Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 85

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
---------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP


XƯỞNG SẢN XUẤT PHỤ KIỆN
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN
TIỀN PHONG PHÍA NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN QUỐC HẢI


TS. PHAN VŨ HOÀNG GIANG

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thuỳ Dung 62000044
Ngô Thị Giáng My 62000137
Huỳnh Ngọc Thuý 62000254
Lê Đình Tuấn 62000936

NHÓM: 02-03

HỌC KỲ HÈ – NĂM HỌC 2022-2023


NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này, chúng em xin gửi lòng cảm ơn sâu sắc đến
khoa Khoa học ứng dụng trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện cho chúng
em được tìm hiểu và thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Hải – GVHD thiết bị đã
hướng dẫn phần thiết bị, tận tình giúp đỡ chỉnh sửa bản thiết kế cho chúng em và thầy
Phan Vũ Hoàng Giang – GVHD báo cáo đã nhiệt tình chỉ dạy, hỗ trợ chúng em trong
suốt quá trình hoàn thiện bài báo cáo.

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu
Niên Tiền Phong đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để chúng em được tìm hiểu
thực tiễn quy trình công nghệ sản xuất trong thời gian thực tập tại công ty.

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó
tránh khỏi sai sót. Đồng thời do trình độ lý luận, lượng kiến thức còn hạn hẹp cũng
như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý từ quý công ty và
quý thầy cô để chúng em rút ra được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn
trong bài báo cáo sắp tới.

ii
MỤC LỤC

NHẬN XÉT .................................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN
PHONG PHÍA NAM ..................................................................................................2
1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam. ....2
1.2. Thị trường tiêu thụ ............................................................................................5
1.3. Nội quy an toàn và vệ sinh lao động.................................................................6
1.3.1.Đối tượng áp dụng. ......................................................................................6
1.3.2. Quy định chung về an toàn lao động. .........................................................7
1.3.3. Quy định về vệ sinh lao động. ....................................................................8
1.3.4. Quy định thực hành 6s................................................................................9
1.4. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng của công ty ....................................................10
1.4.1. Chính sách chất lượng của công ty...........................................................10
1.4.2. Phòng quản lý chất lượng .........................................................................10
1.4.3. Phòng thử nghiệm (PTN) .........................................................................11
1.4.4. Tiêu chuẩn quy định chất lượng về nguyên liệu .....................................12
1.4.5. Tiêu chuẩn quy định chất lượng về sản phẩm: .........................................15
1.4.6. Quy trình kiểm tra chất lượng ..................................................................18
1.4.7. Kiểm tra chất lượng ống ...........................................................................19
CHƯƠNG 2: CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN
TIỀN PHONG PHÍA NAM ......................................................................................23
2.1. Ống uPVC .......................................................................................................23
2.2. Ống HDPE ......................................................................................................24

iii
2.3. Ống PP-R ........................................................................................................25
2.4. Ống nhựa gân sóng HDPE 2 lớp ....................................................................26
2.5. Phụ kiện đi kèm từng dòng sản phẩm .............................................................26
CHƯƠNG 3: NGUYÊN LIỆU CHÍNH SẢN XUẤT PHỤ KIỆN NỐI ỐNG HDPE
VÀ uPVC ..................................................................................................................28
3.1. Nguyên liệu sản xuất phụ kiện nối ống HDPE ...............................................28
3.1.1. Nguyên liệu PE .........................................................................................28
3.1.2. Thành phần phụ gia ..................................................................................30
3.2. Nguyên liệu sản xuất phụ kiện nối ống uPVC................................................34
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHỤ KIỆN NỐI ỐNG
HDPE VÀ uPVC .......................................................................................................38
4.1. Phụ kiện nối ống HDPE ..................................................................................38
4.1.1. Thiết bị .....................................................................................................38
4.1.2. Sơ đồ khối quy trình công nghệ ...............................................................40
4.1.3. Thuyết minh quy trình sản xuất................................................................40
4.2. Phụ kiện uPVC ...............................................................................................46
4.2.1. Công nghệ ép phun ...................................................................................46
4.2.2. Sơ đồ khối quy trình sản xuất phụ kiện PVC ...........................................48
4.2.3. Thuyết minh quy trình sản xuất phụ kiện uPVC ......................................50
CHƯƠNG 5: LƯU KHO VÀ BẢO QUẢN .............................................................63
5.1. Phạm vi và mục đích áp dụng .........................................................................63
5.2. Bảo quản .........................................................................................................63
5.3. Bốc xếp ...........................................................................................................64
5.4. Vận chuyển .....................................................................................................65
5.5. Xử lý các phụ kiện không phù hợp sau khi nhập kho.....................................65
CHƯƠNG 6: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHẨM VÀ TRONG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT .................................................................................................67
6.1. Phế phẩm (các sản phẩm bị lỗi) và cách tái chế chúng. .................................67
6.2. Quy trình nhận biết lỗi ....................................................................................67
6.3. Các lỗi thường gặp trong quá trình sản xuất ...................................................67

iv
6.3.1. Lỗi ngoại quan ..........................................................................................68
6.3.2. Lỗi kích thước ..........................................................................................69
6.3.3. Lỗi cơ tính ................................................................................................70
CHƯƠNG 7: CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ NÂNG CAO
NĂNG SUẤT SẢN XUẤT .......................................................................................72
7.1 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện .........................................................72
7.2 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng nước ........................................................73
7.3 Các giải pháp nâng cao năng suất sản xuất .....................................................74
KẾT LUẬN ...............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77

v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1:Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong phía Nam ..........................3
Hình 1.2: Tình hình kinh doanh công ty những năm gần đây ....................................5
Hình 1.3: Thị trường tiêu thụ ......................................................................................6

Hình 2.1:Ống nong trơn - Ống nong gioăng .............................................................23


Hình 2.2:Ống HDPE .................................................................................................24
Hình 2.3:Ống PP-R ...................................................................................................26
Hình 2.4:Ống gân sóng 2 lớp ....................................................................................26
Hình 2.5:Nối thẳng ren ngoài-Nối góc 45o-Nối góc 90o ...........................................27

Hình 3.1:Hạt nhựa PE ...............................................................................................29


Hình 3.3:Hạt PPA......................................................................................................30
Hình 3.4:Chất độn CaCO3 ........................................................................................31
Hình 3.5: Chất chống oxy hoá Sodium Ascorbyl Phosphate ....................................33
Hình 3. 6:Hạt nhựa màu ............................................................................................34
Hình 3.7: PVC resin - PVC tái chế ...........................................................................35

Hình 4.1:Máy cắt ống HDPE ....................................................................................38


Hình 4.2:Máy hàn phụ kiện SHG 315.......................................................................39
Hình 4.3:Máy cắt ống và phụ kiện sau khi cắt góc ...................................................41
Hình 4.4:Sản phẩm phụ kiện nghiêng 45o .................................................................41
Hình 4.5:Sản phẩm phụ kiện nghiêng 90o ................................................................42
Hình 4.6:Sản phẩm phụ kiện 3 chạc 90o ...................................................................44
Hình 4.7:Giai đoạn khoả và ghép ống.......................................................................46
Hình 4 8:Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất phụ kiện nối ống uPVC ............49
Hình 4.9:Giai đoạn đưa nguyên liệu vào Silo ...........................................................50
Hình 4. 10: CB nguồn máy hút & máy sấy ...............................................................51
Hình 4.11:Giai đoạn sấy hạt nguyên liệu ..................................................................51
Hình 4.12:Phễu cấp liệu và quạt sấy ẩm ...................................................................52
Hình 4.13:Trục vis ....................................................................................................53
Hình 4.14:Van một chiều ..........................................................................................55
Hình 4.15:Vòi phun ...................................................................................................56
Hình 4.16:Khuôn mẫu ...............................................................................................56
Hình 4.17:Bộ phận kẹp khuôn ..................................................................................57
Hình 4.18:Hệ thống kẹp trục khuỷu ..........................................................................57
Hình 4.19:Khuôn đóng-Khuôn mở ...........................................................................58
Hình 4.20:Hệ thống hỗ trợ ép phun ..........................................................................59

vi
Hình 4.21:Hệ thống thuỷ lực .....................................................................................60
Hình 4.22:Màn hình hiển thị các nút điều khiển .......................................................61
Hình 4.23: Máy băm - máy nghiền............................................................................62

Hình 5.1:Các phụ kiện thành phẩm ...........................................................................63


Hình 5.2:Đóng gói các loại phụ kiện ........................................................................64

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1:Ưu nhược điểm của uPVC .........................................................................23
Bảng 2.2:Ưu nhược điểm của HDPE ........................................................................24
Bảng 2.3:Ưu nhược điểm của PP-R ..........................................................................25
Bảng 3.1:Lỗi ngoại quan sản phẩm phụ kiện ............................................................68
Bảng 3.2:Lỗi kích thước…………………………………………………………...69
Bảng 3.2:Lỗi cơ tính……………………………………………………………….70

vii
LỜI MỞ ĐẦU

Khoa học công nghệ phát triển là một bước tiến lớn của nhân loại và kéo theo
đó là các sản phẩm của ngành công nghiệp cũng được trọng dụng không kém. Trong
đó chất dẻo trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng
như không thể thay thế được là gỗ, kim loại, silicat… Ngành công nghiệp nhựa ngày
càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các nước, trong đó
có Việt Nam.

Những doanh nghiệp nhựa nội địa đã và đang đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhà
xưởng liên kết với các công ty nước ngoài để tập trung sản xuất cho thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu. Những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao như ống dẫn dầu,
đồ nhựa cho ôtô và máy vi tính cũng đã được các doanh nghiệp nhựa Tiền Phong,
Phương Đông, Tân Tiến, Bình Minh sản xuất thành công.

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được thành lập vào năm 1960,
là một trong những công ty đi đầu trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa tại Việt
Nam. Trải qua nhiều thời kỳ thay đổi và ngày càng phát triển, công ty Nhựa Thiếu
niên Tiền Phong đã đưa ra nhiều loại sản phẩm mang lại dấu ấn trong lòng khách
hàng như: ống nhựa PVC, HDPE, PP-R, phụ tùng, phụ kiện đi kèm nhựa PVC, HDPE,
PP -R…Ngoài việc tham gia sản xuất đẩy mạnh nền kinh tế đất nước, Nhựa Thiếu
Niên Tiền Phong còn tạo điều kiện cho các kỹ sư trong tương lai của đất nước là
chúng em có cơ hội tham quan, thực tập và truyền đạt kinh nghiệm cho chúng em.

Qua sự nghiên cứu và tìm tòi học hỏi về công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên
Tiền Phong phía Nam đã giúp chúng em hiểu thêm về công ty, các thiết bị và các quy
trình sản xuất ống nhựa. Đặc biệt, chúng em được tìm hiểu sâu sắc hơn về quy trình
sản xuất phụ kiện nhựa ở xưởng nhà máy.

1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN
TIỀN PHONG PHÍA NAM

1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam.
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được thành lập ngày 19/05/1960.
Hiện nay, công ty đã thiết lập 06 nhà máy từ Bắc tới Nam để nâng cao năng lực sản
xuất, thoả mãn nhu cầu thiết yếu của thị trường.

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam


- Gồm 04 nhà máy với - Gồm 01 nhà máy với - Gồm 02 nhà máy
tổng diện tích gần tổng diện tích đạt với tổng diện tích
350.000 m2 62.089,3 m2 gần 15.000 m2
- Năng lực sản xuất: - Năng lực sản xuất: - Năng lực sản xuất:
80.000 tấn/1 năm 15.000 tấn/1 năm lên đến 60.000 tấn/1
- Tổng số CBCNV: - Tổng số CBCNV: 125 năm
1.400 người người - Tổng số CBCNV:
359 người

Ngày 24/09/2007, Công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong tại khu vực phía nam
đã xây dựng nhà máy đầu tiên trên diện tích 5 ha tại Khu công nghiệp Đồng An 2,
Bình Dương. Nhà máy được trang bị hệ thống máy móc dây chuyền hiện đại đạt hệ
thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2008 do tổ chức Bureau Veritas chứng
nhận, sản xuất đầy đủ các loại sản phẩm ống nhựa uPVC, PPR và HDPE phục vụ thị
trường các tỉnh từ Huế trở vào Cà Mau. Đây là bước tiến đầu tiên của nhựa Tiền
Phong trong chiến lược phát triển thị trường nội địa.
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu đa
dạng hóa của thị trường với hơn 10,000 loại sản phẩm ống và phụ kiện đồng bộ thông
qua ba dòng sản phẩm nhựa chính là PVC, HDPE và PP-R.
Với thương hiệu mạnh, sản phẩm chất lượng, năng lực sản xuất lớn và nhiệt huyết
cao của một tập thể vững mạnh, nhựa Tiền Phong tự tin vượt qua mọi thách thức để
tiếp tục tỏa sáng và ngày càng vươn cao, vươn xa trên thị trường trong nước và quốc
tế.

2
Ngày 05/07/2017, Tiền Phong Nam ký kết hợp tác toàn diện với công ty
Sekisui Chemical của Nhật Bản, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ
hợp tác đầu tư với các đối tác lớn. Với vị thế ngày càng được khẳng định tại khu vực
tiếp tục ngày càng bay cao, vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Năm 2019, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam đã mở
rộng thêm xưởng sản xuất với diện tích 11 ha nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất với
những trang thiết bị ngày càng hiện đại, tăng năng xuất cùng với chất lượng để phục
vụ cho đất nước Việt Nam.

