CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

Tuần 1: Lý thuyết

(Tòa án công lí quốc tế): ICJ có chức năng:


- Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia
- Đưa ra kết luận tư vấn đến từ các cơ quan của LHQ
Vấn đề 1: KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
I. Khái niệm Luật quốc tế
1. Định nghĩa
Là hệ thống các ngtac và quy phạm pháp luật dc các quốc gia và các chủ
thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở bình đẳng và tự
nguyện, nhằm điều chỉnh những qhe phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó
trong mọi lĩnh vực của đời sống của quốc tế
Luật quốc tế và công pháp quốc tế -> là 1 hệ thống pháp luật. Còn tư pháp
quốc tế -> là 1 ngành luật
2. Đặc điểm
2.1. Đối tượng điều chỉnh
Là các qhe phát sinh giữa các chủ thể Luật quốc tế trong mọi lĩnh vực của
đời sống quốc tế
2.2. Chủ thể
* Quyền năng chủ thể: là các thực thể đang tham gia vào quan hệ pháp
luật quốc tế 1 cách độc lập, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ quốc tế và có khả năng
gánh vác những trách nhiệm pháp lí quốc tế do chính hành vi của chủ thể gây ra
2.2.1. Quốc gia
* Các dấu hiệu nhận biết quốc gia: (Đ1 Công ước Montevideo 1993)
- Có lãnh thổ xác định: có 1 khu vực lãnh thổ nào đó + 1 cộng đồng ổn
định và chính quyền qli. Có thể biên giới của qg đó đang có tranh chấp nma phải
có 1 bộ phận cốt lõi bên trong k tranh chấp – bộ phận l nghi ngờ gì là lãnh thổ
của qg đó (sự tồn tại của 1 lãnh thổ thuộc 1 qg – phạm vi và ranh giới của lãnh
thổ đó là khác nhau) -> việc xác định lãnh thổ không liên quan đến quốc gia đó
có diện tích là bn hay có đường ranh giới rõ ràng với quốc gia xung quanh mà
xác định theo khu vực lãnh thổ + 1 cộng đồng ổn định và có chính quyền quản lí
- Dân cư cư trú thương xuyên (công dân + ng nước ngoài): Là những
người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của 1 quốc gia nhất định và chịu sự điều
chỉnh của quốc gia đó
- Chính phủ hữu hiệu: (có thể là chính phủ lâm thời or): duy trì trên toàn
bộ lãnh thổ và cư dân, dc sự ủng hộ trong thời gian dài
- Khả năng độc lập tham gia vào qhe quốc tế với các chủ thể quốc tế khác:
tự mình tham gia, ủy quyền
* Chủ quyền không là yếu tố cấu thành/ dấu hiệu nhận biết quốc gia, thuộc tính
chính trị - pháp lí của quốc gia, quốc gia còn thì chủ quyền còn, quốc gia mất thì
chủ quyền mất
2.2.2. Các tổ chức quốc tế liên CP
- Hình thành dựa trên các văn kiện, hình thành dựa trên các chủ thể thỏa thuận
thành lập ra nó (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn) và nó k tự tạo ra nó dc, hình
thành trên cơ sở ĐƯQT
2.2.3. Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết
K dc coi là quốc gia nma có thể trở thành quốc gia trong tương lai, là đối tượng
có quyền sử dụng vũ trang
2.2.4. Các chủ thể đặc biệt khác
* Tòa thánh Vaticang: Không được coi là 1 quốc gia vì
- Lãnh thổ có được nhờ sự thỏa thuận
- Dân cư mang quốc tịch thời vụ, tạm thời, làm việc trong Tòa thánh và sẽ chấm
dứt khi làm xong công việc
- Khả năng tham gia vào quan hệ quốc tế bị hạn chế
- Chính phủ các lực lượng nằm trong tay Giáo hoàng
* Một số vùng lãnh thổ: Macao, Hong Kong, Đài Loan: có quyền tgia vào 1 số
qhe QT. VD: đều là thành viên của WTO và độc lập với Trung Quốc
2.3. Cơ chế xây dựng
2.4. Cơ chế thực thi
3. Công nhận quốc tế
- Khái niệm: Là hành vi pháp lý chính trị của bên công nhận dựa trên nền tảng
các động cơ nhất định nhằm xác nhận sự tồn tại của 1 thành viên mới trong cộng
đồng QT;
Khẳng định qhe đối với ctri, kt của bên công nhận với thành viên mới.
Đồng thời thể hiện ý chí thiết lập qhe bình thường và ổn định đối với
thành viên mới
Công nhận là quyền, các quốc gia k công nhận thì kco nghĩa là nó kp quốc gia
* Hệ quả pháp lí:
- Cơ sở thiết lập qhe ngoại giao/lãnh sự
- Kí kết các ĐƯQT song phương
- QG mới tgia các qhe quốc tế
- QG mới hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của QG
--------------------------------------
Tuần 2: Lý thuyết
Vấn đề 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
