Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM.

CHƯƠNG 1.
1/ “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh B. Cao Xuân Hạo C. Trần Ngọc Thêm D. Phan Ngọc

2/ “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh B. Cao Xuân Hạo C. UNESCO D. Phan Ngọc

3/ “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một
tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình
hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng.Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối
quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu
lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay
tộc người khác.” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Trần Ngọc Thêm B. Hồ Chí Minh C. Tylor D. Phan Ngọc.
4/ Nội dung định nghĩa khác nhau về văn hóa đều xoay quanh mối quan hệ gì?
A.Văn hóa và tự nhiên B.Văn hóa và xã hội
C.Văn hóa và con người D.Văn hóa và cá nhân.
5/ “Phương Đông” (văn hóa) là khu vực bao gồm châu lục nào?
A.Châu Á, Châu Âu. châu Úc. B.Châu Á, châu Phi, châu Âu.
C.Châu Á, Châu Phi, châu Úc. D.Châu Âu, châu Á, châu Mỹ.
6/ Chức năng nào của văn hóa được xem như là một thứ “gien” xã hội di truyền
phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau?
A.Chức năng giao tiếp B.Chức năng tổ chức xã hội
C.Chức năng điều chỉnh xã hội D.Chức năng giáo dục.
7/ Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm:
A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi
trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự
nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường
tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
D. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường
tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội.
8/ Chức năng nào của văn hóa được xem như sợi dây nối liền giữa con người với
con người?
A.Chức năng điều chỉnh xã hội B.Chức năng tổ chức xã hội
C.Chức năng giao tiếp D.Chức năng giáo dục
11/ Đặc trưng nào là đặc trưng hàng đầu của văn hóa?
A.Tính hệ thống B.Tính nhân sinh
C.Tính giá trị D.Tính lịch sử.
12/ Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo nhân bản của xã hội và con người.
A.Tính hệ thống B.Tính nhân sinh C.Tính giá trị D.Tính lịch sử.
14/ Chức năng điều chỉnh của văn hóa thể hiện ở:
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động
lực cho sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.
15/ Chức năng tổ chức của văn hóa thể hiện ở
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động
lực cho sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.
20/ Văn vật là khái niệm:
A. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế
B. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
C. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
D. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế
22/ Cư dân Đông Nam Á coi trọng thiên nhiên vì thiên nhiên có tác động trực tiếp
đến:
A.Sức khỏe, thức ăn B.Nghề nghiệp, sức khỏe, nơi ở của họ
C.Địa lý D.Tính cách của họ.
25/ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp hay gốc du mục được xác định dựa trên
điều kiện gì?
A.Điều kiện địa lý B.Điều kiện sinh sống
C.Điều kiện tính cách D.A và B đúng.
26/ Nguyên nhân của sự khác biệt về loại hình văn hóa là:
A. Khí hậu, địa hình, thức ăn, kinh tế, truyền thống…
B. Khí hậu, nơi ở, tuổi tác
C. Khí hậu, nghề nghiệp, sức khỏe
D. Nghề nghiệp, tính cách,..
31/ Điều kiện địa lý Việt Nam được coi là 3 hằng số cơ bản:
A. Xứ nóng, sông nước, đa dạng vùng miền
B. Xứ nóng, núi rừng nhiều, bờ biển dài
C. Xứ nóng, sông nước, ngã tư giao lưu.
D. Mưa nhiều, nhiệt độ cao, sát Trung Hoa.
32/ Định nghĩa khoa học về văn hóa ra đời sớm nhất ở châu Âu vào năm nào?
A.1890 B.1892 C.1872 D.1876.
33/ Đặc tính cơ bản của tư duy người Việt là:
A. Tính tổng hợp, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
B. Tính cộng đồng, tính dân chủ, tính linh hoạt.
C. Tính dân chủ, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
D. Tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính dân chủ.
35/ Khác biệt về loại hình văn hóa thể hiện ở chỗ:
A. Kiến trúc nhà phương Đông thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà
phương Tây thường cao, nhiều cửa sổ.
B. Kiến trúc nhà phương Tây thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà
phương Đông thường cao, nhiều cửa sổ.
C. Thức ăn phương Đông thường là động vật, phương Tây thường là thực vật.
D. Phương Đông với hình thức du mục, phương Tây với hình thức nông nghiệp.
36/ Loại hình văn hóa gốc được xác lập bởi:
A. Môi trường địa lí → điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con
người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
B. Điều kiện sống → môi trường địa lý → hình thành các quan hệ ứng xử của con
người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
C. Điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã
hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
D. A, B, C đều sai.
39/ Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm:
A. Linh hoạt dân chủ, trọng tập thể
B. Trọng quan hệ, trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ.
C. Lối tư duy tổng hợp biện chứng, thiên về cảm tính
D. Dung hợp trong tiếp nhận, hiếu hòa trong đối phó.
40/ “Một xã hội của con người là một cộng đồng được tổ chức một cách bền vững
và ăn khớp với nền văn hóa của cộng đồng ấy” , chỉ mối quan hệ:
A.Văn hóa và con người B.Văn hoa và tự nhiên
C.Văn hóa và xã hội D.Văn hóa và cộng đồng.
41/ “Mỗi hệ thống xã hội - văn hóa có mô hình nhân cách làm khuôn mẫu cho sự
hình thành nhân cách”, đề cập mối quan hệ:
A.Văn hóa và con người B.Văn hoa và tự nhiên
C.Văn hóa và xã hội D.Văn hóa và cộng đồng.
42/ “Nhân cách cá nhân hình thành theo những khuôn khổ phù hợp với hệ thống xã
hội - văn hóa”, đề cập đến mối quan hệ:
A.Văn hoa và tự nhiên B.Văn hóa và xã hội
C.Văn hóa và cộng đồng. D.Văn hóa và con người.
43/ “Mỗi hệ thống văn hóa có những đinh hướng riêng của mình, hình thành trong
lịch sử, tạo nên tính chỉnh thểm tính toàn vẹn và bản sắc riêng của nền văn hóa ấy”
là phát biểu của ai?
A.Chu Xuân Diên B.Cao Xuân Hạo
C.Trần Ngọc Thêm D.Phan Ngọc.
44/ Nói đến bản chất văn hóa và tự nhiên là nói đến:
A. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên.
B. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy
dẫn đến xã hội hóa con người.
C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy.
D. A và C đúng.
45/ Nói đến bản chất văn hóa và con người là nói đến:
A. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy
dẫn đến xã hội hóa con người.
B. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên.
C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy.
D. A và B đúng.
46/ Văn hóa với tính cách là một hiện tượng toàn nhân loại, thường được phân
thành các thành tố chính là:
A. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa văn học
B. Văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất
C. Văn hóa nghệ thuật, và văn hóa tinh thần
D. Văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, văn hóa nghệ thuật
47/ Văn hóa thực hiện được chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách là:
A.Một cấu trúc B.Một hệ thống C.Một đối tượng D.Một vật thể.
48/ Cách xác định các yếu tố cấu thành chỉnh thể văn hóa dựa trên nguyên tắc:
A.Xác định loại hình văn hóa B.Xác định cấu trúc văn hóa
C.Xác định đặc trưng văn hóa D.Xác định chức năng văn hóa.
49/ Bản chất của văn hóa được xem xét trong mối quan hệ:
A.Văn hóa và cá nhân B.Văn hóa và xã hội
C.Văn hóa và tự nhiên D.Văn hóa và con người.
50/ Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là biểu hiện của:
A.Tính linh hoạt B.Tính tổng hợp
C.Tính cộng đồng D.Tính lưỡng phân.
51/ Xác định loại hình kinh tế - văn hóa dựa trên:
A.Môi trường địa lý tự nhiên B.Phong tục, tập quán
C.Sự phân bố dân cư D.Giao thoa văn hóa.
52/ Khu vực lịch sử văn hóa hình thành do:
A. Mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử giữa các dân tộc.
B. Kiến tạo địa lý
C. Điều kiện sống tự nhiên
D. Giao lưu văn hóa.
57/ Triết lý âm dương chủ yếu thuộc về lĩnh vực:
A.Văn hóa nhận thức B.Văn hóa tâm linh
C.Văn hóa tổ chức D.Văn hóa ứng xử.
