đề cương môn giáo dục học - bản tiếp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đề cương môn giáo dục học

1. Giáo dục và sự phát triển nhân cách


2. Bản chất và động lực của quá trình dạy học
3. Nguyên tác dạy học : đảm bảo thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy
học.
4. Nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý
thuyết
5. Phương pháp thuyết trình trong dạy học

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục
tiêu và các nhiệm vụ dạy học

Đặc điểm của phương pháp dạy học là luôn gồm 2 mặt chủ quan và khách quan: Mặt khách quan
là những quy luật tâm lý, quy luật dạy học chi phối hoạt động nhận thức của người học mà
giáo dục phải ý thức được. Mặt chủ quan là những thao tác, những hành động mà giáo viên lựa
chọn phù hợp với quy luật chi phối đối tượng.

Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích dạy học, không có phương pháp nào là vạn
năng chung cho tất cả mọi hoạt động.

Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nội dung dạy học, việc sử dụng phương pháp dạy học
phụ thuộc vào nội dung dạy học cụ thể .

Hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên.

Phương pháp thuyết trình trong dạy học là một trong những phương pháp dạy học dùng ngôn từ -
là phương pháp được dùng phổ biến trong hệ thống các phương pháp dạy học.

Phương pháp thuyết trình là phương pháp GV dùng lời nói để trình bày, giải thích ND bài học
một cách có hệ thống, lôgic cho HS tiếp thu

Các dạng thuyết trình

+ Kể chuyện: GV tường thuật lại các sự kiện, hiện tượng một cách có hệ thống. Được dùng
nhiều trong môn KHXH

+ Giải thích: Giáo viên dùng luận cứ, số liệu để giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ đề.

+ Diễn giảng: Giáo viên trình bày một cách có hệ thống NDHT nhất định, dạng này hay xuất hiện
ở cuối THPT và đại học.
Các bước thuyết trình:

+ Đặt vấn đề: Nêu câu hỏi nhận thức

+ Giải quyết vấn đề: Bằng quy nạp hay diễn dịch, lựa chọn VD, kích thích HS thực hiện các
thao tác tư duy để đi đến KL

+ Tổng kết và nhấn mạnh các KL để học sinh ghi nhớ

Ưu điểm của phương pháp thuyết trình

+ Trong một thời gian ngắn, giáo viên có thể trình bày một khối lượng kiến thức lớn cho nhiều
người học

+ HS có thể học được cách tư duy lôgic, cách đặt và giải quyết vấn, cách diễn đạt chính xác, rõ
ràng, súc tích của GV

+ Là PP dễ thực hiện nhất vì không cần đến TBDH nào

+ Khi được nâng lên thành thuyết trình nêu vấn đề sẽ kích thích được tính tích cực tư duy của
học sinh

+ Nếu kết hợp minh họa bằng các PTTQ, vấn đáp, thảo luận thực hành sẽ kích thích được tính
năng động tích cực của HS

Hạn chế của PP thuyết trình

+ Là PP độc thoại nên HS dễ hình thành thói quen thụ động, chóng mệt mỏi => thiếu sáng tạo,
ghi nhớ kém bền vững

+ Học sinh thiếu cơ hội phát triển ngôn ngữ nói

+ Giáo viên khó có thể chú ý đày đủ đến trình độ nhận thức và KT sự lĩnh hội tri thức của từng
học sinh

Yêu cầu của PP thuyết trình:

+ Ngôn ngữ biểu đạt và nội dung phải có tính lôgic, phù hợp. GV càng nắm vững ND thì
ngôn ngữ biểu đạt càng phong phú và tăng tính thuyết phục

+ Phát âm rõ ràng, chính xác, tốc độ tần số âm thanh vừa phải

+ Ngôn ngữ phải có tính thuyết phục (giải thích, mô tả chứng minh bằng các VD). Ngôn ngữ
giản dị, tự nhiên, thiện cảm, giàu hình ảnh.

+ Nên kết hợp thuyết trình với các phương pháp khác như trực quan, vấn đáp, tình huống có vấn
đề…
Kết luận sư phạm: Dựa vào nội dung bài học và các ưu/ nhược điểm của phương pháp thuyết
trình để lựa chọn phương pháp phù hợp theo từng nội dung bài học. Giáo viên không ngừng
luyện tập, nâng cao kỹ năng thuyết trình cũng như thiết kế bài thuyết trình sao cho phù hợp, tạo
sự hứng thú cho học sinh, nhất là lứa tuổi tiểu học.

