BÁO CÁO BSTH 18 THÁNG ĐỢT 2 - HỌ VÀ TÊN(1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 2

BÁO CÁO THỰC HÀNH BÁC SĨ THAM GIA


CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH LÂM SÀNG
CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN
NGUYỄN TRÃI GẮN VỚI TRẠM Y TẾ THUỘC
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8 ĐỢT 2

Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG NHẬT MINH


Thời gian thực hành: 26/12/2022 - 26/06/2024
Đơn vị Trạm Y tế thực hành: TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 2 QUẬN 8
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8
TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 2

BÁO CÁO THỰC HÀNH BÁC SĨ THAM GIA


CHƯƠNG
CHƯƠNG TRÌNH
TRÌNH THỰC
THỰC HÀNH
HÀNH LÂM
LÂM SÀNG
SÀNG
CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH,
CẤP
CHỮAGIẤY PHÉP
BỆNH Y HÀNH
KHOANGHỀ
TẠI KHÁM
BỆNH BỆNH,
VIỆN
NGUYỄN TRÃI GẮN
CHỮA BỆNH VỚI TRẠM
Y KHOA TẠI Y TẾ THUỘC
BỆNH VIỆN
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8 ĐỢT 2
NGUYỄN TRÃI GẮN VỚI TRẠM Y TẾ THUỘC
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8 ĐỢT 2

Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG NHẬT MINH


Thời gian thực hành: 26/12/2022 - 26/06/2024
Đơn vị Trạm Y tế thực hành: TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 2 QUẬN 8
MỤC LỤC

I. BÁO CÁO CÁC NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN, TẬP HUẤN TẠI
TRẠM Y TẾ
II. BÁO CÁO CÁC NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN, TẬP HUẤN TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ
III. BÁO CÁO CÁC NỘI DUNG ĐÃ THỰC HÀNH TẠI TRẠM Y TẾ
IV. NHẬN XÉT, ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8 VÀ TRẠM Y TẾ TRỰC THUỘC TRUNG
TÂM Y TẾ QUẬN 8
V. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
.
I. BÁO CÁO CÁC NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN, TẬP HUẤN TẠI
TRẠM Y TẾ
1.1. Chương trình phòng chống bệnh mãn tính không lây
Chương trình phòng chống tăng huyết áp:
 Chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp.
 Đánh giá nguy cơ tim mạch.
 Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi huyết áp.
 Điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc.
 Xử trí ban đầu bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu, tăng huyết áp khẩn cấp
hoặc hạ huyết áp.
 Tham gia vào chương trình khám người cao tuổi định kì trên địa bàn phường
Chương trình phòng chống đái tháo đường:
 Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi và kiểm soát đường huyết tại nhà.
 Chăm sóc bàn chân đái tháo đường, vết thương đái tháo đường.
 Điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc.
 Xử trí ban đầu bệnh nhân tăng đường huyết có biến chứng cấp hoặc hạ
đường huyết.
 Tham gia vào chương trình khám người cao tuổi định kì trên địa bàn phường.
1.2. Chương trình quản lý bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
 Thực hiện công tác phát hiện bệnh, chẩn đoán bệnh.
 Phân tích kết quả hô hấp kí.
 Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi, điều trị bệnh.
 Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng dụng cụ hít hoặc xịt đúng cách.
 Tư vấn bệnh nhân tiêm vaccine phế cầu và cúm.
 Xử trí ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp do cơn hen cấp.
1.3. Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
 Thực hiện công tác khám bệnh, chẩn đoán dựa vào bảng kiểm trong chương
trình khám sức khỏe người cao tuổi
 Thực hiện tư vấn, điều trị các bệnh lý thông thường ở người cao tuổi.
1.4. Chương trình phòng chống lao
 Sàng lọc, tầm soát bệnh nhân nghi ngờ lao, hướng dẫn bệnh nhân khạc đàm
đúng cách, chẩn đoán lao phổi.
 Thực hành tốt công tác tư vấn và theo dõi tác dụng phụ của thuốc điều trị lao
khi bệnh nhân lao theo dõi tại trạm.
1.5. Chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em và phụ nữ có thai
 Thực hành công tác phân loại dinh dưỡng ở trẻ em.
 Thực hành công tác khám bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh thông thường ở trẻ.
 Thực hành công tác cho trẻ uống Vitamin A.
 Tư vấn, hướng dẫn về công tác kế hoạch hóa gia đình dành cho phụ nữ có
thai và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.
1.6. Chương trình sức khỏe tâm thần
 Hỗ trợ theo dõi công tác điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh, rối
loạn trầm cảm.
1.7. Chương trình tiêm chủng mở rộng
 Thực hành công tác chỉ định vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng
trẻ em và một số vaccine khác dành cho trẻ em và người lớn.
 Thực hành xử trí ban đầu trường hợp phản ứng bất lợi sau tiêm.
1.8. Chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm
 Thực hiện công tác tầm soát, chẩn đoán, hướng dẫn chăm sóc điều trị ngoại
trú, theo dõi các dấu hiệu chuyển nặng của các bệnh truyền nhiễm như sốt
xuất huyết, tay chân miệng tại địa phương.
 Hỗ trợ các công tác truyền thông về phòng chống các bệnh truyền nhiễm và
xử lí các ổ dịch tại địa phương.
1.9. Chương trình phòng chống tai nạn thương tích
 Thực hiện nhận diện và phân loại tai nạn thương tích
 Thực hiện công tác xử trí ban đầu tai nạn thương tích: cố định chi gãy, may
vết thương, băng bó vết thương, cầm máu…
1.10. Chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe
 Thực hành kỹ năng truyền đạt thông tin, giáo dục chăm sóc sức khỏe cho
nhiều nhóm đối tượng khác nhau tại địa phương.
 Thực hành kỹ năng tư vấn sức khỏe, hướng dẫn bệnh nhân, người cao tuổi.
II. BÁO CÁO CÁC NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN, TẬP HUẤN TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ

 Chuyên đề: “Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp”


 Chuyên đề: “Chẩn đoán và xử trí phản ứng phản vệ”
 Chuyên đề: “Sử dụng corticoid trên lâm sàng”
 Chuyên đề: “Siêu âm bụng tổng quát”
 Chuyên đề: “Vật lí trị liệu phục hồi chức năng và điều trị đau thần kinh tọa”
 Chuyên đề: “Trầm cảm ở người cao tuổi”
 Chuyên đề: “Bệnh chàm”
 Chuyên đề: “Hướng dẫn chỉ định vaccine”
 Chuyên đề: “Chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu”
 Chuyên đề: “Chẩn đoán và điều trị bệnh lao”
 Chuyên đề: “Chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng”
 Chuyên đề: “Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết”
 Chuyên đề: “Chăm sóc sức khỏe ban đầu về mắt”
 Chuyên đề: “Xử trí ban đầu các bệnh về tai mũi họng”
III. CÁC NỘI DUNG ĐÃ THỰC HÀNH TẠI TRẠM Y TẾ
1. Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
 Thực hiện chương trình khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi
hằng tháng, lấy máu xét nghiệm, siêu âm, phát thuốc và gởi quà người cao
tuổi trong địa bàn phường 2 quận 8.
 Trả kết quả xét nghiệm máu và giải thích các kết quả xét nghiệm máu đó
 Vãng gia và cập nhật thông tin của người cao tuổi lên phần mềm của Quận
 Lập danh sách những người cao tuổi đã vãng gia, tình hình sức khoẻ, thăm hỏi
những gia đình có hoàn cảnh khó khăn
2. Chương trình tiêm chủng mở rộng
 Tham gia khám sàng lọc tiêm chủng mở rộng mỗi 2 tuần
 Gọi điện thoại động viên gia đình đưa trẻ khám và tiêm chủng đúng lịch hẹn
 Tư vấn và chỉ định vaccin phù hợp với độ tuổi của trẻ
 Theo dõi sau tiêm trong buổi tiêm chủng mở rộng
 Tham gia hồi sức những trường hợp có phản ứng phản vệ với vaccin
3. Chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm
 Phòng chống bệnh tay chân miệng
 Tiến hành khám tầm soát tại các trường mẫu giáo trên địa bàn
 Khám tại trạm xác định những trường hợp nghi ngờ, tư vấn chăm sóc và
điều trị
 Hướng dẫn nhà trẻ, trường học sử dụng nước Javel để vệ sinh nơi ở,
phòng học của bé bị bệnh
 Điều tra ca bệnh tại nhà và khu vực xung quanh khi có thông báo từ bệnh
viện tuyến trên
 Phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết
 Tham gia khoanh vùng, xử lí mỗi khi có ca bệnh xuất hiện
 Tham gia phát tờ rơi kiến thức về Sốt xuất huyết cho mỗi hộ gia đình trên
địa bàn phường
 Kiểm tra lăng quăng tại nhà người dân có nguy cơ trên địa bàn
 Điều tra ca bệnh tại nhà và khu vực xung quanh khi có thông báo từ bệnh
viện tuyến trên
4. Chương trình chống Lao
 Làm hồ sơ bệnh án Lao, thăm khám bệnh nhân
 Hướng dẫn bệnh nhân khạc lấy mẫu đàm của bệnh nhân Lao được trạm quản

