Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (Hóa 11)

A. Trắc nghiệm
Phần 1: Alcohol
Câu 1: Đồ uống có cồn là loại đồ uống có chứa chất nào sau đây?
A. Methanol B. Glycerol C. Propan-1-ol D. Ethanol
Câu 2: Alcohol là những hợp chất hữu cơ phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử
A. Carbon no B. Carbon C. Carbon không no D. Oxygen
Câu 3: Cồn 70o được sử dụng phổ biến trong y tế, dùng để sát trùng, diệt khuẩn. Cách pha chế cồn 70o là
A. Pha 70 mL nước với 30 mL ethanol.
B. Pha 70 mL ethanol với 30 mL nước.
C. Pha 70 mL ethanol rồi thêm 100 mL nước.
D. Pha 70 mL ethanol rồi thêm nước để thu được 100 mL cồn.
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại alcohol no, đơn chức, mạch hở?
A. HCHO. B. C2H4(OH)2 C. CH2=CHCH2OH D. C2H5OH
Câu 5: Chất nào sau đây là alcohol bậc II?
A. propan-1-ol B. 2-methylpropan-2-ol
C. propan-2-ol D. 2-methylpropan-1-ol
Câu 6: Hợp chất thuộc loại polyalcohol là
A. CH3OH B. CH2=CHCH2OH C. CH3CH2OH D. HOCH2CH2OH
Câu 7: Chất nào sau đây là alcohol bậc III?
A. (CH3)3COH B. HOCH2CH2OH
C. CH2=CHCH2OH D. (CH3)2CHOH
Câu 8: Số đồng phân cấu tạo của alcohol có công thức C4H9OH là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9: Ethyl alcohol có công thức cấu tạo là
A. CH3OH B. CH3CH2OH C. HOCH2CH2OH D. (CH3)2CHOH
Câu 10: Công thức phân tử của glycerol là
A. C3H8O B. C2H6O2 C. C2H6O D. C3H8O3
Câu 11: Danh pháp thay thế của alcohol có công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3
A. isobutan-2-ol B. 2-methylbutan-2-ol C. 3-methylbutan-2-ol D. 2-methylbutan-3-ol
Câu 12 : Các alcohol (CH3)2CHOH, CH3CH2OH, (CH3)3COH có bậc alcohol lần lượt là
A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 2 C. 2, 1, 3 D. 2, 3, 1
Câu 13: Có bao nhiêu alcohol bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của
chúng có phần trăm khối lượng carbon bằng 68,18%?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 14: Methyl alcohol, ethyl alcohol tan vô hạn trong nước là do
A. khối lượng phân tử cảu các alcohol nhỏ.
B. hình thành tương tác van der Waals với nước.
C. hình thành liên kết cộng hóa trị với nước.
D. hình thành liên kết hydrogen với nước.
Câu 15: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của alcohol đều cao hơn so với hydrocarbon, dẫn xuất halogen có
phân tử khối tương đương là do?
