14. Wyckoff Method - vũ thái dương

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

Wyckoff Method

PHẦN 1: GIAI ĐOẠN TÍCH LŨY

I. Ứng dụng Quy luật nhân quả trong giao dịch

Phương pháp Wyckoff được sáng tạo ra bởi Richard Demille Wyckoff - một trong 5 trụ cột của giới phân tích kỹ
thuật cùng với Dow, Gann, Elliott và Merrill. Phương pháp này được phát triển dựa trên quan điểm về nguyên nhân
và hệ quả, kèm với đó là lý thuyết về Composite Man - Người đứng sau hậu trường thao túng vận động của giá theo
mong muốn của anh ta.

Phương pháp này hiện đang được giảng dạy bởi các học trò của Wyckoff - những Wyckoffian nổi tiếng nhất thế giới
hiện nay, ace nào quan tâm có thể tham khảo thông tin tại https://www.wyckoffanalytics.com/wyckoff-method

Wyckoff Primer — Wyckoff Analytics

WYCKOFFANALYTICS.COM

Hôm nay mình muốn chia sẻ với ae tổng quan về PP Wyckoff.

Đầu tiên, nhắc tới Wyckoff là phải nói đến 3 quy luật nhân quả mà ông sử dụng làm nền tảng trong phương pháp
phân tích của mình:

1. Quy luật CUNG và CẦU:

Quy luật Cung Cầu là nền tảng quan trọng nhất của PP Wyckoff. Mặc dù chỉ đơn giản là khi Cầu vượt Cung, giá tăng,
khi Cung vượt Cầu, giá giảm, nhưng để diễn giải một cách tương đối chính xác sự cân bằng Cung Cầu qua từng thời
điểm, trader cần nghiêm túc xem xét chuyển động giá qua từng nến, từng Swing một cách liên tục.

2. Quy luật Nguyên Nhân và Hệ Quả:

Quy luật Nhân Quả được áp dụng như một cách tính mục tiêu dựa trên thời gian tích luỹ của chuyển động giá thông
qua đồ thị Point & Figure

3. Quy luật Nỗ lực và Kết quả:

Quy luật Nỗ lực và kết quả giúp trader nhận ra các dấu hiệu sớm của sự thay đổi đặc tính giá, tại những thời điểm nỗ
lực và kết quả không còn tỷ lệ thuận với nhau, ví dụ như khi các nến có khối lượng lớn xuất hiện trên những nến có
thân ngắn sau nhịp giảm mạnh, kèm với đó giá không thể tiếp tục tạo đáy mới chính là dấu hiệu cho thấy sự tham dự
của Cá Voi - những kẻ bắt đầu thu mua lại tài sản khi giá đã về đến vùng giá trị và có thể dẫn đến sự thay đổi về đặc
tính của giá trong tương lai gần.
Từ 3 Quy luật trên, Wyckoff đưa ra mô hình về chu kỳ giá:

Đồng thời, Wyckoff cũng cho rằng, cuộc chiến giữa Cung và Cầu trên thị trường được diễn ra giữa 2 phe, phe
"Strong hand" - Những kẻ chiến thắng và phe "Weak hand" - Những con mồi.

Phần lớn trader nhỏ như chúng ta đều thuộc về phe "Weak hand" bởi vì chúng ta không hiểu được cuộc chơi của
"Strong hand".

Cách duy nhất để có thể kiếm lời trên TT rộng lớn này là phải học được cách lần ra dấu vết của phe "Strong hand",
sau đó đi cùng với họ. Đương nhiên chúng ta sẽ không thể nào tham gia đúng phe tại mọi thời điểm, sẽ có những
lúc ta nhận định sai lầm và gia nhập hàng ngũ "Weak hand", nhưng chúng ta không cần lo lắng, vì Stoploss sẽ giúp
chúng ta thoát khỏi sai lầm với thiệt hại ít nhất.
PP Wyckoff dựa trên việc diễn giải Nhân Quả, do đó nó sẽ không "ẢO", không mông lung, không khó hiểu nhưng
cũng vì thế, PP Wyckoff yêu cầu trader phải bỏ ra một lượng lớn công sức để diễn giải từng nến, từng thanh giá tại
mọi thời điểm để có thể xác định đúng PHE.

Hôm nay chia sẻ đến đây thôi, viết dài quá ace lại không kiên nhẫn xem. Hi vọng các bạn sẽ cảm thấy hứng thú với
3 quy luật của Wyckoff và lý thuyết về chu kỳ giá, Composite Man, Strong hand và Weak hand.