Hình 1.1:Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong phía Nam
Với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty
• Tầm nhìn: Dẫn dắt thị trường nhựa Việt Nam và khu vực.
• Sứ mệnh: Mang lại những sản phẩm chất lượng cao bằng việc ứng dụng các
công nghệ tiên tiến đầu tư ở quy mô lớn.
• Giá trị cốt lõi
- Uy tín qua từng hành động
- Chất lượng trên từng sản phẩm
- Đồng hành và chia sẻ cùng đối tác
- Trách nhiệm với cộng đồng

3
• Văn hóa công ty:
- Mỗi người lao động trong công ty đều nỗ lực phấn đấu phục vụ khách hàng tốt nhất
- Giữ gìn và phát triển thương hiệu Nhựa Tiền Phong là nhiệm vụ của mỗi CBCNV
- Kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước
- Lợi ích của mỗi thành viên gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp
- Đoàn kết, hợp tác trong công việc, quan tâm chia sẻ trong cuộc sống.
Về cơ cấu tổ chức của công ty và bố trí nhân sự

Với mục tiêu chiến lược “Có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất
lượng, trở thành đơn vị hàng đầu về nhựa” công ty hứa hẹn sẽ đạt được mục tiêu
chiếm lĩnh thị trường nhựa miền Nam.

Trong định hướng phát triển lâu dài, Nhựa Tiền Phong đặt ra mục tiêu tăng trưởng
10-17% mỗi năm và luôn gắn liền với tôn chỉ "Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền
lợi chính đáng cho người tiêu dùng".

4
Kế hoạch kinh doanh 2023 với mục tiêu doanh thu đạt 5.875 tỷ và lợi nhuận trước
thuế 535 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và giảm 5% so với cùng kỳ. Tỷ lệ cổ tức cho năm
2023 dự kiến là 20% bằng tiền.

Hình 1.2: Tình hình kinh doanh công ty những năm gần đây
Trong gần 63 năm hoạt động, Nhựa Tiền Phong đã xây dựng được thương hiệu mang
tính biểu tượng, có tầm ảnh hưởng rất lớn trong ngành ống và phụ tùng ngành nước
nói riêng, ngành xây dựng nói chung. Thương hiệu Nhựa Tiền Phong còn không
ngừng được củng cố và lớn mạnh thông qua các hoạt động vì cộng đồng như “Cầu
nối yêu thương” và những chương trình thiện nguyện khác.

1.2. Thị trường tiêu thụ

Các chủng loại sản phẩm ống nhựa PVC, HDPE, PP-R mang thương hiệu
Nhựa Tiền Phong đã trở thành biểu tượng về chất lượng trong các lĩnh vực cung cấp
nước sạch, tiêu thoát nước thải phục vụ nhu cầu dân dụng và sử dụng trong các ngành
xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp… không chỉ tại Việt Nam mà còn tại thị trường
nước ngoài như Lào, New Zealand, Hồng Kông,...Do vậy, công ty đã đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa tại 5 nước :Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar.

5
Hình 1.3: Thị trường tiêu thụ

Ngoài ra, với mạng lưới tiêu thụ gồm 12 Trung tâm phân phối, gần 400 đơn vị bán
hàng và hơn 26.000 điểm bán trên toàn quốc, sản phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang
có mặt ở các miền trên cả nước, đặc biệt tại miền Bắc, sản phẩm Nhựa Tiền Phong
đang chiếm 70-80% thị phần ống nhựa.

1.3. Nội quy an toàn và vệ sinh lao động

1.3.1.Đối tượng áp dụng.


Điều 1.1: Tất cả CBCNV (Cán bộ công nhân viên) đang làm việc tại công ty dưới
mọi hình thức ký kết hợp đồng lao động (kể cả người lao động trong thời gian thực
tập, thử việc hoặc học nghề.
Điều 1.2: Những cá nhân, tập thể đơn vị dịch vụ hợp đồng thuê ngoài khác tham quan,
liên hệ công việc trong khu vực nhà máy sản xuất của công ty phải thực hiện nghiêm
túc nội quy an toàn lao động – vệ sinh lao động này.

6
1.3.2. Quy định chung về an toàn lao động.
Điều 2.1: Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế bảo hộ lao động của công ty và
các quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn với vệ sinh lao động.
Điều 2.2: Những hành vi nghiêm cấm:
− Nghiêm cấm những người không có trách nhiệm vào khu vực sản xuất, khu vực có
biển báo cấm.
− Nghiêm cấm người có mùi rượu bia vào công ty.
− Nghiêm cấm ăn uống tại khu vực sản xuất.
− Nghiêm cấm hút thuốc lá trong xưởng sản xuất của công ty (trừ khu vực được
phép).
Điều 2.3: CBCNV công ty, khi mới nhận việc hoặc chuyển từ công việc này sang
công việc khác đều phải được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp
với công việc được giao.
Điều 2.4: CBCNV làm việc tại công ty đều phải tích cực học tập về công tác an toàn
lao động, vệ sinh lao động.
Điều 2.5: CBCNV phải mang đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân đã được cấp phát.
Điều 2.6: CBCNV chỉ được vận hành máy, thiết bị theo đúng trình tự đã được hướng
dẫn, huấn luyện.
Điều 2.7: CBCNV phải thực hiện sự chỉ dẫn của các bảng dẫn, bảng cấm về việc vận
hành treo tại nơi sản xuất hoặc gắn ở máy, thiết bị.
Điều 2.8: Khi sửa chữa máy móc thiết bị, hệ thống điện, phải đặt biển báo, tín hiệu
hoặc ngăn cách khu vực dễ gây tai nạn để mọi người được biết, khi làm việc trên cao
phải đeo dây an toàn.
Điều 2.9: CBCNV không được tự ý sử dụng, sửa chữa các máy, thiết bị khi chưa
được huấn luyện về quy tắc an toàn và quy định vận hành máy, thiết bị đo.
Điều 2.10: CBCNV phải báo ngay cho cấp quản lý khi máy, thiết bị có sự cố hay nghi
ngờ có sự cố.

7
Điều 2.11: Khi chuẩn bị vận hành máy, thiết bị hoặc sau sửa chữa, phải xem còn chi
tiết, dụng cụ nào nằm trên máy hay không và không có người đứng trong phạm vi
nguy hiểm mới được vận hành máy.
Điều 2.12: CBCNV phải lập tức rời bỏ khu vực nguy hiểm và báo ngay cho cấp quản
lý khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại khu làm việc của mình.
Điều 2.13: Những máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được đăng
ký và kiểm định với cơ quan chức năng theo quy định.
Điều 2.14: Khi xảy ra sự cố, tai nạn CBCNV có mặt tại hiện trường phải:
− Khẩn cấp dừng máy, hoặc tắt điện tại nơi có tai nạn nếu người bị nạn có liên quan
đến vận hành máy, thiết bị hoặc sửa chữa máy, thiết bị, hệ thống điện.
− Khẩn trương sơ cứu nạn nhân và báo ngay cho cấp quản lý.
− Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý.
− CBCNV có nghĩa vụ thông báo và khai báo với công ty về sự cố tai nạn lao động
về việc vi phạm nguyên tắc an toàn lao động xảy ra tại công ty.

1.3.3. Quy định về vệ sinh lao động.


Điều 3.1: Trong giờ làm việc, CBCNV phải mang mặc đầy đủ các quần áo, giày, mũ
và đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động khác đã được cấp phát.
Điều 3.2: CBCNV phải giữ gìn gọn gàng, sạch sẽ nơi làm việc của mình, vệ sinh công
nghiệp khu vực, vệ sinh máy, thiết bị.
Điều 3.3: Các loại nguyên vật liệu, phế liệu, rác thải, phế thải phải được thu gom và
để đúng nơi quy định.
Điều 3.4: CBCNV phải có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và nhắc nhở mọi người giữ
vệ sinh chung. Thực hiện đúng quy định khu vực vệ sinh ăn uống và các nơi công
cộng khác.
Điều 3.5: CBCNV phải tham gia đầy đủ chương trình phòng dịch bệnh và khám sức
khỏe định kỳ do công ty tổ chức.
Điều 3.6: CBCNV phải khai báo với công ty về bệnh của mình để chữa trị.
Điều 3.7: CBNVC chỉ được làm việc ở trạng thái cơ thể, tâm lý bình thường.

8
Cấp quản lý cán bộ có thể buộc cán bộ công nhân viên dừng công việc khi phát hiện
có sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy và các chất tương tự.
Điều 3.8: CBCNV chỉ được phép vận hành máy, thiết bị khi trạng thái, cơ thể tâm lý
bình thường. Trong khi thực hiện công việc, nếu CBCNV cảm thấy cơ thể không bình
thường có thể dẫn đến mất an toàn thì phải báo ngay cho cấp quản lý để giải quyết
kịp thời.
Điều 3.9: CBCNV có trách nhiệm thông báo và khai báo với công ty về việc vi phạm
nguyên tắc vệ sinh lao động.

1.3.4. Quy định thực hành 6s.

“6s” là 6 hành động giúp môi trường làm việc trở nên chuyên nghiệp hơn. Trong sản
xuất, 6 hành động này là một chiến lược tinh gọn giúp không gian nhà máy luôn ngăn
nắp, sạch sẽ và có tổ chức. Phương pháp này dù đã có từ rất lâu về trước nhưng lợi
ích thì vẫn còn tồn tại ngay cả với điều kiện như ngày nay. Tên gọi 6s xuất phát từ
những chữ cái bắt đầu từ “S”.

− Sàng lọc (Seiri): có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây là
bước đầu tiên cần làm trong thực hành 6s. Nội dung của S1 là người phụ trách có
trách nhiệm nhận dạng các nguyên liệu, vật tư, thiết bị,...không cần thiết sẽ hủy bỏ
hoặc tái sử dụng.

− Sắp xếp (Seiton): Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp
theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy,
dễ lấy, dễ trả lại.

− Sạch sẽ (Seiso): Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc
tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm
việc. S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời
nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).

9
− Săn sóc (Seiketsu): Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4,
các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn
thiện 6S trong doanh nghiệp.

− Sẵn sàng (Shitsuke): Thực hiện các biện pháp khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, hướng
dẫn, cải tiến liên tục để duy trì nếp sống chuẩn mực của công ty.

− An toàn (Safety): Xây dựng môi trường làm việc an toàn, không tai nạn, không tồn
đọng những nguy cơ gây tai nạn.

1.4. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng của công ty

1.4.1. Chính sách chất lượng của công ty


Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong phía Nam tự hào với sứ mệnh
“Mang lại những sản phẩm chất lượng cao bằng việc ứng dụng các công nghệ tiên
tiến và đầu tư ở quy mô lớn”.

Công ty luôn coi trọng việc xây dựng và ứng dụng các hệ thống, công cụ quản lý chất
lượng tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ từ
khâu nguyên liệu đến quá trình sản xuất và sản phẩm.

Năm 2010, công ty đã chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008 và đến nay Nhựa Tiền Phong đã ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2015 cũng như đẩy mạnh đầu tư những dây chuyền sản xuất máy móc, thiết
bị hiện đại nhất từ các quốc gia Châu Âu và Châu Á nhằm đảm bảo “Uy tín trên từng
sản phẩm”

1.4.2. Phòng quản lý chất lượng

❖ Nhiệm vụ:

- Phòng QLCL có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm và hỗ trợ các bộ phận
khác những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.

10
- Quản lý, sử dụng các thiết bị thí nghiệm. Thử nghiệm và lập báo cáo kết quả thí
nghiệm.

- Thực hiện việc soạn thảo và lưu trữ các tài liệu liên quan đến phòng QLCL hệ thống
chất lượng của Công ty theo TCVN ISO 9001.

❖ Sơ đồ tổ chức phòng QLCL:

Trưởng Phòng
QLCL

Phó Phòng Trưởng


QLCL PTN

Tổ trưởng Tổ trưởng Nhân viên Nhân viên


QLCL Ca QLCL HC QLCL QLKT

Nhân viên Nhân viên Nhân viên


QLCL Ca QLCL HC thử nghiệm

1.4.3. Phòng thử nghiệm (PTN)


❖ Nhiệm vụ

- Thử nghiệm và kiểm tra các tính chất cơ lý của các mẫu thử và thiết bị tiếp nhận từ
yêu cầu, đề xuất thử nghiệm từ Nhà máy sản xuất (NMSX), phòng CSKH, …và bên
ngoài công ty theo các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm được duyệt và chọn bởi
Trưởng PTN.
- Tuân thủ theo đúng các trình tự, hướng dẫn và quy định của hệ thống, theo đó thống
kê báo cáo, phản hồi và lưu trữ kết quả theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
- Bảo mật thông tin thử nghiệm theo đúng quy định.

❖ Sơ đồ tổ chức phòng thử nghiệm PTN:

11
Trưởng PTN

Nhân viên Nhân viên QL


QLCL kỹ thuật

Nhân viên thử


nghiệm

1.4.4. Tiêu chuẩn quy định chất lượng về nguyên liệu


a) Nguyên liệu ống HDPE:

❖ Yêu cầu kỹ thuật:


- Cảm quan:

➢ Hạt PE sản xuất ống và phụ tùng phải có màu đen.

➢ Hạt PP-R phải có màu ghi sáng hoặc trắng.

➢ Kích thước hạt tương đối đồng đều, không lẫn tạp chất.

- Phương pháp kiểm tra: kiểm bằng mắt và so sánh với mẫu chuẩn.

