Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 104

KHẢO SÁT THỰC TIỄN

HỆ SINH THÁI THIỆN NGUYỆN


TẠI VIỆT NAM

Quỹ Hoà Bình và Phát Triển TPHCM

Thực hiện với sự hợp tác từ

1
2
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 05


LỜI CẢM ƠN 06
DẪN NHẬP 07
PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 10
THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 12
TÓM TẮT DỰ ÁN 15
CHƯƠNG I : Bối cảnh chung và môi trường cần thiết cho hoạt động 18
thiện nguyện
CHƯƠNG II: Tổng quan về khối phi lợi nhuận và hệ sinh thái 25
thiện nguyện
CHƯƠNG III: Động lực, động cơ và xu thế 33
CHƯƠNG IV: Nhận xét và khuyến nghị 42
ĐIỂN HÌNH THAM KHẢO
1. Đoàn thể quần chúng: Tỉnh đoàn Bình Phước 52
2. Doanh nghiệp tạo tác động EZLand 53
3. Doanh nghiệp xã hội KOTO 54
4. Doanh nghiệp đạt chứng nhận B-Corp SAITEX 55
5. Quỹ Hy vọng 56
6. Quỹ Trò nghèo Vùng cao 57
7. Quỹ Sống 58
8. Quỹ Vì Tầm Vóc Việt 59
9. Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Năng Lực 60
Người Khuyết Tật
10. Quỹ và Hiệp hội Eurasia 61
11. Thư viện sách nói Hướng Dương dành cho người mù 62
12. Tổ chức phi lợi nhuận Mekong Plus và Doanh nghiệp xã hội 63
Mekong Quilts
13. Tổ chức Saigon Children’s Charity CIO 64
14. Sáng kiến CSR của Ford Việt Nam kết nối doanh nghiệp xã hội 65
và tổ chức phi lợi nhuận
15. Nghệ sĩ Hà Anh Tuấn 66
16. Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương 68
17. Doanh nhân Phạm Văn Bên và Ký túc xá Cỏ May 69
18. Nền tảng cộng đồng Wishare 70
LỜI KẾT 71

3
PHỤ LỤC
MỘT SỐ GÓC NHÌN
1. Nhìn nhận về hoạt động Thiện nguyện ở Đông Nam Á 74
(Asia Philanthropy Circle, Singapore)
2. Tổng quan về bối cảnh thiện nguyện hiện nay ở Việt Nam
(Dana Doan) 75
3. Hệ sinh thái thiện nguyện tại Việt Nam: Chuyển biến theo thời đại
(Tôn Nữ Thị Ninh) 79
4. Bình luận về Nghị định số 93/2021/NĐ-CP liên quan đến vận động,
tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện 82
(Lê Thị Kim Hồng)
5. Bình luận: Đóng góp của xã hội dân sự vào hoạt động thiện
nguyện và cứu trợ trong những thời gian đặc biệt khó khăn ở 84
Việt Nam (Tôn Nữ Thị Ninh)
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC TIẾP CẬN 88
THÀNH VIÊN NHÓM DỰ ÁN 96
HÌNH ẢNH DỰ ÁN 98

4
LỜI NÓI ĐẦU

Sứ mệnh của Quỹ Hòa bình và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
(HPDF) là thúc đẩy nhận thức cần thiết của xã hội về những vấn đề bức
bách hoặc đang nổi lên. Với việc Việt Nam thể hiện quyết tâm đến năm
2045 trở thành một nước phát triển, chúng tôi tin rằng Việt Nam chỉ có
thể đạt được mục tiêu đầy tham vọng này nếu chiều kích xã hội và khối xã
hội được tích hợp đầy đủ và thích đáng vào chiến lược phát triển tổng thể
với tầm nhìn đến năm 2045. Thách thức quan trọng đối với sự phát triển
bền vững của Việt Nam hiện nay là công nhận và coi trọng vai trò cũng như
đóng góp của các tác nhân phi lợi nhuận, thiện nguyện và các tác nhân khác
cho khối xã hội và xã hội nói chung.

Với quan điểm này, HPDF và Nhóm Dự án chúng tôi đã thực hiện một
khảo sát thực tiễn về hệ sinh thái thiện nguyện tại Việt Nam khi hệ sinh
thái này đang lớn lên và phát triển về hình thái, cách thực hành và tác động
hướng tới hiệu quả lớn hơn và sát hơn với chuẩn mực quốc tế trên nền tảng
văn hóa “làm từ thiện” của Việt Nam. Các kết quả, dù khiêm tốn, đem lại
những hiểu biết thực tế thích hợp và hữu ích về ba nhóm tác nhân chủ chốt
– nhà nước, khối phi lợi nhuận và khối doanh nghiệp – cũng như các bên
có lợi ích chính, là đối tượng thụ hưởng và xã hội nói chung.

Chúng tôi đưa ra những kết quả khảo sát và khuyến nghị này với hy vọng
khuyến khích thảo luận và thúc đẩy vai trò hiện tại và tương lai của hoạt
động thiện nguyện tại Việt Nam.

Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh

5
LỜI CẢM ƠN

Thay mặt Quỹ Hòa bình và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP.
HCM) và Nhóm Dự án, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị cố vấn
ở trong và ngoài nước, quý đối tác tại Hà Nội - tổ chức CFC, Live & Learn
- cùng đối tác của Nhóm Dự án tại TP.HCM - Viện nghiên cứu Social Life
cũng như tổ chức Asia Philanthropy Circle (APC) tại Singapore; các thành
viên hai nhóm dự án tại TP.HCM và Hà Nội cũng như các cộng tác viên.
Chúng tôi hết sức cảm kích trước sự góp sức đáng quý và tinh thần góp ý
thẳng thắn, có tính xây dựng, bằng ý kiến và bài viết, của các thành viên, cố
vấn, cộng tác viên Dự án. Báo cáo Khảo sát thực tiễn này là thành quả từ nỗ
lực chung của chúng ta.

Nhóm Dự án cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hơn 90 tổ chức và
cá nhân đã tham gia phỏng vấn và/hoặc trao đổi nhóm cũng như hội thảo
nhằm đúc kết bộ khuyến nghị cuối cùng để đưa vào Báo cáo. Với sự hưởng
ứng nhiệt tình cùng những thông tin và nhận xét có trọng lượng và đầy ý
nghĩa, họ đã đóng góp một phần quan trọng cho những phân tích và kết
luận của Báo cáo.

Nhóm Dự án đặc biệt cảm ơn đối tác APC, ông bà Miller (Mỹ) cùng đối
tác Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM đã tài trợ cho việc tổ chức
phỏng vấn, trao đổi nhóm, phiên thảo luận tổng hợp, chi phí in ấn và ra mắt
Báo cáo này.

Tôn Nữ Thị Ninh


Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM
Trưởng Điều phối Dự án Khảo sát Thực tiễn về
Hệ sinh thái Thiện nguyện tại Việt Nam

TP.HCM, tháng 3/2022

6
DẪN NHẬP

Bối cảnh và cơ sở dự án Việt Nam chính thức nêu cao tham vọng trở thành quốc
gia phát triển vào giữa thế kỷ này, trên cơ sở đất nước đã
tiến lên nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp1 từ
năm 2010. Tuy nhiên, để có thể phát triển hòa nhập và
bền vững, tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ
phải ứng phó với những thách thức khó khăn về chênh
lệch thu nhập, các bất bình đẳng và căng thẳng xã hội khác
cùng rủi ro nghiêm trọng về môi trường.

Mức thu nhập bình quân tăng đã kéo theo sự giảm sút
khối lượng viện trợ quốc tế cùng với sự chuyển dịch về
lĩnh vực và phương thức viện trợ, dẫn đến sự thay đổi cách
hoạt động của các chủ thể trong hệ sinh thái thiện nguyện
(HSTTN)2 của đất nước và khối xã hội3 nói chung theo
hướng chủ động, hiệu quả hơn. Trong khi Nhà nước chịu
trách nhiệm chính về các vấn đề xã hội, khối doanh nghiệp
(nhà nước, tư nhân) cũng như các chủ thể của hệ sinh thái
thiện nguyện có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong
việc đảm bảo sự phát triển của Việt Nam hướng tới mọi
đối tượng và mang tính bền vững. Điều này được thể hiện
rõ ràng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tạo nên nhiều
thách thức nghiêm trọng cho đời sống của người dân, xã
hội và kinh tế ở nước ta.

Trước bối cảnh mới, Quỹ Hòa bình và Phát triển Thành
phố Hồ Chí Minh (HPDF)4 - đơn vị khởi xướng và điều
phối dự án – tin rằng vai trò quan trọng của hệ sinh thái
thiện nguyện cần được công nhận đúng mức, đặc biệt
là hoạt động thiện nguyện có tầm nhìn, tính chủ động,
hướng đến tác động trung và dài hạn.

Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu nhận thức chung và hiểu
biết cơ bản về toàn bộ hệ sinh thái thiện nguyện, trong
đó có sự hiện diện đa dạng của một loạt chủ thể và các
bên liên quan trải rộng khắp toàn khối cộng đồng thiện
nguyện - một chuỗi các loại hình hoạt động, từ hình thức
từ thiện truyền thống đến thể chế thiện nguyện lớn nhỏ,
cho đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và
thiện nguyện doanh nghiệp, và đến kinh doanh vì xã hội,
và đầu tư tạo tác động cho xã hội, môi trường. Điều này

1
Theo phân loại MIC - Middle Income Countries của World Bank
2
Xem Diễn giải thuật ngữ và từ viết tắt trong Báo cáo
3
Xem Diễn giải thuật ngữ và từ viết tắt trong Báo cáo
4
HPDF là tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị (HUFO), hướng đến các hoạt động góp phần
tăng nhận thức tiến bộ và tích cực về các vấn đề trong xã hội
7
dẫn đến một thực tế là vai trò của khối xã hội/phi lợi
nhuận chưa được các cơ quan nhà nước và dư luận nói
chung nhìn nhận một cách thích đáng như một yếu tố
then chốt góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt
Nam.

Do đó, chúng tôi tin rằng báo cáo thực tiễn này về các tác
nhân và cách thực hành thiện nguyện ở Việt Nam là một
đóng góp kịp thời và cần thiết, dù khiêm tốn, vào hệ sinh
thái thiện nguyện non trẻ và khối xã hội chưa đồng đều tại
Việt Nam.

Mục đích và mục tiêu Đối tượng độc giả bao gồm toàn khối cộng đồng hoạt
động thiện nguyện, cơ quan Nhà nước có liên quan, tổ
chức phát triển/viện trợ quốc tế, truyền thông và công
luận, và các nhà hoạt động xã hội, các nhà chuyên môn,
đặc biệt là giới trẻ và sinh viên các ngành xã hội.

Báo cáo cung cấp góc nhìn tổng thể về nhận thức về thiện
nguyện ở Việt Nam cùng với những hiểu biết thực tế về
hiện trạng và sự phát triển của hoạt động thiện nguyện,
nhằm xác định những đặc điểm chính cũng như các điểm
mạnh và yếu của HSTTN ở Việt Nam, làm rõ vai trò của
hoạt động thiện nguyện và kinh doanh vì xã hội với tầm
nhìn và định hướng trung - dài hạn trong quá trình phát
triển của đất nước. Tác động mong muốn là thúc đẩy sự
công nhận đầy đủ và xứng đáng hơn dựa trên sự hiểu biết
tốt hơn - nghĩa là công nhận sự đóng góp rõ ràng và tiềm
năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức,
chưa hiệu quả của cộng đồng/hệ sinh thái thiện nguyện và
khối xã hội nói chung - về vai trò và ý nghĩa của Từ thiện
và Thiện nguyện đối với sự phát triển hòa nhập và bền
vững. Cụ thể, bản báo cáo mong muốn:

1. Mô tả có hệ thống nhóm tác nhân và người tạo ảnh


hưởng trong HSTTN, minh họa sự đa dạng của các cơ
cấu tổ chức, phạm vi và hình thức hoạt động, mức độ,
cách thức tương tác, tương trợ và cùng vươn lên giữa
các tác nhân và bên có liên quan trong HSTTN. Qua đó,
giúp chính các thành viên và bên có liên quan hiểu rõ hơn
về HSTTN, có thể định vị bản thân rõ ràng hơn trong
bức tranh đó và nhờ thế có được sự tiếp cận và những cơ
hội hỗ trợ tốt hơn;

8
2. Nêu rõ và phân tích sự khác biệt, tương quan và tác
động qua lại giữa các cách tiếp cận và phương thức hoạt
động khác nhau của các chủ thể HSTTN, gồm từ thiện,
thiện nguyện cá nhân hoặc theo tổ chức, CSR hoặc thiện
nguyện doanh nghiệp, đầu tư tạo tác động xã hội, v.v.
3. Xác định những xu thế đang phát triển bên trong HSTTN
và phân tích mức độ “trưởng thành” của HSTTN ở Việt
Nam thông qua hoạt động của các chủ thể và bên liên
quan và cách họ tương tác, cùng vươn lên và tạo động lực
qua lại với đối tác bên ngoài.
4. Đáp ứng mong đợi hiển nhiên được Nhà nước, xã hội
công nhận vai trò và sự đóng góp của hệ sinh thái thiện
nguyện.
5. Truyền đạt tới các bên liên quan một số khuyến nghị thực
tiễn từ các thành viên của HSTTN/những người tham
gia cuộc khảo sát và phiên thảo luận tổng kết.

Tóm lại, Báo cáo thực tiễn này hy vọng là sổ tay tham khảo
ban đầu dành cho những bên có liên quan và các nhà
chuyên môn muốn có cái nhìn thực tế về HSTTN hiện nay
ở Việt Nam.

Cấu trúc nội dung Các xác định, hiểu biết và nhận xét trong quá trình thực
tổng quát hiện khảo sát được sắp xếp theo 4 chương như sau:
1. Bối cảnh chung và môi trường cần thiết cho hoạt động
thiện nguyện
2. Tổng quan về khối phi lợi nhuận và hệ sinh thái
thiện nguyện
3. Động lực, động cơ và xu thế
4. Nhận xét và khuyến nghị

Xin lưu ý rằng các khuyến nghị là kết quả tổng hợp của
phiên thảo luận tổng kết dự án với sự tham gia của các chủ
thể đã được tiếp cận trong khảo sát cùng với một số khách
mời. Các khuyến nghị được bổ trợ bởi 18 điển hình với
những đặc điểm, hoạt động và/hoặc thành tựu nổi bật của
các chủ thể HSTTN đến từ 5 nhóm được tiếp cận.

Ngoài ra, 5 bài viết cung cấp một số góc nhìn trong nước và
khu vực nằm ở phần phụ lục.

9
PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

Với mục đích, mục tiêu xác định của dự án, ý kiến phản hồi về dự thảo Báo cáo cũng
cùng hạn chế về thời gian và nguồn lực, kết như đề xuất khuyến nghị. Các thành viên
quả đề ra cho dự án là một báo cáo khảo của HSTTN/cộng đồng được chia thành 5
sát thực tiễn, cung cấp hiểu biết từ thực cụm, dựa vào địa vị pháp lý hoặc hiện trạng
tế, không mang tính học thuật. Về tầm bao tổ chức, bao gồm: đoàn thể quần chúng,
quát, cũng do những hạn chế đó, báo cáo doanh nghiệp, quỹ, tổ chức phi lợi nhuận,
chỉ đề cập vắn tắt về vấn đề doanh nghiệp và các thành phần khác (bao gồm nhà thiện
xã hội và đầu tư tạo tác động. nguyện cá nhân, sáng kiến ​​thiện nguyện)
(xem Danh sách các tổ chức và cá nhân
Do vậy, phương pháp được sử dụng là định được tiếp cận trang 88 và Biểu đồ 1 dưới
tính, tập trung vào tiếp xúc và trao đổi trực đây). Thực hiện phương pháp này, chúng
tiếp với các thành viên cộng đồng thiện tôi tin rằng khảo sát thực tiễn đã tiếp cận,
nguyện thông qua 68 cuộc phỏng vấn, hầu khai thác được một mẫu đại diện khá tiêu
hết trực tiếp, 5 cuộc trao đổi nhóm với biểu của HSTTN.
hơn 90 người tham gia thuộc cộng đồng
và phiên thảo luận tổng kết nhằm thu thập

BIỂU ĐỒ 1 LOẠI HÌNH CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC TIẾP CẬN

NPO/NGO (28,57%)

DOANH NGHIỆP (23,08%)

KHÁC (15,38%)

QUỸ (14,29%)

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI (7,69%)

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC/ĐOÀN THỂ (7,69%)

DOANH NGHIỆP TẠO TÁC ĐỘNG (3,30%)

10
CẤP BẬC/CHỨC VỤ CÁC ĐỐI TƯỢNG
BIỂU ĐỒ 2
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN/THAM GIA TRAO ĐỔI NHÓM

(70,51%) (26,92%) (2,52%)

CEO/ GIÁM ĐỐC/ PHÓ GIÁM ĐỐC/QUẢN LÝ DỰ ÁN - ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN -


NHÀ SÁNG LẬP CHƯƠNG TRÌNH/TRƯỞNG PHÒNG CHƯƠNG TRÌNH
(Quản lý cao nhất) (Chuyên trách/Quản lý cao thứ hai)

Những kết quả khảo sát của chúng tôi đảm bảo được
tính phù hợp, chất lượng, độ tin cậy của thông tin,
cùng những phân tích và quan sát có chiều sâu nhờ
vào cấp bậc, vị trí và trách nhiệm cao của những
người trả lời phỏng vấn/tham gia trao đổi nhóm (xem
Biểu đồ 2 ở trên), những người đã đem đến cả cách
nhìn tổng quan lẫn kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh
vực này.

Có được sự đồng ý tham gia phỏng vấn hoặc tham


dự trao đổi nhóm từ những người sáng lập/lãnh đạo
hoặc quản lý của các thực thể thiện nguyện trên toàn
bộ phạm vi HSTTN là quá trình nỗ lực khai thác
mạng lưới bạn bè, đối tác. Nhóm dự án bất ngờ khi
nhận được phản hồi tích cực ngoài dự kiến, là kết
quả của sức mạnh mạng lưới nhưng có lẽ và đáng kể
hơn là dấu hiệu quan tâm thực chất đến vấn đề và dự
án từ chính các bên liên quan trực tiếp nhất.

11
THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ
1. Từ thiện, Thiện nguyện, Công tác xã hội, Công tác phát triển,
Từ thiện phát triển
Trong bối cảnh Việt Nam, những từ ngữ này thường được hiểu mơ hồ,
trùng lắp một phần hay toàn phần. Báo cáo này xác định một số vấn đề
liên quan như sau:
Trong khi thuật ngữ “từ thiện” tương đương với “charity”, tiếng Việt
chưa có thuật ngữ tương đương với “Philanthropy”. Nhóm Dự án
tạm quy ước “Thiện nguyện hay từ thiện phát triển” sẽ tương ứng với
“Philanthropy” trong phạm vi Báo cáo Khảo sát này.

Thiện nguyện/Philanthropy: chỉ đến các phương thức làm điều tốt
hoặc tạo tác động tích cực đến xã hội, môi trường có sự chủ động, bài
bản, có kế hoạch lâu dài, chú ý đến yêu cầu minh bạch, và hướng tới giải
quyết một vấn đề xã hội, môi trường cụ thể. Trong Dự án khảo sát này,
thiện nguyện được hiểu như một kênh, một phương thức trong tổng thể
công tác phát triển (Development work).

“Công tác phát triển” hay “Công tác xã hội” (Social work) không tương
ứng hoàn toàn với “Philanthropy” vì “Philanthropy” bao hàm cả định
hướng/khía cạnh phát triển, rộng hơn (khía cạnh) xã hội. Tính chất tự
nguyện trong “Philanthropy” không được bao hàm rõ ràng trong từ ngữ
“công tác”, như trong “công tác phát triển/xã hội”.

Từ thiện/Charity hay Từ thiện cứu trợ: chỉ các phương thức làm điều
tốt cho xã hội, môi trường, nhưng Từ thiện mang tính chất đáp ứng để
cứu trợ, ngắn hạn có thể bộc phát, không đặt vấn đề đánh giá tác động
hoặc xác lập kế hoạch rõ ràng.

Khối Xã hội hay Khối không vì lợi nhuận hay “khối thứ ba”: bao
gồm các đơn vị là tổ chức phi chính phủ, hội, đoàn, nhóm, dự án, chương
trình, quỹ xã hội, doanh nghiệp xã hội, và các cá nhân hoạt động không
vì lợi nhuận cho các mục tiêu chung của xã hội. Có thể xem các cơ quan
đoàn thể và tổ chức của nhà nước có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến
các mục tiêu chung của xã hội cũng là một bộ phận của Khối Xã hội.
“Khối thứ ba” đôi khi được dùng để chỉ “khối xã hội” hay “khối không
vì lợi nhuận” ở quy mô rộng hơn, bao quát hơn, phức hợp, tổng hòa và
linh hoạt.

Hệ sinh thái thiện nguyện: là sự nối kết vô thức hay có ý thức, lỏng lẻo
hay chặt chẽ, nhất thời hay lâu dài, của các tổ chức thuộc các hình thái
và với quy mô khác nhau hay các cá thể hoạt động từ thiện hoặc thiện
nguyện vì mục đích chung là sự phát triển hòa nhập và bền vững của con
người, xã hội và quốc gia.

12
Trong khuôn khổ dự án khảo sát thực tiễn này, Hệ sinh thái thiện
nguyện được hiểu là bao gồm toàn bộ phạm vi các tổ chức tư nhân và
hỗn hợp (bán công) cũng như các cá nhân tham gia vào hoạt động từ
thiện, thiện nguyện, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thiện nguyện
doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội và đầu tư tác động xã hội. Do đó, nó
là một phân ngành trong khối xã hội, có các mối liên kết và tương tác đa
dạng với khối công và doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp tạo tác động và những thực thể
khác trong khối xã hội
Doanh nghiệp xã hội: Doanh nghiệp đăng ký theo mô hình doanh
nghiệp xã hội có đề cập tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tạo tác động: Doanh nghiệp có cam kết rõ ràng và lồng
ghép một cách hệ thống các yếu tố về bền vững, trách nhiệm với cộng
đồng, trách nhiệm với môi trường, đạo đức kinh doanh, v.v. trong vận
hành và sản xuất/dịch vụ.

Doanh nghiệp xã hội và Doanh nghiệp tạo tác động: là hai loại hình
doanh nghiệp không chỉ ưu tiên lợi nhuận thu được, mà còn lưu
tâm đến tác động xã hội hay môi trường. Tuy vậy, Doanh nghiệp xã
hội thường được thúc đẩy bởi yếu tố tác động hơn (trong việc tạo ra
những đổi mới xã hội tích cực, hay phục vụ nhóm người yếu thế). Lợi
nhuận thu được sẽ dùng cho mục đích sau cùng là tạo ra tác động bền
vững và thay đổi lâu dài. Mặt khác, Doanh nghiệp tạo tác động và đầu
tư tạo tác động thì được thúc đẩy bởi cả hai yếu tố: lợi nhuận và tác
động với những tỉ lệ khác nhau.

Tổ chức vì mục đích xã hội: Đây là một thuật ngữ bao trùm để mô tả
nhiều loại tổ chức hoạt động vì mục đích xã hội, ví dụ như các tổ chức
phi lợi nhuận, các quỹ xã hội và doanh nghiệp xã hội.

Tổ chức dịch vụ xã hội: thuật ngữ được một số tổ chức đưa ra gần
đây để mô tả các thực thể hoạt động trong khuôn khổ chính trị nhất
định của một quốc gia, hướng đến cung cấp phúc lợi xã hội hoặc vận
động trong các lĩnh vực gắn liền với các nhu cầu cơ bản của con người
như giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo và môi trường. Tổ chức dịch vụ
xã hội thường được sử dụng để phân biệt với nhóm các tổ chức vận
động chính sách, là các tổ chức vận động trong các lĩnh vực như nhân
quyền, cải cách luật pháp, các vấn đề lao động, v.v. và nỗ lực thay đổi
hiện trạng theo những cách rộng hơn là giải quyết một thách thức xã
hội cụ thể.

13
TỪ VIẾT TẮT

CC (Corporate Citizenship) Chuẩn mực công dân của Doanh nghiệp/


Doanh nghiệp hướng tới chuẩn mực công dân
COMINGO (Committee for International Ủy ban Công tác về các Tổ chức Phi chính phủ
NGO Affairs) Nước ngoài
CSR (Corporate Social Responsibility) Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp
DRD (Center for Disability Research and Trung Tâm Khuyết Tật và Phát Triển
Development)
EDGE (Excellence in Design for Greater Chứng chỉ công nhận công trình xanh
Efficiencies)
ESG (Environment, Social and Governance) Tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị
GDP (Gross domestic product) Tổng sản phẩm quốc nội
GNH (Gross National Happiness) Tổng hạnh phúc quốc gia
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
HNWI (High Net Worth Individual) Cá nhân có giá trị tài sản ròng cao
HPDF Quỹ Hòa bình và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
INGO (International Non- Tổ chức Phi chính phủ quốc tế
Governmental Organization)
LIN (LIN Center for Community Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Cộng Đồng
Development)
NFP (Not-for-profit) Không vì lợi nhuận
NGO (Non-Governmental Organization) Tổ chức Phi chính phủ
NPO (Nonprofit Organization/ Tổ chức Phi lợi nhuận/Không vì lợi nhuận
Not-for-Profit Organization)
PACCOM (People’s Aid Co-ordinating Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân
Committee)
HSTTN Hệ sinh thái Thiện nguyện
PWD (People With Disabilities) Người khuyết tật
SDG (Sustainable Development Goal) Mục tiêu phát triển bền vững
SDO (Social Delivery Organization) Tổ chức dịch vụ xã hội
DNXH Doanh nghiệp xã hội
SPO (Social Purpose Organization) Tổ chức vì mục đích xã hội
VAVA (Việt Nam Association of Victims of Hội Nạn nhân chất độc da cam/
Agent Orange) dioxin Việt Nam
VUFO (Việt Nam Union of Friendship Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam
Organizations)
VUSTA (Việt Nam Union of Science and Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Technology Associations)
WWF (World Wildlife Fund) Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

14
TÓM TẮT DỰ ÁN

Từ năm 2017, Quỹ Hòa bình và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
(HPDF) đã có nỗ lực góp phần nâng cao nhận thức liên quan và năng lực
của hệ sinh thái thiện nguyện và doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Cùng
với tổ chức Asia Philanthropy Circle (APC), HPDF đã tổ chức Tọa đàm
về thiện nguyện tại Việt Nam vào tháng 7/2018 và buổi Đối thoại về thiện
nguyện và doanh nghiệp tạo tác động xã hội vào tháng 3/2019. Các cuộc
trao đổi cho thấy thông tin và nhận thức hiện nay về lĩnh vực thiện nguyện
còn thiếu và không rõ; từ đó, có thể suy rằng, các dạng chủ thể và sáng kiến
về thiện nguyện đang đối mặt với những thách thức khác nhau trong việc
triển khai hoạt động, và không biết tìm nơi nào để có thông tin, nguồn lực,
và các hình thức hỗ trợ khác nhằm cải thiện hoạt động. Năm 2020, HPDF
triển khai cuộc khảo sát thực tiễn với mục đích phân tích và đánh giá hệ sinh
thái thiện nguyện hiện nay ở Việt Nam.

Cuộc khảo sát thực tiễn mang tính định tính và gồm hai giai đoạn, được
HPDF thiết kế với sự hỗ trợ và tư vấn của APC, cùng một nhóm các nhà
phân tích và tác giả giàu kinh nghiệm trong hệ sinh thái thiện nguyện tại
Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, từ năm 2020 đến 2022, khi đại dịch Covid-
19 tác hại đến người dân và các cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam và
khắp thế giới, Nhóm Dự án đã tổ chức 5 buổi trao đổi nhóm và 68 cuộc
phỏng vấn với hơn 90 đối tượng được lựa chọn có chủ đích - là những chủ
thể được công nhận và có uy tín trong hệ sinh thái thiện nguyện tại Việt
Nam. Trong giai đoạn thứ hai, từ tháng 12/2021 đến tháng 1/2022, các
phát hiện ban đầu được chuyển đến những người tham gia khảo sát để thu
thập nhận xét và khuyến nghị của họ. Một phiên thảo luận kết hợp trực tiếp
và trực tuyến được tổ chức vào ngày 15/01/2022 để bàn luận về các nhận
xét rút ra và khuyến nghị, và để những người tham gia chia sẻ suy nghĩ với
Nhóm Dự án. Dưới đây là những nhận xét chính và khuyến nghị có được
từ cuộc khảo sát thực tiễn.

Những nhận xét chính:


• Có sự nhầm lẫn, hiểu không đúng cũng như bất cập về khái niệm và
thuật ngữ giữa các chủ thể trong hệ sinh thái, trong các văn bản pháp
lý và hành chính, và tất nhiên cả ngoài công chúng. Điều này gây khó
khăn cho việc xác định vị trí và mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể và
các bên liên quan trong phổ HSTTN.
• Có nhu cầu cao về một môi trường tạo điều kiện thuận lợi hơn cùng
với sự công nhận thích đáng từ các cơ quan nhà nước đối với hoạt
động thiện nguyện ở Việt Nam. Nhiều chủ thể của HSTTN ở Việt
Nam mô tả những khó khăn khi phải hoạt động trong khung pháp lý
hiện hành, do văn bản hướng dẫn không đầy đủ hoặc yêu cầu thực thi
luật pháp và quy định hiện hành không rõ ràng và/hoặc không nhất
quán về việc đăng ký, phê duyệt, gây quỹ, báo cáo, và chính sách thuế ưu
đãi cho các loại hình chủ thể thiện nguyện khác nhau.

15
• Thiếu thông tin tổng hợp và đáng tin cậy về các chủ thể của HSTTN,
và không dễ dàng tiếp cận những thông tin này. Các cuộc thảo luận
nhóm diễn ra với sự phân chia các thành viên HSTTN thành năm cụm:
(1) đoàn thể quần chúng, (2) doanh nghiệp, (3) quỹ, (4) tổ chức phi
lợi nhuận (NPO) và tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, và (5) nhà
thiện nguyện cá nhân. Báo cáo và các điển hình cho thấy rõ mỗi cụm có
nhiều loại chủ thể thiện nguyện, giải quyết các vấn đề khác nhau, hỗ trợ
đối tượng thụ hưởng khác nhau, và báo cáo cho nhiều bộ ngành và cơ
quan nhà nước khác nhau. Việc thiếu cơ sở dữ liệu tổng hợp về các chủ
thể và sáng kiến gây khó khăn cho việc xác định đối tác chiến lược, và
đặc biệt cho việc tìm được khả năng hợp tác vì mục đích chung với hiệu
quả, tác động tốt hơn.
• Tiếp cận sự hỗ trợ phát triển năng lực còn hạn chế. Các chủ thể của
HSTTN tại Việt Nam hoan nghênh mọi sự hỗ trợ nhằm nâng cao tác
động xã hội từ hoạt động thiện nguyện của họ. Mặc dù có những quan
điểm khác nhau về việc xác định hình thức hỗ trợ nào là cần thiết, và
cách tốt nhất để xây dựng năng lực, các chủ thể HSTTN sẵn sàng học
hỏi những phương cách hoạt động tốt nhất trong ngành, đón nhận sự
đào tạo kỹ năng cứng và mềm, chia sẻ kinh nghiệm và nhiều hoạt động
khác. Đã có một số ít tổ chức hỗ trợ hoặc tác nhân phát triển năng
lực xuất hiện ở Việt Nam và tìm cách giải quyết phần nào các nhu cầu
nói trên.
• Làm từ thiện ở Việt Nam xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan. Như ở nhiều nước, hành động thiện nguyện ở Việt Nam
xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau. Ví dụ như từ ý thức phải giúp
người, mong muốn được thực hiện các giá trị mình trân trọng, thể hiện
tinh thần đoàn kết, quảng bá hay nâng cao tăm tiếng hay thương hiệu,
vì niềm tin tôn giáo, tâm linh, tập tục văn hóa và các phong tục, truyền
thống khác, hoặc là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
• Nền thiện nguyện tại Việt Nam khát khao được tạo thuận lợi và phát
triển năng lực. Các chủ thể HSTTN quan tâm và sẵn sàng dành thời
gian, thậm chí nhiều nguồn lực khác, để cải thiện hệ sinh thái thiện
nguyện ở Việt Nam. Sự quan tâm và cam kết này thể hiện rõ qua mức
độ tham gia của các chủ thể vào quá trình khảo sát, cũng như qua
những quan ngại của họ về hệ luỵ đối với thiện nguyện từ việc thực
hiện không đúng hoặc quản lý yếu kém.
• Quan ngại gia tăng về tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động
thiện nguyện. Với sự phát triển của các chủ thể HSTTN và phương
thức gây quỹ cộng đồng tự phát ở Việt Nam, ngày càng có nhiều lo ngại
liên quan đến tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của các chủ thể
HSTTN. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của việc xây
dựng và duy trì lòng tin giữa các bên liên quan chủ chốt.

16
Khuyến nghị:
1. Khuôn khổ pháp lý và quy định
1.1 Chính thức chỉ định cơ quan đầu mối duy nhất cho các NGO/NPO
trong nước (đã đăng ký hoặc đang nộp hồ sơ)
1.2 Đơn giản hóa và hợp lý hóa các quy định liên quan
1.3 Hướng đến một loại giấy phép/đăng ký duy nhất cho tất cả các
NGO/NPO trong nước

2. Xây dựng năng lực và niềm tin


2.1 Đưa ra các sáng kiến ​​chung liên quan đến nhà tài trợ, các bên liên
quan thụ hưởng và đơn vị hỗ trợ trong công tác lập kế hoạch và thực
hành thiện nguyện.
2.2 Tổ chức diễn đàn thiện nguyện toàn diện hàng năm với sự tham gia
của tất cả thành viên - trong nước và quốc tế - của hệ sinh thái thiện
nguyện cùng đại diện cơ quan nhà nước và các nhóm thụ hưởng
liên quan.

3. Thông tin, truyền thông và giáo dục công chúng


3.1 Thiết lập cơ sở dữ liệu chính thức về các thành viên HSTTN (xem
Khuyến nghị 1.1) và thường xuyên cập nhật để cộng đồng tham khảo
3.2 Xây dựng những nền tảng tổng hợp thông tin và cơ hội trong cộng
đồng (xem Điển hình 18 trang 70)
3.3 Thông qua các kênh truyền thông đa dạng, bao gồm phương tiện
truyền thông và môi trường học tập như trường phổ thông, đại học
nhằm phổ biến kiến ​​thức, sự hiểu biết và hỗ trợ cho các hoạt động
thiện nguyện.
3.4 Tiến hành một đánh giá tổng quan và có hệ thống về khung pháp lý
và quy định quản lý công tác thiện nguyện ở Việt Nam.

Nhóm Dự án rất mong quý độc giả đọc báo cáo chi tiết và các điển hình
để có thêm thông tin về bối cảnh và thông tin liên quan đến các phát hiện,
khuyến nghị nói trên. Nhờ sự đóng góp của những đơn vị, cá nhân tham
gia Dự án, công trình khảo sát đã phát hiện được nhiều loại hình hoạt động
khác nhau cũng như các lĩnh vực cần nghiên cứu sâu hơn về HSTTN ở
Việt Nam. Nhóm Dự án xin gợi ý các bạn và đồng nghiệp trong hệ sinh
thái thiện nguyện phát huy kết quả của dự án khảo sát và chia sẻ những
phát hiện của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thiện nguyện ở
Việt Nam.

17
CHƯƠNG I

BỐI CẢNH CHUNG VÀ MÔI TRƯỜNG CẦN THIẾT


CHO HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN

BỐI CẢNH CHUNG


Khi xem xét hoạt động thiện nguyện ở một quốc gia như Việt Nam tại thời điểm năm
2022, ta cần đặt chúng trong bối cảnh: bối cảnh lịch sử hay thời gian cũng như bối cảnh
chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội, thậm chí cả điều kiện văn hóa - xã hội.

Theo dòng thời gian, cả hai miền Nam Bắc của đất nước đều trải qua tình trạng chiến
tranh hoặc gần như chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ, từ những năm bốn mươi đến
những năm bảy mươi của thế kỷ trước. Trong bối cảnh thời đó, hoạt động thiện nguyện
diễn ra dưới hình thức cứu trợ nhân đạo liên quan đến chiến tranh thông qua các tổ chức
quần chúng bán nhà nước ở miền Bắc, nơi đó không có không gian hoặc nguồn lực cho
các sáng kiến ​​của cá nhân hoặc nhóm tư nhân. Ở miền Nam, công việc cứu trợ và từ thiện
được thực hiện bởi các nhóm tôn giáo ít nhiều có cơ cấu chính thức, thường được hỗ trợ
và hợp tác với các tổ chức từ thiện quốc tế. Nhưng bất kể là miền nào, truyền thống đoàn
kết và văn hóa nhân ái của dân tộc Việt Nam khi có hoạn nạn, khủng hoảng vẫn được phát
huy trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Gần 50 năm kể từ khi đất nước hòa bình và tái thống nhất là một quá trình tái thiết và hiện
đại hóa, kết nối lại bên trong đất nước và cả với thế giới, cải cách và đổi mới toàn diện (gọi
là công cuộc Đổi mới).

Các câu hỏi đặt ra là bối cảnh đang tiến triển này đã và đang quyết định cụ thể hoặc ít nhất
cũng tác động như thế nào đến các hoạt động, các chủ thể và các bên liên quan đến thiện
nguyện – cả công lẫn tư, tổ chức và cá nhân:

Như trong không gian kinh tế chẳng hạn, hiện đang xuất hiện dư địa, tự do và những
thuận lợi nào cho các tác nhân tư nhân - cả các tổ chức hoặc nhóm và cá nhân? Nhà nước
có thừa nhận vai trò và tiềm năng đóng góp của cả khu vực và các nhóm tư nhân và cá
nhân cho khối xã hội nói chung và cho hoạt động thiện nguyện nói riêng không?

