Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

CHUYỂN HÓA ACID NUCLEIC

I. Cấu trúc và chức năng của Nucleotid


A. Một nucleosid được hình thành từ sự liên kết của đường với base chứa nitơ.
* Nucleic acid: một acid nằm ở trong nhân tế bào.
* Phân biệt Nucleotid, Nucleosid và Nucleic.
- Nucleic: bản chất là của acid.
- Nucleotid có 3 thành phần: base nitơ - cơ thể tổng hợp, đường pentose
(deoxyribose C5H10O4, nhóm phosphate (H3PO4) – từ thức ăn.
- Nucleosid: là hợp chất của đường và base nitơ.
+ Nucleosid cấu tạo bởi liên kết giữa đường với 1 gốc base nitơ
+ Base nitơ của nucleosid có 2 nhóm:
1. Base purine: gồm Adenine (A), Guanine (G), Inosine có hệ thống vòng kép (có
2 vòng).
2. Base pyrimidines: Cytosine (C), Thymine (T) và Uracil (U) có cấu trúc vòng
sáu cạnh.
+ Đường cấu tạo nên nucleosid: Ribose và 2-deoxyribose là những loại đường
chính được tìm thấy trong nucleoside và nucleotide.
1. Ribose (5 Carbon): nguồn gốc của đường 5C là con đường chuyển hóa đường
petrol -> Con đường chuyển hóa đường 5C sẽ sinh ra ribose và deoxyribose.
2. 2-Deoxyribose: Nhóm hydroxy tại vị trí carbon số 2 được thay thế bằng nhóm
hydro.
TỔNG QUAN
- Nucleotid cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA (sao mã và phiên mã) và
RNA và dẫn truyền năng lượng.
- Nucleosid triphosphate (ATP: Adenosine triposphate và GTP:
Guanosine triphosphate) cung cấp năng lượng cho các phản ứng.
- Tế bào tổng hợp nucleotid theo hai con đường:
+ Con đường tổng hợp de novo (Con đường tân tạo, tổng hợp mới):
1. Tạo ra từ 1 chất khác, từ những tiền chất chuyển hóa (acid amin, ribose 5-
P, CO2, NH3)
2. Xảy ra chủ yếu ở gan, purin và pyrimidine được tổng hợp từ các tiền chất
nhỏ hơn và 5-Phosphoribosyl-1-pyrophosphate (PRPP) được thêm vào con
đường tại một số điểm.
+ Con đường savage (Con đường tái tạo):
1. Tái sử dụng base nitơ và nucleosid tự do giải phóng từ quá trình thoái hóa
acid nucleic.
2. Các bazơ purine và pyrimidine được tạo hình sẵn có thể được chuyển
đổi thành nucleotide bằng các enzyme tái tạo khác với các enzyme trong con
đường tân tạo.
3.Các bazơ purine và pyrimidine cho enzyme cứu hộ có thể phát sinh từ:
+ Tổng hợp ở gan và vận chuyển đến các mô khác
+ Tiêu hóa axit nucleic nội sinh (chết tế bào, luân chuyển RNA)

- Quá trình chuyển hóa đường


6-phosphate, có một nhánh để
chuyển thành đường 5-
phosphate.
- Đường 5-phosphate (Ribose
5-P) sdụng ATP + enzym xúc
tác -> tạo nên PRPP.
- PRPP -> đi vào con đường tân
tạo -> tạo nên Nucleotid mới
- Hoặc PRPP -> đi vào con
đường tái tạo -> sdụng base
nitơ purine và pyrimidine +
PRPP -> tạo nên Nucleotid.
- Nucleotid đc sụng để tổng hợp
trên ADN/ ARN.
II. Quá trình tổng hợp Purine
A. Tế bào duy trì một lượng lớn các nucleotide purine quan trọng để tổng hợp các
coenzyme - tiền chất của DNA và RNA và hỗ trợ các phản ứng thủy phân ATP
(ATP cũng cấp năng lượng cho các phản ứng tổng hợp base nitơ nhóm purine).
B. Các nucleotide nhóm purine được tổng hợp, tân tạo từ những con đường có
thể có nhiều mục đích sử dụng và giao thoa với những phản ứng sinh hóa khác,
có thể được tạo ra từ con đường đồng hóa hoặc dị hóa.
1. Ribose 5-phosphate – sản phẩm của quá trình đường phân: Tổng hợp từ
đường 6 – phosphate -> khi chuyển hóa thì có 1 sản phẩm trung gian là ribose 5-P.
+ có nguồn gốc từ con đường pentose phosphate hoặc từ nguồn thức ăn là
nguyên liệu ban đầu mà cuối cùng tạo ra inosine monophosphate (IMP) (Hình
10-1).
+ Ribose 5-phosphate đc sử dụng để tổng hợp, tân tạo nên nucleotid nhóm purine.
Gluco 6-P có sản phẩm trung gian là Ribose 5-P -> Ribose 5-P tham gia vào
quá trình tổng hợp nên 5-Phosphoribosyl-1-pyrophosphate (PRPP) -> bắt đầu quá
trình tổng hợp nên nucleotid có base nitơ nhóm purine.
=> Quá trình tân tạo này bao giờ cũng bắt đầu từ Ribose 5-P
Chất xúc tác cho phản ứng tổng hợp nên PRPP là PRPP synthetase và sử
dụng nguồn năng lượng của ATP -> Chuyển nhóm amino từ glutamin cho nhóm
Phosphoribosyl
2. Chiến lược tổng thể là xây dựng bộ khung cacbon-nitơ của hệ thống vòng purine
theo quy trình 12 bước trực tiếp trên nguyên liệu ban đầu là đường-phosphat.
a. Bước đầu tiên tạo ra chất trung gian 5-phosphoribosyl-1-pyrophosphate
(PRPP) trung gian đa năng.
Vì purin được tạo ra trên cơ sở ribose
nên một dạng ribose được kích hoạt sẽ
được sử dụng để bắt đầu quá trình
sinh tổng hợp purine. 5-
Phosphoribosyl-1-pyrophosphate
(PRPP) là nguồn hoạt hóa của nửa
ribose. Nó được tổng hợp từ ATP và
ribose 5-phosphate.

- Chất xúc tác cho phản ứng tổng hợp


nên PRPP là PRPP synthetase và sử
dụng nguồn năng lượng của ATP ->
Chuyển nhóm amino từ glutamin cho
nhóm Phosphoribosyl -> Từ nhóm
Phosphat đc thay thế bằng nhóm
amin.
- Từ Phosphoribosyl amine diễn ra
theo 9 bước nữa nó sẽ thành Inosine
monophosphate (IMP)
- Từ Inosine monophosphate (IMP) + base nitơ của aspartate -> AMP
- Từ Inosine monophosphate (IMP) + base nitơ của glutamine -> GMP
 Quá trình tổng hợp nên nucleotid nhóm purine gồm có GMP và AMP
b. Sau đó, Điều hòa cho quá trình tổng hợp nucleotid nhóm purine có tham gia
của cơ chế:
+ Glutamime amidotransferase - enzyme quan trọng của quá trình: Khi PRPP
đc tổng hợp lên nhiều thì sẽ hoạt hóa enzym glutamine amidotransferase ->
làm cho phản ứng chuyển Phosphoribosyl phosphate thành Phosphoribosyl
amine diễn ra nhanh hơn.
+ Cơ chế negative feedback (QT feedback ngược): những sản phẩm sinh ra
(AMP, GMP) quay lại ức chế ngược enzym PRPP Glutamime amidotransferase.
 Sản phẩm sinh ra của quá trình tổng hợp nucleotid nhóm purine sẽ quay
lại ức chế enzym mà xúc tác tổng hợp nên nucleotid đó.
 Tốc độ phản ứng và hướng chuyển hóa của sản phẩm sẽ phù hợp với nhu
cầu của cơ thể.
+ điều hòa tác động lên PRPP để bắt đầu tạo vòng purine; đây là bước cam kết
của quá trình tổng hợp purine.
c. Cacbon được thêm vào vòng sinh trưởng theo nhiều cách:
(1) Bằng cách chuyển một carbon bằng các enzym sử dụng coenzym
tetrahydrofolate (THF).
(2) Bằng cách kết hợp glycine trong cấu trúc.
(3) Bằng cách bổ sung CO₂ dưới dạng bicarbonate.
d. Nitơ được thêm vào bằng cách sau:
(1) Phản ứng chuyển amin với glutamine là chất cho.
(2) Trong cơ chế hai bước với axit aspartic là chất cho.
đ. Sự chuyển đổi sản phẩm chính của quá trình tổng hợp de novo, IMP, sang
GMP hoặc AMP, xảy ra trong hai phản ứng, cả hai đều bị ức chế bởi cơ chế
phản hồi của các sản phẩm cuối cùng.
f. Dòng tổng thể thông qua con đường tổng hợp purine được điều chỉnh chủ yếu
bằng cách ức chế phản hồi của PRPP glutamyl amidotransferase, bởi IMP,
AMP và GMP.

