Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

ĐỖ THỊ THU HÀ

TÍNH CHIA HẾT CỦA ĐA THỨC VÀ ỨNG DỤNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp toán sơ cấp


Mã số: 8 46 01 13

HÀ NỘI, 2018
Công trình được hoàn thành tại:
Trường đại học Thăng Long

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN VĂN NGỌC

Phản biện 1: TS. Nguyễn Việt Hải

Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Văn Lưu

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tại:
Trường đại học Thăng Long
Vào hồi 09 giờ 30 ngày 28 tháng 12 năm 2018
Mở đầu

Đa thức có vị trí quan trọng trong Toán học, đặc biệt là đối với Toán
học ở bậc phổ thông. Trong chương trình phổ thông, chúng ta đã làm
quen với khái niệm đa thức từ bậc trung học cơ sở, từ những phép cộng,
trừ, nhân đa thức đến phân tích đa thức ra thừa số (nhân tử), sơ đồ
Horner về chia đa thức, giải các phương trình đại số, ...
Trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế, các kỳ thi Olympic
Toán, các bài toán liên quan đến đa thức thường xuyên được đề cập và
xem như những bài toán khó, luôn hấp dẫn những người yêu toán. Vì
vậy mà hiện nay đã có một số lượng lớn các tài liệu chuyên khảo hay
luận văn về lĩnh vực này.
Trong lý thuyết đa thức thì tính chia hết của đa thức đóng vai trò
quan trọng và có thể coi là sự mở rộng tự nhiên tính chia hết của các
số nguyên trong Số học. Từ đây hình thành các vấn đề quan trọng, như
phân tích đa thức thành nhân tử, giải các phương trình đạị số, tính bất
khả quy của các đa thức,...
Luận văn này trình bày cơ sở lý thuyết và những áp dụng của tính
chia hết các đa thức một biến và đa thức đối xứng. Khác biệt căn bản
so với các luận văn khác về lĩnh vực đa thức được thể hiện qua vấn đề
được đặc biệt quan tâm là tính chia hết của đa thức, qua số lượng, dạng
các bài toán và độ khó của các bài toán được trình bày trong luận văn.
Bản luận văn gồm phần Mở đầu, hai chương nội dung, Kết luận và
Tài liệu tham khảo.
Chương 1: Đa thức một biến, trình bày các kiến thức cơ bản và một
số dạng toán về đa thức một biến, phép chia hết và phép chia có dư của
đa thức, nghiệm của đa thức, đa thức với hệ số nguyên và đa thức bất
khả quy.
Chương 2: Đa thức đối xứng, trình bày cơ sở lý thuyết của đa thức đối
xứng, các bài toán về phân tích đa thức thành nhân tử và tính chia hết
của đa thức đối xứng hai biến và ba biến.
Luận văn được hoàn thành dưới sự giúp đỡ của Thầy: TS. Nguyễn
Văn Ngọc. Dù tác giả đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các
thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, Tháng 10, Năm 2018

1
Tác giả

ĐỖ THỊ THU HÀ

2
Chương 1

Đa thức một biến

Chương này trình bày các khái niệm và tính chất cơ bản của đa thức
một biến thực.
Những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong Chương này là tính chia hết
và tính khả quy của và nghiệm của các đa thức.
Nội dung cơ bản của chương này được hình thành chủ yếu từ các tài
liệu [1], [3], [4] và [5].

1.1 Đại cương về đa thức một biến


1.1.1 Các khái niệm cơ bản

• Đa thức là biểu thức của biến số x có dạng


f (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 (1.1)
trong đó ai (i = 1, 2, .., n) được gọi là các hệ số.
Bậc của đa thức f(x) là số mũ cao nhất của lũy thừa có mặt trong (1.1)
và được ký hiệu là deg(f ).
Khi đó nếu trong (1.1) an 6= 0 thì deg(f ) = n và an được gọi là hệ số
chính, còn a0 được gọi là số hạng tự do.
• Nếu các hệ số của đa thức f (x) dạng (1.1) là các số nguyên, số hữu tỷ,
số thực hay số phức, thì ta nói f (x) là đa thức tương ứng thuộc trường
số nguyên, trường số hữu tỷ, trường số thực hay trường số phức và tương
ứng viết f (x) ∈ Z[x], f (x) ∈ Q[x], f (x) ∈ R[x], f (x) ∈ C[x]. Nếu không
cần nói rõ đa thức f (x) thuộc tập hợp nào trong các tập hợp nói trên,
chúng ta sẽ viết f (x) ∈ K[x].
Xm Xn
k
• Hai đa thức P (x) = ak x , Q(x) = bk xk được gọi là bằng nhau
k=0 k=0
khi và chỉ khi n = m, ak = bk , ∀k = 0, 1, ..., m.
• Số α là nghiệm của đa thức Pn (x), nếu Pn (α) = 0.
• Đa thức mà tất cả các hệ số của nó bằng không được gọi là đa thức
không.
• Đa thức bậc không còn được gọi là đa thức hằng.

3
1.1.2 Các phép toán trên đa thức

• Phép cộng, trừ đa thức


m
X n
X
k
Cho hai đa thức P (x) = ak x , Q(x) = bk xk .
k=0 k=0
Khi đó phép cộng và trừ các đa thức P (x), Q(x) được thực hiện theo
từng hệ số của xk , tức là
max(m,n)
X
P (x) ± Q(x) = (ak ± bk )xk .
k=0

• Phép nhân đa thức


m
X n
X
k
Cho hai đa thức P (x) = ak x , Q(x) = bk xk .
k=0 k=0
Khi đó phép nhân đa thức P (x).Q(x) là một đa thức
m+n
X k
X
k
R(x) = rk x , rk = ai bk−i .
k=0 i=0

1.2 Phép chia hết các đa thức


1.2.1 Định nghĩa

Định nghĩa 1.1. Cho hai đa thức P (x) và Q(x).


.
Ta nói rằng đa thức P(x) chia hết cho đa thức Q(x) và viết P (x)..Q(x),
nếu tồn tại đa thức S(x), sao cho P (x) = S(x)Q(x). Trong trường hợp
này ta cũng nói đa thức Q(x) chia hết đa thức P (x) và là ước của P (x),
còn đa thức P (x) là bội của đa thức Q(x).
Định nghĩa 1.2. Cho các đa thức P (x), Q(x) và S(x).
Nếu P (x) = S(x)Q(x), thì ta nói đa thức P (x) phân tích được thành
nhân tử (thành tích) của các đa thức Q(x) và S(x).

