TTKN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


----------

TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

KHỞI NGHIỆP KINH DOANH HANDMADE

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: TH.S NGUYỄN HẢI ĐĂNG

Nhóm 6 Lê Thị Thu Yến 231A300146

Trần Thị Yến Nhi 231A080071

Huỳnh Xuân Quyèn 231A080112

Nguyễn Thị Hồng Nhi 231A170695

Nguyễn Thị Mỹ An 231A110097

Hoàng Văn Công 231A110079

Đỗ Chấn Doanh 231A170478

TP. HỒ CHÍ MINH - 2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

KHỞI NGHIỆP KINH DOANH HANDMADE

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: TH.S NGUYỄN HẢI ĐĂNG

Nhóm 6 Lê Thị Thu Yến 231A300146

Trần Thị Yến Nhi 231A080071

Huỳnh Xuân Quyèn 231A080112

Nguyễn Thị Hồng Nhi 231A170695

Nguyễn Thị Mỹ An 231A110097

Hoàng Văn Công 231A110079

Đỗ Chấn Doanh 231A170478

TP. HCM, NĂM 2024


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Tên thành viên PCCV %

1 Lê Thi Thu Yến Word, chương 2 mục I 100

2 Trần Thị Yến Nhi Chương 2 mục IV 100

3 Huỳnh Xuân Quyền Chương 1 mục II 100

4 Nguyễn Thị Hồng Nhi Chương 1 mục III 100

5 Nguyễn Thị Mỹ An Chương 2 mục II, III 100

6 Hoàng Văn Công Chương 1 mục I 100

7 Đỗ Chấn Doanh Chương 3 100


LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Hiến đã tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đặc
biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ths. Nguyễn Hải Đăng đã
dày công truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài.
Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để
hoàn thành bài tiểu luận. Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và
trình bày. Rất kính mong sự góp ý của quý thầy cô để bài tiểu luận của em được
hoàn thiện hơn. Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ
của các thầy cô đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.

Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC (chưa sửa số trang)
CHƯƠNG 1 TÓM TẮT KẾ HOẠCH KINH DOANH
I. Giới thiệu ................................................................................................... 1
1. Giới thiệu môn học .................................................................................... 1
2. Lý do chọn ý tưởng kinh doanh ................................................................ 1
3. Mô tả cửa hàng .......................................................................................... 3
II. Nguyên cứu thị trường ở Việt Nam ......................................................... 3
1. Phân tích môi trường. ................................................................................ 3
2. Phân tích mô hình SWOT ....................................................................... 5
III. Đánh giá sự phù hợp của nhóm khi khởi nghiệp ............................... 8
1. Tính cách, phẩm chất, sở thích .................................................................. 8
2. Kiến thức, kĩ năng ................................................................................... 10
3. Các điều kiện khác .................................................................................. 11
CHƯƠNG 2 LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
I. Kế hoạch kinh doanh và bán hàng ........................................................ 12
1. Chính sách sản phẩm ............................................................................. 12
2. Chính sách giá cả ................................................................................... 13
3. Chính sách phân phối ............................................................................ 15
4. Chính sách truyền thông.......................................................................... 16
5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng ......................................................... 17
II. Phương án sản xuất và vận hành............................................................ 18
1. Bố trí mặt bằng ...................................................................................... 18
2. Nguồn, trang thiết bị .............................................................................. 19
3. Quy trình vận hành ................................................................................ 20
III. Kế hoạch nhân sự .................................................................................. 22
1. Tổ chức nhân sự của cửa hàng .............................................................. 22
2. Yêu cầu nhân sự, cách thức tuyển dụng ................................................ 22
3. Cơ cấu lao động và mức lương dự kiến ................................................ 23
IV. Kế hoạch tài chính ............................................................................... 24
1. Chi phí xây dựng cửa hàng ..................................................................... 24
2. Chi phí hoạt động hàng tháng ................................................................. 24
3. Uớc tính nguồn vốn ................................................................................. 24
4. Ứớc định khối lượng bán ra và lợi nhuận ............................................... 25
CHƯƠNG 3: MÔ TẢ HÌNH THỨC PHÁP LÝ KINH DOANH
1. Hình Thức Pháp Lý Kinh Doanh .......................................................... 26
2. Nhận Biết Trách Nhiệm Pháp Lý .......................................................... 27
3. Thuế ....................................................................................................... 28
DANH MỤC BẢNG

BẢNG GIÁ SẢN PHẨM (VNĐ)


Sản phẩm Giá
Vòng tay 15.000 - 39.000
Cành hoa, móc khóa 25.000 - 39.000
Mũ, ví 90.000 - 165.000
Túi 150.000 - 250.000
Set có sẵn 120.000 - 350.000
Set làm theo yêu cầu 120.000 trở lên ( Tùy theo độ khó )

BẢNG ƯỚC ĐỊNH NGUỒN VỐN KHỞI NGHIỆP (VNĐ)


Thu Yến 100 000 000
Văn Công 95 000 000
An 95 000 000
Doanh 95 000 000
Quyền 125 000 000
Nguyễn Nhi 95 000 000
Yến Nhi 95 000 000
Vay ngân hàng 200 000 000
Tổng Tiền 900 000 000

BẢNG DỰ TOÁN SẢN PHẨM BÁN RA TRONG THÁNG ĐẦU (VNĐ)


Sản phẩm Số Giá thành Tổng giá thành
lượng
Mũ 70 80-90.000 7.000.000
Túi xách 80 150-200.000 16.000.000
Ví 90 80-100.000 9.000.000
Vòng tay 110 15-40.000 5.000.000
Móc khóa 100 20-30.000 3.000.000
Hoa Mẫu sẵn có 70 220- 350.000 25.000.000
len Mẫu theo yêu cầu 60 250-500.000 30.000.000
Tổng 95.000.000
CHƯƠNG 1 TÓM TẮT KẾ HOẠCH KINH DOANH
I. Giới thiệu
1. Giới thiệu môn học
Tinh thần khởi nghiệp còn được gọi là tinh thần doanh nhân khởi nghiệp, là
một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thế giới. Tinh thần khởi nghiệp được hiểu là sự
chủ động lập nghiệp trong điều kiện không chắc chắn, nhưng lại có hoài bão, vượt
ra khỏi vùng an toàn, tinh thần đổi mới và sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong
kinh doanh.
Theo góc nhìn của giới học thuật, "khởi nghiệp là quá trình một cá nhân hoặc
nhóm tìm kiếm và theo đuổi một cơ hội kinh doanh”, hoặc đó là “quá trình sáng tạo
ra giá trị bằng cách huy động các nguồn lực để tận dụng cơ hội”, hoặc đó là “quá
trình biến các ý tưởng kinh doanh ban đầu thành hiện thực” (Trần Văn Trang,
2017).
Tóm lại: Tinh thần khởi nghiệp là tinh thần về cảm xúc, động lực cho sự phát
triển của doanh nghiệp
2. Lý do chọn ý tưởng kinh doanh
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu đời sống vật chất và tinh
thần của con người ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn. Trên thị trường,
việc tặng quà cho người thân, bạn bè rất phổ biến, nhưng để tìm được một món quà
độc đáo và đặc biệt, có thể truyền tải những thông điệp yêu thương, thì thật sự
không dễ dàng. Hiểu được xu hướng này và với niềm đam mê sáng tạo, nhóm em
quyết định xây dựng dự án khởi nghiệp kinh doanh đồ handmade. Những sản phẩm
này được làm thủ công với sự tâm huyết, khéo léo và độc đáo, tạo nên sự khác biệt
so với các sản phẩm khác trên thị trường. Điều này làm cho sản phẩm của nhóm em
trở nên đặc biệt và giá trị hơn. Nhóm em hy vọng sẽ mang đến những mặt hàng mới
mẻ và độc đáo, được làm từ những chất liệu đơn giản, giá thành phù hợp nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng và hình thức, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Là một cửa hàng trưng bày và tạo tác sản phẩm, chuyên cung cấp những sản
phẩm thủ công, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như vòng tay, móc khóa len,