58/ Thời gian văn hóa được xác định:
A. Từ lúc con người sinh ra đến con người mất đi
B. Điều kiện môi trường địa lý
C. Từ lúc nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi
D. Không có đáp án đúng.
61/ Chủng Nam Á chính là chủng?
A.Nam Đảo B.Bách Việt C.Cổ Mã Lai D.A và B đều đúng.
62/ Chủng Nam Á gồm các nhóm:
A. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái; Mèo - Dao.
B. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái.
C. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái;Chàm - Dao.
D. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái; Mèo - Dao.
63/ Nhóm Chàm gồm các dân tộc:
A. Chàm, Raglai, Dao, Chru
B. Chàm, Raglai, Hmong, Êđê
C. Chàm, Raglai, Thái,H’ Mông.
D. Chàm, Raglai, Êđê, Chru.
64/ Chủng Austronésien còn gọi là nhóm Nam Đảo, chủ yếu là nhóm:
A. Nhóm Việt - Mường
B. Môn - Khmer
C. Nhóm Chàm
D. Nhóm Dao - Thái.
66/ Việt Nam nằm trong phạm vi văn hóa nào?
A. Đông Nam Á cổ
B. Đông Nam Á lục địa
C. Văn hóa Bách Việt
D. A và C đều đúng.
67/ Không gian văn hóa phương Bắc cổ đại thuộc vùng:
A. lưu vực sông Hoàng Hà.
B. Lưu vực sông Mê Kông
C. Lưu vực sông Dương Tử
D. Lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long.
68/ Không gian văn hóa phương Nam (Đông Nam Á) thuộc lưu vực sông:
A. Sông Dương Tử.
B. Sông Hồng, sông Mã
C. Ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long
D. Cả A, B, C.
69/ Việt Nam là giao điểm của các nền văn hóa:
A. Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ.
B. Trung Hoa, phương Tây
C. Trung Hoa, phương Tây và Ấn Độ.
D. Trung Hoa, Mỹ, Hàn Quốc.
79/ Trong đời sống tâm linh, người Tây Bắc coi trọng, tôn thờ:
A. Thần lửa
B. Thành hoàng
C. Thổ công
D. Thần nước.
80/ Hình ảnh “con thuồng luồng” trong đời sống tâm linh của người Tây Bắc là biểu
tượng của:
A. Thần rắn
B. Thần rồng
C. Thần nước
D. Thần mây.
81/ Vải chàm là loại vải được sử rộng rãi ở vùng nào?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Tây Nguyên
D. Nam Bộ.
82/ Hai truyện thơ nổi tiếng “Tiễn dặn người yêu” và “Tiếng hát làm dâu” tiêu biểu
cho vùng văn hóa nào?
A. Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Việt Bắc
D. Nam Bộ.
84/ Đặc điểm của vùng văn hóa Bắc Bộ là:
A. Văn học dân gian và văn học bác học giữ vai trò quan trọng trong nền văn hóa
Việt Nam
B. Văn hóa Việt với những giai đoạn Đông Sơn, Đại Việt, Việt Nam nối tiếp phát
triển
C. Loại hinh nghệ thuật ca hát dân gian rất đa dạng.
D. Cả A, B, C
85/ Tôn thờ mẹ Lúa (thần Lúa) là đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm linh của
người:
A. Bắc Bộ
B. Tây Bắc
C. Tây Nguyên
D. Nam Bộ.
93/ “Ngôn ngữ truyền miệng trở thành công cụ duy nhất dùng để bảo lưu và chuyển
giao văn hoá dân tộc” là đặc điểm của giai đoạn văn hóa nào?
A. Văn hóa Đại Việt
B. Văn hóa Đại Nam
C. Văn hóa chống Bắc thuộc
D. Văn hóa tiền sử.
93/ Chữ Nôm hình thành vào giai đoạn văn hóa:
A. Văn Lang- Âu Lạc
B. Đầu chống Bắc thuộc
C. Đầu Đại Việt
D. Đầu Đại Nam
94/ Văn hóa Việt với những giai đoạn nối tiếp gồm:
A. Đông Sơn - Hòa Bình - Đại Nam - Đại Việt - Việt Nam
B. Hòa Bình - Đông Sơn - Đại Việt - Việt Nam
C. Đông Sơn - Đại Việt - Đại Nam - Việt Nam
D. Đông Sơn - Đại Nam - Đại Việt - Việt Nam
95/ Văn hóa Đông Sơn với những giai đoạn nối tiếp gồm:
A. Núi Đọ - Sơn Vi - Hòa Bình - Đông Sơn
B. Núi Đọ - Hòa Bình - Sơn Vi - Đông Sơn
C. Núi Đọ - Hòa Bình - Sa Huỳnh - Đông Sơn
D. Núi Đọ - Óc Eo - Sa Huỳnh - Đông Sơn
98/ “Chăn nuôi gia súc làm thức ăn, phương tiện chuyên chở hàng hóa, kéo cày” là
đăc trưng văn hóa của:
A. Văn hóa Sa Huỳnh
B. Văn hóa Óc Eo
C. Văn hóa Đồng Nai.
D. Văn hóa Đông Sơn.
99/ Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. nghề buôn bán bằng đường biển khá phát triển.
C. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt đạt đến trình độ cao.
D. Kĩ thuật đúc đồng thau (trống đồng Đông Sơn).
100/ Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn là:
A. Phương tiện đi lại đường thủy (tàu, bè, mạng).
B. Tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên, thờ tổ tiên, các vị anh hùng.
C. Giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc, bộ lạc.
D. A, B, C đều đúng.
101/ Đặc trưng văn hóa Đông Sơn:
A. Sinh sống ở nhà sàn hình mai rùa (tre, nứa, lá…)
B. Chữ viết: chữ khoa đẩu (hình con nòng nọc bơi).
C. Phong tục: nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
D. A, B, C đều đúng.
102/ Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Bắc là quá trình
hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
B. Quá trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Nam là quá trình
hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
C. Quá trình phát triển và hình thành của văn hóa Hòa Bình miền Bắc là quá trình
hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
D. Quá trình phát triển và hình thành của văn hóa Núi Đọ miền Bắc là quá trình hình
thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
103/ Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. Đầu CN - thế kỉ VI.
104/ Đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. Chủ động khai phá, cải biến tự nhiên.
C. Dấu vết của yếu tố rừng và biển rất phổ biến.
D. Cả A, B, C đều đúng.
105/ Văn hóa Đồng Nai tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. Đầu CN - thế kỉ VI.
106/ Đặc trưng của văn hóa Đồng Nai:
A. Nghề nông, thủ công phát triển.
B. Thành tựu văn hóa đặc trưng: bộ đàn đá.
C. Ngành nghề phổ biến : trồng lúa cạn, làm nương rẫy, săn bắn.
D. A, B, C đều đúng.
110/ Đỉnh cao văn hóa Lý - Trần và Hậu Lê thuộc giai đoạn văn hóa nào?
A. Văn hóa chống Bắc thuộc
B. Văn hóa Đại Việt
C. Văn hóa Đại Nam
D. Văn hóa hiện đại.
111/ Phong tục đặc trưng của thời kỳ Đông Sơn là:
A. Nhuộm răng
B. Ăn trầu
C. Xăm mình
D. Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
112/ Chủ thể của văn hóa Đông Sơn là tộc người nào?
