ĐỀ GIỮA KÌ 2 VĂN 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Ngày soạn: 4/3/2024

Ngày dạy: 18,20/3/2024


Tuần 27
Tiết 105,106 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU CẤN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Qua bài kiểm tra tổng hợp cuối kì nhằm kiểm tra tổng hợp các kiến thức học sinh
đã học trong nửa đầu học kì II.
- Có khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức vào bài làm. Sự vận dụng linh hoạt
theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt,
Tập làm văn trong 1 bài kiểm tra.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Rèn kĩ năng về đọc hiểu, nắm được nội dung ý nghĩa của
các văn bản, kiến thức về các phép tu từ; biết cách làm bài văn miêu tả.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức chăm chỉ ôn luyện để vận dụng kiến thức đã học vào việc tạo lập văn
bản, trung thực trong kiểm tra và bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước hoặc
lòng nhân văn qua bài viết của học sinh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Học sinh:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong nửa đầu học kì II.
2. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Nghiên cứu ra đề bài theo các bước.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Đề kiểm tra: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận.
- Thời gian: 90 phút
II. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ nhận thức %
Vận dụng Tổng Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
cao điểm
TT Kĩ năng Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời
(%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian
(phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút
)
1 Đọc
15 10 10 5 5 5 4 20 30
hiểu
2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20
đoạn
văn
nghị
luận xã
hội
3 Viết bài 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50
văn
nghị
luận
văn học

Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100

Tỉ lệ % 40 30 20 10 100

Tỉ lệ chung 70 30 100
Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
TT Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ Số câu hỏi theo mức độ Tổng
kiến thức, thức, kĩ năng năng cần kiểm tra đánh nhận thức
kĩ năng giá Nhận Thông Vận Vận
biết hiểu dụng dụng
cao
ĐỌC Ngữ liệu Nhận biết: 2 1 1 0 4
HIỂU ngoài văn - Xác định được thể
bản thơ, phương thức biểu
đạt, biện pháp tu từ,
chi tiết, hình ảnh..
- Xác định được đề tài,
hình tượng nhân vật
trữ tình trong bài
thơ/đoạn thơ.
- Chỉ ra các chi tiết,
hình ảnh,
Thông hiểu:
Hiểu được đề tài,
khuynh hướng tư
tưởng, cảm hứng thẩm
mĩ, giọng điệu, tình
cảm tác giả gửi gắm
trong đoạn ngữ liệu
- Hiểu được những
đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của đoạn
trích
Vận dụng:
- Nhận xét về nội
dung và nghệ thuật
của bài thơ/đoạn thơ;
bày tỏ quan điểm của
bản thân về vấn đề
đặt ra trong đoạn ngữ
liệu
- Rút ra thông
điệp/bài học cho bản
thân.
Viết Về tư tưởng Nhận biết:
đoạn văn
nghị
đạo lí hoặc - Xác định được vấn đề
luận xã sự việc hiện cần NL.
hội tượng đời
khoảng sống xã hội Thông hiểu:
200 chữ
- Giải thích được
vấn đề NL; lí giải
nguyên nhân, phân
tích sự đúng sai của
vấn đề; lấy dẫn
chứng và lí lẽ chứng
minh
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ
năng dùng từ, viết
câu, các phép liên kết,
các phương thức biểu
đạt, các thao tác lập
luận để phân tích,
chứng minh
- Biết đánh giá về vấn
đề NL
Vận dụng cao:
- Liên hệ với thực tiễn;
vận dụng tốt kiến thức
kiến thức thể loại để
đánh giá, làm nổi bật
vấn đề NL.
- Có sáng tạo trong
diễn đạt, lập luận;
đoạn văn giàu sức
thuyết phục.
Nghị 1.Mùa xuân Nhận biết:
luận về nho nhỏ
đoạn
- Xác định được vấn
thơ, bài 2. Viếng đề cần NL.
thơ lăng Bác - Giới thiệu tác giả,
3. Sang thu bài thơ, đoạn thơ….
4. Nói với - Nêu được cảm hứng
con sáng tác, hình tượng
nhân vật trữ tình, đặc
điểm nghệ thuật,... của
đoạn thơ.
Thông hiểu:
- Diễn giải đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ: tình cảm
cao đẹp, tư tưởng nhân
văn, cảm hứng đa dạng
trước cuộc sống; Hiểu
nét độc đáo của từng
bài thơ: cảm nhận
tinh tế về thiên nhiên
và những suy ngẫm
về cuộc đời (Sang
thu, Mùa xuân nho
nhỏ);tình cảm với vị
lãnh tụ kính yêu(Viếng
lăng Bác); Tình cảm
gia đình và tình yêu
quê hương đất
nước(Nói với con);
nghệ thuật biểu cảm,
ngôn ngữ tinh tế.
- Lí giải một số đặc
điểm cơ bản của thơ
Việt Nam từ năm
1975 đến nay.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ
năng dùng từ, viết
câu, các phép liên kết,
các phương thức biểu
đạt, các thao tác lập
luận để phân tích,
cảm nhận về ND, NT.

