Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ÔN GIỮA KÌ TRIẾT

Câu 1:Khái niệm vật chất và các hình thức tồn tại của vật
chất theo chủ nghĩa duy vật biện chứng
1. Khái niệm về vật chất
- Nội dung cơ bản của định nghĩa :
+ Vật chất là 1 phạm trù triết học có tính trừu tượng, khái quát, ko
đồng nhất vs vật thể
+ Thuộc tính cơ bản của vật chất là “Thực tại khách quan, tồn tại ko
lệ thuộc vào cảm giác”
+ Vật chất “tồn tại ko lệ thuộc vào cảm giác”, vật chất có trc, cảm
giác(ý thức) có sau
+ Vật chất “đc cảm giác chụp lại, phản ánh”, con người nhận thức đc
vật chất bằng cảm giác.
2.Các hình thức tồn tại của vật chất: vận động, không gian – thời gian:
* Các hình thức cơ bản của vận động: “Vận động là 1 phương thức
tồn tại, 1 thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay
đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí giản
đơn cho đến tư duy”_Ăngghen.(pthuc thứ 1 – vận động)
- Vchat tồn tại = cách vận động và chỉ thông qua vận động vật
chất ms biểu hiện sự tồn tại và các thuộc tính của mình
- Ko có dạng vchat nào mà k vận động, và ko có vận động nào lại
phi vật chất
- Vận động của thế giới hữu sinh xuất phát từ mâu thuẫn nội
tại(đồng hóa, dị hóa,...)
(1) Vận động cơ học: biểu thị sự di chuyển vị trí của các vật thể
trong không gian
(2) Vận động vật lý: quá trình biến đổi của điện, trường, các hạt
cơ bản,..
(3) Vận động hóa học: quá trình phân giải, hóa hợp các chất vô
cơ, hũu cơ
(4) Vận động sinh học: sự biến đổi của cơ thể, cấu trúc gen
(5) Vận động xã hội: sự biến đổi các quan hệ kinh tế,chính trị, văn
hóa
> Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn: Vì vật chất không tự sinh ra,
không tự mất đi, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, vận
động là thuộc tính của vật chất.
> Đứng im là tương đối: Là sự biểu hiện của vận động trong trạng
thái thăng bằng, tức vận động trong sự ổn định khi sự vật chưa
chuyển hóa thành cái khác.
*Phương thức thứ 2 là không gian và thời gian:Vật chất không thể tồn
tại ở đâu khác ngoài trong không gian và thời gian. “Các hình
thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại
ngoài không gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ở ngoài
không gian.”
- Không gian được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
+ Toán học: không gian n chiều(topo)
+ Vật lý học: không gian 3 chiều (3D)
+ Thông thường: trương độ hay quãng tính của vật thể (Extension)
và khoảng không bao la vũ trụ.
+ Triết học:
 Sự cùng tồn tại và tách biệt giữa các sự vật
 Quy mô và mức độ kết cấu của sự vật
 Vị trí và trật tự phân bố của sự vật trong thế giới
- Thời gian phản ánh trạng thái ko ngừng biến đổi, nhanh, chậm, kế
tiếp nhau của các quá trình vật chất diễn ra trong vũ trụ
Thời gian có các hình thái:
+Vật lý: giây, phút, giờ, ngày, tháng,..
+Sinh học: Nhịp điệu, đồng hồ sinh học
+ Xã hội: Nhịp điệu sống, trạng thái tâm lý nội tâm...
- Thời gian chỉ có 1 chiều: QK-HT-TL
Câu 2: Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức theo chủ nghĩa
duy vật biện chứng.
1. Nguồn gốc của ý thức
 Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: bộ óc con người và thế giới khách
quan
- Lịch sử phát triển triết học và tâm lý học chứng minh, ý thức là
hiện tượng chỉ có ở con người và diễn ra trong bộ óc con người.
- Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là
hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất.
- Trình độ phản ánh:
(1) Phản ánh vật lý mang tính sao chép nguyên mẫu, gắn liền với
các dạng vật chất vô cơ.