I. Khái niệm
Nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng QPPL QPPL quốc tế, biểu
hiện sự tồn tại QPPL quốc tế
* Cấu trúc nguồn:
- Cơ bản: ĐƯ, tập quán, Nghị quyết tổ chức qte
- Bổ trợ: phán quyết TAQT, hành vi PL đơn phương, ngtac PL chung, học
thuyết
II. Điều ước quốc tế
1. Khái niệm
Là thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các
chủ thể khác của luật quốc tế và dc pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù dc ghi nhận
trong 1 văn kiện duy nhất or trong 2 hay nhiều văn kiện có qhe với nhau và bất
kể tên gọi riêng của nó là gì
2. Đặc điểm
- Chủ thể: phải là các chủ thể của LQT
- Hình thức: bằng văn bản
- Tên gọi: do các bên thỏa thuận
+ Định ước, công ước: ĐƯQT nhiều bên
+ Hiệp ước: ĐƯQT phân định biên giới lãnh thổ
+ Hiệp định: Phổ biến dùng trong các lĩnh vực khác
+ Nghị định thư: ĐƯQT bổ sung
+ Hiến chương: thành lập tổ chức quốc tế
- Thường kết cấu thành các chương, mục, khoản, điều: Lời mở đầu, nội dung,
các điều khoản cuối cùng
- Nội dung: dựa trên các bên (quốc gia, chủ thể của PLQT) thỏa thuận, phù hợp
với các ngtac cơ bản của LQT
- Luật áp dụng:
3. Quá trình kí kết
* Hình thành điều ước
- Đàm phán: các bên trao đổi, thương lượng quyền và nvu các bên, tất cả các vấn
đề lq
- Soạn thảo: ghi nhận ý kiến của các bên vào văn bản (các bên tự thành lập or
thuê bên khác soạn thảo)
- Thông qua: các bên tgia kí kết xác nhận vb soạn thảo điều ước đúng với các
bên đã đàm phán; tỷ lệ có thể là quá bán, 2/3, đồng thuận, đồng thuận phủ quyết
* Xác nhận sự ràng buộc:
- Ký: quốc gia thông qua người đại diện để kí ĐUQT gồm 2 nhóm: ng đại diện
đương nhiên và ng đại diện ủy quyền
Thẩm quyền đương nhiên:
Các cá nhân Phạm vi đại diện
Nhóm 1 Nguyên thủ quốc gia Có thẩm quyền mặc nhiên, toàn
Ng đứng đầu CP diện và đầy đủ để ký kết ĐƯQT
Bộ trưởng ngoại giao ràng buộc với 1 qg (bao gồm cả 5
bước kí kết ĐƯQT: đàm phán, soạn
thảo, thông qua, xác thực, thể hiện
sự đồng ý chịu ràng buộc)
Nhóm 2 Người đứng đầu phái bộ ngoại giao ở nước ngoài
Nhóm 3 Đại diện qg cử tgia (chỉ dc thông qua vb ĐƯ, hội nghị quốc tế)
Trưởng phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế
Thẩm quyền ủy quyền: bộ trưởng thủ trưởng các cơ quan ngang bộ có
thẩm quyền đại diện cho qg đi kí kết ĐƯQT trong pvi lĩnh vực quản lí của mình
nếu xuất trình dc giấy ủy quyền, thư ủy quyền thích hợp
+ Hình thức kí: Kí tắt , Kí đầy đủ, Kí ad referendum
- Phê chuẩn, phê duyệt: là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm xác nhận sự
ràng buộc của ĐƯ đối với quốc gia mình, tuy nhiên phê chuẩn là chức năng của
cơ quan lập pháp, phê duyệt là chức năng của cơ quan hành pháp
- Gia nhập ĐƯQT: là hthuc đặc biệt của quá trình kí kết điều ước theo đó 1 qg
trở thành thành viên của ĐU nma k tgia vào giai đoạn dự thảo ĐƯ mà chỉ thực
hiện hành vi xác nhận sự ràng buộc của ĐU đối với qg mình. Các qg tiến hành
gia nhập khi ĐU đó đã phát sinh hiệu lực or ĐU đó đã hết thời hạn kí kết mà qg
đó chưa phải thành viên. (chỉ áp dụng với ĐUQT đa phương)
=> Các giai đoạn kí kết điều ước quốc tế
4. Hiệu lực
Điều kiện có hiệu lực: thỏa mãn đồng thời 3 ĐK
- Tự nguyện, bình đẳng
- Nội dung phù hợp với các ngtac cơ bản của LQT
- Đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền
5. Thực hiện ĐƯ
2 cách:
- Áp dụng trực tiếp:
+ Khi có sự khác nhau của quy định ĐƯQT và VBQPPL về cùng 1 vấn đề
+ Khi có quyết định cho phép của CQNN có thẩm quyền:
.) Quy định rõ ràng
.) Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
- Nội luật hóa: PHỔ BIẾN
III. Tập quán quốc tế
1. Định nghĩa
Là hthuc chứa đựng những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan
hệ quốc tế và dc áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, dc các chủ thể của luật quốc tế
thừa nhận giá trị pháp lí ràng buộc với mình
2. Các con đường hình thành
- Từ thực tiễn quan hệ quốc tế
- Từ 1 nghị quyết của TCQTLCP
- Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán
- Từ 1 học thuyết của luật gia danh tiếng của LQT
- Từ 1 ĐƯQT

