Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC NỬA CUỐI TK 18 – NỬA ĐẦU THẾ KỶ 19

1. Lực lượng sáng tác, bạn đọc và những biến chuyển trong quan niệm sáng tác:
- Họ hết sức đông đảo và là lực lượng tinh hoa nhất tạo nên thành tựu chủ yếu của văn học
giai đoạn này, là tác giả của truyện Nôm bác học, ngâm khúc và hát nói.
- Các nhà nho tài tử là những người thị tài (đề cao tài năng của mình, đây là điều cấm kỵ đối
với các kẻ sĩ theo học ở “cửa Khổng, sân Trình”) và là những người liên tài tức là biết đến và
cảm thông với tài năng của người khác. Nguyễn Du chính là tiêu biểu cho người liên tài.
- Lực lượng sáng tác giai đoạn này còn được bổ sung một số lực lượng đông đảo các nhà nho
bình dân, bao gồm những người cũng theo đòi nghiên bút nhưng đổ đạt thấp (những thầy đồ
làng quê, tác giả truyện Nôm bình dân, tầng lớp độc giả mới, là người đọc thân thiện và
người truyền bá các truyện Nôm, khúc ngâm..). Thuộc đủ mọi tầng lớp khác nhau.
*Những biến chuyển trong quan điểm sáng tác:
- Các nhà văn tập trung viết về những điều trông thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy.
- Tính hiện thực và tính thực tiễn của văn chương trở thành tiêu chí quan trọng của tác phẩm
VH.
- Chức năng nhận thức và thẩm mỹ trở nên quan trọng bên cạnh chức năng giáo huấn.
- Bên cạnh thứ văn chương nghiêm túc để dạy đời là thứ văn chương để chơi, để tặng, hưởng
thủ, đả kích, tráo phúng…
- Quan niệm về cái đẹp, đạo đức cũng khác trước rất nhiều, thể hiện qua Đoạn trường tân
thanh của Nguyễn Du khi ông ngợi ca vẻ đẹp và đạo đức nhân cách người kỹ nữ như Kiều.
- Sự xuất hiện của hàng loạt tác phẩm thuộc thể loại có tính chất mô tả hiện thực 1 cách trực
diện như ký, tuỳ bút, chí, lục…
2. Chủ nghĩa nhân đạo trở thành trong văn học, biểu hiện rất phong phú và đa dạng
trong nội dung phản ánh.
- Ở giai đoạn này, nổi bật nhất là khuynh hướng nhân đạo chủ nghĩa.
- Nội dung của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong giai đoạn này được thể hiện trên 2 phương
diện sau: Lên án, tố cáo chế độ phong kiến, giai cấp thống trị và chiến tranh phong kiến trên
lập trường nhân bản vì quyền sống con người. Thể hiện tình thương yêu đối với số phận khổ
đau và bất hạnh.
*Văn học khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con
người, đề cao cuộc sống trần tục (thơ HXH – TKiều)
- Cuộc đấu tranh cho những khát vọng chân chính của con người. Trước hết đó là khát vọng
giải phóng tình cảm, là lĩnh vực mà nho giáo kiềm toả.
- Khác với quan niệm gò bó của Nho giáo, các nhà văn nhà thơ ở giai đoạn này qua tác phẩm
của mình đều cho thấy rằng tình yêu đã cảm hoá con người, làm cho con người nhân đạo
hơn, người hơn.
- Bên cạnh đó cũng có khát vọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình, khát vọng ái ân qua
những khúc ngâm. Tính nhân văn biểu hiện ở chỗ nhà thơ ý thức được tuổi thanh xuân, hạnh
phúc của con người là hữu hạn. Nhận thức này chống lại quan niệm về bổn phận, về sự tu
dưỡng mang tính tôn giáo kìm hãm hạnh phúc con người của Nho giáo và Phật giáo. Chủ
nghĩa nhân văn tạo nên sắc diện độc đáo, mới mẻ cho văn học giai đoạn này. Nổi bật tinh
thần dân chủ, cởi mở, tạo động lực phát triển mới cho VH dân tộc, làm thay đổi quan niệm
sáng tác, quan niệm thể loại, thúc đẩy cá tính sáng tạo. Đưa văn chương tiến gần hơn với
cuộc đời.
3. Sự phát triển của một số khuynh hướng, cảm hứng nghệ thuật khác
- Cảm hứng yêu nước tiếp tục được thể hiện qua đề tài viết về lịch sử, thơ đi sứ và đặc biệt
qua sáng tác thơ văn của khởi nghĩa Tây Sơn
- Cảm hứng hiện thực với những thành tựu lớn là một trong những cảm hứng chủ đạo của
văn học giai đoạn này, gắn bó mật thiết với cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo chủ
nghĩa
4. Một số thành tựu nổi bật về nghệ thuật
* Thành tựu về mặt thể loại là một trong những thành tựu nghệ thuật lớn nhất của văn học
thế kỷ 18 – nửa đầu thế kỷ 19
- Ở giai đoạn này phải nói đến sự phát triển của các thể loại ngâm khúc, truyện thơ, hát nói…
đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Thơ chữ Hán lại phát triển rực rỡ với đội ngũ nhà thơ hết sức
đông đảo.
- Văn xuôi chữ Hán cũng đạt đến đỉnh cao với tiểu thuyết chương hồi, truyện ký, truyện
truyền kỳ…Văn tế cũng rất phát triển ở giai đoạn này.
- Thời kỳ huy hoàng của chữ Nôm.
- Thể loại tuồng thuộc nghệ thuật biểu diễn cũng rất phát triển.
- Văn khảo cứu cũng phát triển với các nhà bác học lớn: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú…
- Đây là thế kỷ vàng của các thể loại thuần tuý dân tộc như hát nói, ngâm khúc, truyện thơ
đều được viết bằng chữ Nôm, và sử dụng thể thơ có nguồn gốc dân gian như lục bát, song
thất lục bát. Phú chữ Nôm xuất hiện nhiều bài xuất sắc, tiêu biểu.
- Ngoài ra, còn một thể loại khác là diễn ca lịch sử thuộc loại hình văn học chức năng với tác
phẩm Đại Nam quốc sử diễn cả của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái.
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Thế giới nhân vật ở giai đoạn này rất phong phú và sinh động, mỗi nhân vật một tích cách,
đại diện cho những loại người khác nhau trong xã hội.
- Những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm được sáng tạo dựa trên sự kết hợp giữa con
người lịch sử và con người xã hội gắn với cuộc sống đời thường.
- Xây dựng ngôn ngữ nhân vật là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật của nhiều tác phẩm văn
học giai đoạn này. (Hoàng Lê nhất thống chí)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học giai đoạn này nổi bật với tài năng khắc hoạ
tâm trạng, miêu tả nội tâm nhân vật (Chinh phụ ngâm khúc)
- Sự kết hợp giữa các màu sắc nghệ thuật khác nhau, nhiều khi là đối lập nhau trong một tác
phẩm.
- Chất tự sự và trữ tình, tự sự và sử thi, lãng mạn và hiện thực, bi kịch và hài kịch, cái cao
cả và cái thấp hèn…. hoà quyện vào nhau tạo nên các kiệt tác như Đoạn trường tân thanh,
Hoàng Lê nhất thống chí…
- Văn học giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc xât dựng được
nhân vật trung gian, thoát ly ra khỏi sự sáo mòn của hệ thống các nhân vật đối lập thiện ác
theo tư duy truyền thống (Hoạn Thư vừa có mặt xấu, mặt tốt).
*Vài nét về ngôn ngữ văn học:
- Chữ Nôm và chữ Hán đều đạt được những thành tựu to lớn về mặt ngôn ngữ.
- Ảnh hưởng của ngôn ngữ dân tộc, đời sống, đặc biệt là ngôn ngữ dân gian như ca dao, tục
ngữ, thành ngữ, dân ca đến sự phát triển của văn học.
- Điển cố, điển tích được tác giả sử dụng và Việt hoá để trở nên gần gũi.
- Bên cạnh ngôn ngữ điệu ngâm đã xuất hiện ngôn ngữ điệu nói, đặc biệt trong thể loại thơ
Nôm đường luật của HXH, hay trong hát nói của Cao Bá Quát.