1.2.2 Định lý Bezout và các hệ quả

Định lý 1.1. ( Định lý Bezout). Đa thức P (x) chia hết cho x − a khi và
chỉ khi số a là nghiệm của đa thức P (x).
Hệ quả 1.1. Mọi đa thức bậc n có không quá n nghiệm.
Từ Hệ quả 1.1 ta suy ra
Hệ quả 1.2. Đa thức có vô số nghiệm chỉ là đa thức không.
Hệ quả 1.3. Hai đa thức có bậc nhỏ hơn hoặc bằng n nhận giá trị tại
n + 1 giá trị khác nhau của đối số, đôi một tương ứng bằng nhau thì đồng
nhất bằng nhau.

4
Bài toán 1.1. Tìm a và b sao cho đa thức x10 + ax2 + bx + 1 chia hết
cho x2 − 1.
Lời giải. Giả sử x10 + ax2 + bx + 1 chia hết cho x2 − 1.
Vì x2 − 1 có hai nghiệm là x1 = 1 và x2 = −1 nên theo định lý Bezout
x = ±1 cũng là nghiệm của x10 + ax2 + bx + 1. Do đó:

a+b+2=0
a−b+2=0
Giải hệ trên ta được a = −2, b = 0.
Như vậy đa thức x10 − 2x2 + 1 chia hết cho x2 − 1.
Bài toán 1.2. (University of Toronto Math. Competition 2010). Giả sử
f (x) là một đa thức bậc hai. Chứng minh tồn tại các đa thức bậc hai g(x)
và h(x), sao cho
f (x).f (x + 1) = g(h(x)).
Lời giải. Ta có đa thức bậc hai f (x) = ax2 + bx + c, a 6= 0. Giả sử r, s là
các nghiệm của f (x)(nói chung là nghiệm phức). Khi đó ta có nhân tử
f (x) = a(x − r)(x − s). Do đó
f (x)f (x + 1) = [a(x − r)(x − s)].[a(x + 1 − r)(x + 1 − s)]
= a2 (x − r)(x − s + 1).(x − s)(x − r + 1)
= a2 ([x2 − (r + s − 1)x + rs] − r)([x2 − (r + s − 1)x + rs] − s).
Biểu thức cuối cùng có dạng g(h(x)), trong đó
g(x) = a2 (x − r)(x − s) = af (x), h(x) = x2 − (r + s − 1)x + rs.

1.3 Phép chia đa thức có dư


1.3.1 Cơ sở lý thuyết

Định lý 1.2. Với hai đa thức P và Q 6= 0, tồn tại duy nhất các đa thức
S và R, sao cho
P = QS + R và deg R < deg Q. (1.2)
Định nghĩa 1.3. Trong công thức (1.2), các đa thức P, Q, S và R tương
ứng được gọi là đa thức bị chia, đa thức chia, đa thức thương và đa thức
dư.
Nhận xét 1.1. Nếu trong công thức (1.2) đa thức dư R = 0, thì đa thức
P chia hết cho đa thức Q, tức là P = SQ.
Định lý 1.3. (Định lý Bezout). Số dư trong phép chia đa thức f (x) cho
x − a bằng f (a), nghĩa là f (x) = (x − a)p(x) + f (a).

5
Định lý 1.4. (Lược đồ Horner: Tìm đa thức thương).
Nếu P (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 và Q(x) = x − a, thì các
hệ số của đa thức thương S(x) = bn−1 xn−1 + bn−2 xn−2 + ... + b1 x + b0 và
số dư r trong phép chia P (x) cho Q(x) được tính theo sơ đồ:
bn−1 = an , bn−2 = an−1 + abn−1 , · · · , b0 = a1 + ab1 , r = a0 + ab0 .
Chú ý 1.1. (Tìm đa thức dư). Định lý Bezout là cơ sở để tìm đa thức dư
trong công thức (1.2). Giả sử trong biểu thức P = SQ + R, deg Q = m.
Khi đó deg(R) < m nên R(x) có dạng:
R(x) = bm−1 xm−1 + bm−2 xm−2 + ... + b1 x + b0 .

Ở đây không nhất thiết bm−1 6= 0.


Xét các trường hợp sau của đa thức chia Q(x).
1) Trường hợp Q(x) có m nghiệm thực phân biệt.
Giả sử x1 , x2 , ...., xm là m nghiệm thực phân biệt của Q(x). Thay các giá
trị này của x vào (1.2), ta có:
bm−1 x1m−1 + bm−2 xm−2


 1 + ... + b1 x1 + b0 = P (x1 ),
m−1 m−2
bm−1 x2 + bm−2 x2 + ... + b1 x2 + b0 = P (x2 ),


 ........................................................,
m−1
bm−1 xm + bm−2 xm−2 + ... + b1 xm + b0 = P (xm ).

m

Giải hệ phương trình này ta tìm được b0 , b1 , ..., bm−1 và do đó tìm được
R(x).
2) Trường hợp Q(x) có nghiệm bội.
Để đơn giản, giả sử x=a là nghiệm bội cấp k(k ≤ m) của đa thức Q(x).
Trước hết ta có R(a)=P(a). Lấy đạo hàm liên tục từ cấp 1 đến cấp k-1
của hai vế của (1.2) và mỗi lần lấy đạo hàm lại thay x=a vào hai vế, ta
thu được hệ sau đây:

 r(a) = f (a)
 r0 (a) = f 0 (a)



r00 (a) = f 00 (a)



 ..........
 (−1)
r (a) = f k−1 (a).
Giải hệ này ta tìm được các hệ số của R(x).
Ví dụ 1.1. Tìm dư của phép chia
(x100 − x50 + 2x25 − 4) : (x2 − 1).
Lời giải. Đa thức chia x2 − 1 có hai nghiệm x1 = 1, x2 = −1.
Gọi ax+b là đa thức dư.

6
Thay x=1 và x=-1 vào đa thức bị chia ta có các giá trị -2 và -6, do đó ta
có hệ: 
a + b = −2,
−a + b = −6.
Giải hệ trên ta được a=2, b=-4.
Vậy đa thức dư là R(x)=2x-4.

1.4 Đa thức đồng dư


1.4.1 Cơ sở lý thuyết

Định nghĩa 1.4. Cho h(x) là đa thức khác đa thức không.


