Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1) Lý do chọn đề tài:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ đặc biệt chú trọng tới đạo đức cách mạng, Người
không chỉ bàn một cách cô đọng, sâu sắc về vấn đề đạo đức mà Người còn dành sự quan
tâm đặc biệt đến công tác giáo dục, tu dưỡng đạo đức, cán bộ, Đảng viên. Từ những bài
giảng lý luận cách mạng đầu tiên cho lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, Người đã luôn
nhấn mạnh sự quan trọng của những giá trị đạo đức chính là động lực của cách mạng. Hồ
Chí Minh chỉ rõ "Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to,
người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng". Vì vậy, để Đảng
trong sạch vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiên phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam thì
trong mọi mặt công tác và cuộc sống đời thường, người cán bộ, đảng viên và chiến sĩ lại
càng phải nỗ lực hơn trong rèn luyện đạo đức, phải thực hành cần, kiệm, liêm, chính.
Những lời dạy ấy đã cổ vũ toàn quân, toàn dân ta dấy lên phong trào thi đua sản xuất và
thực hành tiết kiệm sôi nổi trong những năm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Không
chỉ góp phần đẩy mạnh và đưa kháng chiến giành được những thắng lợi to lớn trong cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc, mà còn đưa đất nước tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực hành tiết kiệm là một quan điểm tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả
cuộc đời cách mạng của Người là một tấm gương sáng ngời, một mẫu mực về “CẦN,
KIỆM, LIÊM, CHÍNH”, “CHÍ, CÔNG, VÔ, TƯ”. Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng
của rèn luyện đạo đức cho Đảng viên, cán bộ và thanh thiếu niên Việt Nam qua tác phẩm
“Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, chúng em nhận
ra đây một đề tài cho thấy tầm ảnh hưởng từ những lời chỉ dạy của Bác về “cần, kiệm,
liêm, chính” trong cách mạng đến sự phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra, đề tài
còn nghiên cứu về những biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu qua những
chính sách của Đảng, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2) Mục đích nghiên cứu:
Nhóm em lựa chọn đề tài này với mục đích là tìm hiểu, phân tích về tác phẩm: nội
dung, giá trị lịch sử, ảnh hưởng của tác phẩm đến với lịch sử và sự phát triển của xã hội
Việt Nam tại thời điểm cụ thể.
Nghiên cứu có thể xác định cách tác phẩm “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952) đã tác động đến xã hội và cuộc sống hàng ngày
trong thời gian dài sau khi được công bố. Nhằm mục đích đo lường sự ảnh hưởng của tác
phẩm đối với ý thức cộng đồng.
Nhận thấy được hiện trạng tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu đang diễn ra ngày
càng nhiều ở một số bộ phận cán bộ, Đảng viên và làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin
của nhân dân đối với Đảng. Tham ô, lãng phí, quan liêu đã trở thành vấn đề nhức nhối, là
kẻ thù nội xâm của nhân dân ta hiện nay. Vì vậy phải nghiên cứu để hiểu thế nào là tiết
kiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hiện như thế nào.

3) Nhiệm vụ của đề tài:


Tìm hiểu chi tiết nội dung và thông điệp của tác phẩm “Thực hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” qua đó mở rộng hiểu biết về sự kiện lịch
sử cũng như tác động lâu dài của tác phẩm đối với sự thay đổi của xã hội ở mọi thời đại.
Những lời dạy, lời căn dặn của Bác là bài học lịch sử, tạo niềm tin quần chúng tích cực
tham gia đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm để đất nước
ngày một phát triển, xã hội ngày một công bằng, dân chủ, văn minh.

4) Giới hạn của đề tài


Nghiên cứu có thể bị giới hạn về thời gian và phạm vi địa lý. Một tác phẩm có thể
ảnh hưởng trong nhiều thời kì khác nhau và tác động đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, nghiên cứu có thể chỉ tập trung vào một giai đoạn cụ thể và một quốc gia cụ thể
(ở đây là Việt Nam). Bên cạnh đó, là giới hạn về khả năng đánh giá chính xác giá trị lịch
sử của tác phẩm.

