Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Họ tên Gv: Nguyễn Thị Thanh Sơn

Trường: THPT Hạ Hoà

DỰ ÁN CHUNG 02: ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT


I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.
Tôi biết sức mạnh của ChatGPT khi mà nó, với hàng trăm triệu người dùng,
ChatGPT đang tự học và sẽ thông minh lên rất nhiều. Việc nó có thể viết 1 bài báo như bài
báo này là một tương lai gần. Thậm chí, nó còn có thể viết được một bài báo hay hơn cả bài
báo này nhờ nó truy xuất được dữ liệu lớn, vượt qua cả tầm hiểu biết của tôi - tác giả bài
viết này. Viễn cảnh về một thế giới có ChatGPT nói riêng và AI nói chung sẽ làm thay tất cả
những gì con người làm là có thật. Không chỉ là những bài báo nó tự sản xuất, không chỉ là
trí thông minh siêu việt của nó có thể dạy những đứa trẻ của chúng ta một cách thông minh
hơn, biết lựa theo sức học, năng lực tiếp thu của từng đứa trẻ để đưa ra giáo án phù hợp.
Hay với Big Data, khả năng chẩn đoán của AI vượt qua cả các bác sĩ, nó có thể tiên liệu
chính xác căn bệnh của mỗi người dựa trên gen, nước tiểu hay máu, thậm chí như trong hội
chợ công nghệ CES mới nhất đầu năm, người ta đã đưa ra bồn cầu tự chẩn đoán bệnh
mỗi… sáng khi con người sử dụng nó. Nỗi sợ AI là có thật và khả năng AI loại bỏ nhiều
công việc là có thật.
Nhưng. Nhưng tôi chỉ tin rằng ChatGPT sẽ thay thế những bài báo vô cảm, những
người sáng tạo nội dung nhằm mục đích câu view, những tác giả lười biếng trong việc nâng
cấp bản thân. Hay như AI sẽ loại bỏ đi những nhà giáo chỉ coi học sinh như khách hàng để
bán kiến thức trong sách của mình, những nhà giáo đọc chép. Và như bác sĩ Trương Hữu
Khanh viết trong một status của mình mà tôi rất tâm đắc: “AI (trí tuệ nhân tạo) ngành khác
thì không biết chứ ngành y không thay được “lâm sàng”. “Hỏi, quan sát, khám”. Con
người, kinh nghiệm, sự nhạy cảm, cái tâm thì không thay được”
(Nhà văn Hoàng Anh Tú, https://www.facebook.com/hashtag/chatgpt)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định vấn đề nghị luận của văn bản.
Câu 2. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng định sức mạnh của ChatGPT nói
riêng và AI nói chung?
Câu 3. Xác định thái độ của người viết trong văn bản.
Câu 4. Đưa dẫn chứng là status của bác sĩ Trương Hữu Khanh vào văn bản có tác dụng gì?
Câu 5. Văn bản này cho anh/chị bài học gì? Lí giải.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) làm rõ sự cần thiết của việc
mỗi người biết vun đắp đời sống tinh thần cho bản thân.
Câu 2 (4,0 điểm)
Tiếng đàn bầu (Lữ Giang)

Lắng tai nghe đàn bầu Đàn ngày xưa mất nước
Ngân dài trong đêm thâu Dây đồng lẻ não nuột
Tiếng đàn là suối ngọt Người hát xẩm mắt mù
Cho thời gian lên màu. Ôm đàn đi trong mưa.

Tiếng đàn bầu của ta Mừng Việt Nam chiến thắng


Lời đằm thắm thiết tha Đàn bầu ta dạo lên
Cung thanh là tiếng mẹ Nghe niềm vui sâu đậm
Cung trầm là giọng cha. Việt Nam – Hồ Chí Minh.

(Thơ Việt Nam 1954-1964, NXB Giáo dục, 1997, tr.155)


1. Lữ Giang (1928-2005) tên thật là Trần Xuân Kỳ, quê ở Nông Cống, Thanh Hoá. Sinh thời ông
làm báo, viết thơ và tiểu thuyết, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
2. Đàn bầu còn gọi là độc huyền cầm - một loại nhạc cụ truyền thống của người Việt, chỉ có một
dây làm bằng đồng, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que gảy vào dây đồng đó.
3. "Tiếng đàn bầu" của Lữ Giang được viết vào năm 1956, nhưng cảm hứng để viết bài thơ bắt
nguồn từ năm 1954 - khi đất nước vừa giải phóng. Lúc đó, nhà thơ đạp xe từ Thanh Hoá ra Hà
Nội, ông bắt gặp một nghệ sĩ đàn bầu biểu diễn trong đêm tĩnh lặng. Tiếng đàn đã lấp đầy không
gian và in dấu sâu đậm trong trái tim Lữ Giang.
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá hình tượng tiếng đàn bầu trong
bài thơ trên.
............. HẾT ..............
ĐÁP ÁN

