Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


----------------

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI
BÀI TẬP VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC VÀ CÂN BẰNG PHA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN LÊ MỸ LINH


HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ HOÀI ANH
MÃ SỐ SINH VIÊN : 21S1070013
LỚP : 211071A
KHOA : SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH : SP KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Năm học: 2023 – 2024


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................1
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................2
CHƯƠNG I: TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC VÀ CÂN
BẰNG PHA ....................................................................................................................2
1.1. Cân bằng hóa học ...............................................................................................2
1.1.1. Điều kiện cân bằng hóa học. Định luật tác dụng khối lượng ...................2
1.1.2. Mối liên hệ giữa Kp, Kc, Kx, Kn đối với khí lý tưởng ...................................3
1.1.3. Quan hệ giữa biến thiên thế đẳng áp của phản ứng hóa học và hằng số
cân bằng. Phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff ...................................................4
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học .............................................4
1.1.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ...........................................................................4
1.1.4.2. Ảnh hưởng của áp suất .............................................................................5
1.2. Cân bằng pha ......................................................................................................5
1.2.1. Điều kiện cân bằng pha ...............................................................................5
1.2.2. Quy tắc pha Gibbs ........................................................................................5
1.2.3. Cân bằng pha trong hệ một cấu tử .............................................................6
CHƯƠNG 2: BÀI TẬP VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC VÀ CÂN BẰNG PHA ..........7
2.1. Bài tập về cân bằng hóa học ..............................................................................7
2.2. Bài tập về cân bằng pha ...................................................................................12
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................16

i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
(g) gas chất khí (hơi)
(l) liquid chất lỏng
(s) solid chất rắn
biến thiên enthalpy (hay hiệu ứng
∆H enthalpy change
nhiệt đẳng áp)
∆fus H° standard enthalpy of fusion nhiệt nóng chảy chuẩn
standard enthalpy of
∆vap H° nhiệt hóa hơi chuẩn
vaporization
standard enthalpy of
∆𝑠𝑢𝑏 H° nhiệt thăng hoa chuẩn
sublimation
H enthalpy enthalpy
G Gibbs free energy năng lượng tự do G
c number of substances số hợp phần
cind number of components số cấu tử độc lập
p number of phases số pha
f fugacity số bậc tự do
equilibrium constant of hằng số cân bằng biểu diễn qua
Kc
concentration nồng độ mol L−1
hằng số cân bằng biểu diễn qua áp
Kp equilibrium constant of pressure
suất P
hằng số cân bằng biểu diễn qua số
Kn equilibrium constant of mole
mol n
equilibrium constant of molar hằng số cân bằng biểu diễn qua
Kx
fraction phân số mol x

ii
Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã từ lâu nhiệt động hóa học có ứng dụng rộng rãi trong hóa học, luyện kim, kỹ
thuật nhiệt và trong nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khác. Áp dụng nhiệt động hóa
học trong công nghệ sản xuất hóa học có ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hóa học
góp phần to lớn vào sự phát triển của khoa học công nghệ - kĩ thuật và đời sống xã hội.
Nhiệt động hóa học là một lĩnh vực quan trọng trong hóa học, nghiên cứu những
định luật chi phối sự trao đổi năng lượng, đặc biệt là những định luật liên quan đến sự
biến đổi nhiệt thành dạng năng lượng khác. Nhiệt động hóa học có ứng dụng rất quan
trọng trong hóa học vì không những cho phép đánh giá hoặc tính toán năng lượng trao
đổi trong một phản ứng, như chúng ta sẽ thấy, mà còn cho phép nghiên cứu sự tiến triển
của một phản ứng, hướng và giới hạn diễn biến của một quá trình.
Nhiệt động hóa học dựa vào những định luật cơ bản của nhiệt động học để khảo
sát các hiện tượng hóa học, đặc biệt các hiện tượng hóa lý. Nhiệt động hóa học nghiên
cứu chủ yếu những vấn đề sau: nhiệt hóa học, cân bằng pha, cân bằng hóa học.
Cân bằng hóa học và cân bằng pha đều là những khái niệm cốt lõi trong nhiệt
động hóa học, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và công nghiệp như: công
nghiệp hóa học, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ môi trường, năng lượng và
nhiệt động học, y học và dược phẩm,..
Xuất phát từ những lý do trên, thời gian qua đã có rất nhiều bài nghiên cứu khoa
học về nhiệt động hóa học và những bài tập liên quan đến môn khoa học này. Bản thân
em được phân công nghiên cứu đề tài:“Bài tập về cân bằng hóa học và cân bằng pha”
để thực hiện bài tập lớn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trình bày được tóm tắt lý thuyết, công thức cơ bản về cân bằng hóa học và cân
bằng pha.
- Trình bày được các dạng bài tập và phương pháp giải các bài tập liên quan đến
cân bằng hóa học và cân bằng pha.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài nói trên, cần phải thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu như sau:
- Hệ thống hóa được lý thuyết, tóm tắt các công thức cơ bản để ứng dụng thực
hiện các bài tập về cân bằng pha và cân bằng hóa học.
- Trình bày được một số dạng bài tập điển hình liên quan đến cân bằng hóa học
và cân bằng pha.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 1


