Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

TỔNG QUAN:

Lăng vua Lê Thái Tổ là một quần thể di tích đặc biệt lưu giữ dấu ấn quan trọng về đức
Vua - người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đập tan quân xâm lược nhà Minh và lập ra
triều đại nhà Lê Sơ thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Vị trí: Nằm cách sân bay Thọ Xuân không xa, lăng vua Lê Thái Tổ (hay còn gọi là Vĩnh
Lăng) thuộc quần thể di tích Lam Kinh, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hóa.
Nói tới Lam Sơn là nói tới khu lăng mộ của vua và hoàng hậu nhà Lê sơ cùng các công
trình điện miếu thờ có quy mô to lớn. Trong khu lăng mộ ấy, Vĩnh Lăng của vua Lê Thái Tổ
được đặt ở vị trí trung tâm, làm chuẩn "quy chiếu" các lăng mộ khác.
ĐẶC ĐIỂM:
-Lối kiến trúc đơn giản và tôn nghiêm:
•Ngược dòng lịch sử các triều đại phong kiến, trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi đất nước thái
bình thịnh trị hoặc chiến tranh xảy ra thì việc xây dựng lăng mộ của các vị Vua luôn là vấn
đề quan trọng đối với triều đại bởi vì ngoài chức năng là một nơi an nghỉ vĩnh hằng của các
vị hoàng đế thì nó còn thể hiện sự tôn nghiêm của bậc quân vương và sự hưng thịnh của
vương triều.

Do vậy, các bậc vua chúa đều chú trọng xây dựng lăng mộ cho mình ngay khi vừa mới lên
ngôi với quy mô rất tráng lệ, uy nghi, lộng lẫy. Tuy nhiên, đối với vua Lê Thái Tổ, một vị Vua
xuất thân áo vải thì lăng mộ hết sức giản dị.

Về bố cục, điều đặc biệt nhất của Vĩnh Lăng là không xây thành lăng mộ giống như các lăng
tẩm của vua chúa khác mà được xây dựng thành hình gần vuông, mỗi cạnh là 4,43m x
4,46m, cao 1m, xây bằng gạch vồn xếp khít mạch và không trát. Phía mặt trên lăng để cỏ
mọc chứ không lợp thành mái. Phía trước của lăng, hai bên có quan hầu và bốn đôi tượng
giống đối nhau. Theo thứ tự tính từ mộ ra, bên trái quan văn, bên phải quan võ, đến tượng
nghê, ngựa, tê giác và hổ. Về hình thức, các bức tượng đều bằng đá và được chạm khắc
mềm mại, đơn giản. Đến năm 1933, nhân dân địa phương cung tiến thêm 4 voi chầu đắp
bằng gạch và vôi vữa.

-Hoà hợp với thiên nhiên: Địa thế Vĩnh Lăng được xây dựng ngay phía sau cung điện
Lam Kinh, trên một vùng đất rộng và cao ráo giống như hình mai rùa, phía trước có núi
Chúa, phía sau có núi Dầu, hai bên đều có núi, đối diện có sông. Xung quanh lăng mộ là
những loại cây cổ thụ có hàng trăm năm tuổi như sưa, đa, lim, đại, bồ đề, ổi…
Bố cục độc đáo, riêng có của Vĩnh Lăng thể hiện sự khiêm nhường, giản dị và hòa hợp với
thiên nhiên của Hoàng đế Lê Thái Tổ. Đồng thời, dù rất đơn giản nhưng lại tôn nghiêm, tự
nhiên và trang trọng.

Hiện tại, kiến trúc Vĩnh Lăng vẫn giữ được chọn vẹn vẻ đẹp cổ kính và nguyên bản. Quần
thể Di tích Lam Kinh, trong đó có Vĩnh Lăng đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc
gia năm 1962. Năm 2012, khu Di tích này tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc
biệt.

GIÁ TRỊ:

Đến thăm Vĩnh Lăng, chúng ta không khỏi bất ngờ bởi sự độc đáo trong kiến trúc lăng
mộ mà quan trọng hơn, chúng ta thêm hiểu và khâm phục đức tính khiêm nhường, giản dị
của một bậc đế vương, một vĩ nhân từng lập nên nhiều chiến công lừng lẫy trong lịch sử
như Lê Lợi. Đó cũng chính là những bài học quý giá cho hậu thế noi theo.

