Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Vấn đề 1: Hãy phân tích bản chất của quá trình dạy học, từ đó rút ra những kết
luận sư phạm cần thiết.
1. Cơ sở xác định bản chất của quá trình dạy học
Bản chất của Quá trình dạy học được xác định dựa trên những cơ sở sau:
- Căn cứ vào các lý thuyết học tập- cơ sở tâm lý của việc dạy học;
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức có tính chất lịch sử xã hội
loài người (thể hiện ở hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học) với hoạt động dạy
học.Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội thì hoạt động nhận thức
có trước, hoạt động dạy học có sau. Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt
động nhận thức trong môi trường dạy học (môi trường sư phạm).
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa dạy và học, giữa giáo viên và học sinh. Quá
trình dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Xét cho cùng
thì mọi tác động giữa giáo viên và học sinh đều nhằm thúc đẩy hoạt động nhận
thức của học sinh. Kết quả dạy học phản ánh tập trung ở kết quả nhận thức của học
sinh, cụ thể ở sự chiếm lĩnh hệ thống tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển
trí tuệ, qua đó mà hoàn thiện nhân cách bản thân người học.
2. Bản chất của quá trình dạy học
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức và thực hành có
tính độc đáo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người giáo viên nhằm
thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Quá trình học tập của học sinh là một quá trình nhận thức:
- Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người – đó là sự phản ánh
tâm lí của con người bắt đầu từ cảm giác đến tư duy, tưởng tượng. Quá trình học tập của
học sinh cũng là quá trình như vậy. Với tư cách là một thực thể xã hội có ý thức, học sinh
có khả năng phản ánh một cách khách quan về nội dung và chủ quan về hình thức, nghĩa
là về nội dung học sinh có khả năng phản ánh đúng bản chất và những quy luật của thế
giới khách quan, còn về hình thức mỗi học sinh có phương pháp phản ánh riêng của
mình, có cách hình thành khái niệm, xây dựng cấu trúc lôgic riêng của mình.

1
- Quá trình nhận thức của học sinh cũng diễn ra theo quy luật nhận thức
chung của loài người. Quy luật này được phản ánh trong công thức nổi tiếng của
Lênin “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn, đó là con đường biện chứng duy nhất của sự nhận thức chân lý, nhận
thức hiện thực khách quan”.
- Trong quá trình học tập, muốn nhận thức đầy đủ một vấn đề, một sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan, học sinh cần phải huy động các thao tác tư
duy (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, phán đoán, suy lý…) ở mức độ cao
nhất. Việc huy động các thao tác tư duy cũng không theo một trình tự đơn thuần
mà đó là một sự phối hợp sáng tạo tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Điều này cũng
tương tự với quá trình nhận thức chung của loài người.
- Kết quả của quá trình học tập ở học sinh và kết quả của quá trình nhận thức nói
chung của loài người đều có điểm chung là làm cho vốn hiểu biết của chủ thể tăng lên.
Sau mỗi một giai đoạn nhận thức, vốn hiểu biết của chủ thể tăng lên nhờ sự tích lũy
những tri thức, hình thành những kinh nghiệm mới trong quá trình nhận thức của mình.
Từ những phân tích trên cho thấy, hoạt động học tập của học sinh thực chất
là hoạt động nhận thức và hoạt động dạy của giáo viên là tổ chức hoạt động nhận thức.
Quá trình học tập của học sinh là một quá trình nhận thức độc đáo:
Quá trình nhận thức của học sinh, tuy có những nét cơ bản giống quá trình
nhận thức của loài người, của các nhà khoa học nhưng cũng có những đặc điểm
riêng, cần đặc biệt chú ý trong quá trình dạy học.
- Quá trình học tập của học sinh là quá trình nhận thức cái mới đối với bản
thân mình rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại. Ở đây có điều đáng chú
ý là trong thời gian học ở nhà trường phổ thông, học sinh không thể nắm vững toàn
bộ kho tàng hiểu biết đó, mà chỉ phải nắm vững những tri thức phổ thông, cơ bản,
cần thiết cho cá nhân, xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển. Những tri thức này rút
ra từ các nhà khoa học và được người thầy gia công về mặt sư phạm đối với nội
dung dạy học, vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học một
cách khoa học và nghệ thuật để thúc đẩy tối ưu hoạt động nhận thức của học sinh,