thuật của đoạn


thơ……
- Nhận xét về nội
dung và nghệ thuật
của đoạn thơ; vị trí và
đóng góp của tác giả.
Vận dụng cao:
- So sánh với các bài
thơ khác, liên hệ với
thực tiễn; vận dụng tốt
kiến thức thể loại để
đánh giá, làm nổi bật
vấn đề NL.
- Có sáng tạo trong
diễn đạt, lập luận;
đoạn văn giàu sức
thuyết phục.
Đoạn trích - Nhận biết:
truyện hiện - Xác định vấn đề cần
đại Việt nghị luận.
Nam
- Giới thiệu tác giả,
Những ngôi tác phẩm, đoạn trích
sao xa xôi …..
- Nhớ được nhân vật;
xác định được chi tiết,
sự việc tiêu biểu,...
Thông hiểu:
- Diễn giải về giá trị
nội dung, nghệ thuật
của đoạn trích truyện
hiện đại Việt Nam:
tinh thần yêu nước,
chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, tình cảm
nhân văn: tình yêu
quê hương; tinh thần
dũng cảm, sự hi sinh
của những cô gái
thanh niên xung
phong trên tuyến
đường lửa những năm
chống Mĩ (Những
ngôi sao xa xôi),
- Lí giải một số đặc
điểm cơ bản của
truyện hiện đại Việt
Nam.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng
dùng từ, viết câu, các
phép liên kết, các
phương thức biểu đạt,
các thao tác lập luận để
phân tích, cảm nhận về
nội dung, nghệ thuật
của đoạn trích ……
truyện hiện đại Việt
Nam.
- Nhận xét về nội
dung và nghệ thuật
của đoạn trích; vị trí
và đóng góp của tác
giả….
Vận dụng cao:
- So sánh với các tác
phẩm khác, liên hệ với
thực tiễn; vận dụng tốt
kiến thức thể loại để
đánh giá, làm nổi bật
vấn đề NL.
- Có sáng tạo trong
diễn đạt, lập luận;
đoạn văn giàu sức
thuyết phục.
30 20 40
10 100
70 30 100
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
ĐỀ 1
I. Đọc hiểu: (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi.
Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng.
Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt
đã giúp tôi chiến thắng số phận(...)
Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố
làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta
tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?
Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵu ngã và cảm thấy như thế mình không còn
sức mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác
đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh
của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng
ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả
mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy.
Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau,
những món quà dành cho chúng ta rất ngạc nhiên.
Trích “Cuốc sống không giới hạn” của Nick Vujicic)
Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà mình gặp phải
là gì? Điều gì giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy? (0,5điểm)
Câu 2: Theo tác giả “Khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống” phần thưởng
ta nhận được là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Câu nói “Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình” cho
thấy tác giả là người như thế nào? (1 điểm).
Câu 4: Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới mọi
người? (1 điểm)
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của
việc nắm bắt cơ hội cho bản thân.
Câu 2: (5 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
(Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, NXB GD, H.2011, tr 72-73)
ĐỀ 2
… “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có
bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người
có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và
phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống
như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn
cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện.
Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị
lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là
những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người
mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng
từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện
được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn. Có được
bản lĩnh sống sẽ giúp con người vượt qua khó khăn và đạt được những ước mơ của
riêng mình.”

(Trích Tuổi trẻ.vn – Xây dựng bản lĩnh cá


nhân)
Câu 1. Chỉ ra tác dụng của bản lĩnh sống được nêu trong đoạn trích. (0.5
điểm)
Câu 2. Theo tác giả, những cách thức nào giúp bạn xây dựng được bản lĩnh
sống? (0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả lại cho rằng: “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ
được mục đích của cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung
quanh”? (1.0 điểm)
Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm “Một người mạnh hay yếu quan trọng là
tùy thuộc vào bản lĩnh” không? Vì sao? (1.0 điểm)
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của em về ý
nghĩa của bản lĩnh sống
Câu 2: (5 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước

Ta làm con chim hót


Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến...
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải)

