bai-tap-trac-nghiem-theo-chuong (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THEO CHƯƠNG

Kinh Tế Lao Động (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KINH TẾ LAO ĐỘNG
Câu 1: Kinh tế học chuẩn tắc phân tích:
A. Điều gì sẽ không xảy ra
B. Điều gì có thể xảy ra
C. Điều gì nên làm
D. Đó là gì
Câu 2: Hiệu quả Pareto hàm ý rằng:
A. Doanh nghiệp tối đa hóa chi phí sản xuất
B. Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động đều đạt được mục tiêu của mình
C. Tất cả các giao dịch có lợi cho các bên đã hoàn thành
D. Doanh nghiệp không thể sản xuất hết công suất do sự can thiệp của Nhà nước
Câu 3: Khi phân tích cá nhân người lao động, các nhà kinh tế cho rằng mục tiêu của họ là:
A. Tối đa hóa sở hữu
B. Tối đa hóa lợi nhuận
C. Giảm thiểu tiếc nuối khi ra quyết định
D. Tối đa hóa lợi ích
Câu 4: Hàng hóa nào không phải hàng hóa công cộng:
A. An ninh quốc phòng
B. Đường cao tốc
C. Bãi biển
D. Quả bóng đá
Câu 5: Điểm khác biệt riêng của thị trường lao động so với thị trường hàng hóa là:
A. Có cạnh tranh giữa những người bán
B. Có cạnh tranh giữa những người mua
C. Các yếu tố bên ngoài giá cả không ảnh hưởng đến giao dịch
D. Cá nhân chủ yếu bán, doanh nghiệp chủ yếu mua người mua
Câu 6: Cảm xúc, tình cảm, tính cách và điều kiện làm việc đóng vai trò quan trọng trong giao dịch trên thị
trường lao động bởi vì:
A. Con người không phải lúc nào cũng ra quyết định tốt nhất có thể
B. Con người luôn cố gắng mưu cầu hạnh phúc
C. Tiền lương, tiền công không quan trọng trên thị trường lao động
D. Con người chỉ quan tâm đến cảm xúc khi giao dịch trên thị trường lao động

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


Câu 7: Nhận định nào phù hợp với kinh tế học thực chứng?
A. Người lao động nên được trả lương công bằng
B. Thuế đánh vào quỹ lương sẽ làm giảm lương và giảm cơ hội việc làm
C. Doanh nghiệp nên đóng bảo hiểm cho người lao động
D. Vận động viên chuyên nghiệp được trả lương quá cao
Câu 8: Để một mô hình kinh tế học thực chứng có ý nghĩa, mô hình đó phải:
A. Giải thích mỗi cá nhân nên làm gì
B. Dự đoán được cách thức mà một người bình thường sẽ hành động
C. Giải thích được cách thức mà các cá nhân hành động trên thực tế
D. Đúng với mọi cá nhân
Câu 9: Các dự đoán của mô hình kinh tế học thực chứng phụ thuộc vào:
A. Các yếu tố khác không đổi
B. Các giao dịch trên thị trường có lợi cho tất cả các bên
C. Mỗi cá nhân chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân
D. Tất cả các giao dịch hướng tới hiệu quả Pareto
Câu 10: Điều nào sau đây đúng với kinh tế học chuẩn tắc
A. Dựa trên các mục tiêu và nguyên lý đạo đức
B. Dựa trên nguyên tắc cùng có lợi
C. Chỉ liên quan đến các giao dịch tự nguyện
D. Quan tâm đến những gì sẽ xảy ra

CHƯƠNG 2: CUNG LAO ĐỘNG


Câu 1: Một quốc gia có 50 triệu người đủ 15 tuổi trở lên, trong đó có 24 triệu người có việc làm và 6 triệu người
thất nghiệp. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là?
A. 25% B. 48% C. 55% D. 60%
Câu 2: Một quốc gia có 50 triệu người đủ 15 tuổi trở lên, trong đó có 24 triệu người có việc làm và 6 triệu người
thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là?
A. 10% B. 20% C. 25% D. 30%
Câu 3: Giả sử tiêu dùng và nghỉ ngơi là HH thông thường, khi tăng tiền công, số giờ làm việc giảm khi nào?
A. Ảnh hưởng thu nhập trội hơn ảnh hưởng thay thế
B. Ảnh hưởng thu nhập yếu hơn ảnh hưởng thay thế
C. Ảnh hưởng thu nhập bằng với ảnh hưởng thay thế

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


D. Ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế triệt tiêu hoàn toàn
Câu 4: Tăng thu nhập không từ lao động và giữ nguyên mức tiền công sẽ ảnh hưởng thế nào đến đường ngân
sách ?
A. Đường ngân sách xoay về phía trục tiêu dùng
B. Đường ngân sách xoay về phía trục nghỉ ngơi
C. Dịch chuyển song song đường ngân sách xuống dưới
D. Dịch chuyển song song đường ngân sách lên trên
Câu 5: Dưới ảnh hưởng thay thế, khi mức tiền công tăng lên, người lao động sẽ phản ứng như thế nào?
A. Làm ít đi bởi vì người lao động muốn thay thế làm việc bằng cách nghỉ ngơi
B. Làm ít đi bởi vì người lao động muốn thay thế nghỉ ngơi bằng cách làm việc
C. Làm nhiều lên vì nghỉ ngơi trở nên tương đối đắt đỏ so với tiêu dùng
D. Làm việc và nghỉ ngơi nhiều hơn
Câu 6: Khi mức tiền công trên thị trường thấp hơn mức tiền công kỳ vọng tối thiểu, người lao động sẽ:
A. Tham gia thị trường lao động
B. Làm việc thật nhiều
C. Trở thành thất nghiệp
D. Không tham gia thị trường lao động
Câu 7: Điều nào sau đây không làm tăng thu nhập ngoài lao động?
A. Thuế thu nhập cá nhân giảm
B. Nhận nhiều tiền cổ tức hơn trước
C. Thu nhập của vợ/chồng tăng lên
D. Nhận thừa kế từ người thân
Câu 8: Theo lý thuyết về ảnh hưởng thu nhập, tăng tiền công sẽ khiến người lao động:
A. Làm việc nhiều hơn nếu nghỉ ngơi là hàng hóa thông thường
B. Làm việc ít hơn nếu nghỉ ngơi là hàng hóa thông thường
C. Làm việc nhiều hơn nếu nghỉ ngơi là hàng hóa thứ cấp
D. Không thay đổi số giờ làm việc
Câu 9: Một người có đường bàng quan tiêu dùng – nghỉ ngơi dốc có nghĩa là:
A. Có thể người đó nghiện làm việc
B. Người đó coi trọng tiêu dùng hơn nghỉ ngơi
C. Người đó định giá cao hơn cho mỗi giờ nghỉ ngơi
D. Người đó định giá thấp hơn cho mỗi giờ nghỉ ngơi