1
khăn len,… Cung cấp các dịch vụ nhận đặt làm đồ theo yêu cầu, thiết kế, phụ
kiện,...
Với niềm đam mê tạo ra những sản phẩm độc đáo và khác biệt so với các cửa
hàng cùng ngành, luôn cập nhật và đi đầu trong xu hướng thời đại. Hy vọng rằng
cửa hàng sẽ phát triển thành chuỗi các cửa hàng chuyên cung cấp đồ thủ công và
xây dựng một thương hiệu mạnh trong tương lai.
2.1. Giới thiệu đồ handmade
Handmade là các sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng tay, trải qua nhiều
công đoạn tỉ mỉ và khéo léo của người thợ thủ công. Quá trình này đòi hỏi sự kiên
nhẫn, sự chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất và sự kết hợp tài tình giữa nhiều loại vật
liệu khác nhau để tạo nên những sản phẩm độc đáo và ưng ý. Khác với các sản
phẩm sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, mỗi món đồ handmade mang trong
mình sự khác biệt nhất định, không có sản phẩm nào hoàn toàn giống sản phẩm nào.
Điều này tạo nên vẻ đẹp rất riêng và độc đáo cho từng sản phẩm, làm cho mỗi món
đồ handmade không chỉ là một sản phẩm mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc
nhất vô nhị.
Kinh doanh đồ handmade hiện nay khá phổ biến và được đánh giá là một ý
tưởng kinh doanh mang lại nhiều hiệu quả. Việc kinh doanh đồ handmade có những
ưu thế nổi bật như sau:
Nhu cầu thị trường cao: Khác biệt với các sản phẩm sản xuất hàng loạt, đồ
handmade mang trong mình dấu ấn cá nhân, sự sáng tạo và tính độc đáo, thể hiện
phong cách riêng biệt của người sở hữu. Những sản phẩm này thường được làm từ
chất liệu thủ công, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe, điều này
càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của đồ handmade đối với người tiêu dùng. Không
chỉ vậy, đồ handmade còn có khả năng truyền tải những thông điệp cá nhân, tạo nên
sự kết nối đặc biệt giữa người làm và người nhận. Chính vì vậy, đồ handmade ngày
càng được ưa chuộng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng về sự độc đáo và cá nhân hóa.
Vốn đầu tư ít: Vốn bỏ ra để mua nguyên vật liệu làm đồ handmade khá rẻ,
không quá nhiều máy móc hay nguyên liệu để làm, không cần bỏ ra quá nhiều

2
không gian làm việc mà có thể tận dụng không gian nhà ở. Việc tạo ra những kiểu
dáng khác nhau cho các món đồ handmade cũng không tốn quá nhiều vốn. Chỉ cần
thay đổi những chi tiết nhỏ trên sản phẩm là bạn đã có thể tạo ra những sản phẩm
chất thu hút khác nhau.
Thỏa sức sáng tạo: Những món đồ trang sức thủ công là kết quả của sự sáng
tạo và tinh thần nghệ thuật của người thợ. Đối với những ai đam mê sáng tạo, kinh
doanh trang sức handmade không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn là cơ hội để thỏa
mãn đam mê và tự do tạo ra những sản phẩm theo ý thích của mình. Mỗi sản phẩm
đều mang ý nghĩa và nét độc đáo riêng, phản ánh cá tính và câu chuyện của người
làm ra nó. Hiện nay, khách hàng rất coi trọng tính thẩm mỹ và sự sáng tạo trong các
sản phẩm sử dụng hàng ngày. Mặc dù những món đồ này có thể đắt hơn, chúng vẫn
được nhiều người ưa chuộng vì giá trị độc đáo và ý nghĩa riêng mà chúng mang lại.
Lợi nhuận cao: Giá thành sản phẩm cao nhờ tính độc đáo và sáng tạo. Tự do
đặt giá và kiểm soát lợi nhuận. Khả năng bán hàng đa kênh, mở rộng thị trường.
3. Mô tả cửa hàng
Tên cửa hàng: Wich's Hand Shop
Vị trí: Quận 5, TP.HCM
Hình thức kinh doanh: Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và trực tuyến qua website
và mạng xã hội
Sản phẩm kinh doanh:
Những mặt hàng được làm thủ công với sự sáng tạo đặc trưng và chất liệu
chính là len, bao gồm:
- Các loại phụ kiện thời trang: túi xách, mũ, vòng tay.
- Đồ trang trí nội thất: khăn trải bàn và các sản phẩm khác.
- Bông hoa và bó hoa làm từ len.
II. Nguyên cứu thị trường ở Việt Nam
1. Phân tích môi trường.
1.1 Phân Tích môi trường vĩ mô.
- Yếu tố kinh tế

3
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam dự kiến đạt 4 tỷ
USD vào năm 2025. Thị trường đồ handmade đang tăng trưởng mạnh với tốc độ
CAGR dự kiến đạt 10,9% trong giai đoạn 2021-2026, đạt 1.204,7 tỷ USD vào năm
2026.
Điều này cho thấy thu nhập của người dân tăng lên, dẫn đến nhu cầu chi tiêu
cho các mặt hàng phi thiết yếu như đồ handmade cũng tăng cao.
- Yếu tố xã hội và văn hóa
Nhu cầu thể hiện bản thân: Giới trẻ ngày nay ngày càng quan tâm đến việc thể
hiện cá tính riêng của mình. Đồ handmade với sự độc đáo và đa dạng về mẫu mã,
kiểu dáng đáp ứng tốt nhu cầu này.
Lối sống xanh: Xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường ngày
càng phổ biến. Đồ handmade thường được làm từ nguyên liệu tự nhiên, ít gây ô
nhiễm môi trường, phù hợp với xu hướng tiêu dùng này.
Sự phổ biến của các nền tảng truyền thông xã hội: Sự phổ biến của các nền
tảng truyền thông xã hội có thể giúp các doanh nghiệp handmade tiếp cận khách
hàng tiềm năng và quảng bá sản phẩm của họ.
- Môi trường chính trị
Môi trường chính trị ở Việt Nam luôn được giữ trong trạng thái ổn định. Vì
thế Việt Nam là một nước phù hợp cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển.
Cùng với những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, vừa, quy định về
thuế và hải quan được cải thiện tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu.
Ngoài ra, còn có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ sản phẩm khỏi
sự sao chép. Tạo điều kiện cho sự phát triển cho các doanh nghiệp đồ Thủ công
handmade.
1.2. Phân tích môi trường vi mô.

1.2.1 Nhà cung cấp

Các chợ đầu mối và chợ truyền thống: Chợ Đồng Xuân (Hà Nội), Chợ Bến
Thành (TP.HCM).

4
Công ty và xưởng sản xuất: Các xưởng sản xuất tại các làng nghề truyền thống
( như làng mây tre đan Phú Vinh, ....). Các công ty cung cấp nguyên vật liệu
Handmade như Thế Giới Thủ Công, Craft & More.
Các cửa hàng và trang web bán nguyên liệu Handmade: Etsy, Shopee, Lazada
và các cửa hàng địa phương bán nguyên liệu thủ công.
Nhà cung cấp quốc tế: Có thể kể đến như Alibaba, Aliexpress phù hợp cho
việc nhập nguyên liệu số lượng lớn từ nước ngoài.
1.2.2 Khách hàng
- Phân khúc khách hàng: Học sinh, sinh viên, giới trẻ, du khách nước ngoài.
- Độ tuổi: phù hợp mọi độ tuổi, đặc biệt là độ tuổi từ 16 đến 30.
- Giới tính: chủ yếu là Nữ
- Thu nhập: Trung bình đến cao.
- Có sở thích: Sưu tầm đồ thủ công, yêu thích các sản phẩm độc đáo,..
1.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Điểm mạnh
- Chất lượng sản phẩm tốt
- Sản phẩm độc đáo, bắt kịp xu hướng thị trường
- Chính sách bán hàng linh hoạt
- Thực hiện được yêu cầu của khách về sản phẩm
Điểm yếu
- Quy mô nhỏ
- Khó khăn sử lý hàng tồn
- Thiếu nguồn nhân lực
- Chất lượng sản phẩm không đồng dều

2. Phân tích mô hình SWOT


2.1 Điểm mạnh (Strengths)

Chất lượng và mang tính độc đáo: Đồ Handmade mang dấu ấn riêng của người
làm ra, thu hút những khách hàng muốn tìm kiếm sự đặc biệt.

5
Khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng: Vì đồ handmade dễ dàng
tùy chỉnh màu, sắc kích cỡ, kiểu mẫu nên dễ dàng thực hiện được yêu cầu của
khách hàng và mang lại sự hài lòng cao.
Sự cam kết về bảo vệ môi trường: Có nhiều mặt hàng handmade được làm từ
nguyên liệu tái chế hoặc tự nhiên, thể hiện được sự cam kết với môi trường thu hút
nhóm khách hàng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.
Dễ dàng tạo mối quan hệ tốt với khách hàng: Bởi quy mô nhỏ nhưng mang lại
tính cá nhân cao, giúp nâng cao sự gần gũi với khách hàng, tăng cường sự trung
thành của khách hàng với thương hiệu.
Có khả năng sáng tạo cao: Kinh doanh handmade cho phép người kinh doanh
thể hiện sự sáng tạo và kỹ năng thủ công của mình qua đó tạo ra những sả phẩm
mới lạ, độc đáo trên thị trường.
Chi phí khởi nghiệp thấp: Bởi vì kinh doanh đồ handmade không yêu cầu vốn
đầu tư lớn ban đầu như các nghành sản xuất công nghiệp nên giúp giảm rủi ro tài
chính cho người mới khởi nghiệp.
2.2 Điểm yếu ( Weaknesses)
Quy mô sản xuất nhỏ: Do tính chất thủ công nên khả năng sản xuất của doanh
nghiệp đồ handmade trường bị giới hạn bởi vi mô. Dẫn đến không đáp ứng kịp nhu
cầu của thị trường khi đơn hàng tăng cao.
Thời gian sản xuất dài: Sản xuất đồ handmade thường tốn thời gian hơn các
sản phẩm công nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng nhanh chóng và hiệu quả.
Chi phí sản xuất cao: Nguyên liệu thô và lao động cho các sản phẩm
handmade thường đắt đỏ hơn so với sản xuất hàng loạt, dẫn đến giá thành sản phẩm
cao hơn, có thể khiến việc cạnh tranh giá cả trở nên khó khăn.
Khó khăn trong tiêu chuẩn hóa: Mỗi sản phẩm handmade có thể khác biệt một
chút về chất lượng và hình dáng, làm khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa và đảm
bảo chất lượng đồng đều.
Phụ thuộc vào kỹ năng cá nhân: Kinh doanh đồ handmade phụ thuộc nhiều
vào kỹ năng và sức khỏe của người sản xuất. Sự thiếu hụt nhân lực hoặc sự thay đổi
trong khả năng của người thợ có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

