Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ỨNG DỤNG VIỆN GIÁO DỤC QUỐC TẾ DCG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

DCG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC GREIFSWALD, CHLB ĐỨC CÔNG TY TNHH XPRIENZ SINGAPORE CÔNG TY TNHH XPRIENZ VIỆT NAM
ANHALT, CHLB ĐỨC DCG HALLE GGMBH – INTERNATIONAL INSTITUTE, GERMANY UNIVERSITY OF GREIFSWALD, GERMANY XPRIENZ PTE. LTD. SINGAPORE
ANHALT UNIVERSITY OF APPLIED SCIENCES

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ


INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG


THỜI KỲ HẬU COVID-19
Local economic and social development in the post Covid-19 era
September 23rd, 2022, Thanh Hoa - Vietnam

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


2022
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
INTERNATIONAL CONFERENCE

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG


THỜI KỲ HẬU COVID-19
Local economic and social development in the post Covid-19 era
September 23rd, 2022, Thanh Hoa - Vietnam

BAN TỔ CHỨC

TT Họ và tên Chức vụ - Đơn vị Chức danh trong Ban

1 PGS.TS. Bùi Văn Dũng Hiệu trưởng Trưởng ban

2 PGS.TS. Hoàng Thị Mai Phó Hiệu trưởng Phó Trưởng ban

3 PGS.TS. Ngô Chí Thành TP. QLKHCN&HTQT Ủy viên thường trực

4 PGS.TS. Mai Văn Tùng TK. KHXH Ủy viên

5 TS. Lê Quang Hiếu TK. Kinh tế - QTKD Ủy viên

6 TS. Nguyễn Thị Quyết TK. Ngoại ngữ Ủy viên

7 ThS. Nguyễn Thị Dung TP. TC - HC - QT Ủy viên

8 TS. Lê Thị Minh Huệ TP. KHTC Ủy viên

9 ThS. Lê Thị Thắng Kế toán trưởng Ủy viên

10 TS. Lê Đình Nghiệp GĐ Trung tâm CNTT&TT Ủy viên

11 TS. Lê Hồng Sinh PTP. TC - HC - QT Ủy viên

12 TS. Trịnh Thị Thơm PTP. QLKHCN&HTQT Ủy viên

13 TS. Hoàng Thị Hà PTP. QLKHCN&HTQT Ủy viên

14 PGS.TS. Đinh Ngọc Thức PTP. QLKHCN&HTQT Ủy viên

15 ThS. Lê Đức Liên CV. QLKHCN&HTQT Ủy viên

16 ThS. Nguyễn Thùy Dung CV. QLKHCN&HTQT Thư ký


BAN BIÊN TẬP

TT Họ và tên Chức vụ - Đơn vị Chức danh trong Ban

1 PGS.TS. Hoàng Thị Mai Phó Hiệu trưởng Trưởng ban

2 PGS.TS. Ngô Chí Thành TP. QLKHCN&HTQT Phó Trưởng ban

3 TS. Trịnh Thị Thơm PTP. QLKHCN&HTQT Ủy viên

4 PGS.TS. Mai Văn Tùng TK. KHXH Ủy viên

5 TS. Lê Quang Hiếu TK. Kinh tế-QTKD Ủy viên

6 TS. Lê Huy Chính PTK. Kinh tế-QTKD Ủy viên

7 TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân GV. Khoa Kinh tế-QTKD Ủy viên

8 TS. Nguyễn Thị Loan GV. Khoa Kinh tế-QTKD Ủy viên

9 TS. Nguyễn Thị Việt Hưng GV. Khoa KHXH Ủy viên

10 ThS. Vũ Thị Thu Trang CV QLKHCN&HTQT Ủy viên

11 ThS. Đặng Thị Nguyệt GV. Khoa Ngoại ngữ Ủy viên

12 ThS. Trần Thị Kim Dung CV. QLKHCN&HTQT Thư ký


INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
LOCAL ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT IN THE POST COVID-19 ERA

MỤC LỤC
1 ANDERSON TAN, GOH HIN LAN 10
CAN SKILLS FRAMEWORK BRIDGE TECHNICAL AND VOCATIONAL EDUCATION
AND TRAINING (TVET) TO FRONTIER COMPETENCIES?
2 STEINGRUBE, WILHELM 23
SATISFACTION ANALYSES AND PARK-PEOPLE-RELATIONSHIPS OF PROTECTED
AREAS: EXPERIENCES OF A CROSS-BORDER PROJECT POLAND-GERMANY
IN TIMES OF COVID-19
3 BÙI VĂN DŨNG, NGÔ CHÍ THÀNH 32
THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ, HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC ĐỊA PHƯƠNG: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
4 LÊ HOẰNG BÁ HUYỀN 42
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH KHU VỰC MIỀN NÚI THANH HÓA
5 LÊ VĂN TRƯỞNG, LÊ THỊ QUỲNH 52
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LIÊN VÙNG TRONG VIỆC
THU HÚT ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH
KINH TẾ Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ, TÂY BẮC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
6 NGUYEN NGOC QUYEN 65
SUPPLY CHAIN TRANSFORMATION OF HAI DUONG’S TEXTILE – GARMENT
INDUSTRY IN THE POST-COVID-19 CONTEXT
7 ĐÀO THU TRÀ 79
ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KINH TẾ, VĂN HÓA, LUẬT PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH TỚI
SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NHÂN TỈNH THANH HÓA
8 LÊ THỊ MINH TRÍ, NGUYỄN THỊ BÌNH 89
ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DẦU KHÍ
VIỆT NAM
9 NGUYEN THANH TRUNG, TAO THI THU THAO 96
BUILDING LINKS BETWEEN SCHOOL AND ENTERPRISE IN HUMAN RESOURCES
TRAINING EXERCISE AND SPORT MEET THE DEMAND OF LOCAL ECONOMIC AND
SOCIAL DEVELOPMENT
10 BÙI THỊ NINH 107
CÁC PHƯƠNG DIỆN TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI
VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH THANH HÓA

