Chuyên đề mô học SỤN XƯƠNG_NGUYỄN NHƯ HIỀN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

MÔ SỤN - MÔ XƯƠNG

MÔ SỤN
Mục tiêu:
1. Mô tả cấu tạo vi thể của sụn và màng sụn.
2. Phân tích được 3 loại sụn và vị trí của mỗi loại sụn
trong cơ thể.
3. Trình bày được các hình thức sinh sản của sụn.
I. ĐẠI CƯƠNG
Mô sụn là loại mô liên kết đặc biệt, tham gia cấu tạo bộ xương, được tạo
thành bởi các tế bào sụn và chất nền ngoại bào.
Không chứa mạch máu, thần kinh.
Được nuôi dưỡng nhờ sự khuếch tán từ các mao mạch trong màng sụn hay
dịch khớp và từ mô xương Havers xốp ở phía dưới sụn không có màng sụn
bao phủ.
Ở người trưởng thành, sụn vẫn còn hiện diện ở tai, mũi, khí - phế quản
II. THÀNH PHẦN CẤU TẠO CƠ BẢN
Mô sụn gồm có 3 thành phần: tế bào sụn, chất căn bản, sợi liên kết.

Cấu trúc phân tử của chất nền sụn trong. Nguồn: Histology: A Text and Atlas: With Correlated
Cell and Molecular Biology, Pawlina, W., & Ross, M. H. (2016).
1. Tế bào sụn
Chiếm khoảng 10% trọng lượng của mô sụn
Kích thước và hình dạng phụ thuộc vào mức độ
biệt hóa.
Tế bào sụn nằm trong ổ sụn, chứa một hoặc một
số tế bào sụn cùng dòng.
Nhân tế bào sụn hình cầu, có một hoặc hai hạt
nhân.

Tế bào sụn trưởng thành. Nguồn: Wheater's Functional


Histology: A Text and Colour Atlas, Young B. et al. (2013)
2. Chất nền ngoại bào
2.1. Chất căn bản
• Khá phong phú, tương đối mịn, ưa base. Xung quanh ổ sụn nhuộm màu
đậm hơn gọi là cầu sụn.
• Giàu chất hữu cơ (protein, glycosaminoglycan, proteoglycan, lipid).
Chondroitin sulfat 40% quyết định tính rắn, đàn hồi và ưa base của mô sụn,
nước 79-80%, muối khoáng (chủ yếu muối natri) 0,9-4%.
• Ưa nước, có thể khuếch tán muối khoáng, chất chuyển hóa, khí, nhưng các
phân tử protein lớn có tính kháng nguyên không thể vào miếng sụn được,
do đó có thể ghép sụn dễ dàng.
2. Chất nền ngoại bào
2.2. Sợi liên kết
Tương đối khác nhau giữa các loại sụn,
nhưng có thành phần chung là collagen
type II.

Cấu trúc chất nền ngoại bào. Nguồn : Junqueira's basic histology,
Mescher A. L. (2018)
3. Màng sụn
Là một lớp mô liên kết đặc vô hướng, có chứa
mạch máu nuôi dưỡng sụn.
Gồm 2 lớp:
• Lớp sợi bên ngoài: chứa nhiều sợi collagen và
nguyên bào sợi.
• Lớp tế bào bên trong (lớp sinh sụn): chứa
nhiều tế bào sợi non.

Cấu tạo mô học sụn trong. Nguồn: Textbook of Human Histology with
Color Atlas, 3D Illustrations and Flowcharts. Sontakke Y. A. (2020)
III. PHÂN LOẠI SỤN
Dựa vào thành phần sợi trong
chất nền sụn → 3 loại sụn
• Sụn trong
• Sụn chun
• Sụn xơ

Sơ đồ phân bố sụn. Nguồn : Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)


1. Sụn trong
Thành phần sợi là collagen typ II chiếm khoảng 40%
Ở vùng ngoại vi tế bào sụn chưa trưởng thành có hình trứng, trục dài của tế
bào song song với bề mặt miếng sụn, ở vùng trong tế bào sụn hình cầu có
thể đứng thành từng nhóm từ 8 tế bào cùng dòng.
Gặp ở một số nơi: sụn khớp, sụn đường hô hấp, sụn sườn.
Sụn trong. P: màng sụn, C: tế bào sụn, M: chất nền ngoại bào.
Nguồn: Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
2. Sụn chun
Thành phần sợi là sợi chun, ít tơ collagen.
Không có hiện tượng vôi hóa, màu vàng, độ đục cao, độ chun giãn lớn. Tế
bào hình cầu nằm trong ổ sụn, mỗi ổ sụn chứa một tế bào đơn độc hay một
nhóm từ 2-4 tế bào cùng dòng.
Gặp ở vành tai, ống tai ngoài, sụn cánh mũi, nắp thanh quản.
Sụn chun. P: màng sụn, C: tế bào sụn, M: chất nền ngoại bào.
Nguồn : Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
3. Sụn xơ
Thành phần sợi là collagen typ I, tạo
thành các bó khá lớn và xếp song song
nhau.
Gặp trong một số dây chằng, đĩa liên đốt
sống.

