Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

KỲ THI HỌC KÌ I NĂM 2021 - 2022

GV: Trầ n
ĐỀ SỐ 2 Môn: HÓA HỌC – LỚP Thanh
9 Bình
(Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề 201

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:


H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32, Cl =
35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. MgO. B. CaO. C. CO. D. SO2.
Câu 2. Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là
A. MgO. B. P2O5. C. K2O. D. CaO.
Câu 3. Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là:
A. CaCO3 và HCl. B. Na2SO3 và H2SO4. C. CuCl2 và KOH. D. K2CO3 và HNO3.
Câu 4. Axit clohiđric đều tác dụng được với các kim loại trong dãy nào sau đây?
A. Al, Cu, Zn, Fe. B. Al, Fe, Mg, Ag. C. Al, Fe, Mg, Cu. D. Al, Fe, Mg, Zn.
Câu 5. Axit HCl tác dụng với nhóm chất nào sau đây?
A. Al2O3, CaO, SO2, Fe2O3. B. CuO, Fe2O3, Al2O3, NaOH.
C. NO2, Zn, Fe2O3, Al2O3. D. CO2, ZnO, Fe2O3, CaO.
Câu 6. Cặp chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. CO, SO2. B. SO2, SO3. C. FeO, Fe2O3. D. NO, NO2.
Câu 7. Có thể làm sạch N2 từ hỗn hợp N2, CO2, SO2 bằng cách cho hỗn hợp này đi qua một lượng dư
dung dịch
A. H2SO4 đặc. B. NaOH đặc. C. CaCl2. D. CuSO4.
Câu 8. Khi nung nóng các hiđroxit Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, thu được các oxit tương ứng
là:
A. FeO, Al2O3, CuO, ZnO. B. Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO.
C. Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO. D. Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO.
Câu 9. Dung dịch X có pH < 7 và tạo ra kết tủa khi tác dụng với dung dịch bari nitrat. Dung dịch X là
A. HCl. B. Na2SO4. C. H2SO4. D. Ca(OH)2.
Câu 10. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng xảy
ra là:
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan. B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan. D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.
Câu 11. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. CaCl2. B. NaHCO3. C. Mg(OH)2. D. CaCO3.
Câu 12. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng(II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là
A. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
B. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.
C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.
D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch
ban đầu nhạt dần.
Câu 13. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?
A. Dung dịch bari hiđroxit và dung dịch axit clohiđric.
B. Dung dịch đồng(II) sunfat và dung dịch natri hiđroxit.
C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch kali clorua.
D. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat.
Câu 14. Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất?
A. NH4NO3. B. NH4Cl. C. (NH4)2SO4. D. (NH2)2CO.

Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 1/4
GV: Trầ n
Câu 15. Có 5 dung dịch H2SO4, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, Mg(NO3)2. Cho các dung dịch tác dụng với
nhau từng đôi một. Số kết tủa tạo thành là Thanh Bình
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 16. Để nhận biết các oxit K2O, Al2O3, CuO, ta có thể dùng:
A. Dùng axit HCl. B. Dùng H2O và dung dịch NaCl.
C. Dùng H2O và NaOH. D. Dùng NaOH.
Câu 17. Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. ZnCl2. B. MgCl2. C. NaCl. D. FeCl3.
Câu 18. Lấy cùng khối lượng nhôm và kẽm cho tác dụng hết với dung dịch axit HCl thì
A. nhôm giải phóng hiđro nhiều hơn kẽm.
B. kẽm giải phóng hiđro nhiều hơn nhôm.
C. nhôm và kẽm giải phóng cùng một lượng hiđro.
D. lượng H2 do nhôm sinh ra gấp đôi do kẽm sinh ra.
Câu 19. Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng
kim loại nào?
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 20. Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng
lên. Dung dịch X là
A. Cu(NO3)2. B. AgNO3. C. KNO3. D. Fe(NO3)3.
Câu 21. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) CuCl2 + 2FeCl2.
B. H2 + CuO Cu + H2O.
C. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2.
D. Fe + ZnSO4 (dung dịch) FeSO4 + Zn.
Câu 22. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là
A. Mg, K, Fe, Cu. B. Cu, Fe, K, Mg. C. K, Mg, Fe, Cu. D. Cu, Fe, Mg, K.
Câu 23. Ở điều kiện thường, dãy gồm các kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH loãng là
A. Cr, Zn. B. Al, Zn, Cr. C. Al, Zn. D. Al, Cr.
Câu 24. Cho lá nhôm vào dung dịch NaOH, thấy có hiện tượng:
A. Lá nhôm tan dần, có kết tủa trắng.
B. lá nhôm không bị hòa tan.
C. Lá nhôm tan dần, có khí không màu thoát ra.
D. Lá nhôm tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam.
Câu 25. Cho sơ đồ phản ứng sau: . X có thể là:
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. Al(NO3)3.
Câu 26. Cho phản ứng của Fe với oxi như hình vẽ sau. Vai trò của lớp nước ở đáy bình là

