GỢI-Ý-ĐÁP-ÁN-ĐỀ-ĐỌC-HIỂU-16-18

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 16

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:


Lỗi lầm và biết ơn
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một
cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình, anh ta đã nặng lời
miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát:
“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người miệt thì lúc này bây
giờ bị sa lầy và lún dần xuống, và người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng
lầy, ông lấy một miếng kim loại khắc lên đá: hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu
sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại
khắc lên đá?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian,
nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá trong lòng
người.”
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc
ghi những ân nghĩa lên đá’’.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Em hiểu thế nào về lời khuyên: “chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn
thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”?
Câu 3. Nêu một thông điệp từ văn bản mà em cho là ý nghĩa nhất. Lý giải tại sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự
Câu 2. Em hiểu lời khuyên: “Chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên
cát và khắc ghi những ý nghĩa lên đá” là: Đó chính là lời khuyên mỗi chúng ta hãy ghi
những điều đau buồn, thù hận lên cát nơi dễ xóa nhòa theo thời gian mà không để lại dấu
vết. Ngược lại lời khuyên khắc ghi những ân nghĩa trên đá có nghĩa là hãy lưu giữ, khắc
sâu những ơn nghĩa mà người khác đã mang lại cho ta. Câu nói đề cao lòng bao dung,
tha thứ cho lỗi lầm cho người khác và nhắc nhở về lối sống biết ơn, một lẽ sống đẹp. Đó
là một lẽ sống đẹp, có ý nghĩa mà tác giả muốn nhắn nhủ đến với mỗi người.
Câu 3:
Một thông điệp từ văn bản mà em cho là ý nghĩa nhất là: hãy luôn bao dung,
tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Bởi vì: Khi ta tha thứ cho người khác,
chính bản thân ta cũng sẽ cảm thấy bình yên, nhẹ nhõm, ta sẽ không bị những cảm xúc
tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân mình. Khi ta tha thức cho người khác,
lòng bao dung, nhân hậu sẽ cảm hóa, giúp họ nhận ra cái sai của mình và thay đổi. Lòng
bao dung sẽ giúp họ có cơ hội để thay đổi, hoàn lương. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội
mà mọi người biết tha thứ, bao dung với nhau.
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 17:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
“Con đường đơn giản nhất để ta có thể sống bình an giữa những bất trắc, những
thiếu thốn và buồn đau, lại chẳng phải là hãy kiếm nhiều tiền hơn đi, hãy quyền lực hơn
nữa đi, hãy tự bảo vệ mình bằng những lớp lang dày đặc hơn nữa đi.... Mà là hãy cứ
bình tĩnh sống, sống thật tử tế đi, hãy bình tình làm điều mình cho là đúng, hãy bình
tĩnh theo đuổi giấc mơ, hãy bình tĩnh an hưởng những vẻ đẹp tốt lành đang nảy nở
quanh ta như một món quà rực rỡ của cuộc sống... Khi nghĩ đến đây, chúng tôi nhận
ra: bình tĩnh sống chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần
thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.
.... Cũng đừng nghĩ “Bình tĩnh sống” không hợp với tinh thần nhanh nhạy và sôi
động của người trẻ. Giữa guồng quay hối hả của những niềm vui, những cơ hội mới,
những thành công của người khác làm ta hoài nghi về chính mình, người trẻ cần sự bình
tĩnh trong tâm hồn, để kiên định với giấc mơ và sự gắn bó với con đường mà mình đã
lựa chọn, theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra.
Không sao đâu cứ bình tĩnh sống.
(Bình tĩnh sống, một thái độ khác dựa cuộc sống hiện
đại đầy vội vã, Theo trí thức trẻ ngày 27 tháng mười một năm
2017)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2. Theo tác giả: “Con đường đơn giản nhất để ta có thể sống bình an giữa những bất
trắc, những thiếu thốn và buồn đau” là gì?
Câu 3. Em hiểu thế nào về lời nhắn nhủ: “Không sao đâu cứ bình tĩnh sống.”?
Câu 4. Em có đồng ý với quan niệm: “Bình tĩnh sống chính là thái độ sống mà chúng ta
đang thiếu một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt mỏi” không? Vì
sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận
Câu 2.
Theo tác giả: “Con đường đơn giản nhất để ta có thể sống bình an giữa những bất
trắc, những thiếu thốn và buồn đau” là: Hãy cứ bình tĩnh sống, sống thật tử tế đi, hãy
bình tình làm điều mình cho là đúng, hãy bình tĩnh theo đuổi giấc mơ, hãy bình tĩnh an