Ở phần sau, mình sẽ nói đến kịch bản tích luỹ, các sự kiện và ý nghĩa. Anh em nào hứng thú có thể like để mình có
động lực ngồi viết

II. Giai đoạn tích luỹ

Mình tiếp tục chia sẻ phần tiếp theo của PP Wyckoff - Accumulation - Tích luỹ

Wyckoff chia giai đoạn tích luỹ - nguyên nhân dẫn đến xu hướng tăng thành 5 phase là A,B,C,D,E. Mỗi phase đại
diện cho 1 trạng thái của Thị trường, trong đó:

PHASE A: Giai đoạn chấm dứt xu hướng giảm trước đó, bao gồm 4 sự kiện:

1. Preliminary Support (PS): Dấu hiệu đầu tiên của Strong hand (Hoặc Composite Man) xuất hiện sau chuỗi giảm
liên tục, 1 vài nến có KLGD lớn hơn trung bình khiến cho giá tạm chững lại, hành động mua vào này có thể khiến
cho nhiều trader nghĩ rằng xu hướng giảm đã kết thúc và tiến hành mua vào theo, tuy nhiên, PS event có thể diễn ra
nhiều hơn 1 lần trước khi giá thực sự đạt đến Selling Climax. Đặc điểm chính của PS:
- Volume lớn hơn bình thường tại vài nến nhưng hành động giá sau đó là tiếp tục Break down.
2. Selling Climax (SC): Xác nhận cho vùng hỗ trợ đầu tiên của Vùng dao động (Trading Range), có thể đi kèm với
KLGD giao dịch lớn đột biến, nến thân dài, giá giảm với tốc độ nhanh hoặc chuỗi nến có KLGD lớn hơn trung bình
đi kèm với các nến có thân hẹp.
Sự kiện này xảy ra khi Strong Hand quyết định hấp thụ hết toàn bộ lượng Cung đang có trên TT, tận dụng lực bán
đang được tạo ra bởi Weak hand ngay khi giá phá xuống ngưỡng hỗ trợ tạo ra bởi PS event. Việc can thiệp thô bạo
này dẫn đến sự mất cân bằng Cung Cầu trong ngắn hạn, tạo ra 1 nhịp tăng mạnh ngay sau đó.

Mức giá thấp nhất của sự kiện SC cũng là kênh dưới của Trading Range - TR.

3. Auto Rally (AR): Là nhịp tăng hệ quả của việc can thiệp vào TT từ Strong Hand. Nhịp tăng này sau đó được tiếp
thêm động lực từ hoạt động cắt lỗ của Weak hand, chốt lời short/sell của Pro trader, hành động mua vào của Counter
trend trader và tạo ra 1 nhịp tăng có thể kéo dài 2-3 ngày. Đỉnh cao nhất của AR xác định kênh trên của TR.

4. Secondary test (ST): Động lực tăng của AR cạn kiệt, Counter trend trader chốt lời, Weak hand vào sell tiếp
diễn xu hướng, pro trader và Strong hand tạm ngừng lại để quan sát khiến cho giá giảm trở lại. Tuy nhiên, nhịp
giảm này không còn mạnh mẽ do thiếu vắng động lực thúc đẩy. Giá có thể quay lại kiểm định lại cân bằng Cung
Cầu tại SC, cũng có thể tạo đáy mới cao hơn SC.

* Trong trường hợp giá tiếp tục phá thủng SC và tiếp tục giảm, chúng ta cần thận trọng vì điều này cho thấy lực
Cung vẫn còn rất mạnh và Strong Hand có vẻ như chưa thực sự muốn tích luỹ tài sản tại vùng giá này. Nhiều khả
năng chúng ta chỉ đang chứng kiến 1 nhịp PS.

PHASE A tiêu chuẩn thường đi kèm với việc giá break lên trendline giảm với nhịp ST thường là nhịp test lại
trendline giảm này. Phase A cũng đồng thời đánh dấu bước thay đổi đầu tiên của đặc tính giá, từ có xu hương
chuyển sang giai đoạn sideway không xu hướng.

PHASE B: Tích luỹ - tạo ra Nguyên nhân (Cause)

Là hệ quả nối tiếp sau PHASE A, giá chuyển từ giai đoạn có xu hướng (Giảm) sang giai đoạn Sideway không xu
hướng. Giai đoạn này là khoảng thời gian Strong hand tiến hành tích luỹ tài sản. Giai đoạn này có thể dài, có thể
ngắn, giá chạy tung tăng, xu hướng lộn xộn, thất thường như thời tiết Sài Gòn.
Giai đoạn này thường đi kèm vô số lần false break về cả 2 hướng và có 2 sự kiện chính có thể xảy ra:

1. Upthrust Action (UTA): Giá breakout khỏi kênh trên được xác định bởi AR nhưng ngay lập tức quay ngược trở
lại Trading Range. Hành động này được xem là sự kiểm định lại cân bằng cung cầu tại vùng kháng cự, và thông
thường, kết quả của nó là 1 cú false break.

