Võ Hoàng Đầy - Bài dự thi- Gia đình văn hóa; XD Gia đình hạnh phúc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Võ Hoàng Đầy

Chi bộ: Trường Tiểu học Phan Huy Ích


Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phan Huy Ích
Bài dự thi:

VĂN HOÁ GIA ĐÌNH; XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Gia đình vừa là tổ ấm thiêng liêng của mỗi người, vừa là tế bào của xã
hội, là cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ nhưng cũng không ít
thách thức và biến động khó lường, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, văn minh có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
bền vững của đất nước. Chính vì thế, chúng ta phải cần xây dựng gia đình hạnh
phúc.
Chắc hẳn ai cũng mong muốn mình được sinh ra có một gia đình, một tổ
ấm, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. “Mỗi người luôn có một nơi để về, đó là
nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình”. Ðặc biệt, gia đình luôn là
cội nguồn của mọi thành công, là điểm xuất phát và nơi nương tựa để mỗi người
vượt qua khó khăn trong công việc và cuộc sống. Gia đình là nơi cuộc sống bắt
đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc. Đó là món quà tuyệt vời nhất, là điểm
tựa vững chắc nhất, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi con người. Thật tuyệt
vời không ở đâu, con người lại sống với nhau bằng tình cảm chân thực và ngập
tràn yêu thương như trong mái ấm gia đình.
Nhân cách của con người được hình thành, phát triển từ mỗi gia đình và
xã hội. Gia đình là tổ ấm, là nơi đi và cái đích trở về của mỗi người sau những lo
toan, nhọc nhằn của cuộc sống. Hơn ai hết gia đình đặc biệt là người thân, người
lớn hơn luôn cho ta những lời khuyên hướng đi đúng đắn, gia đình là cha là mẹ,
ông bà cô dì chú bác, là vợ chồng, con cái… gia đình tập thể, làng xóm, xã hội.
Cùng chung mục tiêu để phấn đấu, chấp nhận đối mặt và vượt qua những khó
khăn. Chịu trách nhiệm về những việc mình làm nghiêm khắc với những sai trái

1
tha thứ và cho nhau những cơ hội sửa sai để bắt đầu lại cuộc sống mới tốt đẹp
hơn.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia
đình. Người khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng
lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng
tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Nhưng hôn nhân dù thời trước hay bây giờ thì nền tảng vẫn là tình cảm
tình yêu, tình nghĩa...và mỗi người đều lao động, phải có trách nhiệm để đảm
bảo cuộc sống. Trong quan hệ vợ chồng, tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận vừa
là chuẩn mực đạo đức, vừa là yêu cầu, nguyên tắc cơ bản. Vợ chồng nên chú
trọng đến sự thủy chung, coi đây là chuẩn mực, tiêu chí hàng đầu trong quan hệ
hôn nhân. Đồng thời, sự hòa thuận vợ chồng, “thuận vợ thuận chồng, tát biển
Đông cũng cạn” cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng để duy trì hạnh phúc gia
đình. Cái tình, cái nghĩa gắn kết vợ chồng trong mọi hoàn cảnh và nhiều khi trở
thành sợi dây níu giữ những cặp vợ chồng đứng trước nguy cơ tan vỡ.
Con của tôi từng nói: “Con cảm ơn cha mẹ đã đến với nhau để con được
sinh ra trong cuộc đời này”. Vâng chúng tôi thật sự rất xúc động với những cảm
giác khi được làm cha làm mẹ, niềm vui hạnh phúc khi con chào đời, con biết
ơn, con thành công...Những cung bậc cảm xúc chỉ người trong cuộc mới hiểu.
Chúng tôi có trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh, cố gắng lao động răn dạy con cái.
Cuộc sống vợ chồng tôi cũng có những khó khăn riêng, mỗi người cũng cái tôi,
không ít lần không cùng quan điểm, cách sống, tranh luận nhưng dù cuộc sống
hiện đại có những khó khăn, trắc trở, chúng tôi đều cố gắng sửa chữa, duy trì
những bữa cơm gia đình đầm ấm hoặc cùng lao động, vui chơi, chú trọng gìn giữ
sự thủy chung, tình nghĩa và hòa thuận, tạo nên sức mạnh to lớn để gia đình vượt
qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, cùng nhau xây đắp hạnh phúc và tương
lai. Trong mối quan hệ vợ chồng nên cùng đồng hành, cùng chia sẽ, hỗ trợ giúp
đỡ nhau hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Không ngừng uốn nắn bản thân
làm gương cho thế hệ trẻ, thấy mình trưởng thành và có trách nhiệm với con cái
với gia đình nhỏ với người thân với học trò với nghề nghiệp và xã hội.
2
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: “Thực hiện
chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp,
xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”. Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XIII đề ra nhiệm vụ: “Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã
hội trong việc xây dựng môi trường văn hoá”. Chỉ có thế, mỗi chúng ta, mỗi gia
đình mới có đủ sự sáng suốt và năng lực để tiếp tục chuyển tiếp các giá trị đạo
đức và nếp sống gia đình truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Mỗi cá nhân
lại có những nhu cầu những mơ ước, cầu tiến, tham vọng khác nhau... Mong
muốn nhiều hơn những gì chúng ta có thể đạt được. Hãy cố gắng phấn đấu, lao
động, chấp nhận khó khăn cố gắng vươn lên, cầu tiến chứ đừng tham lam, thất
vọng, lạc hướng... Ðể gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là “tế bào”
lành mạnh của xã hội, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức trong việc gìn giữ và
xây dựng nếp sống văn hóa gia đình./.

You might also like