A. Mường
B. Việt cổ
C. Chăm
D. Chru.
113/ Vùng văn hóa Tây Bắc là nơi cư trú chủ yếu của tộc người:
A. Thái - Mường
B. Tày - Nùng
C. Môn - Khmer.
D. Mèo - Dao.
113/ “Trâu gõ mõ, chó leo thang, ăn cơm lam, ngủ mặt sàn” để chỉ lối sinh hoạt của
cư dân:
A. Miền núi
B. Miền biển
C. Miền đồng bằng
D. Miền hạ lưu sông lớn.
114/ Hình ảnh “chợ nổi” và “con thuyền” là biểu tượng của vùng văn hóa:
A. Tây Nguyên
B. Trung Bộ
C. Việt Bắc
D. Nam Bộ
115/ Nghề trồng lúa nước là thành tựu chung của cư dân ĐNÁ ra đời từ thời kì nào
ứng với lịch sử VN:
A. Tiền sử
B. Đông Sơn
C. Văn Lang - Âu Lạc
D. Bắc thuộc.
117/ Tiến trình văn hóa thể hiện:
A. Bản lĩnh dân tộc
B. Dung hóa nhưng cương quyết
C. Giao lưu văn hóa một cách mạnh mẽ
D. A và B đúng.
118/ “Tam giáo đồng nguyên” trong giai đoạn văn hóa Đại Việt gồm những tôn giáo
nào?
A. Hồi giáo - nho giáo - phật giáo
B. Công giáo - Phật giáo - Nho giáo
C. Hồi giáo - Công giáo -Do thái giáo
D. Phật giáo - Nho giáo - đạo giáo.

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NHẬN THỨC.


119/ Muốn xác định được thuộc tính Âm Dương của một đối tượng nào đó, phải dựa
vào:
A. Riêng chính nó B. Tiêu chí xem xét C. Sự so sánh, đối tượng D. A, B, C đều đúng
121/ Giữa Âm và Dương có mối quan hê:
A. Đối lập, qua lại B. Tương đồng C.Bổ sung D.Cả 3 ý.
123/ Chùm các yếu tố nào dưới đây có thuộc tính âm:
A.Ngắn, nhỏ, mềm, mỏng, cao, vuông B.Ngắn, nhỏ, tròn, cao, yếu, lạnh.
C.Ngắn, nhỏ, nóng, cao, nhiều D.Ngắn, nhỏ, mềm, yếu, lạnh, thấp, ít.
124/ Chùm các yếu tố nào dưới đây có thuộc tính dương:
A.Dài, vuông, cao, nhiều, nóng. B.Dài, vuông, cao, ít, lạnh.
C.Dài, tròn, cao, nhiều, nóng D.Dài, tròn, ít, nóng, mạnh.
126/ Triết lý âm dương là khái niệm chỉ:
A. Hai mặt đối lập vốn có trong các sự vật, hiện tượng.
B. Hai tố chất cơ bản tạo ra vũ trụ và vạn vật
C. Quy luật âm dương chuyển hóa
D. Quy luật âm dương bổ sung cho nhau.
127/ Tính biện chứng của triết lý âm dương thể hiện:
A.Quan hệ đối lập B.Bình hành
C.Hỗ căn, tiêu trưởng D.A, B, C đều đúng.
129/ “Âm dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau (âm cực
sinh dương, dương cực sinh âm) là định nghĩa:
A.Quy luật về thành tố B.Quy luật về quan hệ
C.Ngũ hành D.Tam tài.
130/ “Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và
trong dương có âm” là định nghĩa:
A.Quy luật thành tố B.Quy luật quan hệ
C.Ngũ hành D.Tam tài.
132/ “Sướng lắm khổ nhiều”, “Trèo cao ngã đau”, “yêu nhau lắm cắn nhau đau”,
“Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”...là nhận thức về quy luật nào của triết
lý âm dương?
A.Quy luật về thành tố B.Quy luật về quan hệ
C.Quy luật nhân quả. D.Quy luật chuyển hóa.
135/ Chính triết lý quân bình âm dương tạo ra ở người Việt lối sống:
ASống lạc quan B.Sống linh hoạt
C.Sống hài hòa với thiên nhiên D.Sống trọng tình, trọng nghĩa.
136/ Khái niệm Tam tài:
A. Bộ 3 (ba phép - phương pháp)
B. Là phép suy luận biện chứng
C. Thiên địa nhân: cha - mẹ - con
D. A,B,C đều đúng
138/ Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy tinh thể hiện triết lý gì của văn hóa nhận thức ?
A.Tam tài B.Âm dương
C.Ngũ hành D.Bát quái.
139/ Khái niệm về Ngũ hành:
A.Là 5 loại vận động B.Ý niệm trừu tượng kết hợp hai bộ Tam tài
C.A và B sai D.A và B đúng.
141/ Là sản phẩm mang tính triết lý sâu sắc của lối tư duy tổng hợp (số học + hình
học)
A.Bát quái B.Hà đồ
C.Lạc thư D.Phong thủy.
142/ Số Hà đồ thuộc nhóm gồm các số:
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
B. Số sinh và số thành
C. 1,2,3,4,5,6,7,8,9
D. A và B đúng.
143/ Trong Hà đồ, số sinh là số nào?
A.5 B.1-5
C.6-10 D.10
144/ Trong Hà đồ, số thành là số nào?
A.5 B.1-5
C.6-10 D.10
165/ Trong tự nhiên, hành Thủy gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Phương bắc, mùa đông, màu đen, thế đất ngoằn ngoèo
B. Phương nam, mùa hạ, màu đỏ, thế đất nhọn
C. Phương bắc, mùa xuân, màu đen,thế đất ngoằn ngoèo
D. Phương tây, mùa thu, màu trắng, thế đất tròn.
166/ Trong tự nhiên, hành Hỏa gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Phương bắc, mùa đông, màu đen, thế đất ngoằn ngoèo.
B. Phương nam, mùa hạ, màu đỏ, thế đất nhọn.
C. Phương đông, mùa xuân, màu xanh,thế đất dài.
D. Phương tây, mùa thu, màu trắng, thế đất tròn.
167/ Trong tự nhiên, hành Mộc gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Phương bắc, mùa đông, màu đen, thế đất ngoằn ngoèo.
B. Phương nam, mùa hạ, màu đỏ, thế đất nhọn.
C. Phương đông, mùa xuân, màu xanh,thế đất dài.
D. Phương tây, mùa thu, màu trắng, thế đất tròn.
168/ Trong tự nhiên, hành Kim gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Phương bắc, mùa đông, màu đen, thế đất ngoằn ngoèo.
B. Phương nam, mùa hạ, màu đỏ, thế đất nhọn.
C. Phương đông, mùa xuân, màu xanh,thế đất dài.
D. Phương tây, mùa thu, màu trắng, thế đất tròn.
169/ Hành Thủy trong Ngũ hành ứng với:
A. Màu đen, con hổ
B. Màu xanh, con rồng
C. Màu đen, con rùa
D. Màu đỏ, con chim.
170/ Hành Kim trong Ngũ hành ứng với:
A. Màu trắng, con rồng
B. Màu trắng, con hổ
C. Màu trắng, con chim
D. Màu trắng con rùa.
171/ Sắp xếp các màu theo mức độ tăng dần tư âm đến dương.
A. Đen – Trắng – Vàng – Đỏ - Xanh
B. Đen – trắng – Vàng – xanh – đỏ
C. Đen – Trắng – Xanh – Vàng – Đỏ
D. Đen – đỏ - xanh – vàng - trắng.
172/ Văn hóa phương Nam coi trọng phương nào dưới đây trong Ngũ hành:
A.Đông, Nam B.Tây, Nam, Trung ương
C.Bắc, Tây, Nam D.Đông, Nam, Trung ương.
173/ Bức tranh dân gian Ngũ hổ có 5 hổ với 5 màu sắc:
A. Đỏ, xanh, vàng, đen, nâu
B. Đỏ, trắng, xanh, lam, tím
C. Đỏ, vàng, hồng, trắng, tím
D. Đỏ, xanh, vàng, đen, trắng.
174/ Trong xã hội Việt Nam trước đây, Bát quái được tầng lớp nào dưới đây dùng?
A. Những người theo nho học, thị dân.
B. Tầng lớp quý tộc
C. Tầng lớp nông dân
D. Tất cả ý trên.
175/ Bốn chùm sao ứng với bồn Hành: Thủy, Mộc, Hỏa, Kim là:
A. Thanh Long, Huyền Vũ, Chu Tước, Bạch Hổ
B. Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ
C. Bạch Hổ, Thanh Long, Chu Tước, Huyền Vũ.
D. Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ.