2
tránh được những vấp váp, sai lầm. Trên cơ sở đó, chỉ trong thời gian học tập ngắn,
học sinh đã nắm vững các tri thức một cách thuận lợi.
- Con đường nhận thức của học sinh về cơ bản là thuận lợi, tuy có những lúc
quanh co, khúc khuỷu do hoạt động tìm kiếm chân lý mới gây ra. Các nhà khoa
học phải đảm đương nhiệm vụ khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất vinh quang là
độc lập đi vào những bí ẩn của thế giới khách quan, phát hiện và chứng mình
những cái chưa hề biết trong tự nhiên, xã hội, tư duy…, từ đó nắm được bản chất
và các quy luật của chúng, nghĩa là tìm ra được những chân lý mới làm sâu sắc và
phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.
- Quá trình học tập của học sinh phải tiến hành theo các khâu của quá trình dạy
học: Lĩnh hội tri thức mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bản thân.
- Thông qua hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học, cần
hình thành ở học sinh thế giới quan, động cơ, các phẩm chất của nhân cách phù
hợp với chuẩn mực xã hội.
- Quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học diễn ra dưới vai
trò chủ đạo của giáo viên (lãnh đạo, tổ chức, điều khiển) cùng với những điều kiện
sư phạm nhất định.
Từ những phân tích trên cho thấy, quá trình học tập của học sinh là quá
trình nhận thức độc đáo.
Quá trình thực hành của học sinh có tính độc đáo:
Hoạt động thực hành của học sinh trong quá trình dạy học do được tiến hành
dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của người giáo viên nên nó có những nét
độc đáo. Nét độc đáo đó được thể hiện ở chỗ, hoạt động thực hành được thực hiện
ở nhiều mức độ khác nhau, gắn với nội dung các môn học, và được tiến hành theo
một quy trình chặt chẽ.
Trước hết, hành được tiến hành ở việc vận dụng kiến thức đã học để giải
quyết các bài tập, nhiệm vụ học tập như hệ thống bài tập thực hành các môn học,
các giờ thực hành, thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

3
Mức độ hành cao hơn là người học phải vận dụng tri thức để giải quyết các
tình huống, nhiệm vụ trong thực tiễn mới mẻ. Các nhiệm vụ, bài toán, tình huống
trong thực tiễn luôn muôn hình, muôn vẻ, luôn mới lạ, đòi hỏi người học phải linh
hoạt, sáng tạo trên cơ sở nắm chắc kiến thức đã học. Nhờ vậy hành của người học
sẽ da dạng hơn, yêu cầu cao hơn, người học có cơ hội để luyện tập tốt hơn và phát
triển được năng lực nhận thức và thực hành ở những mức độ mới.
3. Kết luận sư phạm
- Không nên quá cường điệu những nét riêng biệt, độc đáo trong hoạt động
học tập của người học. Nếu như vậy sẽ rơi vào xu hướng sai lầm là chỉ chú trọng
truyền đạt cho học sinh một số tri thức có sẵn, quy trình hoạt động máy móc, mà
coi nhẹ việc tổ chức cho học sinh độc lập nghiên cứu để nắm lấy tri thức và rèn
luyện phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu.
- Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc trang bị cho học sinh những tri
thức khoa học cơ bản, tổ chức thực hành để hình thành kỹ năng, kỹ xảo một cách
có hệ thống thì người giáo viên còn cần chú ý sử dụng những phương pháp dạy
học, đề xuất các bài tập nhận thức có tác dụng phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, giúp họ tiếp cận với hoạt động
nhận thức của các nhà khoa học.
Vấn đề 2: Chứng minh rằng quá trình học tập của người học sinh là một quá
trình nhận thức.
- Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người – đó là sự phản ánh
tâm lí của con người bắt đầu từ cảm giác đến tư duy, tưởng tượng. Quá trình học tập của
học sinh cũng là quá trình như vậy. Với tư cách là một thực thể xã hội có ý thức, học sinh có
khả năng phản ánh một cách khách quan về nội dung và chủ quan về hình thức, nghĩa là về
nội dung học sinh có khả năng phản ánh đúng bản chất và những quy luật của thế giới
khách quan, còn về hình thức mỗi học sinh có phương pháp phản ánh riêng của mình, có
cách hình thành khái niệm, xây dựng cấu trúc lôgic riêng của mình.
- Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lênin
về quá trình nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng duy nhất của sự nhận thức chân lý, nhận thức