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

- Từ những kiến thức tìm hiểu được đưa ra những dạng bài tập và phương pháp
giải các bài tập liên quan đến cân bằng pha và cân bằng hóa học.
4. Đối tượng nghiên cứu
Bài tập liên quan đến cân bằng hóa học và cân bằng pha.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
VÀ CÂN BẰNG PHA
1.1. Cân bằng hóa học
1.1.1. Điều kiện cân bằng hóa học. Định luật tác dụng khối lượng
* Điều kiện cân bằng hóa học
𝜈1 𝐴1 + 𝜈2 𝐴2 + . . . ⇌ 𝜈1′ 𝐵1 + 𝜈2′ 𝐵2 + . ..
T, P = const
T, V = const
Điều kiện cân bằng: ∑ 𝜇𝑖 𝜈𝑖
* Định luật tác dụng khối lượng
- Phương pháp động học: 𝑣𝑡 = 𝑣𝑛
- Phương pháp nhiệt động học:
Giả sử các chất tham gia phản ứng và tạo thành là các khí lý tưởng:
μi = μ°i (𝑇) + 𝑅𝑇𝑙𝑛Pi
Pi : áp suất riêng của cấu tử i ở trạng thái cân bằng.
Thay giá trị μi vào điều kiện cân bằng:
∑ νi ( μ°i (T) + RTlnPi ) = 0
∑ νi μ°i (T)
∑ νi lnPi =
RT
T = const:
μ°i (𝑇) = const ⟶ vế phải của phương trình là một hằng số, đặt lnKp:
∑ νi lnPi = lnK p
Hay:
ν′ ν′
ν′ ν′ ν ν PB1 PB2 ...
lnPB11 + lnPB22 +. . . − lnPA11 − lnPA22 −. . . = ln ν
1
ν
2
= lnK p
PA1 PA2 ...
1 2

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 2


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

Suy ra:
ν′ ν′
PB11 PB22 . . .
ν ν = Kp
PA11 PA22 . . .
K p là hằng số cân bằng hóa học. K p chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ T và không phụ
thuộc áp suất chung và áp suất riêng phần của các chất trong hỗn hợp ban đầu.
* Phát biểu định luật:
Ở điều kiện cân bằng tích các áp suất riêng của các chất tham gia và tạo thành
sau phản ứng có số mũ là các hệ số tỉ lượng với dấu tương ứng là một hằng số.
Biểu diễn μi qua nồng độ hoặc phân số mol theo các biểu thức:
𝜇𝑖 = 𝜇𝑖° (𝑇) + 𝑅𝑇𝑙𝑛𝐶𝑖
𝜇𝑖 = 𝜇𝑖′° (𝑇) + 𝑅𝑇𝑙𝑛𝑥𝑖
Trong đó 𝐶𝑖 là nồng độ mol L-1, xi là nồng độ phân số mol.
ν′ ν′
CB11 CB22 . . .
Kc = ν ν
CA11 CA22 . . .
ν′ ν′
𝑥B11 𝑥B22 . . .
K𝑥 = ν ν
𝑥A11 𝑥A22 . . .
K c , K 𝑥 là hằng số cân bằng hóa học, biểu diễn qua nồng độ mol L-1 và nồng độ
phân số mol.
Ngoài các hằng số cân bằng Kp, Kc, Kx, định luật tác dụng khối lượng còn được
biểu diễn bằng cách dùng số mol các chất phản ứng và hằng số cân bằng Kn được xác
định theo biểu thức:
ν′ ν′
𝑛B11 𝑛B22 . . .
K𝑛 = ν ν
𝑛A11 𝑛A22 . . .
Trong đó n là số mol các cấu tử trong hệ. Kn là hằng số cân bằng hóa học biểu
diễn qua số mol n.
1.1.2. Mối liên hệ giữa Kp, Kc, Kx, Kn đối với khí lý tưởng

∆𝜈 ∆𝜈
𝑃 ∆𝜈
𝐾𝑝 = 𝐾𝑐 . (𝑅𝑇) = 𝐾𝑥 . 𝑃 = 𝐾𝑛 ( )
∑ ni
𝐾𝑝 , 𝐾𝑐 , chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, còn 𝐾𝑥 phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.
* Nhận xét:
- ∆𝜈 = 0: 𝐾𝑝 = 𝐾𝑐 = 𝐾𝑥 = 𝐾𝑛
- P = 1 bar: 𝐾𝑝 = 𝐾𝑥
- 𝐾𝑝 ; 𝐾𝑐 chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, 𝐾𝑥 phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất chung
nếu ∆𝜈 ≠ 0, 𝐾𝑛 phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất chung và tổng số mol khí tại cân bằng.
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 3
Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

