Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

VŨ KHÁNH LINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN


CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ DẤU HIỆU NGHIỆN
INTERNET CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2022

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CHUYÊN NGÀNH: BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG

HẢI PHÒNG – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

VŨ KHÁNH LINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN


CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ DẤU HIỆU NGHIỆN
INTERNET CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2022

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CHUYÊN NGÀNH: BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: _______________

Hướng dẫn khoa học


TS. Nguyễn Thanh Hải

HẢI PHÒNG – 2022


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy cô giáo, bạn
bè, các đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong thời gian 6 năm học tập và rèn
luyện dưới mái trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo
Đại học, khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Hải đã dành nhiều
thời gian trực tiếp hướng dẫn, quan tâm và đóng góp những ý kiến quý báu
giúp tôi xây dựng và hoàn thiện khóa luận này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn học sinh đang
làm việc và học tập tại trường THPT An Dương và THPT Lê Quý Đôn đã nhiệt
tình phối hợp trong quá trình thu thập số liệu và tham gia trả lời phiếu điều tra
một cách trung thực nhất.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bố mẹ, anh chị em, cùng bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích để tôi
có thể yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Hải Phòng, ngày 15 tháng 06 năm 2022


Người thực hiện

Sinh viên: Vũ Khánh Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách nghiêm
túc, khoa học, chính xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu trong khóa luận này hoàn toàn trung thực. Kết quả
thu được từ quá trình nghiên cứu của chúng tôi chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Hải Phòng, ngày 15 tháng 06 năm 2022


Người thực hiện

Sinh viên: Vũ Khánh Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Phần viết tắt Phần viết đầy đủ

CI Confidence interval (Khoảng tin cậy)

CLGN Chất lượng giấc ngủ

HS Học sinh

IA Internet Addiction (Nghiện Internet)

Internet Addiction Test


IAT
(Thang đo đánh giá nghiện Internet)

OR Odd ratio (Tỉ suất chênh)

Pittburgh Sleep Quality Index


PSQI
(Thang đo đánh giá chất lượng giấc ngủ)

SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

SL Số lượng

TB Trung bình

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
1.1. Giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ ............................................................... 3
1.2. Nghiện Internet .......................................................................................... 7
1.3. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ và nghiện Internet ............ 9
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu........................................................... 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 15
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 16
2.3. Sai số và khống chế sai số ....................................................................... 23
2.4. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................ 23
2.5. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .............................................................................. 25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu .............................. 25
3.2. Thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học sinh
Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022 ............................................... 26
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet
của học sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022 .......................... 36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 41
4.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học sinh
Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022 ............................................... 41
4.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet
của học sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022 .......................... 48
4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ........................................................ 50
KẾT LUẬN ................................................................................................... 51
1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học sinh
Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022 ............................................... 51
2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet
của học sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022 .......................... 51
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thời lượng ngủ khuyến cáo ............................................................. 6


Bảng 2.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 15
Bảng 2.2. Phân bố cỡ mẫu theo trường học .................................................... 18
Bảng 2.3. Biến số/chỉ số nghiên cứu .............................................................. 18
Bảng 2.4. Cách tính điểm thành phần của thang đo PSQI.............................. 21
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của học sinh......................................................... 25
Bảng 3.2. Đặc điểm học tập của học sinh ....................................................... 26
Bảng 3.3. Phân bố chất lượng giấc ngủ theo đặc điểm chung ........................ 27
Bảng 3.4. Phân bố chất lượng giấc ngủ theo đặc điểm học tập ...................... 28
Bảng 3.5. Phân bố chất lượng giấc ngủ theo áp lực học tập ........................... 29
Bảng 3.6. Phân bố chất lượng giấc ngủ theo thói quen, hành vi .................... 30
Bảng 3.7. Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo đặc điểm chung ................. 32
Bảng 3.8. Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo đặc điểm học tập ............... 33
Bảng 3.9. Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo thói quen, hành vi ............. 35
Bảng 3.10. Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo mức độ hài lòng về các mối
quan hệ xung quanh ........................................................................................ 36
Bảng 3.11. Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ theo dấu hiệu nghiện Internet .............. 36
Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ............................. 37
Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan đến dấu hiệu nghiện Internet ...................... 39
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chọn mẫu ............................................................... 17


Hình 3.1. Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ của học sinh ........................................... 27
Hình 3.2. Tỉ lệ học sinh có chất lượng giấc ngủ kém theo mức độ hài lòng về
các mối quan hệ xung quanh .......................................................................... 29
Hình 3.3. Tỉ lệ dấu hiệu nghiện Internet của học sinh .................................... 31
Hình 3.4. Tỉ lệ học sinh có dấu hiệu nghiện Internet theo mục đích sử dụng
Internet ............................................................................................................ 34
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngủ là một trong những quá trình sinh lý quan trọng của cơ thể. Ngoài
việc duy trì hoạt động bình thường của não, giấc ngủ còn có vai trò đặc biệt
trong việc kiểm soát chức năng của nhiều hệ thống khác. Giấc ngủ có chất
lượng tốt có thể giúp bảo vệ sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sự an toàn
[1]. Chất lượng giấc ngủ (CLGN) có mối liên quan mật thiết với các vấn đề sức
khoẻ, tâm lý xã hội, hành vi cũng như chất lượng cuộc sống; do đó, nó đại diện
cho một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng [1]. Theo nghiên cứu của
Baohua (2020), tỉ lệ CLGN kém ở học sinh trung học phổ thông (THPT) là cao
nhất với 41,9%; trong khi đó tỉ lệ này ở học sinh tiểu học (TH), trung học cơ
sở (THCS), đại học (ĐH) thấp hơn, lần lượt là 7,5%, 19,2% và 28,5% [2]. Một
phân tích tổng hợp về kiểu ngủ của thanh thiếu niên trên toàn thế giới cho thấy
khoảng 45% thanh thiếu niên từ lớp 6 đến lớp 12 bị ảnh hưởng bởi ngủ không
đủ giấc [3]. Học sinh có tình trạng chất lượng giấc ngủ kém kéo dài được chứng
minh có liên quan đến các vấn đề thừa cân, sức khỏe tự đánh giá kém, các triệu
chứng trầm cảm, tăng nguy cơ có hành vi tự làm hại bản thân, thậm chí có ý
định tự tử [4][5].
Internet đã hoàn toàn cách mạng hóa thế giới trong vài thập kỷ vừa qua,
thế kỷ XXI chứng kiến sự bùng nổ trong việc sử dụng Internet. Quá trình số
hóa toàn cầu này đã mang lại những lợi ích không thể phủ nhận cho con người,
đem đến cơ hội tốt hơn cho giáo dục, truyền thông, doanh nghiệp, tìm kiếm sức
khỏe và tương tác xã hội [6]. Theo báo cáo vào tháng 5 năm 2020, toàn thế giới
có hơn 4,6 tỷ người sử dụng Internet, tại Việt Nam ghi nhận hơn 68 triệu người
sử dụng trong đó phần lớn là thanh thiếu niên [7]. Tính sẵn có của Internet ngày
càng tăng khi có thể kết nối được với nhiều thiết bị phổ biến như: điện thoại di
động, máy tính bảng, máy tính xách tay,...giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và
sử dụng Internet hơn, từ đó tăng thêm nguy cơ nghiện Internet [8]. Theo nghiên
2

cứu khảo sát thực hiện trên học sinh THCS tại Đồng Nai (2017) và học sinh
THPT tại Phú Yên (2018) cho kết quả đáng báo động về tỉ lệ nghiện Internet,
lần lượt là 51,1% [9] và 56,7% [10]. Việc lạm dụng và phụ thuộc quá mức vào
Internet được báo cáo là có thể dẫn đến các rối loạn về thể chất và vấn đề tâm
lý nghiêm trọng cho người sử dụng [11].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về CLGN và nghiện Internet ở thanh thiếu
niên nói chung và học sinh THPT nói riêng còn rất hạn chế. Hải Phòng - một
trong những thành phố lớn đang phát triển, nhu cầu sử dụng Internet của học
sinh cho việc học trực tuyến; tìm kiếm thông tin; giải trí ngày càng cao, đặc
biệt trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Bên cạnh đó, học sinh THPT còn là lứa
tuổi đang có nhiều thay đổi cả về thể chất và tư duy. Việc sử dụng quá mức dễ
dẫn đến lạm dụng thậm chí là nghiện Internet, từ đó có thể ảnh hưởng đến
CLGN và các vấn đề sức khoẻ khác. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn
đề này đồng thời góp phần bổ sung vào các nghiên cứu trước đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chất
lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học sinh Trung học phổ
thông tại Hải Phòng năm 2022” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet cuả
học sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu
nghiện Internet của nhóm học sinh trên.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ


1.1.1. Giấc ngủ
1.1.1.1. Khái niệm giấc ngủ
Về mặt sinh lý, giấc ngủ là trạng thái tự nhiên của cơ thể nhằm đảm bảo
cho các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi và phục hồi chức năng [12].
Về mặt hành vi, giấc ngủ là một trạng thái đảo ngược của nhận thức, dần
dần buông bỏ và không đáp ứng với môi trường xung quanh, điển hình với tư
thế nằm xuống, hành vi yên lặng và mắt nhắm lại. Trong trường hợp bất thường,
các hành vi khác như mộng du, nghiến răng, nói mớ hoặc các hoạt động thể
chất khác có thể xảy ra trong khi ngủ [12].
1.1.1.2. Vai trò của giấc ngủ
Giấc ngủ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, tái
tạo năng lượng và phục hồi sau một ngày làm việc. Mỗi giai đoạn của giấc ngủ
sẽ mang lại những lợi ích khác nhau [13].
Giấc ngủ còn có tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống, các chức
năng của cơ thể và cân bằng nội môi [14].
1.1.2. Chất lượng giấc ngủ
1.1.2.1. Khái niệm chất lượng giấc ngủ
“Chất lượng giấc ngủ” là thuật ngữ được sử dụng nhất quán trong các
ngành liên quan đến sức khỏe, chủ yếu là tâm lý học, y học và điều dưỡng [15].
Chất lượng giấc ngủ là một khái niệm thường được xác định bởi chính người
ngủ [16]. Chất lượng giấc ngủ tốt được định nghĩa là một người “cảm thấy sảng
khoái” sau khi thức dậy, giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về chất lượng, số lượng, thời
gian; và khi ngủ dậy, người ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu cả về thể chất lẫn
tinh thần [17].
4

1.1.2.2. Thuộc tính của chất lượng giấc ngủ


Dựa trên các tài liệu hiện có, 6 thuộc tính của CLGN được rút ra gồm:
Độ trễ: là khoảng thời gian cần thiết để chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang
ngủ. Độ trễ của giấc ngủ từ 16 đến 30 phút được coi là CLGN tốt, lớn hơn 45
phút được coi là CLGN kém [18].
Thời lượng ngủ: là tổng thời lượng ngủ trừ đi thời gian kích thích. Trẻ
em trong độ tuổi đi học nên ngủ từ 9 đến 12 giờ vào ban đêm [19]. Thời lượng
giấc ngủ là thước đo khách quan và chủ quan của giấc ngủ [20].
Hiệu quả giấc ngủ: là tỉ số giữa tổng thời gian dành cho giấc ngủ so với
tổng thời gian trên giường. Nếu một đứa trẻ có hiệu quả giấc ngủ dưới 74%,
đứa trẻ đó được cho là có CLGN kém [18].
Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ có thể là sự kết hợp của các lần
xuất hiện trước hoặc trong khi ngủ làm ức chế giấc ngủ, dẫn đến kích thích
hoặc các phản ứng sinh lý. Rối loạn có thể bao gồm: thức giấc sau khi ngủ; cử
động chân tay theo chu kỳ, gặp ác mộng, mộng du và thở rối loạn giấc ngủ (tắc
nghẽn ngưng thở khi ngủ, tắc nghẽn đường thở gây ngừng thở hơn 10 giây).
Một số yếu tố bên ngoài như thuốc hoặc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện
tử trước khi ngủ có thể dẫn đến những rối loạn này [21].
Buồn ngủ ban ngày/rối loạn chức năng: Định nghĩa về chứng buồn
ngủ ban ngày và rối loạn chức năng là sự xuất hiện của cảm giác buồn ngủ hoặc
trở nên mệt mỏi trong khi làm các công việc hàng ngày [22].
Giờ đi ngủ: là thời gian vào ban đêm mà một người dự định lên giường
với ý định ngủ. Khi một người đi ngủ, điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ
ngay lập tức chìm vào giấc ngủ [20].
1.1.2.3. Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ kém
Chất lượng giấc ngủ kém được chứng minh có liên quan đến tăng nguy
cơ béo phì, các vấn đề về hành vi và kết quả học tập kém ở học sinh tiểu học
5

[23]. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các vấn đề về giấc ngủ chẳng hạn
như khó ngủ, mất ngủ và thiếu ngủ có liên quan đến lo âu, trầm cảm, rối loạn
thiếu chú ý/tăng động giảm chú ý và ý định tự tử [24].
Một nghiên cứu thực hiện tại Đài Bắc Trung Quốc (2017) báo cáo rằng
những người có hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc các biến
cố tim mạch có hại cao gấp 1,95 lần so với nhóm còn lại [25].
1.1.3. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ (RLGN) được đặc trưng bởi sự không hài lòng mạn
tính về số lượng hoặc CLGN. Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến việc khó đi
vào giấc ngủ, thường xuyên thức giấc vào ban đêm, khó ngủ trở lại hoặc thức
dậy vào buổi sáng sớm hơn mong muốn và có liên quan đến sự suy giảm chức
năng ban ngày [26].
Phân loại Quốc tế về Rối loạn giấc ngủ đã chia các RLGN thành sáu
nhóm chính [27] bao gồm: mất ngủ, các rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ,
ngủ nhiều trung ương, rối loạn nhịp thức-ngủ, các rối loạn cận giấc ngủ, các rối
loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. Trong đó, rối loạn hô hấp liên quan đến
giấc ngủ được phân ra thành các nhóm nhỏ hơn gồm:
- Ngừng thở khi ngủ tiên phát ở trẻ em
- Hội chứng ngừng thở trung ương khi ngủ
- Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ
+ Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở người lớn
+ Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ em
- Hội chứng giảm thông khí/giảm oxy liên quan đến giấc ngủ
- Hội chứng rối loạn hô hấp khác liên quan đến giấc ngủ
1.1.4. Thời lượng ngủ khuyến cáo
Theo Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ về thời lượng ngủ cần thiết để
tăng cường sức khoẻ tối ưu, đối với những người khoẻ mạnh có giấc ngủ bình
6

thường, thời lượng ngủ thích hợp trong 24 giờ (bao gồm cả giấc ngủ ngắn) được
khuyến nghị cụ thể như sau [28]:
Bảng 1.1. Thời lượng ngủ khuyến cáo
Đối tượng Tuổi Thời lượng ngủ khuyến cáo
Trẻ sơ sinh 4 – 12 tháng 12 – 16 giờ
1 – 2 tuổi 11 – 14 giờ
Trẻ em 3 – 5 tuổi 10 – 13 giờ
6 – 12 tuổi 9 – 12 giờ
Thanh thiếu niên 13 – 18 tuổi 8 – 10 giờ
Người trưởng thành 18 – 60 tuổi 7 – 9 giờ
Người già > 60 tuổi 7 – 8 giờ

