Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐẠO ĐỨC ĐIỀU DƯỠNG

Y tế - ngành dịch vụ
- Y tế: Các dịch vụ được tiếp nhận bởi cá nhân hoặc cộng đồng để nâng cao, duy trì,
theo dõi hoặc phục hồi sức khỏe.
- 1 số ngành :
+ vật lý trị liệu ( phục hồi)
+ duy trì ( ai bị bệnh thì chăm sóc,..)
+ ngành nổi tiếng: y tế thể thao, thẩm mỹ,..
Thành công của người cung cấp dịch vụ trên thị trường
- muốn thành công trong ngành cung cấp dịch vụ thì phải có khách hàng , muốn có
khách hàng thì phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng
+ VD: học điều dưỡng
- Thỏa mãn kỳ vọng của khách hàng (customer satisfaction)
Con người – Xã hội:
- Con người là 1 sinh vật xã hội.
- Con người có 2 bản chất:
+ Cá nhân
+ Xã hội
 Con người muốn tồn tại được thì phải là 1 cá nhân phù hợp vs yêu cầu của xã
hội
 Con người muốn tồn tại được thì phải đáp ứng các yêu cầu của xã hội
- VD: con kiến tồn tại như 1 xã hội , xã hội kiến muốn tồn tại thì con kiến phải thực
hiện 1 yêu cầu: khi kiếm được miếng mồi -> khiêng về tổ => xã hội kiến mới tồn
tại được , xã hội tồn tại được thì con kiến mới tồn tại được
Xác định yêu cầu của xã hội đối với cá nhân
- Xác định các giá trị (value-những điều được xác định là tốt, là đúng) để các cá
nhân định hướng hành động của mình, qua đó các hành động cá nhân sẽ phù hợp
với yêu cầu xã hội (Văn hóa)
- Đưa ra các nguyên tắc và dựa trên sự suy luận để xác định các hành vi nào là phù
hợp hoặc không thích hợp với yêu cầu của xã hội (Đạo đức): đạo đức là những
nguyên tắc mà dựa vào nó để xác định hành động đó đúng hay sai , phù hợp or
không
- Xác định các khuôn mẫu hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội (Pháp luật- Văn hóa):
VD: luật giao thông đường bộ thì tham gia giao thông phải đi về bên phải
Giải pháp khuôn mẫu hành vi
- Đưa ra những hành vi phải thực hiện trong các tình huống nhất định.
- Áp dụng: Pháp luật, văn hóa
- Ví dụ:
+ Người nào thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có khả
năng cứu nhưng không cứu giúp thì bị phạt …
+ Đi máy bay không được nói những từ liên quan đến bom nếu không có thực
Giải pháp giá trị
- Giá trị là cái ao ước, là biểu hiện của nhu cầu của cá nhân hay nhóm xã hội, trở
thành mục đích hành động của cá nhân và nhóm xã hội đó. Giá trị có vai trò định
hướng chung cho hành động.
- là đưa ra những lợi ích, mong muốn để xã hội noi theo và đạt được
Giải pháp nguyên tắc
- Đưa ra các nguyên tắc cơ bản đúng trong mọi tình huống: đưa ra nguyên tắc và
đúng trong 1 tình huống
- Xây dựng các phương án hành động: đối chiếu lại với nguyên tắc nhằm xem đúng
thì làm ko đúng thì đưa ra phương án khác
- Lựa chọn phương án không vi phạm nguyên tắc dựa trên cơ sở suy luận
- Ví dụ: Không thể bắt buộc tiêm vaccine vì vi phạm nguyên tắc con người có
quyền tự quyết đối với thân thể của mình
Những kỳ vọng của người bệnh đối với nhân viên y tế
- Giao tiếp hiệu quả và lắng nghe tích cực
- Sự cảm thông và lòng trắc ẩn trong chăm sóc
- Giải thích rõ ràng về chẩn đoán và các lựa chọn điều trị
- Chuyên nghiệp và hành vi đạo đức
- Đúng giờ và sẵn có cho các cuộc hẹn và theo dõi sau này
Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc tự quyết đối với điều dưỡng
- Đề cao trách nhiệm của người bệnh
- Xây dựng lòng tin, sự hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa người bệnh, các điều
dưỡng và các nhân viên y tế khác
Nhiệm vụ của điều dưỡng trong việc thực hiện nguyên tắc tự quyết
- Thực hiện việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho người bệnh về tình
trạng, các lựa chọn điều trị, rủi ro, lợi ích và các lựa chọn thay thế của họ,
- Thực hiện việc bảo mật thông tin cá nhân và thông tin sức khỏe của người bệnh,
- Thực hiện trao đổi với người bệnh để xây dựng kế hoạch chăm sóc tôn trọng
quyền tự quyết của người bệnh
