Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THUYẾT MINH DỰ ÁN
HỌC PHẦN: ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI
NGHIỆP
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THẺ TLP

TP . Hồ Chí Minh, năm 2024


TRANG DANH SÁCH NHÓM
Đánh giá mức độ Ký tên xác
STT Họ và tên Mã số sinh viên hoàn thành (%) nhận
1.Nhóm
trưởng

2.

3.

4.

5.
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TRONG NHÓM
STT Họ & tên Nội dung công viêc thực hiện
1 2 2
1 2 2
1 2 2
1 2 2
1 2 2
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi/em xin cam đoan rằng, dự án “Xây dựng thương hiệu thẻ TLP” là kết
quả nghiên cứu và làm việc của nhóm chúng tôi. Các số liệu và thông tin trong báo cáo
này đã được chúng tôi tìm hiểu và chọn lọc từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cảm ơn và ghi nhận đúng mức.

Chúng tôi/em xin cam kết rằng tất cả các thông tin, số liệu và dữ liệu được sử
dụng trong báo cáo đều trung thực và chính xác. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thị
trường kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin
và tài chính, và đảm bảo rằng các thông tin được trình bày đều dựa trên những nguồn tài
liệu đáng tin cậy và cập nhật.

Nhóm chúng tôi/em đã tuân thủ đầy đủ các quy định về đạo đức nghiên cứu và
không sử dụng bất kỳ hình thức gian lận nào trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu.
Và cũng cam đoan rằng mọi sự sao chép hoặc trích dẫn từ các nguồn khác đều được ghi
rõ nguồn gốc, tuân thủ quy định về bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của nội
dung trong báo cáo này. Nếu có bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào, chúng tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm trước nhà trường, hội đồng và cán bộ gác thi.

Xin trân trọng cảm ơn.

Ký tên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TLP-Technology Licesen Personal

NFC-Near-Field Communications

QMTT-Quy mô thị trường

SL-Số lượng
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1.1 Mục tiêu
1.1.1 Xây dựng thương hiệu thẻ TLP
Mục tiêu chính của dự án là tạo ra một thương hiệu thẻ NFC đáng tin
cậy, thân thiện với người dùng và có tính bảo mật cao. Chúng tôi
mong muốn sản phẩm thẻ TLP này sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu
cho người tiêu dùng trong các giao dịch thanh toán điện tử.
1.1.2 Phát triển công nghệ
Tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất để đảm bảo thẻ TLP có khả
năng tương thích rộng rãi với nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau,
từ điện thoại thông minh đến các hệ thống thanh toán tại các cửa
hàng bán lẻ
1.1.3 Mở rộng thị trường
Tạo điều kiện cho việc mở rộng sử dụng thẻ TLP không chỉ tại các
thành phố lớn mà còn tại các vùng nông thôn và các khu vực ít phát
triển hơn, đảm bảo tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm
năng.
1.1.4 Tăng cường trải nghiệm người dùng
Nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua việc cải thiện giao diện
người dùng, cung cấp hướng dẫn sử dụng dễ hiểu và dịch vụ hỗ trợ
khách hàng 24/7.
1.2 Phạm vi
1.2.1 Địa lý
Dự án sẽ được triển khai tại các thành phố lớn như Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Sau khi đạt được thành
công bước đầu, chúng tôi sẽ mở rộng sang các tỉnh thành khác trên
toàn quốc.
1.2.2 Đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng chính của dự án bao gồm cả cá nhân và doanh
nghiệp. Đối với cá nhân, dự án hướng tới các người tiêu dùng hiện
đại, yêu thích công nghệ và tiện ích thanh toán nhanh chóng. Đối với
doanh nghiệp, chúng tôi nhắm tới các cửa hàng bán lẻ, các công ty
cung cấp dịch vụ và các tổ chức tài chính.
1.2.3 Sản phẩm và dịch vụ
Dự án sẽ cung cấp không chỉ thẻ NFC mà còn các dịch vụ liên quan
như ứng dụng di động hỗ trợ quản lý thẻ, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ
thuật, các chương trình khuyến mãi và khách hàng thân thiết.
1.3 Ý nghĩa và lợi ích của dự án
1.3.1 Đối với người tiêu dùng
Thẻ TLP mang lại sự tiện lợi trong thanh toán, giúp người tiêu dùng
tiết kiệm thời gian và công sức so với các phương thức thanh toán
truyền thống. Bên cạnh đó, thẻ NFC cũng giúp giảm thiểu rủi ro mất
mát tiền mặt và các sự cố liên quan đến bảo mật thông tin.
1.3.2 Đối với doanh nghiệp
Việc sử dụng thẻ TLP giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
quản lý, giảm thiểu chi phí vận hành và tạo ra các cơ hội kinh doanh
mới thông qua việc tích hợp các dịch vụ thanh toán hiện đại.
1.3.3 Đối với xã hội
Dự án góp phần thúc đẩy quá trình số hóa nền kinh tế, giảm thiểu
việc sử dụng tiền mặt, qua đó giúp tăng cường sự minh bạch và hiệu
quả của hệ thống tài chính quốc gia.
CHƯƠNG 2. NGIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