1.1.5. Công cụ đánh giá chất lượng giấc ngủ


Nhiều công cụ khác nhau đã được phát triển để đo CLGN, mất ngủ và
buồn ngủ ban ngày, nhưng công cụ được sử dụng rộng rãi nhất là Chỉ số Chất
lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI). Tô Minh Ngọc (2013) đã thực hiện nghiên
cứu về độ tin cậy và tính giá trị của chỉ báo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh
phiên bản Tiếng Việt để có thể đánh giá một cách chính xác về độ tin cậy và
độ đặc hiệu của thang đo PSQI tại Việt Nam. Nghiên cứu cho kết quả hệ số
Cronbachs alpha là 0,789 và độ tin cậy lặp lại khá tốt; độ nhạy và độ đặc hiệu
tại điểm cắt 5 là 87,8% và 75% khi đánh giá CLGN trên đối tượng là người
Việt Nam [16]. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đo PSQI
đã được chuẩn hoá sang tiếng Việt của tác giả Tô Minh Ngọc [16].
PSQI là một công cụ gồm 19 mục đánh giá CLGN trong thời gian một
tháng. Điểm PSQI có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 21, trong đó điểm lớn hơn
cho thấy CLGN kém hơn. Chúng tôi sử dụng điểm số toàn cầu PSQI > 5, có độ
nhạy là 89,6% và độ đặc hiệu là 86,5% [15] để xác định xem học sinh có đáp
ứng các tiêu chí về CLGN kém hay không.
7

1.2. Nghiện Internet


1.2.1. Internet
Internet (International Net Work) là một hệ thống thông tin toàn cầu có
thể truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau, truyền
thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao
thức liên mạng đã được chuẩn hóa (IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng
máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, người
dùng cá nhân và chính phủ trên toàn cầu.
1.2.2. Nghiện Internet
Nghiện: Theo Hiệp hội Y học Nghiện Hoa Kỳ, nghiện là “một căn bệnh
mãn tính có thể điều trị được, liên quan đến những tương tác phức tạp giữa các
mạch não, di truyền, môi trường và kinh nghiệm sống của một cá nhân. Người
nghiện sử dụng chất kích thích hoặc tham gia vào các hành vi trở nên cưỡng
chế, thường xuyên tiếp diễn bất chấp những hậu quả có hại” [29].
Nghiện Internet: là hành vi dùng lặp đi lặp lại và liên tục các tính năng
của Internet dẫn đến sự phụ thuộc bất chấp những hậu quả về sức khỏe, tinh
thần và cuộc sống của người sử dụng [30].
1.2.3. Phân loại nghiện Internet
Nghiện Internet bao gồm nhiều loại vấn đề thuộc về kiểm soát xung
động. Young đưa ra các loại chính như sau: nghiện tình dục Internet, nghiện
mối quan hệ - máy tính, những cưỡng bức mạng, quá tải thông tin và nghiện
máy vi tính [31].
Nghiện tình dục Internet: là sử dụng quá mức các trang web người lớn
về tình dục làm ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ ngoài đời thực. Người
nghiện Internet sẽ tăng thời gian trực tuyến để tham gia vào hoạt động tình dục.
Nghiện giao tiếp trên mạng: người nghiện Internet bị lôi cuốn quá mức
vào các mối quan hệ trên mạng, thậm chí là quan hệ ảo.
8

Những cưỡng bức mạng: loại hình này có thể được khái quát bằng
những hành vi có tính bị cưỡng bức; ví dụ như hành vi đánh bạc, mua sắm trực
tuyến,...những thứ này tập trung vào việc chiến thắng, gây ra vấn đề về mặt tài
chính, mối quan hệ và công việc của người sử dụng.
Quá tải thông tin: sự phong phú về dữ liệu có sẵn của Internet đã tạo ra
một kiểu mới về hành vi cưỡng bức liên quan đến nghiện Internet quá mức.
Nghiện Internet trong trường hợp này khiến người dùng phải dành nhiều thời
gian hơn cho việc tìm kiếm và sưu tầm tài liệu trên mạng một cách thôi thúc.
Nghiện máy vi tính: là sử dụng máy tính một cách quá mức hoặc có tính
chất cưỡng bức, dai dẳng bất kể hậu quả tiêu cực cho cá nhân, xã hội. Khái
niệm nghiện máy vi tính được chấp nhận rộng rãi chia làm hai loại là nghiện
máy vi tính online và nghiện máy vi tính offline. Nghiện máy vi tính online
cũng chính là nghiện Internet và nói chung nó được chú ý nhiều trong nghiên
cứu khoa học hơn là nghiện máy vi tính offline.
1.2.4. Tác hại của nghiện Internet
Bên cạnh những lợi ích mà Internet mang lại, chúng ta không thể phủ
nhận những tác hại mà nó gây ra do lạm dụng hay thậm chí là nghiện Internet.
Theo một nghiên cứu của Yuan K, sử dụng Internet quá mức có thể dẫn
đến teo chất xám, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung và cản trở khả
năng ra quyết định [32].
Nghiện Internet ở thanh thiếu niên đã được báo cáo có liên quan đến các
kết quả kém bao gồm kém về sức khoẻ, tinh thần, thể chất [33]; lạm dụng chất
gây nghiện, hành vi tự gây thương tích và xu hướng tự sát [34].
1.2.5. Công cụ đánh giá nghiện Internet
Thang đo Internet Addiction Test (IAT) là thang tự báo cáo được xây
dựng lần đầu tiên năm 1996 bởi Young (Giám đốc Trung tâm phục hồi nghiện
Internet Hoa Kỳ) để đo mức độ sử dụng Internet [35]. Thang đo sau đó được
9

sử dụng phổ biến nhất và đã được các quốc gia như Ý, Đức, Trung Quốc, Việt
Nam... dùng để chuẩn hoá trên đối tượng vị thành niên, thanh niên. Hiện nay
có nhiều phiên bản mới của trắc nghiệm đánh giá mức độ sử dụng Internet do
nhiều nhà nghiên cứu phát triển thêm như thang đo của Bener, Griffiths,...
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo nghiện Internet của
Young [31] đã được chuẩn hoá tại Việt Nam. Thang đo IAT bao gồm 20 câu
hỏi trắc nghiệm, điểm cho từng câu có thể từ 1 (không bao giờ), 2 (hiếm khi),
3 (thỉnh thoảng), 4 (thường xuyên) đến 5 (luôn luôn). Tổng điểm thang đo IAT
nằm trong khoảng từ 20 – 100, trong đó điểm cao hơn là dấu hiệu cho thấy
nghiện Internet nhiều hơn.
1.3. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ và nghiện Internet
1.3.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ và nghiện Internet trên thế giới
1.3.1.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ trên thế giới
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang ở Maróc trên 600 sinh viên y khoa từ
năm nhất đến năm thứ năm được tiến hành một tháng trước kì kiểm tra để đảm
bảo sinh viên không bị ảnh hưởng bởi bất kì yếu tố tâm lý nào. Kết quả cho
thấy CLGN kém chiếm khoảng 2/3 đối tượng nghiên cứu và cho thấy sự ảnh
hưởng tiêu cực của CLGN kém lên kết quả học tập [36].
Theo nghiên cứu của Baohua, học sinh trung học có tỉ lệ ngủ ngắn hơn
(70,8%), rối loạn chức năng trong ngày (84,7%) và CLGN kém do chủ quan
(17,2%). Học sinh tiểu học có tỉ lệ ngủ kém hiệu quả cao nhất (17,9%). Sinh
viên đại học cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc ngủ cao nhất (6,4%). Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng CLGN có liên quan tới cấp học, bầu không khí gia đình, áp lực học
tập và số lượng bạn bè [2].
Nghiên cứu của Mohammed nhằm xác định thói quen ngủ và CLGN của
sinh viên Y khoa trong những năm lâm sàng, kết quả cho thấy sinh viên có
trung bình 5,8 giờ ngủ mỗi đêm. Tỉ lệ CLGN kém là 30%, buồn ngủ quá mức
10

vào ban ngày là 40% và các triệu chứng mất ngủ là 33%. Mô hình hồi quy đa
biến cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa căng thẳng, CLGN kém và buồn ngủ
quá mức vào ban ngày. Kết quả học tập kém hơn và căng thẳng có liên quan
đến các triệu chứng mất ngủ [37].
1.3.1.2. Thực trạng nghiện Internet trên thế giới
Tỉ lệ nghiện Internet ở thanh thiếu niên ngày càng gia tăng ở các nước
Châu Á. Ở Châu Á, tỉ lệ hiện mắc là 3,7% tại Ấn Độ và tăng lên 37% ở Irag và
Malaysia (Babakr và cộng sự 2019) [38]. Một số nghiên cứu ở Mỹ báo cáo rằng
5–12% sinh viên đại học ở các trường khác nhau bị nghiện Internet [39].
Để đánh giá và so sánh mức độ nghiện Internet giữa sinh viên y khoa và
sinh viên không thuộc ngành y tại Đại học Tanta, một nghiên cứu của Walaa
và cộng sự đã được thực hiện trong tháng 10 và 11 năm 2020. Kết quả cho thấy
có 51,7% sinh viên y khoa nghiện Internet nặng, trong khi tỉ lệ này trên nhóm
sinh viên không thuộc ngành y là 43,4%. Sinh viên nữ của cả hai trường có dấu
hiệu nghiện Internet cao hơn sinh viên nam [40].
1.3.2. Thực trạng chất lượng giấc ngủ và nghiện Internet tại Việt Nam
1.3.2.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ tại Việt Nam
Nghiên cứu của Hoàng Thị Thuận trên 407 sinh viên Y đa khoa trường
Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2020 cho thấy có 44,5% sinh viên có CLGN
kém. Tỉ lệ CLGN kém cao nhất là ở sinh viên Y3 (63,1%); thấp nhất ở các khối
sinh viên Y2 (36,7%) và Y1 (38,7%). Thời gian ngủ trung bình mỗi đêm của
sinh viên là 6,2 giờ [41].
Một nghiên cứu khác của Lê Minh Tường Vân về CLGN và các yếu tố
liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ người cao
tuổi có CLGN kém trong cộng đồng cao (56%). Các yếu tố có liên quan đến
CLGN bao gồm: trình độ học vấn, suy yếu, đau mạn tính và tiểu đêm [42].
11

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 1150 học sinh THPT
và sinh viên tại thành phố Huế cho kết quả có 57,3% học sinh có tình trạng
CLGN kém và tỉ lệ này ở nhóm sinh viên là 51,6%; có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tình trạng nghiện sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn
giấc ngủ [11].
1.3.2.2. Thực trạng nghiện Internet tại Việt Nam
Việt Nam là một nước có tỉ lệ người sử dụng Internet cao. Tuy nhiên các
nghiên cứu đi sâu vào thực trạng nghiện Internet, đặc biệt là trên đối tượng vị
thành niên, thanh niên còn khá hạn chế.
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Hoa Lê và cộng sự về thực trạng nghiện
Internet thực hiện trên học sinh trường THCS An Thắng năm học 2019 – 2020,
có 31,7% học sinh có dấu hiệu nghiện Internet; dấu hiệu này có xu hướng giảm
dần ở các khối lớp cao hơn [43].
Nghiên cứu của Võ Kim Duy tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 cho
thấy tỉ lệ học sinh nghiện Internet là 59,0%. Theo kết quả phân tích, học sinh
có thời gian truy cập Internet nhiều hơn, truy cập Internet để đăng ảnh, gửi thư
điện tử, sử dụng mạng xã hội có tỉ lệ nghiện Internet cao hơn. Trong khi học
sinh được bố mẹ bảo vệ quá mức có tỉ lệ nghiện Internet cao hơn thì sự quan
tâm của bố mẹ là yếu tố bảo vệ của nghiện Internet [44].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc tiến hành trên 460
sinh viên Y đa khoa trường Đại học Y dược Hải Phòng năm 2019, có 100%
sinh viên sử dụng Internet; 38,5% sinh viên có dấu hiệu nghiện Internet. Tỉ lệ
sinh viên nghiện Internet giảm dần từ năm 1 (55,9%) đến năm 4 (21,7%), sau
đó tăng mạnh vào năm 5 (74,1%) và thấp nhất ở sinh viên năm 6 (11,4%). Sinh
viên truy cập Internet tại nhà có tỉ lệ nghiện Internet cao nhất (66,1%). Nghiên
cứu đã phát hiện một số yếu tố làm tăng nguy cơ nghiện Internet có ý nghĩa
thống kê ở sinh viên y đa khoa gồm yếu tố cá nhân (giới tính nam, mục đích
12