(2) Phản ánh sinh vật mang tính chọn lọc và định hướng, gắn liền
với sinh vật bậc thấp chưa có hệ thần kinh trung ương.
(3) Phản ánh tâm lý mang tính mang tính bản năng, bột phát găn
liền với động vật có hệ thần kinh trung ương, tức bộ óc loài
vật bậc cao.
(4) Phản ánh ý thức mang tính sáng tạo gắn liền với hoạt động
của bộ óc con người.
 Như vậy sự xuất hiện của con người và hình thành bộ óc
của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan
là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
- Sự tác động của thế giới khách quan là nguồn gốc để từ đó hình
thành ý thức.
 Nguồn gốc xã hội của ý thức: gồm 2 yếu tố là lao động và ngôn ngữ
- Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động vào
thế giới tự nhiên nhằm thay đổi thế giới tự nhiên cho phù hợp với
nhu cầu của mình.
+ Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng
hiện thực bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính những kết cấu
và quy luật của nó,...và thông qua giác quan, hệ thần kinh tác
động vào bộ óc để hình thành nên tri thức. (Tri thức là phương
thức tồn tại duy nhất của ý thức)
+ Lao động làm hoàn thiện con người, đặc biệt là bộ óc và các
giác quan, làm cho năng lực tư duy trừu tượng, năng lực phản ánh
của bộ óc ngày càng phát triển.
Ví dụ: thông qua quá trình lao động, người cổ đại tìm ra lửa, tạo
ra các công cụ lao động mới, biết cách nấu chín thức ăn, từ đó
phát triển bộ não, giác quan và năng lực, trình độ con người được
nâng lên.
+ Lao động làm hình thành các quan hệ xã hội từ đó hình thành
ý thức đạo đức, tôn giáo, khoa học,..
Ví dụ: Tôn giáo được sinh ra do con người tìm ra niềm tin, tín
ngưỡng để giải tỏa áp lực; hay những thành tựu khoa học được ra
đời rất sớm vì để đáp ứng nhu cầu trong quá trình lao động, vì lao
động là sáng tạo; hay những tiêu chuẩn đạo đức cũng được hình
thành trong quá trình lao động.
- Ngôn ngữ là hệ thống những tín hiệu mang nội dung ý thức, là cái
vỏ vật chất của tư duy
+ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của ý thức, là phương thức để
ý thức tồn tại tư cách là sản phẩm xã hội – lịch sử.
+ Nhờ ngôn ngữ con người suy nghĩ độc lập tách khỏi sự vật
cảm tính và có thể giao tiếp, trao đổi, lưu giữ , kế thừa những tri
thức, truyền bà văn hóa lan rộng trong cộng đồng
Tóm lại: Lao động và ngôn ngữ là 2 sức kích thích chủ yếu mở
rộng giao tiếp và củng cố nội dung ý thức, thúc đẩy sự tiến hóa
của vượn.
2. Bản chất của ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
+ Ý thức có được nhờ sự tác động của thế giới khách quan vào
bộ óc con người.Ý thức là hoạt động tinh thần diễn ra trong bộ óc
người.
+ Thế giới khách quan là cái được phản ánh, ý thức là cái
phản ánh; tgioi khách quan quy định nội dung của ý thức. Bộ óc
quy định tính chất phản ánh đúng hoặc sai
- Ý thức phản ánh thế giới khách quan nhưng ko phản ánh nguyên
xi, thụ động, mà phản ánh thông qua hoạt động sáng tạo của bộ óc
con người.
+ Ý thức cải biến cái vật chất di chuyển vào trong bộ óc
thành cái tinh thần – đó là biểu tượng, khái niệm giúp con người
nắm bắt bản chất, quy luật vận động của đối tượng, tạo nên “thiên
nhiên thứ 2”
+ Ý thức giúp con người tưởng tượng, suy luận, nhờ vậy có
thể dự báo những gì sắp diễn ra trong tương lai, giúp con người
sáng tạo văn học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học – công nghệ....
- Ý thức là 1 hiện tượng lịch sử, xã hội:
+ Từ phía lịch sử: giá trị nhân bản đc kết tinh trong quá trình
phát triển của lịch sử nhân loại, là những nét đẹp truyền thống của
dân tộc, truyền thống cộng đồng và gia tộc,..