18
Làm thế nào để các thành viên của cộng đồng thiện nguyện được kết nối và hưởng lợi tốt
hơn từ các liên kết và hợp tác với các đối tác công và tư quốc tế? Cần nhận thức và quyết
tâm như thế nào để tuân thủ các nguyên tắc quốc tế về tính minh bạch và trách nhiệm giải
trình, để học hỏi những cách làm hay của các quốc gia khác?

Đã có nhận thức đầy đủ hay chưa trong cả bộ máy hành chính nhà nước lẫn công chúng về
tính không thể thiếu của một hệ sinh thái thiện nguyện hiện đại đầy khí lực để Việt Nam
tránh bẫy thu nhập trung bình và thực sự vươn tới vị thế quốc gia phát triển? Và trên hành
trình đó, hệ sinh thái thiện nguyện trưởng thành và hiệu quả không phải là điều “có thì
tốt” mà là điều “phải có”.

MÔI TRƯỜNG CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN


Môi trường cần thiết để thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động thiện nguyện bao gồm:
• Khuôn khổ pháp lý và quy định
• Kinh phí
• Năng lực và tính chuyên nghiệp
• Sự tương tác, hợp tác, và hiệp lực
• Lòng tin
• Truyền thông và giáo dục

1. Khuôn khổ pháp lý và quy định


Tại các nước phát triển có hoạt động thiện nguyện chính quy lâu năm như Mỹ, Anh,
Canada hay Singapore, việc đăng ký và được công nhận về mặt pháp lý bởi cơ quan nhà
nước là một bước khá đơn giản và nhanh chóng. Nhưng tại Việt Nam, có thể nói đây
là yêu cầu phức tạp nhất đối với các chủ thể thiện nguyện trong nước muốn hoạt động
minh bạch và có trách nhiệm. Đó là lý do tại sao một số tổ chức phi lợi nhuận (NPO),
như các chương trình học bổng VietSeeds hoặc VietHope, ngay từ đầu hoặc ở một thời
điểm nào đó lại quyết định đăng ký quy chế phi lợi nhuận loại 501c (3) tại Mỹ. Do vậy,
tại Việt Nam, họ được xem là tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) nhận giấy phép
thông qua Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị Việt Nam (VUFO) mặc dù do công dân Việt Nam thành lập và điều hành.

Mặt khác, cũng do việc đăng ký tại Việt Nam khá khó khăn và phức tạp, một số tổ chức
phi chính phủ (NGO) quyết định đăng ký là nhà cung cấp dịch vụ (xem trang 31).

Tổng thể hệ thống đăng ký cho khối NPO ở Việt Nam rắc rối và nhiều tầng nấc là thách
thức lớn đối với các đơn vị nộp đơn, đặc biệt là đơn vị trong nước. Tuy vậy, có trường
hợp cá biệt như Trung tâm Hướng Dương (xem Điển hình 11, trang 62) – một ví dụ về
thành công của quan hệ hỗ trợ dựa trên sự tin cậy mà đơn vị này đã xây dựng được với
chính quyền thành phố.
CHƯƠNG I

Đối với các tổ chức NPO/NGO quốc tế, quá trình đăng ký theo Nghị định số 12/2012/
NĐ-CP cũng có thể không nhanh chóng hoặc dễ dàng, nhưng ít nhất, đường đi nước
bước khá rõ ràng: như đã nêu ở trên, họ xin đăng ký với PACCOM, nhưng quyết
định cuối cùng thuộc về Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
(COMINGO) với thành phần, ngoài VUFO/PACCOM, còn có 7 cơ quan khác.

19
Đối với các tổ chức phi lợi nhuận trong nước – từ quỹ từ thiện/quỹ xã hội đến hội và
nhiều loại hình tổ chức phi chính phủ chính quy hay bán chính quy – trình tự đăng ký
rất “ngoằn ngoèo”, với nhiều nấc bậc và đường dẫn, như được minh họa ở hai đồ họa
thông tin và biểu đồ 5 sau:

LỘ TRÌNH ĐĂNG KÝ TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA


ĐỒ HỌA THÔNG TIN 1
NPO/NGO TRONG NƯỚC
CẤP TỈNH/ CẤP
CẤP QUỐC GIA THÀNH PHỐ QUẬN/HUYỆN

(giấy phép được (giấy phép được


(giấy phép được
cấp bởi) cấp bởi)
cấp bởi)
ỦY BAN NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN
BỘ NỘI VỤ
TỈNH/THÀNH PHỐ QUẬN/HUYỆN

thông qua Bộ Lao thông qua Sở Nội thông qua Phòng


động Thương binh và vụ tỉnh/thành Nội vụ cấp quận/
LỘ TRÌNH 1 phố, hoặc cơ quan huyện, hoặc cơ quan
Xã hội, hoặc cơ quan
DÀNH CHO CÁC HỘI chức năng khác chức năng cấp chức năng cấp
VÀ QUỸ XÃ HỘI/ tỉnh thành khác quận/huyện khác
QUỸ TỪ THIỆN

CẤP QUỐC GIA CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ

Đăng ký trực Đăng ký trực


thuộc cơ quan chủ quản thuộc cơ quan chủ quản
có thẩm quyền như VUSTA có thẩm quyền như
(Liên hiệp các Hội Liên hiệp các Hội Khoa học
LỘ TRÌNH 2 Khoa học và Kỹ thuật Việt và Kỹ thuật cấp tỉnh
DÀNH CHO CÁC Nam) hay Liên hiệp các thành hay Liên hiệp các
TỔ CHỨC PHI LỢI Hội Văn học nghệ Hội Văn học nghệ thuật
NHUẬN KHÁC thuật Việt Nam. Việt Nam cấp
tỉnh thành.

LỘ TRÌNH 3 Đăng ký trực thuộc tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập
như trường đại học, viện nghiên cứu độc lập
CHƯƠNG I

Đăng ký Đăng ký tư cách


danh nghĩa Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Xã hội HOẶC thông thường
LỘ TRÌNH 4 (do Sở Kế hoạch và (do Sở Kế hoạch và
Đầu tư cấp phép) Đầu tư cấp phép)

20
ĐỒ HỌA THÔNG TIN 2 LỘ TRÌNH ĐĂNG KÝ TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA
NPO/NGO QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

ĐĂNG KÝ
GIẤY PHÉP
BẮT ĐẦU
HOẠT ĐỘNG
(thời hạn 3 năm)

BAN ĐIỀU PHỐI


VIỆN TRỢ NHÂN
DÂN (PACCOM) Ủy ban
ĐĂNG KÝ THUỘC VUFO Công tác về Giấy phép
THÀNH LẬP (Liên hiệp các các tổ chức được
VĂN PHÒNG DỰ ÁN tổ chức hữu nghị phi chính phủ cấp bởi
(thời hạn 5 năm) Việt Nam) nước ngoài COMINGO
hoặc Cơ quan (COMINGO)
đại diện
Việt Nam
ở nước ngoài

ĐĂNG KÝ
THÀNH LẬP
VĂN PHÒNG
ĐẠI DIỆN
(thời hạn 5 năm)

BIỂU ĐỒ 3 CẤP ĐỘ ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC

(83,33%)
CƠ QUAN CẤP PHÉP CAO NHẤT CÓ THỂ (BỘ,
SỞ LIÊN QUAN HOẶC UBND TỈNH THÀNH,...)

(12,83%)

CƠ QUAN CẤP PHÉP THUỘC ĐỊA PHƯƠNG


HOẶC HỘI, LIÊN HIỆP

(3,85%)
KHÔNG RÕ HOẶC CHƯA CẤP PHÉP

Tiến độ đăng ký bị chậm lại do thông lệ phải có ý kiến chính thức của các sở ban ngành
CHƯƠNG I

liên quan cùng cấp, như cơ quan phụ trách về xã hội, hoặc tài nguyên và môi trường,
giáo dục và đào tạo hoặc văn hóa.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi một số lượng lớn sáng kiến và hoạt động thiện
nguyện từ quy mô siêu nhỏ đến trung bình vẫn nằm trong “vùng xám.”

21
2. Kinh phí
Đối với hầu hết các NPO ở Việt Nam, một thách thức lớn khác là tìm đủ kinh phí để
vận hành và thực hiện các dự án/chương trình được hoạch định trung và dài hạn.

Các đoàn thể quần chúng (xem Chương II, trang 25) được Nhà nước tài trợ thường
xuyên nên vững vàng tồn tại qua tháng năm, tuy mặt trái là nguy cơ bị hành chính hóa
và mất động lực để năng động, đổi mới. Do vậy, Đoàn thanh niên tỉnh Bình Phước thật
sự nổi bật với hoạt động xung kích rất hăng hái (xem Điển hình 1, trang 51).

Các quỹ tư nhân hoạt động trên phạm vi toàn quốc phải chứng minh khả năng tài chính
ban đầu từ một ngưỡng nhất định. Việc ngưỡng tiền này bị tăng 30%, từ 5 tỷ đồng –
khoảng 220.000 Đô-la Mỹ - lên tới 6,5 tỷ đồng, lại tạo thêm một rào cản nữa trên con
đường đăng ký tư cách pháp nhân. Khi có địa vị là quỹ đã được công nhận, các đơn vị
này được thuận lợi hơn trong việc thu hút các khoản đóng góp, đặc biệt từ các tập đoàn
và nhà tài trợ lớn. Cho đến nay, các quỹ thiện nguyện lớn tại Việt Nam là do các tập
đoàn hàng đầu thành lập, như Vingroup (Quỹ Thiện Tâm), FPT (Quỹ Hy vọng), Tập
đoàn TH (Quỹ Vì tầm vóc Việt).

Đa số các tổ chức NPO/NGO trong nước phải đương đầu với thách thức tìm nguồn
tài trợ đủ và bền lâu để đảm bảo khả năng vận hành và thậm chí tồn tại của mình. Vấn
đề mấu chốt là làm thế nào chuyển dịch được từ việc nhận những khoản hiến tặng đơn
lẻ cho một sự kiện hoặc dự án cá biệt nào đó thành cam kết tài trợ lâu dài cho những
chương trình nhiều năm. Càng hiếm thấy hơn nữa là các khoản tài trợ hoàn toàn không
có tính ràng buộc đối với NPO. Hoạt động gây quỹ đòi hỏi nhiều thời gian lẽ ra có thể
dành cho việc cải thiện tính hiệu quả và chuyên nghiệp cần thiết để thu hút các khoản
tài trợ lớn hơn và nhất là bền lâu; nói cách khác, nỗ lực gây quỹ có thể phản tác dụng và
trở thành một vòng luẩn quẩn đối với NPO.

Mặt khác, các tổ chức NGO Việt Nam hợp tác với các INGO có uy tín như IUCN (Tổ
chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) hoặc WWF (Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên) có
được sự tự tin và thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn hỗ trợ xây dựng năng lực (ví dụ: tổ
chức CHANGE, được nêu ở trang 30).

3. Năng lực và tính chuyên nghiệp


Một yêu cầu và thách thức khác đối với NPO/NGO, đặc biệt là những đơn vị nhỏ, là
năng lực, nguồn nhân lực phù hợp - một điều không phải dễ khi tuyển dụng. Các NPO/
NGO, cả lớn và nhỏ, cần phải làm sao để xóa đi cảm nhận lâu nay trong công chúng rằng
họ thiếu tính chuyên nghiệp trong thực hiện dịch vụ cũng như cập nhật sổ sách. Cảm
nhận dai dẳng này thường ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả gây quỹ của tổ chức phi
chính phủ. Mặt khác, điều này dẫn đến sự ra đời của những đơn vị hỗ trợ - những đơn
CHƯƠNG I

vị có thể là chính các NGO/NPO (ví dụ: tổ chức LIN, CSIP) hay là các DNXH chuyên
về đào tạo và huấn luyện. Nâng cao tính chuyên nghiệp của NPO/NGO không những
mang lại hiệu quả cao hơn cho việc gây quỹ, mà còn giúp hạn chế chi phí hoạt động
chung và đảm bảo tỷ lệ đầu ra/tài trợ cao hơn, từ đó cải thiện cảm nhận của nhà tài trợ:
nói cách khác, điều này dẫn đến một vòng tròn có lợi cho nguồn kinh phí. Cần phải nói
thêm rằng, tính chuyên nghiệp thường là yếu tố bắt buộc trong việc thực hiện dự án:
Quỹ Sống luôn mời kỹ sư và các nhà chuyên môn liên quan tham gia thiết kế nhà chống

22
thiên tai phù hợp với điều kiện địa phương, hoặc Quỹ Vì Tầm vóc Việt dựa vào chuyên
gia dinh dưỡng để thiết kế các chương trình hỗ trợ cho học sinh.

4. Tương tác, hợp tác, và hiệp lực


Tất cả các tổ chức vì mục đích xã hội (SPO) ở Việt Nam đều hiểu rằng họ không và
không thể đứng một mình và hành động một mình, và tất cả đều nhận thức được vai trò
thiết yếu của nhà tài trợ, cả trong nước lẫn quốc tế. Sớm hay muộn, các NGO cũng sẽ
tìm kiếm nhà tài trợ phù hợp và trong quá trình này sẽ nắm được các nguyên tắc, giá trị,
những cân nhắc và kỳ vọng của nhà tài trợ, và từ đó, xác định cho mình cách thức và mức
độ đáp ứng những kỳ vọng này. Đây là một quá trình học hỏi qua trải nghiệm, và thông
qua đó NGO sẽ phải xác định và khẳng định các nguyên tắc nền tảng của chính mình.

Điển hình liên quan đến hoạt động thiện nguyện và phi lợi nhuận khác ở Việt Nam
là sự thiết yếu phải làm việc thông qua và với cơ quan nhà nước, đặc biệt là cấp địa
phương. Điều này đúng đối với cả tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như trong
nước. Cũng có một số trong các tổ chức phi chính phủ này chọn trở thành đối tác hoặc
ít nhất là hợp tác với tổ chức đoàn thể địa phương, thường là Hội Liên hiệp Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên, và cũng với cả Hội Chữ thập đỏ hoặc Hội Nạn nhân chất độc da cam
Việt Nam (VAVA). Những mối quan hệ và tương tác này, đặc biệt là với chính quyền
địa phương, không nên được hiểu đơn thuần là những ràng buộc hành chính hay quan
liêu, mà là một cách vun xới tinh thần “làm chủ” của địa phương đối với một dự án hay
chương trình, tạo điều kiện cho giai đoạn kết thúc và bàn giao dần dự án cho cộng đồng
địa phương. Mekong Plus nhận định rằng mối quan hệ chặt chẽ và sự tương tác của tổ
chức này với cả người dân và chính quyền địa phương đã giúp ích rất nhiều cho hoạt
động có tính bền vững của họ ở tỉnh Bình Thuận và Hậu Giang (xem Điển hình 12,
trang 63).

Như đã nêu ở trên, nhu cầu mà các SPO thể hiện phần nào rõ ràng đối với việc xây dựng
năng lực đã kích thích sự xuất hiện của các đơn vị hỗ trợ với nhiều hình thức, kể cả các
chương trình đào tạo cũng như nền tảng, tổ chức trong và ngoài nước chuyên về nâng
cao nhận thức và cung cấp thông tin. Ví dụ, cùng với UN Women (tổ chức chuyên môn
của Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ), Chính phủ Australia
thông qua Đại sứ quán tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh
đang có nỗ lực phát triển quyền năng kinh tế của phụ nữ và bình đẳng giới tại nơi làm
việc thông qua việc hỗ trợ thành lập Mạng lưới Doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát
triển quyền năng phụ nữ (Việt Nam Business Coalition for Women’s Empowerment).
Các đơn vị hỗ trợ thường giúp kết nối các SPO với các mạng lưới liên quan để họ học
hỏi và hỗ trợ lẫn nhau.

5. Lòng tin: yếu tố quan trọng nhất trong triển khai thiện nguyện
Yếu tố quan trọng quyết định khả năng tồn tại, tính bền vững và hiệu quả của việc
CHƯƠNG I

tương tác hay tham gia giữa các thành viên không gian thiện nguyện (cả chủ thể và các
bên liên quan), là lòng tin. Lẽ dĩ nhiên, tổ chức phi lợi nhuận xin tài trợ sẽ phải gây được
sự tin tưởng nơi nhà tài trợ tiềm năng, đặc biệt nếu xin khoản tài trợ lớn hoặc đề nghị
gia hạn hay tiếp tục khoản tài trợ.

23
Nhà tài trợ có thể thấy đơn vị xin tài trợ “đáng tin” - có nghĩa là họ tin rằng khoản tài
trợ sẽ tạo được tác động mong muốn với chi phí hoạt động chung thấp. Trong vấn đề
này, tính minh bạch và tinh thần trách nhiệm về giải trình của đơn vị nhận tài trợ, kể cả
thông qua báo cáo kịp thời, là yếu tố quan trọng trong các quyết định của nhà tài trợ.
Mức độ đáng tin cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng và hiệu quả của
việc các SPO kết nối và mở rộng mạng lưới để hợp tác, tương trợ và hiệp lực. Tất nhiên,
tiêu chí xác định mức độ tin cậy giữa các tổ chức này không hoàn toàn giống các tiêu chí
về niềm tin trong mối quan hệ giữa nhà tài trợ và bên nhận tài trợ, nhưng nếu có được
cảm nhận về một mức độ minh bạch trong hoạt động thì vẫn hơn. Có thể nói, nguyên
tắc có qua có lại hay là “cùng thắng” là có lợi nhất.

Gầy dựng được uy tín về sự đáng tin cậy rõ ràng là tài sản quý giá đối với mọi SPO.
Trong số các đoàn thể quần chúng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được xem là tổ
chức đáng tin cậy nhất, với độ uy tín là 100% theo đánh giá của Giám đốc Điều hành
Quỹ VinaCapital trong cuộc trả lời phỏng vấn với Nhóm Dự án.

6. Truyền thông và giáo dục cho hoạt động thiện nguyện hiệu quả và bền vững
Những thông tin về chủ thể thiện nguyện và các bên liên quan xuất hiện trên phương
tiện truyền thông (báo in, trực tuyến hoặc trên mạng xã hội), thông qua các sự kiện,
phát biểu và ý kiến nhất là từ các quan chức và những người có tầm ảnh hưởng, có tác
động đáng kể - tích cực hoặc tiêu cực - đến việc hiểu đúng hoặc hiểu chưa đúng của
công chúng về thiện nguyện - về cách thức triển khai và ảnh hưởng của thiện nguyện đối
với người dân và xã hội nói chung, và đến nhận thức của công chúng về các thành viên
HSTTN cũng như hoạt động và tổ chức của họ. Những thông tin này cũng có thể ảnh
hưởng đến dư luận về mức độ đáng tin và hiệu quả của các chủ thể thiện nguyện.

Các chủ thể của HSTTN cần được cơ quan nhà nước và công chúng nói chung công
nhận đầy đủ hơn và tích cực hơn về những đóng góp có ý nghĩa của họ trong khối xã
hội hướng đến sự phát triển toàn diện của Việt Nam. Họ cũng cần được các đơn vị khác
trong HSTTN nhìn nhận và công nhận để được lợi từ hiệu ứng hiệp lực cùng vươn lên.

Đó là lý do tại sao truyền thông và giáo dục công chúng có hiệu quả là một thành tố
thiết yếu trong tiến trình các chủ thể HSTTN (đặc biệt là NPO/NGO) nỗ lực xây dựng
tính chuyên nghiệp và gầy dựng lòng tin về mọi mặt – điều hết sức cần thiết đối với tính
bền vững và tác động của hoạt động thiện nguyện của họ.
CHƯƠNG I

24
CHƯƠNG II

TỔNG QUAN VỀ KHỐI PHI LỢI NHUẬN


VÀ HỆ SINH THÁI THIỆN NGUYỆN

Năm 2015, trong bài viết “Giving in Việt Nam: A Nascent Third Sector with Potential
for Growth” (tạm dịch là: Làm từ thiện ở Việt Nam: Khối thứ Ba non trẻ đầy tiềm năng
phát triển), tác giả Dana Doan đã ước tính có đến “hàng vạn tổ chức phi lợi nhuận được
đăng ký”. Toàn thể khối phi lợi nhuận ở Việt Nam dĩ nhiên bao gồm cả vô số thực thể bán
chính thức và phi chính thức cùng các cá nhân làm thiện nguyện. Trong bối cảnh đặc thù
của Việt Nam, cũng phải tính đến các tổ chức đoàn thể bán nhà nước/SPO (các tổ chức
vì mục đích xã hội) – hầu hết là những tổ chức tập hợp thành viên có đăng ký và đóng phí
thành viên. Hiện nay, tuy vẫn chưa thể thống kê được số lượng chính xác các NPO (vì một
số lý do), nhưng trong bối cảnh phát triển của cộng đồng thiện nguyện, có thể đoán chắc
rằng con số này hẳn phải lớn hơn rất nhiều.

THÀNH VIÊN CỦA CỘNG ĐỒNG THIỆN NGUYỆN TẠI VIỆT NAM
Báo cáo này xem xét toàn bộ các thực thể – chính thức hoặc đã định hình tổ chức cũng
như không chính thức hoặc chưa định hình tổ chức – cùng các cá nhân tham gia “làm việc
thiện” hoặc “hiến tặng/đóng góp” bằng hình thức này hay hình thức khác.

Các chủ thể được phân loại theo:


1. Nguồn gốc
Các tổ chức có thể được thành lập, quản lý, vận hành hoàn toàn trong nước, hoặc có
bao hàm yếu tố nước ngoài. Họ cũng có thể là đơn vị được đặt tại địa phương hoặc là
văn phòng thực địa của các NPO quốc tế.

2. Quy mô và phạm vi địa lý


Các thành viên của Cộng đồng Thiện nguyện tại Việt Nam rất đa dạng về quy mô (vốn
và nhân lực được huy động cho các chương trình, dự án và hoạt động) và phạm vi địa lý
(từ địa phương đến tỉnh hay khu vực cho đến toàn quốc).

3. Lĩnh vực hoạt động và đối tượng hưởng lợi


Hoạt động của họ bao phủ các lĩnh vực và vấn đề tương đối rộng và nhắm đến những
cộng đồng hưởng lợi đa dạng.
25
4. Hình thức, mức độ thể chế hóa và địa vị pháp lý
- Tổ chức bán công hay bán nhà nước, hỗn hợp, gọi chung là “đoàn thể quần chúng”
- Hội từ thiện/thiện nguyện có giấy phép
- Quỹ từ thiện/xã hội có giấy phép
- Tổ chức phi lợi nhuận tư nhân được các tổ chức công hoặc đơn vị có thẩm quyền cấp
phép hoạt động chính thức hoặc bán chính thức
- Doanh nghiệp xã hội (có giấy phép) và các doanh nghiệp định hướng xã hội
- Chương trình từ thiện / cứu trợ định kỳ / hàng năm liên kết với doanh nghiệp hoặc dựa
vào các tổ chức tôn giáo, giáo dục, truyền thông hoặc các định chế khác
- Sáng kiến làm từ thiện, ​​cứu trợ nhất thời của các mạng lưới/nhóm không chính thức và
các cá nhân

4.1 Đoàn thể quần chúng:


Đây là thể loại tổ chức bán công hay bán nhà nước đặc thù của Việt Nam và một vài
quốc gia khác, điển hình như:
• Mặt trận Tổ quốc, tổ chức bao trùm chính thức tập hợp đại diện của tất cả các
đoàn thể quần chúng
• Đoàn Thanh niên
• Hội Liên hiệp Phụ nữ
• Hội Nông dân
• Tổng Liên đoàn Lao động
• Hội Chữ thập đỏ
• Các giáo hội chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Hồi giáo…
• Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)
• Liên hiệp các Hội Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
• Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO)
• Hội Cựu chiến binh Việt Nam
• Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam (VAVA)
• Hội Người Cao Tuổi
• Hội Khuyến học

Những đoàn thể quần chúng này tồn tại ở mọi cấp chính quyền (trung ương, tỉnh/
thành, huyện xã) được thành lập để phục vụ lợi ích của các đối tượng tham gia. Họ
nhận ngân sách công nhưng cũng tự gây quỹ từ cộng đồng và các nhà tài trợ, chủ
yếu bằng cách tổ chức sự kiện.

Mặc dù tất cả các tổ chức nói trên đều gây quỹ để cứu trợ khẩn cấp (thường do thiên
tai) hay cho các đợt vận động xóa đói giảm nghèo cho vùng sâu vùng xa và /hoặc
người nghèo, Mặt trận Tổ quốc và Hội Chữ thập đỏ được chính thức công nhận là
hai đầu mối chính – từ cấp địa phương đến cấp quốc gia – tiếp nhận và chuyển phát
CHƯƠNG II

các khoản đóng góp cứu trợ khẩn cấp.

4.2 Hội từ thiện hoặc thiện nguyện có giấy phép


Những hội này thường được thành lập ở cấp tỉnh hoặc thành phố theo sáng kiến​​
của cộng đồng, nhóm hoặc các bên liên quan có tầm ảnh hưởng đáng kể. Họ có
giấy phép của chính quyền thành phố hoặc tỉnh. Trước đó, Sở Nội vụ cấp này có
thể đề nghị cơ quan liên quan cho ý kiến​. Ví dụ, để cấp giấy phép cho Hội Bảo trợ

26
Bệnh nhân nghèo TP.HCM, Sở Y tế có thể được hỏi ý kiến; còn đối với Hội Bảo trợ
Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TP.HCM thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội
có thể được hỏi ý kiến.

Các tổ chức này hưởng nguồn quỹ từ Nhà nước nhưng không bao nhiêu nên
thường phải vất vả tìm kinh phí để triển khai hoạt động.

4.3 Quỹ xã hội/từ thiện có giấy phép


Từ lần đầu thông qua nghị định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội và quỹ từ
thiện năm 2012 (số 30/2012/NĐ-CP) và nghị định sửa đổi (số 93/2019/NĐ-CP)
năm 2019, đã có các cá nhân, nhóm, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, các đơn
vị khác (như trường đại học hoặc hội đoàn tôn giáo) thành lập các quỹ xã hội/từ
thiện được định nghĩa trong văn bản pháp lý nói trên là “quỹ xã hội” hay “quỹ từ
thiện”, với chi tiết được mô tả tại Điều 4 như sau:
• Quỹ xã hội: Là quỹ được tổ chức và hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến
khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển
nông nghiệp, nông thôn, không vì mục đích lợi nhuận.
• Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự
cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn, và các đối tượng khác thuộc diện
khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.

Bộ Nội vụ phụ trách việc cấp phép cho phạm vi hoạt động toàn quốc; Sở Nội vụ
tỉnh/thành phố phụ trách cấp phép cho phạm vi cấp tỉnh, thành phố.

Một trong những yêu cầu khó đáp ứng để được cấp giấy phép là phải chứng minh
đã huy động nguồn lực tài chính từ 25.000.000 - 6.500.000.000 VNĐ, tùy theo cấp
độ đăng ký của quỹ (cấp xã, huyện, tỉnh và toàn quốc) nếu quỹ do công dân, tổ chức
Việt Nam thành lập, và từ 620.000.000 - 8.700.000.000 VNĐ nếu có cá nhân, tổ
chức nước ngoài góp tài sản để thành lập quỹ.

Một ban vận động thành lập quỹ phải được hình thành để phụ trách quá trình
đăng ký. Ví dụ, một ban như vậy đã được thành lập để xúc tiến việc xin chính quyền
TP.HCM cấp giấy phép cho Quỹ Học bổng Trần Văn Khê1.

4.4 Tổ chức phi lợi nhuận (NPO)/Tổ chức phi chính phủ (NGO)
Họ đạt được địa vị pháp lý hạn chế của mình bằng cách đăng ký với các đoàn thể
quần chúng hoặc hội chính thức như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam (VUSTA), ngay cả khi hầu như chẳng có liên quan trực tiếp về chuyên môn.

Bên cạnh một vài NGO/NPO rất nhỏ, đa số có quy mô từ nhỏ đến vừa và đang cố
CHƯƠNG II

gắng để tồn tại và duy trì hoạt động. Một số ít lại rất nổi bật, được công nhận và hỗ
trợ bởi các đơn vị tài trợ cũng như cộng đồng các bên liên quan, và dễ dàng thu hút
tình nguyện viên, như tổ chức CHANGE, nhờ hợp tác với đối tác quốc tế và liên kết
với các chiến dịch khu vực hoặc toàn cầu; hoặc nhờ vào vai trò dẫn đầu được nhìn
nhận của họ trong việc hỗ trợ cộng đồng mục tiêu (như DRD với đối tượng người
khuyết tật) hoặc là đơn vị hỗ trợ kết nối cho các NPO (như LIN).

1
Nhà âm nhạc học người Việt nổi tiếng thế giới

27
4.5 Doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp định hướng xã hội
Trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi số 59/2020/QH14, doanh nghiệp xã hội
(DNXH) được quy định là các doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật
này; hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; và
tái đầu tư ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm để thực hiện các mục tiêu
xã hội đã cam kết. Họ có thể đăng ký tư cách pháp nhân với Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh/thành phố.

Năm 2016, KOTO (xem Điển hình 3, trang 54) là doanh nghiệp đầu tiên được đăng
ký chính thức là một doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Cho đến
nay, số doanh nghiệp đăng ký như vậy còn rất ít, có lẽ chưa đến 1.000. Lý do được
nêu là không có chế độ khuyến khích hay lợi ích thiết thực gì từ việc này nên không
ít doanh nghiệp tự nhận là doanh nghiệp xã hội kết luận rằng tiến hành thủ tục này
là điều chưa đáng làm. Xanh Shop, doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm
sạch, hữu cơ là một ví dụ. Công ty Mori Mori tại TP.HCM đăng ký là doanh nghiệp
xã hội nhưng dường như chủ yếu để quảng bá thương hiệu hơn là để hưởng chế độ
ưu đãi nào đó từ chính quyền. Không ít dự án khởi nghiệp mới ra đời bày tỏ mong
muốn phục vụ cộng đồng nhưng lại không thấy được khuyến khích và hướng dẫn
đầy đủ để đăng ký trở thành DNXH.

Công chúng hiện vẫn còn nhận thức và hiểu biết khá mơ hồ về sự khác biệt giữa một
doanh nghiệp xã hội và một doanh nghiệp có chương trình CSR mạch lạc và nhất
quán. Đối với họ, có lẽ sự khác biệt nằm ở chỗ DNXH công bố rõ ràng mục tiêu
tổng quát vì xã hội/môi trường mà họ theo đuổi.

Trong khi đó, có hàng loạt doanh nghiệp khác nhau tuy không tự nhận hoặc thậm
chí không tự nghĩ mình là doanh nghiệp xã hội nhưng luôn có ý thức hoặc cố gắng
tạo tác động (tốt) cho môi trường, xã hội.

4.6 Chương trình từ thiện, cứu trợ định kỳ và lâu dài


Hoạt động từ thiện, cứu trợ ở Việt Nam diễn ra rộng khắp, sôi nổi và đa dạng.

Tinh thần “hiến tặng/đóng góp” là một phần chính yếu của văn hóa truyền
thống Việt Nam, đặc biệt trong cộng đồng Phật giáo và Công giáo. Ví dụ, các
ngôi chùa thường cưu mang trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi, có nhóm đông tới hơn
100 cháu. Ước tính trên khắp Việt Nam có hơn 100 cơ sở nuôi trẻ mồ côi không
đăng ký được điều hành bởi chùa và nhà thờ. Hàng ngày hay hàng tuần, các kênh
chính của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đề cao những hành động giúp
đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn (như chương trình Cặp lá yêu thương,
Việc tử tế), chủ yếu dưới hình thức tặng quà (tiền hoặc hiện vật) để giúp con
CHƯƠNG II

em họ tiếp tục đến trường. Báo chí và truyền thông điện tử dựa vào việc kêu gọi
độc giả để tiến hành những đợt vận động quyên góp hỗ trợ các cộng đồng hoặc
hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hoặc thậm chí giúp đỡ những cá nhân
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Gần đây nhất là chiến dịch quyên góp do báo
điện tử VnExpress khởi xướng trong đợt lũ lụt lớn ở miền Trung Việt Nam
năm 2020.

28
Những hành động từ thiện, nhân ái cá nhân nhưng được nhiều người biết đến có
thể phát triển dần thành các chương trình dài hạn với độ bao phủ và công nhận khắp
nước: sau khi nhận nuôi một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong vườn hoang, và bị mất
một chân và bộ phận sinh dục do thú hoang, chị Trần Mai Anh đã dựa vào mạng
lưới người quen ở nước ngoài để tìm đến các bác sĩ Ý nhờ họ trợ giúp phẫu thuật
tái tạo bộ phận sinh dục cho bé Thiện Nhân. Sau đó, chị đã thành lập chương trình
“Thiện Nhân và Những người bạn” như một đầu mối thông tin và hỗ trợ các bậc
cha mẹ có con cần phẫu thuật đặc biệt hoặc phẫu thuật tái tạo. Đến nay, trải qua
hành trình 10 năm, chương trình Thiện Nhân và Những người bạn đã giúp hơn 500
trẻ em trên khắp cả nước.

Cộng đồng người nước ngoài sống tại Việt Nam, qua các tổ chức của họ, cũng có
đóng góp cho người Việt Nam thông qua các sự kiện định kỳ như các cuộc chạy bộ
từ thiện, ví dụ như Cuộc chạy bộ Terry Fox của Sứ quán Canada tại Hà Nội và Tổng
Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM, hoặc Chương trình chạy bộ từ thiện Fun Run
của Phòng Thương mại Anh TP.HCM. Câu lạc bộ Phu nhân Lãnh sự tại TP.HCM
tổ chức Phiên Chợ Từ thiện Giáng sinh hàng năm và tài trợ học bổng cho sinh viên
khuyết tật.

4.7 Các sáng kiến từ thiện, cứu trợ nhất thời của các mạng lưới/nhóm không chính
thức và cá nhân
Nhiều sáng kiến ​​từ thiện không chính thức với loại hình, quy mô và khả năng bền
vững khác nhau xuất hiện rải rác ở các vùng đô thị và nông thôn Việt Nam. Có thể
nhìn thấy những sáng kiến này ở các vùng núi xa xôi như Tuyên Quang, Lai Châu;
ở các tỉnh trù phú hơn như Ninh Bình, Đồng Nai; hoặc tại cả những thành phố lớn
như Hà Nội hoặc TP.HCM. Họ tự xưng là những Nhóm hoặc Câu lạc bộ Tình
nguyện.

Về cách thức hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, sáng kiến ​Bữa cơm 2.000 đồng2
ở TP.HCM hay Bữa cơm 5.000 đồng tại Hà Nội là một loại hình làm từ thiện được
nhiều người biết đến, trợ giúp người có nhu cầu mà không bị xem là bố thí.

Trong những thời điểm đặc biệt khó khăn, nhiều hình thức tương trợ sáng tạo đã
được triển khai. Ví dụ, ở giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19 đã xuất hiện những
“ATM gạo” để phân phát khẩu phần gạo miễn phí hàng ngày cho bà con, hoặc “Cửa
hàng 0 đồng” cung cấp miễn phí nhu yếu phẩm cho những người khó khăn nhất
với khẩu hiệu “Nếu bạn khó khăn, hãy lấy những gì mình cần. Nếu bạn đủ đầy, xin
nhường người khó khăn hơn”. Trong suốt 3 tháng “đóng cửa” hoàn toàn vì dịch
bệnh ở TP.HCM (từ tháng 7 đến tháng 9/2021), nhiều bếp ăn từ thiện và tình
nguyện đã chuẩn bị hàng chục ngàn suất ăn nóng miễn phí phân phát đến người dân
CHƯƠNG II

nghèo và đến nhân viên y tế tuyến đầu tại các bệnh viện dã chiến. Sự hợp tác đa bên,
phối hợp với khối doanh nghiệp, tổ chức xã hội và chính quyền địa phương cũng
được phát huy.

2
1 đô là Mỹ tương đương với 23,807 VND (tỷ giá tháng 11/2021) và 2.000 VND tương đương khoảng 10 cent Mỹ

29
LĨNH VỰC, NHÓM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
5. Các lĩnh vực có sự tham gia của thiện nguyện
Đối tượng trả lời phỏng vấn được hỏi về lĩnh vực hoạt động theo danh mục sau:
• Phát triển kinh tế - xã hội
• Môi trường và biến đổi khí hậu
• Giảm nghèo, sinh kế và kỹ năng lao động
• Phát triển cộng đồng và hòa nhập xã hội
• Sức khỏe và an sinh
• Giáo dục
• Nghệ thuật và văn hóa
• Lĩnh vực khác

LĨNH VỰC THỰC HIỆN CSR/


BIỂU ĐỒ 4
THIỆN NGUYỆN CỦA CÁC TỔ CHỨC

20,59% 20,09% 14,49% 11,68% 11,68% 10,08% 6,54% 4,67%


PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

SỨC KHỎE VÀ PHÚC LỢI

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT


GIẢM NGHÈO, SINH KẾ
& KỸ NĂNG LÀM VIỆC
& HÒA NHẬP XÃ HỘI

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ XÃ HỘI
PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC

KHÁC

Như dự đoán, theo số liệu từ Biểu đồ 4, mọi lĩnh vực trên đều được nêu, trong đó nhiều
nhất là:
• Giáo dục
• Phát triển và hòa nhập cộng đồng
• Giảm nghèo, sinh kế và kỹ năng lao động
Mặt khác, danh mục này còn rất khái quát và không nắm bắt được một số vấn đề nóng
và thách thức cụ thể đặc biệt liên quan đến Việt Nam mà các chủ thể thiện nguyện đang
xử lý, như: sẵn sàng ứng phó thiên tai và nhà chống lũ (ví dụ như Quỹ Sống, xem Điển
CHƯƠNG II

hình 7, trang 58); nạn buôn người (ví dụ như Pacific Links Foundation - Tổ chức Vòng
tay Thái Bình Dương, https://www.pacificlinks.org/); bình đẳng giới và trao quyền
cho phụ nữ, bạo hành và lạm dụng phụ nữ và trẻ em (ví dụ như Tổ chức CSAGA,
http://csaga.org.vn/); hỗ trợ bà mẹ đơn thân (Support Fund for Single Mothers - Quỹ
hỗ trợ những bà mẹ đơn thân, https://www.facebook.com/medonthan/, https://single-
mum.vn/); bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp (ví dụ như Tổ chức CHANGE, https://
www.changevn.org/); hoặc các vấn đề liên ngành có ý nghĩa cấp thiết và mang tính cấp

30
bách đối với sinh kế của cư dân, nông dân và ngư dân đồng bằng sông Cửu Long, điển
hình như, tác động của đập thủy điện đến xâm nhập mặn và suy giảm phù sa, năng
lượng bền vững (ví dụ như Tổ chức Green ID, http://greenidvietnam.org.vn/). Những
chủ thể khác hoạt động hướng vào 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp
Quốc (ví dụ như Tổ chức SIF - Quỹ tác động xã hội, https://www.sifsea.com/) hoặc
chú trọng hơn đến các xu hướng toàn cầu gần đây nhất như lối sống hoặc tiêu dùng
xanh (ví dụ như doanh nghiệp gia đình Papa Dreamers, https://papadreamer.com/).
Một số đơn vị (nhóm, câu lạc bộ, NGO) tập trung vào các vấn đề mới nổi gần đây và
khó đề cập hơn như bản dạng giới và khuynh hướng tính dục (ví dụ như Tổ chức ICS,
http://ics.org.vn/).

