CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC LẦN THỨ 3 (1979)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ


KHOA NGỮ VĂN

BÀI THUYẾT TRÌNH


HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
DẠY HỌC BỘ MÔN

Giảng viên hướng dẫn : THS. Nguyễn Thị Hoài Phương


Sinh viên thực hiện : Nhóm 3
Lớp : Văn 3A

Huế, ngày 30 tháng 05 năm 2024

1
MỤC LỤC
I. Cuộc cải cách giáo dục năm 1979..................................................................3
1. Quá trình chuẩn bị cải cách giáo dục........................................................3
1.1. Bối cảnh xã hội.......................................................................................3
1.2. Lý do cải cách........................................................................................3
2. Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục năm 1979.........................................4
3. Những nguyên lý của cuộc cải cách giáo dục năm 1979...........................6
4. Định hướng về nội dung chủ yếu của cải cách giáo dục trong cuộc cải
cách giáo dục năm 1979..................................................................................6
4.1. Về cơ cấu của hệ thống giáo dục..........................................................6
4.2. Về nội dung giáo dục.............................................................................7
4.3 Về phương pháp giáo dục......................................................................8
5. Ưu điểm và nhược điểm của cuộc cải cách giáo dục năm 1979...............9
II. Mối liên hệ cuộc cải cách giáo dục năm 1979 với cuộc cải cách giáo dục
năm 1950, 1956..................................................................................................10

2
I. Cuộc cải cách giáo dục năm 1979
1. Quá trình chuẩn bị cải cách giáo dục
1.1. Bối cảnh xã hội
Năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại.
Thống nhất đưa cả nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng những năm đầu sau
giải phóng chúng ta phải nỗ lực rất nhiều để khắc phục hậu quả của 20 năm
chiến tranh và khôi phục kinh tế văn hóa xây dựng chính quyền nhà nước.
Tháng 12/1976 Đại hội Đảng toàn lần thứ IV đã vạch ra con đường đi lên
CNXH trong phạm vi cả nước và xác định “giáo dục là nền tảng văn hóa của
một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu
rất quan trong cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam XHCN”. Với
thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng Việt
Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước đi vào cách mạng xã
hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Trước ngày miền Nam giải phóng, nước ta có hai hệ thống giáo dục khác nhau.
Ở miền Bắc, giáo dục được tổ chức chủ yếu theo mô hình Liên Xô cũ (hệ thống
giáo dục 10 năm). Ở miền Nam, giáo dục được tổ chức theo mô hình phương
Tây (chủ yếu theo mô hình của Pháp và một phần được cải tiến theo mô hình
của Mỹ).
Sau giải phóng miền Nam, vấn đề đặt ra là khôi phục, ổn định các trường học ở
phía Nam. Nhiều cán bộ, giáo viên được điều động từ miền Bắc vào để hỗ trợ
cho việc đó, chưa kể số giảng viên Đại học được thỉnh giảng và để cho guồng
máy các trường Đại học trong đó chuyển động bình thường.
Đứng trước những bất cập, khó khăn đó Đảng và Chính phủ đã khẩn trương
chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục nhằm tiến tới một nền giáo dục quốc
dân thống nhất phù hợp với chiến lược tái thiết và phát triển đất nước. Ngày
11/1/1976, Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 14-
NQ/TW về cải cách giáo dục lần thứ 3.
1.2. Lý do cải cách
Cải cách giáo dục Việt Nam khởi đầu vào năm 1979 với sự kiện Bộ Chính trị
khóa IV ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/1/1979 về cải cách giáo
dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn cả nước
xây dựng XHCN.

