Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

THI PHÁP LUẬT TMĐT

NHẬN ĐỊNH
1. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử mới có giá trị pháp lý.
Nhận định sai.
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như
bản gốc nếu đáp ứng đủ cả hai điều kiện là:
- Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử
từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử.
- Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn
chỉnh khi cần thiết.
Trong đó, theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 52 thì tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin
còn đầy đủ và chưa bị thay đổi (ngoài những thay đổi về hình thức). Và theo khoản 3 Điều 9
Nghị định 52 thì tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp tại điểm
a, b, c, d khoản 3 Điều 9 Nghị định này được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.
Như vậy, theo điểm d khoản 3 Điều 9, ngoài chữ ký điện tử (điểm a khoản 3 Điều 9 NĐ 52)
thì còn có các biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn.
Như vậy, chứng từ điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử mới có giá trị pháp lý.
2. Quy trình giao kết HĐ TMĐT phải là bên bán đề nghị và bên mua chấp nhận đề nghị.
Nhận định sai.
Với website TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến thì quy trình giao kết HĐ TMĐT là bên
mua đề nghị giao kết HĐ (theo Điều 17 Nghị định 52) và người bán chấp nhận đề nghị (theo
Điều 19 Nghị định 52) chứ không phải tuyệt đối hối như nhận định trên.
BT 1: Anh A truy cập vào Website Thương mại điện tử www.goodbook.com.vn tìm một
quyển sách mình muốn mua, có rất nhiều quyển sách với các thông tin về tác giả, năm
xuất bản và giới thiệu khái quát về quyển sách đó. Anh A tìm được 1 quyển anh muốn
mua và liền đặt hàng, tuy nhiên anh A đã mắc một lỗi nhập số lượng hàng cần mua, thay
vì mua 10 đã nhập nhầm là mua 100 cuốn sách, số tiền thanh toán bằng thẻ tín dụng đã
bị trừ đủ cho 100 cuốn sách. Anh A thông báo bằng email cho người bán về lỗi trên ngay
sau đó. Một tuần sau, khi nhận được lô hàng, anh A trả lại 90 cuốn sách cho người bán.
Người bán không chấp nhận vì hợp đồng đã được thực hiện.
a) Các thông tin trên trang web bao gồm: các thông tin về tác giả, năm xuất bản và giới
thiệu khái quát về sách… có được coi là một lời đề nghị giao kết HĐ của website hay
không?
Theo Điều 15 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì các thông tin trên website goodbook này bao
gồm các thông tin về tác giả, năm xuất bản và giới thiệu khái quát về sách… không được coi
là một lời đề nghị giao kết HĐ mà đây là thông báo mời đề nghị giao kết HĐ của người bán
trên website.
b) Người bán thực hiện như vậy là đúng hay sai theo quy định của pháp luật VN. Giải
thích rõ tại sao?
Có hai trường hợp xảy ra.
- TH1: Website có hỗ trợ sửa lỗi bằng cách cho phép hủy đơn và hoàn tiền.
Người bán thực hiện như vậy là đúng theo quy định của PLVN.
Theo Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì thời điểm giao kết HĐ khi sử dụng chức năng
đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của người
bán chấp nhận đề nghị giao kết HĐ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
Như vậy, trong trường hợp anh A muốn thay đổi số lượng đặt hàng sau khi đã gửi lời đề nghị
giao kết HĐ tới bên bán, anh A cần thực hiện hủy đơn trước khi phía người bán trả lời chấp
nhận đề nghị giao kết HĐ. Việc anh A gửi email cho người bán hoàn toàn không có ý nghĩa
pháp lý. HĐ đã được giao kết khi anh A nhận được trả lời của người bán chấp nhận đề nghị
giao kết HĐ. Người bán thực hiện như vậy là đúng theo HĐ và đúng theo quy định PL.
- TH2: Website không có hỗ trợ sửa lỗi
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì trường hợp anh A mắc phải lỗi nhập số
lượng sách cần mua nhưng website này không hỗ trợ cho anh A sửa lỗi thì anh A có quyền rút
bỏ phần chứng từ điện tử. Bởi vì anh A đã đáp ứng hai điều kiện sau:
+ Ngay khi biết có lỗi, anh A đã thông báo cho bên bán về lỗi và nêu rõ đã mắc phải lỗi trong
chứng từ điện tử bằng cách gửi email thông báo cho bên bán.
+ Anh A vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ 100 quyển
sách nhận được từ bên kia.
Như vậy, anh A đủ điều kiện để có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi. Người bán đã
thực hiện không đúng quy định của PL.
BT 2: Ngày 02/02/2020, Công ty Crown, trụ sở chính tại London, UK gửi cho công ty