4
hiện thức khách quan”. Toàn bộ quá trình nhận thức chung của loài người cũng như của
học sinh đều thể hiện theo hướng đó, song trong từng giai đoạn cụ thể, tùy theo điểm xuất
phát trong quá trình nhận thức mà có thể hoặc đi từ cụ thể đến khái quát hoặc đi từ khái quát
đến cụ thể.
- Trong quá trình học tập, muốn nhận thức đầy đủ một vấn đề, một sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan, học sinh cần phải huy động các thao tác tư duy (cảm
giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, phán đoán, suy lý…) ở mức độ cao nhất. Việc huy
động các thao tác tư duy cũng không theo một trình tự đơn thuần mà đó là một sự
phối hợp sáng tạo tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Điều này cũng tương tự với quá trình
nhận thức chung của loài người.
- Kết quả của quá trình nhận thức nói chung của loài là làm cho vốn hiểu biết
của chủ thể nhận thức được tăng lên. Trong quá trình học tập của học sinh cũng vậy,
sau mỗi một giai đoạn nhận thức, vốn hiểu biết của học sinh tăng lên nhờ sự tích lũy
những tri thức, hình thành những kinh nghiệm mới.
Kết luận sư phạm
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình là
giúp học sinh nhận thức, tức là giúp các em tìm tòi, khám phá ra những điều mới
lạ trong cuộc sống để làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Trong quá trình
hướng dẫn đó, giáo viên phải tuân theo con đường nhận thức chung của nhân loại,
cần coi trọng việc hướng dẫn học sinh tích lũy tri thức từ nhiều nguồn thông tin khác
nhau; tổ chức cho học sinh thực hành tri thức đã học; tích cực vận dụng các thao
tác trí tuệ từ thấp đến cao trong quá trình tích lũy và vận dụng tri thức; bồi dưỡng
khả năng tự học, tự nghiên cứu và những phẩm chất cần thiết của nhà khoa học
tương lai.
Vấn đề 3: Chứng minh rằng quá trình học tập của người học sinh là một quá
trình nhận thức độc đáo.
Quá trình nhận thức của học sinh, tuy có những nét cơ bản giống quá trình
nhận thức của loài người, của các nhà khoa học nhưng cũng có những đặc điểm
riêng, cần đặc biệt chú ý trong quá trình dạy học.

5
- Quá trình học tập của học sinh là quá trình nhận thức cái mới đối với bản
thân mình rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại. Ở đây có điều đáng chú
ý là trong thời gian học ở nhà trường phổ thông, học sinh không thể nắm vững toàn
bộ kho tàng hiểu biết đó, mà chỉ phải nắm vững những tri thức phổ thông, cơ bản,
cần thiết cho cá nhân, xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển. Những tri thức này rút
ra từ các nhà khoa học và được người thầy gia công về mặt sư phạm đối với nội
dung dạy học, vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học một
cách khoa học và nghệ thuật để thúc đẩy tối ưu hoạt động nhận thức của học sinh,
tránh được những vấp váp, sai lầm. Trên cơ sở đó, chỉ trong thời gian học tập ngắn,
học sinh đã nắm vững các tri thức một cách thuận lợi.
- Con đường nhận thức của học sinh về cơ bản là thuận lợi, tuy có những lúc
quanh co, khúc khuỷu do hoạt động tìm kiếm chân lý mới gây ra. Các nhà khoa
học phải đảm đương nhiệm vụ khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất vinh quang là
độc lập đi vào những bí ẩn của thế giới khách quan, phát hiện và chứng mình
những cái chưa hề biết trong tự nhiên, xã hội, tư duy…, từ đó nắm được bản chất
và các quy luật của chúng, nghĩa là tìm ra được những chân lý mới làm sâu sắc và
phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.
- Quá trình học tập của học sinh phải tiến hành theo các khâu của quá trình dạy
học: Lĩnh hội tri thức mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bản thân.
- Thông qua hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học, cần
hình thành ở học sinh thế giới quan, động cơ, các phẩm chất của nhân cách phù
hợp với chuẩn mực xã hội.
- Quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học diễn ra dưới vai
trò chủ đạo của giáo viên (lãnh đạo, tổ chức, điều khiển) cùng với những điều kiện
sư phạm nhất định.
Từ những phân tích trên cho thấy, quá trình học tập của học sinh là quá
trình nhận thức độc đáo.
Kết luận sư phạm

