Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

TÍNH THEO PHƢƠNG TRÌNH HÓA HỌC

I. Tính số mol, thể tích, khối lƣợng trong phƣơng trình hóa học
Bƣớc 1: Tính số mol chất đã biết dựa vào dữ kiện đề bài
Bƣớc 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng và xác định tỉ lệ mol
Bƣớc 3: Dựa vào số mol đã biết và tỉ lệ mol theo phương trình hóa học  Số mol của chất cần tìm (sử dụng nhân
chéo – chia ngang).
Bƣớc 4: Từ số mol chất cần tìm  đại lượng đề bài yêu cầu (m = n.M; V = n.24,79; …)
II. Hiệu suất phản ứng
1. Chất phản ứng hết, chất phản ứng dƣ, phản ứng hoàn toàn, phản ứng không hoàn toàn
- Chất phản ứng hết là chất không còn sau khi phản ứng kết thúc.
- Chất phản ứng dư là chất còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
- Phản ứng hoàn toàn là phản ứng có ít nhất một chất tham gia phản ứng hết sau khi phản ứng kết thúc. Trường
hợp các chất phản ứng đều hết người ta nói phản ứng vừa đủ.
- Phản ứng không hoàn toàn là phản ứng các chất phản ứng đều còn sau phản ứng.
2. Hiệu suất phản ứng
- Hiệu suất phản ứng (kí hiệu H) là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được
theo lí thuyết.
- Phản ứng hoàn toàn có H = 100%, phản ứng không hoàn toàn có H < 100%.
3. Cách tính hiệu suất phản ứng (SGK).
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1. Bài toán tính theo phƣơng trình 1 ẩn
Câu 1. Khi cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì xảy ra phản ứng hóa học như sau: Mg + H2SO4 →
MgSO4 + H2. Sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4. Tính thể tích khí H2 thu được ở 25 oC, 1 bar.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam phosphorus trong khí oxygen. Hãy tính thể tích khí oxygen (đkc) và khối
lượng sản phẩm tạo thành theo phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5.
Câu 3. Đốt cháy hết 0,54 gam Al trong không khí thu được aluminium oxide theo sơ đồ phản ứng: Al + O2
  Al2O3. Lập phương trình hóa học của phản ứng rồi tính:
(a) Khối lượng aluminium oxide tạo ra.
(b) Thể tích khí oxygen tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.
Câu 4. Cho 5,6 gam sắt (iron) phản ứng vừa đủ với hydrochloric acid (HCl), sau phản ứng thu được muối iron (II)
chloride (FeCl2) và khí H2.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra
(b) Tính khối lượng muối iron (II) chloride thu được.
(c) Tính thể tích khí hydrogen thu được ở đkc.
Câu 5. Đốt cháy m gam magnesium trong oxygen dư thu được 8 gam magnesium oxide (MgO).
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng magnesium đã tham gia phản ứng.
(c) Tính thể tích khí oxygen cần dùng (ở đkc) theo 2 cách.
Câu 6. Đốt cháy hết 10 gam kim loại R (hóa trị II) bằng khí oxygen dư, thu được 14 gam oxide của kim loại R.
(a) Viết phương trình hóa học của phản ứng và tính khối lượng khí O2 phản ứng.
(b) Xác định nguyên tố kim loại R.
Câu 7. Nung nóng potassium permanganate KMnO4 hoặc potassium Chlorate KClO3 thì xảy ra các phản ứng sau:
KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2 
0
t

KClO3   KCl + O2 


0
MnO , t
2

(a) Cân bằng các sơ đồ phản ứng trên.


(b) Nếu lấy cùng khối lượng KMnO4 và KClO3 thì phản ứng nào thu được lượng khí oxygen nhiều hơn?
(c) Để thu được cùng lượng khí oxygen thì cần lấy khối lượng KMnO4 hay KClO3 nhiều hơn?
Câu 8. Cho dòng khí CO dư qua hỗn hợp 2 oxide CuO và Fe3O4 nung nóng thu được 29,6 gam hỗn hợp hai kim
loại trong đó có sắt (iron) nhiều hơn đồng (copper) là 4 gam và khí CO2.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng sắt (iron) và đồng (copper) thu được.
(c) Tính thể tích khí CO (đkc) đã tham gia phản ứng.
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam Fe trong dung dịch hydrochloric acid (HCl) dư, thu được muối iron (II)
chloride (FeCl2) và khí hydrogen.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng muối iron (II) chloride thu được.
(c) Tính thể tích khí hydrogen thu được ở đkc.
Câu 10. Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được muối FeSO4 và 2,479 lít khí H2 (ở đkc).
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng sắt (iron) đã phản ứng.
(c) Tính khối lượng H2SO4 đã tham gia phản ứng.
Câu 11. Đốt cháy m gam nhôm (aluminium) trong khí oxygen dư thu được 20,4 gam aluminium oxide (Al2O3).
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng nhôm (aluminium) đã tham gia phản ứng.
(c) Tính thể tích khí oxygen cần dùng (ở đkc) theo 2 cách.
o
Câu 12. Có phương trình hóa học sau: CaCO3  t
 CaO + CO2
(a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 g CaO?
(b) Muốn điều chế được 7 gam CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?
(c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đkc)?
(d) Nếu thu được 14,874 lít khí CO2 ở đkc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng?
Dạng 2. Bài toán chất hết – chất dƣ
Câu 13. Xét phản ứng xảy ra hoàn toàn: H2 + Cl2 → 2HCl. Tiến hành 3 thí nghiệm với các tỉ lệ mol khác nhau
của khí hydrogen và khí chlorine, kết quả thu được như sau:

(a) Các chất sau phản ứng trong các thí nghiệm (1), (2) và (3) gồm những chất nào?
(b) Trong thí nghiệm (2) và (3), chất nào là chất hết và chất nào là chất dư?
(c) Phản ứng nào xảy ra vừa đủ trong các thí nghiệm (1), (2), (3)?
(d) Sản phẩm tạo thành trong 3 thí nghiệm là chất nào? Để xác định lượng sản phẩm tạo thành cần dựa vào lượng
chất hết hay chất dư?
Câu 14. Đốt cháy 1 mol khí hydrogen trong 0,4 mol khí oxygen đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho biết chất
nào còn dư sau phản ứng.
Câu 15. Đốt cháy 4,65 gam phosphorus trong bình chứa 3,7185 lít oxygen (đkc), sản phẩm tạo thành là
diphosphorus pentoxide (P2O5).
(a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
(b) Sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
(c) Tính khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng.
Câu 16. Cho 4,8 gam magnesium tác dụng với 7,3 gam hydrochloric acid (HCl), sau phản ứng thu được muối
magnesium chloride (MgCl2) và khí H2.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
(c) Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (ở đkc).
Câu 17. Cho 0,2 mol barium hydroxide (Ba(OH)2) tác dụng với 7,3 gam hydrochloric acid, sau phản ứng thu
được muối barium chloride (BaCl2) và nước.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu mol?
(c) Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối barium chloride.
Câu 18. Cho 5,4 gam nhôm (aluminium) tác dụng với 14,6 gam hydrochloric acid, sau phản ứng thu được muối
aluminium chloride (AlCl3) và khí H2.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
(c) Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (ở đkc).
Câu 19. Cho 6 gam magnesium phản ứng với 2,479 lít khí oxygen (đkc), sau phản ứng tạo thành magnesium
oxide (MgO).
(a) Viết phương trình hoá học xảy ra.
(b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
(c) Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam magnesium oxide.
Câu 20. Dẫn 2,479 lít khí H2 (ở đkc) vào một ống có chứa 12 gam copper (II) oxide (CuO) đã nung nóng tới nhiệt
độ thích hợp, sau phản ứng thu được a gam chất rắn và hơi nước.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng nước tạo thành sau phản ứng.
(c) Tính a.
Dạng 3. Bài toán hiệu suất phản ứng
Câu 21. Ban đầu nhà sản xuất dự tính thu được 80 tấn vôi sống CaO từ đá vôi (thành phần chính là CaCO3), tuy
nhiên khối lượng thu được chỉ đạt 25 tấn CaO. Phản ứng đã cho đạt hiệu suất bao nhiêu?
Câu 22. Nung 100 gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và 28 gam
vôi sống. Phản ứng đã cho đạt hiệu suất bao nhiêu?
Câu 23. Cho 0,5 mol khí hydrogen tác dụng với 0,45 mol hơi iodine thu được 0,6 mol khí hydrogen iodide (HI).
Tính hiệu suất phản ứng.
Câu 24. Ammonia (NH3) được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen theo phản ứng: N2 + H2 → NH3.Cho vào bình
kín 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2 với xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được 0,12 mol NH3. Tính hiệu suất
của phản ứng tổng hợp NH3 ở trên.
Câu 25. Nung 10 gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và m gam
vôi sống. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%, xác định m.
Câu 26. Trong công nghiệp, aluminium (Al) được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) theo phương trình hóa
học sau: 2Al2O3 
®iÖnph©nnãngch¶y
cryolite
 4Al + 3O2↑
(a) Tính hiệu suất phản ứng khi điện phân 102 kg Al2O3, biết khối lượng aluminium thu được sau phản ứng là
51,3 kg.
(b) Biết khối lượng aluminium thu được sau điện phân là 54 kg và hiệu suất phản ứng là 92%, tính khối lượng
Al2O3 đã dùng.
o
Câu 27. Khi nung nóng KClO3 xảy ra phản ứng hóa học sau (phản ứng nhiệt phân): 2KClO3  t
 2KCl + 3O2.
Biết rằng hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%. Hãy chọn các cụm từ (lớn hơn, nhỏ hơn, bằng) phù hợp với nội dung
còn thiếu trong các câu sau đây:
- Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O2 (1) …………. 1,5 mol
- Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3 (2) ………………… 0,2 mol.
Câu 28. Nung 200 gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và 84 gam
vôi sống. Phản ứng đã cho đạt hiệu suất bao nhiêu?
Câu 29. Trong công nghiệp, aluminium (Al) được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) theo phương trình hóa
học sau: 2Al2O3 
®iÖnph©nnãngch¶y
cryolite
 4Al + 3O2↑
Tính hiệu suất phản ứng khi điện phân 204 kg Al2O3, biết khối lượng aluminium thu được sau phản ứng là 94,5
kg.
Câu 30. Khi nung nóng potassium pemanganate (thuốc tím) KMnO4 xảy ra phản ứng hóa học sau (phản ứng nhiệt
o
phân): KMnO4  t
 K2MnO4 + MnO2 + O2. Biết rằng khi nung 39,5 gam KMnO4 sau một thời gian thì thu được
2,479 lít khí oxygen (đkc). Tính hiệu suất phản ứng.
Câu 31. Nung nóng 50 g KClO3 một thời gian thấy khối lượng hỗn hợp chất rắn còn lại là 38 gam.
(a) Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.
(b) Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp rắn sau phản ứng.
Câu 32. Nung nóng 31,6 g KMnO4 một thời gian thấy khối lượng hỗn hợp chất rắn còn lại là 28,72 gam.
(a) Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.
(b) Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp rắn sau phản ứng.
Câu 33. Ammonia (NH3) được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen theo phản ứng: N2 + H2 → NH3. Cho 2,479 lít
N2 tác dụng với lượng dư H2, sau một thời gian thu được 1,2395 lít khí NH3 (các thể tích khí đều đo ở đkc). Tính
hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 ở trên.
Câu 34. Ammonia (NH3) được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen theo phản ứng: N2 + H2 → NH3.Cho vào bình
kín 0,4 mol N2 và 0,9 mol H2 với xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được 0,18 mol NH3. Tính hiệu suất
của phản ứng tổng hợp NH3 ở trên.
Câu 35. Cho 14,874 lít N2 (đkc) tác dụng với lượng dư khí H2 để tổng hợp NH3. Biết hiệu suất của phản ứng là
30%, tính khối lượng NH3 tạo thành.
Câu 36. Nung m gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và 11,2 gam
vôi sống. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%, xác định m.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong phản ứng hóa học, chất phản ứng hết là chất
A. còn lại sau khi phản ứng kết thúc. B. còn lại một nửa sau khi phản ứng kết thúc.
C. không còn sau khi phản ứng kết thúc. D. tạo thành sau phản ứng.
Câu 2. Trong phản ứng hóa học, chất phản ứng dư là chất
A. còn lại sau khi phản ứng kết thúc. B. không còn khi phản ứng xảy ra được một thời gian.
C. không còn sau khi phản ứng kết thúc. D. tạo thành sau phản ứng.
Câu 3. Phản ứng hoàn toàn là phản ứng có
A. các chất phản ứng đều còn sau phản ứng kết thúc.
B. các chất phản ứng đều hết sau phản ứng kết thúc.
C. ít nhất một chất tham gia phản ứng đết sau phản ứng kết thúc.
D. các chất sản phẩm đều là chất khí.
Câu 4. Phản ứng không hoàn toàn là phản ứng có
A. các chất phản ứng đều còn sau phản ứng kết thúc.
B. các chất phản ứng đều hết sau phản ứng kết thúc.
C. ít nhất một chất tham gia phản ứng đết sau phản ứng kết thúc.
D. các chất sản phẩm đều là chất khí.
Câu 5. Phản ứng vừa đủ là phản ứng có
A. các chất phản ứng đều còn sau phản ứng kết thúc.
B. các chất phản ứng đều hết sau phản ứng kết thúc.
C. ít nhất một chất tham gia phản ứng đết sau phản ứng kết thúc.
D. các chất sản phẩm đều là chất khí.
Câu 6. Hiệu suất phản ứng là
A. là tổng giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
B. là hiệu giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
C. là tích giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
D. là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
Câu 7. Hiệu suất phản ứng có kí hiệu là
A. M. B. H. C. N. D. S.
Câu 8. Phản ứng hoàn toàn có
A. H = 100%. B. H = 90%. C. H = 0%. D. H = 50%.
Câu 9. Phản ứng không hoàn toàn có
A. H = 100%. B. H < 100%. C. H = 0%. D. H < 50%.
Câu 10. Cho phản ứng hóa học sau: Al + H2SO4    Al2(SO4)3 + H2. Số mol H2SO4 phản ứng hết với 6 mol Al

A. 6 mol. B. 9 mol. C. 3 mol. D. 5 mol.
Câu 11. Mg phản ứng với HCl theo phản ứng: Mg + HCl    MgCl2 + H2. Sau phản ứng thu được 2,479 lít
(đkc) khí hydrogen thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là
A. 2,4 gam. B. 12 gam. C. 2,3 gam. D. 7,2 gam.
Câu 12. Zn phản ứng với H2SO4 loãng theo phản ứng: Zn + H2SO4    MgSO4 + H2. Hòa tan hoàn toàn 6,5
gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đkc). Giá trị của V là
A. 2,479. B. 1,2395. C. 4,958. D. 3,7185.
Câu 13. Fe phản ứng với HCl theo phản ứng: Fe + HCl    FeCl2 + H2. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào
dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan (FeCl2). Giá
trị của m là
A. 24,375. B. 19,05. C. 12,70. D. 16,25.
Câu 14. Ba tác dụng với H2O theo phản ứng : Ba + H2O    Ba(OH)2 + H2. Cho 13,7 gam Ba tác dụng với
nước dư, sau phản ứng thu được V lít H2 (ở đkc). Giá trị của V là
A. 1,2395 lít B. 2,479 lít C. 1,792 lít D. 3,7185 lít
Câu 15. Để tác dụng vừa đủ với 0,5 gam khí hydrogen thì cần dùng thể tích O2 (đkc) là
A. 1,2395 lít. B. 3,09875 lít. C. 7,437 lít. D. 6,1975 lít.
Câu 16. Cho 9,916 lít N2 (đkc) tác dụng với 22,311 lít H2 (đkc), thu được 3,4 gam NH3. Hiệu suất của phản ứng