2. Sign of Weakness in Phase |B| (SOW in phase |B|): Giá break down khỏi kênh dưới được xác định bởi SC nhưng
ngay lập tức quay ngược trở lại Trading Range. Hành động này được xem là sự kiểm định lại cân bằng cung cầu tại
vùng hỗ trợ. Cũng giống như UTA, kết quả của nó cũng là 1 cú false break.

Ví dụ của chart trên không có SOW in phase |B| cho thấy sự gấp rút của Strong hand trong việc hấp thụ lượng Cung
đang có trên thị trường, và do đó, Strong hand sẵn sàng hấp thụ lượng Cung này tại vùng giá cao hơn.

PHASE C: The last test - nhát đâm chí mạng, loại bỏ toàn bộ Weak hand còn lại ra khỏi cuộc chơi.

Một nhịp bán mạnh, chủ động của Strong hand, đẩy giá về sát kênh dưới với phần lớn trường hợp giá sẽ phá thủng
kênh dưới nhằm kiểm định lại lần cuối cùng mức độ cân bằng của Cung Cầu tại vùng hỗ trợ.

Nhịp giảm này được khởi động bởi Strong hand, nhưng lại được tiếp diễn bởi Weak hand nên nó thường rất mạnh ở
giai đoạn đầu nhưng lại yếu dần ở những giai đoạn sau.

Các sự kiện chính có thể xuất hiện trong Phase C:

1. “Springs” or “shakeouts” xảy ra khi giá giảm xuống dưới vùng hỗ trợ nhưng sau đó (thường ngay lập tức) quay
trở lại TR. Những sự kiện này thường xảy ra sau khi Phase B đã diễn ra được một thời gian và cho phép Strong
hand kiểm định lại lượng Cung trước khi chiến dịch đẩy giá bắt đầu. Nếu lượng cung xuất hiện tại nhịp break down
kênh dưới thấp (Khối lượng giao dịch thấp), lượng cung xem như đã cạn và không còn gây trở ngại cho một nhịp
tăng kéo dài. Mặt khác, lượng Cung lớn xuất hiện tại thời điểm giá break down kênh dưới báo trước một nhịp giảm
mới có thể xuất hiện. Khối lượng giao dịch trung bình cũng thường có nghĩa giá sẽ có thêm nhiều lần kiểm định
Cung nữa và chúng ta cần phải chú ý hơn. Một nhịp Shakeout cũng mang đến cho CO thêm một lượng hàng giá rẻ
từ Weak Hand.

2. Test - Strong hand kiểm định lại lượng Cung nhiều lần trong nhịp tăng sau sự kiện Spring/Shake out. Một nhịp
test thành công của cú Spring/Shakeout sẽ tạo thành đáy cao hơn với KLGD nhỏ.
ACE xem ví dụ ở dưới nhìn chuẩn mực với mô hình tích luỹ hơn. Chart ở phía trên đám Strong Hand hơi bạo lực.

PHASE D - Sự thay đổi đặc tính của giá - từ Sideway không xu hướng chuyển sang xu hướng Tăng
Giá tăng 1 lèo từ sau nhịp test trong phase C, vượt mọi kháng cự kèm KLGD tăng dần và các nến biên độ lớn. Nhịp
đẩy là cú mở màn đầu tiên chuẩn bị cho 1 xu hướng tăng mới.
Các sự kiện chính diễn ra trong PHASE D:

1. SOS – sign of strength. Sau cú Spring/Shakeout, dấu hiệu của sức mạnh là một nhịp tăng vượt qua vùng kháng
cự với các nến biên dao động lớn, KLGD tăng lên và tốc độ tăng giá cũng nhanh hơn.

2. LPS – last point of support. Trong quá trình tăng lên, ngẫu nhiên sẽ xuất hiện 1 hoặc vài nhịp retracement khá
nông tạo ra những đáy sau cao hơn. Khi giá không giảm xuống thấp hơn những đáy này, ta có LPS. Mặt khác, 1 cú
Spring/Shakeout với giá không thể phá xuống kênh dưới được cũng được xem như LPS hoặc có tên gọi khác là
False Spring/Shake Out. Nếu điều này xảy ra, ta có dấu hiệu cho thấy Lực Cầu rất mạnh.

3. Back Up Action - BUA. Back Up action là 1 chuỗi hành động giá nhạy cảm, xảy ra sau sự kiện SOS. Nguyên
nhân của nhịp BUA xuất phát từ việc Strong hand muốn một lần nữa kiểm định lại cân bằng cung cầu, lần này là ở
xung quanh vùng kháng cự. BUA có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, 1 mini trading range, 1 vài nến giảm nhẹ với
KLGD thấp hoặc thậm chí 1 nhịp đánh sâu vào TR trước đó.

Backup Action là giai đoạn quan trọng nhất trong cả mô hình Wyckoff, nó phải thể hiện sự quyết tâm hấp thụ hết
toàn bộ lượng TS bán ra bởi Weak hand, Trend follower gà mờ và các Elliott Wave trader xác định cú SOS rally là
sóng IV.c v.v...