* Mqh giữa ĐƯ và tập quán:


- ĐƯ và TQ là 2 loại nguồn cơ bản có giá trị pháp lí như nhau. Sự tồn tại của 1
ĐƯ kco ý nghĩa loại bỏ 1 TQQT tương đương.
- TQQT có thể là cơ sở hthanh, thay đổi, hủy bỏ 1 ĐUQT và ngược lại. TQQT
tạo điều kiện mở rộng ĐƯ
- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường ĐƯQT và
ngược lại
- Nếu kco thỏa thuận or thỏa thuận k dc thì ưu tiên áp dụng ĐƯ vì: hthuc
của ĐƯ tồn tại dưới dạng vb, có quy định cụ thể, rõ ràng, quá trình lập pháp
nhanh, chính xác dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các qg quy định về quyền và
nvu của các thành viên tgia và thỏa mãn dc các ĐK dc quy định trong việc lập
pháp. Còn TQQT tồn tại dưới dạng bất thành văn, trên thực tế gq xung đột rất
khó đưa vào áp dụng vì chủ thể luôn lý giải hưởng sao cho có lợi cho mình
IV. Các loại nguồn bổ trợ
K trực tiếp chứa đựng QPPPLQT mà chỉ thể hiện sự tồn tại của các QPPLQT
Nguồn bổ trợ có thể dc áp dụng điều chỉnh các qhe qte trong TH kco nguồn cơ
bản điều chỉnh
* MQH giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ:
- Các loại nguồn bổ trợ là những phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung
của các nguồn cơ bản (ĐUQT và TQQT)
- Nguồn bổ trợ CM sự tồn tại ngtac, QPPL dc ghi nhận trong nguồn cơ bản,
- Trong 1 số TH các loại nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên các loại nguồn
cơ bản
- Có thể dc sd để điều chỉnh các qhe pháp lí qte trong TH kco nguồn cơ bản để
điều chỉnh
- Nguồn cơ bản là cơ sở pháp lý cho sự hình thành và là thước đo tính hợp pháp
cho các nguồn bổ trợ

Thảo luận
1. Phân biệt ĐƯQT và các hình thức thỏa thuận qte khác (các thỏa thuận
qte dc điều chỉnh bởi Luật Thỏa thuận qte 2000) và các tuyên bố chính trị
Điều ước quốc tế Hình thức thỏa thuận khác
Chủ thể Chủ thể của luật quốc tế Tổ chức, cá nhân không phải
đại diện cho quốc gia
Nội dung Mang tính chính trị K làm phát sinh quyền và nvu
Phải xác lập quyền và nvu cho qg VN, nhưng làm phát
cho các bên sinh quyền và nvu các bên
Luật điều chỉnh Luật quốc tế (luật do quốc Sử dụng Hiến pháp và pháp
quá trình kí kết gia do các bên thỏa thuận luật quốc gia xem chủ thể có
nên) thẩm quyền hay không
Giá trị pháp lí Ràng buộc đối với quốc Ràng buộc đối với cơ quan kí
gia kết
Tên gọi Do các bên kết ước thỏa Theo Luật Thỏa thuận 2020
thuận (Vd: công ước, điều ước là k
dc đọc)

2. Ý nghĩa của các bước trong quá trình kí kết ĐƯQT


3. Bình luận nhận định: “Quy phạm pháp luật quốc tế là 1 trong các loại
nguồn của luật quốc tế”
=> SAI.
- Định nghĩa: + QPPLQT là quy tắc sử xự dựa trên cơ sở thỏa thuận của quốc tế
+ Nguồn là hình thức chứa đựng QPPL QPPLQT, biểu hiện sự tồn
tại QPPLQT
- QPPLQT kp là 1 nguồn mà dc ghi nhận trong các loại nguồn. Lấy VD:
4. So sánh định nghĩa ĐƯQT theo quy định Công ước Viên 1969 về Luật
ĐƯQT dc kí kết giữa các quốc gia và Luật ĐƯQT 2016
- ĐN theo Luật ĐƯQT 2016 (Đ2.1) “Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn
bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp
luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định
ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có
tên gọi khác.”
=> Khác biệt:
- ĐƯQT trong Công ước Viên dc LQT điều chỉnh
- Chủ thể: + công ước viên thì việc kí kết giữa các quốc gia
+ luật ĐƯQT 2016: việc kí kết là giữa VN với các quốc gia khác
(chủ thể khác của LQT)
5. Bình luận nhận định “mọi hành vi kí đều làm phát sinh hiệu lực của văn
bản điều ước”
=> Đây là 1 nhận định SAI.
- Kí tắt: ký của đại diện các bên vào văn bản ĐƯ-> k làm phát sinh hiệu lực
- Kí ad referendum: ký của đại diện các bên vào vb ĐƯ
+ Sau khi kí + cơ quan chấp thuận -> phát sinh hiệu lực vb ĐƯ
+ Ký ad + cơ quan có thẩm quyền trong nước k chấp thuận -> k làm phát
sinh hiệu lực của vb
- Kí đầy đủ (kí chính thức) -> ngtac: làm phát sinh hiệu lực trừ TH ĐƯQT yc
phê chuẩn/ phê duyệt
6. Phân biệt ĐƯQT và các tuyên bố chính trị (dưới góc độ tiếp cận của
LQT)
ĐƯQT Tuyên bố chính trị
Chủ thể
Nội dung Xác lập quyền và nghĩa K xác lập quyền và
vụ cho các chủ thể LQT nghĩa vụ về mặt pháp lí
Bản chất Là sự thỏa thuận (có nhiều điều ước dc hình thành
sau khi thực thi tuyên bố chính trị)
Giá trị pháp lý Dc ràng buộc về pháp lí Ràng buộc về đạo đức
chính trị
Trách nhiệm khi k Làm phát sinh trách K làm phát sinh tuyên
thực hiên nhiệm pháp lí quốc tế bố chính trị quốc tế
(hậu quả pháp lí bất lợi
mà chủ thể LQT phải
gánh chịu)
VD: tranh chấp biển đông DOC kp là điều ước nhưng vẫn dc nhắc tới, khi các
bên mẫu thuẫn thì đạt dc cgi thì kí cái đó. Ký điều ước k dc nên ký tuyên bố
chính trị
7. Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích
a) Thông qua văn bản điều ước làm phát sinh hiệu lực của văn bản điều
ước
=> SAI. Là hành vi xác thực lại soạn thảo mà các bên đã đàm phán
b) Mọi điều ước quốc tế đều làm phát sinh hiệu lực pháp lí ngay sau khi dc
phê chuẩn
=> SAI. Thời điểm là do các bên kết ước thỏa thuận
Tình huống: VN-NB: vv miễn thị thực cho ng mang hộ chiếu ngoại giao và hộ
chiếu công vụ. Bộ Ngoại giao VN gửi cho BNGNB công hàm trong đó quy định
BNGVN miễn thị thực cho công dân NB mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu
công vụ khi nhập cảnh vào VN k quá 30 ngày và đề nghị phía NB thực hiện
tương tự. Phía NB gửi lại 1 công hàm và nói rằng NB đồng ý với đề nghị của
VN và sẽ thực hiện tương tự đối với cả công dân VN mang hộ chiếu công vụ khi
nhập cảnh vào NB k quá 30 ngày. Hỏi công hàm trên có phải là ĐƯQT k?
Trả lời: kp là điều ước quốc tế
Chủ thể: Bộ Ngoại giao VN, NB
Hình thức: công hàm (dạng văn bản)
Nội dung: (có xác lập quyền và nghĩa vụ cho các bên hay k?) miễn thị thực cho
công dân của nước còn lại, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia
Công hàm trên là 1 ĐƯQT dc ghi nhận trong 2 văn kiện khác nhau