tham gia mạng xã hội/giải trí, truy cập bằng thiết bị di động với chỉ số OR lần
lượt tương ứng 1,66; 1,75 và 2,88); yếu tố gia đình, bạn bè (không nhận được
sự nhắc nhở của người thân/bạn bè, có bạn bè quen qua mạng, sống một mình
với chỉ số OR lần lượt là 1,47; 2,16 và 2,56); yếu tố nhà trường (áp lực học tập
bình thường, không tham gia câu lạc bộ/hoạt động ngoại khóa, chưa đi trực/trực
≤ 4 buổi/tháng với chỉ số OR lần lượt là 1,58; 1,71 và 3,92) [45].
1.3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và nghiện Internet
Nghiên cứu của Xu Z và cộng sự đã chứng minh một số yếu tố thói quen,
hành vi; yếu tố gia đình; việc sử dụng Internet của thanh thiếu niên gây nên tình
trạng CLGN kém [46]. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng có liên quan đến
CLGN. Hoạt động thể chất giúp cơ thể sản xuất ra lượng melatonin cao hơn,
một loại hormone liên quan đến chu kỳ sinh học chịu trách nhiệm tổ chức giấc
ngủ, vì vậy những người hoạt động thể chất có giấc ngủ ổn định hơn [47]. Một
nghiên cứu trên thanh thiếu niên Trung Quốc cho thấy những học sinh có căng
thẳng học tập cao có nhiều khả năng gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn những học
sinh có mức độ căng thẳng học tập thấp tham gia các bài kiểm tra tương tự,
điều này cũng được tìm thấy ở các quốc gia châu Á khác mà phụ huynh đặt kỳ
vọng cao vào vào kết quả học tập của con cái, chẳng hạn như Hàn Quốc [48].
Nghiện Internet được ghi nhận là có liên quan đến CLGN kém và rối loạn giấc
ngủ [49]. Một số bệnh có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ do nguyên nhân thứ
phát như trầm cảm, đau hoặc những bệnh khác có thể gây ra tăng tần suất ngưng
thở khi ngủ và ngủ ngáy [50].
Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có sự liên quan giữa nghiện
Internet với giới tính, khối lớp, kết quả học tập và thói quen, hành vi. Nghiên
cứu của Đinh Xuân Lâm tại Đà Nẵng (2020) trên 316 học sinh THCS cho thấy
tỉ lệ học sinh nam nghiện Internet (65,6%) cao hơn học sinh nữ (33,4%) và tỉ
lệ nghiện Internet cũng tăng dần lên theo khối lớp [51]. Theo Namrata, kết quả
13

học tập kém thường gặp ở nhóm có dấu hiệu nghiện Internet [52]. Nghiên cứu
của Trần Minh Trí và cộng sự cho thấy những sinh viên có thời gian sử dụng
Internet ³ 3 giờ/ngày có khả năng nghiện Internet cao hơn sinh viên sử dụng
Internet dưới thời gian đó [53]. Thể dục thể thao cũng được biết đến như một
yếu tố liên quan đến tình trạng nghiện Internet. Theo một nghiên cứu được thực
hiện tại Nhật Bản, việc luyện tập thể dục thể thao có ảnh hưởng đáng kể đến
dấu hiệu nghiện Internet của sinh viên [54].
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
1.4.1. Trường THPT Lê Quý Đôn
Trường THPT Lê Quý Đôn - Hải Phòng được thành lập năm 1965 với
tên gọi ban đầu là Trường phổ thông cấp III Hải An. Quá trình hơn 50 năm
phấn đấu xây dựng và trưởng thành, trường liên tục đạt nhiều thành tích đáng
tự hào. Nhà trường luôn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, là lá cờ đầu
trong tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hỗ trợ học sinh có
những bài giảng chất lượng nhất. Trong những năm học vừa qua, trường có số
lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố ngày càng tăng. Tỉ lệ học sinh đỗ Tốt
nghiệp đạt gần như tuyệt đối và số lượng học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng tăng
dần theo từng năm.
Vì thế, trong quá trình học tập tại trường, học sinh đều rất say sưa học
hỏi, có ý thức phấn đấu và nhu cầu sử dụng Internet cũng cao hơn để thể kịp
thời cập nhật kiến thức, nắm bắt các hình thức học tập mới. Tuy nhiên với sự
phát triển của xã hội ngày nay, học sinh - những bạn trẻ năng động thích khám
phá dễ bị ảnh hưởng và cám dỗ từ những tác động tiêu cực, một trong số đó
chính là Internet và hậu quả của nó là ảnh hưởng đến CLGN.
1.4.2. Trường THPT An Dương
Trường THPT An Dương được thành lập tháng 8 năm 1965. Trường
được đặt tại Thị trấn An Dương, huyện An Dương – trung tâm, kinh tế, chính
14

trị, văn hóa của huyện An Dương. Với bề dày kinh nghiệm 55 năm thành lập
và phát triển, trường THPT An Dương hiện là một trong hai trường THPT công
lập trên địa bàn huyện. Trong quá trình phát triển và giảng dạy, nhà trường luôn
đổi mới, cập nhật và ứng dụng những thành tự của khoa học – công nghệ vào
trong giảng dạy, đòi hỏi giáo viên và học sinh luôn cập nhật, nắm bắt các hình
thức học tập, giảng dạy mới. Nhà trường cũng trang bị 2 phòng tin học với 65
máy tính kết nối mạng Internet tốc độ cao phục vụ cho việc học tập và hội nhập
của học sinh như các kì thi học sinh giỏi bằng giải toán qua mạng Internet
(Violympic); giải tiếng anh qua mạng (IOE); tìm kiếm thông tin học bổng trên
mạng Internet…
Vì vậy, việc tiếp cận với mạng Internet đối với học sinh trường THPT
An Dương không còn xa lạ. Internet là một công cụ hữu ích nếu biết cách sử
dụng đúng mục đích và phân bổ thời gian hợp lý, nhưng bên cạnh đó cũng là
bất cập nếu các em rơi vào tình trạng lạm dụng và có dấu hiệu nghiện Internet
sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, chất lượng cuộc sống và CLGN.
15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn và trường
THPT An Dương năm học 2021-2022.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Học sinh hiện đang học tập tại trường THPT Lê
Quý Đôn và trường THPT An Dương năm học 2021-2022; Học sinh tự
nguyện tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Học sinh vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu; Học
sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại:
- Trường THPT Lê Quý Đôn – Số 150 Cát Bi, Hải An, Hải Phòng.
- Trường THPT An Dương – Tổ 4, Thị trấn An Dương, Hải Phòng.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 06 năm 2022.
Bảng 2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian (tháng trong năm 2022)
STT Công việc
1 2 3 4 5 6
1 Viết đề cương
2 Lược khảo tài liệu
5 Viết báo cáo
3 Thu thập số liệu
4 Nhập và xử lý số liệu
6 Báo cáo khoá luận
16

2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỉ lệ:

% 𝑝(1 − 𝑝)
𝑛 = 𝑍!"#/%
𝑑%
Trong đó:
- n: cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu cần điều tra.
- Z: hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% thì 𝑍!"#/% = 1,96 (a = 0,05).
- d: sai số tuyệt đối cho phép, chọn d = 0,04.
- p: ước đoán tỉ lệ học sinh có CLGN kém và nghiện Internet
+ Tham khảo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tâm năm 2017:
57,3% học sinh THPT có CLGN kém [11]. Lấy p1 = 0,573. Thay
vào công thức ta tính được n1 = 588.
+ Tham khảo nghiên cứu của tác giả Võ Kim Duy năm 2021: tỉ lệ
học sinh nghiện Internet là 59,0% [44]. Lấy p2 = 0,59. Thay vào
công thức ta tính được n2 = 580.
Trên thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 650 học sinh.
2.2.2.2. Chọn mẫu
- Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỉ lệ.
17

15 quận/huyện

Chọn ngẫu nhiên Chọn ngẫu nhiên


1 quận/7 quận 1 huyện/8 huyện

Quận Hải An TT An Dương

Chọn ngẫu nhiên 1 Chọn ngẫu nhiên 1


trường THPT trường THPT

THPT Lê Quý Đôn THPT An Dương

Chọn ngẫu nhiên Chọn ngẫu nhiên


mỗi khối 3 lớp mỗi khối 3 lớp

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chọn mẫu


- Bước 1: Lập danh sách 15 quận/huyện, bốc thăm chọn ngẫu nhiên 1 quận
trong 7 quận, 1 huyện trong 8 huyện của Hải Phòng. Với mỗi quận/huyện
vừa chọn được, lập danh sách các trường THPT, bốc thăm chọn ngẫu
nhiên mỗi khu vực 1 trường THPT.
- Bước 2: Chọn tầng: trường học sinh đang học hiện tại
Học sinh tham gia nghiên cứu thuộc 2 trường: THPT Lê Quý Đôn và
THPT An Dương. Thống kê số lượng học sinh các trường và tính cỡ mẫu
cho mỗi trường theo công thức:
𝑁&
𝑛& = 𝑛
𝑁
Trong đó:
ni: Cỡ mẫu của tầng
n: Cỡ mẫu của tất cả các tầng
18

Ni: Dân số của tầng


N: Dân số của quần thể
Thay vào công thức ta có bảng phân bố cỡ mẫu theo trường như sau:
Bảng 2.2. Phân bố cỡ mẫu theo trường học
Kích thước Cỡ mẫu tối Số lượng
STT Trường
quần thể thiểu thực điều tra
1 THPT Lê Quý Đôn 1208 264 299

2 THPT An Dương 1483 324 351

TỔNG 2691 588 650

- Bước 3: Tại địa điểm nghiên cứu (THPT An Dương và THPT Lê Quý
Đôn), thống kê số lớp trong mỗi khối (12 lớp/khối), số lượng học sinh
trung bình trong mỗi lớp (35-40 học sinh/lớp). Tiến hành lập danh sách
các lớp trong từng khối, bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên mỗi khối 3 lớp
để chọn đủ đối tượng tham gia nghiên cứu.
2.2.3. Các biến số/chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.3. Biến số/chỉ số nghiên cứu
Nhóm biến
Biến số/chỉ số Định nghĩa Loại biến
số/chỉ số
Mục tiêu 1: Thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet
của học sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022
Giới Nam/Nữ Nhị phân

Thông tin Dân tộc Kinh/Khác Danh mục


chung Người sống cùng Người hiện đang sống cùng Danh mục

Hôn nhân bố mẹ Tình trạng hôn nhân bố mẹ Danh mục

Đặc điểm Học lực Xếp loại từ kém đến giỏi Danh mục
học tập Hạnh kiểm Xếp loại từ kém đến tốt Danh mục
19

Tổng thời gian trung bình sử


Thời gian sử dụng Liên tục
Sử dụng dụng Internet trong ngày
Internet Thời điểm, phương Khoảng thời gian, phương
Danh mục
tiện, mục đích tiện, mục đích sử dụng
Sử dụng thiết bị
Thói quen,
điện tử, tập thể dục, Có/không Nhị phân
hành vi
hút thuốc lá,...
Các mối Mức độ hài lòng về Mức độ từ rất không hài lòng
Danh mục
quan hệ các mối quan hệ đến rất hài lòng
Mức độ từ không đến rất
Áp lực Áp lực học tập Danh mục
nhiều áp lực
Chất lượng giấc ngủ Theo thang PSQI Nhị phân
Dấu hiệu nghiện Internet Theo thang IAT Nhị phân
Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu
nghiện Internet của nhóm học sinh trên
Đặc điểm Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một
chung số đặc điểm chung: giới tính, dân tộc,...
Đặc điểm Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một
học tập số đặc điểm học tập: trường, khối lớp, xếp loại học lực,...
Sử dụng Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một
Internet số thói quen sử dụng Internet
Yếu tố Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một
thói quen số yếu tố thói quen, hành vi: ngủ trưa, đồ uống chứa caffein,...
Yếu tố Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một
khác số yếu tố khác như: biến cố, mối quan hệ xung quanh,...
20

2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin


2.2.4.1. Công cụ thu thập thông tin
Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi do nhóm nghiên cứu tự thiết kế
có tham khảo bộ câu hỏi PSQI của Daniel J. Buysse và IAT của Kimberly
Young. Bộ câu hỏi gồm 5 phần (phụ lục 1):
A. Thông tin chung: gồm 8 câu hỏi (từ câu A1 đến câu A8) khai thác
thông tin về đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình học sinh như:
tuổi, giới, dân tộc,...
B. Chất lượng giấc ngủ: Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh –
Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) [15]: là thang đo được đề nghị
sử dụng cả trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu tâm thần.
- Thang đo gồm 19 câu được chia thành 7 thành phần với mức điểm
tương đương nhau: CLGN tự đánh giá (1 câu); độ trễ của giấc ngủ (2
câu); quãng thời gian ngủ (1 câu); hiệu quả của giấc ngủ (3 câu); sự
cản trở giấc ngủ (9 câu); việc sử dụng thuốc ngủ (1 câu) và rối loạn
hoạt động ban ngày (2 câu).
- Đánh giá CLGN: Thang điểm của mỗi thành phần được tính từ 0-3,
tổng điểm PSQI chạy trong khoảng 0-21 điểm. Điểm PSQI từ 6 điểm
trở lên được coi là tương ứng với CLGN kém hay có rối loạn giấc
ngủ. Điểm càng cao thì CLGN càng kém.
- Cách tính điểm thành phần của thang đo chất lượng giấc ngủ (PSQI):
21

Bảng 2.4. Cách tính điểm thành phần của thang đo PSQI

Điểm câu 2: < 15' (0); 16 - 30' (1);


31 - 60' (2); > 60’ (3) + Điểm câu 5a
I Đỗ trễ của giấc ngủ
Tổng điểm = 0 (0 điểm); 1 - 2 (1 điểm);
3 - 4 (2 điểm); > 5 - 6 (3 điểm)

Điểm câu 4
II Quãng thời gian ngủ Điểm > 7 (0 điểm); 6 - 7 (1 điểm);
5 - 6 (2 điểm); < 5 (3 điểm)

Tổng giờ ngủ được*100/Tổng giờ đi ngủ


III Hiệu quả giấc ngủ > 85% (0 điểm); 75 - 84% (1 điểm);
65 - 74% (2 điểm); < 65% (3 điểm)

Tổng điểm các câu từ 5b đến 5j


IV Sự cản trở giấc ngủ Tổng điểm = 0 (0 điểm); 1 - 9 (1 điểm);
10 - 18 (2 điểm); 19 - 27 (3 điểm)

V Sử dụng thuốc ngủ Điểm câu 6

Điểm câu 7 + Điểm câu 8


Rối loạn hoạt động
VI Tổng điểm = 0 (0 điểm); 1 - 2 (1 điểm);
ban ngày
3 - 4 (2 điểm); 5 - 6 (3 điểm)

