Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 78

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐỀ TÀI

CẢI TẠO KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN


TUYẾN PHỐ ĐI BỘ ẨM THỰC CẨM CHỈ
(Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội)

GVHD ThS.KTS Nguyễn Vương Long

SVTH Ngô Đình Nam 2156040046 21UD


Trần Thị Thùy Linh 2156040038 21UD
Bùi Thị Duyên 2156040021 21UD
Nguyễn Hữu Huy Nam 2156040048 21UD
Vi Hà Bắc 2156040007 21UD

Hà Nội 12/2023
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 4
2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài............................................................ 4
2.1 Ý nghĩa khoa học:...............................................................................................4
2.2 Ý nghĩa thực tiễn:............................................................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................5
3.1 Mục tiêu chung................................................................................................... 5
3.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
6. Đóng góp đề tài ......................................................................................................... 5
7. Cấu trúc nghiên cứu................................................................................................... 6
B. NỘI DUNG.................................................................................................................... 7
CHƯƠNG I. XÁC ĐỊNH PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................................................... 7
1.1 Phạm vi nghiên cứu và vùng tác động..................................................................... 7
1.1.1 Phạm vi nghiên cứu: Khu vực lô phố Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ.......... 7
1.1.2 Xác định khu vực tác động chính của đề tài....................................................8
1.2 Đánh giá hiện trạng và những vấn đề tồn tại trong khu vực nghiên cứu................. 9
1.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất...................................................................... 9
1.2.2 Đánh giá hiện trạng chức năng công trình kiến trúc.....................................10
1.2.3 Đánh giá hiện trạng phong cách công trình kiến trúc...................................12
1.2.4 Đánh giá hiện trạng tầng cao công trình........................................................12
1.2.5 Đánh giá hiện trạng cây xanh cảnh quan....................................................... 15
1.2.6 Đánh giá hiện trạng trang thiết bị đô thị........................................................16
1.2.7 Đánh giá hiện trạng môi trường cảnh quan.................................................. 24
1.2.8 Đánh giá hiện trạng xu hướng hoạt động của người dân/ du khách.............. 25

1
1.3 Kết luận chương I..................................................................................................28
CHƯƠNG II. NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO CHO TUYẾN PHỐ ẨM THỰC TỐNG DUY TÂN VÀ
NGÕ CẨM CHỈ............................................................................................................... 29
2.1 Cơ sở lý thuyết....................................................................................................... 29
2.1.1 Tìm hiểu các giá trị văn hoá, lịch sử từ khu vực nghiên cứu.........................29
2.1.1a Giá trị lịch sử........................................................................................29
1.2.1b Giá trị văn hóa.....................................................................................30
2.1.2 Đánh giá bằng phương pháp SWOT.............................................................30
2.1.3 Bài học kinh nghiệm Việt Nam và Thế giới.................................................. 31
1. Giao thoa ẩm thực Pháp - Việt tại Việt Nam:...........................................................32
2. Tạo bản đồ câu chuyện ẩm thực Việt Nam:............................................................. 32
2.2 Cơ sở về pháp lý và thực tiễn................................................................................33
2.2.1 Những văn bản pháp lý liên quan đến tuyến phố đi bộ, tuyến phố ẩm thực. 33
2.2.2 Những kết quả điều tra thực tiễn................................................................... 36
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng............................................................................................39
2.3.1 Yếu tố tự nhiên.............................................................................................. 39
2.3.2 Yếu tố kinh tế................................................................................................ 40
2.3.3 Yếu tố thẩm mỹ............................................................................................. 42
a. Màu sắc......................................................................................................... 42
b. Yếu tố thiết kế ảnh hưởng tới sự thu hút khách hàng................................... 42
2.3.4 Yếu tố văn hóa và xã hội............................................................................... 45
2.3.5 Yếu tố giao thông và tiện ích.........................................................................46
2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG II.....................................................................................46
CHƯƠNG III. NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CỤ
THỂ CẢI TẠO CHO TUYẾN PHỐ ẨM THỰC TỐNG DUY TÂN VÀ NGÕ CẨM
CHỈ....................................................................................................................................47
3.1 Nguyên tắc chung...................................................................................................47
3.1.1 Nguyên tắc cải tạo theo xu hướng hoạt động của khách hàng...................... 47
2
3.2.1 Sơ đồ phân tích ý tưởng phân khu chức năng sau khi cải tạo....................... 49
3.2.1.1 Khái quát ý tưởng.................................................................................49
3.2.1.2 Phân tích ý tưởng................................................................................. 50
a) Khu trung tâm (ngã ba)........................................................................... 50
b) Cửa ngõ................................................................................................... 51
c) Khu vực các hàng quán........................................................................... 52
d) Khu vực vệ sinh công cộng..................................................................... 52
e) Công tác quản lý hàng ngày và các dịp sự kiện, lễ hội........................... 53
f) Rác thải sẽ được xử lý như thế nào?........................................................ 54
g) Cơ hội mở cho các cửa hàng, các đối tác bên ngoài............................... 55
3.2.2 Các giải pháp đề xuất có tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan................... 55
Đề xuất giải pháp không gian, kiến trúc cảnh quan................................................56
a) Trang thiết bị chiếu sáng đô thị:....................................................................56
b) Định hướng không gian thiết kế................................................................... 57
c) Lựa chọn công trình chủ yếu.........................................................................58
d) Đề xuất biển quảng cáo thương hiệu............................................................ 59
e) Đề xuất không gian sắp đặt bàn ghế ngồi ăn công cộng trong khu vực........60
Mục tiêu và ý tưởng chính trong việc thiết kế tuyến phố đi bộ:.............................61
3.2.3 Các giải pháp đề xuất kịch bản cho hoạt động tuyến phố...................................65
Sự kiện lễ hội ẩm thực truyền thống Việt Nam...................................................... 65
Trang trí phố đi bộ ngày Tết:.................................................................................. 67
Tổ chức các sự kiện festival ẩm thực giữa các nước.............................................. 70
Một số các lễ hội ẩm thực truyền thống Việt Nam nổi tiếng:.................................71
C. KẾT LUẬN..................................................................................................................74
F. Tài liệu tham khảo.......................................................................................................77

3
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong thời gian gần đây các tuyến phố đi bộ với các chức năng khác nhau từ thương mại
đến ẩm thực lần lượt được mở ra tại thành phố Hà nội, có những tuyến phố rất thành
công tuy nhiên có những tuyến phố chưa thực sự được như kỳ vọng. Tuy nhiên thật là
tiếc khi một khu vực tuyến phố đi bộ với đặc trưng ẩm thực rất nổi tiếng và còn nằm
trong khu vực trung tâm được mở ra đầu tiên tại Hà Nội thì lại dần bị lãng quên và hoạt
động èo uột, tuyến phố nhóm muốn đề cập đến đó là phố Tống Duy Tân và Ngõ Cấm Chỉ
rất nổi tiếng với các món ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội xưa. Khi đến với tuyến phố ẩm
thực này chúng ta thấy các không gian cảnh quan kiến trúc tương đối ảm đạm, hạ tầng
xuống cấp, nó không còn phù hợp với bộ mặt của tuyến phố ẩm thực văn minh và lịch sử
thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước đến với khu vực.

Chính vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan mới cho
Tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân, ngõ Cấm Chỉ tạo cho tuyến phố một bộ mặt mới và
những loại hình ẩm thực đa dạng mang đậm bản sắc truyền thống và cả những kịch bản
hoạt động phong phú sẽ giúp cho tuyến phố có sức hút mạnh mẽ và là điểm đến của du
lịch Hà Nội.
Vì vậy đề tài: “Cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ ẩm thực Tống
Duy Tân và Ngõ Cấm Chỉ, phường Cửa Nam quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ”là rất
cần thiết, mang tính thực tiễn và khả thi cao.

2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài


2.1 Ý nghĩa khoa học:
- Đề tài sẽ mang tính tiên phong tạo ra hướng đi mới cho việc tái lập những không
gian kiến trúc cảnh quan phục vụ cho việc tăng sức hút cho tuyến phố đi bộ ẩm
thực đầu tiên của Hà Nội
- Đề tài sẽ đề xuất giải pháp về kiến trúc, cảnh quan và các kịch bản hoạt động dung
hòa tất cả các yếu tố truyền thống , lịch sử và cả những hình thức hoạt động mới
lạ, hiện đại.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài sẽ giúp cải tạo một không gian kiến trúc cho một tuyến phố ẩm thực có giá
trị lịch sử.

4
- Tăng thêm sức thu hút của một tuyến phố đi bộ ẩm thực và tiến đến là một điểm
du lịch của Hà nội
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
- Mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học là nghiên cứu và đề xuất cải tạo không
gian kiến trúc cảnh quan cho mới Tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân, ngõ Cấm
Chỉ tạo cho tuyến phố một bộ mặt mới và những loại hình ẩm thực đa dạng mang
đậm bản sắc truyền thống và cả những kịch bản hoạt động phong phú sẽ giúp cho
tuyến phố có sức hút mạnh mẽ và là điểm đến của du lịch Hà Nội.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Đề xuất ý tưởng, giải pháp không gian cho khu vực nghiên cứu
- Đánh giá không gian của khu vực nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian tuyến phố đi bộ ẩm thực Tống Duy Tân và ngõ
Cẩm Chỉ.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực lô phố Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát khoa học.
- Phương pháp thống kê khảo sát đánh giá
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp biểu đồ, sơ đồ, bản đồ
- Phương pháp chuyên gia
6. Đóng góp đề tài .
- Tạo ra các không gian công cộng kết hợp các chức năng công trình công cộng
phục vụ cộng đồng.
- Đưa ra các giải pháp thúc đẩy sáng tạo những công trình sử dụng sai mục đích,
không hiệu quả, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển Thủ đô
bền vững.
- Tăng diện tích cây xanh trên khu vực giúp giảm các vấn đề về môi trường và
không khí.
- Bảo tồn và lưu trữ các giá trị lịch sử xung quanh của khu vực nghiên cứu.

5
7. Cấu trúc nghiên cứu
- Đề cương gồm: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
- Phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
1. Chương I: Xác định phạm vi nghiên cứu và phân tích đánh giá hiện
trạng khu vực nghiên cứu.
2. Chương II: Những căn cứ và cơ sở khoa học để đề xuất phương án cải
tạo cho tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ
3. Chương III: Nguyên tắc chung cải tạo và những giải pháp đề xuất cụ thể
cải tạo cho tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ.

6
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I. XÁC ĐỊNH PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH


GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU.

1.1 Phạm vi nghiên cứu và vùng tác động.


1.1.1 Phạm vi nghiên cứu: Khu vực lô phố Tống Duy Tân và ngõ Cẩm Chỉ

Hình 1.1.1: Hình ảnh ranh giới khu vực nghiên cứu có phạm vi tác động
Trong xu thế mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, hiện nay thủ đô Hà Nội,
trong bối cảnh hội nhập và mở cửa với thế giới, đang biến đổi không ngừng để trở thành
một đô thị hiện đại. Dù vậy, Hà Nội vẫn giữ gìn được vẻ đẹp cổ kính, sâu lắng cùng
những giá trị văn hóa độc đáo không đâu sánh kịp - một “Văn hóa đất kinh kỳ”. Trong vô
vàn mảng màu của văn hóa tại đây, ẩm thực không chỉ là một phần của văn hóa mà còn là
bản sắc, là tình yêu thương và niềm tự hào của người Hà Nội nói riêng và người Việt
Nam nói chung. Ẩm thực không chỉ là thưởng thức, mà còn là cách sống, là nghệ thuật
của cộng đồng cần được bảo tồn và phát huy.

Phố Tống Duy Tân và Ngõ Cấm Chỉ là hai điểm đến không thể bỏ qua khi bạn
muốn khám phá bản sắc văn hóa và ẩm thực độc đáo của Hà Nội, thủ đô nghìn năm văn
hiến của Việt Nam. Phố Tống Duy Tân, với nhịp sống nhanh nhẹn và sôi động, là một
trung tâm ẩm thực nổi tiếng thu hút người dân và du khách bởi sự đa dạng về các món ăn
đặc trưng từ khắp mọi miền đất nước. Từ bánh mì phô mai, phở truyền thống, đến bún

7
chả và nem rán, mỗi quán đều mang đến hương vị độc đáo và hấp dẫn của ẩm thực
đường phố Việt Nam.

Ngõ Cấm Chỉ, với kiến trúc cổ kính và hẻm nhỏ xinh, mang lại cảm giác bình yên
và lãng mạn. Nơi đây, bạn có thể bước vào thế giới của những góc phố yên bình, với các
quán cà phê truyền thống và những nhà hàng nhỏ phục vụ những món ăn đặc sản độc
đáo. Không chỉ là nơi để thưởng thức ẩm thực, Ngõ Cấm Chỉ còn là điểm đến lý tưởng
cho những ai muốn khám phá văn hóa và lối sống truyền thống của người dân Hà Nội.

1.1.2 Xác định khu vực tác động chính của đề tài

Hình 1.1.2: Hình ảnh ranh giới phạm vi tác động

Phố Tống Duy Tân và ngõ cấm chỉ là con phố của Hà Nội có thể quy tụ điển hình
những nét đặc sắc ẩm thực 3 miền. Từ xưa đến nay người dân ở đây chủ yếu là kinh
doanh ăn uống, nên tạo được thói quen cho người dân Hà Nội lấy đây làm địa điểm
thưởng thức những món ăn ngon, có lẽ vậy mà con phố được mọi người nhắc đến với cái
tên là phố ẩm thực Tống Duy Tân, để con phố này được phát triển không mờ nhạt với cái
tên phố ẩm thực và lối sống văn hóa của người dân Hà Nội nói riêng thì đó là điều mang
nhiều vấn đề cần xem xét, phố ẩm thực Tống Duy Tân cần có những không gian để xứng
tầm với con phố mang tên phố ẩm thực.

8
Gìn giữ và phát triển với cái nên tàng đã có của con phố, mà con phố thuộc trung
tâm của thủ đô, một nơi phát triển điển hình sánh tầm với các nước khác, diện mang lại
diện mạo đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam nói chung.

Chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài “Cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến phố ẩm thực” nhằm mục tiêu không chỉ giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống
mà còn phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời tạo điểm
nhấn du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

1.2 Đánh giá hiện trạng và những vấn đề tồn tại trong khu vực nghiên cứu.
1.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

Hình 1.2.1: Sơ đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất


- Tổng diện tích đất khu vực nghiên cứu khoảng 20.000 m2.
- Tổng diện tích đất xây dựng khoảng 17.000m2 chiếm khoảng 85 % tổng diện tích
khu vực nghiên cứu. Trong đó diện tích đất ở đô thị khoảng 16.000 m2 chiếm

9
khoảng 80% tổng diện tích khu vực nghiên cứu, diện tích đất cơ sở sản xuất kinh
doanh khoảng 585 m2 chiếm khoảng 3% tổng diện tích khu vực nghiên cứu, diện
tích đất trụ sở cơ quan khoảng 119 m2 chiếm khoảng 0.6 % tổng diện tích khu vực
nghiên cứu.
- Diện tích đất giao thông khoảng 3.000 m2 chiếm khoảng 15 % tổng diện tích đất
khu vực nghiên cứu.
● Nhận xét, đánh giá:
- Nhìn chung khu vực chủ yếu là đất ở đô thị, cho thấy đây là khu vực tập trung dân
cư cao cộng thêm việc khu vực nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội và gần
các điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách nước ngoài nên sẽ là một vị trí tốt
để phát triển các ngành dịch vụ.
- Đất giao thông tại khu vực nghiên cứu khá ít so với diện tích đất xây dựng điều
này có thể khiến việc di chuyển trong ngõ ẩm thực trở nên khó khăn.
- Ngoài ra trong khu vực còn có đất trụ sở cơ quan và đất cơ sở sản xuất kinh doanh
nhưng 2 loại đất này chỉ chiếm 1 phần diện tích rất nhỏ nhưng cần thiết đặc biệt là
đất trụ sở cơ quan.

1.2.2 Đánh giá hiện trạng chức năng công trình kiến trúc.

Dãy chẵn Tống Duy Tân

Dãy lẻ Tống Duy Tân

Dãy lẻ Cẩm Chỉ Dãy chẵn Cẩm Chỉ

10
- Phố đi bộ ẩm thực ngõ Cẩm Chỉ là nơi tập chung nhiều món ăn, thức uống đặc sản
không chỉ của Việt Nam mà còn của một số nước khu vực châu Á khác như Trung
Quốc, Nhật Bản. Hiện tại trên khu vực phố đi bộ ngõ Cẩm Chỉ và Tống Duy Tân
có 72 quán ăn ,nhà hàng, quán nước đang hoạt động, 1 UBND / nhà xuất bản , 3
khách sạn - nhà nghỉ và 2 spa - beauty salon, 1 cửa hàng đồ chơi, 1 quán tạp hóa
và 1 cửa hàng tiện lợi và 3 nhà ở thuần, 1 nhà vẫn chưa có người sử dụng, 1 cửa
hàng trang sức.
- Các quán ăn truyền thống, đặc sản Việt Nam có tổng cộng 47 quán bao gồm các
quán cơm gà, cơm rang, cơm hải sản,cháo, quán mỳ gà tần, quán lẩu dê, lẩu bò,
bún phở các loại, quán ăn hải sản các loại,1 nhà hàng đồ ăn chay ( tập chung ở
tuyến phố Tống Duy Tân ). Các quán ăn, nhà hàng truyền thống, đặc sản của các
nước khác có tổng cộng 5 quán, trong đó món ăn Trung Quốc có 2 quán chủ yếu
phục vụ các món ăn như mỳ vằn thắn, sủi cảo, hủ tiếu, bánh cuốn, gỏi các
loại,...và tập chung chủ yếu ở tuyến đường Hàng Bông ( ngõ Cẩm Chỉ), 1 quán đồ
nhật và 2 nhà hàng đồ Tây.
- Quán phục vụ đồ uống có tổng cộng 12 quán so với số lượng quán ăn chênh lệch
rất lớn cho thấy dịch vụ đồ uống ở đây chưa được đa dạng như đồ ăn, đồ uống ở
đây chỉ là các quán cafe. Các quán ăn vặt khác có tổng cộng 2 quán.
- Các khách sạn, nhà nghỉ có tầng 1 sẽ cho thuê 1 số dịch vụ khác như chụp ảnh (số
lượng 1), cửa hàng tiện lợi ( số lượng 1), dịch vụ spa ( số lượng 1).
➔ Khu vực phố đi bộ ẩm thực có tổng cộng 5 loại hình kinh doanh bao gồm ăn uống,
khách sạn - nhà nghỉ, spa - beauty salon, vui chơi giải trí, cửa hàng tạp hóa - tiện
lợi, và 1 UBND ( trụ sở cơ quan nhà nước ). Về ẩm thực không chỉ phục vụ các
ẩm thực của Việt Nam còn phục vụ các ẩm thực khác của châu Á đặc biệt là Trung
Quốc. Ẩm thực Việt Nam ở đây tuy có nhiều quán ăn nhà hàng nhưng chỉ thấy
những món ăn phổ biến chung của cả nước chứ chưa thấy đặc sản đặc trưng riêng
của từng vùng miền cần đa dạng hóa thêm để có thể quảng bá văn hóa Việt Nam
đến với bạn bè quốc tế khi ở đây đang thu hút rất nhiều khách du lịch. Đồ uống ở
đây có nhưng chưa được đa dạng như đồ ăn nên phát triển thêm về đồ uống.