3
Đối chiếu với yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới, công tác giáo
dục còn có nhiều nhược điểm và thiếu sót. Sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa
của ta phát triển nhanh về số lượng, nhưng còn yếu về chất lượng toàn diện. Nội
dung và phương pháp giáo dục chưa thấu suốt nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trên
nhiều mặt, sự nghiệp giáo dục của ta chưa theo kịp sự phát triển của xã hội và
của khoa học - kỹ thuật, chưa đáp ứng tốt những yêu cầu mới của cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta. Hệ thống giáo dục chưa bồi dưỡng đúng mức cho thế
hệ trẻ những phẩm chất và năng lực của con người mới, chưa chuẩn bị đầy đủ
cho học sinh đi vào sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và cuộc sống mới xã hội chủ
nghĩa; chưa bảo đảm việc hình thành đội ngũ lao động mới có ý chí cách mạng
kiên cường, có trình độ kiến thức, tác phong công tác và lối sống phù hợp với
yêu cầu của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; chưa bảo đảm yêu cầu học tập
thường xuyên và rộng rãi của đông đảo nhân dân lao động. Trong xã hội vẫn
còn những nhận thức chưa đúng về vị trí, mục tiêu, nội dung, tổ chức và phương
pháp của công tác giáo dục; song về mặt chủ quan, cũng có những thiếu sót và
nhược điểm trong cơ cấu của hệ thống giáo dục, trong nội dung và phương pháp
giáo dục cũng như trong công tác quản lý giáo dục.
Do đó, trong giai đoạn mới của cách mạng, để phát huy những thành quả và
kinh nghiệm tốt trong công tác giáo dục, khắc phục những thiếu sót và nhược
điểm, bảo đảm cho sự nghiệp giáo dục tiến lên đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ chiến
lược là xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công -
nông nghiệp hiện đại, có văn hoá, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, có quốc phòng
vững mạnh, có cuộc sống văn minh và hạnh phúc, chúng ta không thể bằng lòng
với những biện pháp cải tiến thông thường, mà phải tiến hành một cuộc cải cách
giáo dục sâu sắc trong cả nước, làm cho sự nghiệp giáo dục gắn chặt hơn nữa và
phục vụ tốt hơn nữa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa của nhân dân ta.
2. Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục năm 1979
Thứ nhất, làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho
đến lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người
Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện, kế tục sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta, hết lòng lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội
và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