VII CLGN tự đánh giá Điểm câu 9


22

C. Khảo sát về việc sử dụng Internet: Gồm 6 câu hỏi (từ câu C1 đến câu
C6) khảo sát về các yếu tố liên quan đến việc sử dụng Internet như:
thời gian sử dụng, phương tiện, mục đích sử dụng,...
D. Thang đo đánh giá nghiện Internet IAT (Internet Addiction Test)
[31]: là thang đo tự báo cáo để đo mức độ sử dụng Internet.
- Bộ câu hỏi IAT gồm 20 câu, mỗi câu hỏi có 5 mức độ trả lời theo thứ
tự: Không bao giờ (1 điểm); hiếm khi (2 điểm); thỉnh thoảng (3 điểm);
thường xuyên (4 điểm); luôn luôn (5 điểm).
- Tổng điểm IAT trong khoảng từ 0-100 điểm. Dấu hiệu nghiện
Internet được xác định là khi có tổng điểm IAT ³ 50 điểm.
E. Một số yếu tố liên quan: gồm 9 câu hỏi (từ câu E1 đến câu E9) khai
thác các yếu tố liên quan đến CLGN, dấu hiệu nghiện Internet như:
không gian ngủ, áp lực học tập, các mối quan hệ xung quanh,...
2.2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin được thu thập bằng cách phát phiếu hỏi đến các học sinh đã
được chọn để học sinh tự trả lời các thông tin trong phiếu hỏi. Thời gian trung
bình để trả lời một phiếu khảo sát khoảng 10 phút.
2.2.4.3. Quá trình thu thập số liệu
- Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ
+ Bộ công cụ nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở các biến số
nghiên cứu và đã được chuẩn hoá phù hợp trên đối tượng học sinh.
+ Sau khi Bộ câu hỏi được hoàn thành, nhóm nghiên cứu tổ chức tập
huấn và tiến hành khảo sát thử trên học sinh nhằm kiểm tra tính logic,
phù hợp từ đó chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
- Bước 2: Tiến hành điều tra, khảo sát tại lớp học
23

+ Qua lịch học đã liên hệ xin từ nhà trường, nhóm nghiên cứu lựa chọn
thời điểm phù hợp, ít ảnh hưởng nhất tới thời gian học tập của học sinh
như giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, giờ ra chơi,...
+ Những học sinh tham gia nghiên cứu sẽ được giải thích mục đích, tính
bảo mật của nghiên cứu, thời gian cần thiết để hoàn thành một phiếu điều
tra và trên cơ sở đó quyết định có tham gia hay không.
+ Học sinh đồng ý tham gia được phát phiếu và hướng dẫn trả lời.
- Bước 3: Thu thập phiếu điều tra
+ Phiếu điều tra được thu thập, kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chất lượng
nội dung câu trả lời.
2.3. Sai số và khống chế sai số
2.3.1. Sai số có thể xảy ra
- Sai số do thu thập thông tin: Thông tin được thu thập qua việc tự điền
vào phiếu hỏi, do đó có thể có một phần phụ thuộc vào tính chủ quan của
đối tượng nghiên cứu hoặc do tâm lý e ngại, sai số nhớ lại.
- Sai số trong quá trình nhập liệu, xử lý số liệu.
2.3.2. Khống chế sai số
- Tập huấn cho điều tra viên hiểu và nắm chắc bộ câu hỏi, thống nhất
phương pháp thu thập số liệu.
- Giải thích kỹ các câu hỏi dễ gây nhầm lẫn ngay khi phát phiếu.
- Tiến hành điều tra thử trên số lượng nhỏ học sinh để hoàn thiện Bộ công
cụ, sau đó mới tiến hành điều tra.
- Phiếu trả lời được kiểm tra kỹ, làm sạch ngay sau mỗi buổi khảo sát.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được làm sạch trước khi nhập bằng cách loại bỏ phiếu điều tra
không hợp lệ: rách, thông tin điền không đầy đủ hoặc không rõ.
24

- Số liệu điều tra được nhập bằng phần mềm Excel phiên bản 2016 và phân
tích bằng phần mềm Stata phiên bản 14.0.
- Các biến định tính được xác định tần suất và tỉ lệ để mô tả phân bố các
giá trị của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng test c2 để xác định sự khác biệt
về tỉ lệ CLGN và tỉ lệ dấu hiệu nghiện Internet với mức ý nghĩa thống kê
p < 0,05. Hồi quy nhị phân đa biến được sử dụng để xác định mối liên
quan của một số yếu tố với CLGN và dấu hiệu nghiện Internet với mức
ý nghĩa thống kê p < 0,05.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường THPT Lê Quý
Đôn và THPT An Dương. Học sinh tự nguyện tham gia khi đã được giải thích
rõ về mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu. Mọi thông tin thu thập được trong
nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan, được bảo mật tuyệt đối và chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, các đối
tượng có quyền từ chối tham gia.
25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của học sinh

Số lượng
Đặc điểm Tỉ lệ (%)
(n=650)

Nam 181 27,85


Giới tính
Nữ 469 72,15

Kinh 645 99,23


Dân tộc
Khác 5 0,77

Gia đình 647 99,54


Người sống cùng
Họ hàng/Người quen 3 0,46

Tình trạng hôn Đang sống cùng nhau 577 88,77


nhân bố mẹ Không sống cùng nhau 73 11,23

Nhận xét: Trong 650 học sinh tham gia nghiên cứu, học sinh nữ chiếm
tỉ lệ 72,15% cao hơn học sinh nam (27,85%). Học sinh thuộc dân tộc Kinh
chiếm đa số với 99,23%. Kết quả nghiên cứu cho thấy 99,54% học sinh tham
gia nghiên cứu sống cùng gia đình và 88,77% có bố mẹ đang sống cùng nhau.
26

Bảng 3.2. Đặc điểm học tập của học sinh


Số lượng
Đặc điểm Tỉ lệ (%)
(n=650)

THPT An Dương 351 54


Trường
THPT Lê Quý Đôn 299 46

Cuối cấp 161 24,77


Khối lớp
Khối khác 489 75,23

Khá/Giỏi 645 99,23


Học lực
Trung bình 5 0,77

Tốt 629 96,77


Hạnh kiểm
TB/Khá 21 3,23

Nhận xét: Nghiên cứu được tiến hành trên 650 học sinh, trường THPT
An Dương có 351 học sinh (54%), trường THPT Lê Quý Đôn có 299 học sinh
(46%). Tỉ lệ học sinh khối lớp cuối cấp tham gia nghiên cứu là 24,77%, các
khối lớp khác là 75,23%. Về xếp loại học lực, phần lớn học sinh có kết quả học
tập đạt loại Khá/Giỏi (99,23%). Có 96,77% học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt,
còn lại 3,23% học sinh xếp loại TB/Khá.
3.2. Thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học
sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022
27

3.2.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu

CLGN Tốt/BT
46,92%
53,08% CLGN Kém

Hình 3.1. Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ của học sinh


Nhận xét: Trong 650 học sinh tham gia nghiên cứu, có 345 học sinh có
CLGN kém chiếm tỉ lệ 53,08%.
Bảng 3.3. Phân bố chất lượng giấc ngủ theo đặc điểm chung
Tốt/BT Kém
CLGN p
Đặc điểm SL % SL %
Nam 119 65,75 62 34,25
Giới < 0,001
Nữ 186 39,66 283 60,34
Kinh 303 46,98 342 53,02
Dân tộc 0,755
Khác 2 40,00 3 60,00
Gia đình 304 46,99 343 53,01
Sống cùng
Họ hàng 1 33,33 2 66,67 0,636
Hôn nhân Sống cùng 273 47,31 304 52,69
0,575
bố mẹ Không cùng 32 43,84 41 56,16

Nhận xét: Tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ CLGN ở giới
nam và giới nữ với p<0,001. Cụ thể, học sinh nữ có tỉ lệ CLGN kém (60,34%)
28

cao hơn học sinh nam (34,25%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tỉ lệ CLGN theo một số đặc điểm như dân tộc, người đang sống cùng và tình
trạng hôn nhân của bố mẹ học sinh (p>0,05).
Bảng 3.4. Phân bố chất lượng giấc ngủ theo đặc điểm học tập
Tốt/BT Kém
CLGN p
Đặc điểm SL % SL %

Trường An Dương 177 50,43 174 49,57


0,052
(THPT) Lê Quý Đôn 128 42,81 171 57,19

Cuối cấp 67 41,61 94 58,39


Khối lớp 0,120
Khối khác 238 48,67 251 51,33

Khá/Giỏi 302 46,82 343 53,18


Học lực 0,556
Trung bình 3 60,00 2 40,00

Tốt 293 46,58 336 53,42


Hạnh kiểm 0,340
TB/Khá 12 57,14 9 42,86

Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu có CLGN kém ở trường
THPT An Dương và THPT Lê Quý Đôn lần lượt là 49,57% và 57,19%. Theo
khối lớp, học sinh cuối cấp có tỉ lệ CLGN kém (58,39%) cao hơn so với học
sinh các khối học khác (51,33%). Học sinh có xếp loại học lực Khá/Giỏi có tỉ
lệ CLGN kém (53,18%) cao hơn nhóm học sinh xếp loại học lực Trung bình
(40%). Tỉ lệ học sinh có CLGN kém ở nhóm xếp loại hạnh kiểm Tốt là 53,41%.
Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ CLGN giữa các
nhóm đối tượng nghiên cứu nêu trên (p>0,05).
29

90

78,57
80

70
62,80
60
51,23
50
43,33 42,58
40

30

20

10

0
Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Hình 3.2. Tỉ lệ học sinh có chất lượng giấc ngủ kém theo mức độ hài lòng
về các mối quan hệ xung quanh
Nhận xét: Học sinh không hài lòng về các mối quan hệ xung quanh có
tỉ lệ CLGN kém cao nhất (78,57%), tiếp đến là mức độ bình thường (62,80%),
hài lòng (51,23%), rất không hài lòng (43,33%) và thấp nhất là mức độ rất hài
lòng (42,58%).
Bảng 3.5. Phân bố chất lượng giấc ngủ theo áp lực học tập
Tốt/BT Kém
CLGN p
Áp lực SL % SL %
Không áp lực 38 69,09 17 30,91
Không nhiều lắm 146 57,48 108 42,52
<0,001
Khá nhiều 89 40,45 131 59,55
Rất nhiều 32 26,45 89 73,55

Nhận xét: Tỉ lệ CLGN kém tăng dần từ không áp lực đến rất nhiều áp
lực. Cụ thể, tỉ lệ CLGN kém ở nhóm HS không chịu áp lực học tập là thấp nhất
30

với 30,91%, ở nhóm HS cảm thấy chịu rất nhiều áp lực là cao nhất (73,55%).
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 3.6. Phân bố chất lượng giấc ngủ theo thói quen, hành vi
Kém Tốt/BT
CLGN
p
Đặc điểm SL % SL %

Sử dụng thiết Có 331 53,65 286 46,35


0,208
bị điện tử Không 14 42,42 19 57,58

Không 125 60,10 83 39,90


Tập thể dục 0,014
Có 220 49,77 222 50,23

Có 275 56,01 216 43,99


Ngủ trưa 0,009
Không 70 44,03 89 55,97

Có 6 60 4 40
Hút thuốc 0,658
Không 339 52,97 301 47,03

Có 176 57,14 132 42,86


Đồ uống caffein 0,049
Không 169 49,42 173 50,58

Có 75 63,03 44 36,97
Biến cố 0,016
Không 270 50,85 261 49,15

Không 36 67,92 17 32,08


Không gian ngủ 0,024
Có 309 51,76 288 48,24

Nhận xét: Tỉ lệ CLGN kém ở HS có ngủ trưa là 56,01% cao hơn có ý


nghĩa thống kê so với HS không ngủ trưa (44,03%) với p=0,009. Học sinh
không tập thể dục có tỉ lệ CLGN kém (60,10%) cao hơn nhóm học sinh có tập
(49,77%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,014). Tỉ lệ CLGN kém ở
31

nhóm có sử dụng và không sử dụng đồ uống chứa caffein lần lượt là 57,14%
và 49,42%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,049. Đối tượng nghiên
cứu gặp biến cố (mất người thân, tai nạn,...) trong 2 tháng gần đây có tỉ lệ
CLGN kém là 63,03% cao hơn nhóm không gặp biến cố (50,85%), sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p=0,016). Tỉ lệ CLGN kém ở HS có không gian ngủ
không thoải mái (67,92%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với HS có không
gian ngủ thoải mái (51,76%), với p=0,024. Không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tỉ lệ CLGN kém theo việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi
đi ngủ và hút thuốc lá (p>0,05).
3.2.2. Thực trạng dấu hiệu nghiện Internet của đối tượng nghiên cứu

29,08% Không có dấu hiệu nghiện Internet


Có dấu hiệu nghiện Internet

70,92%

Hình 3.3. Tỉ lệ dấu hiệu nghiện Internet của học sinh

Nhận xét: Trong 650 học sinh tham gia nghiên cứu, có 189 học sinh có
dấu hiệu nghiện Internet (29,08%) thấp hơn số học sinh không có dấu hiệu
nghiện Internet là 461 học sinh chiếm 70,92%.
32

Bảng 3.7. Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo đặc điểm chung

Dấu hiệu IA Không Có


p
Đặc điểm SL % SL %

Nam 147 81,22 34 18,78


Giới < 0,001
Nữ 314 66,95 155 33,05

Kinh 457 70,85 188 29,15


Dân tộc 0,654
Khác 4 80,00 1 20,00

Gia đình 459 70,94 188 29,06


Sống cùng 0,871
Họ hàng 2 66,67 1 33,33

Hôn nhân Sống cùng 411 71,23 166 28,77


0,628
bố mẹ Không cùng 50 68,49 23 31,51

Nhận xét: Tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có dấu hiệu
nghiện Internet ở giới nam và giới nữ với p<0,001. Cụ thể, tỉ lệ học sinh nữ có
dấu hiệu nghiện Internet (33,05%) cao hơn học sinh nam (18,78%). Không tồn
tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ dấu hiệu nghiện Internet theo một
số đặc điểm như dân tộc, người đang sống cùng và tình trạng hôn nhân của bố
mẹ học sinh (p>0,05).
33