Tiến hành thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 1133-1[1]

1 Plastics - Determination of the melt mass-flow rate (MFR) and melt volume-flow rate (MVR) of
thermoplastics - Part 1: Standard method

12
Nguyên liệu Đơn vị Yêu cầu MFR Điều kiện thử nghiệm

HDPE – PP-R g/10 phút 0.15 - 0.3 Tải trọng 5kg: T°=190°C

Tiến hành thí nghiệm theo tiêu chuẩn EN 12099 [2]

STT Nguyên liệu Đơn vị Hàm lượng chất bay hơi

1 Hạt PE - PP khi nhập ppm ≤ 600


kho

2 Hạt PE – PP sau khi sấy ≤ 350

b) Nguyên liệu ống uPVC:

❖ Yêu cầu kỹ thuật:


- Cảm quan: kiểm tra bằng mắt, so sánh với mẫu chuẩn, bột PVC có màu trắng,
không có tạp chất.

Tiến hành thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 60:1977

Nguyên liệu Sản phẩm Đơn vị Chi tiết kỹ thuật

Bột PVC ống uPVC g/mL Db=0.5-0.6

2Plastics piping systems - Polyethylene piping materials and components - Determination of


volatile content

13
Tiến hành thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 1269 :2006 [3]

Nguyên liệu Sản phẩm Đơn vị Chi tiết kỹ thuật

Bột PVC ống uPVC % ≤ 0.2

❖ Quy trình kiểm tra chất lượng của nguyên liệu

Nhu cầu
Phòng mua hàng kiểm hàng

Phòng QLCL và Kiểm tra


kho nguyên liệu sơ bộ

Đạt

Đánh giá Chưa đạt


Phòng QLCL nguyên liệu

Đạt

Thông báo
Phòng QLCL và kết quả và
phòng mua hàng lưu hồ sơ

3Plastics — Determination of apparent density of material that can be poured from a specified
funnel

14
1.4.5. Tiêu chuẩn quy định chất lượng về sản phẩm:
Tiêu chuẩn các loại ống HDPE

a) Tiêu chuẩn ống gân sóng 2 lớp HDPE (hay HDPE 2 vách xoắn)
- Về màu sắc: ống nhựa PE màu đen
- Về cảm quan:
➢ Thành trong của ống phải trơn phẳng, không được gợn sóng hay
điểm hạt, bước xoắn của ống phải đều nhau
➢ Đầu ống được cắt vuông góc với trục, không có ba via và vệ sinh
sạch sẽ bụi bẩn trong trong lòng ống và các mặt cưa.
➢ Cho phép các vết keo không đều nhưng không được gây hở mép
(độ rộng đường keo thay đổi).
- Về độ cứng: được xác định bằng cách đo lực và độ biến dạng của ống khi ống
bị làm cho biến dạng với tốc độ không đổi
- Về kích thước: các ống được xác định chiều dài và đường kính trong của mẫu
thử, cắt thành cây có chiều dài 8000 ±20 mm.[4]
- Về độ nén: đầu nén chuyển động với tốc độ không đổi tạo độ biến dạng hướng
kính quy định.
b) Tiêu chuẩn ống HDPE 100 (theo tiêu chuẩn ISO 4427 [5]):
- Về màu sắc: ống nhựa PE màu đen có 4 hàng chỉ xanh dọc theo chiều dài ống
(đối với ống có đường kính ≤ 630 mm), có 8 hàng chỉ xanh dọc theo chiều dài ống
(đối với ống có chiều dài ≥ 710 mm).
- Về cảm quan: Màu sắc phải đồng nhất trên toàn bộ chiều dài ống, bề mặt ngoài
của ống phải nhẵn (trong lòng ống có thể sần nhỏ), không có hiện tượng phồng rộp.
- Về độ bền thủy tĩnh:
➢ Ống phải không bị hỏng trong suốt thời gian thử với ứng suất
tác động 12,4 MPa ở nhiệt độ 20°C trong thời gian 100 giờ.
➢ Kích thước mẫu và phương pháp thử theo tiêu chuẩn.

4 Theo tiêu chuẩn ISO 21138-3


5 Plastics piping systems – Polyethylene (PE) pipes and fittings for water supply

15
- Về độ co rút theo chiều dọc: thử nghiệm theo tiêu chuẩn mẫu phải có độ co rút
<3%.
- Về độ giãn dài khi đứt: thử nghiệm theo tiêu chuẩn độ dãn dài khi đứt phải
>350%.
- Về kích thước ống:
➢ Những ống có đường kính < 90 mm được cuộn thành cuộn và
đai lại gọn gàng.
➢ Những ống có đường kính = 90mm được buộc bằng dây nylon.
➢ Những ống có đường kính >90mm được cắt thành cây có chiều
dài 6020 ± 10 mm.
c) Tiêu chuẩn của ống PP-R (theo tiêu chuẩn DIN 8077&8078 )
- Về màu sắc: có màu ghi sáng với 4 đường chỉ xanh hoặc đỏ phân bố đều (trong
đó, ống PP-R PN 10 [6] dùng chỉ xanh để cấp nước lạnh, ống PP-R PN16, PN20 &
PN25 dùng chỉ đỏ để cấp nước nóng). Chữ in trên ống có màu xanh dương.
- Về cảm quan: đồng nhất về màu sắc và độ nhựa hóa trên toàn bộ ống, bề mặt
ống phải nhẵn, không vết xước và các khuyết tật khác, không có lẫn tạp chất nhìn
thấy được. Mặt cắt 2 đầu ống phải vuông góc với trục ống, không có ba via và vệ sinh
sạch sẽ
- Về độ co rút chiều dọc: không được vượt quá 2%
- Về tiêu chuẩn kích thước: chiều dài của 1 cây ống là 4000 ± 10 mm.
d) Tiêu chuẩn của ống uPVC (theo tiêu chuẩn BS EN ISO 1452)
❖ uPVC theo tiêu chuẩn cơ sở
- Về màu sắc: phải đồng nhất (màu xám), không có các đường sọc gây khác
màu trên thành ống, bề mặt trong nhẵn, không có các khuyết tật bề mặt khác. Mặt cắt
hai đầu ống phải vuông góc với trục ống và được làm sạch không có bavia.
- Độ bền Diclometan:
➢ Số lượng mẫu thử : 3 mẫu.

6 PN: Áp suất danh nghĩa – Nominal pressure (bar)

16
➢ Kích thước và phương pháp thử tuân theo yêu cầu của tiêu
chuẩn.
➢ Yêu cầu mẫu thử không có hiện tượng bề mặt bị bong tróc,
phồng rộp, hư hỏng.
➢ Nhiệt độ thử nghiệm: 15± 1°C, thời gian ngâm mẫu 30 phút.
➢ Đánh giá độ nhựa hóa theo hướng dẫn QLCL-HD02-Hướng dẫn
thử nghiệm Diclometan.
- Nhiệt độ mềm hóa Vicat:
➢ Số lượng mẫu thử: 2 mẫu.
➢ Yêu cầu nhiệt độ hóa mềm Vicat không nhỏ hơn 80°C.
- Tính chất cơ học: thực hiện phép thử với 25 lần va đập đầu tiên ở độ bền va
đập 20°C, không có mẫu thử nào hỏng phép thử được xác nhận là đạt yêu cầu.
- Tiêu chuẩn kích thước: chiều dài tiêu chuẩn của một ống là 4000 ± 10mm (kể
cả đầu nong), đối với ống tưới chiều dài 800mm thì quy định chiều dài tiêu chuẩn là
800 ± 5 mm.

17
1.4.6. Quy trình kiểm tra chất lượng

1. Thực tế sản
xuất

- Kiểm tra lần 1 sau khi nhận


ca nếu máy đang chạy ổn định
không hoặc kiểm tra đầu lô trong ca
đạt bắt đầu chuyển lô mới.
2. Kiểm Bỏ phế - Kiểm tra định kỳ: 30ph/1
tra đầu lô hoặc chờ lần.
(đầu ca) xử lí - Kiểm tra các chỉ tiêu: kích
thước, khối lượng, ngoại quan
và chữ in.
đạt

không - Kiểm tra sản phẩm 1 h cuối


đạt của ca trước trong vòng 1 h
Bỏ phế
3.Kiểm tra đầu tiên sau khi nhận ca.
hoặc chờ
định kỳ xử lí - Kiểm tra định kỳ: 2h/1 lần.
- Kiểm tra các chỉ tiêu: kích
thước, khối lượng, ngoại quan,
chữ in, va đập và áp lực.
đạt

không - Kiểm tra lại một số thông báo


đạt theo hướng dẫn kiểm tra trước
4. Kiểm Bỏ phế
tra hành hoặc khi nhập sản phẩm vào kho.
chánh kiểm tra - Kiểm tra lại các chi tiết: kích
thước, khối lượng, ngoại quan,
chữ in, va đập và áp lực.
đạt

Xác nhận chất


lượng và lưu hồ

18
1.4.7. Kiểm tra chất lượng ống

- Kiểm tra chữ in: dựa vào tiêu chuẩn chữ in cho ống gồm các chi tiết như kích
thước chữ, lỗi chính tả.
- Kiểm tra đường kính, bề dày: theo quy cách nguyên liệu, số PN có đúng với
thực tế không.
- Kiểm tra ngoại quan: Dựa theo Tiêu chuẩn cơ sở của ống để kiểm tra, sử dụng
mắt và tay, loại bỏ các ống trong trường hợp sau:

Quan sát bề mặt ống có khuyết tật, vết lõm, có sạn. Nếu các vết sạn, chấm trên bề mặt
ống mà dùng tay cào thử vẫn còn thì phải loại bỏ ống đó.

Dùng tay vuốt dọc chiều ống xem có hiện tượng gợn sóng, nhăn, sần, rạn nứt, lồi lõm,
sọc không. Nếu dùng ta đẩy nhẹ mẫu thử vào đầu nong, lắc nhẹ, quan sát có bị hở
không.

Dùng tay sờ phía trong lòng ống xem có các đường sọc hay gì khác thường không.

Đối với các ống đường kính < 114mm thì lòng ống phải phẳng, nhìn phía trong
lòng ống nếu thấy vết gợn sóng, đường gò trong lòng ống lớn hơn 0.1mm hay thấy
ống có hiện tượng sần, thẹo thì loại bỏ.

- Quan sát mặt cắt ống: mặt cắt ống phải phẳng, không chấp nhận các vết mẻ,
xéo mặt, lưỡi gà, bavia ngay phần trước mặt cắt ống.
- Kiểm tra đường kính ống: dùng thước kẹp đo ít nhất 4 lần đường kính vòng
quanh ống và lấy giá trị trung bình.
- Kiểm tra chiều dày ống: dùng thước kẹp đo ít nhất 8 điểm chiều dày vòng
quanh ống trên cùng một mặt ống và ghi nhận lại chiều dày bé nhất. Khi phát hiện
ống có hiện tượng dày mỏng hơn chuẩn cho phép thì phải tiến hành chỉnh sửa ngay.
Không thể chấp nhận hiện tượng này trong một khoảng thời gian dài (hơn 8 giờ).
- Kiểm tra độ oval: dùng thước kẹp đo ít nhất 4 lần đường kính và lấy giá trị lớn
nhất trừ giá trị bé nhất.

19
- Kiểm tra chiều dài ống: dùng thước kéo đo gắn vào 1 đầu ống và kéo dài đến
đầu ống kia. Chiều dài cắt ống phải tràn theo quy định trong các tiêu chuẩn cơ sở
tương ứng.
- Kiểm tra tính chất cơ lí và hóa tính:
➢ Thử khả năng chịu áp lực
➢ Thử khả năng chịu va đập
➢ Thử độ bền trong dung môi Dichloromethane
➢ Thử nghiệm độ co rút sản phẩm
❖ Quy trình kiểm soát các chỉ tiêu cơ-hóa lý của sản phẩm
Áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn mà công ty đang áp dụng cho loại sản phẩm tại nhà
máy.
Đối với các chỉ tiêu phòng thử nghiệm nhà máy tự đáp ứng về yêu cầu thử nghiệm
thì phòng QLCL chủ động kiểm soát các chỉ tiêu được công bố với tần suất như sau:
- Xác định kích thước sản phẩm
Tần suất thử nghiệm là 1 lần/lô sản xuất. Nếu lô sản xuất chạy dài trên 5 ngày
thì lặp lại thử nghiệm vào ngày thứ 5 của lô sản xuất.
- Độ bền Dichlorometan
Tần suất thử nghiệm là 1 lần/lô sản xuất. Nếu lô sản xuất chạy dài trên 5 ngày
thì lặp lại thử nghiệm vào ngày thứ 5 của lô sản xuất.

- Hàm lượng chất bay hơi, tỷ trọng biểu kiến, chỉ số chảy
➢ Thử nghiệm cho HDPE và PP-R.
➢ Tần suất thử nghiệm tối thiểu 1 lần/ đợt nguyên liệu nhập về.
- Độ bền va đập ở 20oC
➢ Chỉ áp dụng cho các sản phẩm uPVC sản xuất theo tiêu chuẩn AS/NZS
1477 :2006.
➢ Tần suất thử nghiệm là 1 lần/lô sản xuất. Nếu lô sản xuất chạy dài trên
5 ngày thì lặp lại thử nghiệm vào ngày thứ 5 của lô sản xuất.
- Độ bền va đập ở 0oC

20
➢ Chỉ áp dụng cho các sản phẩm uPVC, trừ các ống sản xuất theo tiêu
chuẩn AS/NZS 1477:2006.
➢ Tần suất thử nghiệm là 1 lần/lô sản xuất. Nếu lô sản xuất chạy dài trên
5 ngày thì lặp lại thử nghiệm vào ngày thứ 5 của lô sản xuất.
- Độ bền áp suất bên trong
➢ Tần suất thử nghiệm là 1 lần/lô sản xuất. Nếu lô sản xuất chạy dài trên
5 ngày thì lặp lại thử nghiệm vào ngày thứ 5 của lô sản xuất.
➢ Đối với ống HDPE 100 áp suất thử nghiệm là 2.1xPN thời gian thử
nghiệm là 1 giờ, hàng tháng phòng QLCL sẽ chọn một mẫu bất kì để
thử 100 giờ.
➢ Đối với ống HDPE 80 áp suất thử nghiệm là 2.3xPN thời gian thử
nghiệm là 1 giờ, hàng tháng phòng QLCL sẽ chọn một mẫu bất kỳ để
thử 100 giờ.
- Sự thay đổi kích thước theo chiều dọc.
Tần suất thử nghiệm 1 lần/máy/ngày. Luân phiên các máy sao cho trong tháng
máy nào cũng được thử nghiệm (trừ trường hợp máy đó không chạy, hoặc chạy các
quy cách không được phép thực hiện).