6
Thị trường hạn chế: Sản phẩm handmade thường nhắm vào một phân khúc
khách hàng nhất định, có thể hạn chế quy mô thị trường so với các sản phẩm công
nghiệp.
Thách thức về thương hiệu và tiếp thị: Do quy mô nhỏ và nguồn lực hạn chế,
việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm có thể gặp nhiều thách thức. Cạnh
tranh với các thương hiệu lớn và sản phẩm công nghiệp cũng là một khó khăn.
Khó khăn trong việc mở rộng: Việc mở rộng sản xuất và kinh doanh đồ
handmade để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng có thể gặp nhiều thách thức, từ việc
tìm kiếm thợ lành nghề đến quản lý chuỗi cung ứng.
2.3 Cơ hội (Opportunities)
Xu hướng tiêu dùng hướng đến sản phẩm độc đáo và cá nhân hóa: Ngày càng
nhiều khách hàng tìm kiếm các sản phẩm độc đáo, mang dấu ấn cá nhân, giúp đồ
handmade trở thành lựa chọn ưu tiên.
Thị trường thương mại điện tử phát triển: Với sự phát triển mạnh mẽ của
thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường toàn cầu một cách dễ
dàng và chi phí thấp hơn.
Tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường: Khách hàng ngày càng có ý thức
về môi trường và ưu tiên lựa chọn các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi
trường, từ đó tạo cơ hội cho các sản phẩm handmade làm từ nguyên liệu tự nhiên
hoặc tái chế.
Sự phát triển của các nền tảng xã hội và marketing kỹ thuật số: Các nền tảng
xã hội như Instagram, Pinterest và Facebook cung cấp cơ hội lớn để tiếp thị sản
phẩm handmade một cách trực quan và kết nối trực tiếp với khách hàng.
Xu hướng quà tặng thủ công: Sản phẩm handmade thường được ưa chuộng
làm quà tặng trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ kỷ niệm, ngày lễ. Do đó, nhu
cầu đối với đồ handmade tăng cao trong các mùa lễ hội.
Sự phát triển của du lịch và văn hóa địa phương: Du lịch phát triển tạo cơ hội
lớn cho các sản phẩm handmade địa phương. Du khách thường tìm kiếm các món
quà lưu niệm độc đáo, thủ công để mang về từ chuyến đi.
2.4 Thách thức (Threats)

7
Cạnh tranh từ sản phẩm công nghiệp: Sản phẩm sản xuất hàng loạt thường có
giá thành rẻ hơn và được sản xuất với số lượng lớn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ
về giá cả và khả năng tiếp cận thị trường.
Thay đổi của xu hướng tiêu dùng: Thị hiếu của người tiêu dùng có thể thay đổi
nhanh chóng, khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc dự đoán và điều chỉnh sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khó khăn trong bảo vệ bản quyền: Việc bảo vệ bản quyền và thiết kế sản
phẩm handmade có thể gặp nhiều khó khăn, dễ bị sao chép và làm giả bởi các đối
thủ cạnh tranh.
Biến động giá nguyên liệu: Nguyên liệu thô dùng trong sản xuất đồ handmade
có thể biến động về giá, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Thiếu hụt lao động có chuyên môn: Việc tìm kiếm và duy trì lao động lành
nghề có thể là một thách thức lớn, đặc biệt khi thị trường lao động cạnh tranh gay
gắt.
Sự phát triển của công nghệ sản xuất tự động: Công nghệ sản xuất tự động
ngày càng phát triển, tạo ra các sản phẩm tương tự với chi phí thấp và thời gian sản
xuất nhanh hơn, đe dọa thị phần của sản phẩm handmade.
Tăng chi phí tiếp thị và quảng cáo: Cạnh tranh ngày càng tăng đòi hỏi doanh
nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào tiếp thị và quảng cáo để giữ vững và mở rộng thị
phần, điều này có thể làm tăng chi phí hoạt động.
III. Đánh giá sự phù hợp của nhóm khi khởi nghiệp
1. Tính cách, phẩm chất, sở thích
a. Tính cách
Các thành viên trong nhóm có khả năng sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo,
hấp dẫn. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ luôn có những kĩ năng và tư duy riêng của
mỗi người, vì là cửa hàng đồ handmade nên nhóm phải luôn thương xuyên đưa ra
nhiều ý kiến sáng tạo về sản phẩm, thông qua việc tư vấn và đề xuất những ý tưởng
phù hợp với khách hàng để đưa ra nhiều sản phẩm handmade với mẫu mã đẹp mắt,
thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

8
Nhóm luôn có nổ lực để phát triển khả năng của bản thân khi làm đồ
handmade và cũng như phát triển sản phẩm hơn. Khi làm việc nhóm ngoài sự đưa
nhóm phát triển cao để đưa cửa hàng đi lên thì ngoài ra mỗi người trong nhóm phải
luôn biết cách phát triển những thế mạnh riêng của mỗi người, thương xuyên cập
nhật kiến thức chuyên môn về đồ handmade và luôn đảm bảo những chuyên môn đó
phù hợp vs sản phẩm của cửa hàng.
Trong nhóm phải luôn có sự hòa thuận, khả năng giao tiếp, bàn luận và hợp
tác để phát triển nhóm và giúp nhóm hoạt động hiệu quả hơn. Sự hòa thuận và khả
năng giao tiếp là hai yếu tố khá quan trọng và không thể thiếu trong việc làm việc
nhóm, mọi người sẽ cung nhau thảo luận, hợp tác để cùng đưa ra những ý kiến kinh
doanh giúp cho cửa hàng đồ handmade phát triển hơn.
Khi đã chọn đồ handmade thì các thành viên nhóm phải thật tỉ mỉ, kiễn nhẫn,
vì đồ handmade rất kì công và nhiều chi tiết. Sự tỉ mỉ và kiên nhẫn là hai yếu tố
không thể thiếu khi làm đồ handmade vì là đồ thủ công nên sẽ đòi hỏi kĩ thuật và
chi tiết cao thì mới đưa ra nhiều sản phẩm đẹp mắt, vì thế đòi hỏi nhóm phải luôn
thật kĩ lưỡng trong việc tạo ra các sản phẩm handmade.
b. Phấm chất
Các bạn có sở thích và đam mê làm đồ thủ công như móc len, vòng hạt, set
quà tặng...khi đã làm ra được sản phẩm thì phải luôn có trách nhiệm với sản phẩm
mình làm ra. Phải luôn đám bảo sản phẩm tới tay khách hàng phải thật hoàn mĩ,
không được làm ẩu vì nó rất thiếu tôn trọng khách hàng đã mau sản phẩm của quán,
khi đã bắt đầu làm một sản phẩm handmade thì luôn đặt cái tâm vào sản phẩm để
tạo ra một sản phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng của một cách tốt nhất.
Cần phải xác định thời gian cụ thể để hoàn thành sản phẩm cho đúng tiến độ
mà nhóm đã đặt ra. Khi đã quyết định kinh doanh một mặt hàng nào đó đặc biệt là
hàng thủ công thì thứ đi đầu đó là thời gian hoàn thành sản phẩm theo đúng thời
gian đã đặt ra đối với khách hàng, phải biết cách phân bổ thời gian sao cho hợp lí,
xác định thời gian cụ thể cho từng công việc, để hoàn thành kịp tiến đôh đã giao.
Khách hàng họ luôn mong muốn được nhận sản phẩm đúng thời gian và nếu cửa

9
hàng đáp ứng đưuọc nhu cầu này thì sẽ có được sự tín nhiệm của khách hàng cũng
như nâng cao uy tín cho cửa hàng handmade này.
Biết cách xử lí khi có vấn đề xảy ra. Phải xác định được vấn đề mà khách đang
gặp phải đối với cửa hàng để đưa ra phương án xử lí hợp lí nhất. Khi khách hàng
phản ánh không tốt một vấn đề nào đó về sản phẩm của cửa hàng thì phải lắng vấn
đề của khách, nắm được nguyên nhân khiến họ không hài lòng, sau đó xin lỗi khách
hàng về vấn đề không hài lòng và chịu trách nhiệm về vấn đề đó, cuối cùng là tìm
cách giải quyết bằng việc đổi mới, hay hoàn trả sản phẩm,...phải luôn chắc chắn
điều đó làm hài lòng khách hàng. Từ sự việc đó cửa hàng rút kinh nghiệm để không
phải mắc lại sai lầm đó. Điều này giúp cho khách hàng có sự tín nhiệm đối với cửa
hàng và họ có thề quay lại vào lần sau.
c. Sở thích
Mỗi một người trong nhóm thì sẽ có những sở thích và tài năng khác nhau.
- Thu Yến thích sáng tạo và thiết kế
- Hồng Nhi thích làm đồ thủ công
- Xuân Quyền thích quản lí và tổ chức
- An thích bán hàng
- Văn Công thích giao tiếp
- Doanh thích quản lí tài chính
- Yến Nhi thích quản lí dự án
2. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Phải hiểu rõ về sản phẩm mình làm như: nguyên liệu sử dụng, các loại sản
phẩm handmade, cách làm:
Nguyên liệu sử dụng: Nắm rõ được từng sản phẩm handmade sẽ được làm ra
từ nguyên liệu gì cũng như là nguồn gốc, chất lượng của nguyên liệu. Ví dụ như khi
làm ra một chiếc khăn len thì phải sử dụng sợi len gì? Xuất xứ từ đâu?..để khi sản
phẩm được đưa tới khách hàng là sản phẩm chất lượng và an toàn.
Các loại sản phẩm handmade thịnh hành hiện nay như: hoa len, khăn len, vòng
tay, ốp điện thoại, thảm, khăn tay,....

