giàng được coi là cái nôi của chè Shan Tuyết tại Việt Nam.
Đa số diện tích chè Shan Tuyết của Suối Giàng là gốc chè được trồng
từ 200-300 năm trước. Cây chè cổ thụ ở Suối Giàng có tuổi đời lên
đến 400 năm. Giống chè này đặc biệt ở chỗ ít sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu, mật độ canh tác thấp (500-800 cây/ha), chính vì vậy
năng suất chè thấp hơn so với những vùng trồng mới, với mật độ dày
hơn nhiều (16.000 cây/ha). Năng suất trung bình của chè Suối Giàng
chỉ đạt 1-1,3 tấn chè búp tươi/ha, trong khi đó năng suất ở một số
vùng trồng mới có thể đạt 9-10 tấn/ha. Tuy năng suất thấp, người
dân không gặp khó khăn về thị trường. Giá chè ổn định ở 15.000/kg
búp tươi (tương đương 180.000/kg chè khô). Chè Shan Suối Giàng
chủ yếu được tiêu thụ nội địa. Phần lớn chè búp tươi được bán trực
tiếp cho nhà máy của công ty Đức Thiện và Hợp tác xã Suối Giàng
nằm ngay trên địa bàn xã Suối Giàng. Ngoài ra, một phần nhỏ bán
cho một số cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình trong xã để chế biến
thành chè khô (chè xanh). Toàn xã có khoảng gần 500 ha chè, sản
lượng hơn 500 tấn chè búp tươi. Diện tích trồng chè trung bình của
một hộ gia đình ở Suối Giàng khoảng 0,7 ha. Thu nhập từ chè của
một hộ gia đình ước tính khoảng 10 đến 13 triệu/năm. Bên cạnh chè,
các hộ ở xã Suối Giàng có một diện tích nương nhỏ trồng lúa, ngô,
chủ yếu để tiêu thụ trong gia đình. Ngoài ra, các hộ gia đình có thêm
thu nhập từ trồng quế. Chăn nuôi lợn, gà quy mô nhỏ lẻ. Thỉnh
thoảng, nam giới trong xã có đi làm thợ xây (làm bê-tông theo cách
nói của người Mông ở Suối Giàng), tiền công khoảng 150.000/ngày.
Xã Suối Giàng có 7 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, trong đó
có thôn mà chúng tôi nghiên cứu. Mặc dù vậy, những con đường ở
vùng thấp nơi các hộ dân sống tập trung đều được trải bê-tông. Khu
vực cao hơn thường là rẫy chè của gia đình. Đường lên các rẫy chè
này thường là đường đất, nhỏ và dốc. Cây chè cũng được trồng ngay

22
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

trong vườn nhà. Thôn chúng tôi đến là một trong những thôn có
nhiều gốc chè Shan Tuyết cổ thụ và là trọng điểm phát triển du lịch
của xã, đường dẫn vào thôn có nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh
doanh và chế biến chè khô. Doanh nghiệp lớn hơn thường là của hộ
người Kinh di cư đến.
Ngay trong thôn có một trường tiểu học. Trường cấp II tại
trung tâm xã Suối Giàng, cách thôn 8 km. Trường cấp III ở trung tâm
huyện, cách thôn khoảng 13 km.
Trung tâm xã Suối Giàng cách bệnh viện đa khoa huyện Văn
Chấn 12 km và cách bệnh viện đa khoa thị xã Nghĩa Lộ 24 km. Tuy
khoảng cách này không quá xa nhưng người Mông ở Suối Giàng đa
số vẫn sinh đẻ tại nhà.

Xã Đa Krông (Quảng Trị)


Xã Đa Krông nằm trong huyện Đa Krông7, một huyện miền núi
vùng cao biên giới phía tây nam của tỉnh Quảng Trị, được thành lập
ngày 1.1.1997 trên cơ sở 10 xã của huyện Hướng Hóa và 3 xã của
huyện Triệu Phong. Xã Đa Krông có khoảng 1.000 hộ, trên 5.000
dân, trong đó 80% là người Vân Kiều. Xã bao gồm 10 thôn: Tà Lềng,
Chân Rò, Ba Ngáo, Làng Cát, Pa Tầng, Khe Ngài, Vùng Kho, Cu Pua,
Klu, A Tơng.
Trong các địa bàn nghiên cứu, thôn mà chúng tôi khảo sát
thuộc diện nghèo nhất. Thôn nằm ẩn trong núi, gần đường quốc lộ 9.
Điều kiện tự nhiên và địa lý đều không thuận lợi, thường xuyên có
bão và lũ lụt. Từ khi nhà máy thủy điện Đa Krông được xây dựng,
việc đi lại của người dân cũng nguy hiểm hơn đặc biệt là vào mùa lũ
khi nhà máy xã lũ làm cho nước dâng cao. Việc xây dựng nhà máy
cũng khiến nguồn nước ô nhiễm, khiến cho người dân trong làng bị
thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là từ khi hệ thống dẫn nước tự chảy từ
nguồn bị hư hỏng. Đất đai trong làng đã được cấp sổ đỏ, và đất trống

7 Huyện bao gồm 14 đơn vị hành chính: thị trấn Krông Klang và 13 xã: A Bung, A Ngo, A
Vao, Ba Lòng, Ba Nang, Đa krông, Hải Phúc, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Mò Ó, Tà Long, Tà Rụt,
Triệu Nguyên. Cư dân sinh sống chủ yếu ở đây là người Chăm, người Vân Kiều, Paco và
người Kinh.

23
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

còn ít. Quỹ đất nông nghiệp của làng vốn đã ít ỏi, lại chủ yếu là đất
đồi núi, đất xấu nên khó canh tác cây lương thực hay cây ăn quả.
Trước đây người dân trồng lúa, nhưng do đất đai bạc màu, từ những
năm 2013-2014, chính quyền chủ trương hướng dẫn bà con trong xã
trồng sắn trên các vùng đất đồi. Cũng chỉ có một số ít gia đình chăn
nuôi được, và chủ yếu là dê và lợn. Gia súc chăn thả tự do, không có
chuồng trại, rác thải khá bừa bãi.
Tổng cộng trong thôn có 174 hộ dân với 809 nhân khẩu trong
đó chỉ có 1 hộ người Kinh, còn lại đều là người Vân Kiều. Trong số
đó trên 600 khẩu từ độ tuổi 20 trở xuống (gần 400 trẻ em từ 15
tuổi trở xuống, trên 200 ở độ tuổi từ 15 đến 20). Các hộ gia đình
sống san sát nhau ở khu vực trung tâm làng, trong những ngôi nhà
đơn sơ dựng bằng tre nứa và lợp tranh, rạ hay fibro ximăng. Một
vài hộ khá giả hơn thì dựng nhà bằng gỗ hoặc xây bê tông. Mỗi gia
đình lại thường có 5 con, vì thế khi con cái kết hôn, có nhu cầu ở
riêng sau khi sống chung với bố mẹ vài năm, cũng rất khó khăn để
tìm được đất dựng nhà.

Xã Phú Cường (Hòa Bình)


Tỉnh Hòa Bình nằm cách Hà Nội gần 100 km, di chuyển bằng ô
tô sẽ tốn gần 2 giờ đồng hồ. Từ trung tâm thành phố Hòa Bình về đến
huyện Tân Lạc tầm 15 km, vì đường núi khá quanh co nên đi mất 30
phút. Từ trung tâm huyện về đến xã Phú Cường sẽ phải đi thêm 15
km nữa về phía Tây Bắc của địa bàn huyện. Vì có lợi thế nằm gần Hà
Nội hơn các tỉnh thành khác, nên tỉ lệ di cư lao động của các thanh
niên Hòa Bình đến Hà Nội rất cao. Thanh niên trong vùng nếu không
ở nhà làm nương, làm rẫy thì sẽ đi đến Hà Nội và các khu công
nghiệp lân cận làm thuê.
Xã Phú Cường là một huyện miền núi của Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình. Huyện Tân Lạc có diện tích tự nhiên khoảng 523 km2, trong đó
diện tích rừng núi chiếm đến 80%. Tân Lạc được xem như một trong
những cái nôi của văn hóa người Mường, với nền văn hóa Hòa Bình
nổi tiếng mà Mường Bi là địa danh tiêu biểu.

24
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Xã Phú Cường nằm ở phía Tây của tỉnh Hòa Bình, có đường
giao thông nối với quốc lộ 1A8. Xã Phú Cường có 19 xóm: Khu Phố
Lâm Lưu, Vó Tằm, Bát, Bưởi, Cại Sung, Mùi, Khiềng, Bái 1, Bái 2, Vìn,
Trao 1, Trao 2, Khanh, Khời 1, Khời 2, Khời 3, bao gồm 1.530 hộ và
7.214 khẩu9, trong đó người Mường chiếm 98% dân số, còn lại là
người Kinh và các dân tộc khác. Địa bàn này được lựa chọn để thực
hiện nghiên cứu vì đây là một trong những xã nghèo của huyện Tân
Lạc, và có tỷ lệ kết hôm sớm cao.
Các con đường từ Ủy ban nhân dân xã Phú Cường đến các xóm
được lót hầu hết bằng bê tông, rộng rãi và thuận lợi cho xe ô tô di
chuyển. Người Mường ở các xóm trong xã Phú Cường chủ yếu sống
trong nhà sàn, được xây dựng bằng gỗ. Bên dưới nhà sàn được dùng
làm nơi chăn nuôi các loại gia cầm như gà, vịt, v.v… và để các dụng cụ
làm nông, dọn dẹp nhà cửa và chăn nuôi. Khi được cán bộ Hội Phụ
nữ dẫn đến các nhà có con kết hôn sớm, nhóm nghiên cứu chúng tôi
được giới thiệu là sẽ “tư vấn tảo hôn” cho gia đình và hai em. Khi đi
phỏng vấn thì chỉ có các em gái ở nhà, còn các em trai thì phần lớn đã
đi làm thuê ở xa. Vì thế, ở Hòa Bình nhóm nghiên cứu chỉ có thể
phỏng vấn các mẫu nữ kết hôn sớm, và cũng không tìm hiểu được
thêm về cách suy nghĩ và quan điểm của các em trai khi quyết định
kết hôn sớm.

1.5. Phương pháp nghiên cứu


Trong khuôn khổ nghiên cứu, chúng tôi muốn thông qua cách
tiếp cận và phương pháp Nhân học để khám phá những góc nhìn đa

8 Tân Lạc như cửa ngõ nối liền giữa miền Tây Bắc và thủ đô Hà Nội. Phía Đông giáp huyện
Cao Phong, phía bắc giáp huyện Đà Bắc, phía tây giáp huyện Mai Châu, phía nam và tây nam
giáp huyện Lạc Sơn và tỉnh Thanh Hóa. Địa thế của Tân Lạc đã tạo thành một địa bàn chiến
lược về quân sự. Huyện Tân Lạc có 23 xã: Quyết Chiến, Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông, Lũng
Vân, Ngòi Hoa, Trung Hoà, Phú Vinh, Phú Cường, Quy Hậu, Mãn Đức, Thanh Hối, Tử Nê,
Đông Lai, Ngọc Mỹ, Phong Phú, Mỹ Hoà, Địch Giao, Tuan Lo, Quy My, Lo Sơn, Do Nhan, Gia
Mo va thi tran Mương Khen. Huyen co đia the thap dan ve ph a đong nam va đươc chia
thành ba vùng: Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn và Lũng Vân.
Địa hình vùng này có nhiều núi độ dốc lớn và các thung lũng hẹp; Vùng giữa gồm 4 xã: Ngòi
Hoa, Phú Cường, Phú Vinh, Trung Hoà, với địa hình có nhiều đồi, núi xen kẽ các khe suối và
bãi bằng; Vùng thấp gồm 14 xã còn lại và thị trấn Mường Khến, có địa hình chủ yếu là đồng
bằng xen với đồi thấp, là vựa lúa chính của Tân Lạc
9 So lieu nam 2016 tư Bao cao so 58/BC-UBND ngay 9/12/2016 cua UBND xa Phu Cương

25
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

diện về kết hôn trẻ em của các tộc người trong từng bối cảnh văn
hóa, kinh tế và xã hội cụ thể. Trọng tâm của nghiên cứu là quan điểm
của hai chủ thể nam và nữ (dưới 18 tuổi) và những người có liên
quan về mối quan hệ tình yêu - hôn nhân, và xoay quanh nó là vai trò
của những tác nhân khác có ảnh hưởng đến việc ra quyết định kết
hôn. Do đó, các phương pháp điền dã dân tộc học, quan sát tham gia
và phỏng vấn định tính đã được sử dụng để có thể đi sâu tìm hiểu
một số vấn đề cụ thể như quan niệm của cộng đồng về “trẻ em”, “sự
trưởng thành”/“thành niên”, “hôn nhân”, cũng như những quan
niệm của họ về độ tuổi kết hôn, vai trò của hai giới trong việc ra
quyết định, ý nghĩa của hôn nhân trong phong tục truyền thống và xã
hội hiện đại v.v...

Phương pháp phỏng vấn và cách thức chọn mẫu


Do áp dụng tiếp cận Nhân học, nhóm nghiên cứu lựa chọn
phương pháp phỏng vấn định tính, cụ thể là hình thức phỏng vấn sâu
bán cấu trúc (semi-structured interview) để có thể thu được đầy đủ
các dữ liệu cần thiết mà vẫn có thể khai thác thêm các thông tin mới.
Bảng hướng dẫn phỏng vấn được xây dựng dựa trên căn cứ điểm
luận tài liệu và kinh nghiệm thực tiễn của nhóm nghiên cứu viên từ
việc thực hiện khảo sát cơ sở (baseline survey) về thực trạng kết hôn
trẻ em của nhóm dân tộc Mông tại tỉnh Hà Giang, người Dao tại tỉnh
Lai Châu và người Bru - Vân Kiều tại tỉnh Quảng Trị cho tổ chức Plan
International Việt Nam vào thàng 8 và tháng 9 năm 2016.
Trong nghiên cứu này, đối tượng phỏng vấn được chia thành 4
nhóm chính: (1) thanh, thiếu niên (độ tuổi từ 13 đến 30) đã kết hôn
trước 18 tuổi, (2) cha mẹ của các cặp vợ chồng kết hôn sớm, (3) thầy
cúng/ bà mối, già làng/ người cao tuổi có uy tín tại địa phương, và
(4) cán bộ địa phương. Mỗi nhóm đối tượng phỏng vấn có một bảng
hướng dẫn phỏng vấn tương ứng được thiết kế riêng biệt, phù hợp
với các chủ đề và khía cạnh cần khai thác thông tin.
Chúng tôi phân nhóm và xác định số lượng mẫu phỏng vấn của
các nhóm căn cứ theo mức độ ưu tiên như trong bảng dưới đây:

26
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

(1) Thanh, thiếu (2) Phụ huynh (3) Già làng, (4) Cán
niên (trong độ tuổi thầy cúng, bộ địa
từ 13 - 30) bà mối phương
Nam Nữ Nam Nữ 3 2
5-6 5-6 3 3
Tổng cộng: 21 - 23/mỗi tỉnh

Theo kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu khi thực hiện nghiên
cứu định tính tại các khu vực dân cư nhỏ, tổng số cuộc phỏng vấn
theo thiết kế có thể đảm bảo đạt tới điểm bão hòa thông tin (data
saturation). Bảng phân bổ số lượng mẫu phỏng vấn trên đây là cơ sở
cho việc thực hiện chọn mẫu và phỏng vấn tại địa bàn, tuy nhiên
trong quá trình thực hiện nghiên cứu trên thực tế, số lượng có thể
khác biệt tùy thuộc vào quá trình thu thập thông tin tại mỗi địa bàn
nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện tại 4 địa bàn, chia thành 4 đợt:
• Đợt 1 (tháng 11/2016): nghiên cứu với nhóm dân tộc Mông
tại tỉnh Yên Bái
• Đợt 2 (tháng 12/2016): nghiên cứu với nhóm dân tộc Bru
Vân Kiều tại tỉnh Quảng Trị
• Đợt 3 (tháng 1/2017): nghiên cứu với nhóm dân tộc Mường
tại tỉnh Hòa Bình
• Đợt 4 (tháng 2/2017): nghiên cứu với nhóm dân tộc Mông tại
tình Điện Biên
Ở mỗi địa bàn, nhóm nghiên cứu trao đổi thông tin và thảo luận
kế hoạch thực hiện nghiên cứu với đầu mối tại địa phương là cán bộ
tại các văn phòng của các tổ chức đối tác trong nghiên cứu này
(ChildFund, Plan International và World Vision). Đầu mối tại địa
phương phối hợp với trưởng thôn/bản lập danh sách những người
phù hợp với các tiêu chí chọn mẫu theo bốn nhóm đối tượng phỏng
vấn trong thiết kế. Những người có tên trong danh sách này được
thông báo về mục đích nghiên cứu, được mời tham gia phỏng vấn.
27
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Khi nhóm nghiên cứu đến địa bàn, nghiên cứu viên chọn ngẫu nhiên
những người có tên trong danh sách, sau đó nhờ người dẫn đường
(là các trưởng thôn) liên hệ và đưa tới nhà của người được chọn.
Trong trường hợp danh sách ban đầu do những người dẫn đường
cung cấp không đủ nhiều để tiến hành chọn ngẫu nhiên (trường hợp
tại Yên Bái), hoặc nhiều người trong danh sách vắng nhà trong thời
gian khảo sát thực địa (trường hợp tại Quảng Trị và Điện Biên), các
nghiên cứu viên thảo luận trực tiếp với người dẫn đường để lập một
danh sách mới hoặc lựa chọn những người phù hợp với tiêu chí của
nghiên cứu đang có mặt ở nhà để tiến hành phỏng vấn. Ngoài ra,
nghiên cứu viên cũng áp dụng phương pháp chọn mẫu “bóng tuyết
lăn” (snow ball sampling), bằng cách đề nghị những người đã được
phỏng vấn giới thiệu thêm những người khác trong thôn phù hợp
với các tiêu chí lựa chọn mẫu phỏng vấn. Đối với trường hợp danh
sách những người có thể tiếp cận và phỏng vấn chỉ vừa đủ (trường
hợp tại Hòa Bình), nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn với tất cả
những người có trong danh sách do đầu mối địa phương cung cấp.
Tại hai địa bàn Hòa Bình và Yên Bái, phần lớn các cuộc phỏng
vấn được thực hiện trực tiếp bằng tiếng phổ thông (tiếng Kinh), chỉ
một vài phỏng vấn với những phụ nữ lớn tuổi được tiến hành thông
qua người phiên dịch. Trong khi đó tại Quảng Trị và Điện Biên,
khoảng một nửa số cuộc phỏng vấn cần sự hỗ trợ của phiên dịch. Các
phiên dịch viên được đầu mối tại địa phương lựa chọn theo các tiêu
chí mà nhóm nghiên cứu yêu cầu trước khi tới địa bàn. Các tiêu chí
cho phiên dịch viên được nêu ra như sau: là người cùng nhóm dân
tộc với nhóm đối tượng nghiên cứu tại các địa bàn, trong lứa tuổi từ
18-30, giao tiếp bằng tiếng phổ thông thành thạo và hiện đang sinh
sống tại một xã khác trong cùng huyện với xã được lựa chọn tiến
hành nghiên cứu. Tại mỗi địa bàn có hai phiên dịch viên cùng tham
gia với nhóm nghiên cứu, ưu tiên phiên dịch viên nữ bởi phần lớn
những đối tượng tham gia phỏng vấn cần phiên dịch là người có giới
tính nữ. Tuy nhiên tại địa bàn Điện Biên, do trở ngại về đường xá
nên chỉ có hai phiên dịch viên là nam, đồng thời đảm nhiệm việc chở
nghiên cứu viên vào bản bằng xe gắn máy. Vì vậy để tránh sự ngần
ngại với những người nữ tham gia phỏng vấn liên quan tới những
câu hỏi về tình yêu, hôn nhân và sức khỏe sinh sản, nghiên cứu viên
28
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

đã nhờ sự trợ giúp của các nữ thanh niên thông thạo tiếng phổ thông
trong thôn giúp phiên dịch.
Sau mỗi đợt thực địa, nhóm nghiên cứu đều tiến hành họp
thảo luận về nội dung, rút ra các phát hiện tại địa bàn để từ đó điều
chỉnh khung báo cáo và bổ sung thêm câu hỏi cho bộ hướng dẫn
phỏng vấn.

1.6 Đạo đức nghiên cứu


Trong số các đối tượng phỏng vấn có trẻ em dưới 18 tuổi nên
nhóm nghiên cứu của iSEE đã gửi đề cương, thiết kế nghiên cứu
cùng các bộ công cụ tới Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học của trường Đại học Y tế công cộng xin xét duyệt. Nghiên cứu
này nhận được công văn chấp thuận của Hội đồng đạo đức vào ngày
31/10/2016, trước thời điểm tiến hành chuyến điền dã đầu tiên.
Trước khi tới địa bàn nghiên cứu, nhóm nghiên cứu viên cũng được
tập huấn về quy chế bảo vệ trẻ em hoặc kí cam kết bảo vệ trẻ em,
tùy thuộc theo yêu cầu của tổ chức đối tác có văn phòng làm việc tại
địa phương.
Khi tiếp xúc với những người được giới thiệu trong danh sách,
chúng tôi thông tin đầy đủ cho người được phỏng vấn hiểu về nội
dung và mục đích nghiên cứu, xác nhận sự đồng thuận tham gia
phỏng vấn của họ và xin phép ghi âm cuộc hội thoại. Đối với trẻ em
dưới 18 tuổi, chúng tôi tìm kiếm sự đồng thuận của các em và người
giám hộ (vợ/chồng (nếu đã trên 18 tuổi), bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ
chồng) trước khi tiến hành phỏng vấn. Những trường hợp này sẽ
được mời kí tên vào giấy chấp thuận tham gia nghiên cứu (xem mẫu
trong phần Phụ lục).
Toàn bộ các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm với sự đồng
thuận của người tham gia phỏng vấn. Các băng ghi âm sau đó được
gửi tới nhóm gỡ băng với các điều kiện ràng buộc về đạo đức như
không chia sẻ tài liệu với bên thứ ba bất kì và xóa bỏ toàn bộ các tư
liệu liên quan đến nghiên cứu sau khi hoàn thành công việc và chấm
dứt hợp đồng.

29
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Các thông tin về danh tính và nơi sinh sống của những người
tham gia phỏng vấn được đề cập trong nghiên cứu này đã được thay
đổi và ẩn danh để đảm bảo bí mật thông tin cho những người cung
cấp thông tin.

1.7 Khó khăn và hạn chế của nghiên cứu


Khó khăn lớn nhất của nghiên cứu là sự e dè của cả người dân
lẫn chính quyền địa phương liên quan đến chủ đề kết hôn trẻ em. Bộ
luật Hình sự và Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng như nhiều
Nghị định của chính phủ đều có quy định về độ tuổi kết hôn đối với
nữ từ 18 tuổi và đối với nam từ 20 tuổi trở lên. Các trường hợp vi
phạm quy định của Nhà nước sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi vậy, “tảo hôn” đã trở thành một
chủ đề “nhạy cảm” trong các cuộc trao đổi ở địa bàn nghiên cứu. Sự
lo ngại của chính quyền về việc những thông tin liên quan đến “tảo
hôn” bị truyền ra ngoài có thể ảnh hưởng đến thành tích thi đua hay
hình ảnh địa phương khiến cho việc tiếp cận địa bàn và người dân
của những người đến từ bên ngoài trở nên khó khăn. Từ góc độ của
cộng đồng, người dân đều ít nhiều biết đến các chiến dịch tuyên
truyền cấm tảo hôn và nhận biết được “tính nhạy cảm” của nó. Để
tránh bị lộ ra việc kết hôn sớm của bản thân hay con em trong gia
đình, hoặc để cán bộ tiếp tục “mắt nhắm mắt mở” cho qua, nhiều
người dân tỏ ra ngần ngại, từ chối trả lời hoặc thậm chí là trả lời sai
sự thật khi được hỏi về vấn đề này.
Một khó khăn khác đến từ đặc thù của các địa bàn thực hiện
nghiên cứu. Các địa bàn được lựa chọn trong nghiên cứu này thường
nằm gần khu vực biên giới, do đó nhóm nghiên cứu khó tìm tới được
các hộ cách xa trung tâm của thôn/bản và cũng không được khuyến
khích tiếp cận các hộ gia đình theo đạo Công giáo hoặc Tin lành. Có
địa bàn bị coi là nơi nhạy cảm về an ninh chính trị, nên ngay từ buổi
đầu tiên nhóm nghiên cứu đi thực địa đã có công an đi theo tới các
buổi phỏng vấn sâu, và thậm chí cản trở không cho người dân trả lời.
Ngươi phu trach viec t m mau phong van va dan đương cung ch cho
phep nghiên cưu viên gap va hoi đung nhưng ngươi ho đa liên he va
xep lich trươc, đung so lương mau theo ke hoach ban đau. Chung tôi
không the t m gap nhưng ngươi khac đe hoi thêm thông tin. Vì thế,
30
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

những thông tin thu được ở địa bàn đó có thể chỉ là sự thể hiện quan
điểm của mot so t ngươi dân đươc phong van, và quan điem ay phan
nao đa trai qua “bo loc” cua ch nh quyen.
Mặt khác, phương pháp Nhân học thường đòi hỏi quan sát
tham dự, trải nghiệm lâu dài với cộng đồng địa phương, thế nhưng
thời gian ngắn ngủi dành cho nhóm nghiên cứu ở mỗi địa bàn, với
các tộc người khác nhau khiến cho công trình này chỉ nên được xem
là một góc nhìn/góc tiếp cận nhân học, hơn là một nghiên cứu nhân
học thực sự. Hơn nữa, chúng tôi nhận thức được việc phân tích,
nhóm các tộc người có bối cảnh lịch sử, địa lý, sinh thái, xã hội, văn
hóa rất khác nhau vào trong một báo cáo là thách thức lớn bởi sẽ
buộc phải khái quát hóa, giản lược hóa thực tế cuộc sống vốn phức
tạp đa chiều hơn thế. Ngoài ra, khác biệt ngôn ngữ cũng là một hạn
chế khiến cho nghiên cứu viên gặp khó khăn trong việc thu thập
thông tin, do đôi khi quá trình phiên dịch không thể truyền đạt được
hết các hàm ý của người hỏi và người trả lời, cũng như có thể các
thông tin đã được khúc xạ qua lăng kính của người phiên dịch.
Những hạn chế này có thể ảnh hưởng phần nào đến chất lượng của
báo cáo.

31
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

CHƯƠNG 2. THỰC TẾ KẾT HÔN TRẺ EM TẠI CÁC


ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
• Các th c hành phong tục k t hôn của các t c người thi u s rất
đa d ng: từ cách thức tìm hi u, tìm ki m người yêu của trai gái người
Mường, người Mông và người Vân Kiều, cho đ n các phong tục liên
quan đ n hôn nhân (tục “„đi sim“”, “bỏ của” của người Vân Kiều, tục đi
tìm hi u và kéo vợ của người Mông, tục “bắt r ” của người Mường;
Những phong tục này t o cơ ch hỗ trợ cho trai gái tìm b n đời.
• Trẻ em ra quy t định hôn nhân, b mẹ tôn trọng hoặc bu c
phải đ ng ý vì sợ các em thất vọng và làm điều d i d t. Tuy nhiên, các
em gái chịu tác đ ng từ quy t định k t hôn của b n trai.
• Trải nghiệm về cu c s ng hôn nhân của các em khá đa d ng,
nhưng trẻ em gái thường cảm nh n hôn nhân vất vả, thiệt thòi, th m
chí nhiều b o l c, trong khi các em trai khá hài lòng với cu c s ng sau
khi k t hôn.
• Các em ít nh n thức h u quả tr c ti p từ việc th c hành k t
hôn trẻ em, mà cho rằng những khó khăn xảy ra là do chính sách cấm
tảo hôn của nhà nước.

2.1 Câu chuyện từ địa bàn nghiên cứu


Câu chuyện của Bi (sinh năm 1999) (người
Mường, Tân Lạc, Hòa Bình)
Ở thời điểm phỏng vấn, Bi còn mấy tháng nữa là tròn 18 tuổi.
Em đã lấy chồng được tầm nửa năm và đang mang thai con gái ở
tháng thứ tám. Nhà có hai chị em gái sống cùng bố mẹ. Chồng em
cùng xóm, nên khi lấy chồng, Bi chuyển đến sống cùng nhà chồng
nhưng vẫn gần nhà bố mẹ. Sau khi sinh em bé, hai vợ chồng sẽ
chuyển về sống ở nhà bố mẹ vợ, vì theo phong tục của người Mường,
nếu như nhà nào chỉ có con gái, thì được quyền bắt rể.
Hai vợ chồng Bi mới chỉ làm một lễ ăn hỏi nhỏ. Khi chuẩn bị
làm đám cưới và dự tính sẽ mời đầy đủ họ hàng, bạn bè gần xa, bà
con trong xóm đến dự, thì trên xã có người xuống thông báo là do

32
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

chưa đủ tuổi, theo luật nên không được làm đám cưới. Vì đã làm lễ
ăn hỏi, nên chính quyền phạt mỗi bên gia đình một triệu đồng. Nếu
cứ tiếp tục làm cưới lớn, tiền phạt có thể lên đến 10 triệu mỗi bên.
Theo như lời Bi kể thì chỉ thời gian gần đây, xã mới làm gắt như thế,
chứ 2 năm trước vẫn có nhiều cặp tổ chức đám sớm mà không có
ngăn cản gì. Gia đình hai bên phải hoãn việc tổ chức đám cưới, và hai
vợ chồng Bi vẫn chưa được coi là “vợ chồng” chính thức.
Lúc tổ chức ăn hỏi, Bi đã mang thai được hơn hai tháng, mặc dù
khi quan hệ với chồng Bi đã uống thuốc tránh thai. Khi biết tin,
chồng em không buồn không vui, mà chủ yếu là lo lắng và sợ hai bên
gia đình không cho cưới. Trong khoảng thời gian khó khăn này, hai
vợ chồng thường phải tự động viên nhau: “trong xã cũng có nhiều
người như mình r i, người ta làm được thì mình cũng làm được nên
không phải lo gì h t.” Bi kể ở xã có nhiều trường hợp như em, mười
bốn mười lăm tuổi đã có thai và có con. Có bạn cưới rồi có con trong
lúc còn đang đi học. Có bạn có người quen nên sửa được năm sinh
trên chứng minh thư để cưới. Khi nói về các kỳ vọng cho con gái sau
này, Bi tâm sự rằng em muốn con gái học hết đại học, mặc dù bản
thân em không muốn đi học đại học vì tốn kém tiền bạc và mắc
chứng say xe nên không đi xa được. Sau khi sinh con, hai vợ chồng sẽ
dọn về ở hẳn nhà mẹ Bi. Chồng em sẽ tiếp tục đi làm thuê, còn Bi sẽ ở
nhà trông con và chăn nuôi như sở thích của em.

Câu chuyện của Hon (sinh năm 1997) (người


Mông, Phình Giàng, Điện Biên)
Hon sinh năm 1997 và đã lấy chồng từ năm 2013. Gia đình nhà
mẹ đẻ của Hon ở một bản rất gần nơi cô ở bây giờ, chỉ cách khoảng 6
km đường bộ. Cha mẹ em rất thương yêu các con, cố gắng làm lụng
để cho tất cả con trai lẫn con gái được đi học. Hon quen người chồng
hiện tại trong một dịp đi chơi, cả hai có cảm tình với nhau và trao đổi
số điện thoại. Chồng Hon hơn em 3 tuổi, khi ấy đã học xong lớp 12 và
đang ôn thi Đại học. Sau một thời gian hò hẹn và khi có tin báo được
tỉnh cử tuyển đi học Đại học ở Hà Nội, chồng Hon ngỏ lời cầu hôn.
Khi quyết định lấy chồng, Hon mới chỉ vừa học xong lớp 9. Hon yêu
và muốn lấy chồng bởi “thấy chồng đẹp trai lại học giỏi”. Chồng Hon

33
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

tới tận nhà để xin cha mẹ Hon lấy em về làm vợ nhưng cả cha và mẹ
Hon đều phản đối. Cha mẹ Hon thấy gia đình chàng trai có bố đẻ và
anh trai lấy thêm vợ hai, vợ ba nên lo lắng rằng nếu kết hôn thì con
rể cũng có thể lấy thêm vợ lẽ và khiến con gái mình không được
hạnh phúc. Đôi trẻ nài xin và cuối cùng thì cha mẹ Hon nhượng bộ,
đồng ý cho con gái kết hôn với điều kiện nhà trai phải cho Hon đi học
tiếp cấp 3. Được cha mẹ Hon ưng thuận, nhà trai mang lễ vật là một
con lợn cùng chục lít rượu sang làm lễ, xin cưới và tổ chức lễ cưới,
đón Hon về nhà trai. Cưới vợ rồi, chồng Hon không giữ lời, muốn vợ
ở nhà không cho đi học. Hon thoạt đầu tức giận nhưng rồi cũng nghe
lời chồng. Hai mươi ngày sau lễ cưới, chồng Hon xuống Hà Nội học,
để lại cô dâu trẻ ở nhà với bố mẹ chồng, vợ chồng em trai và ông nội
của chồng. Hằng ngày Hon làm các công việc nhà và làm nương cùng
với bố mẹ chồng và vợ chồng em trai. Quan hệ với nhà chồng hòa
hợp nên cuộc sống không có gì căng thẳng. Tuy nhiên Hon cảm thấy
vất vả hơn so với khi còn ở với nhà mẹ đẻ vì phải làm việc nhiều,
không được tự do đi chơi. Trong khi đó Hon cho biết chồng cô đi học
ở Hà Nội thì được tự do đi chơi, đôi khi tán tỉnh các cô gái khác qua
tin nhắn, Facebook. Mỗi năm chồng Hon chỉ về thăm nhà vào các dịp
lễ Tết và khi được nghỉ hè. Nhiều lúc cảm thấy cô đơn vì không có
chồng ở bên, nhưng mặt khác Hon cũng hài lòng với cuộc sống hiện
tại bởi cho rằng nhiều cặp vợ chồng trẻ khác sống gần nhau hay nảy
sinh nhiều xích mích cãi vã. Hon bảo vợ chồng ở xa thì lại thấy yêu
nhau hơn, dù đôi lúc cũng lời qua tiếng lại khi Hon đọc được tin nhắn
của chồng với những cô gái khác. Trải qua cuộc hôn nhân bốn năm,
hai vợ chồng Hon đã có một con trai hai tuổi. Giờ đây Hon đang đợi
chồng hoàn tất việc học và quay về nhà. Gia đình hai bên đều hy vọng
có thể xin được việc cho chồng Hon vào một cơ quan nhà nước ở địa
phương. Bố mẹ đẻ Hon thậm chí đã hạ quyết tâm bán trâu bán bò để
có hai trăm triệu chạy việc cho con rể. Hon nghĩ rằng nếu chồng xin
được việc, hai vợ chồng sẽ có một tương lai xán lạn và hạnh phúc.

Câu chuyện của Mùa (sinh 2001) (người Mông,


Suối Giàng, Yên Bái)
Mùa sinh ra trong gia đình có bảy anh chị em. Mùa đi học đến
năm lớp 8 thì bỏ học. Bố mẹ em nghĩ là nếu có đi học tiếp thì cũng
34
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

không có cơ hội việc làm nên cho em nghỉ học. Từ khi nghỉ học em đi
làm nương cùng bố mẹ, hoặc đi chăn trâu, hái chè. Cả chị gái và anh
trai Mùa đều lập gia đình sớm. Chị gái bị kéo về nhà chồng từ năm 16
tuổi, còn anh trai năm nay 19 tuổi, đang học lớp 9 thì lấy vợ, chị dâu
khi đó mới 14 tuổi. Lấy vợ xong, anh của Mùa nghỉ học luôn. Thầy cô
giáo động viên rằng đã sắp học hết lớp 9 rồi thì học nốt để tốt nghiệp
cấp II nhưng anh không muốn học. Anh bảo chỉ muốn lấy vợ rồi làm
nương thôi, chứ không muốn đi học. Còn Mùa thì khoảng một năm
trước, có một người ưng và muốn kéo em về làm vợ. Mùa lên xe
nhưng người đó không đưa em về nhà em mà đưa về nhà người đó.
Mùa không biết làm sao, chỉ liên tục nói “không em không lấy anh
đâu, em chưa từng quen bi t anh em không lấy anh đâu”. Vì có ba
người con trai cùng kéo nên Mùa không chạy được. Lúc kéo Mùa qua
cửa, bố mẹ người đó ngay lập tức xem em như con dâu trong nhà.
Sáng hôm sau, nhà trai mang một con lợn và một triệu đồng sang ăn
hỏi. Những ngày sau đó, gia đình nhà trai nói em đi làm nương và
vào rừng kiếm củi cùng mọi người. Em cũng đi cùng để tìm cơ hội
trốn về. Sau năm, sáu ngày thì em trốn được trong lúc đi phát cỏ làm
nương. Em đi bộ hai tiếng thì về đến nhà mình. Gia đình cậu con trai
sang nhà bố mẹ đẻ tìm em. Bố mẹ đẻ và anh trai của em nghĩ em
nên lấy chồng luôn vì “làm ph n con gái thì đã đi qua cửa nhà người
ta r i thì không đi thì làm th nào? Mà đi về thì sau này họ bảo con
gái đi lấy m t lần ch ng r i, người ta cười cho, người ta không thích
nữa.” Mùa không làm theo ý gia đình vì không có tình cảm với
người đó, nên gia đình giận em và lờ em đi, coi như em không có ở
nhà. “Mọi người d y nấu cơm cũng chẳng gọi, mà nấu được cơm họ
cứ ăn, cả nhà đi làm cũng chẳng gọi mình.” Vì Mùa bỏ về nhà nên bố
mẹ Mùa phải trả lại nhà trai đồ lễ ăn hỏi, gồm rượu thịt và tiền mặt.
Bố mẹ em trả lại phần tiền mặt, còn phần rượu, thịt đã làm cỗ thì bố
mẹ bảo “Con bỏ về thì con t trả nhé”. Sau đó, mọi sự dần trở lại
bình thường.

Câu chuyện của Lanh (sinh năm 1997), (người


Vân Kiều, Đa Krông, Quảng Trị)
Lanh là một cô dâu trẻ, về lấy chồng ở làng San đã khoảng 3
năm nay. Bố mẹ Lanh sinh được ba người con, Lanh là con út. Sau
35
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

khi mẹ Lanh mất, bố đi bước nữa và sinh thêm 3 người con cùng với
người mẹ kế. Hai vợ chồng Lanh quen nhau qua sự giới thiệu của
bạn bè. Sau khi nhắn tin và trò chuyện qua mạng, chồng Lanh tìm
đến làng của em gặp mặt và từ đó hai người bắt đầu hò hẹn, „đi sim“
(đi chơi) với nhau. Từ khi học lớp 6 Lanh đã ngủ riêng ở nhà bà
ngoại, khi „đi sim“ Lanh phải xin phép bà. Mỗi lần „đi sim“, chồng
Lanh đi cùng một nhóm con trai đến gặp gỡ các cô gái trong làng của
Lanh. Sau 6 tháng „đi sim“, chồng Lanh ngỏ lời: “n u được thì em ở
nhà anh nhớ, anh đi bỏ của”. Lanh muốn kết hôn bởi từ khi hai chị gái
đi lấy chồng, Lanh ở với mẹ kế không thấy thoải mái. Khi chồng ngỏ
lời là lúc Lanh vừa học xong học kì một lớp 9. Lúc ấy thấy nhiều bạn
bè cùng trang lứa khoảng 14, 15 tuổi cũng đã lập gia đình nên em có
tâm lý “mình cũng muốn giống họ”, lại thêm ý nghĩ là gia đình khó
khăn nên cũng chẳng thể học tiếp cấp 3, cuối cùng Lanh quyết định
nghỉ học đi lấy chồng. Cô giáo của Lanh đến vận động mấy lần, nhưng
không thay đổi được ý định của em. Đôi trẻ cùng đi đến quyết định
kết hôn, lúc ấy Lanh mới 16 tuổi còn chồng em đã 25 tuổi. Khi Lanh
nhận lời, chồng em “bỏ của” một chiếc dây chuyền bạc để làm tin,
sau đó nhà trai sang ăn hỏi “bỏ của” mấy triệu để xin cưới. Sau khi
cưới, hai vợ chồng về sống chung nhà với bố mẹ chồng và gia đình
anh trai của chồng. Giờ Lanh đã có một đứa con gái hai tuổi rưỡi.
Lanh cho biết khi sinh, con gái em không được làm giấy khai sinh vì
lúc đó hai vợ chồng vẫn chưa có đăng kí kết hôn do em không đủ
tuổi. Giờ đây Lanh đang mong ngóng một đứa con trai, vì Lanh bảo
người Vân Kiều thích con trai hơn con gái. Em muốn sinh được con
trai cho gia đình nhà chồng. Lanh bảo so với những người khác,
chồng em thương yêu vợ chứ không chơi bời rượu chè, đánh đập vợ
con. Dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng hai vợ chồng cùng làm
việc chăm chỉ để nuôi con, quan hệ hòa thuận không có xích mích.
Với Lanh, em cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại và nghĩ rằng
mình là một người hạnh phúc.

*****
Bốn trích dẫn câu chuyện phỏng vấn các cô gái trẻ (mà chúng
tôi đặt tên là Bi, Hon, Mùa, Lanh) người Mông, người Mường và
người Vân Kiều ở trên phác họa đôi nét về cuộc sống hôn nhân của

36
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

các em gái đã tham gia nghiên cứu này. Đây cũng không hẳn là các
câu chuyện “điển hình”, bởi mỗi câu chuyện trong số hơn 40 cuộc
phỏng vấn với các thanh thiếu niên đã thực hành kết hôn trẻ em ở
bốn tỉnh đều cho thấy những vấn đề đa dạng, phức tạp liên quan đến
cuộc sống của các cặp kết hôn trẻ em. Những nội dung này sẽ được
chúng tôi đề cập đến trong suốt báo cáo. Để có cái nhìn chung về
thực hành kết hôn trẻ em, phần này sẽ khái quát một số nét cơ bản
về thực hành hôn nhân như cách thức tìm hiểu trong hôn nhân, nghi
lễ ăn hỏi và cưới xin, cũng như một số trải nghiệm sau hôn nhân của
những cặp kết hôn trẻ em.