1.1.3. Quan hệ giữa biến thiên thế đẳng áp của phản ứng hóa học và hằng số cân
bằng. Phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff
Xét phản ứng: 𝜈1 𝐴1 + 𝜈2 𝐴2 + . . . ⇌ 𝜈1′ 𝐵1 + 𝜈2′ 𝐵2 + . ..
Để đánh giá chiểu diễn biến của phản ứng hóa học, người ta sử dụng phương
ν
trình đẳng nhiệt Van’t Hoff có dạng: ΔG = RT(∑ lnPi i − lnK p )
ν
Ở nhiệt độ và áp suất không đổi (T, P = const): ΔG = RT(∑ lnPi i − lnK p )
ν′ ν′
𝜈
PB11 PB22 . . .
=> ∑ 𝑙𝑛𝑃𝑖 𝑖 = 𝑙𝑛 ν ν
PA11 PA22 . . .
Nếu
ν′ ν′
PB11 PB22 . . .
ν ν = 1 => ΔG = −RTlnK p
PA11 PA22 . . .
ΔG được gọi là biến thiên thế đẳng áp chuẩn của phản ứng, kí hiệu ∆GT°
Ta có phương trình:
ν′ ν′
PB11 PB22 . . .
°
ΔG 𝑇 = ∆GT + 𝑅𝑇𝑙𝑛 ( ν1 ν2 )
PA1 PA2 . . .
ν′ ν′
PB1 PB2 ...
Đặt 𝑄 = ν
1
ν
2
, Q là thương số của phản ứng, ta thu được công thức sau:
PA1 PA2 ...
1 2

ΔGT = ∆GT° + RTlnQ


ΔGT = −RTlnK p + RTlnQ
Q
ΔGT = RTln
Kp
𝑄 > Kp ΔGT > 0 Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch
𝑄 = Kp ΔGT = 0 Phản ứng đạt cân bằng
𝑄 < Kp ΔGT < 0 Phản ứng xảy ra theo chiều thuận
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
1.1.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Hằng số cân bằng sẽ thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Mối quan hệ hàm số này được
biểu diễn bằng phương trình đẳng áp Van’t Hoff:
𝑑𝑙𝑛𝐾𝑝 ∆𝐻
=
𝑑𝑇 𝑅𝑇 2
Lấy tích phân không cận:
∆𝐻
𝑙𝑛𝐾𝑝 = − +𝐶
𝑅𝑇
Lấy tích phân có cận:

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 4


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

𝐾𝑇2 ∆𝐻 1 1
𝑙𝑛 =− ( − )
𝐾𝑇1 𝑅 𝑇2 𝑇1
1.1.4.2. Ảnh hưởng của áp suất
Kp, Kc không phụ thuộc vào áp suất, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Kx vừa phụ thuộc
vào áp suất vừa phụ thuộc vào nhiệt độ.
𝐾𝑝 = 𝐾𝑥 . 𝑃∆𝜈 ⟹ 𝑙𝑛𝐾𝑝 = 𝑙𝑛𝐾𝑥 + ∆𝜈𝑙𝑛𝑃 ⟺ 𝑙𝑛𝐾𝑥 = 𝑙𝑛𝐾𝑝 − ∆𝜈
𝜕𝑙𝑛𝐾𝑥 ∆𝜈 ∆𝑉
( ) =− =−
𝜕𝑃 𝑇 𝑃 𝑅𝑇
∆𝑉 = 0: Áp suất không ảnh hưởng đến hằng số cân bằng
𝑑𝑙𝑛𝐾𝑥
∆𝑉 > 0 ⇒ < 0: P tăng thì 𝐾𝑥 giảm.
𝑑𝑃
𝑑𝑙𝑛𝐾𝑥
∆𝑉 < 0 ⇒ > 0: P tăng thì 𝐾𝑥 tăng.
𝑑𝑃
1.2. Cân bằng pha
1.2.1. Điều kiện cân bằng pha
- Cân bằng nhiệt: Nhiệt độ các pha phải như nhau.
𝑇 𝛼 = 𝑇𝛽 = 𝑇 𝛾 =. . . = 𝑇 𝑝
- Cân bằng cơ: Áp suất chung trên các pha phải bằng nhau.
𝑃𝛼 = 𝑃𝛽 = 𝑃𝛾 =. . . 𝑃𝑝
- Cân bằng hóa: Hóa thể mỗi cấu tử trong các pha phải bằng nhau.
𝛽 𝛾 𝑝
𝜇1𝛼 = 𝜇1 = 𝜇1 =. . . = 𝜇1
𝛽 𝛾 𝑝
𝜇2𝛼 = 𝜇2 = 𝜇2 =. . . = 𝜇2
..............
𝛽 𝛾 𝑝
𝜇𝑛𝛼 = 𝜇𝑛 = 𝜇𝑛 =. . . = 𝜇𝑛
1.2.2. Quy tắc pha Gibbs
Số bậc tự do: f = c – p + 2
Trong đó: f – số bậc tự do; c – số hợp phần; p – số pha trong hệ.
Nếu T hay P = const thì f = c – p + 1
Nếu T, P = const thì f = c – p.
f chỉ nhận các giá trị nguyên dương và bằng 0:
c–p+2≥0
Nên số pha cực đại tồn tại là:
p ≤ c + 2.
Chú ý: đối với hệ có phản ứng hóa học xảy ra, quy tắc pha được viết lại như sau
f = 𝑐𝑖𝑛𝑑 – p + 2