[LIÊN HỆ LÂM SÀNG] THIẾU AXIT FOLIC


- Trong quá trình tổng hợp nucleotid nhóm purine, cần có một coenzyme
tetra folate -> khi khiếm khuyết coenzyme tetra folate có thể gây ra rối
loạn trong quá trình tổng hợp lên DNA -> quá trình thiếu hụt acid folic
có thể gây ra bởi những nguyên nhân:
(1) Thiếu hụt từ thức ăn.
(2) Cơ thể mình kém hấp thu.
(3) Sử dụng rượu, rượu nhiều cũng giảm hấp thu acic folic
(4) Sử dụng những thuốc ước chế hydro hoá
- Acid folic để tạo nên tetrahydrofolate (THF), dạng có bạc tính. Đặc biệt
thuốc này là thuốc …?... Là thuốc dùng để điều trị đa khớp dạng thấp.
- Giảm mức độ coenzym folate cần thiết cho các phản ứng tổng hợp purine
de novo và tổng hợp thymine khác nhau tạo ra sự thiếu hụt
deoxyribonucleotide và hậu quả là quá trình tổng hợp DNA bị suy
giảm ở nhiều mô.
- Nồng độ axit folic trong máu có thể không đủ do chế độ ăn uống thiếu
chất hoặc hấp thu kém do các vấn đề về đường ruột hoặc nghiện rượu.
- Nồng độ coenzym folate cũng có thể giảm do điều trị bằng thuốc ức chế
dihydrofolate reductase, ví dụ methotrexate.
- Bệnh nhân thiếu axit folic có thể bị tiêu chảy, buồn nôn nhưng triệu
chứng chủ yếu là suy nhược, dễ mệt mỏi do thiếu máu nguyên bào khổng
lồ (do rối loạn khả năng phân chia tế bào ở tủy xương).
- Thiếu facid folic trong thời kỳ mang thai là nguyên nhân chính gây ra dị
tật ống thần kinh ở thai nhi vì vai trò quan trọng của folate trong sự phát
triển thần kinh.
- Việc bổ sung folate vào thực phẩm tại Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ làm giảm
tới 70% các khuyết tật bẩm sinh liên quan đến folate.
QUÁ TRÌNH THOÁI HÓA PURINE VÀ ENZYME HGPRT – ENZYM
TÁI TẠO
- Enzym Hypoxanthine-guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT)
- Các nucleotide purine dư thừa hoặc được phóng thích khỏi DNA/ RNA
do enzym nuclease phân hủy chuyển thành nucleosid
+ trước tiên được thoái hóa thành nucleosid (mất P₁) và sau đó tiếp tục bị
thoái hóa thành các bazơ purine tự do (giải phóng ribose hoặc
deoxyribose).
+ Nucleoside monophosphate dư thừa có thể tích lũy khi:
1. RNA bình thường được tiêu hóa bởi các nuclease (mRNA và các loại
RNA khác được chuyển hóa liên tục trong các tế bào bình thường).
2. Tế bào chết giải phóng DNA/ RNA, được tiêu hóa bởi nuclease.
3. Nồng độ P tự do giảm trong trường hợp: galactosemia, mất dung nạp
glucose có tính di truyền và thiếu hụt glucose-6-phosphatase.
- Thông thường, các enzyme tái tạo sẽ tái tạo khoảng 90% lượng purin
này và 10% được chuyển thành axit uric và bài tiết qua nước tiểu. Khi
quá trình thoái hóa purine tăng lên đáng kể, một người có nguy cơ bị tăng
axit uric máu và có khả năng mắc bệnh gút hoặc sỏi thận.
- Quá trình dị hóa purine thành axit uric và thu hồi các bazơ purine
hypoxanthine (có nguồn gốc từ adenosine) và guanine được thể hiện
trong Hình I-18-5.
Các enzym photphoribosyl
transferase xúc tác cho việc bổ sung
nhóm ribose 5-phosphate từ PRPP
vào một bazơ tự do, tạo ra nucleotide
và pyrophosphate (Hình 35.10). Hai
enzyme thực hiện điều này cho quá
trình chuyển hóa purine: adenine
photphoribosyl transferase (APRT)
và hypoxanthine–guanine
photphoribosyl transferase Các
enzyme photphoribosyl transferase
xúc tác việc bổ sung nhóm ribose 5-
phosphate từ PRPP vào bazơ tự do,
tạo ra nucleotide và pyrophosphate
(Hình 35.10) ). Hai enzyme thực
hiện điều này để chuyển hóa purine:
adenine photphoribosyl transferase
(APRT) và hypoxanthine–guanine
photphoribosyl transferase

[LIÊN HỆ LÂM SÀNG]


(1) Sự thiếu hụt hoạt động của purine nucleoside phosphorylase dẫn đến
rối loạn miễn dịch trong đó khả năng miễn dịch của tế bào T bị tổn hại.
Ngược lại, khả năng miễn dịch của tế bào B có thể chỉ bị tổn hại đôi chút
hoặc thậm chí bình thường. Trẻ thiếu hoạt động này sẽ bị nhiễm trùng tái
phát và hơn một nửa có biểu hiện biến chứng thần kinh. Các triệu chứng của
rối loạn này xuất hiện lần đầu tiên từ 6 tháng đến 4 tuổi. Đây là một rối loạn
lặn nhiễm sắc thể thường cực kỳ hiếm gặp.
- Bệnh rối loạn chuyển hóa, biểu hiện ở đây là suy giảm miễn dịch - bệnh lí di
truyền qua gen lặn của NST thường.
- Ở những trẻ em khiếm khuyết trong hoạt động của enzym purine nucleoside
phosphorylase – enzym phụ trách cho phản ứng chuyển nucleotid thành base
nitơ tự do.
- Biểu hiện ở trẻ là: khiếm khuyết miễn dịch của lympho bacter (lympho phụ
trách miễn dịch qua trung gian tế bào) -> thường có biểu hiện khiếm khuyết
miẽn dịch tế bào.
- Cơ thể miễn dịch qua 2 hệ thống: miễn dịch qua trung gian tế bào và miễn
dịch qua trung gian dịch thể.
- Triệu chứng của rối loạn này xuất hiện từ 6 tháng đến 4 tuổi vì:
+ Trước 6 tháng: Miễn dịch của trẻ em sẽ được sửa mẹ bảo vệ -> trẻ thường ít
bệnh.
+ 6 tháng - 4 tuổi: Trẻ bắt đầu ăn dặm, không dùng sữa mẹ -> nguồn kháng thể
cung cấp qua sữa mẹ cũng giảm đi -> Trẻ bắt đầu phải tự hình thành miễn dịch
riêng của mình -> Bắt đầu nhiễm nhiều bệnh -> Mỗi lần nhiễm bệnh thì tạo nên
kháng thể -> Khiếm khuyết về miễn dịch biểu hiện rõ hơn -> Trẻ nào có miễn
dịch kém thì sẽ bị bệnh liên tục.
(2) Hội chứng Lesch-Nyhan là do HGPRT bị lỗi. Trong điều kiện này,
bazơ purine không thể cứu vãn được. Thay vào đó, chúngbị thoái hóa, hình
thành lượng axit uric quá mức, dẫn đến bệnh gút. Những người mắc hội
chứng này bị chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ. Họ cũng có xu hướng
cắn ngón tay và thực hiện các hành vi tự cắn xé bản thân.
- Hypoxanthine-guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT) – vai trò
chuyển base nitơ cho phosphoribosine để hình thành nucleotid mới = con
đường tái tạo.
- HGPRT bị khiếm khuyết -> không tái tạo nucleotid nữa -> bị OXH thành acid
uric.
- Hậu quả:
+ Thiếu nucleotid để tổng hợp lên tbào thần kinh -> Trẻ chậm phát triển về thể
chất, tâm thần.
+ Có triệu chứng cắn ngón tay: cắn cụt ngón tay bị đau -> ngón tay lúc nào
cũng đau do ứ đọng acid uric ở khớp (giống bệnh gút).
C. Sự hình thành deoxyribonucleotid bằng cách khử nhóm 2'-hydroxyl của
Đường ribose trên ribonucleosid diphosphate ADP và GDP được xúc tác bởi
ribonucleotide reductase.
Giải thích:
- Khử đường ribose thành đường deoxyribose (thay thế nhóm -OH thành
nhóm –H).
- Ribonucleosid diphosphate + enzym xúc tác ribonucleotid reductase
(enzym khử) -> chuyển Ribonucleosid diphosphate thành
deoxyribonucleosid phosphate.
- Cơ chế giúp cơ thể tổng hợp nên deoxyribonucleosid:
+ Khi ATP nhiều thì nó thúc đẩy enzym hoạt động nhiều để nó chuyển từ
ribonucleosid thành deoxyribonucleosid.
+ Khi sản phẩm tạo nên của nó là deoxyribonucleosid diphosphate nhiều
thì nó ức chế phản ứng khử này.
=> Giúp kiểm soát tốc độ phản ứng ở mức độ phù hợp
1. Thioredoxin đóng vai trò là chất cho điện tử để khử.
2. Enzym này cũng chịu trách nhiệm chuyển đổi cytidine diphosphate (CDP)
thành 2'- dCDP và uridine diphosphate (UDP) thành 2'-dUDP để sử dụng trong
sản xuất nu- cleotide để tổng hợp DNA.
3. Việc điều chỉnh ribonucleotide reductase bằng cả phản hồi tích cực từ ATP
và phản hồi tiêu cực bằng các triphosphate 2'-deoxynucleoside khác nhau (ví dụ,
dATP) được kết hợp chặt chẽ với nhu cầu tổng hợp DNA.