10
Cách làm: Với mỗi loại sản phẩm thì sẽ có những bước thực hiện khách nhau
vì thế phải nắm chắc và hiểu rõ vè quy trình thực hiện của từng sản phẩm để từ đó
đưa ra những sản phẩm handmade tốt nhất, và nó sẽ tạo nên uy tín cho cửa hàng.
- Phải hiểu rõ về nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng việc nắm bắt này sẽ
giúp cho cửa hàng tạo ra nhiều chiến lược marketing, quảng cáo sản phẩm cho đúng
từng đối tượng và giảm tình trạng lãng phí nguồn lực.
b. Kĩ năng
Kĩ năng làm đồ handmade như: cắt, may, thêu, đan, dệt,.. các kĩ thuật khi làm
sản phẩm.
Có tính sáng tạo, thiết kế ra sản phảm đẹp mắt, phù hợp với nhu cầu thị trường
và khách hàng.
Phải có kế hoạch và quản lí thời gian hiệu quả để đảm bảo hoàn thành sản
phẩm đúng hạn.
Khả năng xây dựng thương hiệu mang đậm bản chất riêng của nhóm, giới
thiệu sản phẩm và bán hàng. Xác định được định hướng quán muốn tiến tới đó là
sản phẩm được làm thủ công, để từ đó đưa ra nmà khi nhìn sản phẩm họ nghĩ ngay
tới cửa hàng của nhóm.
Khả năng giao tiếp tốt với khách hàng cũng là 1 phần giúp cho thương hiệu
của nhóm phát triển. Vấn đề này luôn đặt lên hàng đầu, tư vấn cho khách thật tận
tâm về sản phẩm mà khách hàng muốn, tạo cho khách hàng cảm giác được tôn
trọng.
Phải biết cách lập ngân sách chi tiêu cho phù hợp, luôn theo dõi doanh thu và
chi phí. Thường xuyên theo dõi về vấn đề tài chính của quán, chi tiêu cho hợp lí để
không bị lỗ vốn, cần đưa ra những kế hoạc chi tiêu cụ thể hơn, xây dựng các kế
hoạch tài chính, chi tiêu cho từng nguyên liệu mẫu mã sản phẩm của cửa hàng phải
thật hợp lí.
3. Các điều kiện khác
Cần phải có khả năng làm việc nhóm hiệu quả: Điều này rất quan trọng để có
thể giúp các thành viên có thể hòa thuận làm việc cùng nhau.

11
Mỗi người phải dành nhiều thời gian để đưa ra những đóng góp, ý kiến của
bản thân để phát triển dự án, mỗi người một ý tưởng sẽ giúp cho các ý tưởng càng
sáng tạo và đa dạng hơn, tăng tính trách nhiệm của mỗi người, không dựa dẫm vào
người khác từ đó có thể đưa dự án phát triển hơn.
Cần phải linh động trong công việc được giao. Thích nghi nhanh với một môi
trường làm việc mới là một lợi thế tốt vì khi đối mặt với một vấn đề khó giải quyết
thì nhóm cũng có thế thế lường trước được hoặc có thể giải quyết nhanh chóng vấn
đề.
Cần học thêm đào tạo về kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mình đảm nhiệm
điều này một điều nhất thiết và vô cùng quan trọng giúp cho nhóm nâng cao được
năng lực từ việc tham gia các khóa học về kinh doanh, đọc nhiều sách và tài
liệu…Bằng cách tận dụng những nguồn lực vốn cố và phải luôn trau dồi nguồn lực
đó phát triển và hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
I. Kế hoạch kinh doanh và bán hàng
1. Chính sách sản phẩm

- Đối với chiến lược thâm nhập thị trường


Kích thích khách hàng mua bằng cách chào thêm những dịch vụ và lợi ích bổ
trợ như: điều kiện giao hàng, thanh toán. Khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến qua
website của chúng tôi hoặc đến trực tiếp cửa hàng. Tiệm chấp nhận nhiều hình thức
thanh toán linh hoạt như tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng và các loại thẻ thanh
toán. Đối với vận chuyển, cung cấp dịch vụ giao hàng toàn quốc với thời gian vận
chuyển từ 3-5 ngày làm việc. Đối với các đơn hàng trong nội thành, có thể giao
hàng trong ngày. Phí vận chuyển sẽ được tính toán dựa trên địa chỉ nhận hàng và
trọng lượng của sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm
Cam kết sản phẩm được làm thủ công 100%, đảm bảo chất lượng cao nhất. Sử
dụng nguyên liệu an toàn, thân thiện với môi trường và có nguồn gốc rõ ràng, sản
phẩm không chỉ đẹp mà còn an toàn cho người sử dụng. Cửa hàng luôn kiểm tra kỹ

12
lưỡng từng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo không có lỗi hay hư
hỏng. Chắc chắn rằng sản phẩm khi đưa đến tay khách hàng phải hoàn hảo nhất.
Mỗi sản phẩm đều mang tính độc đáo, không trùng lặp và thể hiện sự sáng tạo của
người làm. Đảm bảo tính cá nhân hóa, có thể tùy chỉnh theo yêu cầu riêng của
khách hàng. Liên tục nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới, đáp ứng nhu
cầu và xu hướng của thị trường. Đặc biệt, Wich’s hand shop khuyến khích sự sáng
tạo và đóng góp ý tưởng từ khách hàng để cải tiến và làm mới các sản phẩm hiện
có.
Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm bị lỗi hoặc không đúng như mô tả, khách
hàng có thể đổi trả trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hàng. Shop sẽ hoàn tiền hoặc
thay thế sản phẩm mới tùy theo yêu cầu của khách hàng.
2. Chính sách giá cả

2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến giá cả


- Yếu tố bên trong
Mục tiêu marketing: Là những mục tiêu mà muốn đạt được thông qua kế
hoạch marketing như tăng doanh thu, tăng thị phần, tăng nhận diện thương hiệu,
tăng sự hài lòng của khách hàng,... Mục tiêu marketing sẽ ảnh hưởng đến chiến lược
giá.
Chiến lược phân phối: Là cách thức mà phân phối sản phẩm đến tay khách
hàng như bán trực tiếp, bán qua đại lý, bán qua kênh trực tuyến,... Chiến lược phân
phối sẽ ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận và giá cả của sản phẩm. Ví dụ về chính
sách giá, bán trực tiếp sẽ tiết kiệm chi phí, bán qua đại lý sẽ tăng lợi nhuận, bán qua
kênh trực tuyến sẽ giảm giá cả,...
Chiến lược khuyến mãi: Là những hoạt động mà thực hiện để quảng bá sản
phẩm và thúc đẩy khách hàng mua hàng như quảng cáo, bán hàng, tặng quà, giảm
giá,... Chiến lược khuyến mãi sẽ ảnh hưởng đến giá cả và giá trị của sản phẩm, ví dụ
như quảng cáo sẽ tăng giá trị, bán hàng sẽ tăng giá cả, tặng quà sẽ tăng giá trị, giảm
giá sẽ giảm giá cả,...

