Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU

Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày sơ lược lịch sử phát triển của Vật liệu xây dựng cùng với Kiến
trúc thời kỳ Cổ đại với hai khu vực La Mã và Hy Lạp cổ đại? (1 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (1 điểm)
 Thế giới cổ đại (499 TCN - 500 CN):
Đây là kỷ nguyên vĩ đại của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đến khoảng thế kỷ I, toàn thế giới chịu
sự thống trị của bốn đế quốc: Đế quốc La Mã, nhà Hán, triều đại Sassanid, dòng họ Gupta. Khoảng
năm 450, bốn đế quốc này sụp đổ.
Sự lớn mạnh của các đế quốc và đô thị đã dẫn đến việc xây dựng nhiều tòa nhà công cộng.
Những công trình tráng lệ nhất là những công trình dành phục vụ tôn giáo hoặc của Nhà nước.
Thời kỳ này, các tòa nhà được xây bằng đá cho chắc bền và thường được ốp đá trang trí như
cẩm thạch để tạo vẻ uy nghi. Các tòa nhà được được xây bằng tay, tuy nhiên nhiều dụng cụ và thiết bị,
chẳng hạn như giàn giáo đã phát triển, cho phép xây được những tòa nhà lớn và mái vòm phức tạp.
Hy Lạp cổ đại (600 - 337 TCN): Vật liệu chủ yếu là đá tự nhiên, đa dạng từ loại đá sa thạch
mềm dễ đục đẽo đến đá cẩm thạch có độ cứng cao và hoa văn đẹp, dễ hoàn thiện mặt ngoài công trình.
Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến lúc bấy giờ là agora (quảng trường công cộng) và acropol
(quần thể kiến trúc đền đài xây dựng trên những khu đồi cao).
La Mã cổ đại (509 TCN - 475 CN): Người La Mã tiếp thu nhiều tư tưởng Hy Lạp nhưng cũng
phát minh ra các kỹ thuật mới. Đó là cách làm bêtông vào khoảng năm 200 TCN. Thời gian đầu, dùng
bêtông để làm móng nhà, chẳng bao lâu dùng để xây tường và các mái vòm lớn. Sau đó, phát triển kỹ
thuật tạo vòm để xây cầu và cầu dẫn nước.
Nhìn chung, các công trình xây dựng trong giai đoạn này trở nên nhiều tham vọng hơn và
phức tạp hơn. Các con đường lát đá, có lối thoát nước và nổi cao đã được xây dựng.

VÍ DỤ:
Đền Parthenon, một ngôi đền được xây dựng cho
nữ thần Athena nằm trên khu vực Acropolis ở
Athens, là một trong những biểu tượng tiêu biểu
nhất cho văn hóa và sự tài hoa của người Hy Lạp
cổ đại.
Đền thờ Patheon sử dụng bê tông:
Để có thể thiết kế được hệ thống mái vòm độc đáo
thì người La Mã đã phải dày công nghiên cứu các
vật liệu tạo thành chất kết dính bền vững nhất. Đó
là sự kết hợp giữa cao su, vôi sống, tro bụi và cát
được lấy từ núi lửa để tạo thành vật liệu có tên bê
tông.

Câu 2. Anh (chị) hãy trình bày sơ lược lịch sử phát triển của Vật liệu xây dựng cùng với Kiến
trúc thời kỳ Phục Hưng? (1 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (1 điểm)
 Thời kỳ phục hưng (1461 - 1600):
Thời kỳ này đánh dấu sự khởi đầu của lịch sử hiện đại. Người Hồi giáo thống trị phần lớn châu Âu và
châu Á; người Aztec và Inca thống trị châu Mỹ; tại châu Âu, một thế giới mới đang hình thành.
Hoạt động thiết kế xây dựng phát triển khắp thế giới và những tiến bộ đáng chú ý nhất thuộc về châu
Âu thời Phục hưng, nơi xuất hiện pha trộn các vật liệu kiến trúc: gạch, gỗ, đá, thạch cao…
Đô thị được xây dựng trên cơ sở kết hợp các nguyên tắc bố cục hình học, phối kết mối tương quan về tỉ
lệ, khoảng cách, quy mô, vật liệu, màu sắc… tạo hiệu quả về thụ cảm thẩm mỹ.
Kiến trúc Phục hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên chúa giáo, con người được coi như
bản sao của thánh thần.
Cũng trong thời kỳ này, việc chế tác đá của người Inca thực hiện rất chính xácvới một chiếc búa đẽo
đá. Tiếp đó, đá được đánh bóng và mài bằng cát để mặt cắt các viên đá khớp với nhau không cần vữa.

1
VÍ DỤ:
Đặc trưng của phong cách kiến trúc này là sử dụng kiểu mái vòm nhọn
lạ mắt kết hợp với những ô cửa kính màu, cột nước điêu khắc,... Đây
cũng chính là yếu tố quan trọng làm nên những công trình Gothic đáng
ngưỡng mộ sau này.
Từ những công trình kiến trúc Gothic đầu tiên tại thời kỳ trung cổ, các
nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ học đã chỉ ra rằng vật liệu chính được sử
dụng là đá vôi và sắt. Người ta sử dụng một lượng lớn đá vôi đến mức
phải có những mỏ đá để phục vụ cho việc xây dựng các tòa nhà Gothic.
Bên cạnh đá vôi, tại nhiều nơi người ta lựa chọn gạch làm vật liệu
chính để xây dựng.

Câu 3. Anh (chị) hãy trình bày sơ lược lịch sử phát triển của Vật
liệu xây dựng cùng với Kiến trúc thời kỳ Hậu Hiện đại (từ năm
1950 đến nay) trên thế giới? (1 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (1 điểm)
 Thế giới hiện đại (1950 - hiện tại):
Giai đoạn này được coi là lịch sử hiện đại. Những năm tháng này đã chứng kiến những thay
đổi chưa từng có trong lĩnh vực công nghệ và môi trường.
Kiến trúc Hậu hiện đại: được xem như sự tiếp tục của Kiến trúc Hiện đại. Trường phái này
xuất hiện các chi tiết trang trí, tính đa nghĩa của biểu tượng trong
Kiến trúc.
VÍ DỤ:
Vanna Venturi House là một trong số kiệt tác đầu tiên của phong
trào kiến trúc hậu hiện đại, nằm trong khu phố Chestnut
Hill ở Philadelphia, Pennsylvania, được thiết kế bởi kiến trúc
sư Robert Venturi cho mẹ của ông, Vanna Venturi.

Công trình được xây dựng từ năm 1962 đến năm 1964 với quy mô
nhỏ nhưng có mặt tiền vô cùng hoành tráng, tận dụng tối đa các
hiệu ứng của kiến trúc hậu hiện đại như mái dốc thay vì mái bằng,
sử dụng thêm lò sưởi, ống khói, hệ thống cột, tường kính… tất cả
kết hợp với nhau phá vỡ những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện đại trang trọng.

Câu 4. Anh (chị) hãy trình bày sơ lược lịch sử phát triển của Vật liệu xây dựng cùng với Kiến
trúc thời kỳ Pháp thuộc tại Việt Nam? (1 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (1 điểm)
 Thời kỳ Pháp thuộc:
Trong thời kỳ này, xây dựng sử dụng vật liệu từ địa phương cụ thể như:
gạch, ngói, xi măng, đá tự nhiên khai thác tại thuộc địa. Ngoài ra, kết hợp với công
nghệ tiên tiến trong công tác xây dựng đã tạo nên những công trình kiến trúc có giá
trị đến tận ngày nay.
Vật liệu bê tông, asphalt dùng để xây đường; vật liệu kim loại như sắt làm
cột điện, sợi đồng làm lõi dây điện…
Vật liệu bê tông và công nghệ mới xây dựng trong các công trình đã tạo ra
những hình ảnh đô thị.
Các vật liệu gang, thép và công nghệ xây dựng mới cũng được áp dụng
như: xây dựng cầu Long Biên và ga đường sắt…
VÍ DỤ:
Phong cách Tân cổ điển sử dụng ngôn ngữ của kiến trúc cổ điển Hy Lạp –
La Mã với các thức cột và các chi tiết trang trí có nguồn gốc từ kiến trúc cổ đại Hy
Lạp, La Mã, thời kỳ Phục Hưng, Rô man, Gô tích, chủ nghĩa cổ điển Pháp, Ba rốc và
Rôcôcô, được thay đổi gia giảm, thêm thắt ít nhiều.
Phong cách Tân cổ điển sử dụng ngôn ngữ của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã với
các thức cột và các chi tiết trang trí có nguồn gốc từ kiến trúc cổ đại Hy Lạp, La Mã, thời kỳ Phục
Hưng, Rô man, Gô tích, chủ nghĩa cổ điển Pháp, Ba rốc và Rôcôcô, được thay đổi gia giảm, thêm thắt
ít nhiều.