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 5


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

Trong đó 𝑐𝑖𝑛𝑑 – số cấu tử độc lập, 𝑐𝑖𝑛𝑑 = c – r – a (r là số phương trình hóa học
giữa các chất có mặt trong hệ, a là số các hệ thức phụ thể hiện sự ràng buộc về mặt thành
phần (số mol, nồng độ) của các chất).
1.2.3. Cân bằng pha trong hệ một cấu tử
Đối với chất nguyên chất việc chuyển từ trạng thái tập hợp này sang trạng thái
tập hợp khác, như sự nóng chảy, sự bay hơi đối với chất lỏng; sự thăng hoa đối với chất
rắn, sự biến hóa từ dạng thù hình này sang dạng thù hình khác của một chất rắn, được
mô tả bằng phương trình Clapeyron – Clausius.
* Phương trình Clapeyron – Clausius:
𝑑𝑃 ∆𝐻
=
𝑑𝑇 𝑇∆𝑉
Trong đó:
- ∆𝐻 là biến thiên enthalpy của quá trình chuyển pha (hóa hơi, nóng chảy, thăng
hoa, chuyển đổi dạng thù hình,....).
- T là nhiệt độ của quá trình chuyển pha.
- ∆𝑉 là biến thiên thể tích của quá trình chuyển pha.
Lưu ý: thứ nguyên của biến thiên enthalpy của quá trình chuyển pha phải phù
hợp với thứ nguyên của áp suất và biến thiên thể tích. Do đó thứ nguyên của biến thiên
enthalpy thường dùng là L.atm.
Cần nhớ: 1J = 9,87 × 10−3 L.atm
1 cal = 41,3 × 10−3 L.atm
* Áp dụng phương trình Clapeyron – Clausius cho quá trình nóng chảy
𝑑𝑃 ∆𝑓𝑢𝑠 𝐻
=
𝑑𝑇 𝑇∆𝑉
- Nếu ∆V > 0 thì dP/dT < 0. Nghĩa là khi áp suất bên ngoài tăng thì nhiệt độ
nóng chảy sẽ tăng.
- Nếu ∆V < 0 thì dP/dT > 0. Nghĩa là khi áp suát bên ngoài tăng thì nhiệt độ
nóng chảy sẽ giảm.
* Áp dụng phương trình Clapeyron – Clausius cho quá trình hóa hơi
Xét quá trình hóa hơi của một chất lỏng: Lỏng (l)⇌ Hơi (g)
Phương trình Clapeyron – Clausius áp dụng cho quá trình này như sau:
𝑑𝑃 ∆𝑣𝑎𝑝 𝐻
=
𝑑𝑇 𝑇∆𝑉
Xem hơi là khí lý tưởng và 𝑉𝑚 (𝑔) ≫ 𝑉𝑚 (𝑙). Thể tích một mol khí lý tưởng sẽ là
V = RT/P, thay giá trị V vào phương trình trên ta được:
𝑑𝑃 𝑃∆𝑣𝑎𝑝 𝐻
=
𝑑𝑇 𝑅𝑇 2

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 6


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

𝑑𝑃 ∆𝑣𝑎𝑝 𝐻 𝑑𝑙𝑛𝑃 ∆𝑣𝑎𝑝 𝐻


= 2
⇔ =
𝑃𝑑𝑇 𝑅𝑇 𝑑𝑇 𝑅𝑇 2
Trong khoảng nhiệt độ tương đối hẹp, có thể xem ∆𝑣𝑎𝑝 𝐻 là hằng số. Lấy tích
phân tích không cận, ta thu được công thức sau:
∆𝑣𝑎𝑝 𝐻
𝑙𝑛𝑃 = − +𝐶
𝑅𝑇
Ngoài ra, có thể viết lại công thức như sau:
𝐵
𝑙𝑛𝑃𝑙 = 𝐴 −
𝑇
Trong đó A, B là các hằng số, cụ thể A chính là hằng số C trong phương trình và
∆𝑣𝑎𝑝 𝐻
𝐵=−
𝑅𝑇
Lấy tích phân có cận ta thu được công thức sau:
𝑃2 ∆𝑣𝑎𝑝 𝐻 1 1
𝑙𝑛 = − ( − )
𝑃1 𝑅 𝑇2 𝑇1
* Áp dụng phương trình Clapeyron – Clausius cho quá trình thăng hoa
Phương trình Clapeyron – Clausius áp dụng cho quá trình thăng hoa tương tự như
quá trình hóa hơi, chỉ thay nhiệt hóa hơi bằng nhiệt thăng hoa và áp suất hơi bão hòa
của chất lỏng bằng áp suất hơi bão hòa của chất rắn.
Giả thiết hơi là khí lý tưởng và 𝑉𝑚 (𝑔) ≫ 𝑉𝑚 (𝑠)
∆𝑠𝑢𝑏 𝐻 𝐵
𝑙𝑛𝑃 = − + 𝐶 ℎ𝑎𝑦 𝑙𝑛𝑃𝑠 = 𝐴 −
𝑅𝑇 𝑇
𝑃2 ∆𝑠𝑢𝑏 𝐻 1 1
𝑙𝑛 = − ( − )
𝑃1 𝑅 𝑇2 𝑇1
CHƯƠNG 2: BÀI TẬP VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC VÀ CÂN BẰNG PHA
2.1. Bài tập về cân bằng hóa học
[7]Câu 1: Ở 323K và 0,334 atm, trong phản ứng:
N2 O4 ⇄ 2NO2
độ phân li của N2 O4 là 63%.
Tính các hằng số cân bằng Kp, Kc, Kx.
Giải:
Căn cứ vào phương trình phản ứng, ta có:
2
𝑥NO 2
K𝑥 =
𝑥N2O4
Có thể đặt lúc có cân bằng số mol của N2 O4 là 1 − α và của NO2 là 2α. Như vậy,
phân số mol các cấu tử trên lần lượt sẽ là:
1 − α 1−α
𝑥N2O4 = =
1 − α + 2α 1 + α
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 7
Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