Ta nói rằng các đa thức P(x) và Q(x) là đồng dư theo mô đun đa thức
.
h(x), nếu P (x) − Q(x)..h(x) và ký hiệu P (x) ≡ Q(x)(mod h(x)).
Định lý 1.5. Cho h(x) là đa thức khác đa thức không. Nếu P(x) và Q(x)
là hai đa thức thì P (x) ≡ Q(x)(mod h(x)) khi và chỉ khi P(x) và Q(x)
cho cùng một đa thức dư khi chia cho h(x).
Từ định nghĩa đồng dư của hai đa thức suy ra các tính chất sau đây:
Định lý 1.6. Cho h(x)là đa thức khác đa thức không. Khi đó
1. Với mọi đa thức P(x), thì P (x) ≡ P (x)(mod h(x)).
2. Nếu P (x) ≡ P (x)(mod h(x)) thì Q(x) ≡ P (x)(mod h(x)).
3. Cho các đa thức Pi (x), Qi (x), mi (x), i = 1, 2, ..., n. Nếu Pi (x) ≡
Qi (x)(mod h(x)), i=1, 2, ..., n thì
n
X n
X
mi (x)Pi (x) ≡ mi (x)Qi (x)(mod h(x)).
i=1 i=1

4. Cho các đa thức Pi (x), Qi (x), i = 1, 2, ..., n. Nếu Pi (x) ≡ Qi (x)(mod h(x)),
i=1, 2, ..., n thì
P1 (x).P2 (x)...Pn (x) ≡ Q1 (x).Q2 (x)...Qn (x)(mod h(x)).

5. Nếu P (x) ≡ Q(x)(mod h(x)) thì với mọi số tự nhiên n:


P m (x) ≡ Qm (x)(mod h(x)).
Bài toán 1.3. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương k, m,n thì
x3m + x3n+1 + x3k+2 chia hết cho h(x) = x2 + x + 1.
Lời giải. Từ đẳng thức x3 − 1 = (x − 1)(x2 + x + 1) suy ra
x3 ≡ 1(mod h(x)).

7
Áp dụng các tính chất của đồng dư trong định lý 1.6 ta có:
x3m = (x3 )m ≡ 1m ≡ 1(mod h(x)),
x3n+1 = x3n x ≡ 1n .x ≡ x(mod h(x)),
x3k+2 = (x3 )k .x2 ≡ 1k .x2 ≡ x2 (mod h(x)).
Suy ra
x3m + x3m+1 + x3k+2 ≡ 1 + x + x2 = h(x) ≡ 0(mod h(x)),
tức là: x3m + x3n+1 + x3k+2 chia hết cho 1 + x + x2 .

1.5 Nghiệm của đa thức


Nghiệm của đa thức đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên
cứu các tính chất của đa thức. Nhiều tính chất của đa thức được thể hiện
qua nghiệm của chúng. Ngược lại, việc nghiên cứu tính chất các nghiệm
của đa thức cũng cũng là một trong các vấn đề trung tâm của đại số.
Chúng ta cần khái niệm về nghiệm bội của một đa thức.
Định nghĩa 1.5. Ta nói số α là nghiệm cấp k của đa thức bậc n, Pn (x),
nếu tồn tại một đa thức Q(x), sao cho
Pn (x) = (x − α)k Q(x), Q(α) 6= 0.
• Khi k = 1, k = 2 ta gọi a tương ứng là nghiệm đơn, nghiệm kép của
Pn (x).
• Khi k ≥ 2 ta nói α là nghiệm bội của Pn (x).
Một trong những định lý quan trọng về nghiệm của đa thức là định lý
Rolle nổi tiếng được phát biểu như sau
Định lý 1.7. (Định lý Rolle). Giả sử hàm số f : [a, b] → R liên tục và
khả vi trong khảng (a, b). Ngoài ra, f (a) = f (b). Khi đó tồn tại c ∈ (a, b),
sao cho f 0 (c) = 0.
Định lý 1.8. Nếu α là nghiệm cấp k của đa thức Pn (x) thì α là nghiệm
cấp k-1 của đa thức đạo hàm Pn0 (x).
Định lý 1.9. Cho đa thức f (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a0 , trong đó
an 6= 0, ai là các số nguyên. Nếu p và q là các số nguyên và là nguyên tố
cùng nhau, sao cho f (p/q) = 0, thì q là ước của an , còn p là ước của a0 .
Định lý 1.10. Giả sử f (x) = an xn +an−1 xn−1 +...+a0 , trong đó an 6= 0,
và ai (i = 0, 1, ..., n) là các số nguyên. Nếu a0 , an , f (1) là các số lẻ thì f
không có nghiệm hữu tỷ.
Định lý 1.11. Cho đa thức f (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a0 , trong đó
an 6= 0 và ai là các số nguyên. Giả sử f (a) 6= 0, a ∈ Z. Nếu p và q là các
số nguyên tố cùng nhau, sao cho f (p/q) = 0 thì (p − aq) chia hết f (a).

8
1.6 Đa thức nguyên
Nội dung của mục này chủ yếu được hình thành từ tài liệu [3] và [5].

1.6.1 Cơ sở lý thuyết

Định nghĩa 1.6. Đa thức với các hệ số nguyên được gọi là đa thức
nguyên.
Xét đa thức P (x) = an xn + · · · + a1 x + a0 với các hệ số nguyên.
Khi đó, hiệu P (x) − P (y) có thể được viết dưới dạng
P (x) − P (y) = an (xn − y n ) + · · · + a2 (x2 − y 2 ) + a1 (x − y),
theo đó tất cả các số hạng của tổng là bội của đa thức x − y.
Điều này dẫn tới một tính chất số học đơn giản nhưng quan trọng sau
của đa thức trong Z[x] sau đây.
Định lý 1.12. Nếu P là đa thức với hệ số nguyên, thì P (a) − P (b) chia
hết cho a − b với mọi a, b nguyên và khác nhau.
Hệ quả 1.4. Tất cả các nghiệm nguyên của đa thức P (x) đều là ước của
P (0).
Định lý 1.13. Nếu số hữu tỷ p/q(p, q ∈ Z, q 6= 0, (p, q) = 1), là nghiệm
của đa thức P (x) = an xn + an−1 xn−1 + ...a1 x + a0 với các hệ số nguyên,
thì p|a0 và q|an .
Định lý 1.14. Nếu giá trị của đa thức P (x) là nguyên đối với mọi số
nguyên x, thì tồn tại các số nguyên c0 , c1 , ..., cn sao cho:
P (x) = cn Cxn + cn−1 Cxn−1 + ... + c0 Cx0 ,
trong đó
x!
Cxk = .
k!(x − k)!
Chú ý rằng đa thức mà có giá trị nguyên tại tất cả các điểm nguyên
x(x − 1)
không nhất thiết là đa thức hệ số nguyên, ví dụ như đa thức .
2

1.7 Đa thức bất khả quy


Nội dung của mục này chủ yếu được hình thành từ tài liệu [3] và [5].