5
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ HẬU COVID-19

11 LƯỜNG ĐỨC DANH, LÊ ĐỨC ĐẠT 115


CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GÓP PHẦN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH THANH HÓA
12 LAI CAO MAI PHUONG 125
DETERMINATION OF FACTORS AFFECTING NON-PERFORMING LOANS OF BANKS
IN VIETNAM
13 MAI XUAN THAM 137
DEVELOPING POTENTIAL AND STRENGTHS TO DEVELOP TOURISM IN THACH THANH
DISTRICT, THANH HOA PROVINCE
14 MAI VĂN TÙNG 154
DI SẢN VĂN HÓA: NỀN TẢNG CĂN BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THANH HÓA
TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN
15 VŨ THỊ QUỲNH ANH, TRẦN PHẠM HUYỀN TRANG 168
DU LỊCH ẨM THỰC – HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO
THÀNH PHỐ HUẾ
16 LE THI NUONG 177
FACTORS IMPACTING RESILIENCE OF BUSINESSES IN THE FACE OF COVID-19:
EVIDENCE FROM WOMEN OWNED SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES
(SMES) IN THANH HOA, VIETNAM
17 NGUYỄN THỊ XUÂN 194
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THỜI KỲ
HẬU COVID-19
18 LÊ NGỌC MINH 203
KHÔNG GIAN VĂN HÓA: ĐIỂM NHẤN DU LỊCH ĐÔ THỊ
19 ĐỖ MINH THỦY 213
KHUNG KỸ NĂNG THÍCH ỨNG CẦN THIẾT CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA GIÁM ĐỐC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID-19 VÀ CUỘC
CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
20 HÀN ANH TUẤN 225
LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ
GÓP PHẦN PHỤC HỒI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ
HẬU COVID-19
21 HÀ TIẾN LINH 235
MÔ HÌNH HỌC TẬP KẾT HỢP (BLENDED LEANRING) TRONG ỨNG PHÓ ĐẠI DỊCH
COVID-19 VÀ THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

6
INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
LOCAL ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT IN THE POST COVID-19 ERA

22 LÊ THANH TÙNG 242


MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐỊA PHƯƠNG: LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM –
TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH THANH HÓA
23 CHỬ THỊ KIM NGÂN, VŨ QUỲNH MAI, PHÙNG THỊ KHÁNH LINH 254
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THỜI KỲ HẬU COVID-19
24 PHẠM THỊ NGỌC, NGUYỄN THỊ MAI 262
NÂNG CAO CHỈ SỐ THIẾT CHẾ PHÁP LÝ TỈNH THANH HÓA
25 LÊ QUANG HIẾU, LÊ HUY CHÍNH 273
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
26 NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA, NGUYỄN TUẤN ANH 291
NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA THANH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI SAU DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ KIẾN NGHỊ
CHÍNH SÁCH
27 NGUYEN THI LOAN 302
PERCEIVED RISK, TRUST, AND ONLINE SHOPPING BEHAVIOR OF GEN Z
IN THE PRE - AND POST-COVID-19 PANDEMIC
28 NGUYEN NHU SON 313
PROMOTE THE ROLE OF UNEMPLOYMENT INSURANCE POLICY AND
EMPLOYMENT SERVICE CENTER IN LOCAL SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT
29 TRUONG MINH HOAI, VU DINH SON 324
PROMOTING THE VALUES OF DA LAT PEOPLE TO ENCOURAGE TOURISM
DEVELOPMENT IN DA LAT CITY
30 TRINH VAN HUNG 330
PROMOTING LEGAL EDUCATION FOR ETHNIC MINORITIES IN THANH HOA
PROVINCE, CONTRIBUTING TO SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE
POST-COVID-19 PERIOD
31 NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG 340
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TRÊN NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỈNH
THANH HÓA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
32 LÊ THỊ THANH NGUYÊN 353
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG NGHỀ THÊU REN TRUYỀN THỐNG
VĂN LÂM, XÃ NINH HẢI, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH
33 TRẦN PHẠM HUYỀN TRANG, VŨ THỊ QUỲNH ANH 364
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NƯỚC MẮM NAM Ô TẠI VIỆT NAM

7
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ HẬU COVID-19

34 LÊ VĂN TRƯỞNG, LÊ HỮU KHUÊ, NGUYỄN THỊ LAN 372


QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CỰC TĂNG TRƯỞNG
35 NGUYỄN THỊ MINH HUỆ, NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG 384
SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG: ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TỈNH THANH HÓA
36 VU CONG THUONG 392
SEVERAL ISSUES IN IMPROVING THE EFFICIENCY OF DIGITAL TRANSFORMATION
OF VIETNAM’S EDUCATION IN POST-COVID-19 CONTEXT
37 DO PHUONG ANH 401
SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PROMOTES THE IMPLEMENTATION OF
SOCIAL INSURANCE POLICIES FOR WOMEN IN RURAL AREAS IN THE POST
COVID-19 PERIOD
38 ĐỖ THỊ MẪN, NGUYỄN THỊ MAI 412
TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
39 ĐINH ANH TUẤN 423
TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM THỜI KỲ HẬU COVID-19,
GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
40 NGUYEN THI THUY 435
THE WORLD CULTURAL HERITAGE OF HO DYNASTY CITADEL (VIETNAM) AND
THE ACTIVITIES OF BUDDHISM IN THE FIFTEENTH CENTURY EASTERN WORLD
41 PHẠM THỊ THU HƯƠNG, NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG 452
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN FINTECH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
42 NGUYỄN THỊ VIỆT HƯNG 463
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH
THANH HÓA VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
43 NGUYỄN NGÂN HÀ, NGUYỄN CẨM NHUNG 477
THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM
44 NGUYỄN MINH DIỄM QUỲNH 492
VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI TỈNH AN GIANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