Ví dụ ở trên cho thấy 1 nhịp Back Up được xem là dễ chịu và dễ dàng nhận ra được trên khung ngày dưới dạng 1
trading range.
PHASE E - Vào xu hướng tăng – Effect

Xu hướng tăng được xác nhận sau khi giá breakout khỏi nhịp BUA trong Phase D.

1 số ví dụ về Giai đoạn tích luỹ:


Ứng dụng mô hình tích luỹ trong Trading

Mô hình tích luỹ của Wyckoff không chỉ xảy ra trên timeframe Monthly, Weekly, Daily mà còn có thể tuỳ biến để
ứng dụng trên các khung timeframe ngắn hơn như H4, H1, M30, M5 v.v...

Cốt yếu của mô hình Tích luỹ là sự diễn giải về cân bằng Cung Cầu dựa trên hành động giá và KLGD. Việc chia
Phase, căng Trading Range trên đồ thị giúp trader dễ hàng tập trung chú ý vào các Vùng giá quan trọng, các sự kiện
quan trọng và nhờ đó nâng cao tính chính xác trong việc nhận ra cơ hội vào lệnh.

Mô hình Tích luỹ cho phép chúng ta có 3 điểm entry, minh hoạ dưới hình sau:

POE #1: The confirmation


Point of entry #1 - Dấu hiệu cho thấy giá tạo thành đáy sau cao hơn, là sự xác nhận cho nhịp test thành công. Trước
đó chúng ta diễn giải nhịp giảm rời khỏi kênh dưới với KLGD thấp là nhịp Spring. Stoploss đặt dưới đáy nhịp
Spring 5-10 pip.

Position: 50% standard position

POE #2: The SOS breakout

1 cú breakout mạnh mẽ sau nhịp test thành công, giá vượt qua đỉnh Spring trước đó cho thấy sẽ có đỉnh sau cao hơn.
Mua thêm tại giá breakout hoặc chờ nến breakoutđóng > Đỉnh Spring.
Stoploss đặt dưới đáy nhịp test cuối cùng 5-10 pip
Position: 30% standard position

POE #3: the Backup Action breakout

Ví dụ trên chưa có POE #3, quy tắc rất đơn giản, chúng ta chờ giá phá lên khỏi đỉnh nhịp Backup Action này và
mua thêm.
Stoploss: Dời toàn bộ SL lên đáy nhịp BUA 5-10 pip
Position: 20% standard position.

Kinh nghiệm:

a. BUA thường hay tạo thành 1 Trading Range. Do vậy, mình thường đóng toàn bộ vị thế ngay sau khi kết thúc
Phase A của BUA - Trading Range và thực hiện lại các POE #1-#2-#3 của nhịp BUA này theo đúng quy tắc trên.

b. Trading Range và các Phase trên chart Monthly, Weekly thể hiện xu hướng dài hạn. Trên chart Daily và H4 thể
hiện xu hướng trung hạn. Các khung thời gian nhỏ hơn không thể hiện xu hướng do vậy chúng ta nên tránh giao
dịch trên trên những khung thời gian nhỏ mà chỉ nên dùng những TR trên khung nhỏ để tìm POE đẹp nhất, lấy ví dụ
POE #1 của ví dụ trên trên khung nhỏ
Nếu như chúng ta có thể vào lệnh tại nhịp Test của TR trên M5 tạo ra bởi nhịp Spring trên H4, ta sẽ có POE#1 tốt
hơn rất nhiều so với việc vào lệnh tại POE#1 theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc làm này phải xuất phát từ việc trước
đó ta diễn giải đúng nhịp break down khỏi kênh dưới này là nhịp spring trên khung H4 thì việc tìm POE tốt hơn mới
có ý nghĩa, nếu không xác định được cụ thể sự kiện trên khung timeframe lớn thì việc vào timeframe nhỏ để xác
định TR là hành động tự sát.

c. Nhịp BUA với KLGD thấp sẽ kết thúc chóng vánh, nhịp BUA với KLGD lớn sẽ kéo dài hơn do Strong hand
cũng chỉ muốn hấp thụ Supply ở vùng giá trị mà thôi.

d. KLGD thấp, đều, có thể tăng nhẹ nhưng không tăng shock là dấu hiệu của 1 nhịp tăng ổn định. KLGD tăng shock
cảnh báo sắp có đảo chiều ngắn hạn. KLGD tăng lên rồi giảm dần cảnh báo nhịp tăng sắp kết thúc.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Việc xác định và diễn giải hành động giá thông qua các Phase của mô hình tích luỹ giúp trader đánh giá trạng thái
thị trường: Xu hướng giảm kết thúc -> sideway không Xu hướng -> Xu hướng tăng bắt đầu. Từ đó có chiến lược cụ
thể để tận dụng các chuyển động giá.