Sụn xơ. Nguồn : Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)


IV. QUÁ TRÌNH SINH SẢN, PHÁT TRIỂN VÀ SỬA CHỮA CỦA SỤN
1. Quá trình sinh sản, phát triển
Sinh sản theo 2 cách:
• Đắp thêm: do sự đắp thêm của các lớp sụn mới từ màng sụn, vào miếng
sụn đã có từ trước.
• Gian bào: tế bào sụn gián phân, phân chia nối tiếp → tế bào sụn cùng dòng
nằm trong một ổ sụn. Tùy theo hướng của các mặt phân chia nối tiếp →
đám tế bào sụn kiểu vòng hay kiểu trục.
IV. QUÁ TRÌNH SINH SẢN, PHÁT TRIỂN VÀ SỬA CHỮA CỦA SỤN
1. Quá trình sinh sản, phát triển
• Kiểu vòng: mặt phẳng phân chia của lần này khác với lần trước → một
nhóm tế bào sụn cùng dòng xếp theo kiểu vòng làm cho sụn nở to ra.
• Kiểu trục: mặt phẳng phân chia không đổi → một nhóm tế bào sụn cùng
dòng xếp theo hàng dọc làm cho sụn dài ra.

Sinh sản của sụn. A: kiểu trục, B: kiểu vòng. Nguồn: Mô - Phôi - Phần Mô học,
GS.TS. Trịnh Bình. (2013)
IV. QUÁ TRÌNH SINH SẢN, PHÁT TRIỂN VÀ SỬA CHỮA CỦA SỤN
2. Sửa chữa
Trong ổ sụn các tế bào sụn đã chết có hiện tượng xâm nhập chất căn bản và
sợi tạo keo, khi già có hiện tượng ngấm canxi vài nơi → sụn trở nên đục,
cứng và giòn hơn.
Việc sửa chữa hoặc thay thế sụn bị thương diễn ra rất chậm và không hiệu
quả
• Ở trẻ nhỏ, sụn được sửa chữa phụ thuộc vào các tế bào trong màng sụn đi
đến vùng thương tổn để tạo sụn mới.
• Ở người lớn tuổi màng sụn tạo ra một vết sẹo của mô liên kết đặc thay vì
hình thành sụn mới.
MÔ XƯƠNG
Mục tiêu:
1. Phân tích được các đặc điểm mô học của
chất nền xương, 3 loại tế bào xương, màng
xương và tủy xương.
2. Trình bày được phân loại xương.
3. Mô tả được cấu tạo mô học của xương
dài, xương ngắn, xương dẹt.
4. Phân tích được các kiểu tạo xương và quá
trình tạo xương.
5. Phân biệt được các loại khớp xương.
I. ĐẠI CƯƠNG
Xương là mô liên kết đặc biệt.
Cấu tạo gồm tế bào, chất căn bản, sợi liên
kết nhưng chứa chất nền ngoại bào bị canxi
hóa.
Có cấu trúc dạng lá.
Chức năng chống đỡ, vận động và bảo vệ
mô mềm, chuyển hóa phospho-canxi, hỗ trợ
quá trình tạo huyết.
II. CẤU TẠO MÔ XƯƠNG
1. Tế bào xương
Gồm 3 loại: tạo cốt bào, cốt bào, hủy
cốt bào.