Thảo luận: 5/4/24


1. So sánh ĐƯQT và TQQT
Giống:
- Là nguồn cơ bản của LQT (Đều là hthuc pháp lí trực tiếp chứad đựng
qppl qte)
- Có giá trị pháp lí ràng buộc
- Đều hình thành dưới sự thỏa thuận
Khác nhau:
ĐƯQT TQQT
Hình thức Là những thỏa thuận công Là những thỏa thuận mang tính
khai và được thể hiện dưới chất ngầm định, bất thành văn
hình thức bằng văn bản
Quá trình Chính xác, nhanh chóng theo
lập pháp các bước: đàm phán, soạn
thảo, thông qua, ký, phê
duyệt, phê chuyển
Cách thức Thỏa thuận CK thông qua Thỏa thuận ngầm định thông qua
hình thành quá trình kí kết các quy tắc xử sự
Tốc độ Nhanh hơn
Phạm vi Rộng hơn (chủ thể LQT có Tập trung chủ yếu trong các lĩnh
nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực truyền thống (luật biển, hàng
vực nào sẽ thành lập ĐƯQT hải, ngoại giao lãnh sự)
trong lĩnh vực đó)
2. Nhận định sau đúng hay sai?
a) Trong TH ĐƯQT và TQQT điều chỉnh về cùng 1 vấn đề, do ưu thế bằng
văn bản, ĐƯQT sẽ đương nhiên dc áp dụng
=> SAI. Bản chất do ĐƯQT và TQQT hình thành trên sự thỏa thuận nên có giá
trị pháp lí ngang nhau, trong TH điều chỉnh cùng 1 vấn đề mà có mâu thuẫn
chọn ĐƯ hay TQ là do chủ thể qte chọn
b) 1 quy phạm TQQT sẽ k còn tồn tại khi dc pháp điển hóa vào trong 1
ĐƯQT
=> SAI. Khi TQQT dc pháp điển hóa trong ĐƯQT vẫn còn tồn tại, vì 2c này tồn
tại độc lập (hình thành dưới sự thỏa thuận của các bên)
c) Các quy tắc xử sự dc áp dụng lặp đi lặp lại trong qhe quốc tế đều trở
thành TQQT
=> SAI. TQQT dc cấu thành bởi yto vật chất, yto tinh thần. Thiếu yto tinh thần
(lặp đi lặp lại nhiều lần thì dc THỪA NHẬN ntn?
d) ĐƯQT sẽ chấm dứt hiệu lực khi xuất hiện quy phạm Jus Cogents mới
mà nội dung của ĐƯ mâu thuẫn với nội dung của quy phạm Jus Cogents đó
=> ĐÚNG. Đ53, Đ64 Công ước viên 1969 bởi vì bản chất trong LQT quy phạm
Jus Cogents
e) Luật quốc tế đặt ra nghĩa vụ cho quốc gia phải chuyển hóa ĐƯQT mà
mình là thành viên vào vbpl quốc gia
=> SAI. Luật quốc tế đặt ra nghĩa vụ cho quốc gia trong việc phải tận tâm, thiện
chí thực hiện:
- có thể áp dụng trực tiếp: ưu điểm nhanh hơn chuyển hóa, áp dụng luôn thì giá
trị dc giữ nguyên còn chuyển hóa có khi sẽ bị thay đổi hay truyền tải chưa đủ
- có thể chuyển hóa: phù hợp với vbpl quốc gia hơn
3. Lấy VD để CM khẳng định sau: “Trong 1 số TH, ĐƯQT là cơ sở hình
thành TQQT và ngược lại?”
=> ĐÚNG.
ĐƯQT là cơ sở hình thành TQQT: có 3 TH:
- Bên t3 viện dẫn áp dụng ĐƯQT với tính chất là TQQT. Hoa Kỳ viện dẫn áp
dụng trong công ước .. biển...
- ĐƯQT hết hiệu lực các bên k gia hạn mà vẫn sử dụng -> viện dẫn với tính chất
giống TQQT
- ĐƯQT chưa phát sinh hiệu lực mà các bên vẫn thực hiện thì là sử dụng với
tính chất TQQT
TQQT là cơ sở hình thành ĐƯQT: VD: k giết sứ thần
4. CM nhận định: “Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là nguồn bổ
trợ của LQT”
Là quá trình vận dụng PL giỉai quyết các vv trên thực tế, chỉ có giá trị với các
bên tranh chấp, là quyết định của cơ quan tài phán chứ kp là sự thỏa thuận giưax
các quốc gia
5. Tại sao phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế kp là nguồn cơ bản của
LQT
Tại sao hành vi pháp lí đơn phương chỉ là nguồn bổ trợ???
- hành vi đơn phương là hành vi do 1 bên ban hành
---------------------------------------------
Tuần 3: Lý thuyết
Vấn đề 3: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Quy phạm pháp luật