2
Câu 5. Anh (chị) hãy trình bày sơ lược lịch sử phát triển của Vật liệu xây dựng cùng với Kiến
trúc thời kỳ 1986 đến nay tại nước ta? (1 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (1 điểm)
 Thời kỳ từ 1986 đến nay:
Các vật liệu mới và công nghệ mới được áp dụng phổ biến và rộng rãi
trong xây dựng các nhà cao tầng và nhà siêu cao tầng trong thời kỳ này.
Các vật liệu siêu nhẹ và công nghệ dây văng cũng được sử dụng trong
xây dựng các công trình như: Bảo tàng Quốc Gia…
Công nghệ mới và các vật liệu thép siêu cường lực cũng được phát
triển và sử dụng nhiều trong xây dựng cầu như: cầu dây văng Bình Thuận, Nhật
Tân…
VÍ DỤ:
– Xu hướng hiện đại – xu hướng chung trong thời đại toàn cầu hóa tiếp tục được
khẳng định là xu hướng chính. Đây là xu hướng với sự đa dạng về các phong
cách kiến trúc, như: Xô Viết, High-tech, Hiện đại mới, Tượng trưng, Thô mộc,
Tối giản, Biểu hiện,… Trong đó, điều rất cần được nhấn mạnh là phong cách
Nhiệt đới hiện đại được hình thành ở miền Nam trước đây, nay đang được nhiều
KTS nghiên cứu phát triển theo hướng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và văn hóa của từng địa
phương. Đây là triết lý sáng tác kiến trúc rất đáng được trân trọng, khuyến khích, góp phần hình thành
nên phong cách kiến trúc địa phương mới – hiện đại và bản sắc trên cả nước

VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Câu 6. Anh (chị) hãy trình bày các loại vật liệu xây dựng cơ bản trong kiến trúc. (2 điểm)
Nêu và phân tích rõ từng loại cụ thể. (2 điểm)
 Vật liệu cơ bản:
+ Cát: Thiết kế đô thị có xu hướng sử dụng vật liệu cát vào việc tạo lập các sân chơi, không
gian vui chơi giải trí cho trẻ em.
+ Thủy tinh: Cùng với kính là những vật liệu dễ tạo ra những hiệu ứng về thị giác và là những
vật liệu không thể thiếu trong thiết kế đô thị các không gian công cộng hiện đại. Thủy tinh và kính
cũng là những vật liệu hay được sử dụng trong công tác bảo tồn, tôn tạo; bảo vệ các giá trị văn hóa,
kiến trúc, lịch sử v.v...
+ Gạch: Thiết kế đô thị sử dụng vật liệu gạch cho các bình diện đứng như: các mặt tường,
bình diện nền như: lát nền, lát các tuyến đường dạo, tuyến đi bộ và bình diện trần như: lợp mái v.v...
Để đạt được hiệu quả thị giác, các kiến trúc sư thường tổ chức, sắp xếp các viên gạch theo trình tự, bố
cục vần luật và kết hợp với sơn phủ màu sắc v.v…
+ Gốm, sứ: Thiết kế đô thị thường sử dụng vật liệu gốm, sứ cho việc trang trí các tác phẩm
điêu khắc, hoành tráng như: tranh tường, các mảng phù điêu cỡ lớn v.v… Việc trang trí này có tác động
đặc biệt đến thụ cảm thị giác của con người.
+ Sỏi: Có hình dáng tròn, đều và nhiều màu sắc. Thiết kế đô thị sử dụng vật liệu sỏi cho các
tuyến đường dạo, tuyến đi bộ, cho các chi tiết nhỏ trong các khu vực công cộng như: sân chơi, trường
học hoặc dùng cho các khu vực rãnh nước, nơi cần có sự thẩm thấu của nước v.v...
+ Đá: Vật liệu đá được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế đô thị như: lập khối các bình diện
đứng, bình diện nền, lát các tuyến đường dạo, tuyến đi bộ; trong các mảng phù điêu trang trí; tạo dựng
các tượng điêu khắc, tiểu cảnh và các chi tiết nhỏ; hình thành hệ thống trang thiết bị tiện ích đô thị như:
ghế ngồi, thùng rác, biển báo v.v...
+ Vôi: Khi được sử dụng đúng cách, đúng chỗ và có ý đồ sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng thụ cảm thị
giác. Thiết kế đô thị sử dụng vôi trong trang trí, vẽ tranh 3D, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật vẽ tranh
đường phố Grafiti v.v...
+ Xi măng: sử dụng trong Thiết kế đô thị có khả năng chống thấm tốt, dùng để lát nền; khi kết
hợp xi măng với các vật liệu khác rất dễ dàng tạo dựng các hình khối, các chi tiết nhỏ v.v…
+ Gang: Cứng và dễ tạo hình là ưu điểm nổi bật của gang. Thiết kế đô thị sử dụng các sản
phẩm từ gang bởi hình dáng đa dạng, nhiều kích cỡ, dễ dàng sử dụng trong nhiều loại hình không gian
và yêu cầu khác nhau.

3
+ Thép: Thép là loại vật liệu ứng dụng phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng linh hoạt trong
mọi không gian công cộng của đô thị như: trong các không gian xanh, tuyến đường dạo, tuyến đi bộ,
trong hệ thống tiện ích trang thiết bị đô thị v.v…
+ Bitum: Vật liệu này được sử dụng phổ biến trong thiết kế đô thị gồm các giải pháp chống
nóng và chống thấm. Khi kết hợp vật liệu bitum với các giải pháp thiết kế công trình xanh, kiến trúc
xanh sẽ đem lại những hình ảnh mới cho đô thị.
+ Asphalt: được sử dụng phổ biến trong thiết kế đô thị cầu, đường giao thông. Thiết kế đô thị
ngày nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề giao thông cũng như các giải pháp thiết kế giao thông đô thị.

Câu 7. Anh (chị) hãy trình bày các loại vật liệu xây dựng hoàn thiện phổ biến trong kiến trúc. (2
điểm)
Nêu và phân tích rõ từng loại cụ thể. (2 điểm)
Các vật liệu xây dựng hoàn thiện trong kiến trúc thường là vật liệu hoàn thiện bề mặt, vật liệu
sử dụng tạo hình và mỹ thuật, vật liệu dùng để xử lý công năng (cách âm, cách nhiệt…). Các loại vật
liệu xây dựng hoàn thiện phổ biến bao gồm:
1. Gạch lát, gạch thẻ, ngói, đá ốp, gốm sứ, ceramic: Các loại gạch và đá được sử dụng để lát nền, lát
tường, hoặc trang trí bề mặt trong kiến trúc. Chúng mang lại tính thẩm mỹ và đa dạng về màu sắc, hoa
văn, và kích thước, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau.
2. Giấy dán, đề can, xi măng, thạch cao, vôi, ve, sơn: Các vật liệu này được sử dụng để tạo bề mặt
hoàn thiện cho tường, trần, và sàn nhà. Chúng cung cấp khả năng chống ẩm, cách âm, cách nhiệt và
mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống.
3. Vecni, chống thấm: Đây là các vật liệu dùng để chống thấm và bảo vệ cấu trúc khỏi sự tác động của
nước và độ ẩm. Chúng bao gồm các loại vecni, keo dính chống thấm, và các hệ thống chống thấm
chuyên nghiệp.
4. Thủy tinh, kính: Thủy tinh và kính được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc để tạo ra cửa kính, cửa sổ,
mặt dựng, và các bức tường kính. Chúng mang lại ánh sáng tự nhiên và tạo cảm giác mở cửa cho
không gian.
5. Kim loại: đồng, nhôm, thép, sắt, gang: Kim loại được sử dụng để tạo ra các bức tường, cửa, cửa sổ,
và các phụ kiện trang trí khác trong kiến trúc. Chúng có độ bền cao và có thể được gia công để tạo hình
theo nhiều kiểu dáng khác nhau.
6. Nhựa, polymer, polyester: Nhựa và các loại polymer khác được sử dụng để tạo ra các vật liệu hoàn
thiện như sàn nhựa, ốp tường nhựa, và các sản phẩm trang trí khác. Chúng có đặc tính nhẹ, dễ vận
chuyển và có thể tái chế.
7. Tre, nứa, gỗ: Tre, nứa và gỗ được sử dụng để làm vật liệu hoàn thiện trong kiến trúc như sàn gỗ,
cửa gỗ, và ốp tường gỗ. Chúng mang lại vẻ đẹp tự nhiên và ấm áp cho không gian sống.
8. Vật liệu tổng hợp, vật liệu chịu lửa, sợi thủy tinh: Các loại vật liệu này được phát triển đặc biệt để
đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cụ thể như chịu lửa, cách âm, cách nhiệt, và độ bền cao. Chúng bao gồm
các loại composite, vật liệu chịu lửa, và sợi thủy tinh được sử dụng trong cấu trúc và trang trí.