A. trong phân tử alcohol có liên kết cộng hóa trị.
B. alcohol có nguyên tử oxygen trong phân tử.
C. giữa các phân tử alcohol có liên kết hydrogen.
D. alcohol có phản ứng với sodium.
Câu 16: Alcohol nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. propan-1-ol B. butan-1-ol C. pentan-1-ol D. hexan-1-ol
Câu 17: Trong alcohol X, oxygen chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H 2SO4 đặc thu được alkene
Y. Phân tử khối của Y là
A. 28 B. 56 C. 42 D. 70
Câu 18: Đun nóng 14,8 gam alcohol với xúc tác và nhiệt độ thích hợp thu được 11,2 gam alkene. Công thức
phân tử của alcohol là
A. C2H5OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. C5H11OH
Câu 19: Đun nóng một alcohol no, đơn chức, mạch hở X với dung dịch H 2SO4 đặc ở 170oC sinh ra alkene Y, tỉ
khối của Y so với X là 0,7. Công thức của alcohol X là
A. C3H7OH B. CH3OH C. C2H5OH D. C4H9OH
Câu 20: Để phân biệt alcohol đơn chức và đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau dùng thuốc thử là
A. nước bromine B. dung dịch AgNO3 C. dd thuốc tím D. Cu(OH)2
Câu 21: Cho các dãy chất sau: methanol, ethanol, ethylene glycol, hexane-1-diol, pentane-1,3-diol. Số chát
trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 22: Chất hữu cơ X có đặc điểm: phản ứng với kim loại Na giải phóng khí H 2, hòa tan Cu(OH)2 tạo dung
dịch màu xanh lam. Tên gọi của X là
A. ethyl chloride B. propan-1,3-dioL C. ethylene glycol D. ethanol
Câu 23: Cho 9,2 gam glycerol tác dụng với Na vừa đủ thu được V lít H2 ở đkc. Giá trị của V là
A. 2,479 lít B. 3,7185 lít C. 1,2395 lít D. 2,9748 lít
Câu 24: Cho một lượng alcohol E đi vào bình đựng Na (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối
lượng bình tăng thêm 6,3 gam và có 1,7353 lít khí H2 (đkc) thoát ra. Công thức E là
A. C3H5(OH)3 B. C3H7OH C. C2H4(OH)2 D. C2H5OH
Câu 25: Cho dãy gồm các alcohol: ethanol, propan-1-ol, propan-2-ol, butan-2-ol. Số alcohol có khả năng bị oxi
hóa bởi CuO thành ketone là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26: Dẫn hơi alcohol đơn chất X đi qua bột CuO, đun nóng thu được ketone Y, tỉ khối của Y so với không
khí là 2. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH(OH)CH3 B. CH3CH2CH2CH2OH
C. CH3CH2CH2CH(OH)CH3 D. CH3CH2CH2OH
Câu 27: Dẫn 4,6 gam hơi ethyl alcohol đi chậm qua CuO dư nung nóng sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp
hơi Y gồm H2O và aldehyde. Giá trị của m là
A. 4,6 B. 6,2 C. 5,2 D. 7,8
o
Câu 28: Cho m gam C2H5OH qua bình đựng CuO (dư, t ). Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn
trong bình giảm đi 3,2 gam. Giá trị của m là
A. 4,4 B. 9,2 C. 11,5 D. 13,8
Câu 29: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucose thu được 92 gam ethyl alcohol. Hiệu suất của quá trình lên
men tạo thành ethyl alcohol là
A. 50% B. 60% C. 70% D. 80%
Câu 30: Nấu chín m kilogam gạo nếp (chứa 80% tinh bột) rồi trộn với men và đem ủ. Kết thúc quá trình lên
men, thu được 23 lít ethanol. Biết hiệu suất của cả quá trình là 60% và khối lượng riêng của ethanol là 0,8
g/mL. Giá trị của m là
A. 54,0 B. 43,2 C. 40,5 D. 67,5
Phần 2: Dẫn xuất halogen
Câu 1: Công thức tổng quát của dẫn xuất monochlorine no, mạch hở là
A. CnH2n-5Cl B. CnH2n-3Cl C.CnH2n-1Cl D. CnH2n+1Cl
Câu 2: Chất nào sau đây không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon?
