Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRỐNG ĐỒNG - ĐỈNH CAO KĨ THUẬT LUYỆN KIM VÀ MĨ

THUẬT CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ THỜI KÌ VL-AL

Trống đồng Đông Sơn có nguồn gốc từ Việt Nam, là loại trống tiêu
biểu cho Văn hóa Đông Sơn (từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ
I-II sau Công nguyên) và nền văn minh sông Hồng, gắn liền với thời kỳ
các Vua Hùng, trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của văn
hóa nước ta.
Trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao của kĩ thuật chế tác đồng thau
của người Việt cổ. Hoa văn trên trống khắc họa những sinh hoạt kinh tế,
xã hội, văn hóa đương thời, truyền tải thông điệp về cuộc sống của người
xưa. Hình ảnh mặt trời, các loài chim tổ,…trên trống đồng còn cho thấy
người Việt cổ có tín ngưỡng thờ thần mặt trời và sùng bái tự nhiên. Trống
đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác
như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo; là sản phẩm của nền văn
minh nông nghiệp, trí tuệ của người Việt cổ và là biểu trưng của những
thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước Văn
Lang. Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội và trong
chiến đấu chống giặc ngoại xâm khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi
người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu.
Tiếng trống đồng vang vọng đến mọi miền đất nước, khẳng định
những giá trị về truyền thống, đạo lý nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt
Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, là minh chứng
hùng hồn cho tinh hoa văn hóa. Và cũng thể hiện tính sáng tạo của dân
tộc Việt Nam. Ngày nay, hàng trăm chiếc trống đồng được phát hiện, lưu
giữ và trưng bày trang trọng ở các bảo tàng quốc gia và các địa phương.
Với vai trò là người thừa hưởng những giá trị cao đẹp mà ông cha
từ bao đời để lại, em cảm thấy thật sự khâm phục sự sáng tạo của tổ tiên
ta, biết ơn và trân trọng những giá trị di sản to lớn của ông cha ta, vượt
qua bao khắc nghiệt của thiên nhiên, khó khăn của thời đại, để lại cho đất
nước ta vô vàng giá trị đáng tự hào cho ngàn đời sau. Và với vai trò là
người tiếp nối nghĩa vụ giữ nước, em biết mình phải bồi dưỡng tri thức để
giữ gìn, bảo vệ những giá trị này một các tốt nhất và nâng cao lòng yêu
nước, phát huy những giá trị ấy bằng nhiều hình thức thích hợp.

. Bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có, họ đã tạo nên kỹ
thuật luyện kim đồng thau mang đậm yếu tố bản địa của người Việt. Từ
đó tạo nên nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất ở Đông Nam châu Á.
THÁNH ĐỊA MỸ SƠN - VẺ HUYỀN BÍ ẨN MÌNH NƠI ĐỒI NÚI

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam, nằm ẩn mình trong một thung lũng bao quanh bởi đồi núi
trùng điệp, đây là một quần thể kiến trúc cổ gồm nhiều đền tháp độc đáo
của người Chăm pa, được ước tính có hơn 70 đền tháp xây dựng từ thế kỷ
thứ VII đến thế kỷ thứ XIII chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa,
kiến trúc.
Các đền tháp thể hiện sự đa dạng trong phong cách kiến trúc nhưng
nhìn chung đều ở tư thế cao vút, biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết
của ngọn núi Mêru, nơi cư ngụ của các vị thần và là trung tâm của vũ trụ.
Hầu hết các công trình kiến trúc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của văn
hóa Ấn Độ giáo mang tinh thần mạnh mẽ, thể hiện sức sống mãnh liệt của
con người với tinh thần linh động. Dù vậy, nơi đây vẫn mang dấu ấn
riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính và kĩ thuật
chạm trổ trên đá.
Trong lịch sử, đây là nơi làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật của
những vị vua sau khi lên ngôi. Các vị vua đã cho xây dựng, dâng lên các
vị thần những đền tháp tuyệt mỹ, cũng là cách để ghi công đức của
mình. Tuy thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề, thế nhưng
những gì còn lại ở nơi đây lại mang trong mình vẻ đẹp huyền bí, đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa, nghệ thuật, kiến trục thế
giới. Ngày 1/12/1999 khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO
công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Vì vậy, ngoài ý nghĩa về mặt văn
hóa, du lịch, đây còn là những tư liệu quý giá của ngành khảo cổ học để
tìm hiểu về những ngày xưa cũ với lịch sử hình thành trải dài gần ngàn
năm. Chính vì thế nó đã thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm và tìm
về những ý nghĩa của một nền văn minh cổ xưa.
Với vai trò là người thừa hưởng những giá trị cao đẹp mà ông cha từ
bao đời để lại, em cảm thấy thật sự khâm phục sự sáng tạo của tổ tiên ta,
biết ơn và trân trọng những giá trị di sản to lớn của ông cha ta, vượt qua
bao khắc nghiệt của thiên nhiên, khó khăn của thời đại, để lại cho đất
nước ta vô vàng giá trị đáng tự hào cho ngàn đời sau. Và với vai trò là
người tiếp nối nghĩa vụ giữ nước, em biết mình phải bồi dưỡng tri thức để
giữ gìn, bảo vệ những giá trị này một các tốt nhất và nâng cao lòng yêu
nước, phát huy những giá trị ấy bằng nhiều hình thức thích hợp.

You might also like