Bai HT VNH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỌC GIẠ THẠNH PHỌ HỌ CHI MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VNUHCM-University of Social Sciences and Humanities
*****

NHIỀU TÁC GIẢ

VIỆT NAM
TRONG THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
BIẾN ĐỔI VÀ THÍCH ỨNG
Vietnam in the contemporary world:
Transformation and adaptation

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ


VIỆT NAM HỌC LẦN 6-2022
The 6th International Conference on Vietnamese Studies 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU iv


MỤC LỤC vi

Phần 1: VĂN HÓA 1

1 Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân làng cổ Đường Lâm, Hà Nội 2
trước tác động của du lịch
TS. Nguyễn Thị Phương Anh
2 Hệ giá trị của thế hệ Z Việt Nam đương đại 15
TS. Nguyễn Tuấn Anh
3 Changes in the traditional culture of ethnic minorities in the Central 25
Highlands in the urbanization process (a case study for the Bahnar
in Kon Tum province)
NCS. Đỗ Thị Cường
4 Sống xanh nhìn từ bối cảnh Việt Nam 31
Nguyễn Thị Phương Duyên
5 Một số đặc điểm của kịch nói nhìn từ bối cảnh văn hóa Thành phố 50
Hồ Chí Minh
NCS. Ngô Anh Đào
6 Hâm mộ thần tượng - Một phương thức kiến tạo bản sắc của giới trẻ 60
Việt Nam hiện nay
TS. Đinh Việt Hà

7 Vốn văn hóa và vận dụng vốn văn hóa vào phát triển kinh tế thị 81
trường vùng dân tộc thiểu số
NCS. Bùi Minh Hào

8 Thiết chế văn hóa và chính sách xây dựng Nhà văn hóa tại Việt Nam 99
TS. Trần Ngọc Khánh

vi
The 6th International Conference on Vietnamese Studies 2022:
Vietnam in the contemporary world: Transformation and adaptation

Phần 1
Văn hóa

|1
The 6th International Conference on Vietnamese Studies 2022:
Vietnam in the contemporary world: Transformation and adaptation

HỆ GIÁ TRỊ CỦA THẾ HỆ Z VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


Nguyễn Tuấn Anh*

Tóm tắt
Hệ giá trị của Gen Z Việt Nam đương đại là hệ thống những quan niệm về tầm
quan trọng của các giá trị (mà những giá trị này là những giá trị cơ bản của con người),
có vai trò thúc đẩy, hướng dẫn cho thái độ và hành vi của Gen Z trong cuộc sống. Nghiên
cứu này được thực hiện trên một mẫu gồm 1.400 Gen Z (tuổi trung bình 21,9; độ lệch
chuẩn 4,1 tuổi) hiện đang học tập, sinh sống, làm việc tại các tỉnh thành: Hà Nội, Bắc
Giang, Gia Lai, Thừa Thiên - Huế và Trà Vinh. Bằng việc sử dụng công cụ đo lường là
Bảng khảo sát giá trị cơ bản của con người do Schwartz xây dựng và đề xuất (1992), kết
quả nghiên cứu cho thấy, những giá trị mà Gen Z coi là quan trọng và có ý nghĩa nhất
đối với cuộc sống của họ (sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ quan trọng) gồm: An
toàn; Sự phù hợp, đúng mực; Lòng nhân từ; Truyền thống; Phổ quát. Xét theo giới tính,
nam giới Gen Z coi trọng các giá trị Quyền lực; Tự định hướng hơn nữ giới; trong khi
đó nữ giới Gen Z lại đề cao các giá trị Truyền thống; Sự phù hợp, đúng mực; An toàn
hơn nam giới. Những kết quả của nghiên cứu này phản ánh hệ giá trị cơ bản của Gen Z
Việt Nam hiện nay; đồng thời, là căn cứ khoa học gợi ý cho việc định hướng, giáo dục
giá trị cho Gen Z phù hợp với tình hình mới và bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay.
Từ khoá: hệ giá trị; thế hệ Z; Việt Nam đương đại; lý thuyết Giá trị của Schwartz