6
- Quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính độc đáo trong quá trình nhận thức của
học sinh để tránh sự đồng nhất quá trình nhận thức chung của loài người với quá trình
nhận thức của người học sinh.
- Cần quan tâm đến việc tổ chức cho học sinh dần dần tìm hiểu và tập tham gia
các hoạt động tìm tòi khám phá khoa học vừa sức, nâng cao dần để chuẩn bị cho họ tự
khai thác tri thức, tham gia nghiên cứu khoa học trong tương lai.
ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Vấn đề 1: Phân tích khái niệm động lực của quá trình dạy học
Theo triết học duy vật biện chứng, mọi quá trình trong thế giới khách quan
không ngừng vận động và phát triển. Sở dĩ như vậy là do có sự đấu tranh và thống
nhất giữa các mặt đối lập, nghĩa là do có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên
ngoài. Mâu thuẫn bên trong là nguồn gốc của sự phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là
điều kiện của sự phát triển.
Quá trình dạy học trong hiện thực khách quan cũng vận động và phát triển do
không ngừng giải quyết các mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa các thành tố
và giữa các yếu tố trong từng thành tố của quá trình dạy học.
- Mâu thuẫn giữa các thành tố của quá trình dạy học:
+ Giữa Mục đích, nhiệm vụ dạy học đã nâng cao và hoàn thiện và nội dung
dạy học còn ở trình độ lạc hậu
+Giữa mục đích dạy học được đề ra rất cao và phương tiện dạy học để đạt tới
mục đích đó thường còn hạn chế.
+ Giữa nội dung dạy học đã được hiện đại hóa và phương pháp, phương tiện
còn lạc hậu, thô sơ.
+ Giữa nội dung, phương tiện dạy học đã được hiện đại hóa và trình độ giáo viên
còn thấp
+ Giữa một bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra và một bên là
trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trình độ phát triển trí tuệ hiện có của người học
+Giữa những thành tố như trình độ của thầy và của trò,
+ Giữa nội dung dạy học đã được cải tiến nhưng phương pháp chưa được đổi mới,

7
+ Giữa phương pháp đổi mới với phương tiện dạy học chưa dảm bảo.
- Mâu thuẫn giữa những yếu tố của từng thành tố trong quá trình dạy học:
+ Trong mục đích dạy học: Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nắm tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo và yêu cầu không đúng mức về mặt giáo dục
+ Trong hệ thống phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học thuyết trình và
phương pháp dạy học vấn đáp
+ Trong phương pháp dạy học xuất hiện mâu thuẫn giữa việc sử dụng nhóm
phương pháp dùng lời với nhóm phương pháp trực quan. Nếu quá lạm dụng phương
pháp trực quan sẽ làm giảm sự phát triển tư duy trừu tượng, nếu quá lạm dụng
phương pháp dùng lời bài giảng sẽ trở nên trừu tượng.
+ Trong nội dung dạy học: Yêu cầu đầy đủ về nắm tri thức và yêu cầu chưa
đầy đủ về rèn luyện kĩ năng kĩ xảo.
+ Giữa nội dung kiến thức mới và các kiến thức, kinh nghiệm cũ đã có của
người học sinh.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự tiến bộ khoa học, công nghệ,
văn hoá, sự phát triển kinh tế – xã hội với từng thành tố của quá trình dạy học.
+ Giữa những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và nội dung, phương pháp,
phương tiện dạy học lạc hậu
+ Sự tiến bộ xã hội với nhiệm vụ dạy học chưa được nâng cao
Động lực của quá trình dạy học là kết quả của việc phát hiện và giải quyết tốt
được những mâu thuẫn bên ngoài, bên trong của quá trình dạy học, trong đó việc giải
quyết các mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định sự phát triển, . Song trong những
điều kiện nhất định, các mâu thuãn bên ngoài của quá trình dạy học lại có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với sự vận động và phát triển của quá trình dạy học.