176/ Lịch thuần âm có nguồn gốc từ vùng nào?
A.Lưỡng Hà B.Ai Cập
C.Hy Lạp D.Ấn Độ
177/ Lịch thuần dương có nguồn gốc từ vùng nào?
A.Lưỡng Hà B.Ai Cập
C.Hy Lạp D.Ấn Độ
178/ Khái niệm “xuân phân” về thời tiết để chỉ:
A.Cách thức phân chia các mùa B.Thời điểm bắt đầu mùa xuân
C.Thời điểm giữa mùa xuân D.Thời điểm cuối xuân đầu hạ.
178/ Theo chuyển động biểu kiến của Mặt trăng quanh trái Đất, một tháng âm lịch
có?
A.29,52 ngày B.29,53 ngày
C.29,54 ngày D.29,55 ngày.
179/ Theo chuyển động biểu kiến của Trái đất quanh Mặt Trời, một năm dương lịch
có?
A.365 ngày B.365,15 ngày
C.365,25 ngày D.365,5 ngày.
180/ Theo lịch Âm Dương, các tiết thuộc trong năm thuộc:
A.Dương lịch B.Âm lịch
C.Ngày chẵn D.Ngày lẻ.
181/ Theo lịch Âm Dương, các ngày trong năm thuộc:
A.Dương lịch B.Âm lịch
C.Ngày chẵn D.Ngày lẻ.
182/ Một năm Dương lịch có nhiều hơn năm âm lịch là bao nhiêu ngày?
A.7 ngày B.9 ngày
C.10 ngày D.11 ngày
183/ Số lần trăng tròn trong năm nhuần của lịch Âm Dương là bao nhiêu lần?
A.10 lần B.11 lần
C.12 lần D.13 lần.
186/ Năm có tháng nhuận trong lịch âm dương được xác định bằng cách:
A. Chia năm dương lịch cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9 11, 14, 17 ..thì đó là năm nhuận
B. Chia năm dương lịch cho 18, nếu số dư là 0, 3, 6, 9 11, 14, 17 ..thì đó là năm nhuận
C. Chia năm dương lịch cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9 12, 15, 13 ..thì đó là năm nhuận
D. Không có đáp án đúng.
189/ Lịch âm dương kết hợp cả việc xem xét chu kỳ mặt trăng lẫn mặt trời, bằng
cách: (*)
A. Định các ngày trong tháng theo mặt trăng.
B. Định các tháng trong năm theo mặt trời.
C. Đặt tháng nhuận.
D. A, B, C đều đúng.
190/ Trong hệ đếm “Can chi”, những “Chi” kết hợp với “Can âm” gồm:
A. Sửu, Dần, Thìn, Mùi, Dậu, Hợi
B. Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.
C. Sửu, Dần, Tỵ, Ngọ, Mùi, Hơi.
D. Sửu, Tỵ, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi.
191/ Trong hệ đếm “Can chi”, những “Chi” kết hợp với “Can dương” gồm:
A. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
B. Tý, Mão, Ngọ, Thân, Dậu
C. Sửu, Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi
D. Sửu, Dần, Mão, Ngọ, Mùi.
192/ Trong hệ đếm “Can chi”, những “Can” kết hợp với “Chi âm” gồm:
A. Ất, Đinh, Kỉ, Tân, Quý.
B. Ất, Đinh, Mậu, Nhâm, Qúy
C. Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu
D. Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
193/ Trong hệ đếm “Can chi”, những “Can” kết hợp với “Chi dương” gồm:
A. Ất, Đinh, Kỉ, Tân, Quý.
B. Ất, Đinh, Mậu, Nhâm, Qúy
C. Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu
D. Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
195/ Trong hệ đếm Can chi (hiện đang dùng), tháng khởi đầu một năm là tháng:
A.Tháng Tí B.Tháng Sửu
C.Tháng Dần D.Tháng Mão.
196/ Trong hệ đếm Can chi, năm khởi đầu một Hoa giáp là:
A.Giáp Tí B.Giáp Thân
C.Ất Sửu D.Bính Thân
197/ Trong hệ đếm Can chi, năm cuối cùng của một Hoa giáp là:
A.Giáp Tí B.Qúy Hợi
C.Nhâm Tuất D.Ất Sửu.
198/ Công thức nào dùng để đổi năm dương lịch sang năm Can Chi:
A. C = d[(D - 3) :60]
B. D = C [(d - 3) :60]
C. C = D[(d-3):60]
D. C = d[(D+3):60]
199/ Công thức nào dùng để đổi năm Can chi sang năm dương lịch:
A. D = C [(d - 3) :60]
B. C = D[(d-3):60]
C. D = C + 3 + (h x 60)
D. D = C - 3 + (h x 60)
Bài tập Can chi
200/ Năm 1785 (Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút do Nguyễn Huệ chỉ huy) tính
theo hệ Can chi là năm:
A. Tân Tỵ
B. Ất Tỵ
C. Qúy Tỵ
D. Nhâm Tuất.
201/ Năm 1941 (Bác Hồ trở về sau 30 năm xa Tổ quốc) tính theo hệ Can Chi là năm:
A. Qúy Mão
B. Ất Dậu
C. Nhâm Tuất
D. Tân Tỵ
202/ Những năm 1940, 1880, 1820, 1760 là năm:
A. Canh Dần
B. Canh Thìn
C. Qúy Mùi
D. Qúy Hợi
203/ Những năm 1990, 1980, 1970, 1960 thuộc can nào dưới đây:
A. Qúy
B. Nhâm
C. Canh
D. Mậu
204/ Những năm 1988, 1976, 1964, 1952 thuộc Chi nào dưới đây:
A. Tuất
B. Mão
C. Sửu
D. Thìn
205/ Dùng kiến thức về lịch để xác định xem năm Lý Công Uẩn dời đô về Thăng
Long 1010 ứng với năm can chi nào?
A. Kỷ Dậu
B. Canh Tuất
C. Tân Hợi
D. Mậu Thân.
208/ Nếu xem cả cơ thể là một hệ thống Ngũ hành, thì chân sẽ ứng với:
A.Hành Thổ B.Hành Thủy
C.Hành Kim D.Hành Hỏa
209/ Nếu xem cả cơ thể là một hệ thống Ngũ hành, thì tay phải ứng với:
A.Hành Thổ B.Hành Thủy
C.Hành Mộc D.Hành Kim.
210/ Thốn là đơn vị đo dùng trong y học phương Đông, được tính bằng :
A. Đốt giữa ngón tay út của người bệnh
B. Đốt gốc ngón tay út của người bệnh
C. Đốt giữa ngón tay giữa của người bệnh
D. Đốt gốc ngón tay giữa của người bệnh

CHƯƠNG 4: VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN


222/ Tín ngưỡng là:
A.Niềm tin, sự ngưỡng mộ mang tính tâm linh B.Sự mê tín dị đoan
C.Sự tin tưởng với thế giới thực D.Là hành vi thờ cúng tổ tiên
223/ Tín ngưỡng phồn thực được hình thành từ:
A.Nhu câu sản sinh sức người và sức của. B.Nhu cầu cuộc sống
C.Nhu cầu ăn mặc ở D.Nhu cầu sống nâng cao.
224/ Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực là:
A.Thờ cơ quan sinh dục B.Thờ hành vi giao phối
C.Thờ các vị anh hùng D.A và B đúng
227/ Tín ngưỡng phồn thực có liên quan mật thiết với:
A.Tục thờ nõ nường B.Tục giã gạo
C.Cách đánh trồng đồng D.A, B, C đều đúng.
228/ Điệu múa “Tùng dí” ở lễ hội đền Hùng thể hiện tín ngưỡng:
A.Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên B.Tín ngưỡng phồn thực
C.Tín ngưỡng sùng bái con người. D.A và B đúng.
230/ Tục đánh trống theo lối từ trên xuống dưới nhằm mục đích:
A.Khuếch đại âm thanh B.Thuận tiện tư thế
C.Mô phỏng giả gạo D.Cả 3 đều sai.
231/ …….là giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển của con người.