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


Câu 10: Khi các yếu tố khác không đổi, hiệu ứng thay thế của việc tăng tiền công sẽ:
A. Khiến người lao động làm ít đi, các yếu tố khác không đổi
B. Khiến người lao động nghỉ hưu sớm
C. Khiến người lao động rút lui khỏi thị trường
D. Khiến người lao động làm việc nhiều lên
Câu 11: Ở phần mà đường cung lao động cá nhân cong gập trở lại?
A. Ảnh hưởng thu nhập mạnh hơn ảnh hưởng thay thế
B. Ảnh hưởng thay thế bằng không
C. Không có ảnh hưởng thu nhập
D. Ảnh hưởng thay thế mạnh hơn ảnh hưởng thu nhập
Câu 12: Số giờ nghỉ ngơi tối ưu được xác định khi
A. Số giờ nghỉ ngơi lớn nhất trong khả năng của đường ngân sách
B. Thu nhập lớn nhất trong khả năng của đường ngân sách
C. Tại điểm đường ngân sách giao với đường bàng quan
D. Tại điểm đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất
Câu 13: Một người có đường bàng quan tiêu dùng – nghỉ ngơi dốc xuống sẽ tham gia thị trường lao động nếu:
A. Đường bàng quan của người đó có độ dốc lớn
B. Đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách
C. Tại điểm mà thời gian nghỉ ngơi lớn nhất, đường bàng quan có độ dốc lớn hơn đường ngân sách
D. Tại điểm mà thời gian nghỉ ngơi lớn nhất, đường bàng quan có độ dốc nhỏ hơn đường ngân sách
Câu 14: Nếu nghỉ ngơi được coi là hàng hóa thứ cấp, khi tiền công tăng lên điều nào sẽ xảy ra?
A. Thời gian làm việc tăng lên
B. Thời gian làm việc giảm xuống
C. Thời gian làm việc tăng lên nếu ảnh hưởng thay thế lớn hơn ảnh hưởng thu nhập
D. Thời gian làm việc tăng lên nếu ảnh hưởng thu nhập lớn hơn ảnh hưởng thay thế
Câu 15: Nếu một người lựa chọn không làm việc, khi mức tiền công tăng lên, điều gì sẽ xảy ra?
A. Chỉ tạo ra ảnh hưởng thu nhập
B. Chỉ tạo ra ảnh hưởng thay thế
C. Hai loại ảnh hưởng sẽ triệt tiêu lẫn nhau
D. Ảnh hưởng thay thế sẽ lớn hơn ảnh hưởng thu nhập
Câu 16: Điều kiện để đường cung lao động cong về phía sau bao gồm:

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


A. Nghỉ ngơi là HH thông thường, ảnh hưởng thay thế lớn hơn ảnh hưởng thu nhập khi tiền công thấp
và ngược lại
B. Nghỉ ngơi là HH thông thường, ảnh hưởng thu nhập lớn hơn ảnh hưởng thay thế
C. Nghỉ ngơi là HH thứ cấp, ảnh hưởng thu nhập lớn hơn ảnh hưởng thay thế khi tiền công cao
D. Nghỉ ngơi là HH thứ cấp, ảnh hưởng thu nhập lớn hơn ảnh hưởng thay thế khi tiền công thấp
Câu 17: Khi thuế thu nhập cá nhân đánh vào mức tiền công giảm điều gì xảy ra với đường ngân sách?
A. Dịch chuyển song song với đường ngân sách cũ ra bên ngoài
B. Xoay ra ngoài theo trục thời gian nghỉ ngơi
C. Xoay ra ngoài theo trục tiêu dùng
D. Dịch chuyển song song với đường ngân sách cũ vào bên trong
Câu 18: Do ảnh hưởng thay thế khi tiền công tăng, người lao động sẽ làm gì trong các điều sau?
A. Tiêu dùng và nghỉ ngơi nhiều hơn
B. Làm việc nhiều hơn do nghỉ ngơi trở nên tương đối đắt đỏ
C. Nghỉ ngơi nhiều hơn do đã có đủ thu nhập
D. Làm việc nhiều hơn bởi nghỉ ngơi trở nên rẻ hơn tương đối
Câu 19: Mức tiền công kỳ vọng tối thiểu có thể sẽ tăng khi
nào?
A. Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên
B. Tiền công tăng lên
C. Người lao động là người nghiện làm việc
D. Thu nhập ngoài lao động tăng lên
Câu 20: Nếu độ co giãn của cung lao động là 0.1. Điều đó có nghĩa là:
A. Trung bình người lao động sẽ tăng 10% số giờ làm việc nếu tiền công tăng 1%
B. Trung bình người lao động sẽ tăng 1% số giờ làm việc nếu tiền công tăng 10%
C. Trung bình người lao động sẽ giảm 1% số giờ làm việc nếu tiền công tăng 10%
D. Trung bình người lao động sẽ giảm 10% số giờ làm việc nếu tiền công tăng 1%