- Sự tác động trở lại của văn học viết với văn học dân gian. Cần phải nói tới thời mới của
VHDG với ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ, “hậu truyện Kiều”, “hậu Chinh phụ ngâm
khúc”… Truyện Kiều được dân gian hoá cao độ với hình thức bói Kiều, chèo Kiều, đố
Kiều…

TÓM TẮT TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU


I. Đặc sắc nội dung
1. Chủ đề Đoạn trường tân thanh
1.1. Sự biến đổi chủ đề của KVKT (2 giai đoạn)
- Giai đoạn đầu, tác giả tập trung ca ngợi công trạng của Hồ Tôn Hiến. Tác giả đã ngợi ca
mưu mẹo của quan quân triều đình (mua chuộc thị nữ, dùng kế ly gián Từ Hải và tướng tâm
phúc,...); chê cười sự tham lam, thiển cận của Từ Hải (tự giết hại thủ hạ, sụp lạy, kêu khóc
khi ra hàng, bí thế nhảy xuống sông tự vẫn, bị Hồ Tôn Hiến vớt lên chặt đầu,...).
- Giai đoạn sau, các tác giả ca ngợi Từ Hải anh hùng và Thuỷ Kiều trung nghĩa. KVKT đã
chuyển từ chủ đề trung nghĩa sang chủ đề tình khổ và hồng nhan bạc mệnh. Tác giả đặt Thuý
Kiều vào vị trí trung tâm của cuốn tiểu thuyết chương hồi (gồm 20 hồi); sáng tạo thêm nhiều
nhân vật khác (Kim Trọng, Thuỷ Vân, Thúc Sinh, Hoạn Thư,...) khiến cốt truyện trở nên
phong phú hơn rất nhiều, nhân vật chính được tái hiện với đường đời đầy oan khổ,... Tác giả
đã nêu cao tám gương lễ nghĩa, tiết liệt của Thuý Kiều.
1.2. Sự chuyển đổi chủ đề của ĐTTT
Sáng tác ĐTTT, Nguyễn Du đã hướng ngòi bút đến những vấn đề của con người, thời đại
mình.
- Giai đoạn đầu (cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XX), cách tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn
Du cũng chưa vượt khỏi cái "khung" lễ nghĩa với những trung hiếu, tiết liệt.
- Giai đoạn sau, Truyện Kiều phản ánh thời đại của nó, và tư tưởng tài mệnh tương đố là vay
mượn ở chính thời đại chứ không phải là một sáo ngữ. Tư tưởng thương thân, xót thân của
Nguyễn Du là một tư tưởng của thời đại.
Từ câu chuyện giai nhân – tài tử với chủ đề tình khổ, Nguyễn Du đã chuyển sang câu chuyện
thân phận khổ đau của người phụ nữ tài sắc: "Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh
cũng là lời chung". Để rồi từ đó, nhà thơ khái quát về số phận con người, số phận của những
kiếp tài hoa và bày tỏ nỗi thương đời, niềm đau đời sâu sắc, mãnh liệt.
2. Cảm hứng nhân văn sâu sắc (Giá trị nhân đạo)
2.1. Phản ánh hiện thực
- Thứ nhất, hiện thực xã hội được khắc họa qua hình ảnh của giai cấp thống trị quan lại.
Những quan lại xuất hiện với nhân cách bỉ ổi và đểu giả được Nguyễn Du vạch trần không
thương tiếc. Một “họ Hoạn danh gia”, một Hồ Tôn Hiến ti tiện và bỉ ổi đều góp phần đẩy
Thúy Kiều vào bước đường cùng của cuộc đời không thể phản kháng. Hình tượng của quan
lại được miêu tả đầy tính khinh miệt và đả kích:
“Hàn huyên chưa kịp giãi dề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.”
(Hồ Tôn Hiến đánh không thắng Từ Hải, hắn “lễ nhiều nói ngọt” để Thúy Kiều khuyên Từ
Hải ra hàng, để rồi lúc kẻ thù thất ý, sa cơ, hắn lại phản bội và giết chết. Sau khi giết được Từ
Hải, hắn còn bắt Kiều đánh đàn hầu rượu trong bữa tiệc công còn đẫm máu của chồng nàng.
Sau bao tháng ngày chìm đắm ngây dại trước sắc đẹp của nàng hắn lại vì sĩ diện cá nhân gán
Kiều cho một viên thổ quan, để nàng phải uất ức mà nhảy sông tự vẫn.)
- Thứ hai, hiện thực còn được khắc họa rõ nét qua hình ảnh của những nhà chứa. Với những
thế lực xấu xa chà đạp con người như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,...Chúng
là những người hành nghề kiếm ăn trên thân xác con người. Thúy Kiều đã nếm trải đủ mùi
cay đắng: có đòn roi, có nhục mạ, có lọc lừa, có cưỡng bức…Với những thủ đoạn đê hèn
nhất, Tú Bà, Sở Khanh đã đập tan mọi toan tính phản kháng dù chỉ còn thoi thóp ở Thúy
Kiều. Người con gái có ý thức cao về nhân phẩm đó lại phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm của
mình.
“Thân lươn bao quản lấm đầu,
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.”
- Chung quy lại những mảnh đời bất hạnh ấy đều vì đồng tiền gây nên. Đồng tiền xuất hiện
trong truyện Kiều như một hình tượng đặc biệt, chi phối tất cả các sự kiện tình tiết khác.
Đồng tiền với Nguyễn Du đã trở thành đối tượng để lên án tố cáo với tất cả niềm căm hờn.
Sự xuất hiện của đồng tiền khiến tất cả các nhân vật đều trở thành con rối của nó.
2.2. Khát vọng về tình yêu, hạnh phúc và sự công bằng
Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện qua cảm hứng khẳng định, ngợi ca giá trị
của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
- Vẻ đẹp lý tưởng của nàng Kiều: giai nhân nghiêng nước nghiêng thành và hội tụ đủ những
phẩm chất đẹp đẽ nhất (thông minh, hiếu thảo, chung thủy, nhân hậu, vị tha, trọng ân nghĩa,
giàu ý thức về phẩm giá và tinh thần phản kháng…).
- Trong tình yêu, Thúy Kiều mạnh mẽ, táo bạo, dứt khoát và dám băng qua mọi rào cản,
khuôn khổ của lễ giáo phong kiến để đi theo tiếng gọi của con tim (Dù đắm say vào tình yêu
nhưng nàng vẫn chủ động giữ gìn, không phải vì bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe mà để tình
yêu không rơi vào cảnh “Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng”).
- Thiên tình sử Kim Trọng – Thúy Kiều: Mối tình Kim - Kiều đã hoàn toàn tự do, vượt ra
khỏi lễ giáo tha hóa ấy, đó là một tình yêu trong sáng, cao thượng và bền vững, bất chấp mọi
khoảng cách của thời gian, không gian. Sự chia lìa, xa cách do số phận đẩy đưa cũng không
thể nào ngăn cách tình yêu lứa đôi. Từ lúc chia ly đến ngày đoàn tụ, chàng Kim nàng Kiều đã
luôn vì hạnh phúc của người mình yêu thương thậm chí có thể hi sinh cả tình yêu, hạnh phúc
của bản thân mình.
Trái tim nhân hậu của Nguyễn Du đã thương cảm sâu sắc cho mối tình đầu tan vỡ ấy và nhờ
vào nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo, cực kỳ tinh tế trong bút pháp điêu luyện để
hoàn thiện một tình yêu cao cả như thế. Thuý Kiều và Kim Trọng là hai nhân vật đã chống
đối lễ giáo phong kiến bằng mối tình đẹp đẽ của họ. Mối tình ấy, những đạo đức tuyệt vời ấy
cũng chính là những ước mơ giải phóng, là phẩm chất cao đẹp của nhân dân lao động.
- Giàu ý thức về phẩm giá và tinh thần phản kháng: Sống ở lầu xanh, con người Thuý Kiều
luôn phân thành hai nửa: thân xác bị ném vào những cuộc ăn chơi xa hoa, truỵ lạc nhưng tâm
hồn luôn hướng về miền thanh khiết, trong sạch của riêng mình. Bất chấp thực tại phũ phàng,
nghiệt ngã, nàng như đoá hoa sen không thể nhuốm bùn. Có thể nói trong bất kì hoàn cảnh
nào, Thúy Kiều cũng không đánh mất đi ý thức làm người, không chấp nhận tha hóa nhân
phẩm. Đây chính là nét truyền thống riêng đặc trưng cho phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ
nữ Á Đông nói chung.
