Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BÀI TẬP MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN CHƯƠNG 1, 2, 3

1.1. Câu hỏi đúng, sai


1. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế
tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. => Đúng
2. Kế toán tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài chính, tình hình
thực hiện kết quả kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp cho các đối
tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp đó. => đúng
3. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính chủ yếu là bên trong doanh nghiệp.
 Sai. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính chủ yếu là bên ngoài doanh
nghiệp
4. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải tổ chức
thực hiện kế toán tài chính.
 Đúng
5. Nghiệp vụ chia cổ tức bằng tiền cho các cổ đông làm giảm vốn chủ sở hữu của công ty
cổ phần.
 Đúng
6. Nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh chi phí sẽ làm tăng tài sản và vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp.
 Sai. Làm giảm
7. Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tổng quát các khoản thu và chi bằng tiền
của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
 Sai. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hoặc các khoản thu và chi bằng tiền => doanh thu và
chi phí)
8. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được xác định bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài
sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
 Đúng
9. Trong một đơn vị kế toán, tại một thời điểm, tổng giá trị tài sản luôn bằng tổng giá
trị nguồn vốn. => Đúng

1
10. Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế (phát
hành) giao dịch của cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán vào thời điểm lập bảng cân đối
kế toán.
 Sai. Sự chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiếu và mệnh giá cổ phiếu
11. Tất cả các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp đều được ghi nhận là tài sản cố định
vô hình của doanh nghiệp đó.
 Sai. Tài sản cố định vô hình không có hình thái về vật chất nhưng xác định được giá
trị, do doanh nghiệp nắm giữ
12. Theo quy định của Việt Nam, tất cả các yếu tố tài sản được phản ánh trong Bảng
cân đối kế toán của một doanh nghiệp đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đó.
 sai. Tài sản cố định thuê tài chính được hình thành từ các hoạt động thuê tài chính và
không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
13. Nợ phải trả của doanh nghiệp là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, có thể được
(=> bắt buộc phải) thanh toán bằng tiền hoặc các nguồn lực kinh tế khác của doanh nghiệp.
 Sai. Nợ phải trả của doanh nghiệp là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp được phát
sinh từ các giao dịch và sự kiện đã quá mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn
lực kinh tế của mình
14. Doanh thu, Chi phí và Kết quả kinh doanh là các chỉ tiêu thể hiện tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
 Đúng
15. Tổng tài sản của doanh nghiệp trong kỳ tăng thêm đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp kinh doanh có lãi trong kỳ kế toán đó.
 Sai.
16. Cuối kỳ, tài sản của doanh nghiệp không thể tăng thêm so với đầu kì nếu trong kì
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
 Sai.
17. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thể tăng thêm nếu trong kỳ doanh
nghiệp kinh doanh thua lỗ.
 Sai.
18. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ tăng sau nghiệp vụ trích lợi nhuận lập quỹ
khen thưởng phúc lợi.
 Sai. Vì tổng nguồn vốn sẽ không đổi

2
19. Khoản phải thu là giá trị số tiền của doanh nghiệp hiện đang bị người khác chiếm
dụng và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thu về.
 Sai. Doanh nghiệp không có nghĩa vụ mà doanh nghiệp có quyền, còn người nợ là
người có nghĩa vụ phải trả
20. Đầu năm tài chính, doanh nghiệp ký hợp đồng thuê nhà và đã thanh toán toàn bộ
tiền thuê nhà của năm tại thời điểm ký kết hợp đồng. Toàn bộ số tiền này được ghi nhận là chi
phí của doanh nghiệp tại thời điểm ký hợp đồng.
 Sai. Toàn bộ số tiền sẽ được ghi nhận là chi phí trả trước hay tài sản của doanh nghiệp
tại thời điểm kí hợp đồng (vi phạm cơ sở dồn tích)
21. Trong kỳ doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng, lãi và gốc trả tại thời điểm đáo
hạn. Doanh nghiệp không phải ghi nhận chi phí lãi vay khi chưa thanh toán tiền.
 sai. Vì Nếu tiền lãi đã được tích lũy nhưng chưa được thanh toán, khoản lãi này sẽ
xuất hiện trong phần “Nợ ngắn hạn” của bảng cân đối kế toán. Ngược lại, nếu tiền lãi
đã được trả trước, thì khoản lãi này sẽ xuất hiện trong phần “Tài sản hiện tại” dưới
dạng một khoản mục trả trước.
1.2. Bài tập
Bài 1: Hãy ghép nội dung khái niệm dưới đây với tên các khái niệm cho đúng:
Nội dung khái niệm:
1. “Là nguồn lực thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp và có khả năng đem lại lợi ích kinh
tế trong tương lai cho doanh nghiệp và xác định được giá trị”.
2. “Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, theo
đó doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán cho các chủ nợ (như ngân hàng, các nhà cung
ứng, Nhà nước, người lao động) từ các nguồn lực kinh tế của mình”.
3. “Là các nguồn tài chính được sử dụng để đầu tư và mua sắm các tài sản của doanh nghiệp”.
4. “ Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
5. “Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các
khoản tiền chi ra, các khoản khấu hao tài sản... dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.
6. “Là khái niệm cơ bản nhằm đề ra cho kế toán phạm vi giới hạn của một thực thể kinh
doanh trong việc ghi chép, phản ánh và cung cấp thông tin một cách đầy đủ và toàn diện. Đơn