Ví dụ về nghĩa vụ
- Điều dưỡng bảo vệ bí mật của bệnh nhân tiết lộ mình nhiễm HIV và chỉ chia sẻ
thông tin này với các thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe, những người trực
tiếp tham gia chăm sóc bệnh nhân.
- Điều dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định chung giữa bệnh
nhân ung thư giai đoạn cuối và gia đình, đồng thời giúp họ lựa chọn giải pháp
chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời hoặc điều trị tích cực.
Thực hiện nguyên tắc có ích, không gây hại trong công việc của điều dưỡng
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và tác dụng phụ tiềm ẩn của bệnh nhân đang hóa
trị, phản ánh với bác sĩ để giảm thiểu tác hại và tối đa hóa lợi ích.
- Báo cáo sai sót về thuốc, đồng thời thực hiện các bước cần thiết để ngăn ngừa
hoặc giảm thiểu mọi hậu quả bất lợi cho bệnh nhân.
- Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường cách kiểm soát lượng đường trong máu, chế độ
ăn uống và tập thể dục, đồng thời cung cấp cho bệnh nhân những công cụ và hỗ
trợ cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thực hiện nguyên tắc công bằng trong công việc của điều dưỡng
- Đảm bảo người bệnh được đối xử bình đẳng bất kể chủng tộc, giới tính, hôn nhân,
tình trạng chẩn đoán, địa vị xã hội, tầng lớp xã hội hoặc tôn giáo.
Case 1
Bạn là bác sĩ đang điều trị cho một phụ nữ lớn tuổi, đang chờ kết quả sinh thiết để
xác định chẩn đoán ung thư di căn. Bệnh nhân tỉnh táo nhưng gia đình lo lắng bệnh
không chữa được. Gia đình yêu cầu bạn thông báo trước cho họ về kết quả sinh thiết vì
không muốn làm bệnh nhân chán nản, có thể có hành động tiêu cực nếu kết quả xấu, bạn
nên trả lời gia đình người bệnh như thế nào?
- thông tin cá nhân của 1 người như thân thể của họ
- Trong TH này thì phải nói cho BN biết trước để BN hiểu tình trạng sức khỏe , BN đồng
ý mới nói cho người nhà
- nếu nói cho người khác mà không nói cho người bệnh thì BN có thể kiện
Case 2
Một bệnh nhân bị đau bụng và được phẫu thuật với chẩn đoán viêm ruột thừa.
Phẫu thuật cho thấy ruột thừa bình thường và không bị viêm. Tuy nhiên, bác sĩ phẫu
thuật thấy có một khối u lớn gắn vào buồng trứng bên trái của bệnh nhân. Vậy bác sĩ
phẫu thuật phải làm gì?
- phải cần chữ ký của BN ký cam kết phẫu thuật khối u
- BN mới ký cam kết phẫu thuật ruột thừa
Case 3
Một phụ nữ có thai 36 tuần, có tiền sử bị giang mai, chưa làm test HIV, Bác sĩ đề
nghị làm test HIV nhưng thai phụ từ chối. Vậy bác sĩ phải làm gì
- đây là sự chồng lấn giữa Pháp luật & đạo đức => theo pháp luật
- PL có quy định : nếu BN ko đồng ý -> không đc phép
Case 4
Một bác sĩ từ chối chữa bệnh cho một bệnh nhân với lý do là giữa hai người đã có
tranh chấp trước đây, nếu điều trị thì bác sĩ sẽ bị quy chụp nếu kết quả điều trị không tốt.
Theo bạn thì việc từ chối của bác sĩ là?
- ko đc
- trong ngành y , chỉ đc từ chối nếu vượt quá phạm vi chuyên môn của bản thân
=> BS sai
Câu 1: Phân biệt đạo đức và pháp luật (điểm giống, điểm khác) và cho ví dụ.
* Điểm giống: Đều thể hiện yêu cầu của xã hội đối với cá nhân:
- Một khuôn khổ để cá nhân quản lý hành vi:
+ Đưa ra các hành vi phải thực hiện trong các tình huống nhất định
+ VD: Khi đi máy bay mà nhắc tới “máy bay có bom”, khi người ta kiểm tra mà
máy bay không có bom thì bản thân mình sẽ phải đền tội, bị phạt
- Xác định các hành động là đúng hay sai trong một xã hội.
+
- Thúc đẩy lợi ích chung và ngăn ngừa tác hại do hành động không đúng.
* Điểm khác:
- Nguồn gốc:
+ Pháp luật: Nhà nước ban hành
+ Đạo đức: Hình thành từ sự đồng thuận của xã hội
VD: Quyền tự quyết của người bệnh: Người bệnh tự quyết định, lựa chọn các
phương pháp điều trị.
- Hình thức:
+ Pháp luật: Văn bản
+ Đạo đức: Nguyên tắc được mọi người thừa nhận
VD: Vi phạm PL thì phải chỉ ra đc nó nằm trong văn bản nào, điều nào, khoản