2.2 Thực hành dẫn đến hôn nhân


2.2.1 Tìm kiếm bạn đời
Việc tìm hiểu nhau của trai gái mỗi tộc người có những đặc
trưng riêng, tuỳ theo phong tục tại địa phương. Có nhiều bối cảnh
mà trong đó nam, nữ trong cộng đồng có thể gặp nhau và nảy sinh
tình cảm yêu đương. Có nhiều cặp gặp nhau lúc đi làm nương, đi học
hoặc đi chơi, hoặc tại các dịp lễ hội ở địa phương. Vì trong một năm
chỉ có một vài dịp lễ tết nên các cộng đồng tộc người thiểu số đã tạo
ra những thực hành riêng để nam thanh niên có thể tìm được người
bạn đời thích hợp. Chẳng hạn như Xã Phình Giàng (Điện Biên) không
có các kì chợ phiên như ở một số địa phương lân cận, vì thế các lễ hội
là dịp để thanh niên nam nữ đi chơi và gặp gỡ nhau: “H i xưa thì
mình cũng qua các cái dịp lễ h i thôi,… qua các lễ h i như là đ n ngày
t t thì xin phép b mẹ đ mình đi chơi, đi sang những cái bản gần, bản
xa bản lân c n” (nam, Mông, 43 tuổi), “trước kia thì ki u ăn t t xong
thì họ đi ném pao, họ hát đ gần gũi nhau” (nam, Mông, 26 tuổi).
Những nam thanh niên sinh ra trong những năm đầu của thập
niên 90 vẫn chia sẻ về cách nam giới Mông duy trì thực hành tìm
kiếm đối tượng kết hôn như sau: các bé trai khi được mười hai,
mười ba tuổi sẽ bắt đầu đi khỏi bản của mình, tìm đến những làng
bản khác để khởi đầu hành trình tìm người yêu. Việc nam giới đi
khỏi nơi sinh sống để tìm đối tượng phối ngẫu ở những làng bản
khác là bởi các đơn vị làng bản của người Mông ở các khu vực vùng

37
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

núi thường không đông dân, mỗi bản chỉ khoảng chục hộ gia đình và
thông thường đó cũng là những người có quan hệ gần gũi về mặt
dòng tộc và huyết thống. Người Mông có quy ước không kết hôn với
những người cùng họ; việc đi tìm người yêu ở những làng bản khác
cũng giúp tránh và giảm các cuộc hôn nhân cận huyết. Đây là một
thực hành văn hóa đã có truyền thống lâu dài của người Mông và vẫn
còn được duy trì tới tận ngày nay. Mỗi chuyến đi tìm người yêu như
vậy của các thanh thiếu niên nam sẽ kéo dài khoảng 1 tuần, và tùy
theo thời điểm trong năm (nông nhàn hay mùa vụ) mà mỗi tháng đi
từ 1-4 lần như vậy. Ban đầu các chàng trai sẽ đi tới các bản xung
quanh gần nơi mình ở để hẹn hò. Họ có thể đi chơi buổi tối sau khi
làm nương, hoặc buổi sáng sớm trước khi đi làm nương: “…với em
ngày xưa, em đi làm nương đ n b n giờ, b n rưỡi. Lúc bắt đầu đi
nương thì mình chuẩn bị giày dép, đèn pin. Trước kia chưa có điện
tho i, chưa có cái đèn pin điện như bây giờ đâu, chỉ có pin ti u thôi.
Đi làm đ n b n giờ, b n rưỡi chiều gì đấy về đi tắm, r i l i đi chơi
đêm. Hoặc buổi sáng sớm, hai giờ sáng mình đã d y, đi chơi gái đ n
năm rưỡi thì mình phải chuẩn bị về r i, về đ n nương là b mẹ lên
nương, b mẹ mới chuẩn bị cơm đ ăn sáng…” (nam, Mông, 26 tuổi,
Phình Giàng).
Nam thanh niên có thể đi một mình hoặc đi cùng với một nhóm
bạn, cùng đi rủ các cô gái đi chơi, nói chuyện làm quen. Thông
thường các chàng trai sẽ không vào nhà chào hỏi xin phép hay để bố
mẹ cô gái biết mà chỉ hẹn trước hoặc đứng ở ngoài gọi. Trong quan
niệm của người Mông, việc tránh để bố mẹ của các cô gái biết chuyện
hò hẹn được coi là lịch sự, tôn trọng họ: “…lớp trước ngày xưa yêu
nhau kín đáo hơn, th m chí có th là mình đã đi cùng với cái đứa đấy
tâm s r i nhưng mà b mẹ người ta vẫn không bi t, chứ nó không
như ngày nay, người ta rất là thoáng, vào trong nhà nói chuyện luôn.
Ngày xưa mình có dám vào đâu. N u mà làm như th thì b mẹ của
con gái nó bảo là mình coi nhẹ nhà người ta, mình coi thường người
ta” (phụ huynh, Mông, 43 tuổi).
Trước đây khi không có phương tiện hiện đại là xe máy, các
nam thanh niên sẽ đi bộ để tìm kiếm người yêu, có khi ở các bản khá
xa phải đi mất vài ngày đường. Thực hành này là một nét đặc trưng

38
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

và gắn liền với quá trình trưởng thành của nam giới, vì thế trong văn
hóa của người Mông cũng hình thành nên nhiều cơ chế để hỗ trợ. Khi
nam thanh niên đến một bản làng bên ngoài cộng đồng của mình, họ
sẽ được người dân tại đây chào đón và tiếp đãi. Nam thanh niên sẽ
chào và báo với trưởng bản về sự có mặt cùng mục đích tìm kiếm
bạn đời phù hợp của mình. Sau đó họ có thể tùy ý xin vào nghỉ ở một
gia đình trong bản. Nếu chủ nhà đồng ý thì họ sẽ cùng ăn ở, sinh hoạt
và tham gia lao động cùng các thành viên trong gia đình: “mình ở m t
đêm thôi cũng được mà hai ba ngày cũng được. Ban ngày gia đình đấy
đi làm gì thì mình cứ theo, họ làm gì thì mình cứ làm đấy. T i mình
ngủ ở nhà đấy thì buổi t i mình đi tán gái, xong r i mình l i về ngủ. Ở
đấy hai ba ngày gì đấy thì mình l i về nhà thôi” (nam, Mông, 26 tuổi).
Trong quá trình cùng sinh hoạt và lao động này, họ sẽ có cơ hội đi
quanh thôn bản và quan sát những cô gái ở đây. Khoảng thời gian từ
tối muộn cho đến rạng sáng, nam thanh niên có thể đi tiếp cận, làm
quen với những cô gái mà họ thấy ưng ý. Hành trình đi tìm hiểu, hẹn
hò của các nam thanh niên sẽ kết thúc khi chàng trai tìm thấy người
mình thấy yêu và phù hợp để lấy làm vợ. Khi đó chàng trai sẽ quay
về nhà thưa chuyện với bố mẹ và chuẩn bị cho việc cưới xin. Tùy
thuộc vào mỗi người mà hành trình này có thể kéo dài từ 2-7 năm.
Tương tự, người Vân Kiều ở Đa Krông (Quảng Trị) cũng có
thực hành phong tục cho phép nam thanh niên có cơ hội đi tìm bạn
gái. Đó là tục „đi sim“, một phong tục trước đây luôn được coi là một
nét đẹp trong văn hóa của người Pa Cô - Vân Kiều. Đối với người Vân
Kiều, „đi sim“ là một thực hành phổ biến và cần thiết trước khi dẫn
đến tình yêu và hôn nhân. Xưa kia, những cô gái khi đến độ tuổi
được coi là “lớn”, “trưởng thành” (tầm 13-15 tuổi) sẽ không ngủ ở
nhà mình mà ngủ tập trung ở nhà “xu” (ngôi nhà công cộng để các cô
gái ngủ chung), tạo điều kiện cho con trai đến tìm hiểu để dẫn đến
hôn nhân: “„đi sim“ là gi ng như mình đi chơi, đi cưa con gái đấy.
Nghĩa là con trai rủ con gái đi chơi mà n u con gái thích thì đi. Không
thích thì thôi, nó th ” (phụ huynh, Vân Kiều, 53 tuổi, Đa Krông).
Theo như lời người trong làng kể lại, do nhà sàn của người Vân
Kiều thường khá chật, không có chỗ ngăn ra để ngủ riêng cho con
gái, nên con gái Vân Kiều đến độ tuổi mười bốn mười lăm sẽ đến nhà

39
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

một người phụ nữ đơn thân, góa hoặc chưa chồng để ngủ cho tiện
sinh hoạt và cũng tiện cho trai gái có điều kiện tìm hiểu nhau. Con
trai ở độ tuổi mười sáu mười bảy trở ra là bắt đầu đến nhà “xu” để
„đi sim“. Mọi việc tại nhà “xu” sẽ do một cô gái là chị cả quản lý, nên
em gái nào được con trai rủ đi chơi đều phải xin phép chị cả. Vào
những đêm trăng sáng, đám con trai trong thôn bản thường tụ tập
nhau đi theo nhóm, đến nhà chung rủ các cô gái ra bờ khe bờ suối,
hát cho nhau nghe những điệu nhạc giao duyên. Sau những buổi „đi
sim“, các đôi trai gái tâm đầu ý hợp sẽ tìm đến nhau để kết bạn;
người con trai sẽ trao cho cô gái một kỷ vật như vòng bạc, dây
cườm…, và nếu cô gái đồng ý nhận thì coi như đã có hẹn ước.
Thực hành „đi sim“ vẫn được duy trì hiện nay, mặc dù hình
thức đã bị biến đổi. Những người con trai vẫn tìm đến các cô gái trẻ
để tìm người bạn đời, và không chỉ trong làng mà họ có thể „đi sim“
rất xa ở nhiều làng khác. Trai gái Vân Kiều đã không còn biết những
bài hát giao duyên, mà chủ yếu chỉ gặp nhau trò chuyện: “„đi sim“
không phải là xấu mà rất là t t. Nó là đ tìm hi u nhau. Chứ không
phải như có người nói „đi sim“ là đi ngủ. Mình đi con bé nó không ưng
là mình không th , mình đ ng ch m con bé đó là bị ph t. Trước đây
ph t con heo r i ph t con dê đấy (cán bộ thôn, 31 tuổi, Vân Kiều, Đa
Krông). Hiện nay, một số gia đình vẫn cho con gái đến nhà họ hàng
hoặc bạn bè ngủ, nhưng đa số con gái ở nhà cùng bố mẹ, và khi
những thanh niên đến nhà „đi sim“ và tìm hiểu con gái, bố mẹ thường
tránh đi để họ được tự nhiên.
Điều đáng chú ý là trong tục „đi sim” của người Vân Kiều, có
những qui ước rõ ràng, ví dụ người con trai được quyền đến tìm hiểu
con gái, ngay cả đêm khuya khoắt mà không sợ bị gia đình từ chối,
thế nhưng không được quyền ép người con gái yêu mình, và nếu cô
gái thích cả hai người thì phải nhường cho người đến trước. Trước
kia khi ở tập trung tại nhà “xu” (nhà công cộng), khi „đi sim“, họ
thường dắt nhau ra rừng, chòi canh để tìm hiểu, và nếu muốn, có thể
mang chăn màn để ngủ, kiêng mang chiếu, tuy nhiên kiêng quan hệ
tình dục trước khi cưới. Hiện nay do phần lớn các cô gái vẫn ở cùng
bố mẹ, nên thường các đôi thanh niên chỉ rủ nhau “đi ăn kẹo”, “đi ra
suối, hay ra thị trấn chơi”, rồi tối về nhà ngủ.

40
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Hộp 1: Tục „đi sim“ của thanh niên Vân Kiều

“Em là con trai thứ tư, gia đình em có 8 con. Em lấy vợ năm
em 19 tuổi, vợ 17 tuổi, vì th không được đăng ký k t hôn. Em học
h t lớp 6 vì cái đầu ngu quá không học được. Con gái bản em không
thích, nhìn họ quen như chị em r i nên không „đi sim“ trong bản,
nhường cho con trai chỗ khác đ n sim. Ngày trước em „đi sim“ rất
nhiều, mà toàn đi xa, không k được, chỗ mô cũng đi, đi với b n. M t
thời gian mà không hợp thì bỏ nhau. Người em „đi sim“ nhanh
nhất là hai tuần, còn vợ em là lâu nhất, em „đi sim“ 6 tháng. Nhà
vợ em ở bên kia sông, ngày nào em cũng đi xe xu ng khu 41, đ xe
đó r i mượn cái thuyền b n chở qua sông „đi sim“. Khi em „đi sim“
thì lên nhà vợ chơi, nhưng không bao giờ gặp b mẹ vợ, vì họ
tránh đi, xấu hổ, chỉ nói chuyện với anh r rứa thôi. Em „đi sim“
không về k với b mẹ đâu, nhưng có thằng em hắn hay đi với em
hắn k . B mẹ hỏi hắn, chỗ mô, con mô, tên ba mẹ hắn tên chi thì
thằng đó nói h t. Sau thì em có cho vợ em lên đây chơi. B mẹ
thích, bảo thấy hợp, thấy được thì cho lấy. Em bảo vợ bỏ học đi r i
lấy nhau…” (Hinh, 23 tuổi).
“Em lấy ch ng năm 16 tuổi. Em quen với ch ng là người thứ
hai. Người đầu tiên là b n học cùng lớp r i chơi với nhau. Đi chơi
với nhau được m t tháng r i em thôi, vì không thích người cùng
trường mô, thấy xấu hổ vì học cùng trường, cùng trường thì b n
chọc cũng mệt. Người thứ hai là ch ng em thì em bi t do họ „đi
sim“, họ „đi sim“ nhiều nơi, nhiều làng. Con trai họ cứ rủ nhau đi,
bi t nhà nào có con gái thì họ đ n chơi. Có nhiều người cùng đ n, họ
rủ nhau cả lên nhà em. H i đó có ba b n người đ n, họ gõ cửa r i họ
bảo mở cửa cho vô với, rứa, r i mình cũng mời họ vô. Chẳng bi t nói
gì, ng i cười thôi. Xong là có m t người xin s của em. Xin s r i
mu n làm quen rứa, làm quen r i là b n bè r i mới đ n làm b n gái.
Đi chơi với nhau toàn ra mấy bờ sông su i ng i. Đi chơi v y ch ng
em mu n ngủ cùng nhưng em sợ, không dám vì chưa bỏ của. Ch ng
em bảo “sợ chi lo chi vì mai sau có bầu vẫn là con anh vợ anh”, em
nói ri không, n u mà ưng ngủ với nhau thì mai m t mình ở với nhau
cũng được, chứ ni là em còn ở nhà b mẹ, em sợ. Th là hai tháng
quen xong r i bỏ của, lấy nhau” (Viêng, 19 tuổi).

41
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Địa bàn ở Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều trai gái Mường biết nhau
từ nhỏ, và ở trong cùng một làng hoặc gần làng. Trước khi cươi, họ
thương hen ho, t m hieu nhau tư vai thang đen mot năm. Phan lơn
cac em gai đươc phong van cho biet khi hen ho, cac em thương
không co nhieu thơi gian riêng tư ơ bên nhau, ma chu yeu la ban trai
đen nha ngoi chơi, hoac cung nhau đi loanh quanh trong xom. Neu đi
xa hơn, cac em phai đi vơi ca nhom ban, nhưng cung ch đươc đi
trong ngay. Bo me cung dan cac con phai giư g n: “Đi đâu mà mình
không nói cho b mẹ bi t thì b mẹ cũng lo lắm, n u đi chơi ngủ nhà
b n bè thì phải gọi về cho b mẹ bi t. H i mới tán nhau đấy thì khoảng
mười giờ là mình cũng về đ n nhà r i, không cho đi chỗ khuya mà”
(nữ 19 tuổi, Mường, Tân Lạc). Một em gái khác (16 tuổi, đa ket hôn)
ke rang ban trai em đi l nh trong suot mot năm yêu nhau, v vay hai
ngươi ch th nh thoang mơi gap, chu yeu nhan tin qua đien thoai.
Trong số các phong tục liên quan đến thực hành trước khi
cưới, tục bắt vợ/kéo vợ là một phong tục đã có từ lâu đời của người
Mông, nhưng gây nhiều tranh cãi nhất. Nghị định số 32/2002/NĐ-CP
về Quy định về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các
dân tộc thiểu số nghiêm cấm tục “cướp vợ” của người Mông. Bên
cạnh đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng, về bản chất kéo vợ vốn là
một thực hành nhân văn được tạo ra để những chàng trai nghèo có
thể lấy được vợ bởi trước đây việc quyết định hôn nhân do cha mẹ
quyết định và việc ăn hỏi, tổ chức lễ cưới cực kì tốn kém.
Phỏng vấn ở cả Điện Biên và Yên Bái cho thấy, khi hai người
yêu nhau, người con trai Mông sẽ chọn ngày đẹp để đi “bắt vợ”,
thường bắt lúc tối đêm. Thông thường chàng trai không thông báo
trước với cô gái về ý định kéo vợ, mà chỉ hẹn đi chơi. Con trai nghĩ
rằng cần phải kéo vì con gái thường ngại hoặc sẽ cần làm kiêu một
chút nên sẽ không theo về luôn. Trước kia thì chỉ kéo tay, nhưng giờ
có xe máy thì nếu ở xa, chàng trai cùng với bạn sẽ kéo cô gái lên xe
máy rồi chở về nhà. Chàng trai cũng không bàn trước với bố mẹ về ý
định lấy vợ. Bố mẹ thông thường chỉ biết khi con đã kéo vợ về nhà.
Sau khi bị bắt về nhà trai, cô gái sẽ ngủ lại đó 3 ngày. Sau 3 ngày, nhà
trai sẽ đưa cô gái về và làm lễ ăn hỏi, sau đó, về nhà trai sống luôn.
Đám cưới sẽ diễn ra sau đó vài tháng, 1 năm hoặc thậm chí 2 năm -
nhưng chỉ là thủ tục.

42
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Việc “bắt vợ” thường do nam giới chủ động và quyết định.
Người bạn trai có thể rủ cô gái đi chơi, rủ đi “ăn kẹo” và bắt về luôn.
Khi được kéo về nhà của chàng trai, các cô gái sẽ ngủ với mẹ hoặc chị
em gái của anh ta và quan sát cuộc sống trong gia đình. Nếu như cô
gái ưng thuận ở lại thì nhà trai sẽ đến nhà cô gái để xin hỏi cưới. Các
cô gái cũng có thể từ chối nếu không muốn lấy chàng trai đó bằng
cách trở về nhà trong vòng 3 ngày. Nếu đã ở đó 3 ngày thì hầu như
không thể trốn được nữa, vì bị coi như là đã có chồng rồi. Nếu không
đồng ý cưới thì vẫn bị coi như có một đời chồng, sẽ bị người trong
bản xì xào. Trong 3 ngày “sống thử”, cô gái có thể ngủ với người yêu
luôn. Nếu không yêu, cô cũng có thể chọn ngủ với một người phụ nữ
trong nhà chàng trai và trốn về vào sáng hôm sau. Theo truyền
thống, người nam giới thích bắt ai thì sẽ rủ thêm anh em trong nhà
đi bắt về (kể cả không yêu nhau từ trước). Ngày nay, có những cặp
đôi hẹn nhau trước, thậm chí là xin phép bố mẹ cô gái trước khi thực
hiện “bắt vợ”. Có đôi không thực hiện nghi lễ “bắt” mà chỉ dắt tay
nhau về nhà trai, cũng vẫn trải qua 3 ngày rồi mới tổ chức lễ hỏi.
Theo kinh nghiệm tiếp xúc của chúng tôi với những nhóm
Mông ở những địa bàn khác nhau như Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang
và Lai Châu thì cách hiểu và thực hành tập tục này có nhiều khác biệt
ở tùy từng địa phương. Các nhóm người Mông đang sinh sống ở
huyện Điện Biên Đông cũng có cách nhìn nhận và thực hành riêng về
tục kéo vợ. Về cách gọi, có thể thấy sự không thống nhất của những
người trả lời phỏng vấn trong việc sử dụng từ để gọi tên thực hành
này: “kéo vợ”, “cướp vợ”, “bắt vợ”, “trộm vợ”, “rủ về”. Điều này có thể
do khó khăn trong việc chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Mông sang
tiếng Kinh, và ảnh hưởng một phần từ việc sử dụng lại những cách
nói mà họ thấy hay được người Kinh sử dụng. Về thực hành, có
trường hợp mang tính tích cực, tạm gọi là “kéo vợ đồng thuận” và
những trường hợp mang tính tiêu cực, gọi là “kéo vợ cưỡng ép”. Với
“kéo vợ đồng thuận”, những cặp trai gái sau khi tìm hiểu và thấy yêu
nhau thì giao hẹn nhau trước khi kéo nhau về. Theo giải thích, người
phụ nữ Mông khá rụt rè, việc tự nguyện đi theo người đàn ông về
nhà được xem là khó xảy ra, vì thế việc “kéo” là cần thiết để tăng “giá
trị” của cô gái:

43
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

“Gọi “cướp” là nó rơi vào cái thời phải dùng đ ng tiền b c đ mà


đi lấy vợ. Nhà gái dùng đ ng tiền b c mà đi thách cưới. Cái thời
đấy nghĩa từ “cướp” với cái từ “kéo” có gi ng nhau, có cái khác
nhau. “Cướp” là vì b mẹ không cho, thì hai đứa cũng có th là
yêu nhau r i, cũng có th là chưa yêu nhau nhưng mà nhìn thấy
xinh, mu n làm sao đ được cái con kia về làm con dâu nhà
mình, người ta đ ng ý hay không đ ng ý cũng phải cướp. Còn
“kéo” là người ta đã bi t nhau r i nhưng mà tâm lý của con gái,
ki u gì cũng phải cầm tay kéo người ta mới về, chứ không t
nhiên bảo anh em mình về nhà đi thì không bao giờ như th , k
cả bây giờ. Bao giờ người con trai cũng cầm tay kéo thì họ mới
bắt đầu đi, k cả có thích mấy cũng phải kéo m t chút. Còn cướp
là ngày xưa nó khác, cướp thì hai ba anh phải khiêng ra khỏi
bản thì mới kéo được về.” (phụ huynh, Mông, 43 tuổi, Phình
Giàng, Điện Biên)
Khác một nghiên cứu trước đây với người Mông ở Sapa, cho
rằng nhà trai sẽ cử chị gái hoặc em gái ngủ với cô gái ba đêm để cô
gái trò chuyện và hiểu thêm về nếp sống nhà chàng trai (Hoàng Cầm
& Nguyễn Trường Giang 2013), ở Suối Giàng, cô gái khi về nếu đồng
tình thì có thể sẽ ngủ luôn cùng chàng trai. Chàng trai giải thích là do
cô gái chỉ quen mình mà không quen chị, em gái mình nên để cô gái
ngủ và nói chuyện với chị em gái hoặc mẹ mình thì cô gái sẽ ngại.
Sáng hôm sau, nhà trai cử người (thường là chú, bác của chàng trai)
sang báo với gia đình cô gái để họ không lo lắng tìm con. Sau ba ngày,
một hội đồng gồm thầy mối và gia đình nhà trai sẽ mang rượu, thịt
và tiền (còn gọi là “tiền sữa mẹ”) cho cha mẹ cô gái sang ăn hỏi.
Tuy nhiên, ngay cả với những đôi đã yêu nhau thì không phải
lúc nào các cô gái cũng được thông báo trước về ý định “kéo vợ”.
Trong đa số trường hợp, quyết định kết hôn sẽ đến từ phía chàng
trai. Chàng trai có thể đến kéo cô gái một mình hoặc rủ vài người đi
cùng mà không báo trước. Có trường hợp cô gái mặc dù có tình cảm
nhưng chưa sẵn sàng lấy chồng, nhưng vẫn bị bắt về và phải chấp
nhận: “Thì hai người cũng quen, khi mình về thì t i anh ấy đ n nhà
mình, anh ấy bảo là mình lấy nhau đi. Mình bảo là đ mình đủ tuổi r i

44
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

hãy lấy, nhưng mà anh ấy không chịu, kéo mình về. Mình yêu anh ấy,
nên về cùng anh ấy”. (nữ, Mông, 19 tuổi, Suối Giàng, Yên Bái)
Mặt khác, cũng có trường hợp mang tính cưỡng ép. Thông
thường trong những trường hợp này, chàng trai và cô gái trước đó
không có mối quan hệ với nhau, và tình cảm thường một chiều từ
phía chàng trai. Khi chủ định kéo cô gái về, chàng trai sẽ tập hợp một
nhóm nam giới, thường là bạn bè hoặc người thân họ hàng cùng đi
với mình. Mặc dù người con gái có thể phản ứng như la hét, gào
khóc, giãy giụa nhưng thường không thể chống lại được và sẽ bị kéo
về nhà chàng trai. Nếu cô gái không đồng tình, có thể trốn về ngay
vào sáng hôm sau, coi như chưa có chuyện gì xảy ra. Nhưng có
trường hợp trốn về nhưng lại bị nhà trai bắt lại hoặc không được
chính bố mẹ mình chấp nhận do họ lo con gái mình sẽ khó lấy chồng
khác. Người Mông quan niệm rằng, một khi cô gái trẻ đã bước qua
cửa thì sẽ có “ma nhà”, tổ tiên gia đình nhà chàng trai chứng giám, do
đó trở thành người của gia đình đó. Mặc dù cô gái có thể trốn về
trong vòng 3 ngày, nhưng cha mẹ đẻ có thể từ chối cho phép cô trở
về nhà, vì họ xem cô gái như là người đã có chồng. Nếu như cha mẹ
đồng ý nhận con về thì gia đình nhà gái phải làm một lễ cúng để “bồi
thường danh dự cho nhà trai”, bao gồm một con lợn và vài lít rượu.
Gia đình nào nghèo thì dù bố mẹ có muốn nhận con về cũng không
có đủ tiền làm lễ cúng đền cho nhà trai, và như vậy cô gái sẽ phải
quay về để làm lễ cưới “th bây giờ anh đi vào trong nhà người ta là
anh trở thành ma nhà người ta r i, ma của họ r i, th bây giờ trả l i
thì phải làm cái lễ chứ có phải đơn giản th đâu.” (phụ huynh, Mông,
43 tuổi, Phình Giàng, Điện Biên). Ngay cả khi trốn về thành công, các
cô gái vẫn phải chịu tiếng “có một đời chồng” và khó có thể kết hôn
với một người khác. Bởi vậy trước đây nhiều cô gái dù không thích
nhưng khi đã bị kéo về cũng sẽ chấp nhận lấy người con trai làm
chồng. Có người không muốn phải lấy chồng trái với ý nguyện của
bản thân đã tìm đến việc tự vẫn: “con gái nó không thích ch ng thì nó
t đi ăn lá ngón. Tr n đi thì b mẹ bảo đã lấy ch ng b mẹ cũng không
thích, nên n u quay l i nhà nó sợ b mẹ chửi nên nó ăn lá ngón ch t.”
(nam, Mông, 26 tuổi, Phình Giàng).

45
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Hộp 2: Kéo vợ không đồng thuận

P. (21 tuổi) lấy chồng năm 15 tuổi, còn năm đó chồng 17


tuổi. Chồng P. không đi học, còn khi đó P. đang nghỉ hè năm lớp 7.
Nhà P. ở Văn Yên, cách Suối Giàng khoảng 80 km. Nhà em có hai
anh trai và một chị gái. Chị gái đi học đến năm lớp 9 thì bị kéo, sau
đó nghỉ học. Anh trai đầu học đến lớp 5, thấy học không vào nên
không học tiếp. Còn anh trai thứ thì do nhà khó khăn nên không đi
học. Chồng P. có em gái lấy chồng ở đó nên qua chơi nhà em gái và
quen biết P. Một lần chồng rủ đi chơi rồi cùng một người bạn kéo
P. lên xe máy về nhà chồng luôn. Hai vợ chồng ngủ cùng nhau ngay
hôm đó. Sau 3 hôm nhà chồng đem 3 triệu và một con lợn sang
nhà P. ăn hỏi. Lúc đó P. chưa muốn lấy chồng vì nghĩ mình còn bé,
nhưng khi về nhà hôm ăn hỏi, bố mẹ nói rằng chắc P. cũng thích
chồng nên mới chịu lên xe máy, và cũng đã uống rượu, mổ lợn ăn
hỏi rồi nên khuyên P. quay về nhà chồng. P. cũng khóc vì chưa
muốn lấy chồng nhưng cũng yêu chồng thật nên quay về nhà
chồng. Chín tháng sau thì hai người tổ chức đám cưới. P. cho biết
chồng cũng rất tốt, đi đâu chồng cũng đi theo và làm cùng.
Chị gái đầu của M. năm nay 20 tuổi, đã lấy chồng và mới có
con. Năm 16 tuổi thì chị gái M. bị kéo về nhà chồng, chị chưa muốn
cưới chồng nên khóc suốt trong lúc bị kéo, về đến nhà chồng cũng
vẫn khóc. Nhà chồng giữ không cho về, sang hôm sau thì sang báo
cáo là “T i hôm qua tôi lấy con của bà đi làm vợ r i thì bà đừng tìm
nữa, thì đủ ba ngày thì chúng tôi về chúng tôi ăn hỏi”. Đến hôm ăn
hỏi, chị gái em cũng vẫn khóc. Nhà chồng nói rằng “Bây giờ đã
cúng ma nhà tôi, thì là con tôi r i”. Sau này, khi về nhà chồng cũng
vẫn trốn về nhà. Chồng sang dọa “Mày không về thì tao cũng không
về đâu. Tao cũng ở nhà vợ, ở đây với mày. Mày mà không về với tao
thì tao t tử, tao ăn thu c tao u ng thu c r i tao ăn thu c tao t
tử.” Bố mẹ thuyết phục rằng thôi thì họ thích mình như thế rồi, mà
họ cũng chẳng xấu, lại cũng hiền lành, thì thôi cố gắng mà đi sang
nhà chồng. Bây giờ có con rồi thì chị cũng hài lòng với cuộc sống.

46
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Ngày nay cách nhìn nhận và thực hành tục kéo vợ của người
Mông ở cả Suối Giàng (Yên Bái) và Phình Giàng (Điện Biên) đã có
nhiều thay đổi, không chỉ trong thanh niên mà cả ở người lớn tuổi.
Người ta vẫn còn nhớ những câu chuyện bi kịch đã xảy ra trong quá
khứ về việc kéo vợ cưỡng ép, khi những cô gái cự tuyệt đến cùng
việc kết hôn với người mình không yêu đến cùng bằng cách ăn lá
ngón tự tử, nhờ vậy mà mà số lượng những cuộc kéo vợ cưỡng ép
giảm dần và biến mất. Giờ đây việc thực hành tập tục thường có sự
đồng thuận của cả hai bên. Việc đơn giản hóa các nghi thức kết hôn
giúp cho các chi phí tổ chức giảm xuống, việc thách cưới cũng không
còn quá nặng nề, chỉ còn như một nghi thức tượng trưng. Áp lực về
tài chính để kết hôn của nam giới người Mông được giảm bớt, và vì
thế mục đích sơ khởi của việc kéo vợ cũng không còn. Nam giới
Mông dù ở những độ tuổi khác nhau cũng đều thể hiện sự biến
chuyển trong nhận thức, cho thấy sự thay đổi đáng kể trong cách
nhìn nhận của cộng đồng về tập tục này ở địa phương.

Hộp 3: “Kéo vợ đồng thuận” hiện nay của người Mông

“Thời trước khác, chứ hiện t i bây giờ là thay đổi r i, con cái
nó yêu nhau nó thích t giác về chứ còn không kéo như ngày trước
nữa. Bây giờ n u bắt mà không thích nhau, có cái chuyện t tử thì
khó mà giải quy t. Bây giờ yêu nhau thích nhau thì t giác mà lấy
nhau.” (nam, Mông, 55 tuổi, Điện Biên)
“Bây giờ khác r i. Hai người tán nhau thì yêu nhau thì cứ về
thôi, về có cái gì mang về cho b mẹ ăn xong thì b mẹ cho mình về
nhà b mẹ ch ng thôi… thích nhau thì mới cưới.” (nữ, Mông, 25
tuổi, Yên Bái)
“Em nghĩ đã là vợ là ch ng là hai người sẽ đ n với nhau, có
m t tương lai đều t t, vì th em không thu c cái mẫu này. Thời hiện
đ i là phải tùy vợ ch ng, t ám hiệu với nhau, đ ng ý với nhau. Chứ
ki u ép bu c thì vợ nó t tử lá ngón, hay mình không thích mà b
mẹ cứ bắt bu c mình đi lấy thì hôm sau mình l i t tử lá ngón. Con
người nó không nên có những cái điều như th , quan niệm của em
như th .” (nam, Mông, 21 tuổi, Điện Biên)

47
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Từ những thay đổi trong quan điểm và cách nhìn nhận, việc
thực hành tục kéo vợ dần chỉ còn mang tính chất tượng trưng hoặc
được đơn giản hóa bằng việc chàng trai đến nhà gái xin phép rồi đưa
cô gái về nhà mình: "Chúng nó quen nhau, đ n t n nhà xin b mẹ r i
đi. Không bắt đâu, nó xin, nó xin t n nhà luôn” (phụ huynh nữ 45 tuổi,
Mông, Phình Giàng, Điện Biên). Như vậy, cách nhìn nhận và thực
hành tục kéo vợ của các nhóm người Mông ở Điên Biên Đông đã có
sự thay đổi. Những trường hợp kéo vợ kiểu cưỡng ép chỉ còn là
những trường hợp hy hữu bởi giờ đây các gia đình cũng đã quan tâm
hơn đến quyền lợi và tiếng nói của những cô gái trẻ, thậm chí không
thực hành kéo vợ nữa mà đến nhà xin cưới. Nhóm người Mông ở
Suối Giàng, Yên Bái đa số vẫn tiếp tục thực hành tục kéo vợ, nhưng
theo hướng tự do tìm hiểu, bố mẹ ít can thiệp vào hôn nhân của con
cái. Ngày nay việc kéo vợ chỉ mang tính hình thức; trong một số
trường hợp, các bạn trẻ nhập tâm quan niệm rằng tục kéo vợ là lạc
hậu nên không còn mặn mà với phong tục này nữa.

2.2.2 Quyết định hôn nhân: tính chủ thể của trẻ em
Nhiều diễn ngôn hiện nay thường cho rằng các cuộc kết hôn
sớm của trẻ em dân tộc thiểu số thường do cha mẹ và gia đình ép
buộc “theo các phong tục tập quán lạc hậu”. Tuy nhiên, nghiên cứu
của chúng tôi tại cả bốn địa bàn cho thấy quyền quyết định hôn nhân
của người Mông ở cả Suối Giàng (Yên Bái) và Phình Giàng (Điện
Biên), người Vân Kiều ở Đa Krông và người Mường ở Tân Lạc ngày
nay đều nằm ở cặp nam nữ. Thanh niên chủ động tìm hiểu, hẹn hò và
quyết định kết hôn. Có những bố mẹ được con cái xin ý kiến trước
đó, cũng có những trường hợp cha mẹ chỉ biết đến quyết định hôn
nhân của con mình khi nhà trai đến thông báo đã đưa cô gái về và xin
hỏi cưới.
“Khi „đi sim“ thì hắn không nói gì với b mẹ đâu. Khi mu n lấy
thì hắn thông báo. Ý định của b mẹ là thích dâu phải 18 là
được, r i con mình là 20 là được, mà hắn mới 18, dâu mới 16,
nhưng mà theo sở thích của con, con nói th nào thì b mẹ phải
theo thôi, không theo không được” (phụ huynh nam 47 tuổi,
Vân Kiều, Quảng Trị);

48
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

“Không bao giờ nó xin cả, lúc nào mình bi t là nó đi lấy r i.


Trong dân t c Mông mình là như th , lúc phát hiện ra thì ch ng
nó đã bắt đ n nhà r i nó mới báo cáo thôi, bảo con gái mày đi
lấy ch ng r i, thì mình bi t là như th . K cả con trai cũng như
th thôi, con trai đang học ở dưới trường đấy nó về, ki u hai đứa
yêu nhau nó về nó lấy nó có cho b bi t đâu. B bảo chưa được
lấy vợ đâu nhớ, th lúc nó lấy về, thì nó bảo không cho tôi lấy về
thì tôi đi t tử thôi, th thì lúc đấy chả bi t nói th nào r i.” (Nữ
phụ huynh, không nhớ tuổi, Mông, Yên Bái),
“...có m t s người thì không cho lấy thì đứa trai với đứa gái đi
ch t.” (nữ, Mông, 20 tuổi)
Các bậc phụ huynh ngày nay hầu hết đều được tham gia các
buổi tuyên truyền về quy định cấm kết hôn sớm của chính quyền.
Mức độ tiếp thu thông tin có thể khác nhau, nhưng hầu hết ai cũng
nắm được độ tuổi kết hôn do nhà nước quy định. Nhiều bậc cha mẹ
không những không ủng hộ mà còn phản đối việc con mình muốn
kết hôn sớm, bởi họ sợ bị phạt hoặc muốn con cái hoàn thành việc
học để có thể tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp mới, nhất là khi việc
đầu tư giáo dục cho con đã ngốn một khoản chi phí không nhỏ. Nhiều
cha mẹ không muốn con lập gia đình sớm vì chưa “biết làm ăn” và
“chăm sóc con cái”: “chú nghĩ đấy, con gái lấy sớm thì cũng phải mười
bảy tuổi, con trai phải mười chín đ n hai mươi tuổi thì lấy vợ lấy
ch ng về nó mới bi t làm kinh t đ có ăn mà nuôi con cháu chứ. N u
trẻ quá lấy về là nó chỉ ăn bằng chân tay của b mẹ thôi, không bi t đi
ki m ăn, cho lợn ăn còn không bi t cách, pha trà đun nước chưa sôi nó
bảo sôi r i, bọn này là nó cứ mải đi chơi quá” (phụ huynh nam, 38
tuổi, Mông, Yên Bái). Mặc dù vậy, cha mẹ lại không dám can ngăn
quyết liệt, bởi lo sợ con mình có thể hành động cực đoan như bỏ trốn
đi nơi khác hoặc tự tử.
Người Mông có phong tục hứa gả con từ lúc còn nhỏ cho những
người bạn thân thiết của gia đình. Nhưng trong quá trình trưởng
thành, nếu như đôi nam nữ không cảm thấy yêu mến và lấy người
kia thì hôn ước đó có thể bị hủy bỏ. Trong quá khứ tồn tại những
trường hợp cha mẹ bắt ép con cái phải kết hôn với người đã được
đính ước cùng mình: “ngày xưa là b mẹ hay quy t, tao thích con của
ông này, ông này, con gái của ông này, nó chăm chỉ r i nó l i nhiều cái
n t na, r i nó chăm chỉ lấy nó chắc về sau này nó mới nuôi được tao, ví
49
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

dụ th , mày phải lấy trước thì nó áp đặt như th ” (phụ huynh nam, 43
tuổi). Nhưng ngày nay hầu như không ghi nhận những trường hợp
như vậy ở Phình Giàng (Điện Biên) và Suối Giàng (Yên Bái). Thông
tin được cung cấp từ tất cả những người tham gia trả lời phỏng vấn
đều cho thấy việc kết hôn do cha mẹ định đoạt không còn xảy ra.
Ngay cả khi cha mẹ có hứa gả con cho nhau thì nếu các con không
thích, cha mẹ hai bên cũng không ép buộc. “Bây giờ đảo ngược r i
con đi đâu thì b mẹ cũng phải nghe, thời bây giờ nó th , nó ngược l i
mà. Còn b mẹ không theo là con ch t hay bỏ đi. Vừa r i có m t vụ
đấy, b mẹ không tổ chức cho bởi vì chưa đủ tuổi, xong là hai đứa bỏ
tr n, b mẹ đành phải đi dỗ quay về đ đám cưới cho thì làm gì được
nó, được th nào được” (phụ huynh nam, 43 tuổi, Mông, Điện Biên).
Ở địa bàn xã Phình Giàng (Điện Biên) và Suối Giàng (Yên Bái), những
trường hợp thanh niên tự tử bằng cách ăn lá ngón vì bị bố mẹ phản
đối việc kết hôn không phải hiếm. “Người Mông mình thì nó cứ thấy
lớn lớn m t tý r i thì, thấy người yêu đ n thì nó cứ bi t đi yêu thôi,
đấy nó cứ bi t đi yêu thì b mẹ không cho đi thì nó khóc, nó bảo ôi th
thì không cho đi thì nó t tử đấy.” (phụ huynh nam, 49 tuổi, Yên Bái),
“đúng trên pháp lu t thì mười tám tuổi thì nó mới cho lấy, nhưng mà
người Mông không cho nó lấy là nó tức quá là đi lấy lá ngón ăn là
ch t, kệ nó nó thích nhau nó lấy, nó phải thích mà nó thương nhau thì
cho nó lấy kệ nó.” (nam, 72 tuổi, Điện Biên).
Trong số các trẻ em và những thanh niên kết hôn sớm được
phỏng vấn ở Quảng Trị, đa số việc kết hôn đều do con cái đề xuất và
quyết định. Chỉ có một trường hợp của Hinh là do bố mẹ giục, nhưng
vì sự an toàn của con trai. Hinh lấy vợ năm 19 tuổi, khi đó vợ em 17
tuổi, đang học lớp 10:
“Em định đợi vợ học h t mười hai mới lấy, nhưng b mẹ giục.
Em „đi sim“ không về k với b mẹ đâu, nhưng có thằng em hắn
hay đi với em hắn k . B mẹ hỏi hắn, chỗ mô, con mô, tên ba mẹ
hắn tên chi. Vì nhà vợ em ở bên kia sông, không có đường qua,
mà t i nào em cũng phải đi từ 3-4h chiều đ đ n đó lấy thuyền
chèo qua. Đi thuyền qua sông chỉ h t 3 phút, nhưng nước rất to,
có khi thuyền bị trôi cả m t đo n dài. Có lần bị trôi cả cây s , b n
gái ở trên bờ phải ch y theo… B mẹ lo lắng nguy hi m, bảo n u
thấy hợp nhau thì lấy đi, n u không thì không cho xe đ đi chơi

50
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

nữa, không cho cầm xe nữa. Mà em là thanh niên, thanh niên thì
phải có xe đi chơi chứ. Th là em bảo vợ em bỏ học đ lấy nhau”.
Cha mẹ người Vân Kiều tin rằng phải tôn trọng quyết định của
con cái, và “Thời đ i bây giờ là b mẹ theo ý con h t, con t quy t định
không phải theo ý mẹ, gi ng h i xưa thì lấy vợ lấy ch ng theo ý b mẹ”
(phụ huynh nam, 47 tuổi, Quảng Trị). “Ngày xưa thì hay ép con, ép lấy
vợ lấy ch ng. Còn bây giờ mình mu n nó đi học ti p nó cũng không
chịu. Bảo nó không lấy vợ nó cũng không nghe mình đâu. Đ n cái tuổi
của nó thì mình bảo nó th nào nó không nghe theo mình, ví dụ mình
bảo con ơi con hãy nghĩ đi con không nên lấy vợ, cũng gi ng như đ i
với gia đình nhà mình thích con đi học thôi, nhưng mà bây giờ con bỏ
học r i, con bỏ học thì con chơi, con chơi xong r i con tùy ý con cái
đấy.” (phụ huynh nam, 41 tuổi, Quảng Trị).
Ở Tân Lạc, Hòa Bình, trong 10 nư thanh niên người Mường ket
hôn sơm đươc phong van, co mot em đang đi hoc, chưa muon cươi
nhưng bo me hai bên giuc cươi v thay t nh yêu cua cac con đa đu đo
ch n. Mot em khac lay chong năm 15 tuổi, chong hơn 10 tuổi, bo me
chưa muon ga đi v con chưa đu tuổi, nhưng bo me chong giuc nên
phai cươi. Nhưng trương hơp con lai đeu do cac em tư quyet. Co mot
cap đôi do co thai trươc nên xin phep bo me cho cươi, va cac em
cung tư tin rang mac du viec lap gia đ nh va nuoi con la rat vat va,
nhưng m nh van co the xoay sơ đươc, “người ta làm được thì mình
cũng làm được” (nữ 18 tuổi, Mường, Hòa Bình). Viec cac cap đôi tư
t m hieu va đi đen hôn nhân không phai la truyen thong cua ngươi
Mương tư xa xưa. Theo một cán bộ phụ nữ xã, người Mường trươc
kia viec hôn nhân cua con cai thương do bo me gơi y, tham ch đôi
nam nư con không t m hieu nhau trươc khi cươi, “b mẹ bảo lấy ai
thì lấy, chẳng yêu đương cũng chẳng bi t mặt ch ng”. Ngay nay,
thanh niên đa tư lap, tư chu hơn trong t nh yêu, cha me không the ap
đat “Thanh niên bây giờ ki u nó đi làm ăn xa cũng thay đổi, trước đây
thanh niên cũng s ng quanh quanh đây thôi, khi b mẹ bảo thôi mày
lấy đứa này đứa kia thì cũng lấy, nhưng bây giờ thanh niên bảo là con
nhà này nó không thích thì b mẹ có bảo nó bằng trời nó cũng chẳng
lấy” (phụ huynh nữ, 35 tuổi, Hòa Bình).
Mặc dù việc hôn nhân là các em tự quyết, nhưng các trẻ em gái
thường ở vị thế thụ động hơn khi ra quyết định hôn nhân. Lý do để
các em gái ra quyết định đồng ý kết hôn cũng khá đa dạng: có thai
51
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

nên phải cưới; sợ bị ế; tìm thấy một chàng trai tốt (sợ không lấy sẽ bị
người khác yêu mất); bạn bè cùng làng khuyên nhủ, hay tìm được
chàng trai sẵn sàng ở rể; v.v... Theo phong tuc Mương, nhưng gia
đ nh ch co con gai, không co con trai th mot trong nhưng ngươi con
re se phai ơ re. Đan ông đi ơ re thường là từ gia đình đã có ít nhất hai
con trai và bố mẹ chồng thông cảm với nhà gái, đồng ý cho con trai
mình đi ở rể. Con rể se toan tâm toan y lo cho gia đ nh nha vơ, ke ca
viec thơ cung. Theo một em gái vừa mới lấy chồng khi sang 16 tuổi,
không de đe t m đươc ngươi ban trai ma san sang ơ re sau khi cươi.
V vay, neu ngươi con gai chon đươc ban trai ưng y, chap nhan ơ re,
th ban thân cô gai va gia đ nh se muon to chưc hôn le ngay, dù ở độ
tuổi còn trẻ. Lý do đầu tiên để các em gái quyết định kết hôn (dù
chưa hoàn toàn muốn điều đó) thường vẫn là vì yêu bạn trai:
“Thích nhau thì lấy thôi, không phải ai bảo lấy h t, t hai người
bảo lấy thôi… Em về đây ở luôn, lấy về xong nhà ch ng ngày mai
đi nói cho b mẹ mình” (em gái, 13 tuổi, Mông, Điện Biên);
“Lúc mu n lấy ch ng anh trai thứ hai phản đ i rất là m nh đấy,
anh bảo lấy làm ri, n u mà mu n lấy ch ng thì phải đợi khoảng
hai ba năm nữa học h t cấp ba r i mới lấy ch ng, nhưng mà em
không ưng, khóc cả ngày. Khóc cả ngày r i anh nói ri, thôi n u
ưng lấy ch ng thì cứ lấy ch ng đi, cho ch ng em bây giờ đi bỏ
của đấy” (nữ 20 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị).
Còn ngay cả trong những hoàn cảnh dường như bị động nhất,
các em dường như vẫn cho thấy tính chủ thể tự quyết của mình, ví
dụ như trong việc quyết định ở lại nhà chồng hay bỏ về (khi bị con
trai Mông kéo về nhà). Ngay cả những trường hợp bị kéo vợ không
tự nguyện, việc các em gái Mông hoặc chọn phương án kết hôn và ở
lại nhà chồng, hoặc chọn phương án trốn về, kiên quyết chống lại
việc kết hôn (như câu chuyện của Mùa ở Yên Bái: “em tr n về b mẹ
em không vui, bảo em là ma nhà người ta r i, nhưng em không đi. Lúc
đầu b mẹ cứ lờ đi coi như em không ở trong nhà nhưng em vẫn kệ,
vẫn đi làm bình thường” cũng cho thấy tính chủ thể của các cô gái
Mông. Ở người Mông Suối Giàng (Yên Bái) và Phình Giàng (Điện
Biên), lý do các em gái quyết định đồng ý kết hôn sau khi bị kéo về
nhà trai cũng khá phức tạp. Với những trường hợp mà trai gái đã có
hẹn hò từ trước thì việc kéo về chỉ là hình thức bởi cô gái đã đưa ra

52
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

quyết định từ trước, còn trường hợp bị kéo về nhà trai không tự
nguyện thì quá trình đưa ra quyết định đặt ra cho cô gái khá nhiều
vấn đề phải đấu tranh giữa giá trị của bản thân, quyền cá nhân, nghĩa
vụ đạo đức với cha mẹ, ứng phó với sức ép của phong tục tập quán
v.v... Các phỏng vấn ở Suối Giàng cho thấy có việc kéo vợ (hoặc bắt
vợ) “cưỡng ép” (khi chưa có sự đồng thuận của cô gái). Theo quan
điểm từ góc nhìn của đàn ông Mông ở đây, việc kéo vợ tốt cho phụ
nữ vì nó nâng cao vị thế của phụ nữ, vì nếu không, “khi gi n nhau
ch ng l i nói ngày xưa anh có kéo đâu, em t về chứ anh có kéo em
đâu” (nam, 56 tuổi). Điều này đúng trong trường hợp cô gái cũng yêu
chàng trai và đã sẵn sàng lấy chồng. Tuy nhiên, ở đây người Mông tin
rằng nếu bị kéo mà bỏ về thì coi như đã cưới một đời chồng, nên bố
mẹ bé gái thường không hài lòng khi con gái bỏ về sau khi bị kéo.
Việc này xuất phát từ tâm lý thương con và lo con gái sẽ không lấy
được chồng do đã bị kéo qua cửa nhà thì coi như là “ma” nhà đó. Và
khi cô gái không trốn về được luôn, do bị chàng trai giữ, mà ở lại qua
đêm thì cũng coi như đã có chồng. Việc này cũng gây áp lực cho các
em gái khi chưa sẵn sàng kết hôn.