[LIÊN HỆ LÂM SÀNG] SUY GIẢM MIỄN DỊCH KẾT HỢP


NGHIÊM TRỌNG
- Adenosine deaminase: một enzyme của quá trình chuyển hóa purine xúc
tác quá trình khử amin không thể đảo ngược của adenosine và
deoxyadenosine thành inosine và deoxyinosine.
- Khiếm khuyết Adenosine deaminase -> Ứ trệ adenosine -> adenosine sẽ
đc chuyển hóa theo những con đường khác -> 1 trong những con đường
đó là: Chuyển hóa adneosine thành deoxyadenosine -> deoxyadenosine
tăng cao và chuyển hóa thành deoxyadenosine triphosphate.
- Deoxyadenosine triphosphate: ức chế Ribonucleotide reductase -> không
tổng hợp những deoxyrobonucleoside khác đc -> Thiếu vật liệu tổng hợp
DNA -> QT tổng hợp DNA bị rối loạn -> Ảnh hưởng tới miễn dịch dịch
thể và miễn dịch tế bào.
- Những bệnh nhân bị thiếu adenosine sẽ gặp tình trạng khiếm khuyết
miễn dịch nghiêm trọng (cả MD dịch thể + MD tế bào) -> Điều trị:
truyền máu toàn phần, ghép tủy xương, liệu pháp gen.
- Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID) được đặc trưng bởi
chức năng tế bào lympho B và T bị suy giảm khiến người bị ảnh hưởng
dễ bị nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
- Một dạng SCID là do sự thiếu hụt adenosine deaminase di truyền dẫn
đến sự tích tụ cơ chất của nó, deoxyadenosine, có nguồn gốc từ sự thoái
hóa DNA và được chuyển đổi thành dATP, một chất ức chế allosteric của
ribonucleotide reductase.
- Sự ức chế ribonucleotide reductase ngăn cản sự tổng hợp
deoxyribonucleotide và do đó ngăn chặn sự tổng hợp DNA, một tác
động mà các mô bạch huyết đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.
- Phương thức điều trị tình trạng lặn nhiễm sắc thể thường này bao gồm
truyền máu toàn phần, ghép tủy xương, thay thế enzyme và liệu pháp gen.
III. Quá trình tổng hợp Pyrimidine
- Nhóm pyrimidine: Cơ thể tổng hợp base nitơ trước.
- Nhóm purine: Cơ thể tổng hợp đường trước.
- Carbamoyl phosphate synthetase I: cố định amoni tự do, diễn ra trong ti
thể.
- Carbamoyl phosphate synthetase để tổng hợp nên base nitơ nhóm
pyrimidine có enzym xúc tác là Carbamoyl phosphate synthetase II; diễn ra
trong bào tương.
- Carbamoyl phosphate tham gia vào nhiều bước nữa -> tổng hợp nên base
nitơ đầu tiên là Orotate.
- Orotate + Phosphoribosine hydrophosphat -> tạo nên uridine
monophosphate (UMP).
A. Nhóm pyrimidine được tổng hợp trước tiên và sau đó được gắn vào
ribose 5-photphat để cuối cùng tạo ra nucleotide uridine 5'-
monophosphate (UMP).
1. Bước đầu tiên trong quá trình này là tổng hợp carbamoyl phosphate.
a. Ion amoni do glutamine đóng góp được kết hợp với bicarbonate (có
nguồn gốc từ CO₂ hòa tan) trong phản ứng hai bước đòi hỏi phải thủy phân
hai phân tử ATP.
b. Phản ứng phức tạp này được xúc tác bởi carbamoyl phosphate
synthetase II (CPS-II).
c. CPS-II, enzyme điều hòa con đường tổng hợp pyrimidine, được hoạt hóa
bởi ATP và PRPP và bị ức chế bởi UTP.
d. CPS-II, một enzyme tế bào, khác với enzyme ty thể của chu trình urê
CPS-I.
2. Sự ngưng tụ carbamoyl phosphate với aspartate sẽ tập hợp tất cả các
nguyên tử cần thiết để tạo thành vòng pyrimidine chính
3. Việc đóng vòng sau đó là bước khử dẫn đến sự hình thành orotate bazơ
pyrimidine.
4. Orotate sau đó được kết nối với ribose 5-phosphate và được khử carboxyl
để tạo ra UMP.
- UMP được phosphoryl hóa
thành uridine triphosphate
(UTP). Một nhóm amino, có
nguồn gốc từ amit của
glutamine, được thêm vào
carbon 4 để tạo ra cytidine
triphosphate (CTP) nhờ
enzyme CTP synthetase (phản
ứng này không thể xảy ra ở
mức nucleotide
monophosphate).
- UTP và CTP là tiền chất cho
quá trình tổng hợp RNA

- Từ dUMP + enzym
xúc tác Thymidylate
synthase -> dTMP.
- Có thể bị ức chế bởi
Fluorouracil.

C. Quy định về tổng hợp de novo Pyrimidine (Tái tạo Pyrimidine)


- Bước quy định của quá trình tổng hợp pyrimidine ở người là CPSII. Enzym
này bị ức chế bởi UTP và được kích hoạt bởi PRPP. Do đó, khi nồng độ
pyrimidine giảm (được biểu thị bằng mức UTP), CPSII được kích hoạt và
pyrimidine được tổng hợp.
IV. Sự thoái hóa của Purine và Pyrimidine Nucleotide
A. Các nucleotide purine bị phân hủy hoặc phân hủy thành axit uric.
- Nucleotid acid + enzym Nuclea -> Nucleotid acid chuyển thành adenosine
monophosphate (AMP) or guanine monophosphate (GMP).
+ GMP tiếp tục chuyển hóa thành Guanine -> xanthine.
+ AMP -> IMP.
1. 5-Nucleotidase khử phospho một số loại ribonucleotide để tạo thành các
nucleoside tương ứng.
2. AMP được khử amin bởi AMP deaminase để tạo thành IMP.
3. Adenine bị khử amin thành inosine nhờ tác dụng của adenosine deaminase.
4. Phosphorylase loại bỏ đường ribose để tạo ra bazơ guanine hoặc
hypoxanthine (từ nucleoside adenine hoặc inosine).
5. Xanthine oxidase xúc tác hai phản ứng liên tiếp dẫn đến hình thành axit uric.
a. Cả hai phản ứng đều liên quan đến quá trình oxy hóa các nguyên tử cacbon
trên bazơ.
b. Axit uric cuối cùng được bài tiết qua nước tiểu.

B. Bazơ pyrimidine
- Các nucleotide pyrimidine bị khử phospho và các nucleoside bị phân cắt để
sản xuất ribose 1-phosphate và các bazơ pyrimidine tự do cytosine, uracil, và
thymin.
+ Cytosine bị khử amin, tạo thành uracil, chất này được chuyển thành CO2, ion
amoni (NH4+) và ẞ-alanine.
+ Thymine được chuyển hóa thành CO2, NH4+ và ẞ-aminoisobutyrat.
+ Các sản phẩm thoái hóa pyrimidine này được bài tiết qua nước tiểu hoặc
chuyển hóa thành CO2, H2O và NH4+ (tạo thành urê).
+ Chúng không gây ra bất kỳ vấn đề nào đối với cơ thể, trái ngược với urate,
được tạo ra từ purin và có thể kết tủa, gây ra bệnh gút. Giống như con đường
phân hủy purine, rất ít ergy có thể được tạo ra bởi sự thoái hóa pyrimidine.
(?) Tại sao acid uric không tốt cho cơ thể?
Axit uric có pK = 5,4 -> Acid uric ở dạng muối urac (muối k tan) -> lắng đọng
ở khớp/ tạo thành những viên sỏi trong đường tiết niệu -> gây viêm khớp, sỏi
thận.
Nó bị ion hóa trong cơ thể để tạo thành urate. Urate không tan nhiều trong môi
trường nước. Lượng máu người bình thường rất gần với hằng số hòa tan.
[LIÊN HỆ LÂM SÀNG]
Quá trình viêm cấp tính ban đầu khiến Lotta T. phải trải qua cơn đau do
viêm khớp do gút đã phản ứng nhanh chóng với liệu pháp colchicine (xem
Chương 3 và 6). Vài tuần sau khi các dấu hiệu và triệu chứng viêm ở ngón chân
cái bên phải giảm bớt, Lotta được dùng allopurinol (trong khi vẫn tiếp tục dùng
colchicine), một loại thuốc làm giảm tổng hợp axit uric. Mức axit uric huyết
thanh của cô giảm dần từ mức trước điều trị là 9,2 mg/dL xuống mức bình
thường (2,5 đến 8,0 mg/dL). Cô ấy vẫn không có các triệu chứng bệnh gút khi
quay lại gặp bác sĩ để tái khám.
Lotta T. Tăng axit uric máu trong trường hợp của Lotta T. xuất hiện do
hậu quả của sản xuất quá mức axit uric. Điều trị bằng allopurinol không chỉ ức
chế xanthine oxyase, làm giảm sự hình thành axit uric bằng cách tăng sự bài
tiết hypoxanthine và xanthine, nhưng cũng làm giảm tổng hợp tổng thể của các
nucleotide purine. Hypoxanthine và xanthine được tạo ra bởi sự phân hủy
purine được tận dụng (tức là chuyển đổi thành nucleotide) bằng một quá trình
đòi hỏi lượng tiêu thụ của PRPP. PRPP là chất nền cho glutamine
photphoribosyl amidotransfer- phản ứng ase khởi đầu quá trình sinh tổng hợp
purine. Bởi vì mức độ tế bào bình thường của PRPP và glutamine nằm dưới Km
của enzyme, thay đổi mức độ của một trong hai chất nền có thể tăng tốc hoặc
giảm tốc độ phản ứng. Do đó, giảm lev- Các PRPP khác làm giảm tổng hợp
nucleotide purine.
Allopurinol có 2 cơ chế để giảm acid uric:
(1) Giảm tổng hợp acid uric = cách ức chế xanthine oxyase
- Allopurinol là thuốc ức chế xanhthine oxyase -> Ngăn hypoxanthine
OXH thành xanthine/ Ngăn xanhthine chuyển thành acid uric -> Khi sdụng
Allopurinol thì hypoxxanthine sẽ đc giữ nguyên ở dạng hypoxanthine và
xanthine.
- hypoxanthine và xanthine có tính tan trong nước tốt hơn -> sẽ thải ra
ngoài cơ thể ở dạng tan trong nước 1 cách thuận lợi hơn là acid uric -> Để
điều trị acid uric thì ngta sdụng thuốc ức chế xanhthine oxyase là Allopurinol.
(2) Giảm tổng hợp nucleotid nhóm purine:
- Allopurinol đc chuyển hóa thành Allopurinol 6-mercaptopurine ->
Allopurinol 6- mercaptopurine + PRPP -> Allopurinol 6- mercaptopurine
nucleotide => Phản ứng này giảm nồng độ của PRPP -> QT tổng hợp base
nitơ nhóm purine mới cũng bị giảm.
VITAMIN