2.1 Chân dung khách hàng

2.1.1 Thông Tin Demographic – Nhóm khách hàng

Độ tuổi : Nhóm tuổi từ 18 đến 54 là đối tượng chính của dự án. Đây
là nhóm tuổi trong độ tuổi lao động có khả năng tiếp cận, chi trả và sử dụng công nghệ
mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Giới tính: Sản phẩm thẻ TLP hướng đến cả nam và nữ, không có sự
phân biệt về giới tính. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu các nhu cầu đặc thù theo
giới tính để cung cấp các sản phẩm phù hợp.

Thu nhập: Nhóm khách hàng mục tiêu có thu nhập từ trung bình đến
cao, khoảng trên 10 triệu VNĐ/tháng. Đây là nhóm có khả năng chi trả và có nhu cầu sử
dụng các dịch vụ thanh toán tiện ích.

Trình độ học vấn: Khách hàng mục tiêu có trình độ học vấn từ trung
cấp trở lên, có khả năng tiếp cận và sử dụng các công nghệ hiện đại.

2.1.2 Thông Tin Psychographic – Tâm lý khách hàng

Phong cách sống: Khách hàng mục tiêu có phong cách sống hiện
đại, năng động, và luôn tìm kiếm các giải pháp tiện ích trong cuộc sống hàng
ngày. Họ ưa thích việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh và các dịch vụ
thanh toán nhanh chóng.

Sở thích: Họ thích sử dụng các sản phẩm công nghệ mới, tham gia
vào các hoạt động mua sắm trực tuyến và tìm kiếm các dịch vụ mang lại sự tiện lợi
và an toàn.
Giá trị: Khách hàng mục tiêu đề cao tính bảo mật, sự tiện lợi và tính
năng hiện đại của sản phẩm. Họ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ có chất lượng cao
và mang lại trải nghiệm tốt.

2.1.3 Hành Vi Tiêu Dùng

Tần suất mua sắm: Khách hàng thường xuyên tham gia vào các hoạt
động mua sắm, ít nhất một lần mỗi tháng. Họ ưa chuộng việc mua sắm trực tuyến
và sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.

Kênh mua sắm: Khách hàng mua sắm qua các nền tảng thương mại
điện tử như Shopee, Tiki, Lazada và các cửa hàng bán lẻ hỗ trợ thanh toán bằng
thẻ TLP.

Yếu tố ảnh hưởng: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm
của khách hàng bao gồm tính bảo mật, tính tiện lợi, tốc độ giao dịch và khả năng
tích hợp với các dịch vụ khác.

2.2 Quy Mô Thị Trường

2.2.1 Thị Trường Tổng Quan

2.2.1.1 Quy mô thị trường

Quy mô thị trường (Market Size) thường được tính dựa trên các thông số cụ thể như
dân số mục tiêu, tỷ lệ sử dụng dịch vụ, và mức chi tiêu trung bình cho sản phẩm/dịch vụ.

Các bước tính:

B1: Xác định mục tiêu dân số Việt Nam - Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số
Việt Nam năm 2023 ước tính khoảng 100 triệu người.

Theo cơ cấu dân số, nhóm tuổi từ 18-54 chiếm khoảng 60% trên tổng số dân Việt Nam
tính đến thời điểm hiện tại.