4
Việc chăm sóc và giáo dục các trẻ em từ tuổi sơ sinh cho đến 6 tuổi có tác dụng
cực kỳ quan trọng trong sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Cần có
kế hoạch dài hạn và biện pháp tích cực động viên và tổ chức toàn xã hội gánh
vác sự nghiệp chăm sóc và giáo dục thế hệ mầm non của dân tộc, phát triển
rộng khắp mạng lưới nhà trẻ và lớp mẫu giáo từ thành thị đến nông thôn, xây
dựng mạng lưới đó thành một bộ phận khăng khít của hệ thống giáo dục quốc
dân. Từng bước thu hút tất cả các trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ và lớp mẫu
giáo, ra sức phấn đấu nâng cao chất lượng nuôi dạy các cháu, làm cho các cháu
phát triển một cách thuận lợi về thể lực, tình cảm và trí thông minh, chuẩn bị tốt
cho các cháu vào học trường phổ thông.
Cần phấn đấu cho thế hệ trẻ từ 6 tuổi đến tuổi trưởng thành được học đầy đủ
đến bậc phổ thông trung học và được chuẩn bị tốt để đi vào nghề nghiệp. Giáo
dục thế hệ trẻ lòng yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản
trong sáng, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân,
yêu lao động, yêu khoa học, ý thức tổ chức và kỷ luật, quý trọng và bảo vệ của
công, đức tính thật thà, dũng cảm, khiêm tốn, v.v.. Bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có
kiến thức cơ bản về văn hoá, phát triển tư duy khoa học và phát huy năng khiếu,
có óc thẩm mỹ, có thói quen giữ gìn vệ sinh và rèn luyện thân thể. Phấn đấu
thực hiện chế độ cả xã hội chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, làm cho mọi trẻ em đều
được học tập một cách bình đẳng, không tuỳ thuộc vào hoàn cảnh riêng về gia
đình, dân tộc và địa phương.
Thứ hai, thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, góp phần xây dựng quyền
làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến
hành ba cuộc cách mạng. Phấn đấu cho công nhân, nông dân và mọi người lao
động ở tất cả các địa phương, thuộc tất cả các dân tộc, được hưởng đầy đủ
quyền học tập, từng bước đạt trình độ văn hoá phổ thông trung học, để không
ngừng nâng cao ý thức và năng lực làm chủ tập thể, đủ sức tiến hành ba cuộc
cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Coi trọng việc phát triển giáo
dục trong các vùng dân tộc ít người nhằm xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ kinh
tế, văn hoá giữa các dân tộc, phát huy tinh hoa văn hoá của từng dân tộc để làm
phong phú thêm nền văn hoá chung của Việt Nam.
Thứ ba, đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động mới,
có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, có trình độ khoa học, kỹ thuật và
quản lý phù hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp phải phát triển theo quy mô lớn,
5
nhằm tạo ra một đội ngũ đông đảo công nhân, nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ,
đồng bộ về ngành nghề, có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, có trình
độ tay nghề thành thạo, biết lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, đạt năng suất cao,
có tác phong đại công nghiệp và có sức khoẻ thích hợp với ngành nghề; đồng
thời, tạo ra một đội ngũ đông đảo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật và
nghiệp vụ, với cơ cấu đồng bộ và cân đối về ngành nghề, trình độ và loại hình,
phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước,
những cán bộ vừa có phẩm chất chính trị tốt, vừa có năng lực chuyên môn giỏi,
để từng bước giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý do thực
tiễn nước ta đề ra.
3. Những nguyên lý của cuộc cải cách giáo dục năm 1979
Cuộc cải cách giáo dục năm 1979 tại Việt Nam là một bước ngoặt quan trọng
trong hệ thống giáo dục của quốc gia này, nhằm cải thiện và hiện đại hóa nền
giáo dục sau những năm tháng chiến tranh. Những nguyên lý chính của cuộc cải
cách giáo dục năm 1979 bao gồm:
- Phổ cập giáo dục: Tập trung vào việc đảm bảo mọi người dân đều được
hưởng quyền học tập cơ bản, đặc biệt là giáo dục tiểu học.
- Cải thiện chất lượng giáo dục: Đổi mới chương trình giảng dạy và phương
pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
- Giáo dục toàn diện: Phát triển giáo dục toàn diện bao gồm cả văn hóa, đạo
đức, thể chất và thẩm mỹ, nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện về
cả tài năng và nhân cách.
- Kết hợp giữa học và hành: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, học đi đôi với
hành, giáo dục gắn liền với sản xuất, nghiên cứu khoa học, và đời sống.
- Phân cấp quản lý: Phân cấp quản lý giáo dục, trao quyền tự chủ và trách
nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương, nhằm tạo sự linh hoạt và phù hợp
với đặc thù từng vùng miền.
- Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất: Xây dựng một hệ thống giáo dục
thống nhất từ trung ương đến địa phương, bao gồm cả giáo dục phổ thông và
giáo dục nghề nghiệp.
- Đào tạo giáo viên: Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để
nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
6
- Ứng dụng khoa học và kỹ thuật: Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và kỹ
thuật vào giáo dục, từ việc trang bị cơ sở vật chất đến đổi mới nội dung và
phương pháp giảng dạy.
4. Định hướng về nội dung chủ yếu của cải cách giáo dục trong cuộc cải
cách giáo dục năm 1979
4.1. Về cơ cấu của hệ thống giáo dục
Hệ thống giáo dục mới phải phù hợp với việc bố trí và tổ chức lại lao động xã
hội, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hệ thống đó phải bao gồm các loại hình
trường, lớp gắn bó với nhau một cách hợp lý và linh hoạt, tạo cho mọi người, từ
bé đến lớn, ở độ tuổi đi học cũng như đang làm việc, có cơ hội thích hợp để
không ngừng nâng cao hiểu biết của mình.
Phát triển nhanh chóng và có chất lượng các nhà trẻ và lớp mẫu giáo, sớm thống
nhất mạng lưới các nhà trẻ và lớp mẫu giáo thành hệ thống giáo dục mầm non,
tiến tới thu hút tất cả trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi, chuẩn bị tốt cho các cháu vào
học các trường phổ thông.
Xây dựng mới và mở rộng hệ thống trường phổ thông, nhằm thực hiện việc giáo
dục toàn diện cho thế hệ trẻ từ 6 tuổi đến tuổi trưởng thành, chuẩn bị tốt cho
thanh niên đi vào đào tạo nghề nghiệp, từ công nhân đến đại học. Trước mắt,
hoàn thành việc phổ cập bậc phổ thông cơ sở, đồng thời từng bước thực hiện
việc phổ cập bậc phổ thông trung học bằng nhiều hình thức. Gắn liên hệ thống
giáo dục phổ thông với hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học, nhằm làm
cho hệ thống giáo dục phổ thông thực hiện tốt chức năng chuẩn bị cho học sinh
đi vào giáo dục chuyên nghiệp và đại học, làm cho hệ thống giáo dụcchuyên
nghiệp và đại học phát huy đầy đủ thành quả của giáo dục phổ thông. Trong hệ
thống giáo dục phổ thông, cần mở những trường, lớp phổ thông cho những học
sinh có năng khiếu đặc biệt và những trường, lớp phổ thông dành riêng cho các
trẻ em có tật (mù, điếc, câm, chậm phát triển, vv.).
Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học, cần mau chóng xây dựng
hoàn chỉnh mạng lưới các trường dạy nghề, bao gồm cả những trường, lớp dạy
nghề cạnh xí nghiệp, để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ
thuật và nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng to lớn của sự nghiệp công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hiện đại hóa nước nhà. Đồng thời, tích cực mở
rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học và cao đẳng, các trường trung
học chuyên nghiệp, ở trung ương và ở các địa phương theo yêu cầu phát triển