A.Sùng bái tự nhiên B.Sùng bái con người
C.A và B đúng D.Không có đáp án đúng.
232/ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên trong dân gian Việt Nam có đặc điểm:
A.Thờ đa thần dưới hình tượng các mẹ B.Thờ các cây cối
C.Thờ động vật D.Thờ thần tiên.
236/ Mẫu Thượng Thiên là hình ảnh của ai?
A.Bà Trời B.Bà Đất
C.Bà Mây D.Bà Nước
237/ Mẫu Thượng Ngàn là hình ảnh của:
A.Bà Trời B.Bà Đất
C.Bà Mây D.Bà Nước
238/ Mẫu Thoải là hình ảnh của:
A.Bà Trời B.Bà Đất C.Bà Mây D.Bà Nước
239/ Bà chúa Xứ là hình ảnh của?
A.Bà Trời B.Bà Đất C.Bà Mây. D.Bà Nước
240/ Theo tín ngưỡng dân gian, thần không gian (coi sóc phương trời) là? (*)
A.Ngũ hành nương nương B.Ngữ phương chi thần
C.Ngũ đạo chi thần D.A, B, C đều đúng
241/ Theo tín ngưỡng dân gian, thần thời gian là:
A.Thập nhị hành khiển B.Ngũ hành nương nương
C.Ngũ đạo chi thần D.Thập bát la hán.
242/ Hình tượng Âu Cơ và Lạc Long Quân có nguồn gốc ban đầu từ:
A.Rồng và chim B.Chim nước và cá sấu
C.Rắn và chim D.Cá sấu và rồng.
244/ Tục thờ cúng, vái lạy ông bà, tổ tiên, các vị anh hùng là:
A.Mê tín dị đoan B.Mĩ tục C.Phong tục D.Tôn giáo.
244/ Trong gia đình Việt Nam truyền thống, Thổ Công được thờ ở:
A.Gian giữa B.Gian bên trái
C.Gian bên phải D.Gian bếp.
245/ Trong sự tích 3 ông đầu rau, Thổ Công có nhiệm vụ gì?
A.Trông coi việc trong bếp. B.Trông việc trong nhà.
C.Trông việc chợ búa. D.Không có đáp án đúng.
246/ Trong sự tích 3 ông đầu rau, Thổ Kì có nhiệm vụ gì?
A.Trông coi việc trong bếp. B.Trông việc trong nhà.
C.Trông việc chợ búa. D.Không có đáp án đúng.
247/ Trong sự tích 3 ông đầu rau, Thổ Địa có nhiệm vụ gì?
A.Trông coi việc trong bếp. B.Trông việc trong nhà.
C.Trông việc chợ búa. D.Không có đáp án đúng.
255/ Trong tục thờ Tứ bất tử, Liễu Hạnh là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt:
A.Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
B.Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm
C.Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
D.Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần
256/ Trong tục thờ Tứ bất tử, Thánh Gióng là biểu tượng cho ước mơ gì của người
Việt:
A.Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên.
B.Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
C.Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất.
D.Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần.
257/ Trong tục thờ Tứ bất tử, Tản Viên là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt:
A.Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên.
B.Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
C.Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất.
D.Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần.
270/ Tục nộp cheo khi cưới là biểu hiện của:
A.Hủ tục xôi thịt của làng quê xưa
B.Sự bóc lột của tầng lớp lãnh đạo địa phương
C.Một biện pháp bảo vệ sự ổn định làng xã.
D.Cả 3 đều đúng.
273/ Phong tục hôn nhân thể hiện:
A.Sự hòa quyện của tín ngưỡng phồn thực với triết lý âm dương.
B.Đảm bảo quyền lợi: gia tộc, làng xã, riêng tư.
C.A và B đúng
D.A và B sai.
278/ Trong phong tục tang lễ, lễ “mộc dục” là gì?
A.Tắm gội cho người chết. B.Đặt người chết vào quan tài
C.Chôn cất người chết D.Đặt tên thụy cho người chết.
279/ Nơi để mồ mả của người Việt thường là hướng nào của làng?
A.Hướng Nam B.Hướng Tây
C.Hướng Bắc D.Hướng Đông,
281/ Đặc trưng văn hóa điển hình nhất của tết Nguyên Đán là:
A.Nếp sống cộng đồng B.Vui chơi, giải trí
C.Đi lễ, chùa D.Trang hoàng nhà cửa.
282/ Nói về lễ tết, nhận định nào không đúng:(*)
A.Lễ tết duy trì tôn ti trật tự giữa các thành viên trong gia đình
B.Tết nguyên Đán là tết lớn nhất của người Việt.
C.Lễ tết được phân bố theo không gian.
D.Lễ tết thường thiên vê vật chất.
283/ Tết Nguyên tiêu - ngày trăng tròn đầu tiên (15.1ÂL) còn gọi là tết gì?
A.Tết Nguyên Đán B.Tết Thượng nguyên
C.Tết Đoan ngọ D.Tết Hàn thực.
284/ Ngày tết nhằm đánh dấu ngày trăng tròn nhất trong năm là:
A.Tết Trung thu B.Tết Nguyên tiêu
C.Tết Trung nguyên D.Tết Đoan ngọ.
285/ Tục “ăn cơm rượu” và “hoa quả chua chát” là của ngày Tết:
A.Tết Cơm mới (15/10 AL) B.Tết Đoan Ngọ (5/5 ÂL)
C.Tết Hàn thực (3/3 ÂL) D.Tết Ngâu (7/7 ÂL).
286/ Tục “làm bánh trôi nước, bánh chay cúng gia tiên” tiêu biểu cho ngày Tết nào?
(*)
A.Tết Cơm mới (15/10 AL) B.Tết Đoan Ngọ (5/5 ÂL)
C.Tết Hàn thực (3/3 ÂL) D.Tết Ngâu (7/7 ÂL).
290/ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 ÂL) thuộc loại lễ hội gì?
A.Lễ hội có quan hệ với môi trường tự nhiên.
B.Lễ hội có quan hệ với môi trường xã hội
C.Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng
D.A, B, C đều đúng.
291/ Lễ hội chùa Hương thuộc loại lễ hội:
A.Lễ hội có quan hệ với môi trường tự nhiên.
B.Lễ hội có quan hệ với môi trường xã hội
C.Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng
D.A, B, C đều đúng.
292/ Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer thuộc loại lễ hội:(*)
A.Lễ hội có quan hệ với môi trường tự nhiên.
B.Lễ hội có quan hệ với môi trường xã hội
C.Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng
D.A, B, C đều đúng.
293/ Trò chơi “đốt pháo” có nguồn gốc từ:
A.Nhu cầu rèn luyện tinh thần thượng võ.
B.Mong muốn phá vỡ sự yên lặng thường nhật
C.Ước vọng xua đuổi tà ma.
D.Ước vọng cầu mưa của người nông nghiệp.
294/ Trò chơi “thả diều” có nguồn gốc từ:(*)
A.Ước vọng xua đuổi tà ma. B.Ước vọng cầu cạn.
C.Ước vọng rèn luyện sức khỏe, khả năng chiến đấu.D.Ước vọng phồn thực.
295/ Phong tục lễ tết và lễ hội thể hiện:
A.Sự hòa quyện giữa tín ngưỡng và tôn giáo.
B.Sự hòa quyện giữa tín ngưỡng và triết lý âm dương.
C.Sự hòa quyện giữa tôn giáo và triết lý âm dương.
D.Sự hòa quyện giũa tôn giáo, tín ngưỡng và triết lý âm dương.
300/ “Chọn mặt gửi vàng” thể hiện đặc điểm nào trong giao tiếp của người Việt?
A.Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp. B.Tế nhị, ý tứ.
C.Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. D.Tính hiệu khách.
301/ “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thể hiện đặc điểm nào trong giao tiếp của
người Việt?
A.Tế nhị, ý tứ B.Tính hiếu khách.
C.Trọng nghi thức. D.Trọng tình nghĩa.
304/ Trước đây, trong giao tiếp và giải quyết quan hệ người Việt coi trọng:
A.nghi thức B.vật chất
C.tình cảm. D.danh dự.