Số lượng người trong độ tuổi này = 100 triệu * 60% = 60 triệu người.
B2: Xác định tỷ lệ sử dụng sản phẩm – Thẻ TLP

Dựa vào NCTT và xu hướng sử dụng công nghệ hiện nay, đặt ra bài toán giả sử khoảng
30% người trong độ tuổi từ 18 đến 54 tuổi có khả năng sử dụng thẻ TLP của chúng tôi thì

Số lượng người sử dụng thẻ TLP = 60 triệu người * 30% = 18 triệu người

B3: Xác định mức chi tiêu trung bình cho sản phẩm TLP

Chi phí cho trung bình cho 1 thẻ TLP llaf 50.000 VNĐ (chưa gồm chi phí sản xuất, và
các dịch vụ kèm theo)

B4: Tính quy mô thị trường

QMTT = SL người sử dụng thẻ TLP * Chi phí trung bình cho mỗi thẻ TLP

 QMTT = 18 triệu người * 50.000 VNĐ = 900 tỷ VNĐ

Link:

Tổng cục Thống kê Việt Nam. (2023). “Thống kê dân số Việt Nam.”

Bộ Công Thương Việt Nam. (2023). “Báo cáo Thị trường Thương mại Điện tử Việt
Nam.”

ICTnews. (2023). “Xu hướng phát triển công nghệ NFC tại Việt Nam.”

2.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng

Thực trạng:

- Sự phổ biến của thẻ từ/truyền thống: hẻ từ là loại thẻ ngân hàng truyền thống được sử
dụng phổ biến ở Việt Nam, bao gồm thẻ ATM, thẻ ghi nợ (debit card), và thẻ tín dụng
(credit card).

- Sự cạnh tranh của các Công nghệ mới : Với sự phát triển của thẻ chip EMV, NFC và
các phương thức thanh toán không tiếp xúc (contactless payment), thẻ từ đang dần mất vị
thế.
Xu hướng giảm sử dụng

Theo xu hướng toàn cầu tại Việt Nam, việc sử dụng các loại thẻ đang giảm dần, nguyên
do:

- An ninh và bảo mật : Thẻ chip (NFC,TPL) có tính bảo mật cao hơn các loai thẻ từ
truyền thống.
- Tiện lợi: thanh toán không tiếp xúc (contactless payment) đang trở nên phổ biến,
đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xảy ra những năm trước, khuyến
khích giảm tiếp xúc vật lý.

Tốc độ tăng trưởng hoặc giảm của thẻ từ

Dự báo toàn cầu:

- Sự chuyển đổi sang thẻ chip, NFC và TLP: Theo báo cáo của MarketsandMarkets
và Allied Market Research, việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip đang diễn ra
mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ chip toàn cầu dự kiến đạt
khoảng 14-17% CAGR từ năm 2020 đến năm 2027.

- Giảm sử dụng thẻ từ: Tốc độ giảm sử dụng thẻ từ có thể tương ứng hoặc nhanh hơn,
dựa trên tốc độ chuyển đổi và triển khai công nghệ mới.

Thị trường Việt Nam

- Chính sách chuyển đổi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy định
chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip để tăng cường bảo mật.

- Tốc độ chuyển đổi: Các ngân hàng lớn tại Việt Nam đã và đang tích cực triển khai
thẻ chip, dự kiến hoàn tất việc chuyển đổi trong vài năm tới.

Ước tính tốc độ tăng trưởng âm của thẻ từ : Giả định

Tỷ lệ giảm hàng năm: Nếu thẻ chip tăng trưởng với tốc độ 15-20% hàng năm, thẻ từ có
thể giảm với tốc độ tương ứng. Giả định tốc độ giảm trung bình khoảng 10-15% hàng
năm.
Link:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2020). “Quy định về chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip.”

Allied Market Research. (2020). “NFC Market by Product, Device, and Application:
Global Opportunity Analysis and Industry Forecast, 2020-2027.”

MarketsandMarkets. (2020). “NFC Market - Global Forecast to 2025.”

2.2.2 Thị Trường Mục Tiêu

Khu vực địa lý: Các khu vực thị trường tìm năng mục tiêu được
nhắm đến trước hết là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng
và Cần Thơ. Nếu các thị trường này đạt được thành công bước đầu, chúng tôi sẽ mở rộng
sang các tỉnh thành khác trên toàn quốc.