VALUE SYSTEM OF CONTEMPORARY VIETNAMESE GEN Z GENERATION

Abstract
The value system of the contemporary Vietnamese Gen Z is a system of conceptions
about the importance of values (which are basic human values, which play the role of
promoting and guiding the attitude of the people). This study was conducted on a sample of
1,400 Gen Zers (mean age 21.9; standard deviation 4.1 years) who are currently studying,
living and working. in the following provinces: Hanoi, Bac Giang, Gia Lai, Thua Thien -
Hue and Tra Vinh. By using the measurement tool, the Basic Human Values Survey,
developed and proposed by Schwartz (1992), the research results show that the values that
Gen Z consider the most important and meaningful to their lives (ordered in descending
order of importance) include: Security; Conformity; Benevolence; Tradition; Universalism.

*
TS, Viện Nghiên cứu Thanh niên. E-mail: tuananhtwd@gmail.com

| 15
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần 6-2022:
Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng

By gender, Gen Z men value Power; Self-Direction more than female; while Gen Z women
uphold Traditional; Conformity; Security than men. The results of this study reflect the basic
value system of Gen Z in Vietnam today; At the same time, it is a suggested scientific basis
for the orientation and value education for Gen Z in accordance with the new situation and
integration context in our country today.
Keywords: Value System; Generation Z; Contemporary Vietnam; Schwartz’s
Value Theory

1. Mở đầu
Giá trị được hiểu đơn giản là những gì có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân.
Giá trị vừa là mục tiêu mà mỗi cá nhân theo đuổi, đồng thời giá trị cũng là động lực thúc
đẩy, hướng dẫn cho thái độ, hành vi của con người. Hệ giá trị ở mỗi cá nhân là khác
nhau. Với người này, giá trị này là quan trọng, nhưng có thể với người khác, giá trị ấy
lại không có ý nghĩa gì. Thậm chí ở một cá nhân, tại các thời điểm, giai đoạn khác nhau
của cuộc đời, họ lại theo đuổi những giá trị khác nhau. Điều này hàm ý rằng, thứ bậc
quan trọng, ưu tiên của các giá trị là không cố định, mà nó liên tục thay đổi, tuỳ vào hoàn
cảnh, mục tiêu, động lực của mỗi cá nhân. Sự hình thành hệ giá trị cá nhân cũng chịu
ảnh hưởng của xã hội và các kinh nghiệm cá nhân. Ở một góc độ nào đó, hệ giá trị chính
là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các cá nhân, dân tộc.
Shalom H. Schwartz là một trong những tác giả tiêu biểu có nhiều đóng góp quan trọng
trong nghiên cứu về hệ giá trị cơ bản của con người. Theo quan điểm của ông, các giá trị
của con người không tồn tại đơn lẻ, mà chúng là một tập hợp năng động với cấu trúc chặt
chẽ. Theo Schwartz, những giá trị cơ bản của con người dù có thể được thể hiện bằng nhiều
ngôn ngữ và cách diễn đạt khác nhau nhưng tựu chung lại không vượt ra khỏi nội hàm 10
giá trị phổ quát gồm: Quyền lực, Thành đạt, Kích thích, Hưởng thụ, Tự định hướng, Phổ
quát, Lòng nhân từ, Truyền thống, Phù hợp và An toàn. Cấu trúc giá trị này đã được áp dụng
vào nghiên cứu hệ giá trị con người tại hơn 80 quốc gia. Từ đó minh chứng rằng, những giá
trị cơ bản này có tính phổ quát với nhiều quốc gia và nền văn hoá khác nhau.
Thế hệ Z (Gen Z - hay còn gọi là iGen, thế hệ Hậu thiên niên kỷ, thế hệ im lặng
mới, thế hệ kỹ thuật số…) là những người sinh từ khoảng 1997-2012. Đây là thế hệ sinh
ra và lớn lên trong thời đại phát triển của Internet và truyền thông xã hội. Gen Z hiện nay
đa số còn đang đi học và giai đoạn đầu Gen Z là vừa bắt đầu bước vào thị trường lao
động. Do hậu quả của đại dịch COVID-19, các thành viên của Gen Z phải đối mặt với
một tương lai bất định hơn nhiều thế hệ trước đã gặp phải. Gen Z Việt Nam đương đại
ngày nay đa phần thuộc tầng lớp trí thức, được tiếp cận toàn diện về giáo dục. Những
quan niệm, suy nghĩ, xu hướng sống của họ chịu ảnh hưởng từ bối cảnh tình hình chính
| 16
The 6th International Conference on Vietnamese Studies 2022:
Vietnam in the contemporary world: Transformation and adaptation

trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia và quốc tế một cách mạnh mẽ. Vì vậy, việc
nghiên cứu, tìm hiểu về hệ giá trị của Gen Z Việt Nam đương đại là quan trọng và cần
thiết. Việc này góp phần vào tiến trình nhận diện và xây dựng hệ giá trị con người Việt
Nam hiện đại trong bối cảnh hội nhập.
2. Mẫu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu gồm 1.400 Gen Z (tuổi trung bình 21,9;
độ lệch chuẩn 4,1 tuổi) hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại các địa bàn: Hà Nội;
Bắc Giang; Gia Lai; Thừa Thiên - Huế và Trà Vinh, với cơ cấu cụ thể gồm:
Theo giới tính: Nam có 672 người chiếm 48,0%; nữ có 728 người chiếm 52,0%.
Theo khu vực sinh sống: Thành thị có 558 người chiếm 39,9%; nông thôn có 842
người chiếm 60,1%
Theo địa bàn: Hà Nội có 200 người (chiếm 14,3%); Thừa Thiên - Huế có 300 người
(chiếm 21,4%); Hải Phòng có 300 người (chiếm 21,4%); Bắc Giang có 200 người (chiếm
14,3%); Gia Lai có 200 người (chiếm 14,3%) và Trà Vinh có 200 người (chiếm 14,3%).
Do nghiên cứu chỉ được thực hiện trên một quần thể Gen Z hạn chế, nên các nhận
định chỉ có giá trị trong phạm vi của nghiên cứu và chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi
sự khái quát hóa trong các kết luận cần thận trọng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là bảng hỏi dạng tự khai
báo. Sự tham gia khảo sát của Gen Z là hoàn toàn tự nguyện, và những người tham gia
khảo sát được đảm bảo về bảo mật thông tin cá nhân.
Công cụ được sử dụng để tìm hiểu hệ giá trị của Gen Z là phiên bản ngắn gọn của
Khảo sát giá trị của Schwartz (SVS), thể hiện 10 giá trị đại diện tương ứng 10 giá trị thúc
đẩy. Thang đo rút gọn này cho thấy cái nhìn khái quát về 10 giá trị đại diện thay vì 40
giá trị cụ thể. Mười giá trị đó là:
Bảng 1. 10 giá trị phổ quát theo Lý thuyết của Schwartz (1992)

Giá trị bao Nội hàm Các giá trị cụ thể


trùm
Những suy nghĩ độc lập, hành động có chọn lựa, Sự sáng tạo, tự do,
sáng tạo và khám phá. Xuất phát từ nhu cầu tự độc lập, tò mò, tự
1. Tự định
thân về kiểm soát và làm chủ lựa chọn mục tiêu,
hướng
tự tôn, thông minh,
cá nhân

| 17
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần 6-2022:
Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng

Vui sướng, mới lạ, thách thức trong cuộc sống. Dấn thân, cuộc
2. Kích Xuất phát từ nhu cầu tự thân cho sự đa dạng và sống vui vẻ, cuộc
thích vui vẻ để duy trì cái nhìn lạc quan, tích cực hơn sống táo bạo
là sợ hãi
3. Chủ Sự vui thích, hài lòng về nhục dục cho bản thân. Sự vui thích, tận
nghĩa Xuất phát từ nhu cầu bản thân và niềm vui thỏa hưởng cuộc sống
khoái lạc mãn chúng
Thành công cá nhân thể hiện qua năng lực theo Thành công, năng
chuẩn xã hội, được xã hội thừa nhận. Cả quyền lực, hoài bão, mức
4. Thành
lực và thành đạt đều tập trung vào sự kính trọng ảnh hưởng, tự tôn,
đạt
xã hội thông minh, nhận
biết xã hội
Vị thế và danh dự xã hội, kiểm soát hoặc thống Quyền lực xã hội,
5. Quyền
trị con người và nguồn lực chức quyền, sự giàu
lực

Sự an toàn, hài hòa và ổn định của xã hội, của An ninh gia đình,
mối quan hệ và của cá nhân. Xuất phát từ yêu an ninh quốc gia,
cầu cá nhân và nhóm cơ bản. Một số giá trị toàn trật tự xã hội, sạch
6. An toàn xuất phát từ nhu cầu cá nhân (sạch sẽ), một số sẽ, khỏe mạnh
xuất phát từ nhu cầu nhóm (an ninh quốc gia),
cũng như một số cấp độ, nhu cầu an toàn cho cá
nhân hay nhóm mà cá nhân tham gia
Hành động kiềm chế, vâng theo hay thúc đẩy có Vâng lời, kỷ luật tự
thể làm người khác thất vọng hoặc tổn thương và giác, lịch sự, tôn
vi phạm các mong đợi hay chuẩn mực xã hội trọng cha mẹ và
7. Phù hợp, Giá trị sự Sự phù hợp, đúng mực xuất phát từ yêu những người lớn
đúng mực cầu các cá nhân kiềm chế xu hướng tuân theo, có tuổi, trung thành,
thể làm gián đoạn và phá hoại tương tác thuận biết tự chịu trách
lợi và hoạt động nhóm. Giá trị này nhấn mạnh tự nhiệm
kiềm chế trong tương tác hàng ngày
Tôn trọng, cam kết và chấp nhận những phong tục Khiêm tốn, chấp
8. Truyền tập quán, tư tưởng một nền văn hóa hay tôn giáo. nhận, thành kính,
thống Truyền thống thể hiện mức độ phụ thuộc của cá ôn hòa
nhân với những mục tiêu trừu tượng hơn như tôn

| 18
The 6th International Conference on Vietnamese Studies 2022:
Vietnam in the contemporary world: Transformation and adaptation