Câu 8. Anh (chị) hãy trình bày các loại vật liệu xây dựng kết cấu (2 điểm)
Nêu và phân tích rõ từng loại cụ thể. (2 điểm)
1. Tre thường được sử dụng trong các công trình xây dựng nhỏ và nhẹ, đặc biệt là trong kiến
trúc dân dụng. Tre có độ bền và độ cứng tương đối, nhưng không thích hợp cho các công trình có yêu
cầu cao về khả năng chịu lực.
2. Nứa là một loại vật liệu tự nhiên cũng được sử dụng trong xây dựng. Nó thường được sử
dụng cho các công trình nhẹ và trang trí, vì nó có màu sắc và vân nổi bật. Tuy nhiên, nứa thường không
có độ bền cao như các vật liệu khác như đá và bê tông.
3. Gỗ là một vật liệu xây dựng phổ biến, được sử dụng cho cả công trình dân dụng và công
nghiệp. Gỗ có độ cứng và độ bền khác nhau tùy thuộc vào loại gỗ và cách xử lý. Gỗ có khả năng chịu
lực tốt và dễ gia công, nhưng cần được bảo quản đúng cách để tránh bị mục nát hoặc cong vênh.
4. Đá là một vật liệu xây dựng cổ điển và được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc. Đá có độ bền
cao, khả năng chịu lực tốt và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Đá cũng có nhiều màu sắc và vân đẹp,
làm cho nó được ưa chuộng trong trang trí.
5. Gạch là một vật liệu xây dựng phổ biến, được làm từ đất sét và nung chảy. Gạch có độ bền
tương đối và dễ gia công, và được sử dụng cho cả các công trình nhẹ và nặng.
6. Bê tông là một vật liệu xây dựng quan trọng, được tạo ra từ việc pha trộn xi măng, cát,
nước và chất kết dính khác. Bê tông có độ bền và độ cứng cao, thích hợp cho các công trình có yêu cầu
cao về chịu lực.

4
7. Thép là một vật liệu xây dựng phổ biến cho các công trình có yêu cầu cao về khả năng chịu
lực. Thép có độ bền và độ cứng cao, dễ gia công và có khả năng chịu biến dạng tốt.
8. Hợp kim là một loại vật liệu xây dựng được tạo ra từ việc kết hợp các kim loại khác nhau.
Hợp kim thường có độ bền và độ cứng cao hơn so với các kim loại thông thường, và thường được sử
dụng trong các ứng dụng đặc biệt như trong công nghiệp hàng không và hàng hải.
9. Vật liệu tổng hợp là các vật liệu được tạo ra từ quá trình hóa học hoặc công nghệ. Chúng
có thể có đặc tính và ứng dụng đa dạng, từ sức mạnh đến tính năng cách âm và cách nhiệt. Các ví dụ
bao gồm composite, fiberglass, và các loại nhựa kỹ thuật.

PHÂN LOẠI VẬT LIÊU


Câu 9. Anh (chị) hãy trình bày phân loại vật liệu theo tính chất lý học, hóa học và theo nguồn gốc
vô cơ, hữu cơ của vật liệu. (2 điểm)
Nêu và phân tích rõ từng loại cụ thể. (2 điểm)

 Phân loại theo tính chất lý học, hóa học:


+ Khối lượng riêng. Vd: Gang thép (7,25 - 8,25 g/cm3); Đá thiên nhiên (2,2 - 3,3 g/cm3); Bê tông (2,1
- 2,6 g/cm3), gạch đất sét (2,65 g/cm3), cát (2,6 g/cm3)…
+ Khối lượng Thể tích. Vd : bê tông (500 – 2400 kg/m3), gạch (1200 – 1900 kg/m3)
+ Độ đặc, rỗng. Vd: gạch đất sét (15 – 50%), bê tông (10 – 81%), thủy tinh (0 - 88%)
+ Độ mịn. Vd: Được tính theo thước, Loại thước đo Kích thước rãnh (mm) Thang đo (μm) Kích thước
(mm) Vạch chia giá trị Đơn vị đo Số rãnh Thước 1 thang đo 140×12.5 0-25 175×65×13 2.5 μm 1 0-50
5 μm 1 0-100 10 μm 1 Thước 2 thang đo 0-25 2.5 H &μm 2 0-50 5 H &μm 2 0-100 10 H &μm 2
 Phân loại theo nguồn gốc vô cơ, hữu cơ:
+ Hữu cơ: Bitum, nhựa dẻo, gỗ, vecni…
Ưu điểm: Có khả năng tái chế lại rất cao; An toàn tuyệt đối với hóa chất; Không dẫn điện và dẫn nhiệt;
Trọng lượng nhẹ; Màu sắc đa dạng.
VD: Gỗ
- Khái niệm: Gỗ là phần cứng của cây, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
- Tính chất: Gỗ có đặc tính cơ học tốt, độ bền cao, và khả năng cách nhiệt, cách âm.
- Ứng dụng: Gỗ được sử dụng trong xây dựng, sản xuất đồ nội thất, công nghiệp giấy, và nhiều
ứng dụng khác như làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, và chế thành sợi, tơ, giấy viết,
giấy làm bao bì.
+ Vô cơ: Gốm và vật liệu chịu lửa; Thủy tinh và gốm thủy tinh; xi măng và bê tông…
Ưu điểm: Trọng lượng siêu nhẹ; Độ cứng và độ bền bỉ cao; Chịu được nhiệt tốt; Tính thẩm mỹ cao; An
toàn khi sử dụng.
VD: thủy tinh
 Khái niệm: Thủy tinh là vật liệu rắn vô định hình, thường được tạo từ silicát nóng chảy qua
quá trình làm nguội.
 Tính chất: Có độ bền hóa học cao, khả năng chịu nhiệt tốt, cách điện và có tính chất quang
học đặc biệt.
 Gia công: Có thể gia công cơ học, tạo hình khi ở trạng thái dẻo ở nhiệt độ cao.
 Ứng dụng: Sử dụng trong xây dựng, đồ dùng gia đình, trang trí nội thất và nhiều lĩnh vực
khác.

Câu 10. Anh (chị) hãy trình bày phân loại vật liệu sử dụng trong thiết kế đô thị theo mục đích và
công năng sử dụng. (2 điểm)
Nêu và phân tích rõ từng loại cụ thể. (2 điểm)
 Nhân văn:
Thiết kế nhân văn được hiểu là thiết kế cho những nhóm người nhạy cảm, dễ bị tổn thương bao gồm:
người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có bầu, người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn v.v… và cho người
bình thường trước những nhu cầu tối thiểu như: vệ sinh, nước uống, chỗ ngồi nghỉ v.v…
Đường dốc cho người khuyết tật là thành phần không thể thiếu trong thiết kế đô thị. Đường dốc cho
người khuyết tật thường sử dụng các vật liệu chống trơn và có hệ thống tay vịn.
Nhà vệ sinh công cộng luôn phải chú trọng thiết kế cho người khuyết tật; tay vịn lên xuống dốc cho
người già; sân chơi cho trẻ em với hệ thống vòi uống nước công cộng v.v… là các tiện ích nhỏ trong đô
thị nhưng mang tính nhân văn rất lớn. Thiết kế đô thị cần nghiên cứu các vật liệu phù hợp với hệ thống
trang thiết bị, tiện ích nêu trên.

5
 Phân khu chức năng:
Các không gian được phân chia thành các khu vực với các chức năng, đặc trưng khác nhau để thiết kế
nhằm đảm bảo sự hòa hợp với môi trường đa dạng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của con người.
Vật liệu Thiết kế đô thị ở mỗi phân khu chức năng luôn thể hiện nét đặc trưng của mỗi khu vực đó.
 Tầng bậc và tiếp cận hệ thống:
Thiết kế theo các cấp độ từ quy mô to đến nhỏ; từ tổng thể đến chi tiết, có sự phân cấp từ chung cho
đến riêng được hiểu là thiết kế tầng bậc và tiếp cận hệ thống. Thiết kế đô thị và quy hoạch đô thị luôn
sử dụng cách thức thiết kế này.
Vật liệu thiết kế đô thị tầng bậc và tiếp cận hệ thống được chia thành các nhóm lớn rồi các nhóm nhỏ
với các vật liệu cụ thể. Ví dụ như: theo màu sắc (tông nóng bao gồm: sắc đỏ như: đỏ cờ, đỏ thắm, đỏ
gạch v.v...); theo phân nhóm (cho toàn đô thị, cho khu vực, cho đơn vị ở, cho nhóm nhà ở v.v...).
 Ngôn ngữ thiết kế:
Mỗi đô thị luôn có một ngôn ngữ thiết kế riêng. Thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị hay thiết kế kiến
trúc công trình đều sử dụng các loại vật liệu xây dựng để làm toát lên tư tưởng, ngôn ngữ thiết kế đấy.
 Phát triển môi trường bền vững:
Vật liệu sử dụng trong thiết kế đô thị nhằm mục đích hướng tới phát triển môi trường bền vững được
chia thành nhiều nhóm như: các nhóm liên quan đến nước, nhóm liên quan đến nhiệt v.v...
 Thích ứng với biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu hiện nay là vấn đề của toàn cầu, không của riêng một quốc gia, một tổ chức hay một
cá nhân. Phát triển bền vững và thích ứng với sự biến đổi khí hậu là nhiệm vụ tất yếu của quy hoạch đô
thị và thiết kế đô thị. Chính vì vậy, các vật liệu Thiết kế đô thị được sử dụng phải thích ứng với các
hiện tượng tự nhiên như: lũ lụt, bão, hạn hán, sóng thần v.v...