A. 20%. B. 34%. C. 33,3%. D. 50%.
Câu 17. Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 (đkc) để thu được 51 gam NH3 (hiệu suất phản ứng là 25%)?
A. VN  134,4 lít,VH  403,2 lít. B. VN  135,4 lít,VH  403,2 lít.
2 2 2 2

C. VN  134,4 lít,VH  405,2 lít. D. VN  164,4 lít,VH  413,6 lít.


2 2 2 2

Câu 18. Nung 316 gam KMnO4 sau một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân

A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%.
Câu 19. Để điều chế ra 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì cần thể tích N2 ở cùng điều kiện là:
A. 8 lít B. 4 lít C. 2 lít D. 1 lít
Câu 20. Cho 30 lít khí nitrogen tác dụng với 30 lít H2 trong điều kiện thích hợp và tạo ra một thể tích NH3 là
(các thể tích đo ở cùng điều kiện và hiệu suất phản ứng đạt 30%)
A. 6 lít B. 18 lít C. 20 lít D. 60 lít
Câu 21. Đốt cháy 3,2g sulfur (lưu huỳnh) trong một bình chứa 1,2395 lít khí O2 (đkc). Thể tích khí SO2 thu được
là:
A. 4,958 lít B. 2,479 lít C. 1,2395 lít D. 3,7185 lít
Câu 22. Cho 13 gam kẽm (zinc) vào dung dịch chứa 16,425 gam HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thu được zinc
chloride (ZnCl2) và V lít khí H2 (đkc). Giá trị của V là
A. 4,958. B. 3,7185. C. 5,57775. D. 11,1555.
Câu 23. Đốt cháy 3,1 gam phosphorus trong lọ chứa 2,479 lít khí O2 (đkc) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được
m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,68. B. 7,10. C. 6,30. D. 4,97.
Câu 24. Cho x mol H2 tác dụng với x mol O2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được những
chất nào?
A. H2O. B. H2O, H2. C. O2. D. H2O, O2.
Câu 25. Đốt cháy 6,0 gam hỗn hợp Y gồm các kim loại Al, Fe, Zn trong khí oxygen, sau một thời gian thu được
8,08 gam chất rắn Z gồm các oxide kim loại và kim loại còn dư. Thể tích khí oxygen đã phản ứng (đkc) là
A. 1,4874. B. 1,61135. C. 1,568. D. 1,792.
NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
I. Dung dịch, chất tan và dung môi
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
II. Độ tan
1. Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo
thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
m
S ct .100 (S: độ tan (g); mct: khối lượng chất tan (g))
mH2O
2. Yếu tố ảnh hƣởng đến độ tan
- Độ tan của chất rắn tăng nếu tăng nhiệt độ.
- Độ tan của chất khí tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
III. Nồng độ dung dịch
1. Nồng độ phần trăm (C%) là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
2. Nồng độ mol (CM) là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
1. Nồng độ mol 2. Nồng độ phần trăm 3. Khối lƣợng riêng
n n m
C%  ct .100% D
mdd
Công CM  ⇒ n = CM.V; V 
thức V CM mdd Vdd
CM: nồng độ mol của dung dịch mct: khối lượng chất tan (g) D: khối lượng riêng của
Ý (mol/L hay M) mdung dịch: khối lượng dung dung dịch (g/mL).
nghĩa V: thể tích dung dịch (L) dịch (g) Vdung dịch: thể tích dung dịch
(mL)
IV. Pha chế dung dịch
Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng.
Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định.
Pha chế một dung dịch theo nồng độ phần trăm (C%) Pha chế một dung dịch theo nồng độ mol (CM)
- Tính khối lượng chất tan cho vào. - Tính số mol chất tan.
- Tính khối lượng hay thể tích nước cần cho sự pha - Tính khối lượng chất tan.
chế (d = 1g/mL) - Xác định thể tích nước cần cho sự pha chế (bằng
với thể tích dung dịch cần pha).
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1: Bài toán về độ tan
Câu 1. Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường;
3,6 gam muối ăn.
(a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10
gam nước.
(b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước
(nhiệt độ phòng thí nghiệm)?
Câu 2.
(a) Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?
(b) Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
Câu 3. Hãy giải thích tại sao:
(a) Khi pha nước chanh đá, người ta thường hòa tan đường vào nước nóng, sau đó mới cho đá lạnh vào.
(b) Trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta thường nén khí (carbon dioxide) ở áp suất cao.
Câu 4. Cho đồ thị về độ tan của một số chất rắn trong nước như sau:
(a) Hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 100C và 600C.
(b) Khi tăng nhiệt độ thì chất nào có độ tan tăng nhanh nhất? Chất nào giảm độ tan? Chất nào có độ tan tăng
không đáng kể?
Câu 5. Tính độ tan của muối sodium nitrate (NaNO3) ở 0 oC, biết để tạo ra dung dịch NaNO3 bão hòa người ta
cần hòa tan 14,2 gam muối trong 20 gam nước.
Câu 6. Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 25 oC. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 76,75 gam
Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa.
Câu 7. Ở 18 oC, khi hòa tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của
Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ trên.
Câu 8. Ở nhiệt độ 25 oC, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan.
Tính độ tan của muối X
Câu 9. Tính khối lượng sodium chloride cần hòa tan trong 200 gam nước ở 20 oC để thu được dung dịch muối ăn
bão hòa. Biết độ tan của muối ăn ở 20oC là 35,9 gam.
Câu 10. Cho biết độ tan của đường ăn ở 30 oC và 60 oC lần lượt là 216,7 gam và 288,8 gam.
(a) Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 30 oC.
(b) Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 60 oC.
Câu 11. Một dung dịch có chứa 26,5 gam NaCl trong 75 gam nước ở 25 oC. Hãy xác định dung dịch NaCl nói
trên là bão hòa hay chưa bão hòa? Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25 oC là 36 gam.
Câu 12. Ở 50oC, độ tan của KCl là 42,6 gam.
(a) Nếu cho 120 gam KCl vào 250 gam nước thì dung dịch thu được là bão hòa hay chưa bão hòa?
(b) Tính khối lượng KCl không tan hay cho thêm vào để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên.
Câu 13. Cho đồ thị về độ tan của một số chất khí trong nước như sau:

(a) Hãy ước lượng độ tan của các khí NO, O2 và N2 ở 20oC.
(b) Hãy cho biết có bao nhiêu mL những khí trên tan trong 1 lít nước ở 20 oC. Biết rằng ở 20oC và 1atm, 1 mol
chất khí bất kì đều có thể tích là 24 lít và khối lượng riêng của nước là 1 g/mL.
Câu 14. Ở 25oC, khi hòa tan 20 gam NaCl vào 40 gam nước thì thấy có 5,6 gam NaCl không tan được nữa. Tính
độ tan của NaCl ở nhiệt độ trên.
Câu 15. Xác định độ tan của muối NaCl trong nước ở 250C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 54
gam NaCl trong 150 gam nước thì được dung dịch bão hòa.
Câu 16. Tính khối lượng muối AgNO3 có thể tan trong 250 gam nước ở 25 oC. Biết độ tan của AgNO3 ở 25 oC là
222 gam.
Câu 17. Tính khối lượng của NaCl chứa trong 340 gam dung dịch bão hòa NaCl ở nhiệt độ 200C?. Giả sử độ tan
của NaCl ở nhiệt độ này bằng 36 gam.
Câu 18. Tính khối lượng muối sodium chloride có thể tan trong 750 gam nước ở 25 oC. Biết rằng ở nhiệt độ này
độ tan của NaCl là 36,2 gam.
Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 15 gam chất rắn A trong nước (20oC) thì thu được 95 gam một dung dịch A bão hòa.
Tính độ tan trong nước của A ở 20oC.
Câu 20. Độ tan của barium chloride trong nước ở nhiệt độ 20oC là 35,8 gam. Tính khối lượng nước và khối lượng
barium chloride có trong 67,9 gam dung dịch bão hòa barium chloride ở 20oC.
Câu 21. Xác định độ tan trong nước của chất A trong nước ở 25oC? Biết rằng khi hòa tan 27 gam chất A vào 65
mL nước cất (ở 25oC) thu được một dung dịch bão hòa và 2,3 gam chất rắn. Giả thiết khối lượng riêng của nước
là 1 g/mL.
Dạng 2: Bài toán về khối lƣợng chất rắn kết tinh khi làm lạnh dung dịch bão hòa
Câu 22. Có bao nhiêu gam NaNO3 tách ra khỏi 200 gam dung dịch NaNO3 bão hòa ở 50oC nếu dung dịch này
được làm lạnh đến 20oC biết độ tan của NaNO3 ở 50oC là 114 gam, ở 20oC là 88 gam.
Câu 23. Biết độ tan của KNO3 ở 60oC và 20oC lần lượt bằng 50 gam và 20 gam. Hỏi nếu có 600 gam dung dịch
KNO3 bão hòa ở 60oC hạ xuống 20oC thì có bao nhiêu gam KNO3 kết tinh.
Câu 24. Hòa tan hết 52,5 gam silver nitrate vào cốc nước ở 60oC thu được 62,5 gam dung dịch bão hòa.
(a) Tính độ tan của silver nitrate.
(b) Cho x gam nước vào lượng dung dịch bão hòa ở trên rồi làm lạnh dung dịch đến 200C thì thu được dung dịch
bão hòa, không thấy xuất hiện chất rắn kết tinh. Tính x? Giả sử độ tan của silver nitrate ở 200C là 216 gam.
Câu 25. Độ tan trong nước của MgCl2 ở 10oC và 60oC lần lượt là 53,6 gam và 61,0 gam. Đun nóng 614,4 gam
dung dịch MgCl2 bão hòa từ 10oC lên 60oC thu được dung dịch X.
(a) Cần thêm bao nhiêu gam MgCl2 khan vào X để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ 60oC?.
(b) Cần thêm bao nhiêu gam MgCl2.6H2O vào X để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ 60oC.
Câu 26. Độ tan của KNO3 trong nước ở 20oC và 60oC lần lượt là 32 gam và 106 gam. Làm lạnh 618 gam dung
dịch bão hòa KNO3 từ 60oC xuống 200C thì có bao nhiêu gam KNO3 kết tinh?
Câu 27. Độ tan trong nước của CuSO4 ở 20oC và 80oC lần lượt là 32 gam và 84 gam. Làm lạnh 147,2 gam dung
dịch bão hòa CuSO4 từ 80oC xuống 200C thì có bao nhiêu gam CuSO4.5H2O kết tinh tách ra khỏi dung dịch?
Câu 28. Độ tan trong nước của copper (II) chloride ở 100oC và 20oC lần lượt là 120 gam và 73 gam. Làm lạnh 55
gam dung dịch bão hòa copper (II) chloride ở 100oC xuống còn 20oC thì thấy tách ra m gam chất rắn kết tinh.
Tính giá trị m trong 2 trường hợp:
(a) Chất rắn kết tinh là CuCl2 khan.
(b) Chất rắn kết tinh là CuCl2.2H2O.
Dạng 3: Bài toán về nồng độ dung dịch cơ bản
Câu 29. Hòa tan 21 gam KNO3 vào 129 gam nước thu được dung dịch KNO3. Tính nồng độ phần trăm của dung
dịch KNO3 thu được.
Câu 30. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trong các trường hợp sau:
(a) Hòa tan 40 gam muối ăn (NaCl) vào 160 gam nước.
(b) 32 gam NaNO3 trong 2 kg dung dịch.
Câu 31. Tính số gam và số mol chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:
(a) 50 g dung dịch MgCl2 19%.
(b) 150 g dung dịch CuCl2 4,5%.
Câu 32. Hòa tan 16 gam CuSO4 khan vào nước thu được 200 mL dung dịch CuSO4. Tính nồng độ mol của dung
dịch CuSO4.
Câu 33. Tính nồng độ mol của dung dịch trong các trường hợp sau:
(a) 1 mol KCl trong 750 mL dung dịch
(b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch
Câu 34. Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:
(a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5 M
(b) 500 mL dung dịch KNO3 2 M
Câu 35. Tính số gam chất tan cần để pha chế 100 mL dung dịch CuSO4 0,1 M.
Câu 36. Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.
Câu 37. Dung dịch D-glucose 5% được sử dụng trong y tế là dịch truyền, nhằm cung cấp nước và năng lượng cho
bệnh nhân bị suy nhược cơ thể hoặc sau phẫu thuật. Biết trong một chai dịch truyền có chứa 25 gam đường D-
glucose. Tính khối lượng dung dịch và khối lượng nước có trong chai dịch truyền đó.
Câu 38. Ở nhiệt độ 250C độ tan của muối ăn là 36 g, của đường là 204 g. Hãy tính nồng độ phần trăm của các
dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên.
Câu 39. Làm bay hơi 60 g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác
định khối lượng của dung dịch ban đầu.
Câu 40. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trong các trường hợp sau:
(a) 20 gam KCl trong 600 gam dung dịch.
(b) 34,2 gam Al2(SO4)3 trong 2,5 kg dung dịch.
Câu 41. Tính nồng độ mol của dung dịch trong các trường hợp sau:
(a) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch
(b) 600 gam dung dịch chứa 0,2 mol BaCl2 (D = 1,2 gam/mL).
Câu 42. Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:
(a) 250 mL dung dịch CaCl2 0,1 M
(b) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3 M
Câu 43.
(a) Tính nồng độ C% của dung dịch bão hòa NaCl ở 90oC, biết độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là 50 gam.
(b) Ở 10oC, nồng độ C% của dung dịch NaNO3 bão hòa là 44,4%. Tính độ tan của muối này ở 10oC.
Câu 44. Đun nhẹ 20 g dung dịch CuSO4 cho đến khi nước bay hơi hết, người ta thu được chất rắn màu trắng
là CuSO4 khan. Chất này có khối lượng là 3,6 g. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 .
Dạng 4: Bài toán về nồng độ dung dịch sau pha trộn không xảy ra phản ứng
Câu 45. Cần bao nhiêu gam nước để cho vào 80 gam dung dịch NaOH 20% thì thu dung dịch NaOH 16%?
Câu 46. Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1 M (dung dịch B), thu
được 5 lít dung dịch C.
(a) Tính số mol urea trong dung dịch A, B và C.
(b) Tính nồng độ mol của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ mol của dung dịch C so với nồng độ mol của
dung dịch A, B.
Câu 47. Trộn 80 gam dung dịch H2SO4 98% với m gam dung dịch H2SO4 49% thu được một dung dịch có nồng
độ 58,8%. Tính m.
Câu 48. Trộn x gam dung dịch KOH 10% với y gam dung dịch KOH 40% thu được 300 gam dung dịch KOH
20%. Tính x, y.