Có rất nhiều cách sử dụng mô hình tích luỹ của Wyckoff để tạo ra trading plan phù hợp
- Mua kênh dưới, bán kênh trên trong Phase |B|
- Mua bình quân xuống trong Phase |C|
- Mua bình quân lên trong Phase |D|

Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhất vẫn là 3 điểm mua được Dr.Hank Prudent gợi ý mà mình đã liệt kê ở trên. Và dĩ nhiên,
Wyckoffian không có nhu cầu mua bán trong Phase |A| - đọc lại phần ST để rõ.

Bài Tích luỹ này muốn viết ngắn cũng không được, viết 1 hơi 3 tiếng. Vừa viết vừa lật sách đọc lại. Cũng xem như
giúp mình ôn lại kiến thức.

Kể từ bài này, ace nào có thắc mắc thì cmt nhé, mình tổng hợp và trả lời. Câu nào không trả lời được mình sẽ email
hỏi thầy
PHẦN 2: PHÂN PHỐI VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG UY NGẪM

Phân phối - distribution là một khái niệm của Wyckoff, nói về hành động chuyển giao lượng hàng hoá mà Strong
Hand đang nắm giữ cho Weak Hand tại một vùng giá trị mà ở đó, cả thị trường đều rất hưng phấn muốn nắm giữ loại
hàng hoá đó, bất kể mục đích là gì. Các bác có thể xem lại bài giới thiệu đầu tiên (Nhờ bác @DuongHuy quăng cái
link vào đây cho mọi người dễ tìm lại) để ôn lại về Chu kỳ giá - Price Cycle.

Phân phối là 1 vùng dao động (Trading Range) có kết cấu khá tương đồng với Tích luỹ mà bài trước mình có đề cập.
Chỉ khác mỗi một việc đó là tâm lý thị trường đã đảo ngược, lúc này cả thị trường rơi vào trạng thái tham lam cực độ,
thay vì hoảng sợ cực độ như trong giai đoạn tích luỹ. Warren Buffet cũng công nhận điều này "Hãy tham lam khi mọi
người sợ hãi, hãy sợ hãi khi mọi người tham lam". Nhìn chung, với các sự kiện diễn biến tương tự nhau nên mình
không lặp lại những định nghĩa nữa, ace có thể đọc tóm tắt ở bảng dưới đây:

*ACE thông cảm, mình lười dịch


Wyckoff Method tôn thờ "Lái" - Composite Man như một vị thần quyền năng, có thể lèo lái thị trường theo ý chí của
anh ta, là đội trưởng đội Strong Hand. Do vậy, các lập luận, lý thuyết, suy diễn, diễn giải của hành động giá đều xoay
quanh việc tìm ra những bằng chứng cho thấy sự hiện diện của người này (Sau đây mình xin viết tắt là CM - Composite
Man - gõ đi gõ lại mệt vãi).

Các trường phái khác thì tôn thờ chủ nghĩa vô thần nên khi được nhắc tới CM, mọi người thường bảo rằng CM không
có thực, rằng không ai có đủ sức để chi phôi thị trường ngàn tỉ USD này.

Mình xin phép không phủ định bất kỳ lập luận nào cả, bởi vì mỗi môn phái đều tồn tại được đến ngày nay và không
bị cộng đồng vứt bỏ đều sẽ có nguyên nhân riêng và có bản lĩnh riêng.

Vậy, Wyckoff vì sao lại nói về CM?


1. Trong 1 cái thị trường, có người mua, ắt có người bán. Phe nào khoẻ hơn thì giá sẽ chạy theo ý phe đó.
Ví dụ: Câu chuyện người thương gia mua khỉ trên 1 hòn đảo. (Bài này hôm trước em Thuý hay em Huệ có viết, nhờ
bác @DuongHuy gắn link để mình đỡ phải dài dòng).
Câu chuyện người thương gia mua khỉ trên 1 hòn đảo là 1 cái ví dụ rất điển hình về lái, về giai đoạn tích luỹ, giai đoạn
đánh lên và giai đoạn phân phối. Không nói thì ai cũng hiểu sau khi "Lái" phân phối xong thì chuyện gì xảy ra với giá.
2. Thường xuyên chúng ta thấy 1 giai đoạn giá tăng rất mạnh hoặc giảm rất mạnh, ban đầu với KLGD thấp, sau đó
đến một vùng giá nào đó thì KLGD lớn hơn rất nhiều và thậm chí xuất hiện những nến có KLGD đột biến gấp mấy
lần trước đó, nhưng sau đó thì giá không còn duy trì được xu hướng nữa mà chuyển sang sideway.
KLGD từ ít chuyển sang nhiều, hoặc đột biết chính là thể hiện sự sôi động, hưng phấn của những người tham gia thị
trường, họ mua nhiều hơn, bán nhiều hơn, Khối lượng lệnh lớn hơn, số lượng lệnh lớn hơn. Điều này đại biểu cho
một sự thay đổi về tâm lý của đám đông. Hãy nhìn ví dụ dưới đây, về BTC:

*ACE lưu ý, mình không ám chỉ BTC đang phân phối nhé
Không phải lúc nào KLGD đột biến hoặc đạt tới cực điểm đều dẫn đến sự thay đổi xu hướng, nhưng tất cả thời điểm
khi KLGD đột biến hoặc đạt tới cực điểm, ta có thể nhìn thấy sự thay đổi về trạng thái tâm lý, hoặc đặc tính vận động
của giá.