3
vị kế toán là một đơn vị độc lập không chỉ đối với các chủ thể bên ngoài mà cả với chính bản
thân chủ sở hữu đơn vị kinh doanh”.
7. “Là một giả định nhưng có tính bắt buộc theo đó Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở
đơn vị kế toán đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Vì vậy, tài sản cố
định của đơn vị như máy móc, thiết bị mua về để sử dụng lâu dài chứ không phải để bán,
thanh lý trong tương lai gần”.
8. “Là khái niệm theo đó tất cả các đối tượng, các quá trình hoạt động cũng như các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh đều được phản ánh thông qua thước đo tiền tệ thống nhất”.
9. “Là khoảng thời gian xác định kể từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu mở sổ, ghi sổ đến thời
điểm kết thúc việc ghi sổ và khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính”.

Tên các khái niệm:


A. Doanh thu D. Thực thể kinh doanh G. Nợ phải trả
B. Kỳ kế toán E. Tài sản H. Nguồn vốn
C. Thước đo tiền tệ F. Hoạt động liên tục I. Chi phí

Bài 2: Hãy cho biết các nguyên tắc và khái niệm nào bị vi phạm trong các tình huống
dưới đây?
1. Giám đốc công ty TNHH TOTO mua một điện thoại trị giá 15 triệu cho vợ sau đó đưa
hoá đơn và yêu cầu kế toán ghi vào chi phí tiếp khách của công ty.
 Vi phạm khái niệm đơn vị kế toán
2. Ngày 1/10/N, công ty Hương Anh ký hợp đồng bán một lô hàng trị giá 100 triệu cho
khách hàng Minh Anh. Khách hàng Minh Anh ứng trước 20% trị giá hợp đồng tại thời điểm
ký kết hợp đồng. Số còn lại được thanh toán ngay vào thời điểm giao hàng trong tháng 11/N.
Kế toán của công ty ghi nhận doanh thu tháng 10/N của hợp đồng này 20 triệu.
 Vi phạm nguyên tắc cơ sở dồn tích ở khía cạnh doanh thu
3. Công ty cổ phần Mai Linh mua một lô xe ô tô về để bán trị giá 42 tỷ đồng vào cuối
năm 2010, đã thanh toán toàn bộ tiền hàng, đến đầu năm 2011 toàn bộ xe về tới doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ghi nhận lô xe trên vào tài sản cố định của doanh nghiệp vào năm 2011.
 Vi phạm nguyên tắc kế toán trọng yếu, đây không pahir tài sản cổ định, do mua về để
bán nên nó là hàng hóa
4. Chi phí vận chuyển toàn bộ số xe ở nghiệp vụ 4 về tới doanh nghiệp trị giá 11 triệu
đồng được công ty ghi nhận vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