Phân khúc thị trường: Phân khúc thị trường tìm năng đươc nhắm
đến là những cá nhân và doanh nghiệp

Với phân khúc thị trường cá nhân có thể trải dài từ các độ tuổi như từ 18 đến 54
tuổi qua các thế hệ như :

Thế hệ Z (sinh sau năm 1997):

· Đặc điểm: Am hiểu, ưa thích công nghệ, thích có trải nghiệm mới mẻ, có xu
hướng sử dụng thanh toán di động, các loại thẻ và các ứng dụng fintech và thích
sự nhanh gọn

· Nhu cầu: Thẻ TLP tiện lợi, dễ sử dụng, tích hợp nhiều tính năng như thanh toán,
quản lý tài chính, truy cập thông tin, v.v.

Thế hệ Millennials (sinh từ 1981 đến 1996):

 Đặc điểm: Cởi mở với công nghệ mới, có thu nhập cao, thích tiện lợi và tiết kiệm
thời gian.
 Nhu cầu: Thẻ TLP an toàn, bảo mật, giúp quản lý tài chính hiệu quả, hỗ trợ thanh
toán nhanh chóng và thuận tiện.

Thế hệ X (sinh từ 1965 đến 1980):

 Đặc điểm: Cẩn trọng với công nghệ mới, có thu nhập ổn định, chú trọng bảo mật
và sự riêng tư.
 Nhu cầu: Thẻ TLP dễ sử dụng, tương thích với nhiều thiết bị, đảm bảo an toàn và
bảo mật thông tin cá nhân.

Với phân khúc thị trường là các doanh nghiệp thì sẽ là :

 Các công ty cung cấp dịch vụ và các tổ chức tài chính.


 Các cửa hàng bán lẻ và siêu thị là những nơi lý tưởng cho việc triển khai thẻ TLP,
giúp tăng tốc độ thanh toán và cải thiện trải nghiệm mua sắm cho khách hàng
 Trong giao thông công cộng thẻ TLP có thể sử dụng như một phương tiên thanh toán
tiện lợi như xe buýt hay tàu điện ngầm
 Ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể sử dụng thẻ TLP để cung cấp các dịch vụ
thanh toán không tiếp xúc an toàn cho khách hàng
 Ngoài ra thẻ TLP có thể sử dụng để quản lý việc mượn sách và trả sách cho các thư
viện
 Trong lĩnh vực y tế, thẻ TLP giúp theo dõi thông tin bệnh nhân và quản lý dữ liệu y tế
 Du lịch và nghĩ dưỡng thẻ TLP sẽ được trang bị cho các khách sạn giúp đem lại các
trải nghiệm vừa mang tính chất bảo mật cao vừa thể hiện tính chuyên nghiệp

2.2.3 Cạnh Tranh Thị Trường

2.2.3.1 Đối thủ cạnh tranh

Các công ty cung cấp giải pháp thanh toán điện tử như MoMo, ZaloPay và các dịch vụ
ngân hàng đang là những đối thủ chính trong thị trường này. Tuy nhiên, chúng tôi tin
rằng sản phẩm của mình sẽ có những ưu điểm vượt trội về tính bảo mật và tiện lợi.
2.2.3.2 Ưu thế cạnh tranh

Sự linh hoạt và nhanh nhẹn : Có thể nhanh chóng thích ứng với thị trường và thay đổi
chiến lược kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Hiểu mạnh mẽ về công nghệ mới : Áp dụng các kiến thức công nghệ hiện đại , đưa ra
các giải pháp TLP sáng tạo cho khách hàng

Chi phí : Cung cấp cho 1 thẻ TLP rẽ hơn mang tính cạnh tranh hơn so với đối thủ

CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

3.1 Dự Báo và Tiềm Năng Phát Triển

3.1.1 Dự Báo Tăng Trưởng

3.1.1.1.Tăng trưởng doanh thu

Với chiến lược marketing hiệu quả và việc mở rộng mạng lưới phân phối, doanh
thu có thể tăng trưởng 25-35% trong năm đầu tiên.

3.1.1.2 Tăng trưởng người dùng

Số lượng người dùng dự kiến sẽ tăng trưởng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu, đặc biệt tại các thành phố lớn.