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM


ĐỀ 1
I. Đọc hiểu: 3 điểm
Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà mình gặp
phải là: Không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả “Khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống” phần
thưởng ta nhận được là: Sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà
chúng ta có được. (0,5 điểm)
Câu 3: Câu nói “Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính
mình” cho thấy tác giả là người yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thương, quý trọng
mọi người (1 điểm)
Câu 4:Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới
mọi người: Hãy xích lại gần nhau hơn, hãy quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ
và yêu thương mọi người. (1 điểm)
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 1: 2 điểm
* Giải thích: Cơ hội là điều kiên thuận lợi, thời điểm hội tụ những yếu tố thích
hợp tạo ra những thành công cho chúng ta.
* Tại sao cần phải biết nắm bắt cơ hội cho bản thân?
+ Nắm bắt đươc cơ hội sẽ giúp chúng ta tận dụng được những điều kiện thuận lợi
để phát triển bản thân,tạo ra cho chúng ta động lực để vượt qua khó khăn, thử
thách trong cuộc sống để đi đến thành công.
+ Nắm bắt cơ hội không chỉ giúp ta gặt hái được thành công mà còn giúp chúng ta
tạo ra cơ hội tiếp theo cho bản thân mình.
+ Cơ hội mang đến cho chúng ta niềm tin và hi vọng để chúng ta cố gắng nỗ lực
không ngừng trong cuộc sống.
* Dẫn chứng:
+ CMT8 thành công là do chúng ta đã biết chớp thời cơ ngàn năm có một để giành
lại đọc lập tự do và khai sinh ra nước Việt Nam DCCH.
+ Trong thực tế có nhiều người đề cao việc nắm bắt cơ hội cho bản thân: “ Có 3
điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói
và cơ hội” đủ cho thấy vai trò, ý nghĩa của cơ hội trong cuộc sống.
* Bài học nhận thức và hành động:
+ Phê phán những người không biết trân trọng và tận dụng những cơ hội mà cuộc
đời mang đến.
+ Cơ hội có thể ẩn chứa ngay trong những khó khăn thử thách. Ở đâu có khó khăn,
ở đó có cơ hội. Khó khăn càng lớn, cơ hội càng nhiều.
+ Cơ hội không chỉ do người khác tạo ra mà đôi khi ta phải tự biết tạo ra cơ hội
cho mình.
Câu 2:( 5 điểm)
A. Yêu cầu chung:
+ HS phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận để tạo lập văn
bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ 3 phần; văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy,
bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về đoạn trích thơ:(0,5điểm)
+ Có mở bài, thân bài và kết bài.
+ Mở bài nêu được tác giả, tác phẩm; đối tượng nghị luận và phạm vi tư liệu vận
dụng
2. Về nội dung: bài viết đảm bảo được những yêu cầu sau:(3,5 điểm)
I. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm:
+ Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng
nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng
nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
+ “Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng
giữa cha và con.
+ Trích dẫn đoạn thơ
II. Thân bài
* Phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình
- Người cha nói với con về sức sống mãnh liệt, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của
quê hương
+ Người đồng mình: cha mẹ, đồng bào, người cùng quê hương
+ Khẳng định phẩm chất của người đồng mình, phẩm chất của người đồng mình
thể hiện qua lời nói mộc mạc, giản dị, gợi nhiều yêu thương, gần gũi
- Phẩm chất cao đẹp, mạnh mẽ của người đồng mình:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc
+ Cuộc sống lạc quan, tràn đầy niềm vui
+ Niềm tin thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn
→ Với những điệp từ, điệp ngữ, cách so sánh cụ thể kết hợp với nhiều kiểu câu dài
ngắn khác nhau, lời tâm tình người cha góp phần khẳng định lối sống mạnh mẽ,
khoáng đạt gắn bó tha thiết với quê hương
* Mong muốn của người cha về đứa con
- Mong con sống nghĩa tình, thủy chung với quê hương
+ Biết chấp nhận khó khăn và vượt qua khó khăn bằng ý chí, nghị lực và niềm tin
của bản thân
+ Người đồng mình tuy “thô sơ da thịt” nhưng đều tự lực, tự cường “tự đục đá kê