1.7.1 Cơ sở lý thuyết

Đa thức P (x) với hệ số nguyên được gọi là bất khả quy trên Z[x] nếu
nó không thể biểu diễn thành tích của hai đa thức khác hằng với hệ số
nguyên.

9
Một cách tương tự ta có thể định nghĩa tính bất khả quy (khả quy)
của đa thức với hệ số hữu tỷ, thực hoặc phức. Tuy nhiên, ta chỉ quan
tâm tới tính bất khả quy trên Z[x].
Bổ đề Gauss bên dưới phát biểu rằng tính khả quy trên Q[x] là tương
đương với tính khả quy trên Z[x].
Ngoài ra, ta đã chỉ ra rằng đa thức thực luôn luôn phân tích được thành
tích của các đa thức tuyến tính và đa thức bậc hai trên R[x], trong khi đa
thức phức luôn luôn phân tích thành các nhân tử tuyến tính trên C[x].
Định lý 1.15. (Bổ đề Gauss). Nếu đa thức P (x) với hệ số nguyên là bất
khả quy trên Q[x], thì nó là bất khả quy trên Z[x].
Từ bây giờ, trừ khi nói rõ, tính bất khả quy được hiểu là tính bất khả
quy trên Z[x].
Định lý 1.16 (Tiêu chuẩn Eisenstein). Cho P (x) = an xn +· · ·+a1 x+a0
là đa thức hệ số nguyên.
Nếu tồn tại một số nguyên tố p và số nguyên k ∈ {0, 1, . . . , n − 1} sao
cho:
p | a0 , a1 , ..., ak , p - ak+1 và p2 - a0 ,
thì P (x) có nhân tử bất khả quy bậc lớn hơn k.
Đặc biệt, nếu p được cho sao cho k = n − 1 thì P (x) là bất khả quy.
Định lý 1.17. Giả sử f là đa thức trên một trường nào đó (trường các
số hữu tỷ chẳng hạn). Khi đó f là bất khả quy khi và chỉ khi g(x) =
f (ax + b), a 6= 0 là bất khả quy. Nếu f là đa thức nguyên, thì f là bất khả
quy khi và chỉ khi g(x) = f (x + b) là bất khả quy.
Định lý 1.18. [3]. Giả sử P (x) = an xn + ... + a0 là đa thức phức với
ak
an 6= 0 và M = max0≤k<n .
an
Nếu √an−1 = ... = an−k+1 thì tất cả các nghiệm của P có modul nhỏ hơn
k
1 + M.
Đặc biệt, nếu k=1, thì mỗi nghiệm của P có modul nhỏ hơn 1 + M.
Khi nghiên cứu tính khả quy của một đa thức, đôi khi ta có thể khảo
sát nghiệm của nó và trị tuyệt đối của nghiệm. Các bài tập sau là ví dụ
minh họa.
Bài toán 1.4. Chứng minh rằng đa thức P (x) = xn + 4 bất khả quy trên
Z[x] khi và chỉ khi n là bội của 4.
Bài toán 1.5. (BMO 1989.2) Nếu an . . . a1 a0 là biểu diễn thập phân của
một số nguyên tố và an > 1,
chứng minh rằng đa thức P (x) = an xn + · · · + a1 x + a0 bất khả quy.

10
Bài toán 1.6. Cho p > 2 là một số nguyên tố và P (x) = xp − x + p.
1. Chứng minh rằng tất cả các nghiệm của đa thức P có môđun nhỏ hơn
1
p p−1 .
2. Chứng minh rằng đa thức P (x) bất khả quy.
Bài toán 1.7. Cho a1 , a2 , ..., an là n số nguyên phân biệt.
Chứng minh rằng đa thức P (x) = (x − a1 )2 (x − a2 )2 ...(x − an )2 + 1 là
bất khả quy.
Bài toán 1.8. Đa thức P(x) thỏa mãn điều kiện:

P(2006)=2006!
xP(x-1)=(x-2006)P(x)
Chứng minh rằng đa thức f (x) = P 2 (x) + 1 là đa thức bất khả quy trên
Z[x].
Bài toán 1.9. Cho đa thức P (x) = xn + 5xn−1 + 3, trong đó n là số
nguyên lớn hơn 1.
Chứng minh rằng P(x) bất khả quy trên Z[x].
Bài toán 1.10. Giả sử m, n và a là các số tự nhiên, còn p < a − 1 là
một số nguyên tố. Chứng minh rằng đa thức f (x) = xm (x − a)n + p là
bất khả quy.

11
Chương 2

Đa thức đối xứng

Chương này trình bày cơ sở của lý thuyết đa thức đối xứng nhiều biến
và một số bài toán điển hình của đa thức đối xứng hai biến và ba biến,
như phân tích thành nhân tử, chia hết, hay rút gọn các biểu thức.
Nội dung chủ yếu của Chương này được hình thành từ các tài liệu [2]
và [6].

2.1 Cơ sở lý thuyết của đa thức đối xứng

Định nghĩa 2.1. Đa thức f (x1 , x2 , ..., xn ) theo các biến x1 , x2 , ..., xn
được gọi là đối xứng nếu nó không thay đổi khi đổi chỗ giữa hai biến bất
kỳ.
Định nghĩa 2.2. Ký hiệu
sk = xk1 + xk2 + ... + xkn , k ∈ N,
Xn X
σ0 = 1, σ1 = xi , σ2 = xi xj ,
i=1 1≤i<j≤n
X
σ3 = xi xj xk , σn = x1 x2 ...xn .
1≤i<j<k≤n

Ta gọi sk là tổng lũy thừa, còn σr (r = 1, 2, ..., n) là các đa thức đối xứng
cơ sở bậc r.
Định lý 2.1. ( Công thức truy hồi Newton, [2] ). Các tổng lũy thừa và
các đa thức đối xứng cơ sở liên hệ với nhau theo công thức
sk = σ1 sk−1 − σ2 sk−2 + ... + (−1)i−1 σi sk−i + ... + (−1)k−1 σk .k. (2.1)
Sử dụng công thức truy hồi (2.1) chúng ta có thể biểu diễn các tổng
lũy thừa theo các đa thức đối xứng (Công thức Waring).
Xét một vài trường hợp thường gặp sau đây.
• n=2