A. CH2=CH-CH2-Br B. Cl-CHBr-CF3 C. CH2Cl-CH2-O-CH3 D. C6H6Cl6
Câu 3: Dẫn xuất halogen của alkane có đồng phân
A. Vị trí nhóm nguyên tử halogen và hình học.
B. Mạch carbon và vị trí nguyên tử halogen.
C. Vị trí liên kết bội và mạch carbon.
D. Vị trí nhóm nguyên tử halogen và vị trí liên kết bội.
Câu 4: Tên gọi của danh pháp thay thế của CH3-CH2-Cl là
A. chloromethane. B. bromoethane. C. ethyl chloride. D. chloroethane.
Câu 5: Tên gọi theo danh pháp thay thế của chất sau là: CH3-CH=CH-CH2Cl
A. 4-chlorobut-2-ene. B. 1-chlorobut-2-ene. C. 4-chlorobutane. D. 1-chlorobutene.
Câu 6: Tên gốc chức của C6H5Cl là
A. Benzyl chlordie B. Chlorobenzene C. Phenyl chloride D. Chloride phenyl
Câu 7: Tên gốc chức của CH2=CHCl là
A. Vinyl chloride. B. Chloride vinyl C. Ethene chloride. D. chloridethene.
Câu 8: Tên gọi của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3-C(CH3)2-CH2Cl theo danh pháp thay thế là
A. 1-chloro-2,2-dimethylpropane B. 1-chloro-2-methylpropane
C. 3-chloro-2,2-dimethylpropane D. 2,2-dimethyl-1-chloropropane
Câu 9: Tên gọi của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3-CCl(CH3)-CH2-CH3 theo danh pháp thay thế là
A. 2-chloropentane B. 2-methylbutane
C. 3-chloro-3-methylbutane D. 2-chloro-2-methylbutạne
Câu 10: Dẫn xuất halogen nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2=CHCl B. CH2=CH-CH2Br C. CH3CH=CFCH3 D. (CH3)2C=CHI
Câu 11: Dẫn xuất halogen Z có phần trăm khối lượng của C, H lần lượt là 14,28% ; 1,19% còn lại là chlorine.
Công thức đơn giản nhất của Z là
A. CHCl2 B. C2H4Cl2 C. C2H2Cl4. D. CH2Cl.
Câu 12 : Số đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen có công thức phân tử C4H9Br là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 13: Liên kết C-X (X là F, Cl, Br, I) phân cực nhất trong phân tử nào sau đây?
A. CH3F B. CH3Cl C. CH3Br D. CH3I
Câu 14: Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen được sắp xếp theo thứ tự:
CH3F < CH3Cl < CH3Br < CH3I. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do
A. Sự phân cực của liên kết carbon-halogen giảm dần từ CH3F đến CH3I.
B. Tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I.
C. Độ âm điện của các halogen trong dẫn xuất giảm dần từ F đến I.
D. Độ dài liên kết carbon-halogen tăng dần từ CH3F đến CH3I.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không phù hợp với tính chất vật lí của dẫn xuất halogen?
A. Dẫn xuất halogen không tan trong nước và các dung môi hữu cơ.
B. Một số dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.
C. Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen tồn tại ở ba thể rắn, lỏng hoặc khí.
D. Các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử nhỏ thường là chất khí ở điều kiện thường.
Câu 16: Cho các phát biểu:
(1) Các dẫn xuất halogen hầu như không tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether,

(2) Hiện nay, nhiều dẫn xuất của chlorine được dùng làm chất kích thích sinh trưởng, chất diệt cổ được sử dụng
phổ biến do có hoạt tính sinh học cao.
(3) Benzyl chloride có công thức phân tử là C7H7Cl.
(4) Vinyl chloride là nguyên liệu sản xuất chất dẻo PVC.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17: Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chloro-3-methylbutane

A. 2-methylbut-2-ene B. 3-methylbut-3-ene \
C. 3-methylbut-2-ene D. 2-methylbut-3-ene
Câu 18: Nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứ một ít dẫn xuất halogen CH 2=CHCH2Cl, lắc nhẹ. Hiện
tượng quan sát được là
A. Thoát ra khí màu vàng lục. B. Không có hiện tượng.
C. Xuất hiện kết tủa trắng. D. Xuất hiện kết tủa vàng.
Câu 19: Đun nóng 2-bromopropane với NaOH trong dung môi alcohol thu được sản phẩm có tên gọi là
A. ethene B. propene C. ethane D. propane
Câu 20: Thủy phân chất nào sau đây trong KOH, đun nóng thu được C2H5OH?
A. C2H4 B. C2H6 C. CH3Cl D. C2H5Br
Câu 21: Đun nóng dẫn xuất halogen có công thức CH 3CH(CH3)CHBrCH3 với NaOH trong dung môi alcohol
thu được sản phẩm chính có tên gọi là
A. 3-methylbut-1-ene B. 2-methylbut-1-ene
C. 3-methylbut-2-ene D. 2-methylbut-2-ene
Câu 22: Cho 6,45 gam một dẫn xuất monochlorine X tác dụng với dung dịch KOH trong C 2H5OH đun nóng
nhẹ, thu được V lít khí Y (đkc) và 7,45 gam muối Z. Công thức của X và giá trị của V là
A. C2H5Cl và 2,479 C. C2H3Cl và 2,479
B. C2H5Cl và 2,24 D. C2H3Cl và 2,24
Câu 23: Trong các dẫn xuất halogen của các hydrocarbon sau, dẫn xuất nào khi đun nóng với dung dịch NaOH
trong dung môi alcohol được 2 alkene đồng phân?
