Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

BAO PHỦ SỨC KHOẺ

TOÀN DÂN
NỘI DUNG

1- Quy hoạch hệ thống y tế Việt Nam


2- Chiến lược quốc gia Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến
năm 2030
3- Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản
lý ngành y tế
Khung hệ thống y tế

Đầu vào Quá trình Đầu ra, mục


tiêu

Nhân lực
Mức độ bao phủ Phát triển

Tài chính y tế Tiếp cận và sử dụng kinh tế-xã hội

Cung
Hệ thống ứng dịch Tình trạng
thông tin y tế vụ sức khỏe

Dược, TTB y tế, Chất lượng


công nghệ Công bằng
Công bằng, hiệu quả
xã hội

Quản lý và quản trị


Qui hoạch hệ thống y tế Việt Nam
Căn cứ lập quy hoạch hệ thống y
tế
ØLuật Quy hoạch số 21/2017/QH14,
(có hiệu lực từ ngày 01/01/2019)

• Bộ Y tế xây dựng: “Quy hoạch quốc gia mạng lưới các


cơ sở y tế” giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến
năm 2040.

• Sở Y tế: Xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới y tế các


tỉnh để tích hợp chung trong quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII:

• Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục


đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
• Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục
đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
• Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng
cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới.
• Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác
dân số trong tình hình mới
ØCác Luật chuyên ngành y tế đang còn
hiệu lực thi hành.
ØQuyết định số 122/QĐ-TTg ngày
10/01/2013 về việc Phê duyệt chiến lược
quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020,
tầm nhìn đến năm 2030
Nguyên tắc chung xây dựng quy hoạch
• Tuân theo quy định của Luật quy hoạch, quy
định khác của pháp luật có liên quan và Điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
• Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy
hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm kết hợp quản lý
ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc
phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.
• Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa,
ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch
quốc gia.
Nguyên tắc chung xây dựng quy hoạch
• Bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng,
các địa phương và lợi ích của người dân, trong
đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên
tắc bình đẳng giới.
• Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ
hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết
kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất
nước; bảo đảm tính khách quan, công khai,
minh bạch, tính bảo tồn.
• Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
• Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy
hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các
cơ quan nhà nước.
MỤC TIÊU CHUNG

• Xây dựng hệ thống y tế tinh, gọn, hiệu lực


hướng tới công bằng, chất lượng, hiệu
quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y
học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo
đảm mọi người dân đều được quản lý,
chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và
lồng ghép.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế dự
phòng.
2. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
3. Củng cố và phát triển mạng lưới khám, chữa
bệnh và phục hồi chức năng
4. Củng cố và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cấp
cứu
5. Tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao
chất lượng dịch vụ CSSK bà mẹ - trẻ em
6. Xây dựng và củng cố các cơ sở kiểm định chất
lượng dịch vụ y tế, kiểm nghiệm, kiểm chuẩn.
10
Chiến lược quốc gia Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011-2020,
tầm nhìn đến năm 2030

11
Nội dung Chiến lược theo QĐ 122.

Quan điểm phát triển


1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn
xã hội; Dịch vụ y tế là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì lợi
nhuận. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư phát triển, thể hiện
bản chất tốt đẹp của xã hội.
2. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng
Công bằng - Hiệu quả - Phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.
Tất cả người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người
dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và
các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ cơ bản, có chất lượng.
Nội dung Chiến lược

3. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận
của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm
của các Bộ, Ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các
đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp,
trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ
thuật.
4. Nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thông
qua hệ thống pháp luật và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn
lực; quản lý chất lượng dịch vụ y tế và quản lý giá một số dịch vụ
y tế.
Nội dung Chiến lược

5. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị
y tế gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân để
nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN trong các hoạt động của ngành y tế.
6. Kết hợp hài hòa giữa củng cố mạng lưới y tế cơ sở với phát
triển y tế chuyên sâu; giữa phát triển y tế công lập với y tế
ngoài công lập; giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.
Mục tiêu chiến lược

Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong
cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh
thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi
thọ, nâng cao chất lượng dân số.