6. Nhóm đối tượng thụ hưởng thiện nguyện


Đối tượng thụ hưởng gồm cả cá nhân lẫn nhóm và cộng đồng, được xác định hoặc kết
nối theo địa lý, dân tộc, giới tính, thu nhập và địa vị xã hội, mức độ dễ tổn thương và/
hoặc nhu cầu, tiềm năng trao quyền, v.v.

Dựa trên câu trả lời của 90 đơn vị tham gia phỏng vấn hoặc trao đổi nhóm trong dự án
Khảo sát Thiện nguyện, các nhóm đối tượng thụ hưởng được liệt kê theo thứ tự sau:
• Trẻ em, thanh thiếu niên: 24,49%
• Nhóm dễ bị tổn thương: 19,39%
• Phụ nữ và trẻ em gái: 18,88%
• Thanh niên được trao quyền: 17,35%
• Dân tộc thiểu số: 13,27%
• Thành phần khác: 6,63% (trong đó có người cao tuổi, trẻ em đường phố, doanh
nghiệp, NGO, ...)

BIỂU ĐỒ 5 CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

,4 9 % ,3 9 % ,8 8 % ,2 7 %
24 19 18 17
,35% 13 6 ,6 3 %

TRẺ EM & CÁC NHÓM PHỤ NỮ/ PHÁT TRIỂN NGƯỜI KHÁC
THANH THIẾU CÓ NGUY CƠ/ TRẺ EM GÁI THANH NIÊN DÂN TỘC
NIÊN DỄ BỊ TỔN THIỂU SỐ
THƯƠNG KHÁC
CHƯƠNG II

Các ví dụ về sự giao thoa giữa nhóm thụ hưởng với lĩnh vực và phương thức hoạt động
cho thấy một số khía cạnh đặc thù của Việt Nam hoặc cụ thể về thời điểm:
• Hầu hết các dự án liên quan đến người dân tộc đều nằm ở các vùng núi xa xôi, nơi trẻ
em phải đi bộ rất xa để đến trường. Do tỷ lệ biết chữ và học vấn của dân tộc thiểu số ở
những vùng này thấp hơn đáng kể, Quỹ Trò nghèo Vùng cao (xem Điển hình 6, trang

31
57) tìm hiểu được rằng nhiều học sinh người dân tộc bỏ giờ học buổi chiều sau khi
đã đi bộ quãng đường dài về nhà ăn trưa. Vì vậy, Quỹ đã quyết định cấp kinh phí cho
nhà trường nấu bữa trưa để các em có thể ở trường cả ngày. Có thể thấy, đây không
phải là nỗ lực xóa đói mà là dự án hỗ trợ giáo dục. Nói cách khác, hoạt động của Quỹ
Trò nghèo Vùng cao không nên được phân loại là cứu trợ hay từ thiện ngắn hạn mà
là thiện nguyện đúng nghĩa.
• Trong thời gian đại dịch năm 2020 và 2021, do yêu cầu phải cách ly, Việt Nam cũng
như các quốc gia khác đều ghi nhận tình trạng bạo hành gia đình gia tăng, chủ yếu
đối với phụ nữ và trẻ em. Điều này đã thúc đẩy UNICEF ​​và UN Women (cơ quan
Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ) tại Việt Nam thực hiện
báo cáo nghiên cứu về thực tiễn này. CSAGA thì mở hẳn đường dây nóng hỗ trợ nạn
nhân của tình trạng bạo hành gia tăng.

7. Phương thức hoạt động


Các chủ thể trong hệ sinh thái thiện nguyện ở Việt Nam theo đuổi mục đích và mục
tiêu thông qua một loạt phương thức hoạt động và hình thức can thiệp, từ từ thiện theo
cách truyền thống đến các dự án và chương trình, kể cả trong khuôn khổ trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp, cho đến phương thức doanh nghiệp xã hội và tạo tác động.

Người Việt Nam muốn “làm việc thiện” thường thích tham gia cứu trợ nhưng không
chỉ khi cấp bách hay có thiên tai, mà còn thích giúp cá nhân cụ thể đang bị hoạn nạn
thông qua việc kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng xã hội. Lúc đó, yếu tố “người thật,
việc thật” định đoạt hiệu quả của nỗ lực quyên góp, một quá trình trực tuyến được rất
nhiều người hưởng ứng, theo dõi. Đài truyền hình quốc gia VTV thường có những
phóng sự mang tên “Việc tử tế” về những hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tức thời
bằng tiền mặt và/hoặc hiện vật.

Ngược lại, các NGO, quỹ và doanh nghiệp có chương trình CSR ổn định lại khẳng định
mục đích đạt được hiệu quả ít nhất là trung hạn, để nỗ lực trao quyền và tạo tác động
có ích cho cả cộng đồng thụ hưởng hoặc xã hội và môi trường nói chung. Điều này lý
giải cho sự xuất hiện của các chương trình học bổng nhiều năm nhằm duy trì hỗ trợ tài
chính cho đến khi sinh viên tốt nghiệp, qua đó thấy được quyết tâm của tổ chức tài trợ
đạt bằng được tác động cụ thể và trao quyền cho đối tượng thụ hưởng. Ngoài ra, bên
cạnh việc tài trợ còn có các hình thức hỗ trợ khác như đào tạo kỹ năng mềm, tiếng Anh
và kiến thức cần thiết làm “hành trang đi làm”. Đây là cách tiếp cận và hoạt động của
các quỹ hoặc NGO như Quỹ Học bổng VietSeeds (https://www.vietseeds.org/), hoặc
Quỹ Học bổng VietHope (https://www.viethope.org/). Cũng với cách làm như vậy
mà những tổ chức nhỏ như Quỹ Học bổng Huỳnh Tấn Phát (https://htp.org.vn/), chỉ
trong vài năm, đã có thể tự hào về thành tích tốt nghiệp thủ khoa của hai trong số các
đối tượng thụ hưởng học bổng. Tiếp cận và trao quyền cũng là động lực thúc đẩy hoạt
CHƯƠNG II

động của các NGO như DRD (xem Điển hình 9, trang 60) với ứng dụng bản đồ tiếp
cận (D-Map) ở TP.HCM cho thấy những tòa nhà và địa điểm công cộng nào (từ cao
ốc văn phòng đến trung tâm thương mại và siêu thị, công viên, nhà hàng, …) có lối đi,
ra vào và hạng mục khác thuận lợi cho người khuyết tật. Tương tự như vậy, Thư viện
Hướng Dương có hoạt động thư viện sách nói phục vụ cho người khiếm thị.

32
CHƯƠNG III

ĐỘNG LỰC, ĐỘNG CƠ VÀ XU THẾ

Để trả lời câu hỏi “Điều gì thúc đẩy các chủ thể của HSTTN hành động? Động cơ của họ
là gì?”, chúng tôi xin trình bày như sau:

ĐỘNG LỰC KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN


Ở VIỆT NAM
1. Động lực do xã hội và sự phát triển
Có những động lực khách quan hiển nhiên, đó là nhu cầu của xã hội và con người ở bất
kỳ quốc gia nào, dù là một cường quốc công nghiệp tiên tiến đi nữa. Đối với một quốc
gia đang phát triển như Việt Nam, một đất nước cách đây chưa đầy 50 năm đứng dậy
từ tro tàn đổ nát, tổn thất nặng nề về nhân mạng và xáo trộn xã hội do các cuộc chiến
kéo dài hàng thập kỷ, rồi tiếp đó bị cấm vận kinh tế suốt 20 năm, nhu cầu hàn gắn và tái
thiết, không chỉ về cơ sở vật chất mà cả về xã hội và con người, là điều quá rõ ràng. Điều
này được thể hiện qua hành động, chính sách xóa đói giảm nghèo suốt nhiều thập kỷ
của chính phủ, và mới đây khi các chỉ số nghèo khó được giảm xuống, nhiều chương
trình và biện pháp nhằm giải quyết vấn đề tăng thu nhập cũng như những bất bình
đẳng xã hội khác đã được triển khai, với tham vọng đã được tuyên bố là phấn đấu đạt các
Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc nhằm đảm bảo sự gắn kết xã hội cần
thiết cho cả tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội lẫn cho phát triển bền vững
tổng thể.

2. Động lực do bối cảnh và/hoặc thể chế


Tại một đất nước dễ bị thiên tai, lũ lụt như Việt Nam, các đợt cứu trợ và hỗ trợ khẩn
cấp, từ cấp địa phương đến quốc gia, được phát động rất nhanh chóng, không chỉ bởi
các cơ quan nhà nước hay đoàn thể quần chúng, mà còn bởi nhiều nhóm, tổ chức tư
nhân và cá nhân hảo tâm, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài. Khuynh hướng và sự
sẵn sàng chia sẻ của người Việt Nam càng được thấy rõ hơn trong đợt lũ lụt lịch sử năm
2020 cũng như trong giai đoạn gay go nhất của đại dịch Covid-19.

Các cuộc vận động của Nhà nước được tổ chức thường xuyên ở bình diện quốc gia
cũng như cấp tỉnh và thành phố - đặc biệt là trước Tết Nguyên đán - để quyên góp
cho Quỹ Vì người nghèo được điều hành bởi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – tổ chức
33
chính thức quy tụ các đoàn thể quần chúng và hội lớn đã được công nhận. Trong các
cơ quan Đảng và Nhà nước, cách làm phổ biến nhất là công chức đóng góp (ít nhất)
một ngày lương.

Bên cạnh việc đóng góp cho người nghèo, các khoản quyên góp bằng tiền hoặc hiện vật
cũng hướng đến nạn nhân Chất độc Da cam/dioxin và gia đình cũng như người khuyết
tật, kể cả nạn nhân của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

3. Động lực văn hóa - xã hội


Phải tính đến khía cạnh văn hóa - xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo – một yếu tố thấm
nhuần lối sống xưa nay của người Việt – để hiểu được mức độ phổ biến của tinh thần
“hiến tặng”, “làm việc thiện”, nhân ái, đoàn kết và tương trợ tại Việt Nam. Dù bị phôi
pha dần bởi quá trình đô thị hóa, ý thức về gốc gác, quê quán vẫn mạnh mẽ trong con
người Việt Nam, ai ai cũng muốn “về quê hương bản quán” vào những dịp quan trọng,
ít nhất là mỗi năm một lần, và muốn tương trợ, ủng hộ quê nhà trong những lúc cần
thiết hoặc khẩn cấp.

Ý thức đoàn kết cộng đồng này được thể hiện qua vô số câu châm ngôn, tục ngữ Việt
Nam như “Lá lành đùm lá rách” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng ”, với thông điệp rõ
ràng: mặc cho những khác biệt, chúng ta đều có chung cội nguồn dân tộc nên phải yêu
thương đùm bọc nhau; hay câu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” (xem Điển
hình 16, trang 68)

Tâm linh và tín ngưỡng, đặc biệt là Phật giáo ở Việt Nam, cũng thúc đẩy tinh thần và
hoạt động từ thiện - thiện nguyện. Triết lý sống luân hồi nhấn mạnh sự nối kết qua thời
gian, lòng biết ơn đối với các thế hệ trước (thường được gọi là tưởng nhớ tổ tiên và thờ
cúng ông bà hàng năm) và trách nhiệm đối với các thế hệ sau, khuyến khích việc “báo
đáp” hoặc tri ân bậc cao niên, như được thể hiện qua tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
Đại lễ Vu Lan báo hiếu hàng năm đã trở thành lễ lớn trên cả nước không chỉ đối với
Phật tử và người theo triết lý nhà Phật, mà còn đối với người Việt không theo đạo nào
mà chỉ thờ cúng ông bà, để bày tỏ lòng thành kính, hiếu thảo với tổ tiên và cha mẹ.

ĐỘNG CƠ CHỦ QUAN


Những động cơ chủ quan khiến chủ thể và các bên liên quan tham gia HSTTN bao gồm
mong muốn làm điều tốt, vốn là truyền thống phổ biến trong xã hội Việt Nam, nhằm thể
hiện tinh thần đoàn kết và công bằng xã hội ở mức độ nhất định. Đây là động cơ chính
thúc đẩy các cá nhân làm thiện nguyện, điều phổ biến trong giới doanh nhân thành đạt.
Hầu hết họ đặt dấu ấn lâu dài với tư cách là người sáng lập tổ chức thiện nguyện của riêng
mình. Hai ví dụ minh họa là cố doanh nhân Phạm Văn Bên với sáng kiến Ký túc xá Cỏ
May, được ông chuyển thành cam kết của cả gia đình thông qua doanh nghiệp gia đình
CHƯƠNG III

Cỏ May (xem Điển hình 17, trang 69) và ông Đinh Bá Thành, Chủ tịch tập đoàn Đất Việt
VAC, cùng Quỹ Nam Phương do con gái ông điều hành, cũng là người tham gia trả lời
phỏng vấn trong Khảo sát.

Trong các ví dụ khác có trường hợp bà Trần Mai Anh được nêu ở trang 29. Từ hành động
cá nhân xuất phát từ tình thương và sự tận tụy với cậu con nuôi, bà đã có động lực giúp
những đứa trẻ bất hạnh khác qua việc thành lập một chương trình thiện nguyện dài hạn
có hệ thống.
34
Bên cạnh đó, trong môi trường khởi nghiệp tương đối non trẻ đang sinh sôi nảy nở ở Việt
Nam, phải thừa nhận một thực tế là động cơ chủ quan của một số doanh nhân khi “hiến
tặng” có thể nhằm mục đích “đánh bóng tên tuổi” - đặc biệt trên các phương tiện truyền
thông; nói cách khác, chủ yếu là để quảng bá thương hiệu công ty hoặc cá nhân.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể thể hiện thiên hướng cá nhân trong việc lựa
chọn cách tiếp cận và xây dựng chương trình hoạt động thiện nguyện cho đơn vị của mình.
Điển hình là bà Vưu Lệ Quyên, doanh nhân trẻ được đào tạo tại Canada, Tổng Giám đốc
điều hành của Biti’s, thương hiệu giày lâu đời mọi người đều biết. Hiểu rõ cách tiếp cận
của khái niệm Gross National Happiness (Tổng Hạnh phúc Quốc gia) được phổ biến đầu
tiên ở Bhutan, bà chọn công nhân và nhân viên của Biti’s làm nhóm đối tượng chính của
Chương trình Happy Biti’s, chương trình thúc đẩy các kỹ năng về hạnh phúc, kể cả qua
việc kết nối với thiên nhiên, ví dụ như tổ chức cho công nhân và nhân viên của Biti’s tham
gia trồng rừng. Một điểm đáng chú ý là động cơ chủ quan và cách tiếp cận của những
người nổi tiếng và người tạo ảnh hưởng tham gia vào lĩnh vực thiện nguyện: Phần lớn họ
dựa vào việc vận động đóng góp cộng đồng cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp (như các
trận lũ lụt hoặc hưởng ứng chống dịch Covid-19), hay trong điều kiện bình thường để
giúp đỡ các trường hợp cá nhân gặp khó khăn được truyền tin trên mạng xã hội. Họ dùng
sự nổi tiếng để thu hút quyên góp từ các cá nhân, điển hình là trường hợp ca sĩ nổi tiếng đề
cập trong Góc nhìn 5 (trang 84).

XU THẾ ĐANG TRỖI DẬY CỦA THIỆN NGUYỆN TẠI VIỆT NAM
HSTTN tại Việt Nam đa dạng, liên tục chuyển đổi, đang phát triển và dần trưởng thành.
Do đó, câu hỏi tiếp theo được đặt ra là những chiều hướng và xu thế nào đang nổi lên và
chúng tác động thế nào đến hệ sinh thái này cũng như đến khối xã hội nói chung.

1. Những yếu tố thúc đẩy sự thay đổi và tiến triển của HSTTN tại Việt Nam
Với mong muốn làm điều tốt rất phổ biến và văn hóa nhân ái, sẻ chia truyền thống của
người Việt Nam, thu nhập gia tăng cùng với sự xuất hiện một tầng lớp trung lưu ngày
càng đông, các cá nhân và tổ chức ngày càng có nhiều phương tiện tài chính hơn để thực
hiện tâm nguyện ủng hộ công tác thiện nguyện.

Ngoài ra, với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam qua kết nối, giao lưu
và hợp tác ở nhiều cấp độ và giữa nhiều thực thể khác nhau, trong đó có các thực thể
hoạt động phi lợi nhuận và thực hiện CSR, chủ thể và các bên liên quan trong HSTTN
tại Việt Nam đã dần nhận thức và học hỏi những phương thức thiện nguyện hiệu quả,
những tiêu chuẩn và quy tắc được chấp nhận rộng rãi ở các nước khác. Từ đó, họ nhận
ra yêu cầu thích ứng và đổi mới hướng tiếp cận đối với thiện nguyện cũng như cách
thực hành thiện nguyện tại Việt Nam.
CHƯƠNG III

Yếu tố thứ ba dẫn đến sự thay đổi đó chính là quá trình đô thị hóa và sự thâm nhập ngày
càng sâu rộng của công nghệ vào cuộc sống thường nhật cũng như trong công việc của
con người. Có thể thấy chính yếu tố này đã tạo điều kiện cải thiện quá trình dạy và học
cho các em học sinh dân tộc thiểu số. Một ví dụ nổi bật là câu chuyện của cô giáo Hà
Ánh Phượng (người dân tộc Mường), một trong 10 người đạt Giải thưởng Giáo viên
xuất sắc Toàn cầu của Quỹ Varkey, với sáng kiến tổ chức giao lưu trực tuyến định kỳ cho
các em học sinh của mình (85% là trẻ em dân tộc thiểu số) ở tỉnh Phú Thọ với học sinh ở

35
Châu Phi và Nam Á. Nhờ có công nghệ mà có thể tiếp cận và đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của các vùng núi xa xôi hẻo lánh của Việt Nam, nơi hầu hết cư dân là các dân tộc thiểu
số nghèo khó và có nhiều thiệt thòi.

Yếu tố quan trọng thứ tư thúc đẩy sự phát triển của HSTTN là các phương tiện thông
tin đại chúng và mạng xã hội cũng như dư luận xã hội nói chung. Những kênh thông
tin này có thể giúp tạo thuận lợi và tác động tích cực qua việc đưa tin đến công chúng
những trường hợp cần được cứu trợ và giúp đỡ (ví dụ trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, phụ nữ hay
trẻ em bị bạo hành); kêu gọi đóng góp cho các chiến dịch gây quỹ vắc xin hay cứu trợ
khi có thiên tai; kịp thời khen ngợi, đề cao các sáng kiến cứu trợ có tính đổi mới sáng tạo
và hiệu quả, đặc biệt trong đại dịch Covid-19; hoặc khi có những dấu hiệu rõ ràng đặt
dấu hỏi về sự thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình, về tình trạng phân phát nguồn
lực cứu trợ không kịp thời và ít hiệu quả trong các chiến dịch gần đây kêu gọi cộng đồng
đóng góp để cứu trợ của những người nổi tiếng; và qua đó phần nào thực hiện vai trò
giám sát của công chúng.

Yếu tố thứ năm góp phần tiếp thêm công lực và tăng cường tính năng động trong
HSTTN chính là sự quan tâm ngày càng lớn của lớp trẻ đến trách nhiệm với xã hội và
với môi trường thông qua việc tình nguyện tham gia vào các hoạt động và tổ chức không
vì lợi nhuận, cũng như dành sự chú ý đến các công ty khởi nghiệp và dự án kinh doanh
theo Tiêu chuẩn ESG1.

2. Những xu thế chính nào đang nổi lên trong HSTTN ở Việt Nam?
2.1 Bước tiến và sự đa dạng hóa trong sự tham gia của khối doanh nghiệp vào lĩnh
vực thiện nguyện và HSTTN. Các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam, đặc biệt là
DN quốc tế và DN lớn trong nước, ngày càng nhìn nhận việc lồng ghép chương
trình CSR vào chiến lược truyền thông của họ (và thậm chí có một bộ phận riêng
cho hoạt động CSR trong cấu trúc doanh nghiệp) có lợi và cũng là điều kiện đảm
bảo tính bền vững cho chính doanh nghiệp. Điều này được các doanh nghiệp xem
như là một phần của phương thức quản lý rủi ro và cơ hội; đặc biệt đối với các đơn
vị được gọi là doanh nghiệp tạo tác động, việc đo tác động theo tiêu chuẩn ESG
được xem như một công cụ hợp lý cho đánh giá rủi ro của DN.

Ngày càng có nhiều DN tự khẳng định mình là DN ESG, theo đó DN lồng ghép
việc xem xét, tính đến ba khía cạnh này trong các hoạt động kinh doanh của họ.
Việc xác định các DN ESG này nằm ở vị trí gần thế nào với phần giao thoa giữa
khối Doanh nghiệp và khối Xã hội nói chung và cụ thể hơn là với tiểu khối Thiện
nguyện tùy thuộc vào mức độ hiệu quả của việc tích hợp một cách hệ thống, chủ
động các khía cạnh ESG, và vào kết quả trực quan từ quá trình này. Về mặt này, một
số doanh nghiệp như Saitex (xem Điển hình 4 trang 55) đã có kế hoạch và nỗ lực bền
CHƯƠNG III

bỉ, và nhờ thế đạt được Chứng nhận B-Corp. Một doanh nghiệp khác là EZLand
còn thể hiện một cam kết nhiều tham vọng hơn nữa là đạt được Chứng chỉ Công
trình Xanh EDGE cho tất cả các dự án của họ và phấn đấu để đạt được điều họ gọi
là Chuẩn mực công dân của doanh nghiệp (xem Điển hình 2 trang 53). Đây là ví dụ
điển hình cho nhận thức sâu sắc hơn của doanh nghiệp và sự tương tác ngày càng
lớn với HSTTN, với việc các thành viên khối doanh nghiệp ngày càng chú ý hơn

1
Môi trường, Xã hội và Quản trị

36
không chỉ đến tác động hướng ngoại đối với cộng đồng hay các bên liên quan mà
còn là tác động hướng nội đối với phương thức quản trị doanh nghiệp.

Cần lưu ý rằng dù khái niệm Doanh nghiệp xã hội (DNXH) hấp dẫn một lượng lớn
người trẻ ở Việt Nam khi họ có ý tưởng lập doanh nghiệp khởi nghiệp (xem Điển
hình 3, trang 54), chỉ một số ít trong họ có thể tiếp tục hành trình kinh doanh vì xã
hội do các biện pháp khuyến khích công không đầy đủ, trong đó có các quy định,
chế độ thuế và hỗ trợ tài chính – điều khác biệt với các chính quyền khác trong khu
vực như Singapore, Hàn Quốc hay Ấn Độ. Trong những ví dụ minh họa cho việc
chính phủ hỗ trợ phương thức kinh doanh vì xã hội ở các nước Châu Á phải kể đến
là việc Luật DNXH của Hàn Quốc năm 2010 quy định 5% ngân sách của các thành
phố cần phải dành cho hỗ trợ DNXH, và ở Seoul có 24 trung tâm DNXH đang hoạt
động; hay ở Thái Lan có một cơ quan chuyên trách về DNXH từ năm 2010 và Luật
DNXH ở Thái Lan được thông qua năm 2019.

Rất nhiều trong số những người cố gắng chuyển từ mô hình hoạt động phi lợi
nhuận sang DNXH với thách thức phải tạo được lợi nhuận hoặc ít nhất là doanh
thu đã không thành công vì họ thiếu sự nhạy bén, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết,
và do đó thường không thu hút được các nhà đầu tư. Kết quả là sau những thời
gian hoạt động thử ngắn ngủi, họ sẽ chuyển sang mô hình DN tạo tác động hoặc
ESG, hoặc thành lập một quỹ phi lợi nhuận hay quay trở lại là một tổ chức phi lợi
nhuận. Trong khi đó, một DNXH đã trưởng thành như công ty TMTM theo mô
hình DNXH đã nỗ lực nộp một đề xuất dự án theo Lời kêu gọi Đề xuất Dự án của
LIFT (Quỹ Tín thác An ninh Lương thực và Sinh kế) cho Chương trình Bang Chin2
giai đoạn 2019-2023.

Các nhà đầu tư trẻ có tư duy hướng đến xã hội đang cho thấy ngày càng quan tâm
đến đầu tư tạo tác động và thiện nguyện hỗ trợ khởi nghiệp (venture philanthropy)3.
Điều này được kênh truyền thông đa phương tiện Bloomberg News nhấn mạnh như
sau trong tháng 2/2021:

Các gia đình giàu có ở Châu Á đang rót hàng triệu USD vào đầu tư tạo tác động
“Đầu tư tạo tác động đang được thúc đẩy bởi những người thuộc thế hệ trẻ
mong muốn theo đuổi cuộc sống bền vững hơn.” Theo Mạng lưới Đầu tư tạo
Tác động Toàn cầu (GIN), một nghiên cứu gần đây về 1.700 nhà đầu tư tạo tác
động cho thấy tài sản được quản lý tăng từ 502 tỉ đô-la Mỹ năm 2019 lên 715 tỉ
đô-la Mỹ vào năm ngoái (tức 2020), bất chấp đại dịch Covid-19. Các quỹ đầu
tư và doanh nghiệp tạo tác động đang chuyển hướng sang Châu Á như là một
nơi để đầu tư và cũng nhằm thu hút được nhiều nhà đầu tư mới có ý thức quan
tâm đến xã hội. Theo khảo sát của GIN, Đông Á và Đông Nam Á đang nổi lên
CHƯƠNG 3

là khu vực phát triển nhanh thứ hai, sau châu Âu, về phân bổ vốn tạo tác động.
Chiến lược này đang ngày càng hấp dẫn đối với những người giàu có trẻ hơn
hoặc thuộc thế hệ thứ hai trong khu vực”.

2
Bang Chin, Myanmar
3
Thiện nguyện gắn kết với khởi nghiệp là một dạng đầu tư tạo tác động, vận dụng những ý tưởng và kỹ thuật của tài
chính mạo hiểm và quản trị kinh doanh để đạt những mục đích thiện nguyện
37
Một ví dụ gần đây chính là Eddie Thái, một thanh niên Mỹ gốc Việt đã trở về Việt
Nam với vai trò đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm 500 Startups Việt Nam, và trong
năm 2021 đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm cao cấp Ascend Việt Nam Ventures.
Ông đã tham gia cuộc thảo luận nhóm thứ nhất dành cho đối tượng doanh nghiệp
của Khảo sát này.

2.2 Sự phát triển và đa dạng hóa của HSTTN đã thúc đẩy sự xuất hiện không ít những
nhóm đặc biệt vừa là chủ thể vừa là bên liên quan. Đó là nhóm các tổ chức hỗ trợ/
xây dựng năng lực xuất phát từ những nhu cầu cụ thể - khách quan và chủ quan,
chính yếu cũng như thứ yếu - của các thành viên trong cộng đồng thiện nguyện.

Hoạt động tích cực khắp Châu Á và cả ở Việt Nam là những thực thể đóng vai trò
kết nối như APPC (Liên danh Thiện nguyện châu Á – Thái Bình Dương) - một
mạng lưới không chính thức của các quỹ tài trợ được điều phối từ Manila (nơi đặt
Ban thư ký của mạng lưới), năm 2008 đã tổ chức hội nghị tại Hà Nội về hoạt động
từ thiện của người Việt ở nước ngoài (Diaspora giving); hay AVPN (Mạng lưới thiện
nguyện hỗ trợ kinh doanh mạo hiểm tại Châu Á) – tổ chức tự định danh là một
“mạng lưới các nhà tài trợ xuất sắc” đi đầu trong hoạt động xây dựng hệ sinh thái,
vận động, xây dựng năng lực và là một diễn đàn cho tất cả các khối - tư, công, xã hội
– và bao hàm mọi loại hình tương tác.

Trong số những thực thể đang hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau tại Việt Nam,
có thể kể đến APCO Worldwide, một nhóm của Mỹ tự nhận là “đơn vị tư vấn độc
lập về quan hệ công chúng và chiến lược truyền thông toàn cầu; hay Nhóm cố vấn
Thiện nguyện WISE (WISE Philanthropy Advisors) đồng hành với các nhà tài trợ
mong muốn “tạo ra thay đổi qua làm từ thiện có chiến lược”, cụ thể là nhóm giúp
nhà tài trợ tiếp cận các mạng lưới và đo lường tác động; hay SEAF (https://www.
seaf.com), công ty tài chính “hy vọng” vừa mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà
đầu tư vừa tạo ra tác động phát triển có thể đo lường được trong các cộng đồng địa
phương.

Được biết đến rộng rãi bởi cộng đồng địa phương (gồm cả doanh nghiệp lẫn các tổ
chức phi lợi nhuận) chính là Trung tâm Phát triển Cộng đồng LIN, nơi mà nhiều
NPO trong nước tìm đến để có những hỗ trợ trong xây dựng / nâng cao năng lực,
đặc biệt là đào tạo, xây dựng mạng lưới và hơn hết là công tác gây quỹ. CSIP (https://
csip.vn) thì tập trung vào việc khuyến khích và hỗ trợ các DNXH. Gần đây nhất,
WISHARE (xem Điển hình 18 trang 70) cung cấp một nền tảng trực tuyến để các
thành viên HSTTN giao lưu, kết nối và cùng khám phá cơ hội tài trợ hoặc hợp tác.

Những tác nhân hỗ trợ hoạt động thiện nguyện và đầu tư tạo tác động xã hội này
CHƯƠNG III

chính là chất xúc tác cho quá trình trưởng thành của HSTTN Việt Nam, thông qua
việc thúc đẩy nhận thức cũng như tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong khối NFP.

2.3 Bên trong không gian và cộng đồng thiện nguyện đang phát triển năng động và ngày
càng được kết nối với nhau này, những động lực và hợp lực nội tại nói trên là chất
xúc tác cho quá trình liên kết thoát khỏi tình trạng phân tán, manh mún của nhiều

38
thập kỷ trước. Trong bối cảnh này, các thực thể NPO/SPO/SDO ngày càng trở nên
hiểu biết và chuyên nghiệp hơn, đồng thời có khả năng tìm kiếm và nắm bắt cơ hội
tốt hơn. Một trường hợp điển hình là Quỹ học bổng Huỳnh Tấn Phát (HTPSF),
qua sự giới thiệu của Trung tâm LIN đã tiếp cận được nguồn hỗ trợ của Irish Aid
(Cơ quan Viện trợ Ireland): có được điều này một phần quan trọng là do HTPSF
áp dụng phương thức kiểm toán tài chính chuyên nghiệp cho hoạt động của mình.
Cũng có thể nhận thấy một xu hướng ngày càng tăng là những người thực hiện
(các NPO, quỹ, nhà thiện nguyện) và những người thụ hưởng làm chủ các dự
án và chương trình thiện nguyện, và theo đó, HSTTN tại Việt Nam trưởng thành
hơn. Một minh chứng đầy thuyết phục là Project Renew – Dự án Renew (https://
landmines.org.vn), một NGO chuyên về rà phá bom mìn (UXO - vật liệu chưa nổ),
giáo dục nguy cơ bom mìn và hỗ trợ nạn nhân bom mìn ở tỉnh Quảng Trị, vùng đất
bị bom mìn nặng nề nhất ở Việt Nam. Dự án thu hút các nạn nhân và gia đình của
họ làm việc trong đội ngũ nhân viên của mình và tự hào có hai đội rà phá bom mìn
toàn nữ.

Có thể nêu các ví dụ nổi bật khác về những NGO không liên quan doanh nghiệp
và đã cho thấy sự phát triển về sức mạnh, năng lực và danh tiếng như: Quỹ Sống,
CHANGE (https://changevn.org/), hay ngay chính Trung tâm LIN. Các tổ chức
này đã thành công trong hành trình đầy gian nan để có được địa vị hợp pháp, gây
quỹ liên tục để duy trì hoạt động và các chương trình của mình. Họ đều được công
chúng, giới truyền thông cũng như các cơ quan hữu quan biết đến nhiều và nhận
được sự tin tưởng nhất định từ các bên liên quan.

2.4 Xu hướng thứ tư liên quan đến sự gia tăng hiến tặng/đóng góp cá nhân theo lời
kêu gọi cộng đồng ủng hộ tiền bạc của những người thiện tâm. Hình thức quyên
góp này từ những cá nhân đa số ẩn danh đem lại những số tiền tổng cộng ở mức từ
khiêm tốn đến lớn hơn. Điều này khác hẳn với lượng tiền đóng góp khổng lồ và cực
kỳ nhanh chóng sau lời kêu gọi cộng đồng quyên góp của những người nổi tiếng và
những người có ảnh hưởng trong giới showbiz. Lời kêu gọi quyên góp của một ca sĩ
nổi tiếng nhằm giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thảm họa lũ lụt xảy ra vào tháng
10 năm 2020 chỉ trong vài ngày đã thu được 178 tỷ đồng (tương đương gần 8 triệu
đô-la Mỹ), nhiều hơn nhiều so với những số tiền ủng hộ khác, như 300.000 đô-la
Mỹ từ một NGO quốc tế chẳng hạn. Điều này nói lên sự sẵn lòng làm từ thiện của
rất nhiều người Việt Nam. Nó cũng cho thấy công nghệ thông tin và các phương
tiện truyền thông xã hội có thể đóng vai trò là một tác nhân hỗ trợ mạnh mẽ và
hiệu quả như thế nào cho hoạt động cứu trợ - từ thiện. Mặt khác, việc các khoản
quyên góp gây quỹ cộng đồng thường mang tính ẩn danh, và ở Việt Nam còn có
thêm sự thiếu vắng phần nào luật lệ hoặc phạm vi áp dụng rất hạn chế của các quy
định hiện hành liên quan đến việc kêu gọi đóng góp tự nguyện và phân phối hợp
CHƯƠNG III

pháp các khoản tiền đó (như Nghị định 64 năm 2008 liên quan đến lĩnh vực này đã
cho thấy), thường dẫn đến sự thiếu minh bạch, thiếu chặt chẽ và thiếu trách nhiệm
giải trình trong cả việc thu và phân phát tiền cứu trợ. Sự “ồn ào” trong dư luận xã
hội gần đây xung quanh các đợt quyên góp tiền cộng đồng của một số nghệ sĩ nổi
tiếng có nhiều nghi vấn đã khiến Chính phủ phải thay thế Nghị định 64 bằng Nghị
định 93 (được ban hành vào tháng 10 năm 2021) đồng thời theo hai hướng: (1) mở

39
ra khung pháp lý cho các cá nhân và các phương tiện truyền thông đại chúng thực
hiện việc huy động đóng góp từ cộng đồng; (2) thắt chặt các quy định về tiếp nhận
và phân phối hợp pháp các khoản tiền, hiện vật cứu trợ (xem Góc nhìn 4, trang 82).

Về đóng góp của các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (HNWI) ở Việt Nam, những
người này có xu hướng đóng góp thông qua các thương hiệu doanh nghiệp của
mình, phần lớn là để đáp ứng các lời kêu gọi lớn của chính phủ đối với các hoạt động
vì lợi ích cộng đồng như Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19, Quỹ cứu trợ đồng
bào bị lũ lụt, Quỹ “Vì người nghèo”. Một sự việc xảy ra gần đây làm dấy lên nhiều
bình luận - chủ yếu là mỉa mai - là việc nữ tỷ phú Việt Nam đầu tiên tài trợ khoảng
150 triệu bảng Anh cho một trường thành viên của Đại học Oxford để đổi lấy việc
trường nói trên đổi tên thành tên nữ tỷ phú Việt Nam này.

Cũng cần đề cập đến là dòng kiều hối từ người Việt Nam ở nước ngoài liên tục tăng
và đã đạt mức kỷ lục 18 tỷ đô-la Mỹ (gần 5% GDP của Việt Nam) trong năm 2021.
Có thể giả định rằng một phần số tiền khổng lồ này đã được chuyển cho các hoạt
động vì mục đích từ thiện hoặc thiện nguyện vì cá nhân hay tổ chức gây quỹ ngày nay
cũng rõ ràng nhắm đến một đối tượng mục tiêu là người Việt Nam ở nước ngoài.

2.5 Những thay đổi đáng chú ý khác trong HSTTN bao gồm: Sự quan tâm ngày càng
tăng, nhất là trong các nhà hoạt động trẻ, đến các hoạt động liên quan đến môi
trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, lối sống xanh.

