Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP


TRƯỜNG CƠ KHÍ-Ô TÔ
KHOA CƠ ĐIỆN TỬ
------

BÁO CÁO
HỌC PHẦN: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ
Đề tài: Thiết kế sản phẩm cơ điện tử
“Robot Leo Cầu Thang”

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Hà Nội – 2024
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHÓM
I. Thông tin chung
1. Tên lớp: 20232ME6061002 Khóa: 16
2. Tên nhóm: 01
Họ và tên thành viên
- Nguyễn Trung Đức MSV:2019601145
- Nguyễn Anh Đức MSV:2019601145
- Ngô Anh Đức MSV:2019601145

II. Nội dung học tập


1. Tên chủ đề: Thiết kế sản phẩm cơ điện tử: Robot leo cầu thang
2. Hoạt động của sinh viên
Nội dung 1: Phân tích nhiệm vụ thiết kế (L2)
- Thiết lập danh sách yêu cầu
Nội dung 2: Thiết kế sơ bộ (L3)
- Xác định các vấn đề cơ bản
- Thiết lập cấu trúc chức năng
- Phát triển cấu trúc làm việc
- Lựa chọn cấu trúc làm việc
Nội dung 3: Thiết kế cụ thể (L3)
- Xây dựng các bước thiết kế cụ thể
- Tích hợp hệ thống
- Phác thảo sản phẩm bằng phần mềm CAD và/hoặc bằng bản vẽ phác. Áp
dụng các công cụ hỗ trợ: Mô hình hóa mô phỏng, CAD, HIL,… để thiết kế sản
phẩm.
3. Sản phẩm nghiên cứu : Báo cáo thu hoạch bài tập lớn.
III. Nhiệm vụ học tập
1. Hoàn thành bài tập lớn theo đúng thời gian quy định (từ ngày 10/05/2024
đến ngày 13/06/2024).
2. Báo cáo sản phẩm nghiên cứu theo chủ đề được giao trước hội đồng đánh
giá.

IV. Học liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án
1. Tài liệu học tập: Bài giảng môn học thiết kế hệ thống cơ điện tử và các tài
liệu tham khảo.
2. Phương tiện, nguyên liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án (nếu
có): Máy tính.

KHOA/TRUNG TÂM GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Văn Trường TS. Phan Đình Hiếu