2α 2α
𝑥NO2 = =
1 − α + 2α 1 + α
Do đó:
2α 2
( ) 4α2 4. (0,63)2
K𝑥 = 1 + α = = = 2,63
1−α 1 − α 2 1 − (0,63)2
( )
1+α
𝐾𝑝 = 𝐾𝑥 . 𝑃∆𝜈 với ∆𝜈 = 2 − 1 = 1
⟹ 𝐾𝑝 = 2,63.0,334 = 0,878
𝐾𝑐 = 𝐾𝑝 . (𝑅𝑇)−∆𝜈
0,878
⟹ 𝐾𝑐 = = 0,033
0,082.323
[6]Câu 2: Đun nóng tới 445℃ một bình kín chứa 8 mol I2 và 5,3 mol H2 thì tạo ra được
9,5 mol HI lúc cân bằng. Xác định lượng HI thu được khi xuất phát từ 8 mol I2 và 3
mol H2 .
Giải:
Hằng số cân bằng của phản ứng
H2 + I2 ⇄ 2HI
có dạng:
[HI]2
Kc =
[H2 ][I2 ]
Vì phản ứng đã cho diễn ra không có sự biến thiên thể tích nên K c vẫn giữ nguyên
trị số khi thay nồng độ bằng số mol
(9,5)2
Kc = = 50,
9,5 9,5
(8 − ) (5,3 − )
2 2
[HI]2
50,9 = ⟹ [HI] = 5,75 (mol).
[HI] [HI]
(8 − ) (3 − )
2 2
[4]Câu 3: Cho biết:
1
Cgr + O2 (k) ⟶ CO(k), ∆G1° = −110500 − 89T(J)
2
Cgr + O2 (k) ⟶ CO2 (k), ∆G2° = −393 500 − 3T(J)
a. Tính ∆G° và Kp của phản ứng (a) sau đây ở 1000K:
2CO(k) ⇄ Cgr + CO2 (k) (a)
b. Tính áp suất riêng phân của CO và CO2 của phản ứng (a) khi cân bằng ở
1000K, nếu áp suất tổng cộng của hệ khi cân bằng là 1 atm.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 8


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

c. Phản ứng (a) là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? ∆S ° của phản ứng (a) bằng bao nhiêu?
Giải thích dấu của ∆S ° .
d. Tăng nhiệt độ và áp suất của hệ (a) có ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng?
e. Tính Kp của các phản ứng sau ở 1000K:
1 1
CO(k) ⇄ Cgr + CO2 (k) (b)
2 2
Cgr + CO2 (k) ⇄ 2CO(k) (c)
Giải:
2CO(k) 𝐶gr + 𝐶O2 (k)
°
∆𝐺
−2∆G1° ∆G2°
2𝐶gr + O2 (k)
a. ∆G° = (−393 500 − 3T) − 2(−110 500 − 89T)
∆G° = −172 500 + 175T = 2500 J ở 1000K
∆G°
= −RTlnK p ⇒ K p = 𝑒 − 𝑅𝑇
2500

Kp = 𝑒 8,314×1000 = 0,74.
b. Đặt 𝑃𝐶𝑂 = 𝑥 và như vậy 𝑃𝐶𝑂2 = (1 − 𝑥)atm khi cân bằng:
𝑃𝐶𝑂2 1− 𝑥
𝐾𝑝 = 2 ⇒ 0,74 =
𝑃𝐶𝑂 𝑥2
⇒ 0,74𝑥 2 + 𝑥 − 1 = 0
⇒ 𝑥 = 𝑃𝐶𝑂 = 0,669 (𝑎𝑡𝑚)
(1 − 𝑥) = 𝑃𝐶𝑂2 = 0,331 (𝑎𝑡𝑚).
c. Ở trên ta tìm được
∆G° = −172 500 + 175T. Nó có dạng: ∆G° = ∆H° − T∆S ° , nghĩa là:
∆H° = −172 500 (J) < 0 và
∆S ° = −175 J < 0
Vậy phản ứng tỏa nhiệt, còn ∆S ° < 0 vì số mol khí ở vế 2 ít hơn vế 1 của phản
ứng: ∆𝜈 = 1 − 2 = −1 < 0
d. Vì ∆H < 0 nên khi tăng nhiệt độ cân bằng bị chuyển dịch sang phía thu nhiệt
(từ phải sang trái), nghĩa là tăng hiệu suất chuyển hóa thành CO.
Tăng áp suất: cân bằng bị dịch chuyển sang phía giảm áo suất, nghĩa là sang phía
có ít phân tử khí hơn (từ trái sang phải).
e. Phản ứng (b):
𝐾𝑝′ = √𝐾𝑝 = √0,74 = 0,86