giáo, truyền thống văn hóa và hệ tư tưởng. Nói


một cách ngắn gọn, giá trị Sự phù hợp, đúng mực
thể hiện sự đáp ứng cho hiện tại, những mong đợi
có thể thay đổi. Giá trị truyền thống yêu cầu sự
đáp ứng cho những mong đợi không thể thay đổi
hình thành từ quá khứ
Giữ gìn và đẩy mạnh phúc lợi của những người Có ích, trung thực,
mà ta có mối quan hệ cá nhân thường xuyên. tha thứ, trung
Lòng nhân từ nhấn mạnh những mối quan tâm tự thành, có trách
9. Lòng nguyện vì phúc lợi của người khác. Lòng nhân nhiệm, tình bạn
nhân từ từ và Sự phù hợp, đúng mực là hai giá trị thúc thực sự, tình yêu
đẩy các mối quan hệ xã hội tương hỗ và xây chân thành, đời
dựng. Giá trị nhân từ cho thấy động lực chủ quan sống tinh thần, ý
dựa trên hành vi nghĩa cuộc sống
Thấu hiểu, cảm kích, khoan dung và bảo vệ các Tâm hồn rộng mở,
phúc lợi cho mọi người và cho tự nhiên. Giá trị công bằng xã hội,
này tương phản với những giá trị Lòng nhân từ bình đẳng, hòa
của nhóm. Giá trị phổ quát xuất phát từ những bình, cái đẹp, hòa
nhu cầu sinh tồn của cá nhân và nhóm. Tuy nhiên mình với thiên
con người không nhận ra những nhu cầu này cho nhiên, bảo vệ môi
đến khi họ đối diện với những người khác ngoài trường, hài hòa với
10. Phổ nhóm ban đầu và khi nhận ra tính khan hiếm của đời sống tinh thần
quát các nguồn lực tự nhiên. Con người nhân ra rằng
họ thất bại trong việc chấp nhận những người
khác với họ. Con người cũng nhận ra thất bại
trong bảo vệ môi trường tự nhiên có thể dẫn đến
phá hủy những nguồn lực tự nhiên. Như vậy, giá
trị phổ quát bao gồm hai nội hàm quan tâm cơ
bản, vì lợi ích của con người trong xã hội nói
chung và vì tự nhiên
Nguồn: Schwartz (1992)
Các giá trị này được biểu diễn trên Vòng tròn giá trị. Vòng tròn giá trị này chia
thành 04 chiều kích tương ứng 04 đại giá trị (Schwartz & Boehnke, 2004): Chiều kích
“Cởi mở để thay đổi” đối lập với chiều kích “Duy trì, bảo tồn”. Về khía cạnh “cởi mở để
thay đổi”, giá trị tự định hướng xung đột với giá trị an toàn, sự phù hợp và truyền thống.
Chiều kích “Tự nâng cao” đối lập với “Tự siêu việt”. Ở hai chiều cạnh này, giá trị quyền

| 19
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần 6-2022:
Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng

lực và thành đạt đối lập với giá trị phổ quát và lòng nhân từ (liên quan đến việc quan tâm
đến phúc lợi của người khác). Một số nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến các chiều kích
này như “Chủ nghĩa cá nhân” so với “Chủ nghĩa Sự phù hợp, đúng mực” (Conformism)
và “Tự ngã” với “Chủ nghĩa vị tha” (Held và các tác giả khác, 2009). Độ tin cậy và độ
hiệu lực của Khảo sát giá trị ngắn này của Schwartz (SSVS) đã được kiểm tra trong một
số nghiên cứu thực hiện trước đó. Kết quả cho thấy, việc áp dụng bảng khảo sát ngắn này
cho kết quả tương quan với những kết quả thu được bằng bộ công cụ khảo sát đầy đủ,
đồng thời có thể kiểm định sự khác biệt giữa các biến số mà lại không mất nhiều thời
gian thực hiện. Công cụ này cũng đã từng được nhóm tác giả Lindeman và Verkasalo sử
dụng năm 2005 và được thiết kế với thang likert 9 bậc (tương ứng từ 0-8 điểm).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thiết kế thang đo với 5 bậc từ 1 đến 5 điểm, tương
ứng mức độ tăng dần về mức độ quan trọng của các giá trị này đối với chính bản thân
Gen Z. Cụ thể: 1 điểm - Giá trị hoàn toàn không có ý nghĩa gì với Gen Z, họ không hề
coi trọng giá trị đó; 5 điểm - Giá trị đó có ý nghĩa tối cao với Gen Z, họ làm đủ mọi cách
để bảo vệ giá trị đó. Giá trị đó có vai trò thúc đẩy mọi hành vi trong cuộc sống của Gen
Z; họ cảm thấy hối hận và áy náy khi làm điều gì đó trái với giá trị này. Hệ số Cronbach’s
Alpha của thang đo đạt 0,844. Nunnaly (1978) đã đề xuất 0,7 là hệ số Alpha của
Cronbach tối thiểu có thể chấp nhận được cho thang đo khảo sát giá trị. Do vậy, thang
đo được sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp để áp dụng vào thực tiễn. Điểm trung
bình trong lựa chọn các giá trị càng cao tương ứng với việc giá trị đó càng quan trọng
đối với Gen Z, và ngược lại, điểm trung bình càng thấp thì giá trị đó càng ít quan trọng.
Dữ liệu sau đó sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS* for Windows phiên bản 25.0.
Ngoài các phép toán tính tần suất, giá trị trung bình, phép kiểm định T-Test, ANOVA
cũng sẽ được sử dụng để tìm hiểu sự khác biệt trong hệ giá trị giữa các nhóm khách thể
thanh niên theo giới tính, nghề nghiệp và khu vực sinh sống.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Hệ giá trị của Gen Z Việt Nam đương đại
Kết quả khảo sát cho thấy, trong 10 giá trị cơ bản, Gen Z Việt Nam ưu tiên nhất 05 giá
trị sau đây (xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ ưu tiên gồm: (1) An toàn; (2) Sự phù hợp,
đúng mực; (3) Lòng nhân từ; (4) Truyền thống; và (5) Phổ quát (xem biểu đồ 1)
Nhiều nghiên cứu gần đây của chúng tôi trên mẫu người trẻ tuổi (Nguyễn Tuấn
Anh, 2018, 2019, 2020, 2021) đều ghi nhận, giá trị An toàn đều đứng đầu trong hệ giá
trị về mức độ ưu tiên. Kết quả này dường như càng trở nên phù hợp và thực tế hơn khi
mà trong hơn hai năm vừa qua, thế giới và Việt Nam đã và đang phải đối mặt với đại
dịch Covid-19 - một trong những đại dịch gây ra hậu quả tồi tệ nhất trong lịch sử. Bên
cạnh dịch bệnh, nhiều vấn đề tiêu cực xã hội nảy sinh cũng như nhiều vấn đề đang đe
| 20
The 6th International Conference on Vietnamese Studies 2022:
Vietnam in the contemporary world: Transformation and adaptation