11
Loại hình kinh doanh Chi tiết loại hình Số lượng Tỉ lệ

Cafe, đồ uống 12 16%

Kinh doanh nhà hàng Ẩm thực Việt Nam 47 64%

Ẩm thực nước khác 5 7%

Spa, beauty salon 2 3%

Kinh doanh dịch vụ Khách sạn, nhà nghỉ 3 4%

Vui chơi giải trí 1 1%

Nhà ở đơn thuần 3 4%

UBND 1 1%

Tổng 74 100%

1.2.3 Đánh giá hiện trạng phong cách công trình kiến trúc.
Phong cách kiến trúc của khu phố ẩm thực Tống Duy Tân là sự kết hợp giữa cổ
điển và hiện đại. Các nhà hàng, quán ăn được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, với mái
ngói đỏ, cửa sổ kính, ban công hoa văn. Đường phố được lát bằng gạch hình lục lăng
màu xanh rêu, tạo nên một không gian cổ kính và ấm cúng.

Vấn đề của phong cách kiến trúc của khu phố ẩm thực Tống Duy Tân là sự thiếu
thống nhất, mất mỹ quan và không phản ánh được bản sắc văn hóa của Hà Nội.

1.2.4 Đánh giá hiện trạng tầng cao công trình.

Hình 1.2.4a: Sơ đồ đánh giá hiện trạng tầng cao công trình
12
Hình 1.2.4b: Mặt đứng dãy lẻ

Hình 1.2.4c: Mặt đứng dãy chẵn

Điều đầu tiên ta có thể thấy các công trình không đồng đều, các công trình cao
tầng lấn chiếm không gian trên không trong tổng thể không gian mặt đứng cả tuyến. Các
công trình có độ cao chiếm phần lớn từ ~3, 6 m đến ~15m (Khoảng từ 1 đến 4 tầng nhà).
Có các công trình lớn như khách sạn WECOZY HANOI và HANOI SKY HOTEL có 8
tầng với chiều cao ~30m và AROI CAFE (MIAMI BILLIARD CLUB vào năm 2022)
với 6 tầng với chiều cao ~20m.Có các công trình lớn như khách sạn WECOZY HANOI
và HANOI SKY HOTEL có 8 tầng với chiều cao ~30m và AROI CAFE (MIAMI
BILLIARD CLUB vào năm 2022) với 6 tầng với chiều cao ~20m

Vẫn còn các công trình cũ được sắp xếp xen kẽ cùng với các công trình mới, có
những công trình đã được cải tạo lại, đảm bảo cho các công trình vẫn có thể thực hiện các
hoạt động

Các công trình xây dựng trên khu phố không thống nhất về kiến trúc, màu sắc, kích
thước, vị trí, gây mất mỹ quan và không phản ánh được phong cách kiến trúc Pháp của
khu phố.
13
Các biển quảng cáo, quầy hàng, menu của các cơ sở kinh doanh ẩm thực cũng không có
sự đồng bộ hóa, không có nhận diện thương hiệu, biển chỉ dẫn, bộ tiêu chí đánh giá, gây
ra cảnh lộn xộn, rối mắt và không tạo được ấn tượng tốt cho du khách.

Hình 1.2.4d: Hiện trạng các công trình kiến trúc không đồng đều

Hình 1.2.4e: Hiện trạng các công trình kiến trúc và ảnh hiện trạng

Nguyên nhân được biết đến là do xây dựng trái phép, các công trình được cấp phép
không hợp lý của các nhà quản lý xây dựng, tạo nên sự khập khiễng cho không gian tổng
thể khu phố ẩm thực.

14
1.2.5 Đánh giá hiện trạng cây xanh cảnh quan.
Bồn cây xanh không được chăm sóc tạo ra hình ảnh đô thị xanh bị thiếu chăm sóc và
không hiệu quả. Các cây xanh cần được duy trì để giữ cho đô thị xanh và tạo ra môi
trường sống lành mạnh cho cộng đồng.

Hình 1.2.5a: Sơ đồ mặt bằng hiện trạng môi trường cảnh quan

Số lượng cây khá ít, chủ yếu là các loại cây bóng mát. Trung bình cây cao từ 12m-
25m, đường kính tán rộng khoảng 4m – 11m; đủ độ rộng tạo bóng mát cho khu vực.
Đa phần là các loại cây bóng mát sống lâu, có thể thích nghi tốt với điều kiện khí
hậu nắng nóng vào mùa hè và khô hanh vào mùa đông.
Tuy nhiên hiện trạng cây xanh hiện nay vẫn chưa được phong phú, đa dạng, còn
thiếu khá nhiều cây xanh cảnh quan như lớp cây bụi hay cỏ nền.
Vỉa hè chật hẹp, bị lấn chiếm buôn bán hàng quán nghiêm trọng, bồn cây nhỏ và
bị nứt, vỡ gạch.
Các loại cây bóng mát lớn như cây bàng, cây xà cừ,.. cây cao, bóng rộng nhưng có
những cành to và đua vào cửa sổ nhà dân, cần chú ý cắt tỉa, chỉnh trang để cây phát triển
tốt nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến người dân sống xung quanh.
Chất lượng công trình:
Được cải tạo từ năm 2008 nên chất lượng công trình chưa có tình trạng xuống cấp
nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và làm việc của người dân.

15
Chất lượng công trình

Hình 1.2.3d: Sơ đồ đánh giá chất lượng công trình

1.2.6 Đánh giá hiện trạng trang thiết bị đô thị


a) Đánh giá hiện trạng trang thiết bị.

Hình 1.2.6a: Mặt bằng hiện trạng trang thiết bị đô thị

16
+ Nắp cống, nắp chắn rác ô nhiễm:

Về thực trạng nắp cống, nắp chắn rác bị người dân che lấp và bẩn thỉu là một vấn đề quan
trọng đang ảnh hưởng đến môi trường sống và thẩm mĩ của tuyết phố ẩm thực nơi đây.

Nắp cống và nắp chắn rác đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hạ tầng đô thị, nhưng
khi chúng bị xuống cấp, chúng trở thành nguồn gốc tiềm ẩn của nhiều vấn đề.

Hình 1.2.6b: Ảnh hiện trạng nắp cống phố ẩm thực Tống Duy Tân

Thứ nhất, việc che lấp nắp cống, nắp chắn rác làm giảm khả năng thoát nước khi có mưa
lớn, gây ngập úng và ảnh hưởng đến hạ tầng đô thị.

Thứ hai, vấn đề về việc bẩn thỉu nắp cống, nắp chắn rác không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của
thành phố mà còn tạo nên môi trường sống không lành mạnh. Rác thải không được xử lý
đúng cách có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng
đồng. Ngoài ra, việc bảo quản môi trường đô thị sạch đẹp còn là yếu tố quan trọng để thu
hút du khách và phát triển kinh tế địa phương.

Thứ ba, các nắp cống nơi đây không được thiết kế mang tính thẩm mỹ, chỉ phục vụ một
mục đích duy nhất là thoát nước. Khiến cho bản thân những người tham quan nơi đây
không cảm thấy thoải mái về vệ sinh và mỹ quan tổng không gian chung của cả khu phố
Tống Duy Tân.

Và cũng chính người bán hàng nơi đây cảm thấy để mở cống thoát nước mà không bịt
vào cũng sẽ gây ảnh hưởng tới khứu giác. Đặc biệt đây còn là khu phố ẩm thực cho nên
mùi hương đến từ các món ăn không thể bị ảnh hưởng bởi những mùi ô nhiễm này.

17
+ Rủi ro về tủ điện:

Vấn đề về việc đặt tủ điện gần các quán bán hàng và tầm nhìn lạc quan của người dân đối
với nguy hiểm tiềm ẩn là một vấn đề đáng quan ngại, không chỉ về mặt an toàn mà còn
ảnh hưởng đến thẩm mỹ của đô thị. Dưới đây là một số góc nhìn và ý kiến liên quan:

● An toàn công cộng: Tủ điện thường chứa các thiết bị điện và dây điện nguy hiểm,
đặt gần nơi công cộng như quán bán hàng có thể tạo ra tình trạng nguy hiểm cho
người dân, đặc biệt là trẻ em và người đi bộ. Việc lơ là về an toàn có thể dẫn đến
tai nạn và hậu quả nghiêm trọng.
● Rủi ro hỏa hoạn: Tủ điện là nơi tập trung nhiều thiết bị điện, có thể gây cháy nổ.
Việc đặt gần quán bán hàng tăng khả năng xảy ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến an toàn
cộng đồng và tài sản xung quanh.
● Mất thẩm mỹ đô thị: Việc sắp xếp không hợp lý tạo ra tình trạng mất thẩm mỹ đô
thị, làm giảm giá trị và hình ảnh của khu vực. Tủ điện thường không được thiết kế
để làm đẹp và nếu nó được đặt ở vị trí nổi bật, có thể làm giảm sự hài hòa của
không gian xung quanh.

Hình 1.2.6c: Hình ảnh hiện trạng về rủi ro tụ điểm gây mất thẩm mỹ đô thị

+ Vấn đề thiếu thùng rác

Thiếu thùng rác nơi công cộng có thể ảnh hưởng đáng kể đến mỹ quan của đô thị và tạo
ra nhiều vấn đề khác nhau:

● Ô nhiễm môi trường: Thiếu thùng rác dẫn đến việc người dân và du khách có thể
vứt rác bừa bãi, gây nên ô nhiễm môi trường. Cảnh quan ô nhiễm với rác thải có
thể làm giảm chất lượng không khí và nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng
đồng và động vật sống trong khu vực.

18
● Mất thẩm mỹ đô thị: Rác thải lan tràn xung quanh khu vực công cộng tạo ra hình
ảnh mất thẩm mỹ, làm giảm giá trị và hấp dẫn của khu vực đó. Đối với du khách
và người dân, cảnh quan đẹp là một phần quan trọng của trải nghiệm đô thị.
● Nguy cơ an toàn và sức khỏe: Rác thải không được xử lý đúng cách có thể tạo ra
nguy cơ về an toàn và sức khỏe. Nó có thể chứa chất độc hại, làm tăng khả năng
lây nhiễm bệnh và thu hút các loại động vật gây nguy hiểm.
● Ảnh hưởng đến du lịch: Đối với các đô thị phát triển du lịch, cảnh quan đẹp và
môi trường sạch sẽ là một yếu tố quan trọng để thu hút du khách. Rác thải có thể
tạo ra ấn tượng tiêu cực và giảm độ hấp dẫn của đô thị đối với du khách.

Hình 1.2.6d: Hình ảnh thực tế rác thải khu vực phố ẩm thực Tống Duy Tân

+ Thực trạng gạch lát của khu phố

Hè phố Tống Duy Tân và ngõ Cấm Chỉ được lát bằng đá xanh Thanh Hóa kích thước
10x10x10cm có bề rộng hè thiết kế từ bó vỉa cũ đến sát công trình.
Phần vỉa sẽ được thay thế toàn bộ vỉa cũ bằng vỉa đá có kích thước 18x22x100cm, có
phần bố trí lối đi cho xe lăn người khuyết tật tại các vị trí vạch sơn sang đường ở các
khóc phố. Rãnh thoát nước được nạo vét, thay thế các nắp đan rãnh bị hư hỏng.

19
+ Gạch lát xuống cấp

Tình trạng gạch lát đá cũ, mốc meo, hỏng hóc và xuống cấp có thể tạo ra nhiều vấn đề
không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về an toàn và chất lượng cơ sở hạ tầng.

● Mất Thẩm Mỹ và Ảnh Hưởng Đến Môi Trường: Gạch lát đá cũ, nếu bị mốc meo
và xuống cấp, sẽ làm mất đi vẻ đẹp của không gian. (Đặc biệt những nơi gần quán
ăn, và khách ngồi ở người đường rất nhiều). Nó có thể tạo ra cảm giác bừa bộn và
không chăm sóc, ảnh hưởng đến hình ảnh tổng thể của khu vực.
● Nguy Cơ Về An Toàn: Gạch lát đá hỏng hóc có thể tạo ra các bề mặt không đồng
đều, có thể làm tăng nguy cơ về tai nạn và trơn trượt. Các mảnh gạch lát đá có thể
trở thành đối tượng nguy hiểm nếu không được thay thế kịp thời.

Hình 1.2.6e: Hình ảnh hiện trạng gạch lát nền phố ẩm thực

● Mất Chất Lượng Cơ Sở Hạ Tầng: Gạch lát đá là một phần quan trọng của cơ sở hạ
tầng đô thị. Nếu không được bảo trì và cải thiện, nó có thể làm giảm chất lượng và
độ bền của đường đi và lối đi.

Hình 1.2.6f: Hình ảnh hiện trạng gạch lát nền phố ẩm thực

20
Theo hiện trạng, tuy gạch lát được làm cùng chất liệu giống nhau nhưng chia làm hai bên
màu nền khác nhau. Chất liệu lát gạch là đá mosaic. Bản thân đá mosaic là một vật liệu
trang trí đẹp, có tính nghệ thuật, có thể tạo không gian trang trí tạo hình tùy theo không
gian.
Có độ bền cao, chống thấm nước, chống mài mòn và có thể chịu nhiệt tốt. Thích hợp cho
không gian nấu nướng nơi đây. Nhưng giá thành loại lát đá mosaic cao, hoa văn ít lựa
chọn.
Do được làm từ đá tự nhiên, cắt và mài nhẵn cho nên bề mặt đá nhẵn bóng dễ dàng lau
chùi, vệ sinh.

+ Miệng cống được thiết kế cồng kềnh, không thẩm mỹ

Hình 1.2.6j: Hình ảnh hiện trạng miệng cống


Với một khu phố đang được trải đều bằng gạch lát dạng bàn cờ, xuất hiện những nơi
miệng cống kém thẩm mỹ như hình ảnh. Do khu phố đường đi chật hẹp, vậy nên bố trí
miệng cống rất khó khăn đối với thiết kế lúc bấy giờ.

21
+ Bố trí trang thiết bị chiếu sáng không hợp lý

Hình 1.2.6g: Hình ảnh thực trạng trang thiết bị chiếu sáng phố ẩm thực

Tình trạng thiết bị chiếu sáng không đa dạng mẫu và bị che mất do việc người dân tự ý
xây nhà có thể gây ảnh hưởng đến an toàn và thẩm mỹ của khu vực đó.

● Thiếu Đa Dạng Mẫu và Chất Lượng: Thiết bị chiếu sáng không đa dạng mẫu có
thể làm giảm hiệu suất chiếu sáng và tạo ra không gian đô thị thiếu sự đồng đều về
ánh sáng. Các mô hình giống nhau cũng có thể làm giảm sự độc đáo và thẩm mỹ
của khu vực.
● Nguy Cơ An Toàn: Nếu người dân tự ý xây dựng nhà và che mất thiết bị chiếu
sáng, có thể tạo ra các khu vực tối tăm, gây nguy cơ an toàn cho người đi lại. Có
thể tăng nguy cơ tội phạm nếu không có ánh sáng đủ để giữ cho khu vực an toàn.
● Mất Thẩm Mỹ và Chất Lượng Đô Thị: Việc xây nhà mà không xem xét về môi
trường xung quanh có thể làm giảm thẩm mỹ của khu vực. Sự không đồng nhất
trong việc lắp đặt thiết bị chiếu sáng có thể làm giảm giá trị của không gian công
cộng.

22
+ Cổng chào, cửa ngõ đã xuống cấp gây mất hình ảnh khu phố

Hình 1.2.6h: Hình ảnh hiện trạng đèn lồng trong khu phố
Cổng chào là một công trình quan trọng đối với khu phố Tống Duy Tân vào năm
2020, góp phần xây dựng hình ảnh và đặc biệt cổng chào là dấu hiệu nhận biết cho du
khách đi ngang qua khu phố ẩm thực này.
Nhưng giờ đây cổng chào đã bị dỡ biển, điều này làm mất đi sự gắn bó của những
người vẫn thường hay tới đây ăn, tham quan.

Hình 1.2.6l: Hình ảnh cổng chào khu phố năm 2020
Đèn lồng được bày ở hai vị trí cuối phố và giữa phố Tống Duy Tân. Đến buổi
đêm, đèn lồng phát sáng mang lại cảm thấy ấm áp, gần gũi, hoài cổ. Đèn lồng cũng góp
phần tạo điểm nhấn cho không gian, đem lại bản sắc văn hóa Việt Nam đến với du khách
gần gũi hơn.
Do khu phố bé, đường đi lại hẹp, không những vậy mà các nhà xây nhô ra lấn
chiếm không gian vậy nên khó có không gian thích hợp để thêm sáng tạo cho bình diện
trần cho khu phố.
Cổng chào của khu phố ẩm thực Tống Duy Tân đã cũ, theo như ảnh hiện trạng ta
thấy, phần đế của cổng chào đã bị rêu bám gây mất thẩm mỹ mỹ quan cho nơi đây. Cổng
23
chào khá là đơn sơ, sau khi khu phố được sửa lại cổng chào đã không còn biển hiệu “Khu
phố ẩm thực” nữa. Điều này làm cho khu phố mất đi sự dấu hiệu nhận biết cho người đi
đường, nếu họ không vào hoặc đã biết qua thì họ hoàn toàn không thể biết được nơi đây
là một khu phố ẩm thực.

1.2.7 Đánh giá hiện trạng môi trường cảnh quan

Hình 1.2.7: Hình ảnh hiện trạng chậu cây trong khu phố
● Bồn cây xanh không được chú tâm: Được bố trí ở 2 đầu khu phố ẩm thực Tống
Duy Tân. Tình trạng bồn cây xanh bị bỏ bê và trở thành nơi tập kết rác thải không
chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan của đô thị mà còn tạo ra nhiều vấn đề khác.
● Mất Thẩm Mỹ và Chất Lượng Môi Trường: Bồn cây xanh bị bỏ bê không chỉ làm
giảm giá trị thẩm mỹ của khu vực mà còn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
xung quanh. Rác thải tập kết trong bồn cây xanh có thể tạo nên cảnh quan ô nhiễm
và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe cộng đồng.
● Nguy Cơ An Toàn và Sức Khỏe: Rác thải tập trung có thể tạo ra nguy cơ về an toàn
và sức khỏe, đặc biệt là khi có chất độc hại trong rác. Nếu không được xử lý đúng
cách, bồn cây xanh có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và côn
trùng gây hại.