Câu 49. Cho 56 gam dung dịch NaOH 10% vào 40 gam dung dịch KOH 5% thu được dung dịch X có khối lượng
riêng là 1,2 g/mL. Tính nồng độ mol của từng chất tan trong dung dịch X.
Câu 50. Trộn V1 mL dung dịch KOH 2M với V2 mL dung dịch KOH 5M thu được 240 mL dung dịch KOH 3M.
a) Tính V1, V2.
b) Cần thêm bao nhiêu mL nước vào V1 mL dung dịch KOH 2M để thu được dung dịch KOH 0,5M.?
Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong tất cả các thí nghiệm pha trộn.
Câu 51. Cho x (gam) nước cất vào V mL dung dịch HCl 4M thu được 240 mL dung dịch HCl 1M. Tính giá trị x,
V. Giả thiết thể tích chất lỏng không thay đổi khi pha trộn dung dịch, khối lượng riêng của nước cất là 1 g/mL.
Câu 52. Gia đình bác nông dân muốn thực hiện dự án nuôi cá trong một hồ nước lợ. Để có được một hồ chứa
nước lợ (dung dịch 1% muối ăn) thì bác nông dân đã cho vào một hồ rỗng 1000 kg nước biển (nước mặn chứa
muối ăn với nồng độ dung dịch 3,5 %). Bác nông dân phải đổ thêm vào hồ một khối lượng nước ngọt (có khối
lượng muối ăn không đáng kể) là bao nhiêu để được một hồ chứa nước lợ có nồng độ 1% muối ăn.
Câu 53. Hòa tan hoàn toàn m1 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào m2 gam dung dịch CuSO4 8% thì thu được 160 gam
dung dịch CuSO4 16,75%. Tính giá trị m1, m2.
Câu 54. Hòa tan 41,7 gam FeSO4.7H2O vào 207 gam nước, thu được dung dịch có d = 1,023 g/mL.
(a) Tính khối lượng và số mol FeSO4 có trong tinh thể hiđrat.
(b) Tính khối lượng dung dịch sau pha trộn.
(c) Tính nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch thu được.
Câu 55. Trộn 150 gam dung dịch NaOH 10% với 460 gam dung dịch NaOH x% để tạo thành dung dịch có nồng
độ 6%. Tính giá trị của x.
Câu 56. Trộn 50 gam dung dịch HCl 10% với 110 gam dung dịch HCl 30% thu được dung dịch X.
a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
b) Sục V lít (đkc) khí hydrogen chloride (HCl) tan hết dung dịch X thì thu được một dung dịch Y có nồng độ % của
HCl là 30,13%. Tính V.
Câu 57. Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M với 1 lít dung dịch HCl 0,5 M. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được
sau phản ứng.
Câu 58. Trộn 250 mL dung dịch NaOH 2M với 150 mL dung dịch NaOH 4M. Tính nồng độ mol của dung dịch
thu được. Giả sử thể tích dung dịch không đổi.
Câu 59. Hòa tan 38,61 gam Na2CO3.10H2O vào 256 gam nước thì thu được dung dịch có d = 1,156 g/mL. Tính
nồng độ C% và nồng độ mol của dung dịch thu được.
Dạng 5: Bài toán về nồng độ dung dịch sau pha trộn có xảy ra phản ứng
LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢI
♦ Lý thuyết
Một số phương trình hóa học cần lưu ý:
(1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
(2) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) P2O5 + H2O → H3PO4
(5) NaOH + HCl → NaCl + H2O
(6) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
♦ Phƣơng pháp giải
Bước 1: Tính số mol và viết PTHH xảy ra.
Bước 2: Từ số mol đã biết và PTHH tính số mol các chất tạo thành và còn lại sau phản ứng
Bước 3: Từ số mol các chất thu được suy ra nồng độ C% và CM theo yêu cầu đề bài.
Chú ý: Khi cho chất rắn và chất lỏng hoặc khí thoát ra thì thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể
Câu 60. Cho 2,3 gam Na tan hết trong 47,8 mL nước thu được dung dịch NaOH và có khí H2 thoát ra. Tính nồng
độ C% của dung dịch NaOH?
Câu 61. Hòa tan hết 4,6 gam kim loại Na vào trong cốc chứa 245,6 gam nước, thu được dung dịch X. Tính nồng
độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch X. Giả sử khối lượng riêng của dung dịch X là D = 1,25 g/mL.
Câu 62. Hòa tan 4 gam sulfur trioxide vào cốc chứa m (gam) nước dư, thu được dung dịch chứa chất tan X có
nồng độ 12,25%. Tính m.
Câu 63. Hòa tan hoàn toàn 7,1 gam P2O5 trong cốc chứa 72,9 gam nước thì thu được dung dịch Y. Thêm 18 mL
nước cất (D =1 g/mL) vào dung dịch Y thì thu được dung dịch Z. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Z.
Câu 64. Cho m (gam) SO3 tan hết trong m’ gam dung dịch H2SO4 49% thu được 300 gam dung dịch H2SO4
68,6%. Tính m và m’.
Câu 65. Trộn 300 gam dung dịch HCl 7,3% với 200 gam dung dịch NaOH 4%. Tính nồng độ phần trăm của các
chất tan trong dung dịch thu được.
Câu 66. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam bột aluminium (nhôm) trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5%
(loãng) thì thu được dung dịch Y và thoát ra V lít khí hydrogen (đkc).
a) Tính V và khối lượng muối tạo thành.
b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 24,5% đã dùng.
c) Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch X.
Câu 67. Hòa tan hết m gam kim loại Na trong 75,6 gam nước thì thu được dung dịch X và thoát ra 2,479 lít khí
hydrogen (đkc). Tính m và nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch X.
Câu 68. Hòa tan hết m (gam) kim loại Barium trong dung dịch Ba(OH)2 8,55% thì thu được 400 gam dung dịch
Ba(OH)2 34,2%. Tính giá trị của m.
Câu 69. Cần bao nhiêu gam SO3 và bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 49% để khi trộn lẫn vào nhau thì thu được
300 gam dung dịch H2SO4 73,5%.
Câu 70. Cho m (gam) diphosphorus pentoxide (P2O5) tan hết trong 200 gam dung dịch H3PO4 39,2% thì thu được
dung dịch phosphoric acid có nồng độ 78,4%. Tính giá trị của m.
Câu 71. Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam aluminium (nhôm), sản phẩm cháy tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl
14,6%.
(a) Tính thể tích khí oxygen tham gia ở đkc.
(b) Tính khối lượng sản phẩm sau phản ứng cháy.
(c) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
(d) Tính C% của dung dịch muối tạo thành.
Câu 72. Trung hòa dung dịch KOH 2M bằng 250 mL HCl 1,5M.
(a) Tính thể tích dung dịch KOH cần dùng cho phản ứng.
(b) Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng.
(c) Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch NaOH để
trung hòa hết lượng acid trên.
Dạng 6: Bài toán pha chế dung dịch
Câu 73. Từ muối ăn, nước và những dụng cụ cần thiết, nêu cách pha 500 gam dung dịch nước muối 0,9%.
Câu 74. Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế.
(a) 50 g dung dịch CuSO4 có nồng độ 10%.
(b) 50 mL dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M.
Câu 75. Có nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiêụ cách pha chế
(a) 50mL dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M
(b) 50g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%
Câu 76. Trong phòng thí nghiệm có một lọ sulfuric acid nồng độ 98%, khối lượng riêng là 1,83 g/mL.
(a) Tính nồng độ mol của dung dịch acid nói trên.
(b) Từ acid trên, nước cất và các dụng cụ, hãy nêu cách pha chế 183 mL dung dịch H2SO4 2M.
Câu 77. Từ muối ăn NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết hãy tính toán và nêu cách pha chế 100 mL dung dịch
NaCl có nồng độ 1M.
Câu 78. Hãy trình bày cách pha chế:
(a) 400 g dung dịch CuSO4 4%?
(b) 300 mL dung dịch NaCl 3M?