- Độ co rút của sản phẩm:


Thực hiện với sản phẩm lấy từ đầu lô sản xuất đã được ổn định trong vòng 24h, áp
dụng đối với mẫu thử có chiều dày từ 16 mm trở xuống.
- Chiều dài mẫu thử : 200 20 mm.
- Dùng mũi dao vạch lên mẫu thử 2 vạch cách nhau 100mm, tương ứng với bề mặt
thử ở các khoảng cách bằng nhau từ 2 đầu đoạn ống.
- Chuẩn bị 3 mẫu thử tương tự cho mỗi loại ống.
Tiến hành:
- Điều hòa mẫu thử ở nhiệt độ 23 +2°C.
- Sau đó đưa các mẫu thử vào tủ sấy sao cho chúng không chạm vào thành hoặc
đáy của tủ và không hạn chế sự thay đổi kích thước.

21
- Nhiệt độ duy trì của uPVC 10 + 2°C trong thời gian 60 phút đối với ống có đường
kính 8 mm và 120 phút đối đường kính < 16 mm.
- Sau khi đủ thời gian, lấy các mẫu ra khỏi tủ sấy và làm nguội đến 23+2°C, để ổn
định trong vòng ít nhất 2 giờ.

22
CHƯƠNG 2: CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU
NIÊN TIỀN PHONG PHÍA NAM

2.1. Ống uPVC


uPVC là tên viết tắt của “unplasticized PolyVinyl 34 Clorua”. Ống uPVC có
thành phần chính là bột PVC và các chất phụ gia cần thiết như chất chống tia tử ngoại
UV, bột màu, chất ổn định nhiệt, chất tạo độ trơn,...
Ống nhựa uPVC Tiền Phong được sản xuất theo các tiêu chuẩn:
- BS EN ISO 1452:2009
- AS/NZS 1477:2006
- TC TPN-TCCS 01.13
Đặc điểm cấu tạo dạng thanh, có cấu trúc dạng hộp, được chia thành nhiều khoảng
trống có chức năng cách âm, cách nhiệt, tạo độ bền cho sản phẩm. Sản phẩm có nhiều
đường kính, độ dày khác nhau chẳng hạn có đường kính từ Ø21 mm đến Ø125 mm
7
. Các đơn đặt hàng ống có đường kính trên 125mm phải liên hệ với công ty để đặt
hàng.

Hình 2.1:Ống nong trơn - Ống nong gioăng

Bảng 2.1:Ưu nhược điểm của ống uPVC

Ưu điểm Nhược điểm

- Nhẹ , dễ dàng vận chuyển, thi công, lắp - Độ bền nhiệt rất kém, nếu để dưới trời
đặt. nắng trong thời gian dài sẽ gây tình trạng
- Mặt trong ngoài ống bóng, hệ số ma sát giòn, gãy vỡ ống
nhỏ. - Ống nhựa uPVC thải ra khói độc khi bị
- Khả năng chịu ăn mòn, chịu nhiệt độ từ nung chảy hoặc bị hỏa hoạn.

7 Theo tiêu chuẩn BS EN ISO 1452:2009

23
0 - 45°C [8]
- Độ bền cơ tính cao, không thấm nước.
- Khả năng chịu va đập và áp lực tốt, cách
điện tốt, khó bắt cháy.
- Giá thành và chi phí lắp đặt thấp hơn rất
nhiều so với các dòng ống nhựa khác trên
thị trường.

2.2. Ống HDPE

HDPE là tên viết tắt của high density polyethylene. Sản phẩm ống nhựa HDPE Tiền
Phong có đường kính từ Ø = 20 mm đến Ø = 1200 mm, áp lực từ PN6 đến PN20
(bar), chiều dài đường ống HDPE có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Các
loại ống HDPE: ống HDPE sọc xanh, ống nhựa đen, ống nhựa HDPE 2 lớp, ống nhựa
dẫn nước sạch, ống thoát nước thải, ống nhựa chịu áp lực HDPE được sản xuất theo
tiêu chuẩn ISO 4427:2007

Hình 2.2:Ống HDPE


Bảng 2.2:Ưu nhược điểm của ống HDPE

Ưu điểm Nhược điểm

- Nhẹ, dễ dàng vận chuyển và thi công. - Khối lượng và kích thước của ống
- Mặt trong, ngoài ống bóng, hệ số ma sát nước HDPE thường tương đối lớn nên
nhỏ, hệ số truyền nhiệt thấp, khả năng thiếu sự linh hoạt trong việc lắp đặt và
chống chịu các điều kiện thời tiết. thi công.

8
Tiêu chuẩn BS EN ISO 1452 – hệ inch

24
- Có khả năng chịu được nhiệt độ thấp tới - Chi phí cho loại ống này khá cao nên
- 40°C. ống nước HDPE trơn thường được sử
- Độ bền cơ học và độ chịu va đập cao, độ dụng cho các công trình, dự án có quy
uốn cao, khả năng chịu mài mòn cao. - mô lớn.
Chi phí thấp thế, tuổi thọ cao

2.3. Ống PP-R

Ống nhựa PP-R Tiền Phong được dùng trong các công trình phục vụ cho phần
cấp nước, chẳng hạn bình nóng lạnh, hoặc đầu nối bồn nước inox, chịu nhiệt
cao,...hiện nay sản phẩm đang dần thay thế các loại ống kim loại hay bị rỉ sét. Sản
phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 8078:2008. Sản phẩm ống PP-R Tiền Phong
hiện nay được chia thành 2 loại: ống nóng (có vạch màu đỏ trên thân ống) và ống
lạnh (có vạch màu xanh trên thân ống).

Bảng 2.3:Ưu nhược điểm của ống PP-R

Ưu điểm Nhược điểm

- Dùng để vận chuyển chất lỏng, chất khí, - Đòi hỏi trình độ, chi phí thi công lắp
trọng lượng nhẹ, dễ di chuyển. đặt cao
- Độ bền cơ học và độ chịu va đập cao, có - Chưa được đa dạng kích thước so với
thể sử dụng ở nhiệt độ từ 70°C đến 95°C ống HDPE
[9]. - Giá thành cao nhất trong ba loại ống.
- Đóng cặn và tỷ trọng ống thấp, hệ số
giãn nở nhiệt lớn hơn so với ống kim loại.
- Tuổi thọ cao trên 50 năm, chi phí lắp đặt
thấp

9 Theo tiêu chuẩn DIN 8078:2008

25
Hình 2.3:Ống PP-R

2.4. Ống nhựa gân sóng HDPE 2 lớp


Ống nhựa gân sóng HDPE: ống nhựa đen, nhựa HDPE 2 lớp, đáp ứng cho nhu cầu
sử dụng thoát nước cho các nhà xưởng công nghiệp, hoặc dân dụng. Ống nhựa HDPE
gắn sóng 2 lớp được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN EN 13476-3:2007.

Hình 2.4:Ống gân sóng 2 lớp

2.5. Phụ kiện đi kèm từng dòng sản phẩm

Gồm các sản phẩm như: ba chạc 90°, 45°; ống nối góc 90°, 45°; ống nổi thẳng chuyển
bậc; ba chạc chuyển bậc, đầu bịt, nút bịt ren ngoài, bạc chuyển bậc.... Phụ kiện có
tính chất hóa học và điều kiện sử dụng giống như ống dẫn thẳng nhưng chịu được áp

26
suất cao hơn, độ dày lớn hơn. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu sử dụng tại các công trình
hoặc nhà máy lớn, các phụ kiện HDPE đã được sản xuất theo yêu cầu.

Hình 2.5:Nối thẳng ren ngoài-Nối góc 45o-Nối góc 90o

27
CHƯƠNG 3: NGUYÊN LIỆU CHÍNH SẢN XUẤT PHỤ KIỆN NỐI ỐNG
HDPE VÀ uPVC

3.1. Nguyên liệu sản xuất phụ kiện nối ống HDPE

Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất ống nhựa là HDPE 100 được nhập từ
các nhà cung cấp như: Lyondellbasell, SCG, Borouge,…

Ống nhựa HDPE được sản xuất từ hạt nhựa HDPE 100 nguyên sinh hay tái chế có
nguồn gốc từ cùng loại nhựa trong quá trình sản xuất tại công ty. Bên cạnh đó, thêm
vào nhựa chất chống oxy hóa, chất ổn định UV, chất tạo màu để phục vụ cho việc sản
xuất theo yêu cầu sử dụng và mục đích kỹ thuật bao gồm khả năng hàn khi cần thiết.
PE100 là loại nhựa PE có độ bền yêu cầu tối thiểu xác định theo tiêu chuẩn
ISO/TR9080 cho 50 năm ở 20°C là 10 MPa.

3.1.1. Nguyên liệu PE

PE là tên viết tắt của polyethylene là một loại nhựa dẻo, cấu trúc tinh thể, được điều
chế bằng phản ứng trùng hợp các monomer etylen, , không tan trong nước, các loại
rượu béo, aceton,…dù ở bất kì nhiệt độ nào, chỉ tan trong dung môi chứa toluen,
xilen,…ở khoảng 70oC, không tác dụng với dung dịch axit, kiềm, brom,…

Polyethylene là một hợp chất gồm nhiều mắc xích ethylene liên kết với nhau bằng
liên kết cộng hoá trị. PE tạo ra từ quá trình trùng hợp các monomer ethylene (C2H4)
với các hệ xúc tác như: Cromoxit, Silic catalyst…

28
Nhựa PE có một số ưu điểm như : Khi nhiệt độ thay đổi thì độ nhớt của PE cũng thay
đổi nên loại nhựa này rất dễ gia công, không hút ẩm, cách điện tốt, không độc hại an
toàn cho người sử dụng,..

Hình 3.1:Hạt nhựa PE


HDPE (High-density polyethylene) có độ kết tinh cao, tỷ trọng cao được tạo thành từ
polymer hoá ở nhiệt độ và áp suất thấp khơi màu bằng Ziegler-Natta hoặc
Metallocene.

Công thức phân tử HDPE

-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-

HDPE có điểm nóng chảy là 137oC và nhiệt độ hóa thủy tinh là -100oC đến -150 oC
độ bền kéo cao gấp 4 lần so với LDPE

Đặc tính nổi trội của hạt nhựa HDPE là loại nhựa có độ bền cực tốt, chống lại sự ăn
mòn tự nhiên như nước, gió, mưa axit…HDPE còn có khả năng kháng nhiệt nổi trội
hơn hẳn so với các vật liệu nhựa thông thường khác, các loại ống nhựa được làm từ
chất liệu HDPE vẫn không thay đổi áp lực ngay cả ở nhiệt độ - 40°C.

HDPE được sản xuất dưới áp suất thấp với các xúc tác như cromoxit được phủ lên
hạt Silicat SiO2 , Silic catalysts. Tỷ trọng 0,941-0,965g/cm3.

29
3.1.2. Thành phần phụ gia

a) Chất trợ gia công (Polymer Processing Aids - PPA).

Chất trợ gia công PPA còn được gọi là Hydroxyamphetamine thuộc nhóm
phenethylamine và amphetamine. Hỗ trợ quá trình gia công các loại polymer (PP, PE,
PET, PA, PVC…), với hàm lượng PPA được thêm vào rất nhỏ.

Chất trợ gia công (PPA) là có thể tăng tốc độ đùn mà không làm tăng nhiệt độ gia
công. Việc sử dụng PPA trong nhiều trường hợp có thể loại bỏ hiện tượng đứt gãy do
nóng chảy xảy ra trong quá trình đùn, làm cho bề mặt ống nhẵn hơn. PPA giúp cải
thiện độ bóng, giúp giảm nhiệt độ nóng chảy và áp suất đùn, loại trừ gel hóa trong
quá trình gia công, loại trừ hiện tượng die build-up, PPA hoạt động như một chất bôi
trơn làm giảm ma sát giữa nhựa nóng chảy và thành của xi lanh. Những lợi ích này
của PPA sẽ giúp cải thiện công suất (khoảng 10-15% công suất được tăng lên nhờ
PPA), tiết kiệm điện năng, tiết kiệm chi phí và lợi nhuận cho nhà sản xuất cũng như
cả thiện chất lượng sản phẩm.