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 9


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

Phản ứng (c):


1 1
𝐾𝑝′′ = = = 1,35
𝐾𝑝 0,74
[4]Câu 4: PCl5 phân hủy theo phản ứng:
PCl5 (k) ⇄ PCl3 (k) + Cl2 (k)
a. Tính Kp của phản ứng, biết rằng độ phân li 𝛼 của PCl5 là 0,485 ở 200℃ và áp
suất tổng cộng của hệ khi cân bằng là 1 atm.
b. Tính áp suất của hệ khi cân bằng nếu cho 2,085g PCl5 vào bình chân không
dung tích 200 𝑐𝑚3 ở 200℃.
Cho biết: P = 31, Cl = 35,5.
Giải:
a. PCl5 (k) ⇄ PCl3 (k) + Cl2 (k)
ban đầu: a mol 0 0
cân bằng: a − aα aα aα
⇒ ∑ ni = a(1 + α)
a 2 α2 aα2
Kn = =
a(1 − α) 1 − α
P ∆ν aα2 1 α2
Kp = Kn ( ) = [ ]=
∑ ni 1 − α a(1 + α) 1 − α2
0,4852
Kp = = 0,307.
1 − 0,4852
b. 𝑀𝑃𝐶𝑙5 = 208,5 𝑔 ⟹ số mol 𝑃𝐶𝑙5 được đưa vào bình lúc ban đầu là:
208,5
𝑛𝑃𝐶𝑙5 = = 0,01
208,5
0,01
⟹ [𝑃𝐶𝑙5 ] = = 0,05 (𝑀)
0,2
𝐾𝑐 = 𝐾𝑝 (𝑅𝑇)−∆ν = 0,307(0,082.427)−1 = 7,9. 10−3
PCl5 (k) ⇄ PCl3 (k) + Cl2 (k)
Ban đầu: 0,05 M 0 0
Cân bằng: 0,05 – 𝑥 x x
−1
x là nồng độ mol.L của PCl5 bị phân hủy khi đạt tới cân bằng:
𝑥2
𝐾𝑐 = ⟹ 𝑥 2 + 𝐾𝑐 𝑥 − 0,05𝐾𝑐 = 0
0,05 – 𝑥
Thay 𝐾𝑐 = 7,9.10−3 và giải phương trình bậc hai ta được:
𝑥 = [𝑃𝐶𝑙3 ] = [𝐶𝑙2 ] = 1,63. 10−2 M
Tổng số mol.L−1 của các chất trong phản ứng là:
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 10
Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

0,05 – x + x + x = 0,05 + 1,63. 10−2 = 0,0663 M


Áp suất của hệ khi cân bằng:
𝑛𝑅𝑇 0,0663 × 0,082 × 473
𝑃= = = 2,57 𝑎𝑡𝑚.
𝑉 1
[8]Câu 5: Ở 1000°K hằng số cân bằng của phản ứng
C (r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k)
là K p = 1,85 và hiệu ứng nhiệt trung bình là 41130 cal.
Xác định thành phần pha khí ở cân bằng tại 1000°K và 1200°K, biết áp suất tổng
cộng là 1 atm.
Giải:
* Ở 1000°K:
Gọi 𝑥𝐶𝑂 và 𝑥𝐶𝑂2 lần lượt là phần phân tử của các khí ở cân bằng, ta áp dụng
phương trình:
𝐾𝑝 = 𝐾𝑥 . 𝑃∆𝜈 với ∆𝜈 = 2 − 1 = 1
2
𝑥𝐶𝑂
𝐾𝑝 = . 11
𝑥𝐶𝑂2

mà 𝑥𝐶𝑂 + 𝑥𝐶𝑂2 = 1 nên 𝑥𝐶𝑂2 = 1 − 𝑥𝐶𝑂


2
𝑥𝐶𝑂
và 𝐾𝑝 =
1 − 𝑥𝐶𝑂
2
vậy 𝑥𝐶𝑂 + 𝐾𝑝 . 𝑥𝐶𝑂 − 𝐾𝑝 = 0 (a)
2
Với 𝐾𝑝 = 1,85: 𝑥𝐶𝑂 + 1,85. 𝑥𝐶𝑂 − 1,85 = 0
Giải phương trình và loại nghiệm âm, ta được:
𝑥𝐶𝑂 = 0,72 và 𝑥𝐶𝑂2 = 1 − 0,72 = 0,28
* Ở 1200°K:
Xác định giá trị của 𝐾𝑝 ở 1200°K:
𝐾𝑃,𝑇2 ∆𝐻 1 1
ln =− ( − )
𝐾𝑃,𝑇1 𝑅 𝑇2 𝑇1
𝐾𝑃,1200 41130 1 1
ln =− ( − )
1,85 1,987 1200 1000
ta tính được 𝐾𝑃,1200 = 58,28
Thay vào phương trình (a) được:
2
𝑥𝐶𝑂 + 58,28. 𝑥𝐶𝑂 – 58,28 = 0
Giải và loại nghiệm âm ta được:
𝑥𝐶𝑂 = 0,98 và 𝑥𝐶𝑂2 = 1 − 0,98 = 0,02
Như vậy, do phản ứng trên thu nhiệt (∆𝐻 > 0), nên khi tăng nhiệt độ, phản ứng
chuyển dịch theo chiều thuận, làm cho thành phần của sản phẩm trong hỗn hợp cân bằng
tăng lên.
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 11
Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