A. Giúp cho phản ứng của Fe với oxi xảy ra dễ dàng hơn.
B. Hòa tan oxi để phản ứng với Fe trong nước.
C. Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt nhanh.
D. Giúp cho phản ứng của Fe với oxi xảy ra dễ dàng hơn; hòa tan oxi để phản ứng với Fe trong nước;
tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt nhanh.
Câu 27. Quặng manhetit chứa
A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO.
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 2/4
Câu 28. Đinh sắt không bị ăn mòn khi để trong:
GV: Trầ n
A. Không khí khô, đậy kín. Thanh Bình
B. Nước có hòa tan khí oxi.
C. Dung dịch muối ăn. D. Dung dịch đồng(II) sunfat.
Câu 29. Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, rựa, búa… Khi lao động xong thì người ta phải lau, chùi
(vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích đúng nhất là:
A. Thể hiện tính cẩn thận của người lao động.
B. Làm các thiết bị không bị gỉ.
C. Để cho mau bén (sắc).
D. Để sau này bán lại không bị lỗ.
Câu 30. Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
A. 0,1M. B. 0,2 M. C. 0,3M. D. 0,4M.
Câu 31. Hòa tan 14,2 gam P2O5 vào m gam dung dịch H3PO4 35%, thu được dung dịch H3PO4 có nồng độ
là 50%. Giá trị của m là
A. 17,99 gam. B. 47,3 gam. C. 83,3 gam. D. 58,26 gam.
Câu 32. Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch có chứa
6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 0,75M. B. 0,5M. C. 0,25M. D. 1M.
Câu 33. Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích khí (đktc) thu được là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 22,4 lít. D. 44,8 lít.
Câu 34. Trộn lẫn một dung dịch có chứa 34 gam AgNO3 với một dung dịch chứa 17,55 gam NaCl. Khối
lượng kết tủa thu được là
A. 27,8 gam. B. 27 gam. C. 28,8 gam. D. 28,7 gam.
Câu 35. Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là
A. 8,96 lít. B. 3,36 lít. C. 6,72 lít. D. 2,24 lít.
Câu 36. Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 thu được 13,1 gam hỗn hợp
Y gồm các oxit. Giá trị của m là
A. 7,4. B. 8,7. C. 9,1. D. 10.
Câu 37. Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam Cu. Giá trị của m là
A. 0,64. B. 1,28. C. 1,92. D. 0,32.
Câu 38. Nhúng cây đinh sắt có khối lượng 2 gam vào dung dịch đồng(II) sunfat, sau phản ứng lấy thanh
sắt ra rửa sạch, sấy khô có khối lượng 2,4 gam, khối lượng sắt tham gia phản ứng là
A. 2,8 gam. B. 28 gam. C. 5,6 gam. D. 56 gam.
Câu 39. Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì
thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Khối lượng của Al đã tham gia phản ứng là
A. 0,27 gam. B. 0,54 gam. C. 0,81 gam. D. 1,08 gam.
Câu 40. Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và
AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết
các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 2,16 gam. B. 0,84 gam. C. 1,72 gam. D. 1,40 gam.
_____HẾT_____

Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 3/4

You might also like