2.2.3 Ăn hỏi và hôn lễ


Nếu như ơ cac đô thi, nơi moi ưu tiên ch nh cua thanh thieu
niên bat buoc phai la hoc hanh, va t nh yêu ơ đo tuổi 14-15 chỉ
đươc coi như nhưng rung đong đau đơi, th ơ đia ban nghiên cưu,
t nh yêu du đen “sơm” van đươc bản thân đôi lứa và cả cha mẹ họ
coi trong, nh n nhan mot cach nghiêm tuc như là việc khởi đầu dẫn
đến hôn nhân.
Phỏng vấn sâu tại địa bàn cho thấy sau khi tìm hiểu, nam giới
thường chủ động quyết định đi đến hôn nhân. Đối với cả thanh niên
Mường, Mông và Vân Kiều, việc quyết định chọn vợ hay chồng
thường dựa trên những tiêu chí mang tính cảm quan và phụ thuộc
vào nhận định của từng người. Người con trai Vân Kiều, sau khi „đi
sim“ một thời gian, thấy cô gái phù hợp với mình và gia đình, thì sẽ
quyết định hỏi cưới. Có những trường hợp, do chàng trai nhút nhát,
không dám chủ động “đi sim”, thì thường thông qua mai mối. Người
con trai Mông khi đến bản làng của cô gái tìm hiểu, nếu anh em bè
bạn nói rằng đó là người con gái tốt, có thể lấy làm vợ thì chàng trai

53
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

sẽ về thưa chuyện với bố mẹ. Chàng trai Mường, sau một thời gian
làm quen với cô gái, cũng thường là người hỏi cưới. Cha mẹ người
con trai sẽ hỏi han về đối tượng kết hôn của con và thường nhanh
chóng chấp thuận, ít khi phản đối. Do đó cuộc nói chuyện của con cái
với cha mẹ mang tính chất thông báo hơn là hỏi xin ý kiến. Sau khi
đã báo với bố mẹ, chàng trai sẽ đi tìm và nói chuyện với cô gái. Có
người trả lời ngay, một số khác về hỏi ý kiến bố mẹ mình hoặc bạn
bè người thân. Người Mông có quan niệm cùng một họ thì không lấy
nhau, nhưng con anh trai lấy con của em gái hoặc con chị gái lấy con
em trai thì vẫn được phép, vì không cùng một họ.
Nhiều nam giới thừa nhận rằng khi mới tiếp cận không phải lúc
nào cũng biết được độ tuổi chính xác của các cô gái. Những chàng
trai thường nhấn mạnh vào tầm quan trọng của ngoại hình và sự trẻ
trung, đôi khi quyết định kết hôn chỉ vì “thấy vợ xinh thì mình thích,
mình lấy thôi” (nam, 17 tuổi, Mông, Điện Biên), hoặc tính tình hiền
lành, biết cư xử và làm việc nhà: “ở cùng làng, gần nhà, thấy ngoan
thì hỏi cưới” (nam, 27 tuổi, Mường, Hòa Bình).
Ở Phình Giàng (Điện Biên), so với trước đây, việc ăn hỏi đã trở
nên đơn giản và bớt tốt kém đi nhiều. Ngày trước, nếu muốn cưới vợ
phải có bạc trắng làm tiền thách cưới. Dần dà thì yêu cầu trở nên nhẹ
nhàng hơn, nhà trai phải chuẩn bị thịt một con lợn, chục lít rượu và
khoảng 2 - 3 triệu tiền gửi biếu cho các thành viên bên nhà gái. Cho
đến khoảng mười năm trở lại đây thì chỉ cần thịt lợn, rượu và năm
trăm nghìn đồng tiền biếu bố mẹ cô gái. Gia đình nhà gái sẽ nhận quà
biếu tổ và hai bên gia đình cũng làm lễ cúng để tổ tiên chứng giám.
Có ý kiến còn cho rằng, nhờ chi phí kết hôn được giảm bớt mà độ
tuổi lập gia đình cũng giảm xuống, bởi nam giới không cần phải mất
nhiều năm để tích góp tiền lấy vợ như trước nữa. Trong vòng một
tháng từ ngày ăn hỏi thì gia đình hai bên sẽ tổ chức lễ cưới. Hai gia
đình tổ chức riêng rẽ và mời họ hàng, dân bản xung quanh tới tham
dự. Tùy thuộc điều kiện kinh tế của từng gia đình mà quy mô to hay
bé. Nhà nào quá nghèo thì chỉ mổ thịt một con lợn rồi mời họ hàng
thân thiết tới ăn cơm. Các gia đình khá giả có thể dựng rạp, phông
bạt sân khấu và làm mấy chục mâm cỗ. Sau lễ cưới, thông thường
khoảng một tuần, cặp vợ chồng sẽ về “lại mặt” để chào hỏi và ăn cơm
cùng gia đình cô gái.

54
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Ở Suối Giàng (Yên Bái) sau ba ngày thì một “hội đồng ăn hỏi”
gồm thầy mối, chú hoặc bác của chàng trai, phù dâu, phù rể (là anh em
trai, chị em gái hoặc họ hàng của chàng trai) sẽ thực hiện nghi thức
quan trọng này. Thầy mối - luôn là đàn ông, và là người nắm thủ tục
và thuộc các bài hát đối đáp trong đám hỏi - sẽ hỏi ý kiến của chàng
trai, cô gái có đồng ý lấy nhau không. Nếu cả hai đồng ý thì việc ăn hỏi
được tiến hành. Thủ tục này nhằm đảm bảo rằng hôn nhân là hoàn
toàn tự nguyện từ hai phía. Tuy nhiên, trên thực tế, một số cô gái
Mông cho biết thầy mối không hỏi ý kiến mà nói “Chắc cũng thích lấy
ch ng r i thì mới theo về”. Theo một ông mối, nhiệm vụ của ông là cần
thuyết phục đôi bên đồng ý: “Cái đôi khó, ki u nó không thích về, không
thích lấy ch ng mấy thì phải nói vài câu, nói đi nói l i thì mới chịu về.
Còn đôi nó nhất trí r i thì không phải nói nhiều. […] Nó bảo không
mu n đi mấy thì cũng hỏi thắc mắc chỗ nào, thắc mắc ch ng hay thắc
mắc b mẹ. B mẹ hai bên thỏa thu n cưới thì thường nó cũng nhất trí
thôi.” (Mông, 56 tuổi). Ông đã từng làm mối cho nhiều đôi, kể cả
những đôi đủ tuổi và chưa đủ (theo qui định pháp luật).
Trong đám hỏi, nhà trai mang 5 lít rượu, 10 cân thịt và tiền mặt
sang nhà gái. Khoản tiền mặt gọi là “tiền sữa mẹ” để trả công gia đình
cô gái nuôi cô đến lúc lấy chồng. Khoản tiền này có thể là vài triệu
tùy gia đình. Gia đình nhà trai đưa thêm cho ông mối và phù dâu, dù
rể mỗi người vài trăm ngàn. Tiền cho ông mối nhiều hơn cho phù
dâu, phù rể. Sau đám hỏi, cô gái sẽ về sống ở nhà chàng trai. Ngày tổ
chức đám cưới do hai nhà quyết định, có thể tổ chức sau vài tháng
hoặc cả năm. Nếu sau khi nhà trai đã đem sính lễ đến mà cô gái
không sang nhà chàng trai, hoặc bỏ về nhà mẹ đẻ thì sẽ phải trả lại
phần sính lễ đó.
Ở Tân Lạc (Hòa Bình), những thanh niên Mương được phỏng
vấn cho biết họ thương hen ho, t m hieu nhau tư vai thang đen mot
năm. Trong cac cap đôi, nam giơi la ngươi ngo lơi cau hôn trươc. Neu
ban gai đong y, cac em se chu đong xin phep bo me va nha trai se
nhơ ông moi sang ươm hoi. Bo me thương tôn trong va ung ho quyet
đinh cua con: “B mẹ bảo là đ n tuổi lấy ch ng thì thấy ai thương con,
con ưng ý thì con cứ lấy” (nữ, 20 tuổi). Một cán bộ Hội Phụ nữ (35
tuổi) giai th ch rang khi con tre yêu nhau, bo me thương đong y cho
cươi đe tranh viec con cai quan he trươc hôn nhân: “Hai đứa yêu

55
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

nhau, quấn quýt với nhau, không lấy cho nó thì sợ là s ng với nhau
trước l i xấu hổ với anh em họ hàng, hàng xóm.”
Đối với người Vân Kiều ở Đa Krông, sau khi trai gái „đi sim“,
ưng nhau và quyết định đi đến hôn nhân, thì bắt đầu một chu trình
những nghi lễ bắt buộc. Đầu tiên, người con trai sẽ ướm hỏi cô gái,
nếu bằng lòng lấy thì cô gái sẽ nhận một vật hẹn ước, làm tin. Vật
hẹn ước này trước kia có thể là vòng bạc, nhưng hiện nay thường là
một khoản tiền nho nhỏ tượng trưng, từ 20 nghìn đến 100 nghìn.
Sau khi cô gái nhận lời, chàng trai sẽ về nói chuyện nhờ ông mối và
xin bố mẹ đi “bỏ của” cho nhà gái. Mặc dù trai gái tự do tìm hiểu
nhau, nhưng để đi đến hôn nhân vẫn phải qua vai trò của ông mối.
Khi hai bên nam nữ xác nhận với ông mối là mình yêu nhau và đồng
ý kết hôn thì mới được đi “bỏ của”. Tiền bỏ của là do nhà gái thách
hoặc có sự thương lượng giữa hai gia đình. Nhà trai sẽ phải trả cho
nhà gái một khoản tiền heo, gà, gạo để lo đám cưới mời dân bản.
Theo qui định, khi hai nhà “bỏ của”, cũng phải có cam kết về ràng
buộc nếu phá vỡ hôn ước: “mình bỏ của xong, n u con trai mình
không thích thì mình t chịu, còn n u con gái anh lấy của mình xong
r i mà bỏ, thì nhà con gái phải trả l i cho mình gấp đôi” (phụ huynh
nam, 41 tuổi). Cam kết này thường có hiệu lực trong vòng một đến
ba năm tuỳ theo gia đình. Trước đây, bản cam kết thường được viết
giấy và có người làm chứng. Hiện nay, chủ yếu là hai gia đình cam
kết miệng.
Vào ngày cưới, theo phong tục truyền thống của người Vân
Kiều, nhà trai sẽ phải mang sang nhà gái một cây kiếm (như một vật
dụng tượng trưng cho công cụ làm ra của cải), một nồi đồng (tượng
trưng cho sự no đủ, hạnh phúc), một vòng cườm đeo cổ (tượng
trưng cho sự gắn kết) và một nén bạc trắng. Nghi thức hiện nay vẫn
được giữ nguyên, trừ nén bạc trắng được thay bằng vài chục nghìn
tiền cưới. Khi đòan rước dâu sắp đến, cô dâu cầm một bó củi và một
Bình nước, một cái chiếu đi trải ở ngoài ngõ chờ nhà trai. Nhà trai
đến sẽ trao cho cô gái thanh kiếm, chiếc nồi đồng và số tiền này. Cô
đưa hiện vật cho bố mẹ đẻ, còn số tiền đưa lại cho già làng. Lúc này,
già làng mới cho phép nhà trai lên nhà. Ở trên nhà, mẹ cô dâu cho
một ít nước vào nồi đồng và bắc lên bếp. Khi nước sôi, bà sẽ đâm mũi
kiếm xuống sát cạnh nồi đồng làm phép rằng từ nay đôi vợ chồng đã

56
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

gắn kết, không thể tách lìa. Một cô gái Vân Kiều kết hôn từ năm 17
tuổi nhớ lại:
“Sau nghi lễ đó, nhà ch ng ngủ l i nhà em m t đêm. Sáng hôm
sau, b và già làng mang n i đ ng và ki m lên nhà lớn trong làng đ
tổ chức đám cưới. Họ bảo cô dâu lên nhà đó r i là không được quay
mặt về nhà mình nữa, vì n u quay mặt là sẽ bị ch ng bỏ, họ nói rứa.
Sau khi từ nhà lớn xu ng là đi thẳng về nhà ch ng. Khi về đ n nhà
ch ng, ở ngoài ngõ, em được rửa chân c nh m t hòn đá với nước
thánh, và khi đã bước lên nhà dòng r i thì họ nói là cũng h t là con
gái, mình là m t người phụ nữ r i” (nữ, 20 tuổi).
Sau lễ cưới, người Vân Kiều còn bắt buộc phải tổ chức cưới lần
hai, gọi là “lễ khơi”. Theo truyền thống, khi chưa thực hiện “lễ khơi”,
đôi vợ chồng khi sang nhà vợ không được bước lên nhà, không được
ăn chuối, củ kiệu, trâu bò của hai gia đình không được chăn thả cùng
một nơi. Chỉ có làm “lễ khơi” thì hai bên mới coi là xong thủ tục,
người con gái mới ra khỏi nhà mình và trở thành ma của nhà chồng.
Với các gia đình kinh tế khó khăn, họ sẽ hoãn chưa làm “lễ khơi”,
nhưng trong suốt cuộc đời, đó vẫn luôn là món nợ họ bắt buộc phải
làm, “chỉ có ch t thì mới không làm nữa thôi”. Một phụ huynh nam
(50 tuổi) giải thích:
“Đám khơi là tổ chức lần hai do nhà trai thi u tiền đưa bên nhà
gái. Mình còn thi u, mình không nổi chi phí phong tục t p quán
lớn đấy thì mình hẹn l i đợt sau, n u mình đủ điều kiện thì mình
làm xong m t lần. Đầu tiên là mình đi bỏ của r i mình đem về
con dâu nhà mình, nhưng mình thi u tiền chưa đủ điều kiện đ
làm đám khơi đấy, thì hẹn sang năm hoặc là mấy năm sau đấy.
Phải làm “lễ khơi” xong thì mới h t phong tục t p quán, gi ng
như người ở xuôi, khi mà chưa cúng bàn thờ là không được lên
nhà đấy” (phụ huynh nam, 50 tuổi, Vân Kiều).
Trong nghi lễ hôn nhân của người Vân Kiều ở Đa Krông hiện
nay, các gia đình có điều kiện sẽ làm “lễ khơi” (đưa cho nhà gái một
khoản tiền; khoản tiền này nhà gái thường chia cho họ hàng, mà ông
cậu là quan trọng nhất,), cùng với khoản tiền “bỏ của” và tiền chi phí
đám cưới luôn. Riêng các nhà kinh tế khá giả hoặc theo đạo Tin Lành
trong làng thì ngoài nghi lễ truyền thống, họ còn tổ chức cưới
“thiệp”, viết giấy mời dự đám cưới theo kiểu hiện đại.

57
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Hộp 4: Thực hành hôn nhân


của người Vân Kiều (Đa Krông)

“Yêu nhau thì em hỏi trước r i em đặt cho vợ hai chục nghìn, em
bảo cái nớ là đ hai đứa yêu nhau đấy, như từ giờ con ni là của mình,
còn mình là của hắn, không ai được rời xa ai h t đâu. N u em rời xa
hắn tức là em có t i với hắn. Sau đấy em và 4-5 người sang nhà hắn
bỏ của, tiền mặt thì đưa 2 triệu, đưa thêm tiền heo là 4 triệu nữa, là
heo khoảng 50 ký đó, xong phải đưa 10 con gà, mười con gà không to,
nhỏ nhỏ nhỏ th này thôi, r i đầu heo, là 200 nghìn, rứa. Toàn b là
h t 12 triệu. Riêng ông c u nhà vợ hình như b em đưa 1 triệu, cái nớ
là ông già chứ không phải em đưa mô, em chỉ bi t đi đón vợ thôi đón
dâu thôi, chỉ ông già mới bi t thôi” (nam, kết hôn 19 tuổi)
“Sau khi ch ng đưa tiền làm tin, thì bên ch ng có ông m i, bên
em cũng có m t bà m i, phải có đủ người đấy. Bên ch ng họ hỏi em ri,
có phải là con th t s mu n k t duyên với ch ng con hay không, con
có th thương yêu ch ng không, gi ng như lời thề đấy, mình mới nói
là đ ng ý. Xong r i là họ cho tiền, tiền bỏ của là họ cho mình, nhưng
em bi t là bên gia đình ch ng khó khăn, nên cũng ít thôi, 3 triệu thôi.
Bữa sau nh n tiền đưa cho bà m i. Tiền bỏ của đấy đưa cho b với l i
mấy cái người già làng đấy. Tiền đó họ chỉ đưa thông qua thôi, r i tiền
đó là cho l i em, cho mua đ lặt vặt đấy, mua quần áo r i là ưng mua
chi là mua nấy. Bảo là sau này về nhà ch ng, n u mà nhà ch ng khó
tính đấy thì mình cũng có m t ít tiền trong tay, n u mà họ không cho
tiền thì mình mua xà phòng với l i dầu g i chi thì mình lấy tiền đấy
mình mua” (nữ, kết hôn 16 tuổi)
“Khi con trai cưới thì nhà mình bỏ của cũng nhiều. H t 15 triệu,
trong đó tiền làm phong tục đám khơi 5 triệu, bỏ của 10 triệu. N u mà
tổ chức làm thiệp thì phải mất 40 triệu. Tổ chức theo phong tục thì nó
khác tổ chức mời thiệp. Mình tổ chức thiệp thì mình phải thuê r p,
làm thiệp mời, tổ chức phong tục t p quán thì mình chỉ mời bằng
miệng. Gia đình mình theo đ o thì thì phải có thiệp, phải có nh c, thì
phải có nh c nữa, thanh niên nhảy. Tổ chức thiệp thì nó trang trí hơn,
nó sang hơn”. (phụ huynh nam, 50 tuổi)

58
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

2.3. Trải nghiệm hôn nhân của các cặp kết hôn
trẻ em
Cuộc sống gia đình
Ở địa bàn nghiên cứu thuộc Quảng Trị, Yên Bái và Điện Biên,
các em gái Vân Kiều và Mông sau khi kết hôn đều phải về nhà chồng,
trở thành một thành viên chính thức để chăm lo cho gia đình chồng.
Ở Hòa Bình, có một số trường hợp do gia đình chỉ có con gái nên
được quyền “bắt rể”; người con trai sẽ sang nhà con gái ở, trở thành
một trụ cột giúp đỡ cuộc sống của nhà gái. Ở làng San, xã Đa Krông,
sau khi kết hôn, hai vợ chồng trẻ thường ở chung 1-2 năm, sau đó
tách riêng, nhờ anh em bạn bè dựng giúp nhà tre để ở. Một cán bộ
thôn cho biết “Đất đai bây giờ ít r i, trước kia là xin được, bữa ni là
rất khó. Đất đây cấp thẻ đỏ r i. N u không có đất đai thì phải tìm chỗ
mô mà có đất gần đường mình d ng chỗ đó thôi. Phải xin chỗ anh em
họ hàng gần gần hắn mới cho, xin người không quan hệ chi h t là khó,
hắn không cho đâu” (nam, 31 tuổi, Vân Kiều).
Trong các gia đình, việc phân công lao động dựa trên những
ngầm định qui chuẩn về vai trò giới. Các em gái sẽ tham gia đóng góp
sức lao động và công việc sản xuất chung của gia đình và có trách
nhiệm lo toan các công việc nhà, chăm sóc con cái. Trong khi đó
người nam không phải làm nhiều việc nhà mà chủ yếu làm những
công việc nương rẫy, trồng sắn, hoặc đi làm thuê. Quan điểm coi việc
làm việc nhà, chăm sóc gia đình nhà chồng và con cái là bổn phẩn của
người vợ đã trở thành một ngầm định, một lẽ đương nhiên với cả hai
giới. Ở Tân Lạc, Hòa Bình, do cách Hà Nội không xa, nhiều cơ hội
kiếm tiền, phụ nữ còn được trông chờ sẽ đóng góp vào kinh tế tiền tệ
của gia đình. Nhưng em gai đa co chong va đang nuôi con nho đeu co
mong muon khi con lơn hơn se đe con cho ông ba trông, con m nh se
đi lam kiem tien. Một em gái cho biết đo la xu hương pho bien hien
nay trong cac nam nư thanh niên ơ Phu Cương: “Ai có con lớn lên
toàn đ cho ông bà trông còn vợ ch ng đi làm mà, người trên em toàn
th thôi… Hầu như những đợt không cấy không tr ng ngô thì toàn đi
làm Hà N i, đ n mùa nào tr ng lúa, tr ng ngô về thì mới về đấy, làm
xong thì l i đi ti p” (nữ, Mường, 20 tuổi).

59
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Hộp 5: Quan niệm về người vợ/chồng tốt

“Là vợ t t thì quét nhà và nấu cơm cho ch ng ăn và đi lên


nương.” (nữ, 13 tuổi, Mông, Điện Biên)
“M t đàn ông t t là không đánh vợ con, không đi chơi gái,
không đi u ng rượu bia nhiều và không đánh bài” (nữ, 17 tuổi,
Mông, Điện Biên)
“Ch ng t t là yêu thương mình và giúp đỡ mình là t t… không
u ng rượu, không đi chơi, v y là quá t t r i.” (nữ, 17 tuổi, Mông,
Điện Biên)
“Em có vợ r i nên em thấy vợ t t là th này, có khách đ n thì
ti p xúc với khách nhiều hơn mình, và bất k là có bữa ăn nào thì vợ
cũng ở đấy trông, thi u cái gì thì vợ đổ thêm và có cái gì thì vợ rót
thêm vào, và cái việc nhà với chăm sóc con cái t t thì đó là m t
người vợ t t.” (nam 26 tuổi, Mông, Điện Biên)
“Chăm chỉ làm ăn, và phải hiền về đ phục vụ b mẹ, anh chị
em chứ. Người Mông ở trên này con dâu là phải d y nấu cơm, nấu
nước. Cái tiêu chí đầu tiên là phải chăm chỉ làm ăn, đấy là cái tiêu
chí thứ nhất, hơi xấu m t chút cũng được, k cả xinh nhưng n u
lười lười là thôi đấy” (phụ huynh nam, 43 tuổi, Mông, Điện Biên)
“Ch ng t t là không đánh đ p vợ con , ti p xúc với vợ con gia
đình nhiều hơn và có trách nhiệm của m t người ch ng và nhìn anh
em họ hàng quanh xem họ s ng th nào thì mình s ng th , đấy là
m t người ch ng t t… Người ch ng thì phải ở nhà không được đi
ngoài, tức là đi ngo i tình, phải chung thủy với vợ đấy là m t người
t t.” (nữ, 17 tuổi, Mông Điện Biên)
“Con gái nào cứ không đi chơi đêm với l i cứ hiền thục lễ phép
thì người ta đánh giá con gái này là con gái t t… Con trai thì đứa
nào không bi t u ng rượu chè này, đi ra đường thì không đánh l n
này, đi làm thì tích c c, tính n t thì hòa nhã với người ta, thì là con
r t t.” (phụ huynh nữ, 37 tuổi, Mường, Hòa Bình)
“Phụ nữ t t là đảm đang, bi t nhiều việc, bi t chăm sóc ch ng
con… Đàn ông t t là]… bi t chăm sóc vợ, thương vợ đấy, yêu thương
vợ con. “(nữ, 16 tuổi, Mường, Hòa Bình)

60
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Sau khi kết hôn, thời gian đầu cặp vợ chồng trẻ sẽ sống cùng bố
mẹ của chàng trai cho tới khi có thể dọn ra ở riêng. Việc dựng vợ gả
chồng được coi như sự kiện đánh dấu sự trưởng thành của đôi trẻ
nên thông thường bố mẹ hai bên sẽ chia đất, phương tiện sản xuất
(trâu, con giống để chăn nuôi, v.v…) cho họ làm ăn riêng nên dù sống
chung nhà nhưng việc sản xuất và thảnh quả lao động được phân
chia riêng rẽ. Việc chi tiêu cũng vì thế mà được phân định rạch ròi:
“N u mà của hai vợ ch ng thì hai vợ ch ng quy t định bán và vợ cầm
tiền, còn n u mà của b mẹ thì b mẹ quy t định bán và cầm tiền” (nữ,
17 tuổi, Điện Biên). Có những trường hợp, hai vợ chồng do chưa có
kinh nghiệm làm ăn nên vẫn làm chung, ăn chung với cha mẹ. Một
phụ huynh nam người Vân Kiều cho biết so với quá khứ, bây giờ
người vợ đã có tiếng nói hơn, và ít lệ thuộc vào chồng.
“H i xưa vợ ch ng chú là vợ chú là toàn nghe lời chú thôi, chứ
còn bây giờ thấy con dâu chú với con của chú là khác. Giờ vợ nói
thì ch ng nghe, ch ng nói thì vợ nghe, chứ không phải nhất thi t
là vợ phải nghe ch ng. Xưa toàn là vợ sợ ch ng đấy, vợ không
dám nói năng chi h t. Bây giờ thì vợ toàn là cãi ch ng nhiều, n u
ch ng mà tiêu tiền nhiều thì vợ nói, là hai vợ ch ng đ p chát
nhau đấy” (phụ huynh nam, 46 tuổi, Quảng Trị).
Về cuộc sống tình dục, với người Mường ở Tân Lạc, theo phong
tuc sau khi ket hôn, hai vơ chong chưa đươc ngu chung vơi nhau ma
phai mat mot thơi gian thư thach. Trong thơi gian ấy, hai ngươi se
song luc ơ bên ngoai, luc ơ bên noi đe giup đơ gia đ nh hai bên,
nhưng không bao giơ chung chăn. Ch đen khi bo me chong hoac bo
me vơ chon ngay đep va cho phep th hai vơ chong mơi đươc ngu vơi
nhau. Tham ch , sau khi sinh con đươc một, hai tháng ngươi phu nư
mơi chuyen ve ơ han bên nha chong (neu chong không phai đi ơ re).
Xưa kia thơi gian thư thach la tư một đen ba năm, sau đo rut gon dan
con hai, ba thang va đen giơ ch con 3 ngay.
“K cả anh đi làm r người ta cũng chả cho ngủ với nhau. Tôi thì
phải đ n mấy năm mới được ngủ với vợ cơ mà. Đấy là người ta
thử thách xem tình hình đã, xem anh có nhiệt tình hay không,

61
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

anh làm ăn ú ớ là người ta thôi, người ta không cho đâu.” (nam


60 tuổi, thay cung Mường, Hòa Bình)
“Chẳng h n đi làm r thì coi như là cứ ngủ ở cái nhà sàn đấy thì
cứ ngủ ở ngoài nhà góc thôi, còn vợ thì đi làm dâu thì coi như là
đ n nhà ch ng là vẫn cứ ngủ đàng trong thôi, không bao giờ cho
ngủ chung.” (nam 52 tuổi, trương thôn, Hòa Bình)
“Trước em cưới năm 15 tuổi, lấy ch ng có bi t gì đâu. T i đ n
mẹ ch ng cứ bảo là mắc màn ngủ với mẹ thì ngủ với mẹ thôi có
bi t đâu. Mãi đ n khi nào mẹ cho ngủ với ch ng thì mới được
ngủ.” (nữ 35 tuổi Mường Hòa Bình)
Nhưng phu nư đươc phong van không biet ly do v sao ngươi
Mương co phong tuc nay. Mot so nam giơi cho rang phong tuc nay
xuat phat tư thưc te ngay xưa, hôn nhân la do cha me sap xep, nên
can co thơi gian sau khi cươi đe hai vơ chong t m hieu nhau, đe xem
hai ngươi ăn ơ vơi nhau co hơp không, va đe đam bao “s trong s ch
và s ngay thẳng cho đôi vợ ch ng… trong s ch nghĩa là không ở với
nhau khi b mẹ chưa cho phép” (nam 37 tuổi,).
Mot mat, phong tuc nay giup cho cap vơ chong mơi cươi co
thơi gian lam quen, th ch nghi dan vơi đơi song hôn nhân. Cac cô dâu
không phai tư biet bo me đe ve nha chong ơ ngay, ma co the chia đôi
thơi gian giưa hai nha. Đong thơi, ngươi con trai cung phai co trach
nhiem vơi gia đ nh vơ, có thời gian song va lao đong giup đơ bên vơ.
Đac biet, nhưng gia đ nh ch co con gai, không co con trai th mot
trong nhưng ngươi con re se phai ơ re. Đan ông đi ơ re se toan tâm
toan y lo cho gia đ nh nha vơ, ke ca viec thơ cung. Mat khac, thơi gian
thư thach, neu keo dai hang thang đen mot vai năm như trươc kia, lai
khien moi quan he vơ chong kha long leo. Một cán bộ phụ nữ (35
tuổi) chia se rang ơ the he cua chi, nhieu ngươi cươi xong không co
con ngay v t quan he, “hôm nào có việc thì l i về ngủ với nhau, xong
l i về nhà mình ngủ.” Sư thieu rang buoc đo khien thơi ay co nhieu
đôi ly hôn hơn hien tai.
Mac du ngay nay thơi gian thư thach đa rut gon ch con ba
ngay, nhieu vơ chong mơi cươi song chung vơi nhau ngay hoac ơ bên
62
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

vơ, hoac ơ bên chong, song quy đinh cam tao hôn đa khien cho giai
đoan thư thach dai như ngay trươc như đươc tai hien lai ơ mot so
cap đôi. Sơ bi phat neu to chưc hôn le khi chưa đu tuổi, mot so cap va
gia đ nh ho ch to chưc le ăn hoi đơn gian, sau đo ai ve nha nay, th nh
thoang lai ve nha bên kia đe giup viec va ngu cung vơi nhau, giong
như thơi gian thư thach hau hôn nhân trong phong tuc Mương. Co
the noi, t nh chat t rang buoc trong giai đoan đau cua hôn nhân theo
phong tuc Mương la mot yeu to giup cho cac cap đôi đen đươc vơi
nhau du chưa đu tuổi: moi quan he vơ chong cua ho không đươc
phap luat công nhan, nhưng phan nao đươc hơp thưc hoa nhơ phong
tuc thư thach sau hôn le ay. No cung khien ch nh quyen gap kho
khăn trong viec kiem soat viec nam nư thanh niên song như vơ
chong mac du bi cam ket hôn.

Cảm nhận về cuộc sống hôn nhân

Trải nghiệm hôn nhân của các cặp kết hôn trẻ em rất khác
nhau, không phải cặp đôi nào cũng hài lòng, và sự trải nghiệm giữa
vợ và chồng cũng không giống nhau. T (17 tuổi), là không nhiều các
em trai lấy vợ khi chưa đủ 18 tuổi ở thời điểm chúng tôi phỏng vấn.
Em mới lấy vợ được một tháng. Em học đến lớp 7 thì nghỉ vì học
thấy không hiểu, sau đó chỉ ở nhà đi rẫy và „đi sim“ tìm vợ. Mặc dù
cũng cho rằng tuổi mình lấy vợ là trẻ nhưng em cho biết vẫn thích
lấy, và sau khi lấy vợ thấy thích hơn vì công việc nhà có vợ làm, mình
có thể đi làm thêm. Một phụ huy nam người Mường (Hòa Bình) nhận
xét: “Từ ngày lấy vợ nó làm ăn tính toán kinh t thì nó ổn định, chăm
sóc cho b mẹ vợ con nó.” (phu huynh nam, Mường, Hòa Bình). Có thể
thấy trong nền văn hóa phụ hệ, kết hôn đối với nam giới không chỉ
có nghĩa có thêm người về ở cùng, làm ăn cùng, mà còn là biểu tượng
của sự trưởng thành của nam tính, giúp họ trở thành người “trưởng
thành”, làm chủ gia đình, có trách nhiệm trong con mắt của gia đình
và những người xung quanh. Vì vậy, những câu chuyện của các nam
thanh niên đã từng kết hôn trẻ em cho thấy họ cảm nhận vui hơn
trước khi chưa có vợ, và hài lòng với cuộc sống sau khi kết hôn.

63
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

“Thay đổi lớn nhất từ khi em lấy vợ là cũng bi t lo cho gia đình,
bi t sợ. Sợ không lo được cho vợ cho con cho gia đình, lo không ki m
được tiền, ai lấy vợ cũng lo ki m tiền h t, không có tiền lấy chi ăn.
Nhưng mà em thấy từ khi có con cu c s ng có ý nghĩa, em rất h nh
phúc” (nam 23 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị),
“Mình lấy vợ xong mình thấy khác, mình lo được tiền hoặc mình
mua được g o mà thấy b mẹ không có g o thì mình còn chia cho, b
mẹ cũng mu n là mình rứa” (nam 20 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị),
“Có vợ thì mình vui, không có vợ thì mình cũng hơi bu n, có vợ
thì vui, có nó đi với mình” (nam, 31, Mông, Yên Bái).
“Lấy vợ thì phải khác [với khi hẹn hò] nhưng mà lấy r i thì tình
cảm hơn nên càng vui” (nam, 17 tuổi, Điện Biên).
Trong khi đó, cảm nhận của các em gái phụ thuộc nhiều hơn
vào mối quan hệ của mình với gia đình chồng, cũng như cách ứng xử
của người chồng. Những em gái được chồng và gia đình thương thì
cảm thấy hài lòng với cuộc sống hôn nhân:
“Trước khi mình lấy ch ng, th c ra thì cũng không thích mấy
đâu. Mình chỉ ước là có m t gia đình, có mẹ ch ng thương mình, với
l i là mấy đứa em ch ng cũng yêu thương mình thôi. Cũng ước là có
m t gia đình khấm khá, nhưng n u không khấm khá thì chỉ cần là gia
đình h nh phúc là đủ r i. Bây giờ thì lấy r i dù gia đình nghèo khổ
mình cũng thấy hài lòng r i, vì mẹ ch ng thương. Như tính em thì
cũng phải đầy đủ, ví dụ em dùng băng vệ sinh mà lo i năm ngàn là
không dùng được mô, toàn là phải dùng lo i mười lăm ngàn đó thôi,
mà gia đình cũng khó khăn, mà m t tháng phải chi tiêu cho thứ đó
phải h t ba mươi ngàn. Mẹ ch ng cũng có con gái, bảo là con gái của
mẹ bữa trước chỉ chi mười ngàn thôi, bữa ni con dâu là khác phải có
ba mươi ngàn, mà dùng lo i khác là không dùng được, mẹ nói là thôi
con ưng lo i đó thì dùng lo i đó đi, mà tháng nào không có thì phải đi
nợ. Mẹ ch ng cũng hi u thương con dâu như con đẻ của mình.” (nữ,
20 tuổi, Đa Krông)

64
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Co nhieu trương hơp, hoac v chong ơ re, hoac v hai ngươi


chưa đu tuổi, chưa ve ơ chung mot nha ngay, nen cuoc song cua cac
em gai khong thay đoi g nhieu so vơi trươc khi ket hon. Chong đi
lam xa, cac em van ơ vơi bo me, hai vơ chong đưa tien cho bo me giư,
va bo me van la ngươi quyet đinh chi tieu va quan ly cac cong viec
cua gia đ nh. Do đo, mac du thưa nhan hon nhan lam cho m nh “met
hơn” va “mat tư do”: “Giờ mình có ch ng r i thì phải nghe theo ch ng,
không được đi chơi nữa, không được t do như h i mình còn ấy…” (nư
19 tuoi, Mương), nhưng mot so em van cam thay hai long vơi cuoc
song hien tai ca ve kh a canh tinh than va kinh te.
Bên cạnh đó, đa số các cô gái chia sẻ rằng cuộc sống hôn nhân
khiến họ bị mất tự do hơn và vất vả. Các cô dâu Vân Kiều khi mới về
nhà chồng được trông đợi phải chăm chỉ, biết kín đáo, và biết cách
ứng xử:
“Khi con dâu về nhà ch ng, có những khu v c không bao giờ
được đi qua hay ng i vào, đó là khu ngủ của b ch ng. Con dâu là
người ta phải cữ, vì cái đấy về phong tục t p quán là phải có lễ phép,
đi thì vẫn bình thường nhưng mà hắn phải có xin phép, cái này là do
phong tục. Ăn thì ăn chung, nhưng phải tránh m t s chỗ trong nhà
không được ng i.” (nam, phụ huynh Vân Kiều).
Một cô gái Vân Kiều (20 tuổi) cho biết muốn đi làm công ty,
nhưng gia đình chồng chỉ đồng ý nếu hai vợ chồng cùng đi, vì nếu
không sẽ bị bàn tán: “họ nói là con gái đi làm, có mấy cái chuyện tầm
b y đấy, làm đủ chuyện ngoài đường thôi. Đây là cả hai vợ ch ng em
quy t định đi nên họ mới cho đấy, n u mình em là không cho đâu.”
Tương tự, ở Tân Lạc (Hòa Bình), phan lơn phu nư ket hon sơm đươc
phong van cho rang cuoc song sau khi lay chong trơ nen ban ron va
mat tư do. Một cán bộ phụ nữ (35 tuổi) kể rằng chị lấy chồng từ năm
15 tuổi, và nhớ lại cảm giác sau khi kết hôn rất “chán” vì “lúc không
có ch ng thì bao nhiêu thanh niên người ta đ n trò chuyện, lấy ch ng
m t cái thì… ai còn dám theo đuổi mình nữa. Lúc chưa lấy ch ng đấy
đi chỗ nào thanh niên người ta cũng hò hẹn đưa đi chơi chỗ này chỗ
kia, có ch ng r i có ai thèm đưa đâu."