- Cách ứng xử với người đời: Thuý Kiều nhân hậu, bao dung, vị tha đến lạ lùng. Nhận một
chút ơn nghĩa của người thì suốt đời trân trọng, ghi nhớ. (Báo ân Mã Kiều, mụ quản gia, Giác
Duyên, Thúc Sinh – xưng là “ngưỡi cũ”, gọi TS là “cố nhân”, phiên tòa Lâm Tri)
Phiên tòa Lâm Tri: Hoạn Thư “chính danh thủ phạm” và Thúy Kiều “chánh án”
Với nhan sắc và tài năng cầm kỳ thi hoạ, Thuý Kiều sẽ chẳng khó khăn gì nếu muốn “độc
chiếm” anh chàng Thúc Sinh háo sắc, nông cạn, nhưng Thuý Kiều chưa bao giờ có ý định
tranh đoạt cùng Hoạn Thư. Ngay giữa những ngày cuộc sống vợ chồng đầm ấm nhất, Thuý
Kiều vẫn một mực khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư, không chỉ để “hợp pháp hoá” cuộc
hôn nhân của mình, mà còn vì đồng cảm với nỗi niềm của một người vợ. Vậy mà Hoạn Thư
đã đáp lại tấm lòng vị tha của Kiều bằng hàng loạt mưu mô hiểm ác, hành động tàn nhẫn.
Hành hạ thân xác, bắt về nhà mẹ đánh đập, biến Kiều thành con hầu. Đày đoạ về tinh thần,
dàn cảnh đánh đàn, hầu rượu và tồi tệ hơn sỉ nhục nhân phẩm của Kiều.
“Vợ chồng chén tạc chén thù,
Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi.
Bắt khoan bắt nhặt đến lời,
Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.”
Tuy nhiên dù ở đỉnh cao quyền lực, nắm quyền sinh sát trong tay, lòng sôi sục mối hận riêng
nhưng nàng có thể vượt lên tất cả để tha thứ cho những tội lỗi bắt nguồn từ nỗi đau của “phận
đàn bà”. Phiên toà Lâm Tri đã vượt khỏi khuôn khổ ân oán cá nhân để trở thành giấc mơ
công lý muôn thuở của con người.
- Giấc mơ công lý – người anh hùng Từ Hải
Người anh hùng văn võ song toàn, mang ý chí phản kháng mạnh mã chế độ phong kiến (biểu
hiện qua những cuộc khởi nghĩa nông dân). Chàng không coi Kiều thuộc vào loại “xướng ca
vô loài”, chàng thấu hiểu tâm tư đau đớn của Kiều. Từ Hải biết rõ giá trị phẩm chất cao đẹp
của Kiều. Từ Hải đã nói lên lý tưởng, khát vọng của mình là chiến đấu, bênh vực cho những
kẻ bị áp bức và chống lại những điều oan trái bất công.
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.”
Hình tượng Từ Hải là một thành công kiệt xuất của Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật, là một biểu hiện sâu sắc về tinh thần nhân đạo.
2.3. Tác giả bộc lộ niềm thương cảm trước số phận bất hạnh của người phụ nữ
Nguyễn Du phơi bày những bi kịch tinh thần nặng nề, đau đớn của người phụ nữ có đầy đủ
quyền được hưởng hạnh phúc mà trọn đời bất hạnh.
“Nàng rằng: Chút phận hoa rơi,
Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay.”
Những giá trị tinh thần đẹp đẽ nhất ở Thuý Kiều đều bị chà đạp: tâm hồn trong trắng, lòng vị
tha, niềm tin vào lẽ phải, tinh thần phản kháng. Tất cả đều bị hủy hoại, đến tận lúc được đoàn
tụ nhưng nàng cũng chẳng dám ôm mơ mộng với tình yêu của Kim Trọng.
Qua ngòi bút của mình, Nguyễn du đã khắc họa nên một nàng Kiều với hiện thân cho số
phận đau khổ của con người trong một xã hội hỗn độn, bất công. Mặc cho sự xuất hiện của
mảnh đời đầy bi kịch Đạm Tiên, Mã Kiều,.. mặc cho những triết lí luân hồi, định mệnh, số
phận,... thì thủ phạm gây nên mọi đau khổ cho con người chính là cái xã hội hỗn loạn, mục
nát, hôi thối - nơi đồng tiền và cái ác ngự trị, ngang nhiên tung hoành. Song hành theo đó là
bao phong tục, tiền lệ cổ hủ của lễ giáo phong kiến đương thời đã gián tiếp chèn ép, đẩy bao
con người vào đường cùng bất tận không lối thoát.
II. Đặc sắc nghệ thuật
1. Kết cấu cốt truyện
Xây dựng theo mô hình chung của thơ Nôm: Gặp gỡ - Chia ly – Đoàn tụ, nhưng mỗi phần
tác giả đều có những sáng tác độc đáo. ĐTTT dựng nên nhiều cuộc gặp gỡ, chia ly và đoàn
tụ. Riêng phần đoàn tụ, ĐTTT cũng không viên mãn như ở các truyện thơ Nôm khác, bi kịch
vẫn tồn tại. Bởi lẽ, các nhân vật chính đều dang dở, bất hạnh. Thuý Kiều được trở về đoàn tụ
cùng cha mẹ, gặp lại người yêu nhưng mối tình đẹp nhất của đời nàng đã thành chuyện muôn
năm cũ. Kim Trọng tìm lại được người con gái mình yêu thương, trọn được lời thề ước
nhưng không mang được hạnh phúc đến cho nàng. Thúy Vân cũng không có hạnh phúc vẹn
tròn khi hiểu rõ trái tim chàng Kim chỉ thuộc về một người duy nhất,...
Tạo dựng một kết thúc có hậu không tròn vẹn như thế, Nguyễn Du đã tôn trọng lôgic của
hiện thực, của tính cách nhân vật. Hiện thực chia ly, đổ vỡ không thể hàn gắn nguyên lành
bằng những phép màu của cổ tích. Có những nỗi đau, những vết thương lòng mà đến cả tình
yêu cũng không thể làm tan biến...
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.1. Thay đổi tính cách nhân vật
KVKT – Thanh Tâm Tài Nhân ĐTTT – Nguyễn Du
Thúy Kiều – tấm gương trung hiếu, tiết Thúy Kiều – cứng cỏi, giàu nghị lực
liệt nhưng thiên về tình cảm, hành động theo
đức hạnh tự nhiên.
Cuộc gặp gỡ, định ước giữa Kim – Kiều
Miêu tả Kim Trong đã hai lần “sàm sỡ” ND lượt bỏ những cử chỉ “sàm sỡ” của
Kiều để làm nổi bật một Thúy Kiều kiên chàng Kim.
trinh. Thúy Kiều cũng không dùng những lời lẽ
Lần thứ nhất – KT vừa trông thấy Kiều đã nặng nề để chỉ trích người yêu.
chạy lại ôm chầm lấy và bị nàng mắng. Nàng bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn trong trắng,
Lần thứ hai – Ở nhà KT, chàng say đắm đức hạnh.
ngắm nhìn nàng. TK được dịp rao giảng
về những bài học lễ nghi.
Khuyên nhủ cha trong sự kiện bán mình
Thúy Kiều cao giọng thuyết giáo, tỏ ý Thúy Kiều khẩn thiết, xin cha hãy vì sự
muốn nêu tấm gương liệt nữ. Cô trách cha bình an của gia đình mà gắng vượt qua nỗi
“nghĩ quẩn… không nghĩ kỹ… bất nhẫn đau này. Nàng không coi hành động bán
nhỏ nhặt,… bắt chước thói thường nhi nữ, mình là hành động phi thường của liệt nữ,
mất cả khí khái anh hùng.” hiếu nữ mà là lẽ thường của người làm
Cô tự hào về hành động của mình. con làm chị.
Nhân vật khác
Ít có đời sống nội tâm và gần như không Có sự thay đổi với những chân dung, tính
có bi kịch cách mới. Mỗi người đều có nỗi đau riêng.