24
1.2.8 Đánh giá hiện trạng xu hướng hoạt động của người dân/ du khách.

Hình 1.2.8a: Sơ đồ hiện trạng hoạt động con người các khung giờ
Đánh giá hoạt động con người tại khu phố ẩm thực:
● Vào buổi sáng, một số hàng quán bắt mới đầu mở nên hoạt động trong khu phố
vẫn còn hạn chế ít và hạn chế .
● Đến buổi trưa các hoàng quá đã được mở hết để phụ vụ mọi người nên các hoạt
động ở khu phố đã diễn ra nhiều hơn nhưng đa phân và chiếm nhiều là ăn uống
nghỉ ngơi và buôn bán một số ít là giao hàng một vài ảnh hường làm giảm đi mức
độ sở đụng của mọi người khi lui tới.

Hình 1.2.8b: Hình ảnh hiện trạng khu phố Tống Duy Tân - Cẩm Chỉ

25
● Thiếu chỗ để xe vào khung giờ ăn cao điểm, xe ô tô của khách nối đuôi nhau đỗ
dưới lòng đường từ sáng đến đêm khuya... phố ẩm thực nổi tiếng tống duy tân
(quận hoàn kiếm) cũng bí bách bởi không gian chật chội của xe và bàn ghế...
● Biển quảng cáo ở khu phố tống duy tân phần lòng đường còn khá là hẹp nhưng có
một hàng quán lại còn để biển quảng cáo chắn đường đi làm cản ở mọi người khi
đến đây. Các biển quảng cáo còn không thống nhất được kích thước.

Hình 1.2.8c: Sơ đồ đánh giá hoạt động người dân

Bảng 1.2.8: Bảng đánh giá các hoạt động

● Sự tập trung phân bố không đồng đều chính là do quá trình hình thành thành phố bắt
đầu từ đường Điện Biên Phủ với nền kiến trúc Pháp sang trọng, nhưng nửa còn lại là
tự phát của nhà dân và xen kẽ một vài căn nhà cổ. Dẫn đến kinh tế kinh doanh đa
dạng nhiều hình thức và nhiều lựa chọn cho khách hàng từ cao cấp đến dân dã.

26
Biểu đồ 1.2.8a: Lượng người tham gia trên khu phố Tống Duy Tân - Cẩm Chỉ

● Điều này cho ta thấy được sự phát triển của tuyến phố Tống Duy Tân chưa thu hút
được khách du lịch đến và trải nghiệm so với các tuyến phố khác. Hơn hết đây còn là
tuyết phố ẩm thực, cho nên việc thu hút khách du lịch đến và trải nghiệm là rất quan
trọng

Biểu đồ 1.2.8b: Tỉ lệ độ tuổi người tham gia trên khu phố Tống Duy Tân - Cẩm Chỉ

● Từ bảng này ta nhận thấy độ tuổi quan tâm đến khu phố này chủ yếu là những người
thanh niên, người trung tuổi. Các độ tuổi như trẻ em và người già ít đến đây, mặc dù
đây là một khu phố công cộng mang chủ đề ẩm thực dành cho mọi lứa tuổi. Nguyên
nguyên chủ yếu là do giá cả khá đắt đỏ, môi trường kém vệ sinh, khu phố chưa được
thân thiện đối với khách tham quan.

27
1.3 Kết luận chương I

Khu phố ẩm thực Tống Duy Tân đã từng được cải tạo vào khoảng tháng 8 năm
2020, nhằm cải tạo môi trường, cảnh quan đô thị, cho nên quận Hoàn Kiếm đã triển
khai cải tạo hè, thoát nước trên tuyến phố Trần Phú - Tống Duy Tân - ngõ Cấm Chỉ
(quận Hoàn Kiếm), nơi được gọi là phố ẩm thực về đêm của Thủ đô.

Tuy đã được cải tạo lại mới cho khu phố, nhưng do nhiều tác nhân yếu tố khiến
cho khu phố này không giữ được bản sắc phố ẩm thực được. Điều này khiến cho tiếng
tăm của khu phố đến với du khách rất khó khăn. Và song song với điều đó, khu phố sẽ
rất khó phát triển về sau này nếu không được thiết kế hay cải tạo mới lại theo xu thế
mới.

Khu phố cũng dần mất chất là khu phố ẩm thực, do không có sự đổi mới trong
ẩm thực cũng như hoạt động cho khu phố, thay vào đó, một số quán cafe đã và đang trở
thành điểm nổi bật thu hút giới trẻ và khách du lịch đến thăm. Các công trình cũng đã
cũ, xập xệ, ẩm thấp, vậy nên người tham quan thường ít ghé đến những nơi như vậy và
họ chọn những nơi sạch sẽ, đẹp đẽ hơn. Dần dần khu phố sẽ mất chất ban đầu, không
còn mang giá trị bản sắc về khu phố ẩm thực Tống Duy Tân.

28
CHƯƠNG II. NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO CHO TUYẾN PHỐ ẨM THỰC TỐNG DUY TÂN VÀ
NGÕ CẨM CHỈ.

2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tìm hiểu các giá trị văn hoá, lịch sử từ khu vực nghiên cứu
2.1.1a Giá trị lịch sử
Hà Nội xưa không chỉ gắn với 36 phố phường tấp nập đông vui mà còn có nhiều
con đường, ngõ phố nhỏ nhưng tên gọi lại gắn với nhiều truyền thuyết về sự hình thành,
Cấm Chỉ là một trong những ngõ như thế.
Tên gọi Cấm Chỉ gắn với nhiều truyền thuyết nhưng nổi nhất là truyền thuyết nói
về chúa Chổm tức vua Lê Trang Tông (1533 - 1548), tên thật là Lê Duy Ninh. Trong dân
gian truyền rằng, Chổm là kết quả của một mối tình ngoài dân gian của vua Lê Chiêu
Tông. Từ bé Chổm đã phải sống trong cảnh nghèo khó nhưng lại có một điểm rất đặc
biệt: Chổm cứ ngồi đâu ăn là hàng đó lại bán chạy như tôm tươi. Vì vậy, Chổm đi đâu
cũng được cho ăn uống, cho ghi nợ. Dần dà thành thói quen, Chổm kiếm được thì ít mà
rượu thịt thì nhiều, nợ nần chồng chất. Sau đó, Chổm được Nguyễn Kim đón về lập ngôi
và cùng ông này giành lại ngôi vua từ nhà họ Mạc. Khi quay lại kinh thành, bao nhiêu
người trước đây cho Chổm ăn nợ nhận ra con nợ của mình ùn ùn kéo tới đòi. Trả được
một, hai, mười người chứ không thể trả được cả thiên hạ. Vậy nên, Nguyễn Kim mới bày
ra cách miễn thuế hết cho dân trong vòng một năm và ra lệnh viết bảng “Cấm Chỉ” ở gần
cửa Nam để cấm dân tình sau khi vua đi qua đây thì không được chỉ vua mà đòi nợ nữa.
Vốn chỉ là một lối đi ngắn thông quãng giữa phố Tống Duy Tân với phố Hàng Bông, độ
dài chưa đến trăm mét có cái tên ngõ Cấm Chỉ từ đó.
Tên gọi của ngõ ngoài gắn với truyền thuyết chúa Chổm còn có một cách giải thích khác
đây là lối đi vào Dương mã thành, tức là một mang cá của cửa Đông Nam, cấm không
cho một ai đi lại khi đã có trống, chuông thu không (chiều tối). Còn chiếu theo bản đồ cũ,
ngõ Cấm Chỉ ở gần cổng thành cửa Nam cách một quãng không xa. Chỗ này ở trên con
đường từ Hoàng thành ra, qua cửa Đại Hưng. Đó là con đường thường có những đoàn
quân lính hộ tống nhà vua và các đại thần đi lại, mỗi khi đoàn voi ngựa lính tráng kiệu
võng rầm rộ trẩy qua thì cấm đường không cho ai qua chỗ này.
Dẫu chỉ là một con ngõ nhỏ, nhưng cái tên Cấm Chỉ lại gắn với nhiều truyền
thuyết, cách giải thích về lịch sử hình thành. Thời Pháp thuộc, Cấm Chỉ gọi là Rue Londe
29
(Lôngđơ), có thời kỳ gọi là ngõ Hàng Bông Lờ, ngõ Hàng Bông, sau Cách mạng tháng
Tám trở lại tên gọi là Cấm Chỉ cho đến nay. Theo năm tháng con ngõ Cấm Chỉ nay trở
nên sầm uất hơn với nhiều hàng quán phục vụ ăn uống nhưng nó vẫn mang trong mình
một nét riêng biệt của một con phố gắn với nhiều truyền thuyết.
Theo năm tháng, con ngõ Cấm Chỉ trở nên nhộn nhịp hơn với nhiều hàng quán
phục vụ ăn uống nhưng nó vẫn mang trong mình nét riêng biệt của một con phố gắn với
nhiều truyền thuyết
1.2.1b Giá trị văn hóa
Kiến trúc của những ngôi nhà nơi đây mang đậm phong cách từ cuối thế kỷ XIX,
sự giao thoa giữa nét hiện đại và cổ kính được thể hiện rất rõ.

Ngõ Cấm Chỉ thông với phố Tống Duy Tân tạo thành một nơi ăn uống sầm uất với
hàng loạt nhà hàng, quán ăn phục vụ các loại món ăn từ Bắc vào Nam như: Cơm, phở,
cháo, mì, lẩu,...nhưng giá khá đắt đỏ.

Mỗi khi lên đèn, ngõ Cấm Chỉ lại mang trong mình một vẻ đẹp riêng, với những
món ăn phong phú cùng sự tích ly kỳ, đây là địa điểm du lịch mà du khách không thể bỏ
qua mỗi dịp đến thăm Hà Nội.

2.1.2 Đánh giá bằng phương pháp SWOT


● Điểm mạnh (Strengths)
○ Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội
○ Gần nhiều địa điểm du lịch như Hồ Hoàn Kiếm, Nhà thờ lớn, phố đường
tàu, nhà tù Hỏa Lò, Hoàng Thành Thăng Long, … đều là những địa điểm
thu hút nhiều du khách trong nước và nước ngoài
● Điểm yếu (Weaknesses)
○ Nằm ở nút giao thông lớn, nơi đông người qua lại
○ Giá trị lịch sử chưa được phát triển trong khu phố
○ Không gian chưa có chủ đề hay đặc điểm nổi bật thu hút tham quan
● Cơ hội (Opportunities)
○ Có thể phát triển thành một khu phố đi bộ ẩm thực mang nét truyền thống
riêng và trở thành một địa điểm du lịch ẩm thực nổi tiếng.
○ Không chỉ đơn thuần là phố ẩm thực, nơi đây còn có thể là nơi quảng bá
văn hóa truyền thống đất nước ta đến với bạn bè quốc tế

30
● Thách thức (Threats)
○ Phải cạnh tranh với nhiều loại hình du lịch ẩm thực nổi tiếng khác trên toàn
thế giới
○ Phải tạo ra được bản sắc riêng cho không gian tuyến phố ẩm thực để thu
hút sự chú ý của mọi người

2.1.3 Bài học kinh nghiệm Việt Nam và Thế giới

Cải tạo khu phố ẩm thực là một quá trình quan trọng để phát triển không chỉ
ẩm thực địa phương mà còn cả văn hóa và du lịch. Dưới đây là một số bài học và kinh
nghiệm từ cải tạo khu phố ẩm thực ở Việt Nam và trên thế giới:

1. Tạo không gian giao thoa: Khi cải tạo khu phố ẩm thực, tạo ra không gian
giao thoa giữa các nền ẩm thực khác nhau. Kết hợp các món ăn truyền thống
với các xu hướng và phong cách ẩm thực hiện đại để thu hút đa dạng khách
hàng.
2. Tôn vinh đặc sản địa phương: Cải tạo khu phố ẩm thực cần tôn vinh và bảo
tồn đặc sản địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp và đầu bếp sử dụng
nguyên liệu và phương pháp chế biến truyền thống để giữ vững bản sắc văn
hóa.
3. Tạo sự kết nối với cộng đồng: Khu phố ẩm thực không chỉ là nơi ăn uống, mà
còn là nơi gặp gỡ, giao lưu và tạo sự kết nối với cộng đồng. Tạo ra các sự kiện,
hội thảo, hoạt động văn hóa để thu hút người dân và du khách.
4. Phát triển bền vững: Cải tạo khu phố ẩm thực cần xem xét về môi trường,
vệ sinh và an toàn thực phẩm. Đảm bảo rằng việc phát triển không gây ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của người dân.
5. Học hỏi từ các quốc gia khác: Nắm bắt các xu hướng và kinh nghiệm từ
các quốc gia có nền ẩm thực phát triển. Học hỏi cách họ quản lý, quảng bá
và phát triển khu phố ẩm thực.

Cải tạo khu phố ẩm thực không chỉ là việc thay đổi không gian vật lý, mà còn là
việc tạo ra một trải nghiệm văn hóa và ẩm thực độc đáo cho cả người dân và du khách.

31
Bài học và kinh nghiệm cải tạo khu phố ẩm thực ở Việt Nam và trên thế giới:

1. Giao thoa ẩm thực Pháp - Việt tại Việt Nam:

Chương trình “Mùa ẩm thực” được tổ chức tại Sofitel Saigon, khởi đầu bằng sự
kiện tọa đàm “Những cái nhìn giao thoa trong ẩm thực Pháp - Việt”. Đầu bếp người
Pháp Didier Corlou và các đầu bếp Việt Nam Alain Nguyễn và Thảo Na đã thảo luận về
sự kết hợp giữa nguyên liệu và phương pháp chế biến của hai nền ẩm thực. Didier
Corlou chia sẻ về việc “vay mượn” giữa hai nền ẩm thực, tạo ra sự sáng tạo và độc đáo.
Sự kiện “A Whimsical Gastronomic Journey” tại JW Marriott Phu Quoc
Emerald Bay mang đến trải nghiệm ẩm thực kết hợp Pháp - Nhật - Đông Dương. Đầu
bếp Takagi Kazuo và bếp trưởng Kjell Kollin đã tạo ra một hành trình độc đáo với sự
kết hợp tinh tế giữa các nền ẩm thực.
2. Tạo bản đồ câu chuyện ẩm thực Việt Nam:

Cần xây dựng một bản đồ ẩm thực chuyên nghiệp, bài bản để tạo ra một nền
tảng văn hóa và giới thiệu giá trị ẩm thực của Việt Nam ra thế giới.
Việc tôn vinh đặc sản địa phương và tạo không gian giao thoa giữa các nền ẩm
thực là quan trọng để phát triển khu phố ẩm thực.

Nhớ rằng, ẩm thực không chỉ là việc ăn uống, mà còn là một phần quan trọng của văn
hóa và lối sống của mỗi quốc gia.

Khu phố ẩm thực Omoide Yokocho (còn được biết đến với tên gọi Piss Alley)
nằm ở phía tây bắc ga tàu Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản. Đây là một khu phố rất nổi tiếng
với người dân Tokyo và du khách bởi sự đông vui, nhộn nhịp. Omoide Yokocho có
nhiều con ngõ nhỏ đan xen nhau với các cửa hàng nằm san sát, được trang trí đẹp mắt.

32
2.2 Cơ sở về pháp lý và thực tiễn
2.2.1 Những văn bản pháp lý liên quan đến tuyến phố đi bộ, tuyến phố
ẩm thực

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi
bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận và có hiệu lực thi hành từ ngày 27/5/2022.
16 yêu cầu với tổ chức, cá nhân hoạt động tại phố đi bộ
1. Đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong không gian đi bộ khu vực
hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Thành phố yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, quy
tắc ứng xử nơi công cộng, có thái độ ứng xử văn hóa; trang phục lịch sự; thực
hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; không có những hành vi, lời nói thô
tục, thiếu văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
2. Không đi, để các phương tiện giao thông đường bộ trên hè, lòng đường và các vị
trí công cộng khác trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận
(trừ các phương tiện làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa
cháy, cứu hộ cứu nạn, xử lý sự cố điện, xe thu gom rác và các phương tiện thực
hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xe lăn của
người khuyết tật).
3. Không dừng, đỗ các phương tiện giao thông trước các điểm chốt ra vào của
không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
4. Không tổ chức biểu tình, tuần hành, tụ tập đông người trái pháp luật; tuyên
truyền các nội dung trái pháp luật; tổ chức các hoạt động gây mất trật tự công
cộng.
5. Không mang vật nuôi, gia súc, gia cầm vào trong không gian đi bộ khu vực hồ
Hoàn Kiếm và phụ cận, trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho
phép.
6. Không thực hiện hành vi dẫm, nằm lên thảm cỏ, ghế ngồi; ngắt hoa, trèo cây, bẻ
cành, hái quả, chặt hạ, huỷ hoại cây xanh.
7. Không bơi lội, câu, đánh bắt cá và sinh vật khác dưới lòng hồ Hoàn Kiếm.
8. Không tổ chức hoạt động đánh bạc dưới mọi hình thức, không tổ chức đua xe
trái phép, bói toán, mại dâm, sử dụng ma túy, các chất kích thích khác, tổ chức
ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép theo quy định) và
các hành vi gây mất trật tự công cộng.
33
9. Không xả rác thải, phóng uế, tiểu tiện, chất thải của vật nuôi không đúng nơi quy
định.
10. Không thực hiện hành vi di chuyển hoặc làm hư hại các thiết bị tài sản, vật dụng,
thiết bị kỹ thuật lắp đặt, trang trí tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và
phụ cận.
11. Không viết, vẽ, chạm, khắc, bôi bẩn, treo, dán tờ rơi quảng cáo, rao vặt lên tượng
đài, ghế ngồi và các công trình kiến trúc, cây xanh.
12. Không bán hàng rong, đánh giày, đeo bám khách du lịch để nài ép mua, ép bán,
xin ăn, xin tiền dưới mọi hình thức.
13. Không sử dụng các thiết bị, dụng cụ như loa, đài, kèn, trống để phát tán âm thanh
công suất lớn ra môi trường, thu hút và làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của
không gian đi bộ. Các tổ chức, cá nhân khi mang phương tiện, dụng cụ, thiết bị
âm thanh vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để tổ
chức hoạt động phải xuất trình văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép tổ chức hoạt động. Không thực hiện quảng cáo dưới mọi hình thức khi chưa
được phép của cơ quan có thẩm quyền.
14. Không phát tán, tuyên truyền, lưu hành, phổ biến, trưng bày các sản phẩm
văn hoá, xuất bản phẩm bị cấm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của
dân tộc, gây hiểu nhầm và xung đột với các nền văn hóa khác.
15. Không phát tán, tuyên truyền, lưu hành, phổ biến, trưng bày các sản phẩm
văn hoá, xuất bản phẩm bị cấm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của
dân tộc, gây hiểu nhầm và xung đột với các nền văn hóa khác.
16. Đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Trung ương và
Thành phố Hà Nội. Không thực hiện các hành vi bị cấm khác theo quy định của
pháp luật.
Không tranh giành lôi kéo, ép giá đối với khách hàng tại phố đi bộ
Quy định đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, Thành phố yêu cầu thực hiện các
quy định về văn minh thương mại: Giao tiếp với khách hàng lịch sự, hòa nhã;
trang phục bán hàng gọn đẹp, không phản cảm; không tranh giành lôi kéo, ép giá
đối với khách hàng; có bảng niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; sử dụng biển
hiệu đúng quy định.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thời gian hoạt động của không gian đi