- theo giá trị hiệu lực: jus cogent và quy phạm tùy nghi (thông thường)
Hoặc : - quy tắc xử sự chung (ràng buộc bởi quyền và nvu) và thỏa hiệp
Hoặc: ĐƯQT và TQQT
VĂN BẢN: Hiến chương LHQ 1945; Tuyên bố về các ngtac của Pháp LQT
1970; Tuyên bố sáp nhập kco giá trị hiệu lực – res (1990) (hội đồng bảo an
LHQ); Nghị quyết 2625 (XXV) (1970) của Đại hội đồng LHQ
I. Khái niệm các ngtac cơ bản
1. Định nghĩa
Là những tư tưởng ctri – pháp lí có tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt
buộc chung đối với mọi chủ thể LQT
2. Đặc điểm
 Tính mệnh lệnh: Luôn luôn tồn tại, ràng buộc các qhe giữa các chủ thể
 Tính bao trùm:
 Tính hệ thống:
 Được thừa nhận rộng rãi
3. Các nguyên tắc cơ bản
3.1. Các nguyên tắc truyền thống
 Bình đẳng về chủ quyền: (vi phạm ngtac này sẽ vi phạm đến ngtac khác)
 Pacta-sun-servanda
3.2. Các nguyên tắc hình thành trong thời kỳ hiện đại (sau năm 1945)
 Cấm đe dọa dùng vũ lực và sử dụng vũ lực: (thay thế cho ngtac quyền
chiến tranh)
 Cấm can thiệp vào công việc nội bộ
 Hòa bình giải quyết tranh chấp
 Các quốc gia có nvu hợp tác
 Dân tộc tự quyết
II. Các nguyên tắc truyền thống
1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
 Lịch sử hình thành
 Nội dung nguyên tắc:
- Chủ quyền quốc gia:
+ Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ
+ Quyền độc lập của quốc gia trong qhe quốc tế
- Bình đẳng về chủ quyền quốc gia: VD: dtoc đang đấu tranh dành quyền tự
quyết Palestin (tư cách chủ thể: là NN quan sát viên thường trực của LHQ, k dc
bỏ phiếu) (Paletine kp là quốc gia nên k tgia dc LHQ,...)
 Ngoại lệ
- Quốc gia tự hạn chế chủ quyền:
VD: quốc gia nằm giữa Áo và Thụy sĩ từ chối tgia vào các qhe ngoại
giao, ủy quyền cho đại sứ quán Thụy sĩ giải quyết nếu có tranh chấp ở các nc
khác (có chủ quyền nma tự hạn chế)
- Quốc gia bị hạn chế chủ quyền:
VD: 2/8/1990 Iraq xâm lược Kuwait. LHQ yc Iraq rút quân khỏi Kuwait.
Từ 6/8 – 29/11: 12 Nghị quyết của Hội đồng Bảo an lquan đến tình hình ở Iraq.
-> chủ quyền quốc gia bị hạn chế từ những biện pháp trừng phạt do thực hiện
hành vi vi phạm nghiêm trọng đến pháp luật quốc tế
2. Nguyên tắc Pacta-sun-servanda
 Nội dung:
 Ngoại lệ:
- Có sự vi phạm nghĩa vụ cam kết của 1 bên (Đ60 Công ước Viên 1969)
- Đối tượng của ĐƯQT k tồn tại nữa (Đ61 Công ước Viên 1969)
- Điều khoản rebus-sic-stantibus (Đ62 Công ước Viên 1969):
III. Các ngtac hình thành trong thời kì hiện đại
1. Ngtac cấm đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực
 Cơ sở pháp lí: ĐƯQT (VD: Hiến chương LHQ), TQQT
 Nội dung: gtrinh
 Ngoại lệ:
- Quyền tự vệ hợp pháp (Đ51 Hiến chương):
+ Có hành vi tấn công trước
+ Ngtac cần thiết và tương xứng, ngay tại thời điểm tấn công (sau khi bị tấn
công và trc khi HĐBA ra Nghị quyết)
- Nghị quyết của Hội đồng Bảo an: Chương VII Hiến chương
- Thực hiện quyền tự quyết:
2. Ngtac không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
 Cơ sở pháp lí: ĐƯQT (Hiến chương LQT), TQQT
 Nội dung:
 Ngoại lệ: (HDBA có quyền quy định, thực hiện các biện pháp can thiệp
vào cviec nội bộ khi có xâm phạm)
- Xung đột vũ trang có nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế
- Có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của con người gây ảnh hưởng
đến hòa bình, an ninh quốc tế
VD: Apartheid (1948-1994)