Trong giai đoạn 2020-2021 phải đối phó với những thách thức nghiêm trọng chưa
từng có đối với cuộc sống cá nhân cũng như đời sống kinh tế và xã hội của Việt
Nam, xã hội dân sự đã vươn lên đối mặt với thách thức sống còn này, đặc biệt là ở
TP.HCM - điểm nóng của đại dịch ở Việt Nam – với nhiều sáng kiến cứu trợ của
người dân, thường phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể,
đôi khi với các hiệp hội doanh nghiệp. Tất cả các phương tiện truyền thông đã kịp
thời đưa tin hàng ngày về các sáng kiến này (ví dụ: ATM gạo miễn phí, ATM oxy
miễn phí, Siêu thị 0 đồng, Suất ăn nóng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, Đường
dây nóng 24 giờ do nhân viên y tế tình nguyện duy trì, v.v). Rõ ràng rằng nếu không
có khối thứ ba và lực lượng tích cực, chủ động, sát với nhu cầu thực tế của hệ sinh
thái từ thiện - thiện nguyện, thì hoạt động ứng phó đại dịch của chính quyền trung
ương và địa phương đã không đạt được hiệu quả như mong muốn. Có thể mạo
muội giả định rằng trải qua cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, khối thứ ba
nói chung và hệ sinh thái phi lợi nhuận nói riêng đã giành được sự tin cậy lớn
hơn từ Nhà nước. Điều này mở ra một con đường thú vị cho những mối quan hệ
đối tác ba bên giữa 3 khối trên trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của khối thứ ba đang
nổi lên như một hiện tượng phổ biến khắp thế giới.
CHƯƠNG III

Để xem xét sự phát triển của hoạt động thiện nguyện ở Việt Nam theo góc nhìn khu
vực rộng lớn, chúng ta sẽ tham khảo Chỉ số làm từ thiện 2020 (xem Tài liệu tham
khảo). Chỉ số này nêu bật thực tế không bền vững của châu Á, khu vực tập trung
1/3 người giàu và 2/3 người nghèo của thế giới. Qua đó, báo cáo nhấn mạnh rằng
“Giữa những xu hướng và thách thức này, khối xã hội ở châu Á đã thay đổi mạnh
mẽ (…). Vai trò ngày càng hiển nhiên của khối xã hội với tư cách là đối tác trong phát

40
triển bền vững chính là một lời kêu gọi các chính phủ, doanh nghiệp và các nhà
thiện nguyện ủng hộ sự lớn mạnh của khối này”.

Trong số 18 quốc gia lãnh thổ châu Á được khảo sát về Chỉ số làm từ thiện 2020,
Việt Nam xếp ở Hạng 2 (Làm tốt hơn) cùng với Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Pakistan, Philippines, trên Hạng 3 (Làm tốt) và Hạng 4 (Làm chưa đủ). Xếp trên
Việt Nam là Hạng 1 (Làm rất tốt) với Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).

Nói cách khác, HSTTN của Việt Nam đang đi theo xu hướng tích cực và đang tiến
đến độ trưởng thành. Cùng với sự trưởng thành của cộng đồng doanh nghiệp trong
nước, có thể thấy rõ sự hiểu biết ngày càng tăng và sự sẵn sàng tham gia vào các hình
thái thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp và đóng góp cho khối xã hội. Không
gian xã hội của Việt Nam được hiện đại hóa thông qua việc tăng cường xây dựng và
phát huy quyền năng cho người dân và các thực thể cấp cơ sở theo hướng tiếp cận từ
dưới lên. Điều này có tác dụng như một sự bổ sung cho vai trò quản lý chính sách và
quy định luật pháp toàn hệ thống của Nhà nước theo cách tiếp cận từ trên xuống,
nhằm tạo thuận lợi hơn cho tiếng nói và sự tham gia của tất cả các bên liên quan.

Cuộc khảo sát định tính của HPDF thực sự làm sáng tỏ một khía cạnh quan trọng
trong sự phát triển của Việt Nam nhưng cho đến nay chưa nhận được sự quan tâm
đúng mức và đầy đủ. Đó chính là sự xuất hiện và từng bước mở rộng, đa dạng hóa và
trưởng thành của HSTTN tại Việt Nam, với sự hợp lực của các nhân tố trong nước
và quốc tế, kết hợp văn hóa hiến tặng/đóng góp và tinh thần đoàn kết truyền thống
của Việt Nam với các nguyên tắc và phương thức làm thiện nguyện hiện đại tiên tiến
được công nhận rộng rãi, đặc biệt là trong giới trẻ rất tích cực hoạt động xã hội của
Việt Nam.

CHƯƠNG III

41
CHƯƠNG IV

NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ

NHẬN XÉT
1. Cộng đồng và không gian thiện nguyện ở Việt Nam
Để trả lời các câu hỏi liệu có hệ sinh thái thiện nguyện (HSTTN) ở Việt Nam hay không
và nếu có, thì quá trình phát triển, trưởng thành và đóng góp cho khối xã hội tại Việt
Nam của hệ sinh thái này là như thế nào, chúng ta cần nhìn nhận từ nhiều góc độ khác
nhau.

Nếu hiểu thiện nguyện, theo định nghĩa hay được sử dụng, là hành động tự nguyện vì
lợi ích cộng đồng, thì chúng ta có thể khẳng định rằng việc làm này đã tồn tại từ rất lâu
ở Việt Nam, và qua thời gian đã xuất hiện một cộng đồng các chủ thể từ thiện - thiện
nguyện với nhận thức ngày càng rõ hơn, mở ra khả năng hành động và tạo tác động của
không gian thiện nguyện.

Các chủ thể, thành viên và các bên liên quan này của cộng đồng thiện nguyện, cho dù là
tổ chức hay cá nhân, đều thể hiện ở các mức độ khác nhau và dưới nhiều hình thức khác
nhau, các tiêu chí được công nhận rộng rãi như (1) chủ ý (mong muốn làm điều tốt)
hoặc mục đích (mục đích vì xã hội), (2) cộng đồng mục tiêu rõ ràng (ví dụ, những người
có hoàn cảnh khó khăn, những người dễ bị tổn thương), (3) phi lợi nhuận hay nói đúng
hơn là không vì lợi nhuận, (4) tự nguyện (chứ không bắt buộc), và (5) tính chất tư nhân
(về nguồn kinh phí).

Khối làm thiện nguyện thường được gọi là khối phi lợi nhuận, nhưng lẽ ra nên được gọi
CHƯƠNG IV

là “không vì lợi nhuận” thì thích hợp hơn: nếu muốn xem doanh nghiệp xã hội là một
phần của không gian thiện nguyện thì phải định danh không gian này là khối không vì
lợi nhuận, tức là doanh nghiệp xã hội đáp ứng tiêu chí có chủ ý và mục đích hoạt động
không vì lợi nhuận - có nghĩa là, doanh nghiệp xã hội cần tạo ra doanh thu, thậm chí cả
lợi nhuận nhưng không phải với cách tiếp cận “lợi nhuận là trên hết”, mà họ làm ra lợi
nhuận hay doanh thu để có kinh phí cho hoạt động của họ và cũng chính là sự bền vững
của các doanh nghiệp này.

42
Các tổ chức này đa dạng về mặt cấu trúc, từ hoạt động linh hoạt giống như những mạng
lưới ít nhiều có cấu trúc, ví dụ diễn đàn Vì một Hà Nội đáng sống (xem Điển hình 14,
trang 65), đến những tổ chức có cơ cấu chặt chẽ, quản trị công ty rõ ràng như hai tổ
chức đã nêu trên. Có thể kể đến hội đồng quản trị của các NPO với những thành viên
có kinh nghiệm vận hành công ty và thực tế là Giám đốc của Quỹ Sống được nhiều
người biết đến là một doanh nhân.

Thông thường, để được xem là thiện nguyện, hoạt động phải có tính chất tự nguyện và
tư nhân. Do vậy, các dịch vụ xã hội không vì lợi nhuận do cơ quan nhà nước cung cấp
không thuộc tiểu khối thiện nguyện vì các dịch vụ này vốn dĩ xuất phát từ chức năng
nhiệm vụ chứ không phải là hành động tự nguyện. Thế nên, chúng chỉ có thể thuộc
khối xã hội rộng hơn.

Thành viên tham gia cộng đồng thiện nguyện trong vai trò nhà hảo tâm/người hiến tặng
thường là các nhà tài trợ công và tư quốc tế và cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế
(xem Chỉ số Làm từ thiện 2020, trang 40). Nghệ sĩ và người nổi tiếng nói chung đóng
vai trò trung gian chuyển những khoản quyên góp ẩn danh thông qua lời kêu gọi đóng
góp cộng đồng (xem Góc nhìn 5, trang 84). Chỉ một số nghệ sĩ đóng góp tiền của chính
họ và/hoặc dành thời gian tham gia những hoạt động thiện nguyện dài hạn như sáng
kiến trồng cây (xem Điển hình 15, trang 66). Tại Việt Nam, các cơ quan hành chính nhà
nước tổ chức quyên góp thông qua ngày công của người lao động, tương đương với
một ngày lương, cho Quỹ cứu trợ lũ lụt hoặc Quỹ Vì người nghèo.

Có thể nói rằng ở Việt Nam vẫn tồn tại tất cả những loại hình làm việc thiện - từ từ
thiện hoặc cứu trợ truyền thống đến nhiều hình thức khác nhau của thiện nguyện có
tổ chức và các loại hình trung gian như đầu tư tạo tác động xã hội và cam kết xã hội của
doanh nghiệp, mặc dù quy mô triển khai và mức độ phát triển khác nhau. Một hình
thức thiện nguyện, có lẽ không phát triển ở Việt Nam như ở các nước Châu Á khác, là
HNWI (Cá nhân có giá trị tài sản ròng cao) và HNWF (Gia đình có giá trị tài sản ròng
cao), dù trường hợp của cố doanh nhân Phạm Văn Bên với Ký túc xá Cỏ May có thể
được nêu ra như một ví dụ điển hình cho loại hình này.

Mặt khác, 5 triệu kiều bào người Việt hoặc người gốc Việt ở nước ngoài trong những
năm qua đã đóng góp đáng kể bằng tiền hoặc hiện vật, phần lớn dành cho cứu trợ ngắn
hạn, nhưng cũng tăng dần cho các dự án hoặc chương trình dài hạn hơn (xem Điển
hình 3, trang 54). Để hiểu và đánh giá đúng về không gian thiện nguyện tại Việt Nam,
phải xét đến yếu tố văn hóa, được hiểu rộng rãi là bao hàm các khía cạnh lịch sử cũng
như các bộ giá trị, phong tục và truyền thống - cùng với hiện thực đương đại như tiếp
xúc và giao lưu quốc tế gia tăng.
CHƯƠNG IV

Mặc dù sức ảnh hưởng có suy giảm do đô thị hóa, nhưng tinh thần đoàn kết láng giềng,
tương thân tương ái ở các vùng nông thôn, thị trấn nhỏ của Việt Nam giúp ích nhiều
cho các hoạt động cứu trợ, từ thiện trong lúc khốn khó. Giá trị sống và triết lý của Đạo
Phật, tôn giáo chính ở Việt Nam, cũng thúc đẩy xu hướng này. Ngoài ra, sự đa dạng của
các tập hợp cộng đồng vượt ra ngoài làng xã và đi vào đô thị, ví dụ, các nhóm tập hợp với
nhau theo quan hệ họ tộc hoặc đồng hương, hiệp hội hoặc câu lạc bộ cựu sinh viên, v.v…
Ví dụ, Hội đồng hương Thừa Thiên Huế (miền Trung Việt Nam) tại Hà Nội vận động
nhanh chóng để cứu trợ cho quê nhà trong đợt lũ lụt thảm khốc năm 1999.
43
Một loại hình thiện nguyện khác gần đây hơn kể từ khi đất nước thống nhất là sự chung
tay giữa Nhà nước (chủ yếu thông qua các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên hoặc
Tổng Liên đoàn Lao động - như Quỹ Thiện Tâm thực hiện) và người dân với phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” mà những tổ chức lớn như Quỹ Hy vọng dựa
vào, một phần xuất phát từ mục tiêu hiệu quả trong triển khai chương trình xây cầu
nông thôn của Quỹ. Theo chiều ngược lại, để có đủ kinh phí mua vắc-xin phòng Covid-
19, chính phủ Việt Nam đã ra lời kêu gọi toàn dân, các tổ chức và doanh nghiệp đóng
góp để bổ sung cho nguồn lực của Nhà nước.

Do đó, đặc trưng của cộng đồng thiện nguyện tại Việt Nam là tính hỗn hợp; và của
không gian thiện nguyện là tính linh hoạt. Có sự hỗn hợp trong tư cách thành viên vì
các tổ chức như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) đáp ứng tiêu chí 1, 2
và 3 nêu trên nhưng lại không đáp ứng tiêu chí 4 (tự nguyện) hoặc 5 (tư nhân). Hội
LHPNVN hoạt động với ngân sách của Nhà nước và công việc của cán bộ, nhân viên
của Hội là nhiệm vụ bắt buộc tương tự như công việc của công chức nhà nước. Mặt
khác, Hội cũng có được các khoản tài trợ dự án hay chương trình từ các tổ chức chính
phủ hoặc phi chính phủ quốc tế. Các tổ chức như vậy có thể nằm ở giao điểm giữa tiểu
khối thiện nguyện và khối xã hội. Tương tự như vậy đối với các tổ chức đoàn thể khác,
trong đó có Hội Chữ thập đỏ và Mặt trận Tổ quốc, hai kênh chính được chính thức
công nhận để tiếp nhận và phân phối những đóng góp cứu trợ. Một học giả quốc tế
hoạt động thiện nguyện lâu năm tại Việt Nam cho rằng Hội LHPNVN có thể được xem
là một phần của cộng đồng thiện nguyện vì Hội là một tổ chức tập hợp hội viên.

Tính linh hoạt đặc trưng cho không gian thiện nguyện tại Việt Nam do các ranh giới
thường không rõ ràng và/hoặc luôn biến đổi, chẳng hạn như ranh giới giữa doanh
nghiệp xã hội và doanh nghiệp tạo tác động, và vì “vùng xám” về địa vị pháp lý của các
NPO, hoặc cũng do các NPO chuyển thành Quỹ xã hội hoặc Quỹ từ thiện.

Cộng đồng các chủ thể thiện nguyện và các bên liên quan ở Việt Nam khá rộng và đa
dạng, là lát cắt xuyên suốt các tầng lớp xã hội hoặc ngành nghề, nhóm tuổi, giới tính,
v.v… Như đã đề cập ở Chương II, cộng đồng thiện nguyện đặc trưng bởi sự đa dạng của
các thành viên, về tình trạng pháp lý, loại hình tổ chức, mức độ thể chế hóa chính thức,
quy mô (nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính), mức độ chuyên nghiệp, tác động cộng
đồng, v.v….

Tóm lại, cộng đồng thiện nguyện ở Việt Nam rất đa dạng, linh hoạt, đang trong quá
trình phát triển và trưởng thành.

2. Một số điểm nổi bật, mặt mạnh và hạn chế của chủ thể thiện nguyện và các bên liên
quan tại Việt Nam
CHƯƠNG IV

Các chủ thể thiện nguyện và các bên liên quan này bao gồm từ các tổ chức hoặc doanh
nghiệp đến các nhà tài trợ cá nhân, NPO, các đơn vị thiện nguyện của công ty hoặc
các chương trình thiện nguyện, và từ đoàn thể quần chúng đến cá nhân trong đó có từ
người đóng góp chỉ một lần cho đến người nổi tiếng thực hiện gây quỹ và người làm
thiện nguyện chuyên nghiệp và tâm huyết.

44
2.1 Như đã nói ở trên, văn hóa, phong tục và truyền thống của Việt Nam có dấu ấn
rất rõ trong động lực và phương thức làm việc thiện của dân tộc. Đây là tác nhân
kích thích tích cực. Mặt khác, điều này có thể dẫn đến chủ nghĩa bảo thủ, xu hướng
tư duy và thực hiện từ thiện mang tính ứng phó, không giúp ích cho việc tiến tới
phương thức hiến tặng/quyên góp chủ động hơn, có tính chiến lược và tạo tác động.

2.2 Theo định nghĩa, chủ thể thiện nguyện – tức là tác nhân tình nguyện phục vụ cộng
đồng – và đối tượng thụ hưởng mục tiêu là những bên liên quan cốt lõi của quá
trình thiện nguyện. Trong quá trình này, bên tài trợ/đóng góp cũng là một bên liên
quan, dù đó là tổ chức hay cá nhân làm thiện nguyện hoặc thậm chí là những người
đóng góp ẩn danh hưởng ứng một lời kêu gọi đóng góp cộng đồng.

Nên lưu ý rằng, mặc dù cá nhân đóng góp đông đảo đôi khi có thể tạo nên lượng
đóng góp tổng cộng lớn hơn nhiều lần so với khoản tiền mà một quỹ xã hội có thể
hoặc có khả năng tài trợ; nhưng chính do tính chất ẩn danh và phân tán nói trên
mà các cá nhân này không có ảnh hưởng hay tiếng nói tương xứng với khoản tiền
họ đóng góp. Ngược lại, nếu muốn, những nhà tài trợ/quyên góp thường xuyên
có tiếng nói hoặc tầm ảnh hưởng nhất định trong việc định ra phương hướng, mục
đích, mục tiêu, và đôi khi cả phương thức thực hiện chương trình hoặc dự án. Thực
tiễn cho thấy rằng không hiếm khi bên nhận tài trợ có xu hướng tự mình và kể cả khi
không có đề nghị rõ ràng từ phía nhà tài trợ, dựa quá nhiều vào những gì họ cho là
ưu tiên hay lựa chọn của nhà tài trợ, thay vì có quyết định độc lập hơn khi thực hiện
chương trình/dự án.

2.3 Một đặc điểm nữa là hầu hết các quỹ hỗ trợ ở Việt Nam có xu hướng tự cung ứng,
thực hiện các dự án và chương trình hơn là cung cấp tài trợ: điều này cho thấy các
quỹ vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình trưởng thành khi chưa tách khỏi cách
hoạt động gần giống như những NGO/NPO lớn hoặc nhiều tiền hơn để hướng tới
vai trò “gieo mầm” thông qua cung cấp tài trợ. Việc Vinif tài trợ học bổng tiến sĩ và
sau tiến sĩ cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo lại là một bước đi rõ ràng theo hướng
trưởng thành.

2.4 Thực tế cho thấy hai điểm mạnh chính trong hoạt động thiện nguyện ở Việt Nam:
• Đại đa số người Việt Nam, kể cả những người không khá giả bên cạnh cộng đồng
doanh nghiệp và người Việt Nam ở nước ngoài, rất sẵn sàng quyên góp và thể
hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ dưới nhiều hình thức, đặc biệt trong trường hợp
khẩn cấp và thiên tai.
• Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế và gây thiệt hại về người đã
kích thích người dân phát huy tinh thần chủ động và sáng tạo trong việc cứu trợ
và hỗ trợ kịp thời, thiết yếu để bổ sung cho các dịch vụ công đang quá tải.
CHƯƠNG IV

2.5 Mặt khác, có thể nhận ra một số điểm yếu trong hoạt động thiện nguyện ở Việt
Nam nói chung:
• Mức độ hiểu biết và quan tâm, coi trọng đối với thiện nguyện, vai trò và sự đóng
góp của thiện nguyện, trong bộ máy Nhà nước, khối doanh nghiệp, khối xã hội và
thậm chí cả khối phi lợi nhuận cũng như trong dư luận xã hội. Đặc biệt là nhận
thức về những điểm trùng lắp cũng như khác biệt giữa hoạt động từ thiện, cứu

45
trợ và thiện nguyện, nếu có trong công luận và các cơ quan nhà nước, thì vẫn còn
mơ hồ.
• Có xu hướng hành động mang tính tùy hứng, ứng phó, gần với từ thiện ngắn hạn
hơn là thiện nguyện bền vững. Ví dụ tiêu biểu là việc hàng nghìn cá nhân hưởng
ứng cực kỳ nhanh chóng với lượng tiền đóng góp khổng lồ đến kinh ngạc đối với
lời kêu gọi quyên góp của một người nổi tiếng để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng
bởi đợt lũ lụt thảm khốc vào tháng 10 năm 2020.
• Mức độ hiệu quả và hiệu lực trong vận hành và sử dụng quỹ.
• Mức độ thể hiện trách nhiệm giải trình với các nhà tài trợ/đóng góp và các bên
liên quan trong việc sử dụng tiền, đồ quyên góp, đặc biệt là những khoản có được
thông qua vận động quyên góp cộng đồng.
• Có thể cảm nhận được tính chuyên nghiệp vẫn còn hạn chế trong nhân lực của
khối phi lợi nhuận.

3. Câu hỏi đặt ra là liệu cộng đồng và không gian thiện nguyện ở Việt Nam có thể
được coi là một hệ sinh thái hay không?
Chúng tôi tin rằng một HSTTN đã xuất hiện ở Việt Nam, vì:
3.1 Sự tồn tại và phát triển của một số lượng chủ thể và các bên liên quan đa dạng, cam
kết mạnh mẽ và dám nghĩ dám làm, tới ngưỡng để cộng đồng trở thành HSTTN.

3.2 Sự gắn kết, tương tác, hợp tác, quan hệ đối tác và hiệp lực với nhau bên trong và
giữa mỗi nhóm chủ thể và các bên liên quan, trong nước và quốc tế, nhờ đó nhân
lực trong tiểu khối phi lợi nhuận được nâng cao năng lực với hiệu quả ngày càng
tăng, về kiến thức, đặc biệt là kiến thức có được qua trải nghiệm, và kỹ năng liên
quan đến thực thi, theo dõi và giám sát, gây quỹ, cố vấn và tư vấn, đào tạo và huấn
luyện, xây dựng mạng lưới, v.v…

Có thể nhận thấy một số dấu hiệu rõ rệt về quá trình học hỏi, phát triển và trưởng
thành này giữa các thành viên trong cộng đồng trong sự đa dạng hóa và nâng cao độ
hoàn chỉnh của các thành quả đầu ra của cộng đồng này – những kết quả khác biệt
và ở cấp độ cao hơn các phương thức cứu trợ và nhân đạo giản đơn - và hướng tới
các hình thái hành động hướng về phát triển hơn, ví dụ, việc dứt khoát yêu cầu phải
có cam kết thực sự của người thụ hưởng đối với dự án hay chương trình thông qua
đóng góp vốn đối ứng.

3.3 Quan sát thực thể phi lợi nhuận và các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp một thời gian có thể thấy một hiện tượng đáng khích lệ và ngày càng tăng –
đó là đối tượng thụ hưởng tiến dần tới thế làm chủ dự án và chương trình. Đôi khi
cộng đồng mục tiêu được trang bị quyền năng để chính họ trở thành các chủ thể
thiện nguyện (ví dụ, những người trước đây hành nghề mại dâm, sử dụng ma túy,
CHƯƠNG IV

nạn nhân của bạo lực gia đình trở thành các tuyên truyền viên đồng đẳng quay lại
vận động các nhóm, giới cũ của họ).

3.4 Yếu tố quyết định giúp khẳng định sự hình thành HSTTN tại Việt Nam là sự nhận
biết ngày càng tăng của các chủ thể thiện nguyện và các bên liên quan về các hoạt
động của nhau, về những cơ hội trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ và hợp tác
hoặc thậm chí là quan hệ đối tác. Như vậy, có thể thấy phạm vi và dạng thức của sự

46
hợp lực, nối kết và hòa đồng - ví dụ, giữa tổ chức phi lợi nhuận CHANGE của Việt
Nam và tổ chức phi lợi nhuận quốc tế WWF; hoặc giữa Quỹ Hy vọng, các chủ thể
và các bên liên quan khác bao gồm cả cơ quan nhà nước (xem Điển hình 5, trang 56)
- làm cho cộng đồng và không gian thiện nguyện tại Việt Nam có đủ điều kiện hoạt
động như là một HSTTN.

3.5 Tuy sự phát triển của hệ sinh thái này mới chỉ ở giai đoạn đầu nhưng có nền tảng
vững chắc và đang phát triển và trưởng thành khá nhanh, được cho thấy rõ trong
các điển hình cũng như trong Báo cáo.

Mặt khác, một số điểm hạn chế và bất lợi, hầu hết có tính cá biệt của Việt Nam, hiện
vẫn cản trở sự phát triển của hệ sinh thái này. Đó là:
• Môi trường pháp lý và quy định có xu hướng kìm hãm hơn là tạo đà phát triển,
đặc biệt là đối với các NPO trong nước (việc cấp giấy phép).
• Mặt khác, một số khiếm khuyết trong môi trường đó có thể cản trở việc tuân thủ
và giám sát thích đáng các nguyên tắc minh bạch và trách nhiệm giải trình, đặc
biệt là liên quan đến gây quỹ làm từ thiện/cứu trợ và phân phát.
• Thiếu những điều kiện phù hợp tạo thuận lợi, trong đó có liên quan đến các quy
định, dẫn đến việc không khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp xã hội.
• Nhu cầu về nguồn quỹ ổn định và khả năng tiếp cận các mạng lưới, mức độ
chuyên nghiệp còn khiêm tốn của các NPO, và hiểu biết hạn chế của dư luận xã
hội về HSTTN, đều dẫn đến việc làm nổi lên vấn đề trọng tâm là lòng tin – giữa
bên tài trợ/đóng góp và bên thực hiện, giữa bên thực hiện và cộng đồng mục tiêu,
giữa chính quyền các cấp và các NPO trong nước và quốc tế.
• Các cơ quan nhà nước được cho rằng có xu hướng quan tâm và coi trọng các tổ
chức phi chính phủ quốc tế hơn các tổ chức phi chính phủ trong nước (xem Điển
hình 13, tr. …). Một thực tế khác là hoạt động thiện nguyện của doanh nghiệp
lớn được các cơ quan nhà nước nhìn nhận và hỗ trợ tốt hơn, có thể vì họ liên kết
với các tập đoàn lớn như Vingroup, Vinamilk hay TH True Milk (xem Điển hình
8, trang 59), hoặc cũng bởi vì các tập đoàn này là đối tác của các đoàn thể quần
chúng như Tổng Liên đoàn Lao động (trường hợp Vingroup), hoặc Quỹ Bảo trợ
Trẻ em Việt Nam (Vinamilk) trong việc thực hiện các chương trình CSR của các
doanh nghiệp này.

KHUYẾN NGHỊ
Một trong hai mục tiêu của Phiên thảo luận được tổ chức vào ngày 15/01/2022, với sự
tham gia của các tổ chức, cá nhân trả lời phỏng vấn hoặc tham gia thảo luận nhóm cũng
như một số thành viên khác của cộng đồng thiện nguyện, là thu thập phản hồi cho bộ khu-
yến nghị gợi ý và đề xuất những khuyến nghị mới.
CHƯƠNG IV

Bộ 14 đề xuất khuyến nghị (đề xuất bởi Nhóm Dự án) dưới đây được nhóm lại theo đối
tượng mục tiêu:
A. Chính quyền và các cơ quan nhà nước (5 khuyến nghị)
B. Nhà tài trợ và khối doanh nghiệp (3 khuyến nghị)
C. Chủ thể/thành viên của cộng đồng thiện nguyện (3 khuyến nghị)
D. Công chúng và phương tiện truyền thông (3 khuyến nghị)

47
Những người tham gia gửi 8 đánh giá theo nhóm cũng như 47 đánh giá cá nhân với điểm
số từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất) theo ba khía cạnh:
• Mức độ quan trọng và liên quan
• Tính cấp thiết
• Tính khả thi

BIỂU ĐỒ 7 ĐÁNH GIÁ KHUYẾN NGHỊ THEO CÁ NHÂN

200

180

160

140

120

Mức độ quan trọng và liên quan Tính cấp thiết Tính khả thi

Từ kết quả được minh họa qua biểu đồ trên, có thể thấy rằng:
Điểm của nhóm và cá nhân cùng thể hiện sự đồng thuận cao:
• Về mức độ quan trọng và liên quan:
» Điểm cao nhất: khuyến nghị A1 (Đơn giản hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho các
NGO/NPO và Quỹ nhận giấy phép hoạt động)
» Điểm cao thứ nhì: khuyến nghị A4 (Thông qua bộ luật về Hội và NPO của Việt
Nam)
» Điểm thấp nhất: khuyến nghị D1 (Thực hiện bản tin thiện nguyện (và khối xã
hội?) toàn quốc hàng quý để triển khai C1, với 3 khu vực chính: Hà Nội, Đà
Nẵng và TP.HCM)
• Về tính cấp thiết:
» Điểm cao nhất: khuyến nghị A1 (như trên)
» Điểm cao thứ nhì: khuyến nghị A3 (Các quy định rõ ràng và cụ thể bên cạnh
CHƯƠNG IV

Nghị định 93/2021 để đảm bảo tôn trọng và giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc gây quỹ, đặc biệt là huy động
vốn cộng đồng và giải ngân)
» Thấp nhất: D1 (như trên)
• Xét về tính khả thi
» Điểm cao nhất: khuyến nghị D2 (Tổ chức hội nghị từ thiện thường niên)
» Điểm cao thứ nhì: khuyến nghị A5 (Xây dựng cơ sở dữ liệu chính thức về các

48
NPO/NGO, Quỹ và Doanh nghiệp xã hội đã được cấp phép)
» Điểm thấp nhất: khuyến nghị A1
» Điểm thấp thứ nhì: khuyến nghị A4

Có thể thấy, khuyến nghị A1 được cho là quan trọng nhất và cấp bách nhất nhưng đồng
thời ít khả thi nhất. Tương tự, khuyến nghị A4, quan trọng thứ nhì, cũng kém khả thi thứ
nhì. Điều này cho thấy tình trạng trục trặc rõ ràng trong sự vận hành HSTTN ở Việt Nam
cần được giải quyết đúng mức để HSTTN đóng góp thiết thực, hiệu quả vào khối xã hội
và sự phát triển bền vững hòa nhập của nước ta.

Mặt khác, khuyến nghị C1 (Cần có một cổng tổng hợp thông tin và cơ hội để các thành
viên biết ai, đang làm gì, với ai và làm như thế nào, cũng như chia sẻ những câu chuyện
thành công) nhận được điểm cao thứ ba ở cả ba khía cạnh, cho thấy khả năng ứng dụng
thực tiễn cao của khuyến nghị này.

Sự quan tâm và ý thức cam kết nghiêm túc - bao gồm sự hỗ trợ và sự ủng hộ rõ ràng dành
cho Báo cáo - rất đáng được ghi nhận, thể hiện qua ý kiến ​​đóng góp của người tham gia
Phiên thảo luận cùng với đề xuất bổ sung cho phần khuyến nghị.

4. Những nhận xét đáng chú ý nhất là:


• “Tất cả các khuyến nghị được đề cập ở đây đều rất quan trọng và cấp thiết - đặc biệt là
khuyến nghị về đảm bảo khung pháp lý đơn giản, hợp lý, phù hợp - nhưng tính khả thi
chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào tư duy của cơ quan nhà nước và sự liên thông cần thiết
trong hành chính nhà nước.”
• Cần tạo cho các khuyến nghị định hướng phát triển rõ nét hơn.
• Trên tinh thần này, nên đảm bảo các bên thụ hưởng liên quan phát huy vai trò nhiều
hơn trong công tác thiện nguyện, tức là phấn đấu xây dựng quyền năng và quyền làm
chủ của họ đối với các dự án và chương trình.
• Việc thông qua Nghị định 80/2020 của Chính phủ về việc hạn chế viện trợ nước ngoài
ngoài ODA cho các tổ chức Việt Nam, đặc biệt là tư nhân, phản ánh sự thiếu tin tưởng
của cơ quan nhà nước và chính phủ nói chung đối với thành viên cộng đồng thiện
nguyện.

5. Các khuyến nghị bổ sung đáng chú ý bao gồm:


• Cung cấp bức tranh tổng thể có hệ thống và toàn diện về khung pháp lý và quy định
quản lý chủ thể và công tác thiện nguyện ở Việt Nam.
• Một loại giấy phép/đăng ký duy nhất cho tất cả các NGO/NPO trong nước.
• Cần có một đơn vị thông tin duy nhất để kết nối và xử lý sự cố nhằm hỗ trợ các tổ chức
thiện nguyện, đặc biệt là trong nước. PACCOM trực thuộc VUFO là đầu mối cho các
tổ chức phi chính phủ quốc tế, nhưng chưa có đơn vị tương ứng làm đầu mối một cửa
CHƯƠNG IV

duy nhất cho các NGO/NPO trong nước.

Qua trao đổi với các chủ thể thiện nguyện tham gia Phiên thảo luận như tóm tắt ở trên,
cùng các cuộc phỏng vấn, thảo luận nhóm và từ các nguồn khác, Nhóm Dự án đề xuất các
khuyến nghị sau:

49
THỜI GIAN CƠ QUAN
KHUYẾN NGHỊ MỤC TIÊU
THỰC HIỆN PHỤ TRÁCH CHÍNH

1. Khuôn khổ pháp lý và • Tăng cường tính hiệu quả Ngắn hạn Chính phủ (Bộ LĐ-TBXH
quy định trong công tác thiện nguyện và Bộ Nội Vụ) với sự hỗ trợ
1.1. Chính thức chỉ định của các chủ thể. của Ủy ban các vấn đề xã hội
cơ quan đầu mối duy nhất • Tạo điều kiện để nhà nước Quốc hội và VUFO
cho các NGO/NPO trong theo dõi, giám sát và hỗ trợ
nước (đã đăng ký hoặc hoạt động của chủ thể thiện
đang nộp hồ sơ) nguyện.
1.2. Đơn giản hóa và hợp • Tạo điều kiện cho chủ thể Trung hạn Như trên
lý hóa các quy định liên thiện nguyện đăng ký và
quan hoạt động.
• Cải thiện lòng tin và tương
tác giữa chủ thể thiện
nguyện với cơ quan công
lập, bán công.
1.3. Hướng đến một loại Hiện đại hóa và tăng cường tính Dài hạn Như trên
giấy phép/đăng ký duy hiệu quả của hành chính công.
nhất cho tất cả các NGO/
NPO trong nước
2. Xây dựng năng lực và • Khuyến khích phát triển Thường Các công ty lớn cùng với các
lòng tin quyền năng và làm chủ dự án, xuyên NGO/NPO và các chủ thể,
2.1. Thực hiện các sáng chương trình của tất cả các đơn vị hỗ trợ khác.
kiến chung
​​ với sự tham bên liên quan, đặc biệt là đối
gia của nhà tài trợ, các bên tượng thụ hưởng.
liên quan thụ hưởng và • Khuyến khích hợp tác đa chủ
đơn vị hỗ trợ vào thể để kết hợp các nguồn lực,
việc lập kế hoạch và thực năng lực và thế mạnh (xem
hiện hoạt động thiện Điển hình 14, trang 65)
nguyện
2.2. Tổ chức diễn đàn • Cung cấp thông tin được cập Trung hạn Đầu mối liên lạc để tổ chức
thiện nguyện toàn diện nhật và góc nhìn thực tiễn, diễn đàn có thể là: Bộ LĐ-
hàng năm với sự tham cũng như những câu hỏi và TBXH cùng VUFO (PAC-
gia của tất cả thành viên gợi ý mà thành viên HSTTN COM)
- trong nước và quốc có thể có
tế - của hệ sinh thái thiện • Tạo cơ hội đối thoại để tăng
nguyện cùng đại diện các cường hiểu biết lẫn nhau và
cơ quan hữu quan và các xây dựng lòng tin giữa các
nhóm thụ hưởng thành viên HSTTN với cơ
quan nhà nước, cũng như với
các nhóm thụ hưởng.

3. Thông tin, truyền • Tạo thuận lợi để cơ quan nhà Trung hạn Một liên hiệp
thông và giáo dục công nước và NPO biết được và (consortium) các NPO, đơn
CHƯƠNG IV

chúng theo dõi: đơn vị nào đã đăng vị liên quan đến khối xã hội
3.1 Cơ quan đầu mối ký, hoạt động gì, với ai trong và thiện nguyện được điều
chính thức (xem Khuyến HSTTN phối bởi (cần xác định)
nghị 1.1) lập cơ sở dữ liệu
chính thức về các thành
viên HSTTN và thường
xuyên cập nhật để công
chúng tham khảo

50
THỜI GIAN CƠ QUAN
KHUYẾN NGHỊ MỤC TIÊU
THỰC HIỆN PHỤ TRÁCH CHÍNH

3.2. Xây dựng các nền • Phát triển năng lực cho thành Không có Đơn vị đề xuất sáng kiến xây
tảng tổng hợp thông tin viên HSTTN thời hạn, dựng nền tảng
và cơ hội trong cộng đồng • Tạo điều kiện tương tác, hợp càng sớm và
(xem Điển hình 18 tác và hợp lực trong nội bộ càng thường
trang 70) HSTTN xuyên
càng tốt

3.3. Tăng cường kiến ​​ • Đem lại cho HSTTN và hoạt Càng sớm và • Tổ chức thiện nguyện có
thức, hiểu biết và ủng động của hệ sinh thái sự thấu càng thường uy tín và vững mạnh.
hộ cho hoạt động thiện hiểu, ủng hộ và tương tác xuyên càng • Cơ sở giáo dục trên bậc
nguyện thông qua nhiều xây dựng hết sức cần thiết từ tốt, và đều phổ thông có chương
kênh truyền thông khác, cộng đồng và xã hội, trong đó đặn trình đào tạo ngành khoa
bao gồm cả các phương có các nhà tài trợ/quyên góp học xã hội
tiện truyền thông, và các tiềm năng. • Một số người có sức ảnh
môi trường học tập như • Tập hợp sự tham gia rộng hưởng ở các lĩnh vực khác
trường phổ thông và đại rãi hơn, có hiểu biết và bền nhau
học. vững, trong đó có lớp trẻ
3.4. Tiến hành đánh giá • Tăng cường sự rõ ràng, nhất Trung hạn Thông qua một dự án chung
toàn diện và có hệ thống quán và nhất thể hóa trong nhưng bắt có sự tham gia của Bộ LĐ-
khung pháp lý và quy định khung pháp lý, từ đó tạo điều đầu càng sớm TBXH, Bộ Nội vụ, VUFO,
điều chỉnh công tác thiện kiện nâng cao hiểu biết và càng tốt COMINGO, cơ quan đầu mối
nguyện ở Việt Nam tương tác giữa cơ quan nhà sẽ được xác định, Ủy ban Xã
nước với các chủ thể HSTTN hội và Ủy ban Pháp luật của
và khối xã hội. Quốc hội và đại diện các chủ
• Tạo cơ hội xác định những thể khối xã hội.
nội dung có thể cải thiện
trong khung pháp lý và
quy định.