8
INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
LOCAL ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT IN THE POST COVID-19 ERA

45 PHAN THỊ HỒNG DUYÊN, PHẠM VĂN CƯỜNG 499


VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
CON NGƯỜI TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID-19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
46 HOANG THUY HA, NGUYEN VAN DONG 510
VALUES OF ENTERPRISE CULTURE IN VIETNAM AFTER COVID-19
47 TRẦN ĐOAN TRANG 518
VƯỜN MẪU TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0

9
INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
LOCAL ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT IN THE POST COVID-19 ERA

26.
NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA THANH NIÊN
TRONG GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI SAU DỊCH BỆNH COVID-19
VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa*, Nguyễn Tuấn Anh*


TÓM TẮT
Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trên một số lượng
lớn người lao động trẻ tuổi. Dịch bệnh cũng tạo ra yêu cầu về chuyển đổi nghề nghiệp, việc
làm cũng như nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên. Trong giai đoạn phục hồi phát triển kinh
tế sau đại dịch, thanh niên mong muốn được nâng cao kỹ năng, tay nghề; đào tạo nghề phù
hợp với yêu cầu xã hội. Thanh niên cũng mong muốn doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề,
đặc biệt là cho nhóm thanh niên nông thôn. Bên cạnh đó, thanh niên cũng có nhu cầu được
biết thông tin về tổ chức, trung tâm hỗ trợ việc làm cho thanh niên. Trên cơ sở đó, một số kiến
nghị về chính sách cũng được nhóm tác giả đề xuất ở cuối bài viết này.
Từ khóa: Dịch Covid-19, đào tạo nghề, nhu cầu, thanh niên, chính sách việc làm

JOB TRAINING NEEDS OF YOUNGERS IN THE STAGE OF SOCIAL DEVELOPMENT


RECOVERY AFTER COVID-19 AND POLICY RECOMMENDATIONS
Nguyen Thi Quynh Hoa, Nguyen Tuan Anh
ABSTRACT
The Covid-19 pandemic has caused unemployment and underemployment on a large
number of young workers. The pandemic also creates requirements on career change,
employment as well as vocational training needs of young people. In the post-pandemic
period of economic recovery and development, young people want to improve their skills and

* Viện Nghiên cứu Thanh niên; Email: tuananhtwd@gmail.com

291
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ HẬU COVID-19

skills; vocational training in accordance with social requirements. Young people also want
businesses to participate in vocational training, especially for rural youth groups. In addition,
young people also need to know information about organizations and centers that support
jobs for young people. Some policy recommendations are also proposed by the authors at the
end of the paper.
Keywords: Covid-19 pandemic, job training, needs, youth, employment policy

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn hai năm qua, kể từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19, thị trường lao động Việt
Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê,
tính đến hết năm 2020, cả nước có khoảng 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi dịch bệnh. Trong đó, 69,2% bị giảm thu nhập; 39,9% phải giảm giờ làm hoặc nghỉ
luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam tính trong cả năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31
điểm phần trăm so với năm 2019 và cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhất là từ khi đợt dịch
lần thứ tư bùng phát (cuối tháng 4 năm 2021), thị trường lao động lại rơi vào trạng thái biến
động khó lường. Chỉ tính riêng Quý II năm 2021, cả nước có 557 nghìn lao động bị mất việc;
4,1 triệu người phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh; 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc
buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ người lao động và được
đánh giá là kịp thời và chưa có tiền lệ. Ngay trong tháng 4 năm 2020, Nghị quyết số 42/NQ-
CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp
khó khăn do đại dịch Covid-19 đã được ban hành. Tiếp đó, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết
định số 23/2021/QĐ-TTg được ban hành nhằm hỗ trợ và khuyến khích người lao động tham
gia đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19 tới thị trường lao động - việc làm vẫn không thể đo đếm được (Nguyễn
Xuân Hải, Chu Lệ Anh, 2021).
Đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động. Việc đào
tạo nghề, trong đó chú trọng vào đào tạo kỹ năng nghề là cần thiết bởi kỹ năng nghề là nhân
tố quan trọng, quyết định tăng trưởng nền kinh tế. Lực lượng lao động có kỹ năng nghề tạo
nên sức cạnh tranh của nền kinh tế, tận dụng tốt làn sóng đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Các dữ liệu được phân tích, trình bày trong bài viết được thu thập, tổng hợp thông qua
phương pháp điều tra bảng hỏi kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.

292
INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
LOCAL ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT IN THE POST COVID-19 ERA