3.1.2 Tiềm Năng Phát Triển

3.1.2.1 Phát triển thị trường mới

Thị trường thẻ TLP dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong những
năm tới, đặc biệt ở các khu vực như Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi và Trung Đông.
Dưới đây là một số yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển này:

Tỷ lệ thâm nhập cao của smartphone

Châu Á Thái Bình Dương:


Khu vực Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ là tâm điểm của sự tăng trưởng. Có 33% tổng
số điện thoại thông minh mới vào năm 2024 sẽ được xuất xưởng ở đây. Các thị trường như
Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia và Malaysia sẽ đóng góp vào sự gia tăng này1.

Tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện và niềm tin ngày càng tăng của người tiêu dùng sẽ
giúp ổn định doanh số điện thoại thông minh trong khu vực này.

Châu Phi:

Châu Phi dự kiến đạt mức tăng trưởng 6% vào năm 2024. Đây là một tín hiệu tích cực cho
thị trường smartphone trong khu vực này1.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự tăng trưởng ở Châu Phi có thể không cao bằng một số khu vực
khác.

Trung Đông:

Trong khu vực Trung Đông, dự kiến doanh số điện thoại thông minh sẽ đạt mức tăng
trưởng 9% vào năm 2024. Điều này có thể coi là mức tăng trưởng tốt nhất cho năm đó.

Tuy nhiên, cần theo dõi thêm các yếu tố khác như tình hình chính trị và kinh tế để đánh giá
chính xác hơn.

Tổng cộng, xu hướng nhu cầu ngày càng tăng và sự phát triển công nghệ sẽ tiếp tục thúc đẩy
thị trường smartphone trong vài năm tới. Dự kiến vào năm 2027, tổng số smartphone bán ra
trên toàn cầu sẽ đạt 1,25 tỷ chiếc

Cũng chính từ sự tăng nhanh chóng lượng người dùng smartphone này là động lực chính cho
việc áp dụng thẻ TLP, vì hầu hết các thiết bị di động hiện đại đều được tích hợp từ chip NFC.

Nhu cầu thanh toán di động gia tăng :

Thanh toán di động đang trở nên ngày càng phổ biến ở các khu vực này, do sự tiện lợi và bảo
mật nó mạng lại
Thẻ TLP là một công nghệ thanh toán di động phổ biến cho phép người dùng thực hiện thanh
toán nhanh chóng vả dễ dàng chỉ bằng cách chạm vào thiết bị của họ vào đầu đọc

Ứng dụng công nghệ mới

Sự xuất hiện của các ứng dụng mới nổi

· Ngoài thanh toán, thẻ TLP còn có nhiều ứng dụng tiềm năng khác, chẳng hạn
như quản lý danh tính, theo dõi tài sản và xác thực sản phẩm.

· Ví dụ: Thẻ TLP có thể được sử dụng để kiểm soát quyền truy cập vào tòa nhà
hoặc phương tiện giao thông, theo dõi hàng hóa trong chuỗi cung ứng hoặc xác thực sản
phẩm chính hãng, y tế, du lịch.

Thẻ TLP hỗ trợ AI:

Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Thẻ TLP được tích hợp AI có thể học hỏi thói
quen và sở thích của người dùng, từ đó cung cấp các đề xuất sản phẩm, dịch vụ hoặc
thông tin phù hợp. Ví dụ: khi bạn chạm thẻ TLP vào tủ lạnh thông minh, nó có thể gợi
ý các công thức nấu ăn dựa trên những nguyên liệu bạn có sẵn.

Tự động hóa nhà thông minh với thẻ TLP:

Thẻ TLP có thể được sử dụng để kích hoạt các thiết bị thông minh trong nhà như đèn,
thermostat hoặc khóa cửa, chỉ bằng một cú chạm. Ví dụ: khi bạn bước vào nhà, bạn có
thể chạm thẻ TLP để tự động bật đèn, điều chỉnh nhiệt độ và khóa cửa.

3.1.2.1 Thách thức và rủi ro

Cạnh tranh từ các phương thức thanh toán khác: QR code, ví điện tử, và các phương thức
thanh toán di động khác đang cạnh tranh mạnh mẽ với thẻ TLP.