+ Từ phía xhoi đương đại: điều kiện kinh tế - chính trị - xã
hội mà cá nhân đang sống.
Câu 3: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp
luận. Liên hệ với hoạt động của bản thân
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
* KN Mối liên hệ: Vạn vật trg thế giới ko tồn tại 1c biệt lập, mà cs mối
liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, lm tiền đề tồn tại cho nhau, chuyển hóa
lẫn nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nhau. Mối liên hệ như
vậy của vạn vật PBCDV gọi là mối liên hệ phổ biến
Ví dụ:
+ Các bộ phận trong cơ thể đều có mối liên hệ, hỗ trợ nhau các chức năng
từ rất nhỏ đến rất lớn.
+ Cơ thể, sức khỏe tốt khi sinh sống trong một môi trường trong lành, mát
mẻ thích hợp và ngược lại.
+ Một vài cây trong môi trường thiếu ánh sáng sẽ vàng úa và ngược lại.
* Những đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến: Mối liên hệ giữa các
sự vật và hiện tượng xuất phát từ bản tính nội tại của thế giới, do mâu thuẫn bên
trong các sự vật, hiện tượng quy định, do vậy mang tính khách quan, phổ biến
và tính đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là đặc tính vốn có của bản thân
thế giới, do vậy diễn ra 1 cách khách quan, độc lập đối với ý thức con người. Ví
dụ, trời nắng làm bốc hơi nước, hơi nước ngưng tụ đến một độ nhất định sẽ phát
sinh mưa, mưa tác động đến sự sinh trưởng của thực vật. Nắm vững tính khách
quan của mối liên hệ phổ biến, con người sẽ nhận thức đúng, tác động hiệu quả
đến sản xuất và đời sống như đắp đập, khai mương, trồng rừng, nuôi thủy – hải
sản.
- Tính phổ biến:Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng gọi là phổ biến vì
tác động rộng lớn trong mọi lĩnh vực.
> Trong tự nhiên:
+ Định luật vạn vật hấp dẫn chứng minh các thiên thể trong hệ mặt
trời chịu lực hấp dẫn của mặt trời và hấp dẫn lẫn nhau, vạn vật trên trái đất chịu
lực hấp dẫn trái đất.
+ Sinh lý học chứng minh nhịp điệu vũ trụ tác động đến nhịp điệu
sinh học, tạo nên đồng hồ sinh học.
+ Sinh học phân tử chứng minh cấu trúc gên ảnh hưởng đến cấu trúc
và chức năng cơ thể sinh vật.
+ Hóa học chứng minh, các nguyên tử kết hợp tạo thành các nguyên
tố đầu tiên của sự sống như: H2O, CO2, H2SO4,O2,...
>Trong xã hội:
+Mối liên hệ giữa xã hội và tự nhiên: theo nghĩa tự nhiên là môi
sinh, nguồn sống của con người con người. Do vậy cần đề cao đạo đức
sinh thái(Eco-Ethics)
+Mối quan hệ giữa: Cá nhân và xã hội, cá nhân và cá nhân, giai cấp
và dân tộc, quốc gia này với quốc gia khác, giữa kinh tế và chính trị,
văn hóa, giáo dục
>Trong tư duy:
+ Mối liên hệ giữa: Nhận thức cảm tính ( cảm giác, tri giác, biểu
tượng) và nhận thức lý tính (khái niệm, phán đoán, suy luận)
+ Mối liên hệ giữa: Suy nghĩ- lời nói-hành động-thói quen-tính
cách-số phận(Tính cách làm nên số phận)
+ Mối liên hệ giữa tư duy người này và tư duy người khác, giữa tâm
lý xã hội và hệ tư tưởng, hệ tư tưởng này với hệ tư tưởng khác.

2.Ý nghĩa phương pháp luận


- Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải dựa trên quan điểm toàn diện
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi nghiên cứu đối tượng phải tuân thủ các
yêu cầu:
(1) Nghiên cứu các yếu tố cấu thành đối tượng, tìm mối liên hệ bên trong
và bên ngoài của nó
(2) Cần xem xét đối tượng 1c bao quát từ nhiều chiều, nhiều phía, nhiều
góc độ và hoàn cảnh khác nhau.