12
s0 = 2,
s1 = σ1 ,
s2 = σ12 − 2σ2 ,
s3 = σ13 − 3σ1 σ2 ,
s4 = σ14 − 4σ12 σ2 + 2σ22 ,
s5 = σ15 − 5σ13 σ2 + 5σ1 σ22 ,
s6 = σ16 − 6σ14 σ2 + 9σ12 σ22 − 2σ23
.....................................
• n=3

s0 = 3,
s 1 = σ1 ,
s2 = σ12 − 2σ2 ,
s3 = σ13 − 3σ1 σ2 + 3σ3 ,
s4 = σ14 − 4σ12 σ2 + 2σ22 + 4σ1 σ3 ,
s5 = σ15 − 5σ13 σ2 + 5σ1 σ22 + 5σ12 σ3 − 5σ2 σ3 ,
s6 = σ16 − 6σ14 σ2 + 9σ12 σ22 − 2σ23 + 6σ13 σ3 − 12σ1 σ2 σ3 + 3σ32 ,
.....................................
Định lý 2.2. (Định lý cơ bản, [2]). Mọi đa thức đối xứng f (x1 , x2 , .., xn )
theo các biến x1 , x2 , ..., xn đều có thể biểu diễn được dưới dạng đa thức
F (σ1 , σ2 , ..., σn ) theo các biến đa thức cơ sở σ1 , σ2 , ..., σn .
Định nghĩa 2.3. Đa thức phản đối xứng là đa thức thay đổi dấu khi
thay đổi vị trí của hai biến bất kỳ.
Các đa thức T2 = (x − y), T3 = (x − y)(x − z)(y − z) được gọi là các
đa thức đơn giản nhất tương ứng với các đa thức đối xứng hai biến và
ba biến.
Định lý 2.3. ([2]). Ký hiệu θm (x, y, z) là đa thức đa thức phản đối xứng
bậc m. Khi đó
θ3 (x, y, z) = aT3 (x, y, z),
θ4 (x, y, z) = aT3 (x, y, z)σ1 ,
θ5 (x, y, z) = T3 (x, y, z)(aσ12 + bσ2 ),
θ6 (x, y, z) = T3 (x, y, z)(σ13 + bσ1 σ2 + cσ3 ),
trong đó a, b, c là các hằng số.
Định nghĩa 2.4. Đa thức đối xứng ba biến với các số hạng tối thiểu,
một trong các số hạng đó là đơn thức xk y m z l được gọi là quỹ đạo của đơn
thức xk y m z l và được ký hiệu là O(xk y l z m ).

13
Định lý 2.4. ([2]). Quỹ đạo của mọi đơn thức biểu diễn được dưới dạng
đa thức theo các đa thức đối xứng cơ sở.
• Một vài trường hợp riêng thường gặp
O(xy) = σ2 ,
O(xyz) = σ3 ,
O(x2 y) = σ1 σ2 − 3σ3 ,
O(x2 y 2 ) = σ22 − 2σ1 σ3 ,
O(x3 y) = σ12 σ2 − 2σ22 − σ1 σ3 ,
O(x3 y 2 ) = σ1 σ22 − 2σ12 σ3 − σ2 σ3 ,
O(x4 y) = σ13 σ2 − 3σ1 σ22 − σ12 σ3 + 5σ2 σ3 ,
......................................
• Một số tính chất khác của quỹ đạo
O(xk ) = sk ,
O(xk y l ) = O(xk )O(y l ) − O(xk+l ), k 6= l,
1
O(xk y k ) = [(O(xk ))2 − O(x2k )].
2

2.2 Phân tích đa thức đối xứng hai biến thành nhân tử
Trong mục này trình bày hai phương pháp phân tích đa thức đối xứng
thành nhân tử.
Phương pháp thứ nhất thể hiện ở chỗ biểu diễn đa thức đã cho theo các
đa thức đối xứng cơ sở σ1 , σ2 .
Phương pháp thứ hai là phương pháp hệ số bất định.
Bài toán 2.1. Phân tích các đa thức sau đây thành nhân tử
a. f (x, y) = x5 + x4 y + x3 y 2 + x2 y 3 + xy 4 + y 5 .
1 1 1
b. g(x) = x + + x3 + 3 + x5 + 5 .
x x x
Lời giải.
a. Ta có
f (x, y) = (x5 + y 5 ) + xy(x3 + y 3 ) + x2 y 2 (x + y) = s5 + σ2 s3 + σ22 s1 .
Thay
s1 = σ1 , s3 = σ13 − 3σ1 σ2 , s5 = σ15 − 5σ13 σ2 + 5σ1 σ22

14
ta có
f (x, y) = (σ15 − 5σ13 σ2 + 5σ1 σ22 ) + σ2 (σ13 − 3σ1 σ2 ) + σ22 σ1
= σ15 − 4σ13 σ2 + 3σ1 σ22 = σ1 (σ14 − 4σ12 σ2 + 3σ22 )
= σ1 [(σ14 − σ12 σ2 ) + (−3σ12 σ2 + 3σ22 )]
= σ1 (σ12 − σ2 )(σ12 − 3σ2 ).
Thay σ1 = x + y, σ2 = xy, ta có
f (x, y) = (x + y)[(x + y)2 − xy][(x + y)2 − 3xy]
= (x + y)(x2 + xy + y 2 )(x2 − xy + y 2 ).
1
b. Đặt y = , ta có
x
g(x) = x + y + x3 + y 3 + x5 + y 5 = s1 + s3 + s5
= σ1 + (σ13 − 3σ1 σ2 ) + (σ15 − 5σ13 σ2 + 5σ1 σ22 )
= σ1 [1 + σ12 (1 − 5σ2 ) + σ14 − 3σ2 + 5σ22 ].
Vì σ2 = 1, nên ta có
g(x) = σ1 (3 − 4σ12 + σ14 ) = σ1 (σ12 − 1)(σ12 − 3).
Thay
1 1
σ1 = x + , σ12 = x2 + +2
x x2
ta có
1  2 1
 