 Thống kê từng tháng, từng quý sổ quản lý bệnh nhân Lao
 Thăm khám bệnh nhân Lao
5. Chương trình sức khỏe tâm thần
 Tham gia làm hồ sơ bệnh án.
 Đánh giá kết quả phục hồi chức năng của bệnh nhân tâm thần
 Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng và 1 năm
 Khám vãng gia bệnh nhân tâm thần mà Trạm Y tế, theo dõi
 Vận động bệnh nhân tâm thần lên Trung tâm Y tế khám và lãnh thuốc.
6. Chương trình phòng chống tai nhạn thương tích:
 Thực hiện sơ cứu và xử trí ban đầu các vết thương phần mềm
 Đánh giá và khâu cầm máu vết thương
 Thay băng chăm sóc vết thương
 Cắt chỉ vết thương đã lành
7. Chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em
 Thực hành công tác khám bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh thông thường ở trẻ
em
 Thực hành công tác cho trẻ uống Vitamin A
 Khám sức khỏe thường quy tại trường cho các trẻ tiểu học và trung học cơ sở

8. Chương trình phòng chống tăng huyết áp, đái tháo đường
 Chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp; đánh giá nguy cơ tim mạch; hướng dẫn
bệnh nhân theo dõi huyết áp; điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc; xử trí
ban đầu bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu, tăng huyết áp khẩn trương hoặc hạ
huyết áp.
 Chẩn đoán đái tháo đường; hướng dẫn bệnh nhân theo dõi đường huyết, chăm
sóc bàn chân đái tháo đường, vết thương đái tháo đường; điều trị không dùng
thuốc và dùng thuốc; xử trí ban đầu bệnh nhân tăng đường huyết có biến
chứng cấp hoặc hạ đường huyết.
 Chẩn đoán đái tháo đường; hướng dẫn bệnh nhân theo dõi đường huyết, chăm
sóc bàn chân đái tháo đường, vết thương đái tháo đường; điều trị không dùng
thuốc và dùng thuốc; xử trí ban đầu bệnh nhân tăng đường huyết có biến
chứng cấp hoặc hạ đường huyết.
IV. NHẬN XÉT, ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ QUẬN 8 VÀ TRẠM Y TẾ TRỰC THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8
Cảm nghĩ bản thân về chương trình thực hành này
Trong 6 năm đào tạo tại trường Đại học, phần lớn thời gian học và thực hành đều là
ở bệnh viện, chỉ có vài phân môn thực hành ở tuyến cơ sở nên chương trình học tập và làm
việc tại Trạm Y tế phường đem lại một trải nghiệm và thách thức mới cho bác sĩ trẻ mới ra
trường.
Công tác khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở tương đối đơn giản nhưng cũng đầy thách
thức, là nhưng người đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân, khám và chữa các bệnh thông
thường nhưng hầu hết lại là bệnh mãn tính như Tăng huyết áp, Đái tháo đường hay các
than phiền đau đầu, chóng mặt, không khoẻ trong người,… cho đến các chấn thương từ nhẹ
đến nặng đã trau dồi kĩ năng nhìn mặt bệnh, khám bệnh, làm thủ thuật từ nhỏ đến lớn, giúp
bác sĩ trẻ vững tay hơn trên con đường hành nghề muôn hình vạn trạng này.
Nhìn chung hai tuyến đều thực hiện khám chữa bệnh, tuy nhiên có những điểm khác
nhau cơ bản :
 Tuyến cơ sở sẽ chú trọng đến quản lý cộng đồng hơn cá nhân hóa việc điều trị
cho bệnh nhân ở tuyến trên.
 Có rất nhiều hoạt động tầm soát, tư vấn, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa sớm
các loại bệnh (miễn phí); trong khi tuyến trên tập trung vào công tác điều trị
 Sơ cấp cứu các trường hợp cấp tính hoặc điều trị triệu chứng, sự khó chịu của
các bệnh thường gặp (nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, mất ngủ).
Ngoài việc trải nghiệm ra thì khi làm việc ở 2 môi trường này, bác sỹ thực hành sẽ
quen biết với nhiều đồng nghiệp hơn và tiếp thu nhiều kiến thức, từ đó có thể chọn lọc và
tổng hợp lại sẽ đúc kết được nguồn kinh nghiệm dồi dào
Cuối cùng, việc thực hành ở 2 môi trường còn giúp bác sỹ thực hành có thể theo sát
được bệnh nhân từ việc chăm sóc ban đầu ở tuyến cơ sở cho đến điều trị chuyên sâu ở
tuyến trên, giúp người bác sỹ có kiến thức tổng quát và thiết thực hơn.
Trung tâm Y tế và Trạm Y tế đã hỗ trợ bác sỹ thực hành những gì?
 Về phía Trung tâm Y tế:
 Trung tâm Y tế nói chung và giám đốc của Trung tâm nói riêng rất yêu thương và
quý trọng các bác sĩ trong chương trình này, bác luôn lắng nghe ý kiến của các bác
sĩ thực hành và đưa ra hướng giải quyết khi nghe tin bác sĩ thực hành nào gặp khó
khăn. Có nhiều đề xuất giúp hướng dẫn và huấn luyện chuyên môn cho các bác sĩ
thực hành, đồng thời cũng có nhiều buổi báo cáo chuyên đề, phổ biến kiến thức cho
các bác sĩ mới. Vận động và đốc thúc các bác sĩ thực hành tham gia nhiều hoạt động
khám chữa bệnh của Trung tâm Y tế để nâng cao chuyên môn.
 Về phía Trạm Y tế: Trong những ngày đầu tiếp xúc với chuyên môn tại Trạm Y tế có
rất nhiều bỡ ngỡ. Trưởng trạm và bác sĩ của trạm đã giúp đỡ từng bước từ lúc mới
bắt đầu. Hướng dẫn công việc cũng hợp lý: từ những ca bệnh nhỏ để bác sĩ thực
hành làm quen dần với công tác chuyên môn cho tới việc hướng dẫn những chương
trình lớn, cần nhiều kỹ năng ngoài chuyên môn hơn. Ngoài ra thì còn những yếu tố
khác như: môi trường làm việc thoải mái, đồng nghiệp luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau,
nhiều hoạt động ngoài giờ làm việc giúp cho nhân viên của Trạm y tế đoàn kết hơn