Câu 11. Anh (chị) hãy trình bày phân loại vật liệu sử dụng trong thiết kế đô thị theo tính chất sử
dụng của vật liệu. (2 điểm)
Nêu và phân tích rõ từng loại cụ thể. (2 điểm)

Vật liệu sử dụng trong thiết kế đô thị được phân loại theo tính chất sử dụng của vật liệu như sau:
 Vật liệu cơ bản:
+ Cát: Thiết kế đô thị có xu hướng sử dụng vật liệu cát vào việc tạo lập các sân chơi, không
gian vui chơi giải trí cho trẻ em.
+ Thủy tinh: Cùng với kính là những vật liệu dễ tạo ra những hiệu ứng về thị giác và là những
vật liệu không thể thiếu trong thiết kế đô thị các không gian công cộng hiện đại. Thủy tinh và kính
cũng là những vật liệu hay được sử dụng trong công tác bảo tồn, tôn tạo; bảo vệ các giá trị văn hóa,
kiến trúc, lịch sử v.v...
+ Gạch: Thiết kế đô thị sử dụng vật liệu gạch cho các bình diện đứng như: các mặt tường,
bình diện nền như: lát nền, lát các tuyến đường dạo, tuyến đi bộ và bình diện trần như: lợp mái v.v...
Để đạt được hiệu quả thị giác, các kiến trúc sư thường tổ chức, sắp xếp các viên gạch theo trình tự, bố
cục vần luật và kết hợp với sơn phủ màu sắc v.v…
+ Gốm, sứ: Thiết kế đô thị thường sử dụng vật liệu gốm, sứ cho việc trang trí các tác phẩm
điêu khắc, hoành tráng như: tranh tường, các mảng phù điêu cỡ lớn v.v… Việc trang trí này có tác động
đặc biệt đến thụ cảm thị giác của con người.
+ Sỏi: Có hình dáng tròn, đều và nhiều màu sắc. Thiết kế đô thị sử dụng vật liệu sỏi cho các
tuyến đường dạo, tuyến đi bộ, cho các chi tiết nhỏ trong các khu vực công cộng như: sân chơi, trường
học hoặc dùng cho các khu vực rãnh nước, nơi cần có sự thẩm thấu của nước v.v...
+ Đá: Vật liệu đá được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế đô thị như: lập khối các bình diện
đứng, bình diện nền, lát các tuyến đường dạo, tuyến đi bộ; trong các mảng phù điêu trang trí; tạo dựng
các tượng điêu khắc, tiểu cảnh và các chi tiết nhỏ; hình thành hệ thống trang thiết bị tiện ích đô thị như:
ghế ngồi, thùng rác, biển báo v.v...
+ Vôi: Khi được sử dụng đúng cách, đúng chỗ và có ý đồ sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng thụ cảm thị
giác. Thiết kế đô thị sử dụng vôi trong trang trí, vẽ tranh 3D, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật vẽ tranh
đường phố Grafiti v.v...

6
+ Xi măng: sử dụng trong Thiết kế đô thị có khả năng chống thấm tốt, dùng để lát nền; khi kết
hợp xi măng với các vật liệu khác rất dễ dàng tạo dựng các hình khối, các chi tiết nhỏ v.v…
+ Gang: Cứng và dễ tạo hình là ưu điểm nổi bật của gang. Thiết kế đô thị sử dụng các sản
phẩm từ gang bởi hình dáng đa dạng, nhiều kích cỡ, dễ dàng sử dụng trong nhiều loại hình không gian
và yêu cầu khác nhau.
+ Thép: Thép là loại vật liệu ứng dụng phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng linh hoạt trong
mọi không gian công cộng của đô thị như: trong các không gian xanh, tuyến đường dạo, tuyến đi bộ,
trong hệ thống tiện ích trang thiết bị đô thị v.v…
+ Bitum: Vật liệu này được sử dụng phổ biến trong thiết kế đô thị gồm các giải pháp chống
nóng và chống thấm. Khi kết hợp vật liệu bitum với các giải pháp thiết kế công trình xanh, kiến trúc
xanh sẽ đem lại những hình ảnh mới cho đô thị.
+ Asphalt: được sử dụng phổ biến trong thiết kế đô thị cầu, đường giao thông. Thiết kế đô thị
ngày nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề giao thông cũng như các giải pháp thiết kế giao thông đô thị.
 Vật liệu xây dựng kết cấu:
+ Gỗ, tre, nứa: là những vật liệu có sẵn trong tự nhiên; khi được xử lý và tổ chức tạo hình
những vật liệu này có sức truyền cảm rất lớn trong Thiết kế đô thị nói riêng và trong kiến trúc, xây
dựng nói chung.
+ Gạch, đá, bê tông: rất hữu ích trong xây dựng kết cấu, đồng thời chúng còn là những vật
liệu dễ tạo hình mang lại những giá trị thụ cảm thẩm mỹ nghệ thuật cao.
+ Thép, hợp kim: là những vật liệu không những chịu được kéo tốt; khi kết hợp lại thép và
hợp kim còn có nhiều tác dụng khác mà không hẳn một vật liệu cơ bản nào cũng thể có được. Thiết kế
đô thị sử dụng thép và hợp kim trong tạo hình các kết cấu lớn như cầu, công trình biểu tượng làm điểm
nhấn đô thị v.v…
+ Vật liệu tổng hợp: Có được nhiều tính năng vượt trội so với các vật liệu có sẵn trong tự
nhiên, vật liệu tổng hợp có thể được ứng dụng đa dạng vào nhiều mặt trong lĩnh vực thiết kế đô thị.
 Vật liệu xây dựng hoàn thiện:
+ Vật liệu bề mặt: Bề mặt trong thiết kế đô thị được hiểu là bình diện. Các bình diện gồm:
bình diện đứng, bình diện nền và bình diện trần. Vật liệu sử dụng trên các bề mặt bình diện là phong
phú, đa dạng và không có sự giới hạn.
+ Vật liệu sử dụng tạo hình và mỹ thuật: Tạo hình mỹ thuật gồm: tranh, tượng, phù điêu, tiểu
cảnh, họa tiết điêu khắc, biểu tượng v.v… là những thành phần không thể thiếu trong Thiết kế đô thị.
Việc lựa chọn vật liệu tạo hình và mỹ thuật hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ sáng tạo của người thiết kế.
+ Vật liệu xử lý công năng: Trong đô thị có rất nhiều không gian cần sự xử lý công năng bởi
giải pháp Thiết kế đô thị. Công năng đó có thể cần giải pháp chiếu sáng, thông gió tự nhiên, cách âm,
cách nhiệt v.v… Vật liệu xử lý công năng được xác định cụ thể tùy theo hoàn cảnh và tình huống cần
xử lý.

KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU


Câu 12. Anh (chị) hãy trình bày khuynh hướng sử dụng vật liệu kính, tạo dựng hình thức kiến
trúc mới cho đô thị. (2 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (2 điểm)

Kính là một loại vật liệu xây dựng khá đặc biệt và xuất hiện khá muộn so với nhiều loại vật
liệu khác. Nhưng càng ngày kính càng tỏ rõ ưu điểm và ưu thế vượt trội, xuất hiện nhiều trong kiến
trúc hiện đại.
Kính tham gia vào nhiều vị trí, nhiều vai trò của công trình kiến trúc. Kính trở thành một vật
liệu tiêu biểu của kiến trúc hiện đại (cùng với thép và bêtông).
Vật liệu kính gợi chất cảm sang trọng, nghiêm túc, sạch sẽ và chuẩn mực… Kính góp phần
làm cho bộ mặt kiến trúc nhẹ nhàng và bay bổng hơn, thay thế cho sự nặng nề của những bức tường
đặc.
Nếu làm kết cấu bao che, kính có ưu điểm nhẹ hơn so với tường xây, chiều dày cũng nhỏ hơn,
tiết kiệm được diện tích, khi thi công lắp dựng nhanh và kinh tế hơn.

