Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

Mô học Da

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các chức năng chính của da
2. Mô tả được cấu tạo biểu bì, chân bì và hạ chân bì
3. So sánh được da dày và da mỏng
4. Mô tả được tuần hoàn và phân bố thần kinh ở da
5. Mô tả được cấu tạo của tuyến mồ hôi, tuyến bã
I. ĐẠI CƯƠNG
Da là một trong những cơ quan lớn, chiếm khoảng 15-20% trọng lượng cơ
thể bao bọc toàn bộ diện tích mặt ngoài cơ thể.
Chức năng của da:
• Bảo vệ
• Cảm giác
• Điều hòa thân nhiệt
• Chuyển hóa
• Tạo các dấu hiệu giới tính
I. ĐẠI CƯƠNG
• Da được cấu tạo gồm 3 lớp chính: biểu bì, chân bì và hạ bì
− Biểu bì là lớp biểu mô trên mặt, phát triển từ ngoại bì phôi.
− Chân bì là mô liên kết đặc phía dưới, phát triển từ trung bì phôi.
− Hạ bì là mô liên kết thưa, lỏng lẻo phía dưới lớp chân bì, chứa nhiều mô
mỡ, phát triển từ trung bì phôi.
• Ở da còn có các thành phần phụ của da: lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã,
móng, tuyến vú.
Sơ đồ cấu tạo da. Nguồn: Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
II. CẤU TẠO CỦA DA
1. Biểu bì
Là loại biểu mô lát tầng sừng hóa.
Gồm 5 lớp:
• Lớp đáy (lớp sinh sản): một hàng tế bào khối vuông hay hình trụ.
• Lớp gai (lớp sợi): các tế bào hình đa diện, hạt nhân rõ nằm ở giữa tế bào,
tế bào chất có khả năng tổng hợp siêu sợi keratin.
• Lớp hạt: 3 - 5 hàng tế bào đa diện dẹt. Nhân dẹt, bào tương chứa nhiều
hạt keratohyalin.
• Lớp bóng: một lớp mỏng, trong mờ gồm tế bào khá dẹt và ưa acid.
• Lớp sừng: 15 – 20 lớp tế bào sừng dẹt, không nhân và bào quan, bào
tương chứa nhiều sợi keratin.
Các lớp biểu bì của da dày. (a) Trình tự các lớp biểu bì da trên tiêu bản H&E. (b) Trình tự các lớp biểu
bì da và ba loại tế bào ở biểu bì: tế bào sắc tố, tế bào Langerhans và tế bào Merkel.

Nguồn: Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)


Các lớp của biểu bì. SB: lớp đáy, SS: lớp gai, SGr: lớp hạt, SC: lớp sừng, mũi tên: cầu nối gian bào,
đầu mũi tên: hạt keratohyalin, P: hạt melanin, BV: mạch máu.
Nguồn: Histology: A Text and Atlas: With Correlated Cell and Molecular Biology, Pawlina, W., & Ross, M. H.
2. Chân bì
2.1. Lớp nhú chân bì:
Là mô liên kết lỏng lẻo đội biểu bì lên,
tạo thành các nhú.
Chứa chủ yếu các sợi collagen type I
và III. Ở những vùng da chịu nhiều áp
lực, có nhiều nhú chân bì.
2.2. Lớp lưới:
Lớp lưới là lớp mô liên kết đặc không
định hướng gồm những sợi collagen
I. Mao mạch ở đây ít, nhưng có nhiều
mạch máu lớn.
3. Hạ bì
Là mô liên kết lỏng lẻo chứa những tế bào mỡ được chia thành nhiều tiểu
thùy mỡ. Hạ bì có tác dụng điều hòa nhiệt và dự trữ năng lượng.
Sự khác nhau về cấu trúc giữa da dày và da mỏng

Da dày Da mỏng

Lớp bóng Có Không

Chiều dày lớp biểu bì 0.6-4.5mm 0.01-0.15mm

Tuyến mồ hôi Nhiều Ít

Lông Không Có

Tuyến bã Không Có

Vị trí Da bàn tay, lòng bàn Da bao phủ tất cả các


chân, ngón tay, ngón chân phần còn lại của cơ thể
Tế bào sắc tố

III. Các tế bào trong lớp Tế bào


Tế bào sừng Langerhans
biểu bì

Tế bào Merkel
1. Tế bào keratin
Tế bào biểu mô biệt hóa cao. Có hai hoạt động chính: tạo keratin và tham
gia vào hình thành hàng rào chống thấm cho biểu bì.