2 1   1  4 1 
g(x) = x+ x + 2 +1 x + 2 −1 = x+ x + 4 +1 .
x x x x x
Bài toán 2.2. Phân tích đa thức sau thành nhân tử
f (x, y) = 10x4 − 27x3 y − 110x2 y 2 − 27xy 2 + 10y 4 .
Lời giải. Ta có
f (x, y) = 10(x4 + y 4 ) − 27xy(x2 + y 2 ) − 110x2 y 2 = 10s4 − 27σ2 s2 − 110σ22
Thay
s2 = σ12 − 2σ2 , s4 = σ14 − 4σ12 σ2 + 2σ22
vào biểu thức trên ta được
f (x, y) = 10σ14 − 67σ12 σ2 − 36σ22
Đa thức trên có bậc bằng 2 đối với σ2 và có các nghiệm:
5 2
σ2 = −2σ12 , σ2 = σ
36 1
15
Do đó
4 2
f (x, y) = −36(σ2 + 2σ12 )(σ2 − σ1 ) = (2σ12 + σ2 )(5σ12 − 36σ2 )
36
Thay σ1 = x + y, σ2 = xy , ta có
f (x, y) = [2(x+y)2 +xy][5(x+y)2 −36xy] = (2x2 +5xy+2y 2 )(5x2 −26xy+5y 2 )
Mỗi biểu thức trong ngoặc là một tam thức bậc hai và có thể được phân
tích thành nhân tử. Thí dụ 2x2 + 5xy + 2y 2 , xem như một tam thức bậc
1
hai đối với x, có các nghiệm x = −2y, x = − y , nên do đó
2
1
2x2 + 5xy + 2y 2 = 2(x + y)(x + 2y) = (2x + y)(x + 2y)
2
Tương tự ta có
5x2 − 26xy + 5y 2 = (x − 5y)(5x − y)
Như vậy, cuối cùng ta có
f (x, y) = 10x4 −27x3 y−110x2 y 2 −27xy 2 +10y 4 = (2x+y)(x+2y)(x−5y)(5x−y).
Bài toán 2.3. Phân tích đa thức sau thành nhân tử
f (x, y) = 2x4 + 3x3 y + 6x2 y 2 + 3xy 3 + 2y 4 .
Lời giải. Biểu diễn của đa thức theo các đơn thức đối xứng cơ sở có dạng
f (x, y) = 2σ14 − 5σ12 σ2 + 4σ22
Đây là một đa thức bậc hai theo σ2 và không có nghiệm (nghiệm thực).
Vì vậy chúng ta vận dụng phương pháp hệ số bất định, nghĩa là thử biểu
diễn đa thức đã cho ở dạng
2x4 + 3x3 y + 6x2 y 2 + 3xy 3 + 2y 4 = (Ax2 + Bxy + Cy 2 )(Cx2 + Bxy + Ay 2 )
(2.2)
Ta sẽ tìm các hệ số A,B,C với nhận xét rằng đẳng thức (1.18) thỏa mãn
với mọi x,y. Với x=y=1, ta có
16 = (A + B + C)2
suy ra (A + B + C) = ±4
Nhận xét rằng các hệ số A,B,C được xác định chính xác đến dấu của
chúng, vì nếu thay đổi của tất cả các số này thành ngược lại thì (1.18)
vẫn không thay đổi. Vì vậy, không mất tổng quát, ta có:
A+B+C =4
Tiếp theo, với x=1, y=-1, ta có:
4 = (A − B + C)2

16
suy ra:
A − B + C = ±2
Cuối cùng, cho x=0, y=1 ta có AC = 2
Như vậy, để xác định các hệ số A,B,C ta có hệ phương trình:

A+B+C =4
A − B + C = ±2AC = 2
Nếu vế phải của phương trình thứ hai của hệ lấy dấu (+) thì dễ dàng
tìm được nghiệm của hệ là A = 1, B = 1, C = 2.
Nếu như vế phải của phương trình thứ hai của hệ lấy dấu (-) thì hệ vô
nghiệm. Chúng ta có kết quả:
2x4 + 3x3 y + 6x2 y 2 + 3xy 3 + 2y 4 = (x2 + xy + 2y 2 )(2x2 + xy + y 2 )

2.3 Chia đa thức đối xứng hai biến


Trong mục này chúng ta sẽ xét một số bài toán chia hết của đa thức
đối xứng hai biến.
Bài toán 2.4. Chứng minh rằng x2n +xn y n +y 2n chia hết cho x2 +xy+y 2
khi và chỉ khi n không phải là bội của 3.
Lời giải. Sử dụng công thức
x3 − y 3 = (x − y)(x2 + xy + y 2 ),
xk − y k = (x − y)(xk−1 + xk−2 y + ... + xy k−2 + y k−1 ).
dễ thấy rằng x3k − y 3k chia hết cho x2 + xy + y 2 . Xét các trường hợp sau
1) n=3k. Ta có
x2n + xn y n + y 2n = x6k + x3k y 3k + y 6k
= (x6k − y 6k ) + (x3k − y 3k )y 3k + 3y 6k .
Từ đó suy ra x2n + xn y n + y 2n không chia hết cho x2 + xy + y 2 .
2) n=3k+1. Ta có
x2n + xn y n + y 2n = x6k+2 + x3k+1 y 3k+1 + y 6k+2
= x2 (x6k − y 6k ) + xy 3k+1 (x3k − y 3k ) + y 6k (x2 + xy + y 2 ).
Suy ra trong trường hợp này x2n + xn y n + y 2n chia hết cho x2 + xy + y 2 .
3) n=3k+2. Ta có
x2n + xn y n + y 2n = x6k+4 + x3k+2 y 3k+2 + y 6k+4
= x4 (x6k − y 6k ) + x2 y 3k+2 (x3k − y 3k ) + y 6k (x4 + x2 y 2 + y 4 )
= x4 (x6k − y 6k ) + x2 y 3k+2 (x3k − y 3k ) + y 6k (x2 + x2 y 2 y 4 )(x2 − xy + y 2 ).
Suy ra x2n + xn y n + y 2n chia hết cho x2 + xy + y 2 . Vậy điều kiện cần và
đủ để x2n + xn y n + y 2n chia hết cho x2 + xy + y 2 là n không phải là bội
của 3.

17
Bài toán 2.5. Chứng minh rằng với mọi n ∈ Z , đa thức x2n −xn y n +y 2n
không chia hết cho x2 + xy + y 2
Bài toán 2.6. Với n ∈ Z+ nào thì x2n + xn y n + y 2n chia hết cho x2 −
xy + y 2 ?
Bài toán 2.7. Với n ∈ Z + nào thì x2n − xn y n + y 2n chia hết cho x2 −
xy + y 2
Bài toán 2.8. Xác định n để (x+y)n +xn +y n chia hết cho x2 +xy +y 2 .