3. TÌNH HÌNH VIỆC LÀM VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA THANH NIÊN SAU
DỊCH BỆNH COVID-19

3.1. Tình hình việc làm của thanh niên sau dịch bệnh Covid-19
Tính đến năm 2021, tỷ lệ thanh niên tham gia lực lượng lao động là 81,2%, song tỷ lệ
thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn khá cao (78,1%). Điều này cũng xuất
phát một phần là do tình hình đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc học tập, đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của thanh niên. Tính đến Quý I năm 2021, tỷ lệ thanh niên
không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo là 16,3%, tương đương với gần 2
triệu thanh niên, tăng 51,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục Thống kê, 2021).
Việc không tham gia lực lượng lao động hoặc học tập, đào tạo trong lâu dài đối với những
người trẻ có tác động tiêu cực đến khả năng phát triển kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ
của họ, tạo ra rào cản đối với khả năng được tuyển dụng trong tương lai, làm giảm khả năng
cạnh tranh trên thị trường lao động cũng như chất lượng của nguồn lao động trẻ sau khi dịch
Covid-19 qua đi. Đặc biệt, lao động trẻ trong độ tuổi từ 15 - 24 sẽ tức thì bị ảnh hưởng nặng nề
hơn so với người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19,
đồng thời có nguy cơ phải gánh chịu những chi phí kinh tế - xã hội cao hơn trong thời gian
dài hơn (ILO, 2020). Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cũng tăng trong giai đoạn 2020 - 2021, từ
4,821% năm 2019 lên 5,21% vào năm 2021 (Tổng cục Thống kê, 2021).
Theo báo cáo gần đây do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục
Thống kê và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện, tính đến hết Quý II năm 2021, lực
lượng lao động của Việt Nam khoảng 51,1 triệu người, trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo chỉ đạt 26,1%. Con số này cho thấy việc đào tạo lại cũng như đào tạo nâng cao kỹ năng
nghề cho người lao động là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh những
tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đang hạn chế các cơ hội phát triển kỹ năng của người
lao động, tạo ra nhiều thách thức tiềm ẩn trong việc tiếp cận việc làm thỏa đáng của người lao
động khi thị trường việc làm đang bị thu hẹp.
Thực tế, đặc thù của đào tạo nghề là học lý thuyết tại trường kết hợp với thực hành tại
xưởng, nhà máy, xí nghiệp. Tuy nhiên, do yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 cần tránh
tập trung đông người nên việc tổ chức đào tạo nghề thời điểm này cũng gặp nhiều khó khăn.
Công tác đào tạo nghề tại nhiều cơ sở đào tạo nghề phải tạm ngừng việc đưa học viên đến học
tập, thực hành tại doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp đối tác phải bổ sung lực lượng lao
động thay thế trong thời gian sinh viên tạm nghỉ.
Theo Báo cáo lao động việc làm Quý II năm 2020 của Tổng cục Thống kê, 57,9% người
được hỏi cho rằng, mặc dù thanh niên Việt Nam có thể quen thuộc với công nghệ nhưng nhiều
người vẫn thiếu các kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cần thiết để theo kịp yêu cầu từ
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2021). Cùng với đó, những khó khăn
mà thanh niên gặp phải trong tìm kiếm việc làm chủ yếu xuất phát từ: kiến thức chuyên môn
chưa đáp ứng yêu cầu công việc (46,0%); thiếu các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết (52,5%);
kinh nghiệm công việc chưa đáp ứng (42,9%). Đặc biệt là sự hạn chế về khả năng tin học,

293
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ HẬU COVID-19

khả năng ngoại ngữ của thanh niên cũng là một rào cản lớn cho quá trình tìm kiếm việc làm
của thanh niên: 34,7% thanh niên tham gia khảo sát đánh giá khả năng tin học của bản thân
còn hạn chế, 47,6% cho rằng, khả năng sử dụng ngoại ngữ của bản thân chưa đáp ứng được
yêu cầu đặt ra đối với công việc trong bối cảnh hội nhập và Công nghệ 4.0 (Viện Nghiên cứu
Thanh niên, 2021).
Một số thách thức khác đặt ra cho thanh niên Việt Nam khi tiếp cận hệ thống vị trí việc làm
hiện nay dưới tác động của dịch bệnh Covid-19 và xu hướng việc làm của thế giới bao gồm:
Thứ nhất, theo Thông cáo báo chí của ILO ngày18/8/2020 về giải quyết khủng hoảng việc
làm cho thanh niên do đại dịch Covid-19 tại châu Á - Thái Bình Dương, thanh niên là lực
lượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19 do triển vọng làm việc bị đe dọa và giáo
dục bị gián đoạn. Tại Việt Nam, tính đến Quý I năm 2021, tỷ lệ thanh niên không có việc làm
và không tham gia học tập hoặc đào tạo (tỷ lệ NEET) là 16,3%, tương đương với gần 2 triệu
thanh niên, tăng 51,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thanh niên NEET không
phân biệt thành thị và nông thôn cũng như giới tính đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Như
vậy, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm cũng như học tập của
thanh niên (Tổng cục Thống kê, 2021).
Hình 1. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo
trong Quý I năm 2020 và năm 2021 (%)

Việc không tham gia lực lượng lao động hoặc đào tạo trong lâu dài đối với những người
trẻ có tác động tiêu cực đến khả năng phát triển kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ của họ,
tạo ra rào cản đối với khả năng được tuyển dụng trong tương lai, làm giảm khả năng cạnh
tranh trên thị trường lao động cũng như chất lượng của nguồn lao động trẻ sau khi dịch bệnh
Covid-19 qua đi. Đặc biệt, theo báo cáo của ILO (2020), lao động trẻ trong độ tuổi từ 15 - 24
sẽ tức thì bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên trong cuộc
khủng hoảng dịch Covid-19, đồng thời có nguy cơ phải gánh chịu những chi phí kinh tế và xã
hội cao hơn trong thời gian dài hơn. Báo cáo cũng lo ngại về “một thế hệ bị phong tỏa” khi đề