Rủi ro bảo mật: Mặc dù thẻ TLP có mức độ bảo mật cao, nhưng vẫn cần liên tục cập nhật
và nâng cấp để chống lại các nguy cơ bảo mật mới.
3.2 Chiến Lược Phát Triển

3.2.1 Tầm Nhìn Dài Hạn

3.2.1.1 Mục tiêu dài hạn

 Cung cấp các giải pháp thẻ TLP sáng tạo và toàn diện cho khách hàng ở mọi ngành
công nghiệp.

 Xây dựng thương hiệu thẻ TLP đáng tin cậy, uy tín và được công nhận. Đồng thời
với chi phí và giá thành phải chăn.

 Hướng tới trở thành nhà cung cấp thẻ TLP hàng đầu, quy không chỉ gói gọn trong
nước.

3.2.2.2 Xây dựng uy tín

Cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao

 Sử dụng vật liệu và linh kiện chất lượng tốt để sản xuất thẻ NFC bền bỉ và đáng tin
cậy.

 Áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản
phẩm.

 Cung cấp bảo hành toàn diện cho sản phẩm để bảo vệ khách hàng.

Duy trì các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng cao

 Cung cấp dịch vụ khách hàng thân thiện và hiệu quả thông qua nhiều kênh như điện
thoại, email và trò chuyện trực tiếp.

 Thu thập và phản hồi phản hồi của khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ

3.2.2 Chiến Lược Marketing

3.2.2.1 Marketing trực tuyến

Tạo dựng website


Thiết kế website chuyên nghiệp, dễ sử dụng và cung cấp đầy đủ thông tin về sản
phẩm, dịch vụ thẻ TLP. Giải đáp những thắc mắc nhu cầu của khách hàng

Cung cấp các bài viết blog, tài liệu hướng dẫn và video hữu ích để chỉ dẫn cho
khách hàng thấy những điểm mạnh cũng như các cách ứng dụng thẻ TLP vào trong đời
sống mang lại những lợi ích như thế nào

Kênh truyền thông xã hội

Chia sẻ nội dung hấp dẫn và liên quan đến thẻ TLP, thu hút sự chú ý và tương tác của
người dùng.

Chạy các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội nhắm mục tiêu đến đối tượng khách
hàng tiềm năng.

Tạo lập và hoạt động tích cực trên các kênh truyền thông xã hội phổ biến như Facebook,
Instagram, TikTok, X và nhiều các nền tảng khác

3.2.2.2 Marketing truyền thống

Tiếp thị những nội dung để cho khách hàng nhìn thấy tìm năng của thẻ NFC mạng lại
trong đời sống thực tế

Tham gia các hội chợ thương mại và sự kiện ngành:

 Tham gia các hội chợ thương mại và sự kiện ngành liên quan đến thẻ NFC để giới
thiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
 Tạo dựng mạng lưới quan hệ với các đối tác tiềm năng và khách hàng.
 Tăng cường nhận thức về thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.

Chạy các chiến dịch quản cáo in và phát thanh :

 Đặt quảng cáo trên các ấn phẩm và chương trình phát thanh liên quan đến đối tượng
khách hàng tiềm năng
 Tạo các quảng cáo hấp dẫn, đầy hứa hẹn về tìm năng của và thu hút sự chú ý của
người xem và người nghe.

 Theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh khi cần thiết để tối ưu
hóa hiệu quả.

3.2.3 Cải Thiện Sản Phẩm

3.2.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Tập trung vào việc cải thiện tính năng và độ bền của thẻ TLP.

3.2.3.2 Phát triển dịch vụ khách hàng

Cải thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng để đảm bảo sự hài lòng của người dùng.

3.3 Kế Hoạch Hành Động

3.1.1 Giai Đoạn 1: Khởi Động

Thiết lập nhóm dự án : Thành lập nhóm quản lý dự án với các


chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ TLP và marketing.

Nghiên cứu thị trường : Tiến hành nghiên cứu chi tiết về nhu cầu và
thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu.

3.3.2 Giai Đoạn 2: Phát Triển Sản Phẩm

Thiết kế sản phẩm : Phát triển thiết kế mẫu cho thẻ TLP, đảm bảo
tính thẩm mỹ và tính năng bảo mật.

Thử nghiệm sản phẩm : Tiến hành thử nghiệm nội bộ và thu thập
phản hồi từ người dùng thử để hoàn thiện sản phẩm.