4
 Vi phạm nguyên tắc giá gốc, chi phí này sẽ được vốn hóa vào giá trị của lô hàng
5. Công ty Cổ phần An Phát đã ghi nhận doanh thu, giá vốn chuyển nhượng các căn hộ
chung cư tại khu đô thị An Bình phát sinh từ các hợp đồng góp vốn của các nhà đầu tư vào
báo cáo tài chính năm kết thúc ngày 31/12/N. Tại ngày lập báo cáo này, tòa nhà chung cư vẫn
đang xây dựng dở dang, chưa bàn giao cho nhà đầu tư và chưa chuyển sang hình thức mua
bán bất động sản theo các quy định hiện hành.
 Vi phạm nguyên tắc về ghi nhận doanh thu
6. Tại ngày 31/12/2012, Công ty cổ phần BMC nhận thấy một khoản phải thu khách
hàng trị giá 100 triệu đồng không thể thu hồi được do khách hàng không đủ khả năng thanh
toán nhưng không trích lập dự phòng.
 Vi phạm nguyên tắc thận trọng
7. Cuối năm tài chính N, trong khi hầu hết các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, công ty cổ
phần HSG vẫn kinh doanh có lãi, cổ phiếu của công ty trên thị trường có giá chuyển nhượng
gấp 22 lần mệnh giá của công ty. Công ty quyết định ghi tăng vốn góp của chủ sở hữu lên 20
lần.
 Cần coi CT này là một thực thể kinh doanh độc lập, vi phạm khái niệm đơn vị kế toán
8. Cuối năm 2020, nền kinh tế VN diễn biến nhiều bất lợi, nhiều doanh nghiệp
kinh doanh thua lỗ, giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Giám đốc công ty DBC niêm yết
trên sàn chứng khoán HOSE đã không trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư
tài chính khi lập báo cáo tài chính năm 2020 vì ông cho rằng nếu trích lập dự phòng thì
lợi nhuận của công ty sẽ bị “âm”.
 Vi phạm nguyên tắc thận trọng

9. Công ty BVB vừa ký được một hợp đồng với một khách hàng lớn, trị giá hợp
đồng lên tới 20 tỷ đồng. Kế toán ghi nhận 20 tỷ đồng này vào tài khoản doanh thu của
công ty.
 Vi phạm nguyên tắc cơ sở dồn tích trên khía cạnh doanh thu

10. Công ty cổ phần HBT ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng trị giá 5 tỷ đồng
cho năm 2016 trong khi số hàng này được giao trong năm 2017.
 Vi phạm nguyên tắc cơ sở dồn tích trên khía cạnh doanh thu

5
11. Năm 2016, Công ty cổ phần HBT chậm nộp về Quỹ Ngân sách Nhà nước một
số khoản thuế, chi phí lãi nộp chậm là 400 triệu đồng. Công ty HBT không ghi nhận
khoản lãi nộp chậm này vì cho rằng họ sẽ nộp trong năm 2017.
 Vi phạm nguyên tắc cơ sở dồn tích, phù hợp và thận trọng

12. Chi phí tiền điện của tháng là 15 triệu đồng của công ty chưa được ghi chép vào
sổ sách kế toán vì công ty chưa nhận được hoá đơn tiền điện thoại.
 Vi phạm nguyên tắc cơ sở dồn tích, phù hợp và thận trọng

Bài 3: Chỉ ra đâu là nghiệp vụ kế toán tài chính ở DN Hưng Thịnh: (Đánh dấu:  vào ô
vuông).
Trong tháng 1, tại doanh nghiệp có những hoạt động như sau:

Ngày Nội dung Đúng Sai

04/01 Chi tiền mặt để đăng báo quảng cáo trong tháng 1.  

05/01 Ban giám đốc phát hiện thấy một số nhân viên đi làm muộn.  

08/01 Ban giám đốc phê duyệt việc quẹt thẻ từ cho người lao động.  

14/01 Công ty A đến chào giá hệ thống thẻ từ trị giá 10 triệu đồng.  

15/01 Chi tiền mặt thanh toán việc lắp đặt hệ thống thẻ từ.  

16/01 Mua một bộ bàn ghế văn phòng chưa trả tiền cho người bán.  

20/01 Thanh toán tiền mặt cho việc vận chuyển bộ bàn ghế văn phòng  
mua ngày 16/1 về văn phòng.

21/01 Nhận trước bằng tiền mặt tiền thuê văn phòng của công ty K (công  
ty K thanh toán tiền thuê cho cả năm).

26/01 Phát hiện nhân viên thủ quỹ dùng tiền của công ty cho mục đích cá  
nhân và quyết định trừ vào lương tháng này.

30/01 Công ty thanh lý bộ máy vi tính, thu về tiền mặt.  