Thảo luận: 11/4/23:


VD: Trong Đ2 Hiến chương LHQ quy định cấm dùng vũ lực và đe dọa bằng vũ
lực. Phi vũ lực thời nay có thể là tấn công trên các phần mềm internet,...
Sự kiện dàn khoan 981 của TQ ở biến VN, dùng vòi rồng phun kcho VN
xâm phạm vào, nếu VN nổ súng trc thì VN sẽ trở thành bên vi phạm PLQT vì
vậy VN vẫn phải chịu đựng-
<Cốt lõi của cấm dùng vũ lực là cấm dùng vũ trang, còn cấm dùng vũ trang
chưa phải tất cả> <sức mạnh: có thể là sức mạnh kinh tế, sức mạnh vũ trang, sức
mạnh văn hóa,...>

Bản thân jus-cogent là ngtac cơ bản vì có tính bắt buộc chung với mọi chủ thể
và với mọi qhe qte
Ngtac cơ bản của LQT -> kp quy phạm jus-congent nào cx là ngtac cơ bản
Vụ việc VN sang Cam k VPPLQT tuy nhiên vẫn bị 1 số quốc gia thực hiện biện
pháp cấm vận -> đây là biện phép đơn lẻ xuất phát từ phía 1 số quốc gia (ctri
như chưa công nhận VN là 1 quốc gia) chứ k xuất phát từ LHQ

Khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?


1. Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết qte là loại quy phạm juss-cogent
của LQT

2. Ngtac cấm dùng vũ lực và đe đọa dùng vũ lực trong qhe qte chỉ xác lập nvu
bắt buộc với các quốc gia là thành viên của LHQ
3. Trong mọi TH, các quốc gia k dc can thiệp vào cviec thực chất thuộc thẩm
quyền nội bộ của quốc gia khác
=>
4. Ngtac hòa bình giải quyết tranh chấp qte yc các quốc gia phải giải quyết tranh
chấp qte bằng những biện pháp đã dc LQT quy định
=> SAI. K3 Đ2 Hiến chương quy định “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc
giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho
không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý”.
--------------------------------------
THẢO LUẬN: 12/4/24
Tình huống 1: 2 quốc gia A và B kí kết 1 ĐƯQT, theo đó quốc gia A cho quốc
gia B thuê hòn đảo M thuộc lãnh thổ quốc của quốc gia A làm căn cứ quân sự
với mục đích hợp tác về quân sự và bảo vệ lãnh thổ của nhau. Do quốc gia C đã
tài trợ cho những kẻ tiến hành hoạt động khủng bố vào 1 số sân bay của quốc
gia B, vi phạm Công ước năm 1999 của quốc gia A,B,C đều là thành viên, quốc
gia B đã tăng cường thêm vũ khí và quân đội tại căn cứ quân sự tại đảo M và
điều động các máy bay chiến đấu xuất phát từ đảo M tiến hành không kích thủ
đô của quốc gia C. Trước hành động này, quốc gia C đã lên tiếng phản đối hành
vi của quốc gia B đồng thời lên án quốc gia A đã vi phạm luật quốc tế khi cho
phép quốc gia B sử dụng lãnh thổ của mình để tấn công quốc gia C. Hãy xác
định tính hợp pháp của các hành vi do quốc gia A, B, C thực hiện. Giải thích?
Tình huống 2: Trong chuyến thăm chính thức của tổng thống nước Saba tới
Venda, 2 bên đã kí kết 1 ĐƯQT về thiết lập quy chế đồng minh quân sự, trong
đó có điều khoản quy định rằng Saba sẽ hỗ trợ Venda bằng tất cả các biện pháp,
bao gồm cả những biện pháp quân sự nếu nước này bị tấn công vũ trang. Trong
1 lần đi tuần tra tại khu vực biển đang tranh chấp với Chedu, taug hải quân của
Venda đã bị trúng ngư lôi khiến toàn bộ thành viên trên tàu thiệt mạng. Cho
rằng Chedu đã gây ra vụ việc trên, Venda đã yc Saba hỗ trợ tấn công Chedu.
Các tàu chiến của Venda cùng máy bay quân sự của Saba đã tấn công vào căn
cứ quân sự gần khu vực biển tranh chấp của Chedu, phá hủy 1 số máy bay và
phương tiện chiến đấu, làm 1 số binh sỹ bị thương. Đáp trả lại, Chedu đã cho
ném bom vào 1 trong những cảng biển lớn nhất của Venda khiến nhiều người
trong đó đa số là dân thường bị chết và bị thương. Hãy cho biết:
- ĐƯQT dc kí kết giữa Saba và Venda với điều khoản như trên có phù hợp với
LQT k? Vì sao?
-> Phù hợp với luật quốc tế vì: dựa trên định nghĩa và đặc điểm của ĐƯQT
- Chủ thể: là các quốc gia: Saba và Venda
- Hình thức:
- Nội dung: Đ51 Hiến chương
- Hành vi tấn công của Venda, Saba và hành vi ném bom của Chedu vào cảng
biển của Venda có phù hợp với LQT k? Vì sao?
-> Cả 2 hành vi đều sai:
- Hành vi của Saba, Venda là k có căn cứ, chỉ “cho rằng” Chedu tấn công
- Hành vi của Chedu là k tương xứng về hệ quả