5) Kết cấu đề tài


Đề tài gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết thúc. Mở đầu gồm lý do chọn đề tài,
mục đích, nhiệm vụ, giới hạn và kết cấu của đề tài. Phần nội dung gồm hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm, nội dung cơ bản của tác phẩm, giá trị lịch sử của tác phẩm đối với cách
mạng Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1996-2023).
Và phần kết thúc là mục lục và tài liệu tham khảo.
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
“THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ,
CHỐNG BỆNH QUAN LIÊU ”
1. Hoàn cảnh lịch sử:
Sau Cách Mạng tháng Tám (CMT8) thành công, cùng với diễn biến của tình
hinh thế giới đã mang lại cho Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý đất nước.
Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi "thù
trong, giặc ngoài" - những tàn dư sau chiến tranh đang ngày càng tàn phá mạnh mẽ.

1.1 Thuận lợi:


 Trên thế giới có nhiều chuyển biến tốt đẹp với sự phát triển mạnh mẽ của
phong trào cách mạng thế giới. Liên Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội. Nhiều
nước ở Đông và Trung Âu đã phát triển theo Chủ nghĩa xã hội. Các phong trào thuộc
địa ở Châu Á, Phi, Mỹ Latinh dâng cao. Góp phần tạo nên chỗ dựa vững chắc cho cách
mạng Việt Nam.
 Ở trong nước, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, nhân dân Việt Nam
được chuyển từ thân phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lên làm chủ vận mệnh của
mình, làm chủ vận mệnh đất nước và có quyền tự do dân chủ. Điều này khiến nhân dân
càng thêm phấn khởi, đặt sự tin tưởng và ủng hộ vào chế độ mới. Toàn dân tin tưởng và
ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm
Chủ tịch.

1.2 Khó khăn :


1.2.1. Khó khăn về chính trị:
 Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai âm mưu
lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền tay sai.
 Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh với danh nghĩa giải giáp quân
Nhật, nhưng âm mưu lại giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược, tạo điều kiện cho quân
Pháp quay lại xâm lược miền Nam.
 Lực lượng phản cách mạng nhen nhóm âm mưu chống phá cách mạng.
1.2.2. Khó khăn về kinh tế:
 Nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu
quả của nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 chưa được khắc phục. Lũ lụt lớn, làm
vỡ đê ở chín tỉnh Bắc Bộ; hạn hán kéo dài, khiến cho hơn 50% tổng số ruộng đất không
canh tác được.
 Ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng, ngân hàng Đông Dương nằm trong
tay tư bản nước ngoài; thất nghiệp và lạm phát tăng cao.
 Nạn mù chữ hoành hành, hơn 90% dân Việt Nam mù chữ. Tệ nạn xã hội
như mê tín dị đoan, rượu chè, thuốc phiên, cờ bạc tràn lan.
Với những tình hình như vậy, nền độc lập và chính quyền cách mạng non
trẻcủa Việt Nam đặt trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng Cộng sản cầm quyền
và Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, hết sức nghiêm
trọng với những biến động phức tạp, khôn lường.
2. Tầm nhìn của Hồ Chí Minh
Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng
giành chính quyền đã khó, những giữ chính quyền và xây dựng một chế độ xã hội mới
còn khó hơn nhiều. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người rất quan tâm, chỉ
rõ những nguy cơ của nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí, bệnh quan liêu – con đẻ của
chủ nghĩa cá nhân; chỉ ra cách phòng chống, đấu tranh chống “kè thù nội xâm”. Người
còn luôn gương mẫu thực hiện; đồng thời, yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng
và nhân dân cùng làm theo.
Vì thế, khi chính quyền cách mạng được thiết lập và vận hành trong toàn quốc,
trong các cơ quan công quyền đã xuất hiện sự lên mặt của những “ông quan cách
mạng”, những “quan phụ mẫu của dân”... - điều mà chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phiền
lòng. Người còn rất nghiêm khắc tự phê bình và nhận trách nhiệm trước toàn dân
“Chính phủ do tôi đứng đầu chưa làm việc gì đáng kể cho nhân dân… Có thể nói rằng:
những khuyết điểm đó là vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta còn mới, hoặc vì lẽ này,
lẽ khác. Nhưng không, tôi phải nói thật: những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng.
Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi.”

3. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “ Thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng
phí, chống bệnh quan liêu”
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3/9/1945, Người nêu ra một trong
những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là mở một chiến
dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Trong
nhiều tác phẩm, Người đều đề cập đến bốn đức quan trọng là cần, kiệm, liêm, chính.
Tác phẩm “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan
liêu” được viết năm 1952 và được đăng trên báo Nhân Dân ngày 29 tháng 12 năm 1967.
Là một quan điểm tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời cách mạng của
Người là một tấm kính sáng, một mẫu mực về “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, “Chí công vô
tư”. Từ những sự kiện trên càng nói lên sự cấp thiết của việc cần có một tác phẩm kêu gọi,
thúc đẩy người dân, cán bộ, chiến sĩ, Đảng viên tất cả cùng nhau hưởng ứng lời kêu gọi,
học tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

4. Kết luận
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là những phẩm chất cơ bản trong hệ thống
quan điểm đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính Người là tấm gương mẫu mực
về thực hành những chuẩn mực đạo đức đó. Trong bối cảnh hiện nay, nhận thức sâu sắc
để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với
thanh niên trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí đang trở thành một trong những yêu cầu bức thiết, nhiệm
vụ quan trọng, tiêu chuẩn không thể thiếu mà mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là thanh niên phải rèn luyện, thực hiện trong công việc cũng như trong
cuộc sống hàng ngày.
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM “
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ,
CHỐNG BỆNH QUAN LIÊU ”
Tác phẩm “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu
” là một trong những tác phẩm thể hiện cơ bản hệ tư tưởng, quan điểm của chủ tịch Hồ
Chí Minh. Qua tác phẩm này, Hồ Chủ Tịch đã nêu lên toàn bộ biểu hiện và cách rèn luyện
chữa trị căn bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí, quan liêu trong đội ngũ cán bộ, bộ đội cách
mạng.
2.1. Tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành
tiết kiệm
Thứ nhất là tư tưởng của Người về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm qua hệ thống
quan điểm cứng rắn, mạch lạc của Người. Bản chất của tiết kiệm gồm 3 điểm chính sau:
 Tiết kiệm sức lao động, tức phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất
lao động, “1 người làm bằng 2, 3 người”.
 Tiết kiệm thời gian của mình và của người khác bởi theo Người, “thời giờ tức là tiền
bạc”. Người căn dặn: Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm thì cho máu
chóng, chu toàn và việc hôm nay chớ để ngày mai. Phải nhớ: “Dân đã lấy tiền mồ hôi nước
mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”
 Tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình. Nhưng “khi có
việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao
nhiêu của, cũng vui lòng”
 Tiết kiệm sức dân, bởi sức người là vốn quý nhất. Đặc biệt, ta cần hết lòng chăm
sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta”. Tiết kiệm sức dân
còn là tiết kiệm xương máu của bộ đội, chiến sỹ và nhân dân.
 Tiết kiệm lời nói, với các tập thể và cá nhân, phải “nói ít, làm nhiều, chủ yếu là hành
động”, “nói thì phải làm”, “nói ít, bắt đầu bằng hành động”. Với các cơ quan đoàn thể, phải
hết sức tránh “tình trạng là hội mà không nghị, nghị mà không quyết, quyết rồi mà không
làm”.
Thứ ba, Người cũng đã chỉ ra những lý do chính đáng để chỉ bảo, khuyên răn mọi
người lắng nghe và hành động theo tư tưởng tiết kiệm của mình.
Tiết kiệm là vấn đề cấp thiết để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc. Người căn
dặn: “Chúng ta phải chặt chẽ hơn nữa trong việc dùng tiền dành dụm của chúng ta, để tiến
nhanh tới cuộc sống no ấm, đầy đủ cho mọi người”. Một dân tộc biết cần kiệm là một dân
tộc giàu mạnh, đủ đầy và mạnh mẽ về mặt vật chất tinh thần, dân tộc đó ắt sẽ văn minh và
tiến bộ.
 Tiêt kiệm để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước. Điều này càng quan
trọng khi nước ta là nước dân chủ nhân dân, không thể tích lũy vốn theo kiểu thực dân, đế
quốc bằng cách cướp bóc thuộc địa, bóc lột công nhân, nông dân, ...
 Tiết kiệm cũng là một mục tiêu và chiến lược của sự phát triển đất nước.