65
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Hộp 6: Cảm nhận của các em gái sau khi kết hôn

“Em thích cu c s ng bây giờ vì có ch ng lo, yêu thương, chăm


sóc.” (nữ, 15 tuổi, Mường, Hòa Bình)
“Có hai đứa con trai em cảm thấy rất là h nh phúc, bây giờ
em chỉ mu n hai đứa con em lớn nhanh thôi… Có ch ng em về, gia
đình có thêm m t người cảm thấy h nh phúc hơn đấy… có người đi
làm thêm thì cảm thấy gia đình khá hơn đấy.” (nữ, 20 tuổi, Mường,
Hòa Bình)
“Mình cảm thấy là lấy ch ng thì việc gì cũng chẳng như khi mình
ở với mẹ mình, mình cũng bu n. Ở với gia đình thì mình mu n th nào
cũng được, còn lấy ch ng r i thì mình th nào cũng không được đâu, chỉ
theo người ta và theo ch ng.” (Nữ, 17 tuổi, Mông, Yên Bái)
“Bây giờ có ch ng thì ch ng không cho đi, ch ng ở đâu thì mình
ở chỗ đấy.” (nữ, 17 tuổi, Mông, Điện Biên)
“Ch ng ghen thì cấm không cho đi nói chuyện với con trai khác
… người Mông thì sợ ch ng quá không đi . N u mà ch ng bi t là
mình đi thì ch ng về thì ch ng đánh.” (nữ, 20 tuổi, Mông, Điện Biên)
“Lấy ch ng còn khổ hơn ở với b mẹ. Ở với b mẹ thì còn được
đi học đi chơi, lấy ch ng thì su t ngày đi làm nương đi cấy lúa làm
nương. Đã đi lấy ch ng r i thì không được ở với b mẹ, không được
cãi. Ở với b mẹ thì b mẹ bảo gì không bi t thì còn hỏi được nhiều,
cãi được nhiều nhưng mà đi lấy ch ng r i thì không được cãi người
ta, người ta nói gì bảo gì thì mình cứ đi làm thôi.” (nữ, 21 tuổi,
Mông, Yên Bái)
“Ch ng em thì t t, thương em, nhưng gia đình ch ng ác quá. Vì
em cãi nhau với b ch ng mà anh em ch ng đánh em đ n sảy thai.
Ngày nào nước mắt em cũng tuôn rơi.” (nữ, 20 tuổi, Vân Kiều,
Quảng Trị)
“Hay cãi nhau đấy, n u có giấy k t hôn thì lên xã thì họ có lu t
thì họ mới có th nói được, còn n u mà không có giấy k t hôn thì cãi
họ cũng không giải quy t được, cho nên là bắt bu c cả hai vợ ch ng
phải làm lành với nhau về ở với nhau.” (nữ, 17 tuổi, Phình Giàng)

66
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Ở Phình Giàng (Điện Biên) và Suối Giàng (Yên Bái), các cô gái
Mông than phiền rằng sau khi kết hôn phải làm nhiều việc hơn trước
rất nhiều, làm từ sáng đến tối không có lúc nào nghỉ. Kể cả lúc mang
bầu cũng phải làm nhiều việc cho đến tận lúc đẻ. Sau khi đẻ, được
nghỉ ở nhà một tháng, sau đó sẽ quay lại làm việc. Sự mất cân bằng
trong phân công lao động và vị thế trong gia đình khiến nhiều cô gái
cảm thấy căng thẳng và vỡ mộng về cuộc sống hôn nhân. Có những
trường hợp cô gái Mông cảm thấy cô đơn vì không có được sự thấu
hiểu và giúp đỡ của gia đình nhà chồng, cộng thêm sự buồn bực khi
thấy chồng tự do ăn chơi, khiến cho xung đột xảy ra, thậm chí dẫn
đến tự tử: “Cãi nhau là đi chửi nhau đấy, đ i khái là không xử lý nhau
được, n u Bình tĩnh m t tí là cũng xử được, không xử lý được mà
không bỏ nhau là nó đi nó ăn lá ngón này” (nam, Mông, 24 tuổi, Phình
Giàng). Khá nhiều các em gái kể về những mâu thuẫn với bố chồng
hoặc mẹ chồng, những câu chuyện xích mích với chồng, chuyện ghen
tuông, nghi ngờ chồng ngoại tình.
Một vài cô gái cảm thấy khá bế tắc với cuộc sống hôn nhân của
mình vì bạo lực gia đình hay chồng ngoại tình. Xa là một cô gái
Mường (Tân Lạc, Hòa Bình), lấy chồng năm 16 tuổi sau một năm hò
hẹn. Cô cho biết đang rất chán nản với tình cảnh hiện tại: “em bán
hàng cho b mẹ, anh ấy đ n r i xin s điện tho i làm quen, r i yêu và
lấy. H i đầu lấy nhau anh ấy chiều em lắm, sau r i h t yêu em, anh ấy
đi làm về toàn nằm xem điện tho i r i cáu em.” Ke tư khi co con,
chong thương xuyen nhan tin vơi ngươi khac, cai mat khau đien
thoai đe co khong đoc đươc. Trong quan he vơi chong, Xa cung bi
chen ep va khong he co tieng noi: “Anh ấy chưa bao giờ nói xin lỗi em
câu nào cả, chỉ những lúc em sai em phải xin lỗi anh ấy.”
Đặc biệt, ở làng San (Đa Krông), bạo lực với phụ nữ Vân Kiều là
thực trạng rất nặng nề. Câu chuyện của Son là một ví dụ. Sau khi hẹn
hò với người yêu bốn tháng, Sơn đòi người yêu làm đám cưới vì thấy
các bạn cùng lứa đã lấy chồng cả. Cô sợ bản thân không biết chữ (do
gia đình nghèo nên ưu tiên cho con trai đi học), hoàn cảnh gia đình
lại khó khăn, nếu muộn hơn sẽ không có ai lấy nên muốn lấy chồng
sớm. Kết hôn rồi cô không thấy hạnh phúc vì chồng thường đem tiền

67
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

bạc đi chơi game, đánh lô đề. Gần đây chồng cô còn đi ngoại tình với
một cô gái đã bỏ chồng và có hai con ở làng khác, khi về nhà chửi
mắng và dọa bỏ vợ. Chồng đã đánh cô một lần, nhưng cô không dám
nói với ai vì thấy trong làng không ai can thiệp vào các vụ bạo lực gia
đình, nếu nói ra sợ bị đánh nhiều hơn. Cô vẫn còn chút ít tình cảm
với chồng và hi vọng cứu vãn mối quan hệ, vì thế vẫn chưa bỏ về nhà
bố mẹ đẻ.
Có những xung đột diễn ra không phải giữa hai vợ chồng mà
giữa các cô dâu và bố mẹ, họ hàng chồng. Điệp là một cô gái Vân Kiều
lấy chồng năm 16 tuổi với người chồng hơn cô 10 tuổi thông qua mai
mối. Do mâu thuẫn với bố chồng, cô đã bị anh em chồng đánh cho
thập tử nhất sinh, sảy thai, phải đi viện nằm cả tháng:
“Em đi làm rẫy cả ngày, bảo b ch ng trông con mà ông không
trông. Ông u ng rượu, con em mới 2 tuổi rưỡi mà trông con em, bỏ nó
3 lần đi lung tung, bỏ cả ở su i, nghịch tầm b y tầm b sờ nước sờ xe.
Người trong làng nói nớ với em. Lần thứ ba em nói b ch ng là sao b
bỏ cháu rứa, n u bỏ th con phải giữ cháu không đi làm nữa. Th là
anh ch ng, em ch ng bảo em hư, chị dâu cũng bảo đ p hai vợ ch ng
em đi, cầm cả dao đuổi em chặt em, bóp cổ em, người trong làng cho
em ch y, bảo sao đàn ông đánh đàn bà khi p rứa. Ch ng em cũng bị
họ bóp cổ nữa. Em bị đánh ngất xỉu, sảy thai lúc đó đang 3 tháng, em
bị cấm khẩu luôn, phải vô viện nằm. Giờ em còn bị hở cả van tim. Em
mang con bỏ về nhà ngo i hai tuần r i. Bà già, b mẹ em cũng khóc
thương em, bảo em cứ ở nhà bà nuôi, đừng về nhà ch ng cho họ đ p
nữa, nhưng ch ng em khóc, điện tho i gọi em về...”
Việc đối xử bất bình đẳng đối với cô gái Vân Kiều khi về nhà
chồng, theo giải thích của một trưởng thôn, một phần là vì phong tục
“bỏ của” khiến cho nhà trai cảm giác như mình đã “mua” cô gái về
làm dâu, và vì thế, cô thường bị lép vế và được trông đợi phải có
nghĩa vụ đóng góp xứng đáng với số tiền nhà trai đã bỏ ra, cũng như
đàn ông làm nhiều việc “nặng” hơn phụ nữ:
“Gia đình người Vân Kiều mình cái quyền đàn ông nó to hơn cái
quyền phụ nữ, t i vì như này. Vì trước đây mà tổ chức đám cưới là
phải “bỏ của”, là toàn đàn ông phải đưa ra h t, trước đây b c nén, còn
68
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

bên nhà gái không t n m t đ ng m t hào nào, gi ng ki u là mình mua


cái người đó. Đàn ông mua vợ đấy. Bữa ni thì rẻ r i, quy ra tiền b c
triệu, mà cưới bên nữ cũng đưa ra nam cũng đưa ra. Bữa ni không
phải là mua cô dâu nữa nhưng bên nữ hắn có vai trò thấp hơn bên
nam vì nam là chủ gia đình, gi ng như nam là hắn có cái sức đ đi làm
đấy, cái gì nam cũng làm được h t, phụ nữ là chỉ lên nương làm rẫy
thôi, còn chủ y u là nam là đi…”
Cũng chính vì thế, các em gái về làm dâu đều chỉ mong ước
được ra ở riêng, vừa được tự mình chăm sóc cho gia đình nhỏ của
mình, lại vừa để tránh xung đột với bố mẹ chồng.
Mặc dù trải nghiệm hôn nhân có thể khá nặng nề, nhưng hầu
như không có cô gái Vân Kiều nào nghĩ đến ly hôn. Như trường hợp
của Điệp, mặc dù nằm viện cả tháng vì bị đánh, nhưng cô cũng không
nghĩ đến ly hôn, vì “bà già trong làng bảo là anh em ch ng nó đ p chứ
ch ng nó thương cháu, họ nói rứa. Em thương con thương ch ng nên
em l i về. Ở nhà ch ng, ngày nào nước mắt em cũng rơi, nhưng các
chị trong làng bảo em phải kiên cường thì mới s ng được lâu…”.
Trong khi đó, các cô gái Mường dường như mạnh mẽ hơn trong việc
cân nhắc ly hôn. Như câu chuyện của Xa (Hòa Bình) ở trên, lấy chồng
từ năm 16 tuổi, cô chỉ vừa mới đăng ky ket hon khi đu tuoi nhưng đa
t nh đen chuyen ly hon. Cô cho biet ly do duy nhat ma co chan chư la
v chong muon nuoi con, co khong muon xa con nhưng cung khong
dam gianh con ve ph a m nh, mot phan v ngh m nh con tre qua, phai
lam lai cuoc đơi. Cô cho biết vì giận chồng ngoại tình, nên cô cũng đi
tìm kiếm làm quen trên mạng, và bây giờ cũng thấy vui trở lại vì “em
cũng mới làm quen với m t anh ở trên m ng. Em chưa gặp anh ấy bao
giờ nhưng hay chat, thấy anh cũng thương em.” Còn đối với người
Mông, cũng khá ít trường hợp ly hôn xảy ra. Người Mông có quy ước,
nếu đôi vợ chồng bỏ nhau thì gia đình hai bên và những người có uy
tín trong họ tộc, thôn bản sẽ đứng ra phân xử. Nếu người chồng sai
thì phải bồi thường cho nhà gái và ngược lại. Nếu bỏ nhau, lỗi tại ai
thì người đó sẽ đi tay không ra khỏi nhà: “Vợ ch ng n u mà t nhiên
bỏ nhau, thì n u ch ng bỏ vợ thì tất cả các cái đ đ c ở ở trong gia
đình đó và tất cả các con thì phải theo vợ h t, ch ng không được cái gì

69
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

cả… Mà n u lỗi t i vợ thì vợ đi, vợ đi tay không thôi, không có được


cái gì cả… n u lỗi cả bên như nhau thì chia đôi.” (nữ, 17 tuổi, Mông,
Phình Giàng).
Như vậy, cuộc sống sau hôn nhân của các cặp kết hôn trẻ em
đều cho thấy nhìn chung người chồng, với vị thế được coi trọng hơn,
thường có xu hướng lấn lướt tiếng nói của vợ. Trong những cuộc
thảo luận, tuy người vợ cũng có thể đưa ra ý kiến nhưng người
chồng thường là người đưa ra những quyết định cuối cùng. Nếu có
bất đồng về ý kiến hay xích mích, nhiều người chồng còn sử dụng vũ
lực để đảm bảo tiếng nói và quyền lực của họ. Các em gái sau khi kết
hôn thì chỉ ở nhà, hầu như không ra bên ngoài tiếp xúc và giao thiệp.
Kết cả khi muốn về thăm nhà bố mẹ đẻ các cô gái cũng phải được sự
đồng ý của chồng thì mới được phép đi. Vì thế những mối quan hệ
bạn bè của các cô gái thường bị đứt đoạn và họ cũng ít tạo lập thêm
các mối quan hệ xã hội mới sau khi kết hôn. Hầu như tất cả các cô gái
trẻ một khi lấy chồng sẽ phải bỏ dở việc học, do không được sự chấp
thuận từ người chồng và gia đình nhà trai.

2.4 Hệ quả của kết hôn trẻ em


Những người nói nhiều nhất đến hậu quả của kết hôn sớm là
cán bộ y tế và cán bộ xã và thôn. Ở Quảng Trị, theo trạm trưởng trạm
y tế ở địa bàn nghiên cứu, đến 1/3 phụ nữ Vân Kiều đến đẻ ở trạm xá
là dưới 18 tuổi, và con cái của họ thường còi cọc, suy dinh dưỡng. Ở
Tân Lạc, các hậu quả được kể ra bao gồm: lấy nhau khi trẻ 15-16 tuổi
là độ tuổi còn thích “chơi bời”, chưa biết cách làm ăn; (nam 33 tuổi,
Mường) lấy sớm nên sau này thanh niên đi ra ngoài gặp gỡ nhiều dễ
chán vợ; phụ nữ chưa biết cách chăm sóc nuội dạy con (cán bộ phụ
nữ, 35 tuổi); “lấy vào làm khổ cho b mẹ đẻ ra đấy, chăm sóc cháu có
khi chăm sóc cả b mẹ của cháu đấy, sinh ra có khi là đẻ ra xong là cai
sữa cho con là đi làm đ con ở nhà cho ông bà” (nam trưởng xóm, 37
tuổi, Mường, Tân Lạc). Theo một vị chủ tịch xã, kết hôn sớm có
những hệ luỵ như không làm được giấy tờ kết hôn, dẫn đến không
làm được giấy khai sinh cho con; sinh con sớm thì khổ cho cả gia
đình và con cái do nghèo đói, và vợ chồng dễ ly hôn: “Trước kia ông
70
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

bà cũng có người k t hôn sớm 14-15 tuổi, nhưng ít đi l i nên ít ly hôn,


còn giờ thanh niên đi chơi nhiều, gặp gỡ nhiều, dễ ly hôn bỏ vợ” (36
tuổi, Vân Kiều).
Chính vì những trải nghiệm hôn nhân không như mong đợi nên
nhiều em gái cảm thấy nuối tiếc đã lấy chồng sớm. Khi được hỏi nếu
có cơ hội làm lại thì phần lớn các em gái đều trả lời là không muốn
lấy chồng sớm, vì muốn có cơ hội đi học hoặc đi làm, chơi thêm cho
đỡ vất vả. Điệp (20 tuổi, Vân Kiều) cho biết em chỉ mong rằng nếu
được làm lại, em sẽ “„đi sim“” chứ không đồng ý lấy qua người làm
mối, vì „đi sim“ thì mới hiểu được gia đình chồng trước khi lấy,
cũng như sẽ cố gắng lấy chồng muộn cho đỡ vất vả. Nhiều cô gái
cho biết nếu được làm lại, họ sẽ không lấy chồng sinh con mà đi làm
công ty để kiếm tiền tích luỹ: “nên đi làm, tìm việc ở các công ty, r i
hai mươi hoặc là già hơn nữa lấy ch ng thì t t hơn, lấy ch ng sớm
thì phải suy nghĩ nhiều việc thì cũng mệt (nữ 19 tuổi, Tân Lạc), “n u
được làm l i, em ước được học thêm và đi nấu ăn cho b đ i” (nữ 19
tuổi, Đa Krông), “Đi ki m tiền, đ có tiền tích lũy khi sinh con ra có
tiền nuôi con, lúc lấy ch ng thì có tiền không phải nhờ b mẹ” (nữ 35
tuổi, Tân Lạc).
Thế nhưng khác với các cán bộ xã và cán bộ y tế, kết quả phỏng
vấn người dân nói chung và trẻ em nói riêng cho thấy bản thân họ ít
nhận thức sự vất vả khó khăn, hay bạo lực gia đình là hậu quả của
kết hôn sớm. Nhiều cô gái Vân Kiều cho rằng đó là cuộc sống của phụ
nữ sau khi lấy chồng nói chung, và bạo lực không phải là do kết hôn
sớm, vì trong làng cũng có nhiều phụ nữ bị chồng uống rượu say
đánh, dù rằng họ lấy chồng đủ tuổi. Vì vậy mà mặc dù có nhiều
trường hợp bạo lực gia đình, nhưng cả thôn của người Vân Kiều chỉ
có một cặp bỏ nhau: “làng này em chưa thấy ai bỏ vợ. Vợ bỏ ch ng
có m t thôi. Vợ hắn con nớ đẹp, thằng nớ thì xấu già r i, ba lăm b n
mươi, vợ hắn thì khoảng hai mươi mấy ba mươi thôi. Vợ hắn đi với
hắn lên chợ Khe Sanh r i nó nói thôi anh đi đường anh em đi đường
em” (nam, 23 tuổi, Quảng Trị). Nói cách khác, theo các em gái, dù
lấy sớm hay muộn thì phụ nữ lập gia đình đều vất vả, và đều có thể
phải đối mặt với bạo lực gia đình (không phụ thuộc vào độ tuổi kết
71
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

hôn, mà tuỳ thuộc rất lớn và người chồng và gia đình chồng có tốt
hay không).
Liên quan đến tuyên truyền về hậu quả tảo hôn sẽ đẻ con còi
cọc, suy dinh dưỡng, nhiều em gái cho rằng trên thực tế cũng không
có hệ quả gì xấu về mặt con cái, mà có con sớm thì sau này già có chỗ
dựa. Nhiều người dân cho biết nhiều cặp đủ tuổi con cũng nhỏ (“nhà
đó đẻ con có 1,8kg, mà đủ tuổi đấy” (Quảng Trị), vì thế sinh con thể
trạng yếu là do đời sống nghèo, người mẹ có gì ăn, hoặc thể trạng tuỳ
người, mà không phải do lấy chồng khi nhỏ tuổi. Một em gái bé nhỏ
người Mường lấy chồng năm 15 tuổi (lấy chồng hơn em 10 tuổi, đã
có một đời vợ) cho biết em dù nhà nghèo, cũng chỉ ăn cơm rau, khi
lấy chồng có 40 kg, mà sinh con nặng 3,1 kg “em đẻ thường con 3 cân
m t ở trên bệnh viện Tân L c. Em nằm 3 ngày thì về, mà em cũng
nhiều sữa, con em giờ 10 tháng cứng cáp, khoẻ, giờ nó thích ăn cơm là
em cũng cho nó ăn đấy. Vẫn cho bú đ n 18 tháng mới cai được” (nữ,
16 tuổi, Mường, Hòa Bình). Ở Điện Biên, ngoại trừ một số ca sinh khó
do đầu của thai nhi không hướng ra ngoài mà hướng vào trong được
gia đình đưa ra trạm y tế xã thì phần lớn các ca sinh đẻ của xã vẫn
được thực hiện tại nhà. Những cô gái trẻ sinh con với sự giúp đỡ của
những người thân như mẹ chồng, chị em gái hoặc những người phụ
nữ từng có kinh nghiệm sinh đẻ. Thông thường những người phụ nữ
có thai vẫn đi làm nương rẫy cho đến tận trước khi sinh và chỉ nghỉ
ngơi khoảng một tháng sau sinh. Chế độ sinh hoạt và vận động này
được cho là giúp cho họ dễ sinh đẻ hơn. Theo quan sát của nhóm
thực hiện nghiên cứu, sức khỏe của bà mẹ trẻ và trẻ nhỏ tại thôn bản
nơi tiến hành nghiên cứu đều ở thể trạng tốt. Có lẽ bởi vậy mà mặc
dù nhiều người khi được hỏi nói rằng nếu cặp vợ chồng kết hôn sớm
sẽ không đẻ được con khỏe mạnh, thì trên thực tế họ vẫn đồng ý nếu
bản thân hoặc những người thân (anh chị em hoặc con cái mình)
muốn kết hôn sớm.
Như vậy, phụ huynh và bản thân các cặp kết hôn trẻ em ít
nhận thức về hậu quả của kết hôn trẻ em đối với cuộc sống của họ.
Đáng chú ý là họ thường nhắc đến hậu quả như là do sự rắc rối về
luật pháp. Đó là việc vợ chồng lấy nhau không được làm giấy đăng
72
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

ký kết hôn (ở cả 4 địa bàn), con cái không có đăng ký khai sinh
(Quảng Trị), giấy khai sinh chỉ được ghi tên mẹ, không được ghi tên
bố (Hòa Bình), hay việc chính quyền “dọa phạt”, và cả “xử lý hình
sự” (vì quan hệ với trẻ vị thành niên), làm cho cuộc sống của họ khó
khăn hơn, phải đối phó hơn, và con cái họ rủi ro hơn khi không có
tên bố trong giấy khai sinh, hoặc không được nhận những chế độ
cho trẻ nhỏ v.v... Điều đó cho thấy tuyên truyền về hậu quả của tảo
hôn không thực sự tác động đến hành vi kết hôn của trẻ em hiện
nay, và nếu có cơ hội khác (đặc biệt là việc làm), các em gái sẽ thay
đổi quyết định của mình.

*****
Kết hôn trẻ em là một thực tế đang diễn ra tại các địa bàn
nghiên cứu. Hiện trạng này cho thấy nhiều vấn đề phức tạp như việc
trẻ em bỏ học để lập gia đình, có thai trước hôn nhân, chồng ngoại
tình, cưỡng ép hôn nhân, không thể đăng ký kết hôn, xử lý phạt của
chính quyền v.v... Các phỏng vấn cũng cho thấy mặc dù trải nghiêm
hôn nhân của các em gái thường buồn nhiều hơn vui, nhưng đó lại
vẫn là một sự lựa chọn được nhiều em tìm đến. Điều này đòi hỏi phải
có những lý giải sâu hơn và đa chiều hơn từ những góc nhìn văn hóa,
kinh tế và xã hội, mà chúng tôi sẽ trình bày ở chương sau.

73
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

CHƯƠNG 3. KẾT HÔN TRẺ EM: NHỮNG NGUYÊN


NHÂN KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI
• K t hôn trẻ em xảy ra có nhiều nguyên nhân, tương tác với
nhau trong m t chỉnh th b i cảnh kinh t , văn hóa, xã h i. Đặc biệt,
k t hôn trẻ em có những nguyên nhân n i t i từ văn hóa phụ hệ và cấu
trúc xã h i trong văn hóa t c người như s kỳ vọng của các giá trị phụ
hệ, quan niệm tình yêu gắn bó với hôn nhân, hôn nhân mang ý nghĩa
bi u tượng của s trưởng thành.
• Đời s ng kinh t khó khăn, thi u cơ h i giải trí, ti p c n giáo
dục và việc làm, thi u ki n thức sinh sản dẫn đ n có thai, đã là những
nhân t tác đ ng đ n quy t định k t hôn sớm. Hôn nhân trở thành
biện pháp an toàn sinh k , an toàn cá nhân cho trẻ em và th diện cho
gia đình.
• S phát tri n của cơ sở h tầng, dịch vụ viễn thông, điện tho i
và internet, là những nhân t thúc đẩy s gặp gỡ và yêu đương của
trẻ em.

3.1 Làm ăn là “lẽ sống”: lập gia đình vì an toàn


sinh kế
Các địa bàn chúng tôi nghiên cứu đều có một điểm chung là tỷ
lệ nghèo đa chiều chiếm khoảng 70%. Do đời sống khó khăn, dù phải
đi làm thuê như ở Đa Krông (Quảng Trị), Tân Lạc (Hòa Bình), hay
làm nông nghiệp tự cung tự cấp như ở Phình Giàng (Điện Biên),
tham gia vào kinh tế hàng hóa như ở Suối Giàng (Yên Bái), thì gia
đình trong các địa bàn này luôn đóng vai trò một đơn vị sản xuất
quan trọng trong cộng đồng.
Đối với các tộc người thiểu số, mọi công việc đều xoay quanh
“làm ăn” để sinh tồn, từ các công việc nương rẫy, làm ruộng, trồng
chè, hay đi làm thuê. “Chăm chỉ làm ăn” đã trở thành một lẽ sống của
họ, là tiêu chí để đánh giá con người, chọn vợ chọn chồng, tác động
đến cả việc quyết định lập gia đình sớm. Ở địa bàn nghiên cứu Phình
Giàng (Điện Biên), kinh tế hộ gia đình của người Mông thiên về tự

74
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

cung tự cấp. Hoạt động nông nghiệp khá vất vả, phụ thuộc nhiều vào
việc đổi công (các gia đình có người sang giúp đỡ lẫn nhau) cũng đòi
hỏi phải có sức lao động. Do phần lớn sinh kế gia đình trong bản rất
khó khăn nên trẻ em cũng phải tham gia lao động sớm và nhiều, dẫn
tới bỏ học nhiều. Người Mông ở Suối Giàng (Yên Bái) thì đã quen với
kinh tế hàng hóa từ hơn chục năm nay. Nổi tiếng với việc trồng và
chế biến trà, Suối Giàng có một thương hiệu vừng chắc cùng một thị
trường ổn định. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình ở Suối
Giàng nhìn chung cao hơn nhiều so với người dân ở Phình Giàng.
Trong khi người Mông ở Phình Giàng sản xuất vừa đủ cung cấp cho
nhu cầu của gia đình thì với người Mông ở Suối Giàng vốn đã quen
với tư duy làm ăn kinh tế nên thể hiện quan điểm đề cao việc lao
động sản xuất rõ ràng hơn: “ngày xưa thì đâu có đi làm ăn vì tiền
nong, ngày xưa thì chỉ có tính là làm ăn thôi cũng không vì kinh t , bây
giờ thì ai cũng phải mu n phấn đấu làm ăn vì tiền nong” (nam, 36
tuổi). Ở Tân Lạc (Hòa Bình), sinh kế chủ yếu của người dân là trồng
trọt (lúa, khoai lang, sắn, mía) và chăn nuôi lợn, bò. Hầu hết các hộ
đều có một chuồng nuôi lợn, bò cách nhà sàn tầm 10-20 m. Tuy nhìn
chung các hộ trong xã Phú Cường vẫn nằm trong diện nghèo của
huyện Tân Lạc và Hòa Bình, nhưng trong thời gian qua đã có một số
hộ “thoát nghèo” và không nằm trong diện hỗ trợ 135 của nhà nước.
Do địa thế nằm gần Hà Nội, lượng thanh niên ra Hà Nội lao động khá
lớn. Ở làng San (Đa Krông, Quảng Trị), đất nông nghiệp của người
dân bị bạc màu nên phải chuyển sang trồng sắn. Theo một phụ
huynh người Vân Kiều có con kết hôn sớm, đời sống rất khó khan
nên dù biết trồng sắn làm cho đất càng xấu hơn, thì dù sao trồng sắn,
nếu được giá thì bán đi vẫn có tiền đủ mua gạo ăn, còn nếu trồng lúa
thì lại không đủ gạo ăn: “tr ng sắn thì mình tính n u mà thu ho ch
m t năm thì được mười hai triệu hoặc mười ba triệu, mà mười ba
triệu đó mình mua g o thì gần đủ năm. Còn làm g o thì không đủ”
(nam, 46 tuổi, Đa Krông). Cây sắn từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là
khoảng chín tháng đến mười tháng, có khi phải mười hai tháng mới
bán được, nhưng thu nhập thì khá thấp, giá thu mua phổ biến hiện
tại ở mức dưới 1.000 đồng/kg. Nguồn thu nhập chính từ nông
nghiệp của người dân vì đó mà ngày càng giảm. Đời sống người dân

75
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

khá khó khăn (thu nhập hàng tháng có gia đình chỉ có vài trăm
ngàn). Để có tiền mặt, họ phải đi làm thuê (nhổ sắn, vác tràm, xây
dựng, xén cỏ), tiền công cũng tuỳ thuộc công việc (chặt cây, vác tràm
khoảng 200-250 nghìn/ngày công, còn việc xén cỏ, làm sắn khoảng
100-120 nghìn). Những nhà đi làm thuê nhiều có thể kiếm được
khoảng 3 triệu/tháng). Để có tiền chi trả khi cần, nhiều hộ dân trong
làng phải đóng hội để tiết kiệm.
“Ở đây chả có chi tr ng được. Cái mô cũng phải mua h t, mua
g o, mua rau, mua thịt. Toàn phải mua trong bản họ bán. M t
ngày đi chợ nhiều khi cũng mất 100 nghìn, còn mua trong bản
cũng phải 20-30 nghìn. Đã lên chợ r i không phải mua chỉ đ ăn
mô, cái khác mình cũng mua h t. Trái cây trái gì đấy cho con
ăn.” (nam 23 tuổi, Vân Kiều)
“M t tháng tiền làm ra thì ít, nhưng mà tiền mình chi tiêu thì rất
là nhiều, cứ bao nhiêu là h t bấy nhiêu. Có tháng thì ki m đủ
đấy, còn có tháng vẫn phải vay tiền của họ đấy.” (nữ, 20 tuổi,
Vân Kiều, Đa Krông)”
Trong những bối cảnh như vậy, việc lập gia đình có ý nghĩa với
người dân trong việc bảo đảm an toàn sinh kế. Việc ket hôn sơm đối
với nhà trai được coi là tích cực vì một mặt là có thêm người giúp
tăng thêm lao động và giảm bớt gánh nặng việc nhà cho mẹ chồng,
mặt khác, sinh con sớm thì sau này khi họ không còn khoẻ sẽ có con
cái lớn rồi phụ giúp “mai kia b mẹ còn trẻ thì con đã lớn r i, đỡ cho
mình hơn” (phụ huynh nữ, 37 tuổi, Mường, Hòa Bình). Vì vậy đây
cũng là một lý do khiến gia đình nhà trai thường có mong muốn con
cái kết hôn sớm. Với mong muốn tìm được một người chồng, người
vợ có thể cùng mình lập gia đình, xây dựng cơ nghiệp riêng nên
thanh niên cũng cho rằng tiêu chí “chăm chỉ làm ăn” là đứng đầu khi
tìm kiếm đối tượng phù hợp để kết hôn:
“Nó chăm chỉ. Mình hỏi người trong bản của nó thì người trong
bản bảo nó t t tính thì mình quy t định lấy. Bảo nó không chăm
chỉ thì mình không lấy đâu. Mình lấy về giúp đỡ b mẹ nó không
làm thì mình không lấy.” (nam, 17 tuổi, Mông, Điện Biên);

76
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

“Cái quan trọng nhất của m t người con trai như bọn em đi tìm
vợ là công việc của người b n gái đó làm… Mình nghỉ nhà nào
thì mình cũng hỏi rằng con gái đó s ng như th nào và cái đi m
t t đi m xấu của con gái đó như th nào. N u họ cần cho mình
bi t thì họ sẽ nói h t. Mu n lấy được vợ t t thì phải tìm hi u xem
con gái đó làm việc như th nào, quan trọng.” (nam, 26 tuổi,
Mông, Điện Biên).
Phụ huynh cũng mong muốn con cái mình tự lập và chăm lo
làm ăn, mà dấu mốc thể hiện sự “trưởng thành” chính là khi đứa con
kết hôn và lập gia đình riêng. Các cô gái trước khi đi lấy chồng luôn
được cha mẹ căn dặn phải chăm chỉ làm ăn để xây dựng cuộc sống
mới. Còn cha mẹ có con trai có xu hướng khích lệ việc con mình lấy
vợ bởi con sẽ bắt đầu tự đứng ra làm ăn riêng để lo cho bản thân và
gia đình mới. Vì thế, đi cùng với việc coi “làm ăn” để sinh tồn như là
lẽ sống, đối với người con trai, lập gia đình còn là phương thức để
được cha mẹ chia rẫy, ruộng đất, công cụ sản xuất và tiền bạc; hay để
có người chăm sóc bố mẹ khi đi di cư lao động: “Sinh con trai thì t n
nương hơn, phải chia đất cho nó là nó phải t n hơn nhưng em thích
con trai hơn… Con trai chia đất cho nó là đ lúc già nó nuôi b mẹ, mà
sinh con gái thì nó đi lấy ch ng là đi không quay l i về nữa.” (nam, 26
tuổi, Mông, Điện Biên). Vì thế sau khi lập gia đình được một hai năm
sống chung để bố mẹ dạy bảo, có điều kiện thì bố mẹ thường chia
ruộng, rẫy và cho con cái tách ra ở riêng:
“Vợ ch ng em ăn chung được hai năm thì b mẹ chia cho hai
mảnh rẫy đ làm ăn, t quản lý lấy cu c s ng” (nam 23 tuổi, Vân
Kiều, Quảng Trị).
“B mẹ bảo là em lấy vợ ra ở riêng, phải làm thì mới được ăn,
em ra sớm thì càng t t, b mẹ bảo em th ” (nam, 24 tuổi, Mông,
Yên Bái);
“Đám cưới xong chắc tầm m t năm thì em ra riêng, xong r i em
đi kéo gỗ về làm nhà… Lấy vợ cũng có lợi ích về kinh t , vợ nó đi
giúp mình làm thì nói chung là cũng làm được hơn. Làm ăn m t
mình chắc cũng không được mấy” (nam 29 tuổi, Mông, Yên Bái).

77
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Từ khi ra ở riêng, con sẽ không còn ăn chung cùng bố mẹ, và


cũng chịu trách nhiệm như một hộ độc lập trong thôn bản: “Từ khi ở
riêng, em phải đóng mọi thứ quĩ cho làng riêng, trước ở chung với b
mẹ không phải đóng. Giờ đi làm là phải cất đi đ dành, không tiêu
hoang như trước kia nữa” (nam, 23 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị). Vì
vậy, đối với người con trai, do đó quan niệm về trưởng thành của
bản thân cũng thường gắn với việc lấy vợ và được bố mẹ chia đất,
chia ruộng. Có thể do đó mà ngày nay, khá nhiều thanh niên người
Mông tiến đến hôn nhân ngay sau khi tìm được người mình yêu:
“mới yêu khoảng mấy ngày thôi đấy. Yêu nhanh lắm, người Mông
mình đấy yêu hai ba ngày vẫn có th lấy bình thường mà, chỉ đi hai ba
lần, chỉ bi t nhau khoảng hai ba ngày là cũng có th lấy nhau được
r i” (nam 56 tuổi, Mông, Điện Biên).

3.2 Yêu là cưới: hôn nhân như một sự trông đợi


thực hành vai trò giới
Các cộng đồng người Mông, Mường và Vân Kiều trong nghiên
cứu này theo văn hóa phụ hệ và phụ quyền, mà trong đó, đàn ông
được xem là người trụ cột, có tiếng nói và có quyền lực trong gia
đình và cộng đồng. Trong hệ giá trị phụ hệ, đàn ông thường được
trông đợi là người chủ gia đình, thể hiện của sức mạnh, có trách
nhiệm, trong khi phụ nữ được trông đợi trở thành vợ và mẹ, biết
chăm sóc con cái và biết nghe lời chồng. Mặc dù mức độ thể hiện ở
mỗi cộng đồng không giống nhau, nhưng thực hành kết hôn trẻ em
của các cộng đồng tộc người trong nghiên cứu, và đi kèm với nó là
các thực hành phong tục tập quán, quan niệm về tình yêu và hôn
nhân cũng như sự trông đợi vai trò giới đều bị qui chiếu bởi hệ giá
trị này.
Đối với các tộc người thiểu số trong nghiên cứu, yêu đương và
hôn nhân là hai khái niệm không tách rời nhau. Thực hành tìm hiểu
và yêu đương được xem là để dẫn đến hôn nhân. Nói cách khác, hôn
nhân được trông đợi là một thực hành tất yếu của tình yêu, và thiết
yếu, quan trọng đối với mỗi cá nhân nào. Việc không lấy vợ, lấy
chồng bị coi là “không bình thường”: “Không lấy thì người ta cười
78
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

người ta chê là . Từ trước đ n nay thì không ai ở như th , chỉ có


những cái người mà nó r nó điên thì nó mới ở như th thôi chứ còn
những cái người Bình thường như bọn mình đấy không ai ở không
như th đâu.” (nữ phụ huynh, Mông, Yên Bái). Quan niệm “đằng nào
cũng lấy”, cùng với lo lắng về độ tuổi “ế” phần nào cũng là áp lực tới
việc lấy vợ, lấy chồng của kết hôn trẻ em.
Nhìn chung ở độ tuổi 15-17, các cô gái đã cảm thấy những áp
lực của việc phải lập gia đình. Học hành được xem là không quan
trọng bằng có gia đình và tìm được một người chồng tốt. Chính vì thế
các em gái bỏ học dễ dàng hơn là bỏ người yêu khi đứng trước quyết
định phải lựa chọn. Tâm lý lo sợ không tìm được người chồng tốt,
hoặc tệ hơn là không lấy được chồng khiến cho nhiều cô gái vội vã
nhận lời khi có người ngỏ lời với mình mặc dù mới chỉ tìm hiểu được
một thời gian ngắn. Cha mẹ có con gái cũng chung nỗi lo con mình sẽ
trở nên “già” và không có ai muốn lấy. Một người mẹ người Mường
(34 tuổi, Hòa Bình) cho biết vì thời trẻ không lay đươc ngươi m nh
yêu, nên khi con gai m nh gap đươc ngươi ưng y, chi đa ung ho con
ket hôn ngay mac du chưa đu tuổi đe khoi lơ mat cơ hoi. Một người
mẹ Mông cũng chia sẻ: “Mẹ bảo là nó bây giờ chưa đ n tuổi, đ đ n
mười bảy mười tám tuổi, nhưng mà con nó vẫn lấy. B nói là con gái
lớn r i n u ở thì cũng được, nhưng mà ở đ n lúc họ chê mình già r i
thì không có ai lấy, nên cứ đi lấy thôi, bởi vì đằng nào nó cũng phải
lấy” (phụ huynh nữ, 45 tuổi, Điện Biên).
Mot noi lo pho bien giưa cac em gai đa co ngươi yêu la neu
không cươi sơm th se chan nhau, hoac ban trai se đi hoi ngươi con
gai khac. Ở Tân Lạc, Hòa Bình, khi yêu đươc ngươi ưng y th hau như
cac em gai se phai nhan lơi khi nha trai sang hoi, t co em nao tư choi
mac du co the chưa đu tuổi, đang đi hoc dơ va chưa muon ngh hoc
“ch ng em cứ hỏi em như th n u em không đ ng ý thì ch ng em l i
nói là yêu người khác hay th nào thì cũng sợ là chia tay mình. Nên lúc
đấy em nghĩ l i xong thì em mới đ ng ý “(em gái, 19 tuổi, Mường, Hòa
Bình). Nỗi lo ngại bị “ế” nên sợ rằng nếu không kết hôn sẽ bị mất cơ
hội, cũng như sức ép của những người trong cộng đồng cũng khiến
nhiều em quyết định kết hôn: “Em mu n lấy vì người dân t c mình ai

79
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

cũng lấy sớm h t, mấy b n không ai lấy mu n. Họ nói lấy mu n thì con
trai chê, họ nói già r i. Khoảng mười tám thì là vừa nhất. Mười sáu
như em thì cũng hơi sớm, nhưng mà có người thì mười b n tuổi cũng
lấy. Mà không lấy thì như bà cụ ni bên c nh nhà em nói “ui con gái chi
mà lớn r i chưa lấy ch ng, h t, nói rứa” (em gái, 19 tuổi, Vân Kiều,
Quảng Trị); “Em gái cứ quy t lấy ch ng, b mẹ bảo em gái học h t lớp
12 nhưng em gái không nghe… Em nói với em gái là lấy ch ng thì khổ
quá, học h t thì đi xin m t cái việc gì đó làm đ nuôi được mình thì
mới lấy ch ng, nhưng mà em gái em không nghe.” (nữ 20 tuổi, Mông,
Điện Biên).
Mặt khác, đối với trẻ em gái, việc kết hôn và có con cái có ý
nghĩa đặc biệt, bởi họ bắt đầu thực hiện vai trò giới được trông đợi
của mình: “K t hôn r i em mới thấy mình trưởng thành, bi t lo lắng.
Giờ mới thấy cu c s ng có ý nghĩa quan trọng. Mẹ em mất năm em 13
tuổi, nên bữa nhỏ nói n u mà ch t thì cũng không sao h t, mình gặp
mẹ dưới đó là sướng r i. Mà bữa nay lấy ch ng r i là không thích ch t
mô. Giờ ưng s ng nhiều hơn, mu n s ng h t đời đấy. Cu c s ng bây
giờ thấy ý nghĩa đấy, có tương lai bi t trước là r ng lớn, mình còn
mu n khám phá nó chứ, chưa mu n đi đâu h t mô” (nữ 20 tuổi, Vân
Kiều, Quảng Trị). Ngay từ nhỏ các em đã được bố mẹ dạy làm thế
nào để trở thành người vợ tốt. Một em gái người Vân Kiều cho biết,
ngay từ nhỏ, mẹ đã dạy em về giá trị của một cô gái để được đàn
ông coi trọng:
“Mẹ d y con gái là phải dịu dàng, phải ngoan hiền, không dịu
dàng không lấy được ch ng mô, mẹ nói đanh đá th này bữa sau
không có ai ưng mô. Mẹ bảo là ít nói thôi, nói nhiều là con trai họ
không thích, mẹ nói mình là con gái mình phải bi t chăm chút
bản thân, bi t giữ gì, đi chơi nhiều thường là hư đấy. Mẹ bảo là
con gái mà không còn ti t [trinh ti t] là họ nói không còn giá,
n u mình còn ti t thì còn giá đấy. N u không còn ti t là cứ theo
ch ng thôi, chứ họ không cưới hỏi mình đâu. N u mu n họ ưng
cưới hỏi thì phải bi t giữ gìn bản thân. Mẹ nói rứa.” (nữ 20 tuổi,
Quảng Trị).