(3) Phải tìm hiểu mối quan hệ(trực tiếp, gián tiếp) giữa đối tượng với thế
giới xung quanh(mtrg tự nhiên, qhe xhoi)
(4) Ko nên có tư tưởng tràn đều, mà cần làm nổi rõ 1 mặt, 1 khía cạnh
cần thiết nào đó của đối tượng cần thiết cho thực tiễn(nghề nghiệp)
(5) Nghiên cứu đối tượng phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau
(biện chứng, siêu hình, phân tích tổng hợp, thống kê, mô hình hóa, trừu tượng
hóa,...)
(6) Khi giải quyết những vấn đề thực tiễn phải bt kết hợp nhiều biện
pháp và phương tiện khác nhau(bạo lực, đàm phán hòa bình) sử dụng nhiều lực
lượng khác nhau
- Quan điểm toàn diện giúp tránh các sai lầm: Ngụy biện, phiến diện, đại
khái, đơn giản hóa sự việc
---- Liên hệ vs hdong của bản thân: Đối với hoạt động bản thân: Khi
tiến hành một nghiên cứu hay hoạt động nào đó, việc hiểu và áp dụng
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giúp xác định được mối quan hệ giữa
các biến và cách chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này giúp cho việc chọn
lựa phương pháp luận phù hợp để thu thập và phân tích dữ liệu một
cách hiệu quả hơn.

Câu 4: Khái niệm cái riêng và cái chung. Mối quan hệ biện chứng giữa
cái riêng và cái chung. Bài học phương pháp luận vận dụng trong
thực tiễn
- Theo quan niệm từ phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ
sự phản ánh những sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới khách
quan. Tuy nhiên, trong quá trình so sánh, đối chiếu sự vật, hiện
tượng này với sự vật, hiện tượng khác;phân biệt sự giống và khác
nhau giữa chúng, nhận thức đi đến sự phân biệt cái chung cái
riêng.
+ Theo triết học Mác-Lenin, cái riêng là 1 phạm trù dùng để
biểu thị 1 sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ, tồn tại với tư cách
là 1 cái toàn vẹn, độc lập tương đối với những cái riêng khác. Về
cơ bản, mỗi cái riêng trg vũ trụ đều có 1 tên gọi nhất định ban đầu
do con người đặt cho nó 1c võ đoán
+ Cái chung là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,
màu sắc, những thuộc tính, yếu tố, quan hệ,... tồn tại phổ biến ở
nhiều sự vật, hiện tượng. Trg khoa học sinh học nhờ khái quát đc
những đặc tính chung mà ngta sắp xếp sinh vật thành những
giống, loài, bộ, họ,..làm cho quá trình nghiên cứu sinh vật dễ
dàng, thuận tiện.
- Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:
+ Cái chung tồn tại trong và biểu hiện thông qua cái riêng.
Không có cái chung trừu tượng, chỉ có cái chung cụ thể
+ K có cái riêng tồn tại độc lập. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối
qhe dẫn tới cái chung(Cộng đồng, loài)
+ Cái chung là bộ phận của cái riêng, nhưng lại chi phối sự
phát triển của cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung
+ Sự vận động và phát triển của cái riêng, có thể xảy ra 2
trường hợp: > Cái riêng đặc thù ban đầu có thể dần dần biến
chuyển thành cái chung
>Sự biểu hiện cái chung ở mỗi cái riêng có thể khác
nhau, tạo nên cái đặc thù.
- Bài học phương pháp luận vận dụng trg thực tiễn:
+Ý nghĩa pp luận:
 Muốn nhận thức và phát hiện cái chung, phải xuất phát từ
nhiều cái riêng cùng loại, cùng loài. Đây chính là cơ sở của
phương pháp quy nạp
 Muốn nhận thức đúng cái riêng phải xuất phát từ những tri
thức chung. Đây là cơ sở của phương pháp diễn dịch
 Khi áp dụng cái chung vào cái riêng, cần tính đến hoàn cảnh
lịch sử - cụ thể. Tránh rập khuôn, giáo điều.