cao quê hương”, duy trì truyền thống với tập quán của người đồng mình
- Người cha mong con vững vàng, tự hào vào truyền thống của quê hương. Lấy
những điều tốt đẹp, bình dị làm hành trang vững bước trên đường đời
* Phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
- Thể thơ tự do mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh, mộc mạc, giàu
chất thơ, cụ thể và giàu sức khái quát
- Giọng điệu tha thiết, trìu mến, bay bổng nhẹ nhàng, khúc triết, rành rọt... tạo ra sự
cộng hưởng hài hòa
- Ngôn từ bình dị, mộc mạc như lời nói thường ngày
III. Kết bài
Bài thơ là lời tâm tình của người cha nói với con cũng chính là lời nói chân thành,
mộc mạc của tác giả
3. Sáng tạo và hình thức trình bày: 0,5 điểm
+ Trình bày sạch sẽ
+ Có sự sáng tạo trong cách dùng từ, dặt câu.
ĐỀ 2
I. Đọc hiểu: 3 điểm
Câu 1: Tác dụng của bản lĩnh sống: vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có
được sự hài lòng từ những người xung quanh (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, cách thức xây dựng bản lĩnh sống là:
Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể
hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình
những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô
cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. (0,5 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
– Có bản lĩnh mới thực hiện được mục đích, ước mơ, hoài bão… Đó là chìa khóa
để thành công trong cuộc sống.
– Có bản lĩnh sẽ góp phần bảo vệ và giúp đỡ những người xung quanh, mang lại
niềm tự hào, hạnh phúc cho người thân, gia đình và xã hội
Câu 4: (1 điểm)
– Đồng ý. Vì, bản lĩnh là một trong những tiêu chí để đánh giá một người mạnh
hay yếu, thành công hay thất bại, dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách trong
cuộc sống hay không…
– Không đồng ý. Vì, bên cạnh bản lĩnh, muốn đánh giá một người mạnh hay yếu,
thành công hay thất bại còn phải phụ thuộc vào năng lực, sở trường, sở thích, cơ
hội, sự may mắn….
Câu 1: 2 điểm
* Mở đoạn: Giới thiệu tầm quan trọng của bản lĩnh: Trong bất kì thời đại nào, bản
lĩnh sống cũng vô cùng quan trọng và cần thiết.
* Thân đoạn:
- Giải thích – khái niệm:
Bản lĩnh là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống
một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo.
- Biểu hiện: Người có bản lĩnh sống là người dù trong hoàn cảnh nào cũng bình
tĩnh, kiên cường, nỗ lực hết sức mình để chèo lái con thuyền của đời mình đi đúng
hướng, đi theo con đường tích cực, đúng pháp luật, chuẩn mực đạo đức.
- Vai trò của bản lĩnh:
+Bản lĩnh sẽ giúp cho mỗi người biết làm chủ bản thân, biết dám nghĩ dám làm
+Bản lĩnh sống sẽ giúp chúng ta có những quyết định sáng suốt tích cực, không
dung túng bao che cho điều xấu.
+Bản lĩnh còn giúp phát huy nhiều đức tính tốt đẹp khác như dũng cảm, kiên trì,
mạnh mẽ, tự tin
+ Người có bản lĩnh là tấm gương sáng để người khác học tập
+ Giúp cuộc sống này mới phát huy những điều tốt đẹp.
- Mở rộng – phê phán: Người hèn nhát, yếu đuối, nhụt chí, tự ti, thiếu bản lĩnh. Họ
chùn bước trước khó khăn, họ không dám làm vì sợ thất bạn. Thâm chí họ còn im
lặng trước những hành vi sai trái.
- Bài học:
+ Cần nhận thức được tầm quan trọng của bản lĩnh
+ Cần rèn cho mình cách sống tự lập, quyết đoán, tự tin trong cuộc sống. Cần biết
vạch ra mục tiêu của bản thân.
+ Tập kiểm soát bản và kiềm chế bản thân
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân:
Chúng ta cần sự bản lĩnh để vượt qua thử thách và để khẳng định mình.
- Học sinh cần rèn luyện, tôi luyện bản lĩnh trong học tập, lao động nói riêng cũng
như trong cuộc sống nói chung. Hãy bản lĩnh khắc phục khó khăn để vươn lên
trong học tập một cách bền bỉ.
Câu 2:( 5 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về đoạn trích thơ:(0,5điểm)
+ Có mở bài, thân bài và kết bài.
+ Mở bài nêu được tác giả, tác phẩm; đối tượng nghị luận và phạm vi tư liệu vận
dụng
2. Về nội dung: bài viết đảm bảo được những yêu cầu sau:(3,5 điểm)
* Sau khi khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp và tràn trề sức