A. 1-bromobutane B. 1,3-dichlorobenzene C. Chloroethane D. 2-chlorobutane
Câu 24: Khi đun sôi hỗn hợp gồm C 2H5Br và KOH trong C2H5OH thấy thoát ra một chất khí không màu. Dẫn
khí này đi qua ống nghiệm đựng nước Bromine. Hiện tượng xảy ra là
A. Xuất hiện kết tủa trắng. B. Nước bromine bị nhạt màu.
C. Nước bromine có màu đậm hơn. D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Phần 3: Phenol
Câu 1: Phenol là hợp chất hữu cơ, trong phân tử có
A. nhóm -OH và vòng benzene
B. nhóm -OH liên kết trực tiếp với carbon của vòng benzene
C. nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no
D. nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no và có chứa vòng benzene
Câu 2: Chất nào sau đây không phải là phenol?
A. o-cresol B. methanol C. Resorcinol D. catechol
Câu 3: Công thức của phenol là:
A. C6H13OH B. C6H5CHO C. C6H5COOH D. C6H5OH
Câu 4: Hợp chất hữu cơ X có chứa vòng benzene, có công thức phân tử là C 7H8O. Số đồng phân cấu tạo của X
là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?
A. Phenol B. Ethanol C. Toluene D. Glycerol
Câu 6: Chất có công thức cấu tạo sau tên là gì
A. 2,4-dimethylphenol
B. 1,5-dimethylphenol
C. 1,3-dimethylphenol
D. 4,6-dimethylphenol

Câu 7: Khi bị bỏng do tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm (dung dịch có acetic acid). C. Dung dịch NaCl.
B. Nước chanh (dung dịch có citric aicd). D. Xà phòng có tính kiềm nhẹ.
Câu 8: Cho các phát biểu sau về phenol:
(1) Phenol tan một phần trong nước ở điều kiện thường.
(2) Phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường.
(3) Phenol tan tốt trong nước khi đun nóng.
(4) Nhiệt độ nóng chảy của phenol cao hơn aryl có phân tử khối tương đương.
(5) Phenol có tính độc và có thể gây bỏng khi tiếp xúc trực tiếp với da nên cần phải cẩn thận khi sử dụng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9: Phenol là hợp chất hữu cơ có tính
A. Acid yếu B. base yếu C. acid mạnh D. base
mạnh
Câu 10: Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene là
do
A. phenol tan một phần trong nước.
B. ảnh hưởng của nhóm -OH đến vòng benzene trong phân tử phenol.
C. phenol có tính acid yếu.
D. ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm -OH trong phân tử phenol.
Câu 11: Chất, dung dịch tác dụng với phenol sinh ra chất khí là:
A. dung dịch KOH B. Dung dịch K2CO3 C. Kim loại Na D. Kim loại Ag
Câu 12: Sản phẩm tạo thành chất kết tủa khi cho phenol tác dụng với chất nào sau đây?
A. dung dịch NaOH B. Nước bromine C. Quỳ tím D. Phenolphtalein
Câu 13: Để nhận biết 2 chất lỏng phenol và ethanol, có thể dùng
A. dung dịch Br2 B. Quỳ tím C. Kim loại Na D. Dd NaOH
Câu 14: Phenol và ethanol đều phản ứng được
A. Dung dịch Na2CO3 B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch Br2 D. Na
Câu 15: Cho các phát biểu sau về phenol:
(1) Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có vòng benzene và nhóm -OH.
(2) Do có nhóm -OH nên phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường tương tự ethanol.
(3) Dung dịch phenol không làm đổi màu giấy quỳ tím, do phenol có tính acid yếu.
(4) Phenol phản ứng được với Na2CO3 do có tính acid mạnh hơn nấc 2 của carbonic acid.