Thứ tư là đối tượng cần tiết kiệm. Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Nói cụ thể
nhất là tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh về việc Người đã thực hành tiết kiệm như thế
nào. Cả cuộc đời của Người chính là một tấm gương sáng ngời về đức tính cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư, khiêm tốn phi thường. Từ câu chuyện của Bác khi còn làm phụ bếp
trên tàu, đến khi Bác làm thợ ảnh rồi cả lúc đã lên làm Chủ tịch nước thì Người vẫn không
thay đổi tư duy và hình ảnh con người mình. Một con người với lối sống thanh bạch, tiết
kiệm, giản dị và tao nhã :
- Ngôi nhà sàn Bác ở, chiếc giường con Bác nằm, vài bộ quần áo kaki, đôi dép
cao su cũ kỹ, ...
- Đặc biệt, là Chủ tịch Nước, Bác quý thời gian của mình bao nhiêu, Bác càng
quý thời gian của người khác bấy nhiêu qua câu chuyện Bác đến thăm trường Trần Quốc
Tuấn 1946…
- Câu chuyện cái phong bì, chiếc ô tô… cũng trở thành mẫu chuyện để Bác căn
dặn mọi người nên làm việc và sống thường xuyên thực hành lối sống tiết kiệm.
- Đặc biệt, Bác đi đầu trong việc gương mẫu thực hiện các phong trào động
viên cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện lối sống tiết kiệm: câu chuyện hũ gạo cứu
đói, dùng tiền tiết kiệm tặng bộ đội và không tổ chức phúng điếu linh đình, …
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu của đội ngũ
cán bộ, bộ đội.
Tham ô:
Tham ô là trộm cắp của công ty, lấy làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây
dựng nước nhà, đến việc cải thiện đời sống nhân dân, làm hại đến đạo đức cách mạng của
người cán bộ và người công nhân .
Người chỉ rõ: Tham ô đối với cán bộ, đó là “ăn cắp của công làm của tư, đục
khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính
phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình ”
Lãng phí :
Lãng phí là do trình độ non kém, do thiếu nghiệp vụ chuyên môn, do độc đoán
đưa ra những quyết định sai lầm. Tác hại của nó được Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tham ô là
trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân
dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđđ, t.6, tr.
489-490).
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh , lãng phí bao gồm các nội dung :
- Lãng phí sức lao động. Vì kém tinh thần phụ trách, vì tổ chức sắp xếp
vụng, việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người, nên sinh ra lãng phí
sức lao động.. Người chỉ rõ, trong quân đội, các cơ quan, các xí nghiệp đều có khuyết
điểm ấy.
- Lãng phí thời giờ: “Thì giờ là vàng bạc”, việc gì có thể làm trong một
ngày một buổi, thì nên làm xong trong ngày.
- Lãng phí tiền của nhà nước, cơ quan, của cá nhân, là sử dụng nguyên
vật liệu, tiền của một cách phí phạm. Việc lãng phí trong hoạt động của mình làm
cản trở cho sản xuất, kết quả đạt được lại không cao.
Bệnh quan liêu :
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan liêu là “Xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân
dân , xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng”. Bệnh quan liêu là nguy cơ của Đảng cầm quyền,
là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác nhau . Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, bệnh
quan liêu thể hiện :
+ Đối với người “chỉ biết dùng mệnh lệnh, không biết giải thích, tuyên truyền
không sát công việc thực tế , không theo dõi và giáo dục cán bộ , không gần gũi quần
chúng”. Không biết làm cho dân chúng tự giác và tự động. Đối với công việc: chỉ biết
trọng hình thức mà không xem xét trên khắp mọi mặt, không sâu vào vấn đề.
+ Đối với mình : là chậm chạp, nói một đường, làm một nẻo, chỉ biết lo mình,
không quan tâm đến mọi người. Trước mặt nhân dân quần chúng thì lên mặt “quan cách
mạng”, làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái với phương châm và chính sách của
Đảng và Chính phủ
Nguyên nhân
Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ ra nguyên nhân cơ bản và toàn diện của các vấn đề
nặng nề trên, đó chính là chủ nghĩa cá nhân. Đây là một nguyên nhân cơ bản gây ra đủ loại
khuyết điểm, sai lầm và cản trở.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Thứ nhất, việc đấu tranh chống tham ô, lãng phí và quan liêu chính là cuộc đấu
tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa điều tốt và cái xấu. Đây cũng là công cuộc cách mạng tư
tưởng cho những mọi người từ đội ngũ cán bộ, bộ đội, toàn dân nói chung và trong chính
