Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Cái "lạ" của thơ mới có lẽ là điều không thể bàn cãi bởi đó là lần đầu

tiên cái “tôi” bản thể được cất lên tiếng nói theo nghĩa tuyệt đối. Hiện lên như
một “ngôi sao chổi” xoẹt qua bầu trời thi đàn văn học với cái đuôi chói lòa, rực
rỡ của mình, ông phải bất hạnh nhất, lạ nhất và phức tạp nhất. Vì thế cũng bí
ẩn nhất. Bởi những vần thơ điên loạn với ngập tràn ý tượng của hồn, trăng, và
máu đã không thôi ám ảnh những ai yêu thơ Hàn, đọc thơ Hàn. Nhưng chẳng
ai có thể tưởng đến giữa một rừng thơ ma quái và kì dị ấy, lại mọc lên một
bông hoa trong sáng tinh khôi, còn vương bao hương sắc ở đời. Bông hoa ấy
Hàn đặt tên "Đây thôn Vĩ Dạ", trong nó gợi sự thuần khiết, trong sáng của thiên
nhiên, vừa khơi gợi những rung cảm sâu lắng về mối quan hệ gắn bó của con
người
Sáng tác năm 1938, khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của
HMT với cô gái xứ Huế Hoàng Thị Kim Cúc. ĐTVD trở thành bức tranh về xứ
Huế, về tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc đời.
Xứ Huế mông mơ và trữ tình từ lâu đã trở thành nàng thơ cho biết
bao tâm hồn thi sĩ, HMT cũng không cưỡng nổi niềm quyến luyến say mê:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”
Mở đầu bài thơ là 1 câu hỏi nhẹ nhàng mà bâng khuâng! Thôn Vĩ- một
làng cổ ven bờ sông Hồng từ lâu đã nổi tiếng với những miệt vườn xanh mướt,
với những con người chất phác, hiền lành mà ý nhị, duyên dáng. “Sao anh
không về chơi thôn Vĩ ?” như 1 mời mọc, lời trách móc nhẹ nhàng mà kín đáo
từ 1 người con gái xứ Huế, đồng thời nó cũng thể hiện niềm khao khát mãnh
liệt của nhà thơ: Được trở về thôn Vĩ đầy ắp kỉ niệm. Thế nhưng ,căn cứ hoàn
cảnh sáng tác bài thơ, câu hỏi này có lẽ không phải là lời của người con gái xứ
Huế càng không phải của Hoàng Thị Kim Cúc- mối tình đơn phương của nhà
thơ. Hơn nữa vốn xuất thân trong 1 gia đình đài các vậy nên 1 người tinh tế,
nhạy cảm như vậy sẽ không bao giờ mời hay thậm chí là trách móc khi mà HMT
đang “ bó tay nhìn cả linh hồn và thể xác tan ra “ trại phong Quy Nhơn. Câu hỏi
trên có lẽ là sự phân thân của chính nhà thơ tự hỏi để tự nhắc nhủ bản thân về
việc cần làm cũng như nên làm đồng thời nó cũng thể hiện niềm khao khát
mãnh liệt của Hàn Mặc Tử : Được trở về thôn Vĩ đầy ấp kỷ niệm. Nhưng âm
điệu của câu thơ có phần lột tả sự khắc khơi gợi niềm xúc cảm vừa thiết tha
vừa bất lực bởi lúc này nhà thơ đã bị số phận oan nghiệt đày vào chốn lãnh
cung
Hoàn cảnh bài thơ ra đời khi mà Hoàng Thị Kim Cúc gửi một bức
ảnh có in hình phong cảnh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ, chính lẽ đó mà dòng ký ức
về thiên nhiên xứ Huế, về thôn Vĩ dâng trào, lan tỏa toàn bộ vào sâu trong tấm
thức của tác giả. Hình ảnh về thôn Vĩ thuở nào đã được nhà thơ gợi nhắc qua 2
câu thơ tiếp theo:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Pautopxki từng nói: “ Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn
đường đến xứ xở của cái đẹp”, Hàn Mặc Tử cũng đã thể hiện điều đó qua bức
họa đầy thanh tao, trong trẻo của mình. Thiên nhiên thôn Vĩ hiện lên mang 1
màu sắc thật tinh khôi, yên bình đó là nét đặc trưng của Xứ Huế của miền
Trung đầy nắng và gió: “nắng hàng cau” – “nắng mới lên” thời khắc đặc biệt
của 1 ngày. Những tia nắng ban mai trong trẻo thanh thuần nhưng không kém
phần rực rỡ đang soi rọi vào những hàng cau, loài cây cao nhất trong khu vườn
tạo nên vẻ đẹp thanh tân đầy sức sống.