Tế bào sừng ở lớp gai, mũi tên: desmosomes chụp dưới kính hiển vi điện tử.
Nguồn: Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
2. Tế bào sắc tố

Là những tế bào khá lớn, thân của


tế bào thường nằm ở lớp sinh sản
còn các nhánh bào tương vươn lên
lớp gai. Tế bào sắc tố không có thể
kiên kết, không có tơ trương lực,
trong bào tương có rất nhiều thể
melanin.

Tế bào sắc tố. Nguồn: Junqueira's basic histology, Mescher A. L.


(2018)
Màu da ở người phụ thuộc vào: hàm lượng melanin, caroten, số lượng
mạch máu ở chân bì.
3. Tế bào Langerhans

• Có nguồn gốc từ các tế bào mono trong tủy xương, chủ yếu ở lớp gai,
chiếm 2-8% tế bào biểu bì.
• Trong bào tương tế bào Langerhans có nhiều hạt đặc biệt (hạt Birbeck) và
lysosom
• Tế bào Langerhans là những đại thực bào biểu bì.
• Cùng với tế bào T đảm nhiệm vai trò miễn dịch tại chỗ ở da, khởi động các
quá trình phản ứng quá mẫn chậm tại da.
Tế bào Langerhans trên tiêu bản H&E và hóa mô miễn dịch với CD1a. L: tế bào Langerhans,
CP: nhánh bào tương.
Nguồn: Wheater's Functional Histology: A Text and Colour Atlas, Young B. et al. (2013)
4. Tế bào Merkel

• Là loại tế bào biểu mô xúc giác, khu trú chủ yếu trong lớp đáy. Giống tế
bào sừng tế bào Merkel có nhiều siêu sợi keratin trong bào tương nhưng
không có melanosome.
• là những thụ thể cơ học có khuynh hướng tập trung nhiều ở đầu ngón tay.
IV. TUẦN HOÀN DA

Gồm ba lớp rối mạch:


• Lớp rối mạch sâu gọi là lớp rối
mạch dưới da
• Lớp rối mạch giữa nằm ở ranh giới
hạ bì và chân bì
• Lớp rối mạch nông gọi là lớp rối
mạch dưới nhú chân bì. Từ lớp rối
nông sẽ phát triển một lưới mao
mạch hình quai vào các nhú chân
bì.

Nguồn: Wheater's Functional Histology: A Text and Colour Atlas,


Young B. et al. (2013)
V. CÁC THỤ THỂ CẢM GIÁC Ở DA

Có 2 dạng:
• Thụ thể thần kinh trần:
đĩa xúc giác, đầu tận
thần kinh tự do, tế bào
Merkel, và đám rối thần
kinh chân lông.
• Thụ thể thần kinh có bao:
tiểu thể Meissner, tiểu thể
Pacini, phình Krause, và
tiểu thể Ruffini.

Nguồn: Histology: A Text and Atlas: With Correlated Cell and


Molecular Biology, Pawlina, W., & Ross, M. H. (2016).
Thụ thể thần kinh có bao

• Tiểu thể Meissner: hình bầu dục, dài khoảng 30-75mcm, trong nhú chân bì
của lòng bàn tay, chân và đầu ngón tay; nhận cảm giác sờ nông.

Tiểu thể Meissner. Nguồn: Histology: A Text and Atlas: With Nguồn: Junqueira's basic histology, Mescher A.
Correlated Cell and Molecular Biology, Pawlina, W., & Ross, M. H. L. (2018)
(2016).
Thụ thể thần kinh có bao

• Tiểu thể Pacini: hình bầu dục khoảng 0,5-1mm,


có 15-50 vỏ bao mỏng bên ngoài là những tế
bào Schwann xếp đồng tâm và collagen xung
quanh sợi trục không myelin; nhận cảm giác sờ
thô, áp lực, dao động.
• Tiểu thể Krause và Ruffini nhận cảm giác áp lực
nằm trong chân bì nhưng cấu trúc kém đặc
hiệu.
V. CÁC PHẬN PHỤ DA

1. Nang lông và lông


2. Tuyến bã
3. Tuyến mồ hôi
4. Móng

Nguồn: Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)


1. Nang lông và lông

Cấu tạo gồm 2 phần:


• Thân lông là phần thấy được trên
mặt da.
• Chân lông là phần cấm sâu trong
chân bì đến tận hạ bì. Chân lông
được tạo bởi một cái bao gọi là
nang lông. Phần dưới cùng của
chân lông hơi phình ra gọi là hành
lông
1. Nang lông và lông

• Lông chính thức có cấu tạo gồm 3


lớp: tủy lông, vỏ lông, áo cutin.
• Có tác dụng bảo vệ da, chống rét
(đối với xúc vật), là cơ quan xúc giác
gián tiếp vì trong bao biểu mô ngoài
và bao xơ có nhiều thần kinh xúc
giác.