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây ngành Cơ Điện tử có những bước phát triển
vượt bậc, việc ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử vào sản xuất ngày càng phổ biến
giúp nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Song song với quá
trình phát triển đó là yêu cầu ngày càng cao về độ chính xác, tin cậy, khả năng làm
việc trong môi trường khắc nghiệt với thời gian dài của các hệ thống cơ điện tử. Vì
vậy việc nghiên cứu và thiết kế các hệ thống cơ điện tử để đáp ứng được yêu cầu
trên là việc làm cần thiết. Sự phát triển của hệ thống cơ điện tử là sự phát triển của
các ngành kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, ngành kỹ thuật điều khiển và tự
động hoá đã và đang đạt được nhiều tiến bộ mới.
Học phần Thiết kế hệ thống Cơ Điện tử được đưa vào giảng dạy với mục
đích giúp sinh viên có kiến thức và tư duy trong việc lập kế hoạch công việc theo
trình tự hợp lý để có thể thiết kế được một hệ thống cơ điện tử hoạt động ổn định,
tối ưu và hiệu quả. Học phần cũng rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy hệ
thống, kỹ năng làm việc nhóm và kiến thức về nhiều mảng khác nhau, giúp ích cho
học tập và công việc sau này.
Sau quá trình học tập và tự tìm hiểu về học phần, nhóm sinh viên đã lựa
chọn và hoàn thành báo cáo bài tập lớn với đề tài: Thiết kế sản phẩm cơ điện tử
“Robot vượt địa hình”. Đây là một đề tài hay và có tính ứng dụng cao trong đời
sống đồng thời cũng là cơ sở cho những nghiên cứu và sản phẩm sau này của sinh
viên. Tuy đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng các kiến thức bản thân nhưng
do sự hạn chế về kiến thức rộng lớn về khoa học nên chúng em không tránh được
những thiếu sót hay mặt công nghệ có thể còn lạc hậu. Vì vậy chúng em rất mong
nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy trong khoa giúp chúng em bổ sung và
nắm vũng vốn kiến thức của mình.
NỘI DUNG 1: PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
1.1.Yêu cầu thị trường , công ty , môi trường
a, Chiến lược phát triển công nghiệp robot của các quốc gia
Công nghiệp robot thông minh là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức
độ tân tiến về công nghệ và cấp độ sản xuất cao nhất của một quốc gia. Để nắm bắt
cơ hội phát triển và chiếm vị thế cạnh tranh mũi nhọn trong lĩnh vực này, những
nền kinh tế chủ lực trên thế giới đã liên tục đề ra các chiến lược phát triển công
nghiệp robot. Một số quốc gia đầu tư sớm đã thu được nhiều thành quả xứng đáng
như: Hoa Kỳ, một số quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Hoa Kỳ: là quốc gia đầu tiên phát triển và xúc tiến đẩy mạnh ứng dụng robot,
nước này hiện đang giữ vai trò dẫn đầu trong công nghệ robot thông minh. Năm
2011, Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện kế hoạch Chung tay cùng sản xuất tiên tiến
(Advanced Manufacturing Partnership - AMP), trong đó tuyên bố tiếp sức cho
công nghiệp sản xuất bằng robot, phát triển một thế hệ robot thông minh mới dựa
trên việc khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin, đồng thời đầu tư 70 triệu
USD cho nghiên cứu những robot thế hệ tiếp theo.
Châu Âu: Tại đây, đổi mới công nghệ robot đã và đang là một lĩnh vực chủ
đạo được ưu tiên, được đưa vào các chương trình nghị sự cũng như kế hoạch
nghiên cứu phát triển của khu vực. Năm 2013 “Kế hoạch công nghiệp 4.0” của
Đức cũng dự định duy trì vai trò tiên phong của họ trong công nghiệp chế tạo,
đồng thời coi công nghệ sản xuất thông minh và công nghệ robot như là sự khởi
đầu của cách mạng công nghiệp mới. Trong năm đó, Pháp đã đầu tư 129,6 triệu
USD vào công nghiệp robot với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền
vững của công nghiệp robot. Năm 2014, Hội đồng chung châu Âu và Hiệp hội
robot châu Âu đã tài trợ để hiện thực hóa Kế hoạch nghiên cứu phát triển robot
châu Âu, đây là kế hoạch cải tiến đổi mới robot tự phục vụ phi chính phủ lớn nhất
trên thế giới với 2,8 tỷ EURO tiền đầu tư đến năm 2020. Kế hoạch này được kỳ
vọng tạo ra 240.000 công việc và tập hợp được sức mạnh của hơn 200 công ty
cùng 12.000 nhà nghiên cứu phát triển để kích thích ứng dụng robot trong sản xuất,
nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, vận chuyển, an toàn và gia đình.
Nhật Bản: là một cường quốc robot, Nhật Bản đã đề ra chiến lược phát triển
dài hạn cho ngành công nghệ này. Chính phủ Nhật Bản dự tính đổ nhiều tiền cho
phát triển công nghiệp robot, đưa lĩnh vực này trở thành một trụ cột quan trọng hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tháng 6/2014, Chiến lược phục hồi Nhật Bản đã
được đề xuất với mục tiêu phát động một cuộc cách mạng công nghiệp mới được
vận hành bởi robot.
Hàn Quốc: quốc gia này hiện đang xem robot thông minh là 1 trong 10
phương tiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia trong thế kỷ XXI. Kế hoạch
phát triển robot thông minh được xây dựng vào năm 2009. Chính phủ hy vọng sẽ
nâng cao được tính cạnh tranh của công nghiệp robot nội địa, từng bước hoàn
thành chuyển đổi từ robot sản xuất truyền thống sang robot dịch vụ thông minh,
thông qua một chuỗi chính sách tích cực trong nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Trong cùng năm này, Chiến lược phát triển công nghiệp robot dịch vụ đã được xây
dựng, với hy vọng đưa công nghiệp robot của Hàn Quốc xếp hạng cao trên thế
giới. Năm 2012, Chính phủ khởi công Chiến lược Robot tương lai 2022, với kinh
phí đầu tư 350 tỷ won để mở rộng gấp 10 lần quy mô công nghiệp robot hiện tại
(tăng giá trị từ 2 nghìn tỷ won thành 25 nghìn tỷ won vào năm 2022). Chiến lược
này tập trung vào phát triển robot cứu hộ, robot y tế, robot công nghiệp thông minh
và robot sử dụng trong nhà, nhằm phát triển robot như là một công nghiệp trụ cột,
cuối cùng nắm lấy thời đại robot. Dựa vào chiến lược này, Bộ Kinh tế tri thức đã
đề ra Kế hoạch hành động lần thứ hai về robot thông minh (2014-2018), trong đó
yêu cầu nâng cao GDP robot quốc nội lên tới 20 nghìn tỷ won và xuất khẩu robot
lên tới 7 tỷ USD, chiếm vị trí thứ 3 trên thế giới về robot công nghiệp.
Ngoài ra, một số quốc gia đã và đang âm thầm xây dựng chiến lược phát triển phù
hợp với mục đích của họ, ví dụ như Trung Quốc - quốc gia hiện đang sử dụng
robot công nghiệp nhiều nhất trên thế giới.