7
của đất nước về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng. Gắn chặt các
trường chuyên nghiệp và đại học với các Cơ sở sản xuất và cơ sở nghiên cứu
khoa học, kỹ thuật. Cần xác định mô hình hợp lý về mạng lưới trường lớp ở
trung ương và ở địa phương, trên địa bàn tỉnh, địa bàn huyện và đến tận cơ sở,
phù hợp với cơ cấu kinh tế, bố trí lao động và phân bố dân cư của từng địa
phương và trong cả nước.

8
Đào tạo trên đại học (phó tiến sĩ, tiến sĩ)

Bồi dưỡng sau đại học

Đại học và cao


Đào tạo tại chức
đẳng

Bổ túc
Phổ thông trung học 3 Trung học chuyên
văn hóa
năm nghiệp

Dạy nghề

Cấp II: 4 năm


Phổ thông cơ sở 9 năm

Cấp I: 5 năm

Trường lớp mẫu giáo

Nhà trẻ

(Lược đồ hệ thống giáo dục quốc dân trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 – năm
1979)

9
4.2. Về nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục cải cách là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo
ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.
Cần tăng cường giáo dục chính trị và tư tưởng. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin,
lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đường lối và chính sách của Đảng, những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và đạo đức mới của người lao động làm chủ tập thể.
Đi đôivới việc bồi dưỡng lý luận cách mạng, xây dựng thế giới quan khoa học
và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, cần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tình cảm
cách mạng và nếp sống văn minh trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, người
với người, cá nhân với tập thể, công dân với Tổ quốc, v... Công tác giáo dục
chính trị và tư tưởng của nhà trường xã hội chủ nghĩa phải tiến hành thông qua
tất cả các hoạt động giáo dục, gắn học tập lý luận với hành động thực tiễn; coi
trọng hơn nữa vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc giáo dục tư tưởng và
tình cảm cách mạng.
Cần hiện đại hóa một cách vững chắc chương trình học tập văn hóa, khoa học
và kỹ thuật. Chọn lọc có hệ thống những kiến thức cơ bản, hiện đại, những kiến
thức sát với thực tế Việt Nam, làm cho vốn văn hóa, khoa học và kỹ thuật giảng
dạy ở nhà trường có tác dụng thật sự trong việc hình thành thế giới quan khoa
học, phát triển tư duy khoa học, phát triển năng lực hành động của học sinh.
Đưa những kiến thức phổ thông về kỹ thuật và kinh tế vào trường phổ thông;
mở rộng kiến thức quản lý trong chương trình học của các trường chuyên
nghiệp và đại học. Thông qua lao động sản xuất, nghiên cứu và thực nghiệm
khoa học và những hoạt động xã hội khác, bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng lao
động, năng lực thực hành, tính nhạy bén trong việc vận dụng kiến thức vào thực
tế sản xuất và xây dựng của đất nước.
Tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua văn học, nghệ thuật và
các môn học khác, xây dựng quan điểm thẩm mỹ của chủ nghĩa Mác - Lênin,
phê phán những quan điểm thẩm mỹ không vô sản, bồi dưỡng năng lực thưởng
thức và sáng tạo văn học nghệ thuật, tạo ra thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, trong
sáng và phong phú. Chăm lo xây dựng thói quen giữ gìn vệ sinh và rèn luyện
thân thể của học sinh, đẩymạnh các loại hoạt động thể dục thể thao, nâng cao
chất lượng luyện tập quân sự, chuẩn bị tốt cho học sinh về ý thức và năng lực
sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả của cách mạng.