+ Vận dụng xm xét thực tiễn:
 Mqh giữa quyền lợi giai cấp- dân tộc- nhân loại trg vc giải
quyết những vde toàn cầu của thời đại
 Mqh giữa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vs giá trị văn hóa
chung của nhân loại trg hội nhập văn hóa toàn cầu.
 Mqh giữa cá nhân và xhoi(quyền lợi và nghĩa vụ).
Câu 5: Khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và
kết quả. Ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn
1. Khái niệm
- Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt, các yếu tố trong sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau, nhằm gây nên những biến đổi. VD, sự tác
động giữa dây tóc và dòng điện là nguyên nhân làm bóng đèn
sáng.
- Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự
tác động của các yếu tố thuộc nguyên nhân
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Tính đa dạng, phức tạp: 1 nguyên nhân có thể tạo nên nhiều kết
quả. 1 kqua có thể đc tạo nên bởi nhiều nguyên nhân
- Tính tất yếu, khách quan: Tác động độc lập vs ý thức, nhân nào
quả ấy(làm phát sinh những kết quả tương ứng.
- Luật nhân quả là phổ biến, tác động trong tự nhiên, xã hội, tư duy,
diễn ra 1c tự phát
- Nhân – quả tuần hoàn, nguyên nhân tác thành kết quả. Trong kết
quả hình thành nguyên nhân. Nếu kqua có ý nghĩa tích cực thì sẽ
tác động tốt, thúc đẩy nguyên nhân, lm cho kqua ms tốt hơn. Nếu
kqua có ý nghĩa tiêu cực thì sẽ tác động xấu trở lại nguyên nhân.
Vdu: Ô nhiễm mtrg là hậu quả của những hành vi thiếu hiểu bt
của con ng sẽ làm suy giảm nguồn nc, sa mạc hóa đất đai,...
Chú ý : Nguyên nhân bao giờ cx có trc kqua về mặt tgian
+Kp cái gì xảy ra theo thứ tự trc sau cũng là
qhe nhân quả. Qhe chỉ đc coi là nhân quả khi mang tính sản
sinh(nếu A thì B) . Vd hiện tượng tự nhiên như xuân-hạ-thu-đông
mang tính tuần hoàn chứ kp quan hệ nhân quả
+Các nguyên nhân tác động ngc chiều có thể
triệt tiêu kqua. Các ngnhan tác động cùng chiều có thể gia tăng
kqua.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Nhiệm vụ nhận thức là phải tìm nguyên nhân. Khi phát hiện
nguyên nhân thì phải xdinh đúng loại hình.Cần tìm ngnhan trg
svat, ko đổ lỗi cho hoàn cảnh
- Muốn nhận thức kết quả, phải xuất phát từ nhận thức đúng
nguyên nhân. Muốn có kqua tốt, cần phát huy nguyên nhân.
Muốn loại bỏ hậu quả phải diệt trừ nguyên nhân
- Cần chú ý kết hợp giữa đkien khách quan và nhân tố chủ quan, lm
cho nguyên nhân tác động cùng chiều hay ngược chiều để có
kqua tốt
4. Vận dụng trg hoạt động nhận thức và thực tiễn
Nói về môi trường, có nhiều người ý thức kém có nhiều hành động
gây ảnh hưởng ô nhiễm tới môi trường thì sẽ làm cho môi trường bị suy
thoái nặng nề, đất đai xói mòn, nhiều bệnh về đường hô hấp. Vậy nên
phải có những giải pháp như: tuyên truyền vận động ý thức người dân,
trồng nhiều cây xanh, ko xả rác bừa bãi, sd nhiều ptien công cộng,....
Câu 6:Khái niệm, mqh biện chứng giữa nội dung và hình thức. Ý
nghĩa phương pháp luận. Vận dụng trong hoạt động thực tiễn
1. Khái niệm
- Nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt, các yếu
tố, các đặc trưng, các quá trình tạo nên sự vật, hiện
tượng .