34
bộ phải kê khai, đăng ký kinh doanh, chỉ được phép kinh doanh các mặt hàng
phù hợp với quy hoạch theo phương án tổ chức hoạt động dịch vụ, thương
mại, du lịch được Thành phố phê duyệt.
Đó là các hoạt động: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng
nghề truyền thống; hoạt động tổ chức các chương trình, sự kiện về văn hóa,
nghệ thuật, xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư; dịch vụ văn hóa, thể thao,
nghệ thuật, giải khát, ăn nhanh.
Thành phố cũng yêu cầu sử dụng đúng phạm vi diện tích kinh doanh được phép;
kinh doanh đúng giờ; không bày hàng hóa, vật dụng lấn chiếm vỉa hè, lòng
đường. Tổ chức, cá nhân trông giữ phương tiện giao thông phải được cấp phép,
không thu phí trông giữ xe quá giá quy định tại các các tuyến phố phụ cận với
các tuyến phố trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Về quy định đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể
dục thể thao và các hoạt động khác, hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ
chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, tổ chức cuộc thi
người đẹp, người mẫu trong không gian phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ
cận thực hiện theo quy định tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020
của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Hoạt động tổ chức triển lãm tác phẩm mỹ thuật, tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp
ảnh, tổ chức triển lãm khác ngoài triển lãm mỹ thuật và triển lãm nhiếp ảnh thực
hiện theo Nghị định của Chính phủ. Việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao
trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm phải căn cứ theo nội dung Thông tư của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng…

Thành phố giao Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp nhận thông báo của cơ
quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế; tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (hoạt động trong lĩnh
vực tổ chức sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, quảng cáo). UBND
quận Hoàn Kiếm tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác.
Quận Hoàn Kiếm được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng, trình
UBND Thành phố phê duyệt phương án tổ chức hoạt động dịch vụ, thương mại
35
phù hợp với điều kiện của các tuyến phố đi bộ phục vụ nhu cầu của nhân dân,
khách du lịch và tổ chức thực hiện sau khi được UBND Thành phố phê duyệt.
2.2.2 Những kết quả điều tra thực tiễn
Phiếu khảo sát này nhằm mục đích thu thập ý kiến của người dân, khách tham
quan về việc Cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ ẩm thực Tống Duy
Tân và Ngõ Cấm Chỉ. Đây là một dự án quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sống và
phát triển du lịch của khu vực.

Kết quả khảo sát cho thầy phần mới mọi người không hài lòng về trang thiết bị,
hoạt động của khu phố nơi đây. Một phần là do các hàng quán, nơi đỗ xe đã chiếm gần
hết đường đi lại của người dân và khách tham quan. Khu phố không có đặt thùng rác
công cộng, cho nên không thể đảm bảo được vệ sinh môi trường nơi đây. Dù có một
khoảng rất lớn ở trung tâm khu phố nhưng không tận dụng được để tổ chức các hoạt
động, khu công cộng vậy nên mọi người thường không hay đến đây mục đích khác ngoài
ăn uống.

Sau đây là mong muốn của mọi người khi Cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến phố đi bộ ẩm thực Tống Duy Tân và Ngõ Cấm Chỉ:

● Tôn vinh văn hóa ẩm thực địa phương: Phố ẩm thực Tống Duy Tân nổi tiếng với
các món ăn đặc trưng của Hà Nội. Cải tạo không gian có thể nhằm mục đích tôn vinh
và giữ gìn văn hóa ẩm thực địa phương.

● Cải thiện tiện nghi và không gian: Việc cải tạo có thể nhằm mục đích cung cấp một
không gian thoải mái và thân thiện hơn cho cả người dân địa phương và du khách.

● Tạo điểm nhấn kiến trúc: Cải tạo không gian kiến trúc có thể tạo ra những điểm
nhấn mới, thu hút sự chú ý và tăng cường sự hấp dẫn của khu vực.

● Bảo tồn di sản: Việc cải tạo có thể nhằm mục đích bảo tồn và phục hồi các công
trình kiến trúc cũ, như quán cà phê Okkio tại phố Duy Tân, nằm trong một biệt thự
cũ thuộc thời Pháp thuộc.

● Phát triển kinh tế: Việc cải tạo có thể giúp tăng cường hoạt động kinh doanh, tạo ra
nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng.

36
Một số kết quả khảo sát xã hội học như sau:

Khung giờ khách tham quan hay tới khu phố ẩm thực:

Thời gian tham quan những người khách của khu phố:

Phương tiện di chuyển thường dùng:

37
Đánh giá chất lượng đồ ăn, phục vụ tại nơi đây:

Đánh giá về chất lượng đèn và ánh sáng trong khu vực khi về tối:

Cảm nhận về cách tiếp thị và quảng bá cho khu phố ẩm thực Tống Duy Tân:

38
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng
2.3.1 Yếu tố tự nhiên
- Tổ chức, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ ẩm thực Tống Duy
Tân và Ngõ Cấm Chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Việt Nam với đặc điểm là khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa he nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít tại Hà Nội.

- Chính sự đa dạng và điển hình về thời tiết nên thảm thực vật phong phú và thay đổi theo
mùa. Đây cũng là một điều gây khó khăn trong việc chọn lựa loại thực vật để phù hợp
trong việc cải tạo cảnh quan và bóng mát cho không gian trong khu cách ly.

Thời tiết: Các điều kiện thời tiết như mưa, nắng, hoặc gió mạnh có thể ảnh hưởng
đến số lượng khách hàng đến khu phố. Trong những ngày mưa, lượng khách có thể giảm
do người dân thường ít muốn ra ngoài. Trái lại, những ngày nắng đẹp có thể thu hút nhiều
du khách và thực khách địa phương.

Mùa vụ: Nếu khu vực xung quanh có những mùa vụ đặc trưng như mùa mưa,
mùa khô, hoặc mùa lạnh, thì các món ăn và quán ăn cũng có thể thay đổi tùy theo mùa.
Ví dụ, trong mùa hè, các món ăn mát lạnh có thể được ưa chuộng hơn so với mùa đông.
Địa lý và môi trường tự nhiên: Vị trí địa lý của khu phố ẩm thực cũng có thể ảnh
hưởng đến nguồn nguyên liệu và loại hình ẩm thực phổ biến. Ví dụ, các quán ăn gần các
cảng biển có thể cung cấp hải sản tươi ngon hơn, trong khi các khu vực nông thôn có thể
chú trọng vào các món ăn từ nguyên liệu nông sản.
Cảnh quan tự nhiên và không gian xanh: Sự hiện diện của cây cỏ, vườn hoa và
các không gian xanh khác có thể tạo ra một môi trường thoải mái và dễ chịu cho thực
khách, làm tăng sự hấp dẫn của khu phố ẩm thực.

39
2.3.2 Yếu tố kinh tế

Hình 2.3.2 Sơ đồ những vị trí quán ăn nổi bật của khu phố

Yếu tố kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển
của khu phố ẩm thực Tống Duy Tân. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà hàng, quán ăn
và các dịch vụ giao hàng cũng khiến cho khu phố ẩm thực Tống Duy Tân phải không
ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng. Một số ví dụ cụ thể về sự tác động của yếu tố
kinh tế đến khu phố ẩm thực Tống Duy Tân là:

- Năm 2016, nhà hàng Phở Thìn mở chi nhánh mới tại số 13 Tống Duy Tân, với
không gian rộng rãi, sang trọng và có phục vụ bia. Đây là một bước đột phá so với nhà
hàng Phở Thìn truyền thống tại số 13 Lò Đúc, vốn chỉ có không gian nhỏ hẹp và đơn
giản. Nhà hàng Phở Thìn Tống Duy Tân đã thu hút được nhiều khách hàng mới, đặc biệt
là giới trẻ và du khách nước ngoài, bởi sự kết hợp giữa hương vị truyền thống và phong
cách hiện đại.
40
- Năm 2018, quán bún chả Hương Liên, nổi tiếng vì từng được Tổng thống Mỹ
Barack Obama ghé thăm, đã mở rộng quy mô và đổi tên thành Nhà hàng Hương Liên.
Nhà hàng Hương Liên không chỉ bán bún chả mà còn có thêm nhiều món ăn khác như
phở, bánh cuốn, bánh xèo, nem rán... Nhà hàng Hương Liên cũng đã áp dụng công nghệ
thanh toán điện tử và giao hàng online để thuận tiện cho khách hàng.

- Năm 2020, khu phố ẩm thực Tống Duy Tân đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch Covid-19. Nhiều nhà hàng và quán ăn đã phải đóng cửa hoặc giảm giờ hoạt động do
thiếu khách. Tuy nhiên, một số nhà hàng và quán ăn đã biết chủ động thích nghi với tình
hình mới bằng cách tăng cường các biện pháp phòng dịch, chuyển sang kinh doanh
online và giảm giá cả. Một số nhà hàng và quán ăn cũng đã tận dụng thời gian này để sửa
sang, trang trí lại không gian và đổi mới thực đơn.

- Tuyến phố Tống Duy Tân ở Hà Nội không chỉ nổi tiếng với ẩm thực của những
quá ăn đã có từ lâu đời đường phố mà còn có những yếu tố kinh tế quan trọng.

- Thương hiệu du lịch: Tuyến phố Tống Duy Tân đã tạo ra một thương hiệu du
lịch cho Hà Nội. Nó thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải
nghiệm ẩm thực đường phố

- Phát triển kinh tế đêm: Tuyến phố Tống Duy Tân là một trong hai tuyến phố ẩm
thực đêm ở Hà Nội, cùng với phố ẩm thực kết hợp phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Tuy
dài chỉ 200 mét, nhưng nó đã phát triển đa dạng các nhà hàng, quán ăn và cơ sở hạ tầng,
góp phần thúc đẩy du lịch và kinh tế đêm của Thủ đô.

- Mang bản sắc văn hóa: Tuyến phố Tống Duy Tân không chỉ là nơi thưởng thức
ẩm thực mà còn là một phần của văn hóa truyền thống. Nét ẩm thực này không chỉ bắt
nguồn từ hương vị và màu sắc món ăn, mà còn từ tri thức, kỹ thuật và câu chuyện giữ gìn
văn hóa truyền thống, giữ gìn những bản sắc về ẩm thực truyền thống ở đây với những
món ăn đã tạo ra bản sắc tại đây mà khi nhắc đến những món ăn đấy mọi người lại nhớ
đến tuyến phố ẩm thực này .

- Kháng Pháp và kinh tế đêm: Tống Duy Tân, người làng Bồng Trung, đã đóng
góp quan trọng trong phong trào kháng Pháp. Ông đã lập căn cứ kháng Pháp tại Hùng
Lĩnh, nằm ở thượng nguồn sông Mã, thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Tuyến phố Tống Duy
Tân đã góp phần thúc đẩy du lịch và kinh tế đêm của Thủ đô.

41
- Phát triển kinh tế địa phương: Tuyến phố này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh
tế đêm của Thủ đô mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương. Các quán ăn, cửa
hàng và dịch vụ khác trên tuyến phố cung cấp cơ hội cho người dân kinh doanh và phát
triển kinh tế tại khu vực này.

- Sự đa dạng về ẩm thực: Tuyến phố Tống Duy Tân không chỉ có các món ăn
truyền thống mà còn đa dạng về ẩm thực. Du khách có thể thưởng thức từ các món phở,
bún riêu, bánh mì, đến các món ăn đường phố như bánh mì xíu mại, bánh mì bơ tỏi, bánh
mì nướng, và nhiều loại tráng miệng hấp dẫn khác.

- Không gian vui chơi và giải trí: Tuyến phố Tống Duy Tân cũng có không gian
vui chơi và giải trí cho người dân và du khách. Các quán cà phê, quán trà sữa, và các
điểm giải trí khác tạo nên không gian sống động và thu hút nhiều người đến tham quan.

2.3.3 Yếu tố thẩm mỹ


a. Màu sắc
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực vì nó không chỉ làm cho món ăn
trở nên hấp dẫn hơn mà còn ảnh hưởng đến cảm nhận về hương vị và trải nghiệm tổng
thể của người thưởng thức. Dưới đây là một số cách mà màu sắc ảnh hưởng đến ẩm thực:

1. Tạo ấn tượng ban đầu: Màu sắc của một món ăn thường là yếu tố đầu tiên
thu hút sự chú ý của người thưởng thức. Một món ăn có màu sắc đẹp mắt
và hấp dẫn sẽ kích thích vị giác ngay từ cái nhìn đầu tiên.
2. Tăng cường trải nghiệm hương vị: Màu sắc có thể gợi nhớ đến người
thưởng thức về hương vị cụ thể của một loại thức ăn hoặc nguyên liệu.
3. Tạo cảm giác về sự mới mẻ và sáng tạo: Một sự kết hợp màu sắc độc đáo
trong một món ăn có thể làm cho thực khách cảm thấy như đang trải
nghiệm điều mới mẻ và độc đáo.
4. Khích lệ việc ăn uống lành mạnh: Màu sắc có thể được sử dụng để tạo ra sự
ấn tượng về sự tươi mới, sức khỏe trong món ăn.

b. Yếu tố thiết kế ảnh hưởng tới sự thu hút khách hàng


Yếu tố thiết kế ảnh hưởng tới sự thu hút khách hàng tại khu phố Tống Duy Tân là
một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị. Thiết kế ảnh hưởng đến cảm
nhận, thái độ và hành vi của khách hàng đối với một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch

42
vụ. Một số yếu tố thiết kế có thể kể đến như màu sắc, hình dạng, chất liệu, độ sáng, âm
thanh và mùi hương. Những yếu tố này tạo nên một không gian trải nghiệm cho khách
hàng khi họ đến khu phố Tống Duy Tân, nơi có nhiều nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng
bán đồ ăn vặt. Một số dẫn chứng cho thấy yếu tố thiết kế ảnh hưởng tới sự thu hút khách
hàng tại khu phố này là:

- Màu sắc là yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút khách hàng đến các nhà hàng tại
khu phố Tống Duy Tân. Màu sắc có thể gây ra những cảm xúc khác nhau ở người xem.
Những nhà hàng có thiết kế màu sắc phù hợp với món ăn và khách hàng mục tiêu thường
có doanh thu cao hơn những nhà hàng không chú ý đến yếu tố này.

- Hình dạng và kích thước có thể gây ra những ấn tượng khác nhau ở người xem, ví dụ
như hình dạng tròn gợi lên cảm giác thân thiện và ấm áp, hình dạng vuông gợi lên cảm
giác chuyên nghiệp và tin cậy, kích thước lớn gợi lên cảm giác uy tín và nổi bật, kích
thước nhỏ gợi lên cảm giác dễ thương và gần gũi. Những quán cà phê có thiết kế hình
dạng và kích thước phù hợp với phong cách và khách hàng mục tiêu thường có lượng

khách quay lại cao hơn những quán không chú ý đến yếu tố này.

43
SST MÀU SẮC HÌNH ẢNH TÁC ĐỘNG
Những loại thực phẩm có màu đỏ giúp hỗ
trợ tuyến tiền liệt, chống oxy hóa, chống lại
sự lão hóa da và tổn thương do ánh nắng
1 Màu đỏ
mặt trời và các yếu tố môi trường gây
ra, ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim
mạch.
Thực phẩm màu cam hay vàng tươi chứa
nhiều chất chống oxy hóa như alpha và
Màu cam, beta carotene, có vai trò quan trọng giúp
2 vàng xương rắn chắc. Thực phẩm loại này còn
chứa nhiều vitamin C, mangan và chất xơ,
là nguồn bổ sung dinh dưỡng không thể
thiếu để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Thực phẩm màu xanh lá cây chứa nhiều
lutein và zeaxanthin là những chất dinh
dưỡng thiết yếu để có một đôi mắt khỏe
đẹp, giảm nguy cơ mắc các bệnh phổ biến
về mắt như bệnh thoái hóa điểm vàng và
Màu xanh
đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, chất dinh
3 lá cây
dưỡng quan trọng nhất để tạo nên màu
xanh và cũng mang đến những lợi ích cho
sức khỏe là chất diệp lục giàu acid amin,
enzyme. Nó làm tăng sản xuất tế bào máu,
làm sạch máu, cung cấp oxy cho tất cả các
tế bào của cơ thể.
Màu xanh tím đặc trưng của nhóm thực
phẩm này là chứa nhiều anthocyanins và
Màu xanh
proanthocyanins. Đây cũng là những chất
4 tím
chống oxy hóa mạnh, có đóng góp quan
trọng trong việc tăng cường chức năng não
bộ và sức khỏe tim mạch.
44
Theo các nhà khoa học từ trường ĐH
Cornell, Mỹ, các loại thực phẩm có màu
trắng chứa các chất dinh dưỡng như
anthoxanthins, lưu huỳnh, allicin và
5 Trắng
quercetin mang lại những lợi ích to lớn sức
khỏe: Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch,
sức khỏe hô hấp, nâng cao khả năng miễn
dịch của cơ thể…

2.3.4 Yếu tố văn hóa và xã hội


Các yếu tố văn hóa và xã hội tác động đến phố ẩm thực Tống Duy Tân như sau:

Di sản văn hóa: Phố ẩm thực Tống Duy Tân có thể phản ánh các giá trị và di sản
văn hóa của Việt Nam, từ các món ăn truyền thống đến cách thức phục vụ và
không gian ẩm thực.

Văn hóa ẩm thực địa phương: Các món ăn đặc trưng của Hà Nội như lẩu, bánh
cuốn, phở xào được phục vụ tại các quán ăn trên phố Tống Duy Tân. Một số quán
ăn như bánh cuốn Kỳ Đồng đã hoạt động được hơn 70 năm và vẫn do cùng một
gia đình quản lý.

Hoạt động giải trí về đêm: Phố Tống Duy Tân sôi động nhất vào buổi tối, khi mà
những người tham gia tiệc tùng qua lại để ăn một bữa sau tiệc.

Sự thay đổi của xã hội: Phố Tống Duy Tân đang trải qua những thay đổi nhanh
chóng. Cảnh quan cà phê đang mở rộng và phố ẩm thực dần dần trở nên sang
trọng hơn. Puku đã là một quán cà phê mở cả đêm và Xofa bên cạnh cũng là một
điểm dừng cà phê phổ biến với người dân địa phương trẻ.