Ở câu thơ thứ 3 , vẻ đẹp riêng biệt, đặc trưng của thiên nhiên
xứ Huế càng được tô khắc rõ nét. Vẻ đẹp thiên nhiên cùng với kiến trúc nhà
vườn là 1 đặc trưng không thể bàn cãi chốn Huế mộng mơ. Bởi vậy, không lạ
khi Hàn Mặc Tử lại nhớ về nàng thơ của mình qua từng nhành lá, ngọn cây
xanh mướt mát bởi sự trù phù của thổ nhưỡng, của bàn tay người chăm sóc tỉ
mẩn. “Vườn ai mướt quá”,câu nói như là lời trầm trồ của nhà thơ khi cực tả độ
mướt cũng như khắc sâu tâm trạng ngạc nhiên như thể 1 phát hiện thú vị ,mà
trước giờ chưa từng có
Hoài Thanh đã từng đinh danh rằng thơ của Tử là thơ “điên” , cái
điên cuồng trong thơ của ông là nỗi đau thấu tâm can, nỗi tuyệt vọng từ đõ
chuyển hóa thành sáng tạo giúp Hàn Mặc Tử những vần thơ đau thương đến
tột cùng. Văn chương là thứ khí giới thanh cao, đắc lực, nó phá vỡ quy luật về
sự băng hoại của thời gian, 1 bài thơ hay là khi trong tình phải có cảnh, trong
cảnh phải có tình. Ở câu thơ thứ 4 cũng là như vậy, song hành cùng tiếng reo
vui có ẩn chứa nỗi niềm nối tiếc”vườn”, đại từ phiến chỉ như 1 sự nhắc nhủ
bản thân , vườn thôn Vĩ vừa quen vừa lạ, vừa gần vừa xa, vưa là thế của riêng
tác giả, vừa không thuộc về nhà thơ nữa. Phải chăng, chính dòng cảm xúc ấy
mà hồi ức về Thô Vĩ mới lạ, mới đẹp đến thế: “xanh như ngọc”, sắc như có ánh
sáng từ bên trong vừa tao nhã vừa quyến rũ. Câu thơ gợi nhớ cho ta tơi lời
nhận xét của Hoài Thanh: “ Thơ HMT có những câu thơ đẹp 1 cách lạ lùng, đọc
lên như rưới vào lòng mình 1 nguồn sáng lai láng”.
1 bức tranh chỉ đẹp khi nó là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh và
người. Cái vẻ đẹp của sự quyến luyến giữa người và cảnh là thứ khó có thể có
câu từ nào tán dương hết được vẻ đẹp ấy. Hiểu được điều đó, khi miểu tả
nàng thơ trong tâm thức của mình, HMT không chỉ miêu tả vẹ đẹp trù phú của
thiên nhiên mà còn them vào đó thứ gia vị giúp bức tranh thêm sinh động,
chân thật đến lạ:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Là 1 nhà thơ trưởng thành trong môi trường Tây hóa thế nhưng trong thơ của
HMT đâu đó vẫn có hơi thở của Á Đông cổ điển. Điều đó được thể hiện vô cùng
rõ nét qua dấu ấn của khuôn mặt chứ điền lấp ló sau rặng trúc. Phải chăng, đó
là khuôn mặt hiền lành, phúc hậu của người thiếu nữ xứ Huế .Tuy nhiên, nếu
tìm trong thơ Hàn, sẽ thấy đây là lối tạo hình khá phổ biến, và cái nhân vật nép
mình khi thì sau cành lá, khóm lau, khi thì sau rào thưa, bờ liễu... thường là
hình bóng tự hoạ của Tử, mà Tử vẫn có cái “thói” tự vẽ mình một cách rất kiêu
hãnh:
“Xin mời chàng tài hoa thi sĩ đó
Ngồi xuống đây bên thảm ngọc vườn châu”
Hàn Mặc Tử tự vẽ mình lên trang thơ như một “kẻ đứng ngoài”, “kẻ đi ngang
qua cuộc đời”, “kẻ đứng cách xa hàng thế giới”, là vị “khách xa lạ”, là kẻ đứng