13
Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chính
sách giá trong marketing. Để có thể sử dụng giá làm công cụ xâm nhập, phát triển
thị trường và cạnh tranh doanh nghiệp buộc phải kiểm soát được chi phí và tìm
kiếm các giải pháp làm giảm chi phí.
- Yếu tố bên ngoài
Là những yếu tố vĩ mô mà không thể kiểm soát được nhưng ảnh hưởng đến
hoạt động động như tăng trưởng kinh tế, biến động tỷ giá, luật định, văn hóa tiêu
dùng,... Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý sẽ ảnh hưởng đến giá cả của
sản phẩm theo nguyên tắc thích ứng. Khi môi trường thuận lợi, giá cả sẽ tăng. Khi
môi trường bất lợi, giá cả sẽ giảm.
2.2 Chiến lược giá của cửa hàng
Định giá ở mức cao cấp: Mức giá này Wich’s hand shop sẽ là những sản phẩm
làm theo yêu cầu hoặc là những sản phẩm làm bằng nguyên liệu cao cấp, đan nhiều
họa tiết.
Giá cho chương trình khuyến mãi: Thường xuyên tổ chức các chương trình
khuyến mãi, giảm giá đặc biệt vào các dịp lễ, tết hoặc các sự kiện đặc biệt. Cung
cấp ưu đãi cho khách hàng thân thiết, khách hàng mới hoặc khi mua số lượng lớn.
Các chương trình khuyến mãi mang đến những lợi ích hấp dẫn kích thích khách
hàng mua sản phẩm. Vì vậy sử dụng chính sách giảm giá, tặng voucher, coupon
hoặc quà tặng là một trong những cách để thu hút khách hàng quay lại cửa hàng.
Giá theo combo: Thông thường người mua hàng sẽ mua nhiều đồ trong một
lúc. Vì vậy mình tạo ra những combo nhiều món làm thành 1 set sẽ thu hút khách
mua hàng hơn. Và giá combo thường sẽ rẻ hơn khi mua lẻ nhiều món 1 lúc. Và
combo đó sẽ đan xen những mặt hàng tồn kho để được bán ra ngoài.
BẢNG GIÁ SẢN PHẨM (VNĐ)
Sản phẩm Giá
Vòng tay 15.000 - 39.000
Cành hoa, móc khóa 25.000 - 39.000
Mũ, ví 90.000 - 165.000
Túi 150.000 - 250.000
Set có sẵn 120.000 - 350.000

14
Set làm theo yêu cầu 120.000 trở lên ( Tùy theo độ khó )

*Lưu ý: Giá có thể thay đổi dựa trên sự biến động của cung cầu trên thị trường
3. Chính sách phân phối

Chính sách phân phối là một hệ thống các nguyên tắc, mục tiêu, giải pháp
được đưa ra bởi doanh nghiệp để điều hướng quá trình đưa sản phẩm hoặc dịch vụ
từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả và có lợi
nhuận.
Cửa hàng cần một chính sách phân phối hiệu quả để đảm bảo các sản phẩm
thủ công độc đáo của mình đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn.
Do các sản phẩm handmade thường có tính cá nhân hóa cao và số lượng hạn chế,
việc phân phối đúng cách giúp duy trì chất lượng và giá trị của sản phẩm. Chính
sách phân phối còn giúp cửa hàng mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường, từ khách
hàng địa phương đến quốc tế, tăng cơ hội kinh doanh và doanh thu. Đồng thời, một
hệ thống phân phối tốt sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng, giúp họ
nhận được sản phẩm đúng thời gian và đúng yêu cầu. Điều này không chỉ tạo sự hài
lòng mà còn xây dựng lòng trung thành từ khách hàng, tạo nền tảng vững chắc cho
sự phát triển bền vững của cửa hàng.
- Để xây dựng được chính sách phân phối cần
Nghiên cứu thị trường và khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu, thói quen và hành vi
mua sắm của khách hàng mục tiêu. Điều này giúp xác định các kênh phân phối phù
hợp và chiến lược tiếp cận hiệu quả.
Xác định kênh phân phối: Lựa chọn các kênh phân phối phù hợp như cửa hàng
bán lẻ, bán hàng trực tuyến, đại lý, nhà phân phối hoặc kết hợp nhiều kênh. Đánh
giá ưu và nhược điểm của từng kênh để đưa ra quyết định hợp lý.
Quản lý kho và vận chuyển: Thiết lập hệ thống quản lý kho hiệu quả để kiểm
soát tồn kho, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa. Lựa chọn các đối tác
vận chuyển uy tín để đảm bảo hàng hóa được giao đúng hẹn và an toàn.

15
Định giá sản phẩm: Xác định mức giá phù hợp cho từng kênh phân phối, đảm
bảo tính cạnh tranh và lợi nhuận. Đối với các sản phẩm handmade, cần tính đến chi
phí sản xuất và giá trị nghệ thuật để đưa ra mức giá hợp lý.
- Kênh phân phối
Việc xác định được kênh phân phối cho cửa hàng giúp tiệm mở rộng phạm vi
tiếp cận thị trường, không bị giới hạn vị trí địa lý, tăng cường khả năng tiếp cận
thông tin mặt hàng đến người dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng tăng thêm. Vì
vậy, cửa tiệm sẽ chọn 2 kênh phân phối chính cho cửa hàng khi kinh doanh đó là
Kênh phân phối trực tiếp: Doanh nghiệp tự bán hàng trực tiếp đến tay khách
hàng. Thành viên kênh phân phối: Nhân viên bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp.
Kênh phân phối gián tiếp: Doanh nghiệp sử dụng các trung gian thương mại
để đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng. Thành viên kênh phân phối: Nhà
phân phối, đại lý, nhà bán lẻ. Không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể mua
hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, do đó, các kênh phân phối như cửa hàng bán lẻ, đại
lý, hoặc trực tuyến sẽ đóng vai trò cầu nối.
4. Chính sách truyền thông

Chính sách truyền thông trong kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong
việc đưa sản phẩm và thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Nó không
chỉ giúp doanh nghiệp cạnh tranh và tồn tại trên thị trường, mà còn là một công
cụ để thực hiện chiến lược kinh doanh. Thông thường truyền thông sẽ được tập
trung vào các trang như: Facebook, Instagram, TikTok,… Shop sẽ đăng những
bài tương tác với khách hàng thông qua các hoạt động Mini games, cuộc thi sáng
tạo, hoặc buổi Workshop miễn phí thông qua các yêu cầu like, share, tag bạn bè
để được nhận vé miễn phí. Shop còn sẽ đầu tư vào chạy quảng cáo trên các trang
mạng xã hội, xin hỗ trợ truyền thông từ các fanpage khác. Và sẽ làm nhiều nội
dung video để dăng lên TikTok, shop sẽ tập trung vào TikTok hơn vì thời điểm
bây giờ, đa số người dùng toàn tập trung lướt TikTok nhiều hơn các trang mạng
khác.

16
Sau khi nêu được cách hoạt động truyền thông Shop sẽ cần lên kế hoạch viết
bài cho các hoạt động truyền thông và các thời điểm đăng bài cụ thể để tiếp cận
được nhiều người xem hơn. Dưới đây là thời gian cụ thể đăng bài lên các trang
mạng xã hội như sau:
- Facebook: thứ 5 thứ 6 và cuối tuần. Thời gian 13h -16h.
- Instagram ngược lại với facebook thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5. Thời gian 11h-
13h.
- Tiktok nên đăng bài liên tục để lấy tương tác. Thời gian 11h -12h; 18h-21h;
22h-24h.
5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng
5.1 Bán hàng

Cửa hàng sẽ áp dụng nhiều hình thức bán hàng đa dạng và linh hoạt nhằm đáp
ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng một cách tốt nhất.
Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng: Khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng để
xem và mua sắm sản phẩm. Tại đây, họ sẽ được trải nghiệm các gian hàng, được tư
vấn nhiệt tình bởi đội ngũ nhân viên thân thiện và hiểu biết về sản phẩm.
Bán hàng trực tuyến: Cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến qua website chính
thức của cửa hàng và các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Shopee,
Lazada, Tiki. Khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa, đặt hàng và thanh toán trực
tuyến một cách tiện lợi và an toàn.
Mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram để
giới thiệu sản phẩm và nhận đơn hàng. Shop sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về
sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi và các sự kiện đặc biệt để khách hàng
không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội mua sắm hấp dẫn nào.
Hội chợ và sự kiện: Tham gia các hội chợ, triển lãm và sự kiện liên quan đến
handmade để giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng. Đây cũng là dịp để gặp
gỡ, giao lưu với khách hàng, đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác mới.
Và để bán hàng đạt được hiệu quả cao thì Wich’s hand shop sẽ thực hiện theo
các sau:

17
Bước 1: Tìm kiếm và phân loại khách hàng tiềm năng: Có thể bao gồm: Vị trí
địa lý, Độ tuổi, Giới tính, Nghề nghiệp, Thu nhập, Sở thích, Hành vi mua sắm,...
Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu và đặc tính của
nhóm khách hàng của mình, tập trung vào việc giải quyết một cách hiệu quả các vấn
đề của họ và tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.
Bước 3: Thuyết phục khách hàng mua hàng
Bước 4: Chốt đơn hàng
Bước 5: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
5.2 Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng sau bán là hình thức quan tâm khách hàng để duy trì
mối quan hệ sau khi khách hàng mua sản phẩm. Việc giải quyết triệt để những khúc
mắc của khách hàng, đảm bảo người tiêu dùng có được những trải nghiệm tuyệt vời
nhất là cách tạo dựng được tệp những khách hàng trung thành. Thống kê cho thấy
nhiều 65% khách hàng mới biết thương hiệu thông qua sự giới thiệu của người
khác. Họ chính là những người đã và đang hài lòng với sản phẩm. Trên thực tế,
không một sản phẩm, dịch vụ nào tung ra thị trường có thể đáp ứng được hoàn toàn
nhu cầu của khách hàng. Do đó, qua những phản hồi từ người tiêu dùng, cửa hàng
sẽ có cơ hội để hoàn thiện và làm thỏa mãn thị trường với những sản phẩm chất
lượng cao hơn, mang đến nhiều giá trị hơn.