Giao thoa văn hóa: Với sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, phố
ẩm thực này có thể cung cấp không chỉ các món ăn truyền thống mà còn các phiên
bản hiện đại hoặc có ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác.

Đa dạng văn hóa: Hà Nội là thủ đô với sự đa dạng về dân tộc và văn hóa. Do đó,
phố ẩm thực Tống Duy Tân có thể cung cấp một loạt các món ăn đặc trưng từ các
vùng miền khác nhau của Việt Nam, mang lại trải nghiệm ẩm thực phong phú.

45
Những yếu tố văn hóa và xã hội này đã tạo nên bản sắc độc đáo của phố ẩm thực Tống
Duy Tân, thu hút du khách đến thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm cuộc sống đêm của
Hà Nội.

2.3.5 Yếu tố giao thông và tiện ích


Các yếu tố giao thông và tiện ích tác động đến phố ẩm thực Tống Duy Tân/Cẩm Chỉ như
sau:
Giao thông: Phố Tống Duy Tân nằm gần Quảng trường Ba Đình và phía ngoại vi
của Khu phố cổ Hà Nội. Mặc dù đường này được đóng cửa với xe hơi, nhưng xe
máy vẫn coi nó như một con đường chính. Điều này có thể tạo ra một không gian
ồn ào và nhộn nhịp, nhưng cũng có thể gây khó khăn cho khách hàng muốn tìm
một bữa ăn yên tĩnh.
Tiện ích: Phố Tống Duy Tân có nhiều quán ăn, quán cà phê và quán bar phục vụ
khách hàng. Có một số quán cà phê mở cửa suốt đêm như Puku và Xofa, thu hút
khách hàng trẻ tuổi. Ngoài ra, có một quán bar cocktail phổ biến nằm giữa các
quán ăn địa phương. Tuy nhiên, một số người dân địa phương có thể không thích
sự thay đổi này.

2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG II


Đối với những căn cứ trên, chính khu phố đã có cho mình nhiều yếu tố văn hóa
đặc biệt, nằm trên con đường, lối giao thông dễ tiếp cận. Lịch sử phát triển của khu phố
không dài, cho nên những nét cổ kính của khu phố cũng đã dần được đổi mới, thiên
hướng phong cách hiện đại hơn. Tuy được hình thành khu phố ẩm thực không lâu, nhưng
nơi đây không giữ được bản sắc của một khu phố ẩm thực, vẫn luôn dậm chân tại chỗ, sự
phát triển khu phố không được thấy rõ nét.

Dựa trên những khu phố đi bộ đã được hình thành trước, đặc biệt các khu phố
mang chủ đề riêng như ẩm thực, phố Tống Duy Tân nên bắt kịp xu hướng mới, lắng nghe
cộng đồng nhiều hơn. Nên tạo nhiều điểm nhấn, một lối đi riêng biệt tạo nên bản sắc độc
đáo duy nhất mà chỉ phố đi bộ ẩm thực Tống Duy Tân có, vậy nên mới thu hút được
khách hàng.

46
CHƯƠNG III. NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CỤ
THỂ CẢI TẠO CHO TUYẾN PHỐ ẨM THỰC TỐNG DUY TÂN VÀ NGÕ CẨM
CHỈ.

3.1 Nguyên tắc chung


3.1.1 Nguyên tắc cải tạo theo xu hướng hoạt động của khách hàng
Tuyến phố đi bộ là một phần của đô thị được thiết kế hoặc chỉnh sửa để chỉ dành
cho người đi bộ và không cho phép xe cộ thông qua. Các tuyến phố đi bộ thường là
những con đường chính hoặc khu vực trung tâm của thành phố, nơi mà người dân và du
khách có thể đi bộ thoải mái, mua sắm, thư giãn và tận hưởng không gian công cộng mà
không phải lo lắng về nguy cơ va chạm với xe cộ.

Những tuyến phố đi bộ thường được trang trí bằng hoa, cây cỏ, băng ghế, đèn
trang trí và các tiện ích công cộng khác như bảng thông tin, nghệ thuật đường phố, và
khu vui chơi cho trẻ em. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và giải trí thường được tổ
chức trên các tuyến phố đi bộ để tạo ra một môi trường sống động và hấp dẫn cho cộng
đồng.

Tuyến phố đi bộ ẩm thực là một loại tuyến phố đi bộ được thiết kế để tập trung
vào trải nghiệm ẩm thực của người dân và du khách. Thường được đặt trong các khu vực
trung tâm của thành phố hoặc khu phố cổ, tuyến phố đi bộ ẩm thực thường có nhiều nhà
hàng, quán bar, quán cafe, gian hàng thức ăn đường phố và các điểm bán đồ ăn nhỏ.

Các tuyến phố đi bộ ẩm thực thường có không gian mở, với bàn ghế ngoài trời
hoặc khu vực ngồi để khách hàng có thể thưởng thức thức ăn và thức uống trong không
gian thoải mái và vui vẻ. Ngoài ra, những tuyến phố này thường cũng có các sự kiện
thường xuyên như các hội chợ ẩm thực, festival đồ ăn đường phố, hoặc các buổi biểu
diễn âm nhạc và nghệ thuật để tạo ra một không khí sôi động và đa dạng.

Tuyến phố đi bộ ẩm thực thường là điểm đến phổ biến cho những người yêu thích
ẩm thực và mong muốn khám phá văn hóa ẩm thực địa phương. Đây cũng là nơi thu hút
khách du lịch đến để thưởng thức những món ăn đặc trưng của địa phương và trải nghiệm
không gian văn hóa độc đáo.

47
Đặc điểm của một không gian đi bộ, phố đi bộ là đáp ứng các tiêu chí như:

Không gian công cộng: Không gian công cộng là những khu vực mà mọi người có
thể tiếp cận và sử dụng mà không cần phải trả tiền hoặc có giới hạn đối với việc sử dụng.
Đây là những không gian thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của cộng đồng, được thiết kế
để phục vụ nhu cầu chung của công cộng và tạo ra một môi trường sống và làm việc tích
cực. Mục tiêu của không gian công cộng là tạo ra một môi trường cộng đồng tích cực,
nơi mọi người có thể gặp gỡ, tương tác và tham gia vào các hoạt động chung. Các không
gian này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và sự phát triển
của cộng đồng, cung cấp không gian cho việc vận động, thư giãn và giáo dục. Tuyến phố
đi bộ là các khu vực công cộng, không phải là sở hữu tư nhân, do đó mọi người đều có
quyền được sử dụng và tham gia các hoạt động tại đây.

Không có giao thông xe cơ giới: Tuyến phố đi bộ chỉ dành cho người đi bộ, không
cho phép các phương tiện giao thông cơ giới, tạo ra một không gian an toàn và thân thiện
với người dân. Bằng cách loại bỏ hoặc hạn chế giao thông xe cơ giới, các tuyến phố đi bộ
có thể tạo ra một môi trường sống và vui chơi tích cực cho cộng đồng. Không có ô nhiễm
tiếng ồn và khói bụi từ xe cộ, tạo ra một môi trường yên tĩnh và thoải mái cho người
tham gia. Ngoài ra, không gian không có xe cộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành
vận động, đạp xe, và các hoạt động thể thao, giúp giảm nguy cơ tai nạn giao thông cho
người đi bộ, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, kích thích sự giao tiếp giữa người đi bộ
và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xã hội, văn hóa và giải trí. Điều này còn
nhằm góp phần cải tạo kinh tế, thúc đẩy kinh tế địa phương qua việc tăng cường hoạt
động thương mại và du lịch.

Không gian sống động: Tuyến phố đi bộ thường có nhiều cửa hàng, quán cà phê,
nhà hàng, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thu hút nhiều người tham gia và tạo ra
không khí sôi động. Tổ chức các sự kiện thú vị như hội chợ ẩm thực, festival đồ ăn
đường phố, buổi biểu diễn âm nhạc, hoạt động văn hóa và nghệ thuật để thu hút người
dân và du khách đến tuyến phố. Bên cạnh việc tổ chức sự kiện thì việc chú trọng đến văn
hóa không gian, sự đa dạng ẩm thực, việc nâng cấp các trang thiết bị đô thị và chiếu sáng,
trang trí đô thị, ... cũng góp phần nâng cấp không gian, tạo ra những không gian lãng
mạn, hấp dẫn.

48
3.2.1 Sơ đồ phân tích ý tưởng phân khu chức năng sau khi cải tạo

3.2.1.1 Khái quát ý tưởng

- Tuyến phố ẩm thực đang bao gồm các hoạt động như ăn uống, tham quan, ngủ nghỉ và
làm đẹp trong đó hoạt động ăn uống là chủ yếu. Theo khảo sát thực tế, khách tham quan
khu phố chủ yếu là các khách nước ngoài đến thăm quan và trải nghiệm các món ăn Việt
Nam cho nên giải pháp cải tạo khu phố hướng tới một khu phố đi bộ mang chủ đề ẩm
thực sẽ giúp cho các khách tham quan có sự trải nghiệm tuyệt vời cũng như đẩy mạnh
kinh tế cho khu phố và mang vẻ đẹp truyền thống Việt Nam ta gần gũi với bạn bè quốc tế
hơn. Vậy nên bố trí các hoạt động tổ chức ăn uống và quảng bá nét đẹp truyền thống của
Việt Nam thông qua những món ăn mang đậm chất Việt sẽ là những lựa chọn ưu tiên
hàng đầu. Trong đó ẩm thực được chia làm 3 khu vực: khu ẩm thực Việt Nam, khu ẩm
thực Châu Á và khu ẩm thực Tây Âu. Điều này không chỉ giúp cho khu phố mang nét
đặc trưng riêng là một phố đi bộ thuần ẩm thực mà còn có các hoạt động sôi nổi sẽ được
thay đổi liên tục theo từng sự kiện, làm sống dậy một khu phố tưởng chừng như đã mất
giá trị từ lâu và khó tiếp cận tới nơi đây.

Hình 3.2.1a: Sơ đồ phân vùng ẩm thực tại khu phố sau khi cải tạo
49
- Khu trung tâm: Không gian trung tâm của khu phố, tập trung khai thác hoạt động gắn
kết con người với nhau.

- Khu ẩm thực Việt Nam + cửa ngõ 1: Không gian về văn hóa, ẩm thực Việt Nam

- Khu ẩm thực Châu Á + cửa ngõ 2: Không gian về văn hóa, ẩm thực Châu Á

- Khu ẩm thực Tây Âu + của ngõ 3: Không gian về văn hóa, ẩm thực Tây Âu.

3.2.1.2 Phân tích ý tưởng

a) Khu trung tâm (ngã ba)

Trung tâm của khu phố là nơi giao nhau giữa hai phố Tống Duy Tân và Cẩm Chỉ,
là nơi thoáng đãng, rộng rãi nhất cho nên nơi đây sẽ là nơi tổ chức chính cho các lễ hội sự
kiện. Ví dụ như tổ chức một không gian sân khấu, từ đó có thể thu hút người tham quan
tới để thưởng thức không chỉ các tiết mục biểu diễn âm nhạc mà họ còn có thể kết hợp
với sự trực tiếp trải nghiệm ẩm thực của nơi đây. Gợi nên một không gian ấm cúng, nơi
mà con người có thể trực tiếp trải nghiệm làm những món ẩm thực mà họ vừa ăn, điều
này sẽ góp phần đem những truyền thống nấu ăn những món ăn cổ truyền bên ta đến gần
hơn đối với khách nước ngoài và kể cả những người bạn trẻ chưa được tiếp cận tới.
Với mục đích hướng tới khu phố đi bộ ẩm thực 24/7, vậy nên các hoạt động trong
tuần nên được chia ra rõ ràng và cụ thể sẽ giúp cho khu phố lúc nào cũng sẽ chuẩn bị cho
khách du lịch đến dù ở bất cứ thời điểm nào trong năm, dù có lễ hội hay không. Vậy nên
sắp xếp với lịch trình là:

+ Thứ hai và thứ ba, sẽ hướng sự tập trung khu phố về hướng cửa ngõ 1 - khu
ẩm thực Việt Nam.
+ Thứ ba và thứ tư, sẽ hướng sự tập trung khu phố về cửa ngõ số 2 - khu ẩm
thực châu Á.
+ Thứ năm và thứ sáu, sẽ hướng sự tập trung khu phố về cửa ngõ số 3 - khu
ẩm thực châu Âu.
+ Hai ngày cuối tuần thứ bảy và chủ nhật, nơi đây sẽ là nơi hướng tới không
gian sôi động, nhiệt huyết.

50
Hình 3.2.1b: Hình ảnh minh họa cho tổ chức không trung tâm

Với sự đề xuất trên, khu phố sẽ trở nên sôi động hơn, nhộn nhịp hơn, mỗi ngày
dường như sẽ có chủ đề riêng, thay đổi liên tục. Vậy nên du khách đi tới đây thăm quan,
họ sẽ muốn đến nhiều lần để tự mình trải nghiệm cùng bầu không khí khác nhau sẽ mang
lại cảm giác như thế nào. Và bao gồm cả những ngày lễ, sẽ được tổ chức với quy mô
rộng lớn, đẹp đẽ hơn, trải nghiệm thú vị hơn, điều này càng làm cho du khách sẽ muốn
quay trở lại nơi đây thêm nhiều lần nữa.

b) Cửa ngõ

Cửa ngõ là không gian đón khách vào cho nên phải thể hiện để cho mọi người qua
lại có thể dễ dàng nhận ra đây là phố ẩm thực cho nên tại mỗi cửa ngõ sẽ bố trí biểu
tượng về ẩm thực ví dụ như:

- Cửa ngõ 1: Là cửa ngõ gắn liền với khu ẩm thực Việt Nam cho nên tại đây sẽ bố trí biểu
tượng của chiếc bánh mì truyền thống được làm bằng thạch cao đặt ở phía bên tay phải
cổng vào kết hợp với tiêu đề tuyến phố ẩm thực.

- Cửa ngõ 2 gắn liền với khu ẩm thực Châu Á nên biểu tượng sẽ là bát cơm.

- Cửa ngõ 3 gắn liền với khu ẩm thực Tây Âu sẽ đặt 1 chiếc pizza.

Tại vị trí không gian cửa ngõ sẽ bố trí thêm các tấm áp phích giới thiệu về lịch sử
khu phố ẩm thực cùng với các món ăn tiêu biểu trong khu phố ở 2 bên cổng sau khi đi
qua biểu tượng.
51
c) Khu vực các hàng quán

- Hiện tại các quán ăn thường bố trí bàn ghế hay khu ăn uống ở bên ngoài và khu vực bếp
nấu bên trong dẫn đến tình trạng không đảm bảo vệ sinh cho khu phố, không gian bị lộn
xộn cho nên thay vì bố trí như vậy thì các hàng quán sẽ được bố trí các sạp nấu nướng, sơ
chế thức ăn theo như hình minh hoạ và bố trí bàn ghế ngồi ăn uống vào bên trong nhà.

- Khu ẩm thực Việt Nam:

Bình diện trần sẽ được trang trí bằng những chiếc đèn hình nón là Việt Nam tạo nên một
không gian mang bản sắc rất riêng của Việt Nam, khi du khách đặt chân đến đây có thể
dễ dàng nhận ra được đây là không gian văn hóa, ẩm thực Việt Nam

- Khu ẩm thực Châu Á bình diện trần sẽ được trang trí bởi những chiếc đèn lồng mang
đậm phong cách Châu Á vào buổi tối thắp đèn lên rất lung linh.

- Khu ẩm thực Tây Âu bình diện trần sẽ được trang trí bởi các bóng đèn như hình minh
họa nó thường xuất hiện rất phổ biến tại các con phố hay hộ gia đình ở bên Tây.

d) Khu vực vệ sinh công cộng

Đây là ngõ ẩm thực, hoạt động ăn uống rất nhiều


nên phải đảm bảo vệ sinh công cộng, không được
để có mùi hôi thối nếu không việc ăn uống sẽ trở
nên không được thoải mái và ngon miệng nữa cho
nên nhà vệ sinh phải được bố trí ở nơi kín đáo đảm
bảo không bị những du khách ngồi ăn nhìn thấy và
mùi hôi thối từ nhà vệ sinh không bị lan ra khu vực
ăn uống. Tại số 26 có ngõ dân cư nhỏ thích hợp để
bố trí nhà vệ sinh công cộng đi vào bên trong ngõ.

- Để đảm bảo du khách có thể dễ dàng tìm được nhà vệ sinh sẽ bố trí các bảng hiệu
chỉ dẫn.
- Nhà vệ sinh công cộng sẽ có người dọn vệ sinh một ngày một lần vào sáng sớm
lúc 5h30 - 6h để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và không bị bốc mùi.

52
- Đặt ra các quy định khi sử dụng nhà vệ sinh: đi xong phải xả nước, không vứt giấy
vệ sinh linh tinh phải vứt đúng nơi quy định, không làm những việc thiếu thuần
phong mỹ tục trong nhà vệ sinh công cộng,.. nếu vi phạm có những hình phạt
thích đáng.

e) Công tác quản lý hàng ngày và các dịp sự kiện, lễ hội

● Ngày thường:
- Vào ngày thường sẽ phải có người đi kiểm tra hàng ngày để đảm bảo các
hàng quán không lấn chiếm phần đường đi lại.
- Nếu tổ chức sân khấu âm nhạc nhỏ phải đăng ký và xin giấy phép biểu
diễn .
● Ngày lễ,sự kiện lớn
- Vào các dịp tổ chức sự kiện, lễ hội là thời điểm dòng người đổ về khu phố sẽ đông
hơn ngày thường có người tổ chức, người tham gia, người tham quan, cư dân khu
phố tất cả sẽ tạo nên một quần thể rất đông nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ
làm mất trật tự khu phố vì vậy phải đề ra các phương án quản lý vào những dịp
này:
+ Bố trí tăng cường bảo an khu phố để đảm bảo an toàn cho mọi khi khi có
những thành phần tiêu cực như trộm cắp, đánh nhau,...
+ Cấm mang vũ khí từ ngoài vào nếu mang vào.
+ Người tổ chức sự kiện, lễ hội không được làm ảnh hưởng đến người dân
khu phố, không cho phép các đơn vị tổ chức biểu diễn hay trưng bày những
sản phẩm thiếu thuần phong mỹ tục hay tuyên truyền những thông tin sai
lệch với mục đích chống phá. Các sự kiện chỉ được tổ chức ở không gian
công cộng như trung tâm ngã 3 hay các cửa ngõ nếu tổ chức trước cửa nhà
dân thì phải có sự cho phép của chủ hộ.
+ Những người tham gia hay tham quan sự kiện, lễ hội nên kiểm soát,đề xuất
nên quy định số người được vào nhất định vì không gian phố rất hẹp nếu có
quá nhiều người chen chúc có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc và nghiêm
trọng hơn nữa sẽ xảy ra tình trạng thiếu oxy hay dẫm đạp đã từng xảy ra ở
Hàn Quốc hay Ấn Độ cụ thể số người có thể vào bên trong không nên vượt
quá khoảng 500- 600 người tính cả cư dân bên trong.