CHƯƠNG 3: NHU CẦU THUÊ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP


Câu 1: Ở mức tiền công 25 đô la mỗi giờ, doanh nghiệp thuê 50,000 giờ nhân công, khi tiền công tăng lên thành
27 đô la mỗi giờ, doanh nghiệp thuê 45,000 giờ nhân công. Độ co giãn của cầu lao động là bao nhiêu?
A. -2.50
B. -1.50
C. -1.25
Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)
D. -0.50
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng
A. Khi các yếu tố sản xuất thay thế hoàn toàn, đường đẳng lượng là đường thẳng
B. Khi các yếu tố sản xuất bổ sung hoàn toàn, đường đẳng lượng là đường gấp khúc vuông góc
C. Độ co dãn thay thế có thể nhận giá trị dương hoặc âm
D. Nếu hai yếu tố sản xuất thay thế dễ dàng cho nhau, độ co dãn thay thế sẽ
lớn Câu 3: Đâu là kết quả của một chương trình chống phân biệt đối xử hiệu
quả?
A. Giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp không phân biệt đối xử
B. Giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp có phân biệt đối xử
C. Tăng lợi nhuận của doanh nghiệp phân biệt đối xử
D. Làm tăng việc phân biệt đối xử
Câu 4: Nếu lao động phổ thông và vốn là hai đầu vào thay thế cho nhau, điều nào sau đây đúng?
A. Cầu lao động phổ thông tăng nếu giá thuê vốn giảm
B. Tiền công của lao động phổ thông giảm khi giá thuê vốn tăng
C. Độ co giãn chéo giữa cầu lao động phổ thông và giá thuê vốn nhận giá trị dương
D. Giá thuê vốn tăng lên
Câu 5: Vì sao chính sách tiền công tối thiểu không hiệu quả trong việc giảm nghèo?
A. Do sẽ rất tốn kém cho chính quyền
B. Đa số những người nhận mức lương tối thiểu không phải là lao động chính trong gia đình
C. Lương tối thiểu phân biệt đối xử với người thiểu số
D. lương tối thiểu phân biệt đối xử với lao động trẻ
Câu 6: Nếu chính sách tiền công tối thiểu áp dụng trong khu vực A và không áp dụng trong khu vực B, điều
gì sẽ xảy ra nếu tiền công tối thiểu ở khu vực A tăng lên?
A. Tăng số việc làm trong khu vực A
B. Giảm số việc làm trong khu vực B
C. Giảm tiền công trong khu vực A
D. Giảm tiền công trong khu vực B
Câu 7: Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh về sản phẩm và lao động, chấp nhận giá bán
sản phẩm là 10 đô la/sản phẩm và tiền công cho mỗi lao động là 90 đô la mỗi ngày, nếu sản phẩm cận biên của
lao động là 15 sản phẩm. Doanh nghiệp nên làm gì?
A. Không thay đổi mức lao động vì đã có lợi nhuận 60 đô/1 lao động
B. Điều chỉnh tiền công hay giá bán để tối đa hóa lợi nhuận

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


C. Thuê thêm nhân công để tăng lợi nhuận
D. Giảm nhân công để tăng lợi nhuận
Câu 8: Sản phẩm cận biên của lao động cho biết điều gì
A. Người lao động nào có năng suất lao động cao nhất
B. Sản phẩm trung bình mỗi lao động tạo ra
C. Sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm lao động cuối cùng
D. Lợi nhuận doanh nghiệp thu được khi thuê thêm nhân công
Câu 9: Nếu đánh thuế tiền công lên người sử dụng lao động, điều gì sẽ xảy ra?
A. Người lao động không phải chịu thuế
B. Khách hàng mua sản phẩm không phải chịu thuế
C. Tiền công và việc làm sẽ giảm đi
D. Tiền công giảm nhưng việc làm sẽ tăng
Câu 10: Một doanh nghiệp độc quyền trên thị trường sản phẩm sẽ làm điều gì?
A. Thuê nhiều nhân công hơn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
B. Thuê ít nhân công hơn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
C. Thuê số nhân công bằng với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
D. Thuê ít nhân công ở mức tiền công cao so với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

CHƯƠNG 4: CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG


Câu 1: Đâu không phải là tác động của thuế tiền công đánh vào doanh nghiệp lên thị trường lao động cạnh tranh
A. Giảm cầu lao động
B. Giảm cung lao động
C. Giảm mức tiền công thực nhận của người lao động
D. Giảm số việc làm (trừ trường hợp đường cung lao động không co dãn)
Câu 2: Tác động của thuế tiền công đánh vào người lao động lên thị trường lao động cạnh tranh là:
A. Tăng cầu lao động
B. Tăng cung lao động
C. Giảm mức tiền công cân bằng thị trường
D. Giảm số việc làm
Câu 3: Đâu không phải là tác động của thuế tiền công đánh vào doanh nghiệp lên thị trường lao động cạnh tranh
trong trường hợp cung lao động hoàn toàn không co dãn?
A. Giảm số việc làm

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


B. Tăng số việc làm
C. Giảm mức tiền công
D. Tăng mức tiền công
Câu 4: Đâu không phải là tác động của thuế tiền công đánh vào người lao động lên thị trường lao động cạnh
tranh?
A. Giảm số việc làm
B. Tăng số việc làm
C. Giảm cung lao động
D. Tăng mức tiền công cân bằng thị trường
Câu 5: Tác động của trợ giá thuê lao động lên thị trường lao động cạnh tranh là:
A. Giảm cầu lao động
B. Giảm cung lao động
C. Tăng số việc làm
D. Giảm số việc làm
Câu 6: Nhận xét nào chính xác nhất về tác động của thuế tiền công?
A. Thuế tiền công chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp
B. Thuế tiền công chỉ ảnh hưởng đến người lao động
C. Thuế tiền công gây tổn thất đều cho cả người lao động và doanh nghiệp
D. Thuế tiền công thường ảnh hưởng đến cả người lao động và doanh nghiệp nhưng người lao động
sẽ phải gánh toàn bộ thuế khi đường cung lao động hoàn toàn không co dãn
Câu 7: Trên thị trường lao động cạnh tranh, cung lao động lớn hơn cầu lao động sẽ làm:
A. tiền công tăng
B. tiền công giảm
C. tiền công ở mức tối thiểu theo quy định Nhà nước
D. tiền công không thay đổi
Câu 8: Tiền công của người lao động tăng khi:
A. trợ cấp thất nghiệp giảm
B. Nhà nước tăng mức phí đóng BHXH của doanh nghiệp
C. cầu lao động nhỏ hơn cung lao động
D. cầu lao động lớn hơn cung lao động
Câu 9: Tiền công của người lao động giảm khi:
A. trợ cấp thất nghiệp tăng