6. Phương pháp vấn đáp

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục
tiêu và các nhiệm vụ dạy học

Đặc điểm của phương pháp dạy học là luôn gồm 2 mặt chủ quan và khách quan: Mặt khách quan
là những quy luật tâm lý, quy luật dạy học chi phối hoạt động nhận thức của người học mà
giáo dục phải ý thức được. Mặt chủ quan là những thao tác, những hành động mà giáo viên lựa
chọn phù hợp với quy luật chi phối đối tượng.

Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích dạy học, không có phương pháp nào là vạn
năng chung cho tất cả mọi hoạt động.

Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nội dung dạy học, việc sử dụng phương pháp dạy học
phụ thuộc vào nội dung dạy học cụ thể .

Hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên

Phương pháp vấn đáp trong dạy học là một trong những phương pháp dạy học dùng ngôn từ - là
phương pháp được dùng phổ biến trong hệ thống các phương pháp dạy học.

Vấn đáp (hay đàm thoại) là PPDH trong đó GV tổ chức thực hiện quá trình hỏi và đáp giữa
GV và HS nhằm làm sáng tỏ tri thức mới, rút ra những KL cần thiết.
Các dạng câu hỏi được sử dụng trong phương pháp vấn đáp:
- Theo nhiệm vụ dạy học có câu hỏi: tái hiện, gợi mở, củng cố kiến thức và câu hỏi ôn tập
hóa kiến thức.
- Theo mức độ khái quát của vấn đề có câu hỏi khái quát, câu hỏi theo chủ đề bài học, câu
hỏi theo nội dung bài học.
- Theo mức độ tham gia của HĐ nhận thức của người học có câu hỏi tái tạo và câu hỏi sáng
tạo.

Ưu điểm

- Nếu sử dụng khéo léo, phối hợp với PPTT sẽ kích thích được tính tích cực tư duy,
năng lực diễn đạt bằng lời của HS
- Cả giáo viên và học sinh đều có thể nhanh chóng thu được tín hiệu ngược để
điều chỉnh hoạt động của mình.
- Tạo không khí sôi nổi trong giờ học
- Giáo viên có thể sửa chữa ngay những sai sót của học sinh.
Hạn chế: Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến KH dự kiến
Kết luận sư phạm:

- Yêu cầu xây dựng câu hỏi:


Câu hỏi phải rõ ràng, đơn giản, số lượng vừa phải, tập trung vào trọng tâm bài học
Câu hỏi phải chính xác, giúp học sinh hiểu đúng và hình thành được câu trả lời đúng vấn
đề
Cần căn cứ vào ND bài học để XD câu hỏi lôgic, chặt chẽ
Hệ thống câu được XD từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát và ngược lại, từ câu hỏi tái
tạo đến câu hỏi sáng tạo.
- Yêu cầu khi nêu câu hỏi cho học sinh:
Câu hỏi đưa ra một cách rõ ràng, hướng tới cả lớp
Chỉ định một HS trả lời, cả lớp nghe và phân tích
Bình tĩnh khi HS trả lời sai, tránh nôn nóng, vội vàng cắt ý HS
Giáo viên KL
7. Nguyên tắc giáo dục: tôn trọng nhân cách kết hợp yêu cầu cao đối với người học
Nguyên tắc giáo dục được hiểu là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận giáo
dục, có tác dụng chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung phương pháp và các hình thức tổ
chức giáo dục nhằm thực hiện tối ưu mục đích và nhiệm vụ giáo dục. Năm được nguyên tắc giáo
dục sẽ giúp cho các nhà giáo dục kết hợp được lý luận với thực tiễn giáo dục, vận dụng một cách
sáng tạo nhằm đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao.
Có 11 nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc giáo dục:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong giáo dục
- Nguyên tắc giáo dục gắn với đời sống xã hội
- Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi trong giáo dục
- Nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng lao động
- Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
- Nguyên tắc tôn trọng nhân cách học sinh kết hợp với yêu cầu hợp lý trong quá trình giáo dục
- Nguyên tắc thống nhất giữa sự tự tổ chức lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy
tính tự giác tích cực, độc lập, tự giáo dục học sinh
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống kế tiếp liên tục trong giáo dục
- Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục cộng đồng
xã hội
- Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm đối tượng giáo dục
- Nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm
Nguyên tắc tôn trọng nhân cách kết hợp yêu cầu cao đối với người học
Tôn trọng nhân cách học sinh là tôn trọng nhân phẩm, tài năng, trí tuệ, tự do, tư tưởng,
nhu cầu, nguyện vọng và thói quen sống của mỗi cá nhân: Tôn trọng nhân cách còn bao gồm
tôn trọng thân thể, không ai được xúc phạm đến phẩm giá và thân thể con người.
Tôn trọng nhân cách là tin tưởng con người, tin tưởng ở khả năng trí tuệ, khả năng lao
động sáng tạo của con người. Tin tưởng là thể hiện sự mong muốn của các nhà giáo dục đối
với đối tượng giáo dục và đồng thời cũng là một biện pháp tế nhị buộc họ phải cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ.
Yêu cầu hợp lý chính là sự đòi hỏi cao hơn thực tế các em phải phấn đấu. Bằng hệ thống
những mục tiêu, những tiêu chuẩn nâng dần từng bước, thúc đẩy học sinh phải phấn đấu liên
tục. Khi nhà giáo đặt ra những yêu cầu hợp lý, học sinh sẽ cảm nhận được sự tin tưởng của
giáo viên về mình, như là tiếp thêm sức mạnh để cố gắng nhiều hơn. Yêu cầu cao chính là thể
hiện niềm tin và sự tôn trọng nhân cách con người.
 Muốn giáo dục con người phải tôn trọng nhân cách con người và phải có những yêu
cầu hợp lý đối với con người vì :
- Tôn trọng nhân cách học sinh cần phải luôn đề các yêu cầu giúp cho học sinh vươn lên, phát
triển nhân cách tôt hơn.
- Đòi hỏi học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử sư
phạm phải thể hiện sự tôn trọng, yêu thương và dìu dắt các em tiến bộ.
( nêu ví dụ phân tích)
Kết luận SP: (nêu dẫn chứng minh họa)
- Nhà giáo dục không được xúc phạm đến nhân cách học sinh, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
với bất kỳ lý do gì, tránh thành kiến đối với học sinh
- Nhà giáo dục cần tránh thái độ gay gắt, nhạo báng, mỉa mai, mệnh lệnh, áp đặt, nhưng đồng
thời tránh những dễ dãi, xuể xòa “ vô nguyên tắc”
- Luôn đánh giá cao hơn một chút so với cái mà họ có, đồng thời đòi hỏi cao hơn một chút so
với những gì họ đạt được. Tế nhị, khéo léo, có tình thường và có lý trong ứng xử sư phạm của
giáo viên.
- Cần xác nhận, những ưu điểm, những thành công của học sinh dù đó là thành công nhỏ bé,
phát huy ưu điểm là cơ sở tạo ra những thành công mới trong quá trình phấn đấu của học
sinh.
8. Nguyển tác giáo dục: phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
Nguyên tắc giáo dục được hiểu là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận giáo
dục, có tác dụng chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung phương pháp và các hình thức tổ
chức giáo dục nhằm thực hiện tối ưu mục đích và nhiệm vụ giáo dục. Năm được nguyên tắc giáo
dục sẽ giúp cho các nhà giáo dục kết hợp được lý luận với thực tiễn giáo dục, vận dụng một cách
sáng tạo nhằm đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao.
Có 11 nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc giáo dục:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong giáo dục
- Nguyên tắc giáo dục gắn với đời sống xã hội
- Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi trong giáo dục
- Nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng lao động
- Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
- Nguyên tắc tôn trọng nhân cách học sinh kết hợp với yêu cầu hợp lý trong quá trình giáo dục
- Nguyên tắc thống nhất giữa sự tự tổ chức lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy
tính tự giác tích cực, độc lập, tự giáo dục học sinh
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống kế tiếp liên tục trong giáo dục
- Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục cộng đồng
xã hội
- Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm đối tượng giáo dục
- Nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm
Nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm
Trong mỗi con người có những điểm mạnh và điểm yếu (do các nguyên nhân và hoàn cảnh
giáo dục khác nhau). Nhưng là con người ai cũng muốn được tôn trọng, muốn nghe những
lời hau, ý đẹp, muốn mọi người nhìn thấy mặt mạnh