Trong tháng 2, có những hoạt động như sau:

STT Nội dung Đúng Sai

01/02 Công ty dùng tiền gửi ngân hàng để đầu tư mua cổ phiếu của Ngân  
hàng TMCP Á Châu

6
03/02 Giám đốc chuyển cho phòng kế hoạch Hợp đồng bán hàng hóa đã  
ký với Công ty Hoa Mai, trị giá hợp đồng 2 tỷ.

06/02 Thu hồi được khoản tiền nợ từ Công ty Sơn Hà (bằng tiền mặt).  

07/02 Thanh toán hóa đơn điện thoại trong tháng 1 của công ty bằng tiền  
mặt.

10/02 Công ty trang bị một điện thoại di động mới trị giá 12 triệu cho  
trưởng phòng kinh doanh để làm phương tiện giao dịch.

11/02 Trưởng phòng kinh doanh tự mua thêm cho mình một điện thoại di  
động để giải quyết việc riêng.

14/02 Công ty bán một số cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu cho công  
ty A, chưa được thanh toán.

18/02 Công ty chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ đi công tác.  

25/02 Công ty mang 1 chiếc ôtô đi góp vốn liên doanh.  

28/02 Giám đốc kinh doanh đàm phán mua nguyên vật liệu với nhà cung  
cấp.

Bài 4: Dựa vào phương trình kế toán cơ bản, sắp xếp số liệu sau của doanh nghiệp Hưng
Thịnh vào Bảng cân đối kế toán (đơn vị tính: triệu đồng). Ngày lập: 31/12/N

1. Vốn góp của CSH: 2.500 12. Hàng gửi đi bán: 60


2. Tiền gửi ngân hàng: 250 13. Tài sản cố định hữu hình: 1.800
3. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: 30 14. Vay ngắn hạn: 80
4. Phải trả cho người bán: 40 15. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 30
5. Hàng hoá: 300 16. Phải trả người lao động: 20
6. Đầu tư dài hạn: 280 17. Tiền mặt: 40
7. Lợi nhuận chưa phân phối: 85 18. Chi phí trả trước ngắn hạn: 12
8. Phải thu khác: 5 19. Quỹ khen thưởng, phúc lợi: 15
9. Tạm ứng: 4 20. Phải thu của khách hàng: 45
10. Nguyên vật liệu: 25 21. Phải trả, phải nộp khác: 4
11. Công cụ, dụng cụ: 3 22. Hao mòn TSCĐ: (80)

7
Tổng TS = Nợ phải trả + Vốn góp + Lợi nhuận để lại đầu kỳ + Doanh thu – Chi phí –
Lợi nhuận chia cho CSH

Tài sản Nguồn vốn

Tiền mặt Vốn góp CSH +2500


Tiền gửi ngân hàng +250 Phải trả cho người bán (NPT) + 40
Hàng hóa + 300 Lợi nhuận chưa phân phối + 85
Phải thu khác +5 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước + 30
Nguyên vật liệu + 25 Phải trả NLD + 20
Công cụ dụng cụ +3 Quỹ khen thưởng phúc lợi (NPT) + 15
Hàng gửi đi bán +60 Vay ngắn hạn: +80
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn +30 Phải thu khác +4
Tài sản cố định hữu hình +1800
Tiền mặt + 40
Chi phí trả trước ngắn hạn: +12
Tạm ứng +4
Phải thu khách hàng +45
Hao mòn TSCD + 80
Đầu tư dài hạn + 280
2774

Bài 5: Điền các số liệu còn thiếu vào Bảng cân đối kế toán tóm tắt (chỉ rõ cách tính).

Tài sản Nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn 3.000 Nợ phải trả …1500……….

Tiền mặt 250 Vay ngắn hạn Ngân hàng 1.000

Tiền gửi ngân hàng ……900……. Phải trả cho người bán 300

Thuế GTGT đầu vào 100 Phải trả người lao động 200

Hàng mua đang đi đường 150

8
Hàng hoá 1.600

Tài sản dài hạn ………5000…. Nguồn vốn chủ sở hữu ………6500….

Tài sản cố định …4000………. Vốn góp của chủ sở hữu 5.500

Hao mòn tài sản cố định (500) Lợi nhuận chưa phân phối 600

Đầu tư dài hạn khác 1.500 Quỹ đầu tư phát triển 400

Tổng Tài sản ……80000……. Tổng nguồn vốn ……8000…….