Cơ chế gây ra tác dụng của PPA: khi đưa PPA vào nhựa nền, do sự hình thành liên
kết hydro với các oxide hay hydroxide trên thành thiết bị xylanh (lớp oxide hay
hydroxide này luôn luôn xuất hiện trên bề mặt kim loại ở điều kiện thường có bề dày
2-20 micromet). PPA có xu hướng đi ra bên ngoài và dính vào thành thiết bị xylanh
tạo thành một lớp mỏng lên bề mặt thiết bị (xilanh, trục vít, đầu đùn, trục cán…). Nhờ
vậy nên ma sát giữa lớp nhựa ngoài cùng và thành thiết bị cực kỳ thấp. Chất trợ gia

Hình 3.2:Hạt PPA

30
công hoàn toàn không gây ra bất kỳ phản ứng hay bất lợi nào đối với các loại phụ gia
khác.

b) Chất độn (Filler Masterbatch)

Chất độn chứa 70-80% CaCO3 mịn được trộn với một phần nhựa nguyên sinh và một
vài phụ gia ngành nhựa thích hợp. Hỗn hợp này được đem đi nung nóng ở nhiệt độ
cao cho đến khi tan chảy thành dạng lỏng. Sau khi các thành phần trong hỗn hợp được
trộn đều với nhau, hỗn hợp sẽ được làm lạnh, cắt thành hạt nhỏ. Chất độn có màu
trắng tự nhiên, nhiệt nóng chảy ~ 825 oC. Chất độn có chức năng thay thế một phần
nguyên liệu đầu vào, được thêm vào để cải thiện độ cứng, độ bền va đập và khả năng
chịu lực cho thành phẩm. Bên cạnh đó, chất độn còn có vai trò làm giảm chi phí sản
xuất do bột CaCO3 có giá thành thấp hơn nhựa nguyên sinh, qua đó giúp hạ giá thành
sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

c) Chất kháng UV (UV Stabilizer)

Hình 3.3:Chất độn CaCO3

Chất kháng UV là hoạt chất chuyên dụng được thêm vào trong quá trình sản xuất vật
liệu nhựa nhằm hạn chế các tác hại của tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời giúp
nâng cao độ bền màu và đảm bảo cơ tính của sản phẩm. Có tính tương hợp tốt trong
các polymer, ít bay hơi, ít di trú trong việc sử dụng trên các bề mặt sạch, trơn, và khả
năng chịu đựng nhiệt cao.

Sử dụng chất kháng UV giúp sản giữ được tính chất cơ lý, nên kéo dài được thời gian
sử dụng, giữ được đặt tính quang học (độ trong), giữ được ngoại quan của sản phẩm

31
(hạn chế sản phẩm bị rạn nứt, nổ vảy,…). Chất kháng UV được sử dụng cho sản phẩm
thường xuyên sử dụng ngoài trời, có các yêu cầu về cơ lý tính, đặc tính quang
học,…Có được hiệu quả cao khi kết hợp với chất chống oxi hóa

Lượng dùng 1.0% - 2.0% cho các sản phẩm yêu cầu sử dụng 12 đến 18 tháng, 2.0%
- 4.0% cho các sản phẩm yêu cầu sử dụng 24 đến 36 tháng.

d) Chất chống oxy hóa (Antioxidants).

Chất chống oxy hoá được hiểu là chất làm ngừng quá trình oxy hoá trong polymer.
Chúng là thành phần tương tác với các gốc tự do, nhường electron cho gốc tự do, bản
thân chúng thì chuyển thể sang trạng thái thiếu electron nhưng khá bền (nhờ chuyển
dịch electron từ vòng nhân thơm). Các gốc tự do thụ động mới hình thành chỉ tương
tác lẫn nhau, tạo quá trình tái hợp gốc tự do, hình thành một chất mới bền vững và vô
hại cho polymer.

Các nhóm chống oxy hóa dùng trong nhựa:

- Chất chống oxy hóa phenolic (AO), còn được gọi là chất chống oxy hóa chính, là
chất ổn định không đổi màu, hiệu quả cao cho các chất nền hữu cơ dễ bị oxy hóa, ví
dụ như nhựa, sợi tổng hợp, chất đàn hồi và sáp, và chủ yếu được sử dụng để bảo vệ
thành phẩm.

- Chất chống oxy hóa phosphate, còn được gọi là chất chống oxy hóa thứ cấp, hoạt
động như chất phân hủy peroxide, bảo vệ polyme và đảm bảo duy trì màu sắc của các
polyme hữu cơ dễ bị oxy hóa, đặc biệt là trong quá trình chế biến.

- Chất chống oxy hóa thioester phân hủy và trung hòa hydroperoxide được hình thành
thông qua quá trình oxy hóa polymer. Thioesters được sử dụng để bảo vệ chống lão
hóa nhiệt và bảo quản màu sắc.

32
- Chất chống oxy hóa aminic giúp bảo vệ các đặc tính vật lý và bề mặt, bao gồm cả
màu sắc, chống cháy và chịu nhiệt.

Hình 3.4: Chất chống oxy hoá Sodium Ascorbyl Phosphate


e) Các hạt nhựa màu (Color masterbatch).

Các hạt nhựa màu là các hạt nhựa được sử dụng chủ yếu để tạo màu cho nhựa. Được
tạo thành bởi 2 thành phần chính: chất tạo màu và nhựa kỹ thuật. Trong một số công
thức đặc biệt, nó cũng chứa các chất phụ gia chế biến như kẽm, dầu, sáp,... hoặc chất
độn (thường là bột CaCO3) giảm chi phí sản xuất cho sản phẩm nhựa.

Ống HDPE của Nhựa Tiền Phong Nam được tạo màu từ các hạt nhựa màu đen (black
masterbatch). Các hạt nhựa màu đen này thường được hình thành bằng cách trộn muội
than với một loại polymer thích hợp (cụ thể là PE), hỗn hợp này được đưa vào máy
đùn, trải qua quá trình làm nóng, trộn, ép đùn, tạo viên để tạo ra hạt nhựa màu đen.
Các hạt nhựa màu được thêm với lượng từ 10% – 25% trọng lượng vào vật liệu nhựa
trong quá trình đùn nhựa để tạo màu. Các hạt nhựa màu có khả năng chịu nhiệt cao,
ổn định tia UV, khả năng phân tán tốt, có độ bền màu cao nhưng giá lại thấp giúp
giảm chi phí sản xuất cho sản phảm nhựa. Bên cạnh đó, các hạt nhựa màu còn có khả

33
năng tương thích cao, độ bền màu ánh sáng và khả năng chịu các tác động môi trường
cao, đặc biệt thân thiện với môi trường vì không tạo ra bụi trong quá trình sử dụng.

3.2. Nguyên liệu sản xuất phụ kiện nối ống uPVC

Hình 3. 5:Hạt nhựa màu

Nguyên liệu dùng để sản xuất các loại phụ kiện PVC chính là hạt nhựa PVC resin.
Đây là nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Thái Lan đồng thời phân phối bởi công
ty nhựa Tín Kim. Với giá trị K: 58, khối lượng riêng 0,57g/cm3.

Tại nhà máy chủ yếu sử dụng 2 loại nhựa PVC resin: DFS 4272, DFS 1077

- PVC resin DFS 4272: là nguồn nguyên liệu bình thường, sản xuất các loại
phụ kiện thông dụng. Khối lượng riêng: 1,44± 0,02 g/cm3

-PVC resin DFS 1077: là nguyên liệu cao cấp đáp ứng được các sản phẩm
yêu cầu chỉ tiêu cơ lý cao đồng thời đảm bảo độ bền áp.

Ngoài ra, tại phân xưởng còn sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế các sản phẩm không
đạt tiêu chuẩn được pha trộn lại với nhựa nguyên sinh với các tỉ lệ giữa nhựa tái chế
và nhựa nguyên chất như: 1:2, 1:3, 1:4. Tuy nhiên tỉ lệ 1:2 thường được sử dụng nhiều
nhất vì nó đạt được chỉ tiêu sản phẩm cao nhất.

34
Hình 3.6: PVC resin - PVC tái chế

PVC là tên gọi viết tắt của Polyvinyl Chloride được tổng hợp từ phản ứng
trùng hợp Vinyl Clorua.

a) Tính chất vật lý

- Tính chống cháy, là chất rắn vô định hình, cách điện tốt.
- Khi PVC cháy tạo thành khí HCl, vì vậy có khả năng dập tắt ngọn lửa bằng
cách loại oxi ra khỏi vùng kế cận ngọn lửa.

b) Tính chất hoá học

- PVC khá trơ về mặt hóa học: trong môi trường acid, bazo thì bền và không bị biến
đổi

- Phản ứng tiêu biểu: đề hydro hóa. Công nghệ sản xuất PVC có 2 loại: công nghệ
sản xuất theo phương pháp trùng hợp huyền phù (S-PVC) và sản xuất PVC theo
phương pháp trùng hợp nhũ tương (E-PVC). Trong đó loại PVC thường được dùng

35
để tổng hợp sản xuất ống là PVC huyền phù (Suspension Polyvinyl chloride hay S-
PVC).

- Khả năng phân huỷ nhiệt: Khi gia nhiệt mặc dù nhiệt độ không cao lắm nhưng nó
có khả năng phân huỷ tạo thành khí HCl và hình thành liên kết mạng lưới giữa các
mạch. Chính vì vậy PVC có khả năng chuyển từ màu vàng đến màu nâu. do đó để
tránh phân huỷ cần giảm tối thiểu số lần gia nhiệt.

Khuynh hướng phân huỷ nhiệt làm cho vấn đề gia công PVC bằng phương pháp nhiệt
trở nên phức tạp. PVC nóng chảy có độ nhớt cao lại làm cho vấn đề phân huỷ nhiệt
thêm phức tạp do không thể gia nhiệt cao hơn để giảm độ nhớt PVC nóng chảy nhờ
đó có thể gia công dễ hơn.

So với PE và PP, PVC không biến tính có độ cứng cao hơn và nhạy với dung môi
hơn.

- Kích thước của Cl bằng cỡ nhóm CH3, do đó cản trở quá trình kết tinh nên PVC chủ
yếu vô định hình, PVC thương mại có độ kết tinh dưới 10%, tuy nhiên do có nhóm
liên kết C-Cl phân cực nên làm tăng lực hút liên phân tử do đó PVC có độ bền căng
và modul cao.

Ngoài ra, PVC cũng nhạy với quá trình giảm cấp do UV và Oxy, làm cho PVC
ngả màu vàng, theo đó có thể bảo vệ bằng cách thêm chất chống UV và oxy hoá.

c) Độc tính

Khí vinyl clorua có thể gây ung thư và gây độc với hàm lượng lớn. Do đó các
tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt về giới hạn an toàn trong quá trình tổng hợp Polyme cũng
như lương còn lưu lại trong Polymer sau khi tổng hợp. Vì vậy, sau khi tổng hợp không
còn monome và được xem như không gây ung thư.

Bên cạnh nguyên liệu chính, để cải thiện một số tính chất của sản phẩm chất
phụ gia là một thành phần không thể thiếu. Sản phẩm nhựa không chỉ cần nhựa nền

36
tốt bên cạnh đó, chất lượng ngoại quan sản phẩm là một yếu tố đáp ứng yêu cầu người
tiêu dùng và thị trường. Thành phần chất phụ gia là những loại hợp chất vô cơ hoặc
hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp, có khả năng giúp cho sản phẩm nhựa
thay đổi tính chất hoặc bổ sung những đặc tính mới như màu sắc, độ dẻo, độ giòn mà
nhựa nguyên chất chưa có. Các chất phụ gia như chất bảo vệ chống oxy hoá, chất trơ,
chất màu và chất làm mềm được trộn vào để cải thiện tính chất của các loại phụ kiện
PVC.

PVC resin (Poly Vinyl Chloride resin) là một loại nhựa tổng hợp, có tính chất vật lý,
cơ học và hoá học sau đây:

- PVC resin có độ bền cao, chịu được tác động cơ học và hóa chất trong nhiều
môi trường khác nhau.
- PVC resin có tính cách điện tốt, không dẫn điện.
- Độ bền nhiệt: PVC resin có khả năng chịu nhiệt đến khoảng 60-80oC, tuy nhiên
có thể tăng độ bền nhiệt thông qua các phụ gia.
- Chống cháy: PVC resin không cháy dễ dàng và có khả năng tự dập tắt ngọn
lửa.
- PVC resin có khả năng chịu được tác động của nhiều hóa chất, bao gồm các
acid, bazơ, muối và các dung môi hữu cơ.

37
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHỤ KIỆN NỐI ỐNG
HDPE VÀ uPVC

4.1. Phụ kiện nối ống HDPE


Phụ kiện HDPE là các sản phẩm phụ kiện được làm từ nhựa HDPE, chúng được sử
dụng trong quá trình lắp đặt và thi công các sản phẩm ống nhựa HDPE, giúp cho việc
nối và sử dụng ống nhựa HDPE trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Phụ kiện nối ống HDPE bao gồm các sản phẩm: Nghiêng 45o , Nghiêng 90o , 3 chạc
45o , 3 chạc 90o .

4.1.1. Thiết bị

a) Máy cắt SJC 315

Máy cắt SJC 315 dùng để cắt các loại ống HDPE, PP-R có đường kính từ Ø90 - Ø315
mm với góc cắt tương đương ứng từ 00- 67,50 (dung sai cắt góc ±10).

Các thông số chính:


- Vận tốc của lưỡi cưa: 195 m/phút
- Môi trường làm việc lý tưởng: 5- 45 0C
- Nguồn điện: 380V (±10%)
- Tần số: 50 Hz
- Tổng công suất dòng điện: 2,25Kw.
Trong đó, Công suất motor cắt là 1,5 Kw
và công suất motor thủy lực là 0,75 Kw.
- Điện trở: > 1M Ω
- Áp suất thủy lực tối đa: 6 MPa
- Trọng lượng máy 884 Kg

Hình 4.1:Máy cắt ống HDPE

38
Toàn bộ quá trình vận hành của máy được điều khiển bằng tay thông qua hệ thống
điều khiển đặt tại tủ điều khiển.

b) Máy hàn dán SHG 315

Máy hàn phụ kiện SHG 315 do Trung Quốc chế tạo, dùng để tạo ra các loại phụ tùng
nối góc, ba chạc, chữ thập từ ống HDPE, PPR. Máy có thể sản xuất các phụ kiện có
đường kính từ Ø90 - Ø315 mm.

