HD-Giải-23.24_ĐỀ-CƯƠNG-HK2-VẬT-LÝ-10

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN ĐỀ CƯƠNG CÔNG BẰNG HỌC KỲ 2

NĂM HỌC 2023 – 2024


MÔN: VẬT LÝ 10

Bài 1. Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình li độ theo thời gian là:
= 10 cos + (cm).

a) Xác định biên độ, tần số góc, chu kỳ và tần số của dao động.
b) Tính li độ, vận tốc và gia tốc của vật khi t = 6 s.
c) Tính thời gian kể từ lúc t = 0 đến khi vật đi qua vị trí có li độ x = 5 cm lần đầu tiên.

Bài 2. Đồ thị li độ theo thời gian x1, x2, của hai chất điểm dao động điều hoà được mô
tả như Hình vẽ.

a) Viết phương trình dao động của mỗi dao động.

b) Viết phương trình vận tốc và gia tốc theo thời gian của mỗi dao động.
c) Xác định độ lệch pha giữa hai dao động.
d) Tìm vận tốc của vật 2 lúc vật 1 có li độ x1 = 5 cm.

Bài 3. Đồ thị li độ theo thời gian của một chất điểm dao động điều hoà được mô tả
như Hình vẽ.

a) Xác định biên độ, chu kì và pha ban đầu của dao động.
b) Viết phương trình dao động.
c) Xác định li độ của vật tại các thời điểm 0,4 s, 0,6 s và 0,8 s.
d) Trong 15 s đầu, vật đi qua vị trí biên dương mấy lần? vào các thời điểm nào?

Bài 4. Viết phương trình dao động của vật, biết:


a) Vật có khối lượng m = 1 g dao động điều hòa với tốc độ cực đại vmax = 4 m/s
và lực hồi phục cực đại là Fmax = 4 N. Lấy 2 = 10. Gốc thời gian được chọn lúc
vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

b) Vật có khối lượng m = 500 g, dao động điều hòa với năng lượng dao động E =
10 mJ. Tại thời điểm ban đầu, vật có vận tốc 0,1 m/s và gia tốc 3 3 m/s2.
Bài 5: Một chất điểm dao động điều có phương trình : x = 5cos(4πt – ) (cm,s)

a) Viết phương trình vận tốc và gia tốc của chất điểm.

b) Tính vận tốc, gia tốc ở thời điểm t = s

c) Xác định vị trí của vật khi vật có vận tốc là 10π (cm/s) và đang chuyển động hướng
về phía vị trí cân bằng.

Bài 6. Một chất điểm có khối lượng 100 g dao động điều hoà trên quỹ đạo là đoạn
thẳng MN (dài hơn 8 cm). Tại điểm P cách M 4 cm và tại điểm Q cách N 2 cm, chất
điểm có động năng tương ứng là 32 mJ và 18 mJ. Xác định biên độ của dao động.
Bài 7. Một con lắc lò xo nằm ngang có vật nặng khối
lượng 0,2 kg nối với lò xo nhẹ có hệ số đàn hồi k. Đồ
thị của vận tốc v theo thời gian như hình vẽ bên. Xác
định:
a) Cơ năng của vật
b) Độ cứng của lò xo
c) Viết phương trình dao động của lò xo.

Bài 8: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng dao động
là E0 = 1J và lực đàn hồi cực đại là Fmax = 10N.
a) Xác định biên độ của dao động và hệ số đàn hồi của lò xo.
b) Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp Q
chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn 5√3 N là 0,1s. Xác định chu kỳ của dao động
và khối lượng của vật nặng.

Bài 9. Xét hệ con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nhỏ khối lượng m = 250 g nối vào lò
xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Tại thời điểm ban đầu (t = 0), kéo vật xuống dưới
vị trí cân bằng một đoạn 2 cm rồi thả cho hệ dao động. Chọn trục tọa độ thẳng đứng,
gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên. Lấy g = 10 m/s2.
a) Viết phương trình dao động của vật.
b) Tìm độ lớn cực đại và cực tiểu của lực đàn hồi trong suốt quá trình chuyển động.