- Hình thức(gồm bên ngoài và bên trong) dùng để biểu thị:
+ Diện mạo sự vật
+ Phương thức tồn tại và phát triển của sự vật
+ Hệ thống mối liên hệ giữa các yếu tố
+ Cách thức tổ chức và kết cấu sự vật.
Vd: Nội dung của 1 tpvh là chủ đề csong mà tp đó pá còn
hình thức là phg pháp miêu tả
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức : Nội dung
và hình thức tồn tại thống nhất ko tách rời nhau
- Mọi sự vật đều cs ndung, ndung đó thể hiện bằng hình
thức tương ứng. Ko có ndung tách khỏi hình thứcm ko có
hình thức mà ko phản ánh 1 nội dung nào
- Sự phù hợp giữa ndung và hthuc là tg đối, vì cùng 1
ndung có thể đc thể hiện bằng nhiều hình thức. Cùng 1
hthuc có thể bao hàm những nội dung khác nhau. Vd: 1
cái nhà có thể sdung vào nhiều công dụng khác nhau, để
ở nhà hay lm văn phòng,..
- Nội dung là yếu tố động, luôn thay đổi, hình thức mang
tính ổn định, khi nội dung tdoi sẽ kéo theo sự thay đổi
hình thức. Vdu nếu trg đời sống tte thay đổi thì lối sống
( phong tục, tập quán,...) cx p thay đổi tương ứng.
- Hình thức tác động trở lại ndung theo 2 hướng:
+ Nếu phù hợp sẽ thúc đẩy
+ Nếu k phù hợp, sẽ cản trở sự ptrien của ndung.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Cùng 1 ndung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức, bởi
vậy cần sdung nhiều hình thức để chuyển tải nội dung,
chống bệnh giáo điều, rập khuôn
- Nhận thức và hành động phải dựa trên ndung. Muốn tdoi
hthuc phải dựa trên cơ sở thay đổi nội dung. Chống chủ
nghĩa hình thức.
- Chú ý sự phù hợp giữa ndung và hthuc. Khi ndung đã
thay đổi, cần năng động thay đổi hình thức. Chống tư
tưởng bảo thủ, lạc hậu
 Nội dung và hình thức tồn tại và phát triển hài hòa, ko
nên lắp ghép miễn cưỡng, tùy tiền(Lấy râu ông nọ...)
4. Vận dụng trong hoạt động thực tiễn
Truyền thông Đa phương tiện: Trong các sản phẩm truyền thông đa
phương tiện như website, ứng dụng di động, hoặc trò chơi điện tử, việc sử
dụng mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là cực kỳ quan trọng. Sự
tương tác giữa nội dung bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh, và các yếu tố
tương tác khác giúp tạo ra trải nghiệm người dùng phong phú và thú vị.

Tóm lại, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra
các sản phẩm và trải nghiệm tương tác đa dạng và hiệu quả trong các lĩnh vực truyền
thông, giáo dục, nghệ thuật, và truyền thông đa phương tiện.

Câu 7:Khái niệm chất và lượng. Mối quan hệ biện chứng giữa
chất và lượng. Ý nghĩa phương pháp luận, vdu minh họa

1. Khái niệm
- Chất lượng: Dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có, là sự
thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự
vật, nói lên sự vật là gì. Chất tương ứng vs bản chất, chức năng,
công dụng, giá trí sử dụng của sự vật.Vd: nước là chất lỏng trg
suốt có công dụng hòa tan các muối khoáng, phục vụ sinh hoạt,...
- Số lượng: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
về: quy mô, số lượng, vận tốc, trình độ vận động, phát triển của
sự vật. Lượng biểu thị bởi các con số, thuộc tính cấu thành sự vật.
Lượng đc xdinh bằng nhiều thông số khác nhau
2. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng : Lượng thay đổi dẫn đến biến đổi
chất & ngc lại
- Trong bất kỳ 1 sự vật, hiện tượng nào, mọi thay đổi(tăng, giảm)
về lượng đều có ảnh hưởng đến chất.