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


B. Nhà nước giảm mức phí đóng BHXH của doanh nghiệp
C. cung lao động lớn hơn cầu lao động
D. cung lao động nhỏ hơn cầu lao động
Câu 10: Trên thị trường lao động cạnh tranh, nếu cầu lao động tăng trong khi cung lao động giữ nguyên, điều
gì sẽ xảy ra?
A. Sẽ có dư cầu lao động tại mức tiền công cân bằng ban đầu
B. Mức tiền công cân bằng sẽ tăng
C. Tiền công sẽ tăng, làm cho cầu lao động giảm xuống mức ban đầu
D. cả A và B
Câu 11: Giả sử thị trường lao động cạnh tranh đang cân bằng. Điều gì sẽ xảy ra nếu cả cung và cầu lao động đều
tăng?
A. Mức tiền công cân bằng thị trường sẽ tăng nhưng mức việc làm giữ nguyên
B. Mức việc làm sẽ tăng nhưng mức tiền công cân bằng có thể tăng, có thể giảm hoặc có thể giữ nguyên
C. Cả mức việc làm và mức tiền công cân bằng đều sẽ tăng lên
D. Sẽ không có sự thay đổi điểm cân bằng thị trường
Câu 12: Giả sử thị trường lao động cạnh tranh đang cân bằng. Khi có dòng lao động di cư đến với kỹ năng
giống như của lao động bản địa thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Cung lao động giảm
B. Cung lao động tăng
C. Cầu lao động giảm
D. Tiền công của lao động bản địa tăng
Câu 13: Giả sử thị trường lao động cạnh tranh đang cân bằng. Khi có dòng lao động di cư đến với kỹ năng
giống như của lao động bản địa thì điều gì không xảy ra trên thị trường này?
A. Cung lao động tăng
B. Tiền công của lao động bản địa giảm
C. Tiền công của lao động bản địa tăng
D. Tổng việc làm tăng
Câu 14: Nhận định nào không đúng về ảnh hưởng của lao động nhập cư đến thị trường lao động cạnh tranh?
A. Làm tăng cung lao động
B. Làm giảm tiền công của lao động bản địa nếu lao động nhập cư là thay thế hoàn hảo cho lao động bản địa
C. Làm giảm cầu đối với lao động bản địa nếu lao động nhập cư là thay thế hoàn hảo cho lao động
bản địa

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)
CHƯƠNG 5: VỐN NHÂN LỰC
Câu 1: Tỷ lệ chiết khấu càng tăng thì:
A. Giá trị tương lai của khoản tiền hiện tại càng giảm
B. Giá trị tương lai của khoản tiền hiện tại không bị ảnh hưởng
C. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai càng giảm
D. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai càng
tăng Câu 2: Tỉ lệ hoàn vốn cận biên của việc đi học (MRR) biểu
diễn:
A. Phần trăm thay đổi trong chi phí khi học thêm 1 năm nữa

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


B. Phần trăm thay đổi trong thu nhập khi học thêm 1 năm nữa
C. Phần trăm thay đổi trong số năm đi học
D. Phần trăm thay đổi của thu nhập
Câu 3: Giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai càng giảm khi:
A. Tỷ lệ chiết khấu càng giảm
B. Tỷ lệ chiết khấu càng tăng
C. Tỷ lệ thất nghiệp giảm
D. Tỷ lệ thất nghiệp tăng
Câu 4: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, yếu tố nào sau đây sẽ có xu hướng làm cho các khoản đầu tư
cho giáo dục hấp dẫn hơn:
A. Tỷ lệ chiết khấu tăng
B. Tăng thu nhập của học sinh tốt nghiệp THPT
C. Có bằng cấp
D. Tăng tuổi nghỉ hưu
Câu 5: Đặc điểm của đường tập hợp tiền lương – thời gian đi học là:
A. Đường thẳng tuyến tính nằm ngang
B. Đường dốc xuống phía dưới
C. Đường dốc phía lên trên
D. Đường cong lõm
Câu 6: Đặc điểm của đường tập hợp tiền lương – thời gian đi học là:
A. Đường tuyến tính nằm ngang
B. Đường tuyến tính thẳng đứng
C. Đường cong lõm
D. Đường cong lồi
Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm của đường tập hợp tiền lương – thời gian đi học?
A. Là đường dốc lên phía trên
B. Là đường cong lõm
C. Là đường cong lồi
D. Biểu diễn phần thu nhập tăng thêm khi tăng thêm 1 năm đi học
Câu 8: Đường tập hợp tiền lương – thời gian đi học là đường:
A. Biểu diễn phần thu nhập tăng thêm khi tăng thêm 1 năm đi học
B. Biểu diễn phần chi phí tăng thêm khi tăng thêm 1 năm đi học

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


C. Cong lõm
D. Dốc xuống phía dưới
Câu 9: Đặc điểm của đường tập hợp tiền lương – thời gian đi học là:
A. Độ dốc dương
B. Đường biểu diễn phần thu nhập giảm khi tăng thêm 1 năm đi học
C. Là đường cong lõm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