b,Tại thị trường Việt Nam


Nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất
thế giới.Tuy nhiên, Việt Nam được liệt vào một trong những nước có sự chuẩn bị
yếu nhất cho nền công nghiệp 4.0 theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới, xếp
hạng thấp trong hạng mục cách mạng khoa học và công nghệ.
Để cải thiện tình trạng này,chính phủ đã và đang tập trung phát triển sáng
kiến và luật pháp để đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa.Trong mấy năm đổ lại đây,
ngành công nghiệp nói chung ,tự động hóa nói riêng được coi là xương sống của
nền kinh tế.Trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ chế tạo máy-tự
động hóa là một trong bốn hướng ưu tiên, bên cạnh công nghệ thông tin và truyền
thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Vì vậy nhu cầu về robot ở Việt Nam đang tăng trưởng như một xu hướng
quan trọng nhằm đón đầu xu hướng Robotics và công nghệ cao để giảm nhân công
và chi phí vận hành, duy trì lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Robot được
sử dụng ngày càng phổ biến trong các nhà máy, xí nghệp và cả trong các hộ gia
đình,….
1.2.Tiềm năng thị trường

Hình 1:Biểu đồ số lượng robot Việt Nam

Từ đồ thị trên có thể cho ta thấy được việc sử dụng robot là xu hướng tất
yếu, ở Việt Nam việc ứng dụng robot đang hoàn toàn là các vấn đề của các doanh
nghiệp mới được định hướng ưu tiên mà chưa có chiến lược cụ thể. Để tăng năng
suất lao động,tăng tính cạnh tranh của sản phẩm… chúng ta cần một chương trình
hoạch địch dài hạn, có tính thống nhất cao để tạo đường lối áp dụng robot công
nghiệp một cách thuận lợi, dễ dàng cho các doanh nghiệp.Việc chế tạo và lắp đặt
có thể đảm bảo chất lượng tốt hơn và nhất quán hơn, nâng cao năng suất, an toàn,
thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của con người.

Vậy Có thể nói Việt Nam là một đất nước tiềm năng đẻ có thể phát triển robot

You might also like