Bài 6: Hãy chỉ ra các nghiệp vụ kinh tế dưới đây ảnh hưởng đến đối tượng nào của kế
toán: Tài sản, Nguồn vốn, doanh thu, thu nhập hay chi phí của Doanh nghiệp Hưng
Thịnh:
Có các thông tin được ghi chép trong tháng 3 như sau:

Ngày Nội dung nghiệp vụ

01/03: Mua một lô nguyên vật liệu từ người bán A trị giá 30 triệu đồng, thuế GTGT
10%, chưa thanh toán
NVL +30tr , Phải trả người bán +33tr
Thuế GTGT đầu vào +3tr

02/03: Trả tiền mặt cho người bán A (nghiệp vụ 01/03)


Tiền mặt -33tr và phải trả người bán -33tr

08/03: Doanh nghiệp trích 100 triệu từ LNCPP thành lập quỹ đầu tư phát triển
Lợi nhuận chưa phân phối -100tr
Quỹ +100tr

12/03: Chi tiền mặt trả nợ lương nhân viên tháng 2 là 50 triệu
Chi phí QLDN +50tr
Tiền mặt -50tr

14/03: Nhân viên quyết toán tiền vé máy bay đã chi khi đi công tác là 3 triệu, trừ vào
tiền tạm ứng công tác phí trong tháng.
Tạm ứng -3tr

20/03: Thu được 0,5 triệu tiền lãi từ tiền gửi tiết kiệm, đã nhận được Giấy báo Có của
ngân hàng.
Doanh thu hoạt động tài chính +0,5tr
9
TGNH +0,5tr

21/03: Bán một lô hàng thành phẩm với giá 80 triệu đồng, thuế GTGT 10% cho công ty
B, người mua chưa trả tiền.
Thành phẩm -80tr
Thuế GTGT đầu ra 8tr
Phải thu khách hàng +88tr

Giá vốn hàng xuất kho đem bán cho công ty B là 50 triệu đồng.
Chi phí giá vốn hàng hóa +50tr
Hàng hóa -50tr

22/03: Chi phí vận chuyển lô hàng bán cho công ty B là 0,6 triệu đồng và đã trả bằng
tiền mặt.
Chi phí bán hàng +0,6tr
Tiền mặt -0,6tr

29/03: Công ty B thanh toán tiền hàng còn nợ vào tài khoản ngân hàng.
TGNH+ 88tr
Phai thu khách hàng -88tr

30/03: Mua bảo hiểm 1 năm cho xe ô tô của công ty là 12 triệu bằng tiền mặt
Tiền mặt -12tr
Chi phí trả trước (TS) +12tr (do mua bảo hiểm vào cuối tháng)

Bài 7: Xác định sự thay đổi của đối tượng kế toán sau mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính tại
công ty CP Rạng Đông trong tháng 1/N
1. Mua 3 máy vi tính, trị giá 15 triệu đồng/máy, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền, hàng chưa
về đến kho
 Hàng mua đang đi đường +45tr, thuế GTGT đầu vào +4,5 triệu và phải trả người bán
49,5tr
Định khoản
Nợ TK 151 (Hàng mua đang đi đường) 45
Nợ TK 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ) 4,5
Có TK 331 (Phải trả cho người bán) 49,5
2. Chi phí vận chuyển hàng mua về kho là 5 triệu đồng, trả bằng tiền mặt.
10
 Tiền mặt -5tr và chi phí bán hàng +5tr
Định khoản:
Nợ TK 641 (Chi phí bán hàng) 5
Có TK 111 (Tiền mặt) 5
3. 3 máy vi tính mua ở nghiệp vụ 1 về nhập kho đủ
 Công cụ dụng cụ +45tr, và hàng mua đang đi đường -45tr
Định khoản:
Nợ TK 1531 (Cộng cụ dụng cụ) 45
Có TK 151 (Hàng mua đang đi đường) 45
4. Công ty trả trước tiền thuê văn phòng 3 tháng bằng tiền mặt là 18 triệu đồng.
 Chi phí trả trước +18tr, tiền mặt -18tr
Định khoản:
Nợ TK 242 (Chi phí trả trước) 18
Có TK 111 (Tiền mặt) 18
5. Công ty nhận góp vốn liên doanh bằng tiền gửi ngân hàng số tiền là 500 triệu đồng.
 TGNH +500tr và vốn góp +500tr
Định khoản:
Nợ TK 121 (TGNH) 500
Có TK 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu) 500
6. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt số tiền 80 triệu đồng.
 TGNH -80tr và tiền mặt +80tr
Định khoản:
Nợ TK 111 (Tiền mặt) 80
Có TK 112 (TGNH) 80
7. Xuất kho một số hàng hoá đem gửi bán ở nhà phân phối A với giá trị xuất kho là 300
triệu đồng.
 Hàng hóa -300tr và chi phí giá vốn hàng hóa +300tr
Định khoản:
Nợ TK 632 (Chi phí giá vốn hàng bán) 300
Có TK 156 (Hàng hóa) 300
8. Khách hàng trả nợ công ty số tiền 40 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng.