hưởng những vẻ đẹp tốt lành đang nảy nở quanh ta như một món quà rực rỡ của cuộc
sống... Người trẻ cần sự bình tĩnh trong tâm hồn, để kiên định với giấc mơ và sự gắn bó
với con đường mà mình đã lựa chọn, theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra.
Câu 3.
Em hiểu về lời nhắn nhủ: “Không sao đâu cứ bình tĩnh sống” có nghĩa là: Hãy cứ
bình thản trước những tác động của ngoại cảnh, hãy sống tử tế, hãy cứ kiên định với mục
tiêu mà mình đã đề ra, hãy có niềm tin sắt đá vào bản thân. Đây là một lời khuyên nhấn
mạnh ý nghĩa của sự bình tĩnh. Đó là một thông điệp giàu ý nghĩa của tác giả, nhắc nhở
mỗi chúng ta hãy bình thản, tin tưởng vào những giá trị của bản thân.
Câu 4.
Em đồng ý với quan niệm: “Bình tĩnh sống chính là thái độ sống mà chúng ta đang
thiếu một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt mỏi” bởi vì: Đó là suy
nghĩ đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa lớn lao đối với cá nhân và cả xã hội. Chính thái độ
sống đó sẽ xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài, giúp họ có thêm động lực, sự tự tin và
kiên định với con đường mà mình đã lựa chọn, không dao động và ảnh hưởng bởi môi
trường, hoàn cảnh xung quanh.
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 18
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh
phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn
đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ
bòng bong của những điều bất ngờ với bao trăn trở không thể tỏ bày. Đi qua tuổi thơ,
cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều quá hồng nhưng cũng không ít
chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân
bàn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn
đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho
những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng
nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là
điều cần thiết.
(Theo hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở
ra trước mắt bạn một hành trình dài nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.
Câu 3. Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khác nghiệt vốn có của nó, giải khiến
cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.
Câu 4. Thông điệp mà em tâm đắc nhất của văn bản là gì? Tại sao em lại chọn trong
thông điệp đó?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự
Câu 2.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt
bạn một hành trình dài nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai là ẩn dụ. Hình ảnh
“hoa hồng” tượng trưng cho cái đẹp, thành quả mà ta đạt được trong cuộc sống. Hình ảnh
“chông gai” gợi lên những khó khăn và thử thách trong quá trình chúng ta đạt thành tựu
đó.
Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn là: tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt. Mượn hình ảnh hoa hồng và chông gai để nói về giá trị của cuộc
đời: để có được niềm vui, thành công và hạnh phúc chúng ta phải trải qua những thử
thách vất vả và khó khăn. Hình ảnh ẩn dụ còn gửi gắm thông điệp có ý nghĩa của tác giả:
chúng ta phải xác định khó khăn là một phần tất yếu làm nên thành công và hạnh phúc.
Chúng ta hãy mạnh mẽ, kiên cường vượt qua khó khăn bởi đằng sau cánh cửa ấy chính là
niềm vui và hạnh phúc.
Câu 3.
Có thể nói: “Cuộc sống, với tất cả sự khác nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho
bước chân bạn nhiều lần rướm máu” bởi vì. Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để khẳng
định cuộc sống luôn chứa đựng những khắc nghiệt, khó khăn. Đôi lần trong cuộc sống ta
sẽ bị “rướm máu”, có nghĩa là sẽ tổn thương, đau đớn. Đó là một phần tất yếu mà chúng
ta phải chấp nhận bởi không có con đường nào chỉ trải bằng hoa hồng. Câu văn đã khái
quát một quy luật tất yếu của cuộc sống, khẳng định những thử thách con người cần vượt
qua để đổi lấy sự trưởng thành. Từ đó nhà thơ nhắc nhở mỗi người hãy mạnh mẽ, hãy tự
tin đón nhận những thử thách, những tổn thương như một phần tất yếu của cuộc sống.
Câu 4.
Thông điệp có ý nghĩa nhất mà em rút ra từ văn bản là: mỗi chúng ta hãy mạnh
mẽ, kiên cường, dám đương đầu với những thử thách trong cuộc sống. Thông điệp có ý
nghĩa bởi lẽ: đó là một suy nghĩ đúng đắn, có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi cá nhân và xã
hội. Khi con người xác định được điều đó họ sẽ có động lực để vượt qua khó khăn, họ sẽ
không sợ hãi trước những thử thách và thất bại. Họ sẽ biết cách đứng lên từ những sai
lầm, những thất bại mà mình đã trải qua, từ đó sẽ dễ dàng bước đến cánh cửa của thành
công.

You might also like