9. Phương pháp giáo dục: phương pháp nêu gương

Phương pháp giáo dục (PPGD) là thành tố quan trọng trong cấu trúc của quá trình giáo
dục, có quan hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình này, đặc biệt là với mục đích,
nội dung, nhà giáo dục, người được giáo dục, phương tiện giáo dục, với các điều kiện thực
hiện quá trình này.
Phương pháp giáo dục được xem là cách thức tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người
được giáo dục trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ
giáo dục đã đề ra.
Phân loại các P2 giáo dục:
 Nhóm các phương pháp thuyết phục
 Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội
 Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người
được giáo dục
Nêu gương là PP giáo dục trong đó nhà giáo dục dùng những tấm gương sáng của cá
nhân hoặc tập thể hoặc bằng hành động của chính bản thân mình như là một mẫu mực để
kích thích người được giáo dục cảm phục, noi theo và làm theo những gương đó nhằm đạt
được mục đích giáo dục đã đề ra.
Cơ sở của PP nêu gương là dựa vào tính hay bắt chước của trẻ em. Trẻ em thường bắt
chước những người xung quanh, nhất là những người gần gũi thân thuộc như cha mẹ, thầy cô
giáo. Sự bắt chước phụ thuộc vào độ tuổi, vốn kinh nghiệm và trình độ phát triển trí tuệ, đạo
đức ở các em. Khi còn nhỏ, trẻ có thể bắt chước một cách máy móc tất cả những biểu hiện
hành vi của người lớn (kể cả những hành vi tiêu cực và tích cực), khi lớn lên cùng với sự
tích lũy của kinh nghiệm và sự phát triển của trí tuệ, sự bắt chước mang tính lựa chọn và
tổng hợp hơn. Bắt chước ở tuổi thiếu niên đã mang tính lựa chọn, sang lứa tuổi thanh niên,
bắt chước mang tính khái quát và tổng hợp, những hành vi bắt chước đã được biến đổi
phù hợp với những điều kiện và tình huống nảy sinh trong cuộc sống của họ.
Điều quan trọng trong phương pháp nêu gương đối với nhà giáo dục là sự lựa chọn
và sử dụng tấm gương để giáo dục học sinh. Nhà giáo dục cần căn cứ vào mục tiêu và nội
dung giáo dục mà lựa chọn tấm gương điển hình để giáo dục các em. Việc nêu những tấm
gương tốt như của các anh hùng, chiến sỹ thi đua, những gương tốt trong lao động, sản xuất,
trong đấu tranh với các thói hư tật xấu, những tấm gương của học sinh nghèo vượt khó là
điều rất quan trọng. Đó là những hành vi nghĩa cử ngưỡng mộ và mong muốn có được hành
vi cử chỉ đó. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng cái phản diện để ngăn ngừa và loại bỏ những
thói hư tật xấu trong xã hội. Có thể kể lại và chỉ cho học sinh thấy số phận của một người
nghiện, một kẻ hư hỏng, kẻ lang thang bụi đời… để các em có thể rút ra bài học về cách
ứng xử với bản thân và cuộc đời, có thái độ tránh xa những thói xấu và tệ nạn xã hội. Nên sử
dụng những gương tốt là chủ yếu, lạm dụng gương phản diện có thể phản tác dụng giáo dục.
Khi sử dụng phương pháp nêu gương, điều quan trọng là phải giúp học sinh có cách cư
xử và thái độ đúng đắn với mọi hành vi cử chỉ của những người xung quanh, tiếp thu và học
tập cái tốt, lên án và phê phán cái xấu. Vì thế, phương pháp nêu gương sẽ có hiệu quả
hơn nếu người giáo viên biết phối hợp giữa nêu gương với giải thích đàm thoại về các chuẩn
mực và hành vi xã hội.
Kết luận sư phạm
Tấm gương của chính bản thân nhà giáo dục là yếu tố có vị trí đặc biệt trong giáo dục bằng
nêu gương. Nếu như việc làm và lối sống của nhà giáo dục không đi đôi với lời nói, hoặc lời nói
cũng sai trái thì đó là nguyên nhân dẫn đến bất lực và không có hiệu quả trong công tác giáo dục
Vì thế, người thầy giáo không chỉ “nêu gương” của những người khác, mà bản thân mình phải
làm gương sáng cho học sinh noi theo. Tấm gương sống của giáo viên có sức mạnh thuyết phục
hơn mọi lời giải thích và động viên của họ đối với học sinh.
10. Phương pháp giáo dục: Phương pháp giao việc = phương pháp đòi hỏi sư phạm.
11. Nhiệm vụ, quyền của nhà giáo và người học theo Luật giáo dục 2019.
12. Phương pháp giáo dục: phương pháp đòi hỏi sư phạm
13. Nhiệm vụ, quyền của nhà giáo và người học theo luật giáo dục 2019
14. Điều lệ trường tiểu học và THCS

You might also like