Thuý Vân, Hoạn Thư – ở từng góc nhìn,
đều góp phần thể hiện chủ đề chung của
tác phẩm.

2.2. Thay đổi phương thức miêu tả nhân vật


- Cá thể hóa ngoại hình và ngôn ngữ nhân vật
KVKT – Thanh Tâm Tài Nhân: Ngoại hình của nhân vật mang tính khuôn mẫu, thiên về khái
quát.
ĐTTT – Nguyễn Du: Ngoài hình nhân vật được miêu tả tập trung, hệ thống chi tiếc vừa cụ
thể, vừa sinh động. Nguyễn Du sử dụng chi tiết ngoại hình để khắc họa tính cách nhân vật
(quan niệm về tướng số). Nhiều nhân vật có giọng điệu và vốn ngôn ngữ riêng.
- Tập trung khám phá, thể hiện thế giới nội tâm
Nguyễn Du thoát ra kiểu nhân vật “ngoại biện” phổ biến của văn xuôi trung đại, ông đã
chuyển cảm hứng từ tỏ lòng sang thế giới tấm lòng (tấm lòng là một hiện tượng tâm lý chứ
không đơn thuần là một hiện tượng nghĩa lý). Nguyễn Du không chỉ khám phá, tái hiện
những quá trình diễn biến tâm lý phong phú, phức tạp, mà còn lý giải sự vận động của quá
trình bằng "phép biện chứng tâm hồn". (Cảnh trao duyên)
Thế giới nội tâm nhân vật được Nguyễn Du thể hiện bằng nhiều phương tiện: cử chỉ, hành
động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, ngôn ngữ thiên nhiên... Nguyễn Du không chỉ tạo nên
những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn biến hình tượng thiên nhiên thành tấm gương
phản chiếu tâm hồn con người (ánh trăng, sắc cỏ trong ngày hội xuân, lầu Ngưng Bích…)
Nguyễn Du soi chiếu nhân vật từ nhiều phương diện bằng cái nhìn đa chiều. Từ đó, ông sáng
tạo nên hệ thống nhân vật có tính cách đa diện, tình cảm đối nghịch, lưỡng tính. Nguyễn Du
đã vượt thoát cái nhìn một chiều về con người; vượt xa thời đại của mình khi hướng đến sự
kiếm tìm, khám phả con người ở bên trong con người.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ
Nguyễn Du phát huy hết sức mạnh của thơ, vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Lược bỏ cái thô nhám
của ngôn ngữ văn xuôi, dùng khả năng biểu đạt, tính biểu cảm cao độ của từ ngữ thay cho
nhiều chi tiết. Kết hợp tinh hoa giữa ngôn ngữ bác học và bình dân, làm giàu cho tiếng Việt.
Việt hóa các yếu tố Hán, sử dụng hệ thống điển tích, điển cố. Sáng tạo các yếu tố ngôn ngữ
vay mượn nước ngoài để làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc. Đồng thời vẫn giữ được sự
trong sáng và bản sắc riêng của tiếng Việt.
Sử dụng ngôn ngữ dân gian: ngôn ngữ đời thường, hệ thống tục ngữ, thành ngữ, từ láy, từ
đồng nghĩa,..
HỒ XUÂN HƯƠNG – NHÀ THƠ PHỤ NỮ
I. Nội dung
1. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương đã tìm thấy ở thiên nhiên ấy một cuộc sống tươi tắn, sinh động, một niềm
vui trần tục, một tình cảm cởi mở, chan hòa. Hồ Xuân Hương đến với thiên nhiên một phần
vì yêu thiên nhiên nhưng phần khác là để lánh xa cái đau khổ của xã hội mà bà đang sống. Bà
cũng muốn nhờ thiên nhiên tự nhiên để bộc lộ những cảm quan nghệ thuật của mình. Thiên
nhiên trong thơ bà là cái bà tìm đến, khám phá và vận dụng trong cuộc sống nhiều đau khổ
của mình. Hồ Xuân Hương nhân cách hoá thiên nhiên (chỉ ở mặt giới tính) làm cho thiên
nhiên trút bỏ tính chất vô tư, vô tính, vô tình để đến với tâm tình của con người đau khổ. Đó
là lý do khiến cho thiên nhiên thơ Hồ Xuân Hương sinh động, gần gũi, cởi mở.
Đá cũng có tình cảm trai gái yêu nhau:
(…)
Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt
Khối tình cọ mãi với non sông
Đá kia cũng biết xuân già dặn
Chả trách người ta lúc trẻ trung
(Đá Ông Chồng, Bà Chồng – HXH)
Trăng cũng hẹn hò, chờ đợi:
(…)
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng với nước non?
(Vấn Nguyệt – HXH)
- Màu sắc: Thiên nhiên luôn tràn đầy sức sống bởi hồn Hồ Xuân Hương cũng căng đầy nhựa
sống. Thiên nhiên phải đậm màu sắc.
Một trái trăng thu chín mõm mòn
Một vừng quế đỏ, đỏ lòm lom
(Hỏi trăng – Bài 1)
- Âm thanh: Thế giới âm thanh rộn rã, náo động. Gió phải thốc, phải giật, sương phải gieo,
sóng phải dồn, phải vỗ để tất cả đều vang động âm thanh.
Lắt léo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
(Đèo Ba Dội)
- Hình khối: Hồ Xuân Hương là nhà thơ sử dụng ngôn ngữ để tạo hình. Không gian thơ Hồ
Xuân Hương đầy ắp sự vật, mỗi sự vật mang một hình thù, mỗi bài thơ như một công trình
kiến trúc nghệ thuật.
“Vầng trăng khi khuyết lại khi tròn” ,
“Khối tình cọ mãi với non sông”,
“Mảnh tình một khối thiếp xin mang”,
Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không hề xuất hiện gượng gạo, trái lại nó đậm đà,
tươi tắn, rực rỡ như một cuộc đời đang độ mặn nồng.
2. Tiếng chửi và tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương
2.1. Tiếng chửi
Sống vào giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, cũng như các tác giả khác, Hồ Xuân
Hương đã thấy rõ bộ mặt của chế độ phong kiến từ vua chúa cho đến bọn nho sĩ. Nữ sĩ đã
vạch rõ cái chân tướng của cả những kẻ hiền nhân quân tử, những bậc trượng phu, anh hùng
và đã đặt họ lại những chỗ ngồi đúng với giá trị thực của họ giữa lúc cả bọn đang múa máy
quay cuồng, tâng bốc bợ đỡ nhau.
Đối tượng chế giễu của nhà thơ chủ yếu là bọn vua chúa, quan lại, nho sĩ nói chung và các
nhà sư. Hồ Xuân Hương ghét bọn sư sãi tu hành, giả dối, bậy bạ:
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòn
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
(Chùa Hương)
Hiền nhân quân tử thời đại Hồ Xuân Hương chẳng còn gì đáng trọng:
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo
“Hồ Xuân Hương dám tát vào mặt cả một giuộc bọn phong kiến từ trên xuống”.
2.2. Tiếng cười
Tiếng cười trong văn học dân gian khác với tiếng cười của nền văn học chính tống. Do quan
niệm thế giới luôn đổi mới, luôn luôn tái sinh...Tiếng cười dân gian vừa phủ định vừa khẳng
định, vừa huỷ diệt vừa tái sinh, vừa phê phán vừa tái tạo. Hồ Xuân Hương thì không. Khi bà
viết:
“Quân tử dùng dằn đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở, ở không xong”
Bà đã vừa bỉ mặt các đấng, các bậc ấy cũng “như ma” như ai chứ có thần thánh gì đâu: vừa
dẫn dắt họ trở về con người trần thế, tái tạo họ trong thế giới của đời người.
3. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
Có ba tiếng nói người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: tiếng nói cảm thương, tiếng nói
khẳng định, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.
3.1. Tiếng nói cảm thương
Tiếng nói cảm thương của thơ Hồ Xuân Hương hướng về những đau khổ riêng của người
phụ nữ, những đau khổ riêng của giới mình. Đối tượng cảm thương của Hồ Xuân Hương là
những phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh: người phụ nữ lỡ làng về duyên phận, người phụ
nữ lấy chồng chung, người đàn bà chồng chết,… Họ là những con người chân lấm, tay bùn
hàng ngày lăn lộn trong chốn đầm sâu ruộng thấp chỉ cốt mong đủ nuôi con, nuôi thân. Nỗi
khổ của họ không chỉ là chuyện áo cơm, vật chất thiếu thốn ngày ngày mà chính là nỗi khổ
tinh thần đang quặn xé, giày vò trong con người họ.