nào…; 1 Văn bản có hiệu lực thì nó phải có chữ kí, dấu mộc, cơ quan ban hành, số
ngày,…
- Thực hiện:
+ Pháp luật: Sự cưỡng chế của nhà nước
+ Đạo đức: Dư luận xã hội (lên án)
- VD: một người nhà chở người tử vong = xe 2 bánh và quấn chiếu, dùng dây buộc
-> nhưng Pháp Luật không quy định đây là trách nhiệm của Bệnh viện là phải giải
quyết cho người bệnh nhân đã tử vong -> nhưng mà lại đụng đến vấn đề đạo đức -
> BV nên cho xe đưa bệnh nhân đã tử vong để tránh ảnh hưởng tới BV và dư luận
xã hội
Câu 2: Nêu lên nội dung của nguyên tắc đạo đức. Khái niệm đạo đức y khoa,nghiên
cứu y học là gì? Cho ví dụ
* Khái niệm:
- Đạo đức y khoa: Những cách ứng xử (code of conduct) phù hợp với các nguyên
tắc đạo đức trong quan hệ giữa bệnh nhân và người hành nghề y.
- Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học: Những cách ứng xử phù hợp các nguyên
tắc đạo đức trong quan hệ giữa người nghiên cứu y sinh học và người tham gia
nghiên cứu.
* Nội dung của nguyên tắc đạo đức:
- Autonomy – Nguyên tắc tự quyết:
+ Mỗi người có quyền quyết định đối với những gì sẽ xảy ra đối với cơ thể của
mình và tự chịu trách nhiệm về quyết định đó.
+ VD:
_ Người bệnh tự quyết định, lựa chọn các phương pháp điều trị.
_ khi Bn vào mổ , BN phải làm cam kết phẫu thuật
_ Khi muốn t.gia nghiên cứu thì cũng phải lm cam kết thân nhân nghiên cứu
_ Điều dưỡng phải làm: cung cấp thông tin đúng, đầy đủ, chính xác
- Beneficience and nonmaleficience – Nguyên tắc có lợi và không gây hại:
+ Beneficience: Phải mang lại lợi ích cho người bệnh, người tham gia nghiên cứu
y sinh học.
+ Nonmaleficience: Khi một phương pháp điều trị, chăm sóc, nghiên cứu có rủi ro
thì rủi ro đó phải ở mức chấp nhận được và lợi ích phải vượt trội so với rủi ro.
- Justice – Nguyên tắc công bằng: Công bằng trong phân phối nguồn lực, lợi ích
và trách nhiệm cho người bệnh, đối tượng tham gia nghiên cứu.
Lịch sử đạo đức nghiên cứu y sinh học
- 1964: Tuyên bố Helsinki ra đời (Hội nghị thế giới về y khoa và y học phục hồi),
tuyên bố chính thức về các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học nhằm
đảm bảo sự an toàn và tôn trọng quyền lợi của những người tham gia nghiên cứu.
- 1991: CIOMS (International Council for Harmonisation of Technical
Requirements for Human Use) đã ban hành “Hướng dẫn đạo đức quốc tế cho các
nghiên cứu y học trên con người (CIOMS 1991)
Quy định hiện hành của Bộ Y tế Việt Nam
- Thông tư số 4/TT-BYT ngày 05 tháng 3 năm 2020 quy định việc thành lập, chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
- Điều 14 Chức năng của Hội đồng đạo đức: chức năng tư vấn cho người đứng đầu
tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức xem xét, thẩm định về khía cạnh đạo đức và
khoa học của các nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người làm cơ sở phê
duyệt, triển khai và nghiệm thu nghiên cứu y sinh học.
Để lựa chọn phương án hành động đúng với các nguyên tắc đạo đức
- Phải có những lý do tốt (good reasons) cho phương án hành động.
Lý do tốt ?
-Tính phổ quát: Mọi người đều sẽ hành động như vậy!
-Văn minh:
- Trình độ phát triển
- Vết mổ sau khi mổ mở, mổ nội soi truyền thống, mổ nội soi 1 lỗ khác nhau.
-Vô tư:
- Không thiên vị vì một lý do khác
- Không liên quan đến lợi ích cá nhân của bản thân
- Hợp lý: Phù hợp với logic vd: 1+1=2
SAI LẦM TRONG LÝ LUẬN ĐẠO ĐỨC
- Slippery Slope: Suy diễn hậu quả xấu không liên quan để chứng minh một điều nào đó
là sai
- Ad Hominem (tấn công cá nhân): Công kích làm giảm uy tín để nói rằng lập luận của
đối phương là sai
- Ngụy biện đánh tráo khái niệm (Equivocation)
- Dùng từ có nhiều nghĩa để đánh tráo khái niệm.
- Ví dụ: Một con chim trong tay có giá trị bằng hai con chim trong bụi rậm. Vì vậy,
một con chim còn có giá trị hơn cả Tổng thống Bush.
- Tu Quoque
- Bạn cũng từng như vậy