CHƯƠNG 6: DI CƯ LAO ĐỘNG


Câu 1: Gia đình (vợ và chồng) sẽ thực hiện di cư khi:
A. Lợi ích ròng của gia đình mang giá trị dương
B. Lợi ích ròng của gia đình mang giá trị âm
C. Lợi ích ròng của người chồng mang giá trị dương
D. Lợi ích ròng của người vợ mang giá trị âm
Câu 2: Đâu là một trong số các lý do một người lao động đang ở Việt Nam quyết định nhập cư vào Mỹ?
A. Thu nhập của anh ta ở Mỹ nhiều hơn thu nhập của anh ta ở Việt Nam
B. Thu nhập của anh ta ở Việt Nam nhiều hơn thu nhập của anh ta ở Mỹ
C. Lợi ích ròng của anh ta mang giá trị âm
D. Thu nhập của anh ta ở Mỹ thấp hơn thu nhập của anh ta ở Việt Nam
Câu 3: Đâu không phải là lý do người trẻ thường có khả năng di cư cao hơn so với người lớn tuổi?
A. Người trẻ có chi phí di cư thấp hơn
B. Người trẻ ít bị ràng buộc gia đình khi di cư
C. Người trẻ có nhiều thời gian thu hồi vốn do chi phí di cư
D. Người trẻ có thông tin chính xác về địa điểm đến
Câu 4: Đâu là nhận định đúng về mối quan hệ giữa khả năng thay đổi công việc và tuổi của người lao động?
A. Khả năng thay đổi công việc và tuổi của người lao động có mối quan hệ ngược chiều
B. Khả năng thay đổi công việc và tuổi của người lao động có mối quan hệ cùng chiều
C. Những người lao động lớn tuổi thích thay đổi công việc nhiều hơn những người lao động trẻ tuổi
D. Không có mối quan hệ giữa khả năng thay đổi công việc và tuổi của người lao động
Câu 4: Đâu là nhận định đúng về mối quan hệ giữa khả năng thay đổi công việc và thâm niên công tác của
người lao động?
A. Khả năng thay đổi công việc và thâm niên công tác của người lao động có mối quan hệ ngược chiều

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


B. Khả năng thay đổi công việc và thâm niên công tác của người lao động có mối quan hệ cùng chiều
C. Những người lao động có thâm niên công tác cao thích thay đổi công việc nhiều hơn những người có
thâm niên công tác thấp
D. Không có mối quan hệ giữa khả năng thay đổi công việc và thâm niên công tác của người lao
động Câu 5: Nhận định nào sau đây sai khi nói về thay đổi việc làm và mức tiền công?
A. Người chuyển việc có xu hướng tìm được việc với mức tiền công cao hơn
B. Người bị sa thải có xu hướng chuyển đến những công việc có mức tiền công thấp hơn
C. Người chuyển việc có xu hướng tìm được việc làm với mức tiền công thấp hơn
D. Người chuyển việc thường không bị thất nghiệp
Câu 6: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỉ lệ di cư cao hơn xảy ra ở nhóm lao động:
A. Người lao động lớn tuổi
B. Các cặp vợ chồng
C. Người lao động có trình độ văn hóa cao
D. Người lao động có trình độ văn hóa thấp
Câu 7: Đâu có thể là lí do thu nhập của người lao động nhập cư bắt đầu ở mức thấp hơn thu nhập của người lao
động bản địa, nhưng sau đó phát triển nhanh hơn theo thời gian và cuối cùng bằng hoặc vượt quá thu nhập của
người lao động bản địa
A. Người nhập cư mới đến thường thiếu tự tin
B. Đa phần mới nhập cư có nhu cầu kiếm nhiều tiền để quay lại quê hương
C. Người nhập cư hầu hết có trình độ cao hơn người bản địa
D. Người nhập cư cần thời gian để tích lũy vốn nhân lực phù hợp với môi trường mới
Câu 8: Theo dữ liệu thu thập được thì có 20% sự di cư trở lại. Điều này ủng hộ giả thuyết rằng:
A. Kỳ vọng của cá nhân về chi phí và lợi ích của việc di chuyển thường sai
B. Di cư dường như không phải là một khoản đầu tư tốt
C. Khi cả vợ và chồng đều di cư, thu nhập của người vợ hoặc người chồng có thể tăng, còn thu nhập của
gia đình có xu hướng giảm
D. Lợi ích dòng của việc di cư lần đầu thường cao
Câu 9: Tỉ lệ bỏ việc có xu hướng thay đổi theo chu kỳ kinh doanh khi các điều kiện chung của thị trường lao
động thay đổi. Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, tỉ lệ bỏ việc có xu hướng giảm khi:
A. Điều kiện thị trường lao động được coi là eo hẹp (cầu lao động dồi dào hơn cung việc làm)
B. Tỷ lệ thất nghiệp tăng
C. Tỉ lệ sa thải giảm
D. Tỉ lệ sa thải tăng

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


Câu 10: Dựa trên khung đầu tư vốn nhân lực, tỉ lệ di cư sẽ giảm theo độ tuổi bởi lí do chính sau:
A. Những người lao động lớn tuổi trưởng thành hơn và phải đối mặt với tổn thất tinh thần thấp hơn khi di cư
B. Người lao động lớn tuổi có kinh nghiệm nên chi phí di cư thấp hơn
C. Người lao động lớn tuổi có thời gian ngắn hơn để thu hồi các chi phí liên quan đến việc di cư
D. Người lao động lớn tuổi có thông tin chính xác hơn về nơi đến
Câu 11: Yếu tố nào sau đây không quyết định đến việc di cư lao động?
A. Giá trị của các cơ hội việc làm sẵn có ở trong mỗi thị trường lao động thay thế
B. Chi phí ròng của việc di cư
C. Trình độ học vấn của người lao động
D. Cơ hội học tập của con cái
Câu 12: Đâu không phải lý do làm tăng khả năng di cư?
A. Thu nhập ở nơi đi thấp
B. Thu nhập ở nơi đến cao
C. Chi phí di cư thấp
D. Chi phí di cư cao
Câu 13: Chi phí nào sau đây không tính vào chi phí di cư của người lao động?
A. Chi phí vé máy bay
B. Chi phí về tinh thần
C. Chi phí tuyển dụng
D. Chi phí cho việc chuyển nhà, chuyển chở đồ đạc
Câu 14: Nhận định nào sau đây sai khi nói về quyết định di cư?
A. Quyết định tối ưu cho gia đình có thể khác sự lựa chọn tối ưu cho một thành viên trong gia đình
B. Tất cả các thành viên trong gia đình không nhất thiết phải nhận được lợi ích do di cư đem lại
C. Gia đình sẽ thực hiện di cư khi tổng lợi ích ròng của vợ và chồng mang giá trị dương
D. Chỉ cần xem lợi ích riêng của một cá nhân trong gia đình là có thể đưa ra quyết định di cư
Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về dòng nhập cư là lựa chọn tiêu cực?
A. Những người nhập cư có kỹ năng dưới trung bình
B. Những người nhập cư có kỹ năng trên trung bình
C. Người nhập cư sẽ được trả lương cao hơn nếu ở lại nơi xuất phát
D Người nhập cư có trình độ cao sẽ được trả lương cao hơn nếu ở lại nơi xuất phát
Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về dòng nhập cư là lựa chọn tích cực?