Nguồn gốc của các tế bào xương. Nguồn: Textbook of Human Histology
with Color Atlas, 3D Illustrations and Flowcharts. Sontakke Y. A. (2020)
1.1. Tạo cốt bào
Là tế bào xương đang hình thành
Đặc điểm: hình vuông, bầu dục hoặc hình
tháp; nhân lớn tròn hạt nhân rõ nằm lệch
về phía không tạo xương; bào tương ái
kiềm.
Trong quá trình tạo xương mới một số tạo
cốt bào tự vùi vào chất căn bản xung
quanh do chúng tạo ra → cốt bào.
Các tế bào xương. Ob: Tạo cốt bào, Oc: cốt bào. Nguồn: Wheater's
Functional Histology: A Text and Colour Atlas, Young B. et al. (2013)
1.2. Cốt bào
Là tế bào của xương đã hình thành nằm vùi
hoàn toàn trong chất nền xương.
Đặc điểm:
• Thân hình bầu dục nằm trong ổ xương, có
nhánh bào tương mãnh kéo dài nằm trong
các vi quản xương.
• Bào tương có nhiều ribosom, lưới nội bào,
bộ Golgi, những hạt glycogen.
• Nhân hình trứng, sẫm màu, màng nhân có
nhiều lỗ thủng. Cốt bào (mũi tên). Nguồn : Junqueira's basic histology, Mescher A. L.
(2018)
1.3. Hủy cốt bào
Là tế bào hủy xương và hủy sụn nhiễm
canxi, thường ở những vùng xương
đang bị phá hủy.
Đặc điểm: chứa nhiều nhân thường có
hình cầu, ít chất nhiễm sắc; bào tương
ưa baze nhẹ đôi khi ưa acid, chứa nhiều
lysosom.
Nguồn gốc từ một dòng mono bào đặc
biệt trong tủy xương, theo dòng máu tới
xương → hủy cốt bào. Hủy cốt bào. Nguồn : Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
2. Chất nền xương
Gồm 2 thành phần chính: chất nền hữu cơ và những muối vô cơ.
• Chất hữu cơ chiếm 30% gồm 95% là collagen type I, 5% là proteoglycan,
glycoprotein và các protein không collagen.
• Chất vô cơ chiếm 70% gồm một thành phần vô định hình (muối phosphat
canxi) calci và phospho đặc biệt phong phú tạo thành một thành phần tinh
thể hydroxyapatit Ca10(PO4)6(OH)2
3. Màng xương
Là một lớp mô liên kết bọc ngoài miếng xương, gồm 2 lớp:
- Lớp ngoài: những bó sợi collagen chạy song song với bề mặt xương.
- Lớp trong: những sợi collagen hình cung đi chéo từ trong màng vào trong
xương gọi là sợi Sharpey và chứa nhiều tế bào trung mô. Lớp trong còn gọi là
lớp sinh xương, đảm nhiệm việc tạo xương cốt mạc.
Màng trong xương lót bên trong các khoang xương như lòng ống tủy, lòng
ống Havers.
Màng xương. a: màng xương không hoạt động, b: màng xương hoạt động, P: màng xương, Op: tế bào trung mô, Oc: cốt bào, Ob: tạo cốt bào.
Nguồn: Wheater's Functional Histology: A Text and Colour Atlas, Young B. et al. (2013)
4. Tủy xương
Là mô liên kết nằm trong hốc tủy ở đầu xương dài, ở xương xốp và cả trong
ống tủy của thân xương dài.
Tủy đỏ (tủy tạo huyết) là mô lưới gồm tế bào dòng hồng cầu ở các giai đoạn
phát triển khác nhau, thường giới hạn trong khoảng không gian của xương
xốp, xương ức và mào chậu.
Tủy vàng giàu tế bào mỡ, không tham gia tạo máu nhưng khi thiếu máu tủy
vàng → tủy đỏ.
III. PHÂN LOẠI XƯƠNG
Về mặt giải phẫu có 3 loại: xương dài, xương ngắn, xương dẹt.
Quan sát bằng mắt thường một xương dài cắt dọc sẽ có xương đặc và xương
xốp.
Về nguồn gốc sinh xương: xương cốt mạc do màng xương tạo ra và xương
Havers do tủy xương tạo ra.
2. Xương đặc (xương Havers đặc)
Là loại xương rất cứng, không có hốc.
Đơn vị cấu tạo là hệ thống Havers.

Cấu tạo hệ thống Havers. Nguồn: Textbook of Human Histology with Color Atlas, 3D Illustrations and Flowcharts. Sontakke Y. A. (2020)
3. Xương xốp (xương Havers xốp)
Có những hốc tủy lớn thông với nhau bởi
một hệ thống vách mỏng không đều gọi
là bè xương, xếp theo chiều hướng khác
nhau và có thể nối với nhau.
Mỗi vách xương được tạo bởi những lá
xương; trong hốc tủy chứa tủy tạo huyết.