Cần lưu ý rằng mặc dù cả hai khuyến nghị A1 và A4 đều có điểm cao về mức độ quan
trọng và phù hợp, và điểm thấp về tính khả thi thấp, vì lý do thực tiễn, Nhóm Dự án quyết
định chỉ giữ lại khuyến nghị A1, với mốc thời gian thực hiện trung hạn, trong khi, trong
bối cảnh của Việt Nam, khuyến nghị A4 chắc chắn sẽ cần thời gian dài hạn.
CHƯƠNG IV

51
ĐIỂN HÌNH THAM KHẢO
ĐIỂN HÌNH 1
TỈNH ĐOÀN BÌNH PHƯỚC

ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG NĂNG ĐỘNG


HƯỚNG ĐẾN THIỆN NGUYỆN
TẠO TÁC ĐỘNG BỀN VỮNG VÀ LÂU DÀI

Đoàn Thanh niên Bình Phước (Đoàn TNBP) cho chúng ta một ví dụ tốt về một đoàn thể
quần chúng năng động lĩnh hội và vận dụng cách tiếp cận thiện nguyện trong việc triển
khai các hoạt động cộng đồng, xã hội nhằm đem lại những tác động lâu dài và bền vững.
Bên cạnh nỗ lực xây dựng tinh thần cởi mở, sẻ chia của cộng đồng cũng như khuyến khích
tinh thần đó cùng thái độ tự lập ở nhóm người yếu thế, Đoàn TNBP cũng thể hiện mong
muốn đổi mới sáng tạo khi thúc đẩy lan tỏa ý nghĩa thiện nguyện và kêu gọi sự tham gia,
đóng góp rộng lớn hơn qua báo đài và chia sẻ trên mạng xã hội.

Các hoạt động từ thiện và thiện nguyện của tạo như “Hạnh phúc xanh - nghĩa tình biên
Đoàn TNBP hướng đến hỗ trợ nhóm những giới”, “Tiếp lửa vùng biên - chung tay chống
người yếu thế vượt khó, bao gồm người dịch”, “Biên giới yêu thương”. Điểm nhấn
nghèo, người khuyết tật, trẻ em vùng sâu, là việc các nghệ sĩ và người nổi tiếng đến
vùng xa, và đồng bào nhiều dân tộc khác từ TP.HCM cùng thiếu nhi Bình Phước
nhau như Khmer, S’tiêng, Tày, Nùng. Trong đã vượt hàng trăm cây số, đến tận các chốt
mọi chương trình, đơn vị luôn chú ý khu- chống dịch để đàn, hát, nhảy múa và biểu
yến khích mọi người cùng tham gia và lan diễn ảo thuật.
tỏa tính nhân văn, sự tử tế. Thông qua việc
tổ chức nhiều diễn đàn, tọa đàm và giao lưu Về lâu dài, Đoàn TNBP muốn nhân rộng các
giữa đoàn viên, thanh thiếu nhi và người dân chương trình thiện nguyện (hiện ở cấp tỉnh)
Bình Phước, Tỉnh đoàn Bình Phước không đến cấp huyện, xã và vận động nhiều người
chỉ phát huy quyền năng của đoàn viên thanh cùng tham gia thông qua truyền thông. Để
niên, kết nối họ với cộng đồng, mà còn giúp hoạt động thiện nguyện ngày càng bền vững,
gầy dựng sự tự tin, cởi mở ở những người yếu Đoàn TNBP đặc biệt hướng đến kết nối
thế, để họ độc lập hơn, bớt e ngại và sẵn sàng và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thiện
chia sẻ, giúp đỡ lại những người xung quanh. nguyện trong và ngoài tỉnh.

Trong tình hình đại dịch Covid-19, Đoàn Có thể thấy, Đoàn TNBP đã bắt đầu vận
TNBP đã tìm cách huy động sự hỗ trợ vật dụng phương thức thiện nguyện như là một
chất và tinh thần cho bộ đội biên phòng cùng công cụ đổi mới sáng tạo để triển khai công
các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch tại các tác cộng đồng và xã hội một cách hiệu quả
chốt biên phòng và chốt phòng - chống dịch hơn với những tác động lâu dài và bền vững.
trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Đoàn phối hợp với Bộ Phương thức này cũng có thể giúp củng cố
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và một số vai trò và hoạt động của Tỉnh Đoàn Bình
đơn vị cùng các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, Phước với tư cách một đoàn thể quần chúng
nghệ sĩ, người nổi tiếng trong và ngoài tỉnh hàng đầu tại địa phương.
tổ chức nhiều hành trình thiện nguyện sáng

52
ĐIỂN HÌNH 2
DOANH NGHIỆP TẠO TÁC ĐỘNG: CÔNG TY EZLAND

EDGE CHAMPION ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM


VÀ DOANH NGHIỆP CÔNG DÂN

EZLand là một công ty phát triển bất động sản có gốc rễ châu Âu, được thành lập tại
Việt Nam vào năm 2014. EZLand cam kết tất cả các dự án của Công ty đạt chuẩn EDGE
- Chứng chỉ Công trình Xanh của IFC thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới. Công ty cố gắng
tích hợp bộ tiêu chuẩn ESG vào mọi quyết định đầu tư, phát triển và vận hành. Kết quả
là EZLand đã được công nhận là EDGE Champion (Nhà vô địch EDGE) vào năm 2019.
EZLand cũng theo đuổi chiến lược Doanh nghiệp Công dân, khái niệm mới mẻ, khác với
CSR hay Thiện nguyện Doanh nghiệp, trong đó tác động xã hội được tạo ra bởi chính động
lực của Công ty chứ không phải bởi kỳ vọng từ bên ngoài.

“Điều chúng tôi đang nỗ lực làm là tích hợp nghiệp thứ ba tại Việt Nam chính thức cam
không chỉ mục tiêu bền vững mà còn cả yếu tố kết tuân thủ các nguyên tắc đầu tư có trách
quản trị để thay đổi thực sự toàn bộ ADN của nhiệm của Liên Hiệp Quốc (UNPRI). Năm
Doanh nghiệp, cách mà Doanh nghiệp vận 2021, EZLand cũng đạt điểm số 80/100 trên
hành, sống và thở” - Ông Olivier Dũng Đỗ GRESB - Bảng Đánh Giá Bất Động Sản Bền
Ngọc, Giám đốc điều hành EZLand, chia sẻ. Vững Toàn Cầu - và xếp thứ 4/6 trong hạng
mục các công trình nhà ở cao tầng không
Để đạt danh hiệu EDGE Champion, các niêm yết ở Châu Á.
giải pháp thân thiện với môi trường được
áp dụng nhằm đạt tiêu chí tiết kiệm ít nhất Hiện tại, EZLand đang xây dựng một lộ trình
20% năng lượng, nước và năng lượng tiêu tốn toàn diện của công ty để triển khai chiến lược
(thể hiện trong vật liệu). Chung cư Bảo Minh Doanh nghiệp Công dân, nhằm dần dần biến
HausNeo tại Quận 9, TP.HCM - dự án đầu đổi “ADN” của Công ty thông qua việc giúp
tiên của EZLand - đã đạt được tiêu chí của cả nhân viên nhận thức đầy đủ ý nghĩa cùng
ba hạng mục tiết kiệm tài nguyên đó với tỷ lệ những tác động, liên quan của tính bền vững
lần lượt là 28%, 32% và 45%. Các căn hộ được và “lối sống xanh”. Chiến lược này cũng đòi
ghi nhận về hiệu quả năng lượng trong dự hỏi phải đảm bảo sự thực hiện nhất quán của
án nghiên cứu CAMaRSEC của một trường tất cả các bên liên quan – khách hàng, nhà
đại học Đức. Tháng 11, 2021, Công ty đã thầu và nhà cung ứng – cũng như phải hợp tác
nâng mức cam kết về tính bền vững tại Bức với các tổ chức phi chính phủ tại TP.HCM và
tường Cam kết COP26 về biến đổi khí hậu) ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm giải quyết
Glasgow, Vương quốc Anh, với lời hứa rằng các vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến xã hội,
mọi công trình mới từ năm 2025 sẽ đạt được như nước sạch, vệ sinh, rác thải nhựa, giáo
chứng chỉ EDGE Advanced (EDGE Cao cấp) dục và sự tiến bộ về kinh tế. Công ty tập trung
với mức tiết kiệm tài nguyên lên tới 40%. thúc đẩy mọi nhân viên trong Doanh nghiệp
thể hiện là một công dân có trách nhiệm trong
Trong tám năm kể từ khi được thành lập, công ty và cả Doanh nghiệp coi mình là một
EZLand đã phát triển một lộ trình kỹ lưỡng công dân trưởng thành về chức năng, trách
nhằm cụ thể hóa toàn diện chiến lược này. nhiệm và địa vị trong cộng đồng xung quanh
Năm ngoái, Công ty đã trở thành doanh và xã hội nói chung.

53
ĐIỂN HÌNH 3
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KOTO VÀ QUỸ KOTO

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI (DNXH) ĐẦU TIÊN


ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM

KOTO được thành lập năm 1999 như một KOTO có hai nhánh: Quỹ KOTO và DNXH
tổ chức phi lợi nhuận đào tạo nghiệp vụ nhà KOTO. DNXH KOTO áp dụng giải pháp
hàng, khách sạn và bồi dưỡng kỹ năng sống kinh doanh để giải quyết những vấn đề xã
cho trẻ em đường phố, lang thang cơ nhỡ ở hội, còn Quỹ KOTO kết hợp việc gây quỹ từ
Hà Nội và TP.HCM. Sau 17 năm, KOTO nhà tài trợ với doanh thu từ DNXH KOTO
chính thức được công nhận là DNXH đầu để trang trải chi phí hoạt động. Mục tiêu dài
tiên tại Việt Nam theo luật Doanh nghiệp sửa hạn của KOTO là tái cấu trúc hệ thống, thay
đổi năm 2014. đổi cách làm việc với đối tác, và đa dạng hóa
khách hàng để đảm bảo tính bền vững.
Tiêu chí lựa chọn đối tượng đào tạo là các em
có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vượt lên Dù được công nhận là DNXH, các chính
chính mình để đổi đời. Mỗi học bổng KOTO sách được áp dụng đối với KOTO vẫn giống
trị giá gần 200 triệu đồng, và bằng cấp được như với các doanh nghiệp bình thường,
quốc tế công nhận. Trong hơn 20 năm, gần không có hỗ trợ hay tạo điều kiện nào khác.
1.000 em được học bổng đã tốt nghiệp ngành Jimmy Phạm, người sáng lập và điều hành
nhà hàng khách sạn và có việc làm tại nhiều KOTO, nhận định loại hình DNXH chỉ tồn
nhà hàng, kể cả khách sạn năm sao. tại được nếu có chính sách phù hợp và có
được sự ủng hộ của cộng đồng vì tác động
Văn hóa đào tạo của KOTO là xây dựng cho tích cực mà doanh nghiệp tạo ra, chứ không
các em lòng tự trọng, tự tin, phát huy những chỉ vì DNXH ‘làm điều tốt’. KOTO đang
giá trị cộng đồng, nhân sinh quan tích cực đào tạo lớp lãnh đạo kế cận từ các cựu học
và có động lực để tự vươn lên. Triết lý của viên, và hy vọng là nỗ lực của họ sẽ được nhà
KOTO gắn liền với phương châm “Biết một, nước và người dân ghi nhận thích đáng.
Dạy một” (Know One, Teach One) – phản
ánh tinh thần dẫn dắt, chỉ bảo giúp đỡ và cư Câu chuyện của KOTO cho thấy, để các
xử với nhau trong tình thân ái và tôn trọng. hoạt động xã hội hay thiện nguyện có tác
Học sinh khóa trước dìu dắt khóa sau, và tất động thực sự và bền vững, tổ chức chủ thể
cả các em đều được dạy dỗ về sự chia sẻ và phải có sự cam kết và tập trung cao. Dù điều
quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. KOTO hư ớng kiện chung chưa được thuận lợi lắm cho các
tới xây dựng hệ sinh thái trong đó học sinh có DNXH, KOTO vẫn tuân theo những giá trị
thể chủ động và phát huy hết tiềm năng của ban đầu của mình và kiên trì vận động, hợp
mình. Đã có một mạng lưới khá hùng hậu tác để đạt được những mục tiêu đặt ra.
các cựu học sinh gắn bó với KOTO - những
người tạo thành nguồn hỗ trợ đáng tin cậy Câu chuyện của Jimmy Phạm và KOTO
cũng như lực kéo đảm bảo tính bền vững cho cũng là minh chứng sinh động cho thực tế là
doanh nghiệp. “Việt kiều” làm thiện nguyện ở Việt Nam có
thể thành công nếu có sự đam mê, kiên trì và
chuyên nghiệp.

54
ĐIỂN HÌNH 4
SAITEX, DOANH NGHIỆP ĐẠT CHỨNG CHỈ B-CORP, VÀ DỰ ÁN REKUT

NGUỒN LỰC CHO THIỆN NGUYỆN TỪ LỢI NHUẬN

SAITEX là doanh nghiệp đầu tiên ở châu Á và nhà sản xuất denim quy mô lớn duy nhất
nhận chứng chỉ B-Corp. do đạt được các tiêu chí về cân bằng lợi nhuận và lợi ích xã hội.
SAITEX là một trong số ít doanh nghiệp tiên phong tuyển dụng người khuyết tật (NKT)
với mục tiêu và dự án rõ ràng, qua đó tạo nên một “chuẩn mực” mới – môi trường làm việc
hòa nhập – một bước cụ thể góp phần xây dựng xã hội hòa nhập.

Được biết đến là một doanh nghiệp hết sức quan và khả năng riêng, cho nên mỗi cá nhân đều xứng
tâm tới tác động đến môi trường, 12 năm trước, đáng có được một công việc và môi trường làm
SAITEX đã bắt đầu thực hiện những biện pháp việc tốt để phát huy được tiềm năng và được trả
giảm bớt và tái chế rác thải sản xuất, và trong năm công xứng đáng cho năng lực đó. Qua quá trình
qua đã chính thức thực hành mô hình kinh tế được công ty đào tạo năng lực phù hợp với từng
tuần hoàn để giảm thiểu lượng khí thải carbon và cá nhân, hướng dẫn theo sát và liên tục hỗ trợ về
tiếp tục theo đuổi mục tiêu đạt tính bền vững cao tinh thần, nhóm NKT dần trở nên tự tin và độc
hơn. lập hơn, thậm chí còn chủ động trong việc cải
tiến sản phẩm. Dần dần, nhân viên không khuyết
Tuy vậy, điều khiến SAITEX trở thành một tật cũng thể hiện sự đồng cảm và cởi mở đối với
doanh nghiệp tạo tác động thành công lại các đồng nghiệp khuyết tật - đó là một tiến triển
REKUT - xưởng đặc biệt được khởi xướng tuyệt vời. Chính những thay đổi tốt đẹp trong
theo ý tưởng của CEO Sanjeev Bahl, nơi những tư duy và thái độ của các nhân viên “có khả năng
sản phẩm đẹp và chất lượng cao được chính các khác biệt” đã trở thành động lực để SAITEX tiếp
công nhân NKT thiết kế và cắt may. Nhóm đối tục dự án tạo tác động xã hội của họ. Năm 2020,
tượng thụ hưởng này không chỉ là NKT mà REKUT được trao tặng Reuters Responsible
còn cả người dân tộc thiểu số, người có hoàn Business Awards (Giải thưởng Doanh nghiệp
cảnh gia đình đặc biệt, cộng đồng LGBTQ, trẻ có trách nhiệm của Reuters) ở hạng mục D&I
mồ côi… , những đối tượng yếu thế cần môi Leader (Người dẫn đầu về Đa dạng và Hội nhập)
trường làm việc thuận lợi để kiếm sống và hòa nhờ giá trị kinh doanh và xã hội tích cực của sáng
nhập cộng đồng. Từ 10 công nhân NKT năm kiến này.
2019, REKUT dự kiến tuyển dụng 250 công
nhân thuộc diện này trong năm 2021-2022 và lên REKUT giúp cho thấy rằng thực hành thiện
đến 1000 người năm 2025. Để đạt mục tiêu đó, nguyện không giới hạn ở việc hỗ trợ tài chính hay
SAITEX xây dựng chương trình đào tạo có tính hiện vật, mà còn có thể mở rộng loại hình thực
đến hoàn cảnh riêng, kể cả nhu cầu tình cảm, của hành qua việc tạo nên một không gian tại doanh
NKT; người học việc được đánh giá và hướng nghiệp, trong đó những người yếu thế có thể phát
dẫncông việc tùy theo khả năng tiếp thu của họ, triển hướng tới sự tự lập và tự khẳng định mình
rồi được phân công phần việc phù hợp với kỹ trong cộng đồng lớn hơn. Mục tiêu dài hạn của
năng, năng lực cá nhân của từng người. SAITEX SAITEX là nhân rộng mô hình vận hành (busi-
không phân biệt đối xử giữa các nhân viên, bất ness model) của REKUT và lan tỏa thông điệp
kể họ có dạng và mức độ khuyết tật như thế nào, với hy vọng các doanh nghiệp khác áp dụng mô
gọi họ một cách tự hào là những người differ- hình này để những cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận
ently-abled (tạm dịch: người có khác biệt về khả có thể chung tay tạo nên tác động xã hội sâu rộng
năng) bởi SAITEX tin rằng ai cũng có tài năng hơn.
55
ĐIỂN HÌNH 5
QUỸ HY VỌNG VÀ DỰ ÁN CẦU HY VỌNG

CHUYỂN ĐỔI NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH


THIỆN NGUYỆN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ QUỸ TỪ THIỆN

Quỹ từ thiện – xã hội Hy vọng với Dự án Cầu Hy vọng cho một ví dụ tốt về sự thay đổi
trong nhận thức cùng cách làm từ thiện và hỗ trợ cộng đồng, tiến tới phương thức CSR và
thiện nguyện - những phương cách làm việc thiện bền vững và tạo tác động xã hội sâu rộng
hơn. Đây chính là xu thế đang diễn ra đối với nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân vốn
làm từ thiện và thực hành CSR.

Quỹ Hy vọng (Quỹ) là một quỹ xã hội - từ kết hợp với các chương trình hành động đồng
thiện hoạt động vì cộng đồng được thành lập thời của chính quyền cùng các tổ chức xã hội
năm 2017 dưới sự bảo trợ của FPT và và tôn giáo địa phương – điều tái định vị vai
VnExpress, công ty công nghệ thông tin và trò của Quỹ trong quan hệ đối tác này là tác
báo điện tử hàng đầu Việt Nam. Quỹ thực nhân tạo thuận lợi và kết nối, với sứ mệnh
hiện các chương trình nhân đạo, hỗ trợ hạ chính là thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo của
tầng tại những vùng khó khăn, thúc đẩy các các bên liên quan.
ý tưởng ứng dụng công nghệ, ủng hộ hoạt
động khởi nghiệp và nâng cao nhận thức cộng Với vốn xã hội phong phú cùng kinh nghiệm
đồng. Chương trình chính của Quỹ, Dự án hoạt động từ thiện và quản lý công tác CSR
Cầu Hy vọng (CHV), xây dựng cầu bê tông lâu năm, lãnh đạo Dự án vận dụng các chính
kiên cố tại miền sông nước mênh mông Đồng sách sẵn có, đồng thời khơi dậy ý thức làm
bằng sông Cửu Long. Hàng chục năm nay, chủ và niềm tự hào của các đối tác thụ hưởng
học sinh nơi đây phải đi qua những chiếc nhằm thực hiện dự án hiệu quả và tối ưu hóa
cầu tạm, hoặc thậm chí không có cầu để có chi phí. Vị thế và uy tín của các tổ chức bảo
thể đến trường một cách an toàn. Đó chính trợ cũng là nhân tố quan trọng giúp cho dự
là ý nghĩa quan trọng của CHV – một sự kết án xây cầu thu hút sự đồng hành của nhiều
hợp giữa đóng góp từ thiện có mục tiêu với nhà tài trợ cá nhân và doanh nghiệp trên cơ sở
phương thức thiện nguyện dài hạn nhằm “đóng góp tùy tâm”.
mang lại một môi trường an toàn cho trẻ em
và cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân địa Dự án trên thực tế đã góp phần thúc đẩy sự
phương. chuyển đổi từ văn hóa “cho - nhận” của cách
làm từ thiện theo cảm xúc sang văn hóa “cùng
Mọi bên tham gia đều quan tâm đến tác động hợp tác cho mục đích chung cao hơn”. Kinh
xã hội của Dự án - kết quả được mong đợi nghiệm và hiệu ứng của Dự án Cầu Hy vọng
nhất và có thể đạt được bằng phương thức đang được lan tỏa, góp phần vào việc phát
“chung tay” thực hiện. Quỹ cùng các nhà triển một hệ sinh thái thiện nguyện Việt Nam
“đồng hành” chỉ đóng góp tối đa 50% chi phí trưởng thành và đa dạng, trong đó có các tiểu
cho mỗi cầu, phần còn lại sẽ là đóng góp của hệ sinh thái thiện nguyện của cộng đồng và
địa phương bằng tiền, nhân công hay nguyên của doanh nghiệp.
vật liệu sẵn có. Các dự án xây cầu cũng được

56
ĐIỂN HÌNH 6
QUỸ TRÒ NGHÈO VÙNG CAO VÀ CHƯƠNG TRÌNH “CƠM CÓ THỊT”

PHÁT TRIỂN TỪ NHÓM CÁ NHÂN TỰ PHÁT


THÀNH QUỸ CÓ ĐĂNG KÝ

Quỹ Trò nghèo Vùng cao (Quỹ TNVC) là một câu chuyện điển hình cho thấy chặng đường
làm thiện nguyện từ quy mô nhóm nhỏ tiến đến một tổ chức có quy mô đăng ký tư cách
pháp nhân là Quỹ. Quá trình này thể hiện sự tiến triển trong tư cách và cách thức tiến hành
để hướng tới hoạt động thiện nguyện có tính hiệu quả và bền vững hơn.

Quỹ TNVC khởi đầu là một nhóm hoạt những quy định chặt chẽ của Nhà nước. Quỹ
động hỗ trợ nhỏ lẻ, có tính tức thời; trong Trò nghèo Vùng cao được chính thức thành
đó, chương trình “Cơm có thịt” (CT) là hoạt lập năm 2014 nhằm đáp ứng mong muốn
động chính của Quỹ, tập trung vào việc cung hoạt động dài hạn, bền vững và hiệu quả hơn.
cấp bữa trưa đủ dinh dưỡng cho học sinh Việc có tư cách pháp nhân là Quỹ có ích về
vùng cao để tiếp sức cho việc học lâu bền hơn nhiều mặt, như nhà tài trợ chẳng hạn - nhiều
và tốt hơn. nhà hảo tâm, trong đó có nhiều doanh nghiệp,
cần bên nhận có tư cách pháp nhân để bên
Ông Trần Đăng Tuấn, người khởi xướng CT, tài trợ được miễn giảm thuế. Địa vị pháp lý
nhấn mạnh rằng thực chất “Cơm có thịt” là này cũng giúp đảm bảo sự liên tục trong hoạt
chương trình khuyến học bởi vì động cơ của động và trong việc lan tỏa giá trị cũng như tác
dự án không nằm ở nâng cao đời sống học động của Quỹ. Địa vị Quỹ có đăng ký đã giúp
sinh hay góp phần xóa đói, giảm nghèo mà là Chương trình “Cơm có thịt” mở rộng phạm
để các em đi học, học đều đặn hơn, lâu bền vi, loại hình hoạt động; tổ chức nhiều sự kiện
hơn. Sau đó, CT nhận ra rằng một chiến lược gây quỹ và kết nối với các doanh nghiệp để xây
toàn diện phải vượt ra ngoài chuyện cơm và thêm nhiều trường và ký túc xá cho trẻ em
thịt. Cũng rất cần có ký túc xá để học sinh vùng cao.
có nơi ở và học tập, và điều đó giúp tăng khả
năng phụ huynh cho con em đi học và ở lại Mặt khác, lớn thuyền thì lớn sóng. Để chứng
trường. Quỹ đang hỗ trợ 97 trường suốt năm thực cam kết của mình về sự minh bạch và xây
học, trong đó có các trường được hỗ trợ đầu dựng lòng tin, Quỹ TNVC công bố tiền đóng
tiên từ 2011-2012. góp trên web và cam kết công bố thông tin đầy
đủ tại các cuộc kiểm toán hàng năm. Thách
Khi dự án còn nhỏ, việc quản lý dễ dàng hơn. thức chính của Quỹ hiện nay là duy trì tính
Nhưng khi quy mô dự án lớn hơn, Giám đốc chuyên nghiệp thông qua việc tổ chức và hoạt
Tuấn thấy rõ rằng hoạt động mở rộng cần động tốt hơn trước tình hình chi phí gia tăng,
có tính chuyên nghiệp hơn, tính tổ chức cao không để sức ép chi phí tác động xấu đến tâm
hơn và được trang bị tốt hơn để tuân theo lý, vận hành và công tác gây quỹ của tổ chức.

57
ĐIỂN HÌNH 7
QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG SỐNG BỀN VỮNG

‘CHUNG TAY’ HỖ TRỢ


VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống bền vững (Quỹ Sống) là tổ chức phi lợi nhuận
(NPO) hoạt động nhằm mục đích tham gia hỗ trợ người dân ở các vùng bị ảnh hưởng bởi
thiên tai và biến đổi khí hậu, và phát triển cộng đồng bền vững. Phương thức ‘chung tay’
của Quỹ cùng với sự sắc sảo của những người đứng đầu thể hiện tính chuyên nghiệp của
cách tiếp cận dự án phát triển hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh địa phương.

Dù đến năm 2018 mới đạt tư cách quỹ, tổ đình thụ hưởng cảm nhận được họ là người
chức phi lợi nhuận này đã triển khai hoạt chủ thực sự của ngôi nhà. Gia đình cảm thấy
động từ năm 2013. Các hoạt động thành công mãn nguyện, tự hào về việc đổi đời bằng nỗ
nhất của Quỹ là chương trình ‘Nhà Chống lực bản thân, và tự tin hơn. Đó chính là mục
Lũ’ (NCL) nhằm xây dựng nhà an toàn cho đích của chương trình NCL.
dân cư các vùng dễ bị ngập lụt, và dự án “Làng
Hạnh Phúc” nhằm hỗ trợ phát triển các cộng Ngoài ra, NCL cũng thể hiện được mục tiêu
đồng sống bền vững. “cả cộng đồng chung tay nuôi dưỡng và lan
tỏa những giá trị nhân văn”: các nhà tài trợ
Tầm nhìn hướng tới bền vững của Quỹ được - tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân - và chuyên
thể hiện trong các mục tiêu của NCL: Đó là, gia chia sẻ miễn phí hoặc với mức phí tối
nâng cao năng lực đối phó với thiên tai và biến thiểu các kỹ năng, kiến thức chuyên môn và
đổi khí hậu của các vùng dễ bị ảnh hưởng; mối quan hệ hữu ích; các gia đình đã xây xong
khuyến khích ý thức tôn trọng thiên nhiên và nhà tình nguyện giúp các hộ khác xây nhà an
lối sống kết nối với thiên nhiên; và giúp người toàn; chính quyền địa phương thông thạo
dân chủ động tạo nên cuộc sống an toàn cho hơn trong việc kết nối, phối hợp, điều phối dự
chính mình. Cách tiếp cận tạo dựng tính bền án cộng đồng, và bắt đầu tự tìm cách tiếp cận
vững dựa trên sự tham gia của tất cả các bên: các nguồn hỗ trợ xã hội khác. Thành công của
kiến trúc sư và cán bộ địa bàn phát triển các NCL ngày càng thu hút thêm tài trợ từ các tổ
mô hình nhà an toàn, tiết kiệm chi phí, và phù chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài
hợp với văn hóa địa phương; hộ gia đình thụ nước, tạo điều kiện cho việc tiếp tục phát huy
hưởng có tiếng nói trong quá trình thiết kế, và mở rộng hiệu ứng của chương trình.
xây dựng, và hoàn thiện nhà, trong đó có việc
đối ứng với phần kinh phí hỗ trợ của Quỹ bằng Các thành tựu của Quỹ Sống và CT Nhà
tiền hoặc hiện vật, công sức; chính quyền địa Chống Lũ làm nổi bật vai trò tối quan trọng
phương hỗ trợ khảo sát, giám sát, và động viên và uy thế của người hay nhóm sáng lập trong
hộ gia đình trong quá trình xây dựng. Cách những dự án đòi hỏi sự tham gia của nhiều
tiếp cận ‘chung tay’ này giúp xóa bỏ tư duy bên, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, và
nhận “từ thiện suông” thường dẫn đến tâm lý vốn xã hội sâu rộng. Bài toán đặt ra lúc này
ỷ lại, phụ thuộc của người thụ hưởng. Điều là đảm bảo tính bền vững của cả Quỹ và
quan trọng nhất là, với đóng góp vật chất và Chương trình qua việc xây dựng đội ngũ kế
tham gia chủ động vào toàn bộ quá trình, gia tục có cùng chí hướng và quyết tâm.

58
ĐIỂN HÌNH 8
QUỸ VÌ TẦM VÓC VIỆT (VSF)

THIỆN NGUYỆN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

VSF tập trung vào các vấn đề thường tác động đến trẻ em, phụ nữ và thanh niên, như dinh
dưỡng trẻ em, sức khỏe sinh sản và ươm mầm tài năng. Mặc dù là một tổ chức thiện nguyện
doanh nghiệp mới được thành lập năm 2014 bởi ba công ty thành viên thuộc Tập đoàn TH
(Công ty CP Thực phẩm Sữa TH, Công ty CP Sữa TH, và Công ty CP Chuỗi Thực phẩm
TH), VSF khẳng định Quỹ là một pháp nhân vận hành độc lập với chiến lược phát triển
riêng dài hạn. VSF cũng triển khai các hoạt động CSR của ba công ty thành viên nói trên.

Sự am hiểu thấu đáo về quản lý điều hành kiến Hỗ trợ Sinh viên và Thanh niên vì Môi
của các thành viên sáng lập VSF được thể trường. Quỹ cũng xây dựng các công trình
hiện qua ba nguyên tắc nền tảng cho hoạt dân sinh phục vụ cộng đồng dân tộc thiểu số
động của Quỹ: tách bạch tài chính với vận và trẻ em nghèo vùng sâu, vùng xa. Trong hợp
hành; xác định cụ thể, rõ ràng đối tượng thụ tác với địa phương, VSF khuyến khích đối
hưởng và vấn đề được giải quyết; và, nhấn tượng thụ hưởng cùng tham gia, và nêu rõ
mạnh mục tiêu bền vững và tối ưu trong hợp rằng địa phương sẽ “làm chủ” cầu đường hay
tác với đối tác trong nước và quốc tế. Hội điểm trường “của họ” sau khi công trình được
đồng Quản lý, bao gồm các thành viên sáng hoàn thành. Điều này góp phần tăng tính bền
lập và nhà tài trợ chính, quyết định những vững của dự án và khẳng định việc phát huy
vấn đề chính sách như định hướng hoạt quyền năng của đối tượng thụ hưởng là một
động, phân bổ ngân sách, và việc khởi động trong những ưu tiên của VSF.
hoặc chấm dứt dự án. Hội đồng cố vấn, bao
gồm các chuyên gia về dinh dưỡng, các vấn đề VSF cũng hợp tác với các quỹ hay NGO để
của trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ, đảm tránh lãng phí, tối ưu hóa nguồn lực, và tận
bảo cho các chương trình luôn phù hợp và dụng thế mạnh của mỗi bên. Ví dụ, VSF
hiệu quả. Các hội đồng này cùng làm việc mà hợp tác với Quỹ Hy vọng để xây cầu tại Cần
không có cản trở, ràng buộc đối với nhau. Thơ, hay cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao xây
trường lớp ở Điện Biên: VSF có thế mạnh về
Bên cạnh những chương trình hướng đến trẻ truyền thông và gây quỹ, và về huy động mạng
em, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và thanh lưới nhân lực tình nguyện; trong khi Quỹ Hy
niên, VSF cũng tập trung vào các vấn đề thiết vọng hay Quỹ Trò nghèo Vùng cao sẵn có
thực cho sự phát triển toàn diện của Việt đối tác địa phương cùng niềm tin và sẵn sàng
Nam. Điển hình là với chương trình Dinh hợp tác.
dưỡng Học đường, ngoài trao tặng sữa, VSF
còn nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm Hoạt động từ thiện của doanh nghiệp thường
quan trọng của dinh dưỡng cho phát triển có nghĩa là nâng cao sự công nhận tên tuổi
thể chất và trí lực của trẻ. Hay trong khuôn cho công ty sáng lập. Tuy nhiên, VSF nổi bật
khổ chương trình Ươm mầm Tài năng Trẻ, với tư duy làm thiện nguyện có giá trị tự thân,
VSF cấp học bổng; tổ chức huấn luyện, đào được thể hiện rõ không chỉ bởi sự đúng đắn,
tạo; và hỗ trợ các sáng kiến thiết thực của khôn ngoan trong các chương trình của Quỹ,
thanh niên cho cộng đồng qua các cuộc thi mà còn bởi sự vận hành được hoạch định bài
như Chinh Phục (2017), Thử thách Sáng tạo bản và chuyên nghiệp, không bị tác động bởi
Xã hội (2017) và các dự án dài hạn như Sáng lực kinh doanh.
59
ĐIỂN HÌNH 9
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (DRD)

GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ


TRONG XÂY DỰNG LÒNG TIN
VÀ SỰ CHUYÊN NGHIỆP

DRD là một tổ chức phi lợi nhuận (NPO) hàng đầu tại TP.HCM hỗ trợ phát triển quyền
năng cho người khuyết tật (NKT) và xây dựng nhận thức tích cực đối với vấn đề khuyết tật
hướng tới một xã hội hòa nhập. DRD nổi bật về quản trị chuyên nghiệp và bền vững được
thể hiện ở hệ thống đánh giá hiệu quả cao và sự minh bạch giải trình – những yêu cầu luôn
là thách thức đối với nhiều tổ chức NPO Việt Nam.

Được thành lập năm 2005 với sự hỗ trợ của khuyến khích phát triển, xây dựng quyền
Quỹ Ford, DRD tập trung trước tiên vào năng này là thế mạnh lớn nhất của Tổ chức.
việc phát triển, xây dựng năng lực tự thân Một trong những điểm mạnh khác của DRD
cho NKT nhằm dần dần cải thiện nhận thức, là phương pháp tiếp cận của Tổ chức trong
năng lực, cơ hội việc làm và học tập của họ (ví việc giám sát và đánh giá – một thách thức
dụ như cấp học bổng, tư vấn pháp lý và việc lớn đối với hầu hết các tổ chức phi chính phủ
làm, cung cấp thiết bị/dụng cụ hỗ trợ, và tư ở Việt Nam. Với tài trợ của Cơ quan Phát
vấn về xây dựng và phát triển tổ chức). Nỗ lực triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), DRD đã
tiếp theo hướng đến nâng cao nhận thức của chọn đầu tư vào một cơ chế giám sát và đánh
xã hội về NKT và các vấn đề khuyết tật (như giá chuyên nghiệp, trong đó có hệ thống báo
kiến nghị về dịch vụ xã hội tốt hơn và tiện ích cáo online cập nhật thường xuyên các chỉ số
để NKT tiếp cận môi trường sống dễ dàng đo lường của từng dự án cũng như của toàn
hơn; nghiên cứu và vận động chính sách về bộ tổ chức, và có thể dễ dàng truy cập. Các
hòa nhập, mở một trung tâm cộng đồng NKT chỉ số đánh giá từng dự án và thông tin tài trợ
[Câu lạc bộ Cuộc sống tươi đẹp]), và mới luôn có trên website của tổ chức để kiểm tra
đây là phát triển ứng dụng bản đồ tiếp cận ở chéo và kiểm toán; cho nên các mạnh thường
TP.HCM cho NKT. quân không cần đợi báo cáo định kỳ hay hỏi
DRD mới biết được.
Áp dụng mô hình ABCD (Asset Based
Community Development) Phát triển cộng Một hệ thống đánh giá minh bạch, cập nhật,
đồng dựa vào năng lực và điểm mạnh của địa dễ dàng tiếp cận với các bên liên quan như vậy
phương, DRD dẫn dắt việc xác định và huy là điều hiếm thấy ở các tổ chức thiện nguyện
động các giá trị, nguồn lực chưa được nhận và phát triển Việt Nam. Việc triển khai thành
biết của cộng đồng, để rồi phát huy, sử dụng công hệ thống này cho thấy sự cam kết mạnh
chúng cho lợi ích của cộng đồng. Phương mẽ của DRD đối với việc thúc đẩy lợi ích của
thức đó hết sức quan trọng trong việc giúp cộng đồng thụ hưởng và đối tác của Tổ chức
hình thành các tổ chức NKT ở các tỉnh, đào một cách chính trực và chuyên nghiệp.
tạo để họ tự huy động nguồn lực và tự làm và
tự giải quyết vấn đề của mình. DRD xem cách

60
ĐIỂN HÌNH 10
QUỸ VÀ HIỆP HỘI EURASIA

ĐỊNH HƯỚNG RÕ RÀNG VÀ XUYÊN SUỐT:


VÌ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH SƯ PHẠM TRỊ LIỆU
TẠI VIỆT NAM

Eurasia là một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm
2011, với sứ mệnh tạo điều kiện phát triển và hòa nhập xã hội cho những người khiếm
khuyết trí tuệ, tâm lý và thể chất cũng như trẻ em yếu thế tại Việt Nam. Tổ chức này đóng
vai trò quan trọng trong việc đưa vào và phát triển ở Việt Nam ngành sư phạm trị liệu và
ngành xã hội trị liệu bao gồm các cơ sở giáo dục và trị liệu, và đào tạo giáo viên chuyên biệt,
các nhà trị liệu và chuyên gia khác phục vụ trong lĩnh vực này.