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


A. Những người nhập cư có kỹ năng dưới trung bình
B. Những người nhập cư có kỹ năng trên trung bình
C. Người nhập cư sẽ được trả lương cao hơn nếu ở lại nơi xuất phát
D Người nhập cư có trình độ cao sẽ được trả lương cao hơn nếu ở lại nơi xuất phát
Câu 17: Đối tượng nào sau đây có tỉ lệ mất việc làm cao nhất?
A. Người lao động có trình độ thấp
B. Người lao động có độ tuổi cao
C. Người lao động có thâm niên công tác cao
D. Người lao động chưa kết hôn
Câu 18: Nếu một người lao động được đào tạo chuyên biệt do anh ta có thâm niên làm việc lâu năm thì?
A. Khả năng thôi việc của anh ta sẽ giảm dần theo thời gian
B. Khả năng thay đổi công việc của anh ta sẽ tăng dần theo thời gian
C. Khả năng bị sa thải cao
D. Khả năng gắn kết lâu dài với công việc thấp
Câu 19: Nhận định nào sau đây sai khi nói về thu nhập theo tuổi giữa người chuyển việc và người ở lại?
A. Người ở lại sẽ có đường biểu diễn thu nhập theo tuổi dốc hơn trong công việc mà học đang làm so
với chuyển việc
B. Thu nhập theo tuổi của người chuyển việc là đường không liên tục
C. Thu nhập theo tuổi của người ở lại là đường liên tục
D. Người chuyển việc sẽ có đường biểu diễn thu nhập theo tuổi dốc hơn trong công việc mà họ đang
làm so với người ở lại
Câu 20: Khi thu nhập tại Mỹ giảm thì:
A. Người lao động di cư đến Mỹ nhiều hơn
B. Kiểu lựa chọn tích cực tăng lên
C. Kiểu lựa chọn tiêu cực tăng lên
D. Kiểu lựa chọn (tích cực hay tiêu cực) không thay đổi
Câu 21: Mô hình Roy xem xét trên khía cạnh nào của người lao động?
A. Kỹ năng
B. Tuổi
C. Thâm niên công tác
D. Tình trạng gia đình
Câu 22: Đâu là yếu tố người di cư quan tâm nhất khi chuẩn bị di cư?

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


A. Sự khác biệt thu nhập nơi đến và nơi đi
B. Sự khác biệt khí hậu nơi đến và nơi đi
C. Sự khác biệt ngôn ngữ nơi đến và nơi đi
D. Sự khác biệt môi trường làm việc nơi đến và nơi đi

CHƯƠNG 7: PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG


không có đáp án do ko tìm thấy record
Câu 1: Giả sử tất cả các nhóm nhân khẩu học đều có năng lực làm việc giống nhau. Người sử dụng lao động có
mức độ thành kiến rất cao với người lao động da đen và cảm thấy chi phí thuê người lao động da đen cao hơn so
với thuê người lao động da trắng. Vậy đâu là quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp?
A. Thuê cả lao động da trắng và da đen với số lượng bằng nhau
B. Thuê ít người lao động da đen hơn so với người lao động da trắng
C. Thuê nhiều người lao động da đen hơn so với người lao động da trắng
D. Chỉ thuê người lao động da trắng
Câu 2: Mức lương thực tế trả cho người lao động da đen là (WB). Hệ số phân biệt đối xử từ phía người sử dụng
lao động là (d). Khi đó, quyết định tuyển dụng lao động da đen của doanh nghiệp có thành kiến dựa vào mức
lương:
A. WB
B. WB + d
C. WB/(1+d)
D. WB.(1+d)
Câu 3: Khi người sử dụng lao động có mức độ thành kiến càng nặng nề về một nhóm lao động nào đó thì:
A. Hệ số phân biệt đối xử càng lớn
B. Hệ số phân biệt đối xử càng giảm
C. Hệ số phân biệt đối xử càng không thay đổi
D. Hệ số phân biệt đối xử không xác định
Câu 4: Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mức lương cố định của lao động da trắng (Ww) lớn hơn so với mức
lương của lao động da đen (WB). Khi đó, quyết định tuyển dụng của người sử dụng lao động “không phân biệt
màu da” là:
A. Thuê người lao động da đen tại mức WB = MPE
B. Thuê người lao động da đen tại mức WB = VMPE
C. Thuê người lao động da trắng tại mức WW = MPE
D. Thuê người lao động da trắng tại mức WW = VMPE