Xương đặc và xương xốp. Nguồn : Junqueira's basic histology,


Mescher A. L. (2018)
4. Cấu tạo mô học của xương dài, xương ngắn, xương dẹt
4.1. Xương dài
Các xương tứ chi, mỗi xương có một đoạn giữa dài hình ống gọi là thân
xương và hai đầu phình gọi là đầu xương.
Thân xương: gồm xương đặc bao quanh ống tủy, mặt ngoài được bọc bởi
màng xương. Ở mặt cắt ngang từ màng xương đến ống tủy có 3 lớp: ngoài,
giữa, trong.
• Lớp ngoài mỏng (hệ thống cơ bản ngoài) gồm những lá xương cốt mạc xếp
đồng tâm với trục của thân xương.
• Lớp giữa dày cấu tạo chủ yếu xương Havers đặc.
• Lớp trong mỏng (hệ thống cơ bản trong) gồm những lá xương xếp đồng
tâm với trục thân xương.
4. Cấu tạo mô học của xương dài, xương ngắn, xương dẹt
4.1. Xương dài
Đầu xương:
• Phần ngoại vi mỏng là xương cốt mạc,
trung tâm rất dày là xương Havers xốp.
• Mặt khớp là mô sụn trong.
• Đầu xương cũng có màng xương bao
bọc mặt ngoài của lớp xương cốt mạc
trừ mặt khớp.

Xương dài. Nguồn: Wheater's Functional Histology: A Text and Colour Atlas,
Young B. et al. (2013)
4. Cấu tạo mô học của xương dài, xương ngắn, xương dẹt
4.2. Xương ngắn
Các xương đốt sống.
Là một khối xương xốp tương đối
vuông bao quanh phía ngoài là một
vỏ xương đặc mỏng.

Mặt cắt các loại xương. Nguồn: Mô học, PGS. TS. Trần Công Toại (2020)
4. Cấu tạo mô học của xương dài, xương ngắn, xương dẹt
4.3. Xương dẹt
Xương sườn, xương vòm sọ, xương mặt.
Gồm 2 bản xương đặc ở mặt ngoài và mặt trong tấm xương, ở giữa là xương
xốp.
Một số xương dẹt có những hốc chứa không khí được gọi là xoang (xoang
trán, xoang hàm, xoang bướm).
IV. QUÁ TRÌNH TẠO XƯƠNG

1. Các kiểu tạo xương


Có 2 kiểu:
• Cốt hóa trong màng (cốt hóa trực tiếp): hình thành từ một màng liên kết
phôi thai → cách cốt hóa của các xương dẹt (xương sọ).
• Cốt hóa trên mô hình sụn (cốt hóa gián tiếp): hình thành từ mô sụn trong
→ cách cốt hóa của xương ngắn và xương dài.
2. Sự tạo xương từ một màng liên kết
Giai đoạn nguyên phát:
• Thời kỳ phôi thai, các tế bào trung mô sinh sản mạnh, phát triển → một
màng liên kết giàu mạch máu.
• Tế bào trung mô biệt hóa → tạo cốt bào, chất căn bản, sợi collagen, kích
thích sự lắng động muối canxi, các tế bào bị đẩy ra xa nhau nhưng vẫn còn
những nhánh bào tương nối tiếp nhau.
• Tạo cốt bào vùi trong chất căn bản → tế bào xương điển hình, những bè
xương xuất hiện từ trung tâm cốt hóa nguyên phát tỏa dần theo các hướng
và liên hệ với các bè xương bên cạnh → tấm xương nguyên phát.
• Tế bào trung mô xung quanh biến thành màng xương.
2. Sự tạo xương từ một màng liên kết
Giai đoạn thứ phát:
• Khi trẻ ra đời, quá trình tạo xương tiếp tục lan rộng làm cho những màng
liên kết giữa các trung tâm tạo xương chưa bị cốt hóa trở thành xương thật
sự.
• Phần giữa của tấm xương nguyên phát bị hủy cốt bào phá hủy từng vùng
→ các hốc thông với nhau và ngăn cách bằng những vách xương. Lớp trong
của màng xương → tạo các lá xương mới làm cho xương dày lên ở cả hai
phía.
2. Sự tạo xương từ một màng liên kết

Các giai đoạn cốt hóa từ một màng liên kết. a: trung tâm cốt hóa xuất hiện trong mô liên kết trung mô, b: Tạo cốt bào tích tụ ở ngoại vi trung tâm cốt hóa,
c: Mô mới được hình thành có cấu trúc hiển vi của một xương chưa trưởng thành, d: Sự phát triển và tái tạo xương.
Nguồn: Histology: A Text and Atlas: With Correlated Cell and Molecular Biology, Pawlina, W., & Ross, M. H. (2016).
2. Sự tạo xương từ một màng liên kết