Những điểm hạn chế mà bác sỹ thực hành gặp phải sau 18 tháng thực hành:
Bổ sung thêm vật tư trang thiết bị để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe
người dân
V. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN CƠ SỞ

 Mỗi nhân viên tại Trạm Y tế sẽ phụ trách từng chương trình tương ứng, mà chương
trình sẽ được lập kế hoạch và quản lý bởi các anh chị trên Trung tâm Y tế. Do đó khi
triển khai thực tế nên thực hiện theo từng đặc điểm riêng biệt của từng khu phố để
đạt được mục tiêu chung
 Ở Trạm Y tế thì vấn đề cơ sở vật chất, hạ tầng vẫn còn nhiều khó khăn:
 Diện tích trạm còn nhỏ hẹp; không gian để xe nhỏ, chờ đợi, theo dõi bệnh
rất nhỏ, chưa đủ đáp ứng quy tắc một chiều khi khám chữa bệnh, gây khó
khăn cho việc thực hiện điều hành và quản lý, nhất là những thời điểm lưu
lượng bệnh đông. Cơ sở hạ tầng xuống cấp vì đã xây dựng từ lâu.
 Việc cập nhật công nghệ thông tin tại Trạm Y tế còn chậm, dàn vi tính của
trạm đã cũ hoặc hư, và mỗi chương trình sức khỏe một hệ thống phần
mềm quản lý, không được đồng bộ hoàn toàn, chưa có cổng nhập dữ liệu
hàng loạt. Nên thống nhất các chương trình vào một hệ thống, đầu tư cơ sở
vật chất cho trạm để đảm bảo một nhân viên một máy tính làm việc.
 Việc thực hiện các chương trình quản lý và phòng ngừa sức khỏe còn vất
vả do người dân chưa tự giác, không hợp tác gây khó khăn cho nhân viên
của trạm thực hiện chương trình. Cần có các chế tài xử phạt nghiêm túc để
những người không hợp tác có trách nhiệm hơn với cộng đồng
 Do thiếu nhân lực nên các anh chị trong trạm 1 người thực hiện nhiều
chương trình sức khỏe. Nên tuyển thêm nhân lực để chăm sóc tốt sức khỏe
ban đầu cho người dân tại địa phương.
 Các loại thuốc men còn ít, chủ yếu là tự cung tự cấp, dịch vụ khám chữa
bệnh còn ít.
TPHCM, ngày … tháng 6 năm 2024

NGƯỜI LÀM BÁO CÁO

You might also like