3.3.3 Giai Đoạn 3: Triển Khai và Mở Rộng

Ra mắt sản phẩm : Chính thức ra mắt sản phẩm thẻ TLP trên thị
trường, kèm theo các chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhằm phổ biến và thu hút khách hàng.
Mở rộng thị trường : Tập trung mở rộng mạng lưới phân phối tại các
thành phố lớn và các kênh bán lẻ uy tín.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Link : https://arttimes.vn/cong-nghe/du-doan-buc-tranh-thi-truong-smartphone-
nam-2024-c61a38455.html
PHỤ LỤC
Phụ lục A: Các biểu đồ về tăng trưởng thị trường thẻ NFC

Phụ lục B: Mô hình phân tích cạnh tranh và SWOT của dự án

Phân tích SWOT

Strengths (Điểm mạnh)

Công nghệ tiên tiến: NFC là công nghệ thanh toán hiện đại, mang lại tiện lợi và
bảo mật cao.

Thị trường tiềm năng: Với dân số trẻ, đông đảo, và sự gia tăng sử dụng
smartphone, thị trường Việt Nam rất tiềm năng cho thẻ NFC.

Chính sách hỗ trợ: Chính phủ khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt.

Weaknesses (Điểm yếu)

Chi phí đầu tư ban đầu cao: Hạ tầng và chi phí phát triển ban đầu cao.

Thiếu nhận thức: Một số người dùng vẫn còn ngại ngần với công nghệ mới và lo
ngại về bảo mật.

Opportunities (Cơ hội)

Tăng trưởng kinh tế: Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho nhu cầu thanh toán
hiện đại.

Hợp tác chiến lược: Hợp tác với các ngân hàng, doanh nghiệp, và nhà mạng để mở
rộng mạng lưới sử dụng.

Threats (Thách thức)

Cạnh tranh cao: Cạnh tranh từ các phương thức thanh toán khác như QR code, thẻ
chip.
Rủi ro bảo mật: Rủi ro từ tội phạm mạng và các lỗ hổng bảo mật.

Định vị sản phẩm

Định vị cao cấp: Thẻ NFC được định vị là sản phẩm cao cấp, mang lại trải nghiệm
thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

Phân khúc khách hàng mục tiêu: Nhắm vào nhóm khách hàng trẻ tuổi, sử dụng
công nghệ, và có thu nhập trung bình trở lên.

Chiến lược sản phẩm

Phát triển và cải tiến công nghệ: Luôn cập nhật và cải tiến công nghệ TLP để đảm
bảo tính an toàn và hiệu quả.

Đa dạng hóa sản phẩm: Cung cấp nhiều loại thẻ TLP với các tính năng và dịch vụ
khác nhau để phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Chiến lược giá

Giá cạnh tranh: Đưa ra mức giá hợp lý để cạnh tranh với các phương thức thanh
toán khác.

Chính sách khuyến mãi: Áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho
khách hàng mới và khách hàng thường xuyên.

Chiến lược phân phối

Mở rộng kênh phân phối: Phân phối thẻ TLP thông qua các ngân hàng, cửa hàng
tiện lợi, và các đối tác chiến lược.

Kênh trực tuyến: Phát triển kênh bán hàng trực tuyến, cho phép khách hàng đăng
ký và nhận thẻ qua mạng.

Chiến lược truyền thông


Tăng cường quảng bá: Sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng như TV,
báo chí, mạng xã hội để tăng cường nhận thức về thẻ TLP.

Giáo dục và hướng dẫn: Tổ chức các chương trình giáo dục, hướng dẫn sử dụng
thẻ TLP để giúp khách hàng hiểu rõ và yên tâm sử dụng.

Chiến lược hợp tác

Hợp tác với ngân hàng: Liên kết với các ngân hàng lớn để phát hành thẻ TLP.

Hợp tác với doanh nghiệp: Hợp tác với các doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng, khách
sạn để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ TLP.

Hợp tác với nhà mạng: Kết hợp với các nhà mạng di động để tích hợp thẻ TLP vào
các dịch vụ di động.

Chiến lược bảo mật

Tăng cường an ninh: Sử dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu,
xác thực hai yếu tố để bảo vệ thông tin khách hàng.

Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về các quy tắc bảo mật và cách xử lý sự cố
an ninh.

You might also like