Câu 79. Hãy trình bãy cách pha chế:
(a) 150 g dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20%
(b) 250 mL dung dịch NaOH 0,5 M từ dung dịch NaOH 2M
Câu 80. Cân lấy 10,6 g Na2CO3 cho vào cốc chia độ có dung tích 500 mL. Rót từ từ nước cất vào cốc cho đến
vạch 200 mL. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch Na2CO3. Biết 1 mL dung dịch này cho khối
lượng là 1,05 g. Hãy xác định nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol của dung dịch vừa pha chế được.
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dung dịch là hỗn hợp
A. của chất rắn trong chất lỏng B. của chất khí trong chất lỏng
C. đồng nhất của chất rắn và dung môi D. đồng nhất của dung môi và chất tan
Câu 2. Trộn 1 mL ethanol (cồn) với 10 mL nước cất. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất tan là ethanol, dung môi là nước.
B. Chất tan là nước, dung môi là ethanol.
C. Nước hoặc ethanol có thể là chất tan hoặc là dung môi.
D. Cả hai chất nước và ethanol vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Câu 3. Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Câu 4. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đều tăng. B. Đều giảm. C. Phần lớn là tăng. D. Phần lớn là giảm.
Câu 5. Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:
A. Đều tăng B. Đều giảm.
C. Có thể tăng và có thể giảm. D. Không đổi.
Câu 6. Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết:
A. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. B. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hoà.
C. Số gam chất tan có trong 100 gam nước. D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.
Câu 7. Nồng độ mol/L của dung dịch là:
A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch. B. Số gam chất tan trong 1 lít dung môi.
C. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch. D. Số mol chất tan trong 1 lít dung môi.
Câu 8. Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là
m m m mH2O
A. C%  ct .100%. B. C%  dd .100%. C. C%  ct .100%. D. C%  .100%.
mH2O mct mdd mct
Câu 9. Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là
m n V n
A. CM  . B. CM  .100%. C. CM  . D. CM  .
V V m V
Câu 10. Độ tan của NaCl trong nước ở 20oC là 36 gam. Khi hòa tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước thì thu được
dung dịch loại nào?
A. Chưa bão hòa. B. Quá bão hòa. C. Bão hòa. D. Không xác định được.
o
Câu 11. Ở 20 C 45 gam muối K2CO3 hòa tan hết trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa. Độ tan của K2CO3 ở
nhiệt độ này là
A. 20 gam. B. 30 gam. C. 45 gam. D. 12 gam.
o
Câu 12. Hoà tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20 C thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của NaCl
ở nhịêt độ đó là
A. 35,5 gam. B. 35,9 gam. C. 36,5 gam. D. 37,2 gam.
Câu 13. Ở 20oC hoà tan 40 gam KNO3 vào trong 95 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở
nhiệt độ 20oC là
A. 40,1 gam. B. 44, 2 gam. C. 42,1 gam. D. 43,5 gam.
o
Câu 14. Khi hoà tan 50 gam đường glucozơ (C6H12O6) vào 250 gam nước ở 20 C thì thu được dung dịch bão hoà.
Độ tan của đường ở 20oC là
A. 20 gam. B. 10 gam. C. 15 gam. D. 30 gam.
Câu 15. Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?
A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi.
B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.
C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi.
D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.
Câu 16. Hòa tan 50 gam NaCl vào 450 gam nước thì thu được dung dịch có nồng độ là
A. 15%. B. 20%. C. 10%. D. 5%.
Câu 17. Để pha 100 gam dung dịch CuSO4 4% thì khối lượng nước cần lấy là
A. 95 gam. B. 96 gam. C. 97 gam. D. 98 gam.
Câu 18. Số gam H2SO4 và H2O cần dùng để pha 200 gam dung dịch H2SO4 15% là
A. 170 gam H2SO4 và 30 gam H2O. B. 15 gam H2SO4 và 185 gam H2O.
C. 185 gam H2SO4 và 15 gam H2O. D. 30 gam H2SO4 và 170 gam H2O.
Câu 19. Số gam chất tan cần dùng để pha chế 250 mL dung dịch MgSO4 0,1M là
A. 2 gam. B. 1 gam. C. 4 gam. D. 3 gam.
Câu 20. Hoà tan 4 gam NaOH vào nước để được 400 mL dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
A. 0,22M. B. 0,23M. C. 0,24M. D. 0,25M.
Câu 21. Trong 400 mL dung dịch có chứa 19,6 gam H2SO4. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
A. 0,2M. B. 0,3M. C. 0,4M. D. 0,5M.
Câu 22. Muốn pha 400 mL dung dịch CuSO4 0,2M thì khối lượng CuSO4 cần lấy là
A. 10,8 gam. B. 12,8 gam. C. 5,04 gam. D. 10 gam.
Câu 23. Muốn pha 300 mL dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là
A. 52,65 gam. B. 54,65 gam. C. 60,12 gam. D. 60,18 gam.
Câu 24. Muốn pha 100 mL dung dịch H2SO4 3M thì khối lượng H2SO4 cần lấy là
A. 26,4 gam. B. 27,5 gam. C. 28,6 gam. D. 29,4 gam.
Câu 25. Số mol trong 400 mL NaOH 6M là
A. 1,2 mol. B. 2,4 mol. C. 1,5 mol. D. 4 mol.
Câu 26. Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9%, khối lượng riêng gần bằng 1g/mL. Để pha chế 1 ít nước
muối sinh lý thì cần dùng bao nhiêu gam NaCl và bao nhiêu mL nước cất (Dnước cất = 1g/mL) ?
A. 9 gam NaCl, 1000mL nước cất. B. 9 gam NaCl, 991 mL nước cất.
C. 0,9 gam NaCl, 1000mL nước cất. D. 0,9 gam NaCl, 991 mL nước cất.
Câu 27. Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl và 50 gam nước thì phải
hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl để dung dịch bão hòa?
A. 3 gam. B. 40 gam. C. 5 gam. D. 9 gam.
Câu 28. Độ tan của NaCl trong nước ở 20oC là 36 gam. Khi mới hoà tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước thì phải
hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl nữa để dung dịch bão hoà?
A. 0,3 gam. B. 0,4 gam. C. 0,6 gam. D. 0,8 gam.
o o
Câu 29. Độ tan trong nước của NaCl ở 20 C và 80 C lần lượt là 36 gam và 38 gam. Làm lạnh 690 gam dung dịch
bão hòa NaCl từ 80oC xuống 20oC thì có bao nhiêu gam NaCl kết tinh tách ra khỏi dung dịch?
A. 3 gam. B. 4 gam. C. 6 gam. D. 2 gam.
Câu 30. Hòa tan 4 gam NaOH vào nước để được 400 mL dung dịch. Cần thêm bao nhiêu mL nước vào 100 mL
dung dịch này để được dung dịch có nồng độ 0,1M?
A. 150 mL. B. 160 mL. C. 170 mL. D. 180 mL.
Câu 31. Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì khối lượng dung dịch CuSO4
20% cần lấy là
A. 14 gam. B. 15 gam. C. 16 gam. D. 17 gam.
Câu 32. Có 75 gam dung dịch KOH 30%. Khối lượng KOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch
56,25% là
A. 40 gam. B. 45 gam. C. 33 gam. D. 21 gam.
Câu 33. Hòa tan 200 gam SO3 vào m2 gam dung dịch H2SO4 49%, thu được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị của
m2 là
A. 133,3 gam. B. 146,9 gam. C. 272,2 gam. D. 300 gam.
Câu 34. Hòa tan hoàn toàn m1 gam FeSO4.7H2O vào m2 gam dung dịch FeSO4 10,16% để thu được dung dịch
FeSO4 25%. Tỉ lệ m1/m2 là
A. 1: 2. B. 1: 3. C. 2: 1. D. 3: 1.
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC
I. Khái niệm tốc độ phản ứng
- Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học.