11
 TGNH +40tr và phải thu khách hàng -40tr
Định khoản:
Nợ TK 112 (TGNH) 40
Có TK 131 (Phải thu khách hàng) 40
9. Công ty thanh toán nợ cho người bán số tiền 25 triệu đồng bằng tiền gửi ngân hàng.
 TGNH -25tr và phải trả người bán -25tr
Định khoản:
Nợ TK 331 (Phải trả cho người bán) 25
Có TK 112 (TGNH) 25
10. Khách hang ứng trước tiền hàng bằng tiền mặt là 100 triệu đồng.
 Tiền mặt +100tr và khách hàng ứng trước (NPT) +100tr
Định khoản:
Nợ TK 111 (Tiền mặt) 100
Có TK 335 (Chi phí phải trả) 100
11. Nhận được cổ tức từ khoản góp vốn vào công ty con trả vào tài khoản Tiền gửi ngân
hàng là 120 triệu đồng.
 Doanh thu hoạt động tài chính +120tr và TGNH +120tr
Định khoản:
Nợ TK 112 (TGNH) 120
Có TK 221 (Đầu tư vào công ty con) 120
12. Chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ đi công tác số tiền 10 triệu đồng.
 Tiền mặt -10tr và tạm ứng +10tr
Định khoản:
Nợ TK 141 (Tạm ứng) 10
Có TK 111 (Tiền mặt) 10

Bài 8: Bà Trang và ông Nghĩa quyết định mở công ty tư vấn luật Lotte. Công ty bắt đầu
hoạt động từ ngày 1/5/N. (đơn vị: triệu đồng)
1. Ngày 01/05: Ông Nghĩa góp vốn bằng một xe oto trị giá 300 triệu đồng và tiền mặt là 50
triệu đồng
 Tài sản cố định + 300tr, tiền mặt +50tr và vốn CSH +350tr

12
Định khoản:
Nợ TK 111 50
Nợ TK 211 300
Có TK 411 350
2. Ngày 02/05: Bà Trang góp vốn bằng cách nộp 100 triệu vào tài khoản ngân hàng.
 TGNH +100tr và vốn CSH +100tr
Định khoản:
Nợ TK 112 (TGNH) 100
Có TK 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu) 100
3. Ngày 03/05: Thuê văn phòng với giá 5 triệu đồng/tháng. Trả trước một lần cho 3 tháng
bằng Tiền gửi ngân hàng.
 TGNH -15tr và chi phí trả trước +15tr
Định khoản:
Nợ TK 242 (Chi phí trả trước) 15
Có TK 112 (TGNH) 15
4. Ngày 03/05: Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng là 9 triệu đồng, thuế 10%, thu tiền
vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
 TGNH +9,9tr; thuế GTGT đầu ra 900k và doanh thu cung cấp dịch vụ +9tr
Định khoản:
Nợ TK 112(TGNH) 9,9
Có TK 33311 (Thuế GTGT đầu ra) 0,9
Có TK 5113 (Doanh thu cung cấp dịch vụ ) 9
5. Ngày 12/05: Mua thiết bị văn phòng trị giá 25 triệu đồng, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền
gửi ngân hàng
 Công cụ dụng cụ +25tr, thuế GTGT đầu vào 2tr5 và TGNH -27tr5
Định khoản:
Nợ TK 1531 (Công cụ dụng cụ) 25
Nợ TK 1131 (Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ) 2,5
Có TK 112 (TGNH) 27,5
6. Ngày 15/05: Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng, đã gửi hoá đơn trị giá 7 triệu đồng,
thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán.