306/ Đặc điểm chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam bộc lộ qua ngữ pháp tiếng Việt
là:
A.Tính biểu trưng cao B.Tính động, linh hoạt.
C.Giàu chất biểu cảm. D.Tính đa dạng trong ngôn từ.
310/ Tiếng Việt giàu nhạc tính vì:
A.Do có 6 thanh điệu, phát âm theo lối độc âm. B.Cú pháp cân đối.
C.Dấu ngắt câu xuất hiện tần số cao. D.Cả A,B,C đều đúng.
311/ Người Việt không thích dùng nhiều danh từ trong lời nói như người phương Tây
vì tiếng Việt có đặc điểm:
A.Cân đối hài hòa. B.Biểu cảm.
C.Động, linh hoạt D.Tổng hợp.
311/ Ngữ pháp Việt Nam thuộc loại nào dưới đây:
A.Ngữ pháp ngữ nghĩa. B.Ngữ pháp ngữ âm
C.Ngữ pháp cú pháp D.Ngữ pháp hình thức.
322/ Trong nghệ thuật tuồng, nhân vật bước ra từ bên nào của sân khấu sẽ chết?(*).
A.Bên trái B.Bên phải
C.Trung tâm. D.Cả A, B, C đều đúng.
325/ Thủ pháp nghệ thuật chủ đạo của bức tranh dân gian Đông Hồ “đám cưới
chuột” là:
A.Biêu trưng kiểu lược bỏ các chi tiết.
B.Biểu trưng kiểu lược bỏ tỷ lệ các bộ phận.
C.Biểu trưng kiểu thay thế các tỉ lệ nhân vật.
D.Biểu trưng kiểu thay đổi tỉ lệ các bộ phận.
326/ Thủ pháp nghệ thuật chủ đạo của hình trang trí “con dơi” là:
A.Biểu trưng kiểu nhìn xuyên vật thể.
B.Biểu trưng kiểu hai góc nhìn
C.Biểu trưng kiểu liên tưởng
D.Biểu trưng kiểu mô hình hóa.
327/ Việc các nhân vật trong hát bội được phân thành đào, kép, lão, mụ ... với
những cách hóa trang nhất định là biểu hiện của:
A.Tính linh hoạt B.Tính tổng hợp
C.Tính biểu cảm. D.Tính biểu trưng.
328/ Bức tranh "Lợn đàn" (Tranh Đông Hồ) được ưa chuộng và dùng để treo Tết vì:
A.Người Việt yêu thích thú vật.
B.Bức tranh này khuyến khích chăn nuôi.
C.Bức tranh này thể hiện ước vọng phồn thực (no đủ)
D.Bức tranh này có màu sắc sặc sỡ vui mắt.
329/ Người cầm chầu trong sân khấu cổ truyền Việt Nam là biểu hiện của đặc tính
nào dưới đây?
A.Tính tổng hợp B.Tính biểu cảm
C.Tính linh hoạt D.Tính biểu trưng.
330/ Tiếng đế trong sân khấu cổ truyền Việt Nam là biểu hiện của đặc tính nào dưới
đây?
A.Tính linh hoạt B.Tính biểu cảm
C.Tính tổng hợp D.Tính biểu trưng.
331/ Nghệ thuật cải lương và áo dài tân thời phụ nữ Việt Nam giống nhau ở chỗ:
A.Chịu sự ảnh hưởng của giao lưu văn hóa phương Tây.
B.Đều là truyền thống.
C.Đều xuất phát từ miền Nam Việt Nam
D.Chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
332/ Loại nhạc cụ xuất hiện sớm và phổ biến nhất trong âm nhạc truyền thống Việt
Nam là:
A.Đàn bầu B.Đàn nguyệt
C.Trống D.Mõ.
333/ Về nghệ thuật thanh sắc, đặc sản của vùng Nam Bộ là:
A.Cải lương B.Tuồng.
C.Quan họ. D.Chèo.
334/ Ở Việt Nam cây đàn ghi ta chỉ có 5 dây và được khoét lõm bàn phím để:
A.Đệm đàn cho cải lương. B.Đệm đàn cho chèo
C.Đệm đàn cho quan họ D.Đệm đàn cho tuồng.
335/ Hệ thống Ngũ cung Việt Nam gồm các âm:
A. Hò, xự, xang, xê, cống.
B. Hò, chủy, xang, cống, xê
C. Chủy, xang, xự, xê, cống
D. Cung thương giốc chủy vũ.
336/ Hệ thống Ngũ cung Trung Hoa gồm các âm:
A. Hò, xự, xang, xê, cống.
B. Hò, chủy, xang, cống, xê
C. Chủy, xang, xự, xê, cống
D. Cung thương giốc chủy vũ.
337/ Nói chung, các nhac cụ phương Tây là các nhạc cụ có đặc điểm:
A.Thiên về mạnh mẽ, dứt khoát, tốc độ nhanh, tiết tấu vui
B.Thiên về mạnh mẽ, dứt khoát, tốc độ vui, tiết tấu vui
C.Thiên về âm sắc trầm, da diết, chậm chạp, tiết tấu buồn.
D.Thiên về âm sắc bổng, tiết tấu vui.
338/ Đề tài của tác phẩm các sân khấu truyền thống hầu hết là đề tài:
A.Tình cảm con người, quê hương,.. B.Chiến tranh
C.Văn hóa hội nhập D.cả A,B, C đều đúng.
339/ Đối với vị trí khán thính giả, sàn diễn của sân khấu truyền thống có khoảng
cách:
A.4 manh chiếu B.3 manh chiếu
C.2 manh chiếu D.1 manh chiếu
340/ Thể loại có sàn diễn độc đáo nhất trong sân khấu truyền thống Việt Nam là:
A.Múa rối nước B.Chèo C.Cải lương D.Tuồng.

CHƯƠNG 5: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MT TỰ NHIÊN.


345/ Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt là:
A.Cơm - rau - thịt - cá. B.Cơm - thịt - rau - cá
C.Cơm - rau - cá - thịt D.Com - cá -rau - thịt.
346/ Cách ăn uống của người Việt có đặc điểm:
A.Tạo sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường.
B.Có sự quân bình âm dương giữa các món, vị.
C.Tạo sự quân bình âm dương trong cơ thể con người.
D.Cả A, B, C đều đúng.
348/ Hạt lúa già gọi là:
A.Cốm B.Thóc. C.Rạ. D.Rơm
349/ Điền vào chỗ trống: “Ăn cơm không ….. như nhà giàu chết không kèn
trống”
A. Rau B. Thịt C. Cá D. Canh
350/ Điền vào chỗ trống: “Có…..thì thôi gắp mắm, Có dưa thì chừa rau ”
A. Cà B.Thịt C. Cá D. Rau
351/ Sản vật của Việt Nam là:
A. Nước mắm B.Rượu C. Cá D. Cốm
352/ “Đói ăn rau, đau uống thuốc” là
A. Đề cao rau quan trọng sau lúa gạo
B. Rau là thức ăn quan trọng nhất
C. Rau giúp giữa bệnh
D. Rau giúp lâu đói.
353/ “Người sống về gạo, cá bạo về nước” là muốn nói:
A. Lúa gạo là thức ăn quan trọng nhất của con người.
B. Lúa gạo đem lại sự giàu có.
C. Lúa gạo giúp con người có sức khỏe tốt
D. Lúa gạo giúp lâu đói.
354/ Ý nghĩa của câu “Có thực mới vực được đạo” trong văn hóa của người Việt là:
A. có ăn uống mới biết được đạo lý
B. ăn uống đầy đủ mới được vô đạo (tôn giáo)
C. Muốn làm điều gì to tát phải có sức khỏe (ăn uống đầy đủ)
D. Cả A,B, C đều đúng.
355/ “Thánh Gióng ăn bảy nong cơm, ba nong cà” thể hiện
A. Sự hư cấu.
B. Sự khỏe mạnh
C. Sự lãng phí.
D. Thành phần chính của bữa ăn là cơm và rau
356/ Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt có đặc điểm:
A. Cơm, rau, thịt.
B. Cơm, rau, thủy sản.
C. Cơm, thủy sản.
D. Rau, thủy sản.
357/ “Có thực mới vực được đạo”, “Trời đánh còn tránh bữa ăn” đó là nhận thức về:
A. Tầm quan trọng số 1 của việc ăn uống.
B. Viêc ăn uống nên theo quy tắc.
C. Việc ăn uống đem lại sức khỏe bền bỉ.
D. Tính cấp bách của việc ăn uống.
358/ Tục ăn trầu cau của người Việt tiềm ẩn trong mình triết lý về:
A. Tính tổng hợp B. Tính linh hoạt.
C. Biện chứng âm - dương D. Cả A,B,C đều đúng.
359/ Rượu truyền thống là thức uống được làm từ:
A. Gạo nếp. B. Gạo tẻ. C. Nho D. Động vật.
360/ Rượu nếp là đặc sản của:
A. Đông Nam Bộ B. Đông Nam Á
C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Tây Nguyên.