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng


1. Gửi thư cảm ơn khách hàng sau bán hàng và tư vấn
2. Hỏi ý kiến khách hàng sau khi mua sản phẩm
3. Cải thiện dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng tận tâm, nhanh chóng
II. Phương án sản xuất và vận hành
1. Bố trí mặt bằng
Khu vực kinh doanh được nhóm nhắm đến hiện tại là các mặt bằng nằm trong
quận 5. Ở khu vực này, cửa hàng sẽ dễ dàng tiếp cận đến với khách hàng mới lẫn
cũ, khi quận 5 nằm trong số các quận trung tâm và có lượng người qua lại đông đúc
từ học sinh đến nhân viên văn phòng. Một khu vực với các ngõ đường dễ đi, dễ tìm

18
và được nhiều người biết đến. Ở mặt bằng kinh doanh tại khu vực quận 5, dù chi phí
mặt bằng đắt đỏ nhưng đem lại không ít ưu thế về khu vực kinh doanh sầm uất,
thuận lời cho việc kinh doanh các lĩnh vực như thời trang, phụ kiện, đồ trang trí, quà
tặng,.. . Chính vì như thế quận 5 là một vị trí địa lý đắc địa đối với các cá nhân
muốn khởi nghiệp kinh doanh.
Đối với mặt bằng của một cửa hàng kinh doanh handmade, sẽ không đòi hỏi
nhiều về vị trí mặt tiền đắt đỏ, có thể kinh doanh trong các khu hẻm nhỏ để thuận
lợi về tính tiện nghi trong môi trường sáng tạo yên tĩnh, giải trí. Yêu cầu đặt ra đối
với mặt bằng cửa hàng chỉ cần đáp ứng một số tiêu chí như:
Do cửa hàng được sáng lập bởi các bạn trẻ, nên phong cách thiết kế sẽ theo
hướng đơn giản, hiện đại, kèm theo cách bày trí nhẹ nhàng theo các màu chủ đạo
như trắng, xanh biển và chất liệu gỗ tạo cảm giác ấm cúng. Tạo thêm điểm nhấn
bằng cây cảnh tạo cảm giác tươi mát, nhẹ nhàng cho không gian thêm phần thư
giãn.
Bên trong cửa hàng được chia làm 3 khu vực:
- Khu vực trưng bày bán các sản phẩm có sẵn: móc khóa, hoa len, mũ len, gẫu
bông,…
- Khu vực trưng bày các sản phẩm tự làm: là các mặt hàng được đóng gói sẵn
vật liệu để cho khách có thể mua về và tự tay làm tùy theo sở thích của mình.
- Khu vực bán hàng online: Khu dành cho bộ phận bán hàng trên các trang
mạng xã hội và đóng gói đơn hàng cho khách.
2. Nguồn, trang thiết bị
2.1 Nguồn hàng
Nguồn cung cấp nguyên liệu handmade cho cửa hàng đến từ các nơi như:
- Len : Len sợi Vân Ngô, 1034 đường Lò Gốm, Phường 7, Quận 6, TP.HCM.
- Vòng tay, móc khóa: Nhập hàng từ các trang mua hàng trực tuyến như Taobao,
Alibaba…
- Ví, túi xách, đồ decor: Nhập từ các gian hàng buôn sỉ ở các chợ đầu mối Thái
Lan, Quảng Châu hoặc đặt hàng sỉ trên các sàn thương mại như Taobao,
Shopee…

19
- Set quà tặng : Các sản phẩm bên trong set quà tặng gồm sản phẩm của cửa
hàng và một số loại bánh kẹo tùy theo set khách chọn, nên nguồn cung cấp
bánh kẹo chủ yếu đến từ các đại lý sỉ lẻ, chợ đầu mối.
2.2 Trang thiết bị
Các trang thiết bị trong quy trình vận hành được tối giản hết mức có thể, để
phục vụ quá trình vận hành của cửa hàng và quản lý nhân viên, cửa hàng cần lắp đặt
camera nhằm theo dõi quá trình vận hành bán hàng tại cửa hàng. Trang bị các thiết
bị điện tử như máy tính văn phòng, máy in đơn và các thiết bị điện cần thiết từ máy
lạnh, máy quạt,… . Để có thể bước vào mô hình kinh doanh đầy đủ yêu cầu, bản
thân cửa hàng cũng cần phải trang bị các thiết bị chữa cháy từ bình xịt cho đến còi
báo cháy.
Với mô hình kinh doanh cửa hàng đồ handmade, cửa hàng sẽ ưu tiên sự tối
giản trong cách bày trí và nâng cao sự sáng tạo trong việc phát triển chất lượng sản
phẩm nên việc lắp đặt vừa đủ các thiết bị cần thiết là một điều hoàn toàn nằm trong
kế hoạch kinh doanh của cửa hàng.
3. Quy trình vận hành
Đối với mục tiêu về số lượng sản phẩm handmade được tạo ra để có thể cung
cấp cho nhu cầu của cửa hàng, cũng được quản lý sát sao thông qua việc giám sát số
lượng nguyên liệu tiêu hao dành cho mỗi sản phẩm cố định. Nhưng với số lượng
đơn hàng dày đặc vào các ngày lễ, cửa hàng cũng cần một số thủ thuật buông bán
thông qua việc nhập thêm nguồn hàng bên ngoài.
Các sản phẩm bán tại cửa hàng sẽ có một số mẫu được làm bằng tay, một số
mẫu thì được nhập thêm từ các nơi khác để tăng sự đa dạng về mẫu mã và kiểu
dáng đến cho khách hàng. Các sản phẩm làm set quà tặng cũng được phân chia ra
làm 2 loại: loại đầu tiên là mẫu có sẵn và loại thứ hai là làm theo yêu cầu của khách.
Loại có sẵn sẽ được kết hợp từ các mẫu vật có sẵn trong cửa hàng. Trong khi đó
mẫu làm theo yêu cầu sẽ được làm hoàn toàn bởi các bạn nhân viên của cửa hàng,
điều đó đòi hỏi cao kỹ năng tay nghề người gia công nên giá thành sẽ chênh lệch
hơn.

20
Do cửa hàng chạy theo xu hướng của giới trẻ nên cũng thường được thay đổi
các hình mẫu khác tùy theo trào lưu tạo ra, đối với mỗi sản phẩm sẽ dựa vào sự yêu
thích và nguồn nhu cầu cao của xã hội mà tăng số lượng sản xuất. Nếu qua một
khoảng thời gian tương đối ( tầm 3-6 tháng ) sản phẩm có thể thu lại được lợi nhuận
cao hơn so với dự tính, cửa hàng sẽ tiếp tục tạo thêm và bày bán thêm một khoảng
thời gian. Nhưng nếu nguồn hàng có dấu hiệu hạ nhiệt, cửa hàng sẽ giảm quy trình
nhập hàng đó và sẽ ngừng hẳn khi nguồn cầu đã ngưng hoàn toàn.
Đối với hàng tồn
Tặng kèm cho khách hàng mỗi khi có chương trình ưu đãi, khuyến mãi dành
cho hóa đơn trên một số tiền nhất định. ( ví dụ: mua trên hóa đơn 60.000đ sẽ được
tặng 1 trong các sản phẩm sau...)
Giảm giá sản phẩm và đặt một mức giá nhất định để được hưởng đặt quyền
như gói sản phẩm vừa mua thành quà tặng, bó hoa,... ( ví dụ: 15.000đ/1 bông hoa
len, mua trên 5 bông được gói thành bó hoa nhỏ xinh)
Tận dụng các sản phẩm còn tồn để thiết kế chung với sản phẩm set quà của
cửa hàng. Cửa hàng cũng sẽ kinh doanh mảng bán hàng online trên các trang mạng
xã hội như facebook, instagram, tiktok hoặc liên hệ qua số điện thoại để hỗ trợ đặt
hàng. Đối với sản phẩm làm theo yêu cầu, cửa hàng sẽ trao đổi thông qua tin nhắn
hoặc gọi điện để có được thời hạn nhận hàng riêng cho mỗi đơn hàng.

Vậy tóm lại, những ngày đầu kinh doanh luôn phải đặt ra các trường trình
khuyến mãi đến với khách hàng như giảm giá, đặt ưu đãi quà tặng khi mua hàng,
đồng giá một số sản phẩm… nhằm mục đích làm quen với các khách hàng và giới
thiệu cửa hàng. Để đẩy cao khả năng nhận diện của khách đối với cửa hàng, ta cũng
cần đầu tư song song với mảng quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội. Giới
thiệu cửa hàng bằng cách quản bá tại, quay clip,… .
Đến khi cửa hàng bắt đầu đi vào đường lối kinh doanh thật sự cũng sẽ đến một
số giai đoạn khó khăn. Sau một khoảng thời gian quan sát nếu doanh thu cửa hàng
không đạt tiêu chí ban đầu, ta cần nâng cao thêm về mảng marketing nhằm mục
đích đẩy cao sự xuất hiện của cửa hàng tiếp cận đến các vị khách mới.