doạ sự an toàn, đe doạ cuộc sống của con người nói chung và Gen Z nói riêng như: ô
nhiễm môi trường; tai nạn giao thông; mất trật tự an toàn xã hội; chiến tranh; mất vệ sinh
an toàn thực phẩm… Chính trong những hoàn cảnh và điều kiện ấy, nhu cầu an toàn và
được bảo vệ của Gen Z trở nên bức thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo nhóm tác giả Smith, Peterson & Schwartz (2002), ở các nền văn hoá cộng
đồng, con người thường đề cao các giá trị An toàn; Lòng nhân từ; Truyền thống; Sự phù
hợp, đúng mực hơn so với các giá trị Tự định hướng; Hưởng thụ; Thành đạt và Kích
thích, sáng tạo. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhìn chung khá phù hợp với những tổng
hợp của nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc (2010, dẫn theo Trương Thị Khánh Hà và các
tác giả khác, 2016), khi ông cho rằng, hệ giá trị dân tộc Việt Nam gồm các giá trị nổi bật
như: Lòng yêu nước, thương người; Ý thức cộng đồng; Trọng tình, trọng nghĩa; Coi trọng
việc học; Hài hoà trong ứng xử; Giản dị trong lối sống; Cần cù trong lao động; Bổn phận
trách nhiệm (với gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước).
Biểu diễn các giá trị này trên hình tròn giá trị của Schwartz, ta thấy: Gen Z Việt
Nam có sự ưu tiên các giá trị ở phía bên phải hình tròn (bao gồm chiều cạnh Tự siêu việt
và Duy trì, bảo tồn) hơn các giá trị ở phía bên trái hình tròn (bao gồm chiều cạnh Tự
nâng cao và Cởi mở để thay đổi). Nói cách khác, Gen Z vẫn rất coi trọng và đề cao các
giá trị mang tính truyền thống, chuẩn mực dân tộc.