Theo PP Wyckoff, đây là 1 cái sơ hở lớn của CM, thứ duy nhất mà họ không thể che dấu được: "KHỐI LƯỢNG
GIAO DỊCH LỚN"

Mỗi một nhóm Tài sản đều có 1 tiết tấu và quy luật vận động nhất định, không cái nào giống cái nào, thế nhưng sự
thay đổi về đặc tính của giá (Từ có xu hướng -> Không xu hướng) luôn xảy ra khi có sự đột biến về KLGD.

Theo Wyckoff, một CM không bao giờ giao dịch với 1 khối lượng nhỏ, họ giao dịch với khối lượng rất lớn, lớn đến
nỗi chỉ cần KLGD này xuất hiện, cân bằng cung cầu ngay lập tức sẽ bị phá vỡ. Do vậy, CM không thể cùng một thời
điểm tung ra KLGD cực lớn đó được, do vậy, CM cần thời gian đủ dài để thực hiện kế hoạch của mình.

Quay lại ví dụ nếu trên, giả sử CM quyết định mua BTC ở vùng giá xung quanh 5900$, họ ra lệnh cho nhân viên:
"Hãy mua BTC, KLGD bao nhiêu cũng được giá mua là 5900$ +/- 100$"

Thử đoán xem chuyện gì xảy ra?

OK, cái gì xảy ra thì cũng xảy ra cmnr, đồ thị đã cho thấy rõ điều đó.

Giá tạo đáy ở vùng 3000$ và đi lên 1 mạch tới hiện tại. CM có lỗ sặc máu khi giá về tới 3000$ không? Chắc chắn là
không rồi.

Các bạn thử so sánh KLGD suốt từ giai đoạn chạm 5900$ đến khi thủng hỗ trợ đó với KLGD xuất hiện trên đường
giá xuống 3000$ xem.

Các bạn cũng thử đặt 1 câu hỏi đơn giản: Những người mua BTC sau khi giá thủng 5900$ về tới 3000$ bị điên sao?
Sao họ mua quyết liệt vậy? KLGD lớn đó là ai bán cho ai?

Nhìn kết quả thì ta cũng biết, Weak hand, những người còn lại, những người tin rằng 5900$ là đáy và cả những người
lì lợm nhất còn giữ BTC vùng giá cao hơn đã bỏ cuộc. Bên cạnh đó còn có những người tin rằng BTC sẽ về 0, họ
cũng bán khống BTC.

Cố gắng tưởng tượng ra tâm lý của những người đó, và sau đó lại tưởng tượng ra tâm lý của họ ở thời điểm hiện tại.

CM sẽ không phải là người luôn mua vào ở vùng giá thấp nhất, cũng như bán ra ở vùng giá cao nhất, nhưng họ sẽ
luôn là người chiến thắng, bởi vì sức mạnh của họ làm thay đổi cán cân cung cầu tự nhiên. Đó cũng là lý do vì sao
Wyckoff thần thánh hoá CM. Mà hành động của CM rất đơn giản:

- Khi CM cần tích luỹ: CM chỉ mua vào, không bán ra, mua liên tục cho đến khi lượng hàng trôi nổi trên TT cạn kiệt
và không còn hàng để mua nữa. Giá sẽ tự động tăng, bởi sẽ luôn có DEMAND mới xuất hiện. CM chỉ cần thoả mãn
những DEMAND mới này với 1 lượng hàng nhỏ ở một mức giá cao hơn và cao hơn nữa. Đây cũng chính là nguyên
nhân chính dẫn đến việc tăng giá.