53
+ Các hộ kinh doanh trong khu phố có thể kết hợp với ban tổ chức sự kiện, lễ
hội để có những sản phẩm ẩm thực trưng bày và quảng bá cho du khách.

Đặc biệt chú ý không được làm chắn, bày hàng tại các cửa ngõ, đề phòng trong
những trường hợp khẩn cấp vẫn có các xe cứu thương, cứu hỏa tới ứng cứu kịp thời. Vì
nơi đây là khu phố ẩm thực, vậy nên cũng không thể tránh được những lúc xảy ra hỏa
hoạn trong khi tổ chức sự kiện hay ngày thường được.

f) Rác thải sẽ được xử lý như thế nào?

Đối với khu phố đi bộ ẩm thực, rác thải đương nhiên sẽ là một vấn đề nan giải, cần
thiết giải quyết nhất. Như ta đã thấy trong hiện trạng, rác thải được vứt rác bừa bãi, lâu
ngày sẽ làm cho mặt nền của khu phố trở nên bẩn thỉu, mùi hôi thối bốc lên nếu không
được xử lý triệt để, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến với giác quan con người khi tham
gia các hoạt động của khu phố.

Đề xuất các nhà hàng có một nơi để rác hợp lý, đảm bảo vệ sinh không gian bếp
mở sạch sẽ, an toàn; và những rác thải đó sẽ được thu gom rác theo giờ, đặt lịch trình cụ
thể tránh bị ùn ứ, quá tải về rác thải. Một vấn đề khó khăn đối với các nhà hàng, đó chính
là lượng dầu mỡ thải quá lớn. Để xử lý triệt để vấn đề này, khu phố sẽ bố trí những hố thu
gom dầu mỡ riêng biệt, các cửa hàng được phép đổ trực tiếp xuống đó. Trong đó sẽ có bể
tách mỡ, cho phép đổ nước thải, dầu mỡ vào. Bên cạnh đó sẽ yêu cầu các nhà hàng có
thêm các bẫy mỡ nhỏ để lọc rác, cho đến khi được đổ vào bể tách mỡ, khi nước thải đi
qua các bẫy mỡ, nhiều lớp và dần dần sẽ trở thành nước thải bình thường thải ra. Điều
này sẽ giúp đỡ chi phí dọn đường ống chung của cả khu phố không bị áp lực về dầu mỡ
đóng cặn lại. Định kỳ hàng ngày sẽ được vệ sinh bể tách mỡ này, tuy vất vả nhưng sẽ đỡ
cho hệ thống đường ống nước thải được hoạt động trôi chảy, không còn những mùi hôi
thối từ cống nữa. Không những vậy còn đỡ được chi phí về sửa chữa thông tắc cống cho
các cửa hàng bán đồ ăn.

54
g) Cơ hội mở cho các cửa hàng, các đối tác bên ngoài

Sau khi khu phố được cải tại, hồi sinh thành một khu phố đi bộ ẩm thực với nhiều
hoạt động hấp dẫn, thì đây sẽ là nơi mà những quan hệ đối tác khác họ có thể đến với khu
phố để cùng phát triển, quảng bá. Việc này đều có lợi từ đôi bên, ví dụ như một nhà sản
xuất nước bắt tay cùng tổ chức lễ hội cho khu phố, chi phí tổ chức đối với ban tổ chức sẽ
được giảm đi đáng kể. Đối với khách hàng, họ còn có thể trực tiếp thưởng thức những
món nước uống độc đáo, hợp lý khi tham gia hoạt động, sự kiện lễ hội của nơi đây. Từ đó
mà tiếng tăm của khu phố sẽ được đi rộng hơn, xa hơn có thể đến những bạn bè quốc tế
của nước ta. Hoặc như ban tổ chức có thể mời những đầu bếp nổi tiếng về để biểu diễn
nấu nướng nơi đây; những người ca sĩ, nhạc sĩ đến để biểu diễn, cùng thưởng thức với
những người du khách, thậm chí là những người hâm mộ. Từ những cơ hội mở này, sẽ
thu hút được lượng du khách đông đảo đến để trải nghiệm khu phố đi bộ ẩm thực. Và
cũng từ điều này, các cửa hàng cũng sẽ được phát triển hơn.

3.2.2 Các giải pháp đề xuất có tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan

Khám phá các món ăn độc đáo và trải nghiệm văn hóa địa phương khác nhau tại
tuyến phố đi bộ ẩm thực sôi động và đầy màu sắc. Đề xuất này giới thiệu về tuyến phố đi
bộ ẩm thực - một không gian sống động và đầy màu sắc, nơi du khách và người dân có
thể thưởng thức những món ăn đặc sắc của địa phương trong một bầu không khí lễ hội.
Tuyến phố đi bộ ẩm thực là một khu vực sầm uất với hàng loạt các quán ăn và
ki-ốt bán các món ăn truyền thống Việt Nam. Cho nên nơi đây là điểm đến lý tưởng để
trải nghiệm nền ẩm thực đa dạng và phong phú của Việt Nam.
+ Sôi động: Tuyến phố luôn tấp nập người qua lại và tràn ngập tiếng cười nói,
khiến không gian vô cùng sôi động.
+ Đa dạng: Bạn có thể tìm thấy nhiều món ăn khác nhau, từ những món ăn đường
phố đơn giản đến các món ăn tinh tế và phức tạp.
+ Văn hóa: Ngoài món ăn, tuyến phố còn mang đến một không gian đậm chất văn
hóa địa phương với các hoạt động và trình diễn nghệ thuật.
Tuyến phố đi bộ ẩm thực nổi tiếng với những món ăn truyền thống, từ các loại phở, bánh
mì, bún chả đến các món ăn đường phố như xôi, bánh tráng trộn và nem rán.

55
Đề xuất giải pháp không gian, kiến trúc cảnh quan

● Khu vực đi bộ: Tạo ra các khu vực đi bộ rộng rãi, không xe cộ qua lại, tạo điều
kiện cho việc tạo ra không gian mở, thoáng đãng cho khách hàng thưởng thức ẩm
thực.Vườn ẩm thực hoặc khu vườn xanh: Tạo ra các khu vườn hoặc không gian
xanh ở giữa các quán ăn, giúp tạo ra một môi trường thoải mái, gần gũi với thiên
nhiên và giảm bớt ô nhiễm.
● Đèn trang trí và trang trí nghệ thuật: Sử dụng đèn trang trí và các phụ kiện trang
trí nghệ thuật để tạo ra không gian lãng mạn và hấp dẫn vào buổi tối. Điều này có
thể bao gồm cả các bức tranh đường phố, tác phẩm điêu khắc và các cấu trúc nghệ
thuật. Góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho tuyến phố ẩm thực đồng thời tạo thêm
điểm nhấn giúp thu hút khác
● Khu vực giải trí ngoài trời: Tạo ra các khu vực giải trí ngoài trời như sân khấu
nhỏ để biểu diễn âm nhạc hoặc các buổi trình diễn nghệ thuật, tạo ra một không
gian vui vẻ và sôi động cho khách hàng.
● Bàn và ghế ngoài trời thoải mái: Cung cấp bàn và ghế ngoài trời thoải mái và chất
lượng cao để khách hàng có thể thưởng thức thức ăn một cách thoải mái và dễ
dàng.
● Sân khấu hoạt động: Xây dựng các sân khấu hoạt động đa năng cho các sự kiện
như biểu diễn âm nhạc, văn hóa, hoặc các buổi trình diễn nghệ thuật, tạo điểm
nhấn và thu hút thêm khách hàng.
● Tạo dựng hệ thống quảng trường đẹp, hiện đại: Đề xuất tạo ra không gian kiến
trúc cảnh quan đẹp và hiện đại cho các quảng trường. Điều này có thể bao gồm
việc sử dụng cây xanh, đèn chiếu sáng, tượng nghệ thuật, và các yếu tố khác để
tạo nên không gian hấp dẫn cho người dân và du khách.
● Sự độc nhất vô nhị: Ẩm thực thường là sự kết hợp của sự sáng tạo và sự độc đáo.
Các nhà hàng hoặc sự kiện ẩm thực thường cung cấp những trải nghiệm không thể
tìm thấy ở những địa điểm ẩm thực thông thường.

a) Trang thiết bị chiếu sáng đô thị:

Nơi đây có thể bố trí được các hệ thống trang thiết bị thông minh và có những tác
phẩm nghệ thuật thu hút ánh nhìn. Ngoài ra một tuyến phố ẩm thực nếu chỉ có các hoạt
động ăn uống thì nó sẽ trở nên nhàm chán và cho nên việc lựa chọn tổ chức hoạt động âm
56
nhạc và nghệ thuật chiếu sáng đường phố tại đây sẽ đem lại trải nghiệm thú vị hơn cho
du khách.

Hình 3.2.2: Hình ảnh minh họa cho chiếu sáng nghệ thuật

Về trang thiết bị gạch lát nơi đây, sẽ không chỉ đơn thuần là gạch lát nữa, mà sẽ
còn kết hợp với cả chiếu sáng công nghệ cao. Không chỉ đơn thuần là tăng sự an toàn,
ánh sáng cho khu phố mà còn cả về sự tương tác của khu phố đối với người tham quan
nữa. Bản thân người tham quan sẽ thích mê hơn với một không gian sáng, đẹp đẽ. Vậy
nên điểm nhấn lên những phần gạch lát sẽ giúp phần nào thu hút những người bạn trẻ tới
nơi đây hơn. Chiếu sáng dạng này còn giúp cho cả việc hướng dẫn lối cho khách tham
quan du lịch.

b) Định hướng không gian thiết kế

● Tạo không gian đi bộ: Tạo ra các khu vực đi bộ rộng rãi, không gian mở và an
toàn cho người đi bộ, giúp khuyến khích sự tương tác và trải nghiệm.

● Sử dụng nghệ thuật và trang trí: Sử dụng nghệ thuật và trang trí để tạo điểm nhấn
và tạo ra không gian độc đáo và thú vị. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng đèn
trang trí, tác phẩm nghệ thuật đường phố, hoặc trang trí nội thất cho các quán ăn.

57
● Tạo sự linh hoạt: Định hướng không gian cho tuyến phố ẩm thực cần tạo ra sự linh
hoạt cho việc tổ chức các sự kiện hoặc điều chỉnh không gian theo nhu cầu cụ thể,
như các festival ẩm thực, thị trường đêm, hoặc các sự kiện nghệ thuật.
● Tạo ra những không gian buôn bán trong các sự kiện như festival ẩm thực những
quán bán đồ lưu niệm những quán bán đồ ăn nhanh hoặc những quán bán đồ ăn
mang về
● Tạo ra những không gian để du khách đến đây ăn uống và nghỉ ngơi và trải
nghiệm

Mô hình minh họa về đường lối trong thiết kế của phố đi bộ ẩm thực
c) Lựa chọn công trình chủ yếu

Hình ảnh minh họa phong cách kiến trúc Đông Dương

Công trình chủ yếu mang đậm kiến trúc đông dượng tạo sự liên kết với các công trình lân
cận xung quanh tuyến phố ẩm thực đông (ngõ Cấm Chỉ )
Kiến trúc Đông Dương là một phong cách kiến trúc đặc trưng của khu vực Đông Dương
(Indochine), bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là một giai đoạn trong lịch sử

58
kiến trúc Việt Nam, phản ánh sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp thuộc địa và yếu tố văn hóa
bản địa.
Dưới đây là một số điểm đặc trưng của kiến trúc Đông Dương:
● Sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống: Kiến trúc Đông Dương kết hợp giữa các
yếu tố kiến trúc hiện đại từ Pháp với văn hóa và truyền thống của khu vực. Điều
này tạo ra một phong cách độc đáo, phản ánh sự đa dạng và sáng tạo.
● Mái dốc lợp ngói ống: Một trong những đặc điểm nổi bật của kiến trúc Đông
Dương là hệ thống mái dốc lợp ngói ống. Đây là một cách thiết kế mái độc đáo,
thích hợp với khí hậu và truyền thống kiến trúc của khu vực .
● Cấu trúc không gian đối xứng: Các công trình kiến trúc Đông Dương thường có
cấu trúc không gian đối xứng, với sự nhấn mạnh vào khối sảnh và cầu thang trung
tâm. Điều này tạo ra một ấn tượng mặt bằng và tạo điểm nhấn đô thị
Việc thống nhất công trình với phong cách kiến trúc trong công trình tạo cho khu phố có
sự thống nhất về phong cách kiến trúc từ đó làm tăng thêm tính điểm nhấn cho khu phố
bằng việc sử dụng các công trình mang phong cách kiến trúc đông dương cũng làm cho
khu phố mang đậm thêm tính bản sắc khu phố ấm thức sẽ tạo lên một góc nhỏ những
hình ảnh một góc nhỏ của Hà Nội xưa

d) Đề xuất biển quảng cáo thương hiệu

Hình ảnh minh họa biển quảng cáo mới cho khu phố

Đối với một khu phố mới sau khi cải tạo, chúng ta cx không thể thiếu được những biển
quảng cáo nhận diện thương hiệu cho khách du lịch tới tham quan. Nhận biết sự khó

59
khăn về ngôn ngữ, vậy nên hình ảnh sẽ là điều quan trọng cần thiết để cho khách tham
quan có thể hình dung được món mà họ sẽ chọn. Hiện trạng phong cách công trình kiến
trúc nơi đây khá là cũ, không được thống nhất và đẹp, cho nên để biển quảng cáo size lớn
hơn, với ngập tràn màu sắc, họa tiết độc đáo sẽ tăng sự thu hút của mọi người hơn.
Không chỉ hình ảnh minh họa mà còn cả về giá cả cũng sẽ được treo công khai lên biển,
nơi mọi người ai đi qua cũng có thể coi được. Điều này sẽ khắc phục được vấn nạn chặt
chém khách Tây, niêm yết được về giá cả. Biển quảng cáo được thiết kế với kích thước
nhỏ gọn, phù hợp với không gian đô thị và dễ dàng nhận biết từ xa. Hình ảnh minh họa
trên biển quảng cáo thể hiện sự đa dạng của các món ăn, từ truyền thống đến hiện đại,
nhấn mạnh sự phong phú của ẩm thực địa phương.

e) Đề xuất không gian sắp đặt bàn ghế ngồi ăn công cộng trong khu vực

Hình ảnh minh họa nơi mọi người tụ tập ăn uống ngoài trời trong khu phố

Nơi đây sau khi cải tạo sẽ là một khu phố đi bộ 24/7, cấm mọi loại phương tiện di chuyển
vào trong khu phố, cho nên về vệ sinh, không khí sẽ không bị ô nhiễm, người tham quan
có thể thoải mái nhận đồ ăn từ các sạp quán take away, thưởng thức thức ăn của mình với
không khí thoáng đãng, không bị bí bách trong các cửa hàng. Nơi đây họ có thể cảm
nhận được hoàn toàn về sự sôi động của khu phố, sẽ không còn những nơi ẩm thấp, tối
tăm như hiện trạng thực tế nữa. Việc bố trí bàn ghế công cộng một cách thông minh giúp
tối ưu hóa không gian sử dụng, đặc biệt là trong những khu vực có diện tích hạn chế.
Điều này còn tạo nên một điểm nhấn đặc biệt trong mắt người tham quan, là một điểm
60
nhấn văn hóa nổi bật cho nên sẽ thu hút du khách đến trải nghiệm và khám phá ẩm thực
địa phương. Không những vậy, người tham gia khu phố hoàn toàn có thể lựa chọn nhiều
các đồ ăn từ những cửa hàng khác nhau và tập trung lại để cùng thưởng thức với nhau.

Mục tiêu và ý tưởng chính trong việc thiết kế tuyến phố đi bộ:

+ Mục tiêu: Tạo ra một không gian sống động, đầy màu sắc và hấp dẫn cho du khách và
người dân địa phương thưởng thức ẩm thực đặc trưng.
● Tổ chức sự kiện và hoạt động: Tổ chức các sự kiện thú vị như hội chợ ẩm thực,
festival đồ ăn đường phố, buổi biểu diễn âm nhạc, hoạt động văn hóa và nghệ
thuật để thu hút người dân và du khách đến tuyến phố.
● Tạo ra không gian dành cho cộng đồng: Tuyến phố ẩm thực nên là một nơi thu
hút cả cộng đồng địa phương và du khách, tạo ra một môi trường mở và chào đón
cho mọi người. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết trong cộng đồng và tạo ra một
không gian giao lưu và trao đổi văn hóa.
● Khuyến khích văn hóa đường phố: Tạo điều kiện cho nghệ sĩ đường phố, nhạc sĩ
và nghệ nhân tham gia vào không gian công cộng để biểu diễn, tạo ra một không
khí vui vẻ và sôi động.
● Tạo ra không gian ngồi thoải mái: Cung cấp nhiều loại ghế và bàn ngoài trời để
khuyến khích người dân và du khách nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng không gian
ẩm thực.
● Khuyến khích đa dạng ẩm thực: Tạo ra một loạt các lựa chọn đa dạng về đồ ăn và
đồ uống từ đồ ăn đường phố đến các món ăn cao cấp, phục vụ nhu cầu của mọi
người.
● Tăng cường chiếu sáng và trang trí: Sử dụng ánh sáng và trang trí để tạo ra một
không gian lãng mạn và đẹp mắt vào buổi tối, tạo ra một không khí lãng mạn và
hấp dẫn.
● Tạo không gian cho trẻ em: Tạo ra các khu vui chơi và hoạt động dành cho trẻ em,
thu hút các gia đình đến tham quan và tạo ra một không gian vui chơi và học hỏi
cho trẻ em.
● Tổ chức thị trường nông sản và thực phẩm: Tổ chức các thị trường nông sản và
thực phẩm địa phương để khuyến khích người dân và du khách mua sắm và
thưởng thức các sản phẩm địa phương tươi ngon.