Ba nỗi đặc trưng : nỗi khổ chồng chung, nỗi khổ dở dang, nỗi khổ goá phụ
- Nỗi khổ chồng chung: Cũng là một kiếp “nữ nhi thường tình” nhưng sao trớ trêu thay người
thì “đắp chăn bông” còn kẻ thì phải chịu cảnh “lạnh lùng”. Nguyên nhân, thủ phạm gây ra
những khổ đau chính là chế độ đa thê, phụ quyền phong kiến đã chà đạp lên quyền sống,
quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Người phụ nữ phải chịu sự san sẻ thầm lớn, nhục nhã về
tình cảm và phải nhận sự bất công sâu sắc trong đời sống kinh tế (Cầm bằng làm mướn
mướn không công). Tình yêu tình vợ chồng là quan hệ mà người phụ nữ nào cũng muốn vĩnh
hằng; đây lại là thứ quan hệ bất chợt, thì thụt, phấp phỏng bấp bênh. (Một tháng đôi lần có
cũng không). Người lâm cảnh bị đẩy vào tình thế từ bỏ cuộc sống ấy cũng không được mà
chấp nhận thì cũng chỉ là “cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”. Thật là đau đớn và uất hận.
- Nỗi khổ dở dang: Cái sự dở dang là nổi đau khôn cùng của người phụ nữ và cái cách đối xử
tàn tệ, vô nhân đạo của xã hội phong kiến đối với người con gái lỡ làng là đáng nguyền rủa.
Hồ Xuân Hương đánh đổ cái thành kiến vô lý của xã hội đối với người con gái lỡ làng, bà
đồng cảm, bênh vực cho nỗi đau của khát vọng tình duyên không toại nguyện của người phụ
nữ. Đặt vấn đề “chửa hoang” này vào xã hội phong kiến thời xưa mới thấy hết tính chất cực
kỳ tiến bộ của quan điểm tác giả.
- Nỗi khổ góa phụ: Trong xã hội phong kiến Nho giáo, người phụ nữ bị kìm cặp trong tam
tòng, tứ đức. Cái bi kịch nảy sinh, nếu người góa phụ còn trẻ, tuổi xanh vẫn còn nhưng phải
thờ một người đã chết. Tiếng khóc cam chịu, đớn hèn, khuất phục số phận.
3.2. Tiếng nói khẳng định, đề cao
- Nữ sĩ bộc lộc những khát vọng về tình yêu đôi lứa rất giản dị, chân thành, chính đáng của
người phụ nữ (Tự tình I, II, Mời Trầu)
- Nhà thơ tự hào, kiêu hãnh về vẻ đẹp của người phụ nữ: vẻ đẹp tâm hồn, tài năng trí tuệ và
hình thể. Đó là sự trinh trắng, tấm lòng thủy chung son sắt, đức hi sinh cao cả, tình cảm thiết
tha, khát vọng sống mãnh liệt, tấm lòng vị tha hết mực..(Tranh tố nữ)
- HXH ca ngợi sự khát vọng tuổi xuân, sự trinh trắng của người phụ nữ, trân trọng phẩm chất
kiên trinh của người phụ nữ (Bánh trôi nước)
- HXH ca ngợi vẻ đẹp của tài năng trí tuệ. Sống trong một xã hội nam quyền, mọi tài năng
của người phụ nữ đều bị xem thường. Bà tuyên bố không chịu thua cuộc sống, không chịu
thua nam giới. Con người này muốn vượt cái phận làm trai, muốn được hành động như các
đấng nam nhi. Đặt vị thế của người phụ nữ trên cả các đấng nam nhi. (Đề đền Sâm Nghi
Đống)
Hồ Xuân Hương bênh vực phụ nữ hết lòng. Nhà thơ cảm thông, ngợi ca họ, Hồ Xuân Hương
nhìn ra nhiều số phận nổi trôi, lênh đênh của phụ nữ. Bên trong những sự vật xấu xí là cả một
vẻ đẹp tâm hồn rất đổi tha thiết, cảm động.
3.3. Tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh – ý thức về cá nhân và ý thức về giới mình
Quan niệm truyền thống Nho giáo cho rằng: Phận làm chồng lo liệu việc bên ngoài. Phận làm
vợ ở nhà thì phải cẩn trọng giữ đạo tòng phu, giúp chồng dạy con, lo liệu nhà cửa, giữ gìn tài
sản, gia quy lễ nghĩa trong gia đình.
Người phụ nữ Hồ Xuân Hương với tư cách là sản phẩm lệ thuộc của xã hội nam quyền
nhưng không chịu tỏ ra yếu kém so với khí phách nam nhi. Trong thơ bà không chỉ có lời oán
hận nơi khuê phòng: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhân với nước
non” thể hiện sự quan tâm của bà tới quốc gia chính sự đương thời.
Có thể nhìn thấy Hồ Xuân Hương không chịu làm thân phận ngoài rìa của xã hội phong kiến
nam quyền và bày tỏ nguyện vọng bình đẳng như nam giới trong các lĩnh vực xã hội. Khát
vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang như nam giới của Hồ
Xuân Hương. Đó là lời sự thách thức, khiêu chiến của bà đối với thế giới nam quyền. Bởi
thế, quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa phụ nữ với “người quân tử” nhưng trong thơ bà
các bậc “hiền nhân quân tử” là một thế giới hình tượng bị phỏng nhại, bị lộn trái, bị hạ bệ
đáng khinh, đáng thương. Tuy nhiên, khát vọng chỉ là khát vọng vì trong xã hội xưa, ước
muốn "đổi phận làm trai" chỉ mãi là giả thiết, chỉ mãi là "ví như". Tinh thần nhân văn của bài
thơ sâu sắc ở chỗ nó không những là tuyên ngôn về tài năng và quyền bình đẳng của phụ nữ,
mà còn là khát vọng giải thoát người phụ nữ khỏi bi kịch thân phận.
II. nghệ thuật
1. Nghệ thuật trào phúng.
Tạo ra tiếng cười từ một cảm xúc nghệ thuật, Hồ Xuân Hương đã cảm nhận tiếng cười ấy
như một cái hài mang ý nghĩa nghệ thuật đời sống rõ rệt. Nhà thơ sử dụng một nghệ thuật
song hành dựa trên hai nghệ thuật quen thuộc sở trường của mình: nghệ thuật nước đôi -
nghệ thuật gần gũi với văn nghệ dân gian.
Hồ Xuân Xuơng tạo ra hai nét nghĩa trong một hình ảnh nghệ thuật, một nghĩa phô ra và một
nghĩa ngầm thống nhất song đối lập trong từng hình tượng. Đứng về đối tượng miêu tả, miêu
tả nghĩa phô ra là chân thật sinh động, bài thơ có vẻ trong lành tự nhiên. Song khi cảm thấy
“cái nghĩa ngầm” quấn quýt trong đó thì bài thơ đã không còn bình thường nữa. Tài ba của
nhà thơ là đã hoà nhập hai nét nghĩa đối lập ấy trong một hình tượng. Tất cả đều dựa trên cái
nghĩa ngầm về cái giống, sự phối ngẫu,... mà phần chủ yếu bao trùm nhất của nghệ thuật thơ
Hồ Xuân Hương là ở chỗ ấy!
Người đọc dựa vào cái nghĩa phô ra để hình dung về sự vật, liên tưởng tức khắc đến cái
nghĩa ngầm, nảy sinh một cảm xúc thẩm mỹ về cái khéo, cái đẹp của hình tượng cái hài.
Song người đọc cũng dễ quay về với sự vật mà nhà thơ đang nói đến.
Đi với hai nghệ thuật tạo ra tiếng cười nói Hồ Xuân Hương sử dụng gần như triệt để các thủ
pháp: tạo ra sự bất ngờ, đột ngột, nói lái, láy vần, dùng vận lắt léo, dùng từ hai nghĩa, chơi
chữ...