361/ Tục uống chè có nguồn gốc từ:
A. Nam Trung Hoa B. Bắc Đông Dương
C. Việt Nam D. A và B đúng.
362/ Phong tục cổ xưa nhất của người Việt là:
A. Hút thuốc lào. B. Ăn trầu, nhuộm răng
C. Uống rượu tự nấu. D. Cả A,B,C.
363/ Phong tục ăn trầu nhuộm răng dành cho đối tượng nào? (*)
A. Phụ nữ B. Đàn ông C. Trẻ em D. Người bệnh.
364/ “Nấu canh suông ở truồng mà nấu” thể hiện đặc trưng nào trong lối ăn của
người Việt?
A. Tính tổng hợp B. Tính mực thước.
C. Tính cộng đồng. D. Tính linh hoạt.
365/ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” thể hiện đặc trưng nào trong lối ăn của người
Việt?
A. Tính tổng hợp B. Tính mực thước.
C. Tính cộng đồng. D. Tính linh hoạt.
366/ Đặc trưng nào trong lối ăn của người Việt thể hiện qua câu ca dao: “Râu tôm
nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”?
A. Tính linh hoạt B. Tính cộng đồng
C. Tính mực thước D. Tính tổng hợp.
367/ “Mùa hè có sông, mùa đông cá bể” thể hiện đặc trưng nào trong lối ăn của
người Việt?
A. Tính cân bằng hài hòa (ăn theo mùa) B. Tính tổng hợp
C. Tính mực thước D. Tính cộng đồng.
368/ Ăn nhiều món cùng một lúc, bằng cả 5 giác quan thể hiện:
A. Tính linh hoạt B. Tính mực thước
C. Tính tổng hợp D. Tính cộng đồng.
369/ Trong ẩm thực Việt Nam, “ngũ vị” bao gồm:
A. Chua - cay - lạt - mặn - đắng. B. Chua - cay - mặn - ngọt - chát.
C. Chua - cay - béo - mặn - ngọt. D. Chua -cay - ngọt - mặn - đắng.
370/ Thức ăn, thức uống của người Việt phân theo Âm dương gồm các tính:
A. Hàn - lương - bình - ôn - nhiệt. B. Hàn - bình - ôn - nhiệt
C. Hàn - lương - ôn - nhiệt D. Hàn - binh - lương - nhiệt.
371/ Món giò chả (nem rán), chén nước mắm của người Việt thể hiện đặc trưng
trong lối ăn của người Việt là:
A. Tính cộng đồng. B. Tính mực thước
C. Tính tổng hợp D. Tính biện chứng.
372/ Tính tổng hợp trong lối ăn của người Việt thể hiện qua:
A. Ngũ vị, ngũ chất, ngũ sắc. B. Trong cách chế biến
C. Trong cách ăn. D. Cả A,B,C đều đúng.
373/ Tính cộng đồng trong lối ăn của người Việt thể hiện qua:
A. Thích ăn chung. B. Thích trò chuyện khi ăn.
C. Thích chia đồ ăn cho nhau. D. A,B đúng.
374/ Tính mực thước trong lối ăn của người Việt thể hiện qua:
A. Tuân theo quy tắc khi ăn. B. Ăn ngẫu hứng.
C. Ăn theo số đông D. Ăn đa dạng món.
375/ “Nồi cơm và chén nước mắm” thể hiện đặc trưng trong lối ăn của người Việt là:
A. Tính cộng đồng và tính biên chứng B. Tính cộng đồng và tính tổng hợp
C. Tính mực thước và tính tính cộng động D. Tính mực thước và tính tổng hợp.
376/ Đôi đũa thể hiện đặc trưng trong lối ăn của người Việt là:
A. Tính linh hoạt. B. Tính cộng đồng
C. Tính mực thước D. Tính tổng hợp
377/ Tính biện chứng trong lối ăn của người Việt thể hiện qua:
A. Sự linh hoạt B. Quan hệ biện chứng âm - dương.
C. A Và B đúng D. A và B sai.
378/ Xuất hiện ở Đông Nam Á, là sự kết hợp của âm dương, tam tài:
A. Ăn trầu cau. B. Xăm hình C. Nhuộm răng D. Hút thuốc lào.
379/ “Không ăn quá no, quá ít; không ăn hết, không để còn” thể hiện:
A. Tính linh hoạt. B. Tính cộng đồng
C. Tính mực thước D. Tính tổng hợp
380/ “Đầu chép,mép trôi, môi mè, lườn trắm….” thể hiện:
A. Tính linh hoạt trong việc lựa đúng bộ phận (ngon)
B. Tính linh hoạt trong việc lựa chọn bộ phận (giàu dinh dưỡng)
C. Tính linh hoạt trong việc ăn uống theo mùa.
D. Cả A,B,C
381/ “Trứng lộn, nhộng, ong non, măng, giá…” thể hiện:
A. Tính linh hoạt trong việc lựa đúng bộ phận (ngon)
B. Tính linh hoạt trong việc lựa chọn bộ phận (giàu dinh dưỡng)
C. Tính linh hoạt trong việc ăn uống theo mùa.
D. Cả A,B,C
382/ “Cốm hoa vàng, chim ra ràng, gái mãn tang,cà cuống trứng…” thể hiện:
A. Tính linh hoạt trong việc lựa đúng bộ phận (ngon)
B. Tính linh hoạt trong việc lựa chọn bộ phận (giàu dinh dưỡng)
C. Tính linh hoạt trong việc ăn uống theo mùa.
D. Cả A,B,C
383/ Khi ăn, người Việt ăn theo hình thức:
A. Ăn chung. B. Ăn riêng lẻ. C. Ăn ngẫu hứng D. Cả A,B,C đúng.
384/ Mặc đối với người Việt:
A. Quan trọng sau ăn
B. Gíup con người thích nghi với thời tiết.
C. Giup con người khắc phục nhược điểm cơ thể.
D. A, B, C đúng.
385/ “Nạ dòng trang điểm lại giòn như xưa” thể hiện:
A. Khắc phục nhược điểm về tuổi tác
B. Khắc phục nhược điểm về cơ thể.
C. Nét đẹp của cơ thể
D. Mặc là quan trọng nhất.
386/ Loại vải xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam là là loại vải:
A. Tơ tằm B. Tơ chuối. C. Vải bông D. Tơ đay.
387/ Tên gọi vải “Giao Chỉ” do người Trung Hoa đặt ra được dệt từ:
A. Tơ tằm B. Tơ chuối. C. Vải bông D. Tơ đay.
388/ Đặc điêm về chất liệu vải của người Việt:
A. Có nguồn gốc từ thực vật
B. Có nguồn gốc từ động vật
C. Chất liêu mỏng, nhẹ thoáng, phù hợp với môi trường.
D. A và C đúng.
390/ “Cái trống mà thủng hai đầu, Bên ta thì có bên Tàu thì không” đề cập đến loại
trang phục nào của người Việt
A. Khố B. Áo dài C. Váy (quần không đáy) D. Quần lá tọa.
391/ Viêc con người tận dụng môi trường tự nhiên được thể hiện qua:
A. Mặc B. Ăn C. Đi lại D. A, B, C đúng.
402/ Việc con người ứng phó với môi trường tự nhiên được thể hiện qua.