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


Câu 5:
Câu 6:
Câu 7: Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với quy mô, đặc điểm sản xuất và sản lượng là giống nhau, thì so
với doanh nghiệp không có sự phân biệt đối xử từ phía người sử dụng, lợi nhuận của doanh nghiệp có sự
phân biệt đối xử sẽ:
A. Cao hơn
B. Thấp hơn
C. Bằng nhau
D. Không xác định được
Câu 8: Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với quy mô, đặc điểm sản xuất và sản lượng là giống nhau, thì
so với doanh nghiệp không có sự phân biệt đối xử từ phía người sử dụng, số lượng lao động cần thuê của
doanh nghiệp có sự phân biệt đối xử sẽ:
A. Thấp hơn
B. Cao hơn
C. Bằng nhau
D. Không xác định được
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hệ số phân biệt đối xử từ phía người sử dụng lao động càng lớn thì số lượng lao động cần thuê càng giảm
B. Hệ số phân biệt đối xử từ phía người sử dụng lao động càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm
C. Hệ số phân biệt đối xử từ phía người sử dụng lao động càng nhỏ thì số lượng lao động cần thuê càng giảm
D. Hệ số phân biệt đối xử từ phía người sử dụng lao động càng nhỏ thì số lượng lao động cần thuê càng gần
với mức tối ưu
Câu 10: Đâu không phải là lí do làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp liên quan đến tình trạng phân biệt đối xử
từ phía người sử dụng lao động?
A. Thuê quá ít so với mức tối ưu số lượng lao động cần thuê
B. Thuê quá nhiều so với mức tối ưu số lượng lao động cần thuê
C. Thuê sai loại lao động cần thuê
D. Hệ số phân biệt đối xử quá cao
Câu 11: Người sử dụng lao động có thành kiến về màu da “trắng – đen” thì người lao động trong doanh
nghiệp đó có đặc điểm:
A. Chỉ có một loại màu da nhất định (hoặc là lao động da trắng/ hoặc là lao động da đen)
B. Chỉ có màu da trắng
C. Chỉ có màu da đen
D. Bao gồm cả màu da trắng và đen nhưng số lượng lao động da đen ít hơn lao động da trắng

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


Câu 12: Khi có sự phân biệt đối xử từ phía người lao động, mức lương “cảm nhận” mà người lao động nhận
được sẽ như thế nào so với thực tế?
A. Thấp hơn
B. Cao hơn
C. Bằng nhau
D. Không xác định được
Câu 13: Khi có thành kiến với “nữ giới”, việc thuê lao động là nữ khiến người sử dụng lao động cảm thấy mức
lương trả cho lao động nữ là:
A. Thấp hơn so với thực tế
B. Cao hơn so với thực tế
C. Bằng với thực tế
D. Không xác định được
Câu 14: Khi người lao động có thành kiến về chủng tộc, giới tính,… thì hệ số phân biệt đối xử là:
A. Một số lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1
B. Một số lớn hơn 1
C. Một số âm
D. Một số dương
Câu 15: Giả sử tất cả các nhóm nhân khẩu học đều có năng lực làm việc như nhau. Người sử dụng lao động
phân biệt đối xử
A. Kiếm được lợi nhuận thấp hơn người sử dụng lao động không phân biệt đối xử
B. Tăng số lượng sản phẩm sản xuất nhiều hơn
C. Phải tính giá thành sản phẩm cao hơn

CHƯƠNG 8: CÔNG ĐOÀN


Câu 1: Công đoàn sẽ có thể đòi hỏi một mức lương cao hơn và thu được nhiều độ thỏa dụng hơn khi:
A. Đường cầu lao động càng co dãn
B. Đường cầu lao động càng ít co dãn
C. Đường bàng quan của công đoàn càng xa gốc tọa độ
D. Đường bàng quan của công đoàn càng gần gốc tọa độ
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hoạt động tổ chức của công đoàn sẽ thuận lợi hơn ở những doanh nghiệp có đường cầu lao động ít
co dãn
B. Hoạt động tổ chức của công đoàn sẽ thuận lợi hơn ở những doanh nghiệp có đường cầu lao động co dãn

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


C. Hoạt động tổ chức của công đoàn sẽ thuận lợi hơn ở những doanh nghiệp có đường cung lao động ít co dãn
D. Hoạt động tổ chức của công đoàn sẽ thuận lợi hơn ở những doanh nghiệp có đường cung lao động co
dãn Câu 3: Lý do mà công đoàn độc quyền làm thị trường lao động không đạt được hiệu quả phân bổ là:
A. Số lượng lao động thất nghiệp tăng ở khu vực có công đoàn hoạt động
B. Số lượng lao động tăng ở cả khu vực có công đoàn và không có công đoàn hoạt động
C. Số lượng lao động được thuê quá ít ở khu vực có công đoàn trong khi khi khu vực không có công
đòan lại thuê quá nhiều
D. Số lượng lao động được thuê quá nhiều ở khu vực có công đoàn trong khi khu vực không có công đoàn
lại thuê quá ít
Câu 4: Mức thỏa thuận thuê lao động giữa người sử dụng lao động và công đoàn được coi là hiệu quả khi:
A. Thỏa thuận này làm cho lợi ích phía công đoàn nhận được là tối đa
B. Thỏa thuận này làm cho lợi ích phía người sử dụng lao động nhận được là tối đa
C. Thỏa thuận này làm cho ít nhất một phía nhận được lợi ích trong khi không làm cho phía bên kia
bị thiệt hại
D. Thỏa thuận này làm cho cả hai phía bị thiệt hại là tối thiểu
Câu 5: Các thỏa thuận được xem là hiệu quả khi người sử dụng lao động và công đoàn đều:
A. Cùng thương lượng được với nhau về tiền lương và số lượng lao động cần tuyển dụng
B. Cùng thương lượng được với nhau cả về tiền lương và sự phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp
C. Cùng thương lượng được với nhau cả về tiền lương và số lượng lao động có việc làm
D. Cùng thương lượng được với nhau cả về tiền lương và các phúc lợi xã hội
khác Câu 6: Khi đường cầu lao động ít co giãn, công đoàn sẽ:
A. Có nhiều cơ hội đòi hỏi được một mức lương cao hơn cho người lao động
B. Có ít cơ hội đòi hỏi được một mức lương cao hơn cho người lao động
C. Không có cơ hội thương lượng về lương với người sử dụng lao động
D. Phải nhờ sự can thiệp của Nhà nước trong thỏa thuận về lương với người sử dụng lao
động Câu 7: Khi đường cầu lao động càng co dãn, công đoàn sẽ:
A. Có nhiều cơ hội đòi hỏi được một mức lương cao hơn cho người lao động
B. Có ít cơ hội đòi hỏi được một mức lương cao hơn cho người lao động
C. Không có cơ hội thương lượng về lương với người sử dụng lao động
D. Phải nhờ sự can thiệp của Nhà nước trong thỏa thuận về lương với người sử dụng lao
động Câu 8: Công đoàn và người sử dụng lao động sẽ đạt được thỏa thuận hiệu quả khi:
A. Điểm kết hợp việc làm – tiền lương nằm trên đường đồng lợi nhuận của doanh nghiệp