- Đối với water soluble thì có non-B complex và B complex:


+ Non-B complex chỉ có 1 thứ duy nhất là vitamin C
+ B complex sẽ có những vit sau chia thành 3 group: (1) liên quan đến tạo ra
năng lượng có B1, B2, B3, B7, B5 (2) liên quan đến tạo máu thì có B9, B12 (3)
các thành phần khác là B6 liên quan đến nhiều phản ứng trong cơ thể nên để là
thành phần khác.
VITAMIN A
- Vit A trong thiên nhiên có dạng beta-carotene nó gọi là pro-vitamin A: bẻ đôi
phần tử này ra sẽ có phân tử vit A có nhiều dạng retinol, retinal, retinoic acid nó
khác có đuôi functional group.
- Retinol nó sẽ oxidize thành retinoic acid nhưng trong cơ thể chỉ có khử ngược
lại, retinal khử ngược lại retinol, 0 có retinoic acid khử ngược lại thành
retinal → cái khử thì ở đoạn này là không có.

- Trong cơ thể mình dự trữ vit A dưới dạng: retinyl ester. Function của vit A là
để nhìn reproduction là sinh sản, growth là phát triển, immune function là cho
hệ cản dịch?/chức năng miễn dịch, cấu trúc của da. Mỹ phẩm chứa vit A để làm

đẹp da, chống lão hóa. Riêng đối với retinoic acid có tất cả những function trên
đây nhưng vision là không có tại sao?
- Beta-carotene cấu trúc chính của nó là beta-ionone. Vit A có nhiều cái này mọi
người đều biết trong các rau củ có màu đỏ, vàng: cà rốt, đu đủ, rau xanh, trứng,
trái bơ, các loại hạt (ăn nhiều vit A: bàn tay, bàn chân sẽ bị vàng nhưng mắt
không vàng → do mình bị thừa vit A chứ không liên quan đến gan).

- Hấp thu vit A: từ diet nó ở dạng beta-carotene. Sau đó đi vào, hấp thu vào
đường ruột thì bị bẻ ra thành retinal → retinol → gắn với 1 cái đuôi fatty
acids nó gọi là retinyl esters → sau đó đóng gói lại cái gói đó là:
chylomicrons đi vào lymphatic system rồi đến máu, hệ tuần hoàn, rồi mới đến
gan.
- Khi đi vào gan thì sẽ ở dưới dạng cái gói chylomicrons này: vỡ ra thì nó lấy vit
A ở dưới dạng là all-trans retinol nếu như mà ở gan mình storage thì nó ở dạng
là retinyl gắn với fatty acid là palmitate.
- Function (1) nhìn trong ánh sáng tối, retinol được vận chuyển với 1 cái xe chở
nó đi, cái xe này có tên là retinol binding protein để dẫn nó đến con mắt của
mình, vì nó là chất thân dầu, 0 bơi được trong nước, phải có 1 cái gì đó vận
chuyển nó đi. Trong cơ thể, chất tan được trong nước thì 0 cần vận chuyển vẫn
tự đi được, còn chất thân dầu thì: cần 1 cái xe chở nó đi đến vị trí đó, thì cái xe
này là retinol binding protein. Nó vận chuyển đến mắt mình thì nó sẽ đi
vào retinal ở trong mắt → nên vit A có cái tên là retinol.

- Retina là: lớp trong cùng màu vàng, trên cái lớp màu vàng sẽ có 2 loại tế
bào: 1 là loại tế bào hình que và 1 loại tế bào là hình nón.
- Tế bào hình que chịu trách nhiệm cho ánh sáng tối, tế bào hình nón chịu trách
nhiệm cho ánh sáng sáng (phòng đang là ánh sáng sáng là ánh sáng có thể nhìn
thấy được đủ màu giống như bảy sắc cầu vồng, nhưng tế bào hình nón này có 3
loại tế bào chính là màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời; đỏ chiếm 60%, xanh lá
cây chiếm 30%, còn xanh dương chiếm 10% )
- có 3 màu mà nhìn trong ánh sáng sáng thấy được màu tím, hồng, vàng, đen vì
nó pha % giống như vẽ tranh
- Tế bào hình que chịu trách nhiệm cho ánh sáng tối (khi tắt đèn ngủ để chuẩn bị
đi ngủ thì cái đèn ở ngoài đường nó hắt vô phòng → vẫn thấy ở trong
phòng nhưng 0 thấy màu, chỉ thấy + hình dạng của đồ vật ở trong phòng: cái đó
là ánh sáng tối là vit A chịu trách nhiệm cho chức năng này).
- Nếu thiếu vit A là trong ánh sáng tối sẽ không thấy đường. Trên cái retinal có
1 điểm màu đen, điểm này gọi là fovea centralis, trong điểm này là 100% tế bào
hình que. Rồi vậy sao mình nhìn thấy? khi mà tín hiệu ánh sáng gửi đến thì tạo
ra một cái action potential (nó sẽ tạo xung điện, xung điện này dẫn theo tế bào
thần kinh đây là optic nerve nó sẽ dẫn theo tế bào thần kinh mắt đi lên não để
nhìn thấy được.
- Phản ứng của nó : retinol đã được cái xe chở đến retinal
- làm sao nhớ được cái tên vit A: chức năng của nó là cái target cell (tế bào đích
đến) của nó là retinal → vậy thì nó tên là retinol (đặt tên cho nó là
retinol, retinal, retinoic acid cái on, an với lại ic là nó tùy theo cái function của
group, on là gắn với nhóm rượu, an là an đề 2, retinoic acid là 1 nhóm acid).
VITAMIN A DEFICIENCY
- Khi đến retinal thì nó đang ở dưới dạng on-chain retinol nó chuyển
thành retinyl ester xong → bẻ rất là nhiều
- phản ứng ở giữa nó sẽ ra 11 cis retinol chuyển thành → 11 cis retinal
- lúc này nó mới gắn với thụ thể của nó là opsin để tạo ra 1 cái complex
là rhodopsin (rhodopsin nhận ánh sáng, năng lượng ánh sáng của mình dưới
dạng hạt photon và đánh vô complex -> complex vỡ ra lại là opsin + all-trans
retinal lúc này tạo thành tín hiệu action potential để gửi tín hiệu đó lên cái optic
nerve để nhìn được cái vật đó.

- Cơ thể mình vẫn tái sử dụng lại all-trans (tiết kiệm nhưng không có độc,
nếu sử dụng chất trong tự nhiên thì nó không có độc, chỉ độc trong 1 trường
hợp).
- Những chức năng còn lại: sinh sản, phát triển, hệ miễn dịch. Vậy retinol thực
hiện bằng cách: retinol nó cũng được vận chuyển bằng cái xe đặc quyền, xe này
là specific (đặc hiệu) cho retinol dẫn đến cái tế bào liên quan đến chức năng đó.
- Retinol chuyển thành retinoic acid (đi vào nhân, tác động lên bộ gene và tạo ra
mRNA tạo ra specific protein và thực hiện những chức năng sinh sản, phát triển,
hệ miễn dịch) nếu như nó tác động đến bộ gene thì kết quả của quá trình này
diễn ra trong vài tháng mới ra được( do tác động này là lâu dài ), tác động này
là tích tắc có liền chứ không phải chờ vài tháng (tích tắc có liền, còn cái tác
động này là tác động long term): gọi là long term regulation.
- Tế bào nhưng hình ảnh để màu hồng là tại vì nó nhiều loại tế bào khác
nhau những tế bào đó có thể liên quan đến sinh sản, phát triển, miễn dịch và tế
bào da. Ruột là chỗ hấp thu vit A rồi dự trữ vit A ở gan, khi sử dụng thì “bắt xe”
cho nó đi đến những tế bào target.