80
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Việc lo ngại bị ế còn vì theo phong tục của người Mông ở Phình
Giàng (Điện Biên), những cô gái quá lứa lỡ thì không lấy được chồng
cũng sẽ không được ở cùng với bố mẹ nữa. Trong gia đình người
Mông, các con trai con gái đến tuổi sẽ lập gia đình sau đó tách ra ở
riêng, chỉ người con trai út trong nhà sau khi lập gia đình sẽ ở nhà
của bố mẹ và có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già. Do đó
những cô gái không lập gia đình sẽ phải dọn ra ngoài ở riêng và tự
nuôi bản thân: “Bởi vì người Mông mình có cái lý là n u mà không đi
lấy ch ng, ở nhà, thì sau này các con trai nó lấy vợ thì ở cũng không
hợp, s ng với nhau không hợp. Là con gái là phải bắt bu c đi lấy
ch ng vì con gái là con đi ngoài, còn con trai mới là người trụ c t gia
đình. Phong tục các thứ là con trai đều phải nắm h t cầm h t, còn con
gái là phải là đi lấy ch ng. Lấy mu n cũng không sao nhưng mà n u
mà không lấy thì sau này sẽ tách ở riêng. Ở m t mình riêng không cho
ở chung với gia đình nữa.” (phụ huynh nữ, 45 tuổi, Mông, Điện Biên).
Không chỉ các cô gái, các chàng trai cũng bị áp lực phải kết hôn
sớm vì lo lắng người mình yêu có thể được người khác ngỏ lời trước.
Có một lý do khác đặc biệt khiến nam giới Mông ở Điện Biên ngần
ngại khi kéo dài thời gian hẹn hò, bởi họ không muốn phải thề hẹn.
Những cô gái, vốn có tâm lý muốn mau chóng kết hôn bởi sợ không
lấy được chồng, sẽ cần có một lời hứa hẹn từ chàng trai về thời điểm
kết hôn nếu như họ không thấy người yêu ngỏ lời với mình. Một khi
đã hẹn cưới, gia đình cả hai bên sẽ đều được biết và coi đó như một
lời đính ước bằng miệng từ chàng trai. Nếu như chàng trai sai hẹn,
anh ta sẽ phải đền một khoản tiền cho nhà gái bởi đã làm hưởng đến
danh dự của cô gái: “N u mà hẹn r i không lấy thì ki u như là b n gái
đấy mất mặt, mất mặt thì họ ph t tám đ n mười lăm triệu.” (nam, 26
tuổi). Với những chàng trai trẻ, đây cũng là một rủi ro mà họ muốn
tránh. Bởi vậy một khi đã cảm thấy đây là đối tượng phù hợp, nam
giới sẽ nhanh chóng tiến đến hôn nhân:
“Có rất nhiều người là năm nay quen r i, sang năm không lấy thì
có người lấy mất r i, người đó mất người yêu r i thì l i t tử.
Rất nhiều người như th cho nên là quen thì phải lấy luôn, cảm
thấy thích r i thì mình phải lấy. N u mình hẹn sang năm không

81
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

có ai lấy người đấy thì gia đình sẽ ph t mình rất là nặng, mà n u


mình hẹn hò với người đấy lâu quá thì cảm thấy chán, đấy cảm
thấy chán là không mu n lấy nữa, có rất là nhiều người như th
cho nên là họ tìm hi u được b n đấy và họ yêu r i thì họ lấy luôn
thôi” (nam 26 tuổi, Điện Biên).
Mặt khác, việc lập gia đình đối với nam giới cũng là sự thể hiện
vai trò trách nhiệm của người đàn ông, đánh dấu sự trưởng thành và
vị trí trụ cột trong gia đình:
“Em mu n lấy vợ đ làm việc cả hai vợ ch ng đều làm h t không
phải chỉ vợ thôi, n u mà không n u mà em không đi học thì phải
lấy vợ sớm đ hai gia đình có cái hướng đ mà làm, sau này
mình mà k t hôn sớm có gia đình sớm thì là có v n sớm đ mà
làm ăn nữa chứ” (31 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị).

3.3 Lập gia đình mới trưởng thành: Ý nghĩa biểu


tượng của hôn nhân
Kết hôn trẻ em gắn với quan niệm về độ tuổi trưởng thành,
cũng như ý nghĩa được gán cho tình yêu và hôn nhân của các tộc
người dân tộc thiểu số (DTTS). Việc lập gia đình có ý nghĩa biểu
tượng, thay đổi vị thế xã hội và ý nghĩa cho cuộc đời trẻ em, trong
bối cảnh của những qui chuẩn văn hóa phụ hệ.
Việc trẻ em có thể tự ra quyết định về việc kết hôn, trước hết là
do quan niệm về độ tuổi trưởng thành của các cộng đồng DTTS cũng
như ý nghĩa của hôn nhân trong văn hóa tộc người. Trong dien ngôn
luat phap va dien ngôn quyen tre em, thơi điem ket hôn phu thuoc
vao đo tuổi. Đo tuổi hơp phap đe ket hôn như mot rao chan cưng, ma
ch khi vươt qua no, con ngươi mơi phat trien đay đu ca ve the chat
va tâm ly đe bươc vao đơi song hôn nhân. Tuy nhiên trên thưc te, sư
phat trien hay trương thanh la mot khai niem “long” va đó chính la
mot trong nhưng cơ sơ đe cac ca nhân ra quyet đinh ket hôn, cũng
như là cơ sở để người khác chấp nhận quyết định ấy.

82
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Ở góc độ văn hóa, các cộng đồng tộc người có những cách hiểu
rất khác về “sự trưởng thành” so với cách thức đã được thể chế hóa
là xác định bằng độ tuổi (mười tám tuổi). Người dân lớn tuổi thuộc
các cộng đồng Vân Kiều và Mông thường gặp khó khăn khi được hỏi
về tuổi hay năm sinh của bản thân. Khái niệm “tuổi” với họ tương đối
mơ hồ bởi trước đây họ không có cách thức tính độ tuổi rõ ràng,
thường chỉ ước chừng theo mùa trăng, mùa rẫy. Do vậy khi chưa có
các giấy tờ lưu trữ về nhân thân (giấy khai sinh, hộ khẩu, chứng
minh thư) thì họ thường không nhớ được chính xác tuổi thực của
mình. Một lý do khác quan trọng hơn là bởi vốn dĩ trong văn hóa của
họ, việc xác định s trưởng thành không chú trọng vào khía c nh th
chất mà ở mức đ phát tri n nh n thức, các tri thức về lao đ ng và
kinh nghiệm s ng được tích lũy của m t cá nhân. Việc xác định đâu là
“người trưởng thành”, đâu là “người lớn” của người DTTS không
được đối chiếu theo trình độ học vấn trong hệ thống giáo dục cơ bản,
mà gần gũi và thiết thực với đời sống của cộng đồng: biết làm nương
rẫy, biết cách làm ăn, hiểu biết trong ứng xử với gia đình họ hàng,
biết cách chăm sóc con cái và chăm lo việc nhà, v.v… Nhưng cũng bởi
cách đánh giá về “sự trưởng thành” dựa trên những tiêu chí và thước
đo mang tính tương đối nên việc xác định đâu là độ tuổi trưởng
thành nhiều khi chỉ là đánh giá mang tính chủ quan của từng người.
Không có quy định độ tuổi nhất định để lấy vợ, lấy chồng, mà thấy
con biết làm việc thì cho lấy “thấy con gái lớn nhanh, thấy như thi u
nữ thì họ cho cưới thôi,… bi t làm việc r i thu n việc r i thì trưởng
thành r i người ta cho cưới thôi” (nữ, 16 tuổi, Mường, Hòa Bình). Vì
việc “biết làm ăn” đánh dấu sự trưởng thành nên trẻ em DTTS được
coi là trưởng thành sớm hơn trẻ con Kinh: “Người ở đây khổ hơn
dưới xuôi. Nhiều cái trẻ con mười tuổi đã bi t làm những công việc
nhỏ r i. Ví dụ như đi chăn trâu này hoặc là đi làm phụ giúp b mẹ
được bao nhiêu thì được, và những đứa nào nó lớn lớn thì đi làm cùng
với b mẹ, đi học về thì giúp b mẹ về mu n thì nó phải làm h t.”
(nam, 33 tuổi, Mông, Yên Bái).
Một số người thì cho rằng sự trưởng thành gắn liền với sự phát
triển của tình cảm: “Khi nào bi t yêu thì trưởng thành, người Mông

83
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

thì ít nhất phải từ mười đ n mười hai mười ba tuổi là trưởng thành”
(nam, 24 tuổi, Mông, Điện Biên). Độ tuổi kết hôn, do đó, được xem là
nên trùng với thời điểm trưởng thành để có nhiều cơ hội nhất: “[Con
trai] hai mươi đổ l i [lấy vợ] là đẹp, còn hơn là cũng già r i. Con gái
thì nó phát tri n nhanh hơn con trai, phát tri n về cơ th , ý thức suy
nghĩ. Phải tầm tuổi lấy vợ lấy ch ng, tầm mười lăm mười sáu tuổi
cưới là vừa đẹp. N u mà quá mười tám tuổi thì họ l i chê già. Người
Mông là như th ” (phụ huynh nữ, 45 tuổi, Mông, Điện Biên).
Một số người khác cho rằng sự trương thanh không phu thuoc
vao mot tiêu chí xac đinh, chung cho tat ca moi ngươi, ma tuy thuoc
vao sư phat trien riêng cua tưng ca nhân. Mot so ngươi cho rang neu
song trong hoan canh kho khăn th se sơm trương thanh hơn. Ở Tân
Lạc (Hòa Bình), một em gái 16 tuổi quan niem rang “ở miền núi của
em 13, 14 tuổi có th được coi là đã trưởng thành vì đã bi t “làm lấy
mà ăn” chứ không như ở thành ph ”. Ngam ve hoan canh cua m nh,
một người phụ huynh nữ Mường (35 tuổi), cho rang trương thanh la
do sương kho: “Trưởng thành thì tùy theo, có nhà thì 15 tuổi, nhà
sướng thì 18, 20 cũng còn chưa trưởng thành nhưng mà khổ như nhà
chị thì phải mười lăm, mười mấy r i... phải giúp b mẹ phải làm thì
trưởng thành sớm.” Em Bui Thi B., 17 tuổi cho rang mot ngươi phu
nư đươc coi la trương thanh khi “trương thanh ve voc dang”, biet
cach ăn noi, biet lam viec, đong thơi nhan đinh: “Có người được s ng
sung sướng, không lo nghĩ gì nhiều thì người ta vẫn cứ vô tư h n
nhiên như trẻ con, còn người s ng ở hoàn cảnh nghèo người ta sẽ
trưởng thành hơn, bi t lo nghĩ cho gia đình hơn.” Cũng ở đây, những
phỏng vấn sâu cho thấy sư nh n nhan cua ngươi dân Mường ve “tre
em”, du theo cam t nh hay theo mot con so cu the, phan lơn xoay
quanh đo tuổi tư 13, 14, 15 trơ xuong. 16, 17 tuổi trơ lên đa đươc coi
la ngươi lơn, trương thanh.10

10 Phỏng vấn ở xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, Hoà Bình cho thấy quan niệm về độ tuổi
trưởng thành từ 13-15 tuổi: Chi T., 35 tuoi cho rang dươi 15 tuoi la tre em, 15 tuoi trơ len la
ngươi lơn. Chi Q., 37 tuoi đat dau moc t nh tuoi tre em la 13 tuoi, nhưng cung them rang 13
tuoi ma ngoan th van co the đươc coi la đa lơn, đa trương thanh. Anh H., 33 tuoi, mot
trương xom ngươi Mương coi tre em la ngươi dươi 15 tuoi, nhưng noi đen khai niem “ket
hon tre em” th cho rang nen t nh tư đo tuoi 13, 14 trơ xuong, con lơn hơn nưa, tam 16, 17
84
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Mặt khác, việc lập gia đình có ý nghĩa biểu tượng, thay đổi
vị thế xã hội và ý nghĩa cho cuộc đời trẻ. Đối với các cộng đồng tộc
người, việc lập gia đình là một dấu mốc có ý nghĩa đánh dấu sự
trưởng thành và độc lập của một con người. Hơn cả một chỉ dấu của
tuổi trưởng thành, nó hàm chứa ý nghĩa biểu tượng của vị thế và của
trách nhiệm. Với nhiều người, những tiêu chí đánh giá thế nào là một
người trưởng thành thường ít nhiều gắn liền với hình tượng của các
chủ thể trong gia đình hạt nhân, đơn vị cấu thành thiết yếu trong sự
phát triển của cộng đồng xã hội. Vì vậy mà việc kết hôn và lập gia
đình được coi như là một dấu mốc thành nhân trong nhiều nền văn
hóa. Khi một người lấy chồng/ lấy vợ thì đó là một dấu hiệu đánh
dấu rằng từ thời điểm đó họ không còn là “trẻ con” mà trở thành
“người lớn”. Khi đó họ bắt đầu bước vào cuộc sống tự lập, làm ăn
riêng và được đối xử với một vị thế khác: “chưa lấy [ch ng/ vợ] là trẻ
con nhưng mà lấy thì b mẹ tôn trọng là nó lớn… Nói chung là thích
làm người lớn...” (nam, 26 tuổi, Mông, Điện Biên); “…bảo là lấy ch ng
r i có con r i thì mới là người trưởng thành, là người già, thì mới
bi t” (em gái, 17 tuổi, Mông, Điện Biên). Một thanh niên cho biết em
lấy vợ 19 tuổi, nhưng nếu so với người 30 tuổi thì em vẫn trưởng
thành hơn: em có vợ là người trưởng thành hơn, vì hắn chưa có vợ thì
hắn vẫn thanh niên, cho dù già bằng cỡ nào thì vẫn thanh niên, em ví
dụ trẻ cỡ mô nhưng mà em có vợ r i thì em trưởng thành hơn, bi t lo
hơn gia đình chứ”. Một phụ huynh cũng khẳng định: “Con trai phải
lấy vợ mới là trưởng thành, vì người Vân Kiều là tê này, khi hắn mười
tám, mười chín, hay hai mươi tuổi, nhưng mà hắn đã lấy vợ là hắn có
trách nhiệm. Hắn đi làm, khi hắn chưa lấy vợ là hắn không đi làm, hắn
không giúp đỡ b mẹ, hắn cứ ăn r i hắn đi chơi, mà b mẹ nói hắn
không nghe, mà đã lấy vợ r i là hắn phải đi làm, ở nhà không đi mô…
Con gái không đi chơi, nhưng n u lấy ch ng thì hắn mới trưởng thành,
hắn còn ở với b mẹ là hắn chưa bi t cách trách nhiệm cu c đời hắn”
(nam, 53 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị). Lập gia đình, do đó, là một

tuoi ch goi la tảo hôn. Chi Bui Thi M., 35 tuoi cho rang 13, 14 tuoi la tre con v “13, 14 tuoi
biet lam cai g , thay ngươi ta đen cung khong biet chao hoi”. Tam 14, 15 tuoi cung đươc coi
la “tuoi an tuoi chơi” (Bui Thi Q, 37 tuoi) hay “tuoi mơi lơn” (Đinh Thị X., 18 tuoi).
85
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

phương thức khẳng định sự trưởng thành và đem lại ý nghĩa mới
cho cuộc đời của các em.

3.4 Thể diện và danh dự: kết hôn vì sự an toàn cá


nhân và gia đình
Có thai khi đang tìm hiểu nhau là một trong những nguyên
nhân thúc đẩy quyết định kết hôn trẻ em. Điều này bắt nguồn từ việc
trẻ em thiếu kiến thức về sức khoẻ sinh sản và những rủi ro của việc
quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Các kiến thức về sức khỏe sinh sản và phòng tránh thai mặc dù
được tuyên truyền bởi y tế các địa phương, nhưng không được biết
đến rộng rãi trong số các em tham gia nghiên cứu này. Khá nhiều
thanh niên Mông ở Phình Giàng (Điện Biên) tham gia trả lời phỏng
vấn không biết đến các biện pháp tránh thai trước khi kết hôn, hoặc
các em gái Vân Kiều ở Đa Krông (Quảng Trị) vô cùng xấu hổ ngại
ngần, thậm chí không trả lời các câu hỏi về các phương pháp tránh
thai. Lý do là vì với những em nghỉ học sớm, khi chưa học hết cấp 2
thì chưa được học các kiến thức có lồng ghép giáo dục giới tính trong
nhà trường. Các em còn lại có biết đến việc sử dụng bao cao su sau
khi tham gia các buổi ngoại khóa về giáo dục giới tính ở lớp 9 và ở
bậc Trung học phổ thông. Ở đơn vị thôn bản, thanh thiếu niên chưa
kết hôn cũng không phải đối tượng ưu tiên trong các chương trình
tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình của các bộ y tế và cộng tác viên y
tế thôn bản vì chương trình kế hoạch hóa gia đình hướng tới đối
tượng là những người đã có gia đình và sinh “đủ con” (hai con).
Ngoài ra, khả năng tiếp cận tới các biện pháp tránh thai thông dụng
là thuốc ngừa thai và bao cao su ở thanh niên tương đối thấp. Mặc dù
trạm y tế có phát và bán với giá ưu đãi, nhưng do yêu cầu phải đăng
kí thông tin trong sổ sách của trạm khiến nhiều người cảm thấy ngần
ngại và xấu hổ. Do đó một số người nếu có nhu cầu sẽ tìm tới các
hiệu thuốc và các cơ sở y tế tư nhân để mua mặc dù giá thành cao
hơn bởi nhu cầu bảo mật danh tính. “Ví dụ như là m t cái vỉ thu c
tránh thai đấy ở đây n u mà ti p thị nhớ ở đây có tám nghìn thôi, ra
ngoài kia có th là hai mươi nghìn, mười lăm nghìn, hai mươi nghìn
86
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

nhưng mọi người người ta vẫn ra ngoài kia lấy. Vì ra ngoài kia là nó
kín đáo. Ở đây họ ng i.” (nam, 43 tuổi, Mông Phình Giàng).
Các thanh niên tham gia trả lời phỏng vấn ở Tân Lạc (Hòa
Bình), Suối Giàng (Yên Bái) cho thấy có hiểu biết về sức khỏe sinh
sản hơn chút ít so với những người đồng trang lứa ở Phình Giàng, Đa
Krông. Tuy nhiên việc sử dụng những biện pháp phòng ngừa như
bao cao su hay thuốc tránh thai vẫn không phổ biến, bởi dường như
những kiến thức của thanh niên về phòng tránh thai vẫn mang nặng
lý thuyết và nhiều người vẫn cảm thấy ngại ngùng khi trao đổi hay
chủ động tìm hiểu về những kiến thức này. “Y t bây giờ cũng quảng
cáo đấy, mình cũng bi t r i… [Nhưng] mình chỉ bi t th chứ mình
chưa nhìn thấy mình cũng chẳng bi t [sử dụng] như th nào” (nữ 20
tuổi, Mông, Suối Giàng). Một em gái ở Suối Giàng cũng cho biết khi
mang thai con đầu lòng (năm 16 tuổi), em không biết là mình có bầu
mà chỉ nghĩ là bụng to ra.
Do không có điều kiện thuận lợi tiếp cận các biện pháp phòng
tránh thai, một số em gái có thai trước khi kết hôn. Một số trường
hợp chọn cách phá thai, trong khi nhiều em sẽ chọn phương án kết
hôn. Ở các địa bàn đều không có số liệu chính thức nào liên quan đến
tỉ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên. Có hai lý do dẫn điều này:
thứ nhất là cơ sở y tế tuyến xã không đủ khả năng thực hiện dịch vụ
này, thứ hai là vì đây được coi là một việc đáng hổ thẹn nên các cô
gái thường giấu người thân đi nạo phá thai ở các cơ sở tư nhân tại
các thị trấn hoặc tìm đến các cơ sở y tế nhà nước ở tuyến huyện. Ở
người Mông (Phình Giàng, Điện Biên), thông thường nếu có thai khi
đang hẹn hò thì cặp đôi đó sẽ đi đến hôn nhân, “Mình quy t định
không dùng cái đấy [biện pháp tránh thai] đâu… Mình mu n lấy thì cứ
chơi thoải mái khi nào lấy thì lấy thôi… Khi nào có thai thì mình cũng
lấy thôi.” (nam, 26 tuổi). Trong trường hợp nếu chàng trai không
muốn cưới thì sẽ chịu phạt cho nhà cô gái khoảng 5-7 triệu đồng và
sau đó sẽ không có trách nhiệm gì với đứa trẻ nữa.
Đối với phụ huynh và thế hệ những người lớn tuổi, việc quan
hệ tình dục và có thai trước hôn nhân vẫn bị xem là điều không nên
làm, mặc dù đối với cả người Mông, người Mường và người Vân

87
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Kiều, khái niệm về “trinh tiết” tương đối mơ hồ (người dân thường
dùng chữ “ngủ” để nói về quan hệ tình dục). Việc chưa kết hôn mà có
quan hệ tình dục với nhau sẽ ảnh hưởng đến phẩm giá của con gái và
thanh danh của gia đình. Vì vậy trước đây những trường hợp ngủ với
nhau trước khi cưới khá hiếm. Các cô gái trẻ thường được mẹ dạy
rằng kể cả khi đang tìm hiểu thì vẫn phải “cư xử đúng mực” để không
làm ảnh hưởng đến thể diện của gia đình.

Hộp 7: Quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn nhân

“Trước không được th đâu, thành đôi với nhau thì nói chuyện
với nhau đ ng ý thì mới lấy nhau, ngủ với nhau” (nam 24 tuổi,
Mông, Điện Biên)
“Chưa cưới mà ngủ với nhau như th không t t thì b mẹ
chửi” (nữ 17 tuổi, Mông, Điện Biên)
“Trước ngủ với nhau sợ b mẹ chứ, họ hàng người ta chê bai
mất h t cái danh d của mình chứ, người ta sợ là sợ mất cái danh
d đấy, danh giá của m t người đấy (nam 60 tuổi, thay cung
Mường, Hòa Bình).
“Hai đứa yêu nhau, quấn quýt với nhau đấy sợ là s ng với
nhau trước, không lấy cho nó thì sợ là s ng với nhau trước l i xấu
hổ với anh em họ hàng đấy, hàng xóm.” (phụ huynh nữ, 35 tuổi,
Mường, Hòa Bình)
“Yêu nhau mà chưa bỏ của em cũng không dám ngủ đâu, sợ bị
làng ph t lắm. Bỏ của xong mới được ngủ” (nữ, 19 tuổi, Vân Kiều,
Quảng Trị)

Theo thời gian, với giới trẻ hiện nay, quan hệ tình dục trước
hôn nhân cũng không còn là một điều cấm kị. Nhiều thanh niên thổ
lộ rằng họ đã có quan hệ tình dục trước khi kết hôn nếu xác định
rằng người kia là đối tượng kết hôn của mình, và vì “nói chung là
mình chỉ ngủ đêm nay thôi làm gì có ai bi t” (nam, 26 tuổi, Mông
Điện Biên).

88
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Trong khi quan niệm về việc còn trinh tiết không còn quan
trọng lắm đối với thanh niên hiện nay, thì việc có thai trước hôn
nhân vẫn bị xem là vấn đề nghiêm trọng. Ở Suối Giàng (Yên Bái),
theo ý kiến của nam thanh niên, khi bàn bạc lựa chọn đối tượng kết
hôn, nam giới cũng để ý đến việc người con gái đó có hay đi chơi với
nhiều con trai khác hay không, vì sự thoải mái trong quan hệ tình
dục cuả các cô gái cũng có thể là nguyên nhân từ chối kết hôn trong
một số trường hợp khi cô gái đã mang thai, do chàng trai cảm thấy
không tin tưởng đó là con của mình. Nếu có thai trước khi cưới sẽ bị
nhà gái “bắt đền”, bắt người con trai phải cưới. Nếu người con trai
đồng ý thì cưới, nếu không đồng ý thì phạt 5 triệu đồng. Nếu chàng
trai làm cô gái có bầu mà không cưới thì chàng trai sẽ phải nộp phạt
tiền nuôi con cho nhà cô gái, trả một lần năm hoặc mười triệu. Theo
trưởng thôn (nam, 49 tuổi), những trường hợp bị phạt vì có bầu mà
không cưới là rất ít và hầu như không phải sử dụng biện pháp phạt
này. Thông thường, mọi người có con sau khi lấy vợ, lấy chồng hoặc
lỡ có bầu thì sẽ cưới.
Với người Vân Kiều ở Đa Krông, tình dục trước khi “bỏ của”
không được khuyến khích nhưng không bị coi nặng nề: trai gái có
quyền ngủ với nhau, nhưng nếu có bầu trong làng thì sẽ không được
đẻ trong làng và bị làng phạt (trước là phạt trâu, giờ là phạt dê, để
cho già làng cúng, xua đi vận xui xẻo do việc cô gái có bầu đem lại).
Chính vì lo sợ không có tiền nộp phạt để cúng nên nhiều em gái Vân
Kiều sau khi „đi sim“, thường nhanh chóng dẫn đến quyết định kết
hôn vì lo ngại có thai:
“Em „đi sim“ nhưng không mu n ngủ vì em sợ, phải bỏ của xong
đã thì em mới dám ngủ, mà „đi sim“ 2 tháng r i, anh mu n ngủ,
em sợ có thai nên phải cưới. Vì phong tục mình là con gái không
được có bầu bên nhà b mẹ h t, n u có bầu thì có bầu bên nhà
ch ng, còn bên nhà b mẹ thì cữ, n u mà mình có bầu thì họ
phải cúng m t con gà, con dê nữa” (nữ, 19 tuổi, Vân Kiều,
Quảng Trị).
Khi có thai đến ngày đẻ, cô gái không được sinh con trong làng
vì bị coi là đem lại điều rủi ro cho cả làng. Vì thế khi cô gái có thai,

89
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

thông thường gia đình phải tổ chức đám cưới ngay để cô gái sinh con
bên nhà chồng. Ngay cả trường hợp nếu người con trai không nhận
con (do nghi ngờ không phải con mình do thấy cô gái “„đi sim“” với
nhiều người) thì vẫn phải đồng ý cho cô đẻ con bên nhà mình, hoặc
cô gái sẽ phải ra một chòi canh ngoài phạm vi của làng, hoặc ra bệnh
viện, sau ba ngày mới được về nhà mình.
Như vậy, do quan niệm của người dân và những áp lực để giữ
danh dự của cô gái, thể diện của bố mẹ, cũng như áp lực kinh tế của
việc bị phạt (tiền hoặc hiện vật để cúng thần), khi đôi trẻ đi lại tìm
hiểu nhau mà muốn cưới, bố mẹ thương đong y đe tranh viec con cai
quan he trươc hôn nhân. Đặc biệt trong bối cảnh trẻ em ngày càng
quan hệ tình dục trước hôn nhân thoải mái hơn thì việc kết hôn trở
thành chiến lược vừa để đảm bảo danh dự cho các em gái, vừa để
đảm bảo gia đình không mất đi khoản tiền thách cưới hay “bỏ của”
của con gái. Ở Đa Krông, nếu con gái có bầu trước thì bị “mất giá”,
thường phải theo không nhà trai mà không có tiền bỏ của cho nhà
gái: “Cái người con trai đấy bi t mình có bầu r i là không thích t n
tiền. Nhà nào mà họ không thích là họ nói thôi không có tiền con ơi,
cho b n hoặc vợ con theo thôi. Mà mình là ph n con gái có bầu là đi
theo họ thôi, bi t làm gì nữa” (nữ 19 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị). Mặt
khác, đối với người con gái, việc có được một gia đình tốt, biết
thương con dâu, để gửi gắm là điều quan trọng, nên khi có người
tìm hiểu, cha mẹ thường hỏi han xem gia đình người con trai thế
nào, và cha mẹ yên tâm khi giao phó con gái mình vào một gia đình
tốt. Hôn nhân trước hết đảm bảo cho cô gái một sự an toàn lâu dài
trong cuộc đời.
Từ phía bố mẹ của các em trai, phụ huynh coi kết hôn là một
biện pháp tích cực để kiểm soát các hành vi đạo đức con mình. Đặc
biệt điều này được nhấn mạnh ở địa bàn Đa Krông. Ở đây trẻ em trai
Vân Kiều thường bỏ học khá sớm, công việc làm thuê lại không có
nhiều. Vì thế theo quan niệm của phụ huynh neu ngh hoc sơm ma
không ket hôn đe on đinh cuoc song, th nam thanh niên tre thương
ham chơi, de sa đa vao cac te nan như cơ bac, nghien hut. Có lẽ đây
cũng là một lý do chính vì thế nên khi con trai muốn đề xuất cưới,
nhiều phụ huynh thấy mừng hơn lo:
90
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

“N u không lấy vợ thì hắn đi hoang, đi xa, đi làm b y b , không


có trách nhiệm trong nhà. Khi hắn lấy vợ thì có trách nhiệm, bi t
làm” (phụ huynh nam, Quảng Trị);
“Con mình cũng rất may là lấy vợ, n u không lấy vợ thì có khi là
gặp b n bè giao lưu ngoài xã h i cái có khi là chém gi t đâm
nhau thì cũng thiệt thòi cho gia đình thôi” (phụ huynh nam, 41
tuổi, Quảng Trị);
“Khi hắn mu n lấy vợ là b mẹ họp bắt hứa, như là lấy vợ r i
thì không đi chơi nữa chẳng h n, r i không đi theo b n bè
không đi nh u nhẹt nữa, nhiều thứ. Phải hứa lấy phải thương
vợ, chứ không thương bỏ hắn thì t i. (phụ huynh nam, 47
tuổi, Quảng Trị).

3.5 “Không học thì lấy cho rồi”: những thách thức
từ giáo dục và việc làm
Bỏ học vì không có điều kiện kinh tế và phải tham
gia lao động
Theo nghiên cứu của Bộ Giáo Dục và Đào tạo Việt Nam, phối
hợp với tổ chức UNICEF và UNESCO vào năm 2012, tỉ lệ trẻ em bỏ ở
Việt Nam là rất cao và tăng theo độ tuổi.11 Theo báo cáo, tỉ lệ trẻ vị
thành niên bỏ học ở độ tuổi 14-17 chiếm gần 40% tổng lượng học
sinh trong độ tuổi được khảo sát. Trong đó, tỉ lệ trẻ em dân tộc thiểu
số bỏ học lại chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn. Báo cáo Trẻ em ngoài nhà
trường (Bộ GD&ĐT, UNICEF và UNESCO 2013) cũng đưa ra ví dụ ở
tỉnh Điện Biên, nếu như chỉ có 1,42% trẻ em dân tộc Kinh độ tuổi
tiểu học ngoài nhà trường thì con số này là 26,75% ở trẻ em dân tộc
Mông; có đến 15,67% trẻ em độ tuổi THCS dân tộc Mông bỏ học, so
với 1,58% ở trẻ em dân tộc Kinh; và trẻ em gái dân tộc Mông có ít cơ
hội đi học hơn trẻ em trai cùng tộc, đặc biệt ở THCS. Nghiên cứu của
Baulch và các tác giả (2009) sử dụng các số liệu khảo sát mức sống
hộ gia đình năm 1993-1998 và 2006 cũng đã phát hiện ra rằng trẻ

11 Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam. Bộ GD&ĐT, UNICEF và
UNESCO, 2013.
91
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

em dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc có xu hướng bỏ học
nhiều hơn khi phải chuyển tiếp từ điểm trường lẻ sang trường chính,
khác với xu hướng bỏ học trong giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học lên
THCS, hoặc từ THCS lên trung học phổ thông vốn phổ biến ở các khu
vực khác.
Những rào cản để trẻ em dân tộc thiểu số đến trường thường
được nhắc đến bao gồm nghèo đói, không đủ tiền trả học phí, trẻ em
phải tham gia lao động từ sớm nên xao lãng chuyện đến trường, cha
mẹ không nhận ra giá trị của giáo dục nên không quan tâm, không
thích học vì chương trình học còn nặng, các quy chuẩn văn hóa bất
bình đẳng với nữ giới, định kiến với DTTS, khoảng cách xa, giao
thông khó khăn v.v... (Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường, 2013, Điều
tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY) lần 1
năm 2003 và lần 2 năm 2008).
Trong hệ thống phân cấp giáo dục, quản lý giáo dục mầm non,
tiểu học và trung học cơ sở được giáo cho cấp huyện, còn trung học
phổ thông được giao cho cấp tỉnh. Giáo dục tiểu học được triển khai
ở các trường chính và được bổ sung bằng các điểm trường lẻ nên
trường tiểu học thường có điểm trường ngay trong thôn, bản.
Trường trung học cơ sở ở cấp huyện, có thể cách thôn, bản xa nhất
đến hơn chục cây số và trường trung học phổ thông có thể cách thôn,
bản nơi các em sinh sống từ một đến vài chục cây số. Các em lại thiếu
phương tiện đi đến trường, thường là đi bộ, đi xe đạp hoặc bắt xe đò
ở đường quốc lộ. Chính vì thế, thực tế nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy, sự hỗ trợ quan trọng đối với các gia đình đến từ chính sách ưu
đãi về giáo dục của Nhà nước ở các khu vực miền núi thường tập
trung chủ yếu từ hệ Mầm non cho tới bậc Trung học cơ sở. Tới bậc
Trung học phổ thông, chỉ một số ít các em có thành tích học tập nổi
bật mới được miễn học phí, vì thế phần lớn các em đều chỉ học hết
cấp 2, và sau đó nghỉ học rồi lập gia đình.
Theo số liệu thống kê trong Báo cáo Kinh t - xã h i và an ninh
qu c phòng của xã Phình Giàng (Điện Biên), số lượng trẻ đi học trong
năm học 2016-2017 trên toàn xã là 963 em, trong đó: bậc học mầm
non có 292 trẻ, hệ Tiểu học có 464 học sinh và hệ Trung học cơ sở có
207 học sinh. Không có số liệu thống kê số em đi học cấp 3 bởi theo
92
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

giải thích của cán bộ địa phương là do trường Trung học phổ thông
không nằm trên địa bàn xã nên cán bộ cũng không nắm được. Tuy
nhiên từ thông tin của những cuộc phỏng vấn có thể ước đoán rằng
số lượng thanh thiếu niên học cấp 3 ở xã là không nhiều, chỉ chiếm
khoảng 30%-35% số trẻ trong độ tuổi 15-18 tuổi. Vì thế phần lớn trẻ
em ở Phình Giàng chỉ học hết cấp 2, cứ 10 em thì có khoảng 3-4 em
tiếp tục đi học cấp 3 và chỉ 1-2 em trong số đó có thể tốt nghiệp. Do
diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, sản xuất nông nghiệp đã
không còn dư thừa mà dần dà trở thành “chỉ vừa đủ ăn” và thậm chí
là “thiếu ăn”, nên ở đây một số bậc cha mẹ bắt đầu quan tâm hơn đến
việc đầu tư vào giáo dục cho con cái với hy vọng có thể tìm kiếm
được những cơ hội nghề nghiệp phi nông nghiệp: “bây giờ nương
cũng h t và gia súc gia cầm thì cũng có dịch nhiều, giờ l i có nhiều d
án truyền thông thôn bản nên phụ huynh nghĩ đ n cái tương lai của
con cái sau này, nên họ mới cho các con đi học h t” (nam, Mông, 26
tuổi). Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, nhiều gia đình chỉ có thể cho
con học hết cấp 2 hoặc đi học cấp 3 một thời gian. Vì thế mà theo
một thanh niên ở Phình Giàng (Điện Biên), “cái đợt bọn em là ba
mươi bảy người đi học, nhưng mà chỉ được năm người thôi, ba mươi
hai người về làm nương h t.” (nam, Mông, 26 tuổi). Ngoài điều kiện
kinh tế, một số em cho biết không thích đi học, “học không vào”, thấy
học không được, vì thế “mười người đi học thì cũng bỏ h t năm sáu
người” (em trai, 17 tuổi). Một phụ huynh nam cho biết đã cố gắng
thuyết phục con đi học tiếp nhưng không được:
“Hai vợ ch ng chú nói ri, dù có nghèo vẫn cho con học, nhưng mà
nó nói học không vô được, cho con bỏ học đi. Chú nói bay không
có học đấy bay chỉ có lao đ ng, sau này bay không lao đ ng bay
có gì ăn, rứa sau này bay lấy vợ thì có chi mà nớ… Nó không
nghe. Nó nghỉ học xong thì đi tr ng sắn, hoặc làm lúa làm đ ,
v.v...” (phụ huynh nam, 53 tuổi, Vân Kiều, Đa Krông).
Ở Đa Krông (Quảng Trị), tỉ lệ bỏ học khi lên cấp 3 rất cao. Trẻ
em thường chỉ cố gắng học hết cấp 2 ở ngay điểm làng, còn cấp 3 đi
học xa và tốn kém chi phí hơn nên bố mẹ cũng không thiết tha ép
con đi học, và cũng không ép được, vì trẻ em “thích đi chơi hơn,

93
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

chúng nó lên rừng đánh bẫy con ch n, con khỉ r i đem bán” (nam 53
tuổi, Vân Kiều). Các em cho biết khi học cấp 2 ở xã, được hỗ trợ nên
đủ tiền học: “bán trú họ cho m t năm như rứa là năm triệu, cho m t
lần đó thôi, còn tiền ăn ở, đi l i là của mình h t, tiền học phí và quỹ là
là khoảng hai, ba trăm. Tiền h nghèo hỗ trợ m t năm là khoảng b n
đ n năm trăm. Họ cho m t lần là năm đ n sáu triệu là mình cũng đủ
đấy” (nữ 19 tuổi, Vân Kiều). Muốn học tiếp cấp 3, các em gặp nhiều
khó khăn. Các em cho biết nếu trẻ em đi học cấp 3 ở trường nội trú
được nuôi ăn và một tháng cho khoảng hai ba chục ngàn mua đồ
dùng lặt vặt. Còn trường huyện, cách làng khoảng 21 km thì mỗi
tháng được hỗ trợ khoảng 400-500 cả tiền học và tiền ăn, nửa học kỳ
nhận một lần tiền. Như vậy trong khi cấp 2 các em đủ sinh hoạt, thì
cấp 3 rất thiếu: “Cấp ba thì thi u chứ, nói chung đi l i xa, tiền ăn chưa
đủ. Ở trọ cũng khoảng 500-600/tháng/ phòng”. Một phụ huynh Vân
Kiều có con kết hôn sớm cho biết con anh bỏ học vì: “Cái lý do là
trường xa là cái thứ nhất, cái thứ hai nó không có xe đ p, cái thứ ba là
gia đình hơi phức t p, h n hẹp quá, gia đình không có tiền đ mà chi
phí cho cháu đi học”.
Ở Tân Lạc (Hòa Bình), cả xa co một trương mam non, một
trương tieu hoc va một trương THCS, đeu nam ơ trung tâm xa. Toan
huyen Tân Lac co ba trương THPT va một trung tâm giao duc thương
xuyên, trương gan nhat cach trung tâm xa Phu Cương khoang 8 km.
Thông tin thu đươc tư cac phong van sâu cho thay phan lơn thanh
thieu niên trong vung hoc het lơp 9 roi ngh . Viec ngh hoc la do
nhieu nguyen nhan khac nhau: hoan canh kho khăn, không co tien đi
hoc; không th ch đi hoc; không ru đươc ban be trong xom đi hoc cap
3 cung - v trương cap 3 ơ xa, phai đi xe buyt, co ban đi cung th đơ
buon hơn; co bau vơi ban trai; lay chong nên không đi hoc tiep… Mot
so đa hoc lên cap 3 nhưng ngh giưa chưng, sau khi hoc xong lơp 10
hoac lơp 11, ch mot so t - chu yeu la nam thanh niên - hoc het lơp
12. Đoi vơi nam nư thanh niên va gia đ nh ho, hoc hanh không phai
la viec thiet yeu, bat buoc. Viec hien nay co nhieu thanh thieu niên đi
hoc, co the hoc tơi het cap 3, ch đươc coi la mot “phong trao” (nữ, 34
tuổi, Hòa Bình).

94
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Ở Suối Giàng (Yên Bái), bởi quan niệm về sự quan trọng của sự
“thành đạt” và “thành công” trong cuộc sống khi tiếp xúc với những
tư duy của lối sống kinh tế hàng hóa, mối quan tâm đối với việc đầu
tư vào giáo dục cho con cái của phụ huynh ở Suối Giàng cũng vì thế
mà được chú trọng hơn. Một phụ huynh cho biết: “N u mà chỉ có cấp
1 và cấp 2 thì không h t bao nhiêu, nhưng mà cấp 3 thì gia đình cứ
phải đi ki m tiền đ n p cho con đấy. N u mà học đ n cấp 3 thì m t kỳ
phải triệu hai triệu ba, không đùa đâu”. Việc đi học được cho là không
chỉ giúp biết đọc, biết viết chữ phổ thông mà cũng giúp biết tính
toán, thuận lợi cho việc làm ăn buôn bán tại một địa bàn nổi tiếng
giao thương với bên ngoài như Suối Giàng: “mình buôn bán cái gì
mình bi t, bi t chữ thì nó thu n lợi hơn” (nam, 29 tuổi). Không chỉ ưu
tiên cho con trai, ngày càng nhiều phụ huynh người Mông ở Suối
Giàng có chú ý đầu tư giáo dục cho con gái. Các phụ huynh không chỉ
còn dựa trên tiêu chí về giới mà về cả sự chăm chỉ và khả năng học
tập của con. Một số người còn cho rằng thành tích học tập của các em
gái thường cao hơn các em trai nếu được chú trọng tương xứng. So
sánh về trình độ học vấn thì nhìn chung, số lượng trẻ em gái học hết
cấp 2 và cấp 3 ở Suối Giàng (Yên Bái) cao hơn nhiều so với Phình
Giàng (Điện Biên).

Bảng 1: Số nữ học sinh THCS và THPT


tại thời điểm 31/12 phân theo địa phương

2011 2012 2013 2014 2015


THCS THPT THCS THPT THCS THPT THCS THPT THCS THPT
Yên
21.109 10.492 21.603 9.807 22.006 9.395 23.071 9.160 23.906 9.393
Bái
Điện
15.224 6.421 15.573 6.343 16.053 6.315 17.534 6.101 18.237 6.465
Biên

THCS: Trung học cơ sở


THPT: Trung học phổ thông
Ngu n: website Tổng cục Th ng kê, c p nh t ngày 6/9/2016

95
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Ngoài việc khó khăn về điều kiện kinh tế, việc tham gia lao
động nông nghiệp gia đình cũng khiến các em bỏ học sớm. Truyền
thống canh tác nông nghiệp tự cung tự cấp và sự đóng góp của trẻ
em vào lao động trong gia đình khiến cho nhiều trẻ bỏ học khi đang
học hoặc đã hoàn thành xong bậc Tiểu học, và một số học hết cấp 2.
Ở độ tuổi từ 10-12, nhìn chung trẻ em các tộc người thiểu số không
chỉ phụ giúp các công việc nhà đơn giản mà đã bắt đầu theo cha mẹ
đi làm nương rẫy, do đó bắt đầu được coi như là một lao động đóng
góp vào sản xuất của hộ gia đình. Vì thế nhiều em trong độ tuổi này
nghỉ học khi gia đình thiếu lao động hoặc khi cha mẹ thấy con đã học
vừa đủ để biết đọc, biết viết.
Trong số trẻ bỏ học, có thể thấy sự bất bình đẳng đối với các
em gái. Nhiều em gái hiện ở độ tuổi 15-18 tuổi cho biết trước đây do
gia đình không có điều kiện cho tất cả các anh chị em trong nhà đi
học thì các em gái thường phải nghỉ học ở nhà giúp cha mẹ đi làm
nương rẫy để các anh em trai tiếp tục đến trường. Hầu hết các bậc
phụ huynh khi phải đưa ra quyết định lựa chọn đều căn cứ vào cơ sở
giới tính của con. Do quan niệm con trai mới là người ở lại nuôi bố
mẹ trong khi con gái lớn lên sẽ kết hôn và về nhà chồng, vì vậy con
trai mới cần học cao còn con gái không cần.
Việc ưu tiên cho con trai đi học của các gia đình đã dẫn đến tình
trạng mất cân bằng về tỉ lệ giới trong nhà trường, đặc biệt là ở khu
vực của người Mông. Vì vậy có những trường hợp các em gái nghỉ
học không phải do yếu tố về điều kiện kinh tế gia đình mà bởi có
quá ít bạn gái cùng trang lứa đi học, nhất là khi số này sau đó cũng
giảm dần khi các em bước vào độ tuổi bắt đầu hẹn hò và kết hôn ở
cả bậc Tiểu học và bậc Trung học cơ sở. Do đó không có gì ngạc
nhiên khi khá ít nữ giới học tới bậc trung cấp, cao đẳng hay đại học
được ghi nhận.

