Vi sinh vật

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Vi sinh vật là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước

rất nhỏ và
thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi. Vi sinh vật bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và
nguyên sinh động vật.

Công nghệ vi sinh (Microbial Technology) là công nghệ khai thác và sử


dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra những sản phẩm có giá
trị phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong đời sống, ví dụ như trồng trọt, chăn
nuôi, y tế, xử lý chất thải, nước thải,….

Sở dĩ công nghệ vi sinh được đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển như hiện
nay là vì:

 An toàn với sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
 Các vi sinh vật thường có sẵn và rất phổ biến nên nguồn khai thác
cho việc nghiên cứu công nghệ vi sinh được coi là vô tận, dễ
dàng.
 Hiệu quả với nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong cuộc sống
 Sau khi ứng dụng công nghệ vi sinh vào trồng trọt, chăn nuôi,
chúng ta có thể tận dụng được một số chất thải hữu cơ để phục
vụ cho hoạt động khác.
Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu khoa học, công nghệ vi sinh có vai trò rất lớn. Các nhà
khoa học đã tiến hành nghiên cứu, phát hiện và xây dựng bộ chủng vi sinh
vật để có thể phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Họ sẽ
thực hiện việc nghiên cứu các đặc điểm lý, hóa, sinh của vi sinh vật, từ đó
xem xét quá trình biến đổi của những vi sinh này trong các môi trường
khác nhau. Sau khi nghiên cứu sự tương tác giữa chúng, các nhà khoa
học sẽ trích xuất và xem xét cấu trúc sự biến động của quần xã, quần thể
vi sinh vật.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ vi sinh vật còn thực hiện
và khảo sát tính di truyền học của các loài vi sinh vật, từ đó đưa ra những
đánh giá và kết quả để đóng góp vào quá trình ứng dụng trong y tế, xử lý
môi trường.

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong nông nghiệp


Trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ vi sinh được ứng dụng để sản
xuất ra các loại phân bón vi sinh thân thiện với môi trường và những giống
cây trồng mới bằng công nghệ tạo giống. Ngoài ra, công nghệ vi sinh còn
tạo ra các sản phẩm giúp bảo quản giống cây trồng an toàn, sản phẩm
giúp lên men rơm rạ, chất thải nông nghiệp thành các chất dinh dưỡng tốt
cho môi trường đất và nước.

Trong số những sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh kể trên, phân bón
vi sinh là sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại phân bón
này được sản xuất từ những loài sinh vật có lợi và nó được dùng để thay
thế cho các loại phân hóa học như đạm, lân, kali,…

Sử dụng phân bón vi sinh đem lại rất nhiều lợi ích như:

 Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng, giúp làm
giảm tình trạng sâu bệnh hại và giúp cây chống chọi tốt với thiên
nhiên từ trong rễ. Từ đó giúp tăng năng suất của các loại cây
trồng, giúp cây đạt sản lượng thu hoạch cao hơn, chất lượng rau
củ quả cũng tốt hơn.
 An toàn cho người sử dụng và đặc biệt là rất thân thiện với môi
trường.
 So với phân bón hóa học thì phân bón vi sinh có giá thành thấp
hơn.
 Cải tạo và cân bằng các chất dinh dưỡng hữu cơ có trong đất,
giúp đất tơi xốp, màu mỡ hơn, tránh tình trạng đất bị bạc màu.
Ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong y học
Công nghệ vi sinh được ứng dụng trong quá trình sản xuất ra nhiều loại
thuốc, chất dinh dưỡng mới, vaccine phòng bệnh, một số loại thuốc kháng
sinh, quá trình xét nghiệm và nhiều loại chất khác. Khi kết hợp với công
nghệ sinh học, chúng đã tạo ra hàng loạt sản phẩm và kháng thể có tác
dụng phòng ngừa, điều trị và chẩn đoán các căn bệnh nguy hiểm.

Tuy nhiên cho đến nay, con người vẫn chưa nghiên cứu ra các kháng thể
có thể ngăn chặn những vi sinh vật gây ra các căn bệnh nguy hiểm như
ung thư, máu trắng,…

Ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong y học


Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo động trên toàn
thế giới, trong đó có nước ta. Tình trạng các loại chất thải, nước thải của
ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, thậm chí là hoạt động sinh hoạt
hàng ngày chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để đã thải vào môi
trường đã khiến nguồn nước, đất, không khí bị ô nhiễm.

Việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào quá trình xử lý nước thải đã đưa
nhiều loại vi khuẩn, vi tảo, nấm,…. có tác dụng làm sạch nguồn nước thải
vào nước. Tuy những loài vi sinh vật này có thể tiềm ẩn nguy cơ chứa
nhiều mầm bệnh nhưng chúng lại có công dụng lớn trong việc xử lý sự ô
nhiễm từ các loại chất thải.

Xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh dựa trên cơ sở hoạt động của vi
sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, khi
đưa các vi sinh vật này vào trong hệ thống xử lý nước thải, chúng sẽ sử
dụng các chất hữu cơ và khoáng chất có trong nước thải để làm thức ăn.
Những chất này sẽ bị vi sinh vật phân hủy thành các dạng chất đơn giản
hoặc khí, từ đó làm giảm hàm lượng chất ô nhiễm và đảm bảo chất lượng
nước thải đầu ra đúng quy định.

Quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh vật được chia ra thành 3
giai đoạn, đó là xử lý vi sinh vật kỵ khí, xử lý vi sinh vật hiếu khí và vi sinh
vật thiếu khí:

 Xử lý vi sinh vật kỵ khí: Quá trình này sẽ gồm các bước là thủy
phân, cắt mạch các hợp chất phân tử, axit hóa, axetat hóa và
methane hóa. Quy trình xử lý sẽ xử lý được các vi sinh vật lơ lửng
và các vi sinh vật bám tại các thành ống.
 Xử lý vi sinh vật hiếu khí: Quá trình này bao gồm các bước là oxy
hóa các chất hữu cơ, tiến hành tổng hợp tế bào mới và vi phân
hủy nội bào. Xử lý vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý các vi sinh vật lơ
lửng và vi sinh vật bám dính.
 Xử lý vi sinh vật thiếu khí: Đây là quá trình sử dụng bể Anoxic (bể
lên men) để lên men các chất trong có nước thải, cắt mạch
Polyphosphate thành Phosphate, khử nitrat thành nitơ trong điều
kiện thiếu khí

Ở Lào Cai, địa phương sử dụng tảo hạt để làm


sạch nguồn nước là huyện Sa Pa.
Sử dụng tảo hạt để làm sạch nguồn nước có nhiều ưu điểm
và nhược điểm. Ưu điểm của phương pháp này là tảo hạt có
khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước, bao gồm kim
loại nặng và các chất hữu cơ. Điều này giúp cải thiện chất
lượng nước và bảo vệ môi trường nước ngọt. Ngoài ra, việc
sử dụng tảo hạt là một phương pháp tự nhiên và không gây ô
nhiễm môi trường khác. Tuy nhiên, nhược điểm của phương
pháp này là quá trình làm sạch nước bằng tảo hạt có thể mất
thời gian và đòi hỏi sự chăm sóc và quản lý kỹ lưỡng để đảm
bảo hiệu quả.
điều nào làm tảo hạt chưa được ứng dụng rộng rãi ở lào cai
Tảo hạt đã được ứng dụng rộng rãi ở Lào Cai trong việc làm sạch nguồn nước. Phương pháp
này giúp cải thiện chất lượng nước và bảo vệ môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, việc sử dụng
tảo hạt cần được quản lý và chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả.

You might also like