10
4.3 Về phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục, cải cách là nhằm thực hiện tốt việc kết hợp hữu cơ quá
trình giáo dục con người với quá trình cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên, phát
huy ý thức làm chủ tập thể, tính tự giác và chủ động, trí thông minh và sáng tạo,
tình cảm trong sáng, thói quen lành mạnh của học sinh trong học tập và rèn
luyện. Tiến hành một cách nhất quán, kiên trì và sáng tạo trong các trường phổ
thông phương pháp học tập kết hợp với lao động sản xuất, thực nghiệm khoa
học, hoạt động xã hội và sinh hoạt đoàn thể.
Trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, cần thực hiện
tốt phương pháp giảng dạy, học tập kết hợp với lao động sản xuất theo ngành
nghề, với thực nghiệm và nghiên cứu khoa học. Trong các trường dạy nghề, cần
coi trọng phương pháp kết hợp thực tập tay nghề với sản xuất ra của cải vật
chất. Để cho những phương pháp giáo dục đó đạt hiệu quả cao, cần xây dựng sự
hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, các đoàn thể và xã hội, xác định
trách nhiệm và phát huy vai trò của các ngành, các cơ sở sản xuất và nghiên cứu
khoa học đối với sự nghiệp giáo dục, đồng thời sử dụng rộng rãi những phương
tiện giảng dạy và thông tin hiện đại
5. Ưu điểm và hạn chế của cuộc cải cách giáo dục năm 1979
* Ưu điểm của cuộc cải cách giáo dục năm 1979:
- Thành tựu nổi bật của cuộc cải cách giáo dục năm 1979 là thống nhất hai hệ
thống giáo dục với sự xác lập quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa trên phạm vi
cả nước. Chúng ta cũng xóa bỏ được những ảnh hưởng của nền giáo dục của
chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trong nhiều thập kỷ, đưa nền
giáo dục phát triển theo định hướng tốt.
- Chương trình và sách giáo khoa đã quán triệt nguyên lý giáo dục xã hội chủ
nghĩa, thấm nhuần các nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng theo đường lối
cách mạng của đất nước thống nhất. Bộ máy quản lý giáo dục, mạng lưới các
nhà trường và cơ sở giáo dục được thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Xây dựng được một bộ chương trình và bộ sách giáo khoa mới các môn học từ
lớp 1 đến lớp 12, đóng góp quan trọng vào việc thống nhất hệ thống giáo dục
phổ thông 12 năm trong cả nước.

