Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

DIỄN ĐÀN CHƯƠNG 2

Câu 1: Phân tích những điều kiện cần thiết dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(tháng 2/1930).
 Bối cảnh quốc tế
Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản: Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây
chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, đẩy mạnh xâm chiếm các
nước nhỏ. Trước bối cảnh đó các phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ.
Ảnh hưởng chủ nghĩa Mác-Lenin: Quốc tế Cộng Sản do Lenin thành lập trở thành bộ tham
mưu chiến đấu, lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới. Chỉ rõ muốn giành thắng lợi
trong đấu tranh lịch sử của mình giai cấp công nhân phải thành lập Đảng Cộng sản
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới,
mở ra thời đại mới cách mạng chống đế quốc, giải phòng dân tộc; nêu tấm gương sáng trong
việc giải phóng dân tộc bị áp bức. Đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Nguyễn
Tất Thành đây là “cuộc cách mạng đến nơi”
 Tình hình Việt Nam
Pháp xâm lược Việt Nam
Chính sách cai trị của thực dân Pháp. Về chính trị: tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của
nhà Nguyễn, chia Việt Nam thành 3 xứ cấu kết với địa chủ. Về kinh tế: cướp ruộng đất, lập
đồn điền, xây dựng giao thông bến cảng,…Về văn hóa: thực hiện chính sách văn hóa giáo
dục thực dân, dung túng duy trì các hủ tục lạc hậu.
Mâu thuẫn giai cấp: chủ yếu giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giai cấp nông dân
với địa chủ.
Các phong trào yêu nước khi có Đảng nổ ra nhưng đều thất bại. Trước tình hình đó Nguyễn
Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm
đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Tháng 7/1920 Bác tìm thấy con đường cứu nước là con
đường cách mạng vô sản. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin về Việt Nam. Tháng 2/1930 sau
khi có sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 2: Trình bày những sáng tạo về đường lối của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
Những sáng tạo về đường lối của Đảng ta là:
 Ngày 12/12/1946 Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến tiến hành cuộc
kháng chiến xâm lược Pháp với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết
kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập, tự do.
 Kháng chiến toàn dân: huy động toàn dân tham gia kháng chiến, “mỗi người dân là một
người lính, mỗi làng xóm là một pháo đài, mỗi khu phố là một trận địa”, phát động cuộc
chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân làm nồng cốt cho toàn dân đánh giặc.
 Kháng chiến toàn diện: đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận quân sự, chính trị,kinh
tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao. Trong đó mặt trận quân sự đấu tranh vũ trang giữ vai
trò mũi nhọn mang tính quyết định. Động viên phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh của
dân tộc. Các nội dung kháng chiến được thực hiện cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
 Chính trị: Trung ương Đảng quyết định chia cả nước thành các khu và sau này thành
các chiến khu quân sự để phục vụ yêu cầu chỉ đạo cuộc kháng chiến. Các Ủy ban
kháng chiến hành chính được thành lập, các tổ chức chính trị xã hội được cũng cố
nhằm tăng cường đoàn kết, tập hợp đông đảo nhất mọi tầng lớp nhân dân tham gia
kháng chiến.
 Kinh tế, văn hóa, xã hội: Đảng chủ trương đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tự cấp, tự túc
lương thực nhằm làm thất bại âm mưu vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh
của thực dân Pháp; duy trì phong trào bình dân học vụ để chống giặc dốt, xóa nạn mù
chữ.
 Quân sự: Là mặt trận quan trọng. Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp huy
động 3 lực lượng chủ lực là lục quân, hải quân và không quân, để đối phó với cuộc
tấn công của địch quân và dân ta phải xây dựng lực lượng vũ trang ba thức quân vững
mạnh; phối hợp giữa chiến tranh du kích và mặt trận chính quy. Chiến dịch Biên giới
Thu Đông 1950, quân ta chủ động tấn công, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc nhằm mở
rộng thông thương với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
 Ngoại giao: Đảng và Chính phủ chủ trương tích cực tranh thủ mở rộng quan hệ ngoại
giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
 Káng chiến lâu dài: là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Là một quá trình vừa đánh
tiêu hao lực lượng địch vừa xây dựng, phát triển lực lượng ta, nhưng không kéo dài vô
hạn mà phải tranh thủ chớp thời cơ giành thắng lợi quyết định về quân sự, kết hợp giải
pháp ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến.
 Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: Phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát huy
nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựa chủ yếu,
nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh nhân dân, tránh tư tưởng bị động nhờ vào sự giú
đỡ từ bên ngoài. Lấy độc lập, tự chủ về đường lối là yếu tố quan trọng hàng đầu.
 Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (11-19/2/1951, Tuyên Quang), Đảng ra hoạt động công
khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam và Chính cương Đảng Lao động Việt Nam
gồm các nội dung:
 Tính chất: Có 3 tính chất: “dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến”.
Giải quyết mâu thuẫn dân chủ nhân dân với chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Đối tượng đấu
tranh là Pháp, Mỹ và phong kiến phản động.
 Nhiệm vụ: đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất. Xóa bỏ tàn tích phong
kiến và nửa phong kiến. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Đặc biệt, đấu tranh chống xâm lược giải phóng dân tộc.
 Động lực: 4 giai cấp công dân , nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Lấy nền tảng giai
cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo.
 Triển vọng phát triển: hoàn thành giải phóng dân tộc, Xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa
phong kiến, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
DIỄN ĐÀN CHƯƠNG 3
Câu 1: Chứng minh tính đúng đắn và giá trị to lớn của hiệu lệnh từ Đại hội VI của
Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư
duy”.

Câu 2: Trình bày đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam và mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

You might also like