Bảng 3.8. Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo đặc điểm học tập

Dấu hiệu IA Không Có


p
Đặc điểm SL % SL %

Trường An Dương 248 70,66 103 29,34


0,871
(THPT) Lê Quý Đôn 213 71,24 86 28,76

Cuối cấp 116 72,05 45 27,95


Khối lớp 0,717
Khối khác 345 70,55 144 29,45

Khá/Giỏi 458 71,01 187 28,99


Học lực 0,589
Trung bình 3 60,00 2 40,00

Hạnh Tốt 446 70,91 183 29,09


0,959
kiểm TB/Khá 15 71,43 6 28,57

Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu nghiện Internet ở
trường THPT An Dương và THPT Lê Quý Đôn lần lượt là 29,34% và 28,76%.
Theo khối lớp, học sinh cuối cấp có tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet (27,95%)
thấp hơn so với học sinh các khối khác (29,45%). Học sinh có xếp loại học lực
Trung bình có dấu hiệu nghiện Internet (40%) cao hơn nhóm học sinh xếp loại
học lực Khá/Giỏi (28,99%). Tỉ lệ học sinh có dấu hiệu nghiện Internet ở nhóm
xếp loại hạnh kiểm Tốt là 29,09%. Tuy nhiên, không tồn tại sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet với các đặc điểm học tập
của học sinh (p>0,05).
34

40

35,29
35
31,94

30

25,77
25

20 19,23

15

10

0
Mục đích giải trí Mục đích học tập Mục đích giao tiếp Tìm kiếm tin tức

Hình 3.4. Tỉ lệ học sinh có dấu hiệu nghiện Internet


theo mục đích sử dụng Internet

Nhận xét: Học sinh sử dụng Internet cho mục đích tìm kiếm tin tức có
tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet cao nhất (35,29%); tiếp đến là mục đích giải
trí, mục đích giao tiếp, mục đích học tập với tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet
lần lượt là 31,94%, 25,77% và 19,23%.
35

Bảng 3.9. Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo thói quen, hành vi
Có Không
Dấu hiệu IA
p
Đặc điểm SL % SL %
Thời gian ³ 3h/ngày 181 30,68 409 69,32
0,005
sử dụng < 3h/ngày 8 13,33 52 86,67

Thời điểm Tối đêm 179 29,39 430 70,61


0,495
sử dụng Ban ngày 10 24,39 31 75,61

Thể dục Không tập 87 41,83 121 58,17


< 0,001
thể thao Có tập 102 23,08 340 76,92
Không 6 10,91 49 89,09

Áp lực học Không nhiều 60 23,62 194 76,38


< 0,001
tập thi cử Khá nhiều 75 34,09 145 65,91
Rất nhiều 48 39,67 73 60,33

Nhận xét: Học sinh có thời gian sử dụng Internet ³ 3h/ngày có khả năng
có dấu hiệu nghiện Internet cao gấp 2,88 lần học sinh sử dụng Intertnet dưới
3h/ngày, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,005. Tỉ lệ có dấu hiệu
nghiện Internet ở học sinh không tập thể dục (41,83%) cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với học sinh có tập thể dục (23,08%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p<0,001). Tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet ở nhóm học sinh cảm thấy có
rất nhiều áp lực học tập là cao nhất (39,67%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p<0,001). Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có dấu
hiệu nghiện Internet theo thời điểm sử dụng Internet (p>0,05).
36

Bảng 3.10. Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo mức độ hài lòng về các
mối quan hệ xung quanh

Dấu hiệu IA Không Có


p
Mức độ SL % SL %

Rất không hài lòng 24 80,00 6 20,00

Không hài lòng 8 57,14 6 42,86

Bình thường 124 59,90 83 40,10 <0,001

Hài lòng 178 72,95 66 27,05

Rất hài lòng 127 81,94 28 18,06

Nhận xét: Tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet ở nhóm học sinh không hài
lòng với các mối quan hệ xung quanh là cao nhất (42,86%), nhóm rất hài lòng
là thấp nhất (18,06%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện
Internet của học sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022
Bảng 3.11. Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ theo dấu hiệu nghiện Internet

Kém Tốt/BT OR
CLGN
p
SL % SL % (95% CI)
Dấu hiệu IA
Có 127 67,20 62 32,80 2,28
<0,001
Không 218 47,29 243 52,71 (1,579 – 3,313)

Nhận xét: Xác suất xuất hiện CLGN kém ở học sinh có dấu hiệu nghiện
Internet cao hơn gấp 2,28 lần nhóm học sinh không có dấu hiệu nghiện Internet.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê với p<0,001.
37

Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ
Yếu tố OR 95% CI p
Cuối cấp 1,07
Khối lớp 0,72 - 1,59 0,728
Khác 1
Nữ 2,54
Giới tính 1,71 - 3,76 <0,001
Nam 1
Có 1,79
Dấu hiệu IA 1,21 - 2,63 0,003
Không 1
Dùng thiết bị điện tử Có 1,02
0,46 - 2,23 0,964
trước khi ngủ Không 1
Không 1,32
Tập thể dục 0,90 - 1,93 0,153
Có 1
Có 0,62
Ngủ trưa 0,41 - 0,93 0,021
Không 1
Có 0,95
Hút thuốc lá 0,25 - 3,59 0,942
Không 1
Có 1,35
Đồ uống chứa caffein 0,96 - 1,91 0,079
Không 1
Có 1,53
Biến cố 0,98 - 2,39 0,061
Không 1
Không thoải mái 1,59
Không gian ngủ 0,81 - 3,12 0,176
Thoải mái 1
Không hài lòng 2,59
Mối quan hệ 0,66 - 10,13 0,170
Hài lòng 1
Rất nhiều 2,85
Áp lực học tập 1,79 - 4,55 <0,001
Không 1
38

Nhận xét: Mô hình hồi quy nhị phân đa biến đánh giá mối liên quan giữa
các đặc điểm của học sinh và CLGN đã chỉ ra: giới tính nữ; có dấu hiệu nghiện
Internet; có ngủ trưa; cảm thấy rất nhiều áp lực học tập liên quan có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) đến CLGN kém của học sinh với OR (95% CI) lần lượt là:
2,54 (1,71 - 3,76); 1,79 (1,21 - 2,63); 0,62 (0,41 - 0,93); 2,85 (1,79 - 4,55).
39

Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan đến dấu hiệu nghiện Internet
Yếu tố OR 95% CI p
Cuối cấp 0,78
Khối lớp 0,51 - 1,18 0,240
Khác 1
Nữ 1,63
Giới tính 1,03 - 2,59 0,036
Nam 1
Trung bình 3,75
Học lực 0,58 - 24,11 0,164
Khá/Giỏi 1
Kém 1,88
CLGN 1,29 - 2,75 <0,001
Tốt/BT 1
³ 3h/ngày 2,25
Thời gian sử dụng 1,00 - 5,05 0,049
< 3h/ngày 1
Buổi tối đêm 1,20
Thời điểm sử dụng 0,55 - 2,61 0,644
Ban ngày 1
Tại nhà 0,97
Địa điểm sử dụng 0,64 - 1,47 0,885
Địa điểm khác 1
Giải trí 1,35
Mục đích sử dụng 0,91 - 2,01 0,139
Mục đích khác 1
Không hài lòng 1,68
Mối quan hệ 0,54 - 5,25 0,375
Hài lòng 1
Rất nhiều 1,55
Áp lực học tập 0,99 - 2,42 0,050
Không 1
Không 2,13
Tập thể dục 1,47 - 3,08 <0,001
Có 1
Có 1,37
Hút thuốc lá 0,36 - 5,19 0,644
Không 1
40

Nhận xét: Mô hình hồi quy nhị phân đa biến đánh giá mối liên quan giữa
các đặc điểm của học sinh và dấu hiệu nghiện Internet cho thấy: giới tính nữ;
có CLGN kém; sử dụng Internet ³ 3h/ngày; rất nhiều áp lực học tập và không
tập thể dục thể thao liên quan có ý nghĩa thống kê đến có dấu hiệu nghiện
Internet của học sinh với OR (95% CI) lần lượt là: 1,63 (1,03 - 2,59); 1,88 (1,29
- 2,75); 2,25 (1,00 - 5,05); 1,55 (0,99 - 2,42); 2,13 (1,47 - 3,08).
41

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học
sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022
Nghiên cứu tiến hành trên 650 học sinh đang theo học tại trường THPT
An Dương và THPT Lê Quý Đôn Hải Phòng năm 2022. Kết quả cho thấy học
sinh tham gia nghiên cứu có tỉ lệ nam (27,85%) thấp hơn so với nữ (72,15%)
và chủ yếu học sinh thuộc dân tộc Kinh (99,23%). Tỉ lệ học sinh trường THPT
An Dương tham gia nghiên cứu (54%) cao hơn THPT Lê Quý Đôn (46%),
trong đó học sinh khối lớp cuối cấp (lớp 12) chiếm tỉ lệ 24,77% và tỉ lệ các khối
lớp khác (khối lớp 10 và 11) là 75,23%, tỉ lệ này phù hợp với sự phân bố số
học sinh theo trường THPT An Dương và THPT Lê Quý Đôn.
4.1.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ
Kết quả của chúng tôi cho thấy, trong 650 học sinh tham gia nghiên cứu
có đến 53,08% học sinh có CLGN kém. Kết quả này cao hơn nhiều so với kết
quả nghiên cứu trên đối tượng sinh viên Y đa khoa trường Đại học Y Dược Hải
Phòng của tác giả Hoàng Thị Thuận (2020) (44,5%) [41]. Theo nghiên cứu
“Chất lượng giấc ngủ và cảm giác buồn ngủ ban ngày của các bác sĩ lâm sàng
làm việc tại Trung tâm chăm sóc bậc ba ở Sikkim, Ấn Độ năm 2020” của Dey
R, Dutta S và cộng sự cho kết quả tỉ lệ CLGN kém là 28,3% [55]. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ CLGN kém đang ở mức khá cao, vì vậy vấn đề này
cần được quan tâm và chú ý nhiều hơn để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. Tính không đồng nhất trong các
kết quả có thể do sự khác biệt về bản chất đối tượng nghiên cứu, sử dụng các
bộ công cụ khảo sát CLGN khác nhau.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tỉ lệ CLGN ở giới nam và giới nữ với p<0,001. Cụ thể, học sinh nữ có tỉ lệ
CLGN kém (60,34%) cao hơn học sinh nam (34,25%) (bảng 3.3). Một nghiên
42

cứu tại Peru [56] trên 2458 sinh viên tham gia cũng cho kết quả tương đồng với
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ sinh viên nữ có CLGN kém (63,5%) lớn hơn
sinh viên nam (57,3%) (p<0,001), nghiên cứu trên được thực hiện trên cỡ mẫu
lớn nhưng có sự chênh lệch đáng kể về số lượng sinh viên nam, nữ (965 nam
và 1493 nữ) vì vậy có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ CLGN kém ở mỗi giới. Nghiên
cứu của Cheng [57] trên sinh viên tại Đài Loan cũng chỉ ra có sự liên quan đáng
kể giữa tỉ lệ CLGN và giới nữ, nhưng nghiên cứu sử dụng thang đo PSQI tại
điểm cắt là 6, khác biệt về điểm cắt với nghiên cứu của chúng tôi. Có thể thấy
nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ
CLGN theo giới tính, do đó giới tính có thể đóng vai trò như một yếu tố quan
trọng trong việc xem xét các yếu tố liên quan đến CLGN.
Theo đặc điểm học tập, học sinh khối lớp cuối cấp có tỉ lệ CLGN kém
(58,39%) cao hơn học sinh các khối lớp còn lại. Học sinh có xếp loại học lực
Khá/Giỏi có CLGN kém (53,18%) cao hơn so với học sinh xếp loại học lực
Trung bình (40%). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về CLGN theo khối lớp, xếp loại học lực và xếp loại
hạnh kiểm (p>0,05). Vì vậy, CLGN của học sinh có thể không phụ thuộc theo
các đặc điểm học tập.
Chất lượng giấc ngủ là một cấu trúc đa chiều có thể bị ảnh hưởng bởi các
mối quan hệ xung quanh, mức độ hài lòng về các mối quan hệ cá nhân đã được
chứng minh có thể góp phần tích cực vào CLGN [58]. Trong nghiên cứu này,
học sinh không hài lòng về các mối quan hệ xung quanh có tỉ lệ CLGN kém
cao nhất (78,57%) và thấp nhất là rất hài lòng (42,58%) (hình 3.2), sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Mối quan hệ bạn bè tích cực rất có ảnh
hưởng và có thể góp phần mang đến CLGN tốt cho học sinh. Kết quả tương tự
cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của tác giả Tavernier, mức độ hài lòng về
các mối quan hệ xung quanh của sinh viên đại học càng cao thì CLGN của họ
43

càng tốt [59]. Mối quan hệ thân mật giữa các cá nhân trong gia đình có thể được
coi là yếu tố bảo vệ, thúc đẩy nhận thức về sự an toàn, hỗ trợ đồng thời có thể
ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng và CLGN. Một nghiên cứu trước đây trên
mẫu lớn thanh thiếu niên từ 11 – 15 tuổi nhận định rằng cảm thấy hài lòng với
mối quan hệ gia đình là dấu hiệu dự đoán có CLGN tốt, phát hiện này đúng với
bất kể giới tính và tuổi tác [58].
Nghiên cứu còn tìm thấy mối liên quan giữa áp lực học tập với CLGN,
tỉ lệ CLGN kém của học sinh tăng đần từ không áp lực (30,91%) đến rất nhiều
áp lực (73,55%) (p<0,001) (bảng 3.5). Kết quả trên tương đồng với một nghiên
cứu thực hiện trên đối tượng sinh viên Y khoa (2015), những sinh viên không
có áp lực học tập có tỉ lệ CLGN kém thấp hơn những sinh viên chịu nhiều áp
lực học tập với p<0,05 [60]. Kết quả trên có thể được lí giải do những căng
thẳng của học sinh với lịch thi, điểm số, kì vọng của bố mẹ đè nặng lên tâm lý,
tinh thần có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến CLGN.
Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa CLGN và hoạt động thể dục thể thao của học sinh: học sinh không tập thể
dục có xác xuất xuất hiện CLGN kém cao gấp 1,52 lần nhóm có tập (p=0,014;
95% CI: 1,07 – 2,15). Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng việc tập luyện thể dục
thể thao giúp học sinh thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực trong học tập và
sinh hoạt, mang lại lợi ích cho sức khỏe từ đó có thể mang lại CLGN tốt hơn.
Hoạt động thể chất được xác định là một yếu tố có thể có cả tác động tích cực
và tiêu cực đến CLGN, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cường độ tập,
thời gian tập và loại hình của hoạt động thể chất. Nghiên cứu của Nguyễn Công
Cường [61] tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN và tần suất
tập thể dục của sinh viên, sinh viên tập 3-4 ngày/tuần có tỉ lệ CLGN kém ít hơn
nhóm sinh viên tập với tần suất ít hơn.
44