7
Vật liệu kính cho cảm giác mở rộng không gian và tầm nhìn, phô bày được các thành phần
kiến trúc, nội thất theo cả chiều rộng và chiều sâu; làm tăng thẩm mỹ không gian kiến trúc, tăng hiệu
quả thị giác và hiệu quả chiếu sáng.
Kính màu trong suốt có tác dụng giảm bớt nhiệt lượng và quang năng
của tia mặt trời. Kính phủ lớp kim loại phản quang có tính năng phản xạ bớt tia
mặt trời. Kính phản quang còn có tác dụng cân bằng ánh sáng thông thường và
ngăn chặn tia UV gây hại cho con người.
Một số loại kính sử dụng phổ biến trong xây dựng, kiến trúc hiện đại
bao gồm:
+ Kính màu gồm: kính màu trang trí, kính màu nghệ thuật…
+ Kính xây dựng gồm: kính phản quang, kính dán an toàn, kính cường
lực…
+ Kính nội thất.
+ Kính ngoại thất.
+ Gương trang trí.
VÍ DỤ:
Trung tâm hành chính mới Đà Nẵng với vỏ bao che hoàn toàn bằng vật liệu kính
chưa quan tâm đến đặc điểm khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Tòa nhà này sẽ là cỗ máy tiêu tốn năng
lượng trong tương lai.

Câu 13. Ngoài các vật liệu kính, vật liệu kim loại, Anh (chị) hãy trình bày khuynh hướng sử dụng
các loại vật liệu mới khác tạo dựng hình thức kiến trúc mới cho đô thị. (2 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (2 điểm)
 Vật liệu Đá nhân tạo:
Được sản xuất trên hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại theo công nghệ rung ép vật liệu trong
môi trường chân không; đá nhân tạo đáp ứng những yêu cầu đa dạng, khắt khe nhất của khách hàng và
là giải pháp tuyệt vời cho mọi ý tưởng thiết kế.
Đá nhân tạo chứa khoảng 90% cốt liệu thạch anh (một trong những khoáng chất tự nhiên có
độ cứng cao nhất) được kết dính bởi nhựa polymer cùng với các thành phần tạo màu sắc. Nguyên vật
liệu được định lượng hoàn toàn tự động theo công thức phối liệu đã tính toán trước. Hệ thống trộn
nguyên vật liệu sẽ đồng nhất toàn bộ nguyên vật liệu thô ban đầu, chuyển đến khuôn tạo hình trước khi
chuyển sang quá trình rung ép vật liệu trong môi trường chân không sau đó được mài bóng để tạo ra
sản phẩm hoàn hảo như mong đợi.
Bằng việc sử dụng cốt liệu chính là vật liệu tái sinh và 100% chất kết dính chiết xuất từ dầu
thực vật, đá nhân tạo sinh thái hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn đối với người sử dụng.
Dòng sản phẩm này không chỉ khẳng định sự vượt trội, đột phá trong công nghệ, sự táo bạo trong ý
tưởng mà còn là một hành động tri ân với thiên nhiên.
 Vật liệu Gốm cải tiến:
Gạch xây là một trong những sản phẩm tiêu biểu của thể loại gốm xây dựng, đã có một bước
tiến dài trong công nghệ sản xuất vật liệu. Có thể kể ra các loại như: gạch không nung, gạch bê tông
nhẹ, gạch xốp chịu nhiệt, gạch tuynel, gạch block…
Với những sản phẩm này giúp giảm tải trọng công trình, cách âm, cách nhiệt tốt, chống thấm,
chống cháy và quan trọng hơn là bảo vệ môi trường (vì không đốt lò bằng than đá, gỗ nên không gây
ảnh hưởng tới môi trường).
 Vật liệu in 3D:
Emerging Objects - một xưởng thiết kế của Mỹ đã vừa tạo ra một loại gạch xốp được in
bằng công nghệ 3D có tên gọi Cool Brick và những viên gạch này có thể hấp thụ hơi nước để làm giảm
nhiệt độ trong nhà.
Mỗi viên gạch được in 3D theo một cấu trúc 3 chiều giống như lưới mắt cáo, làm bằng gốm và
cấu trúc này có thể giữ nước trong các lỗ hổng như một miếng bọt biển. Khi không khí thổi qua viên
gạch xốp, nó hấp thụ hơi nước bốc hơi và trở nên mát hơn. Theo các nhà thiết kế, nếu tất cả các bức
tường của một căn nhà đều được xây bằng gạch Cool Brick thì dòng khí thổi qua chúng có thể làm
giảm đáng kể nhiệt độ trong nhà. Gạch Cool Brick khai thác nguyên lý làm mát bay hơi trong đó hơi
nước được thêm vào không khí để làm giảm nhiệt độ.

8
XU HƯỚNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU
Câu 14. Anh (chị) hãy trình bày xu hướng sử dụng vật liệu và công nghệ xây dựng cho công trình
xanh - kiến trúc xanh. (2 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (2 điểm)

Các xu hướng sử dụng vật liệu và công nghệ xây dựng cho công trình xanh - kiến trúc xanh
bao gồm:
+ Mái chống nóng.
+ Giải pháp cách nhiệt.
+ Vật liệu dễ phân hủy.
+ Gạch nén.
+ Thu gom nước.
+ Năng lượng địa nhiệt.
+ Năng lượng mặt trời.
+ Cửa thông minh.
+ Hệ thống thiết bị thông minh.
+ Năng lượng zero.
Các xu hướng sử dụng vật liệu và công nghệ xây dựng nêu trên thường được sử dụng trong
một số loại hình công trình xanh tiêu biểu như: Nhà ở xanh, Cao ốc xanh, Siêu thị xanh, Nhà trẻ xanh,
Trường học xanh, Công trình công nghiệp xanh, Văn phòng xanh và các công trình xanh khác.

Mái chống nóng và giải pháp cách nhiệt:


Sử dụng vật liệu mái chống nóng như lớp chống nhiệt phản xạ, vật liệu cách nhiệt như bọt xốp
polyurethane giúp giảm tác động của ánh nắng mặt trời lên công trình, giữ nhiệt độ bên trong ổn định
và giảm nhu cầu sử dụng hệ thống làm mát.
Ví dụ: Công trình sử dụng mái lớp chống nhiệt phản xạ hoặc mái được phủ lớp cách nhiệt để giảm ánh
nắng và nhiệt độ bên trong.

Vật liệu dễ phân hủy:


Sử dụng vật liệu tự nhiên hoặc tái chế có khả năng phân hủy để giảm tác động tiêu cực đến môi trường
khi công trình không còn sử dụng.
Ví dụ: Sử dụng gỗ tái chế cho sàn, tường hoặc trần nhà, hoặc sử dụng vật liệu xanh như bê tông có
chứa tro bùn hoặc tro sắt.

Thu gom nước và tái sử dụng:


Thiết kế hệ thống thu gom nước mưa để sử dụng lại cho việc tưới cây, làm mát hoặc vệ sinh công trình,
giúp giảm tác động đến nguồn nước và giảm chi phí liên quan đến sử dụng nước.
Ví dụ: Sử dụng hệ thống ống nước và bể chứa để thu gom và lưu trữ nước mưa, sau đó sử dụng lại cho
việc tưới cây xanh xung quanh công trình.
Năng lượng địa nhiệt và năng lượng mặt trời:
Tận dụng năng lượng địa nhiệt từ lòng đất để làm mát hoặc làm ấm không gian bên trong công trình.
Sử dụng các hệ thống điện mặt trời để cung cấp năng lượng sạch cho các thiết bị và hệ thống điện trong
công trình.
Ví dụ: Công trình được trang bị hệ thống bơm nhiệt địa nhiệt hoặc bảng điện mặt trời trên mái để tận
dụng năng lượng tái tạo.

Công nghệ thông minh và năng lượng zero:


Sử dụng cửa thông minh và hệ thống thiết bị thông minh để tự động
điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và tiết kiệm năng lượng.
Thiết kế công trình theo tiêu chuẩn năng lượng zero, tức là sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo và hệ thống tiết kiệm năng lượng để
hoàn toàn tự cung cấp năng lượng cho hoạt động bên trong.
Ví dụ: Công trình được trang bị cảm biến ánh sáng và nhiệt độ để tự
động điều chỉnh hệ thống chiếu sáng và làm mát, đồng thời sử dụng
hệ thống điện mặt trời để cung cấp năng lượng cho các thiết bị và hệ
thống điện.