Cơ sở hoạt động chính của Eurasia là Trung Việc có giáo dục đặc biệt đã thu ngắn khoảng
tâm Bảo trợ Người Khuyết tật Tịnh Trúc cách của trẻ em khuyết tật với xã hội, tạo
Gia (TTG), hiện đang cung cấp chỗ ở và đào thuận lợi cho các em hòa nhập cộng đồng,
tạo nghề thanh thiếu niên khuyết tật và thiểu giúp gia đình các em cải thiện kinh tế, đồng
năng ở thành phố Huế. thời góp phần vào phát triển xã hội. Điều
đó cũng giúp thay đổi nhận thức về mặt văn
Dù có đề cập đến người khuyết tật, chính hoá, giúp xã hội có cái nhìn thân thiện hơn
sách nhà nước vào những năm 1990 tập với người khuyết tật trí não vốn hay bị xem là
trung chủ yếu vào nhóm khuyết tật chân tay. khùng điên.
Người khuyết tật trí não không có nơi học
tập, dịch vụ dành cho nhóm trẻ tự kỷ vẫn Quỹ và Hiệp hội Eurasia và TTG được nhiều
là khoảng trống, và họ có nguy cơ bị bỏ lại người biết đến bởi văn hóa minh bạch và chia
phía sau. Eurasia được thành lập nhằm giúp sẻ thông tin của tổ chức – điều không chỉ là
giải quyết vấn đề này. Nhà sáng lập Eurasia, nguyên tắc và chuẩn mực vận hành, mà còn
Tiến sỹ Hà Vĩnh Thọ, vốn sống ở Thuỵ Sĩ, là một giá trị cốt lõi mà mọi thành viên phải
đã xây dựng mô hình dạy trẻ khuyết tật trí tuân theo. Minh bạch và chia sẻ thông tin
tuệ, ứng dụng văn hóa và các giá trị của Tổng không chỉ đảm bảo giải trình với các bên liên
Chỉ số Hạnh Phúc quốc gia (Gross National quan, mà còn là công cụ quản trị và quản lý
Happiness Index) của Bhutan và các nguyên rủi ro hữu hiệu, đồng thời phản ánh “các giá
tắc học kỹ năng cảm xúc xã hội phổ biến ở trị hạnh phúc” và mô hình giáo dục cảm xúc
phương Tây. Trung tâm TTG được xây dựng xã hội mà tổ chức đang theo đuổi. Điều này
cho Việt Nam dựa trên mô hình tốt nhất của tạo nên không gian và môi trường cởi mở,
Thuỵ Sĩ nhưng hòa hợp với văn hóa và tinh thân thiện và hiếu khách mà bất cứ ai ghé
thần của địa phương. thăm trung tâm TTG đều có thể cảm nhận.

61
ĐIỂN HÌNH 11
THƯ VIỆN SÁCH NÓI HƯỚNG DƯƠNG DÀNH CHO NGƯỜI MÙ

HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG


CHO HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN

Thư viện sách nói Hướng Dương dành cho người mù tại TP. HCM là một điển hình nổi
bật về quan hệ tốt giữa tổ chức thiện nguyện và chính quyền địa phương. Ví dụ hiếm hoi
này cho thấy khi một tổ chức phi lợi nhuận (NPO) tạo dựng được uy tín và có sự kết nối,
thông hiểu với cơ quan nhà nước thì chính quyền có thể có những sự hỗ trợ quan trọng cho
tổ chức, từ khâu cấp giấy phép thành lập Quỹ đến cấp đất xây dựng cơ sở.

Thư viện sách nói Hướng Dương là đứa con trường cũ dạy học, hoặc về làm việc cho các
tinh thần của chị Nguyễn Hướng Dương, chi hội người mù ở các tỉnh, hay làm cán bộ
một hướng dẫn viên du lịch bị tai nạn giao xã và phục vụ lại cộng đồng người khiếm thị.
thông khi 25 tuổi khiến chị không còn di Có em đã có thể giúp đỡ lại gia đình. Một vài
chuyển được. Sau gần hai năm chữa trị và tập em đang làm nghiên cứu sinh, trong đó có 6
đi với đôi chân giả, người phụ nữ trẻ quyết em đang theo các chương trình thạc sĩ và tiến
tâm trở lại xã hội và làm điều gì đó có ích cho sĩ trong nước và tại Australia.
cuộc đời mình. Và Thư viện sách nói ra đời từ
cơ duyên đó. Hướng Dương giờ đây là cái tên được biết
đến rộng rãi trong cả nước. Các câu chuyện
Được thành lập năm 1998, Thư viện sách nói về Quỹ và Người sáng lập Quỹ thường xuyên
Hướng Dương ban đầu chỉ nhằm hỗ trợ các được nhắc đến trên các phương tiện truyền
em học sinh khiếm thị. Khi hoạt động trở nên thông. Điều này giúp ích rất nhiều trong
quy mô hơn, dự án gắn kết với Hội Phụ nữ việc duy trì sự quan tâm và ủng hộ của công
Từ thiện TP.HCM. Năm 2010, tổ chức phi chúng, đặc biệt là từ chính quyền thành phố
lợi nhuận này làm thủ tục và có được tư cách cũng như các nghệ sĩ và người nổi tiếng tình
pháp nhân là Quỹ một cách thuận lợi do Thư nguyện đọc để ghi âm. Nhờ những đóng
viện đã được nhiều người biết đến. Sau nhiều góp quý giá cho cộng đồng, Thư viện Sách
năm không ổn định về địa điểm hoạt động, đề nói Hướng Dương và bản thân chị Hướng
nghị được giúp đỡ của Quỹ đã được Ủy ban Dương đã được vinh danh với nhiều danh
Nhân dân TP.HCM Minh đáp ứng bằng việc hiệu và giải thưởng các cấp, từ danh hiệu
cấp đất, trong khi Thư viện tự vận động xây và giải thưởng của các tổ chức cấp cơ sở và
dựng cơ ngơi. Theo Quỹ Hướng Dương, có chính quyền địa phương đến bằng khen của
được sự hỗ trợ này phần lớn là nhờ ở sức lôi Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao
cuốn của bản thân người sáng lập và ở sáng động (Hạng Nhì) của Nhà nước.
kiến truyền cảm hứng của chị được nhiều
người biết đến. Đến nay Thư viện đã mở rộng quy mô, phục
vụ sách và tài liệu giáo dục cho nhiều đối
Thư viện giúp cho người khiếm thị có cơ hội tượng trong đó có cả người cao tuổi và độc
tiếp cận tri thức, từ đó nâng cao chất lượng giả nói chung. Thư viện sách nói Hướng
sống và tạo thuận lợi cho việc hội nhập cộng Dương được coi là một điểm sáng văn hoá
đồng của họ. Nhiều sinh viên khiếm thị thụ của Thành phố, một “điểm đến” hầu như
hưởng của Quỹ đã tốt nghiệp đại học và trở về không thể tìm thấy ở nơi khác trên đất nước.

62
ĐIỂN HÌNH 12
NGO MEKONG PLUS VÀ DNXH MEKONG QUILTS

CÙNG ĐỊA PHƯƠNG TÁC ĐỘNG XÃ HỘI BỀN VỮNG

Mekong Plus (MP) và Mekong Quilts (MQ) đã xây dựng thành công mô hình “tuần hoàn”
gần với người cần trợ giúp, nâng cao quyền năng cho các cộng đồng địa phương không chỉ
về sinh kế và năng lực mà còn về tinh thần tự chủ, quyết tâm thành công và đoàn kết. Cách
tiếp cận của họ trong hỗ trợ và phát triển cộng đồng đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của
thiện nguyện – đó là, triển khai hiệu quả và giải quyết vấn đề cụ thể dẫn đến tác động xã hội
bền vững.

MP là một NGO của Pháp hoạt động tại Việt e dè ban đầu vì sợ rủi ro đối với nguồn lực khan
Nam và Campuchia từ năm 1994 trong các lĩnh hiếm của gia đình, và quyết định tham gia – điều
vực y tế, giáo dục, môi trường, việc làm và cải thiện cho thấy rõ là tiền lệ tích cực có tính thuyết phục
thu nhập. Làm việc chủ yếu với các hộ gia đình hơn lời kêu gọi tham gia từ “chuyên gia”. Cách
nghèo nhất ở các vùng nông thôn, MP tập huấn thức này cũng được áp dụng trong việc tài trợ; các
nông nghiệp, cấp khoản vay nhỏ để hỗ trợ người hộ gia đình tham gia dự án phải tuân theo một số
dân tăng sinh kế và thực hiện những dự án hỗ điều kiện để có thể giám sát quá trình và đảm bảo
trợ cộng đồng như xây cầu và gây quỹ học bổng hiệu quả. Điều kiện để có tài trợ đối ứng được yêu
theo hình thức tài trợ đối ứng. MQ được thành cầu thực hiện triệt để cho nên các hộ tham gia dự
lập ban đầu với tư cách là một Doanh nghiệp tư án phải cho thấy sự chủ động và cần mẫn trong
nhân thường, nhưng sau đó chuyển thành một việc tự lo khoản tiền còn lại cũng như cam kết và
DNXH bán mền và các đồ vải lanh được làm theo trách nhiệm với khoản vay và năng suất làm việc
cách thủ công bởi những phụ nữ nông thôn được của mình.
MP đào tạo. Trong khi MP có nguồn quỹ hoạt
động riêng, toàn bộ lợi nhuận từ các sản phẩm Về tác động xã hội, ông Bernard Kervyn, Giám
bán được của MQ đều trở thành nguồn quỹ hoạt đốc của MP và MQ, cho biết hoạt động cho vay
động của Thiện Chí và Ánh Dương, hai NGO vốn chỉ là một phần; tập huấn, tư vấn, đánh giá và
địa phương được thành lập với sự hỗ trợ của MP. theo dõi mới là những hoạt động quan trọng nhất,
với những tác động được đánh giá không chỉ bằng
MP đảm bảo tính bền vững của dự án bằng việc sinh kế hay gia cảnh được cải thiện, mà còn là
cách huy động hầu hết nhân lực và nguồn lực từ sự phát triển, thay đổi về mặt tự nhận thức, tự tin
địa phương. Người địa phương đã có sẵn cam kết và tự lực của đối tượng thụ hưởng. Đánh giá tác
muốn làm việc lâu dài tại quê hương nên ít có hiện động không hoàn toàn giống đối với DNXH, một
tượng nhân viên nghỉ ngang để chuyển chỗ làm. loại hình ‘kinh doanh vì lợi ích công’ phải được
Nhân viên là người địa phương nắm rõ địa bàn và thúc đẩy bởi động cơ rõ ràng và vững chắc để tạo
những ai cần được hỗ trợ nhất. Điều này hết sức ra các tác động xã hội thực sự bền vững. MP tác
hữu ích khi đánh giá các đối tượng thụ hưởng động đến nhiều hộ thụ hưởng hơn, trong khi MQ
tiềm năng tại nhà của họ và khi kiểm tra tiến bộ chỉ tạo việc làm cho 15-20 người. Điều đó nói lên
của các hộ gia đình mới được chọn tham gia dự rằng, việc tạo ra doanh thu ổn định để hỗ trợ hai
án. Tinh thần tự chủ của hộ thụ hưởng được vun tổ chức phi lợi nhuận này đòi hỏi phải có kỹ năng
đắp thông qua việc khuyến khích họ tự có những kinh doanh và quản lý sắc sảo để cân bằng giữa tăng
quyết định đúng đắn; như khi giới thiệu những trưởng kinh doanh và sứ mệnh ban đầu. Do đó,
kỹ thuật trồng trọt mới, MP tổ chức tập huấn ở cần phải thận trọng với “phong trào” DNXH và
những nơi các hộ tự nguyện tham gia. Nếu thí tính đến tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động
điểm thành công, các hộ nghèo hơn sẽ vượt qua của một DNXH để tránh sự không bền vững. 63
ĐIỂN HÌNH 13
TỔ CHỨC SAIGON CHILDREN’S CHARITY CIO (Saigonchildren)

TỔ CHỨC VÀ NHÀ TÀI TRỢ:


CÁC BÊN LIÊN QUAN HỢP TÁC ĐỂ CÙNG THÀNH CÔNG

Saigonchildren là một ví dụ về quan hệ đối tác lâu dài thành công trong hoạt động thiện
nguyện, nơi mà sự phối hợp ăn ý, sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau được duy trì giữa bên
nhận và bên tài trợ góp phần vào việc cùng đạt mục tiêu chung.

NGO này được Paul Cleves, một giáo viên hơn việc cho tặng đơn lẻ, nhất thời; và thay
người Anh, thành lập năm 1992 với sứ mạng vào đó, nên tính đến việc đồng hành cùng
giúp trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam có Saigonchildren và xây dựng con đường thiện
hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo và phát triển nguyện riêng của họ để có tác động lớn hơn.
hết tiềm năng của mình thông qua nền tảng Đó chính là hướng đi của Premier Oil, một
giáo dục chất lượng và phù hợp với nhu cầu. trong những doanh nghiệp tài trợ đáng tin
Bốn chương trình chính của Saigonchildren, cậy nhất của Saigonchildren và đã có sự
bao gồm Hỗ Trợ Học Bổng và Phát triển Trẻ hợp tác rất thành công với tổ chức từ thiện
em; Xây dựng Trường học và Môi trường này. Cả bên tài trợ lẫn bên nhận đều đầu tư
Học Đường; Đào tạo Nghề và Kỹ năng; và đặc biệt vào quan hệ đối tác này, và những
Giáo dục Đặc biệt, đã được triển khai tại 11 gì đạt được cho đến nay minh chứng cho
tỉnh thành trên khắp cả nước. thành công của cách tiếp cận này. Từ chỗ
15 năm trước chỉ hỗ trợ mỗi một chương
Saigonchildren tạo dựng được thương hiệu trình, Premier Oil giờ đây đã tham gia vào
và sự tin cậy của các đối tác với việc “làm tất cả các chương trình của Saigonchildren.
từ thiện nhưng với chất lượng không phải Mỗi khi tổ chức muốn thử nghiệm một
là ‘từ thiện’.” Dù mục tiêu ngắn hạn của chương trình mới, công ty cũng chính là nơi
Saigonchildren là giữ trẻ em đến trường, sứ Saigonchildren có thể dựa cậy để có sự hỗ trợ
mệnh lâu dài của Saigonchildren là cải thiện triển khai.
khả năng tiếp cận giáo dục, từ đó xây dựng
quyền năng dài hạn cho người thụ hưởng chứ Saigonchildren tin rằng, bên cạnh việc ưu
không chỉ giải quyết các nhu cầu ngắn hạn – tiên xây dựng quan hệ đối tác lâu dài và triệt
một cách đóng góp riêng của tổ chức này cho để thực hiện sự minh bạch, đằng sau thành
sự phát triển bền vững của Việt Nam. công của mối quan hệ giữa bên tài trợ và bên
nhận là các cựu sinh viên Saigonchildren -
Saigonchildren được biết đến là một trong những người giữ cho sự giao tiếp, trao đổi với
những tổ chức có hoạt động gây quỹ tốt nhất bên doanh nghiệp tài trợ được suôn sẻ và liên
khu vực phía Nam nhờ mạng lưới quan hệ tục, sự kết nối với công ty được vững chắc;
rộng rãi mà tổ chức đã xây dựng được trong cụ thể ở đây là với Premier Oil. Một sinh viên
khu vực công và trong giới doanh nghiệp. tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề của
Phương pháp tiếp cận của tổ chức này là Saigonchildren đã được gửi sang làm việc
thuyết phục mạnh thường quân nhìn xa tại Premier Oil, và giờ đây quản lý các dự án
CSR của công ty.

64
ĐIỂN HÌNH 14
SÁNG KIẾN CSR CỦA FORD VIỆT NAM:
KẾT NỐI DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ NPO
HỢP TÁC NHIỀU BÊN GIÚP NGƯỜI NGHÈO
VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH

Đây là một ví dụ về hoạt động CSR kết nối doanh nghiệp với các tổ chức xã hội và chính
quyền địa phương để làm thiện nguyện hiệu quả hơn trong những giai đoạn khó khăn.

Dự án được Công ty Ford Việt Nam triển Phụng sự Cộng đồng Vũ Võ Phương Nam
khai vào mùa hè năm 2021 như một sáng kiến​​ (CVOVS) và Sáng kiến Bệnh viện tại nhà
CSR nhằm giúp đỡ những người dân có thu (BVTN) – những nhóm có kinh nghiệm
nhập thấp và lao động di cư mất việc làm của cung cấp oxy và thuốc cho bệnh nhân tại nhà
TP.HCM bị kiệt quệ vì đại dịch. Dự án mang cũng như các số hotline để người cần liên hệ;
đến cho các đối tượng này thực phẩm và các và Trung tâm nghiên cứu – tư vấn Công tác
nhu yếu phẩm khác khi họ phải đối mặt với xã hội và Phát triển cộng đồng (SDRC), Tình
cái đói; cung cấp oxy và thuốc men cho bệnh Thân Foundation, Hội phụ huynh LGBT
nhân Covid-19 tự điều trị tại nhà khi các Việt Nam (PFLAG) – những tổ chức, thông
bệnh viện quá tải; và cung cấp vốn hết sức cấp qua các thành viên của họ, đã nhanh chóng
thiết cho những người bán hàng rong, bán vé tìm ra đúng đối tượng và kết nối để dự án
số và chủ cửa hàng nhỏ để họ phục hồi. Dự hỗ trợ. Dự án cũng được thuận lợi nhờ sự
án đã tiếp cận những người khó khăn nhất chung tay của các đoàn thể địa phương như
và cho họ những hình thức hỗ trợ thích hợp Quận đoàn Bình Thạnh; chính quyền địa
theo cách nhanh nhất có thể nhờ sự hợp tác phương như chính quyền Thành phố Thủ
nhiều bên giữa các doanh nghiệp với các tổ Đức; và các cá nhân nhiệt thành hoạt động
chức xã hội và chính quyền địa phương. Việc thiện nguyện. Tại Hà Nội, ECUE thông
mời các tổ chức địa phương tham gia dự án qua Hội Phụ nữ phường Hàng Đào, các tổ
là một quyết định chiến lược vì các tổ chức chức phi chính phủ hoạt động tích cực như
cơ sở hiểu tình hình thực địa, có mạng lưới Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân
chân rết mạnh trong cộng đồng, và có quan (PPWG) cũng như mạng lưới lao động di cư
hệ tốt với chính quyền địa phương - tất cả để tiếp cận gần 100 người nghèo cần vốn để
những điều đó giúp tiếp cận đúng đối tượng phục hồi sinh kế.
thụ hưởng và dự án hoạt động trơn tru.
Có thể nói vào dịp đó, một tiểu hệ sinh thái
Ford Việt Nam là bên đóng góp tài chính thiện nguyện đã xuất hiện trên thực tế, trong
và kết nối dự án, và ECUE - tổ chức điều đó mỗi tác nhân đều đóng vai trò phù hợp
phối Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống với năng lực của mình và thực hiện những
(VMHNDS) - là đối tác NPO của Công ty. việc cần làm. Như một trong những thành
Từ Hà Nội, Ford và ECUE đã liên lạc với các viên đối tác chính của dự án đã nói, “Mỗi tác
tổ chức cộng đồng tại TP.HCM, như Mạng nhân trong tiểu hệ sinh thái này đều có thể bổ
lưới phi lợi nhuận miền Nam (SNPO); Câu trợ lẫn nhau, học hỏi từ nhau, và hợp tác với
lạc bộ xe bán tải và bạn bè (PNF) - đóng góp nhau để làm cho công việc thiện nguyện hiệu
bằng năng lực vận chuyển của họ; Tổ chức quả và bền vững.”

65
ĐIỂN HÌNH 15
CHIA SẺ CỦA HÀ ANH TUẤN 1

THIỆN NGUYỆN VÀ NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG


“Mình sử dụng ảnh hưởng của mình để kể câu chuyện phải kể,
nhưng phải nhớ, Tuấn chỉ là một trong đội ngũ rất đông những
người trẻ có cùng giấc mơ, cùng mục tiêu…

...Tuấn không tin vào một anh hùng từ trên trời rơi xuống
và giải cứu thế giới. Cho nên đối với một vấn đề xã hội thì
câu trả lời không phải ở một người có ảnh hưởng, một người
nổi tiếng, mà là ở toàn thể cộng đồng.”

Hà Anh Tuấn là một ca sĩ nổi tiếng tại Việt Vậy thực hành thiện nguyện (philanthropy)
Nam được biết đến về tài tập hợp người hâm khác gì với làm từ thiện?
mộ mình ủng hộ những điều tốt, và cũng sử Thiện nguyện xuất phát từ nhu cầu cộng
dụng tiền của bản thân để làm thiện nguyện. đồng cùng chia sẻ điều tốt chung, và làm cho
Ca sĩ – người có ảnh hưởng này hay được điều tốt đó được lâu bền. Tuấn và bạn bè
nhắc đến với việc đóng góp tài trợ cho những quyết định trồng rừng vì muốn làm điều tốt,
hoạt động đáng được ủng hộ; ví dụ như hỗ trợ muốn điều tốt đó được mọi người chia sẻ, và
để tiếp tục sản xuất một chương trình truyền muốn tự nó sống. Thiện nguyện là một khái
hình giúp đoàn tụ thành viên trong những niệm mới mà những người trẻ như Tuấn học
gia đình thất lạc nhau nhiều năm có nguy cơ được từ cách làm công tác xã hội của quốc tế,
bị dừng do thiếu tiền tài trợ; hay cung cấp và cũng từ những người có ảnh hưởng quốc
miễn phí gạo và thực phẩm cho người nghèo tế. Họ không chỉ cứu trợ đói nghèo, mà còn
trong đợt phong tỏa vì dịch Covid-19; hoặc đầu tư vào những dự án thiên nhiên, y tế, giáo
huy động mạng lưới của mình quyên góp rất dục vì đó chính là những nền tảng để nuôi
thành công để lắp đặt ba phòng cách ly áp lực dưỡng con người và tự nhiên. Nhiều bạn nhỏ
âm tại Hà Nội, Quảng Ninh và TP.HCM tuổi hơn Tuấn cũng bắt đầu rủ nhau làm việc
trong thời gian đỉnh dịch. Dự án gần đây nhất thiện một cách khoa học và có hiểu biết; đó
của anh là trồng mai anh đào tại Lâm Đồng và là những dấu hiệu cho thấy làm từ thiện sẽ
phục hồi các cây bản địa tại miền Trung. không còn chỉ mang tính tức thời mà sẽ trở
thành văn hóa, thói quen trong xã hội. Chúng
Điều gì truyền động lực hay cảm hứng cho ta cần điều đó vì mọi vấn đề cấp thiết của xã
Hà Anh Tuấn làm thiện nguyện? hội - như bảo vệ rừng, phòng chống thiên
Tuấn làm những gì trái tim mách bảo, những tai, chăm sóc nạn nhân của thiên tai - không
gì mà truyền thống làm việc thiện của người còn là câu chuyện của riêng một địa phương
dân Việt Nam đã dạy cho thế hệ của Tuấn. Là nào nữa, mà kéo theo sự chung sức của toàn
người có ảnh hưởng, Tuấn được truyền cảm xã hội và mọi thế hệ. Từ những gì chúng ta
hứng bởi những người xung quanh - cha mẹ, đang chứng kiến ngày nay, nhất là trong giới
hàng xóm, bạn bè. Làm sao mình có thể làm trẻ, Tuấn tin là người Việt Nam đang bắt đầu
ngơ trước hoạn nạn của ai đó nếu mình có thể phát triển rất mạnh thiện nguyện như là một
làm gì đó để cứu giúp? nếp sống.

1
Phỏng vấn trực tuyến ngày 03/11/2020
66
Người có ảnh hưởng có thể có những tác khác cần phải tránh là, với quá nhiều like và
động hay ảnh hưởng gì? share trên mạng, những người có ảnh hưởng
Người có ảnh hưởng có thể làm nhiều điều vì có thể cảm thấy như họ là quan trọng và tốt
họ dễ thu hút được sự chú ý và đóng góp của nhất trong mọi việc. Tuấn không tin vào một
mọi người hơn. Họ có thể có thêm danh tiếng anh hùng từ trên trời rơi xuống và giải cứu
nếu hoạt động thiện nguyện của họ thành thế giới. Cho nên đối với một vấn đề xã hội
công, nhưng xin nhớ rằng uy tín của một thì câu trả lời không phải ở một người có ảnh
người nổi tiếng dễ bị tổn hại, đôi khi vì những hưởng, một người nổi tiếng, mà là ở toàn thể
lý do ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhất là cộng đồng. Càng nhiều người tham gia vào
trong thời đại internet. Khi những mục đích giải pháp thì mới tốt được. Chúng ta cũng
của bạn bị đặt dấu hỏi thì những lời kêu gọi phải cộng tác với Nhà nước, là bên có nguồn
ủng hộ và đóng góp trước đó của bạn cũng lực nhưng ngoài tầm tiếp cận của công chúng;
bị nghi ngờ, và điều đó có thể làm ảnh hưởng cho nên chính quyền cần phải tham gia để
các hoạt động thiện nguyện của bạn. Cái bẫy thiện nguyện có điều kiện đạt hiệu quả hơn.

Nhiều bạn nhỏ tuổi hơn Tuấn cũng bắt đầu


rủ nhau làm việc thiện một cách khoa học
và có hiểu biết; đó là những dấu hiệu cho
thấy làm từ thiện sẽ không còn chỉ mang
tính tức thời mà sẽ trở thành văn hóa, thói
quen trong xã hội.

67
ĐIỂN HÌNH 16
GƯƠNG MẶT VÀ CÂU CHUYỆN:
NGHỆ SĨ NHÂN DÂN (NSND) KIM CƯƠNG

“ĐI LÀM TỪ THIỆN, TÔI CHỈ CÓ TÌNH CẢM


CỦA MỌI NGƯỜI, CHỨ KHÔNG CÓ CÁI “THẾ” NÀO CẢ!”

“Làm từ thiện không phải là chỉ giúp về vật chất … của cho
không quý bằng cách cho. Thà làm ít, cho ít nhưng đi vào thực
chất. Người khổ họ thiếu thốn niềm vui trong cuộc sống. Tới
với người ta làm sao mà mình đem được sự an ủi cho người ta,
điều đó mới chân thật!” - NSND Kim Cương.

Cái duyên làm từ thiện của NSND Kim Cương khởi đầu từ sân khấu cách
nay hàng chục năm. Thu hút rất nhiều người hâm mộ diễn xuất xuất sắc
của Bà trong những vai người bất hạnh, đau khổ, Kim Cương nảy lên ý
nghĩ hướng tình thương của khán giả đến những người bất hạnh thật sự
ngoài đời. Từ đó, Bà bắt đầu tập hợp những khán giả hâm mộ mình rồi
cùng nhau đi làm từ thiện.

Tiếp xúc với các mảnh đời khốn khó giúp cho diễn xuất của Bà mang đậm
hơi thở của cuộc đời hơn, được nhiều khán giả thương yêu và đóng góp
nhiều hơn để Bà đi làm từ thiện. Nghệ thuật và thiện nguyện luôn là hai
phần không thể tách rời làm nên con người Bà. Khi rời xa ánh đèn sân khấu,
Bà tập trung toàn bộ tâm trí cho hoạt động thiện nguyện. Nhiều người sẽ
tâm đắc với chia sẻ của Nghệ sĩ về cách làm thiện nguyện – niềm đam mê
nhiệt huyết của Bà: “Có người làm từ thiện bằng cách cho tiền một cách
thờ ơ, không quan tâm đến hiệu quả sau đó, thì không thể xem là từ thiện
đúng cách. Mình làm việc gì cũng phải có hiệu quả.” Cách làm thiện nguyện
của Kim Cương cũng độc đáo, khác lạ so với cách mà số đông nghĩ về công
việc này: cứ nghe được ở đâu có người khổ là Bà chủ động chạy tới. Rồi
người khổ chủ động tìm tới để nhờ Bà sẻ chia, giúp đỡ. Không chỉ đến với
người khổ bằng trái tim ấm áp, Bà còn có cái đầu lạnh. Bà khẳng khái chủ
trương các hoạt động thiện nguyện phải thực hiện kiểm toán thường xuyên
để được bền vững. Liên tục rà soát có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là “cái
thắng ghìm mình lại để mình không dám làm bậy, cho mọi người thấy mình
không tham và làm người quyên góp cho mình cũng yên tâm.”

Hiện nay NSND Kim Cương là Phó Chủ tịch Hội hỗ trợ người khuyết tật
và trẻ mồ côi, Ủy viên Thường vụ Hội hỗ trợ bệnh nhân nghèo. Bên cạnh
các công tác này, việc nặng gánh nhất của Bà lúc này là lo cho anh em nghệ
sĩ có hoàn cảnh khó khăn. Bà còn vận động thành lập học bổng mang tên
NSND Bảy Nam, mẹ của Bà, để tặng cho con em của nghệ sĩ nghèo.

Được tôn vinh tài năng trên sân khấu với danh xưng Kỳ nữ Kim Cương, Bà
cũng được vinh danh là NSND hết lòng vì người nghèo khó.
68
ĐIỂN HÌNH 17
DOANH NHÂN PHẠM VĂN BÊN
VÀ KÝ TÚC XÁ CỎ MAY

SÁNG KIẾN THIỆN NGUYỆN CÁ NHÂN


DỰA TRÊN NỀN TẢNG GIA ĐÌNH

Đây là một điển hình nổi bật về một sáng kiến thiện nguyện được khởi đầu bởi một doanh
nhân có tầm nhìn của một nhà giáo dục, xuất phát từ truyền thống nhân ái và coi trọng giáo
dục của người Việt Nam. Được khởi đầu chỉ bởi một cá nhân, dự án sau đó trở thành hoạt
động thiện nguyện của cả gia đình.

Cố doanh nhân Phạm Văn Bên là người sáng nghiệp, sinh viên tự quản hoạt động hàng
lập và chủ Doanh nghiệp Cỏ May – một công ngày của KTX – điều cũng là cơ hội tốt để
ty có quy mô hàng đầu khu vực Đồng Bằng các em phát triển các kỹ năng quản lý.
Sông Cửu Long, chuyên sản xuất, kinh doanh
thức ăn chăn nuôi, lương thực và du lịch. KTX là một mô hình thiện nguyện độc
Ông cũng là người sáng lập Ký túc xá Cỏ May đáo về xây dựng và vận hành. Mặc dù được
(KTX) – một mô hình hỗ trợ giáo dục mang trường đại học bảo lãnh về pháp lý và hỗ trợ
tinh thần thiện nguyện chưa từng có ở Việt chuyên môn, KTX là một đơn vị của Doanh
Nam. Động lực thúc đẩy Ông giúp lớp trẻ nghiệp Cỏ May, vận hành theo triết lý kinh
ngày nay vươn lên bắt nguồn từ những năm doanh của công ty, coi trọng các giá trị con
gian khó, nương nhờ cô nhi viện để được ăn, người tốt, sản phẩm tốt, tâm tốt, và Văn
ở, vừa học văn hóa vừa học nghề. hóa Cỏ May (mọi người đều được tôn trọng).
Ông Bên dạy các con: “Khi nào người dân
Là người có niềm tin thật sự vào giáo dục, còn tin tưởng, còn ủng hộ mình thì chúng ta
nhà doanh nghiệp này cho rằng “Gốc rễ của vẫn có điều kiện chăm lo cho sinh viên nghèo.
sự nghèo nàn chính là sự thiếu học, thiếu nền Đó là trách nhiệm của chúng ta đối với xã
tảng khoa học, công nghệ, thiếu tri thức và hội. Khi ba qua đời thì các con, rồi con của
đức hạnh.” Trước KTX, Ông đã lập quỹ học các con sau này cũng phải giữ nguyên tắc đó
bổng hỗ trợ con em nhân viên và người dân để dự án KTX của ba được trường tồn”. Cho
trong và ngoài công ty. Ông chọn địa điểm đến nay, toàn thể gia đình tiếp tục toàn tâm
xây KTX ở TP.HCM để giúp sinh viên nghèo toàn ý ủng hộ tâm nguyện, triết lý và cách vận
có hoàn cảnh khó khăn từ cả tỉnh thành khác hành doanh nghiệp cũng như sáng kiến thiện
ngoài Đồng bằng Sông Cửu Long. Là ký túc nguyện KTX Cỏ May của Ông. Họ vẫn duy
xá tư nhân duy nhất nằm trong khuôn viên trì khoản kinh phí 14 tỷ đồng mỗi năm cho
một trường đại học công ở TP.HCM, KTX KTX mà Ông Phạm Văn Bên đã ấn định từ
Cỏ May cung cấp không chỉ chỗ ăn ở miễn đầu và không nhận thù lao cho công sức bỏ
phí mà cả học phí và những kỹ năng mềm cần ra cho dự án này.
thiết. Với sự hỗ trợ của cán bộ quản lý chuyên

69
ĐIỂN HÌNH 18
KẾT NỐI ĐIỀU TỐT LÀNH

NỀN TẢNG CỘNG ĐỒNG WISHARE:


KẾT NỐI ĐIỀU TỐT LÀNH

Wishare là một nền tảng miễn phí vì cộng đồng và dựa vào cộng đồng, tập trung vào các kết
nối vì mục đích xã hội. Từ năm 2016, nền tảng này giúp giải quyết những vấn đề then chốt
mà các tổ chức phi lợi nhuận phải đối mặt, như phổ biến thông tin, huy động nguồn lực
con người và tài chính, và số hóa hoạt động thường xuyên. Các tổ chức cộng đồng không
cần đầu tư vào công nghệ nữa; thay vào đó, có thể chuyên tâm cho sứ mệnh xã hội của mình.

Ý tưởng phát triển Wishare xuất hiện khi Lê hợp, xóa bỏ các rào cản trong việc kết nối,
Hoàng Nhi, hiện trong ban lãnh đạo của một tăng cường tiếp cận cộng đồng và hiệu quả,
doanh nghiệp nước ngoài, được đề nghị hỗ minh bạch hóa các hoạt động tài chính, tiết
trợ một tổ chức phi lợi nhuận tìm các ứng kiệm thời gian và chi phí cho các tổ chức, đặc
viên Việt Nam đi du học tại Pháp. Nhu cầu biệt là các tổ chức nhỏ có nguồn lực hạn hẹp.
du học ở Pháp thì có, nhưng việc kết nối với Tóm lại, trong khi một số tác nhân hỗ trợ sự
các ứng viên tiềm tàng không hề dễ dàng. kết nối qua mạng lưới trực tiếp giữa các tổ
Điều này thúc đẩy nhà kinh doanh tạo ra một chức cộng đồng, Wishare chính là cánh cửa
ứng dụng theo mô hình Uber hay AirBnB để mở ra những kết nối ảo không phụ thuộc vào
giúp kết nối cung - cầu cho các nhu cầu xã hội chiều kích địa lý và quy mô.
một cách hiệu quả như kết nối cung – cầu
cho giao dịch thương mại. Ứng dụng này tự Đúng với khẩu hiệu của nền tảng, Wishare
động hệ thống hóa thông tin đầu vào và đầu hiện đang cung cấp dịch vụ miễn phí và 100%
ra, giúp người dùng có bức tranh tức thời và vốn được đầu tư bởi người sáng lập, đồng
toàn diện về những nhu cầu và cơ hội hiện tại thời tìm kiếm đối tác cùng chí hướng nhằm
của cộng đồng phi lợi nhuận. Một ví dụ về phát triển một mô hình kinh doanh giúp
những sáng kiến của Wishare là danh bạ lớn Wishare phát triển bền vững để nền tảng có
về các hoạt động cộng đồng theo 17 Mục tiêu thể giữ vững sứ mệnh xã hội của mình. Về lâu
Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc – dài, Wishare mong muốn trở thành một nền
một công cụ thiết yếu được liên tục cập nhật tảng hàng đầu cho các hoạt động vì cộng đồng
và cải tiến để theo sát nhu cầu đang thay đổi và dựa vào cộng đồng ở Việt Nam, và hy vọng
của khối xã hội. có thể nhân rộng mô hình này ở các nơi khác.
Tăng cường tương tác và kết nối giữa các tổ
Khẩu hiệu của Wishare là “Kết nối điều tốt chức dựa vào cộng đồng có tính quyết định
lành”. Một khi các tổ chức trong cộng đồng đối với sự phát triển và trưởng thành của hệ
tin dùng thì nền tảng này có thể phát huy thế sinh thái thiện nguyện Việt Nam. Nền tảng
mạnh công nghệ của mình trong việc áp dụng công nghệ và xã hội như WISHARE cho ta
các thuật toán và trí tuệ nhân tạo (Artificial một công cụ rất cần thiết để tạo điều kiện
Intelligence - AI) để đưa ra những gợi ý phù thuận lợi cho tiến trình này.

70
LỜI KẾT

Như chúng tôi đã nói trong Lời nói đầu và phần Dẫn nhập, đây không
phải là một báo cáo nghiên cứu học thuật mà là một báo cáo khảo sát
thực tiễn nhằm nâng cao hiểu biết và sự nhìn nhận thấu đáo cũng như
sự ủng hộ đối với hoạt động thiện nguyện, vai trò và đóng góp của hệ
sinh thái này cho sự phát triển bền vững và hòa nhập của Việt Nam
cùng với công cuộc tiếp tục hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất
nước. Nói cách khác, chúng tôi coi đây là một nỗ lực vận động cộng
đồng và bộ máy công quyền, được thể hiện cụ thể nhất trong các
khuyến nghị nêu tại Chương IV.

Theo cách tiếp cận đó, chúng tôi tin rằng bản khảo sát này thực sự cung
cấp những góc nhìn có tính minh họa từ thực tế, đặc biệt là thông qua
các trường hợp điển hình cụ thể của chính các tác nhân và bên liên
quan hoạt động thiện nguyện, cùng với các phân tích và nhìn nhận cẩn
trọng và thấu đáo về các khía cạnh và xu hướng chính, các tác nhân và
cách thực hành của hệ sinh thái thiện nguyện.