294
INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
LOCAL ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT IN THE POST COVID-19 ERA

cập đến nhóm lao động từ 15 - 24 tuổi do ảnh hưởng tâm lý vì sống trong khủng hoảng kéo
dài (ILO, 2020).
Thêm vào đó, khi đề cập đến nhóm lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là
nhóm lao động trẻ, việc tạo việc làm càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 vì lý do hạn chế kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê (2021), 53,2% số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người trẻ dưới 35 tuổi,
trong khi đó lực lượng lao động dưới 35 tuổi chỉ chiếm 36%.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
thực hiện và công bố (18/8/2020), thanh niên tại 13 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình
Dương nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19
trong nhiều năm tới. Báo cáo nêu rõ ba tác động tiêu cực của đại dịch đến thanh niên bao gồm:
(1) gián đoạn việc làm dưới hình thức giảm thời gian làm việc và giảm thu nhập, mất việc
làm đối với cả lao động làm công ăn lương và lao động tự làm; (2) gián đoạn trong quá trình
giáo dục và đào tạo; (3) khó khăn trong quá trình chuyển tiếp từ trường học đến việc làm và
chuyển đổi giữa các công việc trong thời kỳ suy thoái.
Thứ hai, thách thức từ xu hướng chuyển đổi việc làm mới của thế giới. Theo dự báo của
ILO (2019), sẽ có đến 70% số việc làm hiện nay tại Việt Nam có xác suất sẽ bị thay thế bởi
máy móc và robot trong thập niên tới. Những ngành, nghề dễ bị thay thế bao gồm: các ngành,
nghề trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ,
dệt may, điện tử. Những ngành nghề trên vốn được xem là thế mạnh truyền thống của lao
động Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trên thị trường lao động.
Xu hướng việc làm mới đang đẩy lực lượng lao động Việt Nam vào tình huống đầy thử
thách khi cả người lao động và hệ thống các ngành đào tạo của chúng ta chưa thể trang bị đủ
các kỹ năng cho các xu hướng chuyển đổi việc làm này. Ví dụ về công nghệ trí tuệ nhân tạo
(AI), trải qua gần hai năm dịch bệnh, công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng, giúp
giảm gánh nặng cho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụng thiết
thực. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê năm 2020, nhu cầu cho nguồn nhân lực ngành AI
tại Việt Nam cần hơn 1 triệu nhân sự. Tuy nhiên, số lượng đáp ứng hiện tại chỉ vào khoảng
10.000 người. Hiện nay, tại Việt Nam, các trường đại học có khối ngành công nghệ AI bao
gồm: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ thông tin
(Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh), Trường Đại học FPT, Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với tổng chỉ
tiêu tuyển sinh vô cùng ít ỏi khi chưa đến 200 sinh viên ra trường mỗi năm.

3.2. Nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên trong giai đoạn phục hồi phát triển
kinh tế - xã hội sau dịch bệnh Covid-19
Tìm hiểu ý kiến của thanh niên về vấn đề đào tào nghề nhằm giảm bớt tình trạng thất
nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên, kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Thanh niên
năm 2019 cho thấy: phần đông thanh niên cho rằng, cần nâng cao kỹ năng, tay nghề cho thanh

295
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ HẬU COVID-19

niên (77,9%); hơn 1/2 thanh niên cho rằng, cần đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu xã hội
(51,8%); khoảng gần 1/2 thanh niên cho rằng, các vấn đề: khuyến khích doanh nghiệp tham
gia đào tạo nghề (44,2%), đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn (43,3%), thông tin về tổ
chức, trung tâm hỗ trợ việc làm cho thanh niên (45,3%) cần được đẩy mạnh và quan tâm hơn.
Bảng 1. Vấn đề thanh niên cho rằng, cần tập trung quan tâm
để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cho thanh niên
Vấn đề Tỷ lệ (%)
Nâng cao kỹ năng, tay nghề cho thanh niên 77,9
Thông tin về cơ sở đào tạo nghề cho thanh niên 27,8
Thông tin về việc làm cho thanh niên 38,3
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề 44,2
Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp 34,6
Thông tin về tổ chức, trung tâm hỗ trợ việc làm cho thanh niên 45,3
Đưa thanh niên đi làm việc ở nước ngoài 21,5
Đào nghề cho thanh niên nông thôn 43,3
Dự báo về nhu cầu lao động, việc làm 23,5
Thông tin các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 37,5
Thông tin các nguồn vốn vay cho thanh niên 17,3
Đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu xã hội 51,8
Nguồn: Viện Nghiên cứu Thanh niên (2019)

Ngoài ra, một số vấn đề như: dự báo nhu cầu về lao động, việc làm; thông tin các doanh
nghiệp có nhu cầu tuyển dụng; thông tin về việc làm cho thanh niên cần được quan tâm nhằm
giảm bớt tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cho thanh niên.
Đặc biệt trong giai đoạn phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, nhu
cầu đào tạo nghề của thanh niên là lớn nhất. Khi được hỏi: “Theo bạn, nhu cầu lớn nhất trong
lao động, việc làm của thanh niên năm 2021 là gì?”, kết quả khảo sát cho thấy: nhu cầu được
đào tạo kỹ năng nghề chiếm cao nhất (38,1%); tiếp đến là nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm
(28,6%); nhu cầu được hỗ trợ dạy nghề (12,5%); nhu cầu được chuyển đổi công việc phù hợp
(13,6%) và nhu cầu được hỗ trợ vốn khởi nghiệp (7,2%) (Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2021).
Mặt khác, song song với bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 thì bối cảnh phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, chuyển đổi số cũng có tác động lớn đến nhu cầu đào tạo kỹ
năng nghề của thanh niên. Có thể nói, chuyển đổi số có tác động đến mọi lĩnh vực của cuộc
sống xã hội, trong đó có lĩnh vực lao động, việc làm. Theo đó, cả người lao động và người
sử dụng lao động cũng phải được chuyển đổi theo để có thể thích nghi tốt nhất. Đặc biệt, tác
động của dịch bệnh Covid-19 ở góc độ nào đó lại là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
ở Việt Nam nhanh hơn.
Trong bối cảnh buộc phải có sự chuyển đổi để thích nghi như vậy, không phải không có
những lo lắng từ phía người lao động về việc chuyển đổi số tạo ra nhiều biến động trong thị
trường lao động, đặc biệt là ở những quốc gia có năng suất lao động thấp và chủ yếu dựa
vào gia công, lắp ráp như Việt Nam. Trước câu hỏi: “Khi nghĩ về tác động của Cách mạng