(5) Phenol dễ tham gia phản ứng với Bromine và thế nitro hơn benzene do ảnh hưởng của nhóm -OH.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 16: Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) vào dung dịch phenol là:
A. có kết tủa trắng và có bọt khí. B. Xuất hiện kết tủa trắng.
C. có bọt khí bay ra. D. Xuất hiện kết tủa vàng.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phenol là chất lỏng ở điều kiện thường.
B. Phenol có lực aicd mạnh hơn carbonic acid.
C. Phenol bị oxi hóa khi để lâu trong không khí.
D. Phenol thuộc dãy đồng đẳng alcohol thơm.
Câu 18: Cho các hỗn hợp gồm: phenol, styrene, benzyl alcohol. Có thể dùng những hóa chất nào sau đây để
nhận biết chúng?
A. Na, dung dịch Br2. B. Dung dịch NaOH, Na.
C. Dung dịch NaOH, dung dịch Na2CO3. D. Dung dịch HNO3 đặc, dung dịch Br2.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Alcohol và phenol đều tham gia phản ứng với Na.
B. Cho phenol phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó nhỏ vài giọt HCl vào dung dịch thì lại thu được phenol.
C. Alcohol đa chức có nhóm -OH liền kề phản ứng được với Cu(OH) 2, còn alcohol đơn chức thì không phản
ứng.
D. Đun nóng alcohol với H2SO4 đặc chỉ thu được alkene.
Câu 20: Cho m gam phenol tác dụng với sodium dư thấy thoát ra 0,025 mol khí H2, giá trị của m là
A. 4,7 gam. B. 9,4 gam. C. 7,4 gam D. 4,9 gam.
Câu 21: Cho 1,88 gam phenol tác dụng với V ml dung dịch HNO 3 4 M (dùng dư 20% so với lượng cần phản
ứng), thu được kết tủa vàng 2,4,6-trinitrophenol. Giá trị của V là:
A. 15 B. 24 C. 18 D. 21
Câu 22: Cho hỗn hợp X có khối lượng là 14 gam gồm phenol và ethanol tác dụng với Na dư thì thu được 2,479
lít khí H2 (đkc). Khối lượng của phenol trong hỗn hợp X là:
A. 9,4 B. 4,7 C. 4,5 D. 9,2
Câu 23: Hỗn hợp X gồm ethanol vè phenol, biết m gam X tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M. Cho m gam
A tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được tối đa bao nhiêu gam picric acid?
A. 13,24. B. 7,36. C. 9,16. D. 5,56.
Câu 24: Cho m gam hỗn hợp X gồm ethanol và phenol phản ứng hoàn toàn với sodium dư, thu được 2,479 lít
khí H2 (đkc). Mặt khác để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1 M. Giá trị của m là:
A. 21,0. B. 14,0. C. 7,0. D. 10,5.
Câu 25: Cho 6,04 gam hỗn hợp X gồm phenol và ethyl alcohol tác dụng với Na dư thu được 0,05 mol khí H 2.
Mặt khác cho 6,04 gam X vào nước bromine dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 6,62. B. 11,585 C. 13,24 D. 9,93.
B. Tự luận
Dạng 1: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện và chỉ ghi sản phẩm chính)
Bài 1: Dẫn xuất halogen
a. Đun nóng 2-chlorobutane với sodium hydroxide.
b. Đun nóng 2-chloro-3-methylbutane với potassium hydroxide.
c. Đun nóng 2-bromo-2-methylbutane với sodium hydroxide trong ethanol.
d. Đun nóng 2-bromo-pentane với potassium hydroxide trong ethanol.
Bài 2: Alcohol
a. Prop-2-en-1-ol + sodium.
b. Ethylene glycol + potassium.
c. Đun nóng methanol với sulfuric acid đặc, 140oC.
d. Đun nóng ethanol với sulfuric acid đặc, 140oC.
e. Đun nóng ethanol với sulfuric acid đặc, 170oC.
f. Đun nóng pentan-2-ol với sulfuric acid đặc, 170oC.
g. Butan-2-ol + copper (II) oxide (t0).
h. But-3-en-1-ol + copper (II) oxide (t0).
i. Đốt cháy propan-2-ol.
j. Ethylene glycol + copper (II) hydroxide (t0).
k. Glycerol + copper (II) hydroxide (t0).
l. Điều chế ethanol từ ethylene.