- Thiếu vit A: bị mù ánh sáng tối, ngoài ra trong therapeutic use của vit A có sử
dụng anti aging, skin aging và điều trị mụn. All-trans retinoic acid tên ngắn là
tretinoin, tretinoin sử dụng cho acne + skin aging, 1 loại nữa là ung thư máu.
RETINOID TOXICITY
- Vit A toxicity: nếu như mà dose của nó > 7-5mg/day dẫn đến toxic.
- Mỗi ngày sử dụng lượng vit A để dùng : đối với nam 900 retinol
< activity equivalent (RAE) nghĩa là 1 RAE =1mcg của retinol 12mcg của beta
carotene và 24mcg của carotenoid >
- Sự khác nhau của carotene và carotenoid
+ Carotenoid gồm màu vàng, đỏ, cam, tím
+ beta carotene chủ yếu là màu cam, vàng
. cái nào là subgroup của cái nào? cái dưới là mẹ (carotenoid), cái trên là con
(carotene), microgram này mẹ chứa nhiều con hơn, hàm lượng của mẹ phải bự
hơn. Đối với nữ 700 RAE. Pregnancy: là 3000 microgram performed của vit
A/day.
- Đối với toxicity thì gan sẽ bị sơ vữa, sơ gan. Gan bị phình to ra, sau đó dẫn
đến sơ gan. Central nervous system thì sẽ bị áp suất nội sọ tăng. Đặc biệt là
pregnancy: nếu sử dụng vit A trong thời gian đang mang thai thì có thể dẫn đến
dị thai, đối với phụ nữ đang mang thai thì xương dễ gãy nếu dùng liều quá lớn.
- Chống chỉ định của isotretinoin đối với pregnancy. Còn nếu sử dụng
isotretinoin trong thời gian dài để điều trị mụn, mụn severe thì nó sẽ tăng TAG,
cholesterol.
VITAMIN D
- Vit D chức năng giống như là hormone. Function: điều hòa nồng độ calcium,
phosphorus trong máu (đặc biệt là xương). Vit D lấy từ đâu? → từ đồ ăn, cây cỏ
gọi là vit D2 tên khoa học: ergocalciferol, nếu lấy từ động vật gọi là vit D3 tên
khoa học: cholecalciferol. Ngoài ra cơ thể còn có cách khác để tạo ra vit D (lấy
một chất có sẵn trong da: 7-dehydrocholesterol) ánh sáng mặt trời chiếu vô ra
phơi nắng → mới ra được vit D3.
- 7-dehydrocholesterol này nằm ở: epidermis + dermis ở trên da (bề mặt của da)
nhưng vit D3 này không sử dụng được, D2 và D3 cũng 0 sử dụng được → phải
gắn thêm nhóm OH ở 2 vị trí.
- Vị trí 25-hydroxylase là vị trí (1) gắn nhóm OH ở vị trí 25 là ở gan, gắn nhóm
OH ở vị trí số 1 là ở kidneys ở thận → thì mới có active vit D. Dạng active này
là 1,25-dihydroxylcholecalciferol (tên ngắn calcitriol: là 3 nhóm OH).
- Nhiệm vụ của vit D ở trong cơ thể là : điều hòa calcium phosphate (liên quan
đến sức khỏe của xương).
- Từ khóa osteoblast: osteoplast nghĩa là? → xương có 2 quá trình osteoblast là
quá trình xương xây dựng, phát triển. Ở trong xương sẽ có 2 quá trình là
osteoblast → nó phải cân bằng với nhau, 2 quá trình này giống như nằm trên
cái cân, quá trình còn lại là osteoclast (gọi B và C)
+ Cái B (building, build xương lên) ,C là tan xương (clearance). 2 quá trình này
thay phiên nhau hoạt động trong cơ thể mình, vậy tại sao build lên xong phá đi?
→ để phát triển xương, thì mới lớn lên được. Cái thứ 2 nữa là tập thể dục thể
thao hoặc là khiên đồ nặng → cái xương sẽ bị nứt nhưng mà mình không cảm
giác được, không đau, nó nứt hơi hơi → thì cơ thể nhờ 2 quá trình này nó xây
lại chỗ đang bị tổn thương. Nó đối thoại với nhau bằng cách có chất gọi là:
protein tín hiệu, tín hiệu để 2 quá trình này không trùng lặp lên nhau (B thực
hiện thì C đi ngủ, C thực hiện thì B đi ngủ), có tín hiệu để báo hiệu khi nào B, C
hoạt động.
- Khi xây dựng xương lên thì sẽ có matrix gọi là mineralization ,chất
mineralization nghĩa là: tập hợp các chất mineral lên xương, chủ yếu chất
mineral này là calcium.
VITAMIN D DEFICIENCY
- Bị thiếu vit D hậu quả là : nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn/ hấp thụ vit D thì
đối với trẻ nhỏ rickets, đối với người lớn gọi là osteomalacia. Thiếu vit D thì
không có matrix mineralization ở xương, xương rất yếu: nguyên nhân thiếu ánh
sáng mạnh trời, thụ thể vit D 0 hoạt động/ bị đột biến, treatment: dùng vit D
supplement.
- Một bệnh khác liên quan đến thận: gọi là renal osteodystrophy (renal là
thận, osteo là xương, dystrophy là cấu trúc bị hư). Bệnh thận này là chronic
kidney disease. Nếu muốn có cái active form của vit D thì phải gắn nhóm
OH số 1 thực hiện ở thận, mà bây giờ chức năng thận 0 hoạt động → 0 có active
form của vit D.
- Vậy thì nhóm active form của vit D sẽ bị giảm do bị bệnh thận nên không tống
được cái phosphorus ra khỏi cơ thể, nồng độ của phosphorus ở trong cơ thể tăng.
Khi bị thận dài: chronic là mãn tính → bị hyperphosphatemia là nồng độ
phosphate cao trong máu, hypocalcemia là nồng độ calcium thấp trong máu.
- Khi cơ thể bị vậy → thì 0 chịu ngồi yên: nó sẽ sử dụng phương pháp cố gắng
cân bằng lại gọi 1 hormone: parathyroid hormone. Nó từ parathyroid gland
(parathyroid glands nằm ngay cổ giống như cái nơ, những điểm màu vàng, có 4
điểm) thì nó sẽ tiết ra parathyroid hormone.
- Parathyroid hormone nhiệm vụ (1) bắt xương phóng ra calcium (có nghĩa là
tan xương sẽ phóng ra calcium). (2) ở thận thì sẽ làm tăng active vit D
formation, làm giảm calcium removal, rồi làm tăng phosphorus removal, rồi khi
mà mình có cái form active vitamin D formation tăng thì sẽ kích hoạt sự hấp thu
calcium ở ruột non (absorption).
- Có vit D thì calcium mình mới được hấp thu vậy nên nó mới liên quan đến
điều hòa nồng độ calcium. Khi mà cơ thể mình thận đang bị gì đó bây giờ nó
đang cố gắng điều hòa lại cơ thể mình bằng cách tiết ra parathyroid hormone thì
hậu quả cuối cùng xương của mình ? nồng độ calcium sao? phosphorus sao? →
cải thiện, có nghĩa là function của mình không có 100% được, đang bị bệnh nên
cơ thể tiết ra PTH thì nó chỉ cải thiện được 1 phần nào thôi.
TOXICITY
- Toxicity của vit D là gì? chỉ với supplement thôi, còn đối với vit D mà được
tạo ra từ da của mình thì không bị gì cứ phơi nắng thoải mái, vì vit D còn
giúp cho bệnh ung thư nhưng không đưa vô bài vì có nhiều tranh cãi.
- Nồng độ lấy 1 dose của vit D là 100.000 international unit
(IU)/week/month thì hậu quả của nó là lượng canxi động trên nội tạng → nên
gọi đây là metastatic intensification (canxi quá nhiều nên động lên nội
tạng) nếu như sơ vữa động mạch nó gắn canxi vô chỗ mảng sơ vữa -> chỗ
đó rất cứng, phá hư luôn function mạch máu (mạch máu có nhiệm vụ là co
giãn), còn đây nó phá hư luôn cái function, nó 0 co giãn được. Nếu co giãn quá
mạnh nó vỡ luôn mạch máu chỗ đó. Tương tự calciuml nó động lên nội tạng phá
hư chức năng của nội tạng. Symptom của nó là : ăn không ngon nausea, thirst,
weakness.
VITAMIN E
- Có 11 form ở trong tự nhiên thì ở đây mình học 1 form là alpha-
tocopherol. Vit E: chức năng của nó là antioxidant (antioxidant để chống lại
những non-enzymatic oxidation) - phản ứng oxidation xảy ra không cần đến
enzyme, thì vit E là một chất chống được phản ứng đó rất tốt.
- Vit E: nằm ở các thực vật, liver, eggs, giá (đỗ). Vit E requirement là
15mg/day, vit E là trong 4 vitamin tan trong dầu, vit E là vitamin less toxic
nhất trong 4 → vì range dose của nó khá rộng là 30-1000mg/day.
VITAMIN E DEFICIENCY
- Deficiency xảy ra như thế nào? (newborn) em bé mới sinh bị thiếu tháng, thiếu
kg thì nên sử dụng vitamin E để ngăn ngừa khả năng tán huyết với retinopathy
(retinol: trong mắt mình, pathy: là bị bệnh). Đối với người trưởng thành bệnh
là abetalipoproteinemia thì nó là deficiency của chylomicrons + VLDL → dẫn
đến vit E deficiency, sao 2 cái particle này thiếu ? vit E thiếu do vận chuyển.

- Clinical use vit E: được sử dụng trong macular degeneration (macular: điểm
đen, điểm đen là tập trung 100% tế bào que, còn macular này là tập trung nhiều
nhất tế bào que và tế bào hình nón là điểm mà mình nhìn thấy rõ nhất).
- Bị lão hóa thì mình 0 nhìn thấy rõ → nên người ta mới sử dụng đến vit E và
C cũng là tránh lão hóa dạng như anti-aging.
VITAMIN K
- Khay 1 là từ thực vật tất cả các loại rau màu xanh, khay 2 là được tạo ra/ được
tổng hợp bởi các bacteria trong đường ruột và khay 3 là được tổng hợp ở trong
phòng lab: thành viên thuốc để uống.
- Khay 2 này có cái góc đánh dấu ngoặt N. Ví dụ nó có nhiều N: ví dụ như N là
4 thì nó sẽ là menaquinone-4 gắn 4 góc vô, tùy theo cái con bacteria nó tạo ra N
là bao nhiêu.