ngoài mọi cuộc vui, mọi cảnh đẹp trần thế. Ở câu thơ này cũng vậy, phải chăng
gương mặt chữ điền ấy chính là Tử đang tự hình dung mình trở về thôn Vĩ với
tình yêu say đắm nhưng không tránh khỏi những mặc cảm về thân phận , chỉ
dám lấp ló sau rặng trúc mà ngắm “vườn ai”
4 câu thơ giản dị, tự nhiên như cái đẹp vốn có của tạo hóa, người
đọc được trở về thôn Vĩ Dạ đầy ắp những kỷ niệm cùng thi sĩ để chiêm ngưỡng
và ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên ngập tràn 1 màu sắc xanh và “ nguồn sáng
lai láng”, 4 câu thơ cũng giăng ,ắc nơi người đọc những sợi tơ lòng xao xuyến,
đồng cảm với nỗi niềm bang khuâng, nuối tiếc, mặc cảm của 1 thi sĩ khát khai
giao hào với cái đẹp của tình đời, tình người
KHỔ 2
Hoài Thanh đã từng đinh danh rằng thơ của Tử là thơ
“điên” , cái điên cuồng trong thơ của ông là nỗi đau thấu tâm can, nỗi tuyệt
vọng từ đõ chuyển hóa thành sáng tạo giúp Hàn Mặc Tử những vần thơ đau
thương đến tột cùng. Cái chất “điên” trong thơ của 1 lần nữa được chuyền hóa
ở khổ thơ thứ 2 , nơi mà người đọc bước vào không gian tâm trạng riêng của
HMT:
“Gió theo đường gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối nay?”
Sự chuyền hóa đột ngột từ khổ 1 sang khổ 2 ngỡ là 1 sự phi logic về quy luật
thời gian thế nhưng việc “ nhảy cóc” ấy càng nhấn mạnh trạng thái cảm xúc
đau đớn, nỗi buồn hiu hắt của tác giả khi mà ông đang bị giam cầm trong
chốn lãnh cung hiu quạnh. Cung từ đó, người đọc vừa được “rưới 1 nguồn
sáng lai láng” từ buổi sớm mai bên những miệt vườn, rồi tâm hồn đột ngột
bị dạt vào cõi ly biệt của trời mây sông nước.
Còn đâu 1 vẻ đẹp thanh thuần, tươi mới khổ thơ đầu tiên, sự
chuyển biến về mặt cảm xúc ở khổ thơ thứ 2 thật lạ lẫm khi mà xứ Huế hiện
lên vừa hiện thực cừa huyền ảo. Cảnh vật nơi đây khiến ta đau lòng đến vậy,
Cái chầm chậm của gió thổi, mây trôi nhè nhẹ, hoa bắp khẽ lay, dòng nước trôi
xuôi cứ xa dần, xa dần. Chữ “buồn thiu” khiến cảnh không còn là cảnh, cảnh
giờ đây trở thành 1 thực thể có hồn, chất chưa tâm trạng của thi sĩ.
Từ cổ chí kim, tả hoa người ta thường chọn những bông hoa mang
vẻ đẹp mực thước như hoa lê…,thế nhưng Hàn Mạc Tử lại chọn “hoa bắp. Với
ông, vốn trưởng thành trong phong trào thơ mới nên có lẽ những khuôn sáo
tầm thường mực thước không thể trói buộc người lãng tử ấy. Còn gì buồn hơn
khi bên dòng chảy chậm chạp lững lờ như vương vấn, như nuối tiếc điều gì ,
nhìn hoa bắp trổ cờ phất phơ trong gió mà buồn đến ngẩn người. Người thơ lại
xao động cõi lòng bởi động từ “lay” của cánh đồng hoa bắp. Mặc dù động từ
trung tính nhưng từ “lay”- vần bằng gợi nỗi buồn hiu hắt thê lương . Chỉ 1 động
từ trung tính HMT đã thổi vào trong đó cả linh hồn trời đất, nhà thơ đã từng
nói người làm thơ nghĩa là “nhấn một cung đàn, bấm 1 đường tơ, rung rinh
một làn ánh sáng”.