296
INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
LOCAL ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT IN THE POST COVID-19 ERA

công nghiệp 4.0 đối với công việc của bạn trong tương lai, bạn cảm nhận thế nào?”, bên cạnh
những thanh niên trả lời có cảm giác hứng thú (38,5%), lạc quan (32,8%) thì cũng có không ít
thanh niên có cảm giác lo lắng, e ngại (25,1%). Các lý do chính khiến họ có cảm giác lo lắng,
e ngại là: công nghệ sẽ khiến vai trò của bản thân trở nên thừa thãi (64,5%); bản thân sẽ không
có năng lực phù hợp (43,8%); bản thân sẽ không thể học các kỹ năng phù hợp (32,3%); bản
thân sẽ không có khả năng thích nghi công nghệ (32,3%) (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2021).
Đại đa số thanh niên được khảo sát đã nhận thức được rằng, Cách mạng công nghiệp 4.0
sẽ làm thay đổi nhiều mặt trong lĩnh vực lao động, việc làm, từ loại hình việc làm cho đến
cách thức làm việc, cụ thể là:
- Việc làm sử dụng sức lao động thuần túy sẽ nhanh chóng mất đi do bị máy tính thông
minh và trí tuệ nhân tạo thay thế (71,4% đồng tình).
- Nguy cơ thay thế lao động thiếu kiến thức, kỹ năng về công nghệ số sẽ thành hiện thực
(88,2% đồng tình).
- Công nghệ tạo ra nhiều việc làm mới gắn với việc lập trình, tự động hóa (97,4%).
- Công nghệ tạo điều kiện thay đổi cách thức làm việc theo hướng tự do, tự chủ hơn.
Người lao động và người sử dụng lao động có thể kết nối với nhau qua nền tảng công nghệ
một cách nhanh chóng và dễ dàng (96,4% đồng tình) (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2021).
Thanh niên cũng nhận thức được rằng, điểm mạnh của lao động trẻ Việt Nam là có sự ham
học hỏi và tinh thần sẵn sàng gia nhập kỷ nguyên công nghệ (96,0%) nhưng điểm hạn chế của
họ là thiếu các kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cần thiết để theo kịp yêu cầu từ Cách
mạng Công nghiệp 4.0 (96,3%). Từ đó, thanh niên cho rằng, cần khắc phục điểm hạn chế, thiếu
hụt của lao động trẻ bằng cách trang bị cho họ những kỹ năng phù hợp để làm việc cùng với
công nghệ (95,6%). Những kỹ năng mà thanh niên cho rằng, cần phải được trang bị và phát triển
để thích ứng với yêu cầu về nghề nghiệp, việc làm trogn thời kỳ công nghệ số đó là: kỹ năng
học và ứng dụng các công nghệ mới (31,0%); kỹ năng thành thạo trong một công nghệ cụ thể
(43,3%); kỹ năng kinh doanh (13,9%); kỹ năng mềm (11,4%); các kỹ năng khác (0,4%).
Đối với các kỹ năng mềm, thanh niên cho rằng, những kỹ năng mềm quan trọng mà thanh
niên hiện nay cần trang bị trong nền kinh tế số xếp theo thứ tự ưu tiên là: sáng tạo (36,3%);
giải quyết vấn đề phức hợp (32,6%); hợp tác (28,3%); đánh giá và ra quyết định (26,8%); trí
thông minh cảm xúc (EQ) (26,0%); tư duy phản biện (23,3%); quản lý con người (22,9%);
thương thuyết (16,1%); kiểm định chất lượng (16,0%); linh hoạt nhận thức (13,0%) (Nguyễn
Thị Quỳnh Hoa, 2021).
Đáng chú ý, nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên nông thôn trong giai đoạn phục hồi phát
triển kinh tế - xã hội sau dịch bệnh Covid-19 lại càng cần quan tâm đặc biệt bởi đối với thanh
niên nông thôn, việc làm chủ yếu dựa trên lao động nông nghiệp, làm nghề truyền thống hoặc
nghề mới, buôn bán dịch vụ gắn với nhiều yếu tố khác nhau như: đất đai, tư liệu lao động,
công cụ lao động, kỹ năng nghề, vốn sản xuất, điều kiện phát triển, các chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều
chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ, đào tạo nghề hướng tới giải quyết việc làm cho thanh niên.