A. Mặc. B. Ở C. Đi lại D. Cả A,B,C .
392/ Chiếc khố là trang phục phổ biến của nam giới người Việt vào thời kì nào?
A. Thời vua Gia Long B. Thời Hùng Vương
C. Thời Đại Việt D. Trước công nguyên.
393/ Quần lá tọa xưa là một loại quần:
A. Dáng lòe xòe như lá tọa (lá một loại cây rừng).
B. Dệt bằng tơ lấy từ lá tọa.
C. Khi mặc buôn lưng (cạp) quần ra ngoài dây buộc. - Dành cho nam giới
D. Có hình miếng lá để che trước và lót sau khi ngồi.
395/ Trang phục nào của người Việt truyền thống phù hợp với môi trường sông
nước?
A. Áo dài B. Áo tứ thân C. Áo bà ba. D. Áo yếm.
396/ Khăn rằn, áo bà ba là đồ đội đầu truyền thống của cư dân vùng:
A. Bắc Bộ B. Tây Nguyên C. Bắc Trung Bộ D. Nam Bộ
397/ Chiếc quần lá tọa và áo cánh màu nâu sòng là trang phục của nam giới vùng:
A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Đông Nam Bộ
C. Tây Nguyên D. Đồng bằng sông Hồng.
399/ Ruột tượng (thắt lưng bao) của người phụ nữ xưa còn được dùng để đựng gì?
A. Trái cây B. Gạo C. Tiền D. Cả A, B, C đều
đúng.
400/ Trang phục áo tứ thân của phụ nữ Kinh Bắc thường đi kèm với vật dụng gì?
A. Nón quai thao (nón ba tằm). B. Nón ngựa.
C. Nón bài thơ D. Nón dấu.
401/ Búi tóc củ hành là kiểu tóc truyền thống Việt Nam của:(*)
A. Nam giới B. Nữ giới C. Trẻ em D. Cả A,B, C đúng.
403/ Loại hình giao thông phổ biến nhất ở Việt Nam thời xưa là:
A. Đường bộ B. Đường thủy C. Đường hàng không D. A và B đúng
404/ Trong tiếng Việt, khi mang bằng hai tay một vật nặng gọi là:
A. mang B. bê C. vác D. nắm.
405/ Trong tiếng Việt, hai người cùng mang trên vai một vật gọi là:
A. Khiêng B. Cõng C. Vác D. Gánh
406/ Phương tiện giao thông của Việt Nam thời cổ là:
A. Thuyền bè B. Xe ngựa C. Phà. D. Cả A,B,C.
407/ Phương tiện giao thông chủ yếu của người Việt cổ là:
A. Ghe thuyền B. Xe ngựa C. Máy bay D. Xe đạp.
408/ Con thuyền trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam được thể hiện qua:
A. Mắt thuyền B. Mái chèo C. Thân thuyền D. A,B,C đúng.
409/ Giao thông của Việt Nam trước đây phổ biến là:
A. Đi bộ B. Đi bằng thuyền
C. Khiêng, võng, cáng. D. Cả A,B,C .
410/ Đặc điểm của thuyền chiến Việt Nam là:
A. Dài, nhiều khoang B. Dài, ít khoang
C. Ngắn, nhiều khoang D. Ngắn, ít khoang.
411/ Người Việt cổ ở nhà sàn vì thời đó:
A. Nhiều thú dữ. B. Nước ngập nhiều C. Đất ẩm thấp. D. Cả A,B,C đúng.
413/ Dấu ấn của nhà sàn/ nhà cao cẳng trong văn hóa Việt Nam có từ thời kì:
A. Đại Việt B. Đại Nam C. Đông Sơn D. Chống Mỹ.
414/ Mái nhà cong trong kiến trúc truyền thống Việt Nam là biểu hiện:
A. Sự mô phỏng động tác chèo thuyền
B. Động tác giã gạo
C. Sự mô phỏng của cách bế con.
D. Sự mô phỏng của hình mũi thuyền.
415/ Thành ngữ “nhà cao cửa rộng” trong kiến trúc Việt Nam phản ánh kiểu nhà:
A. Nền cao, cửa nhà cao, nóc nhà cao.
B. Nền cao, cửa nhà thấp, nóc nhà thấp
C. Nền cao, cửa thấp và rộng, nóc nhà cao.
D. Nền cao, cửa nhà thấp và rộng, nóc nhà thấp.
416/ Cấu trúc nhà ở của Việt Nam có đặc điểm:
A. Nóc nhà cao, cửa hẹp B. Nóc nhà cao, cửa nhà cao.
C. Nóc nhà cao, cửa nhà rộng và thấp D. Nóc nhà thấp,cửa nhà thấp và rộng.
417/ “Nhà cao cửa rộng” là những đặc điểm:
A. Về mặt cấu trúc B. Về hướng nhà
C. Về hình thức kiến trúc D. Về cách thức kiến trúc.
419/ Điền vào chỗ trống: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng…….”.
A. NamB. Tây C. Bắc D. Đông
420/ Hướng nhà phổ biến của văn hóa Việt Nam là:
A. NamB. Đông Nam C. Bắc D. A và B đúng
422/ “Nhất cận giang, nhì cân thị” đề cập
A. Vị trí giao thông thuận lợi B. Hướng xây nhà.
C. Chất lượng cuộc sống tốt D. A,B,C đúng
423/ Điểm khác biệt giữa nhà phương Tây và phương Đông là:
A. Nhà phương Tây nhỏ, trần thấp, tường dày, cửa ít.
B. Nhà phương Tây lớn, trần cao, tường dày, cửa nhiều
C. Nhà phương Tây lớn, trần cao, tường mỏng, cửa nhiều
D. Nhà phương Tây nhỏ, trần thấp, tường mỏng, cửa nhiều.
424/ “Đòn dông có đầu gốc phía đông, bếp đặt ở phía đông, bàn thờ họ nội đặt ở
phía đông” nhằm mục đích gì?
A. Ứng phó với môi trường tự nhiên B. Xua đuổi tà ma.
C. Đón ánh nắng dễ dàng. D. Đem lại sự may mắn.
425/ Phong cách động trong kiến trúc nhà ở của người Việt thể hiện:
A. Kết cấu khung theo 2 chiều dọc, ngang
B. Kết cấu khung theo 3 chiều: ngang, dọc, đứng.
C. Kết cấu khung 4 chiều
D. Kết cấu khung 1 chiều.
426/ “Cửa tam quan, bậc tam quan, dãy nhà tam tòa, nhà ba gian” thể hiện:
A. Coi trọng số lẻ. B. Mê tín dị đoan C. Coi trọng phía đông D. A,B,C đúng.
428/ Các thông số trong trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam thường là:
A. số lẻ B. Số chẳn C. Số chẳn và lẻ. D. Bất kì số nào.
429/ Nhà ở truyền thống Việt Nam được xây dựng theo phù hợp:
A. Số thành viên trong gia đình B. Thế đất
C. Điều kiện đia lý D. A,B,C đúng.
430/ Cây thước tầm (đc làm từ tre, hóp, nhựa) trong kiến trúc dân gian là biểu hiện
điển hình của:
A. Tính động, linh hoạt B. Tính cộng đồng
C. Tính tổng hợp D. A,B,C đúng.
432/ Gía trị của cây thước tầm đó là:
A. Gia trị kĩ thuật đo lường kiến trúc
B. Gía trị như một bản nhân chứng quyền sở hữu nhà cửa của mỗi người.
C. A, B đúng
D. ý kiến khác.
433/ Trong lối kiến trúc Việt Nam, khung chịu lực là:
A. Hệ thống cột B. Kèo C. Xà D. A,B,C đúng.
434/ Tầm long là:
A. Dùng cây tróc long để tìm chỗ đất tốt. B. Tìm nơi thế đất hội tụ Ngũ hành.
C. A,B đúng D. Ý kiến khác.

You might also like