Theo Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ [62] (National Sleep Foundation – NSF),
ngủ trưa cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối theo các cách sau:
ngủ trưa quá muộn đến tối sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn; thời gian ngủ trưa quá
dài, ngủ trưa quá 1 tiếng sẽ gây khó ngủ vào ban đêm. NSF khuyến cáo chỉ nên
ngủ trưa trong khoảng 20 phút, khi đó con người rơi vào trạng thái không ngủ
hoặc mức độ nhẹ nhất của giấc ngủ. Nếu ngủ lâu hơn sẽ bước vào giai đoạn
ngủ sâu, khi thức dậy có thể cảm thấy ít tỉnh táo hơn so với ban đầu. Như vậy
có thể cho rằng việc ngủ trưa muộn và kéo dài sẽ dẫn đến khó ngủ vào ban đêm,
từ đó làm giảm CLGN. Tỉ lệ CLGN kém trong nhóm học sinh không ngủ trưa
trong nghiên cứu của chúng tôi là 44,03% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm có ngủ trưa (p=0,009).
Có nhiều loại chất kích thích ảnh hưởng đến số lượng và CLGN, chủ yếu
là caffein, nicotine trong thuốc lá và đồ uống có cồn, trong đó phổ biến nhất là
caffein. Caffein được tìm thấy trong cà phê, trà, đồ uống có ga, nước tăng
lực,...Cơ chế hoạt động của caffein là ngăn chặn các thụ thể adenosine, từ đó
tăng cường sự tỉnh táo và tập trung nên việc sử dụng caffeine vào buổi tối hiển
nhiên gây khó ngủ và dẫn đến CLGN kém [63]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng
cho kết quả tỉ lệ CLGN kém ở học sinh có sử dụng đồ uống chứa caffein
(57,14%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không sử dụng (49,42%)
với p=0,049.
Không gian ngủ cũng là một trong những yếu tố được các nghiên cứu
chú ý đến khi đánh giá CLGN. Khi đối tượng nghiên cứu cảm thấy thoải mái
với không gian ngủ thì họ có thể đi vào giấc ngủ dễ hơn, có giấc ngủ sâu hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thuận (2020) về CLGN của
sinh viên trường Đại học Y dược Hải Phòng, sinh viên có không gian ngủ không
thoải mái có xác suất xuất hiện CLGN kém cao hơn gấp 1,97 lần so với nhóm
còn lại [41]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương đồng với nghiên
45

cứu trên, học sinh không thấy thoải mái với không gian ngủ có tỉ lệ CLGN kém
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cảm thấy thoải mái với không gian
ngủ ngủ (bảng 3.6).
4.1.2. Thực trạng dấu hiệu nghiện Internet
Sự ra đời của Internet là cột mốc đánh dấu cho một bước phát triển vượt
bậc của khoa học và công nghệ. Internet mang đến kho dữ liệu khổng lồ, đa
dạng các tiện ích phục vụ cho công việc, học tập cũng như các hoạt động giải
trí. Internet đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con
người. Theo nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, có hơn 90%
học sinh sử dụng Internet hàng ngày [44]. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100%
học sinh trường THPT An Dương và THPT Lê Quý Đôn có sử dụng Internet.
Điều này một lần nữa khẳng định mức độ phổ biến, khả năng tiếp cận dễ dàng
cũng như tầm quan trọng của Internet. Tuy nhiên, có đến 29,08% học sinh có
dấu hiệu nghiện Internet (hình 3.3). Tỷ lệ có dấu hiệu nghiện Internet trong
nghiên cứu này có kết quả thấp hơn so với một số nghiên cứu được thực hiện
trước đó như nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Ngọc trên đối tượng học sinh
THPT tại Nam Định (37,1%) [64]; nghiên cứu tại Đồng Nai năm 2017 (51,1%)
[9]. Tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet có sự khác biệt giữa các nghiên cứu như
vậy có thể do sự khác khau về đối tượng nghiên cứu, phương pháp đánh giá
cũng như cỡ mẫu tham gia khảo sát. Học sinh khối lớp cuối cấp (lớp 12) có tỉ
lệ có dấu hiệu nghiện Internet (27,95%) thấp hơn các khối lớp còn lại (29,45%).
Kết quả này của chúng tôi cũng đồng nhất với kết quả trong nghiên cứu của Võ
Kim Duy [44]. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi không chỉ ra
được mối liên quan có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ dấu hiệu nghiện Internet theo
khối lớp. Do đó, khối lớp có thể không đóng vai trò như một yếu tố quan trọng
trong việc xem xét yếu tố liên quan đến nghiện Internet. Có thể thấy tình trạng
nghiện Internet đang ngày càng phổ biến và cần được quan tâm nhất là ở lứa
46

tuổi thanh thiếu niên để có những biện pháp kịp thời, phù hợp phòng chống sự
phát triển các dấu hiệu thành nghiện Internet sau này.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ
lệ có dấu hiệu nghiện Internet ở giới nam và giới nữ (p<0,001). Cụ thể, học
sinh nữ có tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet (33,05%) cao hơn học sinh nam
(18,78%) (bảng 3.7). Một nghiên cứu về thực trạng nghiện Internet trên sinh
viên Y tại Đại học Tanta, Ai Cập cũng cho kết quả tương tự, tỉ lệ nghiện Internet
ở sinh viên nữ (71,5%) cao hơn sinh viên nam (28,5%) [40]. Tuy nhiên, một
nghiên cứu khác thực hiện trên đối tượng học sinh THCS tại Đà Nẵng năm
2020 lại cho kết quả ngược lại. Xét theo giới tính, tỉ lệ nghiện Internet ở nhóm
học sinh nam và học sinh nữ lần lượt là 65,6% và 33,4% [51]. Điều này có thể
giải thích được là do bản tính của nam giới vốn mạnh mẽ, thích khám phá nhưng
khả năng kiểm soát, kiềm chế lại thấp hơn nữ giới. Khác biệt về tỉ lệ có dấu
hiệu nghiện Internet và giới tính giữa các nghiên cứu có thể do sự khác khau
về đối tượng tham gia nghiên cứu.
Theo Namrata, việc sử dụng Internet quá nhiều có thể làm giảm CLGN
từ đó ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên trong lớp học và quá trình nghe
giảng. Chính vì vậy, kết quả học tập kém thường gặp ở nhóm có dấu hiệu
nghiện Internet [52]. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra học sinh có xếp loại
học lực Trung bình có tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet (40%) cao hơn nhóm
học sinh xếp loại học lực Khá/Giỏi (28,99%). Chúng tôi đặt giả định học sinh
xếp loại học lực Khá/Giỏi có tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet thấp hơn có thể
do dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập. Nghiên cứu của Hồ Thị Linh Đan
trên sinh viên đại học tại Huế năm 2018 đã chứng minh sinh viên có thói quen
đọc sách trong thời gian rảnh có nguy cơ nghiện Internet thấp hơn do thời gian
tập trung vào việc đọc sách sẽ làm giảm thời gian sử dụng Internet ngoài mục
đích học tập, từ đó giảm nguy cơ nghiện Internet [65]. Tỉ lệ học sinh có dấu
47

hiệu nghiện Internet theo xếp loại hạnh kiểm mức Tốt và TB/Khá lần lượt là
29,09% và 28,57% (bảng 3.8). Tuy nhiên không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về dấu hiệu nghiện Internet theo đặc điểm học tập của học sinh
(p>0,05). Điều này cho thấy thói quen sử dụng Internet của học sinh có thể
không phụ thuộc vào xếp loại học lực và xếp loại hạnh kiểm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet trên
học sinh sử dụng Internet cho mục đích tìm kiếm thông tin là cao nhất (35,29%)
và thấp nhất cho mục đích học tập (19,23%) (hình 3.4). Một nghiên cứu khác
tiến hành khảo sát trên đối tượng sinh viên Y ở Marốc, có tới 96% sinh viên sử
dụng Internet để tìm kiếm thông tin y tế, 85% cho các hoạt động giải trí và 86%
sử dụng trong việc trao đổi thư từ [66]. Cũng theo Võ Kim Duy, đa số học sinh
khi sử dụng Internet đều truy cập vào các trang mạng xã hội (92,4%), một số
hoạt động khác cũng chiếm tỉ lệ khá cao như nghe nhạc (77,8%), xem phim
(75,1%), học tập (72,8%) [44]. Có thể thấy được sự đa dạng trong mục đích sử
dụng Internet, vì vậy tỉ lệ nghiện Internet ở đối tượng tham gia nghiên cứu với
các mục đích khác nhau cũng có thể không đồng nhất giữa các nghiên cứu.
Theo Lam (2015), môi trường sống và hoạt động công việc như áp lực
liên quan đến học tập, khó khăn trong gia đình, thiếu sự hài lòng vào gia đình
là yếu tố nguy cơ cho việc xuất hiện và duy trì hành vi sử dụng Internet tiêu
cực [67]. Từ bảng 3.9 và 3.10, tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet ở nhóm học sinh
không hài lòng với các mối quan hệ xung quanh (42,86%) và ở nhóm cảm thấy
rất nhiều áp lực học tập (39,67%) là cao nhất, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p<0,001. Theo một nghiên cứu khác tại Thành phố Hồ Chí Minh, đối
với nhóm học sinh có dấu hiệu nghiện Internet, tỉ lệ các học sinh này cảm thấy
vui khi học tại trường, cảm thấy gần gũi với mọi người trong trường đều thấp
hơn có ý nghĩa thống kê so với các tỉ lệ này ở nhóm học sinh không có dấu hiệu
nghiện Internet với các giá trị OR<1 và p<0,05 [44].
48

Về đặc điểm hành vi, học sinh có thời gian sử dụng Internet từ 3 giờ/ngày
trở lên có xác suất xuất hiện dấu hiệu nghiện Internet cao gấp 2,88 lần nhóm
học sinh sử dụng dưới 3 giờ/ngày (OR = 2,88; 95% CI: 1,32 – 7,15; p=0,005).
Mối liên quan giữa nghiện Internet và thời gian sử dụng Internet được tìm thấy
tương đồng với nghiên cứu của Trần Minh Trí [53]. Tuy nhiên, đây là nghiên
cứu cắt ngang nên khó khăn trong việc đánh giá chiều hướng liên quan. Hiện
vẫn chưa rõ học sinh dành nhiều thời gian để truy cập Internet góp phần vào
nghiện Internet hay nghiện Internet khiến học sinh dành nhiều thời gian sử dụng
hơn. Thể dục thể thao cũng được chứng minh là là một yếu tố quan trọng liên
quan đến tình trạng nghiện Internet, đã có một số liệu pháp thể dục được nghiên
cứu áp dụng thử nghiệm trên các trường hợp nghiện Internet và cho thấy hiệu
quả cao [68][69]. Từ bảng 3.9, tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet ở học sinh
không tập thể dục (41,83%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm học sinh
có tập thể dục (23,08%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Nghiên cứu của Tateno và cộng sự (2019) cũng cho kết quả tương tự, chứng
minh việc tập thể dục thể thao có ảnh hưởng đáng kể đến dấu hiệu nghiện
Internet của sinh viên [54].
4.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện
Internet của học sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022
4.2.1. Yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ
Với tỉ lệ phổ biến cao và gánh nặng về CLGN kém ở học sinh, việc
nghiên cứu và xác định các yếu tố liên quan có thể thay đổi được để có thể được
nhắm mục tiêu nhằm ngăn ngừa hoặc cải thiện các vấn đề về giấc ngủ là một
mục tiêu nghiên cứu quan trọng. Do sự gia tăng mạnh mẽ việc sử dụng mạng
xã hội và Internet trong những năm gần đây, một số nghiên cứu cũng đã đưa
cảnh báo về các tác động tiêu cực của việc sử dụng Internet quá mức đối với
CLGN và sức khoẻ tâm thần [70].
49

Theo nghiên cứu của chúng tôi, học sinh có dấu hiệu nghiện Internet có
xác suất xuất hiện CLGN kém cao hơn gấp 1,79 lần nhóm còn lại (OR=1,79 và
95% CI: 1,21 - 2,63). Nghiên cứu về sự tác động của nghiện Internet đến học
sinh THCS của tác giả Phạm Thị Kim Yến và cộng sự, tỉ lệ học sinh nghiện
Internet khá cao chiếm 39%, nhóm học sinh nghiện Internet có CLGN kém cao
gấp 3,75 lần so với nhóm còn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p=0,01 [70]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Ozalp Ekinci,
16% thanh thiếu niên có CLGN kém hoặc rất kém. Tổng điểm trung bình của
IAS (nghiện Internet) là 35,56 ± 13,87. Những thanh thiếu niên có điểm nghiện
Internet cao hơn cho biết họ đi ngủ muộn hơn vào ban đêm, cần nhiều thời gian
hơn để ngủ và có số lần thức giấc tăng lên trong đêm so với nhóm thanh niên
có điểm nghiện Internet thấp hơn (p=0,001) [71].
Mô hình hồi quy nhị phân đa biến đánh giá các mối liên quan đến CLGN
kém bên cạnh khẳng định vai trò của có dấu hiệu nghiện Internet, cũng đã khẳng
định mối liên quan độc lập giữa giới tính nữ; có ngủ trưa; cảm thấy rất nhiều
áp lực học tập là những yếu tố liên quan độc lập đến CLGN kém trên học sinh.
4.2.2. Yếu tố liên quan đến dấu hiệu nghiện Internet
Từ mô hình nhị phân đa biến đánh giá mối liên quan, học sinh có CLGN
kém có khả năng có dấu hiệu nghiện Internet cao hơn gấp 1,88 lần nhóm học
sinh có CLGN Tốt/BT với OR và 95% CI lần lượt là 1,88 và 1,29 - 2,75. Theo
nghiên cứu của Yafei Tan và cộng sự (2016) tại Trung Quốc, trong số những
thanh thiếu niên có CLGN kém thì có 17,2% nghiện Internet và [72]. Jahan
[73] nghiên cứu trên đối tượng sinh viên Đại học Y khoa của Bangladesh cũng
cho thấy kết quả tương tự rằng khi chất lượng giấc ngủ kém tăng lên thì tình
trạng nghiện Internet tăng lên. Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng chứng
minh mối quan hệ chặt chẽ giữa CLGN và nghiện Internet, theo đó CLGN kém
là một yếu tố dự báo về tình trạng nghiện Internet [70].
50