sống thì nhà thơ nhìn lại lịch sự 4000 năm của dân tộc.
+ Nhìn về quá khứ nhà thơ tự hào bởi bề dày lịch sử của dân tộc đồng thời trĩu
nặng yêu thương bởi biết bao thang trầm mà dt đã trải qua trong 4000 năm ấy. Bao
nhiêu yêu thương trìu mến xót xa chất chứa trong 2 từ “ vất vả”, “gian lao”, đó là
sự xót xa của người con khi nghĩ đến sự vất vả gian lao của mẹ hiền tổ quốc.
+ Nhìn về hiện tại và tương lai, ánh nhìn của nhà thơ tràn đầy niềm lạc quan tin
tưởng bởi đất nước đang ở 1 tầm cao mới, đất nước lung linh tỏa sáng như vì tinh
tú giữa bầu trời đêm: Đất nước nhưu vì sao/ Cứ đi lên phía trước
+ Chúng ta đều biết những năm 80 là những năm đau thương gian khổ. Máu vẫn
đổ ở biên giới phía bắc và phía tây nam. Nền kinh tế bao cấp bộc lộ sự trì trệ khiến
cho nhân dân đói khổ, lòng người chao đảo niềm tin. Vậy mà 1 con người đang đi
những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời lại có ánh nhìn lạc quan và tươi tắn đến
thế thì tấm lòng, sự gắn bó với đất nước, nhân dân phải sâu sắc đến nhường nào?
+ Bp so sánh và hình ảnh vì sao mang giá trị biểu cảm cao khiến cho chúng ta cảm
nhận được tình yêu đất nước trong tim nhà thơ luôn nồng nàn và mới mẻ.
+ KL: Cảm nhận khí thế cách mạng đang tưng bừng rộn rã trên đất nước ta và tự
hào lạc quan tin tưởng vào tương lai của đất nước. Tất cả những điều đó đều là
những biểu hiện chân thực và sinh động của 1 tấm lòng thơ yêu mến và gắn bó với
cuộc đời.
* Từ sự yêu mến và gắn bó với đất nước với cuộc đời nhà thơ bày tỏ ước
nguyện chân thành được cống hiến cho quê hương, đất nước và cho cuộc đời.
+ Say đắm trước sức sống của mùa xuân tâm hồn nhà thơ muốn hóa thân vào mùa
xuân xin được làm chút âm thanh hương sắc và giai điệu:
Ta làm con chim hót... Một nốt trần xao xuyến.
+ Điệp ngữ “ ta làm”, “ ta nhập” khảnh định ước nguyện cống hiến cho tổ quốc là
ước nguyện chân thành tha thiết.
+ Ước nguyện được cống hiến cho đất nước hết sức mãnh liệt và khẩn thiết trong
tâm hồn thi nhân nhưng cũng hết sức khiêm nhường bình dị. Nhà thơ chỉ cần làm 1
nốt nhạc trong bản giao hưởng của dân tộc, chỉ xin làm 1 mùa xuân nho nhỏ góp
phần vào mùa xuân lớn của dân tộc. Ngay cách dâng hiến cho đất nước cũng là
cách thức dâng hiến thầm lặng không ồn ào, không khoa trương.
KL: Qua ước nguyện ta cảm nhận được lẽ sống cao đẹp trong tâm hồn nhà thơ.
Với nhà thơ sống đẹp là sống phải có cống hiến, đep mùa xuân nho nhỏ của đời
mình hòa với mùa xuân lớn của đất nước.
* Nghệ thuật:0,5 điểm
- Thể thơ ngũ ngôn
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, tự sự.
- Giọng điệu thiết tha trìu mến
- Ngôn ngữ giản dị có giá trị biểu cảm cao.
- Hình ảnh thơ đẹp giản dị
- Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ ngữ, điệp cấu trúc
3. Sáng tạo và hình thức trình bày: 0,5 điểm
+ Trình bày sạch sẽ
+ Có sự sáng tạo trong cách dùng từ, dặt câu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU.
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, để HS làm bài.
2. Nội dung
- Ổn định lớp
3. Sản phẩm
- Không khí lớp học
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nhắc lớp ổn định, lấy giấy, bút làm bài
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe và thực hiện
HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA
1. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài.
2. Nội dung
- Viết bài
3. Sản phẩm
- Bài viết
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 1:
* GV phát đề cho HS
Yêu cầu:
- Về ý thức: HS làm bài nghiêm túc.
- Về nội dung: Đọc kĩ đề bài, xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề.
- Về hình thức: Trình bày sạch sẽ, câu chữ viết gọn gàng, chính xác.
* Giám sát HS làm bài
- Nhắc nhở HS có ý thức làm bài chưa tốt.
* Thu bài
Bước 2: HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn
* Nội dung: Tìm hiểu, liên hệ
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- GV nhận xét ưu-nhược điểm giờ kiểm tra.
- Hướng dẫn học sinh tự học ôn lại toàn bộ kiến thức từ đầu kì II, chuẩn bị bài cho
tiết học sau.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu.
+ Suy nghĩ thực hiện.

You might also like