9
Câu 15. Anh (chị) hãy trình bày những xu hướng sử dụng vật liệu trong thiết kế kiến trúc tại Việt
Nam. (2 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (2 điểm)
Những xu hướng sử dụng vật liệu trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam bao gồm:
 Xu hướng hiện đại mới:
Các sáng tác theo xu hướng này vẫn cho thấy hình thức công trình luôn theo sát công năng,
tuy nhiên đã có sự tìm tòi những phương cách biểu hiện mới, phù hợp với sự phát triển của công nghệ
vật liệu xây dựng mới, đồng thời phù hợp với văn hóa và khí hậu tại Việt Nam. Do vậy, xu hướng sáng
tác này thường được chia thành hai xu thế: Hiện đại mới đơn thuần và Hiện đại mới mang tính địa
phương. Ví dụ: Trung tâm Hội nghị Quốc tế…
 Xu hướng High-Tech:
Sự phát triển mạnh mẽ về các mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam những năm gần đây đã tạo ra
những yêu cầu mới đối với kiến trúc, do đó, các công trình kiến trúc ngày càng trải rộng hơn, vươn cao
hơn. Cùng với sự phát triển mạnh về cả chiều cao và khẩu độ ở các công trình kiến trúc đương đại thì
xu hướng High-Tech càng đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng các loại vật liệu theo công nghệ hiện
đại. Với những công trình siêu cao tầng, công năng phức hợp hay những công trình đòi hỏi không gian
lớn thì việc ứng dụng những loại vật liệu, công nghệ xây dựng hiện đại nhất là điều đương nhiên. Như
vậy, kiến trúc các công trình theo xu hướng High-Tech cũng có sự gần gũi với xu hướng Hiện đại mới.
Ví dụ: Bảo tàng Hà Nội…
 Xu hướng biểu hiện mới:
Xu hướng Biểu hiện mới trong kiến trúc Việt Nam đương đại có thể được chia thành hai xu
thế tương đối rõ nét: Xu thế sử dụng ngôn ngữ biểu hiện thông qua các loại vật liệu để làm tôn nổi công
năng và xu thế tách rời công năng khỏi ngôn ngữ hình thái mang đậm chất lãng mạn. Ví dụ: Đài tưởng
niệm liệt sĩ Bắc Sơn…
 Xu hướng kiến trúc sinh thái:
Xu hướng kiến trúc Sinh thái mới xuất hiện khoảng 10 năm gần đây ở
Việt Nam với chủ đích là đưa công trình kiến trúc gắn liền với tự nhiên, tích hợp
sử dụng các loại vật liệu gắn với các đặc điểm cơ bản của tự nhiên, tận dụng năng
lượng tự nhiên, sử dụng vật liệu giảm thiểu ô nhiễm, thân thiện với môi trường
sinh thái. Chính nhờ sự gắn bó hữu cơ với tự nhiên nên Kiến trúc Sinh thái Việt
Nam dễ dàng tạo dựng tính độc đáo cho riêng mình do các điều kiện tự nhiên ở
mỗi nước đều có đặc điểm riêng, không có sự trùng lặp. Ví dụ: Đà Nẵng Resort do
KTS. Võ Trọng Nghĩa thiết kế…
 Xu hướng khai thác kiến trúc truyền thống:
Đây là một xu hướng sáng tác khai thác phương cách bố cục không gian,
các bộ phận chi tiết và vật liệu truyền thống, phù hợp với đặc trưng văn hóa và
điều kiện khí hậu Việt Nam. Những loại vật liệu truyền thống được sử dụng trong
các bộ mái dốc, kết cấu che nắng, các họa tiết trang trí truyền thống kết hợp với
cây xanh, mặt nước được đưa vào một cách hợp lý trong các công trình hiện đại có
thể dễ dàng tạo ra hình thái kiến trúc độc đáo mang tính bản địa rõ ràng. Ví dụ:
Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Ninh…
 Xu hướng hậu hiện đại:
Xu hướng Kiến trúc Hậu Hiện đại hướng tới các giá trị mang tính lịch sử, tính địa phương và
tính quần chúng nhờ sự hòa trộn độc đáo các yếu tố cổ điển và hiện đại thông qua việc khai thác các
loại vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, kiến trúc Hậu Hiện đại cũng thường bị phê phán như “một mớ cóp
nhặt từ khắp nơi”, sa đà vào các hình thức của quá khứ. Ví dụ: Khách sạn Hilton Opera…
 Xu hướng nhại cổ:
Là xu hướng sáng tác còn bị phê phán là có tác động rất tiêu cực đến nền kiến trúc nước nhà,
xu hướng nhại cổ chủ yếu là nhại lại kiến trúc thời Pháp thuộc, sử dụng nhại lại các chi tiết, các loại vật
liệu được sử dụng từ thời Pháp thuộc. Ví dụ: Trụ sở Bộ tài chính..
 Xu hướng thiết kế thích ứng với biến đổi khí hậu:
Có lẽ đây là xu hướng thiết kế quan trọng nhất mà người ta hy vọng sẽ thấy ngày càng nhiều
hơn từ những năm 2014. Đó là xu hướng sử dụng các giải pháp thiết kế, các loại vật liệu được sử dụng
nhằm thích ứng với những mối đe dọa do biến đổi khí hậu trong việc chuẩn bị xây dựng các đô thị.

10
Bên cạnh đó, xu hướng thiết kế Kiến trúc thụ động cũng đang được chú trọng đề cập. Đây là xu hướng
thiết kế kiến trúc tự hoạt động với sự thay đổi của khí hậu, sử dụng các loại vật liệu đơn giản, thân
thiện với môi trường, không đòi hỏi công nghệ để làm ấm hay làm mát bên trong công trình. Ví dụ:
Biệt thự gạch, thành phố Đà Nẵng…

CÔNG TRÌNH XANH VÀ TIÊU CHUẨN LOTUS


Câu 16. Anh (chị) hãy trình bày Khái niệm Công trình Xanh và Kiến trúc xanh. Trình bày các
tiêu chí của Kiến trúc xanh tại Việt Nam (2 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích các tiêu chí đó. (2 điểm)

 Khái niệm Công trình xanh:


Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu,
giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác
động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua:
+ Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả.
+ Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động.
+ Giảm thiểu các chất thải, ô nhiễm hủy hoại môi trường.

 Khái niệm Kiến trúc xanh:


Có rất nhiều khái niệm về kiến trúc xanh, nhưng có thể hiểu một cách giản dị, Kiến trúc xanh
là kiến trúc được tạo dựng nên bởi những vật liệu thân thiện với môi trường; hài hòa, không phá vỡ
cảnh quan xung quanh; gắn bó con người với thiên nhiên; không làm ô nhiễm môi trường sống và tiết
kiệm tối đa các nguồn năng lượng…

 Các tiêu chí của Kiến trúc xanh tại Việt Nam:
+ Địa điểm bền vững: tạo lập cảnh quan hài hòa, bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực giữa
công trình kiến trúc với cảnh quan xung quanh; khai thác và phát huy những yếu tố tự nhiên có lợi cho
môi trường sống của con người.
+ Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả: nâng cao hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và năng
lượng; hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong việc sử dụng
tài nguyên đất đai, nước, năng lượng, vật liệu…
+ Chất lượng môi trường trong công trình: tạo được môi trường trong công trình có chất
lượng, bảo đảm an toàn, vệ sinh và tiện nghi, sử dụng hiệu quả công trình.
+ Kiến trúc tiên tiến, bản sắc: hướng tới nền kiến trúc hiện đại, gắn với kế thừa các giá trị
truyền thống, tạo lập bản sắc kiến trúc Việt Nam.
+ Tính xã hội, nhân văn và bền vững: phát triển kiến trúc phải gắn với mục tiêu tạo lập, gìn
giữ, nuôi dưỡng môi trường xã hội - nhân văn ổn định, bền vững.
VÍ DỤ: Ngôi nhà Đức nằm tại góc đường Lê Duẩn và Lê Văn Hưu,
phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.
KTS Nikolaus và cộng sự đã tìm tòi và đề xuất thiết kế, lắp đặt hệ mặt dựng đặc thù
cho Ngôi nhà Đức, với hai lớp kính hoàn toàn riêng biệt, phù hợp với khí hậu nhiệt
đới tại Việt Nam.
cho hay khi tòa nhà được lắp hai lớp vỏ kính, lớp bên ngoài sẽ là kính chịu lực, chắn
gió và tạo đối lưu không khí với khe đẩy khí nóng lên trên, thoát ra ngoài. Lớp kính
bên trong phủ màng ngăn UV và tia cực tím, đảm bảo cân bằng sức khỏe của người
sử dụng công trình. Lớp lót giữa là rèm tự động, được thiết kế dạng thanh kim loại,
sơn màu bạc phản quang với 80% diện tích đục lỗ, giúp chống nắng, ngăn nhiệt, song
vẫn đảm bảo độ chiếu sáng vào bên trong phòng làm việc.
"Lợi ích từ thiết kế này chính là giảm thiểu chi phí. Ước tính, Ngôi nhà Đức tiết kiệm
khoảng 35% năng lượng cho hệ thống điều hòa so với các công trình khác"

11
Câu 17. Anh (chị) hãy trình bày bộ tiêu chuẩn LOTUS và các tiêu chí công trình xanh của tiêu
chuẩn LOTUS Việt Nam. (2 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích các tiêu chí đó. (2 điểm)

