Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Soạn bài Đăm Săn Đi Bắt Nữ Thần Mặt Trời

-Nội dung chính: Cuộc hành trình của Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời. Đăm Săn đến nhà
Đăm Par Kvây, muốn Đăm Par Kvây cùng mình đi bắt Nữ Thần Mặt Trời. Vượt qua nhiều
chông gai, Đăm Săn đã đến được nơi ở của Nữ Thần Mặt Trời và bày tỏ mong muốn lấy nàng
của mình. Nữ Thần Mặt Trời từ chối khiến Đăm Săn buồn bã trở về ngay lúc mặt trời lên mà
không đợi mặt trời lặn. Ngựa và Đăm Săn bị chìm giữa Rừng Đen.
-Các sự kiện chính:
+Đăm Săn đi gặp “ơ diêng” - người bạn, bằng hữu thân thiết của mình là Đăm Par Kvây để nói
về ý định đi bắt Nữ thần Mặt Trời của mình
+Đăm Săn lên đường ra đi, đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời, vượt biết bao là rừng rậm núi xanh
+Đăm Săn nói chuyện với Nữ Thần Mặt Trời về việc muốn nàng làm người vợ lẽ của mình với
thái độ rất kiên quyết và bị từ chối
+Đăm Săn ra về, nhưng ngựa của chàng bị lún dần xuống mặt đất và cuối cùng của người và
ngựa đều chết chìm
=> Những sự kiện trên cho thấy Đăm Săn là người anh hùng tiêu biểu của sử thi với những phẩm
chất như dũng cảm, kiên cường, ý chí và nghị lực phi thường, có tài trí hơn người; có lý tưởng
cao cả, khát vọng lớn lao. Đây đều là những phẩm chất tiêu biểu của người anh hùng trong sử
thi.
*Câu hỏi trong văn bản:
Câu 1/105:
- Các chi tiết miêu tả Đăm Săn:

+ Chồm lên hai lần chàng leo hết cầu thang

+ Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, ….

+ trông nghênh nghênh như con rắn trong hàng, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con
tê giác trong thung, ….

+ ……

Câu 2/ 106:
Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn
hóa và phong tục của người Ê-đê.

- Cảnh tiếp đón Đăm Săn:


+ Tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi
+ Thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to
+ Đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa ê pang, sáng như ánh mặt trời,
nấu cơm mời khách
+ Ché tuk da lươn, ché êbah M’nông

+ Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần

→ Cảnh tiếp đón quy củ, hoành tráng, có đầy đủ những đồ dùng, đồ ăn.

Câu 3/106:
Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời

- Rừng nhiều cọp, rắn

- Đường đi hái cà, hái ớt người ta trồng chông lớn chông nhỏ

 Đường đi nhiều hiểm trở, chướng ngại.

Câu 4/107:
- Nước thì nhiều đỉa, rừng thì nhiều vắt, người ta chưa hề đem nhau đi vào đó bao giờ. Ven rừng
đầy xương người. Trong rừng đầy xương bò, xương trâu. Biết bao tù trưởng nhà giàu, biết bao
dũng tướng anh hùng đã bỏ mạng nơi đây. Rừng Đen đất nhão là nơi đã chôn vùi nhiều tù trưởng
nhà giàu. Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu.
Tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diêng
đi vào rừng thiêng của Nhà Trời đâu. Ở đấy, chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều
như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn nữa là!

Câu 5/107:
- Đăm Săn tỏ thái độ kiên quyết, quyết tâm và không sợ bất kì nguy hiểm nào.
Câu 6/108:
Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời
- Có bãi thả trâu, thả bò.
- Có sương mù bảo phủ
- Bờ rào làng Dưới giăng dây đồng, trên giăng dây sắt
- Cái thang trông như cầu vồn
- Cối giã gạo bằng vàng, chày cũng bằng vàng
- Tòa nhà dài dằng dặc, voi vây chặt sàn sân, chiêng xếp đầy ngoài nhà, cồng chất đầy nhà trong
- Tôi tớ trai gái như ong đi lấy nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, các xà ngang xà dọc đều thếp
vàng

=> Lung linh, đẹp đẽ, hào nhoáng.