Cốt hóa từ một màng liên kết. Nguồn : Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
3. Sự tạo xương trên mô hình sụn
Giai đoạn nguyên phát:
• Tháng thứ hai của thời kì phôi thai, xương dài chỉ là một miếng sụn trong.
• Thân mô hình sụn: tế bào sụn ở vùng trung tâm phì đại và thoái hóa, lan
đến màng sụn → màng xương → xương cốt mạc bọc phía ngoài mô hình
sụn, trừ hai đầu sụn.
• Mạch máu từ mô xung quanh xuyên qua màng xương và bao xương cốt
mạc, mang theo hủy cốt bào xâm nhập vào trung tâm, mạch máu chia hai
nhánh tiến ra hai đầu mô hình sụn → trở thành một ống xương cốt mạc,
hai đầu là hai nút sụn, ở giữa là hốc xương chứa tủy.
3. Sự tạo xương trên mô hình sụn
• Ở vùng giữa đầu và thân xương tương lai là
vùng cốt hóa. Theo thứ tự từ đầu đến thân
ống xương là sụn trong, sụn xếp hàng, sụn
phì đại, sụn nhiễm canxi, đường ăn mòn, sụn
đang cốt hóa có các xương trong sụn, ống
tủy.
• Đầu mô hình sụn, sự cốt hóa nguyên phát
diễn ra chậm hơn và từ trung tâm đến ngoại
vi → ở trung tâm là hốc tủy và mạch máu,
ngoại vi có các lớp sụn trong, sụn xếp hàng,
sụn phì đại, sụn nhiễm canxi.
Đĩa sụn nối ở đầu xương. Nguồn : Junqueira's basic histology,
Mescher A. L. (2018)
3. Sự tạo xương trên mô hình sụn
Giai đoạn cốt hóa thứ phát:
• Thân xương: hình thành những Howship tạo thành những đường hầm có
nhánh nối với nhau, các tạo cốt bào tạo thêm các lá xương đắp vào các
thành của khoảng trống Howship → tạo ống Havers. Ống Havers + các lá
xương đồng tâm → hệ thống Havers.
• Đầu xương: xương trong sụn → xương Havers xốp, trừ vùng ngoại vi được
tạo bởi xương cốt mạc và ở mặt khớp bởi sụn khớp.
3. Sự tạo xương trên mô hình sụn

Cốt hóa trên mô hình sụn. Nguồn : Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
V. KHỚP XƯƠNG

Là cấu trúc mô liên kết nối các xương với nhau → bộ xương
Có 3 loại khớp:
• Khớp bất động: làm cho xương không chuyển động (khớp xương vòm sọ).
• Khớp bán động: cho phép xương chuyển động hạn chế (khớp liên đốt sống,
khớp mu).
• Khớp động: là loại khớp thường kết nối với xương dài, xương ở khớp này
có khả năng chuyển động trong phạm vi lớn.
V. KHỚP XƯƠNG
Cấu tạo khớp động:
• Sụn khớp: sụn trong, không có màng sụn ở mặt khớp.
• Bao khớp: bao quanh khoang khớp kín chứa dịch khớp, gồm 2 lớp: lớp
ngoài là bao liên kết nhiều sợi, lớp trong là lớp hoạt dịch gấp nếp.
• Màng hoạt dịch: 2 lớp xơ chun và 1 lớp phủ bề mặt, lớp phủ có 2 loại tế
bào, tế bào A có khả năng thực bào mạnh, tế bào B có khả năng tạo dịch
khớp và acid hyaluronic.
• Ổ khớp: chứa dịch khớp có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và cung cấp chất
dinh dưỡng, oxy cho sụn khớp.
Cấu tạo khớp động. Nguồn : Junqueira's basic histology, Mescher A. L. (2018)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Trần Công Toại. Mô sụn, Mô xương. Mô học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
TPHCM; 2020: 46-51.
2. GS.TS. Trịnh Bình. Mô liên kết. Mô - Phôi - Phần Mô học. Nhà xuất bản Y học; 2013: 55-
71.
3. Mescher A. L. Cartilage, Bone. Junqueira's Basic Histology: Text and Atlas. 15th Edition.
McGraw-Hill Medical; 2018: 129-159.
4. Pawlina W. & Ross M. H. Cartilage, Bone. Histology: A Text and Atlas: with Correlated Cell
And Molecular Biology, 7th edition, Wolters Kluwer Health; 2016: 194-243.
5. Sontakke Y. A. Cartilage, Bone. Textbook of Human Histology with Color Atlas, 3D
Illustrations and Flowcharts. CBS Publishers & Distributor; 2020: 69-91.
6. Young B., Woodford P. & O'Dowd G. Skeletal tissues. Wheater's Functional Histology: A
Text and Colour Atlas, 6th edition, Elsevier Health Sciences; 2013: 180-196.

You might also like