Cấu trúc của lông. (a) Trên mặt cắt xiên, (b) Trên thiết
diện ngang. DP: nhú da chứa mạch máu, M: phần tủy
lông, CO: lớp vỏ lông, CU: lớp cutin của lông, IRS: lớp
vỏ bao trong, ERS: lớp vỏ bao ngoài, G: màng đáy.
Nguồn: Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
2. Tuyến bã

• Tuyến bã nằm trong chân bì, nhiều nhất ở da đầu, da mặt và phần lưng trên.
• Có cấu tạo kiểu tuyến túi phân nhánh, chế tiết theo kiểu toàn hủy.
• Thành túi tuyến bã có 2 loại tế bào: tế bào sinh sản và tế bào tuyến bã.
• Chất bã được tuyến bã tiết ra, có tác dụng làm trơn, mịn và mềm da, làm
cho da đàn hồi hơn, giảm nhẹ lực ma sát trên bề mặt da, hạn chế sự phát
triển của vi khuẩn.
Cấu trúc tuyến bã. Nguồn: Textbook of Human Histology with Color Atlas, 3D Illustrations and
Flowcharts. Sontakke Y. A. (2020) và Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
3. Tuyến mồ hôi

• Là những tuyến ngoại tiết nhỏ có


nguồn gốc từ biểu mô nằm trong
chân bì và đổ lên bề mặt da hay
nang lông.
• Mỗi tuyến mồ hôi gồm 2 phần:
- Phần chế tiết (tiểu cầu mồ hôi)
- Phần bài xuất (ống bài xuất,
đường mồ hôi)

Nguồn: Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)


3. Tuyến mồ hôi

3.1. Phần chế tiết


• Là đoạn đầu của tuyến mồ hôi, cong quẹo
thành một khối gọi là tiểu cầu mồ hôi
• Thành của đoạn chế tiết nằm trên một
màng đáy và gồm 2 hàng tế bào: những
tế bào cơ – biểu mô, những tế bào chế
tiết

Tuyến mồ hôi. Nguồn: Textbook of Human Histology


with Color Atlas, 3D Illustrations and Flowcharts.
Sontakke Y. A. (2020)
3. Tuyến mồ hôi

3.2. Phần bài xuất


• Ống bài xuất: nối tiếp tiểu cầu mồ hôi và chạy dọc suốt chân bì đến biểu
bì. Thành của ống bài xuất có 2 lớp tế bào nhuộm base đậm hơn so với
phần chế tiết.
• Đường mồ hôi: là phần ống cong quẹo theo kiểu xoắn ốc chạy trong biểu
bì. Đường mô hôi không có thành riêng, nó len vào giữa các tế bào sừng
và đổ trên mặt da.
3. Tuyến mồ hôi

Tuyến mồ hôi có 2 kiểu chế tiết:


• Tuyến mồ hôi chế tiết liên tục
• Tuyến mồ hôi bán hủy

Tuyến mồ hôi. Nguồn: Textbook of Human Histology with Color


Atlas, 3D Illustrations and Flowcharts. Sontakke Y. A. (2020)
4. Móng

• Móng là một tấm sừng cứng đặc biệt lợp mặt lưng của các đầu ngón tay,
ngón chân.
• Gồm hai phần: thân móng và rễ móng
• Phần biểu bì nằm dưới thân móng, tế bào bị keratin hóa mạnh gọi là
giường móng, còn phần dưới rễ móng gọi là nền móng.
Cấu trúc móng. Nguồn : Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
Tài liệu tham khảo

1. PGS. Trần Công Toại. Da. Mô học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM; 2020: 107-115.

2. Mescher A. L. Skin. Junqueira's Basic Histology: Text and Atlas. 15th Edition. McGraw-Hill
Medical; 2018: 372-392.

3. Pawlina W. & Ross M. H. Integumentary System. Histology: A Text and Atlas: with
Correlated Cell And Molecular Biology, 7th edition, Wolters Kluwer Health; 2016: 488-525.

4. Sontakke Y. A. Skin and its Appendages. Textbook of Human Histology with Color Atlas, 3D
Illustrations and Flowcharts. CBS Publishers & Distributor; 2020: 150-164

5. Young B., Woodford P. & O'Dowd G. Skin. Wheater's Functional Histology: A Text and
Colour Atlas, 6th edition, Elsevier Health Sciences; 2013: 159-179.

You might also like