Bên cạnh đó là những câu chuyện tâm linh cụ thể là câu chuyện về cây ổi cười bên mộ
vua Lê Thái Tổ- Nằm phía bên phải khuôn viên lăng mộ vua Lê Thái Tổ, cây ổi dáng huyền,
mang thế rồng chầu mùa nào cũng cho quả, khi chín thơm lừng. Lấy ngón tay khẽ sờ, vuốt
nhè nhẹ lên thân cây, tức thì những thớ lá rung lên bần bật. Chưa hết, khi dùng ngón tay gãi
nhẹ vào gốc, vào thân thì tất cả lá cây đều rung rinh như cười.

*Có giả thuyết cho rằng: nấm mộ hình vuông ở trong lăng có phải là mộ thật hay không, hay
đó chỉ là mộ tượng trưng (mộ giả)? Trong quá trình nghiên cứu tại khu di tích Lam Kinh, vấn
đề nêu trên đã được các nhà khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tìm ra lời giải đáp.

+Năm 1996, trong khi tiến hành khai quật giếng nước (Ngọc Tỉnh), nằm ở ngay sau các tòa
Thái Miếu Lam Kinh, với mục đích tìm hiểu quy mô, kích thước cũng các vấn đề liên quan,
nhằm phục hồi lại di tích giếng cổ. Từ độ sâu 1,35m đến 1,75m, chúng tôi đã phát hiện
nhiều di vật là đồ gốm sứ, sành và đáng chú ý là ngói mũi xếp hàng có niên đại cuối thế kỷ
14 đầu thế kỷ 15, đặc biệt là hiện tượng than củi tạo thành vỉa dày cùng những hàng móng.
Qua bình đồ cũng như diễn biến địa tầng cho thấy rõ đây là cấu trúc của ngôi mộ cổ, với
huyệt mộ (hình gần vuông). Cấu trúc của ngôi mộ cho biết đó là ngôi mộ có táng thức
Mường cổ. Vì nhiều lý do khách quan, trong đó có giả thiết cho rằng đây chính là mộ thật
của Lê Thái Tổ, nên hố khai quật đã tạm dừng ở độ sâu 2,75m.
*Sở dĩ, đây được coi là mộ thật của vua Lê Thái Tổ là dựa vào các cơ sở sau:

•- Thứ nhất, khi quan sát thực địa, chúng ta thấy ngôi mộ thật có mối liên hệ hữu cơ với
lăng (nằm cách gần 50m), bia và với trục chính của khu điện miếu Lam Kinh. Ngôi mộ thật
nằm trên trục thần đạo, thẳng và ở trước lăng Lê Thái Tổ khoảng 30m, nằm sau bia Vĩnh
Lăng khoảng 200m về phía đông bắc. Có thể thấy đây vị trí là trung tâm, nơi táng huyệt chỉ
có thể dành cho vị vua sáng nghiệp nhà Lê - Lê Thái Tổ.

•- Thứ hai, huyệt mộ đồ sộ, có quy mô, các đồ tùy táng đầu là đồ cao cấp (gốm văn in,
mỏng trang trí hình rồng nổi) không thể là dành cho bậc quan lại.

•- Thứ ba, các điều kiện địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn, xác định vùng đất Lam Kinh là
không gian Mường hay Việt Mường cổ. Có ý kiến cho rằng Lê Lợi vốn gốc là người Mường
vì quê ông là “nội Cham, ngoại Chủa”. Lê Thái Tổ là vị vua đầu triều Lê, thời gian trị vì ngắn,
đến khi mất, trong ông gốc rễ Mường hẳn còn chưa phai nhạt. Chính vì vậy khi an táng tại
Lam Sơn, lăng vẫn được xây, bia vẫn được dựng đúng với tầm vóc của vị đế vương khai
triều, song, táng thức lại vẫn thể hiện rất đậm yếu tố của người Mường.

You might also like