Vấn đề 2: Phân tích mâu thuẫn cơ bản và những điều kiện để chúng trở thành
động lực của quá trình dạy học
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình, việc giải
quyết các mâu thuẫn khác, xét cho cùng đều phục vụ cho việc giải quyết nó.

8
Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm
vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra và một bên là trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
và trình độ phát triển trí tuệ hiện có của người học.
Mâu thuẫn cơ bản khi xuất hiện dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, học sinh
tự lực hoặc được sự hỗ trợ của giáo viên sẽ giải quyết nó. Nhờ đó người học được
nâng cao trình độ và đáp ứng được nhiệm vụ dạy học đề ra. Quá trình dạy học là quá
trình liện tục đề ra các nhiệm vụ học tập và khi một nhiệm vụ được giải quyết lại có
nhiệm vụ khác xuất hiện và lại được giải quyết, cứ như vậy mà quá trình dạy học
không ngừng vận động và phát triển. Sự thúc đẩy giải quyết các mâu thuẫn cơ bản đó
tạo ra động lực cơ bản của quá trình dạy học.
Song, muốn quá trình dạy học phát triển thì quá trình học của học sinh phải
tiến triển. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học phải chuyển hoá thành
mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh.
Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực của quá trình dạy học
- Mâu thuẫn phải được người học ý thức đầy đủ và sâu sắc. Điều đó có nghĩa
là người học phải chuyển hóa những mâu thuẫn của quá trình dạy học, những
yêu cầu trong học tập và rèn luyện do người dạy đưa ra thành mâu thuẫn và
nhu cầu của chính bản thân mình, từ đó có mong muốn tự thân giải quyết
mâu thuẫn, tạo động lực cho sự phát triển.
- Mâu thuẫn đó phải vừa sức người học. Nói cách khác, yêu cầu, nhiệm
vụ học tập phải phù hợp với khả năng hoàn thành, phù hợp với “vùng phát
triển trí tuệ gần nhất” của người học. Yêu cầu cao quá hoặc thấp quá đều
không có tác dụng thúc đẩy học sinh tích cực học tập. Nghệ thuật của người
dạy là biết dự đoán khả năng của người học để đề ra yêu cầu cho phù hợp.
- Mâu thuẫn phải do sự tiến triển tự nhiên của quá trình dạy học dẫn đến,
phải di logic của nó quy định. Nhiệm vụ của người dạy không phải là gạt bỏ
mâu thuẫn cho người học, mà phải vạch rõ, khơi sâu mâu thuẫn, làm cho người
học thấy được sự cần thiết, có được hứng thú để giải quyết mâu thuẫn. Tiếp
theo, người thầy phải khéo léo và kiên nhẫn hướng dẫn người học tự lực giải
quyết mâu thuẫn. Sau đó, làm xuất hiện mâu thuẫn mới, mở ra viễn cảnh mới về

9
việc học tập cho người học. Cứ như vậy, người học dần dần sẽ có được niềm
vui của nhận thức, tinh thần hăng say của học tập, khám phá những chân trời tri
thức mới.
Ví dụ về cách xây dựng động lực của quá trình dạy học:
Hình thành phép cộng trong phạm vi 10
Điều kiện 1: Tồn tại mâu thuẫn và học sinh ý thức được mâu thuẫn.
Mâu thuẫn: Phép cộng trên phạm vi 10 (là tri thức cũ) mâu thuẫn với phép
cộng trên phạm vi 10 (tri thức mới)
Điều kiện 2: Mâu thuẫn này là vừa sức với học sinh
- Tri thức cũ làm nền tảng, cơ sở cho tri thức mới, đã được học từ trước. Học
sinh đã thành thạo sử dụng phép tính cộng trong phạm vi 10.
- Số tự nhiên được cung cấp cho người học mang tính hệ thống : học sinh học
10 số đầu rồi mới đến các số kế tiếp.
- Phép cộng các số nhỏ (dưới 10), rồi mới đến các số lớn hơn (trên 10)
Điều kiện 3: Mâu thuẫn này được nảy sinh từ chính logic của quá trình dạy
học, chứ không phải do giáo viên hoặc hoàn cảnh bên ngoài tác động vào quá trình
dạy học.
- Các đơn vị tri thức (cái đã biết và cái chưa biết) được lần lượt cung cấp từ lớp
trước

10

You might also like