Để đặt những nhận xét kết luận này trong bối cảnh của chúng nhằm
diễn giải rõ hơn, chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét có tính so sánh
đối với hai tài liệu tổng quan gần đây về cùng chủ đề với báo cáo của
chúng tôi, đó là báo cáo khảo sát định lượng có tiêu đề Hoạt động thiện
nguyện tại Việt Nam của Cimigo (xem Tài liệu tham khảo) và phần viết
về Việt Nam kết hợp khảo sát định lượng với phân tích định tính trong
báo cáo nghiên cứu cập nhật Chỉ số Làm từ thiện năm 2020 (Doing
Good Index 2020 - DGI) (đã được đề cập tại trang 40).

Những phát hiện từ khảo sát của chúng tôi khẳng định các kết luận sau
trong báo cáo khảo sát của Cimigo:
• Thực tế làm từ thiện của công dân Việt Nam tập trung thông qua các
tổ chức từ thiện, chính quyền địa phương và các cơ sở tôn giáo
• Hiện tượng đáng chú ý của các cuộc vận động quyên góp cộng đồng
để cứu trợ của những người nổi tiếng
• Nhận biết còn hạn chế về các tổ chức từ thiện và thiện nguyện cụ thể
còn hạn chế
• Những lý do chính được nêu ra để lý giải việc không quyên góp
(ngoài việc thiếu nguồn lực) là: lo ngại về khả năng có tham nhũng;
không rõ về cách thức quyên góp; thiếu hiểu biết hoặc lòng tin đối
với tổ chức từ thiện

Đối với phân tích của Chỉ số Làm từ thiện năm 2020 về hoạt động
quyên góp ở Việt Nam, có sự trùng hợp lớn giữa các đánh giá của DGI
và của chúng tôi. Chúng tôi nhất trí với hầu hết các phát hiện và kết
luận được trình bày cô đọng trong phần Tóm tắt báo cáo của họ: “Kể
từ khi Việt Nam trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình

71
thấp, nhiều tổ chức dịch vụ xã hội (SDO) đã xoay hướng trọng tâm từ
xóa đói giảm nghèo sang cung cấp dịch vụ đa dạng hơn để thích ứng với
nhu cầu đang thay đổi của cộng đồng. Các SDO cũng trở nên tích cực
hơn trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề xã hội
quan trọng và khiến chính phủ phải có trách nhiệm. Đồng thời, mặt trái
của việc mức thu nhập tăng là lượng tài trợ nước ngoài vào trong nước
giảm đi. Nhiều SDO đang phải đối mặt với sự thiếu hụt vốn đáng kể.
Thay vì khuyến khích sự quyên góp ở trong nước, chính phủ đang rời
xa thêm khỏi xã hội này. Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức,
nhưng nhiều SDO không còn hoạt động trong hai năm qua”.

Hai nhận định cuối cùng rất cần được xác nhận lại. Những ảnh hưởng
sâu sắc về kinh tế và xã hội có liên quan đến đại dịch Covid-19, trong
đó có cả những đợt phong tỏa kéo dài nhiều tháng trên toàn quốc và
đặc biệt là ở TP.HCM, có thể lý giải phần nào. Mặt khác, trái ngược với
điều được nêu trong hai nhận định, giai đoạn đó được đánh dấu bằng
một loạt sáng kiến ​​cứu trợ và thiện nguyện rất đa dạng, từ chính phủ,
doanh nghiệp và các NPO, lớn và nhỏ, có tổ chức và cá nhân, trên toàn
quốc và ở cấp cơ sở. Chúng tôi mạo muội cho rằng từ thực tế này, Nhà
nước hẳn sẽ phải công nhận vai trò “sơ cứu tức thời” và “giảm xóc xã hội
tại chỗ” rất thiết yếu mà các NPO và SDO đã gánh vác cùng với các cơ
quan công quyền trong suốt gần hai năm căng thẳng của đại dịch.

Đối với vấn đề cốt yếu là kinh phí, chính phủ Việt Nam cần nhìn nhận
rằng Việt Nam đang tụt hậu so với các nước châu Á khác, bao gồm cả
ASEAN, về các khoản tài trợ và mua sắm của chính phủ mà các NPO/
SDO có được, với tỷ lệ của mỗi nguồn kinh phí này đều ở mức thấp là
15%. Mặt khác, Việt Nam là nền kinh tế có thu nhập không cao duy
nhất trong khu vực có tỷ lệ khấu trừ thuế không giới hạn lên tới 100%
cho các khoản đóng góp từ thiện. Đồng thời, xu hướng phổ biến hướng
tới phương thức huy động đóng góp cộng đồng - với 41% các NPO ở
Việt Nam hiện đang vận dụng phương thức huy động vốn/tiền quyên
góp này (đứng đầu trong số 18 nền kinh tế châu Á được khảo sát) và
68% các NPO đang có kế hoạch làm như vậy trong tương lai (xem DGI
2020) - phù hợp với thực tế ở Việt Nam của các chủ thể khối xã hội
không lệ thuộc quá nhiều vào Nhà nước hoặc các nhà tài trợ quốc tế và
năng động tìm kiếm các phương thức tạo nguồn kinh phí thay thế.

Từ cuộc khảo sát của chúng tôi, đặc biệt là thông qua trao đổi trực tiếp
cũng như thảo luận nhóm và cuộc hội thảo cuối cùng với các tác nhân
dày dạn kinh nghiệm, có động lực và trách nhiệm trong hệ sinh thái
thiện nguyện ở Việt Nam, cuối cùng chúng tôi chọn tập trung vào hai
khía cạnh sau:

72
1. Tầm quan trọng cốt yếu của lòng tin nhiều chiều:
• giữa bên đóng góp và các tác nhân thiện nguyện, nhất là các NPO,
• giữa các tác nhân và các đối tượng thụ hưởng liên quan,
• và trên hết là giữa Nhà nước, các cơ quan nhà nước và cộng đồng
thiện nguyện.
Sự tin tưởng đó phải được xây dựng một cách nhất quán thông qua
những thông tin liên quan được chia sẻ, qua sự minh bạch và thực
hiện trách nhiệm giải trình với nhau trong hợp tác và quan hệ đối tác.

2. Sự thiết yếu của một khung pháp lý, quy định và thuế đơn giản
hơn và đồng bộ hơn, tránh việc gây cảm tưởng tập trung nhiều vào
việc đặt ra các biện pháp ngăn phòng hoặc hạn chế hơn là thực sự tạo
điều kiện và khuyến khích hoạt động từ thiện và thiện nguyện của
các NPO và tất cả các thành viên của hệ sinh thái thiện nguyện.

Dấu hiệu cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của bộ phận phi lợi nhuận
và rộng hơn là cả khối xã hội là tỷ lệ số NPO trên dân số: theo khảo
sát DGI 2020, trong số 7 nước ASEAN, Philippines nổi bật với tỷ lệ
cao nhất (1 NPO cho 355 dân) trong khi Việt Nam xếp hạng thấp
nhất với tỷ lệ 1/5529, thấp hơn Campuchia (1/2548).

Rõ ràng là vẫn còn dư địa để mở rộng, hiện đại hóa và nâng cao hiệu
quả, tác động của hệ sinh thái thiện nguyện ở Việt Nam và để tích
hợp nó tốt hơn vào hệ sinh thái khu vực và quốc tế rộng lớn hơn.
Mặt khác, người quan sát am tường môi trường thiện nguyện ở Việt
Nam sẽ nhận ra rằng ngay cả khi phải đối mặt với những vùng xám
quan liêu, người Việt Nam, với đầu óc thực tế và cách ứng xử lanh
lợi, thường tìm ra những cách thích hợp để hoàn thành công việc vì
lợi ích của cộng đồng.

Nhóm Dự án hy vọng Báo cáo này là một đóng góp khiêm tốn nhưng
có ý nghĩa và hữu ích cho sự phát triển của hệ sinh thái thiện nguyện
và các chủ thể của hệ sinh thái tại Việt Nam.

73
PHỤ LỤC
MỘT SỐ GÓC NHÌN

Góc nhìn 1

Nhìn nhận về hoạt động thiện nguyện


ở Đông Nam Á
Bài viết của Asia Philanthropy Circle (Singapore)

Bài viết tóm tắt này phác thảo bức tranh toàn cảnh về hoạt động thiện nguyện của các gia
đình và cá nhân giàu có, có tài sản ròng cao (HNWIs) ở Đông Nam Á. Bài viết dài hơn hiện
có tại www.asiaphilanthropycircle.org.

Đông Nam Á có một lịch sử phong phú về ‘hiến tặng’, bắt nguồn từ các giá trị văn hóa và
tín ngưỡng của khu vực, nhưng hoạt động thiện nguyện có tính chiến lược là một hiện
tượng mới xuất hiện gần đây. Phần lớn việc hiến tặng theo cách trước đây có tính đột xuất,
nhất thời và dựa trên các mối quan hệ, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những sự gắn kết cá
nhân của nhà thiện nguyện (từ thiện chiến lược), như làm từ thiện trên cơ sở cộng đồng
hải ngoại hoặc gia tộc. Mặc dù đây vẫn là những động lực quan trọng cho hoạt động thiện
nguyện ngày nay, nhưng đã có nhiều thay đổi.

Hiện trạng thiện nguyện ở Đông Nam Á


Mức giàu có gia tăng nhanh chóng ở Đông Nam Á đã thúc đẩy hoạt động thiện nguyện tại
đây. Tuy nhiên, có sự phê bình rằng tốc độ gia tăng hoạt động thiện nguyện không tương
xứng với tốc độ gia tăng mức giàu có. Ngoài ra, khoảng trống trong tài trợ cho khối xã hội
đã và đang gia tăng do viện trợ nước ngoài bị rút đi khi các quốc gia này không còn lệ thuộc
vào viện trợ nước ngoài. Các nguồn tài trợ của nước sở tại vẫn chưa thể lấp đầy khoảng
trống này.
GÓC NHÌN 1

Với nhu cầu về xã hội và phát triển không thuyên giảm, càng thúc đẩy sự quan tâm và tạo
áp lực đối với những người giàu có trong việc đóng góp trở lại cho xã hội. Các chính phủ
đang ngày càng tận dụng những đồng đô la từ thiện, mặc dù sự thiếu tin cậy lẫn nhau giữa
các chủ thể của khối xã hội đã cản trở việc sử dụng tiền tài trợ một cách hiệu quả hơn.

1
HNWIs được coi là những cá nhân có tài sản lưu động, có thể đầu tư trị giá ít nhất 1 triệu đô-la Mỹ (Anand và Hay-
ling, 2014)
74
Thiện nguyện chiến lược là một hiện tượng mới xuất hiện ở Đông Nam Á, được thúc đẩy
bởi các nhà thiện nguyện mới quan tâm đến các vấn đề xã hội và muốn tối đa hóa tác động
của sự đóng góp hảo tâm của họ. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng các quỹ xã hội/
từ thiện bản địa, đặc biệt là ở Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và ở mức độ giới
hạn hơn là Thái Lan.

Các loại hình thiện nguyện được thể chế hóa ở Đông Nam Á
Các quỹ xã hội/từ thiện của doanh nghiệp là loại hình hàng đầu. Tuy nhiên, vì nhiều
công ty do gia đình chi phối nên sự tách biệt giữa kinh doanh, gia đình và hoạt động thiện
nguyện thường không rõ ràng. Mặc dù có những ưu điểm trong việc huy động các nguồn
lực của công ty, các quỹ xã hội/từ thiện của doanh nghiệp có nhiều khả năng chọn cho
mình con đường “an toàn”, vì sợ ảnh hưởng đến các chức năng kinh doanh và thương hiệu
của công ty, tránh xa công việc vận động chủ trương/chính sách hoặc bất kỳ hoạt động nào
có khả năng gây tranh cãi.

Với việc ngày càng có nhiều sự chuyển giao tài sản giữa các thế hệ, những quỹ xã hội/
từ thiện gia đình hiện đang được hình thành nhiều hơn, tách biệt khỏi công ty. Những
quỹ này có thể có tầm nhìn dài hạn hơn và đã cho thấy sự quan tâm đến việc áp dụng các
phương pháp tiếp cận thiện nguyện với tinh thần hỗ trợ khởi nghiệp và tài trợ cho các sáng
kiến ​​đổi mới và bao phủ hệ sinh thái, mặc dù đây chỉ là một xu hướng mới nổi.

Đối với quỹ xã hội/từ thiện của công ty cũng như quỹ gia đình, có một thiên hướng rõ
ràng ở Đông Nam Á, ngoại trừ ở Singapore, là các quỹ này hoạt động như là những nhà
cung cấp trực tiếp các dịch vụ xã hội và từ thiện, tự thực hiện các dự án của chính họ. Một
lý giải cho điều này là sự thiếu tin tưởng vào sự liêm chính và năng lực của các tổ chức thực
hiện. Hậu quả là không phát triển được năng lực của khối xã hội và sự rời rạc trong nỗ lực
thúc đẩy biến đổi xã hội.

Tuy nhiên, các quỹ tổ chức thực hiện dự án thực sự góp phần cải thiện cuộc sống của
người dân ở Đông Nam Á, và thường hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng mục tiêu của họ
để góp phần giải quyết những nhu cầu xã hội chưa được đáp ứng. Họ cũng cho thấy mức
độ hữu hiệu của hoạt động và hiệu quả về chỉ tiêu cao.

Việc chính quy hóa hoạt động thiện nguyện cũng gặp phải tình trạng thiếu năng lực – điều
cản trở sự phát triển của nó. Mặc dù đang ngày càng có nhiều quỹ xã hội/từ thiện được
chuyên nghiệp hóa, gia đình vẫn tiếp tục giữ vai trò nổi bật trong các tổ chức này và hiếm
khi quỹ gia đình được quản lý hoàn toàn bởi các viên chức chuyên nghiệp không phải là
người trong nhà. Ngoài ra còn có sự thiếu hụt nhân tài trong lĩnh vực này, với sự không
tương xứng phổ biến giữa các quỹ xã hội/từ thiện và các ứng viên tiềm năng về kỳ vọng,
khả năng thực hiện và giữ chân người giỏi. Trong khu vực, các tổ chức bồi dưỡng năng
GÓC NHÌN 1

lực, bao gồm cả các dịch vụ tư vấn, nhìn chung là thiếu và thường được định hướng nhằm
phục vụ cho các tổ chức triển khai chương trình hơn là các tổ chức tài trợ.

Niềm tin tôn giáo là một trong những động lực chính của hoạt động thiện nguyện được
thể chế hóa. Trong khi phần lớn các hoạt động hiến tặng liên quan đến tín ngưỡng vẫn
không theo cơ cấu nào, có hai trường hợp ngoại lệ đáng chú ý: di sản của nhà thờ Công
giáo ở Philippines và các thể chế zakat (hình thức bố thí và thuế tôn giáo bắt buộc) của Hồi
giáo ở Indonesia và Malaysia.
75
Môi trường luật lệ và chính sách
Trong những năm qua, các quốc gia Đông Nam Á đã có những phát triển tích cực về
chính sách, quy định và môi trường tổng thể cho hoạt động thiện nguyện. Tuy nhiên, sự
thiếu tin tưởng đối với khối xã hội (trong đó có cả hoạt động thiện nguyện) và giữa các chủ
thể của khối xã hội là một rào cản lớn trong việc phát triển hệ sinh thái này.

Các chính quyền có mối quan hệ nhập nhằng với các nhà thiện nguyện, vừa muốn tận
dụng tiền hỗ trợ của tư nhân cho lợi ích công cộng, trong khi cũng muốn giữ quyền kiểm
soát đối với những gì mà các tổ chức thiện nguyện tài trợ. Các nhà thiện nguyện cũng
miễn cưỡng làm việc với chính quyền vì tham nhũng và sự cảm nhận về năng lực hạn chế
là những vấn đề rất lớn. Mặc dù vậy, xu hướng chung là hướng tới đối thoại và quan hệ
đối tác có ý nghĩa hơn giữa các chính phủ và các nhà thiện nguyện; trong đó, các nhà thiện
nguyện nhìn nhận rằng chính quyền lại có thế mạnh về nguồn lực và chính sách.

Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một môi trường pháp lý và chính sách mang tính hỗ trợ để khu-
yến khích và điều tiết hoạt động thiện nguyện, mặc dù đã có những cải thiện. Các chính
sách thuế nhìn chung là “vô thưởng vô phạt” hoặc không có tác dụng gì trong việc khuyến
khích hoạt động thiện nguyện. Các khuôn khổ pháp lý để cải thiện tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình lại yếu kém về thiết kế, triển khai và thực thi.

Các vấn đề có tính hệ thống gây khó khăn cho hệ sinh thái khối xã hội ở Đông Nam Á đã
dẫn đến sự kém phát triển chung của các NPO tại đây. Những tổ chức này thường có năng
lực thấp nên không thể điều hành và quản lý các chương trình và hoạt động một cách hiệu
quả. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn do các chính phủ hạn chế các dòng tiền ngoại tệ làm
thiện nguyện từ nước ngoài vào và do thiếu các nguồn lực và hoạt động nâng cao năng lực
cho các NPO trong khu vực.

Nhìn tới tương lai


Trong khi vẫn tồn tại những thách thức quan trọng đối với việc phát triển thiện nguyện
chiến lược ở Đông Nam Á, đặc biệt trong việc xây dựng năng lực để làm từ thiện có tính
chiến lược và với sự hiểu biết đầy đủ hơn và trong việc phát triển một hệ sinh thái hỗ trợ
để hoạt động thiện nguyện phát triển mạnh mẽ, đang có những dấu hiệu đáng khích lệ
cho thấy chiều hướng tích cực đang xuất hiện cho hoạt động thiện nguyện trong khu vực.
Nhiều quỹ xã hội/từ thiện hơn đang dẫn dắt hoạt động thiện nguyện có tính xúc tác và thế
hệ các nhà thiện nguyện mới đang đầu tư cho sự thay đổi mang tính hệ thống lâu dài của
khối xã hội. Cùng với việc đi lên, các quốc gia cũng có thể học hỏi lẫn nhau, tận dụng các
mô hình quản trị và tương tác thành công với khối xã hội, đồng thời học được từ những
thất bại của các quốc gia khác.

Singapore, tháng 5/2021


GÓC NHÌN 1

76
Góc nhìn 2

Tổng quan về bối cảnh thiện nguyện


hiện nay ở Việt Nam
Dana Doan1

Thiện nguyện, ở những hình thức cơ bản nhất – như gắn kết cộng đồng, tương trợ, đóng
góp tập thể - là nét đặc trưng của văn hóa và lịch sử dân tộc Việt Nam2. Sau cải cách kinh
tế vào những năm 1980, Việt Nam mở cửa với thị trường thế giới và tham gia nhiều hiệp
định thương mại quốc tế. Điều này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực “cho,
tặng” trong nước và tạo cơ hội tiếp cận các mô hình và phương pháp làm thiện nguyện
mới. Song song với việc tiếp tục làm từ thiện kiểu “cây nhà lá vườn”, nhiều phương pháp
và công cụ mới đang được phổ biến tại Việt Nam, như: CSR, doanh nghiệp xã hội, gây quỹ
từ cộng đồng trực tuyến, tiêu chuẩn môi trường, xã hội quản trị (ESG) và đầu tư tạo tác
động3. Việc áp dụng các hình thức mới này vẫn còn hạn chế, thường giới hạn ở công ty lớn
và/hoặc hướng ra quốc tế4. Tuy nhiên, một số chuyên gia về kinh doanh dự đoán rằng, khi
thu nhập và nhận thức ngày càng tăng, người tiêu dùng và nhân viên sẽ càng đòi hỏi doanh
nghiệp phải có quy cách kinh doanh bền vững và thể hiện trách nhiệm với xã hội5. Mặt
khác, cũng có ý kiến cho rằng cách làm theo nước ngoài như vậy có thể không phù hợp với
xã hội, tín ngưỡng và tập quán Việt Nam6.

1
Sáng lập Trung tâm LIN về Phát triển Cộng đồng, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại khoa Thiện nguyện, Đại học Indiana
(Hoa Kỳ), thành viên nhóm Cố vấn của Dự án
2
Nguyen, Bensemann, & Kelly (2018). “CSR in Vietnam: A conceptual framework.” (“Khung khái niệm: Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam.”); Nguyen & Doan (2016). “Giving in Vietnam: A nascent third sector with
potential for growth.” (“Thiện nguyện ở Việt Nam: Khu vực thứ ba non trẻ nhưng đầy tiềm lực.”); Nguyen-Marshall
(2009). Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam (Công cụ thống trị? Tín đồ Công giáo tại miền Nam
Việt Nam)
3
Doan & Nguyen (2018). “Two steps forward, one step back in Việt Nam.” “Hai bước tiến, một bước lùi ở Việt Nam.”
4
Tran (2020). “Examining the barriers for CSR implementation in SMEs in Vietnam.” (“Nghiên cứu những rào cản
trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”)
5
Huang, Do & Kumar. (2019). “ Consumers’ perception on CSR: Evidence from Vietnam” (“Nhận thức của người
tiêu dùng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Chứng cứ từ Việt Nam”)
6
Sciortino (2017). “philanthropy, giving, and development in Southeast Asia.” (“Thiện nguyện, hiến tặng và phát triển
tại Đông Nam Á.”)
77
Các khoản đóng góp tự nguyện không dành cho họ hàng thân thuộc và tổ chức đạo giáo
thường hưởng ứng chủ yếu các phong trào kêu gọi ứng phó với thiên tai, xóa đói giảm
nghèo. Thông thường, những khoản tiền đó được chuyển qua các tổ chức đoàn thể do
chính quyền bảo trợ (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)7. Đáng chú ý, trong thập kỷ vừa qua, hàng loạt chiến
dịch gây quỹ trực tuyến bởi người nổi tiếng (MC Phan Anh, Thủy Tiên, v.v.) thành công
bất ngờ khi kêu gọi được sự hỗ trợ từ một số lớn cá nhân và tập đoàn, khiến những người
làm trong lĩnh vực thiện nguyện phải thừa nhận tiềm năng “cho, tặng” chưa được khai phá
của chính người Việt tại Việt Nam. Đồng thời, sự chú tâm của truyền thông đối với các
chiến dịch rầm rộ đó cũng làm bộc lộ sự hoài nghi và thiếu tin tưởng đã có từ trước đối
với các hình thức từ thiện được thể chế hóa, do thực tế hay tiếng đồn về tình trạng tham ô
hoặc quản lý kém tại các quỹ từ thiện.

Tuy các đoàn thể quần chúng là những tổ chức làm từ thiện được biết đến nhiều nhất ở
Việt Nam, số tổ chức xã hội dân sự cũng không ít và ngày càng tăng. Thế nhưng, do những
quan ngại của chính phủ về tính hợp pháp và mức độ ảnh hưởng, các tổ chức này phải đối
mặt với quy trình pháp lý phức tạp, quan liêu, và thường mơ hồ, gây cản trở cho hiệu suất
và hiệu quả của hoạt động thiện nguyện9. Một số tổ chức Nhà nước, tư nhân và phi lợi
nhuận đã đứng ra hỗ trợ các dự án ​​từ thiện và phi lợi nhuận. Ví dụ, Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị Việt Nam có hoạt động hỗ trợ mối quan hệ đối tác xuyên ngành và xuyên biên
giới. Các trường đại học trên cả nước đã triển khai chương trình học cách phục vụ cộng
đồng nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức về các tổ chức và vấn đề xã hội. Bên cạnh đó,
một số tổ chức phi lợi nhuận, công ty tư vấn và hiệp hội ngành nghề cung cấp nhiều loại
dịch vụ hỗ trợ, từ giáo dục, vận động chính sách đến nâng cao năng lực và tạo điều kiện
xúc tiến đối tác. Trong khi thương mại điện tử phát triển rộng khắp Việt Nam, nhu cầu
có một nền tảng chuyển tiền thiện nguyện gọn nhẹ, minh bạch hơn vẫn chưa được giải
quyết10. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng thiện nguyện hiện nay có hỗ trợ nhưng một cách rời
rạc, đôi khi trùng lặp hoặc không nhạy bén với thực tế Việt Nam, thường ưu tiên những
mô hình du nhập từ bên ngoài hơn là các phương án tại chỗ hoặc phù hợp hơn với điều
kiện địa phương.

Tháng 3/2021

7
ISEE (2015). Public awareness on charitable activities fundraising capacity of Vietnam non-governmental organisa-
tions. (Ý thức của công chúng về khả năng gây quỹ từ thiện của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.)
Đã dẫn ở ghi chú trước, và C.T. (2019, ngày 30 tháng 5). Tham ô tiền Quỹ xóa đói giảm nghèo bằng hồ
GÓC NHÌN 2

sơ vay vốn khống. Trang Tin Điện Tử Đảng Bộ TPHCM. https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tham-o-tien-


quy-xoa-doi-giam-ngheo-bang-ho-so-vay-von-khong-1491854762 & Hải Đường (2020, 24 tháng 9). Chủ
tịch xã và nữ kế toán ăn chặn tiền điện hỗ trợ người nghèo. Công An TPHCM. http://congan.com.vn/
vu-an/bat-chu-tich-xa-va-nu-ke-toan-an-chan-tien-dien-ho-tro-nguoi-ngheo_100216.html
9
Vu (2018). Vietnam. Global philanthropy Environment Index 2018 & CAPS (2020). Vietnam. Doing
Good Index (2020) (Việt Nam. “Chỉ số môi trường thiện nguyện toàn cầu 2018 & CAPS 2020”). (Việt
Nam. “Chỉ số làm từ thiện 2020”)
10
Doan & Nguyen (2018). “Update: Trends in Vietnam philanthropy.” Presentation to APC & HPDF.
(“Cập nhật: Những xu hướng của thiện nguyện tại Việt Nam.” Bài thuyết trình cho APC và Quỹ HPDF)

78
Góc nhìn 3

Hệ sinh thái thiện nguyện tại Việt Nam:


Chuyển biến theo thời đại1
Tôn Nữ Thị Ninh,
Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM

Tương thân tương ái là truyền thống, là nét văn hóa bao đời của dân tộc Việt Nam. Điển
hình từ việc nâng đỡ nhau trong lúc chiến tranh, đói khổ đến cứu trợ, quyên góp để hỗ
trợ đồng bào khó khăn trong mùa lũ, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trải qua
nhiều thế hệ, tinh thần đó vẫn luôn được giữ vững như một di sản được truyền lại qua sự
tiếp nối và lan tỏa.

Những bước đi ban đầu


Sự phát triển của quốc gia có thể được dẫn dắt bởi sự đi lên của kinh tế, áp dụng khoa học,
công nghệ, gia tăng sản xuất, thương mại. Tuy nhiên, sự phát triển này có cân đối và bền
vững hay không còn nhờ vào một xã hội đoàn kết, tương hỗ nhau, được tạo nên bởi những
cá nhân, những nhóm và tổ chức có nhận thức, có trách nhiệm và có ý chí hành động. Xây
dựng được Hệ sinh thái Thiện nguyện (HSTTN) sẽ giúp thúc đẩy tính hiệu quả trong
công tác thiện nguyện qua việc kết nối, giúp các thành phần nhìn nhận nhau.
Ở mức căn bản, các chủ thể của HSTTN có thể bao gồm một vài cá nhân là những người
có đủ tiềm lực để phát động hoạt động cứu trợ ngắn hạn, hay chương trình, dự án thiện
nguyện dài hạn. Tuy xuất phát từ sáng kiến cá nhân, quy mô lan tỏa và tác động của các
hoạt động này có thể đạt hiệu ứng rất rộng nhờ báo chí, truyền thông và những người ủng
hộ. Ngoài ra, còn có những nhóm, tổ chức bao gồm những cá nhân cùng chung mục đích
làm điều thiện, điều tốt, tập hợp lại cùng hoạt động. Các đoàn nhỏ lẻ, nhóm sáng kiến, hay
GÓC NHÌN 3

các mạng lưới này thường bộc phát, có thể ngắn hạn tùy theo nhu cầu và thời điểm, nhưng
nhìn chung, đều tập trung giải quyết các vấn đề, thiếu thốn mang tính trước mắt, cấp bách
cho địa phương và người thụ hưởng.

Những chủ thể chính đóng vai trò then chốt trong HSTTN là các tổ chức trong lĩnh
vực phi lợi nhuận, các quỹ, các tổ chức công lẫn tư, địa phương lẫn quốc tế được đào tạo

1
Bài đăng trên báo Nhân dân Chủ nhật ngày 28/11/2020
79
chuyên nghiệp và có kinh nghiệm thực hiện công tác từ thiện, thiện nguyện, ở mức độ cao
thấp và phương thức khác nhau. Các tổ chức này thường có cam kết dài hạn và ý thức rõ
về tác động của mình. Bên cạnh đó, có giới Doanh nghiệp (DN), vừa đóng vai trò hỗ trợ
nguồn lực cho các NPO và cơ sở chuyên thực hiện thiện nguyện, vừa có thể tự tạo ảnh
hưởng và tác động xã hội qua hoạt động riêng của mình. Đó là chưa kể đến loại hình DN
xã hội hay DN hướng tới tạo tác động xã hội, hiện còn chưa được sự nhìn nhận thấu đáo
từ phía công chúng và Nhà nước.

Thêm nữa, độ trưởng thành của HSTTN tại Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai, nhất là khi
đối chiếu với thực tiễn các nước phát triển hơn, bởi các thành phần bên trong vẫn chưa
nhìn nhận ra nhau, chưa hiểu chính xác về nhau, cũng như chưa biết cách phối hợp để
tổng hòa được các mặt mạnh của mỗi bên nhằm đạt mục đích tối ưu. Mức độ tương tác vì
thế mà còn ít, hình thức và hiệu quả tương tác của các chủ thể vẫn còn nhiều mặt hạn chế.

Sự chuyển đổi trong tư duy, cách thức


Phương châm “Cho cần câu chứ không cho con cá” phản ánh khá đúng về công tác thiện
nguyện ở giai đoạn phát triển hơn. Thậm chí có cả vế bổ sung “dạy câu cá” – ngoài việc
“cho cần câu”— hàm ý cùng việc trao tặng công cụ còn phải hướng tới khuyến khích, xây
dựng quyền năng để đối tượng thụ hưởng có thể tự vươn lên, tiếp tới tự lập, cả về tinh
thần và thể chất. Một vài đối tượng đã có sẵn khả năng, năng lực nhưng chưa biết cách
phát huy, hoạt động thiện nguyện do đó còn là để phát huy quyền năng vốn có của người
thụ hưởng.

Làm từ thiện cũng như làm bất kỳ công việc nào khác, cần có tư duy làm việc chuyên
nghiệp, nghĩa là, nghiêm túc với mục tiêu, phương hướng, sứ mệnh đặt ra. Khi đã có sự
quan tâm đến vấn đề xã hội và đặt vấn đề tạo tác động lên xã hội, nhất thiết phải đặt tính
chuyên nghiệp như một yêu cầu, một phương châm để công tác thiện nguyện đạt được
hiệu quả mong muốn và giữ được hình ảnh tốt cũng như sự tin tưởng trong xã hội và cả
cộng đồng thụ hưởng.

Một đòi hỏi không thể thiếu để góp phần vào tính hiệu quả và sự bền vững của hoạt động
từ thiện là, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình phải làm cơ sở cho sự tin cậy giữa tổ
chức thực hiện với nhà tài trợ, giữa tổ chức thực hiện và đối tượng thụ hưởng. Các tổ
chức, cá nhân làm từ thiện cần ý thức về điều này như là một nghĩa vụ cơ bản khi “xài tiền”
của nhà hảo tâm, cũng như ý thức rằng việc đòi hỏi được giải trình của người đóng góp là
điều tất yếu.

Ngày nay, trong thời đại công nghệ và mạng xã hội, một thực tế hiển nhiên là vai trò của
những “influencers” – người có tầm ảnh hưởng như nghệ sỹ, nhân vật có sức lan tỏa lớn.
Để có thể thu hút được sự quan tâm và hưởng ứng của công chúng, có thể cân nhắc đến
GÓC NHÌN 3

sức hút và phát huy đúng hướng vai trò của lực lượng có ảnh hưởng này đối với sự nghiệp
thiện nguyện.

Khái niệm Thiện nguyện - bao gồm cả từ thiện cứu trợ/từ thiện nhân đạo (charity) và từ
thiện phát triển (philanthropy) - chính là một thành tố quan trọng góp phần thiết thực vào
phát triển chung của đất nước, xã hội.

80
Trong đợt mưa lũ vừa qua ở miền trung, có thể dẫn ra một vài thí dụ tiêu biểu để thấy rõ
sự khác biệt giữa Từ hiện nhân đạo/Cứu trợ và từ thiện phát triển. Việc phân phối lương
thực, thực phẩm cứu trợ, tiền đến dân địa phương, những hoạt động mang tính ngắn hạn,
giải quyết vấn đề trước mắt cho người địa phương trong mùa lũ chính là Từ thiện nhân
đạo/Cứu trợ. Hướng tới tính chiến lược chính là mấu chốt của Từ thiện Phát triển/Thiện
nguyện, do đó đòi hỏi những hoạt động mang tính lâu dài, bền vững, đi vào giải quyết gốc
rễ của vấn đề. Chẳng hạn như xây dựng nhà chống lũ, trồng rừng chống lũ, cùng với bà
con địa phương xây dựng kế sách, huy động tham gia tập huấn để có cách “sống chung với
lũ”.

Mẫu số chung giữa hai phương thức là chuẩn mực về minh bạch, trách nhiệm giải trình
và sự tin cậy cần thiết giữa các bên. Chúng ta không phải và không nên chỉ chọn một và
bỏ qua hình thức còn lại. Ở mỗi thời, mỗi giai đoạn luôn có những bất cập và thách thức
riêng, vì thế mà công tác thiện nguyện cũng chuyển biến theo yêu cầu giải quyết vấn đề
trong bối cảnh mới. Điều quan trọng là Nhà nước cần nhìn nhận rõ hai phương thức
thiện nguyện với đầy đủ điểm lợi và hạn chế riêng, để từ đó có được sự đầu tư nguồn lực và
năng lực phù hợp cho từng hình thức.

Tháng 11/2021

Thông thường, từ thiện nhân đạo mang tính đáp ứng


hơn là chủ động và gắn với tình thương cảm xúc, mục
tiêu đặt ra thường ngắn hạn. Còn với từ thiện phát triển,
mục tiêu đặt ra thường là trung - dài hạn, hướng tới giải
quyết một vấn đề của xã hội. Hoạt động thiện nguyện
bền vững đòi hỏi tính chủ động, chuyên nghiệp, và có
những đánh giá tác động cụ thể.

GÓC NHÌN 3

81
Góc nhìn 4

Bình luận về Nghị định số 93/2021/NĐ-CP


liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối
và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện
Lê Thị Kim Hồng, Tổng Thư ký,
Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM

Liên quan đến việc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, trường hợp khẩn cấp, và hỗ trợ
bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, Nghị định Chính phủ số 93/2021/NĐ-CP (NĐ 93)1,
thay cho Nghị định số 64/2008/NĐ-CP (NĐ 64)2, tập trung vào việc vận động, tiếp nhận,
phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện (NĐGTN) với những thay đổi và tác
động đáng kể đến hoạt động từ thiện và thiện nguyện tại Việt Nam.

1. Ý nghĩa và tác động của NĐ 93


NĐ 93 mở ra hành lang pháp lý cho hoạt động từ thiện–thiện nguyện (TT–TN). Lần
đầu tiên có một văn bản pháp luật công nhận, khuyến khích và điều chỉnh sự tham gia
của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đã được đăng ký, cơ sở y tế, và đặc biệt là các cá
nhân có năng lực hành vi dân sự, vào các hoạt động từ thiện và cứu trợ nhằm khắc phục
khó khăn do thiên tai, dịch bệnh hoặc tình hình khẩn cấp, và hỗ trợ bệnh nhân mắc
bệnh hiểm nghèo. Những quy định chi tiết hơn về vai trò, trách nhiệm của từng đối
tượng, cơ chế phối hợp giữa và trong các nhóm đối tượng và các bên liên quan sẽ giúp
bảo đảm tính hiệu quả, công khai, minh bạch, và động viên sự tham gia của các cá nhân
và tổ chức vào các hoạt động từ thiện/cứu trợ cụ thể cũng như hoạt động TT–TN nói
chung.

2. Hạn chế của NĐ 93


Do còn thiếu những điều khoản về kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm soát của các cá
nhân và tổ chức đóng góp và/hoặc tham gia các hoạt động được nghị định điều chỉnh;

1
Toàn văn NĐ 93: https://luatvietnam.vn/tai-chinh/nghi-dinh-93-2021-nd-cp-tiep-nhan-va-su-dung-
nguon-dong-gop-tu-nguyen-ho-tro-thien-tai-dich-benh-benh-nhan-mac-benh-hiem-ngheo-211653-d1.
html
82 2
Toàn văn NĐ 64: https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=66885
những quy định về biện pháp chế tài xử lý trường hợp vi phạm; và những quy định về
lợi ích mà cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động nói trên được hưởng, nên NĐ 93
chưa cụ thể hóa được mục tiêu khuyến khích NĐGTN từ xã hội. Thêm vào đó, các quy
định về thời gian và thời hạn phân phát NĐGTN khiến cho các hoạt động từ thiện, cứu
trợ và thiện nguyện thường xuyên nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của NĐ 93.

3. Những vấn đề NĐ 93 đặt ra


Những điểm tích cực và hạn chế của NĐ 93 cho thấy triển vọng cũng như sự cần thiết
phải hoàn thiện và phát triển hành lang pháp lý mới này thành một khung pháp lý chính
thức cho toàn bộ hệ sinh thái TT-TN hiện tại và tương lai. NĐ 93 có thể mở đường cho
việc phát triển một văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động
và đóng góp tự nguyện – từ thiện, thiện nguyện, và phi lợi nhuận khác, thường xuyên
cũng như khi có sự cố. Sự ra đời của Nghị định đang khuyến khích, thúc đẩy nhiều
yếu tố dẫn đến sự chín muồi của một sáng kiến luật pháp như vậy: đó là sự phát triển,
trưởng thành của hệ sinh thái thiện nguyện cũng như sự nhìn nhận của chính quyền và
xã hội về vai trò và ích lợi mà hệ sinh thái này mang lại (chẳng hạn như sự bổ sung đa
dạng và rất quan trọng của NĐGTN cho nguồn lực của Nhà nước, hoặc tác động tích
cực của hệ sinh thái đến gắn kết xã hội, cộng đồng).