- Trong giai đoạn tăng giá: chúng ta thường thấy giá tăng kèm KLGD tăng dần lên. Điều này cho thấy sự thay đổi về
tâm lý của TT nhưng cũng đồng thời cảnh báo dấu hiệu thay đổi trạng thái của TT, cho thấy lượng hàng trôi nổi ở
ngoài TT ngày càng nhiều lên. Điều này cho thấy những người giữ hàng cũng đã bắt đầu bán ra.
- Khi CM cần phân phối: CM chỉ bán ra, không mua vào, bán liên tục cho đến khi bán hết hàng ra ngoài thị trường,
phần còn lại sẽ do thị trường quyết định. Việc phân phối không chỉ diễn ra ở vùng đỉnh mà nó diễn ra trong suốt giai
đoạn đánh lên và tập trung nhiều nhất ở vùng đỉnh bởi vì lúc này tâm lý của TT đang hưng phấn tột cùng

Quyển sách "The three skills of top trading" - Dr. Hank Pruden có đề cập đến khía cạnh tâm lý đám đông này của TT,
ACE cũng có thể đọc những quyển nói về tâm lý đám đông, nó cũng tương tự như thế. Sau đó, cùng ngẫm lại những
thời điểm thăng trầm của TT, ngẫm lại câu chuyện thương nhân mua khỉ, ngẫm lại câu chuyện CK Việt Nam 2008,
câu chuyện Hoa Tulip huyền thoại. Tất cả các câu chuyện đó đều cùng có điểm chung cả. Ngay cả câu chuyện CK
Việt Nam cuối 2017 cũng tương tự như thế. Mọi việc lặp đi lặp lại 1 cách ngẫu nhiên hay sao?

3. Có rất nhiều mô hình tích luỹ, cũng như phân phối, bảng dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các mô
hình thường gặp của chúng, diễn giải theo PP Wyckoff:
Cuối cùng:
Khi mọi thứ từ cơ bản tới kỹ thuật tới tâm lý tới báo chí, tới cả bà nội trợ, sinh viên, trẻ em chưa thôi bú đều nói về
TT, về việc mua vào và kiếm lời dễ dàng. Đó là lúc trader, nhìn vào đồ thị, nhìn vào KLGD, nhìn vào truyền thông
và tìm kiếm sự hưng phấn. Khi sự hưng phấn được thể hiện trên đồ thị một cách rõ ràng với các dấu hiệu như:
- Giá tăng thật nhanh, thật quyết liệt thật bất chấp
- KLGD thật to, thật khủng bố
Kèm với báo chí:
- Vĩ mô tốt đến không thể tốt hơn
- TT bùng nổ, cuối cùng TT cũng thăng hoa
- Nhiều người mua nhà lầu xe hơi đổi đời từ việc mua vào
Đấy cũng là lúc chúng ta nên sợ hãi, nên rời khỏi thị trường, bởi vì lúc này tất cả mọi người đều tham lam. Và ngược
lại... Chiến tranh không phải tự dưng xảy ra. Những câu nói, những mẩu tin của những người đứng đầu của các thế
lực đứng đầu đều có mục đích, không đơn thuần chỉ là chính trị. Và kinh nghiệm của mình sau bao tháng năm: những
điều này không phản ánh trên đồ thị phút, nó phản ánh trên đồ thị tháng, tuần và bét nhất cũng là đồ thị ngày.
III. Upthrust và Spring
Những nội dung này là Phương pháp luận nền tảng giúp chúng ta có định hướng cụ thể khi diễn giải 1 hành động giá hoặc
1 nhịp tăng/giảm giá và qua đó, ta xây dựng được kế hoạch giao dịch cụ thể hơn. Tiếp theo đây là định nghĩa và dấu
hiệu nhận biết của 2 hành động giá quan trọng của PP Wyckoff: Upthrust và Spring. Hai sự kiện này có tính chất tương
đồng với nhau về mặt đặc điểm và chỉ khác nhau ở kết quả và vị trí mà thôi. Spring xảy ra ở kênh dưới, kết quả của
nó là giá sẽ tăng mạnh sau khi nó kết thúc và Upthrust xảy ra ở kênh trên kèm kết quả ngược lại. Đặc điểm của 2 sự
kiện này tương đồng nhau nên mình sẽ nói kỹ về Spring, các bạn có thể áp dụng cho Upthrust.
1. Spring (Shake Out):
Spring (và/hoặc Shakeout) là sự kiện xảy ra ở Phase C - Là nơi Strong Hand kiểm định lại lần cuối cùng sự cân bằng
của Cung và Cầu trước khi mở chiến dịch đánh lên (Nửa bên phải của giai đoạn Tích Lũy).
Spring có 3 loại cơ bản (Và 1 đống loại biến dị). Mình chia sẻ với các bạn 2 loại thường gặp nhất và cũng dễ nhận
diện nhất:
SPRING #3:
Định nghĩa và Đặc điểm: Một nhịp giảm đẩy giá xuống đóng dưới kênh dưới Trading Range với KLGD thấp.
Xác nhận và chiến lược giao dịch: Giá ngay lập tức quay trở lại đóng trong Trading Range là xác nhận. Giá đóng của
nến xác nhận đại diện cho điểm vào đầu tiên – Point of Entry #1.
SPRING #2:
Định nghĩa và Đặc điểm: Một (vài) nến với nỗ lực đẩy giá xuống đóng dưới kênh dưới vùng dao động với KLGD
trung bình.
Xác nhận và chiến lược giao dịch : Một nhịp hoặc vài nhịp kiểm định lại cân bằng Cung/Cầu tại vùng hỗ trợ thành công là
xác nhận. Sự đảo chiều từ đáy nhịp kiểm định đại diện cho điểm vào đầu tiên – Point of Entry #1.
Trên đây là những trường hợp lý tưởng của Spring, ngoài ra chúng ta còn thường xuyên gặp phải 2 dạng nữa:
RŨ - SHAKEOUT:

Định nghĩa và Đặc điểm: Một nhịp giảm rõ ràng với 3-4 nến đóng dưới hỗ trợ kênh dưới kèm KLGD lớn hơn mức
trung bình và theo sau đó, giá phục hồi trở lại trong trading range.