13
 Phải thu khách hàng 7tr7 và doanh thu cung cấp dịch vụ 7tr, thuế GTGT đầu ra 700k
Định khoản:
Nợ TK 131 (Phải thu khách hàng) 7,7
Có TK 5113 (Doanh thu cung cấp dịch vụ ) 7
Có TK 33311 (Thuế GTGT đầu ra) 0,7
7. Ngày 30/05: Thanh toán chi phí dịch vụ dọn vệ sinh văn phòng là 0,3 triệu đồng, trả bằng
Tiền mặt
 Tiền mặt -300k và chi phí QLDN +300k
Định khoản:
Nợ TK 642 (Chi phí QLDN) 300
Có TK 111 (Tiền mặt) 300
8. Ngày 31/05: Thanh toán tiền điện nước của văn phòng là 0,5 triệu đồng bằng tiền mặt
 Tiền mặt -500k và chi phí quản lý doanh nghiệp+500k
Định khoản:
Nợ TK 642 (Chi phí QLDN) 500
Có TK 111 (Tiền mặt) 500
9. Ngày 31/05: Tính lương cho bà Trang là 10 triệu, ông Nghĩa là 12 triệu, chưa thanh toán
 Phải trả nhân viên +22tr và chi phí quản lý doanh nghiệp +22tr
Định khoản:
Nợ TK 642 (Chi phí QLDN) 22
Có TK 334 (Phải trả nhân viên) 22
10. Ngày 31/05: Phân bổ chi phí thuê văn phòng của tháng.
 Chi phí trả trước -5tr và chi phí quản lý doanh nghiệp +5tr
Định khoản:
Nợ TK 642 (Chi phí QLDN) 5
Có TK 242 (Chi phí trả trước) 5
Yêu cầu: Xác định lợi nhuận tháng 5/N của công ty Lotte= doanh thu – chi phí

Bài 9: Định khoản các nghiệp vụ sau tại doanh nghiệp DBC (đơn vị: đồng)

14
1. Chủ sở hữu góp vốn bằng tiền mặt: 2 tỷ, bằng 1 ô tô trị giá: 1,5 tỷ.

 Tiền mặt +2 tỷ, TSCD +1,5 tỷ và vốn CSH +3,5 tỷ

Định khoản:

Nợ TK 111 (Tiền mặt) 2 tỷ

Nợ TK 211 (TSCD hữu hình) 1,5 tỷ

Có TK 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu) 3,5 tỷ

2. Phát hành 2 triệu cổ phiếu phổ thông, mệnh giá:10.000 đ/CP, giá phát hành
bằng mệnh giá. Đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng về việc cổ đông đã
chuyển tiền.

 TGNH +10 tỷ và vốn CSH +10 tỷ

Định khoản:

Nợ TK 112 (TGNH) 10 tỷ

Có TK 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu) 10 tỷ

3. Nhận bằng tiền mặt khoản vay từ Ngân hàng VP theo HĐ vay số 01, số tiền 150
triệu, thời hạn 3 tháng, lãi suất trả định kì cuối mỗi tháng là 1%/tháng.

 Tiền mặt +150 triệu, phải trả người cho vay 154,5tr và chi phí lãi vay +4,5tr

Định khoản:

Nợ TK 111 (Tiền mặt) 150

Nợ TK 635 (Chi phí tài chính) 4,5

Có TK 3411 (Các khoản đi vay) 154,5

4. Khách hàng A ứng trước cho doanh nghiệp 100 triệu bằng chuyển khoản để đặt
mua một số sản phẩm theo yêu cầu về mẫu mã riêng.

 TGNH +100tr và người mua trả trước +100tr

Định khoản:

Nợ TK 112 (TGNH) 100

Có TK 3387 (Doanh thu chưa thực hiện) 100


15
5. Mua chịu một lô hàng A, số lượng 1.000 chiếc, đơn giá 200.000/c, thuế GTGT
10% được khấu trừ. Hàng mua đang đi đường.