- Post Hoc, Ergo Propter Hoc


- Cái xảy ra trước là nguyên nhân của cái xảy ra sau
Example:
- 'I wore my lucky shirt and aced my test, so the shirt must have brought me luck’
- A patient with a minor illness takes an herbal remedy and feels better a few days
later. They conclude the herbal remedy cured them, but the illness could have
resolved on its own (spontaneous remission) or other factors like rest or additional
medications could be at play.pen_spark
(- 'Tôi đã mặc chiếc áo may mắn của mình và đạt điểm cao trong bài kiểm tra, vì vậy
chiếc áo đó chắc chắn đã mang lại may mắn cho tôi'
- Người bệnh nhẹ dùng thuốc thảo dược, vài ngày sau sẽ khỏi. Họ kết luận rằng
phương pháp điều trị bằng thảo dược đã chữa khỏi bệnh cho họ, nhưng bệnh có thể
tự khỏi (sự thuyên giảm tự nhiên) hoặc các yếu tố khác như nghỉ ngơi hoặc dùng
thêm thuốc có thể có tác dụng.pen_spark )

- Appeal to Authority
+Mình giỏi nên mình nói là đúng.
Ví dụ: Sử dụng kem đánh răng này là đúng vì nha sĩ khuyên như vậy

- Appeals to Feelings and Upbringing


+ Đánh vào cảm xúc để người khác chấp nhận luận điểm

- Ad Populum
+ Mọi người đều nói là đúng thì nó là đúng
- False Dichotomy
+Chỉ có hai khả năng, và phải chọn một trong hai
- Sự phân đôi sai lầm
+ Trong ngụy biện này, người tranh luận sắp đặt tình huống sao cho có vẻ như chỉ có
hai lựa chọn. Sau đó, khi người lập luận loại bỏ một trong các lựa chọn, có vẻ như
chỉ còn lại một lựa chọn duy nhất cho khẳng định của người lập luận!
+ Hiếm khi chỉ có 2 lựa chọn - nếu chúng ta nghĩ về tất cả chúng, nó có thể không
phải là một lựa chọn rõ ràng.
Ví dụ:
(1) Tôi không thể tìm thấy cuốn sách của mình! Nó đã bị đánh cắp, hoặc tôi chưa bao
giờ có nó.
(2) Tôi biết tôi đã có nó;
(3) Vì vậy, nó chắc chắn đã bị đánh cắp!
- Begging the Question
+ Giả thiết là đúng thay vì chứng minh

Dihlemma
+ Turn left or right
+ Mother or wife
(+ Rẽ trái hoặc phải
+ Mẹ hoặc vợ)
Ethical dilemmas in nursing practice:
+ Quality of life vs quantity of life
+ Withholding life-saving treatments
+ Denying health-care access to anyone
+ Managed care
(-Chất lượng cuộc sống so với số lượng cuộc sống :
+ VD đi ... răng , TH1: tiêm thuốc tê -> ko đau , có thể gây ngộ độc thuốc tê ; TH2 :
chịu đau -> đau chút nhưng an toàn
+ Từ chối các phương pháp điều trị cứu sống
+ Từ chối quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe của bất kỳ ai
+ Chăm sóc có quản lý)
Chất lượng cuộc sống
- Chất lượng cuộc sống đề cập đến sức khỏe chủ quan, sự thoải mái và sự hài lòng
của bệnh nhân, trong khi số lượng cuộc sống đề cập đến thời gian khách quan, khả
năng sống sót và tiên lượng của bệnh nhân. Phải cân nhắc lợi ích và tác hại của các
biện pháp can thiệp khác nhau có thể kéo dài sự sống của bệnh nhân nhưng cũng
gây ra đau khổ hoặc có thể cải thiện sự thoải mái cho bệnh nhân nhưng cũng đẩy
nhanh cái chết của họ.
Từ chối điều trị
- Tôn trọng quyền tự chủ và quyền từ chối điều trị của bệnh nhân, ngay cả khi việc
điều trị có thể cứu sống họ hoặc ngăn ngừa tổn hại nghiêm trọng. Ví dụ, một bệnh
nhân có thể từ chối truyền máu vì lý do tôn giáo, hoặc từ chối hóa trị ung thư vì
tác dụng phụ.
- Cân bằng nguyên tắc làm điều tốt – không làm điều ác đối với người bệnh. Ví dụ,
một điều dưỡng có thể phải từ chối những phương pháp điều trị vô ích hoặc nặng
nề, không có cơ hội cải thiện tình trạng hoặc chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu hoặc biến chứng.

You might also like