96
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Hộp 8: Ưu tiên con trai đi học ở Phình Giàng, Điện Biên

“Vì mẹ không cho, cho con trai đi học, con gái [em gái em] phải
ở nhà làm nương .” (nam, 15 tuổi)
“Mẹ đẻ em [trai] lâu r i, có em [trai] thì mẹ bảo về làm nương
thì em về làm nương thôi, không đi học nữa thì là bỏ luôn r i.” (nữ,
13 tuổi)
“Không có con gái đi học theo nên chỉ có m t mình nó thôi, học
chán thì không học. [H i đấy học lớp có] mười lăm mười sáu đứa.
Những b n gái cùng tuổi chỉ có hai ba người thôi, cho nên là có
những người không đi học được, mình chán không mu n đi.” (nữ,
17 tuổi)
“Nhưng mà nói th t đấy con trai thì ưu tiên nhiều hơn, con gái
chỉ ít người học h t cấp ba, cho nên là con trai thì được ưu tiên
nhiều hơn, từ năm 2000 đ n bây giờ là em chưa thấy con gái nào ở
trong thôn bản của em đi học đ i học và học trung cấp sư ph m cái
gì đấy cả.” (nam, 26 tuổi)
“Vì hoàn cảnh khó khăn nên là chỉ cho con trai với con út đi
học thôi… không cho con gái đi học, đ ở nhà làm giúp b mẹ, lấy
nước về u ng, đi giúp b mẹ làm m t ít nương, ngày nọ ngày kia,
bởi vì đằng nào con gái cũng sẽ lấy ch ng.” (nam, 47 tuổi)

Cũng có những em gái cho rằng phụ nữ cũng không nhất thiết
phải học lên cao. Một em gái Mường 17 tuổi, cho rang phu nư không
nhat thiet phai đi hoc th mơi la thanh công, v “phụ nữ cũng ki m ra
tiền bằng cách ở nhà chăn nuôi con gà, con lợn”: “Em nghĩ [học] cũng
quan trọng nhưng cũng không hẳn là quan trọng, t i vì mình cũng
thành công không chỉ là mình đi học đâu mà mình làm việc khác cũng
có th thành công được.”

“Học để làm gì?”: Thiếu cơ hội việc làm


Một lý do để việc học không hấp dẫn với thanh niên cũng vì khá
ít các cơ hội kiếm được việc từ công việc học hành. Một cô gái (20
tuổi, Mường, Hòa Bình) cho biet “trên này đứa nào thích đi học thì đi,
97
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

đứa nào thích nghỉ thì nghỉ”. Nguyên nhân la do du co hoc xong lơp
12 th cung không kiem đươc viec lam hoac không co tien đe đi hoc
tiep lên đai hoc. Mot tương lai gan như chac chan đoi vơi cac em hoc
xong lơp 12 la tiep tuc lam công viec đong ang va lap gia đ nh.
“Xóm khác trong xã cũng th thôi, có chị học h t lớp 12 thì cũng
đi lấy ch ng thôi chứ còn không đi tìm việc làm nữa. Không có
tiền lo đ n cái việc đi làm, đi học xa. Có nhà thì lo được nhưng có
nhà thì chưa có điều kiện chỉ học h t lớp 12 l i ở nhà thôi.” (nữ,
19 tuổi, Hòa Bình)
Tủa (Suối Giàng) là con thứ hai trong một gia đình có năm anh
em trai. Nhà đông anh em nên bố mẹ không có điều kiện cho tất cả
anh em đi học. Tủa ở nhà chăn trâu từ nhỏ và chưa từng đi học. Anh
trai Tủa học hết lớp 12, còn các em đều nghỉ học sớm. Anh trai Tủa
học đến hết lớp 12 cũng ở nhà làm rẫy. “Anh trai cũng làm như mình
thôi. Nói chung bây giờ học xong công việc cũng chả có, xã chả có đủ
việc mà làm. Học đ bi t chữ đ còn đi làm ăn. Nhưng nhiều thằng bi t
chữ thì làm gì có việc cho đủ làm”.
Đối với Tủa và nhiều người khác, đi học chỉ có thêm cơ hội “làm
việc ở xã”, mà cơ hội rất ít. Việc đi học ở trường không giúp ích nhiều
cho công việc nương rẫy hàng ngày, trong khi những công việc cần
bằng cấp như cán bộ UBND hoặc các tổ chức đòan thể ở xã lại không
có nhiều, hoặc sẽ có những đối tượng ưu tiên như con thương binh,
liệt sỹ, người có công với cách mạng mới xin được. Điều này khiến
việc đi học không phải là một lựa chọn bố mẹ dành cho con mình.
Quan niệm này cũng phổ biến trong các phụ huynh, theo nghiên cứu
“Học không được hay học đ làm gì?” (iSEE 2011:18). Theo nghiên
cứu này, các phụ huynh cho rằng cho con cái học cao cũng không để
làm gì vì “con em cán b trong xã đã có chân h t r i”.
Ở Đa Krông, cũng có những trường hợp xin được việc do thuộc
thành phần chính sách được ưu tiên, đi học cử tuyển: “cháu của tôi
nó làm được chức chủ tịch H i nông dân đấy, còn đứa cháu khác đi
học ch đ cử tuy n, đi đ i học Xây d ng Hà N i, học ki n trúc, giờ về
làm bên tổ bán nhà ở xã được ba năm. Vì tỉnh nào tuy n dụng cán b
công chức thì tỉnh đó phải sắp x p làm thôi, cán b đó được tuy n
dụng. Người Vân Kiều mình có học xong bây giờ phần nhiều làm nhà
98
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

nước” (nam 50 tuổi, cán bộ thôn, Đa Krông). Tuy nhiên, đây cũng là
số ít, vì đa số thanh niên sau khi bỏ học thì chỉ làm những công việc
lao động chân tay, làm thuê, hoặc đi xa hơn tìm công việc, nhưng ít
khi thành công. Một thanh niên cho biết em đã thử sức bằng cách đi
Đà Nẵng xin việc năm em 16-17 tuổi. Đó là một công ty làm phân bón
của người theo đạo Tin Lành:
“Mình không theo đ o họ vẫn cho đi. Phải làm việc xúc phân, xúc
xong r i mình phơi, phơi xong r i bỏ trong xe bò, r i kéo trong
lò, trong lò mới bỏ vô trong máy. Lương theo sản phẩm, nhưng
làm mệt quá. Em đi được 10 ngày thấy đo quá, em về luôn”.
Sau khi về quê làm rẫy, em quyết định lấy vợ, và cho biết giờ có
vợ con rồi không muốn đi làm xa nữa: “Gần đây cũng có nghề r i, là
đúc táp lô, gi ng như g ch xây nhà ấy. Trả công theo ngày, ngày được
200. Em chỉ mu n làm tích kiệm tiền đ mua con dê thôi, đ nuôi nó đẻ
con. Bây giờ m t con dê hai triệu m t con mà em chưa có tiền mua.”
(nam 23 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị).

Mối quan hệ giữa việc bỏ học và kết hôn sớm


Mặc dù mối quan hệ giữa việc kết hôn sớm và bỏ học không
hẳn là mối quan hệ nhân quả, nhưng không thể phủ nhận sự tác
động qua lại của hai nhân tố này. Có nhiều trường hợp do điều kiện
kinh tế khó khăn hay không nhìn thấy cơ hội việc làm mà các em bỏ
học, từ đó ở nhà đi chơi rồi gặp gỡ và kết hôn. Bên cạnh đó hiện
tượng trẻ em gặp gỡ, yêu nhau rồi quyết định bỏ học để kết hôn cũng
không phải hiếm gặp.
“Yêu là chán học đấy. Làm sao mà vừa học vừa yêu được, yêu là
học cái chữ không vào. Học chữ khó lắm, yêu dễ hơn (nam, 23
tuổi, Vân Kiều, Đa Krông).
“Ở đây con gái bỏ học sớm hơn cũng không phải là gia đình ưu
tiên con trai hơn, mà con gái lớn là ưng đi lấy ch ng đấy. N u
mà lớn lớn khoảng mười b n, mười lăm tuổi là mấy người b n
rủ nhau đi ngủ chung đấy, thì mấy cái đứa con trai họ rủ đi chơi,
xong r i thích r i yêu, r i lấy nhau, học thì bỏ”. (nữ, 20 tuổi, Vân
Kiều, Đa Krông).
99
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Đáng chú ý là có những em nghỉ học giữa chừng là do gặp gỡ


được bạn trai, bạn gái mà mình muốn lấy trong thời gian đi học nội
trú. Trước đây vì các làng bản thường thưa dân cư và cách xa nhau,
hành trình tìm kiếm đối tượng kết hôn của thanh niên khó khăn và
tốn nhiều thời gian hơn. Kết quả của xu hướng chuyển dịch giáo dục
theo hướng tập trung tại các trường tuyến xã, huyện và giảm dần các
điểm trường tại thôn, xã của các địa phương khiến cho trẻ em phải đi
học bán trú, nội trú (cuối tiểu học và trong thời gian học trung học
cơ sở) cách xa gia đình, thiếu sự quan tâm hướng dẫn và tình cảm
của cha mẹ. Môi trường học tập và sinh hoạt tập trung xa gia đình,
thiếu sự quản lý và hỗ trợ về tinh thần tình cảm đã phần nào tạo ra
hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát triển của các mối quan hệ gần gũi về
tình cảm và nảy sinh quan hệ yêu đương sớm ở tuổi dậy thì.
Chẳng hạn như ở Phình Giàng (Điện Biên), đến những năm
2000, cuộc vận động phổ cập giáo dục của Nhà nước về cơ bản đã
từng bước được triển khai, mặc dù vào thời điểm đó tỉ lệ học sinh tới
trường trên số trẻ trong xã vẫn ở mức thấp. Cùng với thời gian, số
lượng học sinh đến trường tăng dần, đồng nghĩa với việc số trẻ nội
trú trong kí túc xá của các trường trở nên đông đúc. Chính bởi việc
học tập và sinh hoạt trong một môi trường tập trung đã tạo ra điều
kiện thuận lợi để các em làm quen, nảy sinh và phát triển tình cảm.
“Đ n giờ ngủ tắt điện h t và khóa cổng h t nhưng mà khi nào
họ ngủ say h t r i thì gọi điện phát ra luôn, không th cấm
được… quen nhau ở trường, ví dụ mu n lấy ch ng thì về hai ba
ngày đi lấy ch ng luôn không đi học nữa.” (nam, Mông, 26 tuổi)
Nhà trường hầu như ít có ảnh hưởng tới việc giảm thiểu số trẻ
em nghỉ học để kết hôn, mặc dù các thầy cô giáo đã rất cố gắng vận
động học sinh và gia đình. Khi biết có trường hợp học sinh muốn
nghỉ học để lập gia đình, giáo viên thường đến tận nhà để khuyên
giải nhưng hầu như không thành công. Thầy cô giáo sau đó cũng chỉ
có thể làm báo cáo nộp về cho ban giám hiệu về các trường hợp này.
“…thầy giáo cũng đ n nhà gọi đi học. B mẹ bảo không cho đi
học, cho nó ở cùng vợ thôi, thì l p m t cái biên bản ghi vào là do
b mẹ không cho đi học, bỏ thì thôi thầy giáo không đi gọi hàng

100
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

ngày nữa. Trước thì nghỉ nhiều là các thầy cứ gọi lên b mẹ”
(phụ huynh nam, 56 tuổi, Mông, Điện Biên);
“Thầy chủ nhiệm thì khuyên em là quá trẻ mà lấy vợ thì đ i khái
là không t t, bảo th , lấy là phải đ trưởng thành, hai mươi tuổi
mới lấy vợ. Khuyên là chỉ th thôi.” (nam, 24 tuổi, Điện Biên).
Có sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục giữa các em
gái và em trai đã kết hôn. Trong khi các em nam sau khi kết hôn vẫn
có thể tiếp tục đi học nếu muốn (có trường một vài trường hợp sau
khi lấy nhau thì để vợ ở nhà giúp việc cho bố mẹ, còn bản thân các
em nam đi xuống tỉnh hoặc xuống Hà Nội học), thì hầu hết các em gái
khi quyết định kết hôn sẽ nghỉ học, bởi chồng hoặc gia đình nhà
chồng không muốn cho em tiếp tục đi học. Vợ chồng Bê (15 tuổi,
Điện Biên) gặp nhau khi học ở trường cấp II nội trú trên huyện cách
nhà khoảng 40 cây số. Ngày thứ bảy, chủ nhật chồng thường rủ Bê đi
chơi. Bê nghĩ học đến hết lớp 12 thì lấy chồng là vừa, nhưng đến năm
lớp 8 thì lỡ có bầu nên em nghỉ ở nhà sinh con, rồi sau đó làm đám
cưới và về sống ở nhà chồng. Chồng Bê vẫn đi học tiếp trên huyện,
chỉ về nhà vào cuối tuần, nhưng lại không muốn cho Bê đi học tiếp vì
muốn Bê ở nhà chăm con nhỏ và “đi làm nương đ ki m tiền các ki u
cho ch ng đi học”.
Việc hạn chế học hành đối với các em gái đã lấy chồng, đối với
các tộc người, gắn với quan niệm rằng phụ nữ khi đã có chồng thì
không được phép tự do tùy ý đi giao thiệp với những người đàn ông
khác bên ngoài. Nếu đi học các em gái sẽ thường xuyên ra ngoài, tiếp
xúc với những người nam giới khác như bạn học, thầy giáo. Vì thế có
một số trường hợp dù bố mẹ đẻ và bản thân em gái muốn tiếp tục
đến trường, nhưng chồng và bố mẹ chồng không đồng ý nên phải bỏ:
“Học h t lớp chín thôi . Lấy nhau thì không được đi học nữa
r i… người Mông thì cứ ghen đấy… em đòi đi học nhưng ch ng
không cho . B mẹ em cũng nói đấy nhưng mà ch ng vẫn không
cho em đi học” (nữ 20 tuổi, Mông, Phình Giàng, Điện Biên).
“Em lấy ch ng từ lúc 15. B mẹ bảo là lấy ch ng r i thì không
được đi học nữa, phải nghỉ thôi, phải bỏ học. Em vẫn thích đi học

101
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

nhưng mà có con r i không đi được.” (nữ 21 tuổi, Mông, Suối


Giàng, Yên Bái).
Mặc dù ở Suối Giàng (Yên Bái) có trường hợp cô gái trẻ được
tiếp tục đi học sau khi kết hôn, nhưng nhìn chung có sự bất bình
đẳng giữa nam và nữ người Mông trong tự do lựa chọn tiếp tục theo
đuổi việc học. Nhiều em gái phải nghỉ học sau khi lấy chồng do gia
đình chồng không có điều kiện cho con dâu tiếp tục đi học. Hơn nữa,
nhà chồng thường muốn con dâu ở nhà để lao động và chăm sóc gia
đình. Nhiều trường hợp mặc dù đã kết hôn nhưng nhà gái yêu cầu
nhà trai phải để cho con gái đi học hết cấp 3. Tuy nhiên có trường
hợp nhận được sự hợp tác từ phía nhà trai “Mình có yêu cầu với cả
bên nhà trai bắt bu c phải cho học h t, n u nó không học h t thì
không cho lấy ch ng” (33 tuổi, Suối Giàng), nhưng cũng có trường
hợp khác bị từ chối:
“Nó đang nghỉ hè, về ông anh trai có đám cưới, đ nó ở nhà giúp
việc, ấy th mà về hôm sau bảo lấy ch ng r i, thành ra mình có
bi t cái gì đâu. Mình bảo tùy con quy t định học thì b mẹ cũng
giúp, mà k cả đi lấy ch ng r i học thì b mẹ cũng giúp. Cũng đi
ra đây học lớp 11 được khoảng m t tháng nhưng mà hai vợ
ch ng nó cãi nhau nhiều quá, ch ng nó không cho học thì mình
cũng phải chấp nh n thôi. Nó lấy ch ng, ch ng cho thì được
không cho thì chịu, b mẹ thì cũng mu n nó học chứ….” (phụ
huynh nam 36 tuổi, Suối Giàng, Yên Bái).

3.6 Xe máy, điện thoại và Facebook: những thách


thức từ công nghệ và hiện đại hóa
Nhiều người được phỏng vấn cho rằng tỉ lệ kết hôn trẻ em ở
thế hệ trước dường như không phổ biến như bây giờ.
Theo một trưởng thôn ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình, trong cộng
đồng người Mường, độ tuổi kết hôn sớm phổ biến nhất là thế hệ
những người sinh những năm sáu mươi, bảy mươi, “vì thời ấy nam
nữ lấy nhau không cần đăng ký, chỉ cần d m hỏi và làm lễ cưới là
xong”, còn thế hệ thanh niên sinh vào những năm tám mươi tỉ lệ kết
hôn sớm giảm hẳn. Tuy nhiên, thế hệ 9X “l i hăng hơn, do ăn u ng
102
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

nhiều chất, lớn sớm” (nam, 36 tuổi, Mường). Nhiều người chúng tôi
đã phỏng vấn ở Tân Lạc cũng khẳng định điều tương tự. Một già làng
cho biết kết hôn trẻ em không phải là truyền thống hay phong tục
của người Mường mà mới chỉ xuất hiện trong khoang hai mươi năm
nay v ngày xưa, người dân cưới muộn do không có nhiều điều kiện
để quen biết, tìm hiểu nhau như bây giờ (nam, 64 tuổi); “ngày trước
chúng tôi k cả cái lứa tuổi mười b n, mười lăm đi chăn trâu trai gái
còn đi tắm chung với nhau, còn cởi trần các thứ, chẳng bi t gì, không
phải như cái thời buổi bây giờ" (nam, 52 tuổi), hơn nữa phong tục
tập quán cho hôn lễ khá tốn kém, khiến nhiều người không có khả
năng để kết hôn sớm.
Người Vân Kiều ở Đa Krông cũng cho biết trong truyền thống
có nhiều người kết hôn sớm, nhưng bên cạnh đó cũng rất nhiều
người kết hôn muộn ở độ tuổi ngoài 20, “bảo người Vân Kiều có
truyền th ng k t hôn sớm thì không đúng, người Kinh ở đây cũng
th ”. Theo già làng 85 tuổi ở thôn chúng tôi nghiên cứu, ngày xưa
mặc dù có người lập gia đình sớm, nhưng cũng rất nhiều người kết
hôn cả ở độ tuổi hai mươi đến hai lăm: “Bác 25 tuổi mới lấy vợ. Vợ
cũng ngoài hai mươi đấy” (nam, 43 tuổi, Vân Kiều). Một số người
Mông ở Điện Biên cũng cho biết trước đây lấy muộn hơn: “Mình lấy
vợ năm hai mươi hai tuổi. Còn vợ mười tám tuổi” (nam, 47 tuổi;
Mông, Điện Biên”).
Trong khi đó, một hiện trạng là trong những năm gần đây, độ
tuổi kết hôn trẻ em trở nên thấp hơn:
“H i xưa lấy vợ lấy ch ng có sớm thì cũng chỉ có mười bảy hoặc
là mười sáu tuổi thôi, còn bây giờ là sớm hơn, bây giờ là mới
mười b n mười lăm tuổi là nhiều khi hắn đã có ch ng có vợ r i,
con trai thì mười sáu mười bảy tuổi cũng có vợ r i” (nam 46
tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị);
Giờ k t hôn lấy sớm, có người thì mười hai mười ba đã lấy r i,
có người thì mười lăm mười sáu cũng lấy r i, nhưng cái mười
hai mười ba thì cũng ít lắm” (nam, 24 tuổi, Mông, Điện Biên);
“Con gái ở người Mông bây giờ thì mười ba đ n mười b n đã lấy
r i” (nam, 15 tuổi Mông, Điện Biên).
103
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Ở Đa Krông, vài năm gần đây tỷ lệ các em kết hôn sớm từ 14-15
tuổi tăng lên nhiều, mà như một thanh niên Vân Kiều mô tả, lại còn
phong trào “đua đòi tổ chức thiệp”, tổ chức theo kiểu hiện đại, có
phông màn, nhạc, nhảy nhót. Thậm chí không có tiền nhưng cũng có
em còn đi vay để tổ chức:
“Đấy cháu em kia kìa, hắn học có h t lớp 1, không bi t chữ mô.
Mà 17 tuổi hắn đòi cưới này, vợ hắn có 14 tuổi. Nó t cưới, làm
thi p. Người ta giàu tổ chức thiệp đã dành, mà hắn không có
đ ng nào, mà mời h t, chỗ mô mình đi chơi mình quen quen là
mời h t, trong bản thì h t luôn. T n nhiều tiền, khoảng hai mươi
ba mươi triệu. Nó nợ lớn đấy không có tiền trả, vay chú ở Khe
Sanh đấy thì bảy triệu, bảy triệu lợn đấy. R i gà là ba triệu là
mười triệu. Nợ tiền đám cưới chừ là họ đ n lấy xe, đấy mất xe
máy r i” (nam 23 tuổi, Vân Kiều Quảng Trị).
Lý giải cho điều này, nhiều cán bộ và người dân cho biết, sự
phát triển theo hướng “hiện đại” của cơ sở hạ tầng như đường xá,
điện lưới và dịch vụ viễn thông, cũng như sự phổ biến của xe máy, là
những tác nhân chính đằng sau hiện trạng này và khiến cho tỉ lệ kết
hôn sớm ngày càng tăng cao.
Những thay đổi về bối cảnh kinh tế - xã hội khiến cho thực
hành văn hóa trong việc tìm kiếm đối tượng kết hôn của các tộc
người DTTS ở địa bàn nghiên cứu giờ đây cũng có những biến đổi to
lớn. Trước đây do điều kiện giao thông và kinh tế khó khăn, người
con trai thường phải đi bộ khá xa để tìm hiểu bạn gái. Trong khoảng
5-7 năm trở lại đây, xe máy đã trở thành loại phương tiện di chuyển
cá nhân phổ biến với hầu hết các hộ gia đình trong xã. Các hộ thuộc
diện có điều kiện kinh tế khó khăn cũng có ít nhất một chiếc xe máy,
các hộ gia đình có thu nhập khá hơn có thể có hai chiếc xe, cá biệt có
một vài hộ sở hữu tới 4-5 xe máy do trong gia đình có nhiều thành
viên. Từ khi có xe máy, hành trình đi tìm bạn gái của nam thanh niên
đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Họ có thể đến được những nơi xa
hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Quá trình hẹn hò trở nên dễ
dàng hơn và cũng khiến mục đích là tìm được người ưng ý để kết
hôn đạt được nhanh chóng. Giờ đây khi „đi sim“, nam thanh niên Vân

104
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Kiều thường rủ một hội để đi xe máy cùng tìm hiểu con gái ở khá xa,
đến nhiều vùng trong địa bàn. Nếu biết nhà đó có con gái trong độ
tuổi tìm hiểu, họ sẽ gõ cửa xin vào nhà làm quen. Nếu ưng thì sẽ lấy
số điện thoại và tìm hiểu, gọi điện rủ đi chơi. Thanh niên cũng chỉ đi
chơi với nhau quanh quanh gần nhà, hoặc đi ra chợ mua kẹo. Với
thanh niên Mông (Điện Biên) hẹn hò trong thời gian đi học ở trung
tâm xã thì có thể đi chơi ở khu vực có nhiều dịch vụ ăn uống, giải trí
hơn: “...đi chơi ở trong nhà thôi, đi chơi ở trong nhà đi xem phim, đi
chơi nó vui thích với nhau là lấy… trên đấy là không có chỗ nào đi xa
cả, đi cũng gần ngay chỗ trường kia th là đi chơi chỗ trường đi chơi
với b n cũng gần đấy thôi” (nam, 26 tuổi, Mông).
Có thể nói, sự có mặt của điện lưới và phủ sóng điện thoại đã
chính thức tạo ra một cuộc “cách mạng” trong việc hẹn hò của giới
trẻ ở tất cả các địa bàn nghiên cứu. Điện có ở Đa Krông vào năm
2000. Ở Phình Giàng, Điện Biên, những năm 2000 khi chưa có điện
lưới của Nhà nước, người dân tự chế các máy phát điện lợi dụng sức
nước ở khe sông khe suối và điện chỉ đủ để thắp đèn chiếu sáng. Từ
năm 2010, người dân của xã Phình Giàng đã có điện lưới để sử dụng,
do đó việc sử dụng các thiết bị điện và thiết bị điện tử trở nên phổ
biến. Đặc biệt, việc phủ sóng điện thoại ở xã Phình Giàng vào năm
2012 đã chính thức là bước ngoặt trong đời sống của giới trẻ Mông.
Không chỉ thay đổi trong việc đi lại gặp gỡ mà cả sự dễ dàng trong
việc tương tác, trao đổi thông tin đã khiến cho thời gian tìm hiểu đối
phương được rút ngắn. Ngoài cách nhắn tin, gọi điện truyền thống
thì giờ đây với sự phổ biến của mạng 3G, các thanh niên có thể sử
dụng mạng xã hội (Facebook, Zalo…) và các tiện ích khác cho phép
họ thực hiện gửi tin và sử dụng cuộc gọi không mất phí. Do đó trong
mười năm gần đây, số lượng người kết hôn sớm không những không
giảm mà còn có xu hướng tăng cao. Theo kết quả một số cuộc điều
tra chính thức của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Điện
Biên thực hiện ở huyện Điện Biên Đông và các địa bàn lân cận, tỉ lệ
kết hôn sớm trung bìnhlà 2 trên 5 người.12

12http://vov4.vov.vn/TV/chuyen-vung-dan-toc/dien-bien-5-nguoi-ket-hon-thi-2-la-tao-
hon-c1463-99545.aspx

105
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

“…họ có xe mà đi và có điện tho i dùng, thì càng dễ gần gũi.


Trước kia chưa có cái điện tho i đ tâm s nói chuyện với nhau
thì mình cần phải đi tr c ti p và bây giờ thì khác. Bây giờ em đi
tìm b n gái, đ n trong bản này thì em chỉ ở trong nhà trưởng
bản, em thấy b n gái nào xinh xinh thì em chỉ hỏi những người
b n ở trong bản này đ họ đưa s điện tho i cho mình làm quen
với nhau thôi… Nói đi nói l i thì cũng t i cái điện tho i và t i cái
cu c s ng trên này mà ngủ với nhau nhiều hơn. Em cũng nói
th t là cái bản này đấy là cái bản mà có bầu nhiều nhất” (nam,
26 tuổi, Phình Giàng).
Tương tự như ở Phình Giàng, các cuộc phỏng vấn với người
dân ở Suối Giàng (Yên Bái) cũng đưa ra các thông tin cho thấy sự
xuất hiện của các phương tiện hiện đại như xe máy và điện thoại di
động đã tác động rõ rệt đến cách thức tìm hiểu và hẹn hò của thanh
niên người Mông tại đây.
“Ngày xưa thì chỉ có đi chơi t t thì là tôi thấy anh, anh nhìn thấy
tôi, thích là kéo nhau, th nhưng mà đ n cái thời bây giờ là có
máy di đ ng thì là gọi hẹn nhau cùng đ n chỗ này, là yêu nhau
tìm hi u nhau. Ngày xưa thì không tìm hi u đâu, đi chơi t t hay
là đi h i của người Mông như là ném còn, hay đ n lễ đ n tang,
đám cưới, gặp nhau thích nhau là kéo nhau đi ngay từ đấy thôi”
(nữ, 43 tuổi).
Ở Tân Lạc, Hòa Bình, nhiều ngươi lơn tuổi cho rang thanh niên
hien nay manh dan hơn xưa, thương đi chơi vơi nhau va nguy cơ
quan he trươc hôn nhân la co that, nhat la nhơ sư san co cua đien
thoai (moi ngươi đeu co mot chiec đien thoai di đong), Internet va
cac dich vu giai tr đươc thanh niên đia phương yêu th ch như bi-a va
karaoke. Một em gái người Mường (18 tuổi), ke rang hoc cung cap 2
vơi em co 7, 8 ban gai co thai trươc roi mơi cươi khi chưa đu tuổi.
Một cán bộ phụ nữ thôn (35 tuổi) ke rang thơi trươc, con trai muon
gap ban gai ch co đen nha ngoi uong nươc noi chuyen: “Ngày xưa
đ n nhà chẳng bao giờ đi đâu cả, cứ con trai bắt đầu t p trung đ n,
không phải đ n m t đứa đâu nhá, nó đ n đông lắm, có hôm bảy tám
đứa, hôm b n năm đứa, cứ t p trung ng i bàn chén u ng rượu u ng
nước với nhau nói chuyện trong nhà”, còn bây giờ thì có ngủ với nhau

106
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

cũng không ai biết được, vì “Bây giờ chẳng có đứa nào ở nhà, điện
tho i cho nhau xong xu ng xe máy là phóng vèo đi đằng nào.” Một
trưởng thôn khang đinh the he cua anh không co chuyen quan he
trươc khi cươi, nhưng ngay nay th “M t trăm phần trăm chắc là
chưa cưới đã ở với nhau r i”.
Ở Đa Krông, thanh niên nào cũng có điện thoại di động, và theo
trưởng thôn thì “cả lũ nhỏ tí cũng có đấy” (31 tuổi, Vân Kiều). Đặc
biệt, mặc dù đã có điện từ năm 2000 nhưng do điều kiện kinh tế khó
khăn, tích kiệm đèn thắp sáng nên cứ tối đến, làng San chìm vào
trong bóng đêm. Thanh niên trong làng không có hoạt động giải trí
gì, thường chỉ sang nhà nhau uống rượu, hoặc những đêm trăng sáng
thì ra cạnh khe suối chuyện trò, lên đập tràn thủy điện ngồi. Giờ đây
hầu như gia đình nào cũng có xe máy, nên khi có tiền, thanh niên lên
thị trấn Cây Xanh chơi, uống café. Ngoài ra, điện thoại trở thành
phương tiện giải trí có ý nghĩa nhất cho thanh niên. Không khó để
nhận thấy thanh niên ở đây thành thạo với công nghệ, Zalo,
Facebook như thế nào: “Facebook thì cũng nhiều đấy, bữa trước bọn
em cũng dùng Facebook, vì em ở trong trường là có wifi đấy là vô
được Facebook”. Các em gái thường cho xem những bức ảnh trên
Facebook của họ, và kể về việc họ quen với các chàng trai qua mạng
xã hội ra sao. Các em không vào mạng xã hội để tìm kiếm thông tin,
kiến thức, mà chủ yếu xem ảnh, xem phim:
“Miễn là có điện tho i thôi, có điện tho i lướt web được là vào
h t. Vào m ng thì em xem mấy cái thông báo, tai n n, cái gì đổ,
với l i là xem ảnh, xem phim đấy, nhiều lo i mà. Facebook thì
nhắn tin xong r i chát, xem ảnh, mấy cái người mà họ nói là ảnh
kinh dị này. Em là em thích xem phim kinh dị, xem phim ho t
hình nữa đấy” (nữ, Vân Kiều, 20 tuổi, Đa Krông).
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lại thêm học vấn thấp, không
có gì giải trí, không có việc gì làm, có thể hiểu được vì sao người Vân
Kiều lại thực hành kết hôn trẻ em rất sớm: “cha mẹ thấy con đi chơi
lông bông không làm gì, l i không chịu đi học thì hay nói ni: cha mẹ
sinh ra con mà con không học hành thì con lấy vợ cho r i, cha mẹ già
r i thì con đi làm. Câu đó cũng là m t cái đ ng l c đ cho thanh niên
mà tảo hôn.” (nam, 31 tuổi, trưởng thôn, Đa Krông).

107
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Sự tiếp xúc của trẻ em với các phương tiện giải trí trên mạng là
được xem nguyên nhân khiến trẻ em bây giờ quan hệ tình dục sớm
hơn, và do đó, kết hôn sớm hơn: “H i xưa „đi sim“ thì ki u là con trai
con gái là ngủ ngoài bụi luôn, ngủ l i chứ không về nhà nữa, sáng sớm
thì hắn mới về, còn chừ thì hắn đi chơi m t hai ti ng r i xong là hắn về
thôi. Th mà h i xưa mặc dù là „đi sim“, ngủ với nhau nhưng mà ít có
bầu. Bây giờ thì toàn là chưa đúng tuổi mười lăm mười sáu tuổi là
cưới, vì có bầu trước” (nam, 35 tuổi, Vân Kiều).

Hộp 9: Điện thoại và Internet giúp tìm người yêu

“Thời đ i bây giờ là do sử dụng điện tho i nhiều đấy, sử dụng


điện tho i nhiều nên là yêu sớm cưới sớm” (nam, 36 tuổi, Vân Kiều)
“Bây giờ đi chơi là toàn gặp gỡ bằng điện tho i, chứ h i xưa
là mấy con gái là t p trung l i m t nhà r i là mấy con trai là lên
chơi, r i rủ nhau đi chơi, chứ bây giờ là toàn là hẹn bằng điện tho i
h t, thì a lô m t cái là xu ng nhà là đi chơi đi u ng nước hoặc đi cà
phê đấy” (nam, 26 tuổi, Vân Kiều)
“Là ngày xưa là họ ít tụ t p b n bè, ít nh u nhẹt rứa nên là lấy
vợ mu n… Còn bây giờ toàn là nào là điện tho i này, toàn là
Facebook này, toàn là nh u nhẹt, tiệc tùng r i là đua đòi b n bè r i
là gặp nhau là lấy sớm… nhiều điện tho i là hư hỏng, tệ n n xã h i”
(nam, 53 tuổi, Vân Kiều)
“…Bây giờ thì họ có cả xe, họ có cả di đ ng thì mười, mười hai
tuổi họ đã bắt đầu nói chuyện hẹn hò r i, đấy thì đ n mười ba, mười
b n thì họ lấy vợ, lấy ch ng h t r i, thì bây giờ tỉ lệ s lấy vợ lấy
ch ng sớm là nhiều nhất, bảy mươi phần trăm [là k t hôn trước 18
tuổi].” (nam, 26 tuổi, Mông Phình Giàng)
“Ngày xưa lấy mu n hơn bây giờ m t chút, bởi vì cái công
nghệ không phát tri n như bây giờ. Xưa mình chủ y u s ng ở nông
thôn làm nương làm rẫy hoặc là mình đi học hành, đi học về mình
chỉ bi t làm nương làm rẫy giúp b mẹ, mình không được ti p c n
nhiều khoa học công nghệ, không bi t mấy” (nam, 26 tuổi, Mông,
Phình Giàng)

108
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

“Bây giờ chỉ qua điện tho i thôi, nói hợp là lấy nhau thôi… Có
m t người b n nó giới thiệu đấy, nó đưa s …thì nó xin s liên l c
với nhau đấy… Xong đi gặp nhau. Như trước kia thì phải đ n t n
nơi nhưng bây giờ thì chỉ xây d ng qua điện tho i thôi, chỉ qua
m ng thôi… bây giờ phần nhiều là Facebook.” (nam, 56 tuổi,
Phình Giàng)
“Ngày xưa thì nó không có điện tho i. Bây giờ nó có điện tho i
r i trao đổi cho nhau rất là nhanh, cho nên là cũng trao đổi bằng
điện tho i xong là hẹn em ra chỗ này anh ở chỗ này. Thời bây giờ là
trẻ nó rất nh y cảm bởi vì là nó có máy điện tho i, nó điện cho nhau
thôi.” (nữ, Mông, Suối Giàng)
“Con trai con gái bây giờ hẹn hò yêu đương dễ hơn ngày xưa.
Ngày xưa không có điện tho i, không có xe máy, nên họ là lấy chắc
trong làng thôi, n u lấy làng khác lấy gần gần đây. Bữa nay dễ r i,
có điện tho i, có xe máy thì dễ, bữa ni có Facebook đấy, lên
Facebook ưng b n nào trên face đấy chém gió nhắn tin thì cũng dễ
thôi. Giờ lấy xa được.” (nữ, 20 tuổi, Vân Kiều)

Theo giải thích của một số người ở Phình Giàng (Điện Biên) và
Tân Lạc (Hòa Bình), sự phổ biến của internet và mạng xã hội xảy ra
cùng với việc thực phẩm ngày nay có nhiều “hóa chất” khiến trẻ em
lớn sớm hơn hơn, dậy thì sớm hơn, và nhu cầu lập gia đình sớm cũng
nhiều hơn:
“M t phần chắc là do cái th c phẩm ăn u ng, như ngày xưa thì
con gái mười ba, mười b n tuổi thì chưa bi t làm cái gì, chỉ
trông em với trông cháu thôi. Nhưng bây giờ có những đứa học
sinh mới mười hai, mười ba tuổi đã lớn tướng r i. Th nên là cái
công nghệ, hóa chất, r i m ng di đ ng các thứ, người ta xem
m ng, vào m ng r i xem phim băng đĩa các thứ có nhiều cái tác
đ ng tiêu c c đ n nh n thức của cái lớp trẻ bây giờ” (nam, 26
tuổi, Mông, Phình Giàng, Điện Biên).
Như vậy, dường như sự du nhập của những luồng thông tin
mới đi cùng với làn sóng hiện đại hóa mà điện thoại di động và điện
tử viễn thông là những đại diện tiêu biểu đã khiến cho tỷ lệ trẻ em có
bầu trước hôn nhân tăng lên, và cũng khiến cho quan niệm của cộng
109
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

đồng bớt khắt khe. Mặc dù không khuyến khích quan hệ tình dục
trước hôn nhân, nhưng việc ngủ với nhau cũng dần được xem là
Bình thường, miễn là sau đó con cái họ đi đến hôn nhân. “Có ngủ với
nhau chứ, phải ngủ với nhau r i thì vợ mới cho lấy” (nam, 49 tuổi,
Mông, Yên Bái), “có người thì yêu thì ngủ với nhau trước r i mới lấy,
r i có thai mới lấy… khoảng b n mươi phần trăm ngủ trước khi cưới,
riêng người Mông đa s là th ” (nam 24 tuổi, Mông, Điện Biên); “Hai
vợ ch ng em, nói th t luôn, đã là yêu nhau, mặc dù chưa k t hôn mình
cũng đã ngủ với nhau” (nam, 26 tuổi, Mông, Điện Biên), “ngủ có sao
đâu, sợ không thích chứ hai đứa yêu nhau r i thì vẫn lấy, có thai
chừng mô thì vẫn lấy, bụng to thì vẫn lấy” (nam 23 tuổi, Vân Kiều,
Quảng Trị).

*****
Từ các khía cạnh kinh tế, văn hóa và xã hội, những nguyên
nhân đề cập ở trên cho thấy một số vấn đề gốc rễ của kết hôn trẻ em.
Thứ nhất, đó là s khó khăn về kinh t ở các địa bàn tộc người khiến
“làm ăn” để sinh tồn trở thành “lẽ sống” của người dân. Trẻ em được
trông đợi sẽ tham gia vào lao động sản xuất từ sớm, đồng thời cơ hội
việc làm hạn chế đã khiến cho tiếp cận giáo dục không được ưu tiên.
Thứ hai, đó là các giá trị văn hóa phụ hệ tộc người đặt lên cả nam giới
và nữ giới, trong đó có trẻ em, những sức ép để làm tròn vai trò giới.
Trong các nền văn hóa phụ hệ, tình yêu gắn liền với hôn nhân, mà
trong đó nam giới được kỳ vọng phải trở thành người trụ cột trong
gia đình, và nữ giới được trông đợi giữ được danh dự, trở thành
người mẹ, người vợ tốt. Kết hôn có ý nghĩa biểu tượng về sự trưởng
thành. Ngoài các nguyên nhân gốc rễ, còn nhiều những nguyên nhân
tác động, như s phát tri n của dịch vụ viễn thông, cơ sở h tầng,
m ng xã h i... là một trong những nguyên nhân góp phần tới hiện
trạng kết hôn trẻ em tại các địa bàn nghiên cứu hiện nay. Mặc dù
không có bằng chứng rõ ràng, nhưng như thực tế ở xã Phú Cường
(Hòa Bình) cho thấy, tác nhân để giảm thiểu kết hôn trẻ em rõ nhất
là cơ hội việc làm. Ở Phú Cường, người dân cho biết ngày càng có
nhiều thanh niên ra Hà Nội làm việc vào những đợt nông nhàn, và
cùng với đó là tỉ lệ kết hôn sớm cũng giảm đi, vì các em muốn có cơ
hội đi làm để tích luỹ kinh tế trước khi lập gia đình.

110
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN


• K t hôn trẻ em là m t hiện tượng phổ bi n trong lịch sử Việt
Nam, nhưng nó cũng là m t hiện tượng có tính b i cảnh, phụ thu c vào
các điều kiện lịch sử, xã h i, kinh t và văn hóa đặc thù của t c người.
• K t hôn trẻ em là m t hiện tượng văn hóa xã h i có nhiều chiều
kích phức t p, cho thấy những nghịch lý khó giải quy t, trong đó có
liên quan đ n vấn đề quyền t quy t của trẻ và s bất bình đẳng giới
trong xã h i phụ quyền mà các em gái bị giới h n cơ h i l a chọn.
• Chính sách cấm k t hôn trẻ em gây nên tình th ti n thoái
lưỡng nan cho chính quyền địa phương, và trên th c t chỉ h n ch
được các đám cưới chính thức, mà không ki m soát được th c hành
s ng chung của các cặp đôi dưới tuổi k t hôn.