4. Những yếu tố cần thiết để xây dựng khung pháp lý hữu hiệu
Là những chủ thể cốt lõi của hệ sinh thái TT–TN, các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp
đủ tư cách cần được tham gia quá trình xây dựng một khung pháp lý được mong đợi
để đảm bảo văn bản pháp lý không chỉ phản ánh một cách thích đáng lợi ích và vai trò
chính đáng của họ, mà còn được áp dụng, thi hành hiệu quả.

Nhà nước và xã hội cần có sự nhận định đầy đủ về hệ sinh thái thiện nguyện tại Việt
Nam hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức, sáng kiến thiện nguyện cũng như
những bất cập trong huy động, phân phối NĐGTN của một số cá nhân, tổ chức đặt ra
yêu cầu phải có tổng kết, đánh giá toàn bộ hoạt động và kết quả của lĩnh vực này để có
được những thông tin, số liệu đáng tin cậy. Cũng cần xem xét, đánh giá những yếu tố
mới có nhiều triển vọng thúc đẩy hệ sinh thái phát triển, như tỉ lệ gia tăng hàng năm cao
hàng đầu thế giới về số cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (HNWI) ở Việt Nam (xu thế
được dự báo tiếp tục trong nhiều năm tới), và xu hướng thiện nguyện doanh nghiệp trở
thành công cụ mới cho việc xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing.

Cuối cùng, điều thiết yếu đối với hệ sinh thái TT-TN Việt Nam hiện nay là có được
những định hướng, chính sách và khung pháp lý sát với mục tiêu và chiến lược phát
triển trung và dài hạn của đất nước.

Tháng 11/2021
GÓC NHÌN 4

83
Góc nhìn 5

Bình luận: Đóng góp của xã hội dân sự vào


hoạt động thiện nguyện và cứu trợ trong những
thời gian đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Tôn Nữ Thị Ninh

Hai năm vừa qua với đợt lũ lụt thảm khốc năm 2020 ở miền Trung Việt Nam và tác động
nghiêm trọng về con người, kinh tế và xã hội của đại dịch Covid, đặc biệt là trong năm
2021, đã chiếu sáng và làm nổi bật văn hóa và thực hành thiện nguyện đang chuyển biến ở
Việt Nam.

Trong khi phải đảm nhận trách nhiệm tổng thể chính như được trông đợi và vai trò điều
phối trong việc cung cấp cứu trợ y tế và mọi mặt, cùng việc hỗ trợ phục hồi, Nhà nước rõ
ràng phải công nhận:
• Tầm quan trọng cốt yếu của việc truyền thông công chúng kịp thời, rõ ràng và chính xác
để có được và duy trì sự ủng hộ của các bên liên quan cơ bản, tức là dân chúng. Một ví
dụ về thành công của công tác này là lời kêu gọi ủng hộ Quỹ vắc xin đã thu hút được
những đóng góp lớn của các tập đoàn doanh nghiệp cùng vô số các khoản quyên góp cá
nhân.
• Sự tái khẳng định đầy ấn tượng về văn hóa nền tảng và truyền thống tương thân tương
ái, giúp đỡ nhau của người Việt Nam, nhất là trong những giai đoạn hết sức khó khăn
như hai năm 2020-2021.
• Điều đáng chú ý là sự tham gia nổi bật của các doanh nghiệp và doanh nhân, đặc biệt là
trong giới trẻ: công ty trang sức hàng đầu PNJ ở miền Nam và công ty cổ phần sách Thái
Hà Books ở miền Bắc cùng với các “Cửa hàng 0 đồng”, các chương trình “ATM gạo” và
“ATM Oxy” do một doanh nhân trẻ khởi xướng, quyết định của Tập đoàn FPT hỗ trợ
nuôi dạy 1000 trẻ mồ côi Covid cho đến khi các em hoàn thành các chương trình đào
tạo, v.v… Đồng thời, các sáng kiến ​​kịp thời, năng động, sáng tạo và đa dạng được nhiều
cá nhân, nhóm tư nhân, mạng lưới và tổ chức thực hiện trên khắp Việt Nam trong giai
đoạn 2020-2021 là sự bổ sung hết sức cần thiết cho hoạt động của Nhà nước và sự hỗ trợ
của doanh nghiệp, nhờ vào sự tháo vát và gần gũi với cấp cơ sở của họ (xem Điển hình

84
14 trang 65). Điều này hẳn là một lời nhắc nhở với Nhà nước rằng thiện tâm, nguồn
lực và năng lực tốt luôn hiện hữu trong cộng đồng và xã hội – những thực thể có thể
và cần được khuyến khích, tạo điều kiện để đóng vai trò tích cực hơn và đóng góp của
họ cho khối xã hội và phát triển hòa nhập của Việt Nam được công nhận đầy đủ hơn.
• Sự ứng phó của người dân trước các thách thức về thiên tai và đại dịch trong hai năm
qua đã thu hút sự chú ý đầy kịch tính đến những người có ảnh hưởng / người nổi tiếng
và tác động của các phương tiện truyền thông xã hội, cả tích cực lẫn tiêu cực, đối với
các hoạt động cứu trợ và thiện nguyện của những cá nhân đó. Ở khía cạnh tích cực, cần
phải nhìn nhận lời kêu gọi đóng góp cộng đồng nhanh chóng, đầy ấn tượng và thành
công trên mạng xã hội của một ca sĩ nổi tiếng, thu về 178 tỷ đồng (khoảng hơn 7 triệu
Đô-la Mỹ) - một số tiền rất lớn trong bối cảnh Việt Nam. Khía cạnh gây thắc mắc là
việc ca sĩ liên tục phát trực tiếp cảnh cô phát tiền quyên góp tận tay theo ý mình cho
những hàng dài người dân vùng bị lũ mà không cần bất kỳ đội ngũ địa phương nào hỗ
trợ, cũng như việc số tiền quyên góp khổng lồ đã chảy vào tài khoản ngân hàng cá nhân
của cô chứ không phải một tài khoản dành riêng cho hoạt động từ thiện. Phản ứng trên
mạng xã hội rất khác nhau giữa những người ca ngợi cô đã khẩn trương đến vùng lũ
lụt để trao tận tay tiền cứu trợ, và những người đặt dấu hỏi về tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình đối với số tiền được giải ngân, về sự thiếu tính chuyên nghiệp (cô đã từ
chối lời đề nghị hỗ trợ của những người chuyên nghiệp) và về ngụ ý xây dựng thương
hiệu cá nhân. Trên phương tiện truyền thông xã hội cũng có những ý kiến về việc hiệu
quả trung hạn đáng lẽ đã có thể được tạo ra như là một phần trong việc sử dụng tổng số
tiền quyên góp được.
• Một tình tiết khác liên quan đến một nghệ sĩ nổi tiếng, người cũng đã kêu gọi đóng
góp cộng đồng thành công nhưng rất lâu sau khi đợt lũ qua đi vẫn chưa giải ngân bất
kỳ khoản tiền cứu trợ nào. Anh đã bị chỉ trích trên mạng xã hội và kết quả là phải vội vã
chuyển toàn bộ số tiền quyên góp được (gần 3 triệu đô-la Mỹ) cho Mặt trận Tổ quốc,
một trong hai kênh (cùng với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) được chỉ định chính thức để
tiếp nhận và phân phát các khoản cứu trợ.

Từ hai tình tiết trên, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét:
• Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ quyền năng có thể và nên được sử dụng
một cách hiệu quả và có trách nhiệm để phục vụ hoạt động thiện nguyện. Không phải và
không nên chỉ có những người có ảnh hưởng và những người nổi tiếng mới vận động
quyên góp cộng đồng cho các mục đích từ thiện. Chiến dịch “Be Strong Việt Nam”
(tạm dịch là: Hãy kiên cường, Việt Nam!) rất thành công của Quỹ Sống trong giai đoạn
tồi tệ nhất của đại dịch là một ví dụ về việc huy động đóng góp cộng đồng thành công
của một tổ chức thiện nguyện tư nhân đã đăng ký tư cách pháp nhân.
• Giáo dục công chúng về các nguyên tắc cốt lõi của sự minh bạch và trách nhiệm giải
trình ở tất cả các giai đoạn của quy trình làm từ thiện – thiện nguyện có thể giúp cộng
đồng giám sát việc sử dụng các khoản đóng góp của họ và nhắc nhở những người kêu
GÓC NHÌN 5

gọi đóng góp cộng đồng, dù là cá nhân hay tổ chức, rằng họ chỉ những bên trung gian
được ký thác các khoản đóng góp, và họ bị ràng buộc về mặt đạo đức và pháp lý bởi các
nguyên tắc nói trên trong quan hệ với cả người đóng góp lẫn người thụ hưởng.
• Có lẽ có xem xét đến hai vụ việc nêu trên mà Nhà nước gần đây đã thông qua Nghị định
số 93 (xem Góc nhìn 4 trang 82) trong đó tuyên bố rõ ràng rằng các cá nhân có thể tham
gia một cách hợp pháp vào việc gây quỹ cho các mục đích từ thiện - đây là một bước tiến
tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thiện nguyện của tất cả mọi

85
người - đồng thời đặt ra các biện pháp phòng chống rõ ràng đối với sự lạm dụng có thể
xảy ra:
» Người gây quỹ sẽ phải mở một tài khoản ngân hàng dành riêng cho việc tiếp nhận
tiền đóng góp
» Mỗi đợt kêu gọi đóng góp cộng đồng phải có ngày kết thúc tiếp nhận quyên góp

Tóm lại, những thách thức – nhất là thách thức đối với con người và xã hội - và phản ứng
của tất cả các bên liên quan trong hai năm 2020-2021 làm nổi bật vai trò và đóng góp rất có
ích và không thể thiếu của HSTTN. Điều này cần được Nhà nước nhìn nhận đúng mức
và khuyến khích. Đồng thời, tất cả các chủ thể và các bên liên quan trong HSTTN cần
hướng tới một nền văn hóa và thực hành thiện nguyện “trưởng thành” được dẫn dắt bởi
tầm nhìn dài hạn, nỗ lực tạo ra tác động và dựa trên các nguyên tắc cơ bản về sự minh bạch
và trách nhiệm giải trình.

Tháng 1/2022
GÓC NHÌN 5

86
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bain & Company. (2015). Indian Philanthropy Report. (Báo cáo thiện nguyện tại Ấn Độ)
https://www.bain.com/insights/india-philanthropy-report-2015/

CAPS. (2020). Doing Good Index. (Chỉ số làm từ thiện) https://caps.org/our-research/doing-good-index-2020/

Cimigo (2022). Philanthropy in Vietnam. (Thiện nguyện tại Việt Nam)

CSIE & UNDP. (2018). Fostering the growth of the social impact business sector in Viet Nam. (Thúc đẩy phát
triển doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam) (https://www.undp.org/content/dam/vietnam/docs/
Publications/Foster%20SIB%20Sector%20 in%20Vietnam_E_ebook.pdf

Giang Dang, CECODES, VCCI, The Asia Foundation, & Pham Minh Tri (2013).
Corporate Philanthropy and Corporate Perceptions of Local NGOs in Vietnam.
(Thiện nguyện doanh nghiệp và nhận thức của doanh nghiệp về các NGO địa phương tại Việt Nam)

Han Manh, T., The Asia Foundation, Irish Aid, Nguyen Thi, T., & Le Thi Hai, Y. (2016). Quick review of
Legal and Policy Environment for Corporate Philanthropy and Partnership be- tween Corporates and Civil
Society Organizations in Vietnam. Information and Communication Publishing House. (Đánh giá nhanh về
môi trường pháp lý và chính sách cho hoạt động thiện nguyện doanh nghiệp và quan hệ đối tác giữa các doanh
nghiệp và tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông)

Hudson Institute. (2018). Region Report: Southern and Southeastern Asia, Global Philanthropy Environment
Index. (Báo cáo khu vực: Thiện nguyện Nam Á, Đông Nam Á và toàn cầu. Chỉ số môi trường)
https://scholarwor`ks.iupui.edu/handle/1805/15964

Irish Aid, CECEM, & The Asia Foundation. (2015). Guide on Developing Strategic Partnership between
Corporates and Civil Society Organizations (For CSOs). [Tài liệu hướng dẫn phát triển quan hệ đối tác chiến
lược giữa các công ty và tổ chức xã hội dân sự (dành cho các Tổ chức Xã hội Dân sự)]

iSEE, SIDA. (2015). Public awareness on charitable activities and fundraising capacity of Viet nam Non-
Governmental Organisations. (Nhận biết của cộng đồng về hoạt động từ thiện và năng lực gây quỹ của các tổ
chức phi chính phủ tại Việt Nam). http://isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/pub-lic-awareness-on-
charitable-activities-and-fundraising-capacity-of-vietnam-non-governmental-organisations.-min.pdf

Nguyen, P. A., & R. H. Doan, D. (2015). Giving in Vietnam: A Nascent Third Sector with Po- tential for
Growth [E-book]. In The Palgrave Handbook of Global Philanthropy (pp. 473–487). (Làm từ thiện ở Việt
Nam: Khối thứ Ba non trẻ đầy tiềm năng phát triển [sách điện tử], Trong Sổ tay Palgrave về thiện nguyện toàn
cầu (tr. 473-487). Palgrave Macmillan. https://doi.org/10.1057/9781137341532

Sciortino, R. (2017). Philanthropy in Southeast Asia: Between Charitable Values, Corporate Interests, and
Development Aspirations. Austrian Journal of South-East Asian Studies, 10(2), 139–163. (Thiện nguyện ở
Đông Nam Á: Giữa các giá trị từ thiện, lợi ích doanh nghiệp và khát vọng phát triển. Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á của Áo, 10 (2), 139–163). https://doi.org/10.14764/10.ASEAS-2017.2-2

Taylor, W., Nguyễn Thu, H.., Phạm Quang, T., & Huỳnh Thị Ngọc, T. (10/2012). Civil Society in Vietnam:
A Comparative Study of Civil Society Organizations in Hanoi and Ho Chi Minh City. (Xã hội dân sự ở Việt
Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

The Asia Foundation. (2011). Directory: Non-governmental Organizations and Associations of Viet Nam
(Danh bạ các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ tại Việt Nam)

The Asia Foundation, Irish Aid, & CED. (2015). Guide on strategic partnership for corporate philanthropy and
community support (For Vietnamese Businesses). (Hướng dẫn về quan hệ đối tác chiến lược cho hoạt động
thiện nguyện của doanh nghiệp và hỗ trợ cộng đồng (Dành cho Doanh nghiệp Việt Nam).
https://issuu.com/ced.vn/ docs/3._bussiness_guide_january_2016 16

Tran, H. H. (2021). The necessity of a legal framework regulating online donation based crowd funding in
Vietnam. (Sự cần thiết về một khung pháp lý điều chỉnh việc huy động vốn cộng đồng theo hình thức đóng góp
trực tuyến tại Việt Nam)

VAPEC & The Asia Foundation. (2011).


Philanthropy in Viet Nam. VAPEC-The Asia Foundation. (Thiện nguyện tại Việt Nam. VAPEC - Quỹ châu Á)

Wings. (2017). Infrastructure in focus: A new global picture of organizations serving philanthropy.
(Bàn sâu về cơ sở hạ tầng: Bức tranh toàn cầu mới về các tổ chức phụng sự thiện nguyện). http://wings.
issuelab.org/resources/26486/26486.pdf

87
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC
VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC TIẾP CẬN
Nhóm 1 (gồm Cơ quan nhà nước, Đoàn thể): 8 đơn vị
Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Ban thanh niên nông thôn Vũ Minh Thảo


1
TW Đoàn HN1 Phó Trưởng ban L2 x

Trần Quốc Hùng L1 x


Phó Chủ tịch Phiên thảo luận
2 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (15/01/2022)
HN Lương Thị Hồng Thuý L3
Trưởng ban Đối ngoại và Phát triển

Văn phòng đại diện phía


3 Nam, Liên hiệp các tổ Trần Thị Thu Thủy
chức hữu nghị Việt Nam TP.HCM2 Trưởng Văn phòng đại diện L1 x
(VUFO)

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Lương Bạch Vân x


4 TP.HCM L2
Việt Nam (TP.HCM) Phó Chủ tịch không chuyên trách

NGO/NPO &
Trần Quốc Duy Hỗn hợp và
5 Tỉnh đoàn Bình Phước TP.HCM Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước L1 x Phiên thảo luận
(15/01/2022)

Hội Liên hiệp Phụ nữ Trần Thị Phương Hoa


6
TP.HCM TP.HCM Phó Chủ tịch L2 x Hỗn hợp

Trung tâm công tác xã hội Nguyễn Công Hằng Phiên thảo luận
7
Thanh niên Thành phố TP.HCM Phó Giám đốc L3 x (15/01/2022)

NGO/NPO &
Nguyễn Khắc Mai
8 Hội khuyến học TP.HCM TP.HCM L1 x Phiên thảo luận
Chủ tịch Hội đồng bảo trợ (15/01/2022)

NHÓM 2 (gồm Doanh nghiệp, Doanh nghiệp xã hội, Doanh nghiệp tạo tác động): 30 đơn vị
Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Jimmy Phạm
9 KOTO HN Người sáng lập L1 x

Công ty giải pháp Tăng Văn Khánh


10 công nghệ OOC HN Giám đốc L1 x

Đậu Thanh Hòa


11 Công ty du lịch Discova HN Trưởng phụ trách nhân sự L2 x

Hà Nội; 2Thành phô Hồ Chí Minh


1

88
Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Nguyễn Minh Thảo


12 Med247 HN Giám đốc Phát triển L2 x

Tẩn Thị Shu


13 Sapa O’Chau HN Sáng lập và giám đốc L1 x

(người trả lời phỏng


14 Honda HN vấn yêu cầu ẩn danh n/a x
và chức vụ)

Nguyễn Nhung
15 Ford HN PR L3 x

Trần Diệu Anh


16 Papa’s Dreamer HN Sáng lập L1 x

Hoàng Đức Minh


17 Momo HN Trưởng bộ phận Quyên góp L3 x

Phan Thanh Vân Doanh nghiệp


18 Tòhe HN CEO L1 (online, lần 1)

Olivier Do Ngoc L1 Doanh nghiệp


CEO (lần 1) & Hỗn
19 EZLand TP.HCM x hợp và Phiên
Hien Vuong L3 thảo luận
(15/01/2022)
Quản lý Bền vững

Sanjeev Bahl L1 x
CEO

20 Saitex TP.HCM Virginia Rollando L3 x Doanh nghiệp


(lần 1) &
Quản lý Dự án Bền vững
Hỗn hợp

Nguyễn Tuấn Tú L4 x
Giám sát Đa dạng và Hòa nhập

Nguyễn Ngọc Kim Oanh Phiên thảo luận


HSE & Quản lý Bền vững
L3 x (15/01/2022)

Mr. Francois Bouvery L1 x


Chủ tịch Doanh nghiệp
21 Ta Lai Experience TP.HCM (lần 1)
Anyta Nguyễn L2 x
Đồng Chủ tịch

Doanh nghiệp
(lần 1) và
22 Raise Partners HCMC Mimi Vũ L1 Phiên thảo luận
(15/01/2022)

89
Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Bernard Kervyn L1 x
Giám đốc khu vực Doanh nghiệp
23 Mekong Quilts TP.HCM (lần 1) &
Hồ Tiểu Đan L2 x Hỗn hợp
Phụ trách gây quỹ

Nguyễn Đức An Sơn Doanh nghiệp


24 SSG International Pk Ltd TP.HCM CEO L1 x (lần 1)

Edward Thai Doanh nghiệp


25 500 startups Vietnam TP.HCM Thành viên (General Partner) L1 x (lần 1)

Vưu Lệ Quyên L1 x Phiên thảo


CEO luận
26 BITI’s TP.HCM (15/01/2022)
Nguyễn Minh Giang L3 x
Quản lý Bền vững

Doanh nghiệp
(lần 2) và Phiên
27 PNJ TP.HCM Huỳnh Thị Xuân Liên L2 thảo luận
Hội đồng Quản trị (15/01/2022)

28 Công ty TNHH Tư vấn & Dương Thị Hoài Chân Doanh nghiệp

Dịch thuật Chân Thiện Mỹ TP.HCM Giám đốc L1 (lần 2) và Phiên


thảo luận
(15/01/2022)

29 Niso Corporation TP.HCM Nguyễn Bảo Chi L3 Doanh nghiệp


Giám đốc Nhân sự (lần 2)

Công ty Cổ phần Trương Thị Lệ Khanh Doanh nghiệp


30
Vĩnh Hoàn TP.HCM Chủ tịch L1 (lần 2)

Bùi Mỹ Trang Doanh nghiệp


31 HSBC Việt Nam TP.HCM Quản lý Bền vững L3 x (lần 2)

Công ty CP Lê Thị Thanh Lâm Doanh nghiệp


32
Sài Gòn Foods TP.HCM CEO L2 x (lần 2)

Tiêu Yến Trinh Doanh nghiệp


33 Talent Net TP.HCM Giám đốc Điều hành L1 x (lần 2)

Dương Cao Phong Doanh nghiệp


34 Officience TP.HCM Đồng Sáng lập và Giám đốc L1 (lần 1, online)

35 Chula Fashion TP.HCM Diego Cortizas L1


Doanh nghiệp
(lần 1, online)
Sáng lập và Nhà thiết kế

90
Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

36 Công ty CP Ba Huân TP.HCM Phạm Thị Huân L1 Doanh nghiệp


Chủ tịch Hội đồng Quản trị (lần 2)

Lê Hoàng Nhi L1 x Phiên thảo luận


37 Wishare TP.HCM Sáng lập và điều hành
(15/01/2022)

Công ty TNHH Đầu tư Quỹ và Phiên


& Giáo dục Đông Nam Á TP.HCM Hồ Quang Hưng L1 thảo luận
38 (Social Impact Foundation) Giám đốc Vùng (15/01/2022)
(*)

NHÓM 3 (gồm các Quỹ): 12 đơn vị


Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Quỹ Trò nghèo Vùng cao Trần Đăng Tuấn x


39 HN Chủ tịch Quỹ
L1

Nguyễn Ngọc Mỹ
40 Quỹ Alphanam HN Sáng lập và Giám đốc Quỹ L1 x

Trần Thị Như Trang L1 x


Chủ tịch Quỹ
41 Quỹ Vì tầm vóc Việt HN
Trần Hồng Điệp L2 x
Giám đốc điều hành

Trương Thị
Thanh Thanh L1 x
Quỹ &
Chủ tịch Quỹ
42 Quỹ Hy Vọng HN Hỗn hợp
Nguyễn Tiến Danh L2 x
Giám đốc điều hành

Lê Văn Chính
43 Quỹ từ thiện Bông Sen TP.HCM Sáng lập viên và L1 x
Phiên thảo luận
(15/01/2022)
Chủ tịch HĐQL Quỹ

Huyền Tôn Nữ Quỹ &


44
Vietseeds Foundation Inc. TP.HCM Cát Tường L1 Hỗn hợp
Giám đốc điều hành

Phạm Thủy Tiên x


L2
Quỹ Hỗ trợ tài năng Ủy viên Hội đồng Quản lý Quỹ
Phiên thảo luận
45 TP.HCM
Lương Văn Can Nguyễn Thị (15/01/2022)
Thanh Thảo L2 x
Giám đốc

91
Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tên tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Rad Kivette
Giám đốc Điều hành L2 x
Quỹ
46 VinaCapital Foundation TP.HCM Reem Mehanna
Giám đốc nghiên cứu, L2 x
Giám sát chương trình

Đinh Thị Nam Phương Quỹ


47 Quỹ Nam Phương TP.HCM Sáng lập và Chủ tịch Quỹ L1

Quỹ Hỗ trợ Phát triển Phạm Thị Hương Giang Quỹ và Phiên
48 TP.HCM Chủ tịch HĐ sáng lập L1 x thảo luận
Cộng đồng Sống bền vững (15/01/2022)
& HĐQL Quỹ

Quỹ & Hỗn


Quỹ học bổng Huỳnh Xuân Thảo L1 hợp và Phiên
49
Huỳnh Tấn Phát TP.HCM thảo luận
Giám đốc điều hành Quỹ (15/01/2022)

50 Tổ chức vòng tay Loan Lương L2 Hỗn hợp và


TP.HCM x Phiên thảo luận
Thái Bình Dương Phó Giám đốc
(15/01/2022)

NHÓM 4 (gồm NGO và NPO): 29 đơn vị


Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Thủy Trần Hỗn hợp


51 Christina Noble Giám đốc Vận hành
L2 và Phiên thảo
Children’s Foundation TP.HCM luận
Khoa Nguyễn (15/01/2022)
Giám đốc Tài chính
x

Nguyễn Thúy Hằng Phiên thảo luận


52 Live and Learn HN Điều phối Dự án L2 x (15/01/2022)

Nguyễn Thị Thu Hà L2 x


Quản lý Dự án
53 Oxfam HN Phiên thảo luận
Hoàng Anh Dũng (15/01/2022)
Cán bộ Truyền thông và L3
Chương trình

SRD - Trung tâm phát triển Nguyễn Kim Ngân


54 HN Phó Giám đốc L2 x
nông thôn bền vững

GreenID HN Diễm Hằng


55
Điều phối dự án L2 x

92
Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Chu Việt Nga


56 HelpAge International HN Quản lý chương trình L2 x

World Vision HN Phạm Thu Trang


57
Phụ trách truyền thông L3 x

CDI - Trung tâm phát triển Kim Thị Thu Hà


58 HN Giám đốc L1 x
và hội nhập

CSAGA - Trung Tâm Nguyễn Vân Anh


59 Nghiên Cứu Và Ứng Dụng HN Giám đốc L1 x
Khoa Học Về Giới-Gia đình-
Phụ Nữ Và Vị Thành Niên

Nguyễn Hoàng Anh Phiên thảo luận


60 CFC HN Giám đốc Vận hành L3 x (15/01/2022)

MSD - Viện nghiên cứu HN Nguyễn Phương Linh


61
quản lý phát triển bền vững Viện trưởng L3 x

Trung tâm Reach Đào tạo


62 Đoàn Tuấn Dũng
và Tư vấn nghề - Hỗ trợ HN L2 x
thanh niên có hoàn cảnh Phó Giám đốc
khó khăn
NGO/NPO
& Hỗn hợp
63 CHANGE Thới Thị Châu Nhi x và Phiên
TP.HCM Giám đốc Chương trình
L2 thảo luận
(15/01/2022)

NGO/NPO
64 Cơ sở Bảo Trợ TP.HCM Lê Mai Ngân L2 x và Phiên
Xã Hội Thảo Đàn Giám đốc chương trình thảo luận
(15/01/2022)

Võ Hoàng Yến L1 x NGO/NPO


Trung tâm Khuyết tật và Giám đốc & Hỗn hợp
65 Phát triển DRD TP.HCM thảo luận
Nguyễn Văn Cử L2 x (15/01/2022)
Phó Giám đốc

Trần Minh Khánh


66 Hiệp hội và Quỹ Eurasia TP.HCM Trưởng Đại diện L1 x NGO/NPO

Angélique Masse
Nguyen
Trưởng phòng Gây quỹ
67
Saigon Children’s TP.HCM L2 x NGO/NPO
Charity CIO Nguyễn Thị
Duy Hương
Trưởng phòng Chương trình

93
Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Trung Tâm ICS Ngô Lê Phương Linh


68 TP.HCM Giám đốc
L1 NGO/NPO

Trung tâm Nghiên cứu Dương Phương Hạnh Phiên


69 Giáo dục Người khiếm TP.HCM Người sáng lập & Điều hành
L1 x thảo luận
(15/01/2022)
thính (CED) (trực tuyến)

Hội Bảo trợ Trẻ em Mai Thị Hoa


70
TPHCM TP.HCM Phó Chủ tịch L2 x NGO/NPO

NGO/NPO &
Lê Tiên Phong
71 VietHope TP.HCM Giám đốc điều hành L1 x Hỗn hợp

Phạm Trường Sơn NGO/NPO


72 LIN TP.HCM Phó Giám đốc3 L2 x

Trần Triêu Ngõa Huyến NGO/NPO


73 CCHS TP.HCM Giám đốc Trung tâm L1 x

NGO/NPO
Bernard Kervyn & Hỗn hợp
74 Mekong Plus TP.HCM Giám đốc vùng L1 x và Phiên
thảo luận
(15/01/2022)

75
Thư viện sách nói Hướng TP.HCM Nguyễn Thanh Tâm L1 x NGO/NPO
Dương (dành cho người Giám đốc
khiếm thị)

Diệp Thị Mỹ Hạnh NGO/NPO


76 Làng tre Phú An TP.HCM Người sáng lập và điều hành L1 Phiên thảo luận
(15/01/2022)

Nguyễn Thị Bích Hà L2


Tổng Thư ký
77 HAWEE (Hội nữ TP.HCM Hỗn hợp
doanh nhân TP.HCM) Nguyễn Thị L3
Hoàng Anh
Phó Ban Cộng đồng

78 Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phạm Kiều Oanh Phiên thảo luận
Phục vụ Cộng đồng CSIP HN L1 x (15/01/2022)
Người sáng lập và CEO

79 Làng trẻ em Lê Thị Phương Thúy Phiên thảo luận


SOS Việt Nam HN L2 (15/01/2022)
Giám đốc Truyền thông

3
Tại thời điểm tham gia phỏng vấn/trao đổi nhóm. Chức vụ hiện nay được cập nhật tại danh sách thành viên Dự án.

94
NHÓM 5 (gồm các tổ chức khác và các cá nhân): 14 đơn vị
Đại diện Cấp bậc (từ L1 Hình thức tham gia
Tổ chức/cá nhân Địa bàn phỏng vấn/ đến L3; trong đó Trao đổi
tham gia L1: cao nhất) Phỏng vấn
nhóm

Tăng Duyên Hồng


80 HN Nhà sáng lập Coin for Change & L1 x
Hội mẹ đơn thân

Ngô Thành Vũ
81 Chương trình Việc tử tế HN Phụ trách Chương trình L2 x
VTV Digital

Chương trình Ngô Thành Vũ


82
Cặp lá yêu thương HN Phụ trách Chương trình L2 x
VTV Digital

83 TP.HCM NSND Kim Cương L1 x

Hoàng Tuấn Anh


84 Sáng kiến ATM Gạo TP.HCM Doanh nhân L1 x Hỗn hợp

Dominic Scriven
85 Dragon Capital TP.HCM Chủ tịch L1 x

86 TP.HCM Nhạc sĩ Thanh Bùi L1 x

Phạm Phú Ngọc Trai


87 TP.HCM Chủ tịch LBC, GIBC L1 x

88 HCMC Nghệ sĩ Hà Anh Tuấn L1 x

Ký túc Xá Cỏ May
(Sáng kiến của cố doanh Phiên thảo luận
89 Nguyễn Thị Nhung L2 x
nhân Phạm Văn Bên) TP.HCM Trưởng Ban Quản lý ký túc xá
(15/01/2022)

Asia Venture Allison Hollowell


90
Philanthropy Network Singapore L1 x
Giám đốc Sản phẩm
(AVPN)

Huỳnh Minh Hà Doanh nghiệp


91 TP.HCM (VCCI - với tư cách cá nhân) L3 x (lần 2)

Trần Sĩ Chương Doanh nghiệp


92 TP.HCM Nhà đầu tư cá nhân L1 x (lần 2)

Ts. Quách Thu Nguyệt Phiên thảo luận


93 HCMC Nguyên Giám đốc NXB Trẻ L1 x (15/01/2022)
(với tư cách cá nhân)

Trao đổi nhóm hỗn hợp: Phối hợp trao đổi giữa 5 nhóm trên, bao gồm cả đối tượng thụ hưởng

95
DANH SÁCH
THÀNH VIÊN NHÓM DỰ ÁN

Trưởng Điều phối


Tôn Nữ Thị Ninh,
Chủ tịch HPDF (Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM)

Nhóm cố vấn
TS Nguyễn Đức Lộc,
Viện trưởng Viện nghiên cứu Social Life
TS Bùi Thế Cường,
Uỷ viên Hội đồng HPDF
TS Đặng Hoàng Giang,
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CECODES (HN)
Lê Quang Bình,
Giám đốc DNXH ECUE (HN)
Phạm Kiều Oanh,
Giám đốc, Trung tâm CSIP (HN)
Dana R.H Doan,
Nghiên cứu sinh TS, ĐH Indiana, Khoa Thiện nguyện (Hoa Kỳ),
Nhà sáng lập Trung tâm LIN

Laurence Lien,
Chủ tịch, Đồng sáng lập, Asia Philanthropy Circle (Singapore)

Nhóm Dự án 1 (TPHCM)
Lê Kim Hồng,
Tổng Thư ký, HPDF

Nguyễn Thị Mỹ Tiên,


Phó Chủ tịch, HPDF

Nguyễn Thị Trang Thu,


Nghiên cứu độc lập

Cao Thị Lan Thi,


Trợ lý Điều phối Dự án, HPDF (đến tháng 5/2021)
Phạm Thị Ngọc Hạnh,
Trợ lý Điều phối Dự án, HPDF (từ tháng 5/2021)

96
Nhóm Dự án 2 (Hà Nội)
Nguyễn Hoàng Anh,
Giám đốc Điều hành, CFC
Đậu Thúy Hà,
Hội đồng Cố vấn, CFC
Đỗ Vân Nguyệt,
Giám đốc, Live&Learn
Nguyễn Thúy Hằng,
Điều phối Dự án, Live&Learn

Cộng tác viên


Lê Hoàng Nhi,
Người sáng lập và Giám đốc, Wishare
Thái Minh Châu,
Người sáng lập, Phục Hưng Books
Trần Vũ Ngân Giang,
Phó Giám đốc Khu vực Mekong, ASSIST Asia
Natalie Kennedy,
Phó Giám đốc, Asia Philanthropy Circle (Singapore)

97
1.
Trưởng Điều phối và Nhóm Dự
án tại Hà Nội (Chief coordinator
and the Hà Nội project team)

98
2. 3. 4. 5.6
TĐN: Hỗn hợp Phỏng vấn: Văn phòng TĐN: Quỹ (FGD: Foundations) TĐN: NGO/NPO
(FGD: Mixed group) phía Nam VUFO (Interview: (FGD: NGO/NPO)
Southern Office, VUFO)

3 4

5 5

99
7. 8. 9. 10.
Phỏng vấn: NSND Kim Cương Phỏng vấn: Quản lý Ký túc xá Phỏng vấn: Jimmy Phạm TĐN: Doanh nghiệp, DNXH,
(Interview: People’s Artist Cỏ May (Interview: Manager of (CEO, KOTO) (Interview: Jimmy DN tạo tác động (lần 1) (FGD:
Kim Cương) Cỏ May Student Hostel) Phạm (CEO, KOTO)) Businesses, Social Enterprises,
Impact Enterprises (1st))

8
7

10

100
11. 12. 13. 14. 15. 16.
Phỏng vấn: Ông Rad Kivette Trao đổi với Nhạc sĩ Thanh Bùi Ông Olivier Do Ngoc, CEO công Phiên thảo luận 15/01/2022
(Giám đôc, VinaCapital (Conversation with Artist ty EZLand, đánh giá các khuyến (15 Jan 2022 Workshop)
Foundation) (Interview: Rad Thanh Bùi) nghị tại Phiên thảo luận
Kivette (CEO, VinaCapital (Mr. Olivier Do Ngoc,
Foundation)) CEO EZLand, grading the
recommendations at the
Workshop)

11 12

14 15

13

16

101
17. 18. 19. 21. 20. 22. 23
Nhóm Dự án thăm phân xưởng Giám đốc SAITEX trao đổi cùng TĐN: Doanh nghiệp, DNXH, TĐN: Doanh nghiệp, DNXH,
REKUT, công ty SAITEX nhóm Dự án (SAITEX CEO in DN tạo tác động (lần 1) DN tạo tác động (lần 2)
(The Project team on a visit to discussion with the Project (FGD: Businesses, Social Enter- (FGD: Businesses, Social Enter-
REKUT, SAITEX) team) prises, Impact Enterprises (1st)) prises, Impact Enterprises (2nd))

17 18

19

20 21

22

23

102
24. 25. 26. 27.
Nhóm Dự án cùng Giám đốc và Trao đổi trực tuyến với Đại diện TĐN: Quỹ (FGD: Foundations) TĐN: NGO/NPO (FGD: NGO/
thành viên Viện Nghiên cứu So- Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tại NPO)
cial Life (The Project team with Phiên thảo luận (Online
Director and members of Social discussion with representative
Life Research Institute) from Red Cross Việt Nam)

24

25

26

27

103
NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI
Trụ sở chính:
Số 46 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 0084.4.38253841
Chi nhánh:
Số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 0084.8.38220102
Email: thegioi@thegioipublishers.vn
marketing@thegioipublishers.vn
Website: www.thegioipublishers.vn

Khảo sát thực tiễn về Hệ sinh thái Thiện nguyện tại Việt Nam –
A field study: Philanthropy Ecosystem in Việt Nam

Chịu trách nhiệm xuất bản


GIÁM ĐỐC – TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM TRẦN LONG

Biên tập: Trịnh Hồng Hạnh


Trình bày: Trần Quế Phương, Quân&Dương

LIÊN KẾT XUẤT BẢN


Công ty TNHH Sách Phục Hưng
Email: astoryteller@phuchungbooks.com

In 800 bản, khổ 20 cm x 28 cm tại Công ty TNHH MTV Itaxa


Địa chỉ: 122-124-126 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Số xác nhận ĐKXB: 1359-2022/CXBIPH/04-99/ThG.


Quyết định xuất bản số: 444/QĐ-ThG cấp ngày 10 tháng 05 năm 2022.
In xong và nộp lưu chiểu năm 2022. Mã ISBN: 978-604-365-118-8

104

You might also like