bản thân mỗi người nói riêng. Tham ô, lãng phí , quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ
đội và của Chính phủ. Nó “ khá nguy hiểu vì nó không mang gươm súng mà nó nằm trong
tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”.
Thứ hai, đây là một trong những nhiệm vụ cấp thiết nhằm thực hiện dân chủ trong
xã hội. Đây cũng chính là nền tảng cơ bản để đảm bảo thiết chế quyền dân chủ xã hội chủ
nghĩa của nhân dân. Xử lý những “căn bệnh” này để đảm bảo sự công bằng xã hội trong
toàn dân, để cho mọi người tin tưởng vào Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, nó chính là đồng
minh của thực dân và phong kiến bởi chính nó đã cản trở và làm trễ nãi công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa của ta, nó phá loại tinh thần phí phạm sức lực và tiêu hao tiền của
của chính phủ nhân dân.
Thứ ba, thực hiện đức tính chống quan liêu, chống tham ô lãng phí chính là bước
tiến để hoàn thành đầy đủ các kế hoạch và mục tiêu của cách mạng ta trong từng thời kỳ.
Bởi theo Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm chống lãng phí là khả năng thể hiện tư duy khoa
học và sáng tạo của con người một cách rất chân thật gần gũi đời sống. Đồng thời, cách
mạng cần thành công thì không thể nào thiếu những người chiến sỹ cách mạng thực thụ,
Người đã viết “Muốn tiến lên CNXH phải khắc phục khuyết điểm, tức là tăng gia sản xuất,
tiết kiệm chống lãng phí, bảo vệ của công”
Cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại những ý kiến, chỉ dẫn của đồng chí
V.I.Lênin và Xtalin: “Chúng ta phải dùng tinh thần bônsêvích mà thực hành một chế độ tiết
kiệm nghiêm ngặt”; “chúng ta phải kiên quyết chống nạn lãng phí ở các cơ quan và trong
sự sinh hoạt” và “cần phải chấm dứt nạn phô trương, lãng phí”; “phải chống nạn ăn cắp của
công, mà các cơ quan quen gọi là trộm cắp “đường hoàng”, vì “tiêu diệt trộm cắp, là một
cách để bảo vệ, tiết kiệm và tránh lãng phí” và cần một cuộc vận động “tiêu diệt lười biếng,
nâng cao năng suất, củng cố kỷ luật lao động” để khẳng định lại sự cần thiết phải kiên
quyết chống những tệ nạn này
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói phòng chống về vấn đề chống tham ô, tham
nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu sẽ giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn;
giúp cho “cán bộ ta cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng,
giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, xứng đáng với lòng tin tưởng và sự
hy sinh của chiến sĩ và đồng bào ta”. Bởi theo Người, sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt, cán bộ quản lý chính là một điển hình thực tế, vừa sinh động vừa có giá
trị thuyết phục hơn nhiều lần những lời kêu gọi, những bài diễn thuyết sáo rỗng. Và chính
Người, từ khi còn bôn ba tìm đường cứu nước, bị tù đày, ở trong chiến khu hay khi đã trở
thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì cũng luôn là một tấm gương đạo đức cách
mạng mẫu mực. Người suốt đời phấn đấu, tận tâm, tận lựcvì Tổ quốc và nhân dân; luôn
giản dị, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài sản của nhân dân, tránh lãng phí khi không cần
thiết. Với Người - không có gì là của riêng, tất cả cuộc đời Người đều thuộc về Tổ quốc và
nhân dân và “- Giàu sang không thể quyến rũ, - Nghèo khó không thể chuyển lay, - Uy vũ
không thể khuất phục”
3. Lời kêu gọi của Người về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xây
dựng đất nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tinh thần yêu nước phải gắn với kết quả thi đua
thực hành tiết kiệm, phải tích cực chống lãng phí để xây dựng đất nước và tiến hành hoàn
thành nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa. Người nêu gương trong lối sống tiết kiệm để dành cho
nhân dân, gương mẫu cho cán bộ và đảng viên làm theo. Cụ thể như:
- Mỗi tuần nhịn ăn một bữa, để gạo cho dân đói;

- Dùng tiền tiết kiệm được của riêng mình để giành tặng bộ đội.

Đặc biệt, tác phẩm ra đời trong bối cảnh cả nước tập trung nguồn lực và đối diện
với nhiều khó khăn trong cuộc kháng chiến chống pháp, thực tiễn yêu cầu chúng ta phải tập
trung hơn nữa về trí lực vật lưc và sức mạnh dân tộc. Tác phẩm ra đời như một sự kêu gọi
thức tỉnh tinh thần phấn đấu, chỉnh đốn lại tư duy cách mạng và hành vi của đội ngũ cán bộ
cách mạng, bộ đội và nhân dân ta về tinh thần tập trung sức lực, thời gian, vật lực để cho
công cuộc kháng chiến kiến quốc được thành công.

You might also like