[6]Câu 6: Ở 813 K áp suất phân ly của MgCO3 bằng 0,996.105 Pa, ở 843 K, áp suất này
bằng 1,786. 105 Pa. Tính hiệu ứng nhiệt của sự phân tích MgCO3 theo phản ứng
MgCO3 ⇄ MgO + CO2
Tại nhiệt độ nào thì áp suất phân ly bằng 1,013. 105 Pa?
Giải:
Chấp nhận hiệu ứng nhiệt không phụ thuộc T, do đó
K P,T2 1,786. 105
RT1 . T2 ln 8,314.813.843ln ( )
K P,T1 0,996. 105
∆H = = = 111300(J)
T2 − T1 843 − 813
Xác định nhiệt độ T để áp suất phân ly bằng 1,013. 105 Pa
K P,T2
RT1 ln
T2 − T1 K P,T1
=
T ∆H
1,013. 105
T1 8,314.813ln (0,996. 105 )
1− =
T 111300
suy ra T = 814 (K).
2.2. Bài tập về cân bằng pha
[4]Câu 1: Tính bậc tự do của những hệ cân bằng sau:
a. Cgr + CO2 (k) ⇄ 2CO(k);
b. 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k);
c. Fe3 O4 (r) + CO(k) ⇄ 3FeO(r) + CO2 (k);
d. CO2 (k) + H2 (k) ⇄ CO(k) + H2 O(k);
3
e. NaIO3 ⇄ NaI + O2 (k) (Trong đó NaIO3 và NaI hòa tan lẫn hoàn toàn trong
2
nhau tạo thành dung dịch lí tưởng);
g. Hg(I) ⇄ Hg(h).
Giải:
a. Cgr + CO2 (k) ⇄ 2CO(k)
f=c–p+2=2–2+2=2
b. 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k)
f=c–p+2=2–1+2=3
c. Fe3 O4 (r) + CO(k) ⇄ 3FeO(r) + CO2 (k)
Phản ứng này có số mol khí ở hai vế bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến
cân bằng, do đó: f = c – p + 1 = 3 – 3 + 1 = 1
d. CO2 (k) + H2 (k) ⇄ CO(k) + H2 O(k)
f=c–p+2=3–1+1=3

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 12


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

2
e. NaIO3 ⇄ NaI + O2 (k)
3
f=c–p+2=2–2+2=2
g. Hg(I) ⇄ Hg(h)
f=c–p+2=1–2+2=1
[5]Câu 2: Xác đinh số hợp phần, số cấu tử và số pha, bậc tự do của các hệ sau:
a. Hơi benzene nguyên chất nằm cân bằng với benzene lỏng ở P không đổi.
b. Dung dịch muối NaCl, CuCl2 trong nước ở P = const.
c. Dung dịch (NH4)2SO4 ở T = const.
d. Hỗn hợp khí NH3 và HCl.
Giải:
a. Số hợp phần = 1. Số cấu tử = 1. Số pha = 2. Bậc tự do f = c – p + 1 = 0.
b. Số hợp phần = 3. Số cấu tử = 3. Số pha = 1. Bậc tự do f = c – p + 1 = 3.
c. Số hợp phần = 2. Số cấu tử = 2. Số pha = 1. Bậc tự do f = c – p + 1 = 2.
d. Số hợp phần = 3 vì có tạo ra NH4Cl. Số cấu tử = 2 vì có một phương trình liên
hệ giữa ba chất. Số pha = 1. Bậc tự do f = cind – p + 2 = 3.
[10]Câu 3: Tính nhiệt độ sôi của nước ở 2 atm, biết nhiệt hóa hơi của nó là 538,1 cal/g
(coi nhiệt hóa hơi không thay đổi trong khoảng từ 1 atm đến 2 atm).
Giải:
Nhiệt hóa hơi của nước: ∆vap H = 538,1 × 18 = 9685,8(cal/mol)
Áp dụng công thức:
P2 ∆vap H 1 1
ln =− ( − )
P1 R T2 T1
2 9685,8 1 1
⇒ ln = − ( − )
1 1,987 T2 T1
Từ đó ta tính được: T = 394K = 121℃
[6]Câu 4: Tính nhiệt nóng chảy của 1 mol diphenylamine nếu 1kg diphenylamine nóng
chảy làm tăng thể tích lên 9,58.10−5 m3 cho biết dT/dP = 2,67. 10−7 Km2 /N. Nhiệt độ
nóng chảy của diphenylamine là 54℃, khối lượng mol của chất này là 169 g/m.
Giải:
Áp dụng phương trình Clapeyron – Clausius, ta có:
dT T∆V
=
dP ∆H
169 −5
T∆V (273 + 54) × 1000 × 9,58. 10
∆H = = = 19828,45 (J/mol)
dT 2,67. 10−7
dP