2.4 Phân tích đa thức đối xứng ba biến thành nhân tử


Trong mục này trình bày các ứng dụng của đa thức đối xứng và phản
đối xứng ba biến vào các bài toán về phân tích thành nhân tử.
Giả sử f(x,y,z) là đa thức đối xứng ba biến. Để phân tích f(x,y,z) thành
nhân tử trước hết phải biểu diễn nó qua đa thức đối xứng cơ sở σ1 , σ2 , σ3 ,
để được đa thức ϕ(σ1 , σ2 , σ3 ), sau đó cố gắng phân tích đa thức cuối cùng
thành nhân tử.
Các phương pháp cơ bản của phân tích đa thức thành nhân tử đã được
trình bày trong chương 1 cho trường hợp đa thức đối xứng hai biến. Như
đã thấy trong trường hợp hai biến, khi phân tích một đa thức đối xứng
thành nhân tử có thể gặp các nhân tử là đa thức đối xứng và không đối
xứng.
Nếu trong các nhân tử của f(x,y,z) có đa thức không đối xứng h(x,y,z),
thì do f(x,y,z) là đối xứng sẽ phải có các nhân tử nhận được từ h(x,y,z)
bằng cách hoán vị các biến z,y,z nghĩa là có các nhân tử dạng:
h(x, y, z)h(x, z, y)h(y, x, z)h(y, z, x)h(z, x, y)h(z, y, x)
Nếu trong các nhân tử có nhân tử g(x,y,z) là đa thức đối xứng chỉ với
hai biến, thí dụ với x,y nghĩa là
g(x, y, z) = g(y, x, z)
thì các nhân tử cùng dạng sẽ là:
g(x, y, z)g(y, z, x)g(z, x, y)
Nếu trong các nhân tử có nhân tử k(x,y,z)đối xứng chẵn, nghĩa là:
k(x, y, z) = k(y, z, x) = k(z, x, y)
thì các nhân tử cùng dạng sẽ là:
k(x, y, z)k(y, z, x)
1) Nhân tử là đa thức đối xứng p(x,y,z).
2) Nhân tử có dạng k(x,y,z)k(y,z,x) trong đó k(x,y,z) là đối xứng chẵn.
3) Nhân tử có dạng g(x,y,z)g(y,z,x)g(z,x,y), trong đó g(x,y,z) là đối xứng

18
theo hai biến, thí dụ x,y.
4) Nhân tử dạng h(x,y,z)h(x,z,y)h(y,x,z)h(h,z,x)h(z,x,y)h(z,y,x), trong đó
h(x,y,z) không có tính đối xứng.
Đối với đa thức phản đối xứng f (x, y, z) có phân tích [2]:
f (x, y, z) = T (x, y, z)g(x, y, z),
trong đó T(x,y,z) là đa thức phản đối xứng đơn giản nhất, còn g(x,y,z)
là đa thức đối xứng. Ngoài ra, đối với đa thức phản đối xứng thuần nhất
có các kết quả sau đây [2]:
Mệnh đề 2.1. Kí hiệu θm (x, y, z) là đa thức phản đối xứng bậc m.
Khi đó:
θ3 (x, y, z) = aT (x, y, z)
θ4 (x, y, z) = aT (x, y, z)σ1
θ5 (x, y, z) = T (x, y, z)(aσ12 + bσ2 )
θ6 (x, y, z) = T (x, y, z)(aσ13 + bσ1 σ2 + cσ3 )
trong đó a,b,c là các hằng số.
Bài toán 2.9. Phân tích đa thức thành nhân tử:
f (x, y, z) = x3 + y 3 + z 3 − 3xyz.
Lời giải. Ta có:
f (x, y, z) = (σ13 − 3σ1 σ2 + 3σ3 ) − 3σ3 = σ13 − 3σ1 σ2 = σ1 (σ12 − 3σ2 ) =
(x + y + z)[(x + y + z)2 − 3(xy + yz + zx)] = (x + y + z)(x2 + y 2 + z 2 −
xy − yz − zx)
Bài toán 2.10. Phân tích thành nhân tử:
f (x, y, z) = 2x2 y 2 + 2x2 z 2 + 2y 2 z 2 − x4 − y 4 − z 4
Lời giải. Ta có:
f (x, y, z) = 2x2 y 2 + 2x2 z 2 + 2y 2 z 2 − x4 − y 4 − z 4
= 2O(x2 y 2 ) − s4
= 2(σ22 − 2σ1 σ3 ) − (σ14 − 4σ12 σ2 + σ22 + 4σ1 σ3 )
= −σ14 + 4σ12 σ2 − 8σ1 σ3
= σ1 (4σ1 σ2 − σ13 − 8σ3 )
Như vậy, đa thức đã cho chia hết cho σ1 = x + y + z . Nhưng vì
đa thức đã cho là hàm chẵn với x, y và z, nên nó cũng chia hết cho
−x + y + z, x − y + z, x + y − z. Cũng vì đa thức đã cho có bậc bằng
bốn, nên ta có:
f (x, y, z) = C(x + y + z)(−x + y + z)(x − y + z)(x + y − z)

19
trong đó C là hằng số nào đó.
Để xác định C ta cho x=y=z=1 và tìm được C=1.
Vậy ta có kết quả
2x2 y 2 +2x2 z 2 +2y 2 z 2 −x4 −y 4 −z 4 = (x+y+z)(−x+y+x)(x−y+z)(x+y−z).
Việc biểu diễn một đa thức đối xứng theo các đa thức đối xứng cơ sở
σ1 , σ2 , σ3 rất thuận tiện trong bài toán phân tích thành nhân tử, nhưng
để có phân tích triệt để đôi khi cần thiết phải có những biến đổi thích
hợp tiếp theo. Việc phân tích một đa thức đối xứng thành nhân tử đối
khi rất dễ dàng, nếu vận dụng Định lý Bezout.
Trong phần này, tác giả đã trình bày một số ứng dụng của đa thức đối
xứng và phản đối xứng trong phân tích đa thức thành nhân tử.