Bài 10. Một lò xo mềm treo thẳng đứng, đầu trên cố định còn đầu dưới gắn quả nặng
có khối lượng m = 0,15 kg để tạo thành con lắc lò xo thẳng đứng. Đặt trục toạ độ Ox
thẳng đứng, gốc O tại vị trí cân bằng, chiều dương từ trên xuống. Từ VTCB, nâng vật
lên theo phương thẳng đứng sao cho lò xo bị nén 1 cm rồi thả nhẹ vật ra để nó dao
động điều hoà với cơ năng 30 mJ. Chọn mốc thời gian là lúc thả vật. Bỏ qua lực cản
và khối lượng của lò xo. Lấy g = 10 m/s2.
a) Viết phương trình dao động của vật?
b) Tính giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của lực đàn hồi?
c) Tính thời gian lò xo dãn trong một chu kì dao động?
Bài 11. Xét con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ T =
0,4 s. Lấy g = 10 m/s2 và 2 = 10.
a) Tìm độ dãn l0 của lò xo tại vị trí cân bằng.
b) Khi đi qua vị trí cân bằng, vật có tốc độ là v = 40π cm/s. Tính biên độ dao động
của con lắc.
c) Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí lò xo không biến dạng là
bao nhiêu?

Bài 12: Một vật có khối lượng m = 0,5kg gắn vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Hệ
dao động với biên độ A = 8 cm.
a) Tính cơ năng của vật.
b) Tính thế năng, động năng của vật khi x = 5cm. Mốc thế năng được lấy ở vị trí cân
bằng.
c) Xác định vị trí của vật tại đó động năng và thế năng của vật bằng nhau.
Bài 13: Một con lắc đơn có chiều dài 1m dao động với biên độ góc 0,2rad tại nơi có
gia tốc trọng trường g = 10 = π2 m/s2. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí có li
độ góc 0,1rad theo chiều âm.
a) Viết phương trình dao động li độ dài và li độ góc của con lắc.
b) Tính vận tốc của con lắc khi qua vị trí có li độ góc 0,05rad.
Bài 14. Một con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc max = 20. Lấy mốc thế
năng tại vị trí cân bằng. Tính li độ góc  của con lắc khi nó đang chuyển động nhanh
dần theo chiều dương qua vị trí có động năng bằng thế năng.

Bài 15: a) Một con lắc đơn có chiều dài 1m thực hiện 10 dao động mất 20s. Xác định
gia tốc trọng trường nơi đó.
b) Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2s. Nếu tăng chiều dài L của con lắc thêm 20,5cm
thì chu kỳ dao động mới của con lắc là 2,2s. Tìm chiều dài L và gia tốc trọng trường.
Bài 16. Hai con lắc đơn, có chiều dài dây treo chênh lệch nhau 45cm , dao dộng điều
hòa tại cùng một nơi trên Trái Đất. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thứ
nhất thực hiện được 40 dao động còn con lắc thứ hai thực hiện được 50 dao động.
Lấy g =10m/s2. Tính chiều dài dây treo và chu kì dao động của mỗi con lắc.
Bài 17. Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m = 100g được treo ở đầu một
sợi dây dài l = 0,4m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Kéo con lắc lệch khỏi
vị trí cân bằng một góc o = 0,1 rad, rồi thả cho nó dao động không có vận tốc ban
đầu. Bỏ qua khối lượng của dây treo, lực cản của không khí và lực ma sát ở điểm treo.
a) Tính cơ năng dao động E của con lắc.
b) Tính động năng Eđ và thế năng Et của con lắc khi góc lệch của nó là  = 0,05 rad.

Bài 18. Một đồng hồ sử dụng quả lắc (có thể xem là con lắc đơn) dao động với tần số
2 Hz tại địa điểm có gia tốc trọng trường là g = 9.81m/s2 ở điều kiện nhiệt độ 200C.
a) Tính chiều dài của dây treo con lắc.
b) Nếu nhiệt độ phòng tăng lên thì do hiện tượng dãn nở vì nhiệt, chiều dài dây treo
sẽ dài thêm. Khi đó đồng hồ sẽ chạy nhanh hay chậm hơn so với lúc trước?
Bài 19: Một con lắc đơn có khối lượng m = 100g, dao động với biên độ góc α0 = 600.
Lấy g = 10m/s2.
a. Tính lực căng dây cực đại và cực tiểu của con lắc trong quá trình dao động.
b. Tính lực căng dây và vận tốc của con lắc khi qua vị trí sợi dây hợp với phương
thẳng đứng một góc 300.

Bài 20: Một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m, đầu trên được treo vào một điểm cố
định, đầu dưới gắn vào vật nhỏ A có khối lượng mA = 100g; vật A được nối với vật
nhỏ B có khối lượng mB = 100g bằng một sợi dây mềm, mảnh, nhẹ, không dãn. Từ vị
trí cân bằng của hệ, kéo vật A thẳng đứng lên trên một đoạn 4cm rồi thả nhẹ. Khi vật
B bắt đầu đổi chiều chuyển động thì bất ngờ bị tuột khỏi dây nối. Bỏ qua các lực cản,
lấy g = 10m/s2. Xác định biên độ dao động của hệ ban đầu và của vật A sau khi vật B
bị tuột.

You might also like