Xác nhận và chiến lược giao dịch: Một nhịp hoặc một chuỗi nhịp kiểm định lại trên kênh dưới cũng như việc giá quay
trở lại Trading Range là xác nhận cho cú Rũ - Shakeout. Nến đảo chiều từ đáy nhịp test là điểm vào lệnh đầu tiên.

SPRING-TYPE ACTION:

Định nghĩa và Đặc điểm: Spring type action có những đặc điểm của 1 cú spring bình thường, nhưng nhịp tăng sau đó
không đủ mạnh để trở thành sự kiện SOS.

Xác nhận và chiến lược giao dịch: Chỉ khi nào nhịp tăng SOS (Sign of Strength) thất bại (Giá không thể đóng vượt
kênh trên hoặc giá vượt kênh trên xong gần như ngay lập tức quay trở lại trading range, tạo thành đỉnh sau thấp hơn),
chúng ta sẽ cân nhắc cú Spring và nhịp SOS trước đó là thất bại, và nó đồng thời đại diện cho SOW. Thông thường,
khi nhịp tăng SOS thất bại thì giá sẽ nhanh chóng quay trở lại kênh dưới bởi lúc này những tổ chức vào theo xu
hướng sẽ nhanh chóng đóng bớt vị thế và tạo ra một lượng Cung lớn cho thị trường. Tín hiệu đảo chiều sau khi SOS
failed có thể là tin hiệu sell đầu tiên.

Đặc điểm của KLGD khi giá đi vào Phase C và tạo ra cú Spring:
Nói chung, KLGD là thứ dễ gây lẫn lộn. Trong quá trình giao dịch, mình cũng nhận thấy điều đó, giá giảm kèm
KLGD lớn cũng có thể là Spring, mà kèm theo KLGD nhỏ cũng có thể là Spring. Tóm lại là nó chả có tuân theo bất
kỳ cái quy luật gì cả, cho nên cái Volume pattern này về thực tế thì có cũng đc mà không có thì cũng không sao...
Nhưng bởi vì 4 dạng trên đây là những dạng cơ bản của Volume Pattern khi giá vận động vào Phase C, cho nên chúng
ta phải học thuộc lòng.
Kết luận:
Mô hình, hành động giá, mẫu hình KLGD đều là những hình ảnh chết, ghi lại thói quen của thị trường. Mà thị trường
thì thường hay lặp lại hành động của nó. Do đó, thuộc lòng những mô hình, hành động giá này là chúng ta đã có xác
suất thắng lợi tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ đúng 100%.
Sau khi đã học thuộc lòng các mô hình, chúng ta áp dụng thử, rồi tinh chỉnh, đúc kết, suy ngẫm, cải tiến, rồi lại áp dụng...
Cốt lõi của PP Wyckoff xoay quanh sự tương xứng và bất tương xứng của chuyển động giá với nỗ lực (động lực) của
chuyển động giá đó. Dựa trên PP Wyckoff, mỗi người sẽ có diễn giải riêng về hành động giá, nhưng tựu chung:
- Xu hướng tăng/giảm khi kết thúc sẽ tạo ra môi trường không Xu hướng (Sideway).
- Trong 1 Xu hướng, phần lớn trading range sẽ dẫn đến kết quả Xu hướng tiếp diễn, chỉ có 1 lần duy nhất sẽ tạo ra
kết quả Xu hướng đảo chiều.
- Trong Xu hướng tăng, phần lớn các nhịp break down kênh dưới đều là falsebreak và trong Xu hướng giảm, phần
lớn các nhịp breakout kênh trên cũng đều là falsebreak.
- KLGD lớn phải đi kèm với chuyển động giá lớn và 1 kết quả lớn: Ví dụ như breakoutvới KLGD lớn là phải tạo
GAP, phải đi xa kèm theo những nhịp retrace ngắn v.v...
- KLGD nhỏ thường gắn liền với Upthrust hoặc Spring.
Hi vọng PP Wyckoff và phương pháp luận của Wyckoff mà mình chia sẻ có thể giúp các bạn có thêm 1 góc nhìn khác
về thị trường, qua đó hoàn thiện hệ thống giao dịch và kiếm đc thêm nhiều tiền.

You might also like