Bài toán 2.11. Phân tích đa thức thành nhân tử:


f (x, y, z) = x3 + y 3 + z 3 − 3xyz.
Lời giải. Ta có:
f (x, y, z) = (σ13 − 3σ1 σ2 + 3σ3 ) − 3σ3
= σ13 − 3σ1 σ2
= σ1 (σ12 − 3σ2 )
= (x + y + z)[(x + y + z)2 − 3(xy + yz + zx)]
= (x + y + z)(x2 + y 2 + z 2 − xy − yz − zx)
Bài toán 2.12. Phân tích thành nhân tử:
f (x, y, z) = x3 (y 2 − z 2 ) + y 3 (z 2 − x2 ) + z 3 (x2 − y 2 )
Lời giải. Rõ ràng f (x, y, z) là đa thức phản đối xứng thuần nhất bậc 5,
nên theo Mệnh đề 2.1, ta có: f (x, y, z) = T (x, y, z)(aσ12 + bσ2 ).
Để tìm các hằng số a và b, cho x = −1, y = 0, z = 1.
Dễ dàng tìm được a = 0, b = −1.
Vậy ta có kết quả:
x3 (y 2 −z 2 )+y 3 (z 2 −x2 )+z 3 (x2 −y 2 ) = −(x−y)(y−z)(z−x)(xy+yz+zx)

2.5 Tính chia hết của các đa thức đối xứng ba biến
Trong mục này trình bày một số bài toán về tính chia hết của các đa
thức đối xứng và phản đối xứng. Để giải các bài toán về tính chia hết
giữa các đa thức ta thường sử dụng Định lý Bezout và các kỹ năng phân
tích thành nhân tử. Sau đây là một số bài toán.
Bài toán 2.13. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, đa thức:
f (x, y, z) = (x + y + z)2n+1 − x2n+1 − y 2n+1 − z 2n+1
chia hết cho đa thức
g(x, y, z) = (x + y + z)3 − x3 − y 3 − z 3

20
Lời giải. Trước hết ta phân tích g(x, y, z) thành nhân tử.
Vì khi x = −y, x = −z, z = −y thì g=0, nên theo Định lý Bezout đa
thức g(x, y, z) chia hết cho (x + y)(y + z)(z + x).
Mặt khác, vì bậc của g bằng 3 nên nó có dạng:
g(x, y, z) = a(x + y)(y + z)(z + x)
Cho x = y = z = 1 ta tìm được a = 3.
Vậy ta có:
g(x, y, z) = (x + y + z)3 − x3 − y 3 − z 3 = 3(x + y)(x + z)(y + z)
Bằng cách tương tự ta thấy f (x, y, z) chia hết cho (x + y)(x + z)(y + z)
với mọi n nguyên dương, tức là f (x, y, z) chia hết cho g(x, y, z).
Bài toán 2.14. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n ≥ 2, đa
thức
f (x, y, z) = (x+y +z)2n +x2n +y 2n +z 2n −(x+y)2n −(y +z)2n −(z +x)2n
chia hết cho đa thức
g(x, y, z) = (x + y + z)4 + x4 + y 4 + z 4 − (x + y)4 − (y + z)4 − (z + x)4
Bài toán 2.15. Chứng minh rằng nếu đa thức đối xứng f (x, y, z) chia
hết cho (x − y) thì nó chia hết cho (x − y)2 (y − z)2 (z − x)2 .
Bài toán 2.16. Tìm điều kiện cần và đủ để đa thức x3 + y 3 + z 3 + kxyz
chia hết cho x + y + z
Bài toán 2.17. Cho a, b, c là các số nguyên.
Chứng minh rằng nếu a + b + c chia hết cho 6 thì a3 + b3 + c3 cũng chia
hết cho 6.

2.6 Ứng dụng một đa thức đối xứng bậc ba

Mệnh đề 2.2. Đẳng thức


x3 + y 3 + z 3 = 3xyz
xảy ra khi và chỉ khi x = y = z, hoặc x + y + z = 0.
Dưới đây là một số bài toán áp dụng:
Bài toán 2.18. Phân tích thành nhân tử:
(x − y)3 + (y − z)3 + (z − x)3 .
Bài toán 2.19. Cho x, y, z 6= 0 thỏa mãn x3 y 3 + y 3 z 3 + x3 z 3 = 3x2 y 2 z 2 .
Tính  
x  y z
P = 1+ 1+ 1+ .
y x x
21
Bài toán 2.20. Cho x + y + z = 0. Chứng minh đẳng thức:
2(x5 + y 5 + z 5 ) = 5xyz(x2 + y 2 + z 2 ).
Bài toán 2.21. Cho xy + yz + zx = 0, xyz 6= 0. Tính:
yz zx xy
A = 2 + 2 + 2.
x y z
Bài toán 2.22. Cho x, y, z là các số nguyên thỏa mãn điều kiện:
x + y + z = (x − y)(y − z)(z − x)

Chứng minh rằng M = (x − y)3 + (y − z)3 + (z − x)3 chia hết cho 81.

22
Kết luận

Luận văn " Tính chia hết của đa thức và ứng dụng " đã sưu tầm và
hệ thống được một số vấn đề sau đây:
1. Lý thuyết chung về đa thức một biến và đa thức đối xứng. Luận
văn đã trình bày một số kiến thức cơ bản của đa thức xoay quanh tính
chia hết của đa thức.
2. Luận văn đã đưa ra các ví dụ và bài tập phong phú điển hình minh
họa cho từng phần kiến thức, đó là các bài toán về đa thức chia hết, chia
có dư, đa thức đồng dư, nghiệm của các đa thức, đa thức nguyên, đa
thức bất khả quy, phân tích thành nhân tử và tính chia hết của các đa
thức đối xứng hai biến và ba biến.
3. Bên cạnh các bài toán có độ khó trung bình, các bài toán có độ
khó cao (bài toán nâng cao) trong luận văn chiếm một số lượng đáng kể.
Phần lớn các bài toán này là mới được sưu tầm biên soạn.
Qua quá trình làm Luận văn " Tính chia hết của đa thức và ứng dụng"
tôi nhận thấy không những đã củng cố các kiến thức về đa thức, tăng
cường kỹ năng làm các bài toán mà còn học được thêm các kiến thức mới
mà trước đây chưa được biết đến, như đa thức đồng dư, đa thức nguyên,
đa thức bất khả quy và đa thức đối xứng.

23
Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Văn Mậu, Trịnh Đào Chiến, Trần Nam Dũng, Nguyễn Đăng
Phất (2008), Chuyên đề chọn lọc về đa thức và áp dụng, NXBGD.
[2] Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Văn Ngọc (2009), Đa thức đối xứng và áp
dụng , NXBGD, Hà Nội.

Tiếng Anh

[3] Dusan Djukié (2007), Polynomials in One Varisble , Olympiad Train-


ing Materials.
[4] Victor Prasolov (2004), Polynomials, Springer-Verlag-Berlin-
Heiselberg.
[5] Sue Geller (2006), Factoring Polynomials, June 19.
[6] Symmetric Polynomials (2017), http :
//www.mathcircles.org/wp−content/uploads/2017/10/mathc ircles ymp olynom
1.pdf

24

You might also like