61
Việc thiết kế tuyến phố ẩm thực là một cơ hội tuyệt vời để tạo ra không gian sống
động và thú vị cho cộng đồng.
● Không gian đi bộ: Tạo ra không gian dành cho người đi bộ, giảm thiểu hoặc loại
bỏ xe hơi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và tận hưởng ẩm thực.
● Sự đa dạng về ẩm thực: Tích hợp nhiều loại hình ẩm thực từ các quốc gia khác
nhau, giúp tạo ra một trải nghiệm đa dạng và phong phú cho người dân và du
khách.
● Quầy ăn đường phố: Cung cấp các quầy ăn đường phố hoặc nhà hàng nhỏ với các
món ăn đặc trưng, giúp thúc đẩy nền văn hóa ẩm thực địa phương và tạo ra một
không gian ăn uống thoải mái và lạ mắt.
● Sự thoải mái và tiện nghi: Đảm bảo có đủ chỗ ngồi và khu vực giữ xe đạp hoặc xe
đạp công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia.
● Sự kiện và giải trí: Tổ chức các sự kiện liên quan đến ẩm thực như hội chợ, triển
lãm, hoặc buổi biểu diễn âm nhạc để tạo ra một không khí sôi động và thu hút
khách đến khu vực.
● Thiết kế môi trường xanh: Tận dụng không gian cây xanh, khu vườn hoặc khu vực
công cộng để tạo ra một môi trường dễ chịu và thoải mái cho việc thưởng thức ẩm
thực.
● Chú trọng vào trải nghiệm khách hàng: Đảm bảo dịch vụ và chất lượng món ăn
luôn được đặt lên hàng đầu để tạo ra một trải nghiệm ẩm thực tốt nhất cho khách
hàng.
● Kết hợp với nghệ thuật và văn hóa địa phương: Tích hợp các phần trang trí, nghệ
thuật đường phố, hoặc hiển thị văn hóa địa phương để tạo ra một không gian sống
động và độc đáo.
● Sự phát triển bền vững: Xem xét các phương pháp và nguyên liệu ẩm thực bền
vững để giảm thiểu tác động đến môi trường và cộng đồng.
● Hỗ trợ cho doanh nghiệp địa phương: Ưu tiên các nhà hàng và quán ăn địa
phương để tạo ra sự phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương.

+ Ý tưởng chính: Thiết kế một tuyến phố đi bộ với các quầy hàng, sạp bán thức ăn, biểu
diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa giải trí.

62
● Khu vực lối đi rộng rãi: Thiết kế lối đi rộng rãi để tạo ra không gian cho các quầy
hàng và sạp bán thức ăn, cũng như các khu vực ngồi ngoài trời cho khách hàng
thưởng thức thức ăn và thức uống.
● Khu vực trung tâm cho biểu diễn nghệ thuật: Tạo ra một khu vực trung tâm có sân
khấu hoặc không gian biểu diễn để tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật như nhạc
sống, múa đương đại, xiếc và các biểu diễn đường phố khác.
● Khu vực hoạt động văn hóa giải trí: Tạo ra các khu vực cho các hoạt động văn
hóa và giải trí như trò chơi truyền thống, trò chơi bàn, hoạt động sáng tạo và các
buổi workshop.
● Chiếu sáng và trang trí: Sử dụng đèn và trang trí để tạo ra một không gian lãng
mạn và hấp dẫn vào buổi tối, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hóa và
giải trí trong buổi tối.
● Giao thông an toàn cho người đi bộ: Đảm bảo rằng không gian được thiết kế để
tạo ra một môi trường an toàn cho người đi bộ, với đường dành riêng cho người đi
bộ và không có xe cộ đi vào.
● Trang bị vệ sinh công cộng: Cung cấp các cấu trúc vệ sinh công cộng tiện nghi và
sạch sẽ để đáp ứng nhu cầu của người tham quan.
● Tạo không gian xanh: Tích hợp cây cỏ, cây cảnh và khu vườn nhỏ để tạo ra một
không gian xanh và thoải mái cho người dân và du khách.
● Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm: Đảm bảo rằng các quầy hàng và sạp
bán thức ăn tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm, và được kiểm
tra định kỳ để đảm bảo chất lượng thực phẩm.
● Hiện trạng không gian và kiến trúc cảnh quan: khu vực có nhiều con phố nhỏ,
đường hẹp và có nhiều tòa nhà kiến trúc truyền thống, kiến trúc hiện đại, một số
ngôi nhà còn có phong cách lai tạp, hỗn hợp của nhiều loại hình kiến trúc. Để
tuyến phố ẩm thực có được nét đặc trưng riêng, chúng ta cần cải tạo không gian,
kiến trúc cảnh quan của khu vực. Việc chú trọng đến các phong cách xây dựng
công trình ảnh hưởng rất lớn đến nét đặc trưng của con phố.

Hoạt động Khu vực đã có một số hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, tuy nhiên chưa được tổ
chức và quy hoạch một cách bài bản. Để tuyến phố đi bộ ẩm thực có thể tiếp cận với
người dân cũng như du khách tham quan, đồng thời có thể duy trì được lâu, chúng ta cần
có định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan khu phố đi bộ ẩm thực này:
63
+ Duy trì kiến trúc truyền thống: Bảo tồn và tôn tạo các công trình kiến trúc cổ,
đảm bảo không gian và nhịp điệu cổ xưa, giữ gìn trọn vẹn bản sắc của con phố.
Đưa không gian phố đi bộ ẩm thực lại gần hơn, gần gũi hơn với con người, đem
lại nét riêng biệt giữa đô thị hiện đại, gắn liền với không gian văn hóa Hà Nội.
+ Tổ chức các hoạt động sôi động: Tạo ra một không gian với nhiều quầy hàng
ẩm thực, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa, giải trí.
+ Tạo sự kết nối với cộng đồng: Khuyến khích sự tham gia và gắn kết của người
dân địa phương, tạo nên một không gian sống động và sinh động.

- Giải pháp tổ chức không gian:

+ Quy hoạch không gian: Tạo ra một tuyến đi bộ tập trung các quầy hàng ẩm thực,
khu vực biểu diễn và vui chơi, đảm bảo dòng chảy tự nhiên.
+ Thiết kế kiến trúc: Tôn tạo các công trình kiến trúc cổ kính, kết hợp với các yếu
tố hiện đại tạo nên sự hài hòa và ấn tượng.
+ Cảnh quan xanh: Thiết kế cảnh quan xanh mát với hệ thống chiếu sáng, ghế
ngồi và các tiện ích phục vụ cộng đồng.

- Các hoạt động dự kiến sẽ bao gồm:

+ Quầy hàng ẩm thực: Các quầy hàng bán các món ăn đặc sản địa phương, món
ăn đường phố và các loại thực phẩm tươi sống.
+ Biểu diễn nghệ thuật: Các tiết mục biểu diễn múa, nhạc, xiếc và các hình thức
nghệ thuật đường phố khác.
+ Hoạt động văn hóa: Các hoạt động trưng bày, giới thiệu về văn hóa địa phương
như triển lãm, trình diễn thủ công mỹ nghệ.
+ Hoạt động cộng đồng: Các hoạt động gắn kết cộng đồng như chợ phiên, festival
ẩm thực, các buổi giao lưu văn hóa.

- Lợi ích và tác động của khu phố sau khi được cải tạo:

+ Phát triển kinh tế: Tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh và việc làm cho người dân
địa phương.
+ Tăng cường gắn kết cộng đồng: Thúc đẩy sự tương tác và giao lưu giữa người
dân và du khách.

64
+ Bảo tồn văn hóa truyền thống: Giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa đặc
trưng của địa phương.
+ Nâng cao trải nghiệm du lịch: Tạo ra một điểm đến hấp dẫn và đặc sắc cho du
khách.

- Kết luận và kiến nghị:

+ Tổ chức không gian: Quy hoạch tuyến phố đi bộ ẩm thực một cách bài bản, kết
hợp giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại.
+ Hoạt động sôi nổi: Tổ chức các hoạt động ẩm thực, văn hóa và cộng đồng để tạo
nên một không gian sống động.
+ Lợi ích nhiều mặt: Mang lại lợi ích kinh tế, văn hóa và xã hội cho cộng đồng địa
phương.

3.2.3 Các giải pháp đề xuất kịch bản cho hoạt động tuyến phố.

Sự kiện lễ hội ẩm thực truyền thống Việt Nam

Lễ hội ẩm thực truyền thống Việt Nam là dịp quý báu để du khách khám phá và trải
nghiệm nền văn hóa ẩm thực đa dạng và độc đáo của Việt Nam. Đây là cơ hội để tìm hiểu
về các món ăn truyền thống, cảm nhận không khí tập hợp của nhiều vùng miền. Khám
phá những món ăn truyền thống đặc sắc và lịch sử ẩm thực độc đáo của Việt Nam tại các
lễ hội ẩm thực truyền thống trên khắp cả nước. Từ các đặc sản vùng miền đến những câu
chuyện văn hóa đằng sau mỗi món ăn, lễ hội sẽ mang đến một trải nghiệm ẩm thực đầy
màu sắc và bản sắc.

- Ý nghĩa và lịch sử của lễ hội:

+ Gốc rễ lịch sử: Lễ hội ẩm thực truyền thống Việt Nam có nguồn gốc từ các lễ
hội nông nghiệp và tín ngưỡng dân gian, phản ánh niềm tự hào về văn hóa ẩm
thực quốc gia.
+ Giữ gìn truyền thống: Lễ hội góp phần giữ gìn và quảng bá các món ăn truyền
thống, tạo cơ hội cho các thế hệ tiếp nối và phát triển nền ẩm thực độc đáo của
Việt Nam.
+ Giao lưu văn hóa: Lễ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, tạo cơ
hội giao lưu, trao đổi văn hóa ẩm thực và trải nghiệm độc đáo.

65
- Các món ăn truyền thống tiêu biểu:

+ Phở: Phở là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng nhất của Việt Nam,
với hương vị đậm đà, thơm ngon và dinh dưỡng.
+ Bánh mì: Bánh mì Việt Nam là một biểu tượng ẩm thực độc đáo, với vỏ bánh
giòn rụm và nhân đa dạng.
+ Chè: Chè là món tráng miệng truyền thống, với nhiều loại chè khác nhau như
chè đậu, chè trôi nước, chè chuối.

- Các hoạt động và trò chơi dân gian có thể có trong các lễ hội ẩm thực:

+ Múa lân sư rồng: Múa lân, sư tử, rồng là một trong những tiết mục biểu diễn
truyền thống, thu hút đông đảo khán giả.
+ Hát chầu văn: Hát Chầu Văn là thể loại âm nhạc dân gian độc đáo, phản ánh
niềm tin tín ngưỡng của người Việt.

- Văn hóa ẩm thực và âm nhạc:

+ Ẩm thực: Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu, hương
vị và kỹ thuật nấu nướng tinh tế.
+ Ẩm thực dân tộc: Khám phá các món ăn độc đáo của các dân tộc thiểu số như
Hmông, Dao, Tày với những hương vị và nguyên liệu độc đáo.
+ Trình diễn nấu ăn: Tham gia vào các buổi trình diễn nấu ăn trực tiếp và học các
kỹ thuật nấu ăn truyền thống.
+ Các sản phẩm ẩm thực độc đáo, khu vực ẩm thực đặc sắc:
● Ẩm thực Miền Bắc: Các món ăn mang đậm phong vị đất Bắc như phở, bún
chả, bánh cuốn.
● Ẩm thực Miền Trung: Những đặc sản vùng Trung Bộ như bún bò Huế, mì
Quảng, nem lụi.
● Ẩm thực Miền Nam: Nổi bật với các món ăn ngọt như chè, bánh mì, cơm
tấm.
● Ẩm thực Miền Tây: Các đặc sản vùng sông nước như cá lóc nướng, bánh
tét, xôi gấc.
+ Âm nhạc: Âm nhạc dân gian Việt Nam như ca trù, hát then, chèo đến nay vẫn
được gìn giữ và phát triển.
66
+ Cộng đồng: Lễ hội ẩm thực là dịp để cộng đồng cùng giao lưu, chia sẻ và
thưởng thức nét đẹp văn hóa.

- Trang phục truyền thống và nghệ thuật biểu diễn:

+ Áo dài: Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, thể hiện vẻ đẹp
duyên dáng và nét tinh tế của văn hóa.
+ Múa rồng: Múa rồng là một trong những tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền
thống, thể hiện sức mạnh, may mắn và quyền lực.
+ Hát xẩm: Hát Xẩm là một thể loại âm nhạc dân gian độc đáo, gắn liền với cuộc
sống của người lao động
+ Ấn tượng: Những trang phục truyền thống và nghệ thuật biểu diễn sẽ tạo ấn
tượng sâu sắc về văn hóa Việt Nam.

- Gian hàng và trải nghiệm của du khách:

+ Thưởng thức: Du khách có thể thưởng thức các món ăn truyền thống tại các gian
hàng ẩm thực. Tận hưởng các món ăn đặc sắc và trò chuyện với những người bán
hàng nhiệt tình.
+ Tham gia: Họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động, trò chơi và nghệ thuật biểu
diễn dân gian. Tham gia các lớp học nấu ăn truyền thống dưới sự hướng dẫn của
các đầu bếp tài năng.
+ Trải nghiệm: Từ đó, du khách sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ về văn hóa ẩm
thực và lễ hội Việt Nam. Giao lưu văn hóa, tham gia các hoạt động văn hóa như
múa lân, hát then, chơi trò chơi dân gian.

Trang trí phố đi bộ ngày Tết:

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất trong năm của người Việt
Nam, được tổ chức để chào đón năm mới theo lịch truyền thống của dân tộc. Trang trí
phố đi bộ ẩm thực cho Tết Nguyên Đán là cách tạo không gian tràn ngập không khí lễ
hội, thu hút du khách đến khám phá và trải nghiệm nét văn hóa truyền thống độc đáo của
Việt Nam. Trang trí theo phong cách truyền thống cũng giúp ta thể hiện sự tôn vinh và
phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát triển di sản văn hóa. Ngoài ra còn giúp
tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách nước ngoài, cũng như khách du lịch trong nước, giúp

67
khu phố ẩm thực trở nên đặc biệt và đáng nhớ. Việc trang trí không gian không chỉ tạo ra
không khí hân hoan đón mừng một năm mới tràn đầy niềm vui, hy vọng mà còn thu hút
khách tham quan du lịch ghé qua, nhằm góp phần cải tạo kinh tế cho khu vực này.

Mô hình minh họa bố trí ghế ngồi check in được đặt tại cổng chào tại TET FESTIVAL

Việc trang trí cổng chào, đường phố dẫn vào khu phố đi bộ hay phố đi bộ đều
mang tính tất yếu và quan trọng. Ta có rất nhiều cách để trang trí cổng chào phố đi bộ để
tạo ấn tượng cho người đi đường và du khách như sử dụng hoa tươi, trang trí bằng các
loại hoa biểu tượng mùa xuân, biểu tượng ngày Tết như hoa đào, hoa mai,.., tạo điểm
nhấn đặc biệt. Tuy nhiên việc trang trí hoa tươi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết
của từng loại hoa. Thời tiết ấm áp ta có thể trang trí bằng hoa mai, thời tiết se se lạnh có
thể trang trí bằng hoa đào. Kỹ thuật chăm sóc hoa cũng rất cần thiết để cho hoa nở đúng
dịp Tết, đón mừng năm mới hân hoan, vui tươi. Sử dụng đèn trang trí như đèn LED, các
dây đèn màu sắc, hay các dây kim tuyến sắc màu để tạo không gian tràn ngập màu sắc,
sức sống. Ngoài việc trang trí cổng chào hay đường đi, chiếu sáng nghệ thuật thì không
thể thiếu băng rôn, khẩu hiệu, phù điêu, câu đối,... thể hiện truyền thống văn hóa Việt
Nam ngày Tết. Ta có thể sử dụng các vật liệu tự nhiên để trang trí, tạo hình con giáp đại
diện cho năm mới, hay treo câu đối như trong phong tục cây nêu ngày Tết,... Những ý
tưởng liên kết giữa truyền thống, hiện đại kết hợp đan xen tạo cảm giác hiện đại nhưng
vẫn gần gũi, quen thuộc với người dân, đồng thời cũng là cách thể hiện bản sắc văn hóa
Việt Nam với du khách quốc tế.

68
Hình ảnh minh họa khu phố đi bộ Tống Duy Tân tại TET FESTIVAL

Các màu sắc truyền thống của Tết Nguyên Đán như đỏ, vàng, xanh lá cây thể hiện
sự may mắn, thịnh vượng và sự tươi mới. Những gam màu rực rỡ này được sử dụng để
trang trí phố đi bộ, tạo không khí vui tươi, ấm áp trong dịp lễ hội. Sử dụng những chùm
hoa mai, hoa đào, lá xanh mang đậm chất Tết để trang trí các gian hàng ẩm thực, tạo
không khí ấm áp và rực rỡ. Lắp đặt các đèn lồng, đèn LED với những họa tiết truyền
thống giúp không gian trở nên lung linh, ấn tượng. Ngoài ra việc trang trí trang thiết bị đô
thị ngày Tết như ghế nghỉ, thùng rác, điểm sạc điện thoại,... đều có thể sử dụng các gam
màu ngày Tết, mang các họa tiết của ngày Tết nhằm tạo sự đồng điệu, tạo nên nét đặc
trưng riêng biệt của ngày Tết.

Bày biện các món ăn truyền thống Tết một cách sáng tạo, thu hút thực khách. Bên
cạnh đó cần tổ chức các tiết mục văn nghệ, trình diễn như múa lân vào dịp Tết để thu hút
khách du lịch, tổ chức các cuộc thi nấu ăn ngày Tết như gói bánh chưng, bánh tết,... các
món ăn truyền thống ngày Tết. Các không gian dạy nấu mâm cỗ ngày Tết, hay không
gian để khách du lịch có thể thử sức nấu những món ăn đặc trưng ngày Tết quê hương họ
để mọi người có thể thưởng thức, giao lưu văn hóa. Các gian hàng ẩm thực, nhà hàng ẩm
thực linh hoạt thay đổi menu theo từng mùa, từng dịp để góp phần tăng đặc trưng của
không gian tuyến phố, phục vụ đa dạng các món ăn ngày Tết để du khách có thể biết
nhiều hơn về văn hóa nước ta.

69
Hoạt động ban ngày và ban đêm của phố đi bộ ẩm thực khá quan trọng, có thể tiếp
các du khách vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Ban ngày có thể có các tiết mục biểu
diễn văn hóa dân gian như múa lân, hát xoan, trình diễn nghệ thuật truyền thống, không
gian biểu diễn các hoạt động như gói bánh chưng bánh tết,... Ban đêm có thể có các
chương trình văn nghệ hát chào xuân, cuộc thi tay nghề nấu ăn của du khách về các món
ẩm thực truyền thống quê hương họ vào ngày Tết. Vừa có thể giúp mọi người giao lưu
văn hóa, vừa có thể cho mọi người cảm nhận văn hóa ẩm thực trên toàn thế giới. Điều
này cũng giúp nâng cao ý thức cộng đồng, gắn kết mọi người lại với nhau, tạo không
gian hòa đồng, vui vẻ, đặc sắc. Ngoài ra cũng có các hoạt động có thể tổ chức 24/24 như
các gian hàng bán đồ ăn ngày Tết, không gian nghỉ ngơi, trải nghiệm của du khách.

Tổ chức các sự kiện festival ẩm thực giữa các nước.