Cồn cháy xảy ra nhanh Sắt gỉ xảy ra chậm hơn


II. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ phản ứng
Các yếu tố Ảnh hƣởng đến tốc độ phản ứng
- Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.
Diện tích
- Kích thước chất rắn càng nhỏ thì diện tích bề mặt (S) tiếp xúc càng lớn: Shạt, viên < Sbột mịn.
tiếp xúc
VD: Cần đập nhỏ than, chẻ củi để quá trình đốt cháy xảy ra nhanh hơn.
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ của phản ứng tăng.
Nhiệt độ
VD: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thực phẩm sẽ tươi lâu.
Nồng độ - Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản
Chất xúc
ứng.
tác
VD: Các enzyme tiêu hóa trong cơ thể là chất xúc tác thúc đẩy nhanh các quá trình sinh hóa.
- Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng.
Chất ức
VD: Để cho cá tươi lâu người ta có thể ướp muối vì muối là chất ức chế vi sinh vật gây thối và ức
chế
chế hoạt động của các enzyme
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Cho hai cốc thủy tinh đựng nước lạnh và nước nóng, thả đồng thời mỗi cốc một viên vitamin C (dạng sủi).
Dự đoán xem ở cốc nào viên vitamin C tan nhanh hơn.
Câu 2. Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm
chậm tốc độ phản ứng?
Câu 3. Trong trường hợp nào có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:
(a) Để que đóm còn tàn đỏ ngoài không khí.
(b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen.
Câu 4. Các quả pháo hoa khi được bắn lên sẽ bốc cháy nhanh và nổ ra thành chùm ánh sáng đẹp mắt. Vì sao khi
sản xuất pháo hoa, người ta thường sử dụng các nguyên liệu ở dạng bột?
Câu 5. Cho cùng một lượng Zn hạt và Zn bột vào hai ống nghiệm 1 và 2. Sau đó, cho cùng một thể tích dung dịch
HCl dư cùng nồng độ vào hai ống nghiệm. Dự đoán lượng Zn ở ống nghiệm nào sẽ tan hết trước.
Câu 6. Khi điều chế oxygen trong phòng thí nghiệm từ KClO3, phản ứng xảy ra nhanh hơn khi có MnO2. Cho biết
vai trò của MnO2 trong phản ứng này.
Câu 7. Trong quá trình sản xuất sulfuric acid có giai đoạn tổng hợp sulfur trioxide (SO3). Phản ứng xảy ra như
sau: 2SO2 + O2 → 2SO3. Khi có mặt vanadium (V) oxide thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.
(a) Vanadium (V) oxide đóng vai trò gì trong phản ứng tổng hợp sulfur trioxde?
(b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium (V) oxide có thay đổi không? Giải thích.
Câu 8. Đề xuất thí nghiệm cho đá vôi tác dụng với dung dịch HCl để chứng minh nồng độ có ảnh hưởng tới tốc
độ phản ứng.
Câu 9. Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều
kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng ban đầu biến đổi như thế nào? (tăng
lên, giảm xuống hay không đổi). Vì sao?
(a) Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột.
(b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
(c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50 oC).
(d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M gấp đôi ban đầu.
Câu 10. Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:

(a) (b) (c)

(d) (e) (g)


(a) Dùng không khí nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
(b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
(c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanke (trong sản xuất xi măng).
(d) Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn, …) để ủ rượu.
(e) Tạo những lỗ rỗng trong viên than tổ ong.
(g) Thêm Fe vào hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen ở áp suất cao để tổng hợp ammonia.
Câu 11. Hoàn thành bảng sau, cho biết yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong từng trường hợp
Tình huống Yếu tố ảnh hƣởng
Duy trì thổi không khí vào bếp than để than cháy đều
Than đá được nghiền nhỏ dùng trong quá trình luyện kim loại
Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ axit và enzyme
Xác của một số loài động vật được bảo quản nguyên vẹn ở Bắc cực và Nam
cực hàng ngàn năm
Câu 12. Nêu ví dụ trong thực tiễn có vận dụng yếu tố ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ của
phản ứng.
Câu 13. Tại sao trên các tàu đánh cá, ngư dân phải chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá?
Câu 14. Giải thích tại sao khi nhóm bếp lửa, ta quạt càng mạnh thì lửa cháy càng to?
Câu 15. Một học sinh thực hiện thí nghiệm và ghi lại hiện tượng như sau: Cho cùng một lượng hydrochloric acid
vào hai ống nghiệm đựng cùng một lượng đá vôi ở dạng bột (ống nghiệm 1) và dạng viên (ống nghiệm 2). Quan
sát hiện tượng thấy rằng ở ống nghiệm 1 bọt khí xuất hiện nhiều hơn và đá vôi tan hết trước. Phản ứng giữa
hydrochloric acid với đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn so với phản ứng giữa hydrochloric acid với
đá vôi dạng viên?
Câu 16. Khí oxygen và hydrogen có thể cùng tồn tại trong một bình kín ở điều kiện bình thường mà không nguy
hiểm. Nhưng khi có tia lửa điện hoặc một ít bột kim loại được thêm vào bình thì lập tức có phản ứng mãnh liệt
xảy ra và có thể gây nổ.
(a) Tia lửa điện có phải là chất xúc tác không? Giải thích.
(b) Bột kim loại có phải là chất xúc tác không? Giải thích.
Câu 17. Hai nhân vật được minh họa trong hình dưới đây đang chế biến món gà rán, được thực hiện bằng hai
cách.

Một người chọn cách chia ra từng phần nhỏ, người còn lại chọn cách để nguyên, giả thiết các điều kiện đều giống
nhau (nhiệt độ, lượng dầu ăn,...). Hãy cho biết cách nào món ăn nhanh chín hơn? Giải thích.
Câu 18. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
(a) Các nhà khảo cổ thường tìm được xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn trong băng. Hãy giải
thích tại sao băng lại giúp bảo quản xác động thực vật.
(b) Khi thắng đường để làm caramen hoặc nước hàng, ta thường dùng đường kính chứ không dùng đường phèn.
(c) Khi dùng MnO2 làm xúc tác trong phản ứng phân hủy H2O2, tại sao ta cần dùng MnO2 ở dạng bột chứ không
dùng ở dạng viên.
(d) Trong công nghiệp, vôi sống được sản xuất bằng cách nung đá vôi. Phản ứng hóa học xảy ra như sau: CaCO3

 CaO + CO2. Khi nung, đá vôi cần phải được đập nhỏ nhưng không nên nghiền mịn đá vôi thành bột.
Câu 19. Yếu tố nào đã được áp dụng để làm thay đổi tốc độ của các phản ứng trong hình dưới đây?