Tự định hướng
(3,71)
4.5
Hưởng thụ 4 Phổ quát
(3,07) 3.5 (3,82)
3
2.5
2
Kích thích, sáng tạo 1.5
Lòng nhân từ
(2,83) 1 (3,95)
0.5
0

Thành đạt Truyền thống


(3,27) (3,91)

Quyền lực Sự phù hợp, đúng mực


(2,03) (4,06)
An toàn
(4,09)

Biểu đồ 1. Hệ giá trị của Gen Z biểu diễn trên đường tròn giá trị
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

| 21
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần 6-2022:
Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng

So sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu trên Gen Z nước Nga và
Ukraine (thực hiện năm 2020 trên mẫu 1.237 Gen Z; tuổi trung bình 19,4) cho thấy, có
một sự tương đồng tuyệt đối về 5 giá trị mà Gen Z coi là quan trọng nhất, song vị trí ưu
tiên các giá trị lại khác nhau. Cụ thể:
Như đã phân tích ở trên, 05 giá trị Gen Z Việt Nam coi là quan trọng nhất (sắp xếp
theo thứ tự giảm dần về mức độ quan trọng) gồm: An toàn; Sự phù hợp, đúng mực; Lòng
nhân từ; Truyền thống và Phổ quát, thì 05 giá trị mà Gen Z Nga & Ukraine coi là quan
trọng nhất (sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ quan trọng) lại là: Truyền thống;
Phổ quát; Lòng nhân từ; Sự phù hợp, đúng mực và An toàn.
Tuy nhiên, khi so sánh hệ giá trị của Gen Z Việt Nam với Gen Z Ba Lan1 thì kết
quả dường như trái ngược. Theo đó, 05 giá trị mà Gen Z Ba Lan ưu tiên nhất gồm: Lòng
nhân từ; An toàn; Kích thích, sáng tạo; Tự định hướng và Thành đạt.
Những kết quả trên càng khẳng định cho kết luận, hệ giá trị của Gen Z ở mỗi quốc
gia, nền văn hoá là có những khác biệt nhất định. Các đặc điểm về văn hoá, xã hội,
kinh tế cũng sẽ có ảnh hưởng tới hệ giá trị của các cá nhân đang sinh sống trong nền
văn hoá đó.
3.2. Một số khác biệt
3.2.1. Theo giới tính
Kết quả kiểm định T-Test cho thấy, hệ giá trị của nam Gen Z và nữ Gen Z có những
khác biệt nhất định. Cụ thể:
Nếu như nam Gen Z ưu tiên hơn những giá trị Quyền lực; Tự định hướng thì nữ
Gen Z lại ưu tiên hơn những giá trị Truyền thống; Sự phù hợp, đúng mực và An toàn
(mức ý nghĩa p < 0,01). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả một nghiên cứu trên
127 người từ 70 quốc gia cho thấy sự khác biệt nhất quán về giới tính giữa các nền văn
hóa đối với 7/10 giá trị cơ bản của con người (Schwartz & Rubel, 2005). Theo đó, nam
giới có xu hướng coi trọng Quyền lực; Kích thích, sáng tạo; Hưởng thụ và Tự định hướng
hơn phụ nữ. Trái lại, phụ nữ lại có xu hướng coi trọng các giá trị Lòng nhân từ và Phổ
quát hơn nam giới. Cũng theo Schwartz và Rubel (2005), ở các quốc gia mà sự bình đẳng
về xã hội, sức khoẻ, việc làm giữa nam và nữ giới càng lớn thì sự khác biệt về giới tính
về giá trị Quyền lực và Lòng nhân từ càng lớn.

1
Nghiên cứu tại Ba Lan được thực hiện trên mẫu 211 sinh viên; tuổi trung bình 23, khảo sát trong năm 2017-2018.

| 22
The 6th International Conference on Vietnamese Studies 2022:
Vietnam in the contemporary world: Transformation and adaptation