-----------------------------------------------

Tuần 4: Lý thuyết: 17/4/2014


Vấn đề 9: HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP
QUỐC TẾ
I. Khái niệm tranh chấp quốc tế
1. Định nghĩa
- Là hoàn cảnh thực tế, trong đó các chủ thể của LQT có sự khác nhau về
quan điểm, sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích (chủ yếu là tranh chấp giữa các
quốc gia)
- Đòi hỏi phải dc giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các ngta,
quy phạm của LQT (biện pháp giải quyết là biện pháp hòa bình, luật áp dụng để
giải quyết là dựa trên các ngtac quy phạm của luật qte)
VD: Có tranh châp qte thì có vi phạm luật qte? -> Có tranh chấp chưa chắc đã
có vi phạm nma đa số các tranh chấp đều cáo buộc có 1 bên vi phạm, có thể là
nguyên nhân dẫn đến vi phạm or hệ quả của vi phạm (tranh chấp giữa nga và
ukaina về lãnh thổ)
- Nhằm ổn định các qhe quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế
2. Đặc điểm
 Chủ thể: (tranh chấp qte >< tranh chấp có tính chất qte)
 Tính chất:
 Luật áp dụng: luật quốc tế do các chủ thể thỏa thuận, xây dựng lên tuy
nhiên có TH có thể áp dụng luật quốc gia
 Cơ chế giải quyết:
3. Phân loại
 Số lượng chủ thể:
- Tranh chấp đa phương
- Tranh chấp song phương
 Tính chất của tranh chấp:
- Tranh chấp có tính chính trị
- Tranh chấp có tính pháp lý
 Đối tượng tranh chấp:
- Tranh chấp kte
- Tranh chấp về thực hiện nvu thành viên
- Giải thích điều ước
II. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
1. Đàm phán trực tiếp
Hình thức: đàm phán song phương, đa phương
Tính chất: đàm phán chính thức,
2. Thông qua bên thứ ba
- Môi giới, trung gian, hòa giải: về cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau về mức độ
tgia
- Ủy ban điều tra, Ủy ban hòa giải
3.
?Haiquốc gia A và B kí kết một điều ước quốc tế, theo đó, quốc gia A cho quốc
gia B thuê hòn đảo M thuộc lãnh thổ của quốc gia A làm căn cứ quản sự với
mục đích hợp tác về quân sự và bảo vệ lãnh thổ của nhau. Do quốc gia C đã tài
trợ cho những kẻ tiến hành hoạt động khủng bô vào một sộ sân bay của quôc
gia B, vi phạm Công ước năm 1999 cua Liên hợp quốc vê trân áp việc tài trợ
cho hoạt độnghành viên, quốc gia B đã tăng cường thêm vũ Khi va quan đội tại
căn cứ quản sự đặt tại đảo M và điêu độn các máy bay chiên đầu xuât phát từ
đáo M tiên hành không kích thủ đô của quốc gia C. Trước hành động này, quốc
gia C đã lên tiếng phản đổi hành vi của quốc gia B đồng thời lên án quốc gia A
đã vị phạm luật quốc tế khi cho phép quốc gia B sử dụng lãnh thổ của mình để
tấn công quốc gia C. Hãy xác định tính hợp pháp của các hành vi do quốc gia A,
B và C thực hiện. Giải thích tại sao?