- Đường ruột là là bộ não thứ 2, có nghĩa là ý là nói là bộ não thứ 2 nghĩa là sao?
(mình ăn cái gì thì mình thông minh dựa theo cái đồ ăn của mình), hình dạng
của não với cái hình dạng của ruột có giống nhau , cuộn cuộn (2) uống nước
theo nhu cầu của cơ thể. Vit E đặc điểm nổi bật là nó tham gia phản ứng gắn
carbon vô protein và ở đây sẽ có ở xương, có blocting factor những cái
factor liên quan đến máu đông (đông máu). Chất trong đường ruột di chuyển
trong não bằng đường máu.
VITAMIN K CYCLE

- Vitamin K: hydroquinone → epoxide form, reduced thì ngược lại, reduced


form của vitamin K sẽ cần đến carboxylase (gắn carbon vô cái gì đó: gắn carbon
vô factors 2, 7, 9, 10, proteins: C, S, Z tất cả các protein này phục vụ cho quá
trình đông máu) và vị trí gắn là glutamic acid residue. Trong chuỗi protein chỗ
nào có glutamic acid thì nó gắn carbon vô, khi mà gắn carbon vô thì các protein
này nó activated → quá trình đông máu mới xảy ra.
- Khi mà gắn hoàn tất cái phản ứng gắn này rồi thì chúng ta sẽ có
oxidized vitamin K (oxidized vitamin K này khử ngược lại để mình lấy lại cái
reduced form vitamin K).
- Thuốc: warfarin là thuốc ức chế quá trình đông máu bằng cách cơ chế của nó
là ức chế phản ứng, nó ức chế reductive, ức chế sự khử của vitamin để tái sử
dụng vit -> vậy thì toàn bộ phản ứng bên đây ngược lại sẽ không có (nghĩa là
các cái factor liên quan đến quá trình đông máu không có được activated, quá
trình đông máu ngưng, bị bất hoạt).
VITAMIN K DEFICIENCY
- Có màu xanh lá (rau) đều có vitamin K (khả năng thiếu vitamin K thấp vì
đường ruột tự tạo ra vitamin K nên khả năng bị thiếu vitamin K rất là thấp),
antibiotics (trong thuốc cảm, gà công nghiệp) không được sử dụng tràn lan, vì
nó phá hủy toàn bộ hệ thống bacteria trong đường ruột, đến lúc phục hồi rất cực,
antibiotics mình sử dụng nó phá toàn bộ bacteria, ví dụ như: cephalosporin
(cefamandole) dẫn đến thiếu vit K, vì bacteria chết hết 0 có bacteria để tạo ra vit
K → người bị thiếu dinh dưỡng thì bị thiếu vit K đặc biệt là đối tượng là người
lớn tuổi ăn không được, đường ruột yếu dẫn đến bị thiếu vit K, thiếu vit K thì ?
→ bleeding bởi vì mình 0 có phản ứng đông máu, mất luôn phản ứng đông
máu thì cơ thể sẽ bị sốt, bị bleeding, sức khỏe của xương giảm, vì sao giảm ? →
vì phản ứng protein này là những protein liên quan đến xương/ liên quan đến
đông máu → thiếu vitamin K thì sức khỏe xương suy yếu.
+ Treatment là: sử dụng vitamin K.
+ Newborn (em bé mới đẻ) đường ruột sạch, 0 có bacteria → 0 có vit K → 0
tổng hợp vit K → em bé có khả năng sẽ bị xuất huyết ở một vài nơi, supplement
of vit: sữa mẹ chỉ cung cấp 1/5 vit K → người ta: recommend là tiêm cơ: 1 dose
của vit K đối với trẻ sơ sinh, đối với trẻ dưới 1,5kg thì dose là 0.5mg, 1mg đối
với trẻ > 1,5kg.
- Vit K toxicity không có giới hạn trên (UL) upper limit cho cái natural form và
synthetic form nhưng nếu sử dụng synthetic form là cái form tổng hợp cho
phòng lab quá dài hoặc là dose lớn quá thì trẻ sơ sinh bị tán huyết do thiếu máu
+ vàng da. Cuối cùng natural form 0 bị gì, tốt nhất là tất cả những chất dinh
dưỡng nên lấy từ đồ ăn thiên nhiên.
VITAMIN C (ASCOBIC ACID)
- Chất chống oxy hóa, phản ứng nổi bật nhất là gắn nhóm OH vô amino acid:
proline + lysine ở trong chuỗi collagen gọi là cross-link (muốn
collagen vững thì phải cross-link, để thực hiện được phản ứng cross-link cần
vitamin C), chức năng làm sáng da của vitamin C là do tính chất antioxidant của
nó.
- Gắn OH vô proline + lysine. Requirement: là oxygen, ferrous iron (Fe2+),
vitamin C, còn enzyme là prolyl hydroxylase, lysyl hydroxylase.
- Không có vit C thì chức năng của sợi collagen rất yếu, collagen không chỉ có
trên da mà còn có trên mạch máu (thành mạch máu) → collagen không có → là
thành mạch máu rất yếu, máu ở trong mạch nó leaking (thoát ra và nó động lại ở
trong subcutaneous tissue), động lại ở cái vùng mỡ, máu sẽ ra màu nâu đen.
VITAMIN B1 (THIAMINE)
- Vit B1 tên của nó là thiamine ở dạng này là inactive, nó phải gắn với 2 nhóm
phosphate thì mới active gọi tên là thiamine pyrophosphate (TPP) cần
ATP, enzyme của nó là pyrophosphokinase (TPK) (kinase là gắn phosphat vào
cái gì đó), phản ứng liên quan đến tạo ra ATP, ở đây là oxidative
phosphorylation (các electron nhảy trên màng của mitochondria để tạo ra ATP
liên quan đến pentose phosphate pathway).

- Ví dụ : (1) pyruvate hydrogenase (PDH), (2) hỗ trợ cho enzyme alpha-keto-


glutarate hydrogenase (KGDH), (3) là alpha-ketoacid dehydrogenase, (4) là
transketolase.

+ (1) Pyruvate tạo ra acetyl-co-enzyme → thì enzyme này là 1 complex rất là


lớn, được phân ra là E1 với E2 → pyruvate sẽ bỏ 1C ra dưới dạng CO2→ ở vị
trí này sẽ gắn B1 vô (B1 ở đây biết tắt là TPP). Kế tiếp bước 2: ở vị trí enzyme
E2 → bẻ vitamin B1 ra, gắn với oxidized lipoic acid.
- Trên góc của pyruvate là màu tím, góc acid là màu đen → tiếp tục ở E2 lại bẻ
góc acid ra để gắn với lại CoA → tạo ra acetyl-CoA. Vậy thì khi không có vit
B1: phản ứng này không xảy ra (không có acetyl CoA, không vô được krebs
cycle để tạo ra ATP).
- Phản ứng kế tiếp cần B1 là ở trên krebs cycle: đây phản ứng của alpha-
castrolutary dehydrogenase (có B1 mới xảy ra, không có là 0 xảy ra, toàn bộ
cycle ngưng, 0 ra ATP).
- Phản ứng thứ 3 đối với vitamin B1 là : liên quan đến các cái branched chain
amino acids có chuỗi, có nhánh là amino acids: lucine isoleucine valine (tự xem
lại cấu trúc, tại sao là những amino acids có nhánh?).
DỊ HÓA AXIT AMIN CHUỖI NHÁNH (BCAAS)_CATABOLISM OF
BRANCHED-CHAIN AMINO ACIDS (BCAAS)
- Amino acids được hấp thu từ đồ ăn đi vào đường ruột → gan. Có 2 con đường
để đi: (1) được dự trữ ở gan dưới dạng protein (2) đi qua tế bào cơ.
* Có 2 con đường (1) dự trữ ở dạng cơ protein (2) được bẻ ra
thành BCKAs (BCKAs là branched chain anphaketoacids), enzyme của nó là
branched-chain aminotransferases (BCATs). BCKAs đi vô mitochondria cần
đến B1 để tạo ra 1 cái R-CoA, enzyme của phản ứng này được gọi là BCKDH:
branched-chain α-ketoacid dehydrogenase → cần B1 để tạo ra R-CoA, R-CoA
sẽ đi vào TCA cycle (R ở đây là acetyl-CoA/ succinyl-CoA).
- Chất này sẽ đi vào circle ở vị trí?: CoA sẽ đi vào vị trí đầu tiên khởi đầu của
circle. Còn succinyl-CoA sẽ đi vào vị trí này tiếp tục circle tạo ra EP.
PENTOSE PHOSPHATE PATHWAY