297
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ HẬU COVID-19

Tuy nhiên, quá trình triển khai đào tạo nghề ở nhiều địa phương còn bất cập, khiến vấn đề giải
quyết việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là tỷ
lệ thiếu việc làm và thất nghiệp có chiều hướng gia tăng. Một trong những nguyên nhân của
tình trạng nêu trên là do sự gia tăng nhanh chóng số người đến tuổi lao động, trong khi đó tại
nhiều tỉnh, thành phố, đất nông nghiệp thuộc diện thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu đô thị, và các công trình công cộng tăng mạnh, nhiều diện tích đất bị thu
hồi thuộc vùng kinh tế trọng điểm, đất đai màu mỡ... nhưng không được triển khai kịp thời,
bị bỏ hoang trong nhiều năm.
Bên cạnh công tác bồi thường, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, tái
định cư, cũng còn nhiều bất cập. Cụ thể như: một bộ phận lớn thanh niên nông thôn không có
khả năng tìm kiếm việc làm mới, không chuyển đổi được nghề, đời sống khó khăn, làm nảy
sinh nhiều vấn đề tiêu cực cho xã hội. Trước những khó khăn về việc làm, nhiều thanh niên đã
lựa chọn con đường di cư ra thành phố, đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm,
kiếm sống. Thực tế cho thấy, với tình trạng lao động nhập cư, chủ yếu là các công việc lao
động phổ thông, phần lớn thanh niên di cư đều không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh,
trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, công việc giản đơn theo vụ, đời sống khó khăn, tạm bợ...
Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ dạy nghề của thanh niên nông thôn, kết quả điều tra cho thấy:
Với nhóm thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề, đa số (82,8%) thanh niên được
hỏi có mong muốn được tham gia các khóa học nghề, chỉ có một tỷ lệ nhỏ 17,2% thanh niên
không muốn hoặc chưa muốn được tham gia học nghề (Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2021).
Với những thanh niên có mong muốn được học nghề, xu hướng lựa chọn học các nhóm
ngành, nghề dịch vụ cụ thể như: học trang điểm thẩm mỹ, cắt uốn tóc; học nấu ăn; quay
phim, chụp ảnh, design. Ngoài ra, thanh niên cũng có mong muốn học nghề gắn liền với nông
nghiệp, nông thôn như: chăn nuôi; trồng trọt. Bên cạnh đó, thanh niên cũng mong muốn được
học các ngành nghề mới nhằm bắt kịp xu hướng ngày càng phát triển của công nghệ thông tin
hiện đại như: học tin học, sửa chữa lắp ráp vi tính...
Hình 2. Ý kiến của thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề
về các ngành nghề mong muốn được đào tạo (%)
Quay phim, chụp ảnh, design,… 14
Lái xe 7.1
Nấu ăn 20.7
Thủ công, mỹ nghệ 6.6
Dịch vụ nhà hàng, khách sạn 13.7
Nuôi trồng thủy, hải sản 7.1
Trồng trọt 12.5
Trồng và chăm sóc cây cảnh 8
Chăn nuôi 15.8
Trang điểm, cắt uốn tóc 24.4
May CN, thời trang, giày da 6.8
Sửa chữa điện thoại 6.1
Thiết kế, lắp điện 4.5
Sửa chữa ô tô 9.9
Cơ khí 3.9
Điện tử, điện công nghiệp, điện lạnh 6.5
Sửa xe máy 6.8
Tin học, sửa chữa vi tính 14.2
0 5 10 15 20 25

298
INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
LOCAL ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT IN THE POST COVID-19 ERA

Về chương trình đào tạo, 38,3% thanh niên nông thôn được hỏi mong muốn được học
nghề trong một thời gian nhất định nhưng đảm bảo có kỹ năng chuyên sâu về nghề được đào
tạo; 32,3% muốn được học nghề trong thời gian ngắn để có việc làm ngay; 29,3% mong muốn
được học bài bản để có trình độ chuyên môn sâu tại các trường nghề (Viện Nghiên cứu Thanh
niên, 2021).
Về hình thức đào tạo, thanh niên nông thôn có nhu cầu được học tập trung tại các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (40,1%), tiếp đến là học tập trung ngay tại địa phương
(28,8%), học tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh (27,3%), một số ít mong muốn học tại
các cơ sở làng nghề truyền thống tại địa phương (3,8%) (Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2021).
Về nhu cầu tư vấn, định hướng nghề đào tạo, đại đa số thanh niên nông thôn tham gia khảo
sát (95,7%) mong muốn được tư vấn, định hướng trong quá trình lựa chọn học nghề, trong
đó tập trung vào những nội dung đào tạo nghề gắn với việc làm như: định hướng cho thanh
niên lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở trường (43,4%); tư vấn những
nghề phù hợp với thị trường lao động (39,8%); tư vấn những nghề có xu hướng tìm được việc
làm tốt sau khi tốt nghiệp (37,0%); tư vấn nghề gắn với sự phát triển của địa phương (34,5%)
(Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2021).
Trong quá trình đào tạo nghề, thanh niên mong muốn được học thực hành nhiều hơn lý
thuyết (43,4%); được trải nghiệm về nghề trong thực tế (40,9%); được tiếp cận và ứng dụng
khoa học - kỹ thuật hiện đại trong quá trình học (40,8%). Sau khi hoàn thành khoa học nghề,
phần đông thanh niên (69,3%) mong muốn được hỗ trợ tìm kiếm việc làm; 43,3% mong muốn
được tư vấn, hỗ trợ tạo việc làm tại địa phương; 40,2% có mong muốn được tư vấn, hướng
dẫn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2021).
Đối với nhóm thanh niên nông thôn đã qua đào tạo nghề, nhu cầu đào tạo lại cũng được
ghi nhận khá cao (52,9% người được hỏi). Trong số này, 59,6% mong muốn được học kỹ
năng nghề nhiều hơn; 33,0% mong muốn được hỗ trợ học phí khi được đào tạo lại; 26,5%
mong muốn được kết hợp hài hòa giữa kỹ năng và lý thuyết trong quá trình đào tạo lại. Ngoài
ra, họ còn mong muốn được vay vốn để học tập (25,9%) và được học nghề khác phù hợp với
thực tiễn hơn (21,6%) (Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2021).

4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


Một là, để công tác dạy nghề, đào tạo nghề cho thanh niên được tốt hơn, cần tập trung vào
5 nhóm vấn đề chính sau: (1) dạy nghề gắn với nhu cầu và sự phát triển của địa phương; (2)
đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu, xu hướng của thanh niên; (3) đào tạo nghề gắn với nhu
cầu của các doanh nghiệp; (4) dạy nghề gắn với tạo việc làm ngay tại địa phương; (5) tập
trung dạy nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề tại địa phương (Viện Nghiên cứu
Thanh niên, 2021).
Hai là, đứng trước tác động “kép” của đại dịch Covid-19 và sự tất yếu của quá trình
chuyển đổi số trong việc làm, thị trường việc làm đang trải qua một sự thay đổi lớn, mang đến
nhiều thử thách hơn cho thanh niên Việt Nam trong việc tiếp cận việc làm trong tương lai.