Tuần 5: Lý thuyết: 24/4


Vấn đề 10: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ
I. Khái niệm
1. Định nghĩa
Là hệ quả pháp lí bất lợi mà chủ thể luật quốc tế phải gánh chịu khi có
hành vi vi phạm pháp luật quốc tế hoặc hành vi mà luật quốc tế không cấm
nhưng gây thiệt hại cho chủ thể khác
2. Phân loại
* Căn cứ vào cơ sở phát sinh trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm pháp lí quốc tế chủ quan
- TNPL quốc tế khách quan
* Căn cứ hình thức thực hiện TNPL:
- Trách nhiệm vật chất (VD: 1 anh vô tình bắn bom vào 1 quốc gia khác)
- Trách nhiệm phi vật chất (để bù đắp tổn thất tinh thần)
3. Chủ thể
- Quốc gia: qg gánh TNPL qte khi nào??? Căn cứ vào hành vi chủ thể đặc biệt
=> Hành vi phát sinh TNPL quốc tế mà quốc gia phải gánh chịu:
+ Hành vi do cơ quan NN có thẩm quyền của quốc gia thực hiện
+ Hành vi do các tổ chức cá nhân dc quốc gia ủy quyền or chỉ đạo thực hiện (tổ
chức cá nhân k nằm trong bộ máy NN thực hiện nma dc quốc gia tạo đk thực
hiện hành vi đó)
+ Hành vi do tổ chức cá nhân thực hiện k lq đến quốc gia (qg k lquan đến nma
qg k thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, trừng trị những hành vi vi
phạm)
- Tổ chức quốc tế liên CP
- Dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết
- Chủ thể đặc biệt
II. Trách nhiệm pháp lí quốc tế chủ quan
1. Định nghĩa
Là trách nhiệm pháp lí phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế
2. Cơ sở xác định
1) Cơ sở pháp lí: các quy định, căn cứ pháp lí mà dựa vào đó hành vi có phải
chịu TNPL hay k
- ĐƯQT, TQQT (chứa đựng các ngtac, có giá trị pháp lí ràng buộc)
- Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế (cx có giá trị pháp lí ràng buộc)
- Cam kết pháp lí đơn phương của quốc gia (hành vi pháp lí đơn phương do chủ
thể có tư cách đại diện của 1 quốc gia đưa ra; nhằm xác định ququy, nv, pháp lí
qte cụ thể trong quan hệ qte)
2) Cơ sở thực tiễn:
- Có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế:
+ Quốc gia k thực hiện/ thực hiện k đúng ĐƯQT, TQQT:
+ K thực hiện/ thực hiện k đúng phán quyết cơ quan tài phán quốc tế
+ K thực hiện/ thực hiện k đúng cam kết pháp lí đơn phương của quốc gia
+ K thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, trừng trị HVVP)
- Có thiệt hại xảy ra:
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra (VD: do bị
trúng bom khủng bố mà toàn bộ đại sứ quán bị thiệt hại nặng): Quố gia chỉ phải
bồi thường thiệt hại do tôi gây ra
3. Hình thức thực hiện
- Trách nhiệm vật chất:
+ Bồi thường thiệt hại: (VD: Mỹ bồi thường thiệt hại cho TQ vì đã đánh
bom vào đại sứ quán TQ tại ... lên đến hàng triệu USD)
+ Khôi phục nguyên trạng: áp dụng đối với các TH lq đến môi trường,
gây ô nhiễm môi trường của qg khác -> xử lí, khắc phục, khôi phục lại như ban
đầu
+ Khôi phục hiện trạng tình trạng bị mất cắp
- Trách nhiệm phi vật chất:
+ Quốc gia gửi lời xin lỗi/ đáp ứng yc của bên bị thiệt hại/ cam kết trừng
phạt các tổ chức cá nhân vi phạm
4. Một số TH miễn TNPLQT
- Bất khả kháng: những sự kiện pháp lí xảy ra nằm ngoài dự đoán của các
bên (VD: qg A kí với B điều ước hỗ trợ 50tr đô la Mỹ để ứng phó thiệt hại phát
sinh do biến đổi khí hậu. Nma do covid nên B k thể xuất khẩu hàng ra nc khác
mà cũng k có hàng xuất đi. A cx k đủ đk để viện trợ theo như cam kết đã kí trc
đó -> A có thể viện dẫn sự kiện covid như sự kiện bất khả kháng)
- Trả đũa tương xứng: (VD: A đơn phương tăng phí nhập khẩu trong lĩnh
vực may -> B trả đũa lại trong lĩnh vực may)
- Tự vệ chính đáng:
- Có sự đồng ý của chủ thể lq:
III. Trách nhiệm pháp lí quốc tế khách quan
1. Định nghĩa
Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thực hiện hành vi LQT k
cấm nhưng gây thiệt hại cho chủ thể khác
(VD: LQT chỉ cấm các qg phát triển hạt nhân trong việc chiến tranh, nma k cấm
các qg dùng hạt nhân trong lĩnh vực dân sự/vận hành các nhà máy điện hạt
nhân,...)
2. Cơ sở xác định
1) Cơ sở pháp lí
- ĐƯQT về bồi thường thiệt hại phát sinh trong qtrinh khai thác, sd, vận hành
các nguồn nguy hiểm cao độ (vệ tinh nhân tạo, hạt nhân, phương tiện bay)
2) Cơ sở thực tiễn
- Có sự kiện pháp lí phát sinh hiệu lực của quy phạm PLQT
- Có thiệt hại xảy ra
- Có mqh nhân quả giữa sự kiện pháp lí và thiệt hại xảy ra
3. Hình thức thực hiện
- Trách nhiệm vật chất: Bồi thường thiệt hại
<Kco trách nhiệm phi vật chất; kco các TH miễn TNPL vì BTTH cho các chủ
thể bị thiệt hại xảy ra do vận hành các nguồn nguy hiểm cường độ cao...

----------------------------------
Thảo luận: 25/4/24
1. So sánh trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan và khách quan
Chủ quan Khách quan

2. Tìm VD, phân tích cơ sở hình thức thực hiện và miễn (nếu có) đối với trách
nhiệm pháp lý chủ quan
VD: Iran tấn công căn cứ quân sự của Isrel.
- Trách nhiệm vật chất: bồi thường thiệt hại = tiền
- Trách nhiệm phi vật chất:
3. Tìm VD, phân tích cơ sở hình thức thực hiện và miễn (nếu có) đối với trách
nhiệm pháp lý khách quan

4. Phân tích vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với nạn dịch Covid-19 (sự
kiện pháp lý quốc tế -> gây ra tình trạng có cộng đồng quốc tế phải gánh chia ở
các cấp độ khác nhau)
- Đánh giá nó là khách quan hay chủ quan?
- Bảo đảm thực thi bởi cơ quan nào?
Vì covid 19 xảy ra các qg k thực hiện dc các hành vi pháp lí của mình, qg viện
dẫn lí do covid vì k thể đi lại -> làm căn cứ miễn trách nhiệm pháp lí quốc tế

You might also like