21
Một khi quy trình xảy ra một số vấn đề dù là nhỏ hay cơ bản, bản thân người
sáng lập ra cửa hàng cũng phải đứng ra giải quyết triệt để vấn đề đó, dù về mặt nhân
sự hay thiết bị cũng cần được đảm bảo hoàn chỉnh để có thể đem đến một dây
chuyền vận hành hiệu quả.

III. Kế hoạch nhân sự


1. Tổ chức nhân sự của cửa hàng
Nhân sự ban đầu của cửa hàng đến từ sự góp sức của các thành viên trong
nhóm, cùng với số lượng nhân viên ứng tuyển thêm và được chia ra thành các vị trí
sau đây:
- Nhân viên thu ngân
- Nhân viên bán hàng
- Nhân viên kiểm tra tin nhắn,cuộc gọi/ chăm sóc khách hàng (ở các nền tảng
ứng dụng mạng xã hội)
- Vị trí thiết kế, sáng tạo sản phẩm, sản xuất thành phẩm
- Vị trí soạn và đóng gói đơn hàng online
- Vị trí gia công sản phẩm
2. Yêu cầu nhân sự, cách thức tuyển dụng
2.1 Yêu cầu về nhân sự
Yêu cầu tuyển dụng đối với một cửa hàng handmade hết sức đơn giản, nhằm
mục đích giúp các bạn sinh viên có thể kiếm thêm khoảng chi phí trong thời gian
học đại học xa gia đình và cần công việc hợp với thời gian đi học. Cửa hàng luôn
tạo ra các quyền lợi phù hợp dành cho các bạn nên cũng chỉ có các yêu cầu nhỏ
như:
- Vị trí bán hàng: Cần các bạn có tinh thần vui vẻ, có trách nhiệm, thật thà trong
công việc.
- Vị trí thu ngân: Ưu tiên những bạn biết sử dụng word, exel cơ bản, làm
fulltime.
- Vị trí chăm sóc khách hàng: Cần những bạn có khả năng xử lý tính huống tốt,
trả lời tin nhắn nhanh và biết cách ăn nói.

22
- Vị trí soạn và đóng gói đơn hàng: Cần những bạn có tính nhanh nhẹn, cẩn thận
tránh sai xót ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của khách.
2.2 Cách thức tuyển dụng
Cửa hàng sẽ đăng tuyển dụng trên trang web facebook, đăng tuyển trên các
ứng dụng tìm việc ( Chợ Tốt ,TopCV ,...), dán bảng tuyển trước quán hoặc đăng bài
lên confession của trường nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên trường Văn
Hiến, cũng như góp phần quảng bá thông tin cửa hàng đến với các bạn sinh viên
trong trường.
3. Cơ cấu lao động và mức lương dự kiến
3.1 Cơ cấu lao động
Về vấn đề cơ cấu lao động trong hoạt động thường ngày của một cửa hàng
handmade gồm có:
Thu ngân: 1 người, thanh toán, tư vấn sản phẩm, kiểm kê hàng hóa trong kho, làm
báo cáo doanh thu, tồn kho và đóng sản phẩm vào túi cho khách mang đi.
- Nhân viên bán hàng: 2 người, hỗ trợ tư vấn sản phẩm, giới thiệu sản phẩm,
xếp hàng lên kệ, hướng dẫn các thắc mắc của khách hàng mua tại cửa tiệm và
gói quà cho khách có nhu cầu khi mua trực tiếp ở cửa hàng.
- Chăm sóc khách hàng: 2 người, có thể làm tại nhà, kiểm tra các tin nhắn và trả
lời thắc mắc của khách hàng, giải quyết các vấn đề khi khách gọi đến cửa hàng
và nhắn tin thông qua mạng xã hội.
- Kho online: 2-3 người, đóng gói set quà, soạn đơn và đóng gói đơn hàng cho
các đơn hàng online.
- Nhân viên gia công sản phẩm: 2-3 người và 2 chủ, làm theo các đơn hàng
khách mẫu yêu cầu, bàn bạc, thiết kế các mẫu mới cho sản phẩm.
Còn có một số bộ phận nội bộ khác chỉ gồm có 2-3 người là chủ xoay quanh
công việc với nhau, như:
- Thiết kế : Lên ý tưởng về sản phẩm mới và trình bày ý tưởng cho mọi người.
- Marketing : Chạy quảng bá và lên bài mới về sản phẩm cho cửa hàng.
- Quản lý nguồn hàng : Người đứng ra mua và giải quyết vấn đề nguyên liệu,
sản phẩm và góp phần hỗ trợ trong việc tạo ra sản phẩm.

23
3.2 Lương dự kiến
Do doanh nghiệp vẫn còn là một cửa hàng handmade tầm trung nên hiện ban
đầu các mức lương cũng sẽ giao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/mỗi tháng. Đối với
số lương hiện tại được đưa ra dựa vào số lượng công việc trong một ngày vẫn còn ít
và vẫn có thể cao hơn dựa vào danh thu của cửa hàng trong tương lai.
Các quyền lợi về lương bổng sẽ được nêu rõ thông qua các ý như sau:
- Thu ngân, nhân viên gia công sản phẩm: 17.000đ – 20.000đ/giờ, đạt
doanh thu sẽ thưởng thêm 200.000đ – 500.000đ.
- Nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng: 16.000đ –
20.000đ/giờ, đạt doanh thu sẽ thưởng thêm 200.000đ – 500.000đ.

IV. Kế hoạch tài chính


1. Chi phí xây dựng cửa hàng
- Tiền thuê mặt bằng: 40 - 60 triệu VNĐ/ 1 tháng
- Chi phí trang thiết bị và nội thất: Bàn ghế, kệ trưng bày, tủ trưng bày, máy tính
tiền, camera, dụng cụ đan len…150-250 triệu VNĐ
- Chi phí trang trí cửa hàng: đèn, ánh sáng, tường…: 50 - 100 triệu VNĐ
- Chi phí nhập hàng: nguyên liệu, đồ décor sản phẩm…: 200 - 300 triệu
- Chi phí thiết kế và phát triển website, intagram, facebook: 3 - 5 triệu VN
2. Chi phí hoạt động hàng tháng
- Lương nhân viên 8 - 12 nhân viên: 30 - 60 triệu VNĐ/ tháng
- Chi phí maketing 15 - 25 triệu VNĐ/ tháng
- Chi phí điện nước, internet: 8-10 triệu VNĐ/ tháng
- Các chi phí khác: bảo trì, sửa chữa, vệ sinh…:12 -15 triệu VNĐ/ tháng
- Chi phí pháp lý: đăng ký kinh doanh, giấy phép, thuế và các chi phí khác: 10 -
15 triệu VNĐ
Tổng chi phí hoạt động hàng tháng: 90-95 triệu VNĐ
Chi phí dự trù khi phát sinh rủi ro: 100 triệu VNĐ
3. Uớc tính nguồn vốn

24
Nguồn vốn dự kiến để khởi nghiệp là chia đều cho sự đóng góp của 7 thành
viên với sự ủng hộ từ gia đình và vay vốn ngân hàng
BẢNG ƯỚC ĐỊNH NGUỒN VỐN KHỞI NGHIỆP (VNĐ)
Thu Yến 100 000 000
Văn Công 95 000 000
An 95 000 000
Doanh 95 000 000
Quyền 125 000 000
Nguyễn Nhi 95 000 000
Yến Nhi 95 000 000
Vay ngân hàng 200 000 000
Tổng Tiền 900 000 000

4. Ứớc định khối lượng bán ra và lợi nhuận


BẢNG DỰ TOÁN SẢN PHẨM BÁN RA TRONG THÁNG ĐẦU (VNĐ)
Sản phẩm Số Giá thành Tổng giá thành
lượng
Mũ 70 80-90.000 7.000.000
Túi xách 80 150-200.000 16.000.000
Ví 90 80-100.000 9.000.000
Vòng tay 110 15-40.000 5.000.000
Móc khóa 100 20-30.000 3.000.000
Hoa Mẫu sẵn có 70 220- 350.000 25.000.000
len Mẫu theo yêu cầu 60 250-500.000 30.000.000
Tổng 95.000.000

- Ước tính doanh thu tháng đầu khi mở cửa: 95 triệu VNĐ
- Lợi nhuận tháng đầu = Doanh thu hàng tháng - Tổng chi phí hàng tháng =
95 triệu - 95 triệu = 0VND (Hòa vốn).
- Doanh thu dự kiến trong 6 tháng tiếp theo: 100-250 triệu VNĐ/tháng
- Dự toán cửa hàng bắt đầu có lãi sau 6 tháng và tạo ra lợi nhuận 60 -100
triệu VND/tháng