Kết quả mô hình hồi quy nhị phân đa biến có đánh giá các mối liên quan
đến dấu hiệu nghiện Internet không chỉ khẳng định CLGN kém có liên quan
đến dấu hiệu nghiện Internet mà cũng đã khẳng định lại một lần nữa vai trò của
giới tính nữ; thời gian sử dụng Internet ³ 3h/ngày; rất nhiều áp lực học tập và
không tập thể dục thể thao là những yếu tố liên quan độc lập đến dấu hiệu
nghiện Internet (bảng 3.13).
4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu
Ưu điểm: Vấn đề nghiên cứu có tính mới; Phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên phân tầng tỉ lệ mang tính đại diện cao cho quần thể nghiên cứu; Kết quả
của nghiên cứu có thể được dùng để bổ sung, phát triển thêm cho các nghiên
cứu sâu hơn sau này.
Hạn chế: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt
ngang, bằng chứng khoa học đưa ra không được cao, mới chỉ nêu ra được thực
trạng, không giải thích được mối quan hệ nhân quả của các yếu tố; Việc phụ
thuộc vào bảng hỏi cho đối tượng nghiên cứu tự báo cáo không đảm bảo được
tính chính xác của thông tin cần thu thập; Chủ đề nghiên cứu nhắm vào các vấn
đề và hành vi tiêu cực, vì vậy khi cung cấp thông tin đối tượng có thể sẽ có xu
hướng phòng vệ.
51

KẾT LUẬN

1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học
sinh THPT tại Hải Phòng năm 2022
1.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ
- Tỉ lệ học sinh có CLGN kém là 53,08%, trong đó tỉ lệ CLGN kém của
học sinh nữ (60,34%) cao hơn học sinh nam (34,25%).
- Tỉ lệ CLGN kém của Trường THPT An Dương và THPT Lê Quý Đôn
lần lượt là 49,57% và 57,19%.
1.2. Thực trạng dấu hiệu nghiện Internet
- Trong 650 học sinh tham gia nghiên cứu, 100% học sinh sử dụng
Internet; 29,08% học sinh có dấu hiệu nghiện Internet; học sinh nữ có tỉ
lệ có dấu hiệu nghiện Internet cao hơn học sinh nam.
- Tỉ lệ học sinh có dấu hiệu nghiện Internet của trường THPT An Dương
và THPT Lê Quý Đôn lần lượt là 29,34% và 28,76%.
2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện
Internet của học sinh THPT tại Hải Phòng năm 2022
- Các yếu tố: giới tính nữ; có dấu hiệu nghiện Internet; có ngủ trưa; cảm
thấy rất nhiều áp lực học tập liên quan có ý nghĩa thống kê đến CLGN
kém của học sinh (p<0,05) với OR (95% CI) lần lượt là: 2,54 (1,71 -
3,76); 1,79 (1,21 - 2,63); 0,62 (0,41 - 0,93); 2,85 (1,79 - 4,55).
- Các yếu tố: giới tính nữ; có CLGN kém; sử dụng Internet ³ 3h/ngày; rất
nhiều áp lực học tập và không tập thể dục thể thao liên quan có ý nghĩa
thống kê đến có dấu hiệu nghiện Internet của học sinh (p<0,05) với OR
(95% CI) lần lượt là: 1,63 (1,03 - 2,59); 1,88 (1,29 - 2,75); 2,25 (1,00 -
5,05); 1,55 (0,99 - 2,42); 2,13 (1,47 - 3,08).
52

KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị
nhằm nâng cao CLGN và kiểm soát sớm các trường hợp có dấu hiệu nghiện
Internet, hạn chế tiến triển thành nghiện Internet:
1. Khuyến khích học sinh thực hiện một số thói quen hành vi để nâng cao
CLGN: hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tăng cường hoạt
động thể dục thể thao, hoạt động giao lưu bạn bè, dành nhiều thời gian
hơn cho gia đình để cải thiện các mối quan hệ cá nhân.
2. Gia đình và nhà trường cần tạo điều kiện, khuyến khích học sinh tham
gia tích cực các hoạt động ngoại khoá, tạo ra những sân chơi lành mạnh
nhằm nâng cao khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần; dành thời gian cho hoạt
động khác sẽ làm giảm thời gian sử dụng Internet ngoài mục đích học
tập từ đó giảm nguy cơ nghiện Internet; đồng thời có giải pháp can thiệp
kịp thời giúp học sinh nhận thức và quản lý tốt việc sử dụng Internet.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AlDabal L, BaHammam A.S (2011), "Metabolic, endocrine, and immune


consequences of sleep deprivation", Open Respir Med J., pp. 5:31–43.
2. Baohua Liu et al. (2020), "Sleep Quality of Students from Elementary
School to University: A Cross-Sectional Study", Nature and Science of
Sleep 12: 855–64.
3. J G P, O’Brien F, Haynie DL (2018), “Adolescent sleep insufficiency one
year after high school”, J Adolesc, 165–170.
4. A I C, C A Y, Richardson CG (2019), “Chronic sleep disturbance, not
chronic sleep deprivation, is associated with self-rated health in
adolescents”, Prev Med, 124:11–16.
5. Liu X, Buysse DJ (2006), “Sleep and youth suicidal behavior: a neglected
field”, Curr Opin Psychiatry, 19(3):288–293.
6. Chaudhari B et al (2015), “Internet addiction and its determinants among
medical students”, Industrial psychiatry journal, 24(2):158.
7. Internet World Stats (2020). Internet Usage in Asia. URL:
https://www.internetworldstats.com/stats3.htm.
8. Kuss DJ, Lopez-Fernandez O (2016), “Internet addiction and problematic
Internet use: A systematic review of clinical research”, World J Psychiatry;
6:143.
9. Nguyễn Trường Viên và cộng sự (2018), “Mối liên quan giữa nghiện
Internet và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ Thành
phố Biên Hòa, Đồng Nai”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(1):339-346.
10. Đoàn Thị Linh Hiếu (2019), “Tỉ lệ nghiện Internet và mối liên quan với
trầm cảm ở học sinh THPT Lê Lợi, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên năm
2019”, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng, Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Minh Tâm và cộng sự (2017), "Mối Liên quan giữa mức độ sử
dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học
sinh trung học phổ thông và sinh viên". Tạp chí Y Dược học, Tập 7(4).
12. Carskadon Mary A R.A. (2011), "Monitoring and staging human sleep",
Principles and practice of sleep medicine, 16-26.
13. Mirghani H.O., et al. (2015), "Good sleep quality is associated with better
academic performance among Sudanese medical students", BMC Res
Notes, 8.
14. Jirayucharoensak, et al (2014), "EEG-based emotion recognition using
deep learning network with principal component based covariate shift
adaptation", The Scientific World Journal.
15. Buysse DJ, et al (1989), “The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new
instrument for psychiatric practice and research”, Psychiatry Research,
28(2), 193–213.
16. Tô Minh Ngọc và cộng sự (2013), “Thang đo chất lượng giấc ngủ
Pittsburgh phiên bản Tiếng Việt”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 18(6).
17. Rasch, B. và Born, J. (2013), "About sleep's role in memory", Physiol Rev.
93(2), 681-766.
18. Ohayon M, et al (2017), “National Sleep Foundation’s sleep quality
recommendations: first report”, Sleep Health: Journal of the National Sleep
Foundation, 3(1), 6–19.
19. Paruthi S, et al (2016), “Recommended amount of sleep for pediatric
populations: a consensus statement of the American Academy of Sleep
Medicine”, Journal of Clinical Sleep Medicine, 1212(11):1549–61.
20. McCall C, & McCall WV (2012), “Objective vs. subjective measurements
of sleep in depressed insomniacs: first night effect or reverse first night
effect?”, Journal of Clinical Sleep Medicine, 8(01), 59–65.
21. Cormier RE (1990), “Sleep Disturbances. In: Walker HK, Hall WD, Hurst
JW(Eds.)”, Clinical Methods: The History, Physical, and Laboratory
Examinations.3rd edition. Chapter 77.
22. Johns MW (1991), “A new method for measuring daytime sleepiness: the
Epworth sleepiness Scale”, Sleep 14(6), 540–545.
23. Li A, et al (2019), “Sleep patterns and sleep deprivation recorded by
actigraphy in 4th-grade and 5th-grade students”, Sleep Med ;67:191–199.
24. Suhaib K, et al (2020), “Onset insomnia & insufficient sleep duration are
associated with suicide ideation in university students”, J Affect Disord.
25. Lin Y.S., et al (2017), "Obstructive Sleep Apnea Independently Increases
the Incidence of Heart Failure and Major Adverse Cardiac Events", Acta
Cardiol Sin, 33 (6), 656-663.
26. Levenson, et al (2015), "The pathophysiology of insomnia", Chest, 147(4),
1179-1192.
27. Lammers, G. J. et al (2020), "Diagnosis of central disorders of
hypersomnolence: A reappraisal by European experts", Sleep Med Rev, 52.
28. Shalini Paruthi et al (2016), "Consensus Statement of the American
Academy of Sleep Medicine on the Recommended Amount of Sleep for
Healthy Children: Methodology and Discussion", Journal of Clinical Sleep
Medicine, 12(11).
29. American Society of Addiction Medicine (ASAM) [(accessed in 2020)]
https://www.asam.org/QualityScience/publications/magazine/public-
policy-statements/2019/10/21/short-definition-of-addiction.
30. Hoàng Trọng Đài (2016), “Thực trạng nghiện Internet của học sinh các
trường Trung học cơ sở ở Thành phố Huế”, Luận văn thạc sĩ tâm lý học.
31. Kim Young (1998), "Internet addiction: The emergence of a new clinical
disorder", CyberPsychology & Behavior, 2(1): 237-244.
32. Yuan K, et al (2011) “Internet addiction: Neuroimaging findings”,
Communicative & integrative biology, 4(6):637–9.
33. Eliacik K, et al (2016), “Internet addiction, sleep and health-related life
quality among obese individuals: a comparison study of the growing
problems in adolescent health”, Eat Weight Disord, 21: 709–717.
34. Sami H, et al (2018), “The effect of sleep disturbances and internet
addiction on suicidal ideation among adolescents in the presence of
depressive symptoms”, Psychiatry Res; 267: 327–332.
35. Kimberly S. Young (2004), “Internet addiction: A New Clinical
Phenomenon and Its Consenquences”, American Behavioral Scientist, 48;
402.
36. El Hangouche A.J., et al. (2018) "Relationship between poor quality sleep,
excessive daytime sleepiness and low academic performance in medical
students". Advances in Medical Education and Practice, 9, 631.
37. Mohammed A. Alsaggaf et al. (2016), ‘Sleep Quantity, Quality, and
Insomnia Symptoms of Medical Students during Clinical Years’, Saudi
Medical Journal 37, no.2: 173–82.
38. Babakr ZH, et al (2019), “Internet addiction in Kurdistan university
students: prevalence and association with self-control”, Eurasian J Educ
Res; 8(3):867–873.
39. Derbyshire KL et al (2013), “Problematic internet use and associated risks
in a college sample”, Compr Psychiatry; 54(5):415–422.
40. Walaa M. Shehata et al (2021), "Internet Addiction among Medical and
Non-Medical Students during COVID-19 Pandemic, Tanta University,
Egypt", Environmental Science and Pollution Research International.
41. Hoàng Thị Thuận và cộng sự (2021), “Thực trạng chất lượng giấc ngủ của
sinh viên Y đa khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2020”, Tạp
chí Y học dự phòng, Tập 31(1), tr.203.
42. Lê Minh Tường Vân, Nguyễn Trần Tố Trân và Nguyễn Văn Trí (2019),
"Khảo sát chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại
cộng đồng quận 8 thành phố Hồ chí minh", Tạp chí Y học TP HCM, 23(6),
tr. 83-89.
43. Hoàng Thị Hoa Lê và cộng sự (2022), “Thực trạng nghiện Internet và một
số yếu tố liên quan của học sinh THCS tại Hải Phòng”, Tạp chí Y học dự
phòng, Tập 32(1), tr.183.
44. Võ Kim Duy và cộng sự (2021), “Nghiện Internet và các yếu tố liên quan
ở học sinh THCS, THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh”, ˆTạp chí Y học
TP.Hồ Chí Minh, Tập 25(2), tr.153.
45. Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự (2019), "Thực trạng nghiện Internet và
một số yếu tố liên quan của sinh viên Y đa khoa trường Đại học Y Dược
Hải Phòng", Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29(9), tr.165.
46. Xu Z, et al (2012), “Sleep quality of Chinese adolescents: distribution and
its associated factors”, J Paediatr Child Health; 48:138-45.
47. Rafie C, et al (2018), “Impact of physical activity and sleep quality on
quality of life of rural residents with and without a history of cancer:
findings of the day and night study”, Cancer Manag Res; 10:5525-35.
48. T Y C, et al (2015), “Effects of a selective educational system on fatigue,
sleep problems, daytime sleepiness, and depression among senior high
school adolescents in Taiwan” Neuropsychiatr Dis Treat; 11:741–750.
49. Abdulrhman Khayat M et al (2018), “Sleep Quality and Internet Addiction
Level among University Students”, Egypt J Hosp Med.
50. Gabryelska A, et al (2018), “Patients with obstructive sleep apnea are over
four times more likely to suffer from psoriasis than the general population”
J Clin Sleep Med; 14:153.
51. Đinh Xuân Lâm và cộng sự (2020), “Thực trạng nghiện Internet ở học sinh
trường THCS Nguyễn Lương Bằng, thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Giáo
dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 05/2020, tr.210.
52. Namrata Upadhayay, Sanjeev Guragain (2017), “Internet use and its
addiction level in medical students”, Adv Med Educ Pract, 8:641-647.
53. Trần Minh Trí và Đỗ Minh Hoàng (2013), “Thực trạng sử dụng Internet và
những tác động của Internet đến sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh”.
54. Masaru Tateno, Dai-Jin Kim, Alan R Teo (2019), "Smartphone Addiction
in Japanese College Students: Usefulness of the Japanese". Psychiatry
Investig; 16(2):115-120.
55. Dey, R., et al (2020), "Sleep Quality and Daytime Sleepiness among the
Clinicians Working in a Tertiary Care Center in Sikkim, India", Indian J
Psychol Med, 42(2), 141-146.
56. Sanchez S.E., et al. (2013) "Sleep Quality, Sleep Patterns and
Consumption of Energy Drinks and Other Caffeinated Beverages among
Peruvian College Students". Health (Irvine Calif), 5 (8B), 26-35.
57. Cheng S.H., Shih C.C., Lee I.H., et al. (2012) "A study on the sleep
quality of incoming university students". Psychiatry Res, 197 (3), 270-4.
58. H E G, et al (2014), “Interpersonal distress is associated with sleep and
arousal in insomnia and good sleepers”, J Psychosom Res ;76(3):242–248.
59. Tavernier R (2014), “Bidirectional associations between sleep (quality and
duration) and psychosocial functioning across the university years”, Dev
Psychol ;50(3):674–682.
60. Waqas A, et al (2015), "Association of academic stress with sleeping
difficulties in medical students of a Pakistani medical school: a cross
sectional survey", PeerJ, 3, e840.
61. Nguyễn Công Cường (2020), “Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên
quan ở sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức Thành phố Hồ Chí
Minh”.
62. National Sleep Foundation. (2011). 2011 Bedroom Poll. Đã truy lục 2019,
từ https://www.sleepfoundation.org/sites/default/files/inline.
63. Qasim, H. (2017), “How does caffeine keep us awake?” (E. Nelsen, Biên
tập viên, & L. Nguyễn, Dịch giả), TED-Ed.
64. Nguyễn Thi Minh Ngọc (2017), “Thực trạng nghiện Internet của học
sinh trường Trung học phổ thông Hải Hậu, tỉnh Nam Đinh năm 2017
và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học dự phòng.
65. Hồ Thị Linh Đan và cộng sự (2018), “Thực trạng nghiện Internet và một số
yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế năm
2018”, Tạp chí Y tế Công cộng, Tập 56, tr.33.
66. Nadia Mansouri Hattab, Saad Lahmiti (2010), “Internet and medical
students in Marrakech”, Ann Afr Med, 9(2):68-72.
67. Lam, L. T. (2015), “Parental mental health and Internet Addiction in
adolescents”, Addictive Behaviors, 42, 20–23.
68. Jun Liu, Jing Nie (2017), “Effects of group counseling programs, cognitive
behavioral therapy and sports intervention on Internet addiction in East
Asia: A systematic review and meta analysis”, Int J Environ Res Public
Health, 14(12):1470.
69. Wolniczak I1, et al (2013), “Association between Facebook dependence
and poor sleep quality: a study in a sample of undergraduate students in
Peru”, PloS One, ;8(3)
70. Phạm Thị Kim Yến và cộng sự (2021), “Nghiện mạng xã hội và sự tác động
của nghiện mạng xã hội đến học sinh trường Trung học cơ sở Minh Trí năm
2019”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 508 (1).
71. Ozalp EKINCI and et al (2014), “Association between Internet use
and sleep Problems in Adolescents”, Noro Psikiyatr Ars.
72. Yafei Tan et al (2016), “Exploring Associations between Problematic
Internet Use, Depressive Symptoms and Sleep Disturbannce among
Southern Chinese Adolescents”, Int J Environ Res Public Health, 13(3).
73. Jahan SM, et al (2019), “Association between internet addiction and sleep
quality among students: a cross-sectional study in Bangladesh”, Sleep and
Biological Rhythms; 17(3).
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ, DẤU HIỆU NGHIỆN INTERNET
CỦA HỌC SINH THPT TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2022