11
+ Bộ chương trình sách giáo khoa trong cuộc cải cách giáo dục lần này đã quán
triệt đường lối chính trị của Đảng, đảm bảo nguyên tắc cơ bản, hiện đại, thiết
thực, gắn với thực tiễn VN, thực hiện giáo dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ).
+ Ngoại ngữ bắt đầu trở thành môn học có ý nghĩa quan trọng ở các cấp bậc
học. Chương trình đã đưa nội dung giáo dục dân số và gia đình, giáo dục môi
trường, hướng nghiệp vào dạy trong các nhà trường.
+ Cấu trúc chương trình có hệ thống, đảm bảo sự liên tục giữa các cấp học.
Chương trình các bộ môn cũng mạnh dạn lược bỏ những kiến thức chưa thực sự
cần thiết, tập trung vào những vấn đề cơ bản, thiết thực, quan trọng.
- Phát triển và duy trì quy mô giáo dục khá lớn so với năng lực của nền kinh tế.
- Hình thành và phát triển một mạng lưới nhà trường và các cơ quan giáo dục
quốc dân tích cực phục vụ cho việc ổn định chính trị, an ninh quốc gia.
* Hạn chế của cuộc cải cách giáo dục năm 1979:
- Nội dung chương trình - sách giáo khoa còn thiên về lý thuyết, ít các kiến thức
ứng dụng và hoạt động thực hành, ít gắn bó với thực tiễn. Khối lượng và mức
độ nội dung ở một số phần của một số môn học còn nặng và cao; có sự trùng lặp
giữa một số phân môn và giữa một số môn học.
- Vấn đề tích hợp, liên môn trong chương trình vẫn chưa thực hiện được, nên
không tránh được sự trùng lặp về kiến thức giữa các bộ môn.
- Nhiều thành tựu lớn và mới của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân
văn, của công nghệ chưa được giới thiệu hoặc phản ánh một cách thích hợp vào
các môn học. Trong chương trình không có những môn/giờ học tự chọn; không
có những khoảng không gian linh hoạt dành cho các địa phương để vận dụng
một cách linh động phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt, chương trình - sách
giáo khoa được biên soạn theo phương pháp truyền thụ một chiều, nên đã tạo
nên lối học thụ động, không thích hợp với cách dạy học tích cực để phát triển
năng lực sáng tạo, năng lực tự học của học sinh.
- Quy mô phát triển giáo dục chưa đồng bộ với sự phát triển kinh tế: Tình trạng
học học sinh học xong trung học cơ sở (9 năm) ít có điều kiện được học lên
trung học, học sinh phổ thông trung học học xong cấp III (11 năm hoặc 12 năm)
ít có cơ hội vào đại học hoặc đi vào lao động mà không có việc làm ổn định;
học xong các trường chuyên nghiệp nhưng vì kinh tế khó khăn nên ra trường

12
không có công ăn việc làm đã để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho việc sử dụng lao
động của đất nước.
- Chưa thoát khỏi việc duy ý chí chủ quan nóng vội, nên đã “rập khuôn” chương
trình, tạo ra sự quá tải với hoàn cảnh của người đi học. Bệnh hình thức và thành
tích vẫn còn hiện hữu đã góp phần làm cho chất lượng, hiệu quả giáo dục còn
tương đối thấp. Trong công tác quản lý, đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về
giáo dục nhằm tăng cường giáo dục đạo đức trong nhà trường, thực hiện công
tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, tăng cường việc sử dụng
học sinh tốt nghiệp ra trường, lập Hội đồng giáo dục các cấp..., nhưng các chỉ
thị, nghị quyết này khi đi vào cuộc sống, vào các cơ sở giáo dục còn nhiều bất
cập, tính khả thi chưa cao.
- Giáo dục tuy được xác định là nhân tố quan trọng trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa, nhưng đầu tư cho giáo dục vốn quá thấp, nên mặt bằng đồng lương của
đại đa số giáo viên tương đối thấp so với mặt bằng lương của cán bộ nói chung,
cơ sở vật chất sư phạm của các nhà trường xuống cấp nghiêm trọng, ít được đầu
tư, sửa chữa, nâng cấp. Đời sống của giáo viên thấp, nhiều người phải làm nghề
phụ để tăng thêm thu nhập. Điều đó dẫn đến động lực dạy học của giáo viên
giảm sút.