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


B. Điểm kết hợp việc làm – tiền lương nằm trên đường bàng quan của công đoàn
C. Điểm kết hợp việc làm – tiền lương nằm trên đường cầu lao động
D. Điểm kết hợp việc làm – tiền lương nằm trên đường thỏa thuận
Câu 9: Công đoàn và người sử dụng lao động sẽ đạt được thỏa thuận hiệu quả khi:
A. Đường bàng quan của công đoàn tiếp xúc với đường đồng lợi nhuận của doanh nghiệp phía bên
phải đường cầu lao động
B. Đường bàng quan của công đoàn tiếp xúc với đường đồng lợi nhuận của doanh nghiệp phía bên trái
đường cầu lao động
C. Đường bàng quan của công đoàn tiếp xúc với đường cầu lao động
D. Đường bàng quan của công đoàn giao với đường cầu lao động
Câu 10: Đâu là phát biểu sai về đặc điểm của đường thỏa thuận?
A. Với bất kì mức lương nào, các điểm nằm trên đường thỏa thuận cũng đều mang lại nhiều việc làm hơn so
với thỏa thuận trong trường hợp công đoàn độc quyền
B. Các đường thỏa thuận luôn nằm phía bên trái của đường cầu lao động
C. Các điểm kết hợp việc làm – tiền lương nằm trên đường thỏa thuận luôn mang lại lợi ích cho ít nhất một bên
mà không làm tổn hại lợi ích của bên kia
D. Đường thỏa thuận là đường có độ dốc dương
Câu 11: Khi đường thỏa thuận thẳng đứng, số lượng lao động trong một doanh nghiệp (đã được công đoàn hóa)
sẽ:
A. Cao hơn mức cân bằng của thị trường
B. Thấp hơn mức cân bằng của thị trường
C. Bằng với mức cân bằng của thị trường
D. Không xác định được khi so sánh với mức cân bằng của thị trường
Câu 12: Đường thỏa thuận là tập hợp của:
A. Các điểm kết hợp giữa mức lương và việc làm mà công đoàn và người sử dụng lao động có thể
thỏa thuận với nhau
B. Các điểm kết hợp giữa mức lương và số lao động tuyển mới mà công đoàn và người sử dụng lao động có
thể thỏa thuận với nhau
C. Các điểm kết hợp giữa mức lương và thời gian làm việc mà công đoàn và người sử dụng lao động có thể
thỏa thuận với nhau
D. Các điểm kết hợp giữa mức lương và tỉ lệ phân chia lợi nhuận mà công đoàn và người sử dụng lao động
có thể thỏa thuận với nhau
Câu 13: Đường phản hồi công đoàn cho biết:
A. Xu hướng tăng dần mức yêu sách tiền lương của công đoàn khi thời gian đình công kéo dài

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


B. Xu hướng giảm dần mức yêu sách tiền lương của công đoàn khi thời gian đình công kéo dài
C. Mức yêu sách tiền lương của công đoàn không thay đổi dù thời gian đình công kéo dài
D. Mức yêu sách tiền lương tối thiểu mà công đoàn sẽ chấp nhận nếu thời gian đình công kéo
dài Câu 14: Thời gian đình công “tối ưu” khi:
A. Đường phản hồi công đoàn tiếp xúc với đường cầu lao động
B. Đường phản hồi công đoàn tiếp xúc với đường đồng lợi nhuận
C. Đường phản hồi công đoàn tiếp xúc với đường bàng quan của công đoàn
D. Đường phản hồi công đoàn tiếp xúc với đường thỏa thuận
Câu 15: So với các doanh nghiệp không có công đoàn thì mức độ phân tán tiền lương ở doanh nghiệp có công
đoàn:
A. Thấp hơn
B. Cao hơn
C. Bằng nhau
D. Không xác định được
Câu 16: Công đoàn hoạt động hiệu quả sẽ làm mức độ “gắn bó” của người lao động đối với doanh nghiệp có xu
hướng:
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không thay đổi
D. Khó xác định được
Câu 17: Một trong số nguyên nhân dẫn đến đình công là do:
A. Thiếu thông tin về thiệt hại và hậu quả của đình công hoặc thông tin bất đối xứng về tình hình
tài chính doanh nghiệp
B. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng mạnh
C. Doanh nghiệp thay đổi chính sách tuyển dụng nhân sự
D. Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất
Câu 18: Đường thỏa thuận tập hợp những điểm kết hợp tiền lương – việc làm:
A. Nằm trên đường cầu lao động
B. Không nằm trên đường cầu lao động
C. Nằm trên đường cung lao động
D. Không nằm trên đường cung lao động
Câu 19: Khi ảnh hưởng đe dọa lấn át, tỉ lệ công đoàn hóa và mức lương phi công đoàn trên thị trường có mối
quan hệ:

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)


A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Độc lập
D. Không xác định
Câu 20: Khi ảnh hưởng tràn lấn át, tỉ lệ công đoàn hóa và mức lương phi công đoàn trên thị trường có mối quan
hệ:
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Độc lập
D. Không xác định

Downloaded by Ville Dasker (datnguyentien897@gmail.com)

You might also like