Bài 3: Phenol
a. Phenol + water.
b. Phenol + potassium.
c. Phenol + sodium hydroxide.
d. Phenol + sodium carbonate.
e. Phenol + bromine.
f. Phenol + nitric acid đặc (xt: H2SO4 đặc, to).
Dạng 2: Nhận biết
a. Glycerol, phenol, ethanol, ethyl chloride.
b. Ethylene glycol, phenol, ethanol, 2-chloropropane.
c. 2-methylpropan-2-ol, propan-1-ol, glycerol,phenol.
Dạng 3: Tính chất vật lí
Câu 1: Cho các chất có công thức: CH 3F, CH3Cl, CH3Br, CH3I và nhiệt độ sôi của chúng (không theo thứ tự) là 42
o
C, 4 oC, 24 oC, -78 oC. Hãy dự đoán nhiệt độ sôi tương ứng với mỗi chất trên. Giải thích.
Câu 2: Cho nhiệt độ sôi (oC) của một số dẫn xuất halogen trong bảng dưới đây:
X Cl Br I
CH3-X -24 4 42
CH3CH2-X 12 38 72
CH3CH2CH2- X 47 71 102
CH3CH2CH2CH2-X 78 102 131
Nhận xét sự biến đổi nhiệt độ sôi theo chiều tăng mạch carbon (theo hàng dọc) và theo nguyên tử khối của halogen
(hàng ngang). Giải thích sơ bộ.
Câu 3: Cho các chất có công thức sau: CH 4, CH3Cl, CH3OH, (CH3)2CHCH2CH2OH và nhiệt độ sôi (không thưo thứ
tự) là 64,7 oC; 131,0 oC; -24,0 oC; -161,5 oC. Hãy gán nhiệt độ sôi tương ứng với các chất, giải thích.
Câu 4: Heptan-1-ol có nhiệt độ sôi là 180oC. Octane có nhiệt độ sôi là 126oC.
a. Viết công thức cấu tạo của heptan-1-ol và octane.
b. Giải thích tại sao nhiệt độ sôi của heptan-1-ol cao hơn nhiệt độ sôi của octane khi phân tử
khối hai hợp chất bằng nhau.
Câu 5: Cho các chất có công thức sau: C6H5OH, C6H5CH3, C6H5Cl và các giá trị nhiệt độ sôi (không theo thứ tự) là
110 oC, 132 oC, 182 oC. Hãy gán nhiệt độ sôi tương ứng với mỗi chất trên. Giải thích.
Dạng 3: Bài tập
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 alcohol X thu được CO 2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí CO2 thu
được khi đốt cháy bằng 0,75 lần thể tích O 2 cần để đốt cháy (ở cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của X.
Đs: C3H8O2
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một alcohol no, đa chức, mạch hở X cần dùng V lít khí O 2 (đkc), sản phẩm cháy
dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 11,36 gam. Xác định giá trị của V. Đs: 4,958 lít
Câu 3: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glycerol và một alcohol no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na thì thu được
9,916 lít khí (đkc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH) 2 thì hòa tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Xác định công
thức của X. Đs: C3H7OH
Câu 4: Cho 32,5 gam hỗn hợp gồm glycerol, ethanol và phenol tác dụng với Cu(OH) 2 thì hòa tan được 4,9 gam
Cu(OH)2. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Na thì thu được 12,395 lít H 2 (đkc). Xác định phần trăm khối lượng của
các hợp chất trên. Đs: 28,3; 21,2; 50,5%.
Câu 5: Picric acid (2,4,6-trinitrophenol) trươcs đây được sử dụng làm thuốc nổ. Để tổng hợp picric acid, người ta
cho 47 gam phenol phản ứng với hỗn hợp HNO 3 đặc/H2SO4 đặc, dư. Khối lượng picric aicd thu được là bao nhiêu?
Biết hiệu suất của phản ứng là 65%. Đs: 74,425 gam

You might also like