II. Mối liên hệ cuộc cải cách giáo dục năm 1979 với hai cuộc cải cách giáo
dục năm 1950, 1956.
CCGD lần 1: 1950 CCGD lần 2: 1956 CCGD lần 3: 1979
Bối Đất nước vừa giành - Miền Bắc giải - Miền Nam giải
cảnh được chính quyền, phóng và bước đầu phóng hoàn toàn, đất
chính quyền vẫn còn công cuộc xây dựng nước thống nhất, cả
non trẻ. chủ nghĩa xã hội. nước tiến lên xây
→ Miền Bắc tồn tại dựng XHCN.
song song 2 hệ - Nước ta có 2 hệ
thống giáo dục phổ thống giáo dục khác
thông: 9 năm và 12 nhau:
năm. + Miền Bắc: hệ
- Miền Nam vẫn thống giáo dục 10
đang đấu tranh để năm được tổ chức
tiến hành giải phóng chủ yếu theo mô
thống nhất đất nước. hình Liên Xô cũ.

13
+ Miền Nam: hệ
thống giáo dục 12
năm được tổ chức
theo mô hình
phương Tây (Pháp
và Mỹ).
Giáo dục, bồi dưỡng Đào tạo, bồi dưỡng Chăm sóc, giáo dục
thế hệ trẻ trở thành thế hệ thanh niên và thế hệ trẻ từ tuổi ấu
những “công dân lao thiếu nhi trở thành thơ cho đến lúc
động tương lai” những người phát trưởng thành nhằm
trung thành với chế triển về mọi mặt, tạo cơ sở ban đầu
độ dân chủ nhân những công dân tốt, cho con người phát
dân, có đủ phẩm trung thành với Tổ triển toàn diện; thực
chất và năng lực quốc, những người tế phổ cập giáo dục
phục vụ kháng lao động tốt, cán bộ toàn dân nhằm tạo
chiến, phục vụ nhân tốt của nước nhà, có điều kiện thực hiện
Mục
dân. tài có đức để phát 3 cuộc CM (về quan
tiêu
→ Cải cách nền GD triển chế độ dân chủ hệ sản xuất, về khoa
cho phù hợp với tình nhân dân, tiến lên học - kỹ thuật và về
hình đất nước, xây xây dựng CNXH ở văn hóa - tư tưởng);
dựng nền GD mới nước ta. đào tạo và bồi
trên 3 nguyên tắc cơ dưỡng với quy mô
bản: khoa học, dân ngày càng lớn đội
tộc và đại chúng ngũ lao động phù
hợp yêu cầu phân
công lao động xã
hội.
Hệ - Hệ thống giáo dục - Hệ thống giáo dục - Hệ thống giáo dục
thống phổ thông 9 năm: 3 phổ thông 10 năm: 3 mầm non.
GD cấp. cấp. - Hệ thống giáo dục
+ Cấp 1: lớp 1 - 4. + Cấp 1: lớp 1 - 4. phổ thông 12 năm: 3
+ Cấp 2: lớp 5 - 7. + Cấp 2: lớp 5 - 7. cấp.
+ Cấp 3: lớp 8 - 9. + Cấp 3: lớp 8 - 10. + Cấp 1: lớp 1 - 5.
- Hệ thống bình dân - Hệ thống GD đại + Cấp 2: lớp 6 - 9.
học vụ phục vụ học: Trường ĐH + Cấp 3: lớp 10 - 12.
người lớn: Tổng hợp Hà Nội, - Dạy nghề, bổ túc