15
Mục tiêu cụ thể (7 mục tiêu cho các
lĩnh vực y tế)

1) Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền
nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy
ra. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây
nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ
sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường.
2) Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi
chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện
tuyến trên. Phát triển y tế phổ cập, bác sỹ gia đình, đẩy mạnh chăm sóc
sức khỏe ban đầu, bao phủ y tế toàn dân kết hợp với phát triển y tế chuyên
sâu. tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Phát triển y tế
ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư. Hiện đại hóa và phát triển
y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
Mục tiêu cụ thể

3) Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý, khống chế tốc độ tăng tỷ số
giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng đủ nhu cầu dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ
sức khỏe sinh sản có chất lượng, tăng cường lồng ghép các yếu tố về
dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
các cấp, các ngành.
4) Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăng
cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân
lực y tế có trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trình độ đại học,
cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật
viên..., bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.

17
Mục tiêu cụ thể

5) Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế, tăng
nhanh đầu tư công cho y tế, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân,
giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe; sử
dụng nguồn tài chính y tế hiệu quả.
6) Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu,
chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp
lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản
lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.
7) Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính
sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống
thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.
CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE VIỆT NAM
(QĐ 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của
Thủ tướng Chính phủ)
CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE VIỆT NAM
(QĐ 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ)

- Theo WHO, Việt Nam đạt được chỉ số CSSKcao hơn nhiều nước cùng trình độ
KT như tuổi thọ, tử vong trẻ sơ sinh, kiểm soát bệnh tật. Tuy nhiên phải đối mặt
với nhiều thách thức mới: đô thị hóa, già hóa dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường, hành vi lối sống,… Do vậy, cần thiết có Chương trình sức khỏe Việt
Nam.
- Việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người dân,
từng gia đình, cả hệ thống chính trị.
MỤC TIÊU

Mục tiêu chung:


Xây dựng môi trường, tăng cường năng lực cho người dân; thực hiện
tốt quản lý, CSSK toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ
và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Có chế độ dinh dưỡng, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm
vóc và nâng cao sức khỏe
- Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, cộng đồng
để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe.
- Quản lý, CSSK liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để giảm gánh
nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống.
CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Quản lý chỉ đạo, thực thi chính sách,
phối hợp liên ngành
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy,
chính quyền các cấp; Thực hiện các chính
sách, quy định về kiểm soát yếu tố nguy
cơ, tăng cường SKvà phòng, chống bệnh tật.
2. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý.
- Tăng cường vận động thể lực
- Chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh.
- Phòng chống tác hại của thuốc lá; Phòng
chống tác hại của sử dụng rượu, bia và đồ
uống có cồn.
- Vệ sinh môi trường.
- An toàn thực phẩm.
- Phòng chống bệnh không lây nhiễm.
- CSSK người dân ngay tại cộng đồng.
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Chăm sóc sức khỏe người lao động.
CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM

3. Truyền thông vận động xã hội


- Ứng dụng công nghệ thông tin, mạng lưới truyền thông từ Trung ương tới địa phương
để tuyên truyền, vận động , hướng dẫn, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật.
- Xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về sức khỏe
4. Nguồn lực
- Được lồng ghép từ nguồn lực của các chương trình, dự án và từ nguồn ngân sách nhà
nước
Huy động sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
5. Hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác với WHO, các cơ quan, tổ chức quốc tế; Chia sẻ các bài học kinh
nghiệm quốc tế
6. Theo dõi, giám sát và đánh giá
- Xây dựng khung giám sát và bộ công cụ để theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu, mục tiêu
và hoạt động của Chương trình Sức khỏe Việt Nam.
-Thực hiện điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ
Một số hình ảnh thực hiện
Chương trình sức khỏe Việt Nam
ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NGÀNH Y TẾ
NỘI DUNG

• Cơ sở pháp lý
• Tình hình trên thế giới
• Thực tiễn Việt Nam
• Chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý cơ bản của cán bộ
lãnh đạo, quản lý y tế
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật cán bộ, công chức


2. Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức. ( Điều 15, khoản 4 quy định bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc
làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành)
3. Thông tư 01/2018/TT-BNV hướng dẫn một số Điều của Nghị định
101/2017/NĐ-CP
4. Thông tư 32/2015/TT-BYT quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó
giám đốc Sở Y tế
5. Quyết định 5168/QĐ-BYT quy định tiêu chuẩn,quy trình bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm chức danh lãnh
đạo, quản lý Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ và Tổng cục thuộc Bộ
Y tế
6. Quyết định 2969/QĐ-BYT (16/6/21) quy định tiêu chuẩn,quy trình bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm chức
lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế.
II. TÌNH HÌNH TRÊN THẾ GIỚI

q Quản lý là một nghề, nhiều nước có chương trình đào tạo dựa trên
năng lực dành cho cán bộ quản lý y tế ( Pháp, Mỹ, Úc, Nhật….)
q Pháp: ĐH YTCC Rennes đào tạo Giám đốc Bệnh viện, thời gian 02
năm. Chương trình đào tạo dựa trên năng lực, thường xuyên được cập
nhật theo yêu cầu thực tế.
q Hoa Kỳ: Liên minh Lãnh đạo y tế (Healthcare Leadership Alliance)
xây dựng “Năng lực quản lý cơ bản” và được quốc tế công nhận, sử
dụng cho việc đào tạo, tuyển dụng và nâng bậc cán bộ QLYT
q Anh: Xây dựng khung năng lực lãnh đạo y tế để xây dựng Chương
trình đào tạo cán bộ quản lý y tế.
q Trung Quốc: Có chương trình bồi dưỡng riêng cho GĐ BV, lãnh đạo y
tế các quận, huyện, ….Khẩu hiệu “từ BS giỏi thành nhà quản lý giỏi”
do nhiều BS giỏi trở thành lãnh đạo/quản lý mà chưa được đào tạo về
QLYT
III. THỰC TIỄN VIỆT NAM

• Nhu cầu KT-XH phát triển, mô hình bệnh tật thay đổi, hội nhập
quốc tế
• Bối cảnh đổi mới toàn diện ngành y tế Việt Nam, đòi hỏi đổi mới
công tác lãnh đạo quản lý đơn vị
• Đổi mới căn bản toàn diện nhân lực y tế:
- Chuyên môn kỹ thuật: bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng…( theo giáo
dục y khoa)
- Cán bộ quản lý y tế: (1) Có kiến thức kỹ năng QLHCNN; (2) Có
kiến thức kỹ năng quản lý chuyên ngành y tế
• Cán bộ lãnh đạo quản lý chưa được đào tạo chuyên sâu về
QLYT (nhân lực, tài chính y tế, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,
kỹ năng mềm...)
III. THỰC TIỄN VIỆT NAM

• Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý y tế là nhiệm vụ ưu tiên.
• Bộ Y tế đã thực hiện:
Ø Thành lập Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLYT ( thuộc ĐHYTCC )
và Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ QLYT (Viện YTCC Tp.HCM)
Ø Ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý ngành y tế. (Ngoài
những quy định chung, cần được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế)
Ø Ban hành chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý cơ bản của Giám đốc
SYT, Bệnh viện, YTDP/CDC làm cơ sở xây dựng Chương trình đào
tạo.
Một số hình ảnh

Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp đoàn chuyên gia


Thành lập Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ĐHYTCC Rennes- CH Pháp hỗ trợ VN xây
quản lý Y tế dựng Khung năng lực và chương trình đào tạo
cán bộ lãnh đạo quản lý ngành y tế
Một số hình ảnh

Thứ trưởng phát biểu tại Hội thảo “Đào


Đào tạo giảng viên do
tạo, bồi dưỡng dựa trên năng lực đối với
chuyên gia Pháp giảng dạy
cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế”
IV. CHUẨN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CƠ BẢN

1. Quyết định 866/QĐ-BYT phê duyệt tài liệu“Chuẩn năng lực lãnh
đạo, quản lý cơ bản của Giám đốc Bệnh viện”
2. Quyết định 867/QĐ-BYT phê duyệt tài liệu“Chuẩn năng lực lãnh
đạo, quản lý cơ bản của Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương”
3. Quyết định 868/QĐ-BYT phê duyệt tài liệu“Chuẩn năng lực lãnh
đạo, quản lý cơ bản của Viện trưởng các Viện thuộc lĩnh vực Y tế dự
phòng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

You might also like