25
- Tổng lợi nhuận 6 tháng: 360-600triệu VND
Ước tính khoảng 3 - 3,5 năm thì cửa hàng thu được vốn ban đầu
Để phát triển cửa hàng nhóm đã đề ra kế hoạch tài chính dài hạn như sau
Mục tiêu:
- Tăng trưởng doanh thu: 20% mỗi năm
- Lợi nhuận: 15% mỗi năm
- Chi phí hoạt động: duy trì hoặc kiểm soát chi phí hoạt động không tăng quá
mức
Mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm
Năm 1- năm 3
Mục tiêu:
- Đạt được doanh thu: 3.6 tỷ -5.04 tỷ VNĐ
- Lợi nhuận: 1,3 tỷ - 2.5 tỷ VNĐ
- Để đạt mục tiêu nhóm đã để ra chiến lược phát triển từ năm 1 - năm 3 như sau:
- Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ
- Phát triển thương hiệu cửa hàng
- Nâng cao năng lực sản xuất: thuê thêm nhân viên nếu cần thiết., mở rộng
xưởng sản xuất.
- Năm 3- năm 5
Mục tiêu:
- Doanh thu: 6.048 tỷ-7.1 tỷ VNĐ
- Lợi nhuận: 2.8 tỷ-3.6 tỷ VNĐ
Chiến lược:
- Mở rộng quy mô
- Củng cố vị thế trên thị trường, tăng cường quảng bá thương hiệu
CHƯƠNG III: MÔ TẢ HÌNH THỨC PHÁP LÝ KINH DOANH
1. Hình Thức Pháp Lý Kinh Doanh
Một trong những hình thức pháp lý phù hợp cho Wich’s hand shop là kinh
doanh hợp danh. Đây là loại hình mà tất cả các thành viên cùng nhau chia sẻ lợi
nhuận, rủi ro, và quản lý cửa hàng. Trong hình thức hợp danh, mỗi cộng sự trong

26
nhóm đều có trách nhiệm không giới hạn đối với các nghĩa vụ của cửa hàng. Mỗi
thành viên trong hợp danh thường mang đến những kỹ năng và kinh nghiệm khác
nhau. Tạo ra một môi trường làm việc đa dạng, nơi các ý tưởng sáng tạo và phương
pháp quản lý có thể bổ sung cho nhau. Từ đó, sẽ thúc đẩy cho cửa hàng phát triển
dễ dàng hơn. Khi có 7 người cùng quản lý, công việc sẽ được phân chia rõ ràng và
hiệu quả hơn. Mỗi người có thể tập trung vào thế mạnh của mình, giúp cửa hàng
hoạt động hiệu quả hơn. Việc hợp danh cho phép các thành viên cùng chia sẻ rủi ro
và trách nhiệm, giảm bớt áp lực cá nhân trong trường hợp gặp khó khăn. Điều này
có nghĩa là nếu gặp khó khăn tài chính hoặc pháp lý, thì các thành viên có thể phải
chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ và nghĩa vụ của cửa hàng. Hình thức kinh
doanh hợp danh cho cửa hàng handmade mang lại nhiều lợi ích, từ chia sẻ vốn và
rủi ro, kết hợp kỹ năng và kinh nghiệm, đến tăng cường khả năng tiếp cận thị trường
và hiệu quả quản lý.
2. Nhận Biết Trách Nhiệm Pháp Lý
2.1. Đăng Ký Kinh Doanh
Để đăng ký kinh doanh, cần thực hiện các bước sau:
Chuẩn bị Thông Tin và Hồ Sơ Cần Thiết: Các thông tin cần chuẩn bị bao gồm
tên doanh nghiệp, địa chỉ kinh doanh, thông tin về các thành viên (cộng sự), và các
giấy tờ liên quan như chứng minh nhân dân, hộ khẩu, v.v.
Đăng Nhập Tài Khoản trên Cổng Thông Tin Quốc Gia về Đăng Ký Doanh
Nghiệp
Kê Khai Thông Tin, Tải và Ký Xác Thực Hồ Sơ: Điền đầy đủ các thông tin
cần thiết vào biểu mẫu trực tuyến, sau đó tải hồ sơ lên hệ thống và ký xác thực.
Nộp Lệ Phí và Hồ Sơ Theo Quy Định: Sau khi hoàn tất các bước trên, nộp lệ
phí đăng ký và hồ sơ theo hướng dẫn của hệ thống.
Lưu Ý: Đối với kinh doanh đồ handmade, cần xác định rõ hình thức kinh
doanh để tiến hành đăng ký phù hợp. Bên cạnh đó, đăng ký sở hữu trí tuệ cho các
mặt hàng độc quyền cũng rất quan trọng để tránh các rủi ro pháp lý trong tương lai.
Cụ thể:

27
- Kinh Doanh Hợp Danh: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Phòng Kinh tế
thuộc Ủy ban nhân dân Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ: Đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ TP.HCM (Số 31
Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
- Đăng Ký Thương Hiệu: Để bảo vệ thương hiệu và tránh việc bị sao chép,
cần đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm tại Cục Sở hữu trí tuệ TP.HCM.
- Báo Cáo Tài Chính: Đảm bảo ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ, chính xác
và lập báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của pháp luật.
3. Thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại Việt Nam là một loại thuế trực thu,
đánh vào các tổ chức kinh doanh có thu nhập. Mục đích của thuế TNDN là đảm bảo
sự đóng góp công bằng và hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ có thu nhập, đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và
tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Khi đóng thuế doanh nghiệp, cần lưu ý các điểm sau
Xác định nghĩa vụ kê khai thuế và các loại báo cáo thuế cần nộp: Doanh
nghiệp cần xác định chính xác các loại thuế và báo cáo thuế mà họ phải nộp để tuân
thủ đúng quy định pháp luật.
Kiểm soát và kê khai đầy đủ thông tin giao dịch liên kết: Các giao dịch liên
kết cần được kiểm soát chặt chẽ và kê khai đầy đủ để tránh các sai sót và vi phạm
pháp luật.
Xác định chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập cửa hàng: Chi phí lãi
vay được trừ khi tính thuế thu nhập cửa hàng có mức khống chế 30%. Do đó, cần
tính toán chính xác để đảm bảo tuân thủ quy định.
Tuân thủ thời hạn nộp thuế và quyết toán thuế đúng hạn: Việc tuân thủ thời
hạn nộp thuế và quyết toán thuế giúp tránh các khoản phạt và lãi suất do chậm nộp
thuế.
Lưu trữ hóa đơn và chứng từ liên quan một cách cẩn thận: Các hóa đơn và
chứng từ liên quan cần được lưu trữ một cách cẩn thận và có hệ thống để phục vụ
cho việc kiểm tra và quyết toán thuế.

28
3.1. Nơi Đóng Thuế
Đóng thuế doanh nghiệp tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh (63 Vũ Tông
Phan, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).
3.1.2. Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT)
Nếu doanh thu của cửa hàng handmade vượt quá ngưỡng quy định của pháp
luật (hiện tại là 100 triệu đồng/năm), cần đăng ký thuế VAT và nộp thuế tại cơ quan
thuế địa phương.
3.1.3. Thủ Tục Đóng Thuế: Các bước thực hiện bao gồm
- Đăng Ký Mã Số Thuế và Thông Tin với Cơ Quan Thuế.
- Nộp Tờ Khai Thuế và Các Giấy Tờ Liên Quan.
- Tính Toán Thu Nhập Chịu Thuế và Thuế Phải Nộp.
- Nộp Thuế Theo Định Kỳ Quy Định

29
KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hình thức kinh doanh đồ handmade ngày càng phổ
biến đối với các bạn trẻ, tuy nhiên do đặc thù là yêu cầu những người thợ khéo tay,
tỉ mỉ nên có chưa nhiều những cửa hàng kinh doanh thành công. Sự cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh doanh béo bở này ngày càng tăng lên mạnh mẽ cùng với đó là
những ý tưởng marketing độc đáo, sáng tạo và hiệu quả. Đối với “Cửa hàng Wich's
hand shop” đây vừa là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thách thức không hề
nhỏ để có thể khởi nghiệp và phát triển trong lĩnh vực này. Đây là dự án kinh doanh
mô hình nhỏ với số vốn lí tưởng của sinh viên, nhóm đã cùng nhau thảo luận, đưa ra
ý tưởng và dự án kinh doanh đồ handmade Wich’s hand shop nhằm thỏa mãn nhu
cầu về sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng. Nhóm hi vọng có thể tạo ra một
không gian thoải mái cho khách hàng để vừa có thể mua và làm cho mình những
món đồ xinh xắn, tỉ mỉ, tinh tế thể hiện sự sáng tạo và chất riêng của từng cá nhân.
Các thành viên của nhóm sẽ cố gắng học hỏi, tiếp tục tích lũy kinh nghiệm và mong
rằng dự án kinh doanh này sẽ thành công và mang lại nguồn thu nhập cho bản thân
mỗi thành viên trong tương lai. Bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và
sai sót nhất định. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÂM, T. N. (2018, 11 26). Phân tích thực trạng tinh thần khởi nghiệp
của doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Retrieved 6 28, 2024, from
Tạp chí Công Thương: https://tapchicongthuong.vn/phan-tich-thuc-trang-tinh-
than-khoi-nghiep-cua-doanh-nhan-viet-nam-trong-thoi-ky-hoi-nhap-
57547.htm

31

You might also like