- Nếu lượng thay đổi còn nằm trong giới hạn của Độ
, tức tiêu chuẩn cho phép, thì chất sự vật chưa thay đổi, sự vật vẫn là nó.
- Nếu lượng thay đổi vượt quá giới hạn của độ, sẽ diễn ra bước
nhảy làm cho sự vật thay đổi: hình thức, trạng thái tồn tại, tính
chất, màu sắc, chuyển thành cái khác
- Sau khi chất mới hình thành, chất tác động trở lại lượng, làm cho
lượng biến đổi theo hướng tăng lên hoặc giảm đi về. Vdu khi xã
hội thực hiện chương trình sinh đẻ có kế hoạch, lm giảm lượng
dân số thì lm cho chất lượng dân số tăng lên, chất lượng dso tăng
tác động trở lại lm cho tỉ lệ gia tăng dân số tiếp tục giảm hoặc ổn
định.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Muốn biến đổi về chất phải tăng, giảm lượng, chống tư tưởng tả
khuynh, muốn biến đổi về chất mà ko tích lũy lượng
- Cần nâng cao nhân tố chủ quan để thực hiện bước nhảy kịp thời,
tránh tư tưởng hữu khuynh, thụ động.
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi phải thông qua: vượt quá độ, diễn ra
bước nhảy, Cần chống quan điểm siêu hình,lối suy nghĩ đơn giản
cho rằng cứ thay đổi lượng là tự nhiên chất biến đổi.
 Trong hóa hữu cơ, trong tổ chức xã hội, nhiều khi lượng giữ
nguyên, nhưng cấu trúc đổi, thế đổi, sẽ dẫn đến sự thay đổi về
chất của sự vật
 Ví dụ minh họa: Trong nghiên cứu về hiệu suất của một loại động cơ, việc tăng lượng
nhiên liệu (lượng) có thể dẫn đến sự thay đổi về công suất phát ra (chất) của động
cơ.
 Trong lĩnh vực y học, việc điều chỉnh liều lượng của một loại thuốc (lượng) có thể ảnh
hưởng đến sự cải thiện về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (chất).
Câu 8: Khái niệm, sự hình thành mâu thuẫn. Sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập. Liên hệ xem xét vấn đề mâu thuẫn
hiện nay ở Việt Nam và thế giới
1. Khái niệm
Thuật ngữ mâu thuẫn bắt đầu từ 2 vũ khí thời cổ: “Mâu” dùng để
đâm, “Thuẫn” dùng để đỡ. Vận dụng vào cuộc sống đc hiểu là: sự
tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong mọi sự vật hiện tượng,
là nguồn gốc vận động và phát triển.
2. Sự hình thành mâu thuẫn
- Giai đoạn đồng nhất: Khi sự vật ms sinh thành thì đồng nhất vs
chính nó, nghĩa là tồn tại như 1 chỉnh thể thống nhất.Vdu: trg các
cộng đồng nguyên thủy các thành viên sống bình đẳng theo hình
thức tự quản, chưa có sự phân hóa giàu nghèo, chưa có nhà nước.
- Giai đoạn hình thành sự khác biệt: Trg quá trình vận động, trg sự
vật hình thành sự khác biệt giữa các mặt, các yếu tố, các thành
phần. Vdu trg cộng đồng nguyên thủy dần dần có sự phân hóa
giàu nghèo.
- Giai đoạn phát sinh các mặt đối lập: Các mặt khác nhau phát triển
thành sự khác biệt căn bản, rồi chuyển thành đối lập(xung khắc).
Vdu: sự phân hóa giàu nghèo đến cuối thời đại công xã nguyên
thủy làm phát sinh 2 giai cấp đối lập là chủ nô và nô lệ.
- Giai đoạn hình thành mâu thuẫn: Các mặt đối lập tác động qua lại,
phát sinh các xu hướng, quyền lợi, tính chất ngc nhau, gọi là mâu
thuẫn. Vdu, sự tác động giữa chủ nô và nô lệ trong làm phát sinh
mâu thuẫn giai cấp.
3. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Các mặt đối lập luôn xung khắc nhau, song cùng tồn tại trong 1
sự vật, lm tiền đề tồn tại cho nhau, nương tựa nhau, nên gọi là sự
thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nghĩa là các mặt đối lập nghĩa
là các mặt đối lập tác động qua lại theo xu hướng đòi bài trừ, phủ
định, kìm hãm sự phát triển của nhau. Vdu, cuộc đấu tranh giữa
các giai cấp: nô lệ-chủ nô, nông dân-địa chủ, công nhân-tư sản
trong lịch sử.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực của sự phát triển
4. Những loại mâu thuẫn cơ bản hiện nay ở Việt Nam và thế giới
- Ở VN hiện nay có mâu thuẫn:
+ Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
+ Phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa
+ Cơ chế kinh tế thị trường và sự định hướng XHCN
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền với lối sống “lệ làng”
+ Quan điểm chính thống và đối lập
- Trên thế giới hiện nay có các mâu thuẫn
+ Xu hướng hòa bình vs khủng bố
+ Xung đột lợi ích giữa các nước lớn
+ Phát triển vs ô nhiễm môi trường
+ Bùng nổ dân số, toàn cầu hóa vs những hệ lụy
 ĐNA đang nổi lên vde tranh chấp biển Đông(quyền lãnh hải,
khai thác dầu khí,an ninh,...)
Câu 9:Phân loại mâu thuẫn và ý nghĩa của các loại mâu thuẫn đvs
sự tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng. Vdu liên hệ
1. Phân loại mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn mang tính khách quan: là hiện tượng vốn có trg sự
vật, hiện tượng, do vậy tồn tại khách quan, ko phụ thc vào ý thức
con người.Vdu mâu thuẫn giữa các giai cấp, các lực lượng, đảng
phải đều là khách quan. Vde là con người cần phải nhận thức
đúng mâu thuẫn để có biện pháp giải quyết tạo đkien cho xhoi
ptrien.
+ Mâu thuẫn mang tính phổ biến:
 Trg tự nhiên: đồng hóa, dị hóa
 Trg xã hội: mâu thuẫn giai cấp, đảng phái, giữa LLSX và
QHSX...
 Trg tư duy: biết&chưa biết,...
+ Mâu thuẫn mang tính đa dạng, phong phú:
 Mâu thuẫn bên trong-bên ngoài
 Mâu thuẫn đối kháng-ko đối kháng
 Cơ bản-ko cơ bản...
 Mâu thuẫn là nguồn gốc phát triển/Giải quyết mâu thuẫn là
động lực phát triển
2. Ý nghĩa của các loại mâu thuẫn đvs sự tồn tại và phát triển của sự
vật và hiện tượng. : Quy luật này vạch ra nguồn gốc và động lực của phát
triển
- Mâu thuẫn là phổ biến, nên cần thừa nhận và phát hiện nó. Mâu
thuẫn chỉ có thể được phát hiện trong sự vật, hiện tượng.
- Cần xdinh đúng nội dung, tchat và loại hình mâu thuẫn.Chú ý:
Trg 1 svat cùng 1 lúc có thể có nhiều mâu thuẫn chứ k chỉ có 1
mâu thuẫn
- Khi mâu thuẫn chín muồi thì phải lựa chọn đúng phương pháp và
phương tiện để nhanh chóng giải quyết. Chống cả tả khuynh &
hữu khuynh.
Ví dụ liên hệ: Mâu thuẫn kinh tế:
 Ví dụ: Sự cạnh tranh giữa các công ty công nghệ lớn như Apple, Google và
Microsoft dẫn đến sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới. Mâu thuẫn này thúc đẩy sự sáng tạo trong ngành công nghệ và cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến cho người tiêu dùng.
Mâu thuẫn văn hóa và tôn giáo:
 Ví dụ: Trong một xã hội đa dạng về tôn giáo, các nhóm tôn giáo có thể có
quan điểm khác nhau về các vấn đề như hôn nhân đồng tính, quyền phụ nữ và
quyền lợi của người LGBT. Sự đối lập giữa các quan điểm này có thể dẫn đến
cuộc tranh cãi và thảo luận về những giá trị và quan niệm cụ thể.

You might also like