Câu 7/109:
Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời
- Mặc váy ánh như sét, loáng như chớp
- Mái tóc vén bên tai
- Nàng từ trong buồng đi ra, cửa buồng liền bừng sáng
- Nàng đi trông như diều bay ó liệng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng
- Thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công

=> Vừa toát lên vẻ đẹp độc nhất, vừa toát lên sự quyền uy của nữ thần.

Câu 8/109:
- Vì nếu nàng đi thì:

+ Lợn dưới gà trên, cọp tê giác ngựa trâu sẽ chết hết.

+ Chết cả người Kur, người Lào vì hết đất làm nương.

+ Chết cả người Ê-đê Ê-ga vì không có nước uống.

+ Chết cả gâm ghì cu xanh vì không có trái ăn.

+ Cây trong rừng sẽ tuyệt diệt, cây trên rú sẽ chết khô, lau lách sẽ ngừng đâm chồi, cỏ cây sẽ
tàn lụi, đất đai sẽ nứt nẻ, sông suối sẽ cạn khô.

→ Nữ thần Mặt Trời rời đi, mặt đất sẽ không có sự sống, cây cối loài vật và con người sẽ
bị hủy diệt.

Câu 9/110:
- Đăm Săn lúc đầu rất cương quyết, một mực bày tỏ niềm mong muốn lấy được Nữ Thần. Lần
thứ hai, Đăm Săn tiếc nuối và buồn bã khi không thể đưa Nữ Thần đi cùng
Câu 10/110:
-Mặt trời lên cao, ngựa bắt đầu bị dính ở chân
-Ngựa tiếp tục chạy cho đến khi bị dính ngang đầu gối, nó phải đi bước một, cứ bước một đi
mãi.
-Mặt trời lên quá cây xà dọc, ngựa đã lún đến sát bẹn, nhưng nó vẫn rang bước tới
-Mặt trời đứng bóng, nó không bước được nữa
-Nó bị ngập ngang lưng đến mức cả ngựa, cả Đăm Săn đều chìm xuống.

*Câu hỏi sau văn bản:


Câu 2/111:
Trong văn bản, các nhân vật chính thường đi kèm với các lời dẫn, lời miêu tả, lời thoại tiêu biểu
như:
- Lời kể: "họ đi suốt tháng suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người
cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển", "bọn đàn ông con trai trong làng
chạy ra tận giếng làng để xem, còn bọn đàn bà con gái thì đứng nhìn từ các sàn sân", …

- Lời miêu tả: "Đăm Săn… đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa… tiếng oang oang như sấm
gầm sét dậy", "người đi ra đi vào nhà trong nhà ngoài đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng oai như
một vị thần", …

- Lời thoại:
+ “Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi. Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác,
tôi sẽ giết tê giác”
+ “… thử hỏi có ai dám chống lại Đăm Săn này…”
+ “… có lấy được nàng tôi mới về”

Những lời thoại, lời kể và miêu tả trên đã góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm của
nhân vật một cách chi tiết và rõ nét hơn cả về ngoại hình lẫn tính cách. Hình ảnh của Đăm
Săn xuất hiện trong mắt dân làng cho thấy sự khác biệt và phi thường của chàng, những
lời nói, hành động của Đăm Săn thể hiện sự kiên cường, dũng cảm và có khát vọng lớn lao
của chàng.