Tiếng cười phát ra do các vần láy được sử dụng với số lượng lớn: rúc rích, vo ve, xù xì, mân
mó, ngó ngoáy, téo tèo teo, dắt díu, tỉ tì ti, khom, ngửa ngửa, hỏm hòm hom, thiên thẹo, cheo
leo, xơ xác, khẳng kheo, lún phún, le te, rầu rĩ, mõm mồm, nổi nênh, lai láng, lênh ' đênh, gập
ghềnh, tấp tênh...
2. Nghệ thuật trữ tình
Từ những nỗi riêng đau đớn, Hồ Xuân Hương lấy làm chất liệu cảm xúc cho nghệ thuật của
mình. Khi nỗi buồn thương, đau xót đã có tự bản thân, cách diễn đạt suy tư mang dấu cảm
xúc làm cho lời thơ thật chân tình, sức truyền cảm càng sâu thì tự thuật tâm trạng đã bật ra
những suy tư xúc cảm của mọi người. Hồ Xuân Hương thường định danh cho loại cảm xúc
ấy bằng cách đưa vào các cách nói “ thân em”, “ thân này” “ Này của Xuân Hương”... Sức
đồng cảm với giới được tăng lên tô đậm thêm những uất ức đớn đau cùng bao khát vọng
chung.
Dù còn hạn chế về tầm nhìn, thiên hướng nghệ thuật (sử dụng nhiều yết tố tục), song Hồ
Xuân Hương vẫn là nhà thơ phản phong mạnh mẽ, nhà thơ trữ tình tinh tế của văn học trung
đại. Hồ Xuân Hương đã đem đến cho thơ lòng cảm thông sâu sắc đối với nữ giới, tình cảm
hướng về thiên nhiên thật tươi tắn, niềm vui tuổi trẻ tha thiết, chân thành... Tất cả góp lại
thành một tấm lòng, một thứ chủ nghĩa nhân đạo dung dị và thiết thực, trần thế của Hồ Xuân
Hương hướng về hạnh phúc của con người . Đó là vẻ đẹp về nội dung khó nhòa của thơ bà
Về mặt nghệ thuật, xuất phát từ lời ăn tiếng nói dân tộc, Hồ Xuân Hương đã đem lại cho
tiếng Nôm một vinh dự lớn hoán cải được vẻ trang nghiêm, đạo mạo của thể thơ Đường,
khiến cho thể thơ ấy có thể chuyên chở những câu thơ giản dị nhất, Việt nam nhất vào một
thời đại đầy biến động.

SO SÁNH THƠ TỰ TRÀO CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG:


A. Điểm tương đồng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương
Xã hội: Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều sinh ra tại Nam Định và sống trong một thời kì
nhạy cảm của xã hội, sự giao nhau giữa các yếu tố cũ và mới, giữa con người nhà nho với
con người thị dân nhập cuộc tư sản hóa.
1. Điểm tương đồng về nội dung trào phúng
- Những lời tự trào: Trước hết, ở Nguyễn Khuyến và Tú Xương, chúng ta đều bắt gặp cái
cười đầu tiên hướng về mình.
Giọng thơ tự trào của Nguyễn Khuyến:
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Giọng thơ tự trào của Tú Xương cũng thế:
Chẳng phải quan mà chẳng phải dân,
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.
Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến vẫn còn trong khuôn khổ văn chương quy phạm nhà nho, do
Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác trong cảm thức của nhà nho phong kiến. Phải đến thơ tự trào
của Tú Xương sự bứt phá đó mới thực sự trọn vẹn. Những cảm nhận thị dân của nhà nho thị
dân Tú Xương tuy chưa thể hiện được một hình thức diễn đạt mới bằng một thể loại mới,
nhưng ít nhiều Tú Xương cũng đã tạo nên một giọng điệu riêng trong kiểu tự trào của mình.
- Những lời thế trào: Điểm gặp gỡ ở hai ông là yếu tố vô hại chỉ để gây cười hoặc mức độ
phê phán nhẹ nhàng xuất phát từ thái độ bao dung thấm đẫm nhân tình. Đặc biệt sắc điệu của
tiếng cười trào lộng ở hai ông đều rất tinh quái, lấp lánh sắc trí tuệ, thông minh, nhạy cảm với
cái trái logic, trái lẽ phải thông thường.
Bên cạnh đó, cả hai nhà thơ còn gặp gỡ nhau ở ngòi bút trào phúng sâu cay. Tiếng cười của
hai nhà thơ trước tiên để chế nhạo, châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt các hiện tượng nhố
nhăng đương thời. Nguyễn Khuyến bày tỏ tiếng cười của lương tâm khi chế giễu dáng vẻ vô
cảm của những kẻ tham gia trò chơi ngày hội Tây ở xứ thuộc địa.
Tú Xương cũng bày tỏ tiếng cười đả kích tình trạng suy đồi của Nho học cùng với những
cảnh chướng tai gai mắt trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta.
2. Điểm tương đồng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương từ góc độ
hình thức
- Đối tượng trào phúng: Bọn quan lại, tiến sĩ, ông nghè, ông cống. Cái bọn không lo cuộc
sống nhân dân, không lo giang sơn xã tắc, chỉ sao “cốt túi mình cho chặt”.
- Hình thức nghệ thuật: Cả hai đều sử dụng thơ chữ Nôm đặc sắc cùng ngôn ngữ của sinh
hoạt đời thường, dân dã, bình dị và có phần hóm hỉnh. Đa số các bài thơ trào phúng được viết
theo thể Đường luật thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt.
- Giọng điệu tự trào và ngôn ngữ:
B. ĐIỂM KHÁC BIỆT
1. Điểm khác biệt về nội dung trào phúng – Tự trào
*Nguyễn Khuyến
- Gắn bó với ơn vua lộc nước đến mức phải day dứt, dằn vặt, tự thẹn với lòng, ông đã cười
cợt khinh bỉ cái địa vị mà mình từng ngồi
- Tự ông, ông cũng cảm nhận nỗi đau xót đắng lòng, tự nhận mình chính là ông phỗng đá, là
đồ chơi - tiến sĩ giấy
- Nguyễn Khuyến là một người cậy tài, khoe tài, cái vẻ cao đạo, tự đề cao mình. Trong bản
tính, ông còn là một người đa tình.
- Nguyễn khuyến từng thử tìm đến giải pháp thứ ba vượt ra ngoài tính chính thống trong sự
lựa chọn phương thức ứng xử: làm người tài tử.
- Nguyễn Khuyến trở lại với địa vị đẳng cấp trong xã hội của minh ở làng quê, làm một thân
sĩ- tiên chỉ đứng đầu tứ dân.
- Nguyễn Khuyến hạ thấp bản thân mình xuống chỉ trên kẻ ăn mày một bậc
* Tú Xương
- Đến với thơ tự trào, ông là người đầu tiên phủ định hoàn toàn địa vị nhà nho của mình.
- Thơ tự trào của Tú Xương thể hiện sự định hướng cá nhân trong môi trường xã hội tư sản
hóa, con người hướng vào ý thức cá nhân.
- Cái tôi tự trào ở Tú Xương trẻ trung, tinh nghịch hơn, ngay từ đầu đã có nét hồn nhiên,
thoải mái. Cái tôi tự trào ấy chỉ có thể ra đời ở nhũng con người đã từng sống và nếm trải sự
bất lực của chính bản thân với hoàn cảnh, với một môi trường không thuận lợi.
- Ông đưa con người mình vào thơ với cái tôi đa sắc diện trong các bài: Tự đắc, Tự giễu
mình, Tự vịnh,...Tú Xương tự biến mình thành nhân vật vừa bất cần đời, vừa vểnh râu, vừa
tự nhận mình vừa dại vừa ngu, lửng lơ thân phận chân chẳng bén đất cật chẳng tới trời
- Trước Tú Xương chưa có một nhà nho nào dám tự hạ mình tới mức đó, hạ mình tới mức
ngang hàng với những hạng thấp nhất trong xã hội. Tú Xương cứ dương dương phô cái mất
nết của mình ra trước thiên hạ, ông còn thành thật kể hết lối sống của mình là một kiểu cười
tan vỡ hình tượng, cốt cách nhà nho vốn rất đạo mạo, uy nghi.