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 4,0
1 Vấn đề nghị luận của văn bản: Ảnh hưởng của ChatGPT nói riêng 0,5
và AI nói chung đối với cuộc sống con người.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng không cho điểm
2 Những dẫn chứng khẳng định sức mạnh của ChatGPT nói riêng và 0,5
AI nói chung
- Tự sản xuất những bài báo.
- Dạy những đứa trẻ của chúng ta một cách thông minh hơn, biết
lựa theo sức học, năng lực tiếp thu của từng đứa trẻ để đưa ra giáo
án phù hợp.
- Khả năng chẩn đoán của AI vượt qua cả các bác sĩ, có thể tiên
liệu chính xác căn bệnh của mỗi người dựa trên gen, nước tiểu hay
máu, thậm chí như trong hội chợ công nghệ CES mới nhất đầu
năm, người ta đã đưa ra bồn cầu tự chẩn đoán bệnh mỗi… sáng
khi con người sử dụng nó
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời đúng từ 2- 3 dẫn chứng: 0,5 điểm.
- Trả lời đúng 1 dẫn chứng: 0.25 điểm
- Học sinh không trả lời đúng không cho điểm.
3 Thái độ của người viết trong văn bản: 1,0
- AI đáng sợ vì nó có thể loại loại bỏ nhiều công việc của con người
trog tương lai.
- AI không hoàn toàn đáng sợ vì nó không có kinh nghiệm, sự nhạy
bén và cái tâm như con người..
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời đúng: 1,0 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng không cho điểm.
4 Trích dẫn status của bác sĩ Trương Hữu Khanh trong văn bản này có 1,0
tác dụng :
- Tăng sức thuyết phục cho luận điểm, sức hấp dẫn cho lập luận.
- Người đọc tin rằng AI không thể hoàn toàn thay thế con người, vì
con người hơn máy móc ở kinh nghiệm, sự nhạy cảm, cái tâm.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời đúng 2 ý: 1.0 điểm.
- Trả lời đúng 1 ý: 0.5 điểm
- Học sinh không trả lời đúng không cho điểm.
5 - Nêu bài học. 1,0
- Giải thích hợp lí, thuyết phục.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu bài học: 0.25 điểm.
- Học sinh giải thích: tương đối thuyết phục: 0.5-0,75 điểm.
- Học sinh trả lời chưa thuyết phục: 0.25 điểm.
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời chưa đúng: 0 điểm.
II LÀM VĂN 6,0
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tầm quan trọng của việc 2,0
vun đắp những giá trị tinh thần.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của việc 0,25
vun đắp những giá trị tinh thần.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được tầm quan
trọng của việc vun đắp những giá trị tinh thần.
Có thể theo hướng sau: Không bị những cám dỗ vật chất tầm
thường chi phối; không có tâm lí đố kị, so bì; con người phát triển
toàn diện; xã hội hài hoà, bền vững…
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75
điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng,
không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn
chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù
hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm:
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Phân tích hình tượng tiếng đàn bầu trong bài thơ cùng tên của 4,0
Lữ Giang.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Hình tượng tiếng đàn bầu trong bài thơ cùng tên của Lữ Giang.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả, bài thơ và hình tượng tiếng đàn bầu. 0,5
* Phân tích hình tượng tiếng đàn bầu 1,5
- Tiếng đàn bầu hiện lên với những giai điệu ngân vang, ngọt ngào,
trữ tình giống như dòng suối ngọt, làm cho thời gian cũng có sắc
màu.
- Tiếng đàn bầu còn hiện lên với những cung bậc âm thanh đằm
thắm, thiết tha; khi trầm khi bổng, khi thanh thoát như tiếng mẹ, khi
trầm vang như giọng cha.
- Tiếng đàn bầu mang theo cả những giai điệu bi ai, não nuột, buồn
tủi khi đất nước, nhân dân bị rơi vào cảnh lầm than nô lệ, mất độc
lập tự do.
- Tiếng đàn bầu là những giai điệu hào hùng, réo rắt, vui tươi ẩn
chứa niềm vui sâu đậm ngợi ca đất nước trong ngày chiến thắng.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận về tiếng đàn bầu đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 điểm -
1,25 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ luận điểm: 0,5 điểm - 0,75 điểm.
- Cảm nhận sơ lược, không rõ luận điểm: 0,25 điểm.
*Đánh giá: 0,5
- Nội dung: hình tượng tiếng đàn bầu hiện lên với những cung bậc
âm thanh, cảm xúc phong phú không chỉ phản ánh đời sống tâm hồn
của con người Việt Nam mà còn gắn liền với những giai đoạn lịch
sử của đất nước, dân tộc. Qua đó, bộc lộ tình cảm của nhà thơ: niềm
tự hào, sự ngợi ca về một loại hình âm nhạc độc đáo của dân tộc,
rộng hơn là tình yêu với quê hương, đất nước.
- Hình thức: thể thơ 5 chữ, ngôn từ giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu
cảm, đậm chất âm nhạc cùng các biện pháp nghệ thuật như so sánh,
nhân hoá, ẩn dụ, điệp cấu trúc…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong
quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác;
biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu
hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

..........................Hết...........................

You might also like