Bên cạnh các bộ tiêu chuẩn BREEAM (Hệ thống đánh giá môi trường các công trình tại Anh),
LEED (Hệ thống chứng nhận quốc tế công nhận các công trình xanh tại Mỹ), mục tiêu của LOTUS là
cung cấp một khung đánh giá được thừa nhận cho công trình bền vững tại Việt Nam.
Đó là hệ thống “thích ứng xanh” dựa vào thị trường và được xây dựng theo mô hình của các
hệ thống đánh giá công trình xanh trên thế giới. LOTUS liên kết chặt chẽ với các quy chuẩn xây dựng
hiện hành của Việt Nam cũng như thực tế xây dựng thông thường do vậy phù hợp với Việt Nam. Bộ
tiêu chuẩn LOTUS cũng tính đến các tình huống về khí hậu và phát triển đô thị đặc trưng cho Việt
Nam. Hệ thống LOTUS được xây dựng bởi Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC).
10 tiêu chí công trình xanh của tiêu chuẩn LOTUS Việt
Nam bao gồm:
+ Vật liệu và bảo tồn.
+ Nước.
+ Năng lượng.
+ Sinh thái học.
+ Rác thải và ô nhiễm.
+ Sức khỏe và tiện nghi.
+ Thích ứng và giảm thiểu.
+ Quản lý.
+ Cộng đồng.
+ Đổi mới.
VÍ DỤ:
President Place là một dự án văn phòng hạng A12.
Tòa nhà gồm 12 tầng nổi và 3 tầng hầm, tổng diện tích cho thuê văn phòng là 10.770m² và 850m² dành
cho mặt bằng thương mại
Nét độc đáo của President Place là tòa nhà có 2 façade (bề mặt) khác nhau.
“The Cube”: Khối đế chính ở vị trí thấp, được phủ bởi hệ thống lưới kim loại màu bạc, có hướng nhìn
trực diện công viên.
“The Upper”: Khối cao được thiết kế tương phản với phần Cube mà lại hài hòa – trông như một bức
màn trong suốt với gam màu đất nóng bỏng

VẦN LUẬT – CHẤT CẢM – GIÁC QUAN


Câu 18. Anh (chị) hãy trình bày Vần luật trong Kiến trúc. (2 điểm)
Vẽ hình minh họa và phân tích các hình thức vần luật đó. (2 điểm)

Vần luật trong kiến trúc, còn gọi là nhịp điệu kiến trúc, là một trong những quy luật bố cục
không gian kiến trúc cơ bản.
Vần luật trong kiến trúc là sự lặp đi lặp lại có quy luật, sự biến hóa có tổ chức các yếu tố bố
cục tạo hình kiến trúc cơ bản như:
+ Điểm.
+ Tuyến.
+ Diện.
+ Màu sắc.
+ Chất cảm.
+ Hình khối.
+ Không gian.
Vần luật kiến trúc vừa tạo ra sự thống nhất nhờ việc lặp lại một cách có quy luật các yếu tố tạo
hình kiến trúc, nhưng cũng vừa tạo ra sự đa dạng nhờ tính biến hóa có tổ chức trong sắp xếp bố cục
kiến trúc.

12
Các hình thức vần luật trong kiến trúc bao gồm:
+ Vần luật liên tục: còn gọi là nhịp điệu đều hay tiết điệu, là vần luật sinh ra do sự sắp xếp
lặp lại một cách liên tục một hay một số loại thành phần cơ bản (đường nét, bề mặt, hình khối, không
gian) trong bố cục tạo hình kiến trúc.

- Khi sự lặp lại chỉ với một loại thành phần cơ bản đặt cạnh nhau thì tạo thành vần luật liên tục
đơn giản.

- Nếu sử dụng, trong mỗi lần lặp đi lặp lại một cách liên tục, nhiều (tức là hai hay một số) loại
thành phần cơ bản thì sẽ tạo thành vần luật liên tục phức tạp.

+ Vần luật tiệm biến: còn gọi là nhịp điệu tăng giảm đều, là vần luật thay đổi dần dần một
cách có quy luật, có sự biến đổi hình thái trong thành phần của nhịp điệu (tức là các yếu tố kích thước,
màu sắc, chất liệu...).

13
+ Vần luật lồi lõm: Nếu vần luật tiệm biến chỉ phát triển đơn hướng hoặc tăng đều hoặc giảm
đều, thì vần luật lồi lõm vừa là vần luật tiệm biến (tăng, giảm có quy luật), vừa là vần luật dạng
dao động hình sóng, lúc lên lúc xuống, lúc âm lúc dương, lúc hạ thấp lúc đột khởi theo quy luật nhất
định.

+ Vần luật giao thoa: hình thành do các thành phần kiến trúc đan chéo nhau, chồng lấn giao
thoa với nhau.

14
Câu 19. Anh (chị) hãy trình bày về cảm nhận các giác quan của con người về chất liệu vật liệu
trong công trình kiến trúc và Thiết kế đô thị. (2 điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu cho từng loại giác quan và phân tích. (2 điểm)

Con người cảm nhận về chất liệu vật liệu trong công trình kiến trúc và Thiết kế đô thị thông
qua các giác quan cơ bản bao gồm:
+ Thị giác (Nhìn).
+ Thính giác (Nghe).
+ Xúc giác (Sờ).
+ Khứu giác (Ngửi).
+ Vị giác (Liếm).
Bên cạnh các giác quan cơ bản nêu trên, con người còn tổng hợp các giác quan và sử dụng
trực giác (giác quan thứ sáu) để cảm nhận, linh cảm, tưởng tượng v.v...

 Thị giác:
- Thị giác có phạm vi chức năng rộng. Tầm nhìn: khoảng cách <25m là khoảng cách nhìn hợp
lý và tạo cảm giác gần gũi nhất.
- Trong khoảng 100m, những hình ảnh hoạt động của con người được nhìn thấy rõ nét. Các
quảng trường được thiết kế tốt là các quảng trường có kích thước trong khoảng phạm vi này.
- Khoảng cách công cộng (hơn 3,6m) được định rõ là khoảng cách được dùng trong những
tình huống theo nghi thức hơn.
- Khoảng cách xã hội (1,2m đến 3,6m) là khoảng cách cho sự đàm thoại bình thường giữa
các bạn bè, người quen, hàng xóm láng giềng, người cùng làm việc v.v..
- Khoảng cách dành riêng cho cá nhân (0,45m đến 1,20m) là cự li đàm thoại giữa những
người bạn thân và gia đình.
- Khoảng cách thân tình (0 đến 0,45m) là khoảng cách mà những cảm giác mãnh liệt được
biểu lộ: sự âu yếm dịu dàng, sự thoải mái, yêu thương và cả sự giận dữ mạnh mẽ.
- Góc nhìn đẹp và rõ cho phép là góc 28o (xấp xỉ 30o). Mỗi vật thể có nhiều góc nhìn khác
nhau dẫn đến sự thay đổi tương ứng về hình dạng vật thể:
+ Góc nhìn theo phương ngang là 180o.
+ Góc nhìn theo phương thẳng đứng là 130o.
+ Góc nhìn lên là 55o, góc nhìn xuống là 75o.
- Điểm nhìn là vị trí đứng nhìn. Cùng chiều ánh sáng thì vật thể được nhìn rõ, còn ngược
chiều thì các chi tiết bị lu mờ, đường bao vật thể thì nổi rõ.
- Các quy luật về thị giác bao gồm: Khoảng cách, Đồng đẳng, Trước sau, Sự khép kín, Sự
liên tục, Sự liên tưởng, Nhấn, Chuyển đổi, Cân xứng, song song; Tương phản, đối lập.

Ví dụ: Một tòa nhà được thiết kế với các tấm kính lớn và một kiến trúc hiện đại và sáng tạo.
Phân tích: Thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc cảm nhận về vẻ đẹp của một công trình kiến
trúc. Sự sáng tạo trong thiết kế và việc sử dụng vật liệu như kính và kim loại có thể tạo ra một ấn tượng
mạnh mẽ và thu hút sự chú ý từ người nhìn.

 Thính giác:
Thính giác có tầm chức năng lớn. Trong khoảng cách đến 7m, tai rất có tác dụng. Có thể tiến
hành đàm thoại tương đối ít khó khăn trong phạm vi khoảng cách này. Với khoảng cách khoảng 35m
vẫn có thể nghe được và thiết lập trạng thái hỏi - đáp, nhưng không thể tham gia đàm thoại trên thực tế.
Xa hơn 35m thì khả năng nghe người khác bị giảm rất nhiều. Có thể nghe người nói to, nhưng khó hiểu
được người ấy nói gì. Nếu khoảng cách là 1km hoặc xa hơn thì chỉ có thể nghe được tiếng ồn rất to như
tiếng ầm ầm của đại bác hoặc tiếng máy bay phản lực bay cao.
Ví dụ: Một công viên đô thị với những dòng suối nhỏ và cây cỏ xanh mướt, cùng với âm thanh của các
loài chim. Phân tích: Thính giác có thể được kích thích bởi âm thanh của thiên nhiên trong môi trường
xanh như tiếng nước chảy, tiếng chim hót, tiếng lá cây rơi, tạo cảm giác thư giãn và yên bình cho người
trải nghiệm.