Câu 20. Hãy cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình sau:
(a) Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
(b) Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy nhanh hơn.
(c) Để giữ cho thực phẩm tươi lâu, người ta để thực phẩm trong tủ lạnh.
(d) Để làm sữa chua, rượu… người ta sử dụng các loại men thích hợp.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho
A. khả năng phản ứng hoàn toàn của một phản ứng hóa học.
B. khả năng cháy nổ của một phản ứng hóa học.
C. số lượng chất phản ứng và sản phẩm của một phản ứng hóa học.
D. sự nhanh chậm của một phản ứng hóa học.
Câu 2. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Diện tích tiếp xúc. D. Khối lượng.
Câu 3. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì
A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm.
C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 4. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 5. Tốc độ của một phản ứng hóa học
A. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.
B. tăng khi nhiệt độ phản ứng tăng.
C. xảy ra chậm khi có mặt xúc tác.
D. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt.
Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
D. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 7. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu
chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất.
Câu 8. Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi
dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
Câu 9. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?
A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.
B. Sục CO2 vào Na2CO3 trong điều kiện áp suất thấp sẽ khiến phản ứng nhanh hơn.
C. Nghiền nhỏ vừa phải CaCO3 giúp phản ứng nung vôi xảy ra dễ dàng hơn.
D. Thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.
Câu 10. Cho một mẩu đá vôi nặng 10 gam vào 200 ml dung dịch HCl 2 M. Tốc độ phản ứng ban đầu sẽ giảm khi
A. nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào.
B. thêm 100 ml dung dịch HCl 4 M.
C. giảm nhiệt độ của phản ứng.
D. cho thêm 500 ml dung dịch HCl 1 M vào hệ ban đầu.
Câu 11. Trong các cặp phản ứng sau, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấy bằng nhau và có kích thước như
nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?
A. Fe + dung dịch HCl 0,1 M. B. Fe + dung dịch HCl 0,2 M.
C. Fe + dung dịch HCl 0,3 M. D. Fe + dung dịch HCl 0,5 M.
Câu 12. Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Tốc độ của phản
ứng không đổi khi
A. thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.
B. thêm 50 ml dung dịch H2SO4 4M nữa.
C. thay 50 ml dung dịch H2SO4 4M bằng 100 ml dung dịch H2SO4 2M.
D. đun nóng dung dịch.
Câu 13. Cho 5,6 gam lá sắt kim loại vào 50ml dung dịch axit HCl 3M ở nhiệt độ 30oC. Trường hợp nào sau đây
sẽ không làm tăng tốc độ phản ứng
A. thay 5,6 gam lá sắt bằng 2,8 gam lá sắt. B. tăng nhiệt độ phản ứng lên 50oC.
C. thay 5,6 gam lá sắt bằng 5,6 gam bột sắt. D. thay axit HCl 3M thành axit HCl 4M.
Câu 14. So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ):
(1) Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (2) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M
Kết quả thu được là:
A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1).
C. như nhau. D. không xác định được.
Câu 15. (A.14): Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ,
mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời
gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?
A. t1 < t2 < t3. B. t1 = t2 = t3. C. t3 < t2 < t1. D. t2 < t1 < t3.
Câu 16. Cho các yếu tố sau: (1) nồng độ; (2) áp suất; (3) nhiệt độ; (4) diện tích tiếp xúc; (5) chất xúc tác. Nhận
định nào dưới đây là đúng?
A. Chỉ có các yếu tố (1), (2), (3), (4) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
B. Chỉ có các yếu tố (1), (3), (5) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
C. Chỉ có các yếu tố (2), (3), (4), (5) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
D. Các các yếu tố (1), (2), (3), (4), (5) đều có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 17. Trong phản ứng điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân muối potassium
chlorate (KClO3):
(a) Dùng chất xúc tác manganese dioxide (MnO2).
(b) Nung hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide ở nhiệt độ cao.
(c) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
Những biện pháp nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng là
A. a, c. B. a, b. C. b, c. D. a, b, c.
Câu 18. Cho Fe (hạt) phản ứng với dung dịch HCl 1M. Thay đổi các yếu tố sau:
(1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4.
(2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi.
(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt.
(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi.
Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1
- Biến đổi vật lí là hiện tượng chất biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước, … nhưng vẫn giữ
Sự biến
nguyên là chất ban đầu.
đổi chất
- Biến đổi hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo thành chất mới.
- Quá trình biến đổi chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hóa học.
- Trong các phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến
Phản ứng
hóa học đổi thành phân tử khác.
- Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Thay đổi về màu sắc, mùi,
trạng thái (tạo ra chất khí, chất kết tủa), có sự tỏa nhiệt và phát sáng, …
Năng - Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ra môi trường.
lƣợng Ứng dụng: làm nhiên liệu, phục vụ cho các hoạt động trong đời sống và sản xuất
PƢHH - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng nhận năng lượng dưới dạng nhiệt từ môi trường.
Định luật PƯ: A + B → C + D  Định luật bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD.
BTKL
Phƣơng - Các bƣớc lập phƣơng trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng → Cân bằng số nguyên tử của mỗi
trình hóa nguyên tố → Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh.
học - Ý nghĩa của PTHH: Cho biết tỉ lệ số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
Tính theo - Tính lượng chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành.
phƣơng nthùc tÕthu®­ î c
- Hiệu suất phản ứng: H(s¶nphÈm)  .100%
trình nlÝthuyÕt(tÝnhtheoPT)
- Mol (kí hiệu là n) là lượng chất có chứa 6,022.1023 (N) nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Mối quan hệ giữa số mol và các đại lượng:

Mol và tỉ
khối của
chất khí

MA
- Tỉ khối của khí A so với khí B: d A/ B  MA, MB là khối lượng mol của A và B.
MB

Nồng độ
dung dịch

Tốc độ - Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học.
phản ứng. - Các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ phản ứng: Nhiệt độ, nồng độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác.
Chất xúc - Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản
tác ứng.
Câu 1.
(a) Hiện nay, gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu, quá trình nào có sự biến đổi hóa học xảy ra trong
các quá trình diễn ra dưới đây?
(1) Các khí (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hóa lỏng và tích trữ ở bình gas.
(2) Khi mở khóa bình gas, gas lỏng trong bình chuyển lại thành khí.
(3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành khí carbon dioxide và nước.
(b) Gas thường rất dễ bắt cháy lại không mùi nên rất nguy hiểm nếu bị rò gỉ. Để dễ nhận biết, các nhà sản xuất
thường bổ sung một khí có mùi vào bình gas. Theo em, cần làm gì nếu ngửi thấy có mùi gas trong nhà.
Câu 2. Đốt chảy hoàn toàn 9 gam kim loại magnesium trong oxygen thu được 15 gam magnesium oxide.
(a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
(b) Viết phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng.
(c) Tính khối lượng oxygen đã phản ứng.
Câu 3. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) Na + O2    Na2O (b) P2O5 + H2O    H3PO4
(c) Fe(OH)3    Fe2O3 + H2O (d) Na2CO3 + CaCl2    CaCO3↓ + NaCl
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/ số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
Câu 4. Khí A có tỉ khối đối với H2 là 22.
(a) Tính khối lượng mol của khí A.
(b) Một phân tử khí A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxygen. Xác định công thức hóa học
của phân tử khí A.
Câu 5. Đồ thị hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của độ tan (S)
o
của các chất (a), (b), (c) và (d) theo nhiệt độ (t ).
(a) Các chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là
A. (a), (b), (c). B. (b), (c), (d).
C. (a), (c), (d). D. (a), (b), (d).
o
(b) Ở 30 C, chất có độ tan lớn nhất là
A. (a). B. (b).
C. (c). D. (d).
(c) Chất có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng là
A. (d). B. (c).
C. (b). D. (a).
Câu 6. Viết công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí, hai chất khí nặng hơn không khí.
Câu 7. Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều chứa một mẩu đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có kích thước tương
tự nhau. Sau đó, cho vào mỗi ống khoảng 5 mL dung dịch HCl có nồng độ lần lượt là 5% và 15%.
(a) Viết phương trình hóa học của phản ứng, biết rằng sản phẩm tạo thành gồm CaCl2, CO2 và H2O.
(b) Ở ống nghiệm nào phản ứng hóa học sẽ xảy ra nhanh hơn? Giải thích.
Câu 8. Hình dưới đây là sơ đồ minh họa phản ứng giữa các phân tử hydrogen (H2) và oxygen (O2) tạo ra nước.

(a) Trong quá trình phản ứng, các liên kết trong phân tử các chất tham gia thay đổi như thế nào?
(b) Phân tử nào được sinh ra sau phản ứng?
(c) Nhận xét số lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng.
Câu 9. Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
Chuẩn bị: 1 quả trứng gà (hay trứng vịt), 1 lọ thủy tinh, 1 chai giấm ăn (dung dịch acetic acid 2 – 5%).
Tiến hành thí nghiệm: Cho quả trứng vào lọ, rót từ từ giấm vào lọ cho đến khi ngập hẳn quả trứng thấy sủi bọt khí
trên bề mặt vỏ trứng. Biết rằng acetic acid đã tác dụng với calcium carbonate (thành phần của vỏ trứng) tạo ra
calcium acetate, nước và khí carbon dioxide.
(a) Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra.
(b) Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành của thí nghiệm trên.
Câu 10. Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Cho đinh sắt (Fe) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid
(HCl) trong ống nghiệm. Sau khi phản ứng kết thúc, bạn đem cân ống nghiệm chứa đinh sắt và dung dịch thì thấy
khối lượng nhỏ hơn tổng khối lượng của định sắt và dung dịch trước khi phản ứng. Theo em, điều này có phù hợp
với định luật bảo toàn khối lượng không?
Câu 11. Để điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm, người ta nung 4,9 gam potassium chlorate (KClO3) có
xúc tác MnO2, thu được 2,4585 gam potassium chloride (KCl) và một lượng khí oxygen.
(a) Lập phương trình hóa học xảy ra của thí nghiệm trên.
(b) Phản ứng trên có xảy ra hoàn toàn không? Tính hiệu suất phản ứng.
Câu 12. Cho 2 gam kẽm vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu giữ nguyên các điều
kiện khác, chỉ tác động một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm
xuống hay không đổi)? Giải thích.
(a) Thay 2 gam hạt kẽm bằng 2 gam bột kẽm.
(b) Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M.
(c) Thực hiện phản ứng ở 60 oC.
(d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên gấp đôi ban đầu.

You might also like