4.1 Kết hôn trẻ em từ cái nhìn lịch sử


Trước khi có sự nổi lên của những diễn ngôn nhân quyền, có
thể thấy kết hôn trẻ em (kết hôn trước 18 tuổi) khá phổ biến trong
lịch sử lòai người. Ở Trung Quốc thời cổ đại, vào khoảng những năm
680 B.C., độ tuổi kết hôn hợp pháp được nhà nước bấy giờ quy định
là 20 tuổi cho nam và 15 tuổi cho nữ. Đến những năm giao chiến
giữa hai nhà Ngụy và Tấn, khi mà hạn hán và nạn đói hoành hành,
với mong muốn tăng tỉ lệ sinh sản, nhà nước còn sửa đổi các quy
định hành chính và pháp lý để hạ thấp độ tuổi kết hôn xuống mức 15
tuổi cho nam và 13 tuổi cho nữ (Zhang 1991).
Hy Lạp thời cổ đại cũng cho thấy thực hành kết hôn và sinh con
sớm rất phổ biến và được ưa chuộng trong xã hội. Mặc dù có những
nhà triết học như Hesiod, Plato và Aristotle phản đối việc sinh con
sớm vì khả năng gây tử vong cao cho người mẹ và đứa trẻ, nhưng
nhìn chung xã hội Hy Lạp cổ đại vẫn ưa chuộng thực hành kết hôn và
sinh con sớm. Một trong những lý giải mà các học giả đưa ra cho
thực hành kết hôn sớm là để đảm bảo sự trong trắng/trinh tiết của
người phụ nữ khi kết hôn. Mặt khác, đàn ông cưới người phụ nữ ít
tuổi hơn mình cũng làm tăng và củng cố quyền lực của họ trong gia
đình, khi người đàn ông lớn tuổi hơn, từng trải, độc lập, và có vị thế
111
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

trong xã hội. Ví dụ này cho thấy thực hành kết hôn sớm trong xã hội
có liên hệ mật thiết đến vấn đề an ninh con người (human security)
của người đàn ông và hai gia đình (Demand 1994:102-3).
Theo lý thuyết của Thiên Chúa Giáo thì người phụ nữ có hai
con đường để rửa sạch tội lỗi mà Eve đã gây ra: đó là trở thành một
tu sĩ hoặc một người mẹ (Richards 1994:25-26). Vì vậy, theo như
quan điểm và cách nhìn về thế giới của xã hội Trung Cổ Châu Âu, tuổi
dậy thì và có khả năng sinh sản của trẻ em gái đồng nghĩa với việc
các em đã sẵn sàng để kết hôn và sinh con. Nhìn chung, trẻ em gái
dậy thì sớm hơn trẻ em trai, nên độ tuổi kết hôn của trẻ em gái (12
tuổi) cũng sớm hơn trẻ em trai (14 tuổi) (Brundage 1987:434). Có
thể thấy, hôn nhân trong xã hội Trung Cổ Châu Âu thời bấy giờ được
coi như là một giao dịch xã hội và kinh tế giữa hai gia đình, và nhằm
mục đích sinh con (procreation). Ví dụ này cho thấy thực hành kết
hôn trẻ em ở xã hội Trung Cổ Châu Âu chịu ảnh hưởng rất lớn từ các
triết lý và quan niệm sống của Thiên Chúa Giáo. Ngoài ra, vai trò của
người phụ nữ trong xã hội Thiên Chúa Giáo, chủ yếu là sinh con,
cũng góp phần thúc đẩy và củng cố thực hành này.
Ở thời hiện đại, phải đến năm 1978 nhà nước Ấn Độ mới nâng
tuổi kết hôn hợp pháp lên thành 18 tuổi. Trước đó, khoảng năm
mươi năm, tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ chỉ là 12 tuổi (Raj và các
đồng nghiệp 2009). Đối với trẻ em gái và phụ nữ trong xã hội Hindu,
kết hôn và sinh con là một trong những cột mốc quan trọng nhất
đánh dấu sự trưởng thành trong cuộc đời họ.
Trong một nghiên cứu xuyên văn hóa về việc kết hôn và không
kết hôn ở 57 quốc gia trên thế giới, Dixon (1971) chỉ ra rằng
Pakistan, Ấn Độ và Libya là các quốc gia có độ tuổi trung bình kết
hôn của phụ nữ là sớm nhất (trung bình 16 tuổi), Ireland là quốc gia
phụ nữ kết hôn muộn nhất (trung bình 25), còn lại ở ở vào khoảng
giữa: độ tuổi cô dâu ở các quốc gia Trung Đông là 19,6, ở châu Á là
20,9, Đông Âu là 21,6, Tây Âu là 23,213 Hội thảo quốc gia về tảo hôn
năm 2016 cho biết cho biết trên toàn thế giới có hơn 700 triệu phụ

13 Ruth B. Dixon (1971) Explaining cross-cultural variations in age at marriage and


proportions never marrying, Population Studies: A Journal of Demography, 25:2, 215-233
112
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

nữ kết hôn ở độ tuổi trẻ em; cứ 3 phụ nữ thì có 1 người - khoảng 250
triệu - kết hôn trước tuổi 15.
Ở Việt Nam, kết hôn sớm cũng là thực hành khá phổ biến trong
lịch sử. Câu nói “Gái th p tam, nam th p lục” cho thấy dân gian coi
đây là độ tuổi trai gái dậy thì, và cũng là độ tuổi kết hôn, mặc dù có
chút thương cảm: “Lấy ch ng từ thủa 13, đ n năm 18 em đà năm
con”. Bộ sách sử Đ i Việt sử ký toàn thư còn ghi chép chuyện chuyển
giao quyền lực hòa bình giữa triều Lý và triều Trần dưới bàn tay đạo
diễn tài hoa của thái sư Trần Thủ Độ. Đó là cuộc hôn nhân giữa Lý
Chiêu Hoàng 6 tuổi và Trần Cảnh 8 tuổi, và vị vua cuối cùng của nhà
Lý đã nhường ngôi cho chồng, mở ra một triều đại mới. Theo sách,
Lý Chiêu Hoàng “hiếm muộn”, nên mãi ở tuổi 15 mới bắt đầu có con.
Sách này còn ghi, thời nhà Trần, Trần Dụ Tông lấy vợ từ khi 13 tuổi,
15 tuổi mắc bệnh liệt dương, bà chị là công chúa Thiên Ninh (lấy
chồng trước ông em 9 năm) lấy thân mình chữa bệnh cho em trai.
Một số nghiên cứu của người Pháp cũng cho biết phụ nữ Việt
Nam ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX có quan hệ tình dục sớm, độ tuổi sinh
nở sớm và nhiều con. Bác sĩ Mondière khi phỏng vấn 234 phụ nữ
Việt Nam, đưa ra nhận xét rằng quá nửa những người phụ nữ này có
quan hệ tình dục trước khi họ tròn 15 tuổi. “Thông thường, trung
bình một người phụ nữ An Nam có quan hệ tình dục lần đầu tiên khi
họ 14 tuổi 10 tháng”, và phụ nữ được công nhận là người trưởng
thành khi được 16 tuổi 4 tháng (Nguyễn Thùy Linh 2016:23). Năm
1891, trên tạp chí nhân học L’Anthropologie xuất bản ở Paris, tác giả
M. Camille Paris viết rằng phụ nữ Việt Nam trung bình có 5 con trong
khoảng 7-8 năm (Dân gian người Việt có các cụm từ “sinh năm một”,
hay “ba năm đôi”).
Trước năm 1945 ở ba miền Việt Nam có ba bộ luật hôn nhân và
gia đình song song tồn tại: bộ Dân lu t giản y u (1883 - áp dụng ở
Nam Kỳ), bộ Dân lu t Bắc Kỳ (1931) và bộ Dân lu t Trung Kỳ (1936-
1938). Bên cạnh những điểm chung như công nhận chế độ đa thê, coi
sự ưng thuận của cha mẹ đối với hôn nhân của con cái là điểm tối
quan trọng, còn có những điểm khác biệt trong qui định tuổi kết hôn
(bộ Dân lu t giản y u qui định tối thiểu là 14 cho nữ và 16 cho nam,

113
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

còn Dân lu t Bắc Kỳ cho phép nữ ở tuổi 15 và nam ở độ tuổi 18


(Nguyễn Hữu Minh 1996). Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa được thành lập, thực hành kết hôn sớm đã bị coi là “tàn tích của
chế độ phong kiến lạc hậu” và vì thế cần phải xóa bỏ. Lu t Hôn nhân
Gia đình năm 1959 là đạo luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đưa ra điều khoản cấm tảo hôn
(con trai kết hôn dưới 20 tuổi và con gái dưới 18 tuổi) và cưỡng ép
hôn nhân, nhằm xóa đi “những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân
phong kiến cưỡng ép”.
Như vậy, có thể thấy kết hôn sớm từng là một thực hành khá
phổ biến, đã từng được chấp nhận rộng rãi trong lịch sử ở cả xã hội
phương Tây và phương Đông, trong đó có Việt Nam. Diễn ngôn về sự
“tiến bộ” “văn minh” của xã hội mới của Nhà nước Dân chủ cộng hòa
- như là xã hội phát triển cao hơn chế độ phong kiến vốn bị xem là
lạc hậu - đã khiến vấn đề kết hôn trẻ em trở thành “tàn tích”, một
“vấn nạn” (nạn tảo hôn). Cùng với sự nổi lên của những diễn ngôn về
nhân quyền (với bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền lần đầu
tiên năm 1948, sau khi Liên Hợp quốc được thành lập năm 1945, và
sau này là những văn bản về nhân quyền khác), thực hành kết hôn
trẻ em hiện nay còn bị xem là “tệ nạn”14, và vi phạm quyền con
người. Việc đánh giá vấn đề kết hôn trẻ em ở các cộng đồng dân tộc
thiểu số, cần được nhìn nhận trong bức tranh chung của bối cảnh
lịch sử mà chúng tôi đã lưu ý ở phần trên.

14 http://giadinhvatreem.vn/Xa-hoi/Tao-hon-cung-la-mot-loai-te-nan-18191
114
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Tờ rơi tuyên truyền “tảo hôn là tệ n n xã h i” (Tr m y t , Quảng Trị)

4.2 Nghịch lý của kết hôn trẻ em: sự lựa chọn và


bất bình đẳng?
Vấn đề k t hôn trẻ em mang tính b i cảnh, nó vừa phụ thuộc
vào bối cảnh lịch sử, vừa phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế, xã hội.
Trong lịch sử, theo người dân ở các địa bàn cho biết, tỷ lệ kết hôn trẻ
em cũng có lúc tăng lúc giảm, và có xu thế tăng trong thời gian gần
đây. Điều này cho thấy vấn đề kết hôn trẻ em cần được đặt trong bối
cảnh của những mối quan hệ tác động qua lại của tất cả những
nguyên nhân được trình bày ở chương trên trong đó hiện trạng kết
hôn sớm phổ biến gần đây có vai trò đáng kể của công nghệ hiện đại
(điện thoại và internet).
Mặt khác, hiện trạng kết hôn trẻ em cho thấy t n l i nhiều
nghịch lý khó giải quyết, như trẻ em là chủ thể tự quyết định hôn

115
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

nhân của mình, nhưng trong những mối quan hệ bất bình đẳng của
xã hội dựa trên các giá trị phụ quyền; như đời sống xã hội càng thay
đổi theo hướng hiện đại hóa và toàn cầu hóa (qua internet,
Facebook) kết hôn trẻ em lại càng tăng; càng tạo điều kiện để giáo
dục tập trung tại các trường nội trú, trẻ em càng dễ có điều kiện yêu
nhau và bỏ học kết hôn, hay phong tục tập quán tộc người vừa là
nhân tố duy trì, lại vừa là nhân tố giảm thiểu kết hôn sớm v.v...

Bất bình đẳng giới: sự lựa chọn của phụ nữ?


Mặc dù trẻ em tự đưa ra quyết định kết hôn, nhưng có sự mất
cân bằng trong tiếng nói quyết định giữa hai giới. Sau một thời gian
đi tìm hiểu, các em trai thường là người đặt vấn đề cưới, đặt một
khoản tiền nho nhỏ để làm tin, và sau đó hối thúc gia đình sang bỏ
của cho nhà gái. Ở Quảng Trị, các em trai thường chỉ học hết cấp 2,
và chỉ đi làm nương rẫy, và khi các em đặt vấn đề “bỏ của” thì các em
gái đang ở độ tuổi cũng vừa học cấp 2. Đó cũng là một trong các
nguyên nhân khiến cho các em gái cũng không muốn tiếp tục học cao
hơn. Câu chuyện ở Tân Lạc cũng cho thấy thay hau het nam thanh
niên lay vơ khi ngoài 18 tuổi (co the chưa đu 20 tuổi theo quy đinh
cua nha nươc), nhưng nhiều người vợ thì còn khá ít tuổi. Mặc dù các
em ít nhận thức trực tiếp về hậu quả của kết hôn trẻ em (như trình
bày ở trên), nhưng đã có nhiều các nghiên cứu và khảo sát chỉ vô vàn
hệ lụy xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tiềm năng phát
triển trẻ em gái: kết hôn sớm hạn chế khả năng lên tiếng và kiểm
soát những quyết định gia đình của trẻ em gái, phụ nữ bị lệ thuộc
vào chồng và gia đình chồng, không có cơ hội tiếp cận giáo dục, tăng
nguy cơ bạo lực thể xác và tình dục, lạm dụng thể chất (Raj và cộng
sự 2009, Santhya và cộng sự 2010, Jain và Kurz 2007).
Đối với các em gái, việc đi học và kết hôn dường như không thể
song hành. Có em rất thích đi học nhưng luôn phải đứng trước sự lựa
chọn, và các em thường chọn việc bỏ học để lấy chồng. Vi, một em gái
lập gia đình năm 16 tuổi, lại cho biết lý do quyết định kết hôn vì giận
bố mẹ. Bố mẹ muốn em nghỉ học một năm để giữ cháu cho anh trai
đi làm. Vi lập gia đình như một sự phản ứng lại: “b mẹ không mu n
em lấy ch ng, nói ri, đừng có đi lấy ch ng sớm, khổ, nói rứa, ở nhà đã,
116
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

đợi sau khi được mười tám mười chín tuổi đi lấy ch ng. Nhưng em
vẫn thích lấy. Vì tức quá, mình ưng đi học không thích giữ cháu, mà b
mẹ nói năm nỉ không học thì đi học năm sau, nghỉ m t năm trông cháu
cho anh chị đi làm. Th nên em lấy luôn” (em gái, 19 tuổi, Vân Kiều,
Quảng Trị).
So với nam giới, các em gái không những bị hạn chế hơn về đầu
tư giáo dục mà cũng ít quyền lợi hơn trong những vấn đề khác như
tiếng nói trong các quyết định quan trọng của gia đình, phân chia tài
sản thừa kế. Việc những người vợ phải chịu sự quản lý của chồng
trong mọi giao thiệp xã hội vẫn là tư duy phổ biến đến tận ngày nay.
Mạng lưới xã hội suy giảm cũng khiến nhiều cô gái cảm thấy buồn
chán, mất tự do và không có cơ hội tiếp cận với các thông tin bên
ngoài. Do đó năng lực tự chủ và sự tự tin của nữ giới sau khi kết hôn
cũng giảm dần, cuối cùng phụ thuộc hoàn toàn vào những quyết định
của người chồng.
Do vậy, trong một xã hội tộc người đề cao giá trị phụ quyền, các
em gái không có nhiều lựa chọn, và kết hôn dường như là một sự lựa
chọn dễ dàng nhất. Những năm gần đây các phụ huynh đã bắt đầu có
sự thay đổi trong tư duy, nhiều bậc cha mẹ nói rằng thay vì dựa trên
yếu tố giới tính, họ lựa chọn ưu tiên đầu tư giáo dục cho đứa con nào
thích đi học và có thành tích học tập tốt. Mặc dù trong các sinh hoạt
và lao động gia đình vẫn có sự thiên lệch về giới, nhưng sự ghi nhận
về thay đổi trong chiến lược đầu tư giáo dục của các bậc cha mẹ vẫn
là một khởi đầu tích cực trong tiến trình vận động bình đẳng giới ở
địa phương.

Phong tục tập quán như một cơ chế điều chỉnh


Các tài liệu nghiên cứu về tảo hôn ở DTTS thường nhấn mạnh
do “sức ỳ của văn hóa truyền thống”, và sự “tồn tại dai dẳng” của các
phong tục tập quán là nguyên nhân chính cho nạn tảo hôn (Bộ Tư
pháp 2013, Tờ trình của UBDT 2014, John và cộng sự 2014, Vũ Mạnh
Lợi/UNFPA 2016), từ đó có khuynh hướng muốn loại bỏ các phong
tục bị coi là “hủ tục”. Cách nhìn này còn một chiều và chưa đánh giá
hết tầm quan trọng của phong tục tập quán trong chỉnh thể văn hóa
tộc người.
117
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Không thể phủ nhận phong tục tập quán của tộc người (như
tục „đi sim“, phạt vạ của người Vân Kiều, tục kéo vợ của người
Mông) đã góp phần không nhỏ vào việc tạo cơ hội cho các trường
hợp kết hôn trẻ em. Nói cách khác, các phong tục tập quán tộc
người đã hợp pháp hóa về mặt xã hội cho sự tìm hiểu nhau của trai
gái ở độ tuổi được cho là trưởng thành (dù chưa đủ tuổi theo qui
định của pháp luật), và ràng buộc họ bởi cam kết hôn nhân. Điều
này xuất phát từ bản chất của mối quan hệ giữa cá nhân và cộng
đồng trong xã hội tộc người.
Trong xã hội tộc người, mối quan hệ cộng đồng được gắn bó
chặt chẽ. Rất nhiều người trong làng là họ hàng anh em, nhưng dù
không phải họ hàng, thì những cá nhân trong cộng đồng cũng không
bao giờ tồn tại như một cá thể độc lập, mà như một nhân tố cấu
thành, bị lệ thuộc và ràng buộc bởi những mối quan hệ chồng chéo
trong bản làng. Đời sống kinh tế thiên về tự cung tự cấp, hoạt động
nông nghiệp cần sức lao động, đã chi phối mối quan hệ ứng xử của
con người phải dựa vào nhau để cùng sinh tồn. Bản làng của người
Vân Kiều ở Đa Krông được cư trú khép kín trong một không gian khá
nhỏ, san sát bởi những ngôi nhà sàn, và thường không có hàng rào
bao quanh. Hành vi và quan hệ của mỗi cá nhân với người khác đều
dễ dàng bị sự chứng kiến và giám sát của những người xung quanh
và trong cộng đồng. Ở thôn bản của người Mường và người Mông
cũng như vậy, dù cư trú gần gũi hay xa hơn về mặt không gian, thì
mỗi cá nhân đều bị chi phối bởi những áp lực trong mối quan hệ
cộng đồng, và cùng với nó là những áp lực đạo đức chuẩn mực của
cộng đồng. Những hành vi bị coi là vi phạm chuẩn mực (quan hệ tình
dục trước hôn nhân, „đi sim“ rồi bỏ rơi bạn tình, có thai trước khi kết
hôn, đẻ trong làng khi chưa kết hôn, đã trở thành ma nhà chồng sau
khi bị kéo về mà còn bỏ trốn v.v...) đều bị trừng phạt bởi tục lệ, đặc
biệt là dưới hình thức tâm linh (giàng, thần linh phạt), và phải chịu
trách nhiệm sửa sai (cúng lễ, nộp phạt vạ, để tránh sự đen đủi đem
đến cho cả làng). Chính vì thế, đối với người dân trong các cộng
đồng, yêu là để cưới đã trở thành ý niệm ăn sâu trong tâm thức của
mỗi người.

118
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Các phong tục tập quán liên quan đến nghi lễ hôn nhân tộc
người cho thấy dấu ấn của nền văn hóa dựa trên nền tảng giá trị phụ
quyền. Những phong tục như thách cưới, “bỏ của”, vừa thực hiện
chức năng kinh tế, đem lại công bằng về kinh tế cho nhà gái trong
việc mất đi sức lao động, vừa thực hiện chức năng đảm bảo giá trị
phụ quyền mà trong đó người phụ nữ bị lệ thuộc. Tập tục chuyển
giao một số tài sản từ gia đình nhà trai sang gia đình nhà gái là một
nghi thức khá phổ biến ở nhiều tộc người. Nhân học thường gọi đó là
“giá cả kết hôn” (bride-price) biểu hiện đánh giá năng lực của cô dâu
(sức lao động, sinh con cái). Những phong tục này cũng ràng buộc
người phụ nữ. Nếu con gái đã trót nhận bỏ của thì không thể không
lấy, vì thường bị phạt đền gấp đôi. Mặt khác, tục thách cưới hay bỏ
của khiến cho cô gái xem như đã bị nhà chồng “mua” về, nên thường
bị lép vế khi ở nhà chồng.
Tuy nhiên, nhìn ở một góc khác, chính những phong tục tập
quán truyền thống cũng là tác nhân phần nào giúp giảm thiểu tình
trạng kết hôn trẻ em và đảm bảo hạnh phúc gia đình. Theo nhiều
người Mông ở Suối Giàng, Phình Giàng, người Vân Kiều ở Đa Krông,
trước đây con trai lấy vợ muộn hơn do tiền thách cưới hay bỏ của
thường bằng bạc trắng, quy ra bằng mấy con trâu, với các gia đình
kinh tế khó khăn thì họ phải chờ đến khi đủ bạc thì mới lấy vợ được:
“Trước thì lấy mu n hơn đấy vì phải đủ b c nên đủ tuổi nó mới lấy.
Bây giờ lấy tiền mặt, cũng không lấy tiền nhiều, thì mới lấy sớm th
thôi” (nam, 56 tuổi, Mông, Yên Bái). “H i trước cái chi mà bên nữ đòi
thì nhà trai phải cho h t, mà bữa ni mà nữ đòi chi mà bên trai nó
không có cũng thôi, cũng bỏ qua cho nhau, nên cưới cũng dễ hơn”
(nam, 53 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị). Với người Vân Kiều, ngày xưa đẻ
con gái gia đình thường rất mừng vì có tiền: “bỏ của” qui định là phải
có 12 nén bạc, nếu nhà trai không có thì phải xin nhà gái cho bớt.
Chính vì thế, ngày xưa những gia đình có nhiều con trai thì thường
rất khó khăn, không có tiền thì không lấy được vợ. Hiện nay “bỏ của”
bằng tiền mặt hoặc vàng, và giờ không có tiền thì hai bên gia đình
vẫn tạo điều kiện cho lấy, vì trẻ đi chơi với nhau mà không cho lấy
nếu có bầu thì đền cho làng còn tốn kém hơn.
Sự giản đơn trong các lệ tục cưới xin theo nếp sống mới đã
giúp cho các gia đình có điều kiện hơn để tổ chức đám cưới cho con
119
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

cái. Theo lời kể của một nam phụ huynh ở Đa Krông, bác phải đi vay
ngân hàng để bỏ của 15 triệu cho nhà gái để đón con dâu về nhà
mình, chưa kể lợn gà để tổ chức đám cưới. Nhưng như vậy vẫn còn là
rất rẻ so với trước đây vì “ngày trước lấy vợ phải bỏ của bằng sáu
nén b c trắng và trâu, nhưng khi ly dị chỉ được trả l i m t nén b c
giả” (nam, 53 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị). Ở Phình Giàng (Điện Biên),
so sánh với trước đây, việc ăn hỏi đã trở nên đơn giản và bớt tốt kém
đi nhiều. Thay vì bạc trắng, nhà trai chuẩn bị thịt một con lợn, chục
lít rượu và khoảng 2-3 triệu tiền gửi biếu cho các thành viên bên nhà
gái. Cho đến khoảng mười năm trở lại đây thì chỉ cần thịt lợn, rượu
và năm trăm nghìn đồng tiền biếu bố mẹ cô gái cũng được. Gia đình
nhà gái sẽ nhận quà biếu tổ và hai bên gia đình cũng làm lễ cúng để
tổ tiên chứng giám. Vì thế có ý kiến còn cho rằng, nhờ chi phí kết hôn
được giảm bớt mà độ tuổi lập gia đình cũng giảm xuống, bởi nam
giới không cần phải mất nhiều năm để tích góp tiền lấy vợ như trước
nữa: “trước kia thì đúng là tiền ăn hỏi nó đắt hơn và tiền cưới nó đắt
hơn thì lấy mu n hơn th t, và bây giờ thì tiền ăn hỏi cũng ít và có bản
có cái thôn bản khác thì họ cũng không lấy đ ng nào, thì bây giờ thì
trẻ con tảo hôn sớm hơn th t, đông hơn ngày xưa.” (nam, 43 tuổi,
Mông, Điện Biên).
Tục „đi sim“ cũng giúp cho trai gái có điều kiện tìm hiểu nhau
trước khi lập gia đình và giúp cô gái có thêm sự lựa chọn khi quyết
định kết hôn, tránh cho những bạo lực gia đình xảy ra do không có
điều kiện tìm hiểu: “Em lấy ch ng có 16 tuổi, không phải „đi sim“ mà
người ta làm m i, nên không bi t gì nhà ch ng. Ch ng em cũng t t,
nhưng gia đình ch ng thì ác lắm, họ đánh em đ n đi nh p viện cả
tháng. Em chỉ ước n u thời gian quay trở l i là em sẽ phải „đi sim“, em
cũng sẽ bảo các em em phải „đi sim“ r i hẵng lấy ch ng” (nữ, 20 tuổi,
Vân Kiều, Quảng Trị).

4.3 Chính sách cấm “tảo hôn”: tình thế tiến thoái
lưỡng nan
Không biết/Che giấu số liệu thực tế
Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên năm 1959 đã đề
cập đến cấm tảo hôn, nhưng chỉ vài năm gần đây mới được chính
120
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

quyền địa phương tuyên truyền quyết liệt. Điều này bắt nguồn từ
Luat Hôn nhan va Gia đ nh mơi sửa đổi năm 2014, co hieu lưc tư
1/1/2015, quy đinh tuổi ket hôn la “Nam tư đủ hai mươi tuổi trơ lên,
nư tư đủ mươi tam tuổi trơ lên” (Khoan 1 Đieu 8); tao hôn la hanh vi
bi cam theo Khoan 2 Đieu 5. Trước đó Khoan 1 Đieu 9 Luật Hôn
nhân và Gia đình số 22/2000/QH1015 quy đinh tuổi ket hôn la “Nam
tư hai mươi tuổi trơ lên, nư tư mươi tam tuổi trơ lên”; tao hôn không
nam trong nhưng trương hơp bi cam ket hôn như quy đinh ơ Đieu
10 cua luat nay.
Từ khi ban hành điều luật mới này, chính quyền các địa
phương mới đẩy mạnh chỉ đạo gắt gao việc tuyên truyền và xử lý
việc kết hôn sớm của những người chưa tròn độ tuổi (tính theo ngày
sinh) theo qui định của pháp luật. Diễn ngôn tảo hôn là “tệ nạn xã
hội”, “vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự” được lồng ghép vào
các buổi tuyên truyền xuống các xã thôn, trong các tờ rơi dán ở trạm
y tế… Đieu 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm bằng
phạt tiền hành vi tảo hôn cũng được nhiều địa phương vận dụng để
tuyên truyền: “Cảnh cáo hoặc ph t tiền từ 500.000 đ ng đ n
1.000.000 đ ng đ i với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy ch ng cho người
chưa đủ tuổi k t hôn; Ph t tiền từ 1.000.000 đ ng đ n 3.000.000 đ ng
đ i với hành vi c ý duy trì quan hệ vợ ch ng trái pháp lu t với người
chưa đủ tuổi k t hôn mặc dù đã có quy t định của Tòa án nhân dân
bu c chấm dứt quan hệ đó”.
Việc cấm đoán gay gắt và quy lỗi chính quyền các địa phương
phải chịu trách nhiệm dẫn đến việc che giấu số liệu thực tế: người
dân tìm cách che giấu chính quyền, chính quyền cấp dưới tìm cách
15 Luật hôn nhân gia đình 2000, Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba
đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.

121
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

che giấu cấp trên và chính quyền cấp trên không muốn công khai để
mất thành tích. Ở các địa phương, con số do chính quyền cung cấp
thường khác so với số liệu thực tế mà chúng tôi đi phỏng vấn. Ở Hòa
Bình, cảm nhan ban đau cua nhom nghiên cưu khi mơi đen đia ban
va phong van mot so can bo đia phương la xa mà chúng tôi nghiên
cứu co rat t trương hơp ket hôn sơm va không phai la mot đia ban
tiêu bieu đe nghiên cưu ve ket hôn tre em. Những con số được các
cán bộ xã cung cấp không thống nhất nhau (7 đến 9 trường hợp tảo
hôn vào năm 2016, trong tổng số 28 trường hợp của huyện Tân Lạc),
con số đã bị “phạt”, và mỗi cặp bị phạt bao nhiêu tiền cũng không
chính xác (có cán bộ cho biết đã phạt 2 cặp, mỗi cặp 2 triệu; có cán
bộ thì khẳng định chỉ dọa chứ chưa phạt được ai vì họ đã hủy hôn
rồi; còn người dân thì bảo đã bị phạt 1 triệu…). Tuy nhiên can bo xa
không giai th ch ro đươc nhưng con so không khơp nhau ma ho đưa
ra tương ưng vơi so ngươi tảo hôn hay so cap tảo hôn va cach thưc
thong kê như the nao. Co y kien cho rang đo la so lương cac cap tao
hôn (so vu tao hôn đa xay ra), trong đo ca vơ ca chong đeu chưa đu
tuổi theo quy đinh cua phap luat (nư chưa đu 18 tuổi, nam chưa đu
20 tuổi). Tuy nhiên, đo ch la y kien ca nhân, cam t nh, không tra lơi
đươc câu hoi lieu ch nh quyen đia phương co thong kê nhưng trương
hơp ch mot trong hai ngươi ket hôn khi chưa đu tuổi, hoac khi
ngươi xa nay ket hôn vơi ngươi xa khac th thong kê so trương hơp
tao hôn cua tưng xa như the nao, co bi trung lap hay không. Khi đươc
hoi ve t nh h nh ket hôn sơm vao nhưng năm trươc, cán bộ xã cho
biét trước khi có Luat Hôn nhân Gia đ nh sưa đoi 2014, đia phương
co nhieu trương hơp tao hôn nhưng không thong kê so lương v
phap luat không co quy đinh phat (trên thực tế đã có từ trước). Tư
khi có quy đinh đo tuổi ket hôn la tư đu 18 đoi vơi nư va 20 đoi vơi
nam va co đieu cam tao hôn, ch nh quyen xa mơi bat đau thong kê va
co cac bien phap đe kiem soat đo tuổi ket hôn. Ở Quảng Trị, theo
điều tra Baseline trước đây cho thấy có 15 em kết hôn sớm trong
bản, nhưng trên thực tế tỉ lệ này có thể cao hơn (thực tế là nhiều em
không nhớ chính xác năm sinh, hoặc do họ hàng khai tăng tuổi: khi
đến làm dâu tại làng đã khai tăng tuổi khi nhập hộ khẩu và làm giấy
kết hôn). Bản thân chính quyền địa phương cũng không nắm rõ
được con số thực tế trẻ kết hôn sớm trên địa bàn. Ở Suối Giàng (Yên

122
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Bái) Trung tâm xã cách bệnh viện đa khoa huyện Văn Chấn 12 km và
cách bệnh viện đa khoa thị xã Nghĩa Lộ 24 km. Người Mông ở Suối
Giàng đa số vẫn sinh đẻ tại nhà, do đó chính quyền xã không nắm
được số liệu về trẻ dưới 18 tuổi kết hôn và sinh đẻ. Ngay cả trong
trường hợp phụ nữ Mông sinh đẻ tại trạm y tế, bệnh viện thì chính
quyền xã cũng chỉ nắm được số liệu tại trạm y tế xã Suối Giàng, còn
không thống kê được nếu có người sinh đẻ tại huyện Văn Chấn, thị
xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái hoặc các cơ sở y tế khác.
Ở Điện Biên, giống ba địa bàn kia, số liệu về tỉ lệ kết hôn sớm
của xã Phình Giàng do đại diện chính quyền xã cung cấp có sự chênh
lệch so với thực tế. Mặc dù các cán bộ địa phương tỏ ra tương đối cởi
mở khi trao đổi về chủ đề kết hôn sớm tại địa bàn nhưng vẫn thể
hiện sự dè dặt khi được hỏi về số liệu thống kê của địa phương.
Trong cuộc phỏng vấn với nhóm nghiên cứu với sự tham gia của đại
diện chính quyền địa phương là Phó Chủ tịch UBND xã và trưởng
trạm Y tế xã, cả hai cũng thừa nhận rằng các cán bộ tại đây không
thống kê được chính xác con số thực tế các trường hợp kết hôn sớm.
Giải thích về lý do, trưởng trạm Y tế xã cho rằng việc người dân
không đi đăng kí kết hôn hoặc đi đăng kí kết hôn muộn (do thời điểm
kết hôn chưa đủ tuổi do pháp luật quy định) khiến bộ phận Tư pháp
không thể thống kê hết: “T i vì nó rất là khó, ví dụ như là bên tư pháp
xã với bên y t thì nó l i lệch nhau, vì tư pháp là nó đã tính theo cặp
nào thì nó tính cặp đấy thôi, thì có những cặp vợ ch ng nó lấy nhau
được gần chục năm nay r i, nó có con r i nó đi đăng ký k t hôn, chứ
còn bên dân s mình thì cứ nói th c t với nhau là được công nh n
tính vào thời đi m đó, cho nên đ n m t cái giai đo n, đ n m t năm mà
mình nói về cái s liệu k t hôn thì l i lệch nhau, lệch nhau.” (cán bộ y
tế xã, Điện Biên). Cũng có một thực tế là chính quyền đôi khi cũng
không thể biết được con số thực vì người dân giấu không thông báo,
nên nếu như cán bộ thôn xóm không báo lên trên thì xã cũng không
năm được số liệu thực tế: “phải có m t người trưởng bản đấy phát
hiện ra, trưởng bản này mới nắm về h khẩu, khai sinh này, hay là cái
bảo hi m xã h i nó bi t, nó báo lên xã thì xã mới bi t…” (nam, 25 tuổi,
Phình Giàng, Điện Biên), “trưởng thôn mà không báo thì bi t sao
được” (nữ, 37 tuổi, Phú Cường, Hòa Bình).

123
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Các biện pháp thực thi và sự phản ứng của


người dân
Trong số các địa bàn nghiên cứu, ở xã Phú Cường (Tân Lạc Hòa
Bình) chính quyền quyết liệt nhất trong vấn đề giải quyết vấn đề tảo
hôn. Sau Luật Hôn nhân và Gia đình mới ban hành năm 2014, ch nh
quyen xa Phu Cương mơi bat đau kiem soat va xư ly cac trương hơp
ket hôn sơm, con nhưng năm trươc đo không quan ly mac du ty le
ket hôn sơm rat cao. Đe ngăn chan ket hôn sơm, ch nh quyen đa sư
dung nhieu bien phap như bat các gia đình trong toàn xã ky bản cam
ket không ket hôn sơm (trien khai tư thang 1/2016), xư phat hanh
ch nh, phê b nh, đe doa, song song vơi tuyên truyen ve ket hôn sơm,
co trương hơp con bi đai truyen h nh đen quay phim phong sư
những gia đình tảo hôn. Có thể thấy ch nh quyen đa thanh công
trong viec nhan manh sư tiêu cưc, toi loi cua tao hôn, đen noi khi
nhom nghiên cưu tơi gap mot so phu huynh co con tao hôn, phan
ưng đau tiên cua ho la nhan loi, bien minh, tham ch con cam ơn v
ngh rang chung tôi tơi đe “tư van ve tao hôn”. Nhưng bien phap nay
dương như co hieu qua v ty le ket hôn sơm ơ xa đa co xu hương
giam tư khi ch nh quyen xiet chat quan ly, mac du mot trong nhưng
tac nhân khien nam nư thanh niên ket hôn muon hơn trong mot vai
năm gan đây la phong trao nam nư thanh niên đi lam ăn xa đe kiem
thêm thu nhap.
Khi tuyên truyen đe ngăn chan ket hôn sơm, can bo đia phương
ở xã Phú Cường, Tâm Lạc thương ke ra nhưng quyen công dân ma
ngươi dân se mat neu ket hôn sơm như “không được đăng ký k t hôn,
sinh con đẻ cái thì không có thẻ bảo hi m” (nam, 52 tuổi, trương
thôn), “khai sinh cho con không được ghi tên b ; n u khai sinh trước,
sau này khó ghi thêm tên b vì bây giờ quản lý bằng phần mềm, qua
hệ th ng, mu n ghi thêm thì phải có đ ng ý của cấp trên” (cán bộ xã,
37 tuổi), “bị cắt các ch đ của nhà nước như bảo hi m y t , h nghèo,
h văn hóa” (35 tuổi, can bo Hoi Phu nư). Đong thơi, nhưng hau qua
trưc tiep cua ket hôn sơm như anh hương đen hoc tap va sưc khoe
cua ca me va con cung đươc pho bien tơi ngươi dân.

124
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Theo cán bộ xa Phu Cương, khung tien phat theo luat la 1 trieu
đen 3 trieu. Tư 1/1/2015 đen 1/7/2015, xa phat mưc 1 trieu đoi vơi
nhưng trương hơp đa ăn hoi. Tư 1/7/2015 trơ đi, mưc phat tăng lên
2 trieu. Chu tich xa khang đinh viec thưc thi quy đinh phat đa han
che đươc nhieu trương hơp ket hôn sơm. Đe nhan manh hơn nưa sư
nghiêm trong cua “toi tao hôn”, can bo đia phương cung gan tao hôn
vơi toi h nh sư “giao cau vơi tre em”, so sanh tao hôn vơi nhưng vu
an hiep dâm tre em, va doa phat tu neu ket hôn sơm: “như mình cưới
không đủ tuổi coi như là uy hi p những người không đủ tuổi đấy là
cũng có pháp lệnh đấy, pháp lệnh ph t đấy… n u mà c tình cưới đấy
thứ nhất là cứ xích ông MC này, cô dâu chú r này (nam 37 tuổi,
trương thôn); “Ở xã này có trường hợp đấy, hai đứa này rõ ràng là
yêu nhau, mà mới có mười sáu tuổi thôi, à họ quan hệ với nhau thì là
bị người ta bắt được, xong nhà gái bảo thằng con trai phải lấy đứa
này, nhưng thằng con trai không lấy, th nhà bên kia nó có đơn từ th
này th kia xong thằng này phải đi tù sáu năm” (nam 37 tuổi, trương
thôn, Hòa Bình).
Tuy nhiên, ngoài Phú Cường đã phạt được vài trường hợp năm
2016, việc xử phạt chỉ mới có tính hình thức, chính quyền thấy khó
khăn trong việc xử lý phạt trên thực tế, mà chỉ dừng lại ở mức độ
thông báo, hay “dọa”. Ở Suối Giàng (Yên Bái), trong luật tục của
người Mông, không có quy định xử phạt “tảo hôn”. Quy định này chỉ
xuất hiện từ những năm 2000 và được đưa vào hương ước. Theo
quy định từ năm 2011, mức nộp phạt là 300,000 VND/người. Gần
đây, mức phạt tăng lên cứ 1 triệu đồng nếu thiếu mỗi tuổi, ví dụ nếu
khi cưới chồng 19 tuổi, vợ 16 tuổi nghĩa là chồng thiếu 1 tuổi và vợ
thiếu 2 tuổi so với quy định “nữ 18, nam 20” nên mức phạt là 3 triệu
đồng. Quy định này mới chỉ được thông báo với các trưởng thôn và
chưa áp dụng trong thực tế: “Trên này thì cũng có họp thông qua ở xã
nhưng mà chưa thấy ph t, có nghĩa là cũng nhiều vụ chưa thấy ph t,
có nghĩa là cũng các cái cu c họp đấy thì cũng đưa ra nhưng mà chưa
thấy ph t. Nhưng mà n u đi đăng ký k t hôn thì mới ph t sau, đăng ký
k t hôn trước, trước tuổi thì ph t… Có nhưng mà nó đã công b r i thì
cũng không can được, đây không phải là dân mà k cả là cán b ở đây
cũng nhiều vụ còn không can thiệp được” (nam, 36 tuổi, Mông, Yên
Bái). Ở Đa Krông (Quảng Trị), cán bộ xã cho biết tỉ lệ kết hôn trẻ em

125
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

tăng cao, năm 2016 đã tuyên truyền và dọa phạt nhưng chưa làm
được, năm 2017 có ý định “dọa” phạt 5 triệu cho ai vi phạm tảo hôn.
Mặc dù vậy cán bộ xã cũng thừa nhận “dọa thì dọa vậy thôi chứ chắc
cũng chẳng phạt được đâu, họ không có tiền phạt đâu”. Mà người
dân trong cộng đồng cũng không nghĩ rằng quy định phạt có thể thực
hiện được. “Ph t thôi nhưng mà cưới xong nó có giả tiền đâu, nó bảo
ừ mấy hôm nữa nó n p ph t, mà nó không giả thì sao đâu” (nam, 49
tuổi, Mông, Yên Bái), “hô ph t 5 triệu nó lấy tiền đâu mà đóng, cứ nói
v y thôi” (nam, 27 tuổi, Vân Kiều, Quảng Trị) “Lúc đấy em lấy ch ng
thì bên nhà b mẹ vợ [ở Văn Yên], người ta ph t m t triệu nhưng mà
b mẹ em bảo nó t thích nó đi thì kệ nó không ph t gì không ph t”
(nữ, 21 tuổi, Mông, Yên Bái).
Những qui định xử phạt cũng gây cho cán bộ địa phương sự
lúng túng, nan giải, bởi tuy họ là cán bộ, nhưng họ cũng là thành viên
của tộc người, “toàn là anh em b n bè, cũng khó” (Quảng Trị) nên
cũng không muốn làm quyết liệt. Điều này cũng dễ hiểu bởi họ nằm
trong một mạng lưới xã hội bao gồm các mối quan hệ họ tộc và làng
bản gắn kết mật thiết với nhau. Những cuộc phỏng vấn với những
người dân trong xã đều cho thấy các cán bộ địa phương không
những biết mà còn tham gia vào các đám cưới của những cặp đôi kết
hôn sớm ở nhiều tư cách: người thân trong gia đình, khách mời, hay
thậm chí là chủ hôn (nam, 47 tuổi, Mông, Điện Biên). Các cán bộ mặc
dù tuyên truyền, dọa phạt, nhưng thâm tâm van thông cam vơi cac
trương hơp vi phạm, vì bản thân họ và bố mẹ họ cũng đã từng kết hôn
sớm “Ngày xưa lấy sớm hơn, các cụ thì cũng thấy bình thường thôi, giờ
có lu t thì phải theo thôi.” (nam, 37 tuổi, cán bộ xã, Hòa Bình); “Tuyên
truyền thì mình vẫn phải tuyên truyền nhưng mà gặp những h nó ấy
thì cũng phải thông cảm thôi bi t làm th nào, ngày xưa mình đã từng
th mà.” (nữ, 35 tuổi, can bo Hoi Phu nư, Hòa Bình).
Với người Mông, cán bộ địa phương cũng không dám làm căng
vì sợ đôi trẻ bỏ đi thì khổ gia đình, hoặc tệ hơn nữa thì đi tự tử: “bây
giờ ra cơ quan chính quyền đ đăng ký k t hôn thì không đủ điều kiện,
cả hai chưa đủ tuổi, th thì phải xử lý bằng cách nào. Xử lý tiền thì
người ta cũng không có tiền, xử lý căng quá thì người ta thôi, bảo nhà
nước ra lu t như th r i thì các em ăn lá ngón t tử h t, cũng l i
phiền gánh nặng xã h i. Nói th t là bọn anh ở xã thì cũng chỉ ở mức
126
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