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 13


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

[2]Câu 5: Áp suất hơi bão hòa của acid cyanhydric HCN phụ thuộc vào nhiệt độ theo
phương trình:
1237
lgP(mmHg) = 7,04 −
T
Xác định nhiệt độ sôi và nhiệt hóa hơi của nó ở điều kiện thường.
Giải:
Nhiệt độ sôi của acid cyanhydric HCN ở áp suất 760 mmHg:
1237
lg(760) = 7,04 −
T
⇒ T = 297,4K = 24,4℃
Vậy nhiệt độ sôi của acid cyanhydric HCN là 24,4℃.
Lấy đạo hàm hai vế phương trình theo T, ta được:
dlgP 1237
=
dT T2
Mà:
dlgP ∆vap H 1237 ∆vap H
= ⟹ =
dT 2,303 × RT 2 T2 2,303 × RT 2
Tính được: ∆vap H = 1237 × 2,303 × 1,987 = 5660 (cal/mol)
Vậy nhiệt độ sôi của acid cyanhydric HCN là 24,4℃.
Nhiệt hóa hơi của acid cyanhydric HCN là 5660 (cal/mol).
[6]Câu 6: Áp suất hơi của nickel carbonyl ở 0℃ và 13℃ là 129 và 224 mmHg.
Tìm nhiệt độ sôi chuẩn của nickel carbonyl.
Giải:
Áp dụng phương trình Clapeyron – Clausius dạng
A
lgP = – + B
T
ta có
A
lg129(mmHg) = – +B
273 A = 1439,4
{ => {
A B = 7,383
lg224(mmHg) = – +B
286
Vậy
1439,4
𝑙𝑔760 = – + 7,383
T
=> T = 319,9 K (46,7℃)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 14


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

PHẦN KẾT LUẬN


Qua một quá trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan đến bài
tập về cân bằng pha và cân bằng hóa học, bài tập lớn này được trình bày một cách logic,
khoa học, rõ ràng về các mục lý thuyết và các dạng bài tập về cân bằng hóa học và cân
bằng pha.
Về bài tập cân bằng hóa học nắm được điều kiện cân bằng hóa học, phát biểu
được định luật tác dụng khối lượng; trình bày được các loại hằng số cân bằng và mối
liên hệ giữa các hằng số cân bằng, quan hệ giữa biến thiên thế đẳng áp và hằng số cân
bằng của phản ứng hóa học; xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
(nhiệt độ, áp suất,..)
Về bài tập cân bằng pha xác định được bậc tự do của hệ, trình bày được quy tắc
pha Gibbs. Nắm được kiến thức các chất nguyên chất chuyển từ trạng thái tập hợp này
sang trạng thái tập hợp khác (sự nóng chảy, sự bay hơi đối với chất lỏng, sự thăng hoa
đối với chất rắn, sự biến hóa từ dạng thù hình này sang dạng thù hình khác của một chất
rắn) được mô tả bằng phương trình Clapeyron – Clausius. Từ đó ứng dụng giải quyết
các bài toán xác định nhiệt chuyển pha, nhiệt độ chuyển pha, áp suất chuyển pha từ
phương trình Clapeyron – Clausius.
Thông qua bài tập lớn này, chúng ta nhận ra được sự quan trọng của cân bằng
hóa học và cân bằng pha trong môn Nhiệt động hóa học cũng như trong cuộc sống, nắm
vững được những kiến thức cơ bản để có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, giải
quyết được các bài tập liên quan đến cân bằng hóa học và cân bằng pha.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 15


Bài tập lớn học phần: Nhiệt động hóa học GVHD: TS. Nguyễn Lê Mỹ Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Lê Mỹ Linh (chủ biên), Hoàng Văn Đức, Trần Đông Tiến (2023), Giáo
trình Nhiệt động hóa học, NXB Đại học Huế.
2. Trần Xuân Hoành (2003), Nhiệt động hóa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Huề (2003), Giáo trình hóa lý tập 1, 2, NXB Giáo dục, Hà Nội
4. Lê Mậu Quyền (2006), Cơ sở lí thuyết hóa học – Phần bài tập, NXB Khoa học
và Kỹ thuật Hà Nội.
5. Mai Hữu Khiêm, Nguyễn Ngọc Hạnh, Trần Mai Phương, Hoàng Khoa Anh
Tuấn (2006), Bài tập Hóa lý, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
6. Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải, Nguyễn Thị Thu (2003), Bài tập Hóa lý cơ
sở, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Duệ, Trần Hiệp Hải, Lâm Ngọc Thiềm, Nguyễn Thị Thu (2010),
Bài tập Hóa lí, NXB Giáo dục Việt Nam
8. Đào Văn Lượng (2005), Nhiệt động hóa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Thành phố Hồ Chí Minh.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Anh – 21S1070013 16

You might also like