- Pentose phosphate pathway chỉ cần có vitamin B1 ở phản ứng này. Thiếu
vitamin B1→ không có ATP.
BERI-BERI
- Có 2 dạng là dry và wet, là dạng khô và ẩm ướt. Dry là bề ngoài cơ không
hoạt động → não confusing → 0 có ATP → 0 cử động, 0 mở miệng, 0 nói
được đây là inability to speak, không có ATP thì ốm yếu (emaciation là yếu
ớt). Không có cơ để cử động tay chân, bàn tay với bàn chân íu xìu.
- Greatweakness: yếu xìu, bàn chân bị numbness, không có cái feeling ở dưới
bàn chân, ấn vô bắp chân thì đau, cứng, bị loss, reflexes, lấy cái búa gõ: chân
không có dật lên. Wet liên quan đến nội tạng không cử động được không có
ATP thì tim 0 đập được → heart failure (có trường hợp là tim đập nhanh/ đập
chậm).
+ 0 có ATP thì toàn bộ hệ hô hấp distress (không hoạt động được). Heart
failure là bên right ventricle bị dày lên (bth cho là chứa được 100ml) là sức
khỏe bình thường. Bây giờ thành của trái tim bị dày lên chứa còn 50ml → thì
lượng máu ở dưới chân bơm trở về tim động lại dưới chân tạo phù dưới chân
(phù ở dưới các chi dưới).
- Máu là nước, động toàn bộ dưới chân → có đi tiểu không? (guria là tiểu, oli là
ít) → oliguria: tiểu ít. Toàn bộ hệ nước plasma dịch nó động lại dưới chân → thì
oxygen có được không điều hòa tốt ở khu vực phía dưới. Vậy thì nó sẽ tạo lên
vòng cuối cùng là lactic acidosis (trong chuỗi đường phân nếu có oxygen, thì
phản ứng cuối cùng, sản phẩm cuối cùng của nó là gì?) → pyruvate thành acetyl
CoA pyruvate dehydrogenate, có oxygen. Nếu không có oxygen thì phản ứng
cuối cùng là lactic acid (lactic acid là một acid nếu như chứa quá nhiều, dẫn đến
anti-dosing: là cơ thể mình bị nhiễm acid).
THIAMINE DEFICIENCY
- Thiếu vit B1, không chỉ ảnh hưởng đến cơ, mà còn ảnh hưởng đến não → vì
não cần ATP để hoạt động. Ở 2 dạng: (1) wernicke’s encephalopathy, encephalo
là não, pathy là bệnh. (2) là korsakoff syndrome. Dạng (1) là
confusion. Ophthalmoplegia: là cơ mắt không có ATP → bị sụp, không mở mắt
ra. Ataxia (bình thường mình đi, là bộ não lấy được thăng bằng, đi không bị té
qua té lại, còn ataxia là đi cái té qua té lại, không giữ được thăng bằng) →vì
không có ATP ở trong não.
- Korsakoff syndrome là gì? Retrograde amnesia: mất trí nhớ. Retrograde: mất
trí nhớ của quá khứ. Anterograde amnesia là gì ? (tự tìm hiểu).
VITAMIN B2 (RIBOFLAVIN)
- FAD (flavin adenine dinucleotide) và FMN (flavin mononucleotide) trong rất
nhiều phản ứng, ví dụ khác là FMN là complex 1, FAD là complex 2 ở cái
chuỗi electron nhảy ở màng mitochorial. Ví dụ của fibonacci là tạo ra ATP liên
quan đến chuỗi electron transport chain → liên quan đến ATP production →
liên quan đến ros production, antioxidant defence, DNA repair, protein folding,
apoptosis (quá trình chết của tế bào: có program ở trong cơ thể để dọn hết
những cái tế bào chết trôi lềnh bềnh trong cơ thể).
- Chromatin remodeling nghĩa là chromosome nếu không hoạt động thì ở dạng
cụm xoắn, to, tròn lại, xoắn lại; khi muốn sử dụng thì phải giãn nó ra → thì mới
gọi là remodeling. Từ cái cuộn mình giãn ra để mình tạo ra, để mình thực hiện
transcription với translation → tạo ra protein. Vit B2 tất cả các ngũ cốc lứt có
chứa rất là nhiều vitamin B1, B2 tất cả các B, rau màu xanh.
DEFICIENCY OF RIBOFLAVIN
- Thiếu vitamin B2, trường hợp rất hiếm chỉ có trong trường hợp là trẻ sơ sinh:
bị cao nồng độ của bilirubin trong máu. Thường xảy ra đối với trẻ sinh
nâu. Heme ở trong máu → khi hồng cầu bị chết thì heme bị phân hủy thành
bilirubin → qua gan. Nhưng em bé mới sinh chức năng gan 0 được hoàn chỉnh
→ thì sẽ không tạo thành bilirubin → sẽ không phân hủy được bilirubin thành
một chất để tống ra phân, đường phân với đường nước tiểu. Sau đó đi qua
urine và phân → phân/ nước tiểu có màu vàng vì chất bilirubin có cái màu đó.
Em bé, chức năng gan chưa hoàn chỉnh → nó không bỏ được bilirubin. Nhiệm
vụ, chức năng gan này sẽ làm bilirubin hoà tan được trong nước tốt hơn để tống
ra đường tiểu và đường phân → thì em bé sẽ bị nồng độ bilirubin cao (chất này
có màu vàng, em bé sẽ bị vàng da). Thông thường trong vài ngày em bé sẽ tự
phục hồi → chất năng gan nó sẽ phải tự kích hoạt hoạt động. Nhưng đối với trẻ
sơ sinh bị thiếu tháng, thì cái khả năng kích hoạt hoạt động của tế bào gan kém
→ nên phải điều trị bằng cách sử dụng phototherapy (lấy đèn chiếu vô em
bé, ánh sáng photon của cái đèn đó gặp bilirubin, biến cấu trúc của bilirubin tạo
thành dễ tan trong nước và tống ra đường tiểu và đường phân). Trong quá trình
chiếu đèn, lúc mình chiếu, mình phá vỡ luôn cái cấu trúc của B12 → nên khi
điều trị em bé = phototherapy → phải sử dụng thêm vitamin B2.
- Thiếu vitamin B2, thì sẽ bị gì? Viêm da: derma là da, titis là viêm da, cheilosis
là bị xích môi, bị viêm môi, glossitis: viêm lưỡi.
VITAMIN B3 (NIACIN)

- Niacin/vitamin B3 là nicotine (nicotinic acid hoặc là nicotinamide) viết tắc là


NAD hoặc là NADP. Thấy nhiều trong các phản ứng của biochemistry. Nguồn
gốc của nó là tryptophan: amino acid tryptophan nó sẽ tạo thành NAD, phản
ứng mà NAD tham gia là oxidation reduction (1) phản ứng từ nối đơn thành nối
đôi → là phản ứng oxy hóa → nó cần một cái chất khử, phản ứng oxy hóa khử
nó phải đi chung với nhau để nó xảy ra. Chất khử là FAD → FADH2 (FAD là
vitamin B2).
- Phản ứng của 3OH-anthranilic acid A? thành cái 3-keto-ic-coenzyme A?: từ
nhóm OH thành nhóm ketone: phản ứng oxy hóa → quá trình oxy hóa này cần
đi kèm với một quá trình khử thì NAD thành NADH là quá trình khử → cái này
phải khử thì nó mới chạy.
- Nguồn của vitamin B: là các loại hạt, bơ, thịt đỏ, thịt trắng, trứng, sữa. Thiếu
vitamin B3 thì nguyên nhân là cái vùng đó người ta ăn bắp không ăn gạo, nguồn
cung cấp chính là bắp (bắp không có tryptophan không tạo ra được NAD, không
có NAD thì có rất là nhiều phản ứng trong cơ thể mình nó không được thực
hiện ví dụ như beta oxidation nó không thực hiện được.
DEFICIENCY OF VITAMIN B3
- Bệnh pellagra: da bị viêm, diarrhea là tiêu chảy (dementia là não bị già rồi bị
lẫn). Các chức năng liên quan đến bộ não là mình bị sa súc trí tuệ: trẻ mà bị
thiếu vit B3 là bị sa súc trí tuệ. Vit B3 này được sử dụng trong điều trị điều trị
hyperlipidemia nồng độ của lipid cao ở trong máu. Đặc biệt là nó điều trị
TAG nồng độ TAG cao trong máu bằng cách ức chế tổng hợp TAG trong
gan. Cái size effect của vùng này là cái gì? → sẽ cho da mặt mình bị đỏ nên là
flush rồi bị ngứa.
VITAMIN B5 (PANTOTHENIC ACID)

- Vit B5 liên quan đến fatty acid synthase là cái enzyme này liên quan để tổng
hợp fatty acid đây là cấu trúc của vit B5 nó sẽ gắn vô cấu trúc để tạo
ra CoA. Vậy là có 2 chức năng: (1) là chức năng đối với fatty acid
synthase (2) là phải có vit B5 thì CoA mới hoạt động được. Đối với fatty acid
synthase nhiệm vụ của nó là gì? → vị trí gắn (1)(2) nó ở dạng active thì nó gọi
là ACP, nó trở nên active chỉ khi nó gắn với lại CoA, khi mà enzyme trở thành
active nó tên là holo-ACP ở dạng active.
- Vit B5 có rất nhiều trong hoa hướng dương, hạt hướng dương, thịt, trái bơ, cà
chua, bông cải.
VITAMIN B6 (PYRIDOXINE)

- Nó là pyridoxine cái mà mình quan tâm nó ở nhiều dạng cái đuôi function của
nó khác nhau, cái mà mình quan tâm ở đây là pyridoxine phosphate viết tắt là
PLP, reaction của nó liên quan đến amino acid là nhiều (có 4 ví dụ).
- Toxicity: dẫn đến sensory neuropathy (cảm giác sai trong cơ thể của mình chủ
yếu ở dưới chi dưới), ví dụ: cảm giác ngứa ở dưới, mà 0 có gì làm cho mình
ngứa/cảm thấy buốt đau gì đó, nồng độ của vitamin B6 nó sẽ lớn, toxicity xảy ra
khi mà nồng độ dose thuốc của mình là 500mg/day, nó gấp đến 400 lần với
daily dose.
- Phản ứng khác của vit B6 là nó tham gia vào phản ứng bẻ gãy cái
lipogen tham gia vào nó là công factor của enzyme glycogen phosphorylase bẻ
nhóm glucose ra.
- Thiếu vitamin B6: làm thiếu máu. Có THF là tetrahydrofolic acid đó là
vitamin B9 là folic acid nó sẽ gắn với lại hydro nó sẽ là tạo thành
dihydrofolic acid, enzyme là reductase, gắn tiếp hydro nữa sẽ là tetrahydrofolic
acid (THF), folic acid này vit B9 nó sẽ nhờ vit B6 và tên enzyme của nó
là SHMT tạo thành 5,10-methylene THF: tạo ra purine và pyridine cho quá
trình tổng hợp protein.