đ là tuyên truyền, n u như tảo hôn th t đôi này chưa đủ tuổi k t hôn
thì đ đấy chưa k t hôn, khi nào anh chị đủ tuổi lên chúng tôi k t hôn
cho, còn chưa đủ tuổi có nghĩa là châm chước, các anh chị s ng h nh
phúc không được cãi chửi nhau th thôi” (nam, 37 tuổi, Điện Biên).
Mặt khác chính quyền địa phương cũng để ngỏ cơ hội là vẫn làm đăng
kí khai sinh cho con của các cặp kết hôn sớm, tuy nhiên sẽ đánh dấu
lại để bổ sung thêm giấy đăng kí kết hôn khi cả hai vợ chồng đã đủ
tuổi quy định: “Còn bên tư pháp n u mà chưa đủ tuổi vẫn cứ đăng ký,
làm có nghĩa là mình làm trái quy định. Có nghĩa là mình vẫn đăng ký
cho người ta nhưng mình có m t cái ký hiệu và mình vẫn từ ch i người
ta là đ n bao giờ thì anh chị đủ tuổi thì l i ra bổ sung thêm cái vấn đề gì
đấy, th thôi chứ không ấy thì khó” (nam, 36 tuổi, Điện Biên).
Từ phía người dân, có sự mâu thuẫn giữa việc nhập tâm diễn
ngôn nhà nước về tảo hôn và những thực hành trong thực tế. Kết quả
phỏng vấn định tính cho thấy phần lớn người dân đều nắm rõ qui
định của pháp luật về “tảo hôn” như một hành vi vi phạm pháp luật.
Tiếp nhận những kiến thức trên truyền hình, được tuyên truyền tại
địa phương các qui định của pháp luật, và thường xuyên được nhắc
nhở, thậm chí dọa phạt, nên những ý niệm thế nào là tảo hôn, và tảo
hôn vi phạm pháp luật đã ăn sâu vào ý niệm của nhiều người. Không
chỉ ở cấp xã, mà một số thôn bản cũng đưa ra qui ước phạt riêng của
thôn (ví dụ ở Phú Cường phạt 1 triệu ở cấp xã, còn ở thôn qui định
nộp 500 nghìn). Tuy nhiên, người dân vẫn tiếp tục “vi phạm”, thậm
chí có xu hướng tăng trong khoảng 5 năm lại đây (mặc dù có giảm đi
vào năm 2016 ở xã Phú Cường). Đáng chú ý là có người hiểu rằng
quy định đó là chỉ để bắt nộp tiền, nộp phạt xong rồi cưới, chứ không
cấm cưới “tảo hôn”, “qui định của pháp lu t thì mình cứ n p ph t thôi,
n p xong thì cưới” (phụ huynh nữ, Mường Hòa Bình). “Thì nó ph t
bằng tiền chứ có phải nó cấm người mình đâu mà lo, tiền cũng phải
n p cho nó.” (nam, 56 tuổi, Mông, Yên Bái). Và vì thế vẫn nhiều người
cho rằng qui định pháp luật thì phải theo, còn độ tuổi lý tưởng kết
hôn thực tế thì thấp hơn. Ở Phình Giàng (Điện Biên), khi người
phỏng vấn hỏi về độ tuổi kết hôn phổ biến hiện nay trong cộng đồng
và thời điểm lý tưởng để kết hôn theo quan niệm của người trả lời
nếu như Nhà nước không đưa ra luật định thì gần như những người
được phỏng vấn cả nam lẫn nữ, ở cả hai độ tuổi thanh niên và trung

127
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

niên, đều cho rằng: đối với nữ giới độ tuổi lý tưởng để kết hôn là 13-
16 tuổi, và với nam giới là 15-20 tuổi.
Việc tuyên truyền mạnh về viec h nh sư hoa “toi tao hôn” cung
lơi đe doa truy to, phat tu, hay tước hộ nghèo, tước chính sách gia
đình văn hóa mới v.v..., khien ngươi dân sơ hơn so vơi mức phat
hanh ch nh bơi mưc phat không qua cao và họ có thể “kệ”, không nộp
tiền. Nh n chung, ngươi dân ơ Phu Cường (Hòa Bình) tin rang luat đa
quy đinh th phai chap hanh, “nhưng phải công bằng, không th có
nhà ph t nhà không”. Một phụ huynh nữ 35 tuổi chia se rang ngươi
dân sơ bi phat, co nha đinh to chưc cho con nhưng thay nha khac bi
phat nên không to chưc nưa, nhưng đoi vơi nhưng gia đ nh ma
khoan tien phat không phai la lơn th van không dam to chưc v sơ bi
phê b nh, bi “lay lam gương”, bi ngươi ta “noi chuyen no chuyen kia”.
Cac em gai ket hôn sơm chia se tư năm 2015 trơ ve trươc, khi ch nh
quyen chưa xư ly gat gao cac trương hơp ket hôn sơm, nhiều người
“cươi o at” khi chưa đu tuổi: nư thương ket hôn khi 15, 16 tuổi, nam
ket hôn khi 18, 19 tuổi. Vì thế, có em gái khẳng định nên ủng hộ ket
hôn sơm v “lấy ch ng sớm thì cũng khổ lắm chứ, phải đủ tuổi mới
được lấy thì cũng t t hơn” (nữ 19 tuổi, Mường, Hòa Bình). Tuy nhiên,
mot so ngươi the hien cai nh n phan bien đoi vơi ch nh sach cua nha
nươc ve đo tuổi ket hôn.
Trong số những lo ngại của người dân về qui định xử phạt mà
chính quyền tuyên truyền rất mạnh gần đây, có nhiều khía cạnh, ví
như trẻ con bây giờ yêu sớm, nếu cam ket hôn trươc tuổi th đôi lưa
yêu nhau lâu mà không đươc lay nhau, dan đen chan va bo nhau; hay
dù chính quyền có cấm thì các đôi vẫn làm lễ theo phong tục rồi ở
với nhau, như trương hơp mot em gai 14 tuổi hien giơ đa song han
bên nha chong mac du không đươc to chưc đam cươi. Như vậy cuoc
song của trẻ em cũng rat rui ro v nhơ “người ta bỏ thì cũng phải
chịu” (nữ, 35, Mường, Hòa Bình). Một người mẹ chia sẻ: “Nó đã yêu
nhau không cưới cũng lo, mà cưới thì nhà nước cấm, cũng lo, chả bi t
làm th nào. Có khi cũng s ng dở ch t dở”. Một em gái Mường 17 tuổi
cho biết đã theo về nhà chồng ở và có con, lúc đầu chồng cũng yêu
thương, nhưng “giờ thay lòng đổi d , không thích em nữa, hình như
có con khác, mà không có giấy k t hôn cũng không bỏ được, vì ch ng
không cho em b con đi”.
128
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Mặt khác, như lo lắng của một số người ở các địa bàn, với qui
định phân biệt tuổi kết hôn cho con trai và con gái như hiện nay, thì
con trai sẽ dễ bị phạt hơn vì theo luật tuổi ket hôn cua nam giơi la tư
đu 20 tuổi, trong khi con trai ơ đia phương, 18 tuổi đa hoc xong lơp
12 va co xu hương muon lap gia đ nh đe cung nhau lam ăn va on
đinh cuoc song. Còn với những em trai bỏ học sớm hơn (thường là
hết cấp 2 như ở Đa Krông), thì sẽ dẫn đến tình trạng thanh niên lêu
lổng, hư hỏng, vì không có việc gì làm. Đối với những người mẹ trẻ,
họ thấy buồn vì con họ không có giấy khai sinh, hoặc không được
mang tên bố: “Họ nói bữa ni là n u mà lấy vợ ch ng sớm mà chưa có
giấy k t hôn là không làm giấy khai sinh cho con, rứa, n u mà làm
giấy khai sinh là đưa tên ông bà ngo i đấy vô trong giấy khai sinh của
con chứ không được tên ba mẹ (nữ, 20 tuổi, Vân Kiều). Điều đó dẫn
đến hành vi khai man tuổi, đối phó với chính quyền để đủ tuổi kết
hôn: “khi em lấy ch ng năm 2012, em mới có 16 tuổi, em sinh năm 96
nhưng nhà ch ng làm h khẩu và chứng minh nhân dân, thẻ bảo hi m,
khai tăng lên em thành sinh 93, r i làm k t hôn luôn. Khi làm k t hôn
họ xem giấy h khẩu r i coi đó mà làm thẻ bảo hi m thôi.” (nữ 21 tuổi,
Vân Kiều, Quảng Trị).
Như vậy, những hình phạt mang tính chất đe dọa và hình thức
của chính quyền địa phương chỉ nhằm đến việc hạn chế các đám
cưới tổ chức cho các cặp dưới tuổi kết hôn. Trên thực tế, chính
quyền không kiểm soát được thực hành sống chung của các cặp đôi
dưới tuổi kết hôn. Những cặp đôi chưa đủ tuổi vẫn làm lễ phong tục
(cúng và mời ở phạm vi gia đình họ hàng) rồi về ở với nhau, vẫn có
con, dù không được đăng ký khai sinh, hoặc khai sinh chỉ ghi tên mẹ,
bỏ trống phần tên bố. Khi nào đủ tuổi, các em mới đi đăng ký kết
hôn, và tổ chức lễ cưới chính thức. Chính quyền gặp khó khăn trong
xử lý vi phạm (dùng chế tài để “dọa là chính”, “phạt nặng, nhưng
không tin là phạt được vì dân làm gì có tiền để đóng”); hay việc
tuyên truyền cũng chỉ là hình thức (cán bộ địa phương mặc dù “dọa
phạt” nhưng vẫn tham gia đám cưới kết hôn trẻ em vì “tình làng
nghĩa xóm, mời phải đi chứ”). Giải pháp thực sự cho vấn đề kết hôn
trẻ em - một thực hành văn hóa - cần nhiều giải pháp toàn diện hơn
việc xử lý theo luật pháp.

129
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

KẾT LUẬN
Trong báo cáo này, vấn đề kết hôn trẻ em trong các cộng đồng
dân tộc thiểu số được đặt trong bối cảnh của những thay đổi rộng
lớn cả về mặt kinh tế, xã hội, sinh thái, môi trường. Các diễn ngôn
phổ biến ở phạm vi quốc gia và quốc tế thường coi trẻ em là “nạn
nhân” của sự ép buộc hôn nhân từ nam giới, từ bố mẹ, từ thiết chế xã
hội v.v... Tuy nhiên, việc nhìn kết hôn trẻ em dưới lăng kính trẻ em là
“nạn nhân” (victim) có thể giới hạn cách hiểu của chúng ta về tính
chủ thể và những bối cảnh cụ thể của các thực hành hôn nhân (Ross
2003, Archambault 2011, Wilson 1997, Wilson and Mitchell 2003),
bởi từ góc nhìn nạn nhân, thì bố mẹ các em cũng là nạn nhân của
những sức ép xã hội, kinh tế, sinh thái, sự an toàn cá nhân trong một
xã hội phụ hệ với nhiều ràng buộc (Archambault 2011). Những diễn
ngôn có tính nhị nguyên, nhấn mạnh sự đối lập giữa nạn nhân -
người gây hại, truyền thống - hiện đại, lạc hậu - tiến bộ, tập tục
truyền thống - văn hóa mới, quyền cá nhân - quyền cộng đồng… đã
đóng khung cách hiểu của chúng ta về văn hóa, và giới hạn khả năng
gợi mở nhìn những chiều kích đa dạng khác của văn hóa địa phương
- vốn linh hoạt, đa dạng, không có các đường ranh giới cứng nhắc và
luôn có tính chỉnh thể của nó.
Thực trạng kết hôn trẻ em cho thấy đây là vấn đề phức tạp,
nhiều chiều kích và nghịch lý. Nghiên cứu cho thấy đa số hôn nhân
trẻ em gặp trong nghiên cứu là do các em tự nguyện, tự quyết định,
và gia đình chỉ thực hiện theo mong muốn của các em. Tuy nhiên,
luật nhân quyền quốc tế cho rằng ở tuổi trẻ em, các em chưa có đủ
sự chín chắn và thông tin để quyết định một việc phức tạp và có
nhiều hệ lụy như kết hôn, vì vậy việc đồng thuận tự nguyện ở độ tuổi
này không được coi là “đầy đủ”. Trẻ em bị xem là chưa có năng lực về
nhận thức, tài chính và cả pháp lý để tự giải quyết những rắc rối của
hôn nhân một cách tự chủ hoặc trước pháp luật. Mặt khác, những áp
lực của cuộc sống (ví dụ áp lực kết hôn từ cộng đồng, áp lực sinh kế,
hoặc không có lựa chọn nào khác, v.v... ) khiến cho tiêu chí “tự
nguyện” không còn được đầy đủ. Cũng từ góc độ nhân quyền, với
thực tế trẻ em gái thường bị thiệt thòi hơn, kết hôn trẻ em bị xem là

130
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

một sự phân biệt đối xử với em gái mà nhà nước có nghĩa vụ xóa bỏ.
Các em gái gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm
sóc sức khỏe bà mẹ, thiếu sự bảo vệ, giúp đỡ của các hội đoàn thể (vì
chưa là thành viên - như hội phụ nữ) khi gặp các vấn đề liên quan
đến bạo lực; nhóm trẻ em là con của các cặp tảo hôn/kết hôn trẻ em
cũng gặp những vấn đề trong thực hiện quyền của mình: các em
không được đăng ký khai sinh hoặc đăng ký khai sinh như con ngoài
giá thú (chỉ có tên bố hoặc tên mẹ), một số địa phương thực hiện
việc không cho đăng ký khai sinh như một hình thức phạt, điều này
là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng thông tin đăng
ký khai sinh ở các địa bàn không cao và thiếu tính chính xác; các em
cũng gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vì
không có thẻ bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, từ góc nhìn nhân học, sở dĩ thực hành kết hôn trẻ
em tiếp tục tồn tại bởi nó có những lý do gắn với bối cảnh môi
trường, kinh tế, xã hội và văn hóa tộc người. Nghiên cứu này khảo
sát ở bốn địa bàn với ba tộc người (Mông, Vân Kiều và Mường) cho
thấy mặc dù bị nhập tâm bởi diễn ngôn phổ biến về “tảo hôn” của
quốc gia và quốc tế, các cộng đồng tộc người có cách hiểu và diễn
giải khác nhau về thực hành kết hôn sớm, và vấn đề kết hôn trẻ em
bị tác động bởi nhiều nhân tố qua lại.
Như những nền văn hóa khác, “tình yêu” và “hôn nhân” có một
mối quan hệ chặt chẽ trong cuộc sống của tộc người Mường, Mông
và Vân Kiều trong nghiên cứu này. Từ mong muốn được ở bên nhau
của tình yêu đôi lứa dẫn tới quyết định gắn kết cả hai bằng cuộc hôn
nhân, từ đó lập nên gia đình. Cách tư duy rằng hôn nhân là đích đến
tất yếu và cần thiết của tình yêu đã trở thành ý niệm được duy trì và
củng cố trong các tộc người, thông qua quá trình cá nhân tiếp nhận
giáo dục từ gia đình và cộng đồng. Những qui chuẩn văn hóa dựa
trên các giá trị của nền văn hóa phụ hệ, trong đó đàn ông được trông
đợi là người chủ gia đình, phụ nữ được trông đợi trở thành vợ và mẹ,
cùng với bối cảnh cuộc sống của cộng đồng tộc người chỉ quay quanh
công việc “làm ăn” lao động để sinh tồn, đã chi phối mọi nhận thức
và thực hành tình yêu và hôn nhân. Vì coi trọng việc “làm ăn” nên tất
cả các hoạt động trong đời sống hầu như đều phục vụ mục đích sinh
131
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

tồn. Do sống trong điều kiện đòi hỏi đứa trẻ tham gia vào việc đóng
góp sức lực, kinh tế cho gia đình, trẻ em DTTS được xem là trưởng
thành khá sớm so với độ tuổi qui định kết hôn trong luật pháp. Nam
nữ đến tuổi trưởng thành được trông đợi không hưởng thụ mà phải
tập trung vào lao động sinh sống. Học hành nếu không đáp ứng cho
mục tiêu đó cũng trở thành thứ yếu. Trong số năm chức năng cơ bản
của gia đình (chức năng tái sản xuất, chức năng kinh tế, chức năng
giáo dục - xã hội hóa, chức năng chăm sóc sức khoẻ và chức năng
thoả mãi nhu cầu tâm lý, tình cảm, tinh thần), nếu như trong xã hội
hiện đại gia đình đang có xu hướng dần mất đi chức năng sản xuất và
thay bằng chức năng tiêu dùng, thì đối với các cộng đồng DTTS, gia
đình vẫn là một đơn vị sản xuất quan trọng, và vì thế, trong bối cảnh
văn hóa tộc người, kết hôn trẻ em giúp hiện thực hóa chức năng này.
Những tác nhân dẫn đến thực hành kết hôn trẻ em bao gồm sự
duy trì các qui chuẩn và giá trị văn hóa phụ hệ và sự trông chờ của
vai trò giới (trong đó trẻ em gái thường bị thiệt thòi và thiếu cơ hội
hơn so với trẻ em trai), thiếu đất đai, hệ sinh thái nghèo, đời sống vật
chất khó khăn, sự tăng trưởng dân số, khó tiếp cận với giáo dục ở
trình độ trung học (cấp 3), thiếu thông tin về sức khoẻ sinh sản, ít cơ
hội việc làm, thiếu phương tiện giải trí lành mạnh… Bên cạnh đó, sự
tiếp cận của trẻ em với các phương tiện liên lạc hiện đại gần đây như
internet, Facebook, Zalo, các trò game…, cơ sở hạ tầng được đầu tư
thuận lợi cho giao thông, cơ hội giáo dục học tập nội trú, sự gia tăng
của các phương tiện cá nhân (xe máy), sự phổ biến của tivi, cũng như
sự giản đơn hóa các nghi thức kết hôn so với truyền thống khiến áp
lực về tài chính khi kết hôn giảm xuống, lại khiến cho tình trạng kết
hôn sớm quay lại và dường như phổ biến hơn giai đoạn trước. Điều
này dường như hoàn toàn đối lập khi đối chiếu với các diễn ngôn
phổ biến cho rằng các “hủ tục”, “phong tục lạc hậu” của các nhóm
dân tộc thiểu số là một trong những nguyên nhân chính của hiện
tượng kết hôn trẻ em ở các cộng đồng miền núi, bởi điều gây ngạc
nhiên nhất có lẽ là bởi không phải các phong tục truyền thống mà
chính sự du nhập các làn sóng văn hóa “hiện đại” mới là tác nhân
thực sự ảnh hưởng đến hiện trạng kết hôn trẻ em của các nhóm dân
tộc thiểu số thời gian gần đây. Đây là những nghịch lý cho thấy vấn

132
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

đề kết hôn sớm không thể được xem như là di sản của “truyền
thống” và văn hóa phụ hệ nghiệt ngã với phụ nữ, mà cần phải được
nhìn nhận tổng thể, trong mối quan hệ đa chiều giữa các thành tố,
mà trong đó cộng đồng tộc người đang là chủ thể trải nghiệm tất cả
những sự biến đổi nhanh chóng từ những tác động bên ngoài, trong
khi những gốc rễ nền tảng cho sự phát triển cân bằng và bền vững
của tộc người (như đất sản xuất, sinh kế bền vững, đa dạng lựa
chọn…) lại đang bị lung lay. Kết hôn trẻ em trở thành một phương
thức đối phó với các biến động xã hội này, trở thành “chiến lược”
đem lại cảm thức về an toàn sinh kế, kiểm soát tình dục và đạo đức
trẻ em. Nói cách khác, trong bối cảnh vẫn còn nghèo đói và ít cơ hội
lựa chọn, sự gia tăng kết hôn trẻ em những năm gần đây có thể xem
như một sự phản ứng có tính chi n lược của c ng đ ng t c người
trước s mất an toàn sinh k và s rủi ro trong đời s ng xã h i.

133
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

KHUYẾN NGHỊ
Ở cấp độ chính sách và truyền thông
• Cần thay đổi diễn ngôn về kết hôn trẻ em hiện nay. Nên dừng
tuyên truyền các diễn ngôn theo hướng quy kết kết hôn trẻ em là
“phong tục tập quán lạc hậu” hay “tệ nạn xã hội”. Một số phong tục
truyền thống của các dân tộc thiểu số (thách cưới, tiền sữa mẹ, bỏ
của…) thậm chí lại là những yếu tố hạn chế xảy ra trình trạng kết hôn
sớm. Những diễn ngôn tiêu cực về kết hôn trẻ em không làm thay đổi
hành vi, mà chỉ dẫn đến sự che giấu thực trạng ở các địa bàn. Truyền
thông nên nhấn mạnh vào khía cạnh tích cực của việc kết hôn đủ tuổi
và cơ hội tốt hơn cho trẻ em.
• Cần nâng độ tuổi “trẻ em” lên 18 để các em trong độ tuổi
chưa thành niên có quyền lợi rõ ràng hơn về chăm sóc sức khỏe, tư
vấn sức khỏe sinh sản và các hỗ trợ khác trong trường hợp các em
đứng trước quyết định kết hôn. Nghiên cứu này cho thấy độ tuổi của
các cặp kết hôn phổ biến nhất là 16-18; các em không đủ tuổi kết
hôn tối thiểu theo luật pháp, nhưng lại không được luật pháp bảo vệ
vì không được coi là “trẻ em”.
• Chính sách/đề án giảm thiểu kết hôn trẻ em cần được xây
dựng đi kèm với các chính sách và biện pháp tổng thể (chiến lược
truyền thông theo hướng tích cực, giáo dục kỹ năng sống, giá trị
sống, tạo động lực cho thanh niên; tăng cường sử dụng mạng xã hội
để truyền thông và tiếp cận các em; thêm điểm trường gần bản làng
để khuyến khích học sinh đi học, mở rộng các cơ hội việc làm, phát
triển sinh kế, tạo các không gian giải trí lành mạnh…)
• Kết hôn trẻ em phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội rộng
lớn, ở mỗi địa phương và khu vực lại có những khác biệt và đặc thù
riêng. Cần phải có nghiên cứu đầu vào và tham vấn cộng đồng tại
mỗi địa phương để tìm ra nhân tố thúc đẩy hay giảm thiểu kết hôn
trẻ em, từ đó xây dựng ra chiến lược phù hợp tại từng địa bàn. Cộng
đồng cần được tham gia một cách chủ động trong các hoạt động xây
dựng can thiệp.
• Các địa phương cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật
để đảm bảo quyền lợi và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, không nên sử

134
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

dụng việc trì hoãn cấp giấy khai sinh cho con của các cặp kết hôn
sớm như một hình thức răn đe, xử phạt.
• Không nên đưa tiêu chí giảm tỉ lệ kết hôn trẻ em vào tiêu chí
thi đua của địa phương bởi điều này không những không giúp cải
thiện tình hình mà ngược lại còn tạo ra những bất cập. Các địa
phương có tâm lý chạy đua theo thành tích và chỉ tiêu nên dẫn đến
việc giấu hoặc cung cấp số liệu sai so với thực tế. Điều này đã tạo ra
nhiều khó khăn cho các tổ chức khi muốn tìm hiểu và hỗ trợ giảm
thiểu tình trạng kết hôn trẻ em.

Ở cấp độ cộng đồng


• Khuyến khích cộng đồng địa phương tạo ra các không gian và
hoạt động giải trí, tập huấn kĩ năng và giá trị sống cho thanh thiếu
niên. Những tập huấn về giá trị và kĩ năng sống sẽ giúp các em được
nâng cao năng lực và khả năng đưa ra các quyết định tốt và phù hợp
hơn trong việc lựa chọn kết hôn.
• Tăng cường việc truyền thông, tập huấn nhằm nâng cao
nhận thức về vai trò của cả người nam và người nữ trong quan hệ
yêu đương và kết hôn, và tầm quan trọng của việc con trai cũng
như con gái được tôn trọng như nhau và đối xử bình đẳng ngay
trong gia đình mình.
• Trẻ em được trang bị kiến thức và kỹ năng tốt hơn cũng như
được cung cấp thông tin đầy đủ để các em có thể có quyết định đúng
và phù hợp trong hôn nhân của mình.
• Xây dựng các mạng lưới tương hỗ (đồng đẳng) dành cho cả
trẻ em gái và trai để tìm kiếm lời khuyên và sự giúp đỡ trong quyết
định kết hôn và sau khi kết hôn
• Đẩy mạnh giáo dục sức khỏe sinh sản và “tiền hôn nhân”
trong trường học và cộng đồng cho trẻ em ở lứa tuổi cấp hai nhằm
giúp các em tự chăm sóc bản thân và giảm thiểu việc mang thai ngoài
ý muốn. Khuyến khích việc trao đổi, “Bình thường hóa” việc sử dụng
các biện pháp tránh thai, để các em không ngại ngần xấu hổ trong
việc sử dụng và nói về tình dục; đồng thời đảm bảo thanh thiếu niên
có khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và tư vấn sức khỏe sinh
sản dễ dàng.
135
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC ĐỊA BÀN

Quảng Trị
• Đào tạo tay nghề, kĩ năng mềm để tăng năng lực của người
lao động, giúp họ có khả năng cạnh tranh trên thị trường việc làm.
• Xây dựng chiến lược đa dạng hóa sinh kế cho người dân. Thí
điểm các mô hình sinh kế mới về chăn nuôi trong bối cảnh quỹ đất
hẹp, chất lượng đất xấu.
• Xây dựng củng cố mạng lưới tương hỗ (bạn bè) cho các em
gái để làm chỗ dựa cho các em khi đưa ra quyết định hôn nhân hoặc
những vấn đề nảy sinh sau hôn nhân.
• Bạo lực gia đình khá phổ biến ở người Vân Kiều và chưa có cơ
chế báo cáo vụ việc bạo hành gia đình hiệu quả. Cần đưa vấn đề bạo
hành trong gia đình ra cộng đồng để nhìn nhận và thảo luận rộng rãi,
giúp trẻ em có nhận thức đầy đủ về sự phức tạp của việc kết hôn
(thay vì nghĩ về hôn nhân qua lăng kính màu hồng).
• Tạo ra không gian và hoạt động giải trí lành mạnh cho thanh
thiếu niên.

Yên Bái và Điện Biên


• Xây dựng thêm điểm trường trong thôn bản thay vì để trẻ em
phải học tập trung ở xã.
• Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho nam giới và nữ giới
• Nâng cao vị thế và tiếng nói của trẻ em gái trong việc ra quyết
định. Xây dựng cơ chế hỗ trợ và can thiệp để giảm thiểu nguy cơ phải
kết hôn khi không sẵn sàng cho các em gái trong các trường hợp bị
kéo vợ cưỡng ép. Nâng cao nhận thức các cơ hội lựa chọn cho trẻ em
gái, xây dựng cơ chế tư vấn và hỗ trợ cho các em gái mang thai ngoài
ý muốn. Giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho trẻ em nam và nữ,
ngăn ngừa việc trẻ chọn hình thức ăn lá ngón tự tử khi gặp vấn đề
trong cuộc sống.

136
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

• Tạo ra không gian và hoạt động giải trí lành mạnh cho thanh
thiếu niên, kết hợp với các hoạt động hướng nghiệp.

Hòa Bình
• Xây dựng các chương trình hướng nghiệp cho thanh thiếu
niên, bao gồm kĩ năng lựa chọn, tìm và xin việc cùng với những kĩ
năng mềm thiết yếu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường việc làm
và những kĩ năng để hòa nhập với môi trường sống mới. Đi cùng với
hướng nghiệp là các hoạt động kết nối, hỗ trợ cung cấp thông tin về
cơ hội việc làm cho thanh niên.
• Xây dựng các không gian và hoạt động giáo dục kĩ năng sống
và giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên.

137
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Tài liệu tham khảo


Baulch, B., Nguyen Thi Minh Hoa, Nguyen Thi Thu Phuong and Pham
Thai Hung. 2009. Nghèo ở dân t c thi u s ở Việt Nam. Ngân hàng
Thế giới Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2016. Công văn s 4406/BGDDT-GDDT ngày
8 tháng 9 năm 2016 về việc hướng dẫn th c hiện nhiệm vụ năm học
2016-2017 đ i với giáo dục dân t c Congress.
Bộ Giáo dục và Đào tạo and UNICEF. 2013. “Báo cáo trẻ em ngoài nhà
trường: nghiên cứu của Việt Nam.” Hà Nội: UNICEF. Retrieved.
(http://www.uis.unesco.org/Education/Documents/viet-nam-osci-
report-vietnamese.pdf).
Bộ Tư pháp. 2013. Báo cáo tổng k t thi hành lu t hôn nhân và gia
đình năm 2000 (ngày 15 tháng 7 năm 2013) Congress.
Bộ Y tế. 2014. Thông báo s 1121/TB-BYT ngày 6 tháng 11 năm 2014
ý ki n k t lu n của b trưởng b y t t i h i nghị “Tăng cường chất
lượng công tác y t cho các tỉnh miền núi phía bắc” tổ chức t i Tỉnh
Điện Biên ngày 17/10/2014 Congress.
Brundage, James A. 1987. Law, Sex, and Christian Society in Medieval
Europe. Chicago, IL: University of Chicago Press.
Cowan, Jane K., Marie-Bénedicte Dembour và Richard A.Wilson
(eds). 2001. Culture and Rights: Anthropological Perspectives.
Cambridge: Cambridge University Press.
Cummins, Deborah. 2017. Teenage Pregnancy and Early Marriage:
Research on the Decision-Making Pathways of Young Women in the
Municipalities of Covalima, Aileu and Dili. UNFPA và Plan
International.
Demand, Nancy H. 1994. Birth, Death, and Motherhood in Classical
Greece. Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press.
Dixon, Ruth B. 1971. Explaining cross-cultural variations in age at
marriage and proportions never marrying. Population Studies: A
Journal of Demography 25(2): 215-233.

138
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Đỗ, Thị Quỳnh Hương. 25/10/2016. “Child Marriage Has Negatively


Affected the Population Quality.” Thuyết trình tại Hội thảo Quốc gia
về Kết hôn trẻ em, Hà Nội, Việt Nam.
Goodale, Mark (2006). “Ethical Theory as Social Practice”. American
Anthropologist, vol 108, issue 1, pp.25-37
Jones, Nicola, Elizabeth Presler-Marshall and Tran Thi Van Anh.
2014. “Early Marriage among Viet Nam's Hmong: How Unevenly
Changing Gender Norms Limit Hmong Adolescent Girls” Options in
Marriage and Life.” Vol. London: Overseas Development Institute
(ODI).
Jones, Nicola, Elizabeth Presler-Marshall, and Trần Thị Vân Anh.
2013. “Gender justice: listening to the aspirations and priorities of
Hmong girls in Viet Nam.” Overseas Development Institute.
Le Strat, Yann, Caroline Dubertret, và Bernard Le Foll. 2011. “Child
Marriage in the United States and Its Association with Mental Health
in Women.” PEDIATRICS tháng 5/2011: 524-530.
Messer, Ellen. 1993. “Anthropology and Human Rights”. Annual
Review of Anthropology, 22: 222-249
Ngân hàng Thế giới (World Bank). “Tổng quan về Việt Nam.” Cập
nhật ngày 26/9/2016. Truy cập ngày 20/1/2017.
http://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview
Nguyễn, Thị Hương, Pauline Oosterhoff, and Joanna White. 2011.
“Aspirations and realities of love, marriage and education among
Hmong women.” Culture, Health and Sexuality: An International
Journal for Research, Intervention and Care 13(2): 201-215.
Nguyễn, Thị Tư. 25/10/2016. “Overview Report on Socio-Economic
Situation and Some Recommendations on Solutions for Child
Mariage in Ethnic Minority Areas.” Thuyết trình tại Hội thảo Quốc
gia về Kết hôn trẻ em, Hà Nội, Việt Nam.
Nguyễn, Thùy Linh. 2016. Childbirth, Maternity, and Medical
Pluralism in French colonial Vietnam, 1880-1945. New York:
University of Rochester Press.

139
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Nguyễn, Trần Lâm. 2008. “Sức khỏe sinh sản của đồng bào H'Mong
tỉnh Hà Giang: Nghiên cứu Nhân học Y tế.” Quỹ Dân số Liên Hiệp
Quốc tại Việt Nam.
Plan-International. 2016. “Child Marriage.” Cập nhật ngày
26/12/2016 (https://plan-international.org/because-i-am-a-
girl/child-marriage#).
Plan International Australia. 2014. Just Married, Just A Child: Child
Marriage in the Indo-Pacific Region.
Preis, Anna-Belinda S. 1996. Human Rights as Cultural Practice: An
Anthropological Critique. Humang Rights Quarterly 18(2): 286-315.
Quốc hội. 1960. Lu t hôn nhân và gia đình Congress.
Quốc hội. 2014. Lu t hôn nhân và gia đình được Qu c h i nước C ng
hòa xã h i chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
19 tháng 6 năm 2014 Congress.
Quốc hội Khóa XIII. 2016. Lu t trẻ em được Qu c h i nước C ng hòa
XHCN Việt Nam thông qua t i kỳ họp thứ 11 ngày 5 tháng 4 năm 2016
Congress.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). 2013. “Ending Child
Marriage: Progress and Prospects.” Truy cập ngày 20/9/2016.
http://data.unicef.org/corecode/uploads/document6/uploaded_pdf
s/corecode/Child-Marriage-Brochure-HR_164.pdf
Raj, Anita, Niranjan Saggurti, Donta Balaiah, và Jay G. Silverman.
2009. “Prevalence of child marriage and its effect on fertility and
fertility-control outcomes of young women in India: a cross-
sectional, observational study.” The Lancet 378(9678): 1883-1889.
Richards, Jeffrey. 1994. Sex, Dissidence and Damnation: Minority
Groups in the Middle Ages. Hove, UK: Psychology Press.
Tổng cục Thống kê và UNICEF. 2015. Điều tra đánh giá các mục tiêu
trẻ em và phụ nữ Việt Nam.
Turner, Terrence. 1997. “Human Rights, Human Difference:
Anthropology”s Contribution to an Emancipatory Cultural Politics”.
Journal of Anthropological Research 53(3):273-291.

140
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Tráng Thị Giàng. 2010. N n tảo hôn và tác đ ng của nó đ n chương


trình dân s /k ho ch hóa gia đình ở vùng người H’Mong huyện M c
Châu, tỉnh Sơn La. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, Khoa Văn hóa
DTTS, Đại học Văn hóa Hà Nội.
UBDT. 2014. Tờ trình s 28/TTR-UBDT ngày 27 tháng 12 năm 2014
về việc phê duyệt đề án “Giảm thi u tình tr ng tảo hôn và hôn nhân
c n huy t th ng trong đ ng bào dân t c thi u s ”.
UBND huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế. 2013. Đề án ngày 20
tháng 6 năm 2013 ngăn chặn, đẩy lùi n n tảo hôn và hôn nhân c n
huy t th ng giai đo n 2013-2017 và định hướng đ n năm 2020
Congress.
UBND huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. 2015. K ho ch ngày 22 tháng
10 năm 2015 th c hiện đề án giảm thi u tình tr ng tảo hôn và hôn
nhân c n huy t th ng trong vùng đ ng bào dân t c thi u s giai đo n
2015 - 2020 trên địa bàn huyện Hữu Lũng Congress.
UBND tỉnh An Giang. 2015. Quy t định s 41/2015/QĐ-UBND ngày 1
tháng 12 năm 2015 về việc ban hành quy định trình t , thủ tục xây
d ng và công nh n quy ước của khóm, ấp trên địa bàn tỉnh An Giang
Congress.
UBND tỉnh Gia Lai. 2015. K ho ch s 5762/KH-UBND Tỉnh Gia Lai
ngày 17 tháng 12 năm 2015 th c hiện đề án “Giảm thi u tình tr ng
tảo hôn và hôn nhân c n huy t th ng trong vùng dân t c thi u s giai
đo n 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Gia Lai Congress.
UBND tỉnh Phú Thọ. 2015. K ho ch s 4016/KH-UBND tỉnh Phú Thọ
ngày 30 tháng 9 năm 2015 th c hiện đề án “Giảm thi u tình tr ng tảo
hôn và hôn nhân c n huy t th ng trong vùng dân t c thi u s giai
đo n 2015-2020” tỉnh Phú Thọ Congress.
UBND tỉnh Yên Bái. 2015. Đề án về công tác dân s - k ho ch hóa gia
đình t i 72 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái giai đo n 2016-2020
(phê duyệt kèm theo quy t định s 28/2015/QĐ-UBND ngày
31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái) Congress.
UNFPA (2008). Sức khoẻ sinh sản của đ ng bào Mông tỉnh Hà Giang.
Nghiên cứu Nhân học Y t . Do TS. Nguyễn Trần Lâm viết. Hà Nội
2008.
141
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Vũ, Mạnh Lợi, và Nguyễn Hữu Minh. 25/10/2016. “Child Marriage in


Vietnam (UNFPA &UNICEF).” Thuyết trình tại Hội thảo Quốc gia về
Kết hôn trẻ em, Hà Nội, Việt Nam.
Wilson, Richard (ed). 1997. Human Rights, Culture and Context:
Anthropological Approaches. London: Pluto.
World Vision. 2016. “Force and Early Marriage.” Cập nhật ngày
26/12/2016 (https://www.worldvision.com.au/global-issues/
work-we-do/ forced-child-marriage).
Yarrow, Elizabeth, Kara Apland, Kristen Anderson, và Carolyn
Hamilton. 13/6/2017. Getting the Evidence: Asia Child Marriage
Initiative. Coram Children”s Legal Centre (CCLC) và Plan Asia.
Zhang D. 1991. “Changes of marriage age in ancient China.” Ren Kou
Xue Kan Tháng 4(2): 34-7.

142
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Tài liệu đọc thêm


Archambault, Caroline S (2011). “Ethnographic Empathy and the
Social Context of Human Rights: “Rescuing” Maasai Girls from Early
Marriage”. American Anthropologist, vol 113, No 4, pp.632-643.
Brown, Dan. 2016. “Early Marriage in Vietnam: Who Gets Married
Early and What Is Early Marriage Associated With?” Vol. Hanoi.
Công Ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em theo nghị quyết
44/25 ngày 20/11/1989 của đại hội đồng liên hợp quốc (liên hợp
quốc 1989).
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(cedaw) (Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam dịch và
giới thiệu 1979).
ChildFund Vietnam. 2015. “Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh 2015: “Lắng
nghe trẻ em nói”. Vol. Hà Nội: ChildFund Vietnam.
Committee for Ethnic Minority Affairs and UN Women. 2015.
“Briefing Note on the situation of ethnic minority women and girls in
Viet Nam.” Vol. Hanoi.
Đặng Đức Phú and Trịnh Thị Kim Ngọc. 2013a. “Tổng quan về tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên thế giới và Việt
Nam.” Paper presented at the Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số,
Hà Nội.
Đặng Đức Phú and Trịnh Thị Kim Ngọc. 2013b. “Tổng quan về tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên thế giới và Việt
Nam.” Paper presented at the Hội thảo “Thực trạng và giải pháp
giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân
tộc thiểu số” ngày 2 tháng 7 năm 2013 tại Hà Nội, Hà Nội.
Đỗ Ngọc Tấn, Nguyễn Thị Thanh, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Thu Nam,
DĐinh Văn Quảng, Hoàng Kiên Trung and Dương Văn Minh. 2003.
“Một số đặc điểm về hôn nhân và gia đình của dân tộc Mông và dao ở
hai tỉnh Lai Châu Và Cao Bằng.” Vol. Hà Nội: Ủy ban Dân số, Gia đình
và Trẻ em.

143
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

FitzGerald, Ingrid. 25/10/2016. “Child Marriage - International &


Regional Perspectives.” Thuyết trình tại Hội thảo Quốc gia về Kết
hôn trẻ em, Hà Nội, Việt Nam.
Goodale, Mark and Sally Engle Merry (eds) (2006). The practice of
Human Rights: Tracking Law between the Global and Local.
Cambridge: Cambridge University Press.
Hội bảo vệ quyền của trẻ em Việt Nam. 2015. “Báo Cáo Số 87/Bc-
Hbvqte ngày 25 tháng 5 năm 2015 tổng kết công tác hội năm 2014
và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.” Vol. Hà Nội: Hội bảo vệ
quyền của trẻ em Việt Nam.
Hong Anh Vu. 2010. “Báo cáo hiện trạng bất bình đẳng giới trong
cộng đồng người dân tộc thiểu số.” Vol. Hà Nội: Oxfam, ActionAid,
iSEE, Caritas.
Institute for Studies of Society, Economy and Environment (iSEE).
2010. “Assessment on the Access to and Utilization of Legal Services
by Ethnic Minority Women.” Vol. Hanoi: iSEE.
Jain, Saranga, và Kathleen Kurz. 2007. “New Insights on Preventing
Child Marriage: A Global Analysis of Factors and Programs.”
International Center for Reseach on Women (ICRW) đại diện cho
Pact Inc. Truy cập ngày 12/10/2016.
Myers, Juliette. 2013. Untying the Knot: Exploring Early Marriage in
Fragile States. Edited by World Vision.
Nguyễn Thị Tư. 2013. “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống dưới
góc nhìn bình đẳng giới.” Paper presented at the Hội thảo “Thực
trạng và giải pháp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong đồng bào dân tộc thiểu số” ngày 2 tháng 7 năm 2013 tại Hà
Nội, Hà Nội.
Santhya, K.G., Usha Ra, Rajib Acharya, Shireen J. Jejeebhoy, Faujdar
Ram, và Abhishek Singh. 2010. “Associations between early
marriage and young women”s marital and reproductive health
outcomes: Evidence from India.” International Perspectives on Sexual
and Reproductive Health 36(3): 132-139.

144
KẾT HÔN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM
Một phân tích từ góc nhìn Nhân học

Thủ tướng Chính phủ. 2005. Quy t định s 106/2005/QĐ-TTG của


Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chi n lược xây d ng gia đình
Việt Nam giai đo n 2005-2010 (ngày 16 tháng 5 năm 2005) Congress.
Thủ tướng Chính phủ. 2015. Quy t định s 498/QĐ-TTG của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Giảm thi u tình tr ng tảo hôn và
hôn nhân c n huy t th ng trong vùng dân t c thi u s giai đo n 2015
- 2025” (ngày 14 tháng 4 năm 2015) Congress.
Tổng cục thống kê. 2011. Tổng điều tra dân s và nhà ở Việt Nam
2009: Cấu trúc tuổi - giới tính và tình tr ng hôn nhân của dân s Việt
Nam. Hà Nội: Tổng cục Thống kê và UNFPA.
Tổng cục thống kê. 2015. Điều tra dân s và nhà ở giữa kỳ thời đi m
1/4/2014: các k t quả chủ y u. Hà Nội: Tổng cục Thống kê.
Trần Văn Phòng. 2013. “Hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống ở một số cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.” Paper
presented at the Hội thảo “Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số”
ngày 2 tháng 7 năm 2013 tại Hà Nội, Hà Nội.
United Nations Children's Fund and Innocenti Research Centre.
2001. “Early Marriage: Child Spouse.” Vol. Florence, Italy.
Ủy ban Dân tộc. 2014. Tờ trình s 28/TTR-UBDT ngày 27 tháng 12
năm 2014 về việc phê duyệt đề án “Giảm thi u tình tr ng tảo hôn và
hôn nhân c n huy t th ng trong đ ng bào dân t c thi u s ” Congress.
Ủy ban Dân tộc. 2015a. Quy t định s 439/QĐ-UBDT ngày 13 tháng 8
năm 2015 ban hành k ho ch th c hiện đề án giảm thi u tình tr ng
tảo hôn và hôn nhân c n huy t th ng trong vùng dân t c thi u s giai
đo n 2015-2020 (Giai đo n I) Congress.
Ủy ban Dân tộc. 2016. quy t định s 138/QĐ-UBDT ngày 30 tháng 3
năm 2016 ban hành k ho ch th c hiện đề án “Giảm thi u tình tr ng
tảo hôn và hôn nhân c n huy t th ng trong vùng đ ng bào dân t c
thi u s năm 2016” Congress.
World Vision. 2015. “Báo cáo tổng kết 2015.” Vol. Hà Nội: World
Vision.

145

You might also like