Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Giá trị lịch sử văn hoá:

Khu “36 phố phường" Hà Nội ra đời cùng với hoàng thành Thăng Long từ thế
kỷ XI đời Lý. Khu thị dân cổ này nằm ở phía đông và đông bắc thành cổ trong
gần 10 thế kỷ đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc
trong sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà. Khu phố cổ
này, cùng với sông Hồng, là khu bảo vệ vòng ngoài cho thành cổ trong thời
chiến, là khu vực buôn bán sầm uất nuôi sống thành cổ trong thời bình, là
gương mặt của đất nước trong quan hệ đối ngoại.

Phố cổ Hà Nội trong tranh của họa sĩ Bùi xuân Phái.


Khu “36 phố phường" trước năm 1954 theo thống kê có 115 công trình tôn giáo
tín ngưỡng, tới nay hiện còn 54 ngôi đình, 6 chùa, 22 đền, 3 miếu, tổng cộng là
85 công trình phân bố trên khu vực gần 100ha. Có thể nói là mật độ công trình
tôn giáo tín ngưỡng ở khu phố cổ thuộc loại cao. Nhiều công trình có niên đại
khởi dựng từ thế kỷ XI cùng thời đặt móng xây dựng thành Thăng Long. Các
công trình tôn giáo tín ngưỡng ở khu phố cổ thuộc loại cao. Nhiều công trình
có niên đại khởi dựng từ thế kỷ XI cùng thời đặt móng xây dựng thành Thăng
Long. Các công trình tôn giáo tín ngưỡng này là không gian tâm linh mang tính
cộng đồng, nó có mối quan hệ vô hình với các không gian tâm linh riêng của
từng ngôi nhà trong khu vực. Các không gian văn hoá tâm linh này vẫn đang
tồn tại, góp phần tạo hồn cho khu phố cổ.

Khu “36 phố phường" xưa, nay đếm được 76 phố, ngõ, có tới trên 50 phố
được đặt tên phố bắt đầu bằng chữ Hàng, như: Hàng Đường, Hàng Ngang,
Hàng Đào, Hàng Lược, Hàng Cân v.v... Tên phố là tên phường nghề, tên của
các sản phẩm bày bán... Cảnh sống sinh hoạt từ xưa đã nổi tiếng khắp đất
nước là nơi “ngàn năm văn vật" là nơi... Dập dìu tài tử giai nhân - Ngựa xe
như nước, áo quần như nêm... (Truyện Kiều của Nguyễn Du). Nơi đây không
chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng:
văn hoá ẩm thực phong phú với nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng, văn hoá
nghệ thuật tiêu biểu của các đoàn Quảng Lạc, Chuông Vàng, Kim Chung, Kinh
Phụng; hoạt động sôi nổi của các rạp chiếu phim. Nơi đây có các trụ sở làm
việc của toà soạn các báo trong thời kỳ Cận đại, như Trung Bắc tân văn, Hà
thành Ngọ báo, Phong hoá, Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy, Tin tức
Đảng Cộng sản Đông Dương, Nhà xuất bản Tân Dân, trụ sở Hội truyền bá
Quốc ngữ, Hội Khai trí tiến đức, và đặc biệt là di tích lịch sử Cách mạng ở 48
Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập v.V...

Giá trị về công nghệ xây dựng tiêu biểu cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử:
Trong phầ n trình bày về giá trị các loạ i hình công trình kể trên đã đề cậ p đến
phầ n nào về công nghệ xây dự ng - khu "36 phố phườ ng" xưa củ a Hà Nộ i là
nơi tụ hộ i buôn bán, thợ thủ công nghiệp có tiếng củ a cả nướ c; do vậ y nơi đây
trở thành đặ c trưng sự tài hoa củ a ngườ i kinh kỳ. Nghệ thuậ t, kỹ thuậ t xây
dự ng cổ truyền vớ i các kiểu hệ vì kèo gỗ trang trí chạ m khắ c từ các công trình
tôn giáo tín ngưỡ ng, đến nhà ở cuố i thế kỷ XIX đầ u thế kỷ XX. Kỹ thuậ t xây
nhà vớ i tườ ng gạ ch chịu lự c, vớ i hệ san vỉa gạ ch trên dầ m gỗ , hay trên dầ m sắ t
- trầ n vôi trơn, mái ngói Tây... Và ngày nay là sử dụ ng khung bê tông cố t thép
vớ i các vậ t liệu trang thiết bị hiện đạ i v.v...

Các giá trị về công nghệ xây dự ng ở các giai đoạ n lịch sử trướ c cũ ng cầ n
đượ c tôn trọ ng giữ gìn cùng vớ i nhữ ng hình thứ c kiến trúc đã đượ c sáng tạ o
trên cố t cách củ a kỹ thuậ t đã đượ c sử dụ ng.
Phố Hàng Mã ngày nay.
Từ nhữ ng giá trị kể trên có thể nói rằ ng khu "36 phố phườ ng" xưa là tài sả n có
giá trị kinh tế và vă n hoá củ a Hà Nộ i, củ a đấ t nướ c. Nó là di sả n vă n hoá quý
báu củ a đấ t nướ c.

Giữ gìn khu phố cổ Hà Nộ i là giữ gìn mộ t dấ u ấ n bả n sắ c cho đô thị Hà Nộ i;


làm cho Hà Nộ i trong tương lai có đượ c nhữ ng không gian truyền thố ng trong
lòng không gian hiện đạ i... Khu phố cổ Hà Nộ i đang đượ c Đả ng, Nhà nướ c và
các cấ p chính quyền thành phố Hà Nộ i rấ t quan tâm trong việc bả o tồ n, cả i tạ o,
phát triển sẽ là nhữ ng khu vự c hấ p dẫ n khách du lịch đến thă m, tạ o đà phát
triển kinh tế du lịch cho Hà Nộ i và cho đấ t nướ c. Thă m khu phố cổ Hà Nộ i,
khách tham quan hiểu đượ c sinh hoạ t và truyền thố ng “ngàn nă m vă n hiến"
góp phầ n thúc đẩ y sự giao lưu vă n hoá, trong quá trình hộ i nhậ p quố c tế mà
vẫ n giữ đượ c bả n sắ c.

Khu phố cổ Hà Nộ i đã đượ c Bộ Vă n hoá và Thông tin xếp hạ ng di tích lịch sử


- vă n hoá nă m 2004.

You might also like