Quỹ thời gian của cuộc đời mỗi con người thật ngắn ngủi, không ai
có thể phá vỡ quy luật của sự băng hoại về thời gian. Ngay cả là HMT, đặt bài
thơ vào hoàn cảnh ra đời ta không chỉ hiểu được niềm mong mỏi được chở về
với Huế -nàng thơ của ông mà lẽ nào đó còn là sự mong chờ trong vô vọng khi
mà Tử nhận thức được quỷ thời gian của bản thân chẳng còn lại bao nhiêu:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay? ”
Câu thơ có thể hiểu là thuyền trở trăng cũng có thể hiểu là trăng tỏa ánh vàng
trên sông lấp lánh tạo thành dòng sông trăng, thuyền đậu trên sông đã trở
thành thuyền trăng. Hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng gợi cho người đọc
cảm giác được tắm mình trong ánh trăng vừa mở ảo vừa long lanh. Hình ảnh
trăng hẳn không phải điều gì quá xa lại trong thơ của Hàn Mặc Tử, thế nhưng
trăng ở đây có lẽ có phần đặc biệt hơn bởi nó là sự hòa quyện giữa 2 yếu tố
thực và ảo. Đối với Tử trăng vừa là thiên nhiên, là cái đẹp, là hạnh phúc thế
nhưng lại thật mơ hồ, xa xôi. Đặc biệt động từ “kịp” trong câu thơ cuối của khổ
đã khiến ý nghĩa tượng của trăng được bộc lộ rõ hơn cả: “trăng- thực thể thiên
nhiên hay tri âm tri kỷ. Tử hiểu được quỹ thời gian của con người hữu hạn vậy
nên sống là hối hả chạy đua với thời gian khi mà ông cảm nhận được sợi dây
sinh mệnh mong manh đang dần dần mất đi . Nếu cuộc đời không “kịp” đem
trăng đến thì thi sĩ sẽ vĩnh viễn ra đi. Câu thơ là 1 nỗi đau đáu, nỗi niềm phấp
phỏng lo âu, sự mặc cảm của kẻ bị đau đớn bệnh tật dày vò, bó tay nhìn cả linh
hồn lẫ thể xác tan ra.
Như vậy, sự phá vỡ mạch logic khách quan trong phản ánh lại thể
hiện trường mạch nhất quán trong chiều sâu nội tâm của nhân vật. Bức tranh
sứ Huế từ buổi sớm mai, đột ngột chuyển sang chiều ảm đạm rồi thoắt biến
thành cảnh đêm trăng. Thi sĩ đã gợi được những nét đặc trưng của Xứ Huế ở
những thời điểm khác nhau, đặc biệt thể hiện được mạch cảm xúc của nhà
thơ: say đắm thiết tha đến khao khát mặc cảm.
KHỔ 3
Hoài Thanh đã từng đinh danh rằng thơ của Tử là thơ “điên” , cái điên
cuồng trong thơ của ông là nỗi đau thấu tâm can, nỗi tuyệt vọng từ đó chuyển
hóa thành sáng tạo giúp Hàn Mặc Tử những vần thơ đau thương đến tột cùng.
Cái chất “điên” trong thơ của 1 lần nữa được chuyền hóa ở khổ thơ thứ 3,
HMT từ hiện thực trôi mình vào cõi mộng để mong gặp “khách đường xa”:
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Biện pháp lặp “khách đường xa” và những từ “quá”, “ai biết” tạo giọng điệu da
diết khắc khoải, người thơ đang trong tâm thế hướng vọng, chới với giữa
không gian cõi mộng tìm bóng giai nhân nhưng tất cả đã quá xa vời bởi khoảng
cách giữa hiện tại và quá khứ, giữa lãnh cung lạnh lẽo nơi tác giả “bó tay nhìn
tâm hồn và thể xác tan ra” với xứ Huế mộng mơ, kinh kỳ. Hình ảnh người con
gái xứ Huế xuất hiện trực diện bằng tiếng “em” rất mơ hồ. Em gần gũi đấy
nhưng mà sao lại quá đỗi xa vời? Gần gũi vì đây là hình ảnh thường trực trong
cõi lòng thi nhân, xa vời vì giữa hai người là không gian nhạt nhòa sương khói,
mọi đường biên đã nhòe mờ, áo trắng hay tình em cũng mờ ảo như sương khói
xứ hay là vì xuất phát từ sự mặc cảm tự ti trong tình yêu:
“Em lớn quá làm sao anh giữ nổi
Nên lúc nào em muốn cứ xa anh!”