- 0 có vitamin B6 thì không tổng hợp được protein để mình sẽ bị thiếu


máu ngoài ra trong cái chuỗi này thì ở trong não của mình nếu như nó động
lại homocysteine (homocysteine sẽ được chuyển thành các tiết chất để mà tống
ra ngoài não, dễ tan trong nước) nó chuyển lần đầu tiên là cystathionine,
cysteine phải nhờ vit B6 nếu mà không có vit B6 thì homocysteine nó động lại
trong não, phá luôn bộ não, nó là độc chất ở trong não.
- Cycle này có 2 cycle là folate cycle và methionine cycle (folate cycle
là chuyển hóa của B9) thì ở đây nó cần vit B12. Cần vitamin B12 để nó tái sử
dụng lại tetrahydrofolic acid. 2 cycle này liên quan đến nhau: thì cái
methionine nó sẽ tạo thành sam, sam tạo thành protein, DNA.. → vậy thì thiếu
vit B12 cũng không tạo ra được protein, thiếu vit B12 cũng bị thiếu máu, thiếu
vit B9 cũng bị thiếu máu thì khi mà mình tạo thành sam mình sẽ tái sử dụng
methionine bằng cái circle này mà phải pass qua homocysteine (homocysteine
là một chất độc ở trong não) nếu không có B6 thì mình sẽ bị homocysteine động
lại trong não → gây độc trong não. Ví dụ như người nào bị bệnh đái tháo đường
thì nên ăn khoai lang tốt hơn khoai tây.
VITAMIN B6 DEFICIENCY
- Bị thiếu vit B6 thì cái risk factor: là do sử dụng một loại thuốc gì đó là
isoniazid hoặc là newborn (em bé mới sinh)/sử dụng thuốc tránh thai/ bị nghiện
rượu.
- Symptoms là: nếu bị thiếu vit B6 thì skin của mình bị inflammation.
neuropathy là cảm giác sai ở tay và chân, neurology là động kinh co giật,
depression, dementia là thiếu máu: sưng lưỡi.
- Những thứ chặn sự hấp thu của vitamin B6 ví dụ như iodine, dianine, oral
contraceptive.
VITAMIN B7 (BIOTIN)
- Vit B7 là vit làm cho tóc đẹp và mọc nhiều hơn, mọc nhanh hơn. Nhiệm vụ: sẽ
carrier cái carbon để gắn vô một cái protein nào đó -> thì cái reaction nữa đó là
carboxylation reaction. Deficiency: là rất là thấp, hiếm gặp.
- Cái cause mà ức chế trong cái row egg white (lòng trắng của trứng) thì nó có
một cái protein gọi là aminine (ức chế hấp thu của vitamin B7). Thiếu vitamin
B7 thì tóc rụng rồi, da bị viêm → bị mụn là viêm,do thiếu vit bị viêm da.
- Cắt bỏ chuỗi beta oxidation, mỗi lần cắt 2C, nếu như mà chuỗi lẻ thì mình còn
3 cái carbon 1, 2, 3 → muốn gắn thêm 1 carbon nữa thì sử dụng biotin, enzyme
của nó là carbosylase → gắn thêm 1 carbon nhánh (phản ứng đang ở dạng D-
isomer đổi thành L-isomer) đang chuỗi nhánh → chuỗi thẳng thì → mutase, cần
vit B12.
VITAMIN B9 (FOLIC ACID)
- Gắn 3 cái acid vô (1) là lutamic acid, (2) là para amino benzoic acid (3) là 1
cái ring là pteridine ring. Gắn thêm 4 cái hydro vô thì gọi là tetrahydrofolic acid,
sử dụng reductase để gắn 2H vô sử dụng reductase nữa để gắn 2H nữa là được
tetrahydrofolic acid. Sử dụng để tạo ra thiamine, thymine, methionine → phục
vụ cho quá trình protein synthesis.
- Thuốc sử dụng cho điều trị ung thư: là methotrexate ức chế hoạt động của
reductase (nó ức chế hoạt động của folic acid thì nó điều trị được ung thư
- Tính chất của tế bào ung thư là : nó phát triển không có giới hạn, nó cần
protein; khi ngưng, ức chế sự cung cấp protein cho nó, ngưng sự tổng hợp
protein → thì tế bào ung thư có chết, nó dựa thêm cơ chế này 2 để giết chết tế
bào ung thư.

- Thiếu máu: số lượng hồng cầu bị thiếu, size bình thường: 80-100 MCV, size
hồng cầu bình thường → bị thiếu máu do thiếu protein (rơi vào người ăn chay)
hồng cầu nhỏ hơn với bình thường gọi là microcytic anemia → do thiếu sắt. Cấu
trúc hồng cầu: Fe2+, fL= femtoliter:
- Thiếu ascorbic acid (tại sao bị thiếu ascorbic acid, bị thiếu máu)?
- Thiếu vit C sại sao lại thiếu máu?
- Nếu như size của hồng cầu to hơn bình thường, mà số lượng nó thiếu thì nó
gọi là microcytic (do thiếu vit B9 và B12).
DEFICIENCY OF VITAMIN B9
- Thiếu vit B9 nguyên nhân là do diet kém, chọn sai đồ ăn/ hấp thu đường ruột
có vấn đề risk factor: là những người nghiện rượu, thuốc methotrexate: ức chế
hoạt động của vit B9.
- Pregnancy: bị thiếu vit B9 → dẫn đến là em bé bị bệnh, bị dị dạng 0 có neural
tube defects = spina bifida anencephaly (cùng 1 tên).
- Neural tube: là formation để tạo ra não, treatment là: folic acid là các bà
mẹ phải bổ sung folic acid. Nhu cầu là 0,4mg/day, quan trọng nhất là 3 tháng
đầu tiên là của thai kỳ.
VITAMIN B12 (COBALAMIN)
- Vitamin B12 cấu trúc có corrin ring + cobalt + + nhóm ER?
- Vit B12 được tổng hợp ở đâu? không lẽ động vật nào cũng có ?
DEFICIENCY OF VIT B12
- Những người ăn chay khả năng bị thiếu vit B12, vit B12 từ
thức ăn đi vô stomach nhưng stomach môi trường là acid, vit
B12 không chịu được → phải gắn với 1 protein chạy chở cho nó
gọi là R-protein -> tiếp tục di chuyển đến ruột thì R-protein bẻ
ra khỏi vit B12, vit B12 gắn với enzyme intrinsic
factor IF. Nhiệm vụ của intrinsic factor dẫn vit B12 đi vô đường
ruột, hấp thu vô bằng ruột và khi đến đường ruột sẽ được
chuyên chở. Đây là 1 exception: vit B12 tan trong nước nhưng
cần xe chở nó đi.

- Trường hợp ngoại lệ có 1 xe chở nó đến gan thì cái xe này gọi
là vit B12 protein. Khi đến gan rồi thì nó sẽ dự trữ ở gan và
nguồn dự trữ này cơ thể có thể sử dụng 5-6 năm.
- Ăn chay trường sẽ bị thiếu bị những vấn đề về neuropsychiatry → vì vitamin
B12 tham gia vào quá trình tổng hợp lớp myelin của neuron của axon. Axon có
lớp lipid bao quanh
VITAMIN B12 DEFICIENCY

- Chức năng của myelin là : nhảy cóc. Bao quanh axon này sẽ có một lớp gọi là
myelin, để tổng hợp được myelin: cần vit B12.
- Nhiệm vụ của lớp myelin là: giúp cho action potential của mình chạy, sẽ
nhảy cóc, nên đường truyền tín hiệu của mình rất nhanh.
- 0 có myelin, 0 có vit B12 → sẽ 0 có sợi myelin → hoạt động của neuron này sẽ 0
bth, bị hư, truyền tín hiệu rất là chậm.
- Pernicious anemia: vit B12 hấp thu vô được ruột cần intrinsic factor (IF) nhưng
nếu IF này mutation/cơ thể không tạo ra → 0 có vit B12, sẽ bị thiếu máu.
- Thiếu máu đó gọi là pernicious anemia. Nếu một người bị anemia do thiếu vit
B12 để điều trị thì phải cung cấp vit B12 cho người đó → nghĩa là người đang
chay bị thiếu vit B12 → nên chuyển qua ăn mặn để phục hồi cho nhanh, còn 0 thì
sử dụng thuốc. Nhưng cơ thể mình hấp thu thuốc yếu hơn → cái này long term ít
nhất 6 tháng cơ thể phục hồi. Khi mà myelin đã bị phá hủy thì phá hủy luôn, nó
không phục hồi lại hoặc là phục hồi rất là kém.
- Thiếu vit B12: truyền tín hiệu từ central đến peripheral nervous system có vấn đề
→ bị ảnh hưởng ở chân nhiều hơn là ở tay, ảnh hưởng đến cả 2 bên của cơ thể như
nhau, yếu cơ, đi lại khó khăn, rối loạn chức năng nhận thức, rối loạn cảm giác.

You might also like