Đề xuất tạo ra những dan hàng hoặc những sạp hàng tại các vị trí chỉ định để giới thiệu
và quảng bá ẩm thực của các nước

● Chọn thiết kế phù hợp: Thiết kế sạp hàng cần phản ánh đặc trưng của ẩm thực
nước ngoài mà bạn muốn quảng bá. Sử dụng màu sắc, hình ảnh và trang trí phù
hợp để tạo ra một không gian thu hút và đầy màu sắc.
● Tạo không gian thân thiện và thoải mái: Tạo ra không gian thoải mái và thân thiện
để khách hàng có thể ngồi lại và thưởng thức thức ăn. Cung cấp đủ chỗ ngồi và
bàn ghế, cũng như các tiện nghi như dù che nắng và quạt để tạo cảm giác thoải
mái cho khách hàng.

Đề xuất không gian quảng trường làm nơi giao lưu văn hóa văn nghệ cũng như nghệ
thuật giữa các nước nơi đây cũng có thể làm nơi trưng bày những món ăn đặc trưng tại
Việt Nam

Ý nghĩa tổ chức các sự kiện festival ẩm thực giữa các nước tại tuyến phố ẩm thực mang
lại nhiều ý nghĩa và lợi ích:

● Giao lưu văn hóa: Sự kiện này tạo điều kiện cho người dân và du khách được tiếp
xúc với các nền văn hóa khác nhau thông qua ẩm thực. Điều này giúp thúc đẩy sự
hiểu biết và tôn trọng về sự đa dạng văn hóa trên thế giới.

70
● Tăng cường hợp tác quốc tế: Sự kiện festival ẩm thực có thể là cơ hội để các quốc
gia hợp tác và giao lưu với nhau trong lĩnh vực ẩm thực. Các đầu bếp và nhà hàng
có thể trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ nhau, tạo ra sự thú vị và phong phú
trong thực đơn của họ.
● Thúc đẩy du lịch: Sự kiện này có thể thu hút sự quan tâm của du khách từ khắp
nơi, tạo ra một điểm đến hấp dẫn và độc đáo. Điều này có thể tăng cường ngành
du lịch địa phương và mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.
● Tạo không gian gặp gỡ và giao lưu: Tuyến phố ẩm thực trở thành một nơi tuyệt
vời để mọi người tụ họp, gặp gỡ và trò chuyện với nhau trong một không gian vui
vẻ và thoải mái.
● Quảng bá ẩm thực địa phương: Sự kiện này cung cấp cơ hội để các nhà hàng và
đầu bếp địa phương giới thiệu và quảng bá ẩm thực địa phương của họ đến một
đối tượng khán giả rộng lớn.
● Thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương: Tổ chức các sự kiện festival ẩm thực
tại tuyến phố ẩm thực có thể tạo ra một lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương,
từ việc tăng doanh số bán hàng của các nhà hàng và quán ăn địa phương đến việc
tạo ra các cơ hội việc làm và thu hút đầu tư.

Một số các lễ hội ẩm thực truyền thống Việt Nam nổi tiếng:

+ Hội chợ văn hóa ẩm thực Huế: Diễn ra hàng năm tại thành phố Huế, hội chợ này tập
trung vào các món ăn truyền thống của vùng miền Trung, đặc biệt là các món ăn cung
đình Huế. Du khách có cơ hội thưởng thức những món ăn phong phú và tham gia các
hoạt động văn hóa truyền thống.
Mục đích và ý nghĩa: Hội chợ Văn hóa ẩm thực Huế được tổ chức nhằm giới thiệu
và bảo tồn di sản ẩm thực của vùng miền Trung, đồng thời tạo ra một không gian giao
lưu văn hóa giữa các địa phương trong cả nước và quốc tế.
Đa dạng về món ăn: Hội chợ quy tụ các nhà hàng, đầu bếp và thương hiệu thực
phẩm từ Huế và các tỉnh thành lân cận, mang đến cho du khách một trải nghiệm ẩm thực
đa dạng với các món ăn truyền thống của vùng miền Trung.
Hoạt động và sự kiện: Ngoài việc thưởng thức ẩm thực, hội chợ còn có các hoạt
động văn hóa và giải trí như biểu diễn âm nhạc, văn hóa dân gian, trình diễn nghệ thuật
truyền thống, hướng dẫn nấu ăn và các cuộc thi văn hóa.

71
Thời gian và địa điểm: Hội chợ thường diễn ra vào thời điểm cuối năm hoặc đầu
năm mới, tùy thuộc vào lịch trình tổ chức của thành phố Huế. Địa điểm thường là tại các
khu vực trung tâm của Huế như Cung Điện Hoàng Gia, Khu di tích Hoàng thành và khu
vực xung quanh Sông Hương.
Hợp tác và phát triển: Hội chợ cũng là cơ hội để các doanh nghiệp địa phương và
quốc tế hợp tác, quảng bá và phát triển thương hiệu, sản phẩm ẩm thực của mình.
Hội chợ Văn hóa ẩm thực Huế không chỉ là nơi để thưởng thức các món ăn ngon mà còn
là một sự kiện văn hóa đa dạng và phong phú, đem lại trải nghiệm độc đáo và sâu sắc về
văn hóa ẩm thực miền Trung Việt Nam

+ Lễ hội ẩm thực Hà Nội - Vietnam International Food Festival (VIFF): Tổ chức tại
thủ đô Hà Nội, VIFF là một sự kiện quy tụ các món ăn đặc sản từ các vùng miền của Việt
Nam cũng như các món ăn quốc tế. Sự kiện này còn có các hoạt động văn hóa, âm nhạc
và văn hóa giải trí.
Mục tiêu và ý nghĩa: VIFF được tổ chức nhằm mục đích giới thiệu và quảng bá
ẩm thực Việt Nam đến với du khách quốc tế, đồng thời tạo ra một cơ hội giao lưu văn
hóa giữa các nền ẩm thực trên thế giới.
Đa dạng về món ăn: VIFF quy tụ các nhà hàng, đầu bếp, và nhà sản xuất thực
phẩm đến từ nhiều quốc gia khác nhau, mang đến cho du khách một trải nghiệm ẩm thực
đa dạng với các món ăn đặc trưng từ các vùng miền của Việt Nam cũng như các nền ẩm
thực quốc tế.
Hoạt động và sự kiện: Ngoài việc thưởng thức ẩm thực, VIFF còn có các hoạt
động giải trí, văn hóa và nghệ thuật như biểu diễn âm nhạc trực tiếp, trình diễn văn hóa
dân gian, hướng dẫn nấu ăn, và các cuộc thi văn hóa.
Thời gian và địa điểm: VIFF thường diễn ra trong khoảng từ cuối năm đến đầu
năm mới, thường vào tháng 12 hoặc tháng 1 tại các khu vực trung tâm của Hà Nội như
Công viên Thống Nhất hoặc Công viên Lê Nin.
Hợp tác quốc tế: VIFF thường có sự tham gia của các đối tác quốc tế, cả trong
việc tổ chức và tham gia sự kiện, từ đầu bếp nổi tiếng đến các nhà hàng và tổ chức quốc
tế.
VIFF không chỉ là một cơ hội để thưởng thức những món ăn ngon từ khắp nơi trên thế
giới mà còn là một sự kiện văn hóa đa dạng và phong phú, đem lại trải nghiệm tuyệt vời
cho du khách và người dân Hà Nội.
72
+ Lễ hội ẩm thực đường phố Hội An: Hội chợ này được tổ chức hàng năm tại phố cổ
Hội An, nơi du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng miền Trung,
từ các món ăn đường phố đến các món ăn cung đình truyền thống.
Mục đích và ý nghĩa: Lễ hội ẩm thực đường phố Hội An nhằm giới thiệu và quảng
bá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Hội An và miền Trung Việt Nam, đồng thời tạo ra một
không gian vui chơi, giao lưu và trải nghiệm cho cả du khách và người dân địa phương.
Đa dạng về món ăn: Lễ hội quy tụ các quán hàng, gian hàng và sạp bán thức ăn
đường phố từ khắp các vùng miền của Việt Nam. Du khách có cơ hội thưởng thức những
món ăn đặc trưng của Hội An như cơm gà, bánh mì phố cổ, mì Quảng và nhiều món ăn
đặc sản khác.
Hoạt động và sự kiện: Ngoài việc thưởng thức ẩm thực, lễ hội còn có các hoạt
động giải trí, văn hóa và truyền thống như trình diễn nghệ thuật đường phố, hát bài chòi,
nhảy múa dân gian và các cuộc thi văn hóa.
Thời gian và địa điểm: Lễ hội thường diễn ra vào các ngày cuối tuần hoặc các dịp
lễ lớn trong năm, tại các con phố và khu vực trung tâm của Hội An như Phố cổ Hội An,
khu vực quanh chợ đêm và khu vực bờ sông.
Sự hợp tác và phát triển: Lễ hội cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và nhà hàng
địa phương hợp tác, quảng bá và phát triển thương hiệu, sản phẩm ẩm thực của mình.
Lễ hội ẩm thực đường phố Hội An là một sự kiện đặc biệt mang đến cho du khách trải
nghiệm không gian văn hóa độc đáo và phong phú của Hội An cũng như miền Trung Việt
Nam.

+ Lễ hội ẩm thực Tết Nguyên Đán: Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều thành phố lớn ở
Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng tổ chức các lễ hội ẩm thực truyền thống với các
món ăn đặc biệt chỉ xuất hiện vào dịp này.
Ý nghĩa và mục đích: Lễ hội ẩm thực Tết Nguyên Đán diễn ra trong bối cảnh lễ
hội Tết, nhằm kỷ niệm và chào đón năm mới theo lịch truyền thống của Việt Nam. Nó là
cơ hội để người dân thư giãn, tận hưởng những món ăn truyền thống và gặp gỡ bạn bè,
người thân.
Đa dạng về món ăn: Lễ hội này thường quy tụ nhiều món ăn truyền thống của
người Việt, như bánh chưng, bánh tét, mứt, dưa hấu, hạt dưa và nhiều loại đồ ngọt khác.
Mỗi món ăn mang một ý nghĩa đặc biệt trong nghi lễ Tết.

73
Hoạt động và sự kiện: Ngoài việc thưởng thức ẩm thực, lễ hội Tết Nguyên Đán
còn có các hoạt động giải trí truyền thống như múa lân, múa rồng, hát giao duyên, chơi
các trò chơi dân gian và xem pháo hoa.
Thời gian và địa điểm: Lễ hội ẩm thực Tết Nguyên Đán thường diễn ra vào những
ngày cuối năm cũ và đầu năm mới theo lịch âm, từ ngày 30 tháng Chạp đến mùng 3 Tết
Nguyên Đán. Các hoạt động có thể diễn ra tại các khu vực trung tâm của thành phố và
các làng quê.
Ý nghĩa văn hóa và tinh thần: Lễ hội ẩm thực Tết Nguyên Đán không chỉ là cơ hội
để thưởng thức những món ăn ngon mà còn là dịp để tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa
truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội ẩm thực Tết Nguyên Đán là một phần không thể thiếu của bản sắc văn hóa Việt
Nam, mang đến cho mọi người niềm vui, hạnh phúc và sự đoàn kết trong dịp đặc biệt của
năm mới.

C. KẾT LUẬN

Phố đi bộ ẩm thực Cẩm Chỉ là một điểm đến hấp dẫn, nơi du khách có thể thưởng
thức các món ăn đặc sắc và tận hưởng không gian cảnh quan thỏa mái. Tuy nhiên, vẫn
còn một số vấn đề cần được giải quyết để phát triển phố đi bộ này để nó có thể đạt được
tiềm năng của nó.

Khu phố này đã được cải tạo một phần từ những năm 2020, nhưng không giữ
được bản sắc, dần mất đi tính chất của một phố đi bộ ẩm thực. Hiện trạng khu phố còn
nhiều thiếu sót, thiết sự linh động, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của một phố đi bộ hoàn
chỉnh về không gian nghỉ ngơi, khu vực để xe, khu tập kết rác,... Tồn tại những vấn đề
đáng lo ngại có thể xảy ra như trộm cướp, tệ nạn xã hội, vấn đề tăng giá với du khách
nước ngoài,... làm xấu đi hình ảnh phố đi bộ, xấu đi hình ảnh của người dân Việt Nam
trong mắt bạn bè quốc tế. Việc cải tạo một phần con phố vẫn chưa đưa ra được định
hướng phát triển cho khu phố, cách quản lý vận hành còn lỏng lẻo. Khu phố vẫn chưa có
nét đặc trưng riêng đáng có của một khu phố, chưa thu hút được nhiều du khách cũng
chưa để lại ấn tượng đặc biệt với du khách khi ghé qua phố đi bộ Cẩm Chỉ này.

Hiểu được vấn đề này, chúng em đã làm bài nghiên cứu khoa học, tìm hiểu thực
trạng của khu phố ẩm thực, những vấn đề còn thiếu sót và những vấn đề cần sửa đổi để
hoàn thiện, đồng thời tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý và vận hành phố
74
đi bộ ẩm thực chưa được trọn vẹn. Đề xuất các giải pháp, đưa ra các phương hướng khắc
phục thực trạng, sửa đổi khu phố.

Việc đầu tiên đó chính là cải tạo lại không gian cảnh quan, việc mở rộng không
gian vỉa hè, mái che,... để không gian được thoáng mát và sạch sẽ hơn. Việc di dời khu
vực gửi xe của các quán cafe trong ngõ cũng cần được giải quyết. Du khách có thể tiếp
cận phố đi bộ bằng các phương tiện công cộng, một số du khách muốn tiếp cận không
gian phố đi bộ bằng phương tiện cá nhân nên cần có những bãi đỗ xe gần khu vực phố đi
bộ ẩm thực này. Khu vực nghỉ ngơi, khu vực vui chơi cần được bổ sung. Một số hoạt
động ngoài trời hay khép kín liên quan đến ẩm thực cần phải được khai thác nhiều hơn.

Cảnh quan trên các bình diện nền, bình diện đứng, bình diện trần cần phải đặc biệt
chú ý. Ta có thể trang trí đèn LED điện tử cho khu vực điểm nhấn, sân khấu, cổng chào
hay đèn có tính dẫn hướng nhằm thu hút khách du lịch, tăng sự lãng mạn của không gian
vào buổi tối. Các hoạt động hàng ngày ở phố ẩm thực cần được lên kịch bản chi tiết. Có
kịch bản theo ngày thường và theo lễ hội ẩm thực hàng năm như lễ hàn thực, lễ thất
tịch,...hay các ngày lễ lớn như Tết nguyên đán hay tuần lễ ăn chay, ngày hội phật đản cho
những tín đồ phật tử,... Ngoài ra cũng có thể tổ chức các sự kiện theo mùa: xuân, hạ, thu,
đông; theo từng vùng miền trên đất nước: Bắc, Trung,Nam,... Việc tổ chức các sự kiện
trên phố đi bộ vừa có thể giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới, vừa có thể nâng
cao sự gắn kết cộng đồng, tạo ra sự tương tác giữa người với người, vừa có thể thu hút
khách du lịch, tạo sự đặc trưng riêng của khu phố, tăng lợi ích kinh tế cho người dân nơi
đây.

Trang thiết bị đô thị như hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước hay tiện ích
đô thị như khu vực ngồi nghỉ cũng cần phải chú trọng đến từng chi tiết, vật liệu thân
thiện với môi trường, có thể tái sử dụng, an toàn với người sử dụng và có thể trang trí các
chi tiết liên quan đến lễ hội, sự kiện ẩm thực được tổ chức.

Về vấn đề quản lý, chúng ta cần đảm bảo được trật tự, vệ sinh và an toàn trong
khu phố đi bộ. Là phố đi bộ ẩm thực, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm nên
là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Việc thu gom rác thải để tránh cho không gian có mùi
khó chịu hay gây mất mỹ quan đô thị. Việc quản lý chặt chẽ các nhà hàng, quán ăn, quán
cafe trong phố ẩm thực nên được thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm để
đảm bảo vấn đề sức khỏe và sự an toàn cho người tiêu dùng. Bên cạnh việc đáp ứng nhu
75
cầu của du khách, thu hút khách du lịch qua các hoạt động hay sự kiện cũng cần phải
đảm bảo sự hài lòng của người dân địa phương, tránh gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh
sáng gây ảnh hưởng đến người dân địa phương quanh khu vực. Nguồn tài chính ổn định
cũng cần có để có thể vận hành và duy trì, phát triển phố đi bộ.

Ngoài người dân địa phương, việc hợp tác của chính quyền địa phương cũng vô
cùng quan trọng. Chính quyền địa phương có thể góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm cải
tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, không gian phố đi bộ. Ban hành các quy định, chính sách
để quản lý và phát triển phố đi bộ. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng có thể tổ chức
các sự kiện, chương trình để thu hút khách tham quan du lịch cũng như tăng tính đoàn kết
cộng động của người dân địa phương quanh khu vực.

Người dân sống và kinh doanh trong phố đi bộ ẩm thực cũng cần hợp tác với
chính quyền địa phương để duy trì và phát triển phố đi bộ ẩm thực nơi đây. Việc đầu tư
kinh doanh cần cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo từ các dịch vụ ẩm thực, thương mại trên phố đi
bộ. Tham gia, tuân thủ nguyên tắc, chính sách của chính quyền địa phương để việc quản
lý và vận hành khu phố đi bộ được duy trì tốt nhất có thể.

Rút ra được bài học từ phố đi bộ trước đây cũng như một số phố đi bộ khác trên
quốc tế, việc chỉnh sửa, cải tạo không gian cảnh quan, tận dụng không gian một cách tối
ưu, đa dạng, cảnh quan độc đáo để thu hút khách. Khuyến khích người dân tham gia vào
quá trình quản lý và vận hành khu phố. Định kỳ tổ chức các cuộc thi, sự kiện, hoạt động,
lễ hội để thu hút lượng khách.

Việc phát triển phố đi bộ Tống Duy Tân- Cẩm Chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của chính
quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng người dân nơi đây. Bằng việc cải tạo
không gian cảnh quan, tăng cường hoạt động và quản lý hiệu quả, phố đi bộ này sẽ trở
thành một điểm đến hấp dẫn, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

76
F. Tài liệu tham khảo

1. Norman, M. (2020, September 23). How to organise a street food festival.

Eventunity - Building Success with Events.

https://www.eventunitypro.com/how-to-organise-a-street-food-festival/?f

bclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR25N5pFseX_QmY4Befseerc3W5igBz5

vArB_WUmOJQtJXmLd16jQjLGLsk_aem_AV-3SdfFNEUCdxKtj4BNM1B

HzdhHemvXC5DZ04v9UwZSdGa_3YpD8BKFSGs-rv-fW-6PbJVNw5HQ

MByW4DK7_Hwo

2. HỮU MAI. “Sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động không gian phố đi bộ hồ Hoàn

Kiếm.” hanoimoi.com, hanoimoi, 18 December 2023,

https://hanoimoi.vn/sua-doi-quy-che-quan-ly-hoat-dong-khong-gian-pho-di-bo-ho

-hoan-kiem-653385.html. Accessed 12 May 2024.

77

You might also like