Các thông số chính:


- Môi trường làm việc lý tưởng: -5- 45 0C
- Dầu thủy lực: 40- 50 mm2/s, 40 0C
- Nguồn điện: AC 380V (±10%)
- Tần số: 50 Hz
- Tổng năng lượng tiêu hao: 7,25 Kw. Trong
đó, bàn gia nhiệt là 5 Kw, mô tơ máy khỏa là
1,5 Kw, mô tơ động cơ thủy lực là 0,75 Kw.
- Áp suất thủy lực lớn nhất: 6 MPa
- Tổng diện tích xylanh thủy lực: 12,56 cm2
- Nhiệt độ lớn nhất cả bàn gia nhiệt: 270 0C
- Dung sai trên bề mặt bàn gia nhiệt: ± 7 0C
- Thể tích bể dầu: 55 L Hình 4.2:Máy hàn phụ kiện SHG 315

- Khối lượng: 955 kg

39
4.1.2. Sơ đồ khối quy trình công nghệ

4.1.3. Thuyết minh quy trình sản xuất

Ống HDPE sau khi được sản xuất sẽ được đưa tới bộ phận cắt ống cắt thành những
đoạn ống có kích thước dài ngắn khác nhau, sau đó được cắt thành các góc nghiêng.
Sau đó sử dụng máy khoả và tiến hành gia nhiệt ghép ống vào nhau với thông số cài
đặt nhiệt độ phù hợp cũng như thời gian tương ứng tạo thành thành phẩm.

a) Cắt

40
Đầu tiên ống PE được cắt theo từng đoạn ngắn tùy theo đường kính mà dài ngắn khác
nhau và được mài mỏng đầu ống. Tiếp theo cắt các ống ngắn theo các góc nghiêng
khác nhau.

Hình 4.3:Máy cắt ống và phụ kiện sau khi cắt góc

❖ Nghiêng 450 (TC ISO 4427:2007): Sản phẩm gồm 3 đoạn ống cắt góc 11,250
ráp lại với nhau.

Hình 4.4:Sản phẩm phụ kiện nghiêng 45o

Sản phẩm gồm 3 đoạn phôi hàn với nhau:

Phôi số 1 cắt góc 11,25o ở Phôi số 2 cắt góc 11,25o ở Cắt phôi 1 xong xoay ống
1 đầu 2 đầu 180º để cắt 2 phôi còn lại

41
❖ Nghiêng 900: Sản phẩm gồm 4 đoạn ống cắt góc 150 ráp lại với nhau.

(TC ISO 4427: 2007)

Hình 4.5:Sản phẩm phụ kiện nghiêng 90o

Cắt đôi phần ống với L1 = L2

Sau đó xoay L1 và L2 180º để tạo phôi

- Phôi số 1 cắt gốc 15º ở 1 đầu

- Phôi số 2 cắt góc 15º ở 2 đầu

❖ Ba chạc 450 (TC ISO 4427: 2007): Sản phẩm gồm 3 đoạn ống ráp lại.

42
Được thực hiện qua 2 bước sau:
Bước 1: Tạo chữ V, sản phẩm gồm 2 đoạn ống cắt góc 67,50 ráp lại.`

Bước 2: Dán chữ V với đoạn ống góc 22,50

Phần chữ V trước khi gia nhiệt (sau khi khỏa xong) phải có khoảng A-mm như hình.
Với A-mm là phần dư ra để bù lại phần khỏa và hàn sẽ mất đi, A-mm= 3mm- 5mm
tùy theo từng loại sản phẩm. Dung sai góc của sản phẩm 450 ± 2.

43
Lưu ý: Ba chạc 600 thì cách làm cũng tương tự như ba chạc 450 chỉ khác góc cắt, 2
ống tạo chữ V góc cắt 600, đoạn thứ ba cắt góc 300.
• Ba chạc 900 (TC ISO 4427: 2007) :

Hình 4.6:Sản phẩm phụ kiện 3 chạc 90o


• Sản phầm gồm 3 đoạn ống ráp lại. Được thực hiện qua 2 bước:

Bước 1: Tạo chữ V. Sản phẩm gồm 2 đoạn ống cắt góc 450 ráp lại.
Bước 2: Dán chữ V với đoạn ống góc 450.
Phần chữ V trước khi gia nhiệt (sau khi khỏa xong) phải có khoảng A-mm như hình.

44
Với Amm là phần dư ra để bù lại phần khỏa và hàn sẽ mất đi, A-mm= 3mm- 5mm
tùy theo từng loại sản phẩm. Dung sai góc của sản phẩm 900 ± 2.

45
b) Giai đoạn khỏa:

Ống sau khi được cắt góc thì lắp vào bộ kẹp ống sau đó gia đoạn khỏa được diễn ra
nhằm mục đích làm cho bề mặt tiếp xúc các ống tương đồng nhau dễ cho việc ghép
ống và làm tăng độ thẩm mỹ của sản phẩm. Tại đây ống được cố định theo các góc
mong muốn tạo hình.

Sau khi được khỏa cho khớp nhau ống được gia nhiệt bằng bàn gia nhiệt sau đó tiến
hành ghép ống vào nhau. Số lần ghép ống phụ thuộc vào loại phụ kiện. Tùy theo kích
thước và dạng phụ kiện mà thời gian gia nhiệt, nhiệt độ và áp suất khác nhau.

Hình 4.7:Giai đoạn khoả và ghép ống


c) Định hình và làm nguội

Sau khi gia nhiệt, ống được hàn dán vào nhau và giữ cố định, tiến hành làm nguội tự
nhiên.

4.2. Phụ kiện uPVC

4.2.1. Công nghệ ép phun

Công nghệ ép phun là quá trình phun nhựa nóng chảy điền đầy lòng khuôn. Một khi
nhựa được làm nguội và đông cứng lại trong lòng khuôn thì khuôn được mở ra và sản

46
phẩm được đẩy ra khỏi khuôn nhờ hệ thống đẩy, trong quá trình này không có bất cứ
một phản ứng hóa học nào.

❖ Phân loại công nghệp ép phun:


❖ Theo lực đóng khuôn : 50 - 8000 tấn.
❖ Theo khả năng 1 lần phun.
❖ Theo kiểu cấu tạo cơ cấu phun (piston - trục vis).
❖ Theo kiểu trục vis.
❖ Theo kiểu bố trí bộ phận phun.

4.2.2. Thiết bị

Hiện nay tại phân xưởng phụ kiện PVC có 11 máy hoạt động sản xuất các loại
phụ kiện.

- Máy DL650S: gồm 2 máy


- Máy DL550S gồm 1 máy
- Máy TB380S gồm 5 máy (bao gồm cả máy cơ và máy cảm ứng)
- Máy TB280S gồm 3 cái

Giới thiệu máy ép phun TB280S: đây là máy ép phun nhiệt rắn kiểu lấy nòng
làm piston ép.

- Máy TB208S là máy ép phun phụ kiện uPVC do hãng WOOJIN chế tạo.
- Máy có thể sản xuất các loại phụ kiện uPVC với tổng khối lượng cuống và
sản phẩm ≤ 1 Kg và với điều kiện khuôn phải lắp tương thích với máy.
- Năng suất tối đa một lần phun của máy là 1 Kg nhựa tương đương 280 số
nhựa trong phần nạp liệu.

Hệ thống máy ép phun TB280S gồm các bộ phận chính:

O Máy hút nguyên liệu


O Silo chứa và máy sấy nguyên liệu

47
O Bộ phận khuôn – kẹp
O Máy ép phun chính
O Hệ thống điều khiển

4.2.2. Sơ đồ khối quy trình sản xuất phụ kiện PVC

48
Hình 4 8:Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất phụ kiện nối ống
uPVC

49
4.2.3. Thuyết minh quy trình sản xuất phụ kiện uPVC

Nguyên liệu được hút từ thùng chứa lên silo, tại đây nguyên liệu được hệ thống quạt
thổi hơi sấy tách ẩm. Nguyên liệu sau khi sấy được cho vào phễu cấp liệu của máy
ép phun, gia nhiệt nhựa đến khi nóng chảy bằng thiết bị gia nhiệt. Tiến hành đóng
khuôn, sau đó lần lượt các giai đoạn chu kì hoạt động của máy ép phun: giai đoạn
chảy nạp liệu, giai đoạn nạp liệu, giai đoạn tạo hình, làm nguội, mở khuôn, lấy sản
phẩm. Chu kì hoạt động sau khi kết thúc sẽ được lặp lại. Các sản phẩm sẽ được kiểm
tra theo tiêu chuẩn nhất định, nếu đạt tiêu chuẩn thì sẽ tiến hành đóng gói, lưu kho.
Tuy nhiên nếu các sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được vận chuyển đến khu vực tái
chế, đưa vào máy băm, máy nghiền để tái chế thu được nguyên liệu PVC để tiếp tục
sử dụng cho quá trình sản xuất tiếp theo.

Thời gian làm việc cho một mẻ tuỳ theo nguồn nguyên liệu nhiều hay ít khác nhau,
thông thường được cài đặt giá trị phù hợp để đảm bảo sản phẩm tạo thành đạt được
tiêu chuẩn.

a) Máy hút nguyên liệu

Dùng hút nguyên liệu từ thùng chứa nguyên liệu lên silo chứa hạt máy ép phun

Hình 4.9:Giai đoạn đưa nguyên liệu vào Silo

50
Hình 4. 10: CB nguồn máy hút & máy sấy

b) Silo chứa hạt và máy sấy

Hình 4.11:Giai đoạn sấy hạt nguyên liệu


- Dùng để chứa và sấy hạt trước khi chạy

- Trên silo có quạt thổi hơi sấy, nhiệt độ sấy được cài đặt bằng tủ điều khiển

- Thông thường nhiệt độ sấy được cài đặt bằng thiết bị tủ điều khiển sấy, nhiệt độ sấy
khoảng 90 - 95oC nhầm loại bỏ hơi nước gây hư hỏng sản phẩm và đạt độ ẩm phù
hợp.

Phễu cấp liệu (hopper)

51
Chứa vật liệu nhựa dạng viên để cấp vào xylanh sau khi được sấy. Chú ý ở cổ phễu
phải được làm mát bằng nước. vì khi nhựa ở cuốn phễu bị nóng chảy thì phần nhựa
thô phía trên khó chảy vào khoang chứa liệu.

Hình 4.12:Phễu cấp liệu và quạt sấy ẩm

c) Hệ thống phun

Quá trình ép phun gồm 3 giai đoạn chính: nhựa hoá, phun và giữ áp, làm nguội
và tháo khuôn.

Nguyên liệu sau khi sấy được cho vào phễu cấp liệu. Nguồn nhiệt được cung cấp
từ 150-200oC (tuỳ từng loại nguyên liệu sẽ có nhiệt độ cài đặt thích hợp) hạt nhựa từ
trạng thái rắn sang trạng thái mềm cao rồi đến trạng thái nóng chảy và bị đẩy về phía
trước.

52
★ Xylanh (barrel):

Chứa nhựa và vít di chuyển qua lại bên trong. Xylanh được gia nhiệt nhờ các vùng
nhiệt nhằm duy trì nhiệt độ bên trong đảm bảo nguyên liệu ở trạng thái chảy nhớt. Ở
máy TB280S sử dụng 3 vùng nhiệt: vùng 3 khoảng 185,2oC, vùng 2 khoảng 185,4oC,
vùng 1 khoảng 188,3oC.

Sau khi đủ lượng nhựa cho một lần phun, van được mở ở béc phun và nhựa được
phun nhanh vào khuôn. Khả năng lấp đầy khuôn phụ thuộc thiết kế sản phẩm cũng
như vị trí cổng và thiết kế cổng thoát khí.

★ Trục vis

Có chức năng nén, làm chảy dẻo và tạo áp lực để đẩy nhựa vào lòng khuôn. Trục vis
quay thông qua cơ chế thuỷ lực.

Hình 4.13:Trục vis


+ Vùng cấp liệu (Feed section) : là vùng gần phễu cấp liệu nhất, chiếm khoảng 50%

chiều dài hoạt động của trục vít (có tài liệu cho là 60%) và có chức năng chuyển vật

liệu qua vùng nén. Chiều sâu của các rãnh vít ở vùng này là lớn nhất và hầu như

không đổi.

+ Vùng nén (Transition or compression section) : chiếm khoảng 25% chiều dài hoạt

động của trục vít. Ở vùng này, đường kính ngoài của trục vít không đổi nhưng chiều

53
sâu các rãnh vít thay đổi nhỏ dần từ vùng cấp liệu đến cuối vùng định lượng. Chính

nhờ cấu tạo đặc bỉệt này mà các rãnh vít làm cho nhựa bị nén chặt vào thành trong

của xylanh, điều này tạo ra nhiệt ma sát. Nhiệt ma sát này cung cấp khoảng 70 đến

80% lượng nhiệt cần thiết để làm chảy dẻo vật liệu.

+ Vùng định lượng (Metering section) : chiếm khoảng 25% chiều dài hoạt động của

trục vít có chức năng cung cấp nhiệt độ để vật liệu chảy dẻo một cách đồng nhất và

làm vật liệu chảy dẻo vào khuôn qua cuống phun. Chiều sâu cánh vít ở vùng này là

bé nhất và hầu như không đổi.

★ Van một chiều (non-return Assembly):

Bộ phận này gồm vòng chắn ở đầu trục vít. Khi trục vít lùi về thì vòng chắn di chuyển
về hướng vòi phun và cho phép nhựa chảy về trước đầu trục vít. Còn khi trục vít di
chuyển về phía trước thì vòng chắn sẽ di chuyển về hướng phễu và đóng kín không
cho nhựa chảy ngược về sau.

Khi nạp liệu vít của máy sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ và lùi về sau.