2. Điểm khác biệt trong trào phúng chính diện và hài hước
*Nguyễn Khuyến
Sắc thái hài hước trong thơ Tam nguyên Yên Đổ là một sự tích hợp từ nhiều cội nguồn và cơ
tầng văn hoá, trong cái nhìn thông thường dễ bị coi là trái chiều, là triệt tiêu lẫn nhau. Đó là
tố chất quan trọng ở chủ thể để hình thành tiếng cười đa sắc diện. Nghịch ngợm và hóm hỉnh
do bẩm sinh kết hợp với sắc sảo tinh tế do rèn luyện hình thành nét riêng độc đáo trong cá
tính sáng tạo ở tài thơ Tam nguyên Yên Đổ.
Gần gũi với lối trào tiếu dân gian, ông Tam nguyên Yên Đổ còn tỏ ra sắc sảo hơn trong lối
quan sát, mô tả và gây cười từ những cái mất cân xứng, mất hài hoà trong tự nhiên, trong
sinh hoạt đời thường ở cuộc sống quanh mình. Có lúc bắt gặp ở đó tiếng cười nửa tục, nửa
thanh nhưng cái tục phần nhiều bị ẩn đi bởi màu sắc tu từ điệu nghệ và tính logic “có lý” của
trí tuệ sắc sảo.
Cảm hứng hài hước của tác giả còn mở rộng hơn với các cung bậc chế giễu của tiếng cười.
Đối với những thói hư tật xấu và sự vi phạm một số chuẩn mực đạo đức thánh hiền, ông
Hoàng Và tỏ ra nghiêm khắc hơn, ở hàng loạt bài: Vịnh sư, Thầy đồ ve gái goá... Đối tượng
của sự chế giễu và phê phán có mức độ ở đây là thói ki cóp, bủn xỉn, thói vênh vang hãnh
tiễn, đạo đức giả, phong tình, già chơi trống bỏi và những thói tật khác.Thái độ trào lộng của
tác giả tỏ ra chê bai, chế giễu, phê phán nhưng vẫn có sự cảm thông kín đáo
Ngọn roi trào phúng đích thực có tác dụng tẩy rửa, loại trừ cái xấu. Tiếng cười chế giễu ở
cung bậc này không chỉ để mua vui mà đã bao hàm một ý nghĩa phê phán có tính xã hội. Tuy
nhiên, ở cấp độ này ngoài cái cảm thông kín đáo pha chút thương hại, cũng không tránh khỏi
những sự “quá lời” với một vài đối tượng khác. Bởi chính điểm tựa đạo lý nho gia ở Nguyễn
Khuyến cũng đã có những yếu tố bất cập, lỗi thời, không phải là, không còn là chân lý chung
cho mọi thời đại.
Thơ ông gióng lên, từng bước, từng bước một, một sự tự phản tỉnh – không dừng lại ở mức
độ hài hước, chế giễu mà đi đến sự phê phán, phủ định quyết liệt. Ö cung bậc trào phúng
chính diện, mức độ và tính chất đối kháng gay gắt hơn, gắn với màu sắc chính trị, thời sự rõ
nét hơn.
Nguyễn Khuyến tuy căm ghét thực dân nhưng vì sống nhiều ở nông thôn, ít có dịp tiếp xúc
và tìm hiểu chúng, lại không tự loại bỏ được con mắt kì thị của nhà nho về bọn mắt xanh mũi
lõ nên trong thơ ông, ta không thấy xuất hiện cụ thể hình bóng của chúng; nhưng ông không
ngần ngại phủ định chính sách cai trị của thực dân.. Ở các nhà nho, đứng trên lập trường luân
lý đạo đức, sự phê phán thường gay gắt đối với những ai trái đạo; và với vị thế kẻ cả của bề
trên nhìn xuống, kẻ bị phê phán cho dù có là vua chúa (thường là hôn quân bạo chúa) đến
quan lại sai nha,... thì cũng bị phủ định sạch trơn nếu đi ngược đạo lý thánh hiền. Tư tưởng
phê phán của Nguyễn Khuyến vẫn chịu sự quy định đó, vẫn còn mang quán tính của sự phê
phán cảm thán bằng lời lẽ, thái độ nghiêm trang có tính chất răn dạy của đạo lý nho gia.
Nhưng điểm khác biệt mà nhờ thế Nguyễn Khuyến vượt qua được lối phê phán cảm thán đạo
đức, là ở cách mà ông làm: đó là sự phê phán bằng tiếng cười. Tiếng cười giàu sắc điệu
thẩm mĩ như một con dao nhọn sắc trước hết cắt bỏ “cái ung nhọt” của xã hội : Những kẻ đội
mũ mang râu từ vua đến quan hoặc “chẳng ra gì”, hoặc “khác chi thằng hề” bởi “Chỉ cốt túi
mình cho nặng chặt – Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen”. Nhân chuyện vịnh Kiều nhà thơ
khái quát bản chất quan lại xưa nay:
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thế a?
(Kiều bán mình)
Xã hội dở ta, dở Tây buổi đầu không chỉ biến lũ quan Nam triều thành bọn người tha hoá
biến chất mà còn sản sinh ra hàng loạt nhân vật trào lộng vừa là biến thể của một bọn người
cũ, vừa là phiên bản của loại người lai căng – sản phẩm của chủ nghĩa thực dân. Đó cũng là
đối tượng trào phúng trực diện trong sáng tác Nguyễn Khuyến.
Từ tầm rất cao của đạo đức nhân cách trông xuống, theo quan hệ hàng dọc trong xã hội luân
thường, Nguyễn Khuyến đã trào phúng theo tạng nhà nho.
*Tú Xương
Trong mảng trào phúng chính diện, Tú Xương chĩa mũi nhọn công kích tập trung vào các
mối quan hệ xã hội đang tư sản hóa tại thành thị.
- Ông “hoài cổ” làng quê Yên Đổ bằng bức tranh xã hội giao thời biến đổi theo chiều hướng
bi đát, nghịch lý.
Nguyễn Khuyến sống “lỳ” ở nông thôn, cố giữa cho mình sự tĩnh tịch của một lối sống “cày
ăn đào uống”, tự cung tự cấp. Nhưng cái làng quê “mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình
yên” khi đã “va vào tiến trình đô thị hóa, thì thay đổi từng ngày, từng giờ.
Bức tranh xã hội thu nhỏ đầy ắp những chi tiết thực của đời sống, con người thành vật thí
điểm cho trò chơi “Âu hóa” chẳng mấy chộc sẽ hiện thành những hình tượng “vô nghĩa lý”.
Trên tấm phông xã hội nhố nhăng đồi bại ấy, ngọn bút – cái roi trào phúng của Tú Xương
tiếp tục quất mạnh, trực diện, tốc tả đến các đối tượng cụ thể không phải về phương diện
chính trị, mà là về phương diện đời sống hằng ngày. Đây là bọn “ôm đít” thực dân mà tác giả
gọi là “phường nhơ”. Bọn này có đủ đồ nghề và tư thế sẵn sàng: “Nào sọt, nào quang, nào bộ
gắp – Đứa bưng, đứa hót, đứa đang chờ”, đến nỗi “Mình hôi mũi ngạt không kì quản”.
Với các đối tượng khác, tiếng cười ông cũng sắc nhọn nhưng “quái” hơn. Ông phê phán cảnh
trái tai gai mắt, trước hết là những tàn tích cũ: sư cũng làm bậy, cũng phải vào tù (Sư ở tù).
Hay Tú Xương lôi tuột chuyện “ông sư và mấy ả lên đồng” vào giữa “đêm thanh vắng” ra
giữa ánh sáng của công luận.
Tú Xương không chỉ kể người, kể việc mà chủ yếu tạo hình tượng – dù chưa tiêu biểu nhưng
cũng có nét riêng nhất định, ở đó con người không tách ra, vượt lên trên cộng đồng mà được
đặt trong “tổng hoà các mối quan hệ xã hội” phức tạp. Bên cạnh những sản phẩm xã hội đó,
sự phê phán của Tú Xương tập trung ở những kẻ đại biểu cho chế độ thuộc địa dị hình, dị
dạng.