Hàn Mặc Tử đến với thơ tựa như một “ngôi sao chổi” xoẹt qua bầu trời thi đàn
văn học với cái đuôi chói lòa, rực rỡ , với đời bằng tình cảm tha thiết, chân
thành của một kẻ sĩ đứng giữa hai bờ sinh tử, chơi vơi giữa cõi thực và cõi
mộng. Gã làm thơ khi đã nếm trải đủ mùi vị đau thương trong chốn vốn chẳng
có gì là vĩnh hằng. Cái nỗi đau thương ấy phải chăng xuất phát từ niềm tuyệt
vọng của tác giả với mói tình đơn phương với quỹ thời gian eo hẹp về sự sống
của bản thân:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà? ”
Ở đây không có định danh cụ thể, có thể là Vĩ Dạ xứ Huế mộng mơ, nơi có
người con gái thầm thường trộm nhớ. Cũng chính nhà thơ trong lúc đớn đau
bệnh tật đã viết câu thơ nói lên ước mơ của mình: “Muốn ôm hồn Cúc ngủ
trong sương”. Cũng có thể là nơi đang giam cầm thân xác, chôn vùi tâm hồn thi
sĩ- trại Phong Quy Hòa . Tác giả chôn mình trong 1 thế giới không mùa, HMT
đang tự tưởng tượng mình ở trong lãnh cung của sự chia lìa, trời ở đây không
có mùa, không có niềm trăng và ý nhạt có nàng cung nữ nhớ thương vua. Đặt
câu thơ vào hoàn cảnh ra đời, lúc này HMT đang “bó tay nhìn cả linh hồn và
thể xác tan ra” giờ đây tất cả sự sống, hi vọng, tình yêu.. với nhà thơ đã trở
thành quá khứ xa vời.
Không gian mông lung, lạnh lẽo, mịt mùng trong sương khói, huyền
hồ trong ảo ảnh. Nó choán trùm lên cả ý thức và tiềm thức, thắt buộc lòng
người đến tê dại. Kết thúc bài thơ là 1 câu hỏi tu từ với 2 từ “ai”, vườn ai,
thuyền ai giờ là tình ai khiến câu thơ càng day dứt râm can, hỏi để thể hiện sự
hoài nghi, hỏi để dằn vặt lòng mình, hỏi để tự trả lời chi mình: Biết tình êm có
đậm đà hay không mà anh trở về thôn Vĩ ? Hơn thế nữa, nhìn tổng thể bài thơi
với những hình ảnh, ý thơ mang nghĩa tượng trưng người đọc cảm nhận được
tình cảm của HMT, không chỉ là nơi giãi bày tình yêu đơn phương, ĐTVD còn là
nỗi niềm của 1 người thiết tha cuộc sống, muốn bấu víu cuộc đời đến giây phút
cuối cùng nhưng rồi lại đau đớn như người bước hụt khi nhận ra tình đời
không còn mặn mà, bi kịch của kẻ đa tình đoản mệnh là thế. Đời thi sĩ sống đã
vốn chẳng được vui, đến cuối đời cũng chỉ mong tìm được mảnh hồn tri ngộ.
Hàn Mặc Tử của chúng ta, không "kì dị" như bao người nói. Chàng có trái tim
rất người, có những tình cảm rất người, mà có lẽ đến nhiều năm sau này vẫn
có không ít người ghi nhận điều ấy.
Bài thơ như một khúc đoản ca về tình yêu và niềm khao khát, hướng
về bức tranh xứ Huế đẹp đẽ, lãng mạn nhưng đượm buồn còn để lại vương vấn
nơi người đọc bao thế hệ. Đặc sắc của thi phẩm còn được tạo nên ở những
nghệ thuật mang phong cách riêng của Hàn Mặc Tử. Với những hình ảnh tượng
trưng đầy hàm nghĩa, với nhưng câu hỏi tu từ trải đều trên các khổ thơ mang
thoe ý niệm riêng, cùng lối viết cách điệu hóa, pha lồng ảo thực, "Đây thôn Vĩ
Dạ" xứng là một thi phẩm có những thi từ đẹp nhất, trong sáng nhất trong
vườn thơ của Hàn

You might also like