Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

1. Bản chất giá trị thặng dư?

Khái niệm: Giá trị thặng dư (surplus value) là phần giá trị mới dôi ra ngoài
giá trị của sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản
chiếm đoạt. Là kết quả lao động của công nhân cho nhà tư bản.

Ví dụ: 1 ông chủ công ty A thuê công nhân B về làm việc và trả lương
cho công nhân B là 5$/1 giờ, nhưng trong 1 giờ đó công nhân B có thể
tạo ra 1 sản phẩm trị giá 8$. Vậy số tiền 3$ chênh lệch đc gọi là giá trị
thặng dư.

Ví dụ 2: Công nhân làm ra 1 món hàng cho công ty -> Công ty bán món
hàng đó với giá 5.000Đ -> Tiền vốn để lấy nguyên liệu về làm là 4.000Đ,
tiền lãi là 1.000Đ/1 sp.
Tiền lãi này công ty thu và trả tiền công cho nhân viên là 500Đ -> Công
ty thu được 500Đ
=> Công nhân lao động vừa đem tiền về nuôi sống bản thân, nhưng sức
lao động đó cũng đem đến tiền lời cho công ty -> Sức lao động bỏ ra để
sinh lời cho công ty của nhân viên được gọi là giá trị thặng dư.

Bản chất của giá trị thặng dư:


● Quá trình sản xuất giá trị thặng dư được diễn ra trong mối quan hệ
giữa người mua và người bán hàng hóa sức lao động
Ví dụ: Quá trình sản xuất giá trị thặng dư diễn ra khi công ty trả lương
cho lao động dựa trên giá trị lao động thực tế mà họ tạo ra, nhưng
chỉ một phần nhỏ của giá trị đó được trả lại dưới dạng lương. Phần còn
lại của giá trị mà lao động tạo ra, gọi là giá trị thặng dư, được công ty
giữ lại dưới dạng lợi nhuận hoặc sử dụng cho mục đích khác
● Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư mang
bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp, trong đó giai cấp các nhà
tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao động của giai cấp công
nhân.
● Về mặt kinh tế, nhà tư bản không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi
ngang giá. Tuy nhiên trong trao đổi ngang giá đó, giá trị thặng dư vẫn
được tạo ra cho nhà tư bản bằng lao động sống chứ không phải do
máy móc sinh ra.

You might also like