15
 Xúc giác:
Xúc giác cho con người cảm nhận chân thực nhất. Tựa, dựa, đứng, ngồi, nằm, chơi đùa,
nghịch ngợm hay khám phá là những hành động kích thích xúc giác con người hoạt động.
Ví dụ: Một công trình xây dựng sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ và đá, kết hợp với các vật
liệu mềm mại như vải và da.
Phân tích: Xúc giác đóng vai trò quan trọng trong việc cảm nhận về chất liệu và bề mặt của
các vật liệu. Sự kết hợp giữa các vật liệu cứng và mềm mại có thể tạo ra một cảm giác thoải mái và ấm
áp cho người sờ vào.

 Khứu giác:
Khứu giác ghi nhận sự thay đổi mùi trong tầm rất hạn chế. Chỉ với khoảng cách nhỏ hơn 1m
nói chung mới có thể cảm nhận được những mùi tương đối nhẹ. Hương thơm và những mùi khác hơi
nặng hơn có thể nhận thấy ở khoảng cách từ 2 đến 3m. Ngoài khoảng cách ấy thì con người chỉ có thể
nhận thấy những mùi nặng hơn nhiều.
Ví dụ: Một khu vườn đô thị với hoa và cây cỏ rậm rạp, khuôn viên được tưới cây bằng nước
mưa tái chế.
Phân tích: Khứu giác có thể được kích thích bởi mùi của hoa và cây cỏ trong môi trường
xanh. Sự sạch sẽ và tự nhiên của không khí, cùng với mùi của đất và cây cỏ, có thể tạo ra một cảm giác
sảng khoái và thư thái.

 Vị giác:
Vị giác con người hoạt động khi người ta ăn, uống hoặc nếm, thử một thứ gì đó như: uống
nước… Trong kiến trúc và thiết kế đô thị, vị giác được quan tâm đến trong thiết kế các trang thiết bị,
các chi tiết tiện ích mang tính cộng đồng tại các khu vực công cộng như: trường học, nhà hát, bưu điện,
công viên, quảng trường, khu vui chơi, tuyến phố đi bộ, tuyến phố du lịch v.v...
Ví dụ: Một quán cà phê ở thành phố với menu đa dạng và các loại thức uống đặc biệt.
Phân tích: Mặc dù không phải lúc nào cũng có liên quan trực tiếp đến thiết kế đô thị hoặc
kiến trúc, vị giác vẫn có thể được kích thích bởi các trải nghiệm ẩm thực trong môi trường đô thị. Sự
đa dạng và sáng tạo trong menu cũng có thể tạo ra một cảm giác mới lạ và thú vị cho người thưởng
thức.

Câu 20. Anh (chị) hãy trình bày ứng dụng chất cảm vật liệu trong kiến trúc và thiết kế đô thị. (2
điểm)
Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích. (2 điểm)

Ứng dụng chất cảm vật liệu trong kiến trúc và thiết kế đô thị bao gồm:
 Khoe kết cấu:
Tự thân kết cấu, phối kết các loại vật liệu và sự hoàn thiện kỹ thuật cũng có khả năng tạo sức
truyền cảm cao về nghệ thuật, gây tác động mỹ cảm, thụ cảm thị giác của con người.
 Khoe cấu trúc vật liệu:
Cấu trúc vật liệu nhấn mạnh logic kết cấu, sự hợp lý của tính năng vật liệu, cách truyền lực
hợp lý, đặc điểm kết cấu về mặt hình thái:
+ Tường đá và tường gạch có đặc trưng chịu lực nén thẳng đứng tốt. Các tường đá tự nhiên,
đá nhân tạo, tường gạch cho cảm nhận thị giác về hình thức vạm vỡ, khỏe, nặng và kiên cố.
+ Cấu trúc tường đá luôn tạo cảm giác bền vững; sử dụng mặt đá tự nhiên tác động đến cảm
thụ thị giác và xúc giác, tạo sự thụ cảm thô mộc, mạnh mẽ, khỏe khoắn; sử dụng đá được mài bóng làm
lộ rõ vân đá, được cắt xẻ tạo thớ sần kết hợp mạch nối lộ rõ tạo sự thụ cảm kiến trúc sang trọng, cao
quý.
+ Cấu trúc tường gạch khi để trần tác động đến cảm thụ thị giác và xúc giác, tạo sự thụ cảm
thô mộc, gần gũi; khi được trát vữa, kết hợp với hệ thống gờ phào trang trí tạo sự thụ cảm duyên dáng
và hấp dẫn.
+ Cấu trúc khung với hệ thống cột dầm chịu nén và uốn. Hệ cấu trúc khung đã là cơ sở cho sự
kiến tạo thụ cảm thị giác với các thức cột cổ điển nổi tiếng ở Ai Cập, Lưỡng Hà, La Mã, Hy Lạp ở
phương Tây, thức cột dầm gỗ đầy truyền cảm ở Phương Đông. Ngày nay, sự ra đời của bê tông cốt
thép dự ứng lực trước làm cho sức biểu hiện nghệ thuật của cấu trúc ngày càng trở nên ấn tượng. Cấu

16
trúc khung cho phép tạo vẻ ngoài kiến trúc thoáng nhẹ vì tường bao che thường được treo vào sàn hay
hệ dầm cột khiến công trình được thụ cảm thị giác với hình khối bay bổng, gợi cảm. Trong khi đó, cấu
trúc khung trong nhà khung kim loại với hệ thống tường, rèm, kính lại tạo sức biểu cảm mới hiện đại,
sang trọng, hoành tráng, sống động cho công trình.
+ Cấu trúc vỏ mỏng chịu nén là cấu trúc có sức biểu cảm thị giác cho hình thức kết cấu hợp
lý; vật liệu được phát huy hết khả năng làm việc trong dạng hình thức hợp lý để loại trừ các lực uốn,
cho phép tiết kiệm tối đa vật liệu bê tông cốt thép và tạo ra tính thẩm mỹ cao.
+ Cấu trúc dây căng hay vỏ mỏng chịu kéo có biểu hiện nghệ thuật tự thân như các vỏ mỏng
chịu nén. Các màng mỏng chịu kéo thường có sức bền gấp 50-80 lần so với sàn bê tông thường. Cấu
trúc này tạo ấn tượng thụ cảm thụ giác về sự hiện đại, tính hợp lý và kiến trúc thuần khiết trong các
đường cong mềm mại và xiên, các góc vát, đường xoắn và cong hai chiều. Cấu trúc này giúp các kiến
trúc sư sáng tạo các hình khối kiến trúc mang sự thụ cảm trữ tình và lãng mạn.
+ Cấu trúc giàn không gian tạo vẻ đẹp thụ cảm thị giác nhờ mạng lưới cấu trúc hợp lý không
một chi tiết thừa, một bộ phận vô nghĩa.
VÍ DỤ:
– Phối cảnh tổng thể của Bảo tàng Do Thái Berlin
KTS đã thành công với tác phẩm theo phong cách Giải tỏa Kết
cấu (Deconstructivism) ngay bên cạnh một công trình kiến trúc cổ
điển Baroque được tôn tạo làm sảnh đón tiếp. Công trình được tạo
hình dích dắc bám theo ba trục không gian lần lượt hướng tới ba
điểm chốt trong quần thể là Tháp Tàn sát (Tower of Holocaust),
Vườn Lưu đày và Tha hương (Garden of Exile and Emigration)
và Bậc thang Tiếp nối (Stair of Continuity), với những khúc ngoặt
rất mạnh bởi những góc gập rất nhọn, phản ánh biến động lịch sử
đầy bi thương của cộng đồng Do Thái Châu Âu trong thế kỷ 20
Hình khối bên ngoài khiến người quan sát liên tưởng đến hình ảnh
một con giun bị giày xéo quằn quại đầy đau đớn. Vật liệu hoàn
thiện ngoại thất bằng các tấm hợp kim titan màu xám, được khía
những rãnh sâu, đem lại những xúc cảm đặc biệt về những vết
thương không bao giờ lành. Những vết rạch trên vật liệu kim loại
bao giờ cũng đem lại cảm giác sắc lẹm hơn so với các vật liệu
khác như bê tông hoặc gạch đá. Bên trong, vật liệu kim loại được
sử dụng một cách có chủ đích lần nữa với hàng nghìn tấm thép
đúc rải nền, diễn tả những khuôn mặt thất thần của các nạn nhân
trên đường bị dồn ép đến các buồng hơi ngạt năm xưa và kết thúc
cuộc đời tại đó để khách tham quan cảm nhận đầy đủ sự tàn khốc
của nạn Diệt chủng Do Thái. Hiệu ứng sáng tối và màu sắc trong
đường hầm âm u ngoắt nghéo, hai bên là hai bức tường bê tông
xám xịt lạnh lẽo cộng hưởng với hiệu ứng âm thanh khô khốc
vang vọng trong khoảng không của các mặt nạ kim loại cọ xát lên
nhau theo mỗi bước chân. Bước đi trên đó, thế hệ sau có thể trải
nghiệm lịch sử và rút ra những bài học về giá trị của tự do và cuộc
sống hòa bình.

17

You might also like