14
+ Sơ cấp học bình trường ĐHSP Hà văn hóa
dân: 4 tháng. Nội, trường ĐH - Hệ thống giáo dục
+ Dự bị bình dân: 4 Nông - Lâm, trường ĐH đa dạng, nhiều
tháng. ĐH Y dược. trường ĐH được xây
+ Bổ túc bình dân: 8 - GD bổ túc văn hóa. dựng và phát triển.
tháng. Đào tạo tại chức.
+ Trung cấp bình - Bồi dưỡng sau đại
dân: 8 tháng. học.
- GD chuyên nghiệp: - Đào tạo trên đại
+ Sơ cấp: 1 - 2 năm. học (phó tiến sĩ, tiến
+ Trung cấp: 2 - 4 sĩ)
năm.
- Hệ thống GD đại
học: Đại học Y
khoa, Sư phạm cao
cấp, Cao đẳng công
chính.
Nhấn mạnh đến việc Trường phổ thông Nâng cao chất lượng
bồi dưỡng tinh thần phải phát triển và giáo dục toàn diện
dân tộc, lòng yêu giáo dục toàn diện: (đức, trí, thể, mỹ),
nước, chí căm thù đức dục, trí dục, thể tạo ra những lớp
giặc, tinh thần yêu dục và mỹ dục liên người lao động mới
chuộng lao động, tôn quan mật thiết với làm chủ tập thể, đủ
trọng của công, tinh nhau, ảnh hưởng sức gánh vác sự
thần tập thể, phương trực tiếp lẫn nhau. nghiệp xây dựng chủ
pháp suy luận và Bốn mặt này cần nghĩa xã hội của
Nội
thói quen làm việc phải phát triển cân nhân dân.
dung
khoa học. đối, không thể coi
nặng mặt này, coi
nhẹ mặt kia: phải
tuỳ từng đối tượng
học sinh, tuỳ những
trường hợp cụ thể
mà uốn nắn, giáo
dục cho đạt được
toàn diện.

15
Học đi đôi với hành, Lý luận liên hệ thực Học đi đôi với hành,
Phươn lý luận gắn với thực tiễn, gắn chặt nhà giáo dục kết hợp với
g châm tiễn. trường với đời sống lao động, nhà trường
xã hội. gắn liền với xã hội.
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) đã có sự phát triển, đổi mới hoàn
chỉnh dựa trên những nền tảng có sẵn ở các chương trình trước. Riêng về nội
dung giáo dục, so với các chương trình giảng dạy và học tập trước đó, chương
trình cải cách mang nhiều yếu tố hiện đại hơn, do đó tạo ra tiền đề chất lượng
giáo dục có thể đạt tới trình độ cao hơn trước. Có thể nói, cuộc cải cách giáo
dục lần thứ ba toàn diện, đồng bộ hơn 2 lần trước nhằm tạo bước chuyển biến
mới về hệ thống giáo dục (được thống nhất), nội dung (được đổi mới, hiện đại
hóa trong hệ thống chương trình SGK) và phương pháp dạy học (được đa dạng
hóa).
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) đã định hình hệ thống giáo dục quốc
dân có tính hiện đại bao quát đủ các ngành học, bậc học, cấp học với cốt lõi là
giáo dục phổ thông 12 năm phủ rộng cả nước. Hệ thống này có sứ mệnh thực
hiện được việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ cho đến lúc
trưởng thành, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách người Việt Nam mới phát
triển toàn diện phục vụ mục tiêu đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam thống nhất.

16
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM
STT Họ và tên Nhiệm vụ
1 Trần Thị Ngân Ưu điểm và nhược điểm
2 Nguyễn Hồng Nhật Phương Ưu điểm và nhược điểm, thuyết trình
3 Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh Định hướng nội dung
4 Hoàng Bảo Nhân Định hướng nội dung
5 Nguyễn Bảo Ngọc Định hướng nội dung
6 Phạm Thị Quỳnh Mục tiêu
7 Nguyễn Thị Hoàng Phương Những nguyên lý
8 Phạm Thị Yến Nhi Quá trình chuẩn bị cải cách giáo dục
9 Lê Thị Hồng Nhung Quá trình chuẩn bị cải cách giáo dục
10 Trần Thị Nhân Tổng hợp word, PPT, thuyết trình
11 Nguyễn Thị Ý Nhi PPT, thuyết trình
12 Quảng Nữ Phương Quỳnh Mối liên hệ giữa cuộc CCGD 1979
với cuộc CCGD 1950, 1956
13 Nguyễn Thị Minh Nguyệt Mối liên hệ giữa cuộc CCGD 1979
với cuộc CCGD 1950, 1956
14 Lê Thị Yến Nhi Mối liên hệ giữa cuộc CCGD 1979
với cuộc CCGD 1950, 1956

17

You might also like