 Phải trả người bán 220tr và hàng hóa đang đi đường +200tr, thuế GTGT đầu
vào +20tr

Định khoản:

Nợ TK 151 (Hàng mua đang đi đường) 200

Nợ TK 133 (Thuế GTGT được kấu trừ) 20

Có TK 331 (Phải trả cho người bán ) 220

6. Mua chịu một lô hàng B, số lượng 2.000 chiếc, đơn giá 150.000/c, thuế GTGT
10% được khấu trừ. Hàng đã về nhập kho đủ.

 Hàng hóa +300tr, thuế GTGT đầu vào 30tr và phải trả người bán +330tr

Định khoản:

Nợ TK 156 (Hàng hóa) 300

Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) 30

Có TK 331 (Phải trả cho người bán) 330

7. Lô hàng ở nghiệp vụ 5 về nhập kho đủ.

 Hàng hóa đang đi đường -200tr và hàng hóa +200tr

Định khoản:

Nợ TK 156 (Hàng hóa) 200

Có TK 151 (Hàng mua đang đi đường) 200

Bài 10: Phân tích và định khoản các nghiệp vụ sau tại doanh nghiệp TNG:

1. Mua 5.000 cổ phiếu của doanh nghiệp DBC với mục đích đầu tư ngắn hạn, giá
mua 12.000 đ/CP, thanh toán chuyển khoản.

 TGNH -600tr và đầu tư ngắn hạn +600tr

Định khoản:
16
Nợ TK 1212 (Trái phiếu) 600

Có TK 112 (TGNH) 600

2. Thanh toán nợ gốc vay 50 triệu đồng bằng tiền mặt.

 Tiền mặt -50tr và vay và nợ thuê tài chính -50tr

Định khoản:

Nợ TK 341 (Vay và nợ thuê tài chính) 50

Có TK 111 (Tiền mặt) 50

3. Chuyển khoản thanh toán nợ cho nhà cung cấp hàng A 22 triệu đồng.

 TGNH -22tr và nợ phải trả -22tr

Định khoản:

Nợ TK 331 (Phải trả cho người bán) 22

Có TK 112 (TGNH) 22

4. Chi tiền mặt thanh toán lương còn nợ nhân viên kỳ trước 5 triệu.

 Tiền mặt -5tr và phải trả NLD -5tr

Định khoản:

Nợ TK 334 (Phải trả người lao động) 5

Có TK 111 (Tiền mặt) 5

5. Chuyển khoản nộp thuế giá trị gia tăng còn nợ kỳ trước 35 triệu.

 TGNH -35tr và thuế GTGT phải nộp -35tr

Định khoản:

Nợ TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) 35

Có TK 111 (TGNH) 35

6. Tạm ứng cho nhân viên bằng tiền mặt 20 triệu.

 Tiền mặt -20tr và chi phí tạm ứng +20tr

Định khoản:
17
Nợ TK 141 (Tạm ứng) 20

Có TK 111 (Tiền mặt) 20

7. Nộp tiền mặt vào TK Tiền gửi ngân hàng của công ty: 1.500 triệu.

 Tiền mặt -1500tr và TGNH +1500tr

Nợ TK 112 (TGNH) 1500

Có TK 111 (Tiền mặt) 1500

8. Chuyển khoản góp vốn bằng việc mua 1,2 triệu cổ phần trên 2 triệu cổ phần
công ty STK phát hành huy động vốn điều lệ khi thành lập, giá mua bằng mệnh
giá 10.000 đ/CP. (công ty này trở thành công ty con của mình)

 TGNH -12 tỷ và khoản đầu tư vào công ty con +12 tỷ

Định khoản:

Nợ TK 221 (Đầu tư vào công ty con) 12 tỷ

Có TK 112 (TGNH) 12 tỷ

9. Mua một TSCĐ hữu hình phục vụ bán hàng, giá mua chưa thuế 100 triệu, thuế
GTGT 10% và chi phí trước khi sử dụng 1.050.000, trong đó thuế GTGT
50.000, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. TSCĐ đã đưa vào sử dụng.

 TGNH -111.050.000, thuế GTGT đầu vào 10.050.000 và TSCD hữu hình
+101tr (1tr chi phí trước khi sử dụng được vốn hóa vào gái trị của tài sản)

Định khoản:

Nợ TK 211 (TSCD hữu hình) 101

Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) 10,05

Có TK 112 (TGNH) 111,05

10. Vay ngắn hạn ngân hàng, số tiền 35 triệu, công ty lập ngay giấy nộp tiền để
chuyển thanh toán cho nhà cung cấp X, số tiền 80 triệu, đã nhận được giấy báo
của Ngân hàng.

 Phải trả người bán -80, TGNH -45 và vay tài chính +35

18
Định khoản:
Nợ TK 331 (Phải trả cho người bán) 80
Có TK 112 (TGNH) 45
Có TK 341 (Vay và nợ thuê tài chính) 35

19

You might also like