Ngày:...................................... Điều tra viên:.....................................................


Xin chào bạn! Chúng tôi là nhóm nghiên cứu đến từ khoa Y tế công cộng
- Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà
trường, chúng tôi triển khai nghiên cứu về “Thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến chất lượng giấc ngủ, dấu hiệu nghiện Internet của học sinh THPT tại
Hải Phòng năm 2022”. Thời gian thực hiện khảo sát bằng bộ câu hỏi tự điền,
dự kiến trong khoảng 10 phút. Những thông tin mà bạn cung cấp sẽ được bảo
mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Việc bạn cung cấp thông tin chính
xác và đầy đủ sẽ giúp cho nghiên cứu đảm bảo kết quả khách quan nhất. Chúng
tôi rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của các bạn!
Nếu muốn biết thêm thông tin về nghiên cứu này hoặc có câu hỏi, bạn có
thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Vũ Khánh Linh – SĐT: 0961005986
E-mail: vukhanhlinh2998@gmail.com
Cảm ơn các bạn đã tham gia!
A. THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên: ................................................................ Lớp:...........................
STT Câu hỏi Câu trả lời
1. Lớp 10
A1 Bạn đang học lớp mấy? 2. Lớp 11
3. Lớp 12
Năm sinh của bạn là? (dương
A2 ………………………………...
lịch)
1. Nam
A3 Giới tính của bạn là?
2. Nữ
1. Kinh
A4 Bạn thuộc dân tộc nào?
2. Khác (ghi rõ):.……………...
1. Bố/ mẹ
2. Anh/ chị/ em ruột
Hiện tại bạn đang sống cùng ai? 3. Ông/ bà
A5
(Có thể chọn nhiều đáp án) 4. Cô/ dì/ chú/ bác ruột (người
thân có quan hệ ruột thịt)
5. Khác (ghi rõ):.………………
1. Đang sống cùng nhau
Tình trạng hôn nhân của bố mẹ
A6 2. Ly hôn/ ly thân
bạn hiện tại?
3. Bố/ mẹ/ bố mẹ đã mất
1. Giỏi ( ≥ 8.0 )
2. Khá ( ≥ 6.5 - < 8.0 )
Xếp loại học lực học kỳ trước
A7 3. Trung bình ( ≥ 5.0 - < 6.5 )
của bạn?
4. Yếu ( ≥ 3.5 - < 5.0 )
5. Kém ( < 3.5 )
1. Tốt
2. Khá
Xếp loại hạnh kiểm học kỳ
A8 3. Trung bình
trước của bạn?
4. Yếu
5. Kém
B. CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ (THEO THANG PSQI)
Những câu hỏi dưới đây liên quan tới thói quen ngủ thông thường của bạn
trong MỘT THÁNG qua. Vui lòng trả lời tất cả các câu hỏi bằng cách điền
vào chỗ trống hoặc đánh dấu “X” vào ô tương ứng với lựa chọn của bạn:
1. Trong 1 tháng qua, bạn thường đi ngủ lúc mấy giờ vào buổi tối?..................
2. Trong 1 tháng qua, bạn thường mất bao nhiêu lâu (tính bằng phút) để có thể
đi vào giấc ngủ mỗi đêm?....................
3. Trong 1 tháng qua, bạn thường thức dậy lúc mấy giờ vào buổi sáng?............
4. Trong 1 tháng qua, mỗi đêm bạn thường ngủ được bao nhiêu tiếng? (Thời
gian này có thể khác với thời gian bạn nằm trên giường)....................
0 1 2 3
Chú thích:
0 = Không lần nào
1 = Ít hơn 1 lần/tuần
2 = 1 hoặc 2 lần/tuần
3 = Từ 3 lần trở lên/tuần
Trong 1 tháng qua, có bao nhiêu lần bạn
5.
gặp khó khăn về giấc ngủ vì:
5a Không thể đi vào giấc ngủ trong 30 phút
5b Thức giấc vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm
5c Phải dậy để đi vệ sinh
5d Không thể hít thở thoải mái
5e Ho hoặc sổ mũi
5f Cảm thấy quá lạnh
5g Cảm thấy quá nóng
5h Gặp những giấc mơ xấu
5i Bị đau
Lý do khác, hãy mô tả:
5j ....................................................................
....................................................................
Trong 1 tháng qua, có bao nhiêu lần bạn
6. sử dụng thuốc để giúp mình ngủ được?
(được kê đơn hoặc tự mua)
Trong 1 tháng qua, có bao nhiêu lần bạn
cảm thấy khó để giữ đầu óc tỉnh táo khi lái
7.
xe, khi ăn hoặc khi tham gia vào các hoạt
động xã hội?
Không gặp
khó khăn nào
Chỉ một khó
Trong 1 tháng qua, bạn có gặp khó khăn khăn rất nhỏ
8. trong việc duy trì hứng thú hoàn thành công
Một chút
việc không?
khó khăn
Một khó
khăn rất lớn
Rất tốt
Trong 1 tháng qua, nhìn chung bạn đánh Khá tốt
9. giá chất lượng giấc ngủ của mình ở mức
nào? Khá kém

Rất kém

C. VIỆC SỬ DỤNG INTERNET


STT Câu hỏi Câu trả lời
Bạn có sử dụng Internet 1. Có.
C1
không? 2. Không ® Chuyển phần E
Thời gian truy cập Internet
C2 ……………………..giờ/ngày
trung bình trong 1 ngày?
1. Buổi sáng (06h00 - 11h30)
Khoảng thời gian trong ngày
2. Buổi trưa (11h30 - 13h30)
mà bạn sử dụng Internet
C3 3. Buổi chiều (13h30 - 18h00)
nhiều nhất? (Chỉ chọn một
4. Buổi tối (18h00 - 23h00)
đáp án)
5. Ban đêm/sáng sớm (23h00-06h00)
1. Điện thoại di động
2. Máy tính bảng
Bạn thường sử dụng Internet
C4 3. Máy tính xách tay (laptop)
bằng phương tiện?
4. Máy tính để bàn (PC)
5. Khác (ghi rõ):.................................
1. Tại nhà
2. Tại trường
Địa điểm mà bạn thường sử
C5 3. Tại nơi công cộng
dụng Internet nhiều nhất?
4. Bất cứ đâu khi cần
5. Khác (ghi rõ):.................................
1. Mục đích giải trí (xem phim, chơi
game, mạng xã hội, Youtube,…)
Mục đích sử dụng chủ yếu 2. Mục đích học tập (tra cứu tài liệu,
C6 nhất của bạn khi sử dụng theo dõi lịch học, lịch thi,...)
Internet là gì? 3. Mục đích giao tiếp (nhắn tin, gọi...)
4. Tìm kiếm, cập nhật tin tức
5. Khác (ghi rõ):.................................
D. DẤU HIỆU NGHIỆN INTERNET (THEO THANG ĐO IAT)
Hãy đánh dấu “X” vào MỘT đáp án bạn cho là phù hợp nhất.
Chú thích:
1 = Không bao giờ
2 = Hiếm khi
1 2 3 4 5
3 = Thỉnh thoảng
4 = Thường xuyên
5 = Luôn luôn
Bạn có thường xuyên thấy mình online lâu
D1
hơn dự định?
Bạn có thường xuyên bỏ bê việc nhà để dành
D2
nhiều thời gian online hơn không?
Bạn có thường xuyên thích sự thú vị của
D3
Internet hơn là sự thân mật với bạn bè không?
Bạn có thường xuyên kết bạn qua mạng
D4
không?
Những người xung quanh có thường xuyên
D5 phàn nàn về lượng thời gian bạn dành cho việc
online không?
Điểm số và việc học ở trường của bạn có
D6 thường xuyên bị ảnh hưởng do lượng thời
gian bạn dành cho việc online không?
Bạn có thường xuyên kiểm tra E-mail của
D7 mình trước khi thực hiện một việc gì đó bạn
cần phải làm không?
Hiệu suất hoặc năng suất công việc của bạn có
D8
thường xuyên bị giảm sút do Internet không?
Bạn có thường xuyên đề phòng hoặc giữ bí
D9 mật khi có người hỏi bạn làm gì trên mạng
không?
Bạn có thường thay những suy nghĩ phiền
D10 muộn về cuộc sống bằng những suy nghĩ nhẹ
nhàng về Internet không?
Bạn có thường xuyên dự đoán được khi nào
D11
bạn sẽ online trở lại không?
Bạn có thường lo sợ rằng cuộc sống không có
D12 Internet sẽ nhàm chán, trống rỗng và không có
niềm vui không?
Bạn có thường cáu kỉnh, la hét hoặc tỏ ra khó
D13 chịu nếu ai đó làm phiền khi bạn đang online
không?
Bạn có thường xuyên mất ngủ do online
D14
không?
Bạn có thường xuyên cảm thấy bận tâm với
D15 Internet khi offline hoặc tưởng tượng về việc
online không?
Bạn có thường xuyên nói "chỉ vài phút nữa
D16
thôi" khi online không?
Bạn có thường xuyên cố gắng cắt giảm lượng
C17
thời gian online và thất bại không?
Bạn có thường xuyên cố gắng giấu mình đã
D18
online bao lâu không?
Bạn có thường xuyên chọn dành nhiều thời
D19 gian online hơn là đi chơi với người khác
không?
Bạn có thường cảm thấy chán nản, lo lắng khi
D20 offline, điều này sẽ mất khi bạn online trở lại
không?

E. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Trước khi đi ngủ bạn có dùng các thiết bị1. 0. Không


E1
điện tử, điện thoại di động không? 2. 1. Có
Trung bình 1 tuần, bạn dành bao nhiêu1. 0. Có (...... ngày/tuần)
E2
thời gian cho việc tập thể dục thể thao? 2. 1. Không tập
Trung bình 1 ngày, bạn dành bao nhiêu3. 0. Có (...... phút/ngày)
E3
thời gian cho giấc ngủ trưa? 4. 1. Không ngủ
1. 0. Không
E4 Hiện tại bạn có đang hút thuốc lá không?
5. 1. Có
Trung bình 1 tuần, tần suất sử dụng các
1. 0. Không sử dụng
E5 loại đồ uống chứa caffein (cà phê, trà, nước
2. 1. Có (....... lần/tuần)
tăng lực...) của bạn là?
Trong 2 tháng gần đây, bạn có gặp biến cố
2. 0. Không
E6 (mất người thân, tai nạn, chấn thương, mất
3. 1. Có
tài sản giá trị,…) không?
1. 1. Rất không hài lòng
Bạn có hài lòng về các mối quan hệ xung2. 2. Không hài lòng
E7 quanh bạn (bạn bè, gia đình, người thân,...)3. 3. Bình thường
không? 4. 4. Hài lòng
5. 5. Rất hài lòng
Không gian ngủ của bạn có thoải mái1. 0. Có
E8
không? 2. 1. Không
3. 1. Không áp lực
Bạn có cảm thấy áp lực trong việc học tập,4. 2. Không nhiều lắm
E9
thi cử không? 5. 3. Khá nhiều
6. 4. Rất nhiều

Xin chân thành cảm ơn bạn đã tham gia!

You might also like