Đậm nét hơn cả trong bức tranh xã hội là cảnh trường thi Hán học cuối mùa. Cùng với nó là
sự suy thoái của đạo nho và sự mất giá của những chủ nhân của nó. “chất nho” vẫn còn đeo
đẳng bám riết lấy ông bằng quán tính, bằng tập quán, cho nên nhìn vào thực tế đồi của cảnh
trường thi lúc chợ chiều, nhất là sự nô lệ hoá, thực dân hoá cả nơi suy tôn nghiêm này nữa,
Tú Xương thở dài ngao ngán:
Cô bán hàng sách lim dim ngủ
Thày khoả tư lương nhấp nhổm ngồi.
(Than đạo học)
Chưa cần gia vị thêm chất muối hài hước của chủ thể trào phúng, bởi vì bản thân vật liệu là
đối tượng khách thể đã mang tính hài rồi. Dưới con mắt Tú Xương thì đạo học theo thứ văn
chương cử tử đã hết thời, đã thành cái “thây ma” trước khi lên giá treo cổ rồi.
Trào phúng không hoàn toàn ở bình diện của cái hài kịch cho nên trong trào phúng có nhiều
dòng, nhiều tông, có mỉa mai nhiếc móc, có tâng lên hạ xuống và cũng có cả cay đắng xót xa
nữa. Trên đây là một dạng trào phúng mà ở đó tác giả cảm thấy đau đớn, chua xót, cười
đắng, cười cay ; vừa ý thức được sự xấu hổ, vừa thèm được xấu hổ như vậy.
Trong con người Tú Xương còn chứa sẵn những xung đột, mâu thuẫn. Đằng sau tự phủ định
địa vị nhà nho vẫn hiện hữu một nỗi thèm khát (thậm chí là cháy bỏng!) chút dư quang của
công danh khoa bảng. Và bằng thơ trào phúng, Tú Xương đã quyết liệt bày tỏ thái độ phê
phán của mình trước sự tha hoá của con người với đồng tiền tư bản. Mặt khác, ông cũng chua
chát nhận ra sự chi phối, tác động mạnh mẽ của nó lên xã hội tư sản hoá. Cái nhìn ấy, thái độ
ấy chưa hề thấy trong văn chương trào phúng nói riêng và văn chương Nho giáo nói chung
trước Trần Tế Xương. Tú Xương đã bước đến với chủ nghĩa hiện thực trong vai “người thư
kí trung thành của thời đại”.
Có nhiều lúc, Tú Xương lại dùng trí thông minh hài hước xoay chuyển tình thế đảo lại trật tự
logic, tạo tiếng cười dễ chịu, ấm cả lòng người. Rõ ràng có yếu tố hài dân gian trong cung
cách trào lộng của Tú Xương: ông đã vận dụng lối nói ngược dân gian kết hợp cá tính mạnh
mẽ ưa hài hước của bản thân.
Cái nhìn hướng vào cuộc sống đời thường giúp ông đến được với nhiều hạng người, khiến
mối quan hệ tác giả với công chúng trở nên rộng rãi hơn.
Sắc điệu của tiếng cười trào lộng ở Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều rất tinh quái, lấp lánh
ánh sắc trí tuệ, thông minh, nhạy cảm với cái trái logic, trái tự nhiên, trái lẽ phải thông
thường. Tuy nhiên, lẽ phải thông thường tự nó cũng có tính hai mặt, tự mâu thuẫn nên nhiều
lúc, do tựa vào lẽ phải thông thường mà Tú Xương “gieo hoạ” oan cho người khác, đôi khi
ông còn lôi cả khuyết tật cụ thể của từng người ra bẻ bai, giễu cợt. Ở góc nào đó là có lí
nhưng vẫn hơi quá đà một chút, có phần thiếu vắng tình người. Chính ở điểm này, Tú Xương
đã báo trước cho thứ văn chương tư sản, đặc trưng ở sự phân tích sắc lạnh, sự bày tỏ thái độ
quyết liệt, sẽ trưởng thành dần ở giai đoạn sau.
2.. Điểm khác biệt về nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương:
Nội dung so sánh
Nguyễn Khuyến Tú Xương
về hình thức
Phong cách trào - Lối gây cười gián tiếp, nghĩa là cứ - Cái cười đặc biệt mới mẻ của
phúng trình bày khách quan và bình thản sự TX là lối gây cười trực tiếp, nghĩa
việc để mặc cho người đọc tự mình rút là nhà văn không giấu giếm vai
ra và kết luận trào phúng từ chính cái trò bố trí, sắp xếp của mình đối
vô lí, vô nghĩa, cái lố bịch, ngu xuẩn với câu chuyện và đặc biệt thường
của hiện thực được phản ánh. Lối gây dùng lối phóng đại để làm nổi bật
cười này thường thấy ở những phong tính chất hài hước của nó
cách thâm trầm, kín đáo - Cái cười tưng tửng thị dân
- Cái cười nông dân trong tiếu lâmcâu - Cái cười đó là sự dồn nén nỗi
đố, hề chèo và vè tuy hóm hỉnh nhưng đau bên trong của con người nghệ
không ác, bên cái sườn nhà nho điển sĩ, vừa có cái cảm nhận của con
hình là cách châm biếm kín đáo, sâu người nhỏ bé, mặc cảm của con
cay mà điềm tĩnh bề trên người thừa
(bộc bạch ND, kín đáo nhà nho) - Nhiều cách cười và cung bậc, lúc
chính diện, lúc hài hước
+ Sắc điệu cười: thẳng, sắc và ác
- Cái cười có tc ngắn gọn, bất ngờ
và nhiều yếu tố phóng đại

Xây dựng tình - Tình huống xung đột mang tính hài: - Tạo tình huống trái ngược:
huống trào phúng + Sự đối lập giữa cái giả và cái thật + Dùng những yếu tố bất ngờ để
+ Tạo tình huống có vấn đề gây cười: tâng lên hạ xuống, kết
 vừa có màu sắc kịch tính, vừa kết thúc bất ngờ
hợp cái ngẫu nhiên và tất yếu giữa thật
với giả cùng lối lết thúc bất ngờ gây
cười, bỡn chuyện thật như đùa, đùa nhu
thật,…
Miêu tả và xây - Hình tượng trào phúng trong thơ văn - Hình tượng trào phúng trong thơ
dựng hình tượng trào phúng Nguyễn Khuyến được miêu văn trào phúng Tú Xương được
trào phúng tả gián tiếp, chủ yếu ở nông thôn miêu tả trực tiếp, chủ yếu ở
- Tạo bất ngờ trong việc xây dựng chân thành thị
dung biếm họa: - Sáng tạo ra những chân dung
+ Sự không tương xứng giữa biểu hiện trào phúng mà còn đưa cái tôi của
bên ngoài với bản chất bên trong mình với dạng thức vừa phóng đại
+ Khuếch đại đối nghịch ngoại hình để vừa hạ thấp
tạo chân dung hài hước + Sử dụng yếu tố phóng đại
+ Dùng biểu tượng để nhấn mạnh nét cá
tính kì quái + Xuất hiện dưới dạng biểu tượng
vật hóa
Ngôn ngữ và giọng - Sự khúc xạ và bác học hóa cái cười - Sự hòa tan ngôn ngữ dân gian
điệu trào phúng dân gian, đưa tiếng Việt văn học phát và ngôn ngữ bác học vào một
triển đến mức tinh tế, điêu luyện, ngôn phong cách riêng: ngôn ngữ hiện
ngữ vẫn mực thước đại in đậm dấu ấn đời thường
- Chơi chữ tài hoa - Tạo ra những phá cách, lệch
 Lối trào phúng thâm trầm, sâu cay, ý chuẩn và sáng tạo cái mới
tại ngôn ngoại, lối trào của người có - Gắn văn học DG với văn chương
học bác học
- Lối nói bóng gió, xa xôi, kín đáo, lối -Phá vỡ rào cản của tính quy
nói lấp lửng, lấy ý từ ca dao phạm, không e dè
- Giọng điệu chung là mỉa mai, mát - Giọng điệu: lúc hằn gắt, đốp
mẻ, tiếng cười của ông có trường độ, chát, ; lúc gia ngạnh, riết róng,
âm vang lâu - Tiếng cười phê phán kiểu hiện
- Tiếng cười luôn nhắm trúng đối tượng thực, vừa có sức tiêu diệt vừa có
gắn với một lý tưởng thẩm mĩ hướng về sức hồi sinh
cái đẹo, cái cao cả để tiêu diệt, loại trừ
cái xấu, cái ác

You might also like