Bảng 2. Hệ giá trị của Gen Z theo giới tính

Đặc Điểm Mức ý


Độ lệch
Giá trị điểm N trung F t-test nghĩa
chuẩn
mẫu bình p
Nam 672 2,17 1,22
Quyền lực* 3,999 0,000
Nữ 728 1,91 1,11
Nam 672 3,30 1,20
Thành đạt 1,091 0,275
Nữ 728 3,23 1,15
Nam 672 2,87 1,24
Hưởng thụ 0,987 0,324
Nữ 728 2,80 1,24
Nam 672 3,18 1,19
Tự định hướng* 3,493 0,000
Nữ 728 2,96 1,17
Nam 672 3,72 1,09
Kích thích, sáng tạo 0,974 0,845
Nữ 728 3,71 1,08
Nam 672 3,76 1,11
Phổ quát -1,932 0,054
Nữ 728 3,87 1,06
Nam 672 3,90 1,09
Lòng nhân từ -1,912 0,056
Nữ 728 4,00 1,00
Nam 672 3,84 1,10
Truyền thống* -2,453 0,014
Nữ 728 3,98 1,04
Sự phù hợp, đúng Nam 672 3,95 1,08
-3,766 0,000
mực* Nữ 728 4,16 0,97
Nam 672 4,00 1,12
An toàn* -3,375 0,001
Nữ 728 4,19 0,98
Ghi chú: Những giá trị có dấu (*) là những giá trị có ý nghĩa về mặt thống kê (với p < 0,05)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
3.2.2. Theo khu vực sinh sống
Kết quả kiểm định sự khác biệt T-Test không báo cáo về sự khác biệt trong hệ giá
trị giữa những Gen Z sống tại các khu vực khác nhau (mức ý nghĩa p > 0,05).

| 23
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần 6-2022:
Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng

4. Kết luận
Như vậy, bằng các phân tích trên đây có thể khẳng định, Gen Z Việt Nam đương
đại đang coi trọng nhất những giá trị: An toàn; Sự phù hợp, đúng mực; Lòng nhân từ;
Truyền thống và Phổ quát. Nghiên cứu cũng phát hiện ra sự khác biệt về hệ giá trị giữa
các nhóm Gen Z phân theo giới tính nhưng không có khác biệt khi so sánh theo khu vực
sinh sống.
Việc phân tích đã cho thấy bức tranh khái quát về hệ giá trị của Gen Z Việt Nam
hiện nay. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi thông qua việc hiểu được Gen Z đang nghĩ
gì, hướng đến giá trị nào, điều gì là quan trọng và đang chi phối ý nghĩ, hành động của
họ trong cuộc sống…, nhà trường, gia đình và xã hội sẽ có những biện pháp giáo dục
phù hợp để các em phát triển đúng hướng, phù hợp với yêu cầu của đất nước trong bối
cảnh hội nhập.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, vai trò giới và vai trò xã hội của nam và nữ Gen Z
rất khác nhau, đặt ra yêu cầu trong việc định hướng, giáo dục giá trị cho các em cần có
những nội dung và phương pháp giáo dục giá trị cho từng đối tượng một cách phù hợp.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tuấn Anh (2021). Hệ giá trị và hành vi ủng hộ xã hội ở thanh niên - Khảo sát
trên địa bàn Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Schwartz, S. H. (1992). “Universals in the content and structure of values: Theoretical
advances and empirical tests in 20 countries”. In M. P. Zanna (Ed.). Advances in
experimental social psychology, Vol. 25, pp.1-65. Academic Press.
https://doi.org/10.1016/S0065-2601(08)60281-6.
Schwartz, S. H. & Rubel, T. (2005). “Sex differences in value priorities: Cross-cultural
and multimethod studies”. Journal of Personality and Social Psychology, 89(6),
pp.1010-1028. https://doi.org/10.1037/0022-3514.89.6.1010.
Smith, P., Peterson, M., & Schwartz, S. (2002). “Cultural Values, Sources of Guidance,
and Their Relevance to Managerial Behavior: A 47-Nation Study”. Journal of
Cross-Cultural Psychology, Vol. 33, pp.188-208.
http://dx.doi.org/10.1177/0022022102033002005.
Trương Thị Khánh Hà, Nguyễn Văn Lượt, Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Hà Thu &
Trương Quang Lâm (2016). Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.

| 24

You might also like