299
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ HẬU COVID-19

Thực trạng này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho các nhà làm chính sách để phát triển lực lượng
lao động trẻ ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và xu hướng chuyển đổi việc làm chung của
thế giới. Trước tình hình đó, chúng ta cần tập trung vào: (1) định vị mục tiêu giáo dục và
định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; (2) xây dựng mô hình kết nối giữa cơ sở đào tạo với
doanh nghiệp để đảm bảo giảm thiểu chênh lệch kỹ năng người lao động có và kỹ năng doanh
nghiệp đang cần; (3) hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề để thanh niên không bị gián đoạn đào tạo
nghề và mở ra cơ hội học tập mới cho thanh niên trong giai đoạn giãn cách xã hội hiện nay.
Ba là, đối với giáo dục nghề nghiệp, cần đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo;
chú trọng các ngành, nghề liên quan đến tự động hóa, nghề kỹ thuật cao, các nghề dịch vụ; mở
rộng mô hình đào tạo cao đẳng nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để tiếp nhận tỷ lệ
lớn học sinh học nghề. Các trường đại học và học viện đổi mới theo phương thức đào tạo kết
hợp: vừa trực tiếp và trực tuyến, tăng cường lớp học đảo ngược để tận dụng ngay công nghệ
số trong quá trình đào tạo. Đồng thời, hợp tác, liên kết đào tạo với các trường đại học quốc
tế để nâng cao chất lượng đào tạo; sinh viên tốt nghiệp có thể học thêm nghề để khởi nghiệp.
Bốn là, cần xây dựng một hệ sinh thái để hỗ trợ lực lượng lao động trẻ vượt qua thử thách
của đại dịch và xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp. Đây là hệ sinh thái bao gồm sự phối hợp
của các nhà làm chính sách, các nhà giáo dục, và các doanh nghiệp. Theo đó, các nhà làm
chính sách cần xây dựng hệ thống chính sách, hành lang pháp lý đảm bảo tăng cường phát
triển kỹ năng cơ bản, nền tảng cho người lao động trẻ; tăng cường quản lý nhà nước và nâng
cao năng lực hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đảm bảo
gia tăng độ tin cậy, tính hiệu lực, hiệu quả đối với chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người
lao động và người sử dụng lao động (các doanh nghiệp), nhằm nâng tầm kỹ năng lao động
Việt Nam, tăng nhanh tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ thông qua đánh giá, công nhận
trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
Các nhà giáo dục nên kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và cập nhật các kỹ năng nghề
nghiệp mới để áp dụng vào đào tạo cho học viên. Cụ thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần
chủ động, tăng cường liên hệ, phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng phương án đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; tổ chức thực hiện việc đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gắn với đúng yêu cầu của
doanh nghiệp, người sử dụng lao động; gắn việc đào tạo với cấp bằng, chứng chỉ cho người
lao động trong thời gian giãn cách.
Các doanh nghiệp cần thiết phải trang bị lại kỹ năng cho người lao động hiện tại của mình
nhiều kỹ năng tự động hóa hơn để tránh tình trạng tụt hậu so với công nghệ. Các tổ chức cần
xây dựng “lộ trình phát triển sự nghiệp”, con đường học tập suốt đời cho người lao động.
Thêm vào đó, cần gấp rút triển khai “Cẩm nang hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ kỹ năng nghề cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19” do Tổng cục Giáo
dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) biên soạn và xem đây là cơ hội để
đào tạo nhân viên không làm mất chi phí cơ hội là thời gian.

300
INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
LOCAL ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT IN THE POST COVID-19 ERA

Năm là, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục
tiêu đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75% trong tổng lực lượng lao động, trong
đó 40% có bằng cấp, chứng chỉ. Vì vậy, cần có giải pháp đẩy mạnh đào tạo góp phần cung
ứng nhân lực có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế và phát triển bền vững. Trước mắt, trong
trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng lao động do tác động của dịch bệnh Covid-19, để bảo đảm
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cần thực hiện các giải pháp điều tiết, cung
ứng lao động qua đào tạo nghề nghiệp từ học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp theo ba mô hình: (1) đẩy mạnh hoạt động thực hành, thực tập sản xuất của học sinh,
sinh viên tại doanh nghiệp; (2) đưa học sinh, sinh viên đến doanh nghiệp theo hình thức vừa
học vừa làm tại doanh nghiệp; (3) tạm dừng việc học theo chương trình đào tạo, đến doanh
nghiệp chỉ tập trung thực tập sản xuất. Thậm chí, cần có đề án tập trung đào tạo kỹ năng nghề
rất nhanh cho lực lượng bộ đội xuất ngũ, công an hoàn thành nghĩa vụ, thanh niên tình nguyện
để cung ứng kịp thời cho các vùng kinh tế trọng điểm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. ILO (2020), Báo cáo toàn cầu của ILO: Thách thức về việc làm cho thanh niên ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
2. Nguyễn Xuân Hải, Chu Thị Lê Anh (2021), Thị trường lao động Việt Nam sau đại dịch
Covid-19: Lo trước để giảm lo sau, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, https://mof.
gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM207077
3. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2021), Kết quả khảo sát đề tài Nghiên cứu các xu thế mới của
thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Tổng cục Thống kê (2021), Số liệu thống kê về dân số, lao động, việc làm, học tập của
thanh niên.
5. Viện Nghiên cứu Thanh niên (2021), Kết quả điều tra đánh giá tình hình thanh niên 2021.
6. Viện Nghiên cứu Thanh niên (2019), Kết quả điều tra ý kiến của thanh niên về vấn đề
việc làm của thanh niên hiện nay.

301

You might also like