YNHH Thành Đạt, trụ sở chính Hà Nội thư chào hàng máy vi tính xách tay cao cấp
Sony Vio IX qua email, thời hạn trả lời là đến hết ngày 28/02/2020.
a) Giả sử: Công ty TNHH Thành Đạt gửi email chấp nhận đề nghị của Công ty Crown
nhưng đề nghị Công ty Crown cho phép Công ty TNHH Thành Đạt trả tiền làm ba lần,
nên Công ty Thành Đạt đã chuyển khoản ngay số tiền đó vào tài khoản Ngân hàng của
Công ty Crown. Công ty Crown không trả lời và bán số hàng đó cho Công ty khác.
Công ty TNHH Thành Đạt có thể kiện Công ty Crown vì vi phạm HĐ hay không?
Giải thích và nêu rõ căn cứ pháp lý.
Theo Điều 392 BLDS 2015, khi Công ty Thành Đạt chấp nhận đề nghị của Công ty Crown
nhưng đề nghị sửa thời hạn thanh toán thì được coi là đề nghị mới. Lúc này, Công ty Thành
Đạt trở thành bên đề nghị, còn Công ty Crown là bên được đề nghị.
Theo khoản 1 Điều 400 BLDS 2015, HĐ được giao kết khi bên đề nghị nhận được chấp nhận
giao kết. Trong trường hợp này, Công ty Crown không gửi email về việc chấp nhận lời đề
nghị giao kết mới của Công ty Thành Đạt nên HĐ chưa được giao kết. Công ty Thành Đạt
không thể kiện Công ty Crown vi phạm HĐ.
b) Giả sử, Công ty TNHH Thành Đạt gửi email chấp nhận chào hàng đến Công ty Crown
vào chiều thứ tư ngày 28/02/2020, đến thứ sáu, Công ty Crown bán hàng cho Công ty
khác và chiều thứ sáu Công ty Crown mở email mới biết Công ty TNHH Thành Đạt
đã gửi email chấp nhận chào hàng. Công ty TNHH Thành Đạt có thể kiện Công ty
Crown vi phạm HĐ hay không?
Theo khoản 1 Điều 400 BLDS 2015, HĐ được giao kết khi bên đề nghị nhận được chấp nhận
giao kết.
Theo khoản 1 Điều 19 Luật GD điện tử 2005, thời điểm Công ty Crown nhận được email từ
Công ty Thành Đạt là thời điểm nhận thông điệp dữ liệu.
Email của Công ty Thành Đạt đã được gửi đến trong ngày 28/02/2020 (trong thời hạn trả lời
đề nghị), nên HĐ đã được giao kết. Công ty Thành Đạt có thể kiện Công ty Crown vì vi phạm
HĐ.
BT 3: Công ty A là khách hàng thân thiết của DNTN B. Ngày 10/10/2020, ông C, TGĐ
(đại diện theo PL) của công ty A gửi một thư điện tử cho bà D (chủ DNTN B) với nội
dung thể hiện nhu cầu cần DNTN B cung cấp 500kg nguyên liệu, đồng thời về đơn giá
nguyên liệu đó. Ngày 11/10/2020, bà D đọc được thư điện tử này và soạn thư trả lời. Tuy
nhiên, đang soạn thư thì bị mất điện. Vì thế, bà D lấy điện thoại nhắn tin cho ông C để
thông báo đơn giá. Qua trao đổi tin nhắn với nhau, ông C và bà D đã thống nhất giá trị
đơn hàng, thời điểm giao hàng, thời điểm và phương thức thanh toán.
a) Việc thỏa thuận giữa ông C và bà D qua tin nhắn điện thoại có phải là giao kết một
HĐ TMĐT không?
Theo khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì tin nhắn giữa ông C và bà D được xem
là một thông điệp dữ liệu vì tin nhắn chứa đựng các thông tin được tạo ra, được gửi đi, được
nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Theo Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì giao kết HĐ TMĐT, bởi vì ông C và bà D đã sử
dụng thông điệp dữ liệu (qua tin nhắn điện thoại) để tiến hành giao dịch trong quá trình giao
kết HĐ.
b) Giả sử trong tin nhắn cuối của mình, bà D yêu cầu ông C xác nhận về việc mua bán
hàng nêu trên bằng thư điện tử gửi cho bà D trước 2 giờ chiều ngày 12/10/2020. Vào
lúc 12h30 chiều ngày 12/10/2020, ông C gửi thư điện tử cho bà D để xác nhận việc
mua hàng. Tuy nhiên, đến 17 giờ cùng ngày bà D mới nhận được thư điện tử nói trên.
Hỏi Hợp đồng mua bán lô hàng giữa hai DN đã được giao kết chưa?
Theo khoản 1 Điều 400 BLDS 2015, thời điểm giao kết HĐ là thời điểm bên đề nghị nhận
được chấp nhận giao kết. Cụ thể là HĐ được giao kết kể từ thời điểm bà D nhận được thư
điện tử xác nhận giao kết HĐ của ông C theo khoản 1 Điều 19 Luật Giao dịch điện tử 2005.
Vì vậy, thời điểm bà D nhận thông điệp dữ liệu là 17 giờ thì đã quá thời hạn so với yêu cầu
ban đầu (14 giờ). Vì vậy, HĐ mua bán giữa 2 DN chưa được giao kết.
BT 4: HĐ được bên A tạo r dưới dạng văn bản Word, ký và gửi cho bên B, bên B chấp nhận
toàn bộ nội dung, nôi đen một số điều khoản nhấn mạnh, ký và gửi lại cho bên A. Để chắc
chắn trước khi gửi, bên B chuyển sang định dạng PDF và đặt password cấm thay đổi nội
dung. Hợp đồng bên A nhận lại có được coi là có giá trị pháp lý như văn bản gốc hay không?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 52 thì HĐ bên A nhận lại từ bên B chỉ bị thay đổi
về hình thức, thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi nên vẫn có giá trị như văn bản gốc.

You might also like