Những đặc trưng của lời văn sử thi cũng được thể hiện rất rõ trong đoạn trích này như:
- Giọng kể văn xuôi xen lẫn văn vần: “Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh… là đẹp thật!”;
“Đăm Săn xuống ngựa, tháo yên, … một ngôi nhà như vậy cả”
- Sử dụng yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ
- Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian
Câu 4/111:
Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả trong đoạn trích với những chi tiết “nàng mặc một cái váy loáng
như sét, ánh như chớp… không thấy có một ai như nàng cả… thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ
công...” cho thấy nhân vật này xuất hiện với nhiều ý nghĩa:
- Nàng là con của Thần Đất và Thần Trời, là biểu tượng cho cái đẹp của hai sự vật thiêng liêng
này.
- Đăm Săn muốn bắt nàng về làm vợ lẽ nhưng không được, điều đó cho thấy sự xuất hiện của
nàng còn mang ý nghĩa là lời cảnh báo trước cho những kẻ muốn theo đuổi mục tiêu đi quá giới
hạn của con người.
- Đại diện cho sự sống của mặt đất (nếu Nữ Thần ra đi thì cây cối con người sẽ chết), sức mạnh,
quyền uy và sự hủy diệt (khi Đăm Săn trở về lúc mặt trời lên).
Câu 5/111:
-Cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu
vượt quá giới hạn con người, vì Đăm Săn là người trần thế, nhưng lại dám ngang nhiên đi bắt
Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ lẽ cho mình, việc làm này đã động đến Thần Trời, Thần Đất nên
bị trừng trị. Mặt Trời càng lên cao, thì ngựa của chàng lại càng dính, và mặt đất cứ thế lôi cả
người lẫn ngựa chìm xuống. Điều đó cho thấy Đăm Săn đã phạm tội với cả hai đấng tối cao này
và việc trừng trị chàng cũng là sự kết hợp của hai yếu tố ấy.

- Bi kịch ấy mang màu sắc thời đại, nó nói lên mâu thuẫn gay gắt giữa khả năng hữu hạn và
khát vọng vô hạn của người anh hùng. Mặc dù vậy, nhân vật Đam Săn mãi mãi là hình ảnh
người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp của bộ tộc Ê-Đê xưa và nay. Trong tâm hồn con người Việt
Nam, chàng dũng sĩ Đam Săn đời đời bất tử.

Câu 6/111:
- Phong tục đón khách: khi có người đến thăm nhà, người hầu sẽ chạy ra đón tiếp "kẻ giữ ngựa
tháo yên, người đưa lời thăm hỏi,…", trải chiếu, giết gà, mang rượu ra để đãi khách, chủ nhà sẽ
ăn mặc chỉnh tề, chỉn chu để tiếp khách
- Tôn thờ trời, đất và những đấng thiêng liêng
- Đề cao người anh hùng

Câu 7/111:
Tương đồng:
- Đề cao, coi trọng vị trí của người anh hùng trong xã hội
- Sử dụng những từ ngữ cổ, những yếu tố thành ngữ, tục ngữ
- Sử dụng chất liệu ngôn từ văn học dân gian

Khác biệt:
+ Sử thi anh hùng Hy Lạp cổ đại:
- Đặt người anh hùng trong hoàn cảnh giữa lợi ích của cộng đồng và cá nhân, phải đưa ra sự lựa
chọn, để từ đó khẳng định phẩm chất, vẻ đẹp của người anh hùng
- Các yếu tố ngoại cảnh như gia đình, dân tộc được xây dựng và nhắc đến khá nhiều
- Thường kể về những sự việc có ý nghĩa thay đổi lớn lao, quy mô lớn
- Hình tượng nhân vật hoành tráng, hào hùng
- Biến cố được nhắc tới trong tác phẩm thường là những biến cố lớn, ảnh hưởng tới cả dân tộc,
đất nước

+ Sử thi anh hùng Ê-đê:


- Người anh hùng mang trong mình hoài bão, khát vọng lớn lao, muốn tự mình chinh phục
- Không nói nhiều đến những yếu tố ngoại cảnh như mâu thuẫn, gia đình, xã hội mà tập trung thể
hiện nhân vật chính
- Nhân vật anh hùng thường thuộc ba loại chính: chiến đấu chống quái vật, người anh hùng đi
hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ

You might also like