54
Hình 4.14:Van một chiều

★ Vòi phun (Nozzle):

Có chức năng nối khoang trộn với cuống phun và phải có hình dạng đảm bảo bịt kín
khoảng trộn và khuôn. Nhiệt độ ở vòi phun nên được cài đặt lớn hơn hoặc bằng nhiệt
độ chảy của vật liệu. Trong quá trình phun nhựa lỏng vào khuôn, vòi phun phải được
thẳng hàng với bạc cuống phun và đầu vòi phun nén được lắp kín với phần lõm của
bạc cuống phun thông qua vòng định vị để đảm bảo nhựa không bị phun ra ngoài và
tránh mất áp.

Vòi phun máy TB 280S có 2 vùng là NOZZ và ENZ

55
Hình 4.15:Vòi phun

d) Hệ thống khuôn - hệ thống kẹp

Mỗi loại sản phẩm phụ kiện sẽ có khuôn mẫu nhất định tương ứng với hình dạng yêu
cầu. Hiện nay, tại phân xưởng có khoảng 290 khuôn mẫu được thiết kế tương ứng
cho từng sản phẩm. Một khuôn có thể sử dụng trên nhiều máy khác nhau với điều
kiện: Khuôn phải lắp tương thích với máy đó và khối lượng nhựa tối đa 1 lần phun
của máy phải lớn hơn khối lượng nhựa của 1 cuống sản phẩm. Đây là bộ phận được
gắn vào thiết bị kẹp khuôn để tiến hành chứa nhựa phun vào tạo thành sản phẩm.

Khuôn còn có vai trò làm nguội sản phẩm đúc. Nhiều khuôn có hệ thống làm mát
bằng nước được khoan bên trong khuôn. Nhiệt độ của nước làm nguội được chọn sao
cho tốc độ làm nguội nhựa phù hợp

Hình 4.16:Khuôn mẫu

56
Hầu hết các khuôn được làm bằng thép một số khác mạ bằng crom ,…

Khuôn được gắn trên 2 mâm gồm: khuôn tĩnh và khuôn động

Hình 4.17:Bộ phận kẹp khuôn

Bộ phân kẹp khuôn có chức năng đóng, mở khuôn, tạo lực kẹp giữ khuôn trong
quá trình làm nguội và đẩy sản phẩm ra thoát khỏi khuôn khi kết thúc một chu kỳ ép
phun.

Hình 4.18:Hệ thống kẹp trục khuỷu

57
Hình 4.19:Khuôn đóng-Khuôn mở
Khi khuôn đóng lại thì hệ thống vòi phun sẽ tiến hành nạp liệu.

Để tách sản phẩm ra khỏi khuôn cần hệ thống tống. Phổ biến là hệ thống thanh tống
được để trong thớt động. Một đầu thanh tống tiếp xúc với nhựa đã nguội và đẩy ra
ngoài hốc khuôn

e) Hệ thống hỗ trợ ép phun:

Thân máy, hệ thống thuỷ lực, hệ thống điện, hệ thống làm nguội

58
Là hệ thống giúp vận hành máy ép phun. Bao gồm 4 hệ thống nhỏ.

Hình 4.20:Hệ thống hỗ trợ ép phun

★ Hệ thống làm mát

Cung cấp nước để làm nguội khuôn sau khi nhựa đã điền đầy khuôn, dầu thuỷ lực và
ngăn không cho nhựa thô ở cuống phễu bị nóng chảy. Khuôn được làm lạnh từ từ để
sản phẩm được làm nguội đều, tránh việc bị cong, vênh hay các vết nứt khi tháo sản

59
phẩm ra khỏi khuôn. Nước được bơm vào khuôn với nhiệt độ khoảng 20oC, thời gian
làm mát tuỳ vào nhiệt độ sản phẩm trong khuôn.

Hình 4.21:Hệ thống thuỷ lực


Sau khi làm mát xong, khuôn mở đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn. Sau đó, sản phẩm
được công nhân cắt viền và hỗ trợ kiểm tra lỗi sơ bộ. nếu không có lỗi sẽ được đóng
thùng rồi mang đến QC kiểm tra lần nữa.

f) Hệ thống điều khiển

Bao gồm các loại:

Cài đặt điều khiển chu kỳ bằng điện cơ (rờ le) và điều chỉnh áp suất và tốc độ
bằng tay.

Cài đặt điều khiển chu kỳ bằng điện tử và điều chỉnh bằng tay áp suất, vận tốc.

Cài đặt điều khiển chu kỳ bằng điện tử và điều khiển van áp suất từ xa qua buồng
điều khiển hệ thống như trên nhưng có lập trình chu kỳ phun.

Cài đặt điều khiển chu kỳ bằng kỹ thuật số cho dòng và van kiểm soát áp lực
nhưng có hoặc không lập trình giai đoạn trung tâm

Kiểm soát chu kỳ bằng mạch tích hợp về vận tốc và áp lực.

Kiểm soát chu kỳ và các thông số gia công bằng xử lý dữ liệu

60
Hệ thống bao gồm : công tắc nguồn, các nút điều khiển, trang cài đặt và hiển thị thông
số

★ Công tắc nguồn

Đây là công tắc nguồn tổng của máy. Bật qua ON khi muốn máy hoạt động, khi dừng
máy thời gian dài thì bật qua OFF.

★ Các nút điều khiển

Hình 4.22:Màn hình hiển thị các nút điều khiển

★ Các trang cài đặt và hiển thị thông số

Gồm các trang chính: Trang tổng quan (MONITOR), khuôn (MOLD), phun
(INJECT), định lượng (CHARGE), di chuyển ép phun (NOZZLE), đội sản phẩm
(EJECTOR), chỉnh tời khuôn (MOLD ADJ), CORE, nhiệt (HEATER), trang báo lỗi
(ALARM), sản phẩm (PRODUCT).

g) Máy băm-máy nghiền

61
Sau khi sản phẩm hoàn thành, ống sẽ được kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt bởi
công nhân vận hành máy, QLCL ca (2h/lần) và QLCL hành chính. Lưu kho để xuất
bán với sản phẩm đạt chất lượng và nếu sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đem đi
tái chế.

Các công đoạn tái chế bao gồm: xé, băm và cuối cùng là tạo hạt tái sinh. Cụ thể thì
các phế phẩm được công nhân chuẩn bị và phân loại từng phế phẩm. Sau khi phân
loại thì các phụ kiện sẽ được nghiền/ băm thành những mảnh nhỏ bằng máy nghiền,
sau đó được băng tải đưa đến rửa bằng dung dịch xút để rửa sạch các dư lượng còn
sót trong ống nhựa, rồi được cho vào bể trước khi cho xút vào để làm sạch. Bể sau
mỗi mẻ sẽ được vệ sinh 30 phút và lại vào hoạt động. Hạt nhựa được băng tải đưa
vào đầu cao của thùng sấy, tác nhân sấy là khói lò. Quá trình sấy cùng chiều. Sau khi
sấy sẽ trộn với nguyên liệu trong máy trộn và được băng tải đưa vào máy đùn để tạo
hạt nhựa rồi tiếp tục quy trình đùn ống tạo thành sản phẩm. Tùy vào mục đích sản
xuất hạt tái sinh sẽ được mang quay lại vận hành như ban đầu.

Hình 4.23: Máy băm - máy nghiền

62
CHƯƠNG 5: LƯU KHO VÀ BẢO QUẢN

5.1. Phạm vi và mục đích áp dụng

Áp dụng đối các loại sản phẩm phụ kiện nối ống uPVC, HDPE, PP-R, hộp kiểm soát
uPVC,…

Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm và chất lượng ngoại quan sản phẩm, sau khi
các sản phẩm được kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn thì sẽ tiến hành đến khâu lưu
kho và bảo quản.

5.2. Bảo quản


Phụ kiện sau khi qua giai đoạn kiểm tra thành phẩm sẽ được vận chuyển đặt tại nơi
có nguồn nhiệt 60oC để tránh ống bị biến dạng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hình 5.1:Các phụ kiện thành phẩm


Các phụ kiện sẽ được đặt vào các thùng giấy với số lượng nhất định để dễ dàng vận
chuyển và lưu kho. Bên cạnh đó một số loại phụ kiện khác sẽ được cho vào các túi
nhựa tái chế sau đó đóng ép lại cho vào thùng giấy.

Một số điểm lưu ý trong việc bảo quản:

- Tuyệt đối không để phụ kiện tiếp xúc với nhiên liệu, dung môi.

- Phụ kiện nhập hàng trước thì phải xuất hàng trước và ngược lại.

63
- Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho bãi, kịp thời phát hiện nhửng sai sót về
chất lượng sản phẩm để có thể cấp phát đúng theo nguyên tắc “vào trước ra trước”
tránh để phụ kiện tồn quá thời gian quy định.

Hình 5.2:Đóng gói các loại phụ kiện

5.3. Bốc xếp

Các phụ kiện sau khi được đóng thùng sẽ được sắp xếp trên các tấm pallet và được
xếp chồng liền lên nhau không quá 2m để thuận tiện cho việc bốc xếp bằng tay hoặc
bằng xe nâng.

Tuy nhiên, không được chồng lên quá cao gây móp méo thùng chứa hoặc đổ ngã,
điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phụ kiện bên trong. Nếu trong quá trình
bốc xếp nếu thấy sự chênh hay nghiêng lệch thì phải cần điều chỉnh ngay.

Khi bốc xếp thì cần phải tuân thủ các quy định sau:

- Tuyệt đối không quăng thùng, ném các thùng gây nên trầy xước ảnh hưởng đến chất
lượng phụ kiện cũng như các thông tin ghi trên thùng chứa.

- Lựa chọn các công cụ hỗ trợ bốc xếp hợp lý để vừa đáp ứng được mục đích tránh
ảnh hưởng gây hư hại.

64
5.4. Vận chuyển

Trong quá trình vận chuyển cũng phải đảm bảo được sự nguyên vẹn của thùng chứa
cũng như chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển.

Đồng thời, đảm bảo được an toàn cho con người trong quá trình vận chuyển từ nơi
này sang nơi khác.

5.5. Xử lý các phụ kiện không phù hợp sau khi nhập kho

Đây là những phụ kiện không đáp ứng được yêu cầu đề ra cũng như không đáp
ứng được tiêu chuẩn. Một số lỗi thường gặp phải như bị bạc màu, bẩn trong quá trình
bảo quản do tiếp xúc với các hoá chất dung môi khác. Một số khác do không đáp ứng
được chất lượng ngoại quan sản phẩm như bị trầy xước sâu, móp vỡ, thiếu bản tin,
không có bản tin hay in sai bản tin. Phụ kiện không đạt được các chỉ tiêu về kích
thước như mỏng, ovan, ngắn, đường kính lớn hay nhỏ,…

Một số phương pháp xử lý:

Kiểm tra lại hồ sơ và thực tế toàn bộ lô hàng.

- Nếu là lỗi trong quá trình kiểm tra sản phẩm thì tiến hành tách loại các sản phẩm
không phù hợp và ghi nhận các phương án xử lý vào phiếu kiểm tra sản phẩm để trình
lên Ban lãnh đạo phê duyệt và chuyển các phòng ban liên quan tiếp tục xử lý.

- Nếu là lỗi trong quá trình bảo quản lưu kho thành phẩm:

➢ Đối với các phụ kiện bỏ phế: Phòng KCS va kho thành phẩm ghi nhận
số lượng phụ kiện phải huỷ bỏ, sửa chữa vào phiếu, trình Ban lãnh đạo ký duyệt và
chuyển xưởng sản xuất nghiền hủy hoặc sửa chữa.
➢ Các trường hợp phụ kiện cần sửa chữa như : in lại, cắt ngắn,… phải ghi
rõ thông tin rõ ràng để bộ phận KCS có thể theo dõi các chỉ tiêu cần xử lý và tiến
hành kiểm tra theo đúng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

65
Các phụ kiện sau khi được sửa chữa sẽ được chuyển qua khu vực chờ kiểm tra để bộ
phận KCS hành chính kiểm tra lại và sáp nhập kho lại theo đúng quy trình.

66
CHƯƠNG 6: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHẨM VÀ TRONG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT

6.1. Phế phẩm (các sản phẩm bị lỗi) và cách tái chế chúng.

Trong quá trình sản xuất, có rất nhiều lỗi dẫn đến chất lượng của phụ kiện dẫn
đến không đạt được những yêu cầu và tiêu chuẩn đề ra. Khi không đạt tiêu chuẩn,
công nhân trong nhà máy phải đưa nó vào dạng phế phẩm, sau đó đưa vào hệ thống
băm nghiền để tạo hạt nhựa làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo.

6.2. Quy trình nhận biết lỗi

Vì trong sản xuất, chất lượng là ưu tiên hàng đầu của sản phẩm đầu ra. Nên
việc kiểm tra và đảm bảo chất lượng cho từng loại ống thành phẩm là một việc rất
quan trọng. Vì lý do này, nhà máy có phòng QC ( Quality Control) riêng, và mỗi lô
hàng phải qua 3 lớp QC ( công nhân vận hành, QC QA, QC hành chính). Chính việc
kiểm tra chồng lên nhau như vậy nên ống thành phẩm lưu kho luôn đảm bảo chất
lượng như nhau.

Tại nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam, có 6 mức độ lỗi và được
gắn thẻ riêng cho từng mức độ: Đ (Đạt); TCN (Tạm chấp nhận); B (Bỏ); C (Chờ xử
lý); S (Sửa); BTP (Bán thành phẩm);

Và dựa theo những thẻ được gắn theo từng lô hàng hóa mà các bộ phận liên
quan trong việc xử lý phế phẩm có thể nhận biết được tình trạng của từng lô và có xu
hướng xử lý thích hợp.

6.3. Các lỗi thường gặp trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất sẽ có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh ảnh hưởng đến
sản phẩm do nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau. Các kỹ sư điều khiển và bảo hành
di truyền sản xuất và các thiết bị máy móc phải dựa trên những kiến thức và kinh
nghiệm của bản thân để tìm ra nguyên nhân có thể xảy ra lỗi các sửa chữa chúng. Trải

67
qua nhiều năm sản xuất và thử nghiệm các kỹ sư đã đưa ra ba nguyên nhân chính có
thể gặp phải trong quá trình sản xuất là: lỗi ngoại quan, lỗi kích thước và lỗi cơ tính.
Trong đó sẽ phát sinh thêm nhiều lỗi nhỏ khác nhau, phế phẩm và sai số ảnh hưởng
đến thiết bị máy móc.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:

- Vật liệu: các tính chất cơ lý ( độ nhớt, độ bền nhiệt, các trạng thái)

- Thiết bị: năng suất và các tính năng máy

- Chế độ gia công: Nhiệt độ gia công, áp suất, vận tốc.

- Chất lượng khuôn, thiết kế sản phẩm

6.3.1. Lỗi ngoại quan


Bảng 3.1:Lỗi ngoại quan sản phẩm phụ kiện
Vị trí Đề xuất
STT Lỗi Nguyên nhân Ghi chú
kiểm tra Khắc phục
Mé toét Lưỡi cưa trong
máy cắt không
được bén.
- Khuôn
đóng không kín do
Chỉnh lại máy
Mặt cắt Khuôn gắn chưa
1 cưa hoặc thay
Khuôn Ba via khớp, bị kênh (do
lưỡi cưa mới
bẩn, gỉ sét).
- Lực kẹp
khuôn không đủ do
áp suất trong
khuôn lớn, hình

68
dạng khuôn vị trí
cổng không tốt, các
vùng nén chặt quá,
các thông số ép
không cân bằng
(độ nhớt, vận tốc
phun, hệ thống cấp
liệu)
- do nhựa phun vào Điều chỉnh các
Bề mặt
2 Chữ in khuôn không đều thông số kĩ
phụ kiện
- lỗi khuôn mẫu thuật
Nguyên liệu không Vệ sinh sạch
Khác màu sạch, thành phần máy móc.
Bề mặt
3 trộn sai, phế phẩm Đổi phụ gia
phụ kiện
có màu không phù Đổi phế phẩm
hợp phù hợp
Do nhựa chảy bám
dính ở khuôn.
Do nhiệt độ khuôn Giảm nhiệt độ
cài đặt quá cao gây vùng khuôn,
Bề mặt Sọc cháy
4 cháy nhựa và bám tăng tốc độ
phụ kiện bề mặt
dính tại khuôn. máy, vệ sinh

Do dây dò báo khuôn.


nhiệt độ sai

6.3.2. Lỗi kích thước

Bảng 3.2:Lỗi kích thước sản phẩm

69
Vị trí
STT kiểm Lỗi Nguyên nhân Đề xuất khắc phục
tra

Đường Do điều chỉnh các thông số


Đầu kính lớn Điều chỉnh các thông
kĩ thuật chưa chính xác
1 phụ số kĩ thuật

kiện Đường Thời gian phun không phù


Kiểm tra khuôn mẫu
kính nhỏ hợp

Chiều Thiếu kích


2
dài ống thước Do điều chỉnh thông số máy Kiểm tra lại thông số
cắt lỗi cài đặt
3 Góc cắt Lệch góc

6.3.3. Lỗi cơ tính


Bảng 3.3: Lỗi cơ tính sản phẩm

Vị trí
STT kiểm Lỗi Nguyên nhân Đề xuất khắc phục
tra

Thay nguyên liệu, phụ


Nguyên liệu, phụ gia không
gia.
1 Phụ kiện Va đập vỡ đạt.
Nghiên cứu chế độ gia
Chế độ gia công không đạt.
công mới.

70
Thử áp
không đạt Do nguyên liệu, phụ gia Thay nguyên liệu, phụ
không đạt. gia.

Thử hóa Tỷ lệ phế phẩm cao. Chọn tỷ lệ phù hợp.


chất

71
CHƯƠNG 7: CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ NÂNG CAO
NĂNG SUẤT SẢN XUẤT

7.1 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện


Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng, Nhựa Tiền Phong
đã chủ động xây dựng hệ thống ISO 50001 về quản lý năng lượng. Mục tiêu đặt ra,
các nhà máy sẽ tiết kiệm được 5% tiêu thụ năng lượng điện so với trước.
a) Nâng cao chất lượng điện
Hiệu suất của động cơ thường bị ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng của điện đầu vào.
b) Sử dụng hệ thống tôn nhựa lấy sáng và hệ thống chiếu sáng hiện đại
Ca sáng tận dụng ánh sáng mặt trời, giảm lượng điện tiêu thụ, tiết kiệm năng
lượng, tránh được nguy cơ cháy nổ, giảm công suất cho hệ thống điều hòa không khí
của nhà máy.
Ca đêm không đủ ánh sáng tự nhiên, Nhựa Tiền Phong sử dụng hệ thống đèn
compact thay cho đèn sợi đốt để tiết kiệm được 80% điện năng tiêu thụ.
c) Đầu tư mua thiết bị mới, cải tạo nâng cấp hệ thống
Nhựa Tiền Phong đã đầu tư thay thế hàng loạt máy mới.
Bố trí lại các tải trong từng phân xưởng để cân bằng pha.
Lắp ngay tại đầu động cơ tụ bù để tăng hệ số công suất
d) Giảm mức non tải của động cơ
Động cơ làm việc non tải sẽ làm tăng tổn thất, giảm hiệu suất và hệ số công
suất của động cơ. Non tải có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến động cơ hoạt
động không hiệu quả.
e) Lắp thêm các bộ biến tầng vào các thiết bị sản xuất
Biến tầng được lắp đặt phía dưới cyclone, đầu phễu cấp liệu giúp kiểm soát
được tốc độ của động cơ, tiết kiệm được điện năng
Với hệ thống quạt làm mát ở các thiết bị, bộ biến tần sẽ giúp kiểm soát hoạt
động để dừng khi không cần thiết.
f) Sử dụng hệ thống làm lạnh Cooling Tower

72
Hệ thống làm lạnh được lắp đặt các cảm biến để điều chỉnh chính xác được
lưu lượng nước cần sử dụng và lượng nước lạnh cần sản xuất. Bồn chứa nước lạnh
được lắp đặt ở trên cao nhằm hạn chế sử dụng bơm dẫn nước. Thu hồi nhiệt của nước
thải từ các thiết bị. Nước thải này hầu như không lẫn quá nhiều tạp chất nên đều được
tái sử dụng bằng cách dẫn về một bồn chứa ngầm. Hệ thống lọc nước sơ bộ được đầu
tư và công nhân vận hành thường xuyên dùng vợt để vớt những tạp chất trong hồ
chứa vì vậy tiết kiệm được lượng điện cần sử dụng cho việc xử lý nước thải. Việc cấp
nước tập trung vào một hệ thống, lượng nước tiêu thụ được tự động cấp theo nhu cầu
nên không bị lãng phí và chỉ cần 1 động cơ duy nhất để cấp cho toàn bộ xưởng.
g) Sắp xếp công việc hợp lý
Để giảm chi phí tiền điện, Nhựa Tiền Phong đã áp dụng 03 nguyên tắc:
- Không để các thiết bị ở chế độ chờ, phải tắt tất cả các cầu dao có liên quan,
vừa tiết kiệm điện, vừa đảm bảo không rủi ro do cháy, nổ.
- Công đoạn nào trước và sau phải đảm bảo nhanh nhất, hạn chế thiết bị hoạt
động không hết công suất làm tiêu tốn điện năng.
- Thương lượng với khách hàng về giờ giao hàng.
h) Ban hành các chính sách năng lượng, các giải pháp tiết kiệm
Các chính sách sử dụng năng lượng vạch ra đường lối cụ thể cho việc nâng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Nâng cao ý thức làm việc của nhân viên, thường xuyên ban hành và kiểm soát
các chính sách tiết kiệm năng lượng.
7.2 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng nước
Lượng nước được sử dụng ở nhà máy được lấy từ những nguồn sau:
- Nguồn nước sạch.
- Tận dụng nguồn nước thải từ các thiết bị.
- Tận dụng nguồn nước mưa.
Tại nhà máy Nhựa Tiền Phong, nguồn nước sau sử dụng hầu hết được thu hồi và xử
lý để đưa vào tái sử dụng.

73
Đầu tư lớn, loại bỏ tạp chất phụ gia độc hại: Nhựa Tiền Phong đã cải tiến quy trình,
sử dụng hệ ổn định không chì.
7.3 Các giải pháp nâng cao năng suất sản xuất
a) Tối ưu hóa các thông số cài đặt
Giúp tiết kiệm tối đa thời gian của một chu trình tạo ra sản phẩm .
Việc cài đặt các thông số kỹ thuật chính xác với mỗi loại nguyên liệu góp phần tạo ra
sản phẩm có chất lượng tốt đồng thời hạn chế các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình
sản xuất.
b) Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất
Nhựa Tiền Phong đầu tư hệ thống xử lý nước thải và áp dụng quản lý hệ thống
môi trường tiên tiến nhất - ISO 14000 mà thế giới đang áp dụng để giảm thiểu tiếng
ồn và đảm bảo không ô nhiễm môi trường.
Thay đổi chất ổn định chì bằng chất ổn định không chì, chất gia công gia nhiệt
bằng glycerin bằng cho dầu nhằm đảm bảo nguồn nước thải và đảm bảo sức khỏe cho
người tiêu dùng.
c) Tiết kiệm nguyên vật liệu
Các sản phẩm lỗi, không đạt tiêu chuẩn sẽ được phân loại và đem đi tái chế.
Được tái sử dụng bằng cách trộn lẫn với nguyên liệu mới theo tỷ lệ thích hợp. Giúp
tiết kiệm được lượng nguyên liệu khá lớn.
d) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý:
- Tăng cường tuyển dụng lao động mới có trình độ chuyên môn cao.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên của công ty được tham gia
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật.
Bố trí lao động làm công tác đúng chuyên ngành đào tạo để phát huy hết năng lực
làm việc, đảm bảo kết quả công việc cao nhất.
Có các chính sách ưu đãi, đặc biệt là về chính sách tiền lương để thu hút những lao
động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm vào làm việc tại công ty.
- Xây dựng bộ máy thống nhất, ổn định.

74
- Kiểm tra năng lực của công nhân.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả.

75
KẾT LUẬN

Đối với chúng em có thể 2 tuần thực tập là khoảng thời gian không nhiều nhưng
những kiến thức và trải nghiệm thực tế trong suốt quá trình thực tập mang lại là vô
cùng to lớn. Chuyến thực tập này không những cho chúng em về kiến thức xã hội mà
còn cho chúng em hiểu rõ hơn về kiến thức chuyên ngành chúng em đang theo học,
được mở rộng tầm mắt và tiếp thu được vô số những kiến thức liên quan đến cuộc
sống thực tế. Thông qua đó, chúng em có cơ hội tiếp xúc với văn hóa, môi trường làm
việc công sở năng động, được đi tham quan các công xưởng, nhà máy để hiểu rõ hơn
về quy trình vận hành các loại máy móc trong nhà máy nhựa Tiền Phong. Ngoài ra,
chúng em còn nắm bắt được các đặc tính nguyên liệu cung cấp cho quy trình đùn, ép
phun. Đây cũng là cơ hội để chúng em tiếp xúc với nhiều thiết bị của nhà máy để hiểu
biết thêm về các nguyên lý hoạt động của các loại máy đó. Do có cơ hội đến nhà máy,
xưởng nhà máy, thì chúng em có thể hiểu được quy trình kiểm tra, quản lý chất lượng
của các ống thành phẩm. Biết được quy trình sắp xếp ống, biết được các trường hợp
ống bị lỗi và hướng khắc phục sự cố.

Hành trình thực tập của chúng em kết thúc nhưng đã mở ra cho bản thân mỗi chúng
em tư duy học hỏi về những kỹ năng, có cách tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả,
đảm bảo hiệu suất công việc cao. Đồng thời, các kỹ năng mềm của chúng em như
giao tiếp, quản lý, sắp xếp thời gian làm việc cũng được cải thiện đáng kể. Trong quá
trình thực hiện báo cáo này, chúng em không thể tránh khỏi những sai sót vì chúng
em biết bản thân mỗi người cần phải trải nghiệm nhiều hơn và học hỏi nhiều hơn .Vì
vậy, chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô để chúng
em có thể hoàn thành một cách tốt hơn nữa và hy vọng những kiến thức bổ ích này
sẽ là nền tảng vững chắc cho sự học tập, phát triển của chúng em trong sự nghiệp sau
này.

76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Brydson's Plastics Materials - 8th Edition by Marianne Gilbert
[2] Mechanical properties and molecular structures of virgin and recycled HDPE
polymers used in gravity sewer systems by Mathias Alzerreca, Michael Paris, Olivier
Boyron, Dominique Orditz, ... Olivier Correc – Polymer Testing
[3] Tài liệu lưu hành nội bộ Hướng dẫn vận hành máy TB280S, Phương pháp cắt
_Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
[4] Tài liệu lưu hành nội bộ Công nghệ ép phun_Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên
Tiền Phong
[5] Nhựa Tiền Phong - Trang chủ. (2021). Retrieved 14 December 2021, from
http://www.nhuatienphong.vn/
[6] Polyethylene | Properties, Structures, Uses, & Facts